Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:04:01 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9544 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 07:56:18 pm »


        CÁC NHÓM MẠNG LƯỚI: MẠNG ĐẠI TÂY DƯƠNG

        Nghiên cứu chiến tranh mạng lưới, đầu tiên chúng ta sẽ nói về mạng Đại Tây Dương, tức mạng lưới của Hoa Kỳ trên lục địa Á - Âu, bởi đến lúc này chỉ có một mạng lưới này. Không có mạng ngược lại. Không có mạng Á - Âu trên lục địa Bắc Mỹ, chỉ có mạng Đại Tây Dương ở Á - Âu. Các nút của mạng lưới này là các nhóm đủ kích cỡ những người tích cực, năng động, trí thức hay không cần trí thức lắm, với bất kỳ tư tưởng nào. Nút mạng có thể là nhóm bắt đầu chỉ từ hai hay ba người: một nhóm nhỏ hoặc một kết cấu nghiên cứu về bất cứ điều gì, các nhạc cụ dân gian truyền thống, nghiên cứu xuất bản một “fenzina”1 nào đó, nghiên cứu và sưu tập tem, cung cấp các hỗ trợ pháp lý, đó cũng có thể là một phương tiện truyền thông hay một quỹ từ thiện. Tức về nguyên tắc, bất cứ một nhóm hoạt động xã hội nào cũng có thể trở thành nút, một thành tố của mạng lưới, nếu nó được tổ chức và điều hướng đúng.

        Đầu thập niên 1990, mạng Đại Tây Dương được hình thành bằng cách sử dụng một thành tố xã hội năng động là trợ cấp. Thí dụ, nhà đầu cơ tài chính George Soros, người đang xúc tiến các dự án toàn cầu hóa, đã phân phát những khoản tài trợ không lớn cho các nhóm hoạt động xã hội. Trong môi trường quần chúng thụ động theo cách hiểu của xã hội học, dần dần xuất hiện những nhóm xã hội nhỏ tích cực. Họ tập hợp vì những mục đích khác nhau theo những nguyên nhân khác nhau. Đó có thể là các nhóm không chính thức, với xu hướng chính trị nào đó, các nhóm lợi ích. Trong mọi trường hợp, nhóm này liên kết những công dân tích cực về xã hội để làm việc mình thích. Dồn nghị lực vào những gì quan tâm, đó là nhóm những người liên kết với nhau vì cùng lợi ích.

        Nếu được cho tiền, hoạt động của những nhóm như thế sẽ tích cực lên, đồng thời nó sẽ rất biết ơn người tài trợ. Ban đầu những nhóm này hoạt động không vì tiền mà vì sở thích và những mục tiêu có tính lý tưởng, nhưng giờ đây đã xuất hiện khả năng phát triển qui mô hoạt động của mình. Những người này, xét không gian Âu - Á của chúng ta, theo tâm lý của những đại diện nền văn minh lục địa, sẽ rất biết ơn những ai hỗ trợ mình. Nhưng sau khi nhận tài trợ, các nhóm này đã được đưa vào danh sách mạng Hoa Kỳ. Tức nếu nó nhận tiền từ Soros, có nghĩa theo mặc định nó bắt đầu làm việc cho dự án toàn cầu của phương Tây. Nó đã mắc nợ.

        Theo số lượng, các thành viên của nhóm này có thể không đáng kể, nhưng trong chiến tranh mạng, số lượng đã mất đi ý nghĩa: số lượng các đảng phái hiện nay không phải là rất quan trọng trong việc đạt được những mục đích chính trị, cũng như số binh lính của quân đội. Nhưng số nhiều các nút này - hàng trăm thậm chí hàng nghìn nhóm, được mua đứt với những khoản tiền hoàn toàn không lớn - đã trở thành nền tảng cho mạng lưới Hoa Kỳ, bao phủ lục địa Á - Âu.

        Thập niên 1990, trên lãnh thổ của không gian hậu Xô viết lần đầu tiên xuất hiện khái niệm NGO, tổ chức phi chính phủ. Rồi một lúc nào đó các NGO bắt đầu được thành lập chính là để nhận tài trợ. Người ta vỡ lẽ ra người Mỹ - G. Soros và những quỹ của Hoa Kỳ hay châu Âu hoạt động dưới sự bảo trợ của Mỹ - đã cho tiền. Và để nhận tiền, cần phải tập hợp lại, đăng ký thành NGO và làm việc gì đó. Tốt hơn là phát biểu, khi đó có thể nhận được nhiều tiền hơn. Hay đơn giản là làm gì đó cũng được dù khi đó có thể nhận ít tiền hơn. Các tiêu chí để nhận các khoản tài trợ đã được biết trước đó khá chính xác: Đó là luận điệu chống nhà nước, chống Nga, thúc đẩy các quan điểm tự do, đấu tranh với các cơ cấu quyền lực, bảo vệ quyền người thiểu số, chủ nghĩa sinh thái cực đoan, v.v... Việc tuân thủ những tiêu chuẩn này trở thành bộ lọc cho những kẻ tử vì đạo, là công cụ mà nhờ đó những người tích cực ít hay nhiều đã bị định vị trong những cộng đồng phi quốc gia này và được mua đứt. Nhưng lịch sử cũng từng biết những trường hợp khi việc mua chuộc này diễn ra không chỉ ở những cơ cấu phi nhà nước, mà cả ở trong nhà nước, dấu hiệu của việc hoàn toàn mất chủ quyền.

---------------------
        1. Ấn bản tự In (chủ yếu là tạp chi), làm theo phương pháp thủ công với số bản giới hạn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 07:57:16 pm »


        Như thế, đến cuối những năm 1990, một số lượng lớn những nhóm xã hội tích cực, được hỗ trợ tài chính của khối Đại Tây Dương, đã bao phủ toàn bộ không gian nước Nga cũng như ở nhiều nước cộng hòa SNG. Thường là không phụ thuộc vào những quan điểm thực tiễn, thành phần của mạng Hoa Kỳ có thể là một yếu tố ngoại lai về mặt ý thức hệ, nhưng dự đoán được, tức có thể hiểu được trong kế hoạch hành động, và do đó, nằm dưới sự kiểm soát. Nếu hiểu nhóm nào đó sẽ hành động thế nào trong tình huống này, khác thì có thể sử dụng nó khi cần.

        Và như vậy, trong những năm 1990 ở Nga, những mạng Đại Tây Dương như thế, tức những cấu trúc, các tổ chức phi chính phủ và các quỹ - được tổ chức chỉ nhằm nhận tài trợ, trong điều kiện phái tự do và chính phủ tự do ở Kremlin đang nắm quyền - đã được thành lập để thực hiện những nhiệm vụ của khối Đại Tây Dương và hiện thực hóa những chiến lược chống Nga. Tất cả những điều này diễn ra dưới sự đồng tình của chính quyền, bởi trong các cơ cấu chính quyền khi đó, những người mang ý thức hệ Đại Tây Dương đang điều hành. Mọi người đều nhớ vị bộ trưởng thời Yeltsin là Andrei Kosyrev khi bị chỉ ra đã hành động vì lợi ích của chủ nghĩa Đại Tây Dương1, bỏ qua cách tiếp cận Á – Âu trong địa chính trị, đã trả lời: “Theo cách phân loại này thì tôi là một người theo chủ nghĩa Đại Tây Dương. Thì sao nào? Tôi tự hào vì điều đó”2. Mà chính con người này điếu hành cơ quan chính trị đối ngoại của nước Nga. Ý thức hệ của chủ nghĩa Đại Tây Dương đã là đường lối hợp pháp của đất nước. Trên cơ sở đó những trung tâm ảnh hưởng Đại Tây Dương được thiết lập công khai, được phương Tây công khai tài trợ với sự ủng hộ của tầng lớp tinh hoa Nga.

        Kết quả là lãnh thổ Nga được gài mìn bằng các nút mạng Đại Tây Dương. Những nhóm chuyên gia hàng đầu và các phương tiện truyền thông đại chúng đầy các cán bộ theo chủ nghĩa Đại Tây Dương, và chỉ những người theo đường lối tự do mới được nhận vào. Nếu không tuyên truyền giáo điều chủ nghĩa Đại Tây Dương, anh sẽ không thể làm trong các phương tiện truyền thông và ngay lập tức sẽ tự động ra rìa, chỗ của anh tốt nhất là ở những tờ báo yêu nước, trong các tầng hầm, ở các sân sau. Còn nếu muốn làm trong một ấn bản nghiêm túc, anh phải là nhà tự do. Khả năng các chuyên gia tiếp cận các kênh truyền hình và các phương tiện truyền thông khác được qui định ngặt nghèo với các tiêu chuẩn không thể bỏ qua. Theo hướng này, những người tự do đã làm được một công việc khổng lồ.

        Vì nhiều đại diện tầng lớp tinh hoa đất nước Xô viết quay lưng với hệ tư tưởng Marxist, họ dễ dàng tiếp nhận tất cả các mô hình tư tưởng Đại Tây Dương, dễ dàng tiếp xúc, hành động ngược lại; việc này trên nguyên tắc là một kiểu đặc tình trực tiếp, nhưng là loại đặc tình mềm. Họ chẳng bị đòi hỏi gì, không cần thông tin mật nào, không có sự căng thẳng tình báo hay hoạt động phá hoại nào. Họ phải làm đúng việc đã làm, đơn giản chỉ cần công khai truyền bá những cái nhìn mà họ tiếp nhận từ các nhà tự do phương Tây.

-----------------
        1. Thuật ngữ sử dụng để mô tả ảnh hưởng văn hóa và địa chính trị của các khu vực đối với nhau và đối với thế giới , ở mỗi thời kỳ, thuật ngữ này được bổ sung ngữ nghĩa không giống nhau. Trong lịch sử, chủ nghĩa Đại Tây Dương nhằm nói về nền văn minh phương Tây, lan truyền từ Địa Trung Hải lên phía bắc, tới các đảo của Anh quốc, sau đó lan sang phương Tây, tới Bắc Mỹ. Trong địa chính trị, chủ nghĩa Đại Tày Dương được sử dụng khi chia Tây Âu ra thành hai nền văn minh biển và văn minh lục địa, mà cuộc chiến giữa hai nền văn minh này trong hai thế chiến đã kết thúc bằng chiến thắng của văn minh biển. Trong văn hóa, thuật ngữ này thể hiện ảnh hưởng có tính quyết định của văn hóa Anh - Mỹ với những giá trị của nó như chủ nghĩa tự do, xã hội mở, chủ nghĩa kinh nghiệm, chủ nghĩa thực dụng và chủ nghĩa cá nhản... (ND - Theo Bách khoa toàn thư triếthọc mới, 4 tập. M., Mysl. v.c. Styopina, 2001.)

        2. Dugin A.G. Sự tiến hóa Á Âu: Từ khởi nguồn đến hiện đại// Sứ mệnh Á Âu của Nursultan Nazarbayev. - M: Á Âu 2004

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 07:57:56 pm »

     
       TỰ ĐỒNG BỘ HÓA NHÂN VIÊN MẠNG LƯỚI —  HIỆN TƯỢNG CHARLES CLOVER

        Tiếp nhận những mô hình thế giới quan có tính hủy diệt đối với nước Nga, các đặc tình Đại Tây Dương dù sao vẫn bất khả xâm phạm, kể cả đối với cơ quan an ninh Nga. Và không phải chỉ vì các cơ quan an ninh này tuân thủ ý chí chính trị của ban lãnh đạo cấp cao vốn tiếp nhận đường lối phản bội của kẻ thù địa chính trị chúng ta. Công nghệ mạng lưới rất linh hoạt và khéo léo, không đòi hỏi phải luôn có liên lạc thường xuyên trực tiếp giữa “trung tâm” với “sở đặc tình” của mình. Và không chỉ vì mạng lưới trên nguyên tắc không dùng những phạm trù lỗi thời, mà chỉ sử dụng chúng tượng trưng. Bản thân nguyên tắc mạng lưới đã loại trừ khả năng này khi thay thế vừa “trung tâm” vừa “sở đặc tình” bằng một khái niệm then chốt của mạng lưới: tự đồng bộ hóa.

        Có lần tham gia thảo luận trên một kênh truyền hình với tác giả những dòng này, trưởng ban biên tập văn phòng Moskva của The Financial Times, một người Mỹ tên Charles Clover, đã định nghĩa thế này về bản chất của cách tiếp cận mạng lưới: “Công nghệ mạng lưới - đó là một hệ thống, một kết cấu không “đầu”, không người lãnh đạo. Nó không có thứ bậc, mà nằm ngang, một cơ cấu phi tập trung. “Không gian thông tin” - đó không phải là hệ thống phân cấp. Vâng, tôi đại diện cho tờ báo, nhưng không ai bảo với tôi là phải in gì, thật sự không ai ra lệnh là tờ báo chúng tôi phải đưa những ý kiến nào”. Đây là phát biểu rất quan trọng, bởi nó đã truyền tải chính xác không khí mạng lưới. Nhân viên mạng lưới - đó là người tham gia vào mạng lưới, tự đưa ra quyết định và được hướng dẫn phản ứng thế nào trước một sự kiện, bởi anh ta đã được định hình trước sao cho quyết định của mình đồng bộ hóa với tâm trạng chung của mạng lưới. Chính vì thế mà một người Mỹ đã qua đào tạo và học hành (chủ nhiệm khoa của Clover là nhân vật không phải kém danh tiếng Paul Wolfowitz, chứ không phải người Nga, người Serbia thậm chí người Anh). Đó là một khía cạnh tiêu biểu của cách tiếp cận mạng lưới: thực tế được hình thành, được lập trình trước. Thí dụ, nhớ lại các sự kiện tháng 8/2008 ở Nam Osettia, Clover lúc nào cũng lặp lại đúng một chuyện: “Không ai bảo tôi phải viết gì, viết thế nào, không ai kiểm duyệt các bài báo của tôi, không ai định hình nội dung, không ai can thiệp vào những gì tôi viết. Tôi làm theo ý mình, hoàn toàn tự do. Khi các sự kiện ở Tskhinval bắt đầu, tự tôi - chứ chẳng ai gọi tôi từ Washington - mua vé đi đến Gruzia. Và ở đó, tại Tbilisi, tôi đã nhận được các băng cassette thích hợp từ chính quyền Gruzia. Không ai chỉ thị tôi mà tự tôi viết về việc Nga ra tay trước, đánh bom Gruzia, và bằng cách đó đã thực hiện hành vi xâm lược chống lại một đất nước nhỏ bé, đang trong giai đoạn hình thành nền dân chủ Gruzia. Bởi vì tôi thấy tình hình như thế ở Tbilisi”. Dĩ nhiên, ông ta thừa nhận, “sau đó một tháng tôi hiểu mọi chuyện không như vậy. Tôi viết một bài báo khác rằng việc mọi chuyện hoàn toàn không như trước, trong đó tôi thú nhận chúng tôi đã sai, và không phải Nga, mà chính Gruzia đánh trước. Chúng tôi là một tờ báo nghiêm túc, vì thế một tháng sau, chúng tôi viết cải chính, bác bỏ thông tin này”.

        Nhưng bản chất vấn đề là ở chỗ, một tháng sau thì chẳng còn ai quan tâm tới chuyện đó. Và ở đây sự tự đồng bộ hóa mạng đã giao nhau với khái niệm thời điểm. Trong chiến tranh mạng lưới, yếu tố quyết định là tính linh hoạt của việc ra quyết định và thực hiện nó. Mệnh lệnh bắt đầu chiến dịch, nếu không được thực hiện sau 5 phút, thì 6 phút sau nó đã không còn thời sự, không thể làm bởi trong thời gian đó tình hình đã đổi khác và phải thực hiện chỉ thị khác. Đánh mất ý nghĩa là bởi những gì thời sự 5 phút trước, 10 phút sau có thể hoàn toàn mâu thuẫn với tình huống trước. Khái niệm “thời điểm” được tương tác với chiến lược mạng lưới của những thị trường chứng khoán, các nhà môi giới, những ai chuyên bán mua cổ phiếu. Nếu cổ phiếu tăng giá trong 10 phút, thì 12 phút sau nó đã sụt. Ai không kịp bán trong 10 phút, sau 12 phút sẽ không thể bán.

        Như thế, nếu Clover đưa một bài báo linh hoạt, theo sát diễn biến, ngay lúc xung đột về việc nước Nga tấn công Gruzia, thì một tháng sau việc ông ta viết cải chính đã không còn làm ai quan tâm, bởi đến khi đó mọi người cũng đã biết cả rồi. Về mặt hình thức, ông ta đã tuân thủ mọi qui định, giữ được thề diện cho tờ báo cũng như không đánh mất tính hiệu quả.

        Vâng, ông ta không phỉnh phờ khi bảo không ai từ Washington gọi ông ta và bảo: “Charles này, hãy viết về việc Nga đánh Gruzia”. Ngay lúc đó ông ta đã biết rõ điều đó. Một người Mỹ được Paul Wolfowitz đào tạo và đã được định hình một cách đúng đắn - đó là một sản phẩm có sẵn của chiến lược Đại Tây Dương: trong bất cứ hoàn cảnh nào, dù ông ta ở đâu, Tskhinval, Kazakhstan, Trung Đông, Trung Quốc - ông ta sẽ hành động từ quan điểm của chiến lược thông tin Đại Tây Dương, bởi ông ta đã được định hình như thế. Không cần phải mỗi phút mỗi ra chỉ thị cho ông ta hay gởi ông ta tới điểm này hay điểm kia, bảo ông ta phải làm gì. Bản thân ông ta tự biết và cảm thấy bằng trực giác cẩn phải làm gì. Có mặt ở hiện trường sự kiện, thậm chí nếu ông ta nhận hai thông tin có giá trị như nhau nhưng mâu thuẫn nhau - cả từ phía Nga và cả từ phía Gruzia, ông ta thể nào cũng lựa chọn phía Gruzia một cách mặc nhiên, do góc nhìn Đại Tây Dương của mình. Sau đó, để giữ tính không thiên vị, ông ta viết bài báo trên cơ sở quan điểm đối nghịch - sau một thời gian khi điều đó đã không quá gây phê phán. Tức là ông ta đã tự đồng bộ hóa với chiến lược cần thiết. Tại sao trưởng ban biên tập của tờ Financial Times ở Moskva không thể là một người Hindu? Bởi vì người Hindu tư duy khác. Và dĩ nhiên, nếu xảy ra chiến tranh khi ông ta ở đó, ông ta sẽ chẳng đi đâu cả. Thứ hai, nếu cuối cùng ông ta cũng tới đó, sau khi tổng biên tập nhiều lần gọi ông ta, ông ta cũng sẽ phải lượng định tình hình rất lâu. Cuối cùng ông ta sẻ viết những người Nga tốt thế nào, nhân dân ở đó vĩ đại ra sao với truyền thống vĩ đại ra sao, và sẽ không nhắc gì về xung đột.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 07:59:46 pm »


        Còn một người Mỹ, tốt nghiệp đại học Mỹ và trải qua các khóa hướng dẫn của CIA, nhà báo ấy sẽ phản ứng linh hoạt, nhanh chóng xuất quân, trên đường đi chuẩn bị tâm lý kết nối vào tình huống ngay lập tức trong tâm thế cần thiết. Sự ưu việt của những nút mạng được hình thành trước là ở chỗ chúng sẽ được kết nối ngay khi cần thiết. Chúng có thể thụ động trong một thời gian dài, không làm gì cả, chỉ sưu tập và trao đổi tem. Nhưng khi cán thiết, chúng sẽ được kích hoạt và tự đồng bộ hóa để thực hiện sứ mệnh mạng lưới của mình.

        Tự đồng bộ hóa là tình trạng lên giây sẵn, để vào lúc kích hoạt mạng lưới các nút mạng sẽ tự động hòa vào, không cần xung lực bổ trợ. Không ai kiểm soát từng bước đi của nó, không ai gửi hay nhúng mũi chỉ thị mỗi phút. Nút mạng tự biết phải làm gì. Nút mạng, khi được xây dựng đúng, là một thành phần có chất lượng của mạng Đại Tây Dương.

        Một thí dụ rõ nét của tự đồng bộ hóa mạng là tình huống cách mạng thường trực ở Ukraine. Sau hai thập niên, ở Ukraine nhiều NGO được hình thành và hoạt động, những tổ chức chuyên về bảo vệ nhân quyền, các phương tiện truyền thông đại chúng được thành lập để đấu tranh vì sinh thái, một mạng lưới ngầm các tổ chức Hổi giáo cũng ra đời, chủ nghĩa dân tộc nổi lên, phong trào Banderov1 phát triển. Nhưng khi người ta bắt đầu xuống đường ở Maidan, nút xuất phát của cuộc đảo chính “màu cam” được khởi động và vòng thứ ba được tuyên - những tổ chức này bắt đầu tích cực nhập cuộc. Họ thậm chí ném bom xăng vào các binh lính “Berkut”2 hồi tháng 2/2014. Khi nào đó họ đã nhận một ít tiền, trải qua một vài khóa huấn luyện, nên họ thấy có nghĩa vụ với người Mỹ. Quỹ Soros, Quỹ “Âu Á mới”, Quỹ Mac Arthur, các chuyên gia sinh thái phương Tây, những người cánh tả và nhiều quỹ khác của Hoa Kỳ và châu Âu phân bổ nhau tiền của người đóng thuế Mỹ cho những NGO nhỏ này của Ukraine. Vào giờ X họ được kích hoạt, tự định hình và lên tiếng ủng hộ phe mà người đặt hàng các quá trình đã được khởi động này, mong muốn. Ai đó tham gia vào những biến cố đẫm máu của Maidan vì tiền, nhưng đa số mọi người đến đây vì họ thật sự nghĩ thế, bởi những thập niên qua một mã mạng tương ứng đã được phương Tây hình thành ở Ukraine.

        Một số lớn các nút mạng Đại Tây Dương không thể được xây dựng một cách giả tạo, bắt buộc theo kiểu nhất cử nhất động phải có ai đó từ Washington gọi, kiểm soát, ra chỉ thị riêng từng nút. Việc này quá mất sức và phân hóa, đơn giản là bất khả thi. Các nút thắt này phải tự xoay xở, tự đưa ra quyết định ngay thời điểm đó xem phải làm thế nào, đứng về phía ai: tham gia Maidan hay không, viết bài báo này hay bài báo khác, ủng hộ Yanukovich3 hay Yuschenko4, đi hay ở, mang đến đó bánh mì kẹp thịt hay Coca Cola.

        . Mạng lưới - đó là một số lượng rất lớn các nút thắt tự điều chỉnh, hoạt động trên nguyên tắc đống bộ hóa dựa vào một mô hình thế giới quan đã xây dựng trước.

        Được thành lập vào đầu những năm 1990, các mạng Đại Tây Dương của Nga đã bình thản ngồi chờ qua những năm 2000 êm ả và tự đẩy mạnh hoạt động đầu những năm 2010, khi chính quyền quyết định kiểm soát hoàn toàn tình hình chính trị đổi nội với sự hỗ trợ của “hàng dọc”, bắt tay vào việc đưa nước Nga trở lại với khung cảnh chính trị đối ngoại toàn cầu. Quá trình đồng bộ hóa những mạng lưới được thành lập trước đây bắt đầu khởi động...

--------------------------
        1. Phong trào Banderov: phong trào của một nhóm các tổ chức dân tộc Ukraine, hoạt động tích cực từ sau năm 1940 và hiện đang hoạt động mạnh tại Ukraine. Tên phong trào xuất phát từ tên một trong những nhà hoạt động chính trị tích cực người Ukraine Stepan Bandera, một nhân vật lịch sử gây tranh cãi. Trong khi những nhóm chủ trương dân tộc (như tó chức“Cánh hữu") ca ngợi ông ta, thì Bandera bị lên án như một kẻ tàn sát người Ba Lan và Do Thái. Năm 1941, tám ngày sau khi Đức tấn công Liẻn Xô, Bandera tuyên bố thành lập Ukraine độc lập, cho rằng có thể dựa vào sự hỗ trợ của Đức để chống lại Liên Xô. Từ năm 1943, cánh quân sự của Tổ chức những nhà dân tộc Ukraine của Bandera đã sát hại 100.000 người Ba Lan ở Volhynia và Đông Galicia. Năm 1944, khi quân Đức bị phản công mạnh, quân của Bandera đã nhận được hỗ trợ tài chính, hậu cấn của phát xít Đức để cùng chống lại hồng quân. (ND)

        2. Một nhánh cảnh sát đặc biệt của Bộ nội vụ Ukraine, tồn tại từ năm 1992-2014. Nhiệm vụ chính ngoài bảo vệ trật tự xã hội còn là giải thoát con tin, đấu tranh chống khủng bố và đàn áp nổi dậy. (ND)

        3. Tổng thống Ukraine Viktor Yanukovich trước khi bị Maidan lật đổ năm 2014. (ND)

        4. Viktor Yushchenko, cựu tống thổng Ukraine (2005-2010), một trong nhứng lãnh đạo "cách mạng cam" ở Ukraine. (NO)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 12:49:37 pm »


        KẺ ĐỒNG MƯU CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI: DIỄN VIÊN “TRONG BÓNG TỐI VÀ ĐỐI TÁC ĐÀN EM

        Mặc cho vẻ bên ngoài tự phát và tính chất không thể điều khiển, trong chiến tranh mạng lưới luôn có kẻ đặt hàng các quá trình đang diễn ra, một chủ thể lịch sử, chiến lược - tức chủ thể đặt hàng việc chuyển đổi xã hội, những thay đổi được thực hiện chính cho những đối tượng này. Có những diễn viên tích cực - đó là những chủ thể trên đầu trường quốc tế mà người đặt hàng họ, trong trường hợp này là Hoa Kỳ, tích cực sử dụng họ để thực hiện những nhiệm vụ chiến tranh mạng lưới của mình. Có những người tham gia thụ động, bị ngầm sử dụng: họ không được cho biết không chỉ mục tiêu cuối cùng, mà thậm chí cả mục tiêu tạm thời. Chủ yếu những thành viên “trong bóng tối” này tranh thủ những căng thẳng địa chính trị nhỏ để hoạt động nhằm giành được những thành công mà họ cho rằng đáp ứng lợi ích dường như của họ, có tính cục bộ, cấp thấp. Chính họ chủ yếu làm việc trực tiếp với quần chúng, với đám đông, những người thực hiện phần việc bẩn thỉu và nặng nề của chiến tranh mạng lưới. Thế nhưng chính hoạt động của những thành viên không hiểu biết này thường là chủ đạo để giành được kết quả. Không được biết mục đích cuối cùng, họ có thể nghĩ việc đạt được những mục tiêu nào đó của mình vào thời điểm nào đó, có tính ngắn hạn và chiến thuật, là để thực hiện những nhiệm vụ chính trị hoặc xã hội cục bộ nào đó của mình. Trên nguyên tắc, họ hài lòng. Bởi việc kết nối của những diễn viên “trong bóng tối” này diễn ra trên cơ sở họ được động viên bởi những lợi ích cục bộ của mình.

        Còn có những diễn viên lớn hơn, chẳng hạn như Liên minh châu Âu hay các nước Ả rập, những vương quốc dầu hỏa cùng tham gia vào những cuộc chiến tranh mạng lưới Hoa Kỳ nhưng không phải như những kẻ mù mờ, mà với tư cách đối tác đàn em. Có các nước thành viên NATO, những nước hiện thực hóa những lợi ích chiến thuật hay kinh tế, khu vực của mình trong quá trình tham gia các chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ. Có những đối tác chiến lược khu vực mà mục tiêu của họ ở cấp độ cao hơn và họ có thể kết nối vào chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ hay vào một bộ phận cấu thành của nó nếu điều đó đáp ứng lợi ích của họ trong khu vực, nhưng họ cũng có thể từ chối tham gia. Trong số những người cùng tham gia tương đối độc lập này có thể kể Trung Quốc và nhìn chung là các nước BRICS. Nhưng cả họ cũng chẳng phải là người ra lệnh chính thức cho những tiến trình lịch sử. Vể thực chất, họ đồng thời cũng được đặt trước sự kiện và trong những điều kiện mà người đặt hàng toàn cầu đưa ra. Ưu điểm duy nhất của họ trước những người đồng tham gia khác chính là khả năng không tham gia.

        Việc hiện thực hóa các quá trình mạng qua những đấu thủ lớn như EU hay các nước Ả rập này dựa trên khái niệm ủy nhiệm điều khiển. Trong trường hợp này, chủ thể chính của lịch sử - người đặt hàng các tiến trình - chuyển cho họ một phần quyền hành để họ hành động nhân danh chính mình nhằm giành được lợi ích cuối cùng của người đặt hàng. Và như thế các địa chỉ IP được nhân lên mà qua đó người ta tác động lên một quá trình hay lên một lãnh thồ, cùng với đó cũng diễn ra việc chia nhỏ trách nhiệm. Cuối cùng không thể than phiền chỉ một kẻ đặt hàng bởi kết cuộc của kế hoạch, thí dụ không thể buộc tội Hoa Kỳ rằng họ là kẻ gây ra hàng nghìn nạn nhân của cái gọi là “Mùa xuân Ả rập”, bởi trong việc thực hiện chiến lược này có sự tham gia của cả các nước EU lẫn một số quốc gia khu vực. Thổ Nhĩ Kỳ, các nước Ả rập, nước thì tài trợ, nước thì giúp nhân lực, kẻ khác thực hiện việc ủng hộ chính trị, che chắn chính sách đối ngoại, yểm trợ thông tin, v.v... Khi các chức năng đã được phân chia, những diễn viên tích cực được biến hóa, tham gia hành động, hoặc có khi họ thực hiện trực tiếp, thì dẫu cho khách hàng chính đòi hỏi kết quả của quá trình này thì người đặt hàng ấy vẫn ở trong bóng tối, cáo buộc trực tiếp trách nhiệm của khách hàng đối với việc xảy ra là không thể, và nếu có thể, thì chỉ là gián tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 12:50:30 pm »


        TÌM KIẾM KẺ ĐẶT HÀNG: XÓA MỜ TRUNG TÂM

        Tính tới khả năng ủy nhiệm điều khiển, chia sẻ trách nhiệm, hoạt động gián tiếp và đồng bộ hóa mạng, trong chiến tranh mạng lưới không thể xác định kẻ đặt hàng trực tiếp sự kiện này hay khác. Cũng như khó xác định chính xác có hay không nói chung khách hàng hay tất cả đã diễn ra tình cờ, theo sự đưa đầy của hoàn cảnh, bởi không ai có thể thủ tiêu những quá trình tự nhiên và sự hỗn loạn thực sự của những kẻ không được điều khiển. Việc vạch rõ người đặt hàng trực tiếp lại càng phức tạp hơn nếu biết rằng việc điều hành trực tiếp thường được thực hiện không phải trên cơ sở những chỉ thị trực tiếp, mà qua nhiều yếu tố được mô đun hóa nhiều tầng lớp, dựa vào bổi cảnh được hình thành nên bởi chính khách hàng.

        Ví dụ để khẳng định lập luận này có thể dẫn ra trường hợp được Charles Clover kể lại trong chương trình đã nói ở trên. Sau cuộc tấn công ngày 8/8/2008 của Gruzia vào Nam Ossetia, Tổng thống Bush con khi đó phát biểu trên truyền hình tuyên bố rằng các máy bay Mỹ đã khẩn cấp chở hàng viện trợ nhân đạo đến Gruzia theo đề nghị của chính quyền Gruzia. “Ông ta bảo nguyên nhân là vì cuộc tấn công của quân Nga vào Tbilisi”, Clover nhắc lại, rồi nói rõ: “Nếu quý vị xem kỹ chương trình này... Ông ta không nói ‘Chúng tôi có thông tin chính xác", mà nói ‘Chúng tôi có “report” rằng xe tăng Nga tiến thẳng vào Tbilisi". Ông ấy nói có các chương trình [về chủ đề này] trên CNN”. Như thế, chúng ta thấy sự ủng hộ từ phía Hoa Kỳ cho chính quyền Gruzia, quyết định gởi máy bay và đưa tàu Mỹ vào Biển Đen đã được tổng thống Hoa Kỳ thông qua trên cơ sở... các bản tin của CNN. “Yếu tố quyết định trong chiến tranh ở Gruzia là những gì CNN truyền di”, Clover xác nhận. “Tôi không chống việc giúp đỡ Gruzia, tôi biết có những bất đồng quanh vấn đề này, nhưng cho rằng trong vấn đề này truyền thông đại chúng đã đóng vai trò rất - rất quan trọng. Vì thế điếu này (hệ thống) thật sự là một hiện tượng hậu hiện đại”.

        Tất cả các điều này tưởng chừng vô lý nếu không phải là một thực tế, một việc đã rồi. Thế nhưng có thể, nếu bạn nghĩ: các phương tiện truyền thông trong xã hội thông tin hiện đại là một uy lực tuyệt đối đối với đa số đại diện của quần chúng bị phân tán hóa. Bush phải viện dẫn vào đâu để thuyết phục hàng triệu người tiêu dùng đang ngồi trước màn hình ti vi của sản phẩm tin tức toàn cầu? - Những tin tình báo trừu tượng mà Bush hiển nhiên không có quyển trưng ra? - Các báo cáo mật không ai có thể đọc được (mà có thể chẳng hể có chúng)? Trên cơ sở nào ông ta đưa ra quyết định ủng hộ Gruzia? Hay giống như trong lịch sử Iraq -  “Chúa đã nói với tôi: hãy đánh Iraq”? Đó có thể là lý do không? Nguồn tin cậy nhất trong lúc đó với Bush chính là bản tin của CNN mà mọi người đều xem - đó là điều thật sự hợp pháp trong nhận thức của quần chúng. Dẫn chính bản tin này, Bush ra quyết định mà vào lúc đó đa số xã hội phương Tây đều ủng hộ. Quan điểm của các phương tiện truyền thông, không chỉ của CNN, mà của BBC và nhiều hãng tin phương Tây khác, mang tính quyết định trong bối cảnh thông tin toàn cầu.

        Thế nhưng đến đây phát sinh một câu hỏi hợp lý: ở đây điều gì là đầu tiên - tin tức trên truyền thông rồi sau đó quyết định được đưa ra trên cơ sở này, hay ngược lại, đầu tiên là quyết định, sau đó là thông tin trên truyền thông, trên cơ sở đó mới dường như thông qua quyết định? Việc tổng thống Hoa Kỳ dẫn tin CNN vô hình trung trở thành việc xác nhận sự kiện, nhưng nếu bạn phân loại lại nó theo phương thức của chiến tranh mạng lưới thì trình tự sẽ thay đổi: đầu tiên là đặt hàng tin tức, sau đó dẫn bản tin trở thành nguyên cớ này để bảo chứng cho việc thông qua quyết định “cần thiết” và đem tàu chiến, máy bay cũng như ủng hộ về chính trị ra sử dụng.

        Khái niệm report mà ông Bush dùng, dịch sang tiếng Nga vừa có nghĩa là “báo cáo” vừa là “thông báo”, và ở đây ẩn chứa một khác biệt lớn. Các quản nhân là một việc - họ có trọng trách cá nhân với thông tin chuẩn bị báo cáo cho tổng thống, chịu trách nhiệm hoàn toàn với sự chính xác của thông tin trình ra không chỉ trước tổng thống, mà cả cộng đồng thế giới có liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến các quá trình này. Nhưng lại là một việc khác khi một nhóm vô trách nhiệm của cộng đồng mạng ném ra những thông tin sau đó nhanh chóng lan truyền trên mạng lưới, trở thành nguyên cớ để thông qua quyết định mà hoàn toàn chẳng phải chịu trách nhiệm gì nhưng lại mang đến những hậu quả tuyệt đối thực tế. Sự “vô trách nhiệm” đó có tình cờ không? Bởi những quyết định thế này có thể là nguyên cớ cho xung đột quân sự toàn cầu, có thể dẫn đến cái chết của hàng nghìn người. Dĩ nhiên các phương tiện truyền thông phương Tây vài tháng sau đó đã nhận lỗi. Thậm chí cộng đồng phương Tây đã xem lại thái độ của mình đối với những việc xảy ra ở Nam Ossetia. Thế nhưng sự kiện xâm lược của Gruzia và sự ủng hộ nó của Hoa Kỳ đã được hoàn tất. Điều gì sẽ xảy ra nếu như “cuộc chiến chớp nhoáng” ấy của Saakashvili1 thành công?

--------------------------
        1. Mikhail Saakashvili (1967-), lên làm tổng thống Gruzia sau cuộc "Cách mạng hoa hóng" tháng 11/2003 ở Gruzia, mở màn cho phong trào "cách mạng màu" ở các nước cựu cộng hòa xô viết. ông Sakashvili tại nhiệm hai nhiệm kỳ liên tiếp, tới năm 2013.Trong thời gian cầm quyền, ông Sakashvili thực hiện chính sách thân phương Tảy, muốn đưa Gruzia gia nhập NATO và EU, đặc biệt đã gây ra “cuộc chiến 5 ngày" với nước Nga vào tháng 8/2008, kết thúc bằng thất bại của Tbilisi do mưu toan khiêu khích không thành công. Sau khi rời chức, Saakashvili đã lưu vong sang Mỹ để tránh lệnh bắt giam của tòa án Tbilisi với các lời buộc tội tham nhũng và lạm quyền. Từ năm 2015 đến nay, Sakashvili sang Ukraine và trở thành thống đốc vùng Odessa, nơi có hải cảng lớn nhất của Ukraine trên Biển Đen. (ND)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 12:50:45 pm »


        Nắm được thông tin từ phía Gruzia cũng như từ phía Nga, các phương tiện truyền thông phương Tây, Charles Clover và đồng nghiệp của ông đưa ra chọn lựa của mình. Vâng, chẳng ai bảo họ phải viết gì. Cấu trúc mạng cổ điển, trong đó không có thứ bậc, cũng không lường trước việc này. Nhưng có một bộ lọc ý thức hệ tổ chức các nền tảng cho cầu trúc này. Điều tương tự thế này trong những cuộc chiến mạng lưới trung tâm đã được định nghĩa bằng khái niệm ý định của chỉ huy. Có nghĩa chỉ huy không hạ lệnh trực tiếp. Chỉ huy chỉ đưa ra hình dung chung về kết quả cuối cùng mà xuất phát từ đó, các nút mạng tái cấu trúc hành vi của mình và bắt đầu hành động bằng cách này chứ không bằng cách khác. Chúng tự nghĩ luôn công nghệ thực hiện điều đã được “chỉ huy" ban ra mà chúng nhận định như thế từ các thông báo của trung tâm, hình thành chương trình nghị sự trong ngày. Mạng lưới tự nhận thức “ý định”, tự điều hướng và thực hiện thích hợp nhiêm vụ.

        Như thế, thật sự tồn tại một mối liên hệ hỗ tương nào đó giữa bản tin được đặt hàng trước trên CNN và phát biểu được chuẩn bị sau bản tin. Lẽ tự nhiên, nếu nhiều phương tiện truyền thông biết trước điều đó, nhất định sẽ có rò rỉ trước hạn và hiệu ứng sẽ không tự nhiên như thế. Tính bất ngờ cũng được đưa vào bối cảnh này như một bộ phận cấu thành cần thiết. Khi Charles Clover làm bản tin, ông ta xuất phát từ thế giới quan của mình. Charles, một công dân Hoa Kỳ, học ở Hoa Kỳ, ông ta được định hình bởi môi trường là bối cảnh chính trị Hoa Kỳ. Lẽ đương nhiên, khi một người Mỹ với nền tảng tư tưởng như thế nắm trong tay thông tin biện minh cho quan điểm của Mỹ, quan điểm được khẳng định không phải bằng sự kiện, mà bằng những định kiến, khuôn mẫu văn hóa, thì cả khi ông ta có cố theo đuổi nguyên tắc không thiên vị, muốn hay không, ông ta vẫn thiện cảm với quan điểm thân Mỹ hơn là quan điểm ngược lại. Về sau này, có thể ông ta cũng đưa thông tin trái chiều, nhưng đầu tiên ông ta sẽ đưa những gì phù hợp với suy tưởng của mình. Khái niệm này - media background - là một hiện tượng tất yếu của xã hội thông tin mà nhân vật chính của nó là nhà báo, phóng viên, tay máy, nhà báo ảnh, thậm chí cả blogger. Nhà báo phải hành động không thiên vị, nhưng anh ta có quyền diễn giải, bằng lời, bằng các hình thức thể hiện, bằng sắc thái ý tưởng, cảm xúc, sắc màu của văn bản mà qua đó một chuyên gia nhận ra quan điểm thực thụ của tác giả, còn người tiêu dùng thẩm thấu sản phẩm cuối cùng mà không có ý kiến gì.

        Sự nham hiểm của chiến tranh mạng lưới chính là ở chỗ những người tham gia được biết về sự xuất hiện các sự kiện và sự phát triển dần dần của chúng, nhưng cùng lúc bối cảnh của chúng - hay mã mạng - được hình thành mà kết quả cuối cùng đã được tính trước. Chính ở đó tính hiệu quả của công nghệ mạng lưới được thể hiện. Sau đó có thể thừa nhận rằng có gì đó sai lầm, nhưng bởi chúng tôi vội quá, chúng tôi làm theo cảm xúc, như trường hợp với vũ khí hóa học ở Iraq. Nhưng những hành động cụ thể đã được hoàn tất rồi, tàu chiến của hải quân Mỹ đã ở Biển Đen rồi, vũ khí Mỹ đã hiện diện ở Gruzia, còn bản thân “cảm xúc” mà người ta có thể vin vào thì là một thông số đã được hình thành trước và đặt vào bối cảnh. Giả dụ như chiến dịch “Cánh đồng trong sạch” mà Saakashvili bắt đầu ở Nam Ossetia thành công thì theo nguyên tắc “thắng làm vua”, hiển nhiên người Mỹ sẽ thừa nhận sự kiện cuộc “chiến tranh chớp nhoáng” đã hoàn thành. Sau đó có thể họ sẽ thừa nhận là đã dựa trên thông tin sai, rằng những quyết định được đưa ra không hoàn toàn chính xác do căn cứ vào thông tin “chưa đúng” của các phương tiện truyền thông, nhưng chuyện thì đã rồi. Còn ai sau đó sẽ hỏi đến truyền thông chứ? Vâng, đôi khi họ cũng sai lầm mà...

        Chiến tranh mạng lưới là một phương tiện tác động hiệu quả, theo sau nó sẽ là những thay đổi địa chính trị. Rồi sau đó là gì không quan trọng. Nguyên tắc mạng lưới không tính đến chỉ thị trực tiếp, có nghĩa cũng không tính đến trách nhiệm trực tiếp. Nếu mỗi trưởng ban biên tập của một phương tiện truyền thông đều nhận được một cuộc điện thoại thì sớm hay muộn một người trong số họ sẽ kể lại: “Tôi vừa được Washington gọi và bảo hãy viết thế này”, đồng nghĩa với sự thất bại, nhất là nếu nó xảy ra “sớm”. Ở đây không ai gởi chỉ thị nào cho ai, nhưng mỗi thành viên ở vị trí của mình luôn biết phải hành động thế nào. Chính ở đó chủ đích của mạng lưới - nó được thành lập từ những cấu trúc, từ những con người, từ những nút thắt mà phản ứng của chúng đã được lường định trước do được hình thành từ một bộ mã thế giới quan phương Tây. Dưới sự tự trị có tổ chức, chúng không có sự phối hợp trực tiếp nào với trung tâm khi ra quyết định. Saakashvili cũng không nhận được chỉ thị trực tiếp nào từ Washington... Vâng, có những đại diện phương Tây đến hỏi: “Ngài cần gì để giải quyết vấn đề của mình?” - “Tôi cần nhiều vũ khí”. - “Đây, vũ khí của ngài”. Nhưng họ không giao cho Saakashvili: “Hãy sử dụng vũ khí này chống Nam Ossetia” bởi chuyện này có thể tới tai cộng đồng thế giới và tác động xấu tới hình ảnh nhân đạo của Hoa Kỳ. Bản thân các vũ khí này có thể được giải thích như một yếu tố ngoại giao tăng cường chẳng hạn, được sử dụng như một nhân tố gây sức ép tinh thần để dễ đạt được thỏa thuận hơn với các phía nam Ossetia trong các cuộc thương lượng. Hay có thể Gruzia thật sự cần hiện đại hóa quân đội để gia nhập NATO - tất cả những thứ đó là những giải thích khả dĩ của phía Mỹ cho việc vì sao họ cung cấp cho Gruzia nhiều vũ khí đến thế. Nhưng rõ ràng, không có chỉ thị nào yêu cầu sử dụng chúng chống Nam Ossetia, bởi Saakashvili cuối cùng không thể tự biện hộ kiểu như: “Xin lỗi, tôi không muốn mà là do Washington gọi và ra lệnh. Bush bảo tôi: ‘Hãy đánh Tskhinvali"”. Ông ta không thể nói thế. Đó là một hành động “bột phát” của Saakashvili, đã được lên kế hoạch trước đó bằng chiến lược mạng của Hoa Kỳ ở Kavkaz. Giờ đây không ai có thể chứng minh rằng ông ta được sự đồng tình từ Nhà Trắng cho cuộc tấn công, thế nhưng tất cả đã được chuẩn bị cho hậu quả của vụ xâm lược này: những đề tài đã được chuẩn bị, các phát biểu đã được soạn sẵn, đã dự trù luôn phản ứng của công luận, thái độ của truyền thông, của các chuyên gia phương Tây và các nhà chính trị, kể cả cách hành xử của nhà cầm quyền Hoa Kỳ cũng được tính toán hay nói đúng hơn, đã được soạn trước. Chính vì lý do này mà chiến tranh mạng lưới hiệu quả đến thế - nó không tạo cơ hội để tìm kiếm và trừng phạt những kẻ có trách nhiệm, không tạo điếu kiện để xác lập mối liên hệ trực tiếp giữa người thông qua quyết định với người thừa hành. Thế nhưng nó lại tạo những khả năng rộng lớn cho hành động, tạo cơ hội để thực hiện điều gì đó mà về sau chẳng phải chịu mảy may trách nhiệm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 12:51:11 pm »


        NHỮNG YẾU TỐ MẠNG LƯỚI TRÊN LÃNH THỔ NGA: ĐỘI QUÂN THỨ NĂM

        Việc không phải chịu trách nhiệm tạo cảm giác không bị trừng phạt, kết quả là việc tăng cường hoạt động của các mạng lưới phương Tây và những nút thắt phối hợp của chúng trên lãnh thổ Nga vượt ra khỏi mọi ranh giới. Đại diện của các mạng lưới Hoa Kỳ trên lãnh thổ Nga thường được gọi là đội quân thứ năm, thế nhưng liên quan tới những mạng thực tế, tên gọi đó còn khá mềm mỏng. Biết được không ai có thể ngăn chặn sự tích cực của các mạng lưới phương Tây, thậm chí không thể giám sát, các mạng lưới này bắt đầu hành động một cách công khai. Đôi lúc nó dẫn tới các scandal, như vụ rắc rối xảy ra ở lãnh sự Anh ở Yekaterinburg. Tại trụ sở lãnh sự này, một mạng lưới đặc tình mạng lưới của Anh hoạt động gần như công khai, cuối cùng nó đã bị đóng cửa sau nhiều năm hoạt động. Tiền lệ này dẫn đến việc phải xét lại cách tiếp cận các NGO phương Tây nói chung, và Nga đã thông qua dự luật buộc các NGO phải đăng ký lại, một thủ tục gần như không thể vượt qua do chỉ được nhận tiến trợ cấp từ trong nước. Về thực chất, đây là luật thủ tiêu.

        Chuyện tương tự vậy cũng đã xảy ra tại trụ sở Viện nhân chủng học của Viện hàn lâm khoa học do Viện sĩ Valeri Tishkov lãnh đạo. Tại đây có một phân nhánh mạng suốt 15 năm qua chuyên thu thập thông tin ở miền Nam nước Nga và ở Kavkaz phục vụ cho lợi ích Hoa Kỳ. Trên danh nghĩa, mạng lưới này thu thập thông tin để thiết lập cái gọi là bản đồ khả năng xung đột, mô tả những địa điểm có khả năng xảy ra va chạm sắc tộc. Thế nhưng những dữ liệu này có ý nghĩa hai mặt. Người của Tishkov biện minh họ lập trung tâm này để ngăn chặn xung đột. Nhưng chẳng ai làm việc với những dữ liệu này ở Nga, mà chúng lại được chuyển cho những ai muốn, kể cả chuyển cho phương Tây. Về mặt hình thức, những dữ liệu này được chuyển tới các cơ quan của chính quyền  nhà nước Nga - Chính phủ, Kremlin, Viện Đuma, Hội đồng liên bang, nơi những người nhận được chẳng biết làm gì với chúng và sử dụng chúng ra sao, nhét chúng xuống gầm sofa. Dĩ nhiên là chẳng ai trả tiền cho công việc vô dụng này ở Nga. Thế nhưng phương Tây lại nghiên cứu chúng kỹ lưỡng. Còn phải nói, bản đồ khả năng xung đột miền Nam nước Nga, đùa sao chứ?

        Có thể làm gì với bản đồ này? Có thể định vị địa điểm nào có nhiều khả năng bùng nổ xung đột sắc tộc. Nhìn vào bản đồ: Nên khiêu khích xung đột ở đâu nhỉ? - Nơi những cộng đồng từng có hiềm khích đang sống cạnh nhau, chẳng hạn người Karachayev và người Cherkez, ở điểm nào họ đang ở trong tình trạng căng thẳng. Hay là người Ingush và Ossetia ở một số điểm tại bắc Kavkaz đang bên bờ vực chiến tranh, nơi người Nga ở bắc Kavkaz lâm vào thế không lối thoát bởi những cộng đồng sắc tộc “đỉnh hơn” này: chỉ cần một que diêm là tình hình bùng nổ. Đấy là một bản đó hết sức tiện dụng, thường xuyên được cập nhật, nhưng tiện cho việc gì? Cho việc biết nên mang diêm quẹt tới đâu. “Đấy chúng ta có diêm quẹt đây”, các nhà chiến lược Hoa Kỳ nghĩ. “Giờ nhìn vào bản đồ Tishkov mà thực hiện...”

        Ở nước Nga, trong hai thập niên gần đây dĩ nhiên có nhiều mạng lưới Đại Tây Dương được thành lập, nhưng không phải mạng lưới nào cũng do các viện sĩ Viện hàn lâm khoa học Nga lãnh đạo. Chưa kể một thời gian dài Tishkov còn là thành viên của Viện Xã hội, và mạng lưới này tồn tại đến tận ngày nay. Chỉ có một điều tốt: theo luật mới họ đã đồng ý đổi từ nhận tiền tài trợ của Hoa Kỳ sang nhận tài trợ từ điện Kremlin. Tishkov trở thành thành viên của Viện Xã hội sau khi đồng ý sẽ không làm những việc đã làm 15 năm qua vì tiền. Nhận được tài trợ từ Kremlin, ông ta đồng ý sẽ không tiếp tục cập nhật khả năng xung đột ở miền Nam nước Nga, mà nếu có cập nhật, sẽ không gởi cho các tổ chức phương Tây, tức các trung tâm tình báo, địa chỉ sau cùng chúng sẽ được đưa về. Nhưng bản đồ đã được vẽ rồi, chuyển đi rồi, có nghĩa là chẳng cần làm gì thêm nữa. Chúng ta cứ chờ xem kết quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 12:52:20 pm »


        BỌN ĐẦU TRỌC PHÁ HỦY NƯỚC NGA: CHỦ NGHĨA DÂN TỘC NHỎ NHƯ MỘT YẾU TỐ TAN RÃ

        Tiền chỉ là một phương thức động lực. Yếu tố thứ hai khi nói về nước Nga, mà đúng hơn là yếu tố chính, là tư tưởng. Nếu con người tin vào lý tưởng, người ta sẽ sẵn sàng hành động để thực hiện chúng trong điều kiện không chỉ hạn chế về tài chính, mà thậm chí cả khi bị sức ép nặng nề từ phía nhà nước. Những mạng lưới mang tên Những người 60 đã được hình thành như thế, đó là những người về mặt tư tưởng chống đối chế độ Xô viết, mà sau khi Liên Xô tan rã, chuyển thành các phong trào bảo vệ nhân quyền. Theo nghĩa hẹp, những mạng lưới nhân quyền và bất đồng chính kiến - ít nhiều đã gây ra sự tan rã của Liên bang Xô viết - vẫn tích cực hoạt động đến tận ngày nay. Chính những cơ cấu bảo vệ nhân quyền và những người tự do, do sự thù hận có tính đối kháng với nước Nga lớn, đã kích động có hiệu quả chủ nghĩa cực đoan nơi người trẻ. Họ xuất phát từ ý tưởng và hoạt động có ý nghĩa, nhờ đó họ hình thành thực tế trên cơ sở những kế hoạch tinh tế hơn là nhà nước.

        Có những mạng lưới Hoa Kỳ bên trong các phương tiện thông tin đại chúng Nga, những tổ chức được các tiểu nhóm văn hóa tự do cài đặt đầu thập niên 1990. Những mạng lưới này được tích cực sử dụng để kích hoạt sự tan rã của nhà nước đa dân tộc - mà theo thuật ngữ địa chính trị là không gian lớn - mà nước Nga đại diện. Trong số những chiến lược mạng được cố tình gài vào từ bên ngoài có thế kể cái gọi là “chủ nghĩa dân tộc Nga” hiện đại - một quan điểm vay mượn hoàn toàn từ phương Tây, nơi cụm từ chủ nghĩa dân tộc hàm ý tăng cường tính nhà nước, nâng cao vai trò quốc gia - dân tộc trong đời sống xã hội châu Âu.

        Ở châu Âu, chủ nghĩa dân tộc nổi lên như một phản ứng đối với chủ nghĩa tự do mà lúc nào đó chính quốc gia dân tộc châu Âu này bị đặt vấn đề, bị lên án ở chỗ vì lợi ích chung mà ngăn cản khát vọng vươn tới lợi ích riêng. Ở châu Âu chủ nghĩa dân tộc là phương tiện đối đầu với chủ nghĩa tự do, vì thế ở đó những người tự do đấu tranh tích cực chống lại chủ nghĩa dân tộc, gắn nhãn mác và cáo buộc mọi tội lỗi chết người cho chủ nghĩa dân tộc.

        Nhưng cái gì tốt cho châu Âu thì với người Nga lại là cái chết. Nước Nga không phải là quốc gia dân tộc, vì thế chủ nghĩa dân tộc châu Âu không phù hợp với chúng ta như một hệ thống - không phải ở qui mô đó, không phải ở bức tranh dân tộc xã hội đó. Quốc gia - dân tộc, trước tiên đó là một không gian xã hội thuần nhất theo qui định với công dân như một chủ thể chính. Đó là một ngôn ngữ duy nhất, văn hóa và khế ước xã hội trên cơ sở đồng thuận xã hội. Đó là những biên giới hành chính nghiêm ngặt của không gian địa phương mà kiểu thành phố chiếm ưu thế. Nhưng đó hoàn toàn không phải là những gì chúng ta thấy ở nước Nga.

        Nước Nga là một đất nước đa dân tộc, đa tín ngưỡng và đa ngôn ngữ. Đó là hàng trăm sắc tộc, hàng chục dân tộc thiểu số và một dân tộc đa số với tư cách người tổ chức nhà nước. Đó là sự đa dạng của những lối sống và mô hình xã hội. Đó là một môi trường nông nghiệp rộng lớn. Đó là những không gian bao la và những biên giới bị xóa nhòa, luôn thay đổi. Nước Nga không thể là một quốc gia dân tộc châu Âu nhỏ gọn đồng nhất theo định nghĩa. Nước Nga không bao giờ có thể là một quốc gia dân tộc, và những nỗ lực xây dựng nó đã luôn không thành hiện thực, không thể lâu dài. Vô số thí nghiệm ở nước Nga đã chứng minh: quốc gia dân tộc không thể rộng lớn như thế.

        Nhưng nếu vậy thì định dạng quốc gia nào có thể kết hợp với khái niệm “nhà nước” của nước Nga? Câu trả lời lịch sử đã cho chúng ta thấy - đó là đế chế, được xem xét với tư cách một thuật ngữ kỹ thuật, như một trong những kiểu nhà nước. Nước Nga đã là một đế chế và luôn luôn chỉ có thể là đế chế. Với chúng ta, đế chế là hình thái có thể duy nhất của “nhà nước”. Đế chế, đó là một không gian địa chính trị lớn, như một sự thống nhất chiến lược của đa dạng. Vì thế “chủ nghĩa dân tộc Nga” với chúng ta - đó là chủ nghĩa dân tộc có tính đế chế, nhắm vào việc gìn giữ không gian rộng lớn này. Tất cả những hình thức bài ngoại và mưu toan chia rẽ người Nga với hàng trăm dân tộc và sắc tộc khác định cư trong không gian lớn của chúng ta là hậu quả của chiến lược mạng lưới nhắm vào việc phá hủy không gian lớn này bởi những đối thủ địa chính trị của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:03:42 pm »

     
        Chúng ta cũng thấy những mong muốn chủ quyền đang biến thành điều gì. Và không chỉ với nước Nga. Chỉ cần châu Âu hành xử một cách tự chủ, ngay lập tức rỗi loạn nảy sinh. Chúng ta thường nghe nguyên nhân của những bất ổn xã hội là sự lạc hậu kinh tế và để ngăn chặn chúng cần thành lập một loại quỹ bình ổn xã hội nào đó, nâng cao mức sống người dân, v.v... Tất cả những điều này dĩ nhiên hết sức quan trọng, thế nhưng ngày nay chúng ta cũng hiểu rằng những cuộc cách mạng của mạng lưới đã diễn ra cả ở những quốc gia với những cấp độ bảo trợ xã hội khác nhau. Khi người nghèo mở bát súp đặc hơn thì người giàu cũng mơ viên ngọc to hơn. Chúng ta thấy châu Âu lên cơn sốt ra sao. Như theo chỉ thị, theo sự thần thông biến hóa của cây đũa thần mà những xáo động xã hội xuất hiện ở những nước, dĩ nhiên so với thế giới Ả rập, nơi làn sóng cách mạng hiện đang diễn ra, đơn giản là quá dư thừa, giàu có đến độ bất lịch sự, những người sung túc, sống trong sự thỏa mãn xã hội của đất nước. Nhưng điều đó cũng không giúp họ thoát khỏi những hiện tượng tương tự, những cuộc xung dột ở Hy Lạp, bất ổn thường xuyên ở Pháp, Đông Âu, thậm chí ở London, trung tâm lưu trú tạm thời của những tỉ phú Nga đào tẩu. Tất cả những điều này là biểu hiện của chính chiến lược chiến tranh mạng lưới mà trung tâm của nó nằm ở Washington, chiến lược nhằm chống lại châu Âu, nơi hiện nay bắt đầu ngóc đầu dậy hình thành bản sắc chủ quyển của mình, nghĩ về việc tồn tại ngoài vòng kiểm soát của Hoa Kỳ.

        Châu Âu đã mệt mỏi khi mãi là chư hầu thường trực của Hoa Kỳ. Châu Âu muốn độc lập, còn châu Âu lục địa, mà trước nhất là nước Đức, ngày càng nghĩ về việc xích lại gần nước Nga. Các tín hiệu của nó đã xuất hiện ở cấp độ chính thủc. Chẳng hạn Tổng thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) Nikolai Bordyuzha trong một cuộc họp chuyên gia đã tuyên bố thẳng: thay vì NATO, CSTO sẽ tập trung chú ý nhiều hơn vào công việc với EU, còn quan hệ chiến lược với châu Âu từ nay sẽ được dàn xếp trực tiếp, không có sự tham gia của Hoa Kỳ. “Liên minh châu Âu sẵn sàng hợp tác trực tiếp theo một số phương hướng”, Nikolai Borduyzha thừa nhận.

        Như tổng thư ký nhận định, đã đến lúc CSTO chuyển từ chiến thuật kiềm chế thụ động những cuộc tiến công từ bên ngoài của NATO và Hoa Kỳ sang chiến lược đối kháng tích cực sự xâm lược của Hoa Kỳ lên không gian hậu Xô viết. Việc khước từ hợp tác với NATO được Nikolai Bordyuzha giải thích bằng tính không thỏa đáng của nó. “Chúng tôi lẽ ra có thể tiếp tục hợp tác với NATO nhưng theo tôi, thật sự không có các triển vọng hợp tác với NATO. Hiện nay NATO có lợi khi làm việc với từng quốc gia riêng lẻ. Để làm gì? Tôi không muốn bình luận và nghĩ rằng tất cả mọi người ở đây đều hiểu điều này”1.

        Bằng việc kích động bạo loạn, Hoa Kỳ muốn cho biết ai đang là chủ nhân ở châu Âu và đặt châu Âu trở lại chỗ của mình. Cũng bằng cách thức sử dụng các chiến lược mạng lưới đó, các nhà công nghệ chính trị Hoa Kỳ đang hành động chống Nga.

        Lẽ đương nhiên cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu từ năm 2008, và những căng thẳng tiếp theo đó sẽ được sử dụng để những chiến lược mạng lưới trên lãnh thổ Nga trở nên hiệu quả hơn. Chúng ta biết chiến tranh mạng lưới được thực hiện trong tình huống hòa bình lẫn khủng hoảng và chiến tranh nóng. Có nghĩa khủng hoảng là môi trường nuôi dưỡng chiến tranh mạng lưới. Mục tiêu chính của chiến trang mạng lưới là phá hủy không gian lớn, phân tán không gian này và đặt nó dưới sự kiểm soát. Tình hình càng khủng hoảng bao nhiêu, việc thực hiện chiến lược mạng lưới càng đơn giản bấy nhiêu. Nói cho dễ hiểu hơn, đầu tiên cần khơi mào một cuộc khủng hoảng, bởi trong bối cảnh xã hội ổn định và hòa bình, các điệp viên mạng lưới khó hoạt động hơn hết. Ở đây cần tập trung chú ý vào việc ở Anh (nơi xuất hiện phong trào đầu trọc) đã diễn ra việc định cư của hàng loạt người Ả rập theo sau giai đoạn hậu thuộc địa, do hậu quả của sự tan rã đế chế biển. Đế chế biển này với mẫu quốc và các thuộc địa của nó là một đối lập với đế chế lục địa của chúng ta vốn xây dựng theo nguyên tắc “trung tâm - ngoại vi”. Những thuộc địa của nó không có chung biên giới với Anh quốc, nằm tận “ngoài khơi”, rất xa các biên giới của vùng phân bố châu Âu. Còn những “người mới đến” của chúng ta cùng thuộc về một không gian lớn với chúng ta, cho dù đó là đế chế Nga, Liên Xô hay SNG hiện nay, và là người dân từ lãnh thổ của chúng ta, đế chế hay ngoại vi.

        Mưu toan xây dựng một môi trường xã hội, văn hóa đối nội chống lại người dân thuộc các nước bao quanh nước Nga chính là âm mưu chia cắt nước Nga khỏi thế giới còn lại, ngăn cách nó bằng một hàng rào cách ly (cordon sanitaire2) xây trên những vùng biên cương của chúng ta. Những lãnh thổ này gắn kết chặt chẽ với chúng ta. Đó không phải là những thuộc địa của Anh, không có biên giới chung với chính nước Anh. Đó là biên giới của chúng ta, một không gian văn minh thống nhất với chúng ta mà trong trường hợp xung đột phát triển sẽ cắt đứt quan hệ của chúng ta với phía nam, phong tỏa lối ra biển ấm của chúng ta. Ở đây không nói về việc mở cửa biên giới cho sự dịch chuyển không kiểm soát những người nhập cư từ không gian hậu Xô viết vào Nga, bởi điều đó sẽ dẫn đến sự xóa nhòa bản sắc văn minh văn hóa Nga.

-------------------------
        1. Phát biểu của Tống thư ký CSTO Nikolai Bordyuzha tại cuộc họp Hội đồng chuyên gia CSTO ở Moskva ngày 12/3/2008. Đề tài khóa họp là "Sự phát triển khung cảnh địa chính trị trên thế giới, trong vùng hoạt động của Hiệp ước an ninh tập thể và những khu vực phụ cận".

        2. Cách gọi khái quát về địa chính trị nhóm các nước nằm sát biên giới, được thành lập dưới sự bảo trợ của Anh và Pháp sau khi Đế chế Nga sụp đó, dọc theo các biên giới châu Âu của Liên bang Xô viết nhằm mục đích ngăn cản sự thâm nhập tư tưởng cộng sản vào các nước châu Âu thập niên 1920-1930. Vào thập niên 1990, thuật ngử này lại được sử dụng rộng rãi. (ND)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM