Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:04:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9540 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 01:05:47 pm »


        SỰ CHUYỂN ĐỔI CỦA XÃ HỘI: TỪ TẬP THỂ SANG MẠNG LƯỚI

        Tiền đề xuất hiện của các quá trình mạng lưới nên tìm kiếm trong lĩnh vực thay đổi cấu trúc xã hội. Tức là sự chuyển đổi của chủ thể tập thể, thông qua các cá nhân liên kết thành “những tập hợp” nhân tạo sang kiểu mạng lưới xã hội, nơi chủ thể là quần chúng được phân tán nhỏ, liên kết thành những mạng lưới khác nhau. Và như thế, các quy trình mạng lưới xuất phát trên cơ sở thực tiễn của mạng lưới, của môi trường mà ở đó những quá trình mạng diễn ra. Và chính những mạng lưới này trở thành nền tảng cho những quá trình này, một cơ sở hạ tầng cần thiết, một điều kiện thiết yếu cho sự tồn tại cộng đồng mạng lưới. Mạng Internet ở đây có thể hình dung chỉ như một mô hình tiêu biểu hơn, có tính tham chiếu của mạng lưới. Nhưng ngoài nó ra, ở đây còn có những mạng lưới khác - mạng lưới các quán ăn, các mạng lưới thương mại, mạng lưới các tổ chức tôn giáo, những giáo phái, các câu lạc bộ thanh niên, những mạng lưới thành lập và xúc tiến các thương hiệu (hay các meme23), bất kỳ mạng lưới xã hội nào. Tất cả chúng tạo thành môi trường cần thiết cho các quá trình mạng lưới. Tính năng quan trọng nhất ở đây là sự phân tán nhỏ thành viên của hệ thống, vì chỉ bằng cách đó mới cho phép tái kết hợp các mạng lưới một cách uyển chuyển nhất trong tất cả sự đa dạng của nó, thành lập những hệ thống mới các mối liên hệ dựa trên cùng một khối lượng những tập hợp phi cá tính.

        Như vậy, sự hiện diện của môi trường mạng lưới là điều kiện chủ chốt cho việc xuất hiện chính những mạng lưới và kết quả là những quá trình mạng lưới được hiện thực hóa thông qua việc sử dụng những mạng lưới này. Và nếu trong không gian chủ thể tập thể, bản sắc chung, bản sắc tập thể có thể mâu thuẫn với việc tuyên truyền thế giới quan hay thông tin, thì trong điều kiện xã hội mạng lưới, việc tuyên truyền và phổ biến thông tin (và tương ứng là thế giới quan) có thể diễn ra không cần tác động ngay lập tức, trực tiếp lên xã hội như một chủ thể tập thể toàn vẹn. Và ở đó, chức năng tập hợp, huy động của nhà nước không còn là quyết định. Nói nôm na, giờ đây nhà nước không còn là trở ngại cho những tiến trình mạng lưới, chúng diễn ra xuyên qua nhà nước, bỏ qua nó, thâm nhập và vượt qua các biên giới. Các quá trình mạng lưới thật sự mang tính quốc tế. Trước đây, trong môi trường chủ thể tập thể với bản sắc vững vàng, việc truyền đạt thông tin, áp đặt thế giới quan và theo đó, là sự quản lý, chỉ có thể trong quá trình chiếm đoạt không gian này hay khác, chiếm đoạt nhà nước hay chinh phục nhân dân.

        Cùng lúc đó, bản thân tiến trình phân tán hóa xã hội tuy là điều kiện cần thiết, nhưng không đủ. Để phần tán hóa xã hội cần áp đặt những phương tiện thông tin cần thiết, tức là xã hội được tán nhỏ đó cần phải được “mạng lưới hóa”. Chỉ bằng cách đó mới xuất hiện những điều kiện cần và đủ cho việc thành lập xã hội mạng lưới và thay đổi cách tiếp cận công việc với nó - chuyển từ tác động trực tiếp sang tác động bằng mạng lưới. Từ đây mới xuất hiện khả năng truyền bá thế giới quan nào đó lên xã hội này hay khác mà không cần phải chinh phục nó. Sự áp đặt hệ thống quan điểm trong trường hợp này thể hiện qua việc thâm nhập vào những cuộc bàn luận, vào mô hình phát triển, vào những thay đổi truyền thống xã hội, vào việc thành lập và áp đặt những định chế, trạng thái xa lạ với xã hội đó. Kết quả chính là qua sự hiện diện mạng lưới mà người ta có thể tiến hành can thiệp, sử dụng các quá trình mạng lưới để thay đổi và phá hủy một phần hay toàn bộ các nền tảng đời sống xã hội và những định hướng giá trị của xã hội. Thí dụ cho việc này là những sự kiện diễn ra ngay trước mắt chúng ta: sự bành trướng các giá trị phương Tây, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo, “cách mạng màu” và những cuộc đảo chính Ả rập đầu thế kỷ 21, những xung đột sắc tộc thường xuyên và các cuộc chiến tranh tôn giáo không yên.

        Và như thế, những hiện tượng như các quá trình mạng lưới được tạo điều kiện nhờ sự hiện diện của số lượng lớn các mạng lưới. Qua các mạng lưới này, những người điều phối nó thực hiện nhiệm vụ của mình, trong số đó có những nhiệm vụ vượt ra ngoài khuôn khổ lợi ích địa phương. Kết quả là việc sử dụng mạng lưới này đã bước vào cấp độ của “những quan hệ quốc tế" để cuối cùng thay đổi bức tranh địa chính trị thế giới. Như thế, các quá trình mạng lưới trở thành một hiện tượng quan trọng của chính trị quốc tế và các “quan hệ quốc tế" trong lịch sử hiện đại.

------------------------
        1. Meme: Một ý tưởng, hành vi, hoặc một kiểu cách lan truyền từ cá nhân này sang cá nhân khác trong một nền văn hóa. Trong Internet, meme là một hoạt động, một quan niệm, một cụm từ hoặc một mẩu thông tin được những người sử dụng mạng sao chép sử dụng, bắt chước lẫn nhau (ND).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 01:09:31 pm »


        NHẬN BIẾT MẠNG LƯỚI

        Chiến tranh mạng lưới, được thực hiện trong khuôn khổ chung của những quá trình mạng lưới (hay như được định nghĩa trong văn học phương Tây, effects-based-on-operations - những hoạt động dựa trên hiệu ứng1) - là một trạng thái xác định của môi trường thế giới, trong khuôn khổ đó các diễn viên tương tác với nhau. Tuy nhiên, sự tương tác của họ trong phạm vi toàn cầu lại mang tính xung đột. Chiến tranh mạng lưới, giống như những hiện tượng khác đang thay đổi triệt để cuộc sống chúng ta, cũng trải qua sự tiến hóa các hình thái cùng các phương pháp thực hiện, lan truyền ra thế giới, và có đặc thù khu vực.

        Để nghiên cứu đồng thời xác định rõ ràng các phương pháp chủ yếu tiến hành chiến tranh mạng lưới (hay để bảo vệ chống lại nó), cần sử dụng một phần lớn cách tiếp cận xã hội học. Cần phải hiểu sự can thiệp mạng lưới ấy thể hiện thế nào trong đời sống cộng đồng, trong cơ cấu xã hội, trong đặc thù những mối quan hệ nội tại của nó, trong hoạt động của những định chế cơ bản, v.v...

        Để xác định điểm khởi đầu của sự can thiệp mạng lưới, cần phải phân tích hết sức chi tiết động lực phát triển xã hội theo sau nó. Ở đây chúng ta chỉ có thể xây dựng lại công nghệ này bằng cách quan sát nó hoạt động, sử dụng những nguồn thông tin hiếm hoi được in ấn công khai. Một trong những nguồn này là cuốn sách của Edward Alan Smith Effects-Based Operations, phác thảo chung công nghệ thực hiện những quy trình mạng lưới mà tác giả gọi là “những hoạt động dựa trên hiệu ứng”. (EBO). Tuy nhiên trong nghiên cứu công nghệ này, có thể liên hệ với những người tham gia trực tiếp những hoạt động này từ phía này hay từ phía khác (tức người điều hành và đối tượng), nghiên cứu phương pháp luận của việc thực hiện trên thực tế những hoạt động này (các “hướng dẫn sử dụng”, những chỉ dẫn), phân tích các chiến dịch này một cách chi tiết, hậu quả của nó đối với các xã hội khác nhau, điều chúng tôi cố gắng làm trong khuôn khổ quyển sách này.

        BA MÔ HÌNH CHIẾN TRANH

        Nói về sự khác biệt của chiến tranh mạng lưới với những cuộc chiến thông thường của thời đại công nghiệp, cần phải tính đến ba giai đoạn phát triển của lịch sử nhân loại: nông nghiệp, kỹ nghệ (công nghiệp) và hậu kỹ nghệ (thông tin). Chúng tương ứng với ba hình thái xã hội - tiền hiện đại, hiện đại và hậu hiện đại. Xã hội hiện đại của chúng ta đang ngày càng trở nên hậu hiện đại hơn, tương ứng với công nghệ hiện đại -  tức những công nghệ của thời công nghiệp được sử dụng khi tiến hành những cuộc chiến thông thường, nơi mà quân đội, kỹ thuật quân sự, cơ số quân từng chiếm ưu thế - đang đi vào quá khứ. Hậu công nghiệp hóa thế giới hiện đại và những công nghệ hậu công nghiệp tập trung ở việc chuyển tải thông tin - và đây mạng là điểm mấu chốt, là chức năng chính, là lĩnh vực chuyển tải và là môi trường phổ biến thông tin. Mạng lưới - bản thân nó là một hiện tượng hậu hiện đại.

        Phải hiểu tất cả những điều này hầu đánh giá những cách tiếp cận công nghiệp để tiến hành chiến tranh đã lạc hậu đến đâu, và nhờ đó, có thể hình dung một cách thích hợp vai trò của một hệ thống thuần công nghiệp của cái gọi là răn đe hạt nhân mà sự ổn định của thế giới lưỡng cực của nền hòa bình Yalta kỷ nguyên hiện đại đã dựa vào. Câu ngạn ngữ cũ rằng các vị tướng luôn chuẩn bị cho cuộc chiến đã qua ở đây có ý nghĩa quan trọng sống còn2. Nếu không nhận biết bản chất “học thuyết chiến tranh mới”, có thể đơn giản quên đi khái niệm về an ninh, cũng như khả năng gìn giữ chủ quyền.

        Có vô số thí dụ, trong đó từ cả lịch sử mới đây chứng minh rằng trong bất cứ hoàn cảnh nào, Hoa Kỳ sẽ không đi đến việc gây ra căng thẳng hạt nhân nếu Nga ít nhất vẫn còn kho vũ khí hạt nhân dù là trên danh nghĩa, cũng như giả định là Nga có khả năng tấn công trả đũa. Tuy nhiên, điều này không loại trừ việc đụng độ quân sự hạt nhân trực tiếp giữa các lực lượng chính của châu Âu với quân đội Nga3. Và càng không thể loại trừ đụng độ quân sự gián tiếp trong những cuộc xung đột địa phương hoặc những cú tấn công địa phương “hợp lý” trên lãnh thổ Nga trong trường hợp cần thiết trấn áp những điểm kháng cự riêng rẽ của những nhóm khủng bố nhỏ, khả năng đó đã được viết thẳng ra trong quan điểm an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong trường hợp này, một phản ứng hạt nhân của Nga là không tương xứng, có nghĩa, theo hình dung của các nhà chiến lược phương Tây, điều đó khó xảy ra. Công cụ chính trong giai đoạn nóng của chiến tranh mạng lưới là cú tấn công quân sự “khiêu khích” trên lãnh thổ của đối phương (hay trên lãnh thổ nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của đối phương) từ phía lực lượng thứ ba. Phương thức tiến hành chiến tranh này xuất phát từ chiến lược “Anaconda”4 được Hoa Kỳ áp dụng tích cực mà chúng ta sẽ dừng lại chi tiết hơn ở những chương sau. Thí dụ về cú đấm quân sự “khiêu khích” này là cuộc tấn công vào Gruzia và Nam Ossetia, một chiến dịch mạng lưới của Hoa Kỳ chống lại Nga mà để tiến hành nó, người ta đã tạo ra cái gọi là những điều kiện cần cho cuộc xâm lược quân sự lên lãnh thổ mà về mặt chiến lược nằm dưới sự kiểm soát của Nga, không cần liên kết trực tiếp với trung tâm Mỹ vế việc thông qua quyết định này.

        Như thế, sự an lòng về an ninh của Nga - vốn gắn với hi vọng về “lá chắn hạt nhân” mà chúng ta kế thừa được từ kỷ nguyên hiện đại bên cạnh sự hiện diện của công nghệ chiến tranh mạng lưới hậu hiện đại - là giả tạo. Nó cũng giống như hi vọng vào cái nỏ hoặc cây cung căng với những mũi tên sắc nhọn trong tình huống mà đối phương chuẩn bị không kích bằng một hạm đội máy bay ném bom siêu thanh. Khí giới kỷ nguyên công nghiệp sẽ thua các chiến lược thông tin hậu công nghiệp, giống như các đạo quân của kỷ nguyên tiền hiện đại khi đối mặt với quân đội thời công nghiệp. Kỵ binh dĩ nhiên đã tham gia Thế chiến thứ hai, nhưng đã không trở thành yếu tố quyết định chiến thắng.
----------------------
        1. Smith E. A. Effects-Based Operations, CCRP, 2002.

        2. Lời của chỉnh khách lỗi lạc, thủ tướng Anh Winston Churchill (1874-1965). Ông nhắc tới một thực tế khách quan: chuẩn bị cho một cuộc chiến mới có khả năng bùng nổ, các nhà lành đạo quân sự thường dựa vào những kinh nghiệm quá khứ, chẳng khác nào họ chuẩn bị cho một cuộc chiến đã qua! Thực tế, Churchill hàm ý: trong chiến lược quân sự, phải tính đến tất cả những yếu tố mới nhất giúp chiến thắng: khoa học, công nghệ, chính trị, tâm lý, v.v...), những yếu tố mà các vị tướng bảo thủ thường xem nhẹ. (Nguốn: http://dic.academic.ru dic.nsf/dic_wingwords/591/%D0%93%D0%B5%D0%BD%D0%B5%D1%80%D0%B0%D0 %BB%D1%8B) (ND)

        3. Xem chi tiết trong Korovin B.M: Cú đánh vào nước Nga. Địa chính trị và linh cảm chiến tranh. - Spb.: Piter, 2014

        4. Xem chi tiết trong Korovin B. M- "Putin chống Anaconda"// http://korovin.org/?page=326&act=showme& what=38; Korovin B.M Những kết thúc của thời gian và không gian // http://korovin.org/?page=332&act= showme&what=141
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:17:08 am »


        COI NHẸ HẬU HIỆN ĐẠI

        Yên tâm với việc sở hữu những phương tiện răn đe hạt nhân, nhưng nước Nga phải chuẩn bị đối phó với những hiểm họa từ phía mà chúng ta không ngờ tới nhất. Không ngờ tới bởi những năm qua chúng ta không coi đó là nghiêm trọng. Quan điểm hậu hiện đại - thay đổi nhận thức của quần chúng - hiện nay hoàn toàn bị coi thường, nhất là những chức năng phá hoại, phi xây dựng của nó. Đúng ra mà nói, hậu hiện đại không phải là điều gì đó khôi hài, nếu nhìn nó một cách nghiêm túc, và việc xã hội chúng ta coi thường nó đã được gài đặt trước bởi những kẻ thúc đẩy quan điểm này lên địa bàn xã hội và giới chuyên gia của chúng ta. Hậu hiện đại như thể cố tình bị nhạo báng bởi những người tạo ra nó. Hậu quả là trong cộng đồng chuyên gia chúng ta, nếu ai đó nghe từ hậu hiện đại sẽ cười khúc khích nói rằng: “À vâng, chúng tôi biết rồi, đó là Quentin Tarantino, là Pulp Fiction, chúng tôi xem rổi, vâng, Mia Wallace nhảy với Vincent Vega"1, và thật sự hiểu biết về hậu hiện đại chấm dứt ở đó.

        Trong khi đó, hậu hiện đại là một kiểu ma trận, hoàn toàn thế chỗ cho môi trường mà chúng ta đã quen sống và hoạt động. Nó thật sự thiếu bất kỳ thứ bậc nào hay tiêu chuẩn nào. Kết quả là trong không gian hậu hiện đại, người ta không thể đánh giá bất cứ thứ gì bởi không có tiêu chuẩn nào được thiết lập rõ ràng cho nó. Cùng lúc, thật là nghịch lý, lại tồn tại quá nhiều tiêu chuẩn và đánh giá. Và cụm từ mà chúng ta hay sử dụng vội vàng trong vô vọng - “chín người, mười ý” - trên thực tế chính là tinh túy của hậu hiện đại. Từ đó suy ra rằng mỗi người là tác giả hệ thống tọa độ của mình, bộ máy khái niệm của mình, còn những trường ngữ nghĩa chung mà nhờ nó mọi người có thể tìm ra tiếng nói chung với nhau lại không có. Đây chính là sự đa dạng tuyệt đối của môi trường, là đời thường của hậu hiện đại.

        Khi nói về hậu hiện đại, chúng ta phải hiểu rằng cái hiện đại vốn quen thuộc, thân thích và gần gũi với chúng ta, nhìn chung về nguyên tắc đã hoàn toàn bị hậu hiện đại đè bẹp, đơn giản là nó không nhận ra và đã xem thường (hậu hiện đại). Cũng như tiến hiện đại, đã chỉ ngóc đầu trong bối cảnh xuất hiện cùa hậu hiện đại vì sự thờ ơ tuyệt đối của hậu hiện đại cũng với tiến hiện đại. Chính đây là lý do của sự trở lại của cả tôn giáo, cả sự thế tục hóa tràn lan, cả sự tăng cường vai trò của Chính thống giáo chẳng hạn trong xã hội Nga. Lý do là hậu hiện đại hoàn toàn thờ ơ với truyền thống về mặt nguyên tắc và Chính thống giáo nói riêng, cũng như tất cả những tín ngưỡng tôn giáo và hình thức thờ phượng khác. Điều đó cũng giống như những hình mẫu tiến bộ, thực chứng mà các nhà tương lai học hiện đại đang mê đắm, với niềm ngưỡng mộ và thích thú mơ vẽ việc xây dựng nước Nga công nghiệp mới, siêu tiến bộ, với những chuyến bay giữa các vì sao và những công nghệ siêu hiện đại. Nhưng trong khi họ mơ màng về sự công nghiệp hóa mới thì hậu hiện đại và hậu công nghiệp hóa đã thâm nhập trọn vẹn vào xã hội từ trên xuống dưới.

        Giờ đây thì chúng ta đang đối phó với một kiểu người hoàn toàn mới và kiểu xã hội mới. Bây giờ đã không còn môi trường công dân mà hiện đại quen dựa vào. Môi trường đặt nền tảng cho nhà nước quốc gia, kể cả môi trường mạng lưới phân tán hóa mà chúng ta ở nước Nga mới chỉ vừa quen tiếp nhận nó như một thực tế mới, cũng đã lỗi thời rồi. Hiện nay bức tranh thế giới được tạo nên bởi một xã hội “lỏng” (liquidity), một khối quần chúng hoàn toàn chuyển động nào đó. Không chỉ đơn giản bị phân tán nhỏ, mà thậm chí đó là những cá nhân ảo có thể được cấu hình bằng bất cứ cách nào khi nhồi cho nó những phẩm chất bất kỳ nào rồi đặt nó vào bất cứ cộng đồng có ý nghĩa hoặc vô nghĩa nào, những cộng đồng có thể tan rã hoặc lập mới bằng cách áp dụng những sự kết hợp phi lý nhất. Và môi trường đó, quần chúng hiện tại đó, vai trò cùng ảnh hưởng của nó sẽ ngày càng gia tăng. Hiện nay điều này đang xảy ra ở cấp độ của ngôi thứ nhất: những lời kêu gọi trên Internet đến tận mỗi túp lều, trao iPhone cho mỗi đứa bé vừa xong mẫu giáo, iPad cho mỗi học sinh trung học, đã trở thành phông nền cho sự tồn tại của chúng ta. Chúng ta lắp đặt lưới hóa thường trực cho không gian xã hội, nhận lấy những trách nhiệm ngày càng tăng trong lĩnh vực này, nối vào mạng lưới tất cả những gì dịch chuyển, tích hợp vào mạng lưới tất cả những gì trước kia không thể đặt vào một khái niệm hiện đại nào. Bởi để những nhà chiến lược mạng lưới hoạt động thành công, xã hội cần được mạng lưới hóa. Hậu hiện đại đã xê dịch những ranh giới của lý trí bằng cách đưa bản thân lý trí ra khỏi giao tiếp.

-------------------
        1. Pulp Fiction - còn có tên tiếng Việt là "Chuyện tào lao" "Tiểu thuyết lá cải" hay "Chuyện Găngxtơ” - một bộ phim tâm lý tội phạm của Mỹ phát hành năm 1994 có bối cảnh quay tại Los Angeles. Mia Wallace (do Uma Thurman đóng) và Vincent Vega (do John Travolta diễn) là hai nhân vát trong phim. (NO)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:18:11 am »


        Và chỉ khi nào nhiều diễn viên mạng lưới kết nối vào lưới mạng, còn những nút của nó không thể tư duy ngoài mạng lưới, thì khi đó mạng lưới đi vào hoạt động. Khi đó những khái niệm mạng lưới sẽ được tung vào xã hội, và xã hội trở thành mạng lưới. Những mạng xã hội được hình thành hiện nay tưởng như vô thưởng vô phạt, như Facebook hay Twitter - là những mô hình hành vi đi vào thực tiễn offline bằng cách thâm nhập vào cách thức suy nghĩ, thành lập một xã hội nối mạng ở nơi mà hôm qua không có gì ngoài thực tiễn khách quan.

        Nhưng cũng cần suy nghĩ về việc môi trường này, phù hợp một cách lý tưởng cho việc kiểm soát từ bên ngoài lãnh thổ, thuận lợi cho việc xây dựng và cầu hình thực tế đáp ứng lợi ích của những kiến trúc sư mạng lưới, cũng như chính quyền hiện đại, thực chứng còn sót lại từ thực tế vật chất Xô viết và được hình thành trên những nguyên tắc hiện đại, mơ về sự hiện đại hóa công nghiệp duy vật, hiểu rằng nó hoàn toàn không có khả năng dựa vào thực tiễn đang có. Thực tiễn này hiện nay đơn giản là đã trượt qua dưới chân nó, vuột khỏi kẽ tay. Đó là cái không thể chộp lấy, không thể sắp xếp, áp đặt những quan điểm hiện đại của riêng mình, đó là cái người ta không thể cho nó một hình thái nào, không thể đặt vào đâu đó càng không thể dịch chuyển đi đâu đó. Nó không có chiều thẳng đứng, mà là một môi trường phân tán, lan tỏa, là sóng. Và chính quyền hiện nay đang cố kiểm soát môi trường sóng này - cau mày, họ mấp máy môi nói: “Đấy, các người này bây giờ đến đây, còn những người kia, ở đây, các người được sắp xếp như thế". Xếp đi đâu chứ? Không ai có thể sắp xếp đi đâu được nữa, bởi chính quyền thực chứng và xã hội mạng lưới hiện diện ở những chiều kích khác nhau, chúng thậm chí còn không đại diện cho nhau.

        Một trong những tiêu chí chính của xã hội mạng lưới là việc xem nhẹ quốc gia và thậm chí khinh bỉ nó. Việc đối đầu giữa mình với quốc gia được đánh giá cao, đối với môi trường mạng lưới, nhà nước không phải là một giá trị. Khi chính quyền kêu gọi: “Hãy tập hợp lại, hãy dốc sức mình để đất nước phồn vinh”, nó phải chấp nhận rằng không còn khả năng hòa hoãn với việc từ lâu điều này đã có tác dụng ngược, bởi cùng với lời kêu gọi, nhà nước không còn đưa ra được động lực. Bất cứ động lực nào cũng bị hòa tan trong hậu hiện đại. Con người không còn nhớ tới “nhà nước” nữa. “Nhà nước là gì?”, họ hỏi.

        Hậu hiện đại hiện nay rõ ràng là một thực tế hiển nhiên, không thể trông thấy nó, dù có thể hiểu được. Và Dmitri Medvedev1 càng cổ vũ Twitter và iPad mạnh bao nhiêu thì việc phần rẻ và hậu hiện đại hóa xã hội chúng ta càng dữ dội bấy nhiêu, chính quyền, chế độ và nhà nước càng mất kiểm soát chúng nhanh bấy nhiêu. Xã hội đơn giản sẽ trôi xa khỏi nhà nước để đi vào một thực tế khác, các cảm biến mạng sẽ trực tiếp đi qua đầu của chính quyền hiện nay, trên cả Putin, bỏ qua Medvedev, qua bộ máy hành chính tổng thống, kết nối trực tiếp vào xã hội mạng lưới này, từ bên ngoài bắt đấu mô hình hóa các kiểu mẫu xã hội và điều khiển chúng, áp đặt các giá trị và chiến lược trước đó đã hình thành ở phương Tây. Trong những môi trường, xin lưu ý, có tính trí tuệ.

        Đừng đánh giá thấp hậu hiện đại và cười bảo giờ đây chúng tôi sẽ xây những chuyến bay mới giữa các vì sao và đời sống vật chất hạnh phúc. Có thể, chúng ta rồi sẽ xây được nó, nhưng phải mất nhiều năm. Còn để chèn mạng lưới vào thực tế - chỉ cần vài phút. Chúng ta vẫn chưa kịp tìm hiểu hết những chức nàng của món đồ điện tử mới, sống như thế nào trong thực tiễn khác. Không cẩn chúng ta có hiểu hậu hiện đại hay không.

---------------------
        1. Thủ tướng Nga Dmitri Medvedev nói tiếng là người say mê công nghệ và tích cực sử dụng mạng xã hội trong số các thành viên chính phủ Nga. (ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:19:27 am »

        
NGUYÊN NHÂN ĐỊA CHÍNH TRỊ CỦA CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI

        Trong hoạt động của mình, người Mỹ luôn xuất phát từ những quy luật địa chính trị, và hằng số cơ bản của địa chính trị là sự đối đầu giữa nền văn minh lục địa, mà đại diện hiện nay là Nga, với nền văn minh biển mà thành trì và sự thống trị của nó là Hoa Kỳ.

        Địa chính trị là không thể thay thế với người Mỹ, họ luôn xuất phát từ những nguyên tắc địa chính trị, vì vậy hằng số địa chính trị có mặt trong mỗi bước đi của họ, trong mỗi hành động cụ thể. Chiến tranh mạng lưới - đó là công nghệ bắt nguồn hợp lý từ địa chính trị. Mối đe dọa chính với Hoa Kỳ, xuất phát từ logic địa chính trị, chính là Nga với tư cách một không gian lớn, vì thế nhiệm vụ chính của Hoa Kỳ là giảm bớt không gian lớn này bằng cách tước đoạt các lãnh thổ vì lợi ích của mình và chia nhỏ chúng.

        Trong địa chính trị, không gian - khối lượng địa chính trị - có một ý nghĩa đặc biệt, thậm chí không phụ thuộc vào việc nó có nhiều khoáng sản hay đất đai màu mỡ, mặc dù theo quan điểm “địa linh thiêng” đi trước địa chính trị, chất lượng của không gian cũng có ý nghĩa lớn. Nga là một thực thể địa chính trị lớn, trong thuật ngữ địa chính trị thì đó là không gian lớn, có nghĩa nó là đe dọa sự thống trị độc tôn của Hoa Kỳ. Mục tiêu của “đế chế" Hoa Kỳ là phân chia không gian lớn đó ra thành từng phần, càng manh mún càng tốt. Và ở đây mọi phương tiện đều tốt: bắt đầu từ phá hoại tư tưởng, suy thoái đạo đức, Chiến tranh Lạnh, phong tỏa kinh tế và kết thúc bằng tấn công quân sự trực tiếp. Chiến tranh mạng lưới nằm đâu đó ở giữa.

        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI VÀ ĐỊA CHÍNH TRỊ CỔ ĐIỂN: MỐI LIÊN HỆ

        Dựa vào sự đối đầu giữa nền văn minh lục địa với văn minh biển, địa chính trị cổ điển xác định chính quyền lục địa bằng khái niệm “tellurocracy” (“telos” - đất và “cratos”: chính quyền), và chính quyền biển bằng khái niệm “thalassocracy” (thalasso: biển). Các kiểu văn minh này được hình thành trong nhiều thế kỷ - cái nhìn từ biển về đất liền, nhận thức của con người của biển về đất liền và nhận thức của đất liền về biển; “những tên cướp biển” và “những kẻ du mục trên đất liền” - đó là những gì nằm trong mô hình xã hội học của hai kiểu văn minh này. Nền văn minh biển có đặc điểm là tính cơ động xã hội, trong khi nền văn minh lục địa thích ứng hơn với những nguyên tắc bảo thủ.

        Trong toàn bộ những cái nhìn và mô hình mà những người sáng lập địa chính trị đế xuất, chúng tôi sẽ dừng lại riêng ở các công trình của Halford Mackinder, tác giả địa chính trị then chốt, người đưa ra mô hình được sử dụng cho đến nay. Ông chia không gian thế giới ra làm ba khu vực. Đó là khu vực đất lõi (heartland) nằm ở trung tâm lục địa Á - Âu, về lịch sử đã và đang trùng hợp với biên giới của đế chế Nga và khối Xô viết, hiện nay là biên giới của những vùng được xác định như Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Còn có vùng đảo thế giới, không gian được thống trị bởi nên văn minh thallasocratic Đại Tây Dương, không gian đại dương. Và có vùng mà nến văn minh lục địa đụng độ nền văn minh biển - đó là vùng ven biển quanh đất lõi, được gọi là vùng vành đai (rimland) - dải đất chung quanh lục địa Á - Âu. Ở phía Tây, vùng vành đai có châu Âu, và tiếp đó là Nam Âu. Ở phía nam có Trung Đông (những nơi gọi là vùng Balkan Á - Âu theo định nghĩa của Brzezinski), Trung Quốc và Nhật Bản. Tức trong địa chính trị, rimland là vùng đụng độ giữa các nền văn minh.

        Mackinder đã nhấn mạnh tầm quan trọng của rimland bằng định nghĩa: “Ai kiểm soát Đông Âu sẽ kiểm soát rimland, ai kiểm soát rimland sẽ kiểm soát lục địa Á - Âu và có quyền thống trị vùng heartland, và ai nắm quyền thống trị heartland sẽ kiểm soát thế giới”1. Theo đó, nền văn minh Đại Tây Dương, nền văn minh biển, đang cố mở rộng khu vực này bằng cách thay đổi kích cỡ. “Tên cướp biền” thấy bến bờ chính là dải đất rộng, trong khi “kẻ du mục trên đất liền” thấy biên giới của đất liền và biển trong hình dáng một đường vạch. Điều này được phản ánh trong các phương pháp tiếp cận địa chính trị ở chỗ nền văn minh biển luôn hình dung biên giới là một dải đất rộng tiến sâu vào bờ biển, trong khi “kẻ du mục đất liền” luôn cố giảm bớt đường biên giới xuống còn một vạch kẻ, điếu tự nhiên đối với văn minh lục địa. Chính quyền lục địa (tellurocracy) cổ thu hẹp ranh giới ảnh hưởng của mình (xuống còn thành một vạch kẻ - ND), kiểm soát biên giới trên thực tế của lục địa Á -Âu, bởi tuyến bờ biển Á Âu chính là biên giới tự nhiên đối với nền văn minh lục địa.

        Như thế, trong không gian vành đai sẽ diễn ra cuộc đụng độ văn minh chính. Nền văn minh biển tiến sâu vào lục địa, cố mở rộng dải ảnh hưởng của mình; nền văn minh lục địa dịch chuyển khỏi trung tâm, từ trong lục địa, cố thu hẹp dải đất này và biến nó thành một vạch tuyến của vùng ven biển. Những khái niệm nền tảng này của Mackinder là then chốt và được sử dụng như những định nghĩa cơ bản trong địa chính trị cổ điển cho tới ngày nay.

        Cuộc đối đầu lịch sử giữa hai nền văn minh có thể được hình dung qua thí dụ của cuộc đối đầu giữa Rome và Carthage, và sau này giữa Anh và Đế quốc Nga. Trong thời kỳ hiện đại, người kế thừa Anh chính là Hoa Kỳ, và theo đó trung tâm địa chính trị chính quyền biển nằm ở chính đó. Chiến lược mà khởi đầu là sự đối kháng giữa Anh và đế quốc Nga đã được tiếp tục thực hiện ngày nay. Trong lịch sử, nhiệm vụ chính của đế quốc Anh là nỗ lực không cho Nga tiến đến Ấn Độ Dương để kiểm soát Bosporus và Dardannelles, không tạo cơ hội cho đất lõi tiến ra những vùng biển ấm. Toàn bộ cuộc đối đầu giữa thế kỷ 19 - đầu thế kỷ 20 cho đến nay, khi mà Hoa Kỳ chưa nhận lãnh chức năng của trung tâm chính quyền biển, đã phát triển theo logic đó. Và chúng ta thấy hiện nay, cuộc đối kháng không biến mất đi đâu, nền văn minh thallasocracy dưới sự lãnh đạo của Hoa Kỳ tiếp tục tiến sâu vào lục địa Á - Âu, mở rộng vùng vành đai ven biển.

---------------------
       1. MacKinder J. H. Trục địa lý cùa lịch sử// Các thành tố. Tổng quan Âu Á. -M., 1995, N® 7. T.. 26-31.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2020, 08:07:55 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:20:36 am »


        ĐỊA CHÍNH TRỊ - NGOÀI Ý THỨC HỆ

        Có một xu hướng đặc biệt trong địa chính trị phương Tây là muốn xoa dịu hay nói chung là bác bỏ cuộc đối đầu giữa các nến văn minh trong địa chính trị cổ điển. Từ đây xuất hiện khái niệm địa chính trị ứng dụng - được xem như mưu toan từ bỏ thuyết nhị nguyên về các nền văn minh. Chính ở phương Tây xuất hiện xu hướng nhắm đến việc xóa nhòa nguyên tắc cơ bản của địa chính trị để che giấu mục tiêu chính của chiến lược phương Tây: thiết lập sự thống trị đơn cực riêng của mình, tôn vinh quyển lực biển trên thế giới.

        Địa chính trị ứng dụng trong đa số trường hợp không phải là địa chính trị, mà chỉ là một khía cạnh công nghệ của phương pháp luận địa chính trị dựa trên việc xem xét nhừng tình huống cụ thể nào đó ở hiện tại, tách khỏi bối cảnh toàn cầu. Thậm chí có những phân nhánh nhỏ của địa chính trị như địa chính trị bầu cử, địa chính trị khu vực, tức là khi những vấn đề khá cụ thể được xem xét dưới ánh sáng của công nghệ địa chính trị. Ở đây địa chính trị đóng vai trò chỉ như một công nghệ.

        Nhưng cuộc đối đầu giữa đất liến và biển thì không biến đi đâu,và bất kỳ ai cho rằng “chuyện đó cũ rồi”, “không cần phải quan tâm” đơn giản là chỉ muốn tung hỏa mù, bóp méo thực trạng vấn đề. Nhìn vào bối cảnh thế giới hiện nay, bất cứ ai tỉnh táo cũng thẩy cuộc đụng độ giữa biển và đất liền không bao giờ biến mất.

        Vào đêm trước sự sụp đổ của Liên Xô, những lãnh đạo của nó đã bị “bắt thóp” chính ở chỗ người ta hứa sẽ tháo dỡ sự đối đầu giữa hai khối để đổi lấy việc Liên Xô từ bỏ hệ tư tưởng Marxist. Nhưng như chúng ta đã biết, đơn giản là họ đã bị lừa: người ta bảo họ rằng nếu khối Xô viết không giữ lập trường tư tưởng cứng rắn thì cuộc đối đầu giữa thế giới phương Tây và khối Xô viết sẽ được dỡ bỏ và nhân loại sẽ được sống trong một thế giới thống nhất như một gia đình hòa thuận. Thêm vào đó các lãnh đạo của chúng ta, trước tiên là Gorbachev, được hứa sẽ nằm trong thành phần chính phủ toàn cầu để tham gia lãnh đạo thế giới.

        Nhưng rồi như chúng ta thấy, khối Xô viết tan rã, và những lãnh thổ mà chúng ta từ bỏ như Đông Âu để lùi sâu hơn vào lục địa ngay lập tức đã được trám bằng các căn cứ NATO, chuyển sang nằm dưới sự kiểm soát chiến lược của chính quyền biển - tức Atlanticism1. Điều tương tự thế cũng xảy ra với không gian hậu Xô viết - chúng ta vừa mới rời khỏi những quốc gia mới được thành lập mà sau khi Liên Xô tan rã đã tham gia vào SNG, ngay lập tức ở đó xuất hiện sự hoạt động tích cực của Hoa Kỳ, mà trước tiên là ở Kavkaz, và sau 11/9/2011 là ở các nước cộng hòa châu Á, đâu đó còn xuất hiện cả các đơn vị quân đội Mỹ. Vì thế hiện nay là tất yếu khi chúng ta nhận thức được tầm quan trọng của phương pháp địa chính trị để giải quyết những vấn đế an ninh không chỉ cho nước Nga, mà các nước SNG và không gian Á - Âu nói chung. Và trước tiên nó liên quan tới những cấu trúc đảm bảo an ninh quân sự, một khói Á-Âu tương tự khối NATO như Tồ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO2). Ban lãnh đạo của CSTO ngày nay đã công khai thừa nhận, trong việc soạn thảo chiến lược phản ứng làm nền tảng cho việc hình thành quan điểm an ninh chung Âu - Á, cần phải sử dụng chính phương pháp địa chính trị như cách tiếp cận hiệu quả nhất để đối phó với những thách thức hiện đại và những hoạt động tương xứng của Hoa Kỳ. Và từ phía các lãnh dạo những quốc gia thành viên CSTO, ngày càng có nhiều đề nghị mở rộng số thành viên của tổ chức từ những nước còn lại trong SNG cùng như từ những quốc gia Á - Âu khác, kể cả đưa Iran và Trung Quốc vào thành phần CSTO.

        Trong mối liên hệ này, cần ghi nhận rằng cách tiếp cận địa chính trị nằm ngoài ý thức hệ. Sự đối đầu giữa các nền văn minh không hề liên quan gì tới quan điểm tư tưởng và sự thống trị của ý thức hệ này hay khác trong kiểu văn minh này hay khác. Có những xung đột tạm thời của các mô hình tư tưởng như xung đột giữa chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa tư bản trong thời gian Liên Xô tồn tại, nhưng dù sao nền tảng của những cuộc đối đầu này vẫn là các nguyên tắc địa chính trị.

        Chúng ta biết nền văn minh biển, tức Atlanticism đã hợp tác thành công cả với các chế độ Marxist, các nhóm Hồi giáo và khủng bố để đạt được những mục đích địa chính trị của mình, củng như nền văn minh lục địa có thể nhận những kẻ đối kháng về tư tưởng làm đồng minh tạm thời. Đầy rẫy những thí dụ như thế. Vì vậy phương pháp địa chính trị nằm ngoài hệ tư tưởng, nó luôn hành động ở dạng thuần khiết nhất. Có thể khảo sát nó trong bối cảnh những hệ tư tưởng khác nhau, nhưng mô hình địa chính trị cơ bản là không lay chuyển.

        Việc từ bỏ sự đối đầu về ý thức hệ, chẳng có gì ngạc nhiên, đã không loại bỏ được sự đối đầu địa chính trị, và ở đây, như đã nói, chỉ là chúng ta đã thoái lui, còn họ đã tiến công - chính việc đó đã hiện thực hóa cuộc đối đầu hiện nay giữa hai chiến lược.

---------------------
        1. Học thuyết hợp tác liên Đại Tây Dương, theo đó Tây Âu và Hoa Kỳ đôi bên đều có lợi nếu hợp tác chặt chẽ hơn về chính trị, kinh tế và nhất là quân sự (ND)

        2. Tổ chức Hiệp ước An ninh Tập thể (tiếng Nga: Организация Договора о Коллективной Безопасности, viết tắt là ODKB hoảc CSTO) là một liên minh quân sự giữa các nước Armenia, Belarus, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Nga và Tajikistan, thành lập tháng 5/1992.(ND)

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 08:06:25 am »


        THẾ BÍ CỦA SỰ CÂN BẰNG HẠT NHÂN

        Vào lúc mà sự cân bằng hạt nhân được hình thành trên thế giới, người ta hiểu rằng bất cứ một động thái đột ngột nào, chẳng hạn từ phía nền văn minh Đại Tây Dương đối với lục địa Á - Âu, đểu có thể dẫn đến ngày tận thế hạt nhân. Người ta tin rằng không một nhà lãnh đạo của một nước trong khối hạt nhân nào dám đáp trả một cuộc xâm lược phi hạt nhân bằng một cú đấm hạt nhân, nói gì đến những cuộc bành trướng chỉ sử dụng vũ khí thông thường.

        Đến đây, một lần nữa tôi lại muốn dẫn công trình Chiến lược tiếp cận gián tiếp (The strategy of indirect approach) của Basil Liddell Hart. Vào lúc mà trên thế giới xuất hiện bom hydro, Hart lưu ý là tình hình đã phần nào đóng băng, kế hoạch Đại Tây Dương không thể tấn công thêm, nhưng kế hoạch Á - Âu cũng không thể thực hiện cuộc tiến công địa chính trị của mình đến các biên giới của lục địa, bởi có nỗi lo sẽ khởi đầu một cuộc chiến lớn có thể dẫn tới sự diệt vong của nhân loại. Hart trong tương quan này đã bày tỏ tin tưởng rằng không ai trong hoàn cảnh đó dám nhận lânh trách nhiệm sử dụng vũ khí hạt nhân, điều lập tức sẽ dẫn tới sự đáp trả tương xứng, kéo theo sự hủy diệt hoàn toàn thế giới, nhất là khi có sự hiện diện của bom hydro.

        Tổng kết các trận chiến lớn trong lịch sử, bắt đầu từ thời điểm nền văn minh Hy Lạp trong cuộc đối đầu giữa Athens và Sparta và tiếp đó là kinh nghiệm Thế chiến thứ nhất, rồi Thế chiến thứ hai, Hart nói rằng: trong tình huống cân bằng hạt nhân, những phương pháp quân sự thông thường không thể thay đổi tình hình một cách triệt để, mặc dù chúng lấy lại giá trị của mình khi tiến hành những trận chiến tập hậu. Rõ ràng không thể tiếp tục kêu gọi đối đầu hạt nhân được nữa, mà phát triển những chiến lược quân sự kinh điển chỉ có thể làm nghiêng cán cân vế hướng này hay hướng khác không đáng kể, nên cần phải nghĩ ra những công nghệ quân sự mới, vượt trội rõ rệt so với trước đây về tổng chi phí, tổn thất và hiệu ứng đạt được. Và như thế, khái niệm “chiến lược tiếp cận gián tiếp” xuất hiện. Khái niệm đó lần đầu tiên mô tả bước đầu của điều sau này được hiện thực hóa trong quan điểm “chiến tranh mạng lưới”.

        Bằng cách đó, chúng ta nhận được một trong những định nghĩa cơ bản của chiến tranh mạng lưới: đó là cách chiếm đoạt lãnh thổ của đối phương không dùng vũ khí thông thường, nhưng sử dụng những chiến lược quân sự kinh điển, được nâng lên một trình độ công nghệ mới. Có nghĩa trong những trận chiến mạng lưới, dĩ nhiên, vũ khí thông thường cũng được sử dụng, nhưng đó là ngoại lệ của công nghệ này, là trường hợp đặc biệt, được mô tả bằng khái niệm chiến tranh mạng lưới trung tâm và tiếp tục phát triển đặc biệt về hướng hoàn thiện các công nghệ quân sự, trong khi các cuộc chiến tranh mạng lưới phần lớn là một hiện tượng xã hội.

        Vì thế, trong chiến tranh mạng lưới vũ khí thông thường không phải là yếu tố quyết định. Có thể tước đoạt lãnh thổ đối phương mà không cần một phát súng nào và đó chính là ưu thế của chiến lược chiến tranh mạng lưới. Hình thành nên tình huống mà đối phương đơn giản là không có cơ hội nào để sử dụng không phải vũ khí hạt nhân, mà nói chung là bất cứ vũ khí nào.

        Lấy ví dụ như tình hình Ukraine giai đoạn “cách mạng cam” cuối năm 2004. Những gì xảy ra ở Ukraine - cuộc đảo chính cam - chính là cuộc chiếm chính quyền phi bạo lực điển hình và chuyển Ukraine vào vùng kiểm soát của khối chiến lược Đại Tây Dương. Thậm chí nếu như Ukraine tham gia vào một khối quân sự thống nhất với Nga - đó cũng không là nguyên cớ để Nga tấn công hạt nhân Hoa Kỳ. Tất cả những gì chúng ta còn lại trong tình cảnh này chỉ là nguyên rủa mình ở chỗ “Chọn lựa đồng minh - đó là chủ quyến của Ukraine”, ưu thế của công nghệ mạng lưới là ở đó. Chúng đạt được mục tiêu, giành thắng lợi mặc nhiên, tức không phải bằng cách trực tiếp, và trong những điều kiện này cú tấn công đáp trả bị loại trừ. Một tình huống khác hẳn hình thành ở Ukraine đầu năm 2014. Chính quyền bị chiếm bằng con đường bạo lực. Công nghệ mạng lưới phương Tây đã làm việc một cách nhơ bẩn. Có thể tình hình vuột khỏi sự kiểm soát của họ? Trong bất kỳ trường hợp nào thì điều đó lần nữa khẳng định luận điểm cho rằng áp lực mạng lưới đã phát triển ngày càng mạnh, từng bước thắt chặt dần kịch bản.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 08:06:59 am »


        TIỀM NĂNG ĐỊA CHÍNH TRỊ NGA: CƠ SỞ CHO CHIA CẮT

        Nước Nga trong hình thức tồn tại hiện nay đang gây khó chịu cho Hoa Kỳ, họ sẽ hài lòng hơn nếu Nga được chia ra không chỉ thành những vùng độc lập với nhau, mà còn phụ thuộc vào các nước phương Tây. Như vậy sẽ dễ điều khiển hơn. Nhưng ý nghĩa của quan điểm này là gì? Tại sao một nước Nga thống nhất lại làm Hoa Kỳ phiến phức một khi họ đã có quá nhiều phạm vi ảnh hưởng: cả tài chính lẫn chính trị, mà với sự giúp sức của chúng họ có thể gây ảnh hưởng lên nước Nga bằng những phương cách khác?

        Từ quan điểm địa chính trị, trong tình hình hiện nay nước Nga là một đấu thủ địa chính trị lớn, sở hữu kho vũ khí hạt nhân và nếu muốn, lên chương trình hành động toàn cầu khác với chương trình mà Hoa Kỳ thảo ra. Nước Nga cho dù đã trượt xuống hàng những quốc gia khu vực và trong trường hợp khả quan nhất cũng chỉ có thể gây ảnh hưởng lên chính sách khu vực, dẫu sao cũng còn là một cường quốc trong tình hình hiện nay, sở hữu một tiềm năng chiến lược. Mà đây là nền tảng cho việc thành lập một chủ thể văn minh độc lập, một diễn viên toàn cầu lớn, có thể  hình thành chương trình nghị sự toàn cầu, đưa ra những điều kiện của mình, hay ít nhất, đòi hỏi ý kiến của mình phải được tính đến trong việc giải quyết những vấn đề toàn cầu, điếu quả nhiên đang diễn ra.

        Cho đến gần đây, quan điểm của Nga hoặc là bị xem nhẹ, những sự kiện khác nhau đã phát triển bất chấp lợi ích chúng ta, bỏ qua quan điểm của Moskva; hoặc là chúng ta phải chấp nhận việc chuyển sang tình trạng đối đầu với phương Tây, điều cuối cùng đã thấy hiện nay. Nước Nga bắt đầu đưa ra những phương án phát triển của mình đối với các quá trình chính trị đối ngoại then chốt, mà đơn cử là quan điểm của Nga về Syria, tiến hành một cuộc chơi tích cực ở châu Âu và trong không gian hậu Xô viết. Kết quả là xuất hiện sự leo thang căng thẳng giữa Nga và Hoa Kỳ, và với phương Tây nói chung.

        Quy chế đấu thủ địa chính trị lớn của Nga được bảo đảm bằng không gian lục địa lớn, vùng đất lục địa lớn bao gồm nhiều múi giờ và vài vùng khí hậu. Đó vẫn còn là một đấu thủ lớn,vẫn còn dẫu chỉ theo quán tính sót lại, tác động lên những lãnh thổ rộng lớn của thế giới Ả rập trong không gian hậu Xô viết, có khả năng tiến hành đối thoại xây dựng với những nhà nước lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Iran. Tức là Nga vẫn còn là một đấu thủ có ảnh hưởng, ngày càng tham gia tích cực hơn vào những quá trình toàn cầu, dẫu cho sự tham gia của nó chỉ ở những lĩnh vực kinh tế hay nguyên liệu. Nhưng dẫu sao điều đó cũng gây ảnh hưởng và có những hệ quả chính trị. Vì thế nên trong hình thức hiện tại, với tư cách một cường quốc lớn, nước Nga là một đấu thủ khó chơi, ảnh hưởng của nó sẽ ít nếu nó bị chia cắt thành nhiều mảnh vỡ hơn, hay thành nhiều hơn các quốc gia dân tộc riêng lẻ, những chủ thể độc lập sẽ được thành lập trên nơi là nước Nga hiện nay.

        Trong hình thức đó dĩ nhiên nó sẽ không còn gây ảnh hưởng. Và tiềm năng hạt nhân mà nó có cũng sẽ manh mún hoặc nằm ở một tổ chức sót lại, và tổ chức sót lại đó sẽ dễ dàng rơi vào cú thắt cổ địa chính trị theo chiến lược “Anaconda” - bao vây và bóp nghẹt không gian chiến lược và kinh tế. Tức làm việc với những phân mảng nhỏ thuận tiện hơn nhiều - tiêu hóa nó, đưa nó vào những dự án toàn cầu của Mỹ, phương Tây vẫn còn hơn là làm việc với mẩu khó nhằn hiện nay dẫu nó chỉ còn là một khúc của nước Nga rộng lớn. Vì vậy rất tự nhiên, đối với các chiến lược gia Hoa Kỳ, việc chia nhỏ nước Nga là một trong những nhiệm vụ cơ bản.

        Nhà địa chính trị nổi tiếng Hoa Kỳ Zbignew Brzezinski trong tác phẩm Bàn cờ lớn (The Grand Chessboard) biện hộ cho vai trò thống lĩnh của Hoa Kỳ, ở trang cuối cùng của chương cuối đã viết rằng Hoa Kỳ là cường quốc duy nhất - đã mất hai thế kỷ để đi tới đó và sẽ phải giữ gìn danh hiệu siêu cường duy nhất này. Chẳng cần phải ganh tị về số phận của đất lõi, theo ý kiến của Brzezinski, một không gian lớn phải bị chia thành từng phân mảng. Không gian đó sẽ không còn là hiểm họa đối với Hoa Kỳ như một thực thể địa chính trị nữa. Và cuối cùng ông ta viết, để đạt được mục tiêu này, cần phải sử dụng lần nữa ưu thế của những mạng quan hệ quốc tế đã được thành lập, phát triển ngoài khuôn khổ của hệ thống quốc gia truyền thống. Ở đây ông ta dường như ngầm chỉ ra rằng mạng lưới không gắn với các biên giới của những quốc gia dân tộc cổ điển của thế giới hậu Yalta. Mạng lưới - đó là cái vượt qua biên giới, hoạt động bên ngoài lục địa châu Mỹ. Cùng với đó, biên giới của những quốc gia dân tộc truyền thống không là trở ngại đối với mạng lưới. “Mạng lưới này”, Brzezinski viết - được dệt nên bởi những tập đoàn đa chức năng, những tổ chức phi chính phủ và những cộng đồng khoa học - đang ngày càng phát Triển nhờ các mạng Internet”.

        Internet, không phải ngẫu nhiên ra đời ở Lầu Năm góc và trở thành một hệ thống thông tin liên lạc toàn cầu trên thế giới, là một mô hình của mạng lưới thế giới được Hoa Kỳ thành lập những thập niên gần đây. Có thể nói Internet là mô hình cổ điển của mạng lưới. Sibrovski nhận định bằng sự tồn tại của mình, mạng lưới này đã tạo ra một hệ thống kiểm soát toàn cầu phi chính thức riêng của Hoa Kỷ trên toàn thế giới.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 08:07:56 am »


        INTERNET VƯỢT QUA BIÊN GIỚI

        Tại sao mạng Internet lại trở thành yếu tố quyết định, tạo cơ hội để nói về các khái niệm mạng lưới và sự phát triển chiến tranh mạng lưới? Tại sao Internet khắc phục được các biên giới quốc gia để mang tính quốc tế một cách thật sự, điều mà giai cấp vô sản chẳng hạn, không làm được trong kỷ nguyên công nghiệp. Trong kỷ nguyên các cuộc chiến tranh công nghiệp, để chuyển thông tin thí dụ như đến Washington, cẩn phải chuyển được tin nhắn đã mã hóa qua điện đài, rồi ai đó phải lái xe mang thông điệp đã được mã hóa qua biên giới, đưa vào châu Âu, rồi ở đó phải có ai đó bắt liên lạc với người đưa tin, và chuyển thông điệp mã hóa này xuyên đại dương - công việc đòi hỏi nỗ lực rất lớn và mất nhiều thời gian. Cho đến khi thông tin tới được Washington, tình hình có thể đã thay đổi đáng kể và thông tin đã mất tính thời sự. Còn ở đây đương nhiên Internet đã tạo ra những ưu thế của việc chuyển tin thần tốc cộng với khả năng tiếp cận bẩt cứ điểm nào, nơi nào có mạng trên thế giới. Thế nhưng không cần phải tập trung chú ý vào Internet như vào thành tố chính của chiến tranh mạng lưới. Mặc dù nó là thành phần quyết định, bởi cùng với sự xuất hiện của Internet và sự khởi đầu của việc Internet hóa toàn cầu thì cũng xuất hiện sự cần thiết chuyển đổi chiến lược quân sự Hoa Kỳ. Sibrovski đã viết rằng lý do để bắt đầu thay đổi theo hướng này là “sự kết nối chung”.

        Cần nhắc là Internet đầu tiên được Lầu Năm góc xem như một mạng nội bộ liên kết các máy tính của Lầu Năm góc và máy tính của những nhóm quân sự. “Chính Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ "phát minh" ra Internet, và khả năng sử dụng nó cho các mục đích quân sự đã không bị bỏ qua ngay từ những ngày đầu”1, như các nhà nghiên cứu chiến tranh trên không gian điều khiển Richard Clark và Robert Knake khẳng định, mặc dù cho rằng (đương nhiên thôi) Lầu Năm góc chỉ tài trợ cho các nghiên cứu và phác thảo. “Nhiều người cho rằng Internet là sáng chế của giới quân sự, trên thực tế nó chỉ là sản phẩm trí tuệ của những tay hippy từ các khu học xá của Học viện Công nghệ Massachusetts, Stanford và Berkeley. Họ được Ban quản lý dự án nghiên cứu phòng thủ tiên tiến tài trợ, Clark và Knake nói rõ, không che giấu việc mạng lưới điều hành các chương trình nghiên cứu tiên tiến này được thành lập để “bảo dảm thông tin liên lạc cho Bộ Quốc phòng”2. Tại sao Lầu Năm góc lại giải mật công nghệ này và để nó trở thành của công chúng? Bởi vì nó giúp tiếp cận bất kỳ điểm nào của hành tinh, trở thành điểm quyết định cho vấn đề tấn công chiến lược lục địa Á - Âu từ phía Hoa Kỳ.

------------------
        1. Clark R. Knake R. Chiến tranh thế giới thứ ba. Nó sẽ như thế nào? - Spb.: Piter, 2011

        2. Nguồn đã dẫn, trang 106
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 08:08:37 am »

   
       NHÂN VIÊN MẠNG LƯỚI — NHÀ ĐIỀU HÀNH CHÍNH

        Trong quá trình lan tỏa mạng lưới, xuất hiện khái niệm “nhân viên mạng lưới”, tức là người trong kỷ nguyên hiện đại và trong khoa học cổ điển được xem như tay nghiệp dư, nhưng trong bối cảnh chiến tranh mạng lưới họ trở thành nhà điều hành chính. Nhân viên mạng lưới là một chuyên gia trên bề mặt, nhưng trong nhiều lĩnh vực họ nhanh chóng nắm bắt bất kỳ hoạt động nào mà không bị ngụp lặn vào chi tiết ở bất cứ lãnh vực nào trong số đó. Điều đó giúp họ khác với một nhà vật lý cổ điển chẳng hạn, anh ta chuyên sâu vật lý, nghiên cứu sâu và biết vật lý rất rõ, nhưng lại không giỏi về hóa học, còn về các quy luật xã hội học thì hoàn toàn không có khái niệm. Trong khi đó nhân viên mạng lưới là một kẻ tài hoa, có thể học hỏi và định dạng rất nhanh. Và cái chính là nhân viên sở hữu hệ thống cái nhìn có tính biến hóa, đó là điểm then chốt.

        Có thể nói nguyên mẫu của nhân viên mạng lưới này là nhà báo. Chính cộng đồng báo chí luôn là nguồn chủ đạo của các cán bộ chính trị trong thế giới hiện nay, các chính khách công cũng xuất hiện phẩn lớn từ nghề báo. Nhà báo, đó là một trí tuệ cơ động, thông thạo mọi lĩnh vực. Hôm nay anh ta có thể viết về vũ khí, nhưng ngày mai là về sự bất bình xã hội, và ngày kia có thể trở thành nhà báo nghị trường viết về việc thông qua các dự luật, sau đó chuyển sang nhóm tháp tùng tổng thống, rồi thư ký báo chí của tổng thống, và sau đó nữa, có thể bắt đầu sự nghiệp chính trị của mình. Chính nhân viên mạng lưới là người tải điều mà trong những cuộc chiến tranh mạng lưới được gọi là mã mạng.

        Mã mạng là một hình mẫu thế giới quan nào đó, nhờ nó mà người ta có thể sàng lọc thông tin, lấy ra từ dòng bất tận yếu tố họ cần, sử dụng chỉ những gì cần cho lúc đó để thực hiện chiến dịch hay hoạt động nào đó. Đặc điểm của xã hội mạng lưới, hình thành trong kỷ nguyên hậu hiện đại, tức trong kỳ nguyên hậu công nghiệp là việc số lượng thông tin đạt tới khối lượng mà không một người khỏe mạnh nào có thể, không phải là chuyện lĩnh hội được hết khối lượng đó, mà kể cả việc định hướng được ít nhiều trong số đó.

        Nhưng chính khối lượng thông tin mà nhận thức con người không thể tiêu hóa hết đó đã tạo ra một trong những ưu thế cho chiến tranh mạng lưới. Vâng, luồng thông tin được sản sinh và truyền tải đó đã biến thông tin thành rác. Có một khuôn sáo quen thuộc của kỷ nguyên hiện đại: Ai nắm thông tin, người đó thống trị thế giới. Con người bình thường tiếp nhận điều đó theo nghĩa đen và nghĩ rằng: “Được rồi, bây giờ tôi mở tivi, radio, Internet, nhận thông tin và sẽ cai trị thế giới”. Và sau 10 phút đầu óc anh ta đầy ứ khối lượng thông tin đến nỗi anh ta buồn nôn. Tiếp đó người này tắt hết mọi thứ, bỏ vào rừng taiga và sống đời ẩn dật. Anh ta đã bị ngộ độc thông tin.

        Cùng lúc đó thông tin tiếp tục sinh ra và truyền đi. Điều đó có nghĩa là gì? Nó tạo ưu thế cho việc thực hiện các chiến lược mạng lưới bằng việc những thông tin chủ yếu, cần cho việc tiến hành các hoạt động chiến sự trong chiến tranh mạng lưới, được truyền đi trên những kênh mở. Trước đây, khi Stirlitz ngồi trong Cục 4 của RSHA1, ông ta cần có thông tin, mã hóa chúng rồi gởi bản mã này qua một máy phát bí mật. Mà phải làm sao cho điện đài viên đừng bị bắt, sao cho điệp viên mật sau đó chuyển thông tin tới Kremlin. Phải hết sức cẩn trọng, bởi thông tin này có thể bị chặn bắt qua những thiết bị nghe lén và trở thành tài sản của đối phương, giải mã chúng và biết chuyện gì đang diễn ra. Ngày nay trong tình hình những luồng thông tin rộng lớn không thể hiểu thấu và nắm bắt hết, thông tin mật cũng như bao thông tin khác - được truyền thẳng qua các kênh mở. Để hiểu tại sao như thế, cần phải soi sáng một cách ngắn gọn vài khái niệm chính của chiến tranh mạng lưới.

-------------------
        1. Stirlitz là biệt danh của điệp viên người Nga tên Isaev, một nhân vật trong bộ phim tinh báo Liẻn Xò nổi tiếng "17 khoảnh khác mùa xuân" (1973). Stirlitz hoạt động trong lòng Đức quốc xã trước khi kết thúc Thế chiến thứ hai. RSHA là văn phòng chính của Đội cận vệ cho cấp lãnh đạo Quốc xã, được biết dưới tên gọi tắt là ss. (ND)
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM