Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:42:37 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thế chiến thứ ba: Chiến tranh mạng lưới  (Đọc 9727 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 03:40:14 pm »


        KẾT THÚC Ý THỨC HỆ, SỰ TRỞ LẠI CỦA ĐỊA CHÍNH TRỊ.

        Sự sụp đổ của hệ thống Xô viết đã cho thấy thất bại của lối tiếp cận mang tính ý thức hệ. Các hệ tư tưởng quan trọng nhất của thế kỷ 20 đã chấm dứt sự tồn tại cùng với sự kết thúc kỷ nguyên hiện đại. Thời hậu hiện đại chung đã đến. Nếu như học thuyết chính trị đầu tiên - chủ nghĩa tự do - trong thời hậu hiện đại đã biến đổi thành hậu tự do, thì chủ nghĩa phát xít thì bị bắn hạ ngay khi cất cánh, không sống đến được tuổi vị thành niên. Cách giải thích về mặt ý thức hệ các quá trình của thế giới không còn giá trị nữa. Lấp đầy khoảng chân không vừa xuất hiện này là địa chính trị với sự đối kháng tất yếu, không thể tránh khỏi và khắc nghiệt của nó giữa các nền văn minh biển và lục địa.

        Khối Xô viết sụp đổ không đơn giản. Nó đã thua trận chiến vĩ đại giữa các châu lục1. Đất liền thua biển, nền văn minh trên bộ đã thua trong cuộc chiến với nền văn minh biển. Đã đến thời ăn mừng của mô hình hậu tự do phương Tây, mà về thực chất là của đế chế biển Hoa Kỳ có tham vọng thống lĩnh thế giới? Không còn khối Xô viết, mà chủ nghĩa tự do không có kẻ thù giai cấp tự nó cũng không còn hấp dẫn với bất cứ ai. Chỉ còn lại thuần túy địa chính trị, biển chống đất liền, và cuộc đổi đầu sẽ không dừng lại cho đến khi nào chúng ta, nước Nga, còn tồn tại. Và đó là lúc đế chế độc nhất của thế giới là Hoa Kỳ ăn mừng. Hay đến lúc nào mà họ chưa biến mất. Nhưng lúc đó thì người ta ăn mừng cái gì?

        Bản thân khái niệm “đế chế’ đã được mô tả chi tiết trong lý thuyết kinh điển những không gian rộng lớn của triết gia vĩ đại Đức, luật sư Carl Schmidt. Schmidt mô tả hai kiểu đế chế, dựa trên hai hình mẫu địa chính trị: đế chế biển, kiểu thuộc địa, hình thành từ các chính quốc và các thuộc địa, và đế chế đất liền, gồm trung tâm và các vùng ngoại biên. Khác biệt là ở chỗ các chính quốc quan hệ với các thuộc địa của mình theo kiểu tiêu thụ, như một phương tiện để làm giàu, để kiếm lợi, trong khi trung tâm của đế chế trên bộ xem các vùng ngoại biên như sự nối tiếp của mình, những gì cần được trang bị cho đủ tiện nghi, cải thiện, đầu tư vào đó sức lực, phương tiện và theo khả năng mà tạo lập những điều kiện tồn tại bình đẳng với trung tâm.

        Nhưng nhiều thế kỷ trôi qua, các đế chế, cả biển lẫn đất liền, khi thì được thành lập, khi thì bị tan rã, và thế giới trải qua kỷ nguyên các quốc gia - dân tộc, xuất hiện trên tàn tích của những đế quốc tan rã, và thế kỷ 21 đã đến, hiện đại được thay thế bằng hậu hiện đại, và đế chế một lần nữa lại lên ngôi. Bởi đây là khái niệm địa chính trị chứ không phải ý thức hệ, và trong tình hình chiến thắng sắp đến của địa chính trị như một hệ thống tọa độ chính yếu, đế chế trở thành khái niệm lôi kéo chúng ta không phải trở về quá khứ, mà là hướng về hiện tại, và đặc biệt là tới tương lai. Trong địa chính trị, đế chế đồng nghĩa với không gian lớn. Và tùy vào việc có bao nhiêu - một hay vài đế chế - mà thế giới trở nên đơn cực, tức phục tùng ý chí của đế chế, hay đa cực, tức công bằng hơn. Nhưng cả đơn cực lẫn đa cực thì thế giới đã mang trong mình đường dẫn đến đế chế.

        Thế giới đơn cực là chỉ có một đế chế - đế chế Hoa Kỳ. Hiện nay các nhà chính trị học phương Tây đã không ngần ngại diễn giải rằng Hoa Kỳ đang xây dựng một đế chế toàn cầu. Những người chống đối Đế chế Hoa Kỳ như Toni Negri và Michael Hardt2 đã nói vế điều này, những người biện giải cho nó - những nhà tân bảo thủ Robert Kagan và William Kristol3 - cũng vậy. Thế giới đa cực là gì đó trái ngược, khi số phận thế giới được xác định bởi sự đồng thuận của một số những trung tâm thế giới  đại diện cho những không gian lớn, bởi một số các đế chế. Thế giới này rõ ràng quân bình hơn, công bằng hơn. Ít ra đối với chúng ta, đại diện không phải nhóm địa chính trị Hoa Kỳ, mà là (nhóm địa chính trị) Á - Âu. Địa chính trị nghiêm ngặt xuất phát từ thực tế là cuộc đụng độ giữa nền văn minh đất liền và nến văn minh biển là không thể tránh được, mà Chiến tranh mạng lưới chỉ là hậu quả của cuộc đụng độ. Được Lầu Năm góc thông qua như một chiến lược quân sự, chiến trang mạng lưới đặt ra trước nó một mục tiêu hoàn toàn quân sự: tách chiếm các lãnh thổ và đặt nó dưới sự kiểm soát của Hoa Kỳ - sự kiểm soát của nền văn minh biển đối với đất liền. Đó chính là chiến tranh, có nghĩa là việc đối phó với nó phải được xem xét với toàn bộ sự nghiêm túc, theo các quy luật thời chiến.

-------------------------
        1. Dugin A.G, Trận chiến vĩ đại giữa các châu lục - M. Arktogeya, 1993

       2. Antonio Negri, (sinh 1/8/1933), nhà xã hội học Marxist Ý và là một triết gia chính trị, nổi tiếng với quyển sách nổi tiếng ra đời năm 2000 "Empire" (đồng tác giả với Michael Hardt sinh năm 1960). Trong "Empire" (Đế chế), được ca ngợi như một "Tuyên ngôn Cộng sản của thế kỷ 21" hai tác giả cho rằng sự trỗi dậy của Đế chế xuất hiện khi kết thúc các xung đột dân tộc, và kẻ thù giờ đây không còn mang tính tư tưởng hay quốc gia, mà là một loại tội ác, một ai đó đại diện cho mối đe dọa không phải cho một hệ thống chính trị, mà là cho luật pháp. Kẻ thù này có thể là khủng bố (Chú thích của người dịch - ND)

        3. Robert Kagan (sinh 1958), nhà sử học, nhà bình luận chính trị Mỹ, đồng sáng lập cùng với nhà tân bảo thủ Mỹ William Kristol (1952). "Dự án cho Kỷ nguyên mới của Hoa Kỳ của những nhà tân bảo thủ"(ND)

« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2020, 08:01:34 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 03:41:36 pm »


        HOA KỲ XÂY DỰNG ĐẾ CHẾ

        Việc Hoa Kỳ xây dựng “đế chế" đã được nhà báo Ý Toni Negri và nhà chính trị học Hoa Kỳ Michael Hardt chứng minh đầy đủ và thuyết phục trong đồng tác phẩm Empire (Đế chế). Phát biểu từ quan điểm cánh tả mà trong kỷ nguyên kết thúc các ý thức hệ cho thấy có chút gì thiếu xác đáng, họ dẫu sao cũng đã tổng kết được một cơ sở minh chứng nghiêm túc cho khẳng định về việc tồn tại đế chế Hoa Kỳ. Sử dụng thuật ngữ cánh tả, họ lưu ý người thực hiện Lao động trong kỷ nguyên hậu hiện đại không phải là giai cấp công nhân, mà là “rất nhiều người” (multitude). Quan điểm tương tự đã được triết gia Pháp Alain de Benoist chia sẻ, người cho rằng ban đầu, trước toàn cầu hóa tạo cơ sở tiền đề cho việc xây dựng đế chế Hoa Kỳ chính là tiến trình nguyên tử hóa - tách rời con người khỏi cội rễ, khỏi các mối liên hệ tự nhiên khiến họ không dễ bị tổn thương đối với “hệ thống” hay “đế chế’ theo cách hiểu của Negri và Hardt, sau đó bắt đầu quá trình đại chúng hóa, biến những cá thể giờ đây đã cơ cực và tuyệt vọng thành một khối quần chúng vô cảm để “hệ thống” có thể điều khiển họ đơn giản hơn. Như vậy, đế chế Hoa Kỳ dựa vào chính cá thể được điều khiển đó, dựa vào nguyên tử xã hội mà theo thuật ngữ của Alain de Benoist là “nguồn gốc của sản xuất và tiêu dùng”

        Tiếp tục chuỗi những so sánh cánh tả, Negri và Hardt chỉ ra giới tư bản chiến thắng đã sử dụng “sự kiểm soát” thay cho “kỷ luật” Marxist. “Một xã hội giám sát được thành lập ở cấp độ hành tinh, tức một loạt các biện pháp và công nghệ được hình thành, cho phép theo dõi hành vi của con người, kiểm soát xem anh ta có đi chệch khỏi các chuẩn mực hay không” - người sáng lập phong trào “cánh hữu mới” ở châu Âu Alain de Benoist phụ họa cùng Hardt và Negri. De Benoist liệt vào phạm trù “kiểm soát” gồm kiểm soát giao tiếp - bắt đầu từ nghe lén điện thoại, xem trộm thư từ, v.v... và kết thúc bằng hệ thống quan sát video hằng ngày, các thiết bị không người lái, sử dụng những phương pháp theo dõi điện tử khác nhau cho phép xác định người ta đang ở đâu, làm gì, thị hiếu và cái nhìn của họ. Và ở đây Alain de Benoist lưu ý thậm chí như một nghịch lý: “Chính những xã hội phát triển hơn từ quan điểm công nghệ ngày nay đang nắm cả một kho tàng các phương tiện để do thám đồng bào mình. Những phương tiện mà trước đây không một chế độ độc tài nào có thể có được trong quá khứ”.

        Thay cho “quốc gia” đã trở nên quen thuộc với chúng ta, Negri và Hardt làm sáng tỏ việc hình thành những “mạng lưới hành tinh”. Chính những “mạng lưới” này là cơ sở để xây dựng Đế chế Hoa Kỳ toàn hành tinh. Đế chế trải dài tới nơi nào có mạng lưới: “Trật tự của đế chế được hình thành không chỉ nhờ vào những khả năng tích lũy và mở rộng đến mức độ hệ thống toàn cầu, mà đồng thời trên cở sở đặc biệt của mình nó còn phát triển theo chiều sâu, tiến tới việc tái tạo và tự lan truyền qua các cấu trúc mạng sinh chính trị1 của cộng đồng thế giới”2.

        Negri và Hardt đã đúng khi xác quyết rằng “đế chế” không có gì chung với “chủ nghĩa đế quốc” cổ điển. Chủ nghĩa đế quốc cổ điển dựa trên các khái niệm chính quốc và thuộc địa, “tính đế chế’ của lục địa dựa trên trung tâm và ngoại biên. Cả thuộc địa lẫn ngoại biên - đó là nơi về thực thể bị chính quốc và trung tâm chiếm hữu, tức là nơi đại diện đế chế đặt chân vào. Nhưng cơ cấu của “đế chế" trong ý nghĩa hậu hiện đại bao gồm trong nó bất cứ vùng nào rơi vào sự kiểm soát của “đế chế’ mà không nhất thiết phải hiện diện thực thể. Chỉ cần tồn tại trong vùng này một mạng được kết nối là đủ. Thậm chí chỉ sự hiện diện của truyền thông thôi cũng được.

        “Đế chế” phi tập trung, nó không có một chính quốc duy nhất hay trung tâm. Yếu tố này được xác định trước bởi cấu trúc “mạng lưới”, nền tảng của “đế chế’ hậu hiện đại. Nơi nào tồn tại mạng lưới của đế chế, nơi đó cũng sẽ có nút mạng - trung tâm địa phương của nó. Nhiều trung tâm được thành lập theo một khuôn mẫu thế giới quan duy nhất nhưng khác nhau về cơ cấu, đến lượt nó sẽ xác định trước rằng “đế chế’ ngay từ đầu hiển nhiên là có tính hành tinh và phổ quát.

---------------------
        1. Biopolitics: Một lĩnh vực nghiên cứu liên ngành giữa sinh học và chính trị, do nhà khoa học chính trị Thụy Điển Rudolf Kjellen (1864 - 1922) đưa ra (ông cũng là người đưa ra thuật ngữ địa chính trị). Theo đó, nhà nước gán như là một cơ thể sinh học, một “tạo vật siêu cá nhân", ông nghiên cứu nội chiến giữa các nhóm trong xã hội (trong khuôn khổ một nhà nước) từ quan điểm sinh học, và do đó gọi lĩnh vực nghiên cứu của mình là "sinh chính trị" (ND)

        2. Hardt M., Negri A. Đế chế. - M.: Praksls, 2004.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 04:23:25 pm »


        “ĐẾ CHẾ” TẤN CÔNG

        Mối quan tâm tới khái niệm “đế chế”, được sử dụng để hiểu chính xác hơn thực tiễn thế giới hiện nay, một lần nữa xuất hiện trong chính trị học thế giới từ năm 2002, khi báo chí Hoa Kỳ bắt đầu sử dụng thuật ngữ này để mô tả vai trò nước này đang đóng ở qui mô toàn cầu trong thế kỷ đang đến. Nó là kết quả của ảnh hưởng gần như tuyệt đối của các tư tưởng tân bảo thủ trong chính trị Mỹ. Các lý thuyết gia của khuynh hướng này từ bỏ công thức của Reagan “Liên Xô - đế chế của cái ác”, đề xuất một kế hoạch đối xứng: “Hoa Kỳ - đế chế của cái thiện”. Thế nhưng, kỳ lạ thay, cơ cấu toàn cẩu hiện nay của “đế chế" Hoa Kỳ đã được đặt nền tảng chính bởi Thomas Jefferson, người đứng đấu nhóm các tác giả của tạp chí “Federalist”, vốn trở thành trung tâm tư tưởng của những người sáng lập Hợp chúng quốc Bắc Mỹ. Lấy cảm hứng từ mô hình đế chế cổ đại, những người cha sáng lập Hoa Kỳ hiện nay đã đưa nguyên tắc này làm nền tảng cho quốc gia mà họ thành lập: “Thomas Jefferson, tác giả Federalist, và những nhà tư tưởng khác - những người sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ - đã được khích lệ bởi mô hình đế chế cổ; họ tin là đang tạo ra một đế chế mới ở phía bên kia Đại Tây Dương với những biên giới mở và nới rộng, nơi mà quyền lực sẽ được phân bổ hiệu quả theo nguyên tắc mạng lưới. Ý tưởng đế chế này tiếp tục tồn tại và phát triển trong suốt lịch sử hình thành Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và giờ đây được thể hiện trong dạng thái hoàn chỉnh ở qui mô toàn cầu”1. Ý tưởng đế chế này tiếp tục sống nhờ được đưa vào Hiến pháp Hoa Kỳ. Khái niệm then chốt ở đây là “những biên giới mở rộng”. Jefferson cũng sử dụng khái niệm “đế chế mở rộng” (extensive empire). Động lực chính của “đế chế mở rộng” là niềm tin của các nhà sáng lập Hoa Kỳ vào tính phổ quát hệ thống các giá trị của mình. Niềm tin này là cơ sở cho lịch sử chính trị Hoa Kỳ. Bởi vì ngay từ buổi đầu, việc xây dựng Hoa Kỳ đã được những nhà sáng lập nó xem như một thí nghiệm tái hiện xã hội châu Âu (phương Tây) lý tưởng nhưng được thành lập ngay từ tờ giấy trắng, không bị gánh nặng di sản truyền thống của châu Âu kiềm chế sự phát triển tiến bộ và năng động của nó, sự bành trướng văn minh của nó.

        Lần đầu tiên, tính phổ quát của mô hình mới của Mỹ về xã hội phương Tây thể hiện được mình trong thực tế là việc lấy được California và New Mexico. Chính vào lúc đó người Mỹ đã công khai nói về Manifest Destiny, tức là về “một định mệnh rõ ràng” ở chỗ “mang những giá trị phổ quát của tự do và tiến bộ tới cho những đất nước man rợ”. Đó là lý do tại sao Negri và Hardt nhấn mạnh trong công trình của mình mối quan hệ chặt chẽ giữa các nền tảng chính trị Hoa Kỳ với ý tưởng “bành trướng” và “những biên giới mở”.

        Hoa Kỳ không thể không mở rộng sự kiểm soát của mình, bởi ý tưởng về “những biến giới mở” và “tính phổ quát” của những giá trị riêng là nền tảng của toàn bộ hệ thống của nó. Nhưng điều thú vị nhất là lối tiếp cận “đế chế” đối với thế giới còn lại, được hình thành bởi ý tưởng tính phổ quát. Xuất phát từ việc thiết chế xã hội và những giá trị Mỹ của “đế chế" là phổ quát, toàn bộ phần còn lại của thế giới không phải Hoa Kỳ đã được “đế chế" xem như... chỗ trống. Nếu không phải là Hoa Kỳ, có nghĩa không là gì, và do đó cần phải được hội nhập vào một cấu trúc thống nhất của chính quyền mạng lưới. Ý tưởng này lần đầu tiên được Tổng thống Woodrow Wilson xây dựng. Trong đó, điều quan trọng là chính quyền mạng lưới hành tinh không đặt cho mình nhiệm vụ chinh phục thuộc địa trực tiếp - điều đó quá lộ liễu, thô thiển và ngay lập tức sẽ chuốc phải sự chống đổi trực tiếp. Trên thực tế, mọi thứ diễn ra ít rõ rệt hơn: đơn giản là các khu vực khác nhau được nối vào một hệ thống an toàn hạt nhân chung, một hệ thống thị trường tự do, những giá trị tự do chung và dòng lưu chuyển thông tin không bị cản trở. “Đế chế" không đấu tranh với những người không cưỡng lại nó, không đàn áp sự phản kháng nếu “người thua” tự nguyện tiếp nhận các hệ thống giá trị của nó.

        Với những ai không tiếp nhận những giá trị “phổ quát” của Hoa Kỳ, “đế chế" có cách tiếp cận hoàn toàn khác. Với họ “đế chế" sẽ hành xử như với người da đỏ, “lịch sự bỏ qua” những đặc điểm và khác biệt của họ. Và vì xem họ như không tồn tại, nên không gian mà những người bị xác định là “khác” này sinh sống sẽ bị xem như trống rỗng. “Nhờ công cụ hoàn toàn dốt nát về các đặc điểm; dân tộc, tôn giáo, cấu trúc xã hội của các nước trên thế giới, “đế chế” dễ dàng kết nối chúng vào mình”, Hardt và Negri khẳng định. Nói cách khác, cách tiếp cận của chủ nghĩa đế quốc hiện đại là lăng nhục kẻ thù, các đất nước thuộc địa, nhưng dẫu sao cũng thừa nhận sự tồn tại của họ. Còn “đế chế" hậu hiện đại thậm chí còn không quan tâm tới sự kiện này, nó chẳng buồn chú ý: tất cả không gian của hành tinh này là không gian mở, và sự lựa chọn của “đế chế" - sức mạnh hạt nhân, thị trường tự do và các phương tiện truyền thông toàn cầu - là tất yếu. Để đưa một đất nước, nhân dân, lãnh thổ vào khuôn khổ của “đế chế", không cần phải thuyết phục họ hay chiến thắng họ. Chỉ cần chỉ cho họ thấy là họ đã ở bên trong nó, bởi “đế chế" là hiển nhiên, toàn cầu, cấp thiết và không thể thay thế. Cả thế giới đang trở thành một nước Mỹ toàn cầu.

----------------------
        1. Hardt M, Negri A. Đế chế. - M: Praksis, 2004
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 04:24:11 pm »


        Tuy nhiên, trong hành động của “đế chế" Hoa Kỳ cũng có một số ngoại lệ. Một trong số chúng có thể kể là thời kỳ G. Bush con cầm quyển, trong tám năm đã đưa Hoa Kỳ trở lại với chiến lược “chủ nghĩa đế quốc” cổ điển. G. Bush, về mặt trí tuệ được nuôi dưỡng bởi những nhà tân bảo thù, đã công khai tuyên bố Hoa Kỳ là trung tâm thế giới - một loại mẫu quốc - và sau cuộc khủng bổ 11/9 đã kêu gọi các nước còn lại thần phục Mỹ. Những ai không chịu thần phục, Bush cố áp đặt bằng bạo lực. Điều này kết thúc ra sao chúng ta đã rõ, thế nhưng lối tiếp cận tân đế quốc như thế không đặc trưng cho Hoa Kỳ mạng lưới, và tổng thống đảng Dân chủ mới lên Barack Obama vội vàng trả tất cả về guồng quay cũ, kết nối mềm chúng vào “đế chế" Hoa Kỳ bằng phương tiện mô hình mạng lưới. Tuy nhiên, việc xây dựng và mở rộng đế chế toàn cầu Mỹ không dừng lại phút giây nào. “Với chúng tôi, đó là cuộc đầu tranh cho sự thống trị thế giới và hiện thực hóa ước mơ của một nhúm người tham lam - thành lập đế chế toàn cầu. Đây là cái mà chúng tôi làm tốt nhất - đế chế toàn cầu” - như nhà chính trị học Hoa Kỳ John Perkins nhận định1.

        Thế giới toàn cầu hoàn toàn có thật, không đùa. Và như Hardt và Negri đã chỉ ra rất đúng đắn, thế giới đó dường như “được lập ra từ hư không”. Tính địa phương, đặc thù, bản sắc văn hóa, sắc tộc, dân tộc đều bị bỏ qua trong thế giới đó, hoặc chúng bị xem như văn hóa dân gian, hoặc bỏ tồn kho, hoặc bị diệt chủng trực tiếp. Alain de Benoist đã gọi đó là “sự đồng nhất hóa ở cấp hành tinh”. Theo ông, toàn cầu hóa tạo ra những kiểu mẫu và lối sống đồng nhất, dẫn tới sự đồng dạng hành vi gây tổn hại cho nền văn hóa quốc gia, tức dẫn tới việc “thu hẹp sự đa dạng của nhân loại”. De Benoist gọi đó là sự “phổ biến và mở rộng hệ tư tưởng “tương tự”, “giống nhau”, kết quả là con người trở nên như nhau ở khắp mọi nơi, và như vậy, con người đó sẽ tạo ra những hệ thống chính trị, văn hóa như nhau gây tổn hại cho sự đa dạng văn hóa quốc gia, dân tộc và lối sống của họ. Con người đó được xem như đã kết nối vào “đế chế" Hoa Kỳ được thành lập trong không gian trống rỗng, được đưa vào mạng lưới chỉ thu nạp những ai mặc nhiên công nhận nó. Nói cách khác, “đế chế" không đối phó với các quốc gia, dân tộc; nó trước tiên bẻ vụn chúng thành những “số đông” có chất lượng, rồi sau đó tổng hợp chúng một cách cơ học thành “quần chúng”. “Đế chế" không đến từ bên ngoài, nó phát triển xuyên suốt, nó tự phát hiện các nút mạng của mình, và dần dần tích hợp vào mình về trí tuệ, kinh tế, tâm lý, thông tin, luật pháp. Nhưng sự tích hợp đó có nghĩa là đánh mất hoàn toàn bản sắc - Negri và Hardt đã nói rất rõ điều đó. “Đế chế" dựa vào việc không công nhận chủ quyền chính trị nào cho bất cứ bản chất tập thể nào - dù đó là sắc tộc, giai cấp, đất nước hay dân tộc. Chính vì thế mà nó là “đế chế", đưa yêu sách về tính toàn diện và sự hiện hữu rộng khắp quyến lực của mình.

        Ngày nay chúng ta không thể không nhận ra thực tế rằng Mỹ thực sự đang xây dựng “đế chế", điều mà Negri và Hardt đã viết, nhưng sử dụng những biện pháp quân sự cho mục đích này. Các cơ sở quân sự Hoa Kỳ xuất hiện ở nơi đâu đã hình thành “mạng lưới” Mỹ và vùng đất thân thiện đã được chuẩn bị. Những nhà sáng lập Hoa Kỳ cũng từng nói rằng nước Mỹ phải dịch chuyển biên giới của mình, rằng đế chế này phi tập trung, nó là mạng lưới và những cơ sở của nó lan tỏa khắp nơi. Hiện nay nó lan tỏa tích cực nhất là ở không gian lục địa Á-Âu.

        Những nhà tư tưởng tân bảo thủ Hoa Kỳ - Robert Kagan, Paul Wolfowitz,William Kristol và một số người khác còn đi xa hơn. Họ không chỉ chẳng xấu hổ khi nói đến “đế chế" như một “đế quốc của cái thiện”, như họ gọi là “benevolent empire” (đế chế nhân từ) khi nói về nước Mỹ, mà họ còn khẳng định sự kiện độc quyền lãnh đạo riêng của Hoa Kỳ đã được thực hiện, sự kháng cự của những đối thủ tiềm năng đã bị bẻ gãy, và những lò lửa không đáng kể đang chống đối chỉ là những tàn dư hoàn toàn có thể trấn áp bằng những phương tiện quân sự trực tiếp. Cách tiếp cận này đã được chào đón suốt tám năm cầm quyển của Bush con. Kết quả là chính quyền Dân chủ mới phải thừa nhận rằng những người tân bảo thủ đã hơi vội vàng trong chủ nghĩa tân đế quốc cứu thế của mình. Hoa Kỳ quả thật là một siêu cường duy nhất trên thế giới, nhưng nói về tàn dư kháng cự là hơi sớm, đặc biệt nếu tính đến sự trở lại của nước Nga trên trường thế giới.

---------------------
        1. Perkins Lời thú tội của một sát thủ kinh tế. - M, Pretekst, 2005.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 08:32:12 am »


        TIÊU CHUẨN SIÊU CUỜNG TOÀN CẦU, HAY ĐỐI TRỌNG CỦA ĐẾ CHẾ

        Ngày càng phải đối mặt với sự đe dọa thực sự từ “đế chế" Hoa Kỳ, chúng ta, muốn hay không, trong hoàn cảnh hiện nay, cũng nên bắt đầu nói vế “đế chế". Tuy nhiên là nói về đế chế của chúng ta, Đế chế dân chủ Á -  Âu, được xây dựng trên cơ sở tự nguyện hoàn toàn và tập trung vào việc bảo vệ bản sắc các dân tộc lục địa Á - Âu chống lại “sự coi khinh nhũng khác biệt” của Hoa Kỳ, của sự thiết lập “cái tương đồng” ở khắp mọi nơi. Phải thừa nhận rằng quốc gia - dân tộc, vốn “theo mặc định” đang là mô hình cơ bản của nhà nước ngày nay, trong những điều kiện hiện đại, về nguyên tắc đã không còn khả năng bảo vệ chủ quyền của mình nữa. Căn cứ vào nguyên tắc địa chính trị của việc hình thành không gian lớn, cũng như việc trong địa chính trị yếu tố quyết định là không gian, cần nhận ra lãnh thổ Nga hiện nay không đủ để nó trở thành một đế chế giá trị trong đơn độc. Nhưng đồng thời, chỉ trong định dạng đế chế, với sự hình thành không gian lớn, chúng ta mới có thể chống lại “đế chế" Hoa Kỳ.

        Đồng thời, phát triển các ý tưởng của những nhà sáng lập Hợp chúng quốc Hoa Kỳ và đưa chúng tới tầm mức hiện nay, bộ đôi Kristol - Kagan tuyên bố cần phải chứng minh rộng rãi sự “bá chủ nhân từ” của Hoa Kỳ. Trong quyển sách Những mối đe dọa hiện nay: khủng hoảng và cơ hội trong chính sách đối ngoại và quốc phòng Hoa Kỳ (Present Dangers: Crisis and Opportunity in Americas Foreign and Defense Policy) được xem như giáo luật hiện đại của những nhà tân bảo thủ, Kagal và Kristol nói về việc tạo ra “một quy chuẩn của siêu cường toàn cầu nhằm tạo ra môi trường toàn cầu vì lợi ích của mình”. Họ khước từ cách hiểu theo nghĩa hẹp “những lợi ích sống còn” của Hoa Kỳ và khẳng định những mục tiêu đạo đức và lợi ích quốc gia Mỹ là đồng nhất. Tuy nhiên, cơ sở của tất cả chính là nguyên tắc địa chính trị của việc biểu dương sức mạnh trên biển, lần đầu tiên được đô đốc Hoa Kỳ Alfred Mahan công bố trong quyển sách thứ nhất của mình Ảnh hưởng của quyền lực trên biển đối với lịch sử (1660-1783) (The Influence of Sea Power upon History 1660- 1783, in năm 1890 và trở thành mạch nguồn địa chính trị đầu tiên của chiến lược đối ngoại Hoa Kỳ. Căn cứ vào khát vọng nhất quán của quốc gia Bắc Mỹ đối với quyến lực toàn cầu, phải thừa nhận rằng các chiến lược mạng lưới không chỉ không hủy bỏ cách tiếp cận địa chính trị, mà ngược lại, nó là một công cụ hiệu quả trong việc thực hiện sự thống trị địa chính trị và việc hình thành sức mạnh địa chính trị toàn cầu trên biển của Hoa Kỳ. Một trong những biến thể của chiến lược mạng lưới này chính là phương pháp phổ biến trong không gian các nước Đông Âu và SNG, đánh chặn những sáng kiến chính trị bên trong các quốc gia - dân tộc, như “Cách mạng màu”.

        Tất cả những cuộc cách mạng màu này xảy ra trên thế giới, trong đó có ở không gian hậu Xô viết, là những phẩn hợp thành của một tiến trình thống nhất do Hoa Kỳ khởi xướng. Ngày nay Hoa Kỳ bị cáo buộc ngày càng nhiều trong việc sử dụng công nghệ mạng để thiết lập ảnh hưởng toàn hành tinh của mình, thường xuyên sử dụng chúng, rất hiệu quả, phần nào trơ trẽn, nhưng làm sao khác hơn được trong chính trị thế giới? Chưa kể Hoa Kỳ là quê hương của những chiến lược mạng lưới. Tuy nhiên, điều này không đồng nghĩa với sự độc quyền của Hoa Kỳ với những chiến lược này, bởi như chúng ta biết, “ý tưởng thuộc về những ai hiểu nó”. Việc chúng ta sẽ chống trả “đế chế Hoa Kỳ” hiệu quả như thế nào và bằng cách nào - mà chống lại nó là cần thiết cho dù chỉ để tự bảo vệ - tùy thuộc vào việc chúng ta hiểu đúng thế nào về các công nghệ mạng sử dụng chống lại chúng ta, bằng cách nào chúng ta có thể sử dụng chính nó để tự vũ trang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 08:33:09 am »


        CHIẾN TRANH VỚI CHI PHÍ CỦA NGƯỜI KHÁC: HÌNH ẢNH LÀ TẤT CẢ!

        Đối với Hoa Kỳ, chiến tranh mạng lưới còn là cơ hội giảm thiểu nguồn lực phải bỏ ra để khẳng định những lợi ích của mình, là khả năng không phải tham gia đối đầu công khai và hành động chính thức không vi phạm luật pháp quốc tế. Cuối cùng thì đó là khả năng phân chia trách nhiệm, tạo ra một tấm màn che nhân đạo cho sự phản trắc vô lương tâm về thực chất. Việc bộc lộ lợi ích thực và mục tiêu thực của những khát vọng Mỹ chẳng khác nào công khai đối đầu với toàn bộ phần còn lại của thế giới. Người Mỹ càng hành xử rõ ràng và hiếu chiến, họ sẽ càng có ít đồng minh, càng ít được biện hộ về mặt đạo đức, càng ít con người, quốc gia, dân tộc tiếp nhận họ như những người mang những giá trị nhân đạo, “dân chủ” và “quyền con người”.

        Ngày nay, đa số cư dân hành tinh, nếu tính theo những đại lượng tuyệt đối, đều hiểu người Mỹ không quan tâm đến “dân chủ” hay “nhân quyển” gì cả. Đó chỉ là sự ngụy trang bằng lời, tán nhảm, che đậy những tham vọng chiến lược cụ thể của Hoa Kỳ nhắm tới sự thống trị toàn cầu và toàn quyển kiểm soát tất cả. Nhưng nếu họ từ bỏ sự che đậy bằng hình ảnh này thì sẽ mất đi cả những đồng minh cuối cùng.

        Ngày nay chỉ có những người châu Âu kém trí nhớ mới còn có thể bị dẫn dắt bởi “sự lừa đối” này của Hoa Kỳ, tin vào việc Hoa Kỳ thúc đẩy những giá trị dân chủ. Chỉ vì sự ngây thơ tư tưởng của mình mà các chính khách châu Âu được tham gia vào các vấn đề của Mỹ như những trợ thủ tình nguyện, mà về thực chất, là đồng lõa với những tội ác ghê sợ mà nhân loại chưa từng chứng kiến ngay cả trong những chế độ độc tài tàn bạo nhất. Con số nạn nhân mà sự phản trắc của Hoa Kỳ mang tới trên toàn thế giới, về thực chất, còn nhiều hơn tất cả nạn nhân bị đàn áp của những chế độ tàn bạo nhất của những bạo chúa, những kẻ độc tài, của những kẻ sáng lập các quốc gia toàn trị. Sự tích cực của Hoa Kỳ - đó là đỉnh cao của con số nạn nhân và biết bao hậu quả khủng khiếp và hủy diệt.

        Vậy mà người châu Âu đã tình nguyện tham gia và đóng góp cho điều đó, bởi với họ, những lý tưởng “dân chủ” và “tự do” là cao hơn tất cả, thậm chí hơn cả mạng sống con người. Họ hòa hoãn cả với những hy sinh con người, và về kinh tế họ sẵn sàng chịu tổn thất để đạt được việc xác lập các quyền phổ quát và tự do con người, bởi người châu Âu bị ám ảnh vì nó, “nhân quyền” một loại giáo phái của châu Âu, một kiểu đa thần giáo mà họ sản sàng thờ phụng. Chỉ bằng cách kêu gọi những tình cảm tôn giáo mới có thể khuyến khích họ tham gia vào những điều càn quấy mà Hoa Kỳ đang gây ra trên toàn thế giới. Niềm tin vào “nhân quyền ” - đó là luận chứng cuối cùng cho người châu Âu, những người duy tâm bị ám ảnh, ngây thơ. Và họ thật sự tham gia vào việc đó.

        Nhưng nếu Hoa Kỳ từ chối thúc đẩy quyền con người, thì kể cả châu Âu cũng sẽ quay lưng với họ. Châu Âu bắt đầu những chương trình riêng của mình, giờ thật sự đã là nhân đạo, không đổ máu, dựa trên nguyên tắc “chủ nghĩa nhân đạo tối thiểu”1, nơi cuộc sống của mỗi con chuột cũng có giá trị lớn, nói chi tới con người, vốn được biết là “thước đo của mọi thứ”. Bởi mỗi cọng tóc con người cũng là một giá trị lớn đối với người châu Âu. Dĩ nhiên, nếu họ hoạt động độc lập, không theo chỉ thị của Hoa Kỳ như hiện nay mà vì lợi ích của mình, thì đương nhiên sẽ không xảy ra những tổn thất con người đó. Nhưng khi đó thì sẽ không thể sử dụng châu Âu được nữa.

        Không có luận điệu nhân đạo theo tinh thần chủ nghĩa nhân đạo tối thiểu thì những đồng minh Hoa Kỳ trên toàn thế giới đã từ bỏ nó rồi, những đồng minh giờ vẫn tự nguyện tham gia vào những trò càn quấy của Mỹ. “Dân chủ” và “nhân quyền” - đó là bức màn tư tưởng cuối cùng, là hỏa mù mà Hoa Kỳ dùng để biện hộ những tội ác quái vật của mình. Không có chúng Hoa Kỳ sẽ trở thành một kẻ xâm lược thuần túy, tệ hơn cả Hitler và Pol Pot nhiều lần. Nếu Mỹ đánh mất sự hỗ trợ về mặt đạo đức dẫu cho chỉ của một phần nhân loại, dù chỉ một thế giới phương Tây hay chỉ một khoảnh đất nhỏ của Trái đất: châu Âu, thì điều đó sẽ là khởi đầu của kết thúc với họ.

        Dĩ nhiên, Hoa Kỳ vẫn có thể huy động tất cả sức mạnh vật chất, quân sự, bằng vũ lực, cưỡng ép, bắt buộc, ném bom đây và kia. Cuối cùng họ sẽ đi tới suy nghĩ này khi không còn đồng minh nào nữa. Bấy giờ họ sẽ hoạt động công khai, phớt lờ hoàn toàn những dấu tích của nền hòa bình Yalta nguội lạnh - như Liên Hợp Quốc và Hội đồng Bảo an. Mỹ đã phớt lờ chúng từ lâu, kể từ 1999 khi đánh bom Nam Tư. Nhưng cả  những định chế quốc tế khác Hoa Kỳ cũng hoàn toàn không quan tâm. Hoa Kỳ chỉ hết sức cố gắng tiếp tục tuân theo luật pháp quốc tế và tính đến những định chế thế giới chỉ vì người châu Âu, chỉ vì hình ảnh riêng mình ở châu Âu để kéo dài sự hợp tác xuyên Đại Tây Dương thêm một thời gian nào đó, sự hợp tác mà các lãnh đạo châu Âu đang nói đến với ngày càng nhiều phiền muộn và do dự. Hoa Kỳ thì vẫn quan tâm người ta nói gì ở châu Âu, những lãnh đạo chính trị đánh giá ra sao, xã hội châu Âu phản ứng thế nào, bởi vai trò của xã hội trong các chiến lược mạng lưới là đặc biệt.

        Cho đến khi mọi thứ tới được người châu Âu - sau khi cư dân thứ một triệu, giờ thì ở thế giới Ả rập, chết vì xâm lược Mỹ, thì họ cuối cùng mới thức tỉnh và nói “không” với sự tàn bạo của Hoa Kỳ - và chỉ sau thời điểm đó họ mới từ bỏ hợp tác với Mỹ. Nhưng khi đó người Mỹ... hoàn toàn không khó chịu. Họ sẽ nói: “Thôi được, các người với châu Âu của các người, chúng tôi chỉ còn phải dậm đầm chút ít, một mẩu bê tông nhỏ, và rồi toàn bộ quả cầu bê tông Mỹ sẽ sạch sẽ, láng mịn. Chúng tôi sẻ xong việc không cần các người”. Còn một khi vẫn còn cơ hội, Hoa Kỳ vẫn kết nối những đồng minh ngây thơ cả tin câu chuyện ba hoa về quyền con người - vào những thiết kế mạng lưới của mình, vào những kế hoạch và chiến lược gieo cấy một cách nhân đạo, “dân chủ” trong “không gian trống” của một thế giới vẫn chưa hoàn toàn thuộc về Mỹ, dưới vỏ bọc châu Âu, như ông vua cởi truồng.

---------------------------
        1. Dugin A. 6, Chủ nghĩa nhân đạo tối đa, Ruskaya Vesh. M.: Arktogeya, 2001
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 08:34:10 am »


        CÂN BẰNG HẠT NHÂN VÀ VAI TRÒ MỚI CỦA XÃ HỘI TRONG ĐỊA CHÍNH TRỊ

        Vào thời điểm thiết lập nguyên tắc cân bằng hạt nhân trên thế giới, chiến lược gây sức ép bằng sức mạnh quân sự chiếm hàng thứ yếu vì bất cứ lúc nào nó cũng có thể dẫn tới việc tiêu diệt lẫn nhau của các bên xung đột. Nhà sử học quân sự Anh quốc, Ngài Basil Liddel Hart, đã thảo ra học thuyết “Chiến lược các hành động gián tiếp” in trong quyển sách cùng tên1 từ năm 1954 đã ghi nhận rằng, trong tương lai, tính đến sự năng động của phát triển hạt nhân và khả năng sụp đổ hạt nhân trong vấn đề này, cần hành động một cách tinh vi hơn, đó là “gián tiếp”. Giai đoạn Chiến tranh lạnh đã phân thế giới ra thành hai phần bằng nhau, và sự hiện diện thực thể đã trở thành yếu tố chính trong việc kiểm soát các lãnh thổ hay không gian này, khác. Các cơ sở quân sự Xô viết và phương Tây bao phủ toàn bộ hành tinh, và trong khoảnh khắc nào đó cuộc chiến giữa Đại Tây Dương và Âu - Á diễn ra gần như để giành mỗi mẩu đất trên hành tinh. Ưu thế của sự hiện diện trực tiếp, như thấy được vào thời điểm đó, có thể dẫn tới sự sụp đổ ảnh hưởng của đối thủ địa chính trị, đến sự thu hẹp và thiết lập quyển kiểm soát toàn cầu của một trong các phía. Điều đó giải thích nỗ lực của Liên Xô trong việc hiện diện trực tiếp ở Afghanistan. Tưởng như sau đó thế giới phương Tây sẽ không trụ vững và sẽ bắt đầu từ bỏ vị trí. Nhưng vào lúc đó chính phương Tây đã bị cuốn hút vào một tiến trình khác - phá dỡ những cấu trúc ý thức hệ của khối Xô viết, làm suy yếu sự thống nhất thế giới quan của nó từ bên trong, thiết lập sự kiểm soát tư tưởng của mình trên không gian của đối thủ văn minh.

        Trong lúc các vị tướng Liên Xô cố chiến thắng trong “trận chiến quá khứ” ở Afghanistan, các chuyên gia Hoa Kỳ đã thực hiện một cuộc phá hoại tư tưởng qui mô nhất trong lịch sử - đó là phá hủy huyền thoại Xô viết, thay thế huyền thoại này bằng huyền thoại khác về hạnh phúc, về sự giàu có và phồn vinh của thế giới phương Tây. Họ so sánh “xã hội khép kín” với “xã hội mở”, “thế giới toàn trị” với “thế giới tự do”, cái ảm đạm và ngày thường của sự đơn điệu công nghiệp với cái đẹp và lấp lánh của những tiền cảnh và những tủ kính. Nhưng tất cả những thứ đó chỉ là trò chơi của hình ảnh, sự vận dụng những công thức thành công, là sự sáng tạo những thứ hấp dẫn cho việc tiếp nhận những hình ảnh. Những gì họ không lấy được bằng sự xâm lược trực tiếp - tinh thần và đạo dức Xô viết, đã bị phá hủy bằng sự tung hoành và dễ tiếp cận của những khuôn mẫu hành vi phương Tây. Văn hóa phương Tây đã trở thành vũ khí phá hoại những nền tảng đạo đức Xô viết. Nhưng dẫu sao con chủ bài của phương Tây trong cuộc chiến này vẫn là kinh tế. Khối Xô viết, theo đuổi đường lối chủ nghĩa duy vật Marxist, đã đặt nền kinh tế và phát triển công nghiệp vào trung tâm của tồn tại. Sự phồn vinh và tiện nghi đời sống được tuyên bố là những mục tiêu chính của chủ nghĩa xã hội trong việc phát triển xã hội. Chủ nghĩa cộng sản, đặc biệt trong thời kỳ hậu Stalin, đã được tư duy một cách tuyệt đối là đạt được sự thừa thãi vật chất, có thể bảo đảm những nhu cầu sinh hoạt của con người, những nhu cầu đã bị tầng lớp tinh hoa Xô viết thoái hóa hạ thấp xuống mức chỉ là những nhu cầu sinh lý, đáp ứng bản năng động vật của tiêu thụ. Và chính trong lĩnh vực cơ bản này của chủ nghĩa Marx thì điều mà các nhà Marxist không thể ngờ đến là phương Tây lại đạt được những thành công lớn, ít ra đó là điều thấy được từ sau Bức màn sắt. Bằng cách đặt những giá trị thuần túy vật chất phương Tây vào nền tảng tồn tại của mình, nền văn minh nội địa phải chịu sự sụp đổ thế giới quan, kéo theo nó là “thảm họa địa chính trị” chính của thế kỷ 20. Dường như sau khi thắng trong Chiến tranh lạnh, phương Tây phải tận dụng thắng lợi này và kết thúc điều mà họ đang nhắm tới trong giai đoạn đối đầu với nến hòa bình Yalta, đó là chiếm hữu địa lý tất cả những lãnh thổ đã giải phóng, lấp đầy sự có mặt của mình ở những nơi trước kia không thuộc về họ, tập trung toàn bộ quyền lực thế giới vào tay mình. Và họ đã làm vậy. Chính xác hơn là phương Tây chiến thắng sẽ hành động như vậy, nếu như... hậu hiện đại không đến.

        Hiện nay, nền văn minh thương mại của phương Tây xét trong ý nghĩa vật chất đang co lại: số lãnh thổ mà phương Tây kiểm soát về thực thể so với các kỷ nguyên thuộc địa trong quá khứ đang nhỏ lại, khối lượng sản xuất công nghiệp phương Tây sụt giảm, đúng là về số lượng và trong các giá trị tuyệt đối, nền văn minh phương Tây đang suy giảm. Cùng lúc, trông có vẻ nghịch lý - nhưng ảnh hưởng của phương Tây lại gia tăng. Chúng ta đang nói về thế giới đơn cực như một thực tế, về lối sống phương Tây như về một quan điểm chiến thắng, và điều đó diễn ra qua việc thu nhỏ tất cả các chỉ số. Ảnh hưởng đó là gì, cơ chế của nó thế nào, bí mật của nó là đâu?

        Thật sự bí mật của nó chính là: từ những hành động trực tiếp, các nhà chiến lược phương Tây chuyển sang các hành động gián tiếp, thực hiện không phải bằng cách thức quân sự, tấn công trực diện, mà nhắm ngay vào xã hội của các quốc gia mục tiêu trong chiến dịch của họ. Đây chính là nhân tố mà ngành xã hội học quan hệ quốc tế xem xét, tức là xã hội từ bên trong tác động lên hành xử trong chính sách đối ngoại của quốc gia như thế nào, hình thành hành vi của giới tinh hoa “từ bên dưới”. Từ đó người ta sẽ hiểu sẽ xây dựng quan hệ thế nào với quốc gia đó trong thời gian tới, nhìn nhận nó như thế nào trên trường quốc tế. Các hành xử của xã hội bên trong một quốc gia sẽ trở thành một yếu tổ mang tính công cụ có thể tác động từ bên ngoài, và bằng cách đó hình thành cách hành xử của quốc gia trên đấu trường đối ngoại. Và điều này tạo ra khả năng dự đoán cũng như hiểu được cách thức lật ngược tình hình có lợi cho mình.

------------------------
        1. Hart B. L, Chiến lược tiếp cận gián tiếp. M.:Eksmo; Midgard, 2008.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 08:34:28 am »


        Nhưng làm thế nào để điều khiển một xã hội nếu nó quá đa dạng, hỗn loạn, nằm trong những không gian bên ngoài thế giới phương Tây - và thậm chí hoàn toàn không thể đoán trước? Tới đây đã có các công nghệ cao hỗ trợ cho Hoa Kỳ. Là một thành viên chủ yếu trong những vụ bê bối, Cơ quan an ninh quốc gia Hoa Kỳ (NSA), theo lời cựu nhản viên Edward Snowden, đã thiết lập sự kiểm soát toàn bộ nhân loại, tham gia vào quá trình điếu khiển mạng lưới toàn cầu bằng cách trực tiếp nhất. Họ đã chọn ra một số lượng giới hạn nhưng khá đầy đủ các nhân vật là đại diện tiềm năng cho mối đe dọa đối với lợi ích và an ninh Hoa Kỳ, thiết lập việc tổng giám sát bằng mọi phương tiện của NSA, mà như Edward Snowden chứng minh, là thật sự không giới hạn. Người ta biết là NSA có khả năng kỹ thuật để nghe bất cứ cuộc gọi điện thoại nào, chặn bắt tất cả những tin nhắn gởi qua SMS và thư điện tử, ghi nhận hành trình di chuyển của một đối tượng bị giám sát, thậm chí bật cả ghi âm hay quay phim trên bất cứ tiện ích hiện đại nào ngoài ý muốn của chủ nhân nó. Nhưng vì sao NSA không chỉ ghi chép mà còn lưu giữ thông tin nhận được của tất cả những người sử dụng các thiết bị điện tử và Internet trên hành tinh? Những thông tin mà NSA ghi nhận và chặn bắt được lưu giữ trong những kho lưu trữ là những đĩa cứng dung lượng khổng lồ. Việc giải đáp câu hỏi này có liên quan trực tiếp tới khát vọng lãnh dạo thế giới của Hoa Kỳ. Các thông tin NSA thu được sẽ được tự động phân đoạn và xử lý. Tổng kết nội dung nhận được và tìm ra từ đó những nhóm ngữ nghĩa lặp di lặp lại, NSA có được thông tin về những mối quan tâm và tâm trạng người dùng của một phân đoạn nào đó. Nhờ cách xử lý này mà có thể hiểu những tâm trạng nào, cái nhìn nào, những xu hướng xã hội nào đang chiếm ưu thế ở quốc gia này hay quốc gia khác, ở những không gian xã hội và thậm chí ở những nhóm cộng đồng địa phương. Sau khi phân tích toàn bộ khối lượng thông tin, hình ảnh và các tư liệu video của những cộng đồng xã hội này hay khác, có thể hiểu những tâm trạng nào trong đó chiếm đa số, những giá trị nào được theo đuổi, và tiếp đó, là cách nào để “đi” vào cộng đồng này, bằng những luận đề nào, những tiền đề ngữ nghĩa và thế giới quan nào để tạo ra một bối cảnh thích hợp ở một quốc gia cụ thể. Thật sự thì NSA dĩ nhiên không quan tâm đến một cư dân tiêu biểu bình thường nào với những “bí mật” và những chuyện riêng tư của anh ta. Cái NSA muốn biết là toàn bộ khối lượng thông tin đầy đủ mà từ đó bằng phương pháp phân tích nội dung tự động có thể làm sáng tỏ một lát cắt tâm trạng chung mà kết quả những cuộc điều tra xã hội học thông thường cũng không thể nào hiểu được như thế. Có thể hiểu một xã hội như thế nào, bắt nguồn trực tiếp từ những gì nó viết, quay phim, gởi đi, chụp ảnh, mở file; từ đâu và về đâu dịch chuyển mỗi đại diện riêng biệt của nó, nơi anh ta click đánh dấu sự có mặt của mình, và những gì anh ta xóa vĩnh viễn khỏi bộ nhớ điện thoại và lịch sử trình duyệt của mình.

        Củng không phải tình cờ khi việc nền văn minh phương Tây luôn chuyển bất kỳ vấn đề gì vào đường ray kinh tế. Kinh tế là ưu thế của nền văn minh phương Tây, là ngôn ngữ của nó. Những mô hình phương Tây đã xóa nhòa căn tính của chúng ta, hình dung về văn minh của chúng ta. Vì nó mà những nhà chiến lược và chính khách phương Tây đã cố tình đưa chúng ta vào lĩnh vực kinh tế, nơi chúng ta thua cuộc, nơi chúng ta yếu kém hơn. Xuất phát từ việc đối chiếu hai yếu tổ này - tác động vào xã hội và chủ nghĩa tập trung kinh tế - mà những mạng lưới được phương Tây thành lập chính là những mạng lưới xã hội. Những mạng lưới này được thành lập trên cơ sở những hiện tượng thuần túy xã hội học, như hoạt động xã hội và tương tác xã hội. Trên những nguyên tắc mạng lưới này mà hình thành những nhóm hội nhân tạo - những cộng đồng bên trong xả hội, bên trong quốc gia, những cộng đồng mà phương Tây quan tâm và trong tương lai sẽ tác động vào chúng. Những mạng lưới xã hội này được xây dựng trên cơ sở những động lực kinh tế. Thực tế, động lực kinh tế ở đây là yếu tố chủ đạo, thể hiện qua việc mua chuộc trực tiếp, hay ở việc quan tâm về kinh tế đến tầng lớp thượng lưu lãnh đạo như một nhóm xã hội riêng biệt, xa lạ với quần chúng cũng như những nhóm khác.

        Những chi tiết về cách tiếp cận kinh tế để thiết lập kiểm soát lên một xã hội, và đặc biệt là thông qua động lực kinh tế của tầng lớp thượng lưu, đã được chuyên gia kinh tế John Perkins viết, như đã nói ở trên, trong Lời thú tội của một sát thủ kinh tế, quyển sách mà ông đã tiến hành một nghiên cứu thực nghiệm riêng đề viết nên. Kết quả, rõ ràng là giới thượng lưu phương Tây đã mua chuộc trực tiếp những tầng lớp ưu tú của những quốc gia mà họ muốn gắn về mặt địa chính trị vào phạm vi ảnh hưởng của họ bằng cách tác động vào kinh tế. Về mặt công nghệ, điều này biểu lộ ở chỗ tầng lớp tinh hoa của những nước mà phương Tây quan tầm được hình dung như những cộng đồng xã hội địa phương đơn giản có thể được mua chuộc bằng vật chất, và qua họ có thể tác động lên toàn bộ xã hội, và nhân danh họ mà chuyển hóa những giá trị phương Tây, hiện thực hóa những lợi ích của “người mua”. Tiếp đó thì đơn giản là dồn đất nước ấy vào lệ thuộc nợ nần, đánh mất chủ quyền chính trị và về thực tế là không còn năng lực kinh tế, nói đơn giản là phá sản.

        Khi yếu tố tác động kinh tế lên các tầng lớp tinh hoa không còn tác dụng, sẽ diễn ra sự liên hệ trực tiếp tới xã hội qua việc lập ra những mạng lưới xã hội, bỏ qua giới tinh hoa, bỏ qua “đầu não”. Kết quả của trường hợp thứ nhất và thứ hai đều là sự tước đoạt các lãnh thổ, toàn bộ quốc gia, tức là hậu quả thuần túy địa chính trị của việc phân chia lại phạm vi ảnh hưởng và kiểm soát vì lợi ích của phương Tây, mà chi tiết sẽ được xem xét ở các chương sau.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 12:59:24 pm »

     
CHƯƠNG MỘT

DẪN LUẬN VÀO LĨNH VỰC HỌC THUYẾT CHIẾN TRANH MỚI

        Như đã nói, các cuộc chiến tranh mạng lưới là công nghệ mới nhất của việc xâm chiếm lãnh thổ, tước đoạt không gian phục vụ lợi ích của mình, chuyển nó sang quyền kiểm soát của mình. Có thể coi việc thay đổi chế độ lãnh đạo ở một số nước là trường hợp riêng biệt của chiến lược này. Đặc điểm của chiến dịch mạng lưới này là nó đa phẩn được thực hiện không cẩn sử dụng vũ khí thông thường. Chính ở đó mục đích chính của chiến tranh mạng lưới: tăng cường không gian kiểm soát nhưng tránh bị cuốn vào giai đoạn nóng đối đầu công khai với đối phương, dù không loại trừ khả năng này.

        Các chi tiết của kế hoạch này không được loan báo công khai, thông tin về nó chỉ được phổ biến trong những hội chuyên ngành và các cộng đồng chuyên gia. Một điều thú vị là trong các nguồn mở, việc mô tả các chiến lược chiến tranh mạng chỉ xuất hiện vào đầu những năm 2000. Người ta cho rằng ban đầu, ở trạng thái hoàn chỉnh ít nhiều, chúng đã được phác thảo bởi văn phòng của Phó đô đốc Arthur K. Cebrowski, người được giao xem lại toàn bộ chiến lược chiến tranh của Lầu Năm góc và kết quả là chiến tranh mạng lưới đã được chính thức thông qua thành chiến lược của Lầu Năm góc. Công trình của Cebrowski đã được in vào khoảng năm 2000 bởi Phòng cải cách các lực lượng vũ trang của Bộ trưởng Quốc phòng Hoa Kỳ. Nhưng đó chỉ mới là những mô tả rất tổng quát của chiến lược. Công nghệ này chỉ là bí mật ở một mức độ nhất định, như tất cả mọi thứ khác ở Hoa Kỳ. Người Mỹ rất cởi mở, xuất phát từ nhận định rằng bên ngoài cộng đồng chuyên gia Mỹ, và thậm chí ngoài biên giới của Hoa Kỳ là những quần chúng tăm tối ít hiểu biết. Và nếu một người không thuộc về cộng đồng chuyên gia ưu tú, anh ta không có khả năng hiểu được bản chất của chiến lược được mô tả, mà nếu có thể, thì nhiều khả năng anh ta thuộc về một nhóm tri thức ngoài lề nào đó không có điều kiện, hoặc tác động lên việc đưa ra những quyết định có tính vận mệnh, hoặc lên tiến trình lịch sử, có nghĩa là việc anh ta tiếp cận “các ý tưởng” không nguy hiểm. Phần còn lại dân số “không tri thức” của hành tinh thì rên xiết trong những luồng thông tin rác rưởi, không có ý nghĩa gì và trên nguyên tắc họ không có khả năng lấy ra từ chúng bất cứ thứ gì giá trị. Chính theo nguyên tắc này mà các nhà chiến lược Hoa Kỳ mô tả những kế hoạch với toàn bộ tính công khai kiểu Mỹ trong nhiều quyển sách, bài báo khoa học, trên những trang web chuyên ngành, ở những nguồn khác và đã đúng khi cho rằng nếu vẫn có ai đọc nó thì chỉ là một nhóm khá hẹp những chuyên gia như đã nói. Còn đối với hầu hết mọi người thì tất cả những thứ này chẳng có gì thú vị. Và giới tinh hoa chính trị của các nước cạnh tranh cũng khó mà tiếp thu được chúng nếu không có sự hỗ trợ của các chuyên gia trong ngành. Chính vi thế mà Zbigniew Brezinski bình thản xuất bản những công trình của mình, nơi công khai mô tả chiến lược phân mảng vụn hơn không gian hậu Xô viết, rồi đến Nga, những thứ sau đó được biến thành hiện thực. Chúng tôi mở sách của Brezinski và ngạc nhiên phát hiện tất cả những gì xảy ra với mình từ đầu những năm 2000 thì ra đã được Brezinski, giả định từ năm 1997. Và ngày nay, những gì ông ta viết những năm cuối thập niên 90 đang diễn ra trước mắt chúng ta.

        Công nghệ “cách mạng màu” là một trường hợp riêng, là một dạng thức khác của những hoạt động mạng lưới còn được gọi là “những chiến dịch dựa trên hiệu ứng” (EBO), và nhìn chung cũng như đã nói, chẳng có gì bí mật và được vạch trần bởi Gene Sharp vào cuối những năm 1980. Nam Tư đã bị sụp đổ theo giáo trình của ông ta Từ độc tài tới dân chủ1và vào giữa những nàm 2000, chúng ta hẳn cũng đã ghi nhận được việc thực hiện công nghệ này trong không gian hậu Xô viết.

        Xuất phát từ việc tất cả những mô hình này, trong trường hợp tốt nhất, được một thiểu số ngoại biên sở hữu, những kẻ rõ ràng không gây được ảnh hưởng nào lên chính sách thực, nên với việc “bóc tách” tối đa tất cả chúng trên những nguồn Internet ngoại vi của mình, người Mỹ rõ là chẳng lo âu gì cho số phận những kế hoạch này. Không giấu giếm mà cũng chẳng nóng vội, từng bước họ thực hiện những chiến lược mạng lưới chống lại các đối thủ địa chính trị của mình, đặt đối thủ trước những sự kiện của những chuyện đã rồi.

        Như thế, từ một phía, thông tin về công nghệ của chiến tranh mạng lưới là tương đối đặc thù và khó hiểu, và ở dạng thức khi nó đến với nước Nga, việc dịch nghĩa, diễn giải và môi trường tiếp nhận phần lớn đã khiến nó mất đi ý nghĩa ban đầu, nên việc phổ biến nó trong một cộng đồng hẹp với người Mỹ là vô hại. Mặt khác, giá trị lớn nhất ở đây chính là sự diễn giải, sự “giải mã” dễ hiểu, giải thích theo cách dễ tiếp cận bản chất và hậu quả của việc áp dụng công nghệ này; cũng chính là chủ đích của quyển sách này.

        Được phát triển bởi Phòng cải cách các lực lượng vũ trang Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ dưới sự lãnh đạo của Phó đô đốc Arthur Cebrowski, công nghệ này thuộc về hàng quân sự, bởi nó nhắm vào việc chiếm chính quyền ở các nước và đặt chúng dưới sự kiểm soát của mình. Trong trường hợp này, thường thì đối thủ chỉ nhận biết thất bại của mình khi mọi chuyện đã rồi. Mặc dù các cuộc chiến tranh mạng lưới được thực hiện không sử dụng những phương tiện vũ trang thông thường, cổ điển; không trực tiếp dùng quân đội và những công nghệ tiến hành các chiến dịch quân sự đã quá quen với chúng ta suốt thế kỷ vừa qua, nhưng vẫn có khả năng xảy ra những giai đoạn nóng của chiến tranh mạng lưới. Tác động bằng vũ lực sẽ được sử dụng trong trường hợp các nguồn kháng cự, một mặt, không nằm trong hệ thống, tức không thể loại trừ chúng bằng phương thức mạng lưới; và mặt khác, chúng nằm ở ngoại biên, phàn tán và không đáng kể. Thí dụ những nhóm khủng bố nhỏ phân tán, tình cờ phân bố rải rác trên một vùng lớn lãnh thổ, không có chiến lược chung và không phối hợp hành động cùng nhau. Nhưng ngay cả trong những điều kiện đó, giai đoạn vũ lực của chiến dịch mạng lưới chỉ được thực hiện khi ý nghĩa của nó nằm ở yếu tố thời điểm, cẩn để thúc đẩy hoàn tất chiến dịch. Cùng lúc, yếu tố quan trọng nhất của chiến lược mạng lưới là “sàng lọc” các nhóm đối phương với nhau, khiêu khích xung đột vũ trang, đụng độ và các hoạt động vũ lực và bạo lực trên một lãnh thổ quan tâm nào đó. Tất cả những điều này, thật không may cho chúng ta, không phải là những ý định hời hợt, mà là kết quả của một công trình trí tuệ nghiêm túc, là chắt lọc công nghệ từ sự phát triển tư tưởng phương Tây nói chung, chảy qua suốt hai thế kỷ gần đây, có nền tảng khoa học và thậm chí cả bằng chứng bản thể luận hẳn hoi.

---------------------
        1. Sharp G., Từ độc tài tới dân chủ: khung quan niệm cho quá trình giải phóng. - M., Chọn lựa tự do; Nhà xuất bản Mới 2005.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 01:04:38 pm »


        CHIẾN TRANH MẠNG LƯỚI TRONG “QUAN HỆ QUỐC TẾ”

        Trong bức tranh thế giới hiện đại, tính chất công cụ của các “quan hệ quốc tế"1 ngày càng nổi bật. Động lực chính cho việc tiến hành các hoạt động khác nhau trên trường quốc tế ngày càng là những mục tiêu không mang tính địa phương. Trước kia dân tộc này xung đột với dân tộc khác do sự hạn chế những nguồn tài nguyên trong nước hay không gian sống2. Trong trường hợp đó, “quan hệ quốc tế" thật sự được xem xét như một sự bộc phát ra bên ngoài những vấn đề bên trong3. Ngày nay, các mục tiêu mà vì nó những “quan hệ quốc tế" được thực hiện ngày càng có tính toàn cầu, liên quan tới việc định dạng lại toàn bộ không gian xã hội của trái đất trong ý nghĩa tư tưởng, văn hóa và văn minh. Ở đây nói vế viễn cảnh cuối cùng nào đó, tức theo thuyết mạt thế, của bức tranh thế giới. Còn “quan hệ giữa các nước” theo hình dung cổ điển dựa trên những mô hình truyền thống, như chủ nghĩa hiện thực (mà hiện nay là tân hiện thực), chủ nghĩa tự do (nay là tân tự do)4,17 v.v... thì chỉ là công cụ để đạt được những mục tiêu toàn cầu, cuối cùng này.

        Vì thế mà những cơ sở của việc hiện thực hóa các quá trình “quan hệ quốc tế" cũng thay đổi. Từ những ý niệm hoàn toàn thực dụng và hợp lý, chúng chuyển sang mang tính triết học và thậm chí siêu hình về những mục tiêu cuối cùng của chính trị quốc tế. Thí dụ rõ nét nhất cho hiện tượng này là xu hướng thế giới quan chính trị tân bảo thủ (neocon) ở Hoa Kỳ. Đại diện của xu hướng này đang sử dụng nó như nền tảng cho những quan điểm triết lý, nhào nặn từ đó những lối tiếp cận công nghệ vào việc hình thành xã hội. Nguyên tắc chính của những nhà tân bảo thủ là triết học phải được hiện thực hóa bằng thực tiễn, các ý tưởng phải được đưa vào đời sống chứ không chỉ sử dụng để thỏa mãn trí tuệ5, bởi như các nhà tân bảo thủ hay nói, “ideas do matter”. (Ý tưởng cũng có ý nghĩa).

        Bản thân hệ thống “quan hệ quốc tế" hiện nay cũng chuyến từ cấp độ quan hệ giữa các nước, hình thành từ lúc thiết lập hệ thống Hòa ước Westphalia và cuối cùng được cũng cố bởi Hòa ước Versailles, sang những cấp độ thấp hơn. Các chủ thể của quan hệ giữa các nước - ở nghĩa đen của từ này - ngày càng là chính các đất nước, chứ không phải các dân tộc hay cộng đồng dân tộc. Giờ đây, thậm chí những cấu trúc xã hội, phi quốc gia, các tổ chức phi chính phủ, phi thương mại cũng có quyền xem mình là chủ thể của nền chính trị toàn cầu và tác động lên các quá trình diễn ra bên ngoài phạm vi các quốc gia mà chúng đăng ký. Nhưng đó cũng chưa phải là hết: thay cho chủ thể tập thể, cho dù ở cấp độ thấp hơn quốc gia là chủ thể phân tán của các cá thể, liên kết thành những mạng lưới nhân tạo theo kết quả của cái gọi là quần chúng hóa - thuật ngữ mà Alain de Benoist đã đề cập ở trên. Các mạng lưới, đến lượt mình, lại được hình dung như một hệ thống những mối quan hệ hàng ngang, được Gilles Deleuze định nghĩa là rhizome, thân rễ6. Và đến đây vấn đề đã là sự thay đổi ý niệm triết học của thiết chế xã hội -  sự tiến hóa của các quan điểm từ cổ điển đến mạng lưới, hình thành từ khi bắt đầu kỷ nguyên hậu công nghiệp đến lúc thiết lập trọn vẹn mô hình thế giới quan của hậu hiện đại. Chính thân rễ, mà chính xác hơn là sự hiện diện của nó, là điều kiện cần thiết để mở rộng “đế chế" Hoa Kỳ, điều mà Negri và Hard rõ ràng ám chỉ: “Phác thảo chung của thiết chế đế chế hiện đại có thể được hình dung qua rhizome, một hệ thống rễ lan tỏa, một mạng lưới thông tin phổ quát mà tất cả những điểm và nút của nó có liên hệ với nhau”7.

        Nếu ngày trước tiền đề của thành công là sự vượt trội quân sự, thể hiện lúc đầu qua cơ số quân, sau đó là ở chất và số lượng vũ khí, thì ngày nay, để thiết lập kiểm soát trên những không gian lớn người ta sử dụng những công nghệ mạng lưới, và với đối phương họ tiến hành chiến tranh mạng lưới8. Động cơ của việc thiết lập kiểm soát toàn cầu và xâm chiếm văn minh những không gian lớn chính là những ý tưởng mạt thế về hoàn tất lịch sử theo “hợp âm của mình” để đưa những hình dung của mình, mô hình thiết chế của mình vào nền tảng của thế giới mới thay cho thế giới cũ. Những cái nhìn như thế đặc trưng ở nhiều chính khách, trong số đó có những chính khách ảnh hưởng lớn đến thế giới, và trong một số thời điểm chúng tiệm cận với những quan niệm tôn giáo về những động cơ hoạt động chính trị và quốc tế. Chính đó là điều mà nhà xã hội học và thần học Peter Berger xác định là giải thế tục hóa9.

        Và như thế, việc biện giải cho các hiện tượng như chiến tranh mạng lưới phải gắn với sự cần thiết hiểu rõ những thay đổi cách tiếp cận có tính mô hình đối với “quan hệ quốc tế" sang tinh thần của thuyết mạt thế và thậm chí siêu hình. Chỉ bằng cách này mới có thể xác định vai trò của triết học và những tư tưởng thoát thân từ những quan niệm triết học, trong việc hình thành các giải pháp liên quan đến thiết chế thế giới và tương lai nhân loại, nơi những mạng lưới xã hội trở thành công cụ then chốt trong việc thiết lập kiểm soát và ảnh hưởng.

-----------------------
        1. Khái niệm "quan hệ quốc tế" trong thực tế, nhìn từ quan điểm khoa học, không hoàn toàn chính xác bởi trong tiếng Nga, khái niệm international relations được dịch không đúng. Khái niệm "international" trong trường hợp này khái quát quan hệ giữa các quốc gia - đất nước, hay nói đơn giản, là giữa các đất nước tức theo nghĩa đen là quan hệ giữa các nước, chứ không phải giữa các nhân dân, tức không có ý nghĩa như nhau. Chính xác hơn trong trường hợp này nên dùng khái niệm "quan hệ các nước" tức mối liên hệ giữa các quốc gia, mà trong tài liệu khoa học phương Tây nó hàm ý là các quốc gia - đất nước. Tuy nhiên trong tiếng Nga một lần nữa hoàn toàn không đúng khi cụm từ quan hệ quốc tể thường được hiểu như quan hệ giữa các dân tộc (chúng thường được định nghĩa bằng từ dân tộc tính) hay thậm chí các nhóm dân tộc, chứ không phải giữa các quốc gia. Đồng thời cũng có thể sử dụng một khái niệm trực tiếp tương tự International relations - quan hệ quốc tế. Nhưng ở đây chúng ta cảm nhận một sự bổ sung ngữ nghĩa liên quan đến giai đoạn mác xít của lịch sử Nga. Vì thế trong công trình này chúng tôi sẽ sử dụng khái niệm đã được hình thành "quan hệ giữa các nước" trong ngoặc kép, và những biến thể - quan hệ giữa các dân tộc (bên ngoài ngữ cảnh các nhân dân hay các nhóm dân tộc) và quan hệ quốc tế (không liên quan đến ngữ cảnh mác xít).

        2. Bogaturov A.D Hội chứng sáp nhập trong chinh sách quốc tế, Pro et Contra. 1999. ĩ. 4. No 4

        3. Batalov E. Chủ thể của triết học quan hệ quốc tế, Các tiến trình quóc tế. 2004. T. 2. No 1 (4).

        4. Tsygankov p. A. Lý thuyết các quan hệ quốc tế - M.,2006

        5. Drury Shadia. Leo Strauss and (he American Right, London: Macmillan, 1999.

        6. Gilles Deleuze, Guattari F. Anti-Oedipus: Capitalism and Schizophrenia, M: u - Faktoria, 2007.

        7. Hardt M„ Negri A. Đế chế. M.: Praksis, 2004

        8. Korovin V.M. Bí mật quân sự chính của Hoa Kỳ - chiến tranh mạng. - M.: Eksmo, 2009

        9. Berger P.L (ed.) The Desecularization of the World: Resurgent Religion and World Politics II Washington en Michigan: The Ethics and Public Policy Center en Wm. B. Eerdmans Publishing Co. 1999
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM