Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:45:17 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo  (Đọc 6100 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #40 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:12:56 am »

*

Bỗng nhiên tôi có ấn tượng cách mạng sắp thành công, đi trên đường núi đá tai mèo mà lòng cứ phơi phới nhớ vợ ở đất căn cứ địa Phúc Tăng, Cao Bằng xa xôi. Tôi ngẫu hứng làm bài thơ:

Sơn đồ
            
            Sơn đồ đào nhụy chính hương thì
            Cảm ý tư thê thậm khát ki (cơ)
            Cước đạp cức kinh tiềm cận đích
            Tương lai tịnh bộ khải tinh kỳ.


(Đường rừng bất chợt gặp hoa đào/ Nhớ vợ bồn chồn lắm khát khao/ Chân đạp chông gai gần tới đích/ Mai mình sánh bước dưới cờ sao).

*

Hôm sau tôi với anh Lý Đào tiến vào thị xã. Tôi đến một lúc thì Bế Ru, Việt Bằng đến báo cáo sự việc Ba Viên, Một Hải .khởi nghĩa và đang chờ quân đội cách mạng.

Ba Viên cùng các sĩ quan (gồm nhiều thiếu úy tập hợp lại), biết tin chúng tôi vào thị xã, đã mời tôi đến đơn vị dự buổi quân khố đỏ của họ ra mắt với người phụ trách bộ đội Chính phủ vào thị xã đầu tiên (tức là tôi - Đặng Việt Hưng cùng Lý Đào). Họ báo cáo mọi hành động khởi nghĩa từng đơn vị cho tôi biết. Anh Lý Đào ngỏ lời cám ơn các vị đã vì chính nghĩa mà về với Chính phủ.

Lý Đào nói thêm cho họ biết, sẽ có lãnh đạo Việt Minh đến tiếp nhận và tưởng lệ các anh làm binh biến khởi nghĩa thành công.

*

Và hôm ấy anh Thanh Phong (cùng Mai Trung Lâm) hoạt động ở mạn nam Hà Giang - Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, cũng vừa mới lên thị xã Hà Giang và đang tìm gặp Việt Hưng.

Anh tìm đến chỗ Nguyễn Duy Viên gặp tôi, anh phấn khởi được nghe về cuộc binh biển hôm qua. Thanh Phong (quê Bản Sẩy) nhận ra Chu Phương Đới (quê Cao Bình), thời mặt trận dân chủ với tuổi trẻ khí thế, đã cùng nhau tham gia các đội bóng đá của cách mạng ở quê hương Hòa An (Cao Bằng) đã từng gặp nhau tại sân bóng đá terrain de football Cao Bình để nghe tuyên truyền và giác ngộ cách mạng. Bấy lâu xa cách nay mới lại gặp nhau sau ngày thị xã Hà Giang giải phóng.

*

Khi gặp đoàn anh Thanh Phong, chúng tôi báo cáo lại tình hình mọi mặt ở các vùng miền bắc tỉnh Hả Giang. Anh Thanh Phong rất phấn khởi nói:

- Việt Hưng ơi, vậy là hầu khắp Hà Giang khởi nghĩa. Tôi đã dự kiến lập bộ máy chính quyền tỉnh Hà Giang rồi.

Tồi hỏi:

- Còn thị xã thì sao?

Anh Thanh Phong nói:

- Tôi cùng Mai Trung Lâm đã có tính toán.

- Thành phần chính quyền tinh có những ai?

Anh Thanh Phong nói:

- Hiện nay dự kiến Thanh Phong là Chủ tịch ủy ban và theo nguyện vọng của Ba Viên cho anh Lê Thọ Huề làm Phó chủ tịch vì Huề có công trong việc tiếp đón Ba Viên (quân đội Pháp chạy khi đảo chính) từ nước ngoài trở về Hà Giang.

Theo danh sách dự kiến của anh Thanh Phong thì chính quyền cách mạng mới ở Hà Giang không có đại diện phía bắc tỉnh. Tôi biết vậy song vẫn đề nghị hiện nay hai bên bắc và nam tỉnh cần tổ chức thống nhất mọi mặt với nhau để có sự chỉ đạo duy nhẩt. Lúc ấy có anh Khải Ca cũng là cán bộ cấp trên xuống nên tôi nói,] hai bên bắc nam không thống nhất lãnh đạo đã lâu, đến lúc này cần chấn chỉnh. Anh Khải Ca nói, nếu vậy thỉ Hà Giang lập ra Ban cán sự sẽ có Thanh Phong, Việt Hưng, Bế Ru.

Anh Thanh Phong đề xuất với tôi:

- Vùng hoạt động cách mạng của Việt Hung ở miền bắc tỉnh quá rộng, anh nên nghiên cứu lập thành các huyện riêng cho Quản Bạ, Yên Minh, Đồng Văn. Đó là việc khẩn cấp đề nghị anh Việt Hung phân định xử lý kịp thời.(1)

Trong thâm tâm tôi nghĩ, ý kiến anh Thanh Phong có tầm chiến lược. Nhưng tôi lại nghĩ về mạn bắc Hà Giang hiện nay, thổ ti Vương Chí Sình đang còn có ảnh hưởng lớn. Ông ta đang ở Hà Nội, lại được Chính phủ trọng vọng, việc phân chia các huyện mạn bắc là việc lớn, chắc Trung ương sẽ có ý kiến với ông ta. Hơn nữa việc đảm bảo an ninh phía sau còn có ông Vương Chính Đức (thân sinh Vương Chí Sình) tạm thời nắm giữ, vì thế việc chia huyện tiến hành ngay sẽ gặp trở ngại.


(1) Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, các huyện ở Hà Giang rất rộng, mãi sau năm 1954, tỉnh Hà Giang vẫn chi có tỉnh lị là thị xã Hà Giang và bốn huyện là Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Đồng Văn. Cuối năm 1962 chia tách dần các huyện. Đến năm 1991 Hà Giang mới có 10 đơn vị hành chính cấp huyện gồm thị xã Hà Giang (tịnh lị) và chín huyện: Bắc Quang, Hoàng Su Phì, Vị Xuyên, Yên Minh, Đồng Văn, Quản Bạ, Mèo Vạc, Bắc Mê, Xín Mần. Đến năm 2003 có thêm huyện Quang Bình (tách một sô xã từ Bắc Quang. Hoàng Su Phì, Xín Mần).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #41 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:14:55 am »

*

Hôm sau tôi về Quản Bạ xử lý cho quân của anh Lý Đào, Phạm Minh Sinh, Hoàng Quang Bình về xuôi.

Trên đường về gặp Sùng Dua Hầư, tôi hỏi:

- Anh xuống thị xã Hà Giang làm gì cho mệt?

Hầư nói thật thà:

- Các anh quên chúng tôi rồi sao?

- Sao lại nói quên các anh là thế nào?

Hầư nói:

- Trước đây anh hứa sau giải phóng thị xã Hà Giang sẽ tổ chức lấy lại đất đai Na Chô Cai của ta, chưa thấy các anh lên nên tôi phải xuống bàn với các anh để lấy lại đất cho dân ta và hưởng nền độc lập của đất nước chứ?

Tôi nói:

- Lần này tôi ngược Quản Bạ cũng vì việc đó đấy. Vậy bây giờ trên đường đi không ai hiểu tiếng Mông đâu, hai ta cùng bàn cách lấy lại đất như thế nào nhé?

Hầư nói:

- Hiện nay thế địch ít, ta nhân buổi chợ mang súng ống cờ quạt xuống, tiến thẳng vào chiếm đồn Na Chô Cai, có gì khó, ào ạt đuổi chúng đi và trả lại mốc về chỗ cũ, thế thôi?

Tôi nói:

- Nếu làm thế, quân đội bên Phan Chi Hoa ào ạt tiến sang nữa thì ta đối phó không ổn. Vậy thì thế này -Tôi nói - Anh đi sang bên kia gặp anh Lý là Hồng quân Trung Quốc nằm vùng ở cơ sở gần Phan Chi Hoa, nói với anh Lý rằng: Tôi nhờ các anh tập trung quân và súng ống, lại đung ban tối đến bắn vào đồn Phan Chi Hoa Tàu Tưởng, buộc bọn đóng ở đồn Na Chô Cai (phía ta) phải chạy về ứng cứu. Chúng rất sợ nếu để mất Phan Chi Hoa thì chúng mất đầu. Việc đánh đồn sẽ do Hồng quân Trung Quốc. Còn phía quân ta lợi dụng khi quân anh Lý bắn vào đồn bên kia thì bên này ta cùng nhau khiêng mốc biên giới trả về chỗ cũ. Như vậy là theo kế sấn hỏa đả kiếp (theo lửa mà hành động) của Tôn Tử vậy. Ta không mất mấy sức, không bị thiệt hại một ai mà lấy lại trọn vẹn đất đai và dân chúng được giải phóng, tốt hơn.

Tôi hỏi lại Hầư:

- Kế hoạch như vậy có được không?

Hầư nói:

- Hay! Nhất trí!

Tôi dặn:

- Nếu nhất trí thì tối hôm lấy lại biên giới là do anh cùng anh Lý định đoạt. Và kế hoạch không được làm sai một chút, kể cả đến khi ở Hà Nội lên hỏi (vì có thể Tàu vu là ta đánh vào đồn Tàu Phan Chi Hoa) ta cũng phải báo cáo thực như tôi và anh đã bàn với nhau.

Ta lấy lại Na Chô Cai là một diệu kế.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #42 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:15:39 am »

*

Tôi từ Hà Giang lên Quản Bạ nắm thêm tình hình.

Tôi gặp hai anh Lê Sáu và Lê Sơn được Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng cử lên. Với lãnh đạo Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng, tôi đã mong chờ mãi bấy lâu, bây giờ được gặp thì tiện thể báo cáo vấn đề giải phóng thị xã và khu vực chúng tôi hoạt động xem các anh có ý kiến gì tham góp.

Tôi báo cáo với anh Sáu một việc có liên quan đến gia đình anh. Chú ruột anh trước là lý trưởng ở bên Cao Bằng, vì quịt thuế của nhà nước phải trốn sang Yên Định làm ăn. Tháng 5 vừa rồi ông ta kịch liệt đả kích cách mạng ở đây nên dân Mông đã xử trí, anh thông cảm.

Hai anh cho biết, sắp tới sẽ có một đoàn cán bộ từ Cao Bằng sang tăng cường.

Tôi cùng hai anh ở lại Quản Bạ chờ hai hôm thì có đoàn gồm trên chục người 3 nữ, 8 nam, trong đó có Đoàn Kim Mỹ, Nghiêm Sạy... (vì chưa quen nên quên tên nhiều người khác).

Sau đó chủng tôi cùng xuống thị xã gặp anh Thanh Phong báo cáo tình hình đoàn cán bộ tăng cường và yêu cầu phân bố. Anh Thanh Phong giao quyền cho tôi phân bổ số cán bộ trên do Liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng đưa tới, và tôi giới thiệu họ tới các xã phía nam Hà Giang.

Hai anh Lê Sáu cùng Lê Sơn trở về Cao Bằng, tôi nhờ hai anh đưa gấp hai túi tiền do dân ủng hộ Liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng trên dưới khoảng 10.000 đồng Đông Dương, còn vải vóc thì giao cho địa phương do anh Khải Ca nhận từ tôi.

*

Tôi về đến thị xã Hà Giang, anh Thanh Phong mời sang bàn việc bắt giam bọn Việt Nam Quốc dân Đảng, vì đến lúc này với bọn chúng, ta chỉ mới có lệnh quản thúc, không cho chúng được đi lại tự do.

Anh Thanh Phong nói:

- Ta phải lập tòa án đàng hoàng xử lý bọn Việt Nam Quốc dân Đảng phản động và giao cho Việt Hưng sử dụng lực lượng bộ đội phía bắc làm bảo vệ, bắt và tống giam bọn chúng.

Tham dự phiên tòa có Công Thành làm chủ tọa, Việt Hưng và Thanh Phong làm dự thẩm. Bọn Quốc dân Đảng Việt Nam Hoàng Quốc Chính, Bùi Nguyên Phách cùng đồng bọn cần phải tống giam, vì lúc này thực dân Pháp đã trở lại miền Nam, đã có nhiều chứng cứ cụ thể bắt được quả tang chúng liên hệ làm tay sai cho Pháp.

Những tên phạm tội được bộ đội áp tải từ nơi quản thúc về tới nơi mở phiên tòa.

Trước tòa, anh Công Thành tuyên bố tội trạng từng tên và tuyên bố bắt giam giữ, Hoàng Quốc Chính cảm thấy đột ngột, phản ứng không gay gắt lắm, Bùi Nguyên Phách phản ứng gay gắt hơn, ông ta cãi lý gần như bào chữa cho Việt Nam Quốc dân Đảng. Vũ Quang Phẩm cãi lại rằng, chúng tôi vẫn về với Chính phủ đấy chứ... Còn bao tên ác ôn khác đều cúi đâu nhận tội.

Tôi nói thêm để bọn tội nhân khỏi ấm ức:

- Nếu nói các anh đã về với Chính phủ sao lại đã có mật lệnh bắt hoặc thủ tiêu ngầm tôi cùng các cán bộ lãnh đạo cách mạng? May mà chúng tôi bắt được quả tang mật lệnh phản bội. Bộ mặt Việt Quốc đã lộ rõ là phản quốc.

Khi tôi nói đến câu này, chúng câm họng.

Cuộc xét xử đã im lặng và kết thúc. Lúc ấy anh Thành tuyên bố:

- Đất nước ta lại bị xâm lăng từ miền Nam. Hành động chống đối của các anh không khác gì tiếp tay và trông chờ bọn để quốc thực dân phản động.

Vì vậy tôi tuyên bố các anh bị giam giữ.

Lập tức tôi ra lệnh cho đơn vị quân đội bảo vệ ùa tới tống giam những tên Việt Nam Quốc dân Đảng đã bị tuyên án vào nhà tù.

Ngày hôm sau đó lại có tin bọn Tàu có ý định lên phá lô cốt ở thị xã Hà Giang và chúng đã gửi yêu cầu ta phải thả bọn Việt Nam Quốc dân Đảng vừa bị tống giam, do vậy anh Thanh Phong bàn với tôi phải đem bắn ngay lũ tù nhân Việt Nam Quốc dân Đảng mới ổn.

Đơn vị phía tôi lãnh trách nhiệm việc đó. Với mọi đứa khác thì suôn sẻ, dễ dàng không xảy ra chuyện gì, nhung khi anh Bắc vào bắt Hoàng Quốc Chính thì bị y chống cự và dùng con dao 8 lưỡi y giấu trong người đâm vào vai Bắc. Tuy vậy mọi việc rồi cũng kết thúc. Và hôm sau Bùi Nguyên Phách chưa chết, hắn chạy trốn theo đường sang Thanh Thủy, lại bị Bế Cừu bắt được, bắn chết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #43 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:16:24 am »

*

Hà Giang được giải phóng ngày 25 tháng 12 năm 1945.

UBND tỉnh Hà Giang làm lễ tuyên bố thành lập.

Anh Tuyên phụ trách Ban tổ chức cuộc mít-tinh. Anh Thanh Phong lên nói về ý nghĩa thành lập chính quyền mới. Hồng Quân nói về Việt Minh lãnh đạo cách mạng. Tôi (Việt Hưng) nói về cách mạng Hà Giang khởi sự từ đâu. Anh Tuyên muốn tôi nói bàng tiếng Mông vì đa số dân chúng là người Mông. Anh Thất Tinh nói về người Tày ở Hà Giang đóng góp công sức vào cách mạng. Không ai nói về thành lập quân đội mà Ban tổ chức cũng không giao ai chuẩn bị trước. Liên trưởng Tàu phát biểu nhiệm vụ của họ trở lại Hà Giang chỉ có một mục đích là phá các công sự kiên cố có thép xây dựng lên để đánh Nhật, không có ý gì khác cả.

Thành lập chính quyền là việc cần kíp. Sau mit-tinh, UBND tỉnh họp phiên đầu tiên gồm thành phần:

- Thanh Phong, Chủ tịch tỉnh Hà Giang.

- Lê Thọ Huề, Phó chủ tịch

- Quán Văn Công, Phó chủ tịch

- Trần Thiên Tân, Ủy viên, Trưởng ty Liêm phóng.

- Chu Đức Tung, Ủy viên thư ký.

- Mai Trung Lâm, Ủy viên quân sự

- Vương Chí Sình, Ủy viên, kiêm chủ tịch huyện Đồng Văn.

- Phó Ngạn, Ủy viên.

*

Còn một việc khá quan trọng là làm sao ta thu hồi kho vũ khí hiện nay còn ở trong tay Tàu Tưởng? Anh Thanh Phong đem bàn cùng tôi và anh Tuyên.

Anh Tuyên nói:

- Cứ phải thông qua đồng tiền là đơn giản. Thương lượng với nó và cho nó ít tiền.

Anh Thanh Phong cũng đang băn khoăn vì tiền lúc này chưa có một xu. Tôi nói ý kiến tôi:

- Hiện nay ta đã có chính quyền trong tay, có quân đội cùng mọi thứ. Bàn dân thiên hạ, kể cả liên trưởng (đại đội trưởng) Tàu Tưởng đang giữ kho, đều biết. Ta lấy tư thế là chủ nhân mời nó đến trao đổi hay thương lượng còn tùy tư thế của nó. Còn tiền thì không nói đến. Súng đạn này là của ta.

Anh Thanh Phong nở nụ cười tin tưởng và nói:

- Nghe Việt Hưng nói có lý. Ủy ban nhân dân tinh sẽ mời nó đến, giao cho Việt Hưng dùng tiếng Tàu nói chuyện với nó. Tôi, Việt Hưng, Mai Trung Lâm năm 1942 - 1943 cùng học Trường quân sự Liễu Châu nhưng anh chăm tập nói hơn nên anh thành thạo tiếng Tàu. Chỗ nào cần trao đổi thì Việt Hưng phiên dịch cho tôi cùng biết.

Sáng hôm sau, bên ta có các anh Thanh Phong, anh Tuyên, Trần Thiên Tân, Mai Trung Lâm, Việt Hưng. Ai cũng ăn mặc chỉnh tề. Cơ quan sắp xếp uy nghi bề thế. Bộ đội bảo vệ ta có một trung đội đứng canh, oai vệ, đĩnh đạc.

Bên kia, Liên trưởng cùng hai cán binh đến. Ngay từ đầu họ đã tỏ ra lễ độ, kính trọng. Tôi đứng ra giới thiệu từng người, họ đứng dậy chắp tay. Mở đầu anh ta nói:

- Tôi được chính quyền Hà Giang mời đến tiếp chuyện rất lấy làm cảm kích. Biết là trước sau tôi phải rút về vì chúng tôi không có quyền ở lại đây nhưng chúng tôi cho người mang thư về hỏi thượng cấp đến nay chưa có hồi âm.

Tôi dịch lại cho mọi người cùng nghe, vẻ mặt ai cũng vui vẻ rạng rỡ hẳn. Trước khi vào hội kiến ai cũng cho là khó, lúc này câu chuyện trở nên bình thường. Tôi nói chuyện xa chuyện gần xã giao rồi xoáy vào trọng tâm xin tiếp nhận kho súng đạn của hắn. Hắn đắn đo một lúc rồi nói:

- Vâng xin được hiến tặng các ngài.

Nếu hắn đã nói vậy tôi thấy cần phải có giấy tờ làm căn cứ. Tôi ngỏ ý lập một biên bản cuộc họp chẳng hạn. Hắn suy tính khá lâu, không trả lời. Vẻ mặt nhiều người tỏ ra lúng túng, sốt ruột. Một lát, tôi hỏi:

- Sao anh suy tính lâu vậy? Ít nhất ta cũng có một giấy tờ ký kết hai bên chẳng hạn chứ?

Hắn trả lời:

- Không nên ép chúng tôi ký vào một văn bản gì hết là tốt hơn cả. Danh nghĩa chính quyền các anh có quyền xuất lệnh lấy kho vũ khí ấy. Để khi chúng tôi trở về nước còn có cách ăn nói với cấp trên của chúng tôi.

Mọi người thở phào và cho rằng anh ta nghĩ chín chắn tự lo thân phận anh ta khi về nước là phải. Sau đó tất cả mọi người cùng bước bộ đi tới kho vũ khí để kiểm tra. Cùng đếm có trên ba chục hòm còn nguyên đai.

Hôm sau tôi ra lệnh cho Hoàng Long dẫn bộ đội vào chuyên chở vũ khí về chỗ khác. Tôi đã viết sẵn một tờ thông báo bằng chữ Hán về việc tịch thu kho vũ khí để bộ đội cầm theo khi ra vào kho. Mỗi lần làm chuyến ra vào đều có bộ đội vác vũ khi đi áp tải bảo vệ.

Mọi việc đều suôn sẻ. Liên trưởng (đại đội trưởng) đơn vị quân Tàu Tưởng cuối cùng đến chào Chủ tịch tỉnh và xin giấy thông hành cho bảo đàm an toàn trên đường họ rút về nước.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #44 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:17:33 am »

*

Ít hôm sau hai anh Tạ Xuân Thu và Hồng Quân lên Hà Giang theo lời giới thiệu của anh Thanh Phong, anh Hồng Quân là Bí thư Tỉnh ủy.

Anh Hồng Quân gặp tôi, biết tôi nắm được tình hình Hà Giang nên đề nghị tôi thảo một kế hoạch củng cố lại mọi tổ chức, xây dựng mọi hệ thống công tác của tinh cho đến huyện.

Vấn đề này tôi đã chuẩn bị từ lâu nhưng chưa có dịp trình lên các anh lãnh đạo Tỉnh ủy mà thôi. Tôi lấy trong cặp tập văn bản đưa anh Hồng Quân.

Khi xem bản phác thảo của tôi, hai anh Tạ Xuân Thu và Hồng Quân đều nói “khá lắm”. Hồng Quân nói chân thành:

- Ý kiến Việt Hưng đề xuất hay quá, chúng tôi cũng đang lúng túng.

Anh Tạ Xuân Thu nói tiếp:

- Việt Hưng hoạt động ở Hà Giang từ những ngày đầu phong trào còn bí mật gian khổ, lăn lộn cùng cán bộ địa phương và nhân dân nên bản kế hoạch rất sát thực tế và có giá trị cũng như khả năng thực hiện.

Tôi nghe nói vậy biết là anh Tạ Xuân Thu là con người biết người và biết việc, phong thái cởi mở dễ chịu. Qua lời khen tôi biết anh chín chắn trong việc đánh giá con người, tôi có thiện cảm với anh Tạ Xuân Thu cũng như ấn tượng lâu dài về anh từ đó.

*

Sự việc quả đúng như tôi dự đoán, trước sau thế nào Trung ương ở Hà Nội cũng lên kiểm tra những việc làm của Hà Giang.

Anh Phạm Ngọc Thuần từ Bộ Nội vụ, chỗ anh Võ Nguyên Giáp mang một giấy giới thiệu đến tìm đúng tên tôi ở Hà Giang, nói:

- Giấy giới thiệu thì do Bộ Nội vụ cấp nhưng nội dung công việc do Hồ Chủ tịch trực tiếp chi thị. Đề nghị anh tường thuật sự việc khách quan để tôi về Hà Nội báo cáo lại với Hồ Chủ tịch để trả lời quân Tàu.

Nội dung Hồ Chủ tịch hôi tôi: 1. Tại sao cho quân đánh vào Phan Chi Hoa (bên Tàu)? 2. Tại sao cho quân đánh và đốt phố Tráng Kìm?

Tôi trả lời vấn đề 1. Tại sao bộ đội ta đánh vào Phan Chi Hoa (trên đất Trung Quốc)? Theo yêu cầu của dân muốn được sum họp hưởng tết độc lập đầu tiên của đất nước, tôi và dân muốn có sự bình yên biên giới nên đã nhờ qua bên Hồng quân Tàu cắm cơ sở đang hoạt động ở đấy, bắn vào Phan Chi Hoa để quân Tàu ở Na Chô Cai (đất ta) phải chạy về ứng cứu, lúc đó ta lợi dụng thời cơ khiêng trả lại cột mốc biên giới về chỗ cũ, giải phóng Na Chô Cai, không mất người, mất sức, không mang tiếng đánh Tàu. Nếu anh không tin tôi báo cáo, xin cứ đến Ngải Chồ gặp Sùng Dua Hầư hỏi xem có đúng vậy không.

Vấn đề 2. Sao bộ đội đốt phố Tráng Kìm? Tôi biết Vương Chí Sình về Hà Nội, tôi đã lo ông báo cáo lên Hồ Chủ tịch về việc đó, vì vụ này cửa hàng của Vương ở Tráng Kìm cũng bị cháy. Sự việc như sau, nếu gọi là đánh vào phố thì từ tháng 3 năm 1945, nông dân Cán Tỷ, Seo Lủng đã yêu cầu tôi cho đánh, với lý do, dân ở phố bóc lột nông dân nhiều quá (bán nông sản cho phố, nông dân bị ép giá quá rẻ). Khi đó tôi đã trả lời, chủ trương của Việt Minh là đoàn kết toàn dân để đánh Nhật, sao người trong nước lại đi đánh nhau, chỉ trừ họ đến đánh ta thì ta mới đánh lại mà thôi. Công bằng mà nói, nếu vài người dân phố Tráng Kìm không dẫn Nhật đến đốt làng người Mông ở đầu cầu Cán Tỷ thì sao lại có chuyện trả đũa này. Tháng 7- 8 năm 1945 nhân lúc tôi đi vắng, nhân dân đã trút căm thù vào mấy nhà đón Nhật lên. Tôi chắc Hoàng Long chỉ trả đũa vài tên ở phố Tráng Kìm vì đã dẫn Nhật đến đốt làng Cán Tỷ thôi; nhưng mùa hanh khô, phố toàn nhà tranh, đám cháy đã bén một nhà thì các nhà khác tránh sao khỏi, thậm chí cả cửa hàng ông Vương ở đấy cũng bị vạ lây.

Anh Thuần ghi nhận và về Hà Nội báo cáo.

Trả lời xong những câu hỏi của anh Phạm Ngọc Thuần, tôi thấy như trút được gánh nặng ám ảnh bấy lâu nay, bởi những hiện tượng xảy ra ở biên giới tôi rất thận trọng, nhưng chưa được nói ra, tôi vẫn áy náy không yên.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #45 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:18:13 am »

*

Một hôm anh Mai Trung Lâm và anh Đắc lên đến Hà Giang. Anh Đắc từ Bộ Quốc phòng lên mang chứng minh thư quân đội và mang theo một hộp quân hàm, hỏi ý kiến tôi là người tổ chức ra quân đội từ ngày đầu ở đây, nên trao quân hàm như thế nào cho tương xứng.

Tôi giao anh Mai Trung Lâm đeo quân hàm thiểu tá, một sao hai vạch, chức vụ đại đội trưởng. Viên Văn Rưỡng (Việt Bằng) tôi giao cho phù hiệu ba sao một gạch, hàm đại úy. Tôi cũng phải giải thích tên ta gọi hàm thiếu tá là đại đội trưởng là không phù hợp với mọi quy định của trên, nhưng nay tạm thế đã.

Tôi đề nghị sắp xếp với các anh khác còn lại cũng là tương đối. Ta cứ tạm hiểu như thế. Mọi người cũng vui lòng.

*

Được thư của anh Bình Dương từ Hà Nội gửi lên cho biết, nay đã hình thành khu vực Hà - Tuyên - Thái, vậy cán bộ người Cao Bằng phải rút về liên tỉnh Cao -Bắc - Lạng. Khu Thiện Thuật đã hoàn thành sứ mệnh...

Tôi hơi đột ngột vì hình như bấy lâu nay công tác với các đồng chí và đồng bào Hà Giang, quen mùi mồ hôi nhau rồi, không muốn rời nhau. Nhớ những ngày cùng cán bộ người Mông lặn lội bao đường rừng suối khe, quen cả tiếng chim hót, để đi tới các bản làng hẻo lánh tổ chức họ vào Hội Việt Minh. Bàn chân tôi đã biết đặt cho khéo trên những nẻo đường núi đá tai mèo để tránh những con vắt đói ngoi ngoi lên tìm chờ mồi đi qua là lặng lẽ bám vào chân, hoặc là bí mật nhảy từ cành cây cao vào gáy mau lẹ chui vào trong áo hút máu... Từ hôm chia tay các anh lãnh đạo từ trung tâm Khu ủy Thiện Thuật (Lũng Lừa Kim Đao) tiến qua triền núi phía tây, say sưa với công việc, nào có nhớ thời gian xa cách? Lao vào cuộc chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo, tiến tới cách mạng giải phóng dân tộc, các nơi đã khởi nghĩa, mừng ngày quốc khánh, nhưng với Hà Giang còn gặp quá nhiều khó khăn đối phó với kẻ thù. Giải phóng Hà Giang đã về sau muộn hơn so với mọi nơi trên đất nước. Nay đến lúc tạm chia tay...

Tôi triệu tập toàn thể cán bộ Cao - Bắc - Lạng để phổ biến chỉ thị của Liên tỉnh ủy Cao - Bắc - Lạng. Cuộc họp có cả một số cán bộ người địa phương từ Đồng Văn xuống.

Trong cuộc họp ai cũng phát biểu, ý kiến phong phú. Ai cũng muốn ở lại Hà Giang, không có ý kiến gì thổ lộ vì quyền lợi ích kỷ nào, mà cái chính là tình cảm cách mạng, vì quen dân đã cùng nhau đồng cam cộng khổ từ ngày giác ngộ cách mạng đến khi cùng chiến đấu gan góc bảo vệ quê hương, bảo vệ cuộc sống. Hội nghị rất tự hào nghĩ rằng cán bộ nơi khác đến tiếp chân không dễ gì nắm được lòng dân như anh em đã từng công tác nơi đây. Hội nghị quyết định cử Việt Hưng về Hà Nội gặp Bình Dương, gặp Tổng bộ Việt Minh phản ánh nguyện vọng ở lại.

Tôi lên đường đi Hà Nội phản ánh cuộc họp cán bộ Cao Bắc Lạng, đề nghị hoãn việc điều động cán bộ Cao - Bắc - Lạng trở về Cao - Bắc - Lạng. Khi đến Bắc Quang, tôi gặp anh Hồng Quân, Bí thư Tỉnh ủy đi công tác Hà Nội về. Anh cho biết có anh Song Hào, Trung ương cùng lên Hà Giang.

Trong cuộc gặp mặt, Hồng Quân giới thiệu tôi. Anh Song Hào hỏi, biết tôi đi Hà Nội có việc. Anh nói, không cần đi đâu cả, ở đây tôi giải quyết được. Song Hào không thay đổi ý kiến của Bình Dương.

Tôi trở về thị xã Hà Giang công bố ý kiến của Trung ương. Tuy vậy tôi vẫn xót xa với địa phương, chỉ định một số người ở lại với cơ sở của mình. Anh Hoàng Long sống chết với dân lâu rồi. Anh Phong (cháu anh Thanh Phong) cho ở lại. Bế Ru, Thanh Bắc, Kim Sơn vốn sinh sống bên Hà Giang đương nhiên ở lại. Hoàng Hương, Đoàn Kim Mỹ theo yêu cầu của anh Lý Đào khi mở rộng quân đội cần có cán bộ chính trị, nên đều ở lại. Anh Hùng Cường đang công tác ở Đường Thượng tôi bố trí ở lại với dân Đường Thượng. Còn một số anh em Cao-Bắc-Lạng khác chuẩn bị cùng tôi trở về Cao-Bắc-Lạng.

Cũng vừa khi đó anh Thanh Phong, chủ tịch tỉnh, đi họp hội nghị ở Tuyên Quang về, anh có đưa cho tôi một lệnh do ông Nguyễn Khang ký, nội dung như sau, vì liên tỉnh Hà - Tuyên - Thái đã hình thành, do vậy các cán bộ thuộc liên tỉnh Cao - Bắc - Lạng rút khỏi Hà - Tuyên - Thái để cán bộ địa phương tự đảm nhiệm.

Tháng 3 năm 1946 tôi chia tay Hà - Tuyên - Thái, được điều về Quân khu I.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #46 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:19:08 am »

PHẦN THỨ NĂM

21.

Tháng 3 năm 1946 tôi về Quân khu I (cơ quan ở Kép Le - Thái Nguyên).

Lúc đó ông Chu Văn Tấn được cử vào làm Khu trưởng Khu IV. Ông Lê Quảng Ba là Tư lệnh Quân khu I. Đồng chí Chỉnh là Tham mưu trưởng, Việt Hưng (tôi) và ông Lục (Tàu) làm Quân huấn.

Sau đó không đầy một tháng tôi được điều về làm Tiểu đoàn phó thuộc Trung đoàn 176.

Đầu tháng 4 năm 1946 tôi được điều về Bắc Ninh làm Tiểu đoàn trưởng thay Chu Nhất Thành. Ở đây tôi được gặp ông Bạch Di - Chủ tịch tỉnh. Ông có phàn nàn về Chu Nhất Thành trong việc giao dịch với người Tàu (Tô Chiêm Ngao). Ông giao việc đó cho tôi. Tôi nói vói ông Bạch Di rằng tôi sẽ làm tốt không tốn một xu.

Sau đó Ngao vì mất quyền lợi nên đòi thay tôi cho Chu Nhất Thành trở lại. Tôi trực tiếp nói với Vũ Đình Đại (là phiên dịch) chuyển lời tôi tới Tô Chiêm Ngao rằng, tôi đến đây là do Bộ tổng tư lệnh Quân đội nhân dân phái đến, không phải do người Tàu điều động (nhờ ông phiên dịch lại như vậy). Ngao đành phải chịu và không làm gì được.

Năm 1954 tôi được Bộ chỉ huy tiền tuyến ở Điện Biên giao cho chỉ huy hai trung đoàn 146 và 148(1) để đánh Phong Xa Lỳ, Nặm Pắc Luông, Nặm Thà và Mường Xinh (Lào) nhằm chặn đường không cho quân Pháp ở Điện Biên Phủ rút về phía Lào... Tôi cùng các đơn vị đã chiến đấu và giải phóng toàn bộ các tình Phong Xa Lỳ, Nặm Pác Luông, Nặm Thà và Mường Xinh. Nhân dân các bộ tộc Lào nơi chúng tôi giải phóng rất phấn khởi và tin tưởng vào bộ đội Việt Nam.

Sau đó tôi cùng đơn vị còn đi tiễu phỉ ở Mường Tè, Phòng Tô, Lai Châu, Lào Cai.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #47 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:21:10 am »

PHẦN THỨ SÁU

22.

Năm 1959, lực lượng vũ trang Quân khu lại phải lo đối phó với âm mưu và hành động gây phỉ của bọn đế quốc cùng các thế lực phản động nổi lên ở Hà Giang và một số nơi của Cao Bằng.

Quân khu thành lập một “Ban chỉ huy tiễu phỉ” do đồng chí Lê Đình Thiệp, Phó chính ủy Quân khu trực tiếp làm trưởng ban. Thành phần trong Ban còn có các đồng chí Đinh Long Xuyên, Mai Trung Lâm, Phạm Văn Tịnh (Tỉnh ủy Hà Giang) và một số cán bộ chỉ huy, lãnh đạo của từng đom vị tham gia tiễu phỉ. Khu ủy Khu tự trị Việt Bắc cử đồng chí Hoàng Văn Kiểu (thường vụ Khu ủy) sang tăng cường lãnh đạo. Riêng mặt trận Đồng Văn Khu ủy và Quân khu giao cho Đặng Việt Hưng trực tiếp chỉ đạo.(1)

Khi ấy Việt Hưng (tôi) đang làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 246.

Sau năm 1957, lực lượng phỉ ở Lào Cai về cơ bản được giải quyết xong, các đơn vị của Trung đoàn 246 lại tiếp tục huấn luyện và hoàn thành những khâu cuối của nhiệm vụ chỉnh biên.

Trung đoàn 246 về lập doanh trại ở vùng Lang Quán cây số 2 - bắc thị xã Tuyên Quang (thuộc huyện Yên Sơn). Đầu tháng 12 năm 1959, đồng chí Lê Đình Thiệp thay mặt Bộ tư lệnh Quân khu về Tuyên Quang giao nhiệm vụ cho Trung đoàn 246 là lực lượng chủ công trong đội hình “Ban chỉ huy tiễu phi” của Quân khu.

Trung đoàn đang lúc chia nhau đi các ngả khai thác nguyên vật liệu xây dựng lại doanh trại, chuẩn bị cho khóa huấn luyện diễn tập mới. Việc điều quân lên Hà Giang lúc này lại là khẩn trương. Có Tiểu đoàn 1 (với 4 đại đội) đang khai thác gỗ ở núi Quạt là gần, tôi điều về chuẩn bị nửa ngày và một đêm, cấp tốc hành quân lên Đồng Văn; riêng đại đội 1 giao đồng chí Quang Hùng đi tiễu phỉ phía Hoàng Su Phì.

Cùng tham gia chiến đấu còn có 2 đại đội của Tiểu đoàn 55 Tỉnh đội Cao Bằng, 1 đại đội của Tiểu đoàn 54 Lạng Sơn, 3 đại đội công an vũ trang và đại đội 10 của tỉnh Hà Giang.

Tôi xuất lĩnh Tiểu đoàn 1 gồm 3 đại đội lên Hà Giang nghiên cứu tình hình thổ phỉ Đồng Văn. Sáng 17 tháng 12 năm 1959, tôi (Việt Hưng) cùng anh Tiến Minh (trưởng ban trinh sát) và một số cán bộ tiểu đoàn dự cuộc họp với “Ban chỉ huy tiễu phỉ” tại văn phòng Tỉnh ủy Hà Giang. Anh Mạnh Đức, Trưởng ty công an Hà Giang báo cáo tình hình hoạt động của phỉ ở Đồng Văn và Hoàng Su Phì. Hôm sau đồng chí Hoàng Văn Kiểu (Khu ủy) cùng một số đồng chí trong Ban chỉ huy tiễu phỉ và Trung đoàn 246, các đơn vị tham chiến cùng hành quân lên Quản Bạ chuẩn bị tác chiến.

Trở lại nơi đây, hồi tưởng lại một thời hoạt động gian khổ cách đây 15 năm (từ năm 1944), lòng tôi xao xuyến. Tôi nhớ lại các đồng chí cán bộ người Mông hoạt bát dũng cảm lãnh đạo nhân dân cùng giác ngộ chiến đấu anh dũng đánh Nhật, đánh quân Việt Nam Quốc dân Đảng phản động, đánh đuổi quân Tàu Tưởng... nay ở đâu, sức khỏe thế nào, 15 năm gần một thế hệ rồi, ai còn ai mất? Tôi nhớ Hoàng A Váng ở Du Già có con mắt nhìn chiến lược; nhớ Sùng Dua Hầư đầy nhiệt tình yêu nước, nhiều mưu trí... Các anh cùng ân nhân cách mạng người Mông sẽ là những cố vấn, ít nhất là tham mưu cho trận chiến này. Tôi tìm cách gặp gỡ các anh ấy. Mà một đặc điểm cũng là kinh nghiệm đi tiễu phỉ có cái khó của nó, nếu dàn trận đánh nhau là một nhẽ, nhưng quân phỉ hàng ngày có thể ở ngay cạnh ta, lúc này là công dân trông hiền lành, ngày mai đã thấy cầm súng ở bên kia chiến tuyến...

Tôi tìm hiểu nghiên cứu đối phương để tìm ra ai chủ mưu, nguyên do gì chúng tập hợp được lực lượng phỉ, luận điệu chúng ra sao, điểm xuất phát của lực lượng phản động nổi lên là từ đâu, là kinh tế hay là chính trị?... Ngày thì có việc ban ngày, ban đêm có việc ban đêm, đã bao nhiêu đêm tôi thao thức để tìm ra kế hoạch tác chiến hoặc đi tìm gặp các cơ sở cách mạng cũ...


(1) Đã xem lại theo cuốn Trung đoàn 246 (của Bộ Tư lệnh Quân khu I) Tài liệu Lưu trữ tại Thư viện Quân đội. Ký hiệu 355 V (09) / LC 3112)
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #48 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:21:34 am »

Thời gian ấy, bọn phỉ ở Hà Giang nổi lên cướp bóc, giết hại người lương thiện, quấy phá cuộc sổng yên lành của nhân dân. Chúng nổi dậy với danh nghĩa công khai chống lại chính sách cộng sản. Nghĩa là chúng có tổ chức rộng lớn, có người chủ mưu, bọn đặc vụ lẻn lút bám sát vùng Đồng Văn rất lợi hại.

Vào những năm từ 1958 đến 1960, tình hình đất nước còn chia làm hai miền với hai chế độ chính trị khác nhau, có hai nhiệm vụ chiến lược, Đảng chủ trương: Để tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thực hiện thống nhất nước nhà, miền Bắc càng phải tiến nhanh vững chắc lên chủ nghĩa xã hội. Tháng 11 năm 1958, Trung ương Đảng khóa II, họp Hội nghị lần thứ 14 đã chỉ rõ nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc là đẩy mạnh cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế cá thể trong nông nghiệp, thợ thủ công và cải tạo xã hội chủ nghĩa đối với thành phần kinh tế tư bản tư doanh, đồng thời phải ra sức phát triển thành phần kinh tế quốc doanh là lực lượng lãnh đạo toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Mục tiêu quan trọng cần đạt được trong ba năm từ 1958 đến 1960 là nhằm xác lập quan hệ sản xuất mới xã hội chủ nghĩa, xóa bỏ sự áp bức bóc lột và các tàn dư chế độ xã hội thực dân phong kiến để lại, tạo sức mạnh vật chất và tinh thần cho chế độ xã hội chủ nghĩa. Để đạt được mục tiêu của công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa, đối với nông nghiệp, Đảng ta chủ trương thay thế các hình thức sở hữu cá thể bằng hình thức tập thể, nhằm mục đích phát triển kinh tế, ổn định đời sổng nhân dân lao động, thực hiện từng bước từ tổ đổi công với hình thức từ thấp lên cao rồi chuyển sang xây dựng Hợp tác xã bậc thấp theo nguyên tắc tự nguyện cùng có lợi và quản lý dân chủ.

Công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Đồng Văn đang tiến hành thì vấp ngay sự phản ứng của các tầng lớp trên như thổ ty, tổng giáp, mã phài... Xuất phát từ chính sách đại đoàn kết dân tộc, ta kiên trì thuyết phục, vận động họ theo đường lối cách mạng của Chính phủ. Nhưng không ít người trong số họ bị tước đoạt dần về quyền lợi áp bức bóc lột, không chịu cải tà quy chính; họ khôn khéo ăn ở hai lòng, vừa làm việc cho cách mạng vừa ngấm ngầm liên lạc với đế quốc và các thế lực đặc vụ phản động bên ngoài, đợi thời cơ nổi dậy cướp chính quyền cách mạng.

Tháng 3 năm 1959, ta đang tiến hành bầu cử củng cố lại hội đồng nhân dân cấp huyện và xã, đang tiến hành cải tạo nông nghiệp thủ công nghiệp ở Đồng Văn thì vấp phải sự phản ứng mãnh liệt của bè lũ phản động. Tầng lớp trên đã tụ họp với bọn đặc vụ Quốc dân Đảng, vạch kế hoạch nổi loạn, triển khai lực lượng vũ khí, phân công người phụ trách từng khu vực. Chúng kích động quần chúng, xuyên tạc chính sách, đe dọa cán bộ vừa mới trúng cử, thủ tiêu cán bộ, đốt trụ sở xã...

Tháng 5 năm 1959 bọn phỉ bắt đầu nổi dậy ở Đồng Văn. Lực lượng chúng có hàng trăm tên, được trang bị vũ khí. Những tên trục tiếp chỉ huy là Vàng Chúng Dình, Dàng Vạn Sùng, Vàng Chỉn Cáo, Lý Nhè Lùng, Dàng Sàng Rấn, Dàng Vạn Li... Chúng có tổ chức, phân công trách nhiệm, tổng phụ trách quân phỉ là Vàng Chúng Dình. Vàng Sè Na phụ trách vũ khí. Sùng Mí Chiu phụ trách lương thực tài chính.

Cuộc nổi loạn của chúng ngày càng mãnh liệt. Chúng tung các khẩu hiệu chống lên hợp tác xã, chống chính quyền mới vừa bầu cử xong, chống giảm trồng cây thuốc phiện, không đi làm đường, không nộp thuế, không nộp súng cho cách mạng... Chúng chống phá nhiều nơi, bắt giữ hàng hóa của hai đoàn ngựa thồ của tỉnh lên Đồng Văn; đào đắp công sự, lập bẫy đá ở các ngả đường, bắn chết một công an, bắn bị thương một cán bộ Huyện đội, ngăn chặn dân đi nộp thuế, đi họp, kích động, đe dọa, lôi kéo dân theo chúng... Ngày 9 tháng 12 năm 1959 đoàn cán bộ Khu và Tỉnh lên Đồng Văn, chúng bắn vào trụ sở huyện gây thương vong nhiều cán bộ lãnh đạo (như anh Bế Ngọc Bảo, Khu ủy viên, Giám đốc Sở giáo dục khu tự trị Việt Bắc); anh Nông Văn Quang, Thường vụ Khu ủy chạy thoát. Sau này mới biết là anh chạy qua biên giới sang Trung Quốc rồi tìm đường vào Bảo Lạc (Cao Bằng).

Sau khi xảy ra bạo động phản cách mạng ở Đồng Văn, từ ngày 7 đến ngày 10 tháng 12 năm 1959 Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp kiểm điểm và nhận định tình hình, vạch ra chủ trương, phương châm chi đạo, tô chức tiến hành giải quyết vụ bạo loạn. Phương châm chung là: Dùng vận động chính trị , nắm quần chúng, tranh thủ tầng lớp trên để giải quyết vấn đề, hết sức tránh sa vào bẫy khiêu khích, hết sức tránh nổ súng.

Từ Quản Bạ, các lực lượng chiến dịch của ta triển khai phương án tác chiến và khoanh vùng có địch. Anh Hoàng Văn Kiểu gặp anh em giao nhiệm vụ, động viên và tỏ rõ niềm tin tưởng thắng lợi.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #49 vào lúc: 26 Tháng Ba, 2020, 08:22:17 am »

*

Bọn phỉ ngày càng hung hãn hơn.

Ngày 12 tháng 12 năm 1959, Vàng Chúng Dình tập trung 200 quân, chia làm ba mũi tấn công thị trấn Đồng Văn. Chúng siết chặt vòng vây quanh thị trấn và cắt đứt hết mọi đường giao thông ra vào. Thị trấn Đồng Văn như một lòng chảo bị cô lập. Chúng quyết chiếm lĩnh thị trấn.

Quân ta chống trả ác liệt. Để tránh thương vong, cán bộ đã vận động nhân dân đào hầm trong nhà để ẩn thân. Cũng từ đó nây ra sáng kiến đào giao thông hào giữa các nhà, xuyên suốt thị trấn để di chuyển tác chiến.

Trước tình hình ừong ngoài liên lạc khó khăn, tỉnh đã điều một tiểu đội công an vũ trang 9 chiến sĩ do Mai Xuân Hùng chỉ huy, từ đồn Săm Pun vượt sông Nho Quế đoạn chảy xiết nhất, bờ sông cao dựng đứng khiến địch bất ngờ, đến chi viện và tiếp tế cho thị trấn Đồng Văn chổng phỉ. Các cánh quân khác cùng kéo về hướng Đồng Văn.

Trùm phỉ Vàng Chúng Dình biết ta bổ sung lực lượng nên ngày 16 tháng 12 năm 1959 điều thêm 100 tên phỉ nữa mở đợt tấn công quyết liệt vào thị trấn. Vòng vây ngày càng thu hẹp. Lúc này một đại đội của Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 246 vẫn đang đánh địch ở Mèo Vạc và Sơn Vĩ. Sau khi hoàn thành nhiệm vụ, các đại đội của Tiểu đoàn 1 hành quân cấp tốc về giải vây thị trấn Đồng Văn.

Trong khi quân ta ở thị trấn đánh mạnh, quân phỉ tập trung kháng cự một mực tấn công, bị bất ngờ do quân Tiểu đoàn 1 đánh vào sau lưng, chúng bị kẹp vào giữa, bị diệt tại chỗ 15 tên và nhiều tên bị thương. Vàng Chúng Dình cùng đồng bọn tháo chạy vào Hàn Chả Lủng (giáp giới Hà Giang của Việt Nam và Vân Nam của Trung Quốc). Ấy là ngày 23 tháng 12 năm 1959. Cuộc chiến đã kéo dài hơn 10 ngày mới kết thúc.

*

Cùng ngày 23 tháng 12 năm 1959, một cánh quân 200 phỉ từ Lao Và Chải, Cán Tỷ kéo xuống, do trùm Vàng Quáng Ly cầm đầu, tấn công vào phố Yên Minh, ở đó đồng chí Tiến Minh, Trưởng ban trinh sát Trung đoàn 246 đang đóng giữ.

Được tin ấy, tôi tức tốc từ Đồng Văn về Yên Minh. Đến nơi tôi thấy 2 đại đội của Tiểu đoàn 1 đã đào xong công sự, xây dựng một cụm chiến đấu bảo vệ đầu cầu sông Nhiêm, một cụm bảo vệ đồn Yên Minh.

Vàng Quáng Ly chia cánh phỉ làm hai mũi, đi đầu mũi nào cũng có những tên đặc vụ đã từng gây tội ác, một mũi theo đường mòn, một mũi xuyên rừng về hướng đông rồi cùng đánh ập xuống.

Quân ta chờ chúng đến thật gần mới nổ súng. Chúng chết 9 tên trước chiến hào. Những tên còn lại chen nhau chạy tháo thân.

Khá lâu sau đó, Váng Quáng Ly thúc ép quân phỉ tổ chức tấn công lần 2 vào trận địa. Quân phỉ lần này đông đúc hom, hóa ra là lúc nãy chúng đi tìm dân lùa ra mặt trận. Chúng thật xảo quyệt, phỉ bắt nhân dân (đa số là cụ già, phụ nữ và trẻ em) tiến lên trước, chúng lợi dụng đi sau hoặc trà trộn hành quân.

Quân ta nhìn nhau băn khoăn do dự. Tiến Minh hô truyền lệnh:

- Những xạ thủ Trung đoàn 246 hãy bắn tỉa cho chính xác vào quân thù. Chỉ bắn tỉa.

Sau đó tiếng súng nổ ròn rã.

Tôi biết chắc dân chúng ở đây chưa quên Việt Hưng, người cán bộ 15 năm trước lăn lộn công tác tổ chức nhân dân đánh Nhật ở Yên Minh, tôi kêu gọi:

- Cư tì pê chỉ say! (Bà con ơi đừng sợ). Việt Hưng đây. Quân Việt Hưng không bắn vào nhân dân đâu. Chỉ say! (Đừng sợ). Việt Hưng đây...

Mấy cụ già đứng lại, giơ tay chới với, kêu Việt Hưng... Việt Hưng...

Tôi nói thêm bàng tiếng Mông kêu gọi họ:

- Cư tì pê quay về đi! Không đi theo bọn cầm súng, ra nơi chiến trận đạn lạc đấy. Đạn lạc thì tủa lớ. Mùa chế mùa chế lớ. (Chết đấy. Quay về nhà thôi).

Đám đông dân chúng xao xác, rủ nhau chạy tán loạn. Mẹ dắt con, cháu dắt ông... quay về. Bọn trùm phỉ kêu gọi, dọa nạt họ cũng không quay lại. Những tên phỉ hiện lồ lộ kia rồi. Tiến Minh hô:

- Tập trung hỏa lực, bắn!

Chúng bỏ mạng 5 tên tức khắc. Lũ phỉ sống sót chạy thục mạng.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM