Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Tư, 2024, 11:55:48 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo  (Đọc 6183 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #10 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:36:06 am »

8.

Cuộc sống quân ngũ nghiêm khắc từ đây.

Ở Điền Đông, tôi được gặp thêm bao nhiêu người khác từ các ngả đến học. Lúc đầu vẫn ở chung với nhau. Vài hôm sau có cuộc sơ khảo: kiểm tra văn hóa, kiểm tra lịch sử.

Sau sơ khảo tôi được phân về đại đội 1 do Dương Bình Phúc trung hiệu làm đội trưởng. Đội trưởng phân đội tôi do Diệp Kiếm Thanh, Hoa kiều Nam Dương phụ trách.

Qua một thời gian ngắn lại tổ chức khảo hạch. Lần này tôi sang hẳn đại đội 200 trung hiệu Diên Tình Hoàn, người Hồ Nam phụ trách.

Trung đội 1 do thiếu hiệu Lý Am Cầu phụ trách.

Trung đội 2 do Lý Đạt Kiện người An Huy phụ trách.

Trung đội 3 do thượng úy Lưu Trầm Nhai, Hoa kiều Thái Lan phụ trách.

Tiểu đội trưởng 1 do thượng úy Hoàng Trọng Sảm phụ trách, tiểu đội 2 do thiếu hiệu Lưu Từ Chân phụ trách. Tiểu đội 7 do Lý Văn Thành (trung úy) phụ trách. Tiểu đội 8 do thiếu úy Lâm Nhiêm Pháp phụ trách. Tôi ở tiểu đội nảy. Tiểu đội 9 do một thiếu úy phụ trách, anh Hoàng Văn Thái ở tiểu đội này.

Nội dung huấn luyện chủ yếu các khoa mục đội ngũ, cá nhân chiến đấu qua các địa hình, huấn luyện tiểu đội chiến đấu.

Tôi và Nam Long được gọi ra chi huy tiểu đội chiến đấu.

Sử học họ chỉ dạy chủ yếu 2.000 năm phương bắc đô hộ Việt Nam. Tất nhiên không thể thấm vào lòng yêu nước chúng tôi.

Học thêm ít cơ yếu, mật mã, giải mật mã, công tác tình báo, V.V..

Và cuối cùng khoa mục hành quân đêm, các khoa mục chiến đấu đêm trong đội hình doanh.

Mấy tháng xa nhà xa nước để học tập, trong lòng vẫn canh cánh nỗi nhớ quê hương.

Tôi bồi hồi nhớ nhà, nhớ cha mẹ già, nhớ nước tha thiết, ngẫu hứng làm bài thơ “Khách địa thu cảm”

Khách xá u cư dĩ bán niên
Dạ khai thu cảm bất thành miên
Tha hương độc thảm niên hoa dịch
Cố quốc đa sầu mộng chẩm triền
Mạc tự cao đường thân kiện phủ
Trường tư phụ mẫu hải thâm khiên
Thâm kỳ sở sở tòng như nguyện
Hoàn thủ Lai y bái vũ tiền.


(Mùa thu đất khách/ Quê người sáu tháng chửa tròn niên/ Trăn trọc đêm thu giấc chẳng yên/ Nhiều tủi mong quê thêm tuổi tác/ Lắm sầu nhớ nước mộng triền miên/ Ông bà sức khỏe nào ai biết/ Cha mẹ biển sâu nợ thật phiền/ Đến hẹn hồi hương như nguyện ước/ Áo Lai sẽ mặc múa làm điên).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #11 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:36:40 am »

*

Sang năm 1942, hành quân về Liễu Châu, địa điểm Bộ tư lệnh Đệ tứ chiến khu của Trương Phát Khuê.

Chúng tôi đi thuyền từ Điền Đông đến Nam Ninh và từ Nam Ninh đi bộ lên Liễu Châu. Các đại đội được trú quân tại Tân Biên dinh, một khu doanh trại nếu chỉnh quân thường thừa sức một sư đoàn đóng.

Chúng tôi ở hai dãy nhà. Còn các dãy khác là nơi huấn luyện tân binh. Không sáng nào là không có lính đào ngũ. bắt được về là cả các tiểu đội trưởng đội đều thả sức tác oai bằng côn tẩn xuống lưng và mông các lính đào ngũ, nghe đến thảm thiết và trông thật rùng rợn.

Nhân qua Nam Ninh, Đặng chủ nhiệm có mời hai vị chủ nhiệm chính trị của tập đoàn quân 16 đến nóí chuyện.

Vì ông ta nói nhỏ quá nên mọi người hầu như uể oải, tư thế kém bề thế. Song hôm sau có Dư Hán Mưu tham mưu trưởng của tập đoàn đến nói chuyện thì khác hẳn. Toàn thể cán binh đứng nghiêm suốt trong thời gian anh ta nói chuyện, chính vì thế mà lần đầu tiên tôi được nghe một câu 100% trái với các trưởng quan mà từ trước tới nay chưa một ai dám nói. Ông ta nói rằng: “Qua đội ngũ chỉnh tề và uy phong thế này tôi tin chắc việc khôi phục lại đất nước quý quốc là sự đảm bảo thắng lợi tất yếu”.  Đến bây giờ tôi suy nghĩ và liên hệ, chưa có một cơ hội nào nhìn thấy một đơn vị uy nghiêm và hùng tráng như thế. Thật chả bõ công việc ăn học suốt mấy tháng ở Điền Đông mà chúng tôi chưa được biểu thị như hôm nay.

Đến Liễu Châu do không phải gấp rút lắm nên chương trình học đi vào chiều sâu hơn. Mọi khoa mục huấn luyện đội ngũ giảm đi mà thêm vào các khoa mục đào tạo tỉ mỉ của các sĩ quan sau tốt nghiệp. Tôi còn tranh thủ tự học tiếng Trung Hoa qua sách từ điển.

Khoa mục trung đội chiến đấu đều được huấn luyện tỉ mỉ, đại đội chiến đấu, thể hiện và thực tập trên bản đồ, doanh chiến đấu cũng vậy.

Để kết thúc khoa mục huấn luyện chiến đấu của trung đội, đại đội trưởng Diên Tình Hoàn kiểm tra một loạt học sinh xem kết quả ra sao. Tôi cũng như nhiều người khác (chủ yếu là Hoa kiều) được chỉ định ra và biết tự hạ đạt mệnh lệnh chiến đấu. Ông Diên nói, anh nói tiếng Việt để phiên dịch cũng được, sống trên đất Trung Hoa ngần ấy thời gian tôi từng say sưa học thêm Trung văn và thực hành học nói đã nói gần như người Trung Quốc. Tôi nói, tôi phát lệnh bằng tiếng phổ thông Hoa ngữ có được không? Ông Diên Tình Hoàn nói, càng tốt. Tôi quay ra hướng về phía giả định là bên địch, quỳ xuống hạ đặt mệnh lệnh chiến đấu của trung đội, lưu loát, mạch lạc từ đầu chí cuối và rõ ràng không còn chê vào đâu được.

*

Sang năm 1943, năm tốt nghiệp.

Sau tốt nghiệp, các sĩ quan (tiểu đội trưởng của trưởng) đầu tiên được phân phối đi các ngành. Học sinh trong trường cũng có vài người như Nam Long, Vũ Cương, Vĩnh Tường, Đinh Đại Toàn, Minh Thảo cũng được thả về biên giới công tác trước. Còn lại bao nhiêu đều hành quân về Nam Ninh gia nhập Công chính đội, do trung tướng Từ Quang Anh và thiếu tướng Đặng Khương Nguyên xuất lĩnh.

Hành quân bộ hành từ Liễu Châu về Nam Ninh, đến ải Côn Sơn, trông thấy một tấm bia to, tôi dừng lại đọc, biết đây là tấm bia đá dựng từ thời nhà Tống, có dòng chữ Hán ghi: Nơi đây Địch Thanh đã chiến thắng Nông Trí Cao và Nông Trí Viễn. Tôi mới sực nhớ ra, thời đấy hai ông họ Nông của đất Việt đã từng đánh sang đất Bắc và chiếm cứ tại đây. Dân Tày cũng không vừa đâu. Thời trước họ cùng biết khai quốc cầu tiến lên phía Bắc, vừa đất rộng vừa là lấy lại đất mà họ đã mất.

Toàn thể học sinh ở Liễu Châu và Nam Ninh được biên chế lẫn với cựu chiến binh của Tưởng Giới Thạch qua chiến đấu còn sống sót hình thành Công chính đội do Quân ủy bộ trực tiếp lãnh đạo.

Riêng Từ Quang Anh vì giỏi tiếng Pháp và tiếng Anh nên được phụ trách công tác đối ngoại với bọn phi công Đồng Minh. Còn Đặng Khương Nguyên làm công tác đối nội.

Lợi dụng thời gian nhàn rỗi tôi không chơi bời lêu lổng vô ích, thường ngày ra chợ giời mua sách về đọc, quyển nào hay thì dịch. Tôi dịch ba cuốn: Cách đánh du kích của Chu Đức (Hồng quân), hai cuốn còn lại muột cuốn nói về đánh du kích của tướng Bạch Sùng Hi (tướng của Tưởng Giới Thạch), một cuốn về chiến thuật tác chiến của quân chính quy do Đệ tứ chiến khu xuất bản. Ngoài ra tìm tòi tài liệu nói về trinh sát và tổ chức trinh sát, hệ thống trinh sát trong Bộ chỉ huy đoàn để địch. Lại còn dịch Tôn Tử binh pháp (phép dùng binh của Tôn Tử).46

Lúc đầu tôi chỉ nghĩ, sau này về nước có điều kiện dùng cho cá nhân, nhưng không phải thế. các anh Vũ Lập, Bế Kim Anh, Hoàng Liên Đoàn, Đoạn Quang Long, Hoàng Liên, Trịnh Minh, Cường Thanh, Đoàn Hà đều lần lượt đến xin được mượn sao chép cho có vốn về sau. Lòng tôi phấn khởi, nghĩ rằng ít nhiều cũng giúp nhau nâng cao kiến thức chuyên môn về sau và cũng không đến nỗi lãng phí thời gian chết. Sở dĩ làm được vậy cũng phải nói thêm rang, đội trưởng Hoàng Đức Phúc đã dành cho tôi thời gian và không hề quấy rầy tôi một chút nào. Sáng nào cũng vậy, cứ tờ mờ sáng sau khi đi tập và tắm rửa xong là tôi bắt đầu ngồi vào bàn viết lách không biết mỏi mệt là gì, và tôi cũng không hề chơi bời như một số anh em khác. Chính qua việc miệt mài này mà tôi lại được biểu dương. Trái lại đội trưởng Phúc có lần phê phán sinh hoạt của Hà Đức Hạnh bị “vỡ ống khói” do buông thả chơi bời.

Và có một hôm theo chỉ thị của Bộ tư lệnh công chính, Hoàng Đức Phúc, đội trưởng gọi tôi lên, ngỡ là cái gì, té ra ông ta hỏi tôi một câu: “Nhân sinh quan của anh là gì?” Tôi trả lời không suy nghĩ; “Như anh biết đấy, suốt đời tôi hoạt động chỉ vì cách mệnh thôi”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #12 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:37:55 am »

PHẦN THỨ BA

9.

Cuối năm 1943, tình hình trên thế giới đã có nhiều chuyển biến. Liên Xô phá vỡ vòng cung Cuốcxcơ và đang tiến về phía tây, đẩy lùi quân phát xít Đức.

Có một hôm Từ Quang Anh gọi tôi (Việt Hưng), Thanh Phong, Ích Hai, Nông Đặng Thúy và Nông Thanh Hà lên nói về ý định cho chúng tôi về nước công tác. Ý của Thanh Hà là muốn vọt ngay. Nhưng Từ Quang Anh nói, các anh về chuẩn bị đi, chờ bí thư của tôi quan hệ xong với ông Quán Nhất (Tĩnh Tây) rồi sẽ giải quyết.

Hai hôm sau chúng tôi được gọi lên và nhận giấy tờ của ông bí thư (đại tá) cầm về Tĩnh Tây gặp ông Quán Nhất. Chúng tôi lại ở đây chờ.

Một hôm Nam Long đã tìm đến chỗ chúng tôi và nhắn chuẩn bị để sớm hôm sau lên đường về biên giới (Nam Long được phân công về trước nhập vào đội của Quán Nhất).

Đến biên giới, qua một đội hình hành quân tôi nói với mấy anh cùng đi rằng, đội hình này và đội hình hành quân của một đơn vị ta ra chợ biên giới đây. Quả đúng không sai, sau ba người đi trước chửng 150m là lũ lượt có một đội hình dày đặc, xuất hiện có Lê Quảng Ba và Hoàng Sâm khoác poọc hoọc chiến đấu vui vẻ chào đón chúng tôi ngay đúng cột mốc biên giới Việt - Trung. Đoàn tôi có năm người, Việt Hưng (tôi), Thanh Phong, Ích Hai, Thanh Hà, Đặng Thúy.

Chiều tối về đến đất Việt Nam, vào nhà ông Đại Lâm ở Pác Bó (huyện Hà Quảng). Chị La, anh Cao Hồng Lãnh ra nói chuyện với chúng tôi. Có Dương Đại Lâm khoác poọc hoọc oai vệ đứng canh ngoài sàn.

Cao Hồng Lãnh nhận đưa chúng tôi về đến địa điểm bờ sông vào lúc gần sáng hôm sau, vượt sông rồi thì trạm này đưa chúng tỏi về huyện Hòa An. Đến khu vực Nà Đuốc, có Bế Hiển Vinh cười hà hà ra đón chúng tôi đàng hoàng giữa ban ngày ban mặt. Chờ đến tối có anh Là (Phó bí thư Tỉnh ủy) đến đón tôi và Thanh Phong; còn Ích Hai đã được ở trên Hà Quảng; Thanh Hà và Đặng Thúy có lẽ do Hiển Vinh đưa đi đường khác.

Đường đi ban đêm nhưng tôi vẫn nhận ra quê hương mình, dãy núi đá Phúc Tăng sừng sững hiện lên hùng vĩ trên nền trời có gắn những ngôi sao nhấp nháy lung linh.

Lòng tôi chộn rộn bao nhiêu kỷ niệm về vùng núi đá tai mèo Bản Nưa, quê hương tôi.

Tôi và Thanh Phong được anh Lã đưa qua cạnh nhà mà không dám xin xỏ gì hơn, cứ theo chân đồng chí Phó bí thư Tỉnh ủy đến địa điểm cái hang bí mật nhỏ ở sau làng. Và hôm sau, ông Hoàng Đức Vưu, em rể của Thanh Phong đưa cơm. Thanh Phong được em rể đương đêm bí mật đưa về thăm nhà. Còn tôi tuy đang ở ngay chân núi sau nhà mà chưa quan hệ được với gia đình, đến bữa ăn vẫn do anh Vưu đưa cơm. Khoảng giữa buổi trưa nọ tôi buồn đi giải mới lần vào một lối cụt ở khe đá; bỗng nghe có tiếng nói đẳng sau, tôi không còn lối nào thoát, tôi đành đứng đó xem ai rồi sẽ tùy cơ định liệu.

Té ra chẳng ai khác lại là bà thím của tôi. Bà ta quê ở xóm Giang Động về làm dâu ở nhà này, sau nhà tôi. Được gặp bà, thấy bà vui vẻ hẳn lên, rồi bà kể, “cháu dâu nó mong anh lắm?”. Dâu nào tôi có biết? Bả nói, "con út ông thầy dạy anh mà, quên rồi sao?”. Tôi mới nhớ ra, lúc học chữ nhà thầy tổng mục Ma Ngọc Ngôn, tôi thấy có cô con gái út xinh đẹp thật, tên là Nhai, nhưng ai dám mơ vào con gái thầy kia chứ. Bà nói: “Năm anh đi bí mật, ở nhà đã cưới vắng mật. Nếu vậy thì bây giờ làm sao cháu phải gặp cô Nhai một lần thôi để cô ta yên tâm cũng được”. Bà nói tiếp: “Cháu ở đây, thím đi gọi nó đến ngay”.

Chắc lúc ấy vào khoảng ba giờ chiều vậy thôi, tôi bước qua một khoảng đất trống, quay lại nhìn đã thấy cô con gái út xinh đẹp của thầy dạy học, ăn mặc áo tang đến ngồi ở chỗ tôi vừa nãy, nói chuyện với thím. Tôi hốt hoảng và thương hại cho cô ta vì sao đến nông nỗi mặc áo đế tang chồng (là tôi)? Nhai cho biết, bố mẹ khuyên cần làm như vậy để khỏi bị đế quốc bắt lên tra hỏi. Tôi cũng hỏi thêm để biết tại sao Nhai biết là tôi đi bí mật rồi còn cưới tôi làm gì kia chứ? Rồi tôi cũng hỏi thăm qua mọi người, đặc biệt ông thầy có manh giỏi không, tôi gửi lời hỏi thăm sức khỏe thầy mẹ bên nhà, và nói giùm rằng tôi rất khỏe mạnh.

Đến tối tôi mò về nhà tôi, đặc biệt có con chó trắng, tôi chưa nuôi nó ngày nào mà tự nhiên tôi mò đêm về nhà nó không hề cắn sủa mà tỏ vẻ vui mừng vầy đuôi rối rít khi có mặt tôi.

Tôi chỉ lén về dược vài đêm, rồi sau anh Lã nhắc tôi, phong trào tổ chức Việt Minh quê ta đã lên rất cao, là xã Việt Minh hoàn toàn. Nhưng đế quốc cũng tăng cường khủng bố trắng, ra sức lùng sục bắt bớ người lãnh đạo phong trào. Anh cần biết giữ mình khi đi công tác.

Anh đưa tôi lên Lũng Hoài, trú trong một cái hang (gọi là Ngườm Mương Khao) không kín lắm, ban ngày có thể nhìn được từng người lên và xuống làng. Anh dặn:

- Anh hãy ở tạm đây, tôi sẽ nhắc người nhà bí mật lo cơm nước hàng ngày cho anh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #13 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:39:18 am »

Dịp tôi về nhà là lúc đế quốc và tay sai đang tiến hành lùng sục vào núi rừng để tìm ra kho thóc mà địa phương tổ chức cất giấu tiến hành vườn không nhà trống để khỏi bị đế quốc vào làng ăn cướp. Hàng ngày nhìn được từng đứa một nếu là người trong làng dắt dẫn bọn lính trên phủ đi lùng sục.

Cho nên việc tiếp tế các bữa cơm cho người đi bí mật gặp quá nhiều khó khăn. Việc ăn lúc này do nhà tôi mang đến. Cứ đến bữa là vợ tôi bí mật mang cơm lên hang nuôi chồng. Để đề phòng việc tiếp tế bị đứt đoạn khi có địch canh gác cửa rừng, cô Nhai mang cho tôi một ống ngô đã bung kỹ để ăn qua bữa. Trong khi chờ phân công đi công tác địa phương xa hơn, đồng chí Lã, Phó bí thư Tỉnh ủy giới thiệu tôi được quan hệ giúp đỡ công tác cán bộ Việt Minh địa phương quê tôi.

Tôi bồi hồi xúc động khi gặp lại các đồng chí lãnh đạo phong trào bí mật bán công khai ở địa phương Phúc Tăng. Khi tôi xa quê hương là lúc các hội Việt Minh mới phát triển, nay trở về được nghe các đồng chí báo cáo biết đây là xã Việt Minh hoàn toàn, 100% các lứa tuổi đều vào tổ chức hội theo giới, Nông dân cứu quốc Hội, Phụ nữ cứu quốc Hội, thanh niên cứu quốc, nhi đồng cứu quốc. Trên các hội cứu quốc, Ban Việt Minh xã được bầu ra trong hội nghị liên tịch các ban chấp hành các giới. Lại đã có Ban Việt Minh tổng, châu, tỉnh. Phong trào vùng thấp tốt, phong trào vùng cao trên các triền núi đá cũng phát triển mạnh. Những tháng này sục sôi cất giấu thóc (làm vườn không nhà trống) để đế quốc khỏi đến cướp không. Chẳng may một kho thóc Lũng Thốc bị lộ, bọn đế quốc đang cho lính vào các khe lũng tuần tiễu gay gắt, tìm ra các kho thóc khác, giấu ở trong hang núi. Nhưng chúng thật khó tìm ra, không có mấy ai đang tâm làm tay sai phản động.

Đồng chí Lã nói rằng tôi giúp cán bộ lãnh đạo địa phương công tác, nhưng thực ra khi tiếp xúc tôi dược hiểu biết phong trào và tiến bộ của nó trong mấy năm tôi đi ra nước ngoài. Tôi học tập các cán bộ lãnh đạo địa phương về tinh thần bám phong trào, về chống khủng bố, về lòng trung thành với cách mạng...

Có hôm sau khi trao đổi công tác với cán bộ địa phương trên hang núi, họ ra về, lòng tôi bỗng bồi hồi thương nhớ vợ, tôi đã ngẫu hứng làm bài thơ:

Tư ái thê

         Tạm li đồng chỉ dư hồi động
         Nguyệt ảnh quang phù điểm điểm sương
         Dạ tĩnh ái thê phương chức cẩm
         Tồn vong thế hữu tại tha hương?


(Tiễn đưa đồng chí ta về động/ Dưới ánh trăng, sương giọt giọt rơi/ Khuya khoát liệu nàng đang dệt gấm/ Nhớ chăng lữ khách chốn xa vời?)

Có một hôm đồng chí Lã đến bắt gặp tôi đang ăn ngô bung thay cơm bữa, Lã hỏi:

- Anh ăn như vậy được bao lâu rồi?

Tôi trả lời:

- Ngót một tháng nay rồi? Tây lùng dữ, Nhai không tiếp tế cơm được.

Có lẽ anh Lã thử thách tôi cũng là loại chịu được gian khổ như ai nên hôm sau anh Phạm Văn Đồng cùng Lê Thiết Hùng đến động núi gặp tôi.

Tôi nhận ra anh Phạm Văn Đồng - Chủ nhiệm biện sự sứ năm 1941 ở bên Tĩnh Tây (Trung Quốc). Tôi được biết anh Đồng cùng anh Văn đã cùng về căn cứ dịa cách mạng trên vùng núi đá xã Phúc Tăng này từ năm 1942.

Anh báo tôi biết tôi sắp đi nhận công tác và đến đâu đều phải làm hai việc là tổ chức hội cùng xây dựng hội viên trung kiên và chống khủng bố. Rồi anh Đồng giảng giải cách chống khủng bố. Anh Thiết Hùng giới thiệu kinh nghiệm xây dựng trung kiên cùng tổ chức đơn vị chiến đấu thoát li. Và sau cùng anh Đồng đưa tôi một bản đồ quân sự (đánh dấu nơi địch đóng ở Cao Bằng) để tôi sao (vẽ lại) và gửi sang Tàu. Tôi nói với anh:

- Các anh giao tôi làm cả việc này nữa à?

Anh Đồng nói:

- Anh đã vậy, còn bao người đã được về đâu? Anh phải làm để cung cấp tài liệu cho những người phía sau nữa chứ?

Tôi chấp nhận và vẽ y như bản đồ anh đã giao, xong tôi lại trả cho anh hai bản để anh gửi.

Mấy hôm sau tôi được giao thông đưa đến một địa điểm chờ, một lúc sau có Thúy Bách cùng anh Văn đến rồi cùng theo đường rừng heo hút đến xóm T’ỉnh Dảo nhà Kim Đao. Trên đường đi anh Văn nói nhiều chuyện ở bên Tàu mấy năm trước.

Đường lên bản Mông chỉ là lối mòn, chân đặt cho khéo lên các khe nhỏ trên núi đá tai mèo. Đến chỗ Kim Đao thì anh Văn đi đường khác, tôi ở lại với Kim Đao. Theo anh Lã truyền đạt thì tôi ở với Kim Đao giúp anh ấy viết lách giấy tờ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #14 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:41:56 am »

10.

Tôi ở nhà Kim Đao một thời gian ngắn thì có cuộc hội ngộ thật vui. Tô Vũ do Thúy Bách đưa đường cũng đến T’ỉnh Dảo. Hôm sau Bá Nhân lại dẫn đến một cô gái trên mặt có vài nốt ruồi điểm xuyết trông khá duyên. Tôi nhận ra đó là cô gái đã gặp ở nhả anh Hoàng Khắc Tiệp (Giang Từ - Siêu Hải) bán sách báo ở tam kỳ lộ Hạ Hoàng - Xuân Phách trong dịp đi mit-tinh đón Gôđa đầu năm 1937, đúng là cô Lò Thị Khuyên. Tôi nói đùa:

- Thế nào Khuyên, từ nay cần quen ăn bí đỏ nhé. Ở đây sẵn bí đỏ đó - Khuyên mim cười.

Đồng chí Lã cùng đồng chí Tống (bí danh của Phạm Vãn Đồng) cùng cán bộ tinh cũng đến họp cùng ba chúng tôi. Với giọng trầm trầm ấm áp, đồng chí Lã nói:

- Tôi giới thiệu ba đồng chí, đây là Hồng Đào, cản bộ cốt cán địa phương, đây là Tô Vũ, Việt Hưng là hai đồng chí đi học trường quân sự nước ngoài vừa về, đều là cán bộ tin cậy của đoàn thể. Đây là đồng chí Tống, cán bộ trung ương. Còn đồng chí Bình Dương đây, Kim Đao đây, mọi người cũng đã biết nhau. Hôm nay ba đồng chí chính thức đến nhặn nhiệm vụ làm cản bộ của căn cứ địa trên vùng núi đá Lam Sơn, hay nói rộng hơn là khu Thiện Thuật... Chúng tôi muốn giới thiệu tóm lược một chút về tình hình cách mạng của tỉnh Cao Bằng ta mấy năm qua (khi đó hai đồng chí Việt Hưng và Tô Vũ còn học ở trường quân sự Liễu Châu bôn Tàu).

Từ đầu năm 1941 tỉnh Cao Bằng có các đồng chí tạm lánh vụ khủng bố trắng của đế quốc Pháp cuối năm 1940, sang Trung Quốc được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, được huấn luyện về cách mạng ở Nặm Quang (Trung Quốc) đã thực hiện chỉ thị của thượng cấp đã trở về quê hương tổ chức phát triển thí điểm tổ chức Việt Minh, hình thành theo giới tính hoặc lứa tuổi.

Để hình thành ban lãnh đạo phong trào Việt Minh, đồng chí Nguyễn Ái Quốc sau lớp học Nặm Quang đã chỉ định Tỉnh ủy Cao Bằng lâm thời tỉnh Cao Bằng gồm Lê Tòng (Bí thư), Lê Quảng Ba, Lê Khương, về sau bổ sung thêm Dương Mạc Hiếu, Lã, Hoàng Sâm.

Cuộc thí điểm tổ chức Việt Minh kết quả, đã được đánh giá tốt; là tư liệu thực tiễn quý báu để lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc nghiên cứu mở Hội nghị Trung ương VIII ở Khuổi Nặm (Pác Bó).

Trung tuần tháng 5 năm 1941, đồng chí Nguyễn Ái Quốc triệu tập họp Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII ở Pác Bó (Cao Bằng) quyết định thành lập Mặt trận Việt Nam Độc lập Đồng minh hội (gọi tắt là Việt Minh). Từ đấy phong trào Việt Minh được phát triển rộng rãi trong toàn tỉnh Cao Bằng và khắp cả nước.

Giữa năm 1941, ở Hòa An đã bầu ra Ban Việt Minh châu (họp ở Kéo Oai xã Hoàng Tung) gồm Hồng Cương (bí thư), Lê Tòng, Hồng Hiệu. Hồng Lĩnh, Lê Khương. Các ban chấp hành các giới cũng được bầu ra. Phong trào phát triển mạnh ở ba châu Hòa An, Hà Quảng, Nguyên Bình.

Thi hành Nghị quyết của Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII “... mở rộng sự tố chức vào các tỉnh phong trào còn yếu ớt và dân tộc thiểu số”(1), Tỉnh ủy Cao Bằng thấy trước hết là phát triển phong trào cách mạng vào vùng đồng Bào Mông các huyện Hòa An, Nguyên Bình, Hà Quảng, Bảo Lạc để gây nhiều cơ sở ở vùng cao núi đá tai mèo, đồng thời tạo cơ sở chuẩn bị mở con đường Tây tiến thông sang Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc) liên lạc được với hải ngoại, theo chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc.

Nhưng cũng có một thực tế là khi phong trào ở vùng đồng (thấp) bị khủng bố, đế quốc lùng bắt cán hộ lãnh đạo, khu vực núi đá (cao) vẫn là nơi an toàn ẩn giấu lực lượng cách mạng. Nên việc phát triển cũng như củng cố phong trào dân tộc Mông ở vùng núi đá là vô cùng cần thiết.

Ba đồng chí lên đây công tác cũng nằm trong chủ trương củng cố vùng căn cứ địa.


(1) Tác giả (T.Â) đã đối chiếu, sửa lại lời kể của anh Việt Hưng theo đúng cuốn Văn kiện Đảng thời kỳ 1939 - 1945. NXB Sự thật, Hà Nội, 1963, tr.212
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #15 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:43:53 am »

Đồng chí Lã mở bản đồ trước mặt và tiếp tục giới thiệu:

Tỉnh ủy Cao Bằng cử nhiều cán bộ bí mật lên hoạt động ở vùng cao núi đá dân tộc Mông. Hội Việt Minh các giới đã được phát triển nhanh chóng ở Lũng Phầy, T’ỉnh Dảo (Hòa An) sang Lũng Lừa, Lũng Kim, Lũng Luông, Thang T’ả, Lũng Đeng, Lũng Nặm, Phya Khao (vùng Nguyên Bình), một số lũng của đồng bào Dao Đỏ cũng được tổ chức vào các hội cửu quốc như Khuổi Mần, Phya Tốm, Lũng Ong, Cốc Phăng (vùng cao Nguyên Bình).

Tháng 2 năm 1942, Tỉnh ủy Cao Bằng cử cán bộ về phối hợp cùng cán bộ phụ trách vùng Mông và Dao Đỏ mở lớp huấn luyện nhằm đào tạo cán bộ người dân tộc địa phương.

Từ tháng 3 năm 1942 đồng chí Nguyễn Ái Quốc cùng nhiều cán bộ Trung ương như Vũ Anh (Ủy viên BCH Trung ương), đồng chí Tống (Phạm Văn Đồng), đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp), Đặng Văn Cáp, Hoàng Văn Hoan, Lê Thiết Hùng, Cao Hồng Lãnh... rời đại bản doanh ở Pác Bó về căn cứ địa Lam Sơn trực tiếp lãnh đạo Tỉnh ủy Cao Bằng.

Tỉnh ủy tổ chức triển lãm bằng hình ảnh đi khắp vùng cao nhằm giác ngộ hiểu biết thêm về cách mạng cho quần chúng. Phong trào ngày càng được mở rộng.

Tháng 5 năm 1942, Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh Cao Bằng đã bầu ra Ban Chấp hành Tỉnh chính thức gồm các đồng chí Lã (Bí thư), Lê Tòng, Lê Quảng Ba, Bằng Giang, Hoàng Sâm, Bình Dương, Hoàng Tô, Dương Mạc Thạch, Lê Khương.

Giữa năm 1942, lúc này ở trên vùng núi đá, một số lũng người Mông được tổ chức các hội cứu quốc như các lũng chân núi Phya Dạ (tây nam Bảo Lạc), bắc Chợ Rã (Bắc Kạn), ven Đồng Mu (Bảo Lạc). Một số lũng người Dao Đỏ như Lũng Tỳ, Lũng Van, Lũng Chùm (Bảo Lạc) đều có các hội cứu quốc.

Nhiều nơi tổ chức các lớp học chữ quốc ngữ như Lũng Lừa, Lùng Dè, Phya Khao, Thôm Trù, Lũng Tao... Những tài liệu để học cũng là để tuyên truyền các hội cứu quốc Việt Minh thường viết bằng tiếng Mông như Việt Minh pinh đâu chi chử (Việt Minh ngũ tự kinh), học theo và đọc báo Việt Nam Độc lập... Ở những nơi phong trào cách mạng lên cao, tại các cuộc triển lãm về tội ác đế quốc phát xít để tăng thêm hiểu biết cũng như gây căm thù địch cho quần chúng, còn mở rộng thông tin cho cường hào lý dịch đi xem. Sơ hở đó đã làm tiết lộ cách mạng khiến bọn đế quốc nắm được, nên đã mở những cuộc khủng bố bắt bớ vào các xã Gia Bằng (Lủng Vạ), Kỳ Chỉ (Khuôn Coóc), Kim Mã, Tam Lọng, Lũng Lừa, Lũng Kim (thuộc huyện Nguyên Bình), Lũng Phầy, T’ỉnh Dảo (thuộc huyện Hòa An).

Phong trào cách mạng phát triển khá rộng nhưng chất lượng không đồng đều, Ban Tỉnh ủy thấy cần phải thành lập Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng để mở rộng lãnh đạo phong trào. Ngày 22-23 tháng 11 năm 1942 Đại hội đại biểu Việt Minh toàn tỉnh họp tại đỉnh núi Bó Hoài (thành nhà Mạc cũ) bầu ra Ban Việt Minh tỉnh Cao Bằng gồm Lã (chủ nhiệm), Lê Tòng, Bình Dương, Dương Mạc Thạch, Hồng Hiệu... Đại hội đề ra phương hướng nhiệm vụ trước mắt như sau: Châu S.R. (tức là Sông Rộng, hiểu là Hà Quảng) tổ chức xuống châu Đ.R. (tức là Đá Rừng, hiểu là Thạch Lâm - tức Hòa An ngày nay) tổ chức lên gặp nhau. Châu L.S. (tức là Lâm Sơn - hiểu là Nguyên Bình) phải chú trọng tổ chức Mán Cóc. Ban tỉnh và Ban châu phải thêm cán bộ đi vùng Mông, phải hết sức đào tạo cán bộ người Mông, Dao. Châu S.R. phải chú ý phát triển về Bảo Lạc để thông sang Hà Giang và Tuyên Quang.

Tổ chức Việt Minh đến đâu là thảnh lập đội võ trang đến đấy. Mạnh nhất mà cũng là đội võ trang chiến đấu đầu tiên được thành lập thí điểm là ở Lũng Thàng (Bỉnh Lãng, Nguyên Bình). Đội có 30 đội viên người Mông do đội trưởng là người Mông chỉ huy. Đội đã làm tốt các nhiệm vụ bảo vệ cơ quan cán bộ bí mật, bảo vệ kho tàng, các cuộc mit-tinh, làm liên lạc giao thông, chuyển vận thư từ, lương thực, vũ khí, theo sát tình hình địch hàng ngày... Sau đó ở Tắp Ná cũng theo gương Lũng Thàng xây dựng đội võ trang.

Các nơi mở các lò sửa chữa vũ khí thô sơ, ở T’ỉnh Dảo (Phúc Tăng, Hòa An), ở Tà Phìn (Ca Thành, Nguyên Bình) khoan nòng súng kíp, hỏa mai, rèn dao kiếm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #16 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:48:01 am »

Lực lượng vũ trang phát triển mạnh càng làm cho các tổ chức chính trị được củng cố và mở rộng. Việc thành lập Ban Việt Minh các tổng là cần thiết. Từ tháng 5 năm 1943 đã hình thành dần các xã Việt Minh hoàn toàn. Trên tình hình đó, các tổng (do Việt Minh đặt - cấp trên xã) cùng hình thành để thuận lợi cho tổ chức cũng như giữ bí mật với đế quốc.

1. Tổng Hoàng Diệu, là tổng đầu tiên do hội nghị đại biểu Việt Minh các xã lập nên, họp ở Lũng Lừa. và bầu ra Ban Việt Minh tổng của các xã Mông: Lũng Lừa, Lũng Kim, Sí Liếng, Thẳm Khấư, Lũng Nặm, Lũng Dẻ, T’ỉnh Dảo, Lũng Phầy.

2. Tổng Trọng Con gồm những làng Mông và Dao Đỏ thuộc xã Bình Lãng vùng xung quanh Tắp Ná, Thang T’à.

3. Tổng Tranh đấu gồm những làng Mèo ở xung quanh chân núi Phya Dạ và bắc Chợ Rã

4. Tổng Lê Lợi có các lũng xung quanh Thôm Trù, T’ổng Sâư.

5. Tổng Hi Sinh gồm những lũng Mông và Dao ở phía đông tổng Lê Lợi.

6. Tổng Vần Dính gồm những làng lớn nhỏ ở xung quanh núi Phya Viềng (phía đông Thông Nông)...

Trước tình hình phong trào trong các dân tộc thiểu số ở đây đã phát triển khá rộng vả đã được cúng cố khá vững, trước yêu cầu mới của cách mạng, với tinh thần thực hiện chính sách dân tộc của Đảng, Tỉnh ủy Cao Bang quyết định lấy những vùng núi đá cao của đồng bào các dân tộc Mông, Dao lập ra khu Thiện Thuật. Vùng này có địa hình hiểm trở, địch đến ta có thể đánh và giữ được an toàn.

Đế tiến tới thành lập cấp Khu, việc đầu tiên là thành lập cấp châu (châu là huyện, cấp dưới châu là tổng, cấp dưới tổng là xã hoặc lũng) có cấp châu thì mới có cơ sở tổ chức đại hội toàn khu. Ta đã thành lập được hai cấp châu.

1. Châu Chí Kiên (thành lập ngày 15 tháng 9 năm 1943) họp tại hang đá Pác Á trên ngọn núi đá cao đối diện với làng Nà Ngạn, xã Trùng Khuôn, huyện Nguyên Bình, do đồng chí Tống chủ tọa. Đại hội đại biểu gồm các tổng ở Nguyên Bình, Hòa An. Hà Quảng. Đại hội có đông đủ đại biểu các xã thuộc bốn tổng Hoàng Diệu, Trọng Con, Tri Phương, Lê Lợi. Ban chấp hành châu cử ra Ban thường vụ, do đồng chí Xết làm chủ nhiệm.

2. Châu Xích Long (thành lập ngày 20 tháng 9 năm 1943) họp tại Lũng Quỹ, xã Ca Thành, huyện Bảo Lạc do đồng chí Bình Dương chủ trì. Đại hội đại biểu gồm các tổng của Bảo Lạc, Chợ Rã, một phần của Hà Quảng, cụ thể các tổng Hy Sinh, Tranh Đấu, Vần Dính. Ban Chấp hành cử ra Ban Thường vụ, đồng chí Tiến, dân tộc Mông được cử làm chủ nhiệm.

Đại hội đại biểu thành lập Khu Thiện Thuật (hai ngày 24 và 25 tháng 9 năm 1943) được triệu tập tại Lũng Dẻ do đồng chí Vũ Anh (Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng bộ Việt Minh) chủ trì. Ngoài thành phần đại biểu các xã, các tổng, các châu trong khu, Đại hội có mời thêm đại biểu đồng bào Dao ở Ngân Sơn (Bắc Kạn).

Trước đông đủ đại biểu tham dự Đại hội, Ban Tỉnh ủy Cao Bằng (là tôi - Lã) đã nói rõ mục đích thành lập khu Thiện Thuật là để đoàn kết các dân tộc cùng nhau đứng lên đánh đế quốc Pháp, đuổi phát xít Nhật, nhằm giải phóng dân tộc. Đồng thời thành lập khu Thiện Thuật là để xây dựng chỗ đứng chân cho phong trào cách mạng, tạo điều kiện mở rộng căn cứ địa Cao Bằng. Khi vùng thấp bị khủng bố không thể đi lại hoạt động được thì phải lên vùng cao xây dựng lực lượng để chống lại kẻ địch và từ đó tấn công lại kẻ địch.

Đại hội bầu ra Ban chấp hành Việt Minh khu đầu tiên gồm 11 đồng chí đại diện cho các dân tộc Mông và Dao Đỏ ở các châu Chí Kiên và Xích Long. Ban chấp hành bầu ra Ban thường vụ, đồng chí Kim Đao dân tộc Mông, được bầu làm chủ nhiệm. Cơ quan lãnh đạo của Khu đặt tại Lũng Lừa, thuộc xã Trùng Khuôn (Nguyên Bình).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #17 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:48:34 am »

Sau ngày Đại hội thành lập Khu Thiện Thuật có cuộc hội nghị các đảng viên cộng sản đang công tác ở trong khu do đồng chí Tống (Phạm Văn Đồng) triệu tập. Hội nghị họp ở Lũng Dẻ lập ra chi bộ Đảng, chi bộ đầu tiên của khu, có 4 đồng chí do đồng chí Bình Dương làm Bí thư. Trong hội nghị này chi bộ kết nạp thêm Lý Văn Nó (bí danh Xinh Lý). Như vậy khu Thiện Thuật đã có chi bộ Đảng Cộng sản lãnh đạo gồm Bình Dương (Bí thư), Tống (Phạm Vãn Đồng), Kim Đao (Dàng A Páo), Cao Lý (Dương Văn Kinh), Xinh Lý (Lý Văn Nó).

Và cũng ngay tháng 9 năm 1943, đường Tây tiến khai thông từ T’ỉnh Dảo (Hòa An) lên Nặm Quét (Bảo Lạc) ra Nà Viàn (Trung Quốc).

Như vậy là ở khu vực trên núi đá tai mèo có dân tộc Mông, phong trào Việt Minh đã được phát triển 100% ta gọi là vùng Việt Minh hoàn toàn, về mặt lãnh đạo ta đã củng cố tổ chức được hệ thống các cấp ủy từ cơ sở xóm lũng (hoặc xã), rồi cấp trên là tổng, châu, rồi khu Thiện Thuật, về mặt Đảng ta đã có chi bộ ban đầu là 5 đảng viên.

Quần chúng đoàn kết theo Đảng và hoàn thành những công tác đoàn thể giao, về quân sự, phát triển tổ chức hội viên đến đâu, lập đội tự vệ và luyện tập đến đó. Có thể nói là ở khu Thiện Thuật đã được phát động quân sự hóa. Ta phát động phong trào “hộ lương diệt ác” thì hàng ngũ mạy mùa (mán mục), giáp trưởng đều bị phân hóa. kẻ gian ác cường hào làm hại cách mạng đều bị thủ tiêu. Vụ thu hoạch mùa thu năm 1943, để tránh những cuộc đế quốc lí dịch cường hảo cướp không thóc lúa của nhân dân, đoàn thể vận dộng nhân dân cất giấu thóc lên núi cao.

Đế quốc phong kiến cũng biết là sắp đến ngày tận số của chúng, cho nên chúng chẳng để cách mạng làm gì thì làm, trong khi hệ thống chính trị quân sự của chúng khá vững vàng. Chúng tung tay sai mật thám vào các lùng nắm tình hình cách mạng, chúng bán muối bông, mỗi hộ hàng tháng chỉ được mua một bơ muối, chúng dồn dân rào làng vùng thấp không cho cán bộ trên căn cứ địa và nhân dân gặp gỡ nhau. Nhân một kho thóc của dân ở Lũng Thốc bị lộ, chúng bắt dân tập trung gánh thóc lên đồn, đồng thời tung các đội quân vào lùng sục các khe lũng tìm các kho thóc khác. Chúng cho tay sai nằm phục các cửa rừng đón bắt cán bộ xuống núi (những tên ấy càng lộ mặt phản động và bị thủ tiêu). Chúng treo giải thưởng bằng muối, vải, mề đay cho ai bắt được cán bộ cách mạng. Chúng lập các đồn bốt bao vây khu căn cứ địa núi đá như đặt đồn bang tá ở các làng Bản Dàng, Lũng Chung (Phúc Tăng), Nà Bao, Gia Bằng (Nguyên Bình), đặt đồn khổ xanh ở Vò T’ường (Kế Trang), đồn binh khố đỏ ở Cao Bình do một quan hai người Pháp chỉ huy, đặt ở Nước Hai một dồn binh gồm một đại đội lính khố xanh và một trung đội lính cúp phăng do tên giám binh Pháp tên là Picôdê ác khét tiếng chỉ huy, v.v... Tất cả các đồn binh đó đều nhàm hướng khủng bố, vây ráp, hoặc tấn công vào khu căn cứ địa Lam Sơn (chủ yếu khu Thiện Thuật).

Đồng chí Lã nói tiếp.

- Các đồng chí cũng thấy rõ, ở đâu phong trào cách mạng càng cao, ở đó sự chống phá cách mạng càng mãnh liệt, có lẽ đó là quy luật trong mọi cuộc đấu tranh. Trước khi các đồng chí nhận công tác ở khu Thiện Thuật, Tỉnh ủy báo cáo sơ sơ tình hình để các đồng chí nắm dược mà hòa mình vào phong trào cùng lãnh đạo công tác quần chúng. Trước mắt, ba đồng chí sẽ được đồng chi Kim Đao (chủ nhiệm Việt Minh khu Thiện Thuật) giao nhiệm vụ về các lũng cùng địa phương tổ chức trung kiên chống khủng bố, tăng cường huấn luyện các đội tự vệ chiến đấu. Có gì khó khăn các đồng chí trực tiếp báo cáo đồng chí Bình Dương, được Tỉnh ủy giao trọng trách lãnh đạo khu Thiện Thuật.

Bình Dương nhìn Hồng Đào ôn tồn hỏi:

- Đồng chí có thắc mắc gì không?

Hồng Đào nói chân thành:

- Chắc đồng chí Bình Dương nghĩ tôi là nữ giới, trong làm việc chắc không thuận lợi? Tôi đã lìa gia đình, quyết tâm đi công tác thoát ly là phải làm được việc, có gì khó khăn, như đồng chí Bí thư Tỉnh ủy vừa nói, tôi sẽ báo cáo đồng chí Bình Dương.

Anh Bình Dương mỉm cười phấn khởi.

Mọi người cùng vui.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #18 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 07:49:23 am »

11.

Hôm sau, ba chúng tôi theo Kim Đao lên Lũng Lừa, trung tâm lãnh đạo khu Thiện Thuật do đồng chí Kim Đao cùng Tán Thuật (anh) Hồng Tị (em) thường trực tiếp đón và bố trí ăn ở.

Nhà cửa nhân dân Mông ở đây không khác nhả Kim Đao ở T’ỉnh Dảo, cùng tuềnh toàng tường vách, trước cửa cũng có một cối xay bằng đá, từ sáng sớm chị chủ gia đình đã ngồi lên đó xay ngô để chuẩn bị đồ “má khúa” cho bữa trưa. “Má khúa” là lương thực chính của người Mông, đồ lâu chín nên nhà nào cũng xay ngô từ sớm.

Tán Thuật chào đón chúng tôi. Hồng Tị cũng vừa đưa đội võ trang chiến đấu di tập hành quân đêm về. Cuộc gặp gỡ tay bắt mặt mừng phấn khởi như đã quen nhau từ lâu.

Anh Bình Dương giao tôi công tác phụ trách tổng Hoàng Diệu gồm các chòm xóm bà con Mông cư trú ở T’ỉnh Dảo, Lũng Phầy, Sí Liếng, Lũng Lừa, Nà Vài trên Tà Sa.

Khu vực tôi công tác đang bị đế quốc sục sạo. Hàng ngày cánh quân từ Nà Bao tiến vào các xóm núi cao thuộc Nguyên Bình càn quét. Các đội võ trang chiến đấu túc trực trên các ngả đường quan trọng bảo vệ cán bộ, bảo vệ các kho lương thực của dân. Người Mông vẫn đàng hoàng lảm nương rẫy trên những vạt rừng quen thuộc.

Tôi thấy các tổ chức đã được cán bộ địa phương người Mông làm tốt, giờ chỉ còn nâng cao trình độ chính trị nữa. Tôi bàn cùng các tổ dăm bữa nửa tháng họp nhau nghe giảng báo Việt Nam Độc lập. Kết quả là mọi người hưởng ứng, cứ đến kỳ hẹn tập hợp đông đủ. nhất là tổ thanh niên cứu quốc đến địa điểm họp tổ rất sớm vì họ còn được học những bài hát cách mạng rất hào hứng. Với các đội võ trang, về tổ chức quân ngũ đã tốt, nhưng dựa vào tập tục dân tộc, cần cho họ gắn bó chặt chẽ hơn, tôi tổ chức các hội thề trước lá cờ đỏ (như khi chúng tôi thề ở Tĩnh Tây) uống máu ăn thề hẳn hoi. Tôi tổ chức huấn luyện quân sự cho các đội võ trang bằng những bài tóm tắt tôi đã thụ huấn mấy năm ở trường quân sự Liễu Châu (Quảng Tây). Đến đâu tôi cũng chú ý lập các tổ trung kiên từng chòm xóm để làm nòng cốt mọi hoạt dộng. Trong tổng Hoàng Diệu do tôi công tác dìu dắt có nhiều đội viên võ trang hoạt dộng tốt, có triển vọng. Sau này đã xuất hiện những cán bộ tốt người Mông như Trương Liên Quản và Quang Trung. Liên Quản làm Bí thư huyện ủy Đồng Văn (Hả Giang), Quang Trung làm cán bộ chính trị mãi bên Phòng Tô (Lai Châu), Hồng Tị tham gia võ trang ở đội quân anh Văn, sau tham chiến hi sinh.

Việc đi lại của cán bộ chuyên môn như tôi, qua các chòm xóm, hầu như toàn ban đêm, không đèn đóm. Có hôm tôi và Mệnh Lệnh đi qua Sí Liếng, trượt chân, tôi rơi xuống nản dá, nếu không có cây si mọc xum xuê bên dưới để tôi bám dược, thì đã tan xương. May vướng cây, tôi gọi Mệnh Lệnh chạy đên mãi mới lôi được tôi lên. Hai người lại theo nhau đi đêm về Lũng Lừa trao đổi công tác cùng Hồng Tị, ban lãnh đạo khu Thiện Thuật.

Có hôm tôi về công tác T’ỉnh Dảo để gặp chủ nhiệm Việt Minh khu, tình cờ gặp Thanh Phong cùng về công tác qua đó, được biết tháng 11 năm 1943 vừa qua, Tổng bộ Việt Minh (đồng chi Vũ Anh) cùng anh Văn (Võ Nguyên Giáp) đã tổ chức xong lẽ thành lập khu Quang Trung, nhằm mở con đường Nam tiến. Ban Việt Minh khu do đồng chí Lý Văn Thượng người Dao được bầu làm chủ nhiệm. Tổng bộ trực tiếp lãnh đạo khu này là đồng chí Văn (Võ Nguyên Giáp). Thanh Phong trông người khỏe hơn hồi cùng về nước. Anh cho biết khu Quang Trung làm nhiệm vụ mở đường Nam tiến, khu vực này xuyên qua rừng sâu, đường đất nhiều vắt, chứ không phải vùng cao ráo núi đá như vùng người Mông Thiện Thuật (Tây tiến). Chúng tôi có dịp gặp lại cùng trao đổi công tác vùng dân tộc thiểu số.

Ít hôm sau, Hoàng Sâm, Thế An dẫn một đội võ trang về qua T’ỉnh Dảo để lên công tác Tổng bộ Việt Minh. Anh Kim Đao nói tôi biết, anh Lã nhắn tin hẹn gặp Việt Hưng bàn chút việc. Kim Đao nhờ Hoàng Sâm đưa tôi về gặp anh Lã, cùng ở cơ quan bí mật Tổng bộ Việt Minh.

Tôi cứ thế đi theo Hoàng Sâm. Lên đến nơi, được biết anh Lã đi vắng. Ở cơ quan Tổng bộ có đồng chí Vũ Anh. Vũ Anh hỏi giọng gay gắt:

- Việt Hưng về đây làm gì? Có giấy tờ gì không?

Tôi nói:

- Tôi theo lệnh của anh Lã gọi về và Kim Đao giao tôi cho Hoàng Sâm, đội võ trang dẫn về luôn thể, cũng chả giấy tờ gì.

Vũ Anh không bằng lòng vì đi lại quan hệ công tác trong khu vực căn cứ địa bí mật không nghiêm, không theo quy tắc. Anh còn trách tôi không bám nhiệm vụ ở khu vực được phân công. Tôi cũng nhận ra bài học về nguyên tấc đi lại trong khu căn cứ địa cách mạng trong hoàn cánh bí mật. Tôi nghĩ chắc rồi Hoàng Sâm cũng bị khiển trách.

Cũng may khi đó có Hoàng Sâm thanh minh là Việt Hưng không tự tiện về đâu, Kim Đao nhờ Hoàng Sâm đưa về đề gặp anh Lã. Thái độ Vũ Anh mới dịu.

Tôi trở về đến Lũng Pản thì gặp anh Tống cùng anh Nguyễn Thế Đỗ đi công tác qua, đang ở lán một quần chúng cách mạng. Tôi phàn nàn về việc không được gặp anh Lã. Anh Tống cho biết anh Lã có cuộc họp bí mật với một nhóm người Hoa ở thị trấn Nước Hai, muốn có Việt Hưng đi cùng vì Việt Hưng biết tiếng Trung Quốc, nhưng Việt Hưng đến đã muộn. Tôi lấy làm tiếc.

Chập tối, tôi với anh Nguyễn Thế Đỗ đi về T’ỉnh Dảo. Khi sắp đi qua dưới một lùm cây tự nhiên thấy xuất hiện một con rắn to dài treo lủng lẳng trên cành, ngay lối chúng tôi phái bước qua bèn dưới nó. Anh Đỗ phóng vút qua, tôi rượt theo sau. Tim hồi hộp vì vượt qua một tình huống rùng rợn nguy hiểm mà con đường dưới chân lổn nhổn đá tai mèo, không dễ chạy. Tôi và anh Đỗ lên chỗ Kim Đao báo cáo việc tôi đi gặp anh Lã không kết quả, đường về suýt còn bị nạn với con rắn.

Tôi lại trở về Lũng Lừa, vùng núi dá tai mèo cao tít cùng Hồng Tị, người cán bộ Mông đắc lực.

Ít hôm sau, Thế An, đội trưởng đơn vị võ trang cùng Hoàng Sâm lên Lũng Lừa, đến chỗ tôi kể chuyện:

- Hôm nọ bọn mình vừa đi làm một vụ ở Phya Bioóc.

Rồi anh ấy kể tỷ mỉ cuộc trừng phạt lũ phản cách mạng đó cho tôi nghe từ đầu chí cuối. Thế ra tìm đúng kẻ làm tay sai trừng trị nằm trong kế hoạch của đoàn thể “hộ lương diệt ác” rất có tác dụng.

Tuy vậy lũ tay sai vẫn chưa bỏ ác tâm, vẫn len lỏi dường núi để tìm giết cán bộ cách mạng lấy đầu nộp quan trên lĩnh thưởng tiền muối bạc trắng.

Hôm ấy tôi cùng Hồng Tị và Thế An đang ngồi nướng ngô trên đỉnh đèo, có hội viên Nhi đồng cứu quốc hổn hà hổn hển chạy đến báo cáo tên Lùng (người Mông) đang leo dốc đi sau. Lùng là tay sai chuyên đưa lính sục sạo vào các khe núi tìm kho thóc. Hôm nay hắn đi một mình với ý đồ gì đây? Hồng Tị phân công tôi cùng em bé Mông trở lên báo tin anh Tán Thuật ở nhà biết. Sau đó khi tôi trở xuống thì thấy Hồng Tị cùng Thế An đã giải quyết xong xuôi cả.

Thời gian này ngoài Hòa An, lính Tây còn dùng cả đại bác tấn công vào Lũng Hoàng, nơi Tổng bộ dùng làm tổng hành dinh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #19 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2020, 07:42:13 am »

12.

Sang tháng 6 năm 1944, anh Phạm Văn Đồng cùng anh Bình Dương tới nơi tôi đang công tác ở với dân, gọi tôi cùng đi họp. Trông ra đã có mặt Tô Vũ, Hồng Đào, Kim Đao và nhiều cán bộ khác.

Trên dường xa, có một chỗ dừng chân nghỉ. Anh Bình Dương đã xuống xóm. Lân la câu chuyện, anh Tống bảo Tô Vũ xuống bản công tác dân vận đi. Tô Vũ có vẻ ngại song cũng phải biến để khỏi phiền lòng. Tôi ngại quá, cũng may anh Tống không đòi hỏi tôi. Khi các anh trở lại, anh Tống nói:

- Các đồng chí phải chú ý, đi đến đâu cùng làm công tác dân vận, lấy được lòng dân, để họ ủng hộ ta. Ví dụ hôm nay đi công tác qua đường, ta cần đến thảm các cốt cán cách mạng để biết tình hình hoạt động của địch hôm nay, biết để lát nữa tiếp tục hành trình được an toàn, ít nhất không bị “chó săn” chúng đuổi theo.

Đường về Thôm Trù (vùng Tắp Ná, Nguyên Bình) cheo leo hết chỗ nói. Từ đường núi trên cao nhìn xuống lòng thung lũng, thấy đàn bò chỉ còn to bằng đàn chó. ở đầu làng, lác đác trông thấy những bóng người bé nhỏ cử động, vẫn trông ra họ đi hái củi về. Con người thì bé tí, bó củi to gấp đôi chủ nó... Trông thì gần mà đường đi mãi ngoằn nghèo chưa tới. Có lối đi phải men theo vách núi cheo leo, có chỗ người ta cắm cọc vào vách đá kê những đoạn cây để qua. Mặt trời đã gác núi phía tây, thung lũng râm mát một màu. Các triền núi phía đông còn rải những vạt nắng vàng thơ mộng và gợi cảnh cô liêu, tịch mịch. Những đàn quạ bay về tổ...

Khi đoàn cán bộ đến, chủ nhà là chủ nhiệm Việt Minh tổng tiếp đón niềm nở và cũng là lúc chuẩn bị ăn bữa chiều. Bữa cơm có rượu, thịt nhưng không dềnh dàng vì đêm nay còn có cuộc mit-tinh toàn dân.

Chừng dập bã trầu, sau đó các ngọn đuốc từ các sườn non chân núi kéo về nơi họp. Có đủ các dân tộc trong vùng, có nam nữ, già trẻ.

Khai mạc cuộc họp là anh Bình Dương, và sau có anh Tống đại biểu Tổng bộ Việt Minh phát biểu. Đại ý nói: Tích cực chuẩn bị mọi việc đầy đủ đế chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Phiên dịch đầu tiên có anh Binh Dương, sau anh Bá Nhân xin phiên dịch giúp dược nhanh hơn. Trong cuộc mit-tinh, nhiều đại biểu các giới phát biếu ý kiến tin tưởng ở cách mạng rất xúc động. Một tốp nữ thanh niên Mông ở Ban ca hát còn lên hát những bài Ngũ tự kinh, Thùng dè mùa Việt Minh...

Thùng dè mùa Việt Minh
         
         Thùng dè cư tì pê
         Trế mua trế mua xia
         Trế mua cư tì pê
         Tố Nhè, tố Phá Ký
         Trế mua cư tì pê.


(Đồng lòng vào Việt Minh/ Một lòng bà con ơi/ Đứng lên đứng lên đi/ Đứng lên bà con ơi/ Đánh Nhật và đánh Pháp/ Đứng lên bà con ơi...).

Cả cuộc mít-tinh vỗ tay theo. Nhiều người cùng hát. Vui quá. Bài hát ai đặt mà được mọi người hưởng ứng? Tôi hỏi Kim Đao ngồi bên cạnh. Anh nói: “Đồng chí Văn đấy. Anh ấy nói giỏi tiếng Mông như người Mông”.

Tôi thật khâm phục anh Võ Nguyên Giáp. Anh học nói giỏi tiếng Mông lại còn sáng tác bài hát cho người Mông hát rất say sưa. Thế ra người cán bộ dân tộc cần phải học nói tiếng của dân tộc. Đó là một yếu tố dân vận quan trọng. Trên đường rừng tôi cứ nhẩm hát mãi bài hát dễ thuộc dễ nhớ “Thùng dè mùa Việt Minh...”.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM