Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 26 Tháng Tư, 2024, 11:10:44 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo  (Đọc 6203 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:11:00 am »

Tên sách: Chinh chiến trên vùng núi đá tai mèo
Triều Ân ghi theo lời kể của Thượng tá Đặng Việt Hưng
Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc
Năm xuất bản: 2014
Số hóa: macbupda


Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #1 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:11:45 am »

PHẦN THỨ NHẤT

1.

Quê tôi nằm trong khu vực núi đá tai mèo phía tây tỉnh Cao Bằng. Nhìn trên bản đồ, dãy núi đá ấy khởi đầu từ xã tôi, xã Phúc Tăng, tổng Nhượng Bạn, châu Thạch Lâm, tỉnh Cao Bằng (ngày nay là xã Hồng Việt, huyện Hòa An, Cao Bằng) kéo về hướng tây bắc.

Dãy núi trùng điệp, hùng vĩ gồm núi đá tai mèo chạy dài qua huyện Nguyên Bình, qua tổng Thông Nông (xưa) của huyện Hà Quảng tỉnh Cao Bằng; qua châu Chợ Rã (nay là Ba Bể) của Bắc Kạn; qua châu Bảo Lạc (nay gồm cả huyện Bảo Lâm) của Cao Bằng; qua châu Na Hang (Tuyên Quang), rồi qua Bắc Mê, Yên Minh, Mèo Vạc, Đồng Văn... của Hà Giang và rồi nối vào cao nguyên Vân Nam - Quý Châu của Trung Quốc.

Vùng núi dá địa đầu Hồng Việt này vốn là căn cứ địa cách mạng từ những năm 1930, khi phong trào cách mạng có Đảng Cộng sản lãnh đạo. Tại Nặm Lìn (xã Hoàng Tung), chi bộ Đảng đầu tiên của Cao Bằng được thành lập ngày 01 tháng 4 năm 1930. Tại Thôm Luông, chi bộ thứ hai của Cao Bằng thành lập ngày 6 tháng 6 năm 1930. Trước năm 1928, hai địa danh trên đây nằm trong cùng xã Phúc Tăng.

Cuộc sống nhân dân dưới chế độ cai trị của thực dân Pháp thuở đó vô cùng cay cực, sưu cao, thuế nặng, phu phen tạp dịch liên miên, nghèo đói đè nặng lên người lao động tưởng chừng không thể ngóc đầu được... Khi được cách mạng phát động, xã Hồng Việt là một trong những xã căn cứ địa oai hùng, gian khổ mà anh dũng.

Tôi sinh năm 1918, được đi học đàng hoàng vì dòng họ tôi vốn có truyền thống hiếu học. Cụ thủy tổ họ Hoàng lên Cao Bằng dẹp Mạc năm 1677 vốn là viên quan Lê triều Tả thị lang Hoàng Triều Hoa, quê Gia Miêu trang, Tống Sơn huyện, Thanh Hoa trấn (nay là Thanh Hóa). Tôi vốn họ Hoàng, tên khai sinh là Hoàng Thành Châu, nhưng sau này bí danh hoạt động cách mạng lại đặt là Đặng Việt Hưng.

Tôi theo học trường Primaire Franco - Indigène de Nước Hai (Tiểu học Pháp - Việt Nước Hai) hết năm 1934.

Năm 1936 có thầy đồ người Nam Định (thầy Trần Thế Mỹ) đến mở trường dạy chữ Nho ở trong làng. Tôi vốn có chí, noi gương cha tôi (Hoàng Đức Tô) cùng hai chú ruột (Hoàng Đức Khải, Hoàng Đức Triều) nổi tiếng học giỏi, thi tuyển ở tỉnh đều đỗ thủ khoa, nên tôi học hành tấn tới, chữ đẹp (thuở ấy gọi là văn hay chữ tốt). Một năm mà tôi đã được học trọn bộ Tân thư, học kèm thêm quyển Văn ngôn của người Tàu, bộ Mạnh Tử trọn vẹn.

Năm 1936 này nổi lên phong trào cách mạng đòi tự do dân chủ, Đảng phát động yêu cầu đế quốc Pháp cho dân chúng được tham gia Đông Dương Đại hội, toàn dân ký vào đơn đề ra nguyện vọng cùng yêu sách mang lên gặp quan tuần phủ (đứng đầu tỉnh).

Cha tôi đang làm chức dịch Phó tổng (tổng là đom vị hành chính trên xã, là cấp dưới châu) được tổ chức vào Nông Hội đỏ năm 1934, và làm tổ trưởng một tổ gồm cha tôi Hoàng Đức Tô (Việt Hòa) làm tổ trưởng, Hoàng Đức Hương, Hoàng Đức Ngô (Cao Manh). Đoàn thể Nông Hội đỏ ở xã cử cha tôi (Việt Hòa) đứng đầu đoàn biểu tình mang đơn lên tuần phủ trên tỉnh.

Cuộc biểu tình đang tiến bước thì dọc đường bị một toán lính Tây khủng bố ở ngã ba Cây số Năm, đoàn người phải giải tán. Cha tôi cùng nhiều người như Nông Văn Chí, Đàm Nhật Phủ, Đàm Văn Xàng, Dương Trọng Đàm, Hoàng Ích Tho... bị bắt giam. Sau này đồng chí Nguyễn Văn Nhiên (Thanh Cao), là Bí thư chi bộ Mỏ Thiếc Tĩnh Túc thuở ấy cũng bị bắt giam cùng cha tôi kể lại trong một cuộc hội thảo lịch sử do Tỉnh ủy Cao Bằng tổ chức (tôi có dự) rằng, cha tôi khi ấy ở trong tù có xin được anh đưa cơm cho tù nhân mẩu than đem vẽ lên tường bức tranh tên đế quốc mũi lõ đánh đập dân ta, và cha tôi đã đề vào dưới hàng chữ “Đả đảo đế quốc” khơi dậy lòng căm thù giặc của mọi người. Sau nhiều phen tra tấn khảo đả những ngày bị giam cầm, cha tôi cùng các đồng chí không khai báo gì hại cách mạng, chúng giải về giam ở Hỏa Lò, hàng ngày tiếp tục tra tấn khảo đả nhưng cha tôi một lòng trung thành với đoàn thể, không khai gì hết. Khi đó có sự lên tiếng của báo chí tiến bộ ở Hà Nội, đế quốc không thể vô cớ bắt giam người đi biểu tình... cuối cùng chúng phải thả dần. Cha tôi được thả từ nhà tù Hỏa Lò về, đồng thời bị cách chức Phó tổng.

Qua cuộc đấu tranh năm 1936 ở quê tôi và nhìn gương cha tôi, tôi càng hiểu đời sống người dân sông trong xã hội bị đế quốc ngoài đè nén áp bức cũng như những gương quần chúng phải vùng lên đòi quyền sống của mình như thế nào.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #2 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:12:25 am »

2.

Sang năm 1937, một cuộc biểu tình vĩ đại của toàn tỉnh tập trung ở tam kỳ lộ Hạ Hoàng - Xuân Phách, những mấy ngàn người đón phái viên của Mặt trận Bình dân bên Pháp sang điêu tra cuộc sống dân chúng thuộc địa như thế nào, theo chủ trương của Chính phủ Bình dân do Lêông B’lum đứng đầu.

Phái viên tên là Giuýttanh Gôđa đã niềm nở nhận nhiều đơn dân nguyện của các đoàn dân chúng đưa lên trước con mắt tức tối của tên quan năm công sứ tỉnh Cao Bằng.

Cuộc biểu tình thắng lợi là do có Đảng Cộng sàn lãnh đạo; có các anh ở Tỉnh ủy: Lê Đoạn Chu (Nam Cao), Hoàng Đức Thạc (Nam Bang - sau gọi là Là), Đoàn Ngọc Rê (Cao Cường - Dương Công Hoạt); ở châu ủy: Hoàng Đức Triều (An Định), Đoàn Nguyên Nhật (Hồng Kỳ), Hoàng Thế Trụ (Bích Tùng)... động viên, mọi người đều hăng hái nên có khí thế. Trong cuộc mit-tinh ấy đoàn thể lại còn tổ chức chơi vui hội xuân vì chờ ngày phái đoàn đi vút qua nhanh quá bảy ngày sau, khi trở lại mới đưa được đơn dân nguyện...

Tôi cùng anh em thanh niên cùng làng Phúc Tăng được vào chơi nhà bán sách báo ở tam kỳ lộ Hạ Hoàng, gặp nhiều bạn cùng trang lứa, trong đó biết anh chủ Hoàng Khắc Tiệp (bí danh Giang Từ - sau gọi Siêu Hải), biết nơi đây là một điểm quan trọng, sau này biết đấy là nơi liên lạc của Xử ủy Bắc Kỳ với Tỉnh ủy Cao Bằng. Qua cuộc gặp gỡ tôi được biết thêm tổ chức Đoàn Thanh niên cộng sản có anh Lê Vãn Thùy (Đại Tiến) và Nông Vãn Đê (Đại Liên) lãnh đạo; gặp và nhớ mãi câu nói chị Khuyên (sau làm cán bộ lấy tên là Hồng Đào) nói, dân Kế Nông gọi khinh thanh niên Phúc Tăng là “cái món bí đỏ” vì nghèo chuyên ăn, chuyên bán bí đỏ trồng trên núi đá tai mèo, ăn mặc rách rưới; cỗ cưới không nhiều thịt mà chủ yếu cũng là bí đỏ. Tôi còn được biết thanh niên Hạ Hoàng - Xuân Phách giúp nhau tổ chức học chữ quốc ngữ nên nhiều người đọc được báo chí. Sau cuộc mít-tinh thắng lợi, trên đường về, chú Hoàng Đức Tân xoa vào lưng tôi và nói:

- Để chú xem lưng anh thế nào? Ôi thanh niên gì mà sống lưng nổi lên gầy guộc như lưng con cáng sé, còn thằng quan năm công sứ và Gôđa. anh trông thấy đấy cứ gọi là mập mạp, béo ụ, lưng thì phẳng lì như tấm phản...

Bao nhiêu ấn tượng về cuộc mít-tinh năm 1937 còn mãi trong tôi. Về làng, tôi tìm đến với Đoàn thanh niên cộng sản (sau lại gọi là Thanh niên Phản đế). Anh Lê Văn Thùy đã tổ chức tôi vào đoàn thể này.

Bắt đầu, tôi mang thẻ đinh từ năm 1937. lên đường theo bao nhiêu nông phu khác đi phu làm đường, bắt đầu phải nộp thuế đinh (tức là thuế đánh vào con người sống ở đời).

Hôm ấy lý trưởng đến bắt phu làm đường Nước Hai lên tỉnh. Khi lên châu, mọi người đã thì thầm truyền nhau là phải đấu tranh không đi phu, vì lúc này nhà nông đang bận làm mùa, nếu không làm được sẽ đói. Và đòi lần khác nếu có đi thì phải được cấp tiền và gạo trước, để có cái ăn. Những người nói năng giỏi giang lúc ấy là anh Lê Văn Thiên (Lê Lợi), Hoàng Nguyễn Kiên (Bình Dương), Hoàng Đức Viên (Bình Nghi - Bắc Dũng) được anh em cử ra nói với tri châu Nông Ích Văn. Quan tri châu nói rằng, cái này phải thưa bẩm lên tỉnh. Đoàn dân phu lại kéo lên tỉnh. Đến bờ sông Mãng, quan tuần phủ cùng toán lính đủ súng ống trên tay cản lại. Nghe yêu cầu của đoàn biểu tình, tuần phủ hứa hẹn và yêu cầu không được kéo về tinh làm mất trật tự trị an, quan năm công sứ sẽ quở. Mọi người trở về. Sau đó quả nhiên không thấy trên châu bắt phu làm đường nữa.

Học tập thanh niên Xuân Phách - Hạ Hoàng, thanh niên chúng tôi cũng dạy nhiều người chưa biết chữ quốc ngữ. Lớp học mở vào ban đêm rỗi rãi, học theo nhóm ba bốn người chứ không có lớp. Nhờ vậy nhiều anh chị em trong xóm cùng đọc được sách báo.

Thời ấy, tri châu phát băng bìa (thẻ đinh) về xã là khống chi. Lý trưởng trưng dụng nhiều người chữ đẹp lên giúp viết tên họ dân đinh lên băng bìa. Viết mỏi cả tay, làm nhiều ngày mà không có thù lao gì. Kể cả nhiều việc vặt hầu hạ đi làm ở nhà lý trưởng, cũng không công. Chúng tôi thấy bất công bèn rủ nhau: Hoàng Thành Châu, Hoàng Đức Lộc, Hoàng Đức Nhị, Lương Văn Đoạn, Hoàng Vãn Gioọng cùng viết một đơn kêu, đòi phải được trả thù lao. Chúng tôi cùng kéo lên đưa đơn cho tri phủ Nông ích Văn. Quan phủ nhận đơn, khuyên chúng tôi không nên làm những việc rầy rà. Ông ta cũng không mắng nhiếc gì. Chúng tôi cũng rủ nhau đi về.

Lúc này chúng tôi mới hiểu dần cách mạng vá dám đấu tranh với bất công xã hội. Việc làm gần như tự phát, khi bị chạm quyền lợi thì phàn ứng, chứ chưa hiểu biết gì về phương pháp đấu tranh.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #3 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:14:33 am »

3.

Sang năm 1938, châu Thạch Lâm nổi bật lên nhiều sự kiện.

Nguyên là châu Thạch Lâm từ ngày có Đảng Cộng sản lãnh đạo thường xuyên nổ ra những cuộc biểu tình chống phu, chống thuế, đình công, lãn công, treo cờ khẩu hiệu những ngày quốc tế lao động, ngày kỉ niệm Xô Viết Nghệ Tĩnh... Phong trào phát triển ngày càng rộng, ảnh hưởng đến các châu khác. Đế quốc ra sức tung mật thám dò la tìm bắt những người cầm đầu cộng sản. Nhưng chúng đều bất lực.

Sang năm 1938, đế quốc không tuyển lính người Thạch Lâm vì sợ người lính Thạch Lâm đỏ sẽ là cái mầm cách mạng nẩy nở trong hàng ngũ quân đội của chúng. Đế quốc cho tay chân lập danh sách những người tình nghi phản loạn và chúng tiến hành bắt bớ tra khảo dần để tìm ra người lãnh đạo. Cuộc bắt bớ xảy ra liên tiếp ngày càng ác liệt...

Tôi đã tham gia tổ chức đoàn thanh niên, tham gia các hoạt động của đoàn thể nên có thể cũng bị lộ, cũng có thể ở diện bị tình nghi. Cho nên tôi phải chủ động kiếm cớ ra khỏi khu vực Thạch Lâm. Sau khi bàn bạc và được sự đồng thuận của cha mẹ, tôi quyết định đi xa để kiếm ăn. Vốn liếng chữ nghĩa tôi có, nên tôi nghĩ sẽ đi làm hương sư, nơi nào cần thì tôi dạy học (do dân tự lập lớp học và thu học phí trả công thầy dạy).

Tôi cùng Hoàng Đức Tú (cùng xóm) rủ nhau rời khỏi Thạch Lâm (Cao Bằng), sang Ngân Sơn (tinh Bắc Kạn), rồi từ Ngân Sơn, Phủ Thông lẽo đẽo vào Chợ Rã. Chúng tôi trú chân ở nhà hai chú Xịnh, Sáng ở Phya Mèo vài hôm. Hai chú vốn là nô bộc của họ Hoàng tôi, khi có tuổi trở về quê ở Chợ Rã. Sau vài hôm chúng tôi lại tiếp tục đi, ý định lần sang mạn Hà Giang mới đừng chân.

Một buổi chiều hai anh em từ Bàn Thí ra đến Đầm Hồng thì may mắn gặp được ông tổng mục người Thượng Lâm, bèn hỏi đường đi Hà Giang lối nào tiện. Ông ta suy nghĩ một lúc rồi bảo, các anh đi theo tôi về Thượng Lâm rồi sẽ đi lên Lang Can, Bạch Ngọc thuộc đất Hà Giang dễ hơn.

Chúng tôi nghe ông ta và tối hôm đó ngủ lại nhà ông chánh tổng thuộc xã Năng Khà (Na Hang). Bà vợ ông chánh tổng muốn cho tôi ở lại làm thư ký cho gia đình. Tôi cũng muốn chấp nhận song còn vướng ông Tú cùng đi, đành xin khất lằn khác với gia chủ.

Hôm sau vào khoảng chiều thì đến nhà ông tổng mục Thượng Lâm. Ông có hai người con gái tên là Cát và Lượng. Không thấy bà nhà ở đâu, cơm nước hoàn toàn do hai chị em khoản đãi cho hai anh em chúng tôi.

Hôm sau ông tổng mục đưa tôi sang thôn khác (Nà Hòa) cùng xã gặp ông thôn trưởng họ Quan. Ông ta hồ hởi cởi mở và muốn tôi thay việc dạy trẻ cho ông ta, để ông ta rảnh tay với bận rộn việc công. Tôi chấp nhận và ở nhà ông ta.

Các trẻ nhỏ ở xóm Nà Hòa khá đông. Con thôn trưởng là Quan Văn Quý, học trò giỏi của tôi, sau này là cán bộ của tỉnh Tuyên Quang.

Ông tổng mục cũng đưa ông Tú sang xã Khôn Hà để dạy học. Như vậy là hai chúng tôi bỏ quê ra đi đã có việc làm. Nhưng đến tết ta thì ông Tú bỏ về, tôi ở lại.

Sang năm mới, sau khi hết dạy trẻ ở Nà Hỏa tôi hỏi thăm có ai người Cao Bằng sang bên này làm ăn không. Ông thôn trưởng nói, cạnh nhà em trai ông ta (tức là bố Ma Văn Hiệu) có ông Phách trước cũng sang dạy trẻ và lấy vợ cạnh đấy. Sau tết tôi xuống thăm ông Phách và ngỏ ý muốn đi cùng ông làm ăn. Ông làm gì tôi theo làm.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #4 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:16:40 am »

4.

Sang tháng 6 năm 1939, tôi trở về địa phương vì thấy da bụng tự nhiên căng và đầy lên. Người địa phương cho biết đấy là bệnh sốt rét ngã nước, thường thấy ở miền núi. Tôi đành phải trở về địa phương chữa bệnh.

Cuộc hành trình khá nguy hiểm, vì đi một mình lẽo đẽo từ tờ mờ sáng theo một con đường mòn vắng vẻ, mà kinh nghiêm đường rừng chỉ là vài vài sưa lài oóc t’ổng (chiều mặt trời gác núi là hổ vằn từ rừng xuống cánh đồng kiếm ăn). Tôi cũng thoáng nghĩ đến câu tục ngữ ấy nhưng chân cứ bước. Cuốc bộ mãi đến tối mịt mới tới bản Thua T’ạng (Đầu Đẳng), hỏi thăm nhà nhờ nghỉ qua đêm.

Hôm sau tôi thuê đò vượt hồ nước mênh mông Ba Bể và từ đó lên bờ về Chợ Rã.

Cũng ở lại nhà hai chú Xịnh, Sáng và ở đến ba hôm. Hai chú già rồi muốn tôi dạy học ở gần đấy, thậm chí muốn tìm vợ cho tôi rồi làm ăn ở đó để sớm chiều hai ông có người thân chăm sóc đỡ đần và cuối đời có làm sao thì còn có tôi lo toan thu xếp.

Tôi nhận lời, chiều ý hai ông và tìm lên mạn Xuân La để tiếp tục dạy trẻ. Xuân La mở lớp không thành.

Quản Mán người Dao Đỏ ở gần đấy muốn nhờ tôi vài việc. Lên ở với ông ta ít hôm thì hết việc, chơi bời thì tôi không thích nên quay về Chợ Rã và nói với hai chú Xịnh, Sáng rằng, tôi phải về quê thăm nhà đã.

Quý tư năm 1939 (sau khi tôi chữa lành bệnh sốt rét ngã nước) thì có ông cai Khùy quen biết với ông lý trưởng họ Lương trong làng, đến chỗ tôi mộ phu đi làm mỏ.

Tôi nhận lời và ông ta tiếp tục về xuôi mộ thêm công nhân. Gia đình tôi nhận được điện ông ta gửi từ Hà Nội lên tập trung tại nhà ông ta ở Tinh Túc. Tôi tự đi từ Bản Tấn vào Tinh Túc tìm vào nhà chị Thén (con gái ông cai Khùy) được tiếp đãi cẩn thận. Hôm sau cai Khùy dẫn một toán năm, ba người lên và đưa chúng tôi vào gặp giám đốc mỏ Renault. Chúng tôi được đi chụp ảnh (có biển số đeo ở ngực).

Rồi hôm sau chúng tôi lên mỏ Phya Oắc, vào làm công việc đục đá lấy quặng.

Lần đầu chúng tôi dùng búa choòng từ sáng đến chiều tối, làm phồng cả bàn tay. Cứ đều đều đến cuối ngày, anh Ca lên đốt mìn. Những ngày sau cứ thế tiếp diễn.

Khí hậu trên đỉnh núi Phya Oắc khắc nghiệt. Đêm và sáng nước ở khe lạch đều đóng băng cứng, chờ đến trưa có chút nắng mờ mờ còn đỡ. Đêm đêm tôi và Nông Văn Tân (người Đông Khê) nằm chung với nhau đắp hai tấm chăn chiên (được mỏ cấp trước), tuy vậy vẫn không chịu đựng nổi, cơ thể tôi vốn yếu nay lạnh quá đâm ra ho nhiều.

Tôi trốn về.

Khi sắp ra khỏi khu vực, gặp thằng quản đốc Smit, nó quát hỏi:

- Này anh kia, dang giờ làm việc định đi dâu?

- Thưa quản đốc, rét quá lôi không chịu nổi, xin xuống khu phố Tinh Túc một buổi cho ấm người sẽ lại lên.

- Đã nhận tiền vào làm rồi, rét cũng phải chịu, không đi đâu cả. Quay lại.

Y không nghe và lôi tôi về nhốt ở trạm canh gác bảo vệ. Sau hai hôm, thằng Triacarh (cũng là quản đốc) mò đến nói chuyện với tôi. Cuối cùng hắn an ủi, dỗ dành:

- Mày yếu hãy chịu khó làm hết tháng, tao sẽ xếp cho làm việc khác.

Ý đã định nên tôi ỡm ờ cho qua. Đến khi được thả, tôi tìm cơ hội phóng tuột về nhà. Độ hai tuần sau có giấy truy nã gửi về địa phương, tôi phải lên hầu quan tri phủ Hòa An (lúc ấy là Phú Đạt) và tôi bị nhốt, hôm sau giải về tỉnh lị.

Qua một đêm nhốt ở xà lim sở cẩm, sáng hôm sau tôi được gọi lên văn phòng của quan công sứ lấy cung. Trước mặt các công chức Tây, tôi vẫn đàng hoàng vì tôi không mắc nợ ai cả. Tôi khai tôi đi làm ngay từ đầu, tôi đi không nhờ một đồng tiền của cai Khùy đài thọ. Có tấm chiên mỏng tôi vẫn để lại lán tồi tàn trên đỉnh núi Phya Oắc đó.

Sau khi lấy cung xong tôi được trả tự do về nhà chờ hôm xét xử phải có mặt.

Một tuần sau tôi đến sớm, chờ ở cồng tòa án. Đúng 8 giờ, quan bố chính ra gọi tên tôi, rồi dẫn tôi vào hầu tòa. Trước lúc bước vào cửa tòa, bố chính dặn rằng vào gặp quan phải lạy.

Tôi không nghe. Vào gặp quan công sứ và bồi thẩm là quan tư, người Pháp, tôi đứng nghiêm chắp tay cúi đầu vái chào theo lễ độ của học trò gặp trưởng giả.

Tòa hỏi cung tôi cặn kẽ, sau đó tuyên bố: Hoàng Thành Châu là một người rất có lễ độ, việc đã làm không phạm pháp luật, tòa tuyên bố Hoàng Thành Châu không có tội, nay tòa tha bổng.

Tôi thưa lời cám ơn và cúi chào lễ phép đi ra.

Câu chuyện quá là đơn giản, ấy vậy mà sau khi được tòa xét trắng án rồi mà mấy tên công chức ở sở Cẩm còn không tin, phóng xe lên hỏi nơi lấy cung và bố chính thì thật là lạ.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:21:33 am »

5.

Sang năm 1940, tôi vẫn là lao động chính của gia đình gánh vác làm ruộng rẫy, nhưng đến lúc này các em tôi cũng đã lớn, có thể làm ruộng nương được, nên tôi quyết tâm di học chữ Nho một năm nữa cho có vốn liếng, sau này ra sao hẵng hay.

May cho tôi, làng bên cách chỗ tôi chừng 3 km có thầy tổng mục mở lớp dạy chữ Nho. Tôi đến xin thầy cho nhập học. Tôi và vài anh lớn tuổi như tôi cùng học với lớp trẻ, tổng cộng trên 20 đứa. Các anh lớn thường vắng mặt nhưng tôi quyết chí học. Tôi được thầy dạy qua cả bộ Đại học, Trung dung, Kinh thi... cho tôi trọn. Và thầy cũng bắt đầu ra các loại câu đối 7 chữ, 13 chữ, thậm chí nhiều hơn; thầy dạy thơ tứ tuyệt, chú yếu là Đường thi thất ngôn bát cú.

Qua các câu đối thầy ra, có lúc đặt vấn đề giáo dục, có lúc lại đặt vấn đề quan hệ hôn thú. Tôi cũng biết vậy và cố gắng đối làm sao cho thấy kết quả học tập để thầy khỏi thất vọng.

Thầy còn có cô con gái út chưa có nơi có chốn, thường ngày cũng ra vào nơi học hành.

Bố tôi cũng thường kiểm tra các câu đối tôi làm, có lúc ông còn viết vào cạnh câu đối của thầy ra rằng: Đối cảnh gia bần chân khốn luận (Đối cảnh nhà nghèo thật khó nói) vì thấy thầy tổng mục có ghi một vế câu đối vào vở học tôi rằng: Môn đăng hộ đối khả vi lân (Cửa nhà tương xứng dễ làm thân).

Công việc của tôi đối với lớp là giúp thầy dạy cho các đứa trẻ học các sách khác, tôi đều làm đủ. Viết son cho mọi đứa trẻ để chúng tập viết. Viết phóng cho từng đứa để học nét chữ của tôi. Thực ra chữ của tôi sắc nét và đẹp, có khi hơn cả thầy.

Có thề nói mọi việc dạy trẻ dù là loại sách nào tôi cùng giảng dạy được hết; kể cả công việc viết lách của ông thầy phải làm cho bọn trẻ, tôi đều thay thế được hết.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:23:06 am »

PHẦN THỨ HAI

6.

Sang năm 1941, mùa xuân về, một luồng gió cách mạng mới tràn tới bản tôi. Tôi thấy dường như những cành đào đầu ngõ cũng nở rộ đẹp hơn. Đêm đêm tôi cùng bạn bè cùng trang lứa được triệu tập đến cái động lớn Ngườm Bốc tịch mịch, xa làng để hôi họp, nghe một thanh niên đẹp trai nước da trắng trẻo giác ngộ về đời sống người dân mất nước, nói về truyền thống yêu nước của dân tộc, được nghe đọc thơ Phan Bội Châu. Hoàng Nguyễn Kiên, người thanh niên cách mạng ấy tự giới thiệu mình là cán bộ bí mật của Việt Minh. Anh nói: “Chúng ta phải cùng vào hội cách mạng, lứa tuổi nào vào hội cùng lứa tuổi ấy. Ta sẽ có các tên hội như Thanh niên cứu quốc Hội, Nông dân cứu quốc Hội, Phụ nữ cứu quốc Hội... Vào Hội phải giữ bí mật cho hội. Địch bắt bớ cũng không khai. Phái một lòng trung thành cùng đoàn thể. Đến lúc ta có lực lượng sẽ khởi nghĩa... đánh đuổi đế quốc Pháp ra khỏi bờ cõi, thu lại giang san gấm vóc của ta...”.

Về tổ chức khi đó tiểu tổ Thanh niên cứu quốc Hội Bản Nưa cùng nhất trí cử Hoàng Đức Lộc làm tổ trưởng. Ai cùng có tên bí mật. Tôi có tên Việt Hưng từ đêm ấy. Cùng tiểu tổ có Hoàng Đức Lộc (Bảo An), Hoàng Đức Toán (Lưu An), Hoàng Thành Châu (Việt Hưng), Hoàng Quyết (Quốc An), Lương Văn Đoạn (Lưu Son), Hoàng Văn Gioọng (Minh An)...

Chúng tôi có hỏi thêm nhiều câu hỏi, như: các nơi khác có vào hội đông không, muốn khởi nghĩa mình phải có súng ống chứ, vậy lấy đâu, bao giờ thì khởi nghĩa... Người cán bộ nói:

- Đây mới là tổ chức thí điểm Việt Minh, còn những câu hỏi như vậy tôi sẽ hỏi thượng cấp, trả lời sau.

Đêm chia tay, cán bộ Hoàng Nguyễn Kiên hát cho chúng tôi nghe một bài hát khó quên: Vỉ noọng ơi, ngậm nghĩ tỉnh Cao Bằng, dân boong rả, thật lầm than, khổ sở hơn t’i đai. Khau phya lẻ ăng ắc mì lai, tôm rẩy nà nọi mì... (Anh chị em ơi, ngẫm nghĩ tỉnh Cao Bằng chúng ta, dân chúng lầm than hơn nơi khác, núi non trùng trùng điệp điệp, đồng ruộng thì ít ỏi...).

Một tổ chức cách mạng mới cùng bài ca gây ấn tượng và niềm tin vào một ngày mai trong tôi được nhen nhóm từ những đêm ấy.

Sau này tôi biết Hoàng Nguyễn Kiên chính là anh Bình Dương, một trong số 43 thanh niên Cao Bằng trốn đế quốc truy lùng đã sang Trung Quốc vào cuối năm 1940, được dự lớp huấn luyện ở Nậm Quang do đồng chí Nguyễn Ái Quốc tổ chức, cùng Lâm Bá Kiệt (anh Đồng), Dương Hoài Nam (anh Văn), Phung Chi Kiên, Cao Hồng Lãnh… lên lớp.

Mồng Tám Tết, ngày hội chùa Giang Động, tôi cùng bạn bè đi hội, vào thăm thầy tống mục Ngôn, thầy dạy học của tôi, nhà ở không cách xa chùa là bao. Thầy mạnh khỏe, tươi cười tiếp người học trò quý cua thầy. Tôi chúc tết thầy. Thầy tiếp chuyện rồi một lúc sau thầy dè dặt ra câu đối:

Cứu đất nước cách mạng về, bản bản hô hào vào tổ chức.

Tôi xin đối lại:

Giành non sông vận hội tới, nhà nhà hưởng ứng cuộc đua tranh.

Thầy niềm nở nói, thế ra các con cùng đã biết một tổ chức cách mạng mới? Thầy dặn rằng, phải bí mật tuyệt đối, không thì cụt đầu. Cách mạng sẽ thắng thôi, dân ta không thể chịu mãi cuộc sống bị áp bức bóc lột thế này. Tôi thấy phán chấn trong lòng, nghĩ rằng cách mạng đã đến với mọi lớp người. Cách mạng sẽ thắng.

Thầy khuyên tôi nên dùng cái trình dộ học vấn đã có để đi bảo nhiều người cùng biết chữ. Ngọc bắt trác bất thành khí/ Nhân bắt học bất tri lý. Mọi người tham gia cách mạng rất cần biết chữ. Muốn nước giàu dân mạnh thì dân tộc ta phải biết chữ. Thầy nhắc lại câu văn trong Tam tự kinh lúc này sao mà thấm thía thế! Tôi hỏi thầy “như con hiện nay làm gì được?” Thầy khuyên tôi đi dạy học, làm hương sư hoặc thầy đồ.

Thầy dẫn tôi đến làng Nà Khan (quê vợ của thầy) để mở lớp học. Tôi ngồi dạy chữ Nho được hơn tháng. Nếu chỉ nghĩ có ăn hàng ngày không cần gì khác thì thấy ung dung nhàn hạ. Nhưng tôi nghĩ, bán chữ thì phải có người mua và mua bán cần với giá chấp nhận được của hai bên mua và bán. Thật ra dân chúng ở cái xóm nhỏ Nà Khan lúc này nghèo, túng quẫn, hơn nữa thời buổi chữ Nho đã không có tiền đồ, chữ Nho không thể làm ông thông phán, thầy lục sự thừa phái gì nên ai cũng không muốn bỏ tiền ra mua nữa. Vậy là lớp dạy chữ Nho ở Nà Khan không thành.

Tôi trở về nhà nhưng nhớ lời thầy dạy, tôi lại đi sang phía Trà Lĩnh tìm nơi dạy học. Đến xóm Bản Pát thấy rất nhiều trẻ em lớn cở 5 đến 10-13 tuổi thất học. Ông Dương, chủ nhân có hai đứa con trai (một đứa 12, một 13 tuổi) cao lêu nghêu, muốn nhờ tôi giúp dạy dỗ. Các phụ huynh trong bản quanh vùng cùng kéo đến xin cho con theo học chữ Nho. Lớp học thu nhận được trên ba chục học trò. Nhân dân ở dây rất mộ học hành. Phụ huynh thường đến chơi lúc nghỉ ngơi, nói chuyện rất niềm nở, mến thầy dạy. Các cô gái trong bản ban đêm trăng sáng cùng đến chơi và rủ đi hát lượn thật vui. Tôi đem những điều hiểu biết về tổ chức cách mạng mới, hội Việt Minh, nói cho thanh niên địa phương nghe. Ai cũng háo hức muốn được theo làm cách mạng.

Chẳng mấy chốc đã vào hè, mùa mảng bận rộn. Tôi cho lớp nghỉ, chào làng xóm hẹn hai tháng sau sẽ tiếp tục lớp học.

Vẫn biết sẽ có ngày trở lại nhưng hôm chia tay là ngày chợ Trà Lĩnh, các cô gái Trà Lĩnh đội cái nón lá chóp nhọn, mặc quần áo chàm thơm phức bịn rịn đi tiễn chân tôi gần một cây số đến đỉnh đèo mới dừng lại. Những lời hát theo điệu dân ca Trà Lĩnh véo von cứ đuổi theo chân, tôi nhẹ bước trên đường về Hòa An.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:25:36 am »

7.

Đã vào hè, trên đường về khi đi qua thị trấn Nước Hai, trông lên phủ lị Hòa An, tôi thấy hai bên đường dốc lên nha cũng như xung quanh công đường, hoa phượng vĩ đã nở rực đỏ sặc sỡ một màu hoa. Bên kia đồi Bản Vạn, trước sân trường tiểu học, lá cờ tam tài xanh trắng đỏ bay phấp phới trên cột cờ, nơi ấy thời thơ ấu ngày ngày tôi cắp sách đến học chữ ta chữ Tây, sáng nào lũ học trò cũng ngước mắt lên nhìn lá cờ và hát bài Marseillaisc:

Allons enfants de la Patrie/ Le jour de gloire est arrivé!/ Contre nous de la tyrannie,/ L’étendard sanglant est levé! Aux armes, citoyens!/ Formez vos bataillons!/ Marchons! Marchons!/ Qu’un sang impur/ Abreuve nos sillons! (Hãy tiến lên những người con Tổ quốc/ Ngày vinh quang đã đến rồi/ Chống lại chúng ta là lũ bạo tàn/ Chúng đã giương lên lá cờ vấy máu/ Hãy cầm lấy vũ khí, hỡi những công dân!/ Hãy lập nên những đội quân/ Tiến lên! Tiến lên/ Hãy để cho dòng máu nhơ bẩn cúa quân thù/ Tưới đẫm những luống cày của chúng ta!(1)

Bắt giác tôi bồi hồi nhớ các thầy, các bạn, nay đang ở dâu? Các bạn đã được gặp cán bộ bí mật Việt Minh chưa? Đã tham gia vào hội của Việt Minh chưa? Đất nước ta rồi sẽ độc lập, dân tộc ta sẽ hạnh phúc.

Tôi về đến nhà, cha tôi cho biết, anh Hoàng Đức Thạc, bí danh Lã (tên trước là Nam Bang - là Phó bí thư Tỉnh ủy), người cùng quê Phúc Tăng, đã đến nói chuyện với cha cho biết đoàn thể chọn một số thanh niên khỏe mạnh, hăng hái để đưa sang Trung Quốc đào tạo cán bộ quân sự cho cách mạng, trong đó có Hoàng Thành Châu, cha tôi đã đồng ý, nay hỏi ý kiến con. Trong lòng tôi rạo rực một niềm vui đồng thời cũng có chút phân vân, nào bố mẹ đã già, nào nhà có một đàn em nhiều miệng ăn, chị gái thì đã đi theo nhà chồng. Tôi lại còn nhớ lớp học, các trò, các bạn gái Trà Lĩnh mến yêu. Vả lại đã hẹn hai tháng nữa tôi trở lại lớp học Bản Pát, Trà Lĩnh... Tình cảm tuổi trẻ chẳng dễ gì nhẹ gánh ra đi.

Hôm sau vừa ăn cơm tối xong Hoàng Đức Lộc (Bảo An) đến gọi tôi ra chỗ cầu đá cuối cái ao làng, trong chốc lát đã thấy Hoàng Đức Thạc dẫn một đoàn người lặng lẽ đi tới. Tôi nhập đoàn. Trong nháy mát đã lại có Nguyễn Văn Càng (Thu Sơn) xuất hiện. Đoàn người hành quân lặng lê đi trong đêm tối. Đến Nà Đuốc có Nguyễn Văn Cơ (Bằng Giang) ra đón. Suốt đêm ấy, đồng chí Lã đưa chúng tôi đi thẳng tới biên giới.

Trưa hôm sau có đồng chí Vũ Anh (Tổng bộ Việt Minh) đến gặp nói chuyện mục đích của đoàn thanh niên sang Trung Quốc là theo học lớp quân sự đào tạo cán bộ nhà binh cho Tổ quốc. Chuẩn bị cho khởi nghĩa, đoàn thể cần đào tạo cán bộ chỉ huy quân đội từ bây giờ. Vũ Anh yêu cầu đoàn cử cho một trưởng đoàn đế trên đường đi cũng như đến Tĩnh Tây vào gặp Biện sự sứ của Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, thay mặt đoàn khi giao dịch.

Anh Sơn, bạn học tôi (lúc này đang công tác ở cơ quan Tổng bộ Việt Minh) phát biểu:

- Việc cử trưởng đoàn đi sang Tĩnh Tây chỉ có anh Việt Hưng.

Tôi giật mình hốt hoảng trước lời đề cử đó, tôi nói chân thật:

- Tôỉ có biết nói tiếng Trung Quốc đâu ạ? Không dám nhận làm trưởng đoàn.

Anh Hoàng Đức Thạc (Lã) rồi Bằng Giang cùng giải thích:

- Không biết nói thi dùng bút đàm, còn ai lại không biết anh là học trò giỏi của thầy tổng mục Ma Ngọc Ngôn ở Giang Động? Anh hãy tự tin đi, ở đây chỉ có anh đảm nhận nhiệm vụ này thích hợp.


(1) Bài hát này tác giả là Lisle, bài hát là bài chiến ca yêu nước do đoàn quân tình nguyện thảnh phố Mác-xây (Pháp) ngày 30/7/1792 hát vang trên đường kéo về bảo vệ thủ đô Paris. Liên quân Áo – Phổ xâm lược bị đánh bật khỏi nước Pháp sau thất bại trong trận Valmy vào ngày 20/9/1792. Đến năm 1795, Quốc hội họp thông qua quyết định lấy bài Marseillaise làm quốc ca của nước Cộng hòa Pháp.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:26:35 am »

Tôi bước lên khỏi hàng. Vũ Anh đưa cho tôi tờ giấy giới thiệu với Biện sự sứ. Bằng giọng nói xứ Nghệ nghe hay hay ấm cúng, Vũ Anh nói:

- Mong Việt Hưng làm tròn nhiệm vụ.

Tôi nhìn vào mắt anh như hứa hẹn đang chấp hành mệnh lệnh. Lần đầu đi làm cách mạng, tôi được đứng đầu một đoàn gần hai chục người đế đi sang miền đất lạ cũng thấy lo lo.

Thời gian này đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã về nước, đang ở Pác Bó. Trên đất Trung Hoa, ta công khai xin được đặt Biện sự sứ (trên cơ sở tổ chức của cụ Hồ Học Lãm) do đồng chí Lâm Bá Kiệt lảm chủ nhiệm. Trước hết chúng tôi phải đến nơi đó (Tĩnh Tây) liên hệ.
Đi từ sáng sớm đến chiều, khoảng I5h chúng tôi gặp một trạm tiền tiêu quân đội Tưởng Giới Thạch canh giữ. Họ hỏi:

- Các anh đi đâu?

Tôi không trả lời (vì không biết tiếng), chỉ xuất trình giấy tờ. Có lẽ mấy tên lính không biết chữ hay sao đó vì chúng xem giấy rồi vẫn vặn hỏi linh tinh. Chúng tôi cũng không biết chủng nói với nhau cái gì. Sau cùng chúng dẫn chúng tôi đến cơ quan ban trưởng đóng. May cơ quan liên trưởng cũng ở gần, họ đưa chúng tôi lên cơ quan đoàn bộ cho ăn uống hẳn hoi và xếp chỗ ngủ yên tĩnh. Buổi tối có một anh cũng loại cán bộ liên hay doanh trưởng gì đấy đến hỏi thăm chúng tôi, giao dịch với chúng tôi bằng tiếng Tày.

Sáng hôm sau chúng tôi được họ dẫn ra ngoài doanh trại và chỉ đường cho chúng tôi thẳng tiến đến Tĩnh Tây.

Đến Tĩnh Tây, gặp được Biện sự sứ lúc ấy có các anh Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng - chủ nhiệm), Dương Hoài Nam (anh Văn - tức Võ Nguyên Giáp). Một lúc sau thì có Đại Liên đến và đưa chúng tôi vào xóm. Chỗ anh Đại Liên có anh Trần Văn Đức (người nói tiếng Nghệ An) thu xếp chỗ ăn ở của chúng tôi. Hôm sau cử người phụ trách đoàn, tôi lại phải đảm nhiệm.

Hàng ngày ngoài thì giờ học tập ra chúng tôi phân công nhau quét dọn vệ sinh, nấu nướng và gánh nước. Tôi còn nhớ một câu chuyện được anh Văn phê bình gián tiếp. Nguyên là anh Văn chỉ thị mọi người phải lao động như nhau. Tôi liên hệ với bản thân, đầu làng có một cái giếng xây, nguồn nước cuồn cuộn chảy ra tưởng như bên dưới có gì quẫy đạp rất dữ tợn nên tôi không dám một mình đi gánh nước, phải nhờ người khác can đảm hơn.

Chính vì vậy mà anh Văn nói, việc lao động là mọi người đều phải làm như nhau, là có ý phê bình tôi.

Thoạt đầu huấn luyện quân sự do anh Trần Văn Đức trực tiếp huấn luyện, Khoảng tuần sau thì anh Đức có nhiệm vụ dắt dẫn chúng tôi ra thao trường huấn luyện qua loa, chờ thiếu tá Trương Trung Phụng đến dạy. Cứ mỗi lần anh Phụng ra là anh Đức hô chúng tôi đứng nghiêm và chạy lên báo cáo với thiếu tá số người tham gia thụ huấn của buổi.

Anh Phụng dạy cùng các dộng tác đội ngũ trong điều lệnh thôi mà phải làm đi làm lại rất nhiều lần.

Qua một thời gian huấn luyện, một hôm có giấy gọi toàn thể chúng tôi tập trung ra Biện sự sứ ngoài phố.

Tề tựu tại trụ sở đầy đủ, anh Lâm Bá Kiệt (Phạm Văn Đồng) ra gặp và nói chuyện với chúng tôi. Anh nói: Các anh sắp lên đường đi tới trường quân sự học chính quy rồi. Vậy nay các anh hãy tự đặt bí danh và ký vào lá cờ đỏ này thề nguyện theo đoàn thể làm cách mệnh giành lại đất nước.

Mỗi người cũng đã đặt tên bí danh cho nhau từ hôm trước ở trong xóm rồi, đến đây cứ thế mà ghi họ tên vào lá cờ đỏ mà thôi và sau đó đứng trang nghiêm trước lá cờ để đọc lời thề theo anh Lâm Bá Kiệt tuyên đọc.
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
macbupda
Trung tá
*
Bài viết: 11970


Lính của PTL


« Trả lời #9 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 06:28:58 am »

Anh Kiệt phấn khởi nói rằng, ở trong nước vừa gửi ra một bài thơ hoan nghênh các đồng chí đi học quân sự, rồi anh đọc:

                           Nước ta mất đã lâu rồi
                           Đồng bào cực khổ, suốt đời gian nan
                           Suốt đời chịu kiếp lầm than
                           Sưu cao thuế nặng cơ hàn xót xa
                           Vì ai tan cửa nát nhà
                           Chồng lìa vợ, con lìa cha tơi bời
                           Vì ai non nước rã rời
                           Giống nòi sỉ nhục chơi vơi thế này
                           Vì giặc Nhật vì giặc Tây
                           Thanh niên ta phải thế này gay go
                           Học hành không được tự do
                           Học cho mù tối, học cho ngu hèn
                           Mấy năm cặm cụi sách đèn
                           Học rồi cũng bỏ, tốn tiền như không
                           Muốn làm cũng chẳng có công
                           Ông tham “san rát”, thầy thông “bú dù”
                           Những người không muốn si ngu,
                           Người giam Hà Nội, kẻ tù Sơn La
                           Nước Nam là nước Nam ta
                           Vì ai đến nỗi xót xa thế này?


*

                           Muốn đánh Nhật, muốn đánh Táy
                           Thanh niên ta phải ra đây học hành
                           Một là học việc nhà binh
                           Hai là học biết tình hình người ta
                           Thanh niên là chủ nước nhà
                           Phải cho oanh liệt mới là thanh niên
                           Gan phải to, chí phải bền
                           Không sợ khổ không sợ phiền mới nên
                           Anh em đoàn kết vững bền
                           Phải nghiêm kỷ luật, phải chuyên tập tành
                           Đối đoàn thể phải trung thành
                           Phải dũng cảm, phải hi sinh mới là
                           Ở trong phải rất thuận hòa
                           Ra ngoài phải nhớ mình là người Nam
                           Phải siêng học, phải siêng làm
                           Chớ cam thua bạn, không cam kém người
                           Người siêng một, mình siêng mười
                           Đừng cho thiên hạ chê cười thanh niên
                           Mai sau học nghiệp vẹn tuyền
                           Đánh Tây đuổi Nhật giành quyền tự do
                           Sự nghiệp này là rất to
                           Thanh niên ta phải gắng lo, mới thành
                           Việt Nam độc lập đồng minh
                           Mấy lời thành thực hoan nghênh học trò.


Tháng 7 năm 1941

Anh Lâm Bá Kiệt ngừng đọc, mỉm cười, bỗng hỏi: Thế nào đồng chí trưởng đoàn, nhớ nhất câu nào?

Tôi giật mình thưa, tôi nhớ nhất câu Thanh niên là chủ nước nhà, phải cho oanh liệt mới là thanh niên. Anh Kiệt cười phấn khởi và cho biết anh đã chép cả bài thơ đưa cho đoàn mang theo, lúc rỗi đọc lại cho thuộc.

Hôm sau chúng tôi lên đường đi tới trường quân sự do thiếu tá Trương Trung Phụng dẫn đường. Ra khỏi thị trấn đến Đại Long Đàm thi anh Phụng tự nhiên mặt tái đi, và anh dặn:

- Lát nữa khi tôi hô “đi nghiêm bước” thi tất cả hãy làm theo động tác đội ngũ trong điều lệnh hôm vừa rồi đã học.

Quả nhiên sau đó xuất hiện một cái xe đang đỗ trước một dinh thự, trên xe có một vị quan đứng, mỉm cười trông ra. Anh Phụng hô khẩu lệnh cho chúng tôi đi nghiêm trước một vị trưởng quan người Tàu. Đội ngũ chúng tôi cứ thế chấp hành đi nghiêm theo khẩu lệnh, đến khi hô thôi thì mới thôi.

Rồi sau này anh Trương Trung Phụng cho biết: Hôm ấy được tin báo, chúng ta phải đi nghiêm chào, vị này là đại tướng Trương Phát Khuê, tư lệnh quân khu IV (gồm Quảng Đông và Quảng Tây) có việc đi công cán qua.

Nghỉ một đêm ở dọc đường vào một hương công sở và ngày hôm sau chúng tôi sẽ tới Điền Đông (nơi trường học quân sự).
Logged

Tự hào thay, mác búp đa
Khởi đầu những bản hùng ca lẫy lừng.
Thô sơ, gian khổ đã từng
Chính quy, hiện đại, không ngừng tiến lên.
Trang: 1 2 3 4 5 6   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM