Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:30:35 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hầm bí mật bên sông En-bơ  (Đọc 11865 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:00:43 pm »


        U-pít bao giờ cũng ghét cay ghét đáng bọn sĩ quan thượng lưu cha truyền con nối, những dòng họ Phổ uy danh lừng lẫy, đời này sang đời khác thay nhau làm tướng, làm đô đốc, làm thống chế của quân đội Đức. Bọn họ được đặc biệt ưu đãi và thành một bè phái riêng mà những người như U-pít khó lòng có thể gần được. Người ta đã dành sẵn cho chúng những địa vị rất "bở" trong Bộ Tổng tham mưu và Bộ Ngoại giao. Chúng nắm bộ máy chiến tranh và ngoại giao của nước Đức và dùng bộ máy này để bảo vệ cái chính sách quân phiệt cố hữu của Phổ đã được vạch ra hàng thế kỷ trước đây.

        Tất nhiên, từ khi Hít-le lên cầm quyển thì tình hình có thay đổi chút ít. U-pít thấy rằng Hít-le cố gắng tỏ ra không mơn trớn bọn quý tộc ngạo mạn nhưng ngu xuẩn này và chúng đã phần nào phải nhượng bộ. Nhưng sau này mới rõ ra rằng cái đó chỉ là để che mắt thế gian mà thôi. Vì tuy Hít-le là quốc trưởng, nhưng hắn chỉ là người thực hiện tham vọng của những kẻ có nhiều tiền và nhà máy. Trong tay bọn này, Hít-le chỉ là một con bài. Bọn tướng tá của Hít-le cũng vậy.

        Thế thì tại sao nhiều người lại muốn lật đổ Hít-le? Họ làm như thế là sai lầm chăng? Có phải chỉ vì muốn bảo toàn tính mạng cho mình mà họ định ám sát Hít-le không?

        U-pít bỗng nhiên đi tới những kết luận mới. Không phải thế. Nguyên nhân của vấn đề này ở chỗ khác kia. Vì trên thực tế, những kẻ theo đuổi những mục đích cá nhân có thể làm bằng cách khác, an toàn hơn. Ví dụ như họ có thể chuyển vốn liếng của mình ra ngoại quốc - sang Tây-ban-nha, Bồ-đào-nha. Thổ-nhĩ-kỳ hay một nước nào ở Nam Mỹ chảng hạn, rồi sau chạy sang đó sống thì có mà trời tìm. Nhưng bọn âm mưu phiến loạn không hành động như thế. Tại sao? Rõ ràng là họ có những ý đồ khác. Họ muốn bảo vệ lấy cái quý giá nhất của dân tộc Đức là cái nhân lãnh đạo quân dội và cơ sơ công nghiệp, rồi kiên nhẫn đợi thời cơ khác. Mươi mười lăm năm sau. khi cuộc chiến tranh hiện tại đã lùi vào lịch sử, khi mà thế hệ mới đã lớn lên và khi những sư đoàn Đức lại bắt đầu nện gót giầy đinh xuống các đường phố, thì lúc đó sẽ tính chuyện tương lai. Lúc đó sẽ trở lại "nói chuyện" với bọn Mỹ, bọn Anh, bọn Pháp và nhất là với bọn Nga!

        Còn về vấn đề Hít-le. thì sau khi làm xong nhiệm vụ. hắn phải cút thôi; không để dây dưa làm gì.

        Tướng U-pít pha nước sô-đa với rượu mạnh rồi uống. Uống xong, y thấy đỡ bức bối. Y nghĩ: "Nói cho cúng, kẻ nào bây giờ biết tự bảo vệ để lo chuyện sau này là kẻ ấy có công với nước Đức. Nước Đức sau này sẽ cần nhiều người hùng mạnh, kiên cường!".

        Nghĩ vậy. U-pít thầm cảm ơn trời về cuộc gặp gỡ ở Giơ-ne-vơ nửa năm trước. Cuộc gặp gỡ này nhất định sẽ ảnh hưởng tới cả cuộc đời y. Hồi đó, y đang làm một nhiệm vụ ở Giơ-ne-vơ. Một hôm vào buổi sáng, U-pít tắm xong và đang cạo râu thì có người gọi điện thoại và hẹn gặp. Không biết vì sao mà U-pít cảm thấy ngay rằng từ chối là một điều ngu xuẩn. Y đã không nhầm. Người mà han gặp là một cán bộ tình báo cao cấp của một nước phương Tây. U-pít đã biết người này qua tài liệu, nhiêu lần đã thấy ảnh. vì vậy y nhận ra ngay.

        Người khách của U-pít không quanh co gì mà đi thẳng vào vấn đề. Số phận của nước Đức đã được quyết định. Nước Đức không thể chống cự được lâu trước sức mạnh như vũ bão của những nước khổng lồ như Nga và Mỹ. Sự sụp đỏ không thể tránh khỏi rồi. Nhưng sau sẽ ra sao?

        Nếu như sau chiến tranh, người Nga sẽ làm chủ nước Đức này thì liệu tướng U-pít có được yên ổn không? Vì lúc đó bọn cộng sản sẽ ngóc đầu dậy. Và việc đầu tiên mà chúng sẽ làm là treo cổ những người như U-pít,

        Người khách thấy lời nói của mình đã có tác dụng. Hắn tiếp tục. Ông U-pít có thể yên tâm. Người ta đã cố gắng hết sức để nước Đức sau này vẫn cứ là nước Đức và sẽ có hình thức Nhà nước như ở phương Tây. Nhưng đó mới chỉ là một nửa của vấn đề.

        Người khách lặng yên.

        U-pít chờ đợi và ngày càng nóng ruột, nhưng khách vẫn không vội.

        Cuối cùng, câu chuyện lại tiếp tục. Cái phần sau của vấn đề là chiến tranh chống Liên-xô. Tất nhiên, không phải là ngay bây giờ, nhưng nhất thiết là phải có. Đầu tiên là chiến tranh lạnh, nghĩa là chiến tranh báo chí và phát thanh, chiến tranh kinh tế và ngoại giao. Sau đó, khi mọi việc đã chuẩn bị xong thì sẽ đến chiến tranh thực sự và thế là chủ nghĩa cộng sản sẽ bị quét sạch khỏi trái đất và lùi vào lịch sử.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:01:28 pm »


        Khách nói sang vấn đề chính của câu chuyện. Liên- xô là một nước quá lớn và quá hùng cường, không thể coi thường được.

        Nước Đức đã gây chiến với Liên-xô và bây giờ đang phải trả sự hấp tấp vội vàng của mình bằng một giá kinh khủng. Những khuyết điểm của người Đức sẽ không ai phạm phải nữa. Vì vậy mà bây giờ, người ta đã tung ra chiến tuyến Nga những lực lượng chủ yếu của cơ quan tình báo mà hắn là đại diện. Ngoài ra, còn những cơ quan tình báo khác nữa. Nhưng thế là đủ rồi. Nước Đức sắp sửa sẽ hết chiến tranh. Nếu hồ sơ tài liệu của những nhân viên tình báo Đức lọt vào quân Nga thì thật là một thảm họa. Không để xẩy ra điều đó được. Tất cả mạng lưới điệp viên Đức ở phía đông phải được bảo vệ, phải hoạt động. Nhưng, dĩ nhiên là trong những điều kiện mới, họ phải có những người chủ mới...

        - Các ông à? - U-pít vội hỏi.

        - Phải, chúng tôi. - Khách giơ một ngón tay lên. -  Tôi muốn nhấn mạnh một điều: ông không phải là người đầu tiên mà tôi nói chuyện này. Vì vậy đề nghị ông nên đổi chủ đi, ông U-pít ạ.

        U-pít lặng im.

        Khách nói thêm:

        - Ông sẽ bắt đầu làm việc sau khi đầu hàng chứ không phải ngay từ bây giờ. Thế có tiện cho ông không? Tôi cũng cần nói để ông rõ, nhiều người là cấp trên của ông đã đồng ý rồi.

        - Ông lấy gì để chứng minh điều đó? - U-pít vội hỏi.

        Khách nhún vai:

        - Người ta phái ông tới đây là theo yêu cầu của tôi.

        U-pít bắt đầu thấy lo lắng, hắn không ngờ rằng sự việc đã đi xa đến thế.

        - Thôi được. - Khách nói - Tôi chứng minh lời nói của tôi cho ông xem. Ngay hôm sau, nếu ông muốn, ông sẽ nhận được mệnh lệnh quay về.

        U-pít nhớ lại cuộc nói chuyện với Béc-linh hôm qua bằng điện thoại. Cấp trên của hắn có ra lệnh cho hắn lưu lại Giơ-ne-vơ thêm một tuần nữa. Và hắn đồng ý với đề nghị của khách.

        Sau đó khách và chủ chia tay nhau. U-pít trở về khách sạn, trong bụng đã có một quyết định. Đề nghị của người kia không đụng chạm gì tới danh dự của hắn vì sau khi chiến tranh kết thúc, nghĩa là khi hắn không còn ràng buộc bởi lời thề1 nữa, hắn mới phải làm việc này.

        Một giờ sau, trong buồng của U-pít, chuông điện thoại vang lên. Béc-linh muốn nói chuyện. U-pít nhận được lệnh là phải quay về ngay ngày mai.

        Đến tối, người kia gọi điện thoại cho hắn.

        - Thế nào?

        - Tôi đồng ý - U-pít trả lời.

        Thế là họ lại gặp nhau và thỏa thuận với nhau về chi tiết công việc. U-pít nhận được một nhiệm vụ coi như là để chuẩn bị cho công tác tương lai. Hắn phải thu thập tất cả hồ sơ lưu trữ của các tổ chức mật vụ, Giét-ta-pô trước kia đã hoạt động ở phía đông mà nay đã được rút về Đức, bảo quản những hồ sơ đó ở một chỗ chắc chắn và tối mật.

        - Ông hãy làm chỗ bảo quản ở một nơi nào đó ở miền Tây nước Đức - người chủ mới của U-pít nói. - Trong trường hợp đó thì dù sau này có xẩy ra sự gì đi nữa. hồ sơ cũng không thể lọt vào tay quân Nga được.

        U-pít tán thành điều đó.

        Khi hắt tay U-pít ra về. người kia nhấn mạnh thêm:

        - Tất cả mọi việc đều phải làm thực nhanh và thực tốt. Ông hãy nhớ rằng, đó là vì quyền lợi của ông: ông sẽ là một trong số những người chỉ huy tổ chức tình báo Đức sau chiến tranh. - Hắn chữa lại: Tổ chức tình báo Đức cũ.

        Lời chữa lại này làm U-pít bực mình, nhưng hắn khôn ngoan nên lặng thinh.

        Hắn trở về Béc-linh và không để mất thời gian, bắt tay ngay vào việc. Nhiệm vụ hắn phải làm gặp nhiều thuận lợi vì đã có mệnh lệnh của Tổng cục an ninh về việc thành lập một số hầm bí mật để chứa hồ sơ lưu trữ. Hình như ngay ở Béc-linh này cũng có bàn tay của chủ mới chỉ huy. Người mà hắn gặp ở Giơ-ne-vơ quả đã  không nói láo.

        Công việc làm hầm bí mật đã được tiến hành nhanh chóng và được bảo mật tuyệt đối. Thế mà cũng không che được mắt tình báo Xô-viết. Căn cứ vào một số hiện tượng, U-pít đã xác định được rằng tình báo Xô-viết - hoạt động đúng vào khu vực đang tập trung những hồ sơ tài liệu ở phía đông về.

        Khi thấy những biện pháp thường dùng để tiêu diệt đối phương không đem lại kết quả gì, U-pít liền thảo ra một kế hoạch rất tinh vi và đặt nhiều hy vọng vào kế hoạch đó. Chẳng bao lâu nữa, màn chót của kế hoạch này sẽ diễn ra ngay ở đây, ở Ốt-bua này. Và vì vậy hắn đã tới Ốt-bua.

-------------------
        1. Lời thề trung thành với Hít-le (N.D.).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:02:35 pm »


CHƯƠNG MƯỜI SÁU

1

        At-ke và Quy-mét từ Ốt-xơ-ven-xim về Ốt-bua hôm trước, thì hôm sau chánh văn phòng của nhà máy là Các Cơ-ri-ghe đến mượn xe hơi của tên giám đốc.

        - Xe hơi của tôi bị hỏng, mà tôi lại có việc phải đến gặp ngay những người giao hàng để thanh toán một số việc.

        - Anh cứ lấy xe của tôi mà đi - Quy-mét nói -  Nhưng đừng đi lâu nhé.

        - Không lâu đâu ạ, độ một tiếng rưỡi trở lại thôi.

        Và thế là Át-ke và Cơ-ri-ghe lên xe đi về phía một nhà máy ở ngoại ô thành phố.

        - Anh hãy kể chuyện đi - Cơ-ri-ghe bảo Át-ke, khi xe đã tới con đường lớn.

        - Su-be thế nào? -Át-ke hỏi lại.

        - Cảm ơn. Anh ấy có yêu cầu tôi đến gặp anh... chúng ta sẽ gặp anh ấy một ngày gần đây...

        Át-ke kể chuyện Ốt-xơ-ven-xim cho Cơ-ri-ghe nghe và càng kể thì nét mặt Cơ-ri-ghe càng sa sầm và đầu càng cúi xuống.

        - Chúng tôi biết đã nhiều - Cơ-ri-ghe nói, khi Át-ke kể chuyện xong. - Biết nhiều, nhưng chưa biết hết. Anh nói rằng ở đó có phòng hơi ngạt chứa được 2.000 người? Năm ngoái chưa có phòng đó.

        Át-ke quay ngoắt đầu lại và bốn mắt bỗng gặp nhau. Bộ mặt vuông chữ điển với đôi mắt to và trô trố của Cơ-ri-ghe trông buồn rười rượi.

        - Chắc là anh kinh tởm người Đức lắm thì phải? -  Cơ-ri-ghe nói.

        Cả hai người lặng im.

        - Anh không chuẩn bị gì cho tôi à? - Át-ke thận trọng hỏi.

        - Về Vít-bắc?

        - Vâng.

        - Đã thu thập được một số tài liệu.

        Cơ-ri-ghe rút một tờ giấy ra và đọc.

        - Không có gì mới. Biết cả rồi - Át-ke nhận xét.

        - Thế nghĩa là quan điểm của chúng ta được xác nhận. - Cơ-ri-ghe châm lửa đốt tờ giấy và cầm trong tay cho tới khi cháy hết. - Như anh đã rõ, những tin tức nhận được từ các nơi hoàn toàn ăn khớp với nhau. Điều đó có lợi cho Vít-bắc, phải không anh?

        Át-ke gật đầu, vẻ mặt nghĩ ngợi.

        Một lát sau họ đã tới nhà máy. Cơ-ri-ghe xuống xe và hẹn sẽ quay lại ngay. Át-ke nhìn theo Cơ-ri-ghe khi anh ta đi trên vỉa hè về phía phòng giấy của nhà máy. Cơ-ri-ghe mặc một bộ đồ sang trọng, đầu ngửng cao, dáng đi tự nhiên, thoải mái, thỉnh thoảng gật đầu chào lại những công nhân viên ở nhà máy một cách rất trịch thượng. Một phút trước đây, khi còn ở trong xe, Cơ-ri-ghe là một người khác hẳn.

        "Thủ vai cừ lắm" - Át-ke đứng về mặt nghề nghiệp mà đánh giá Cơ-ri-ghe như vậy.

        Mười lăm phút sau, Cơ-ri-ghe quay lại. Ô-tô lại mở máy trở về. Hai người đều yên lặng. Cơ-ri-ghe xem xét giấy tờ, còn Át-ke thì đang suy nghĩ nhiều về công tác. Đã tới lúc phải bám thật sát người thợ hàn đã cho hàng binh Hô-man biết về chuyện hồ sơ và căn hầm. Anh đang nghĩ một kế hoạch kiểm tra Vít-bắc và một người nữa cũng có liên quan tới những điều mà Hô- man đã kể lại.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:03:04 pm »


2

        Thủ kho Cơ-rép đã làm việc ở nhà máy "Hăng Bê-me" được hơn hai mươi năm. Năm 1941, Cơ-rép bị động viên vào quân đội Quốc xã và sáu tháng sau được giải ngũ về Ốt-bua, lúc đó chỉ còn một chân vì chân kia đã  bị mất ở đâu gần Smô-len.

        Cơ-rép độ 50 tuổi, nói oang oang, vui tính, rất hay tranh cãi và nghiện đua ngựa. Hắn ta đi tới đâu cũng pha trò, trêu người này chọc người khác.

        Thương tật cũng không làm hắn ta đổi tính đổi nết.

        Thường thường làm xong công việc là Cơ-rép lại đến tiệm nhẩy "Ni-bê-lun-ghi" gần nhà máy để tìm một người quen mà tán gẫu và trao đổi tin tức. Cơ-rép thường ăn trưa ở đây. Hắn mang thức ăn tới rồi gọi một cốc bia ở tiệm.

        Hôm nay Cơ-rép đến hơi muộn. Sau khi vào tiệm, hắn thấy rằng đã hết chồ ngồi, chi còn một cái hàn trống ở góc, Cơ-rép vội vã luồn đám dông để đi tới đó.

        Từ phía đối diện, một người đàn ông cao lớn, mày râu nhẵn nhụi đi tới bàn của Cơ-rép. Đôi mắt anh ta long lanh sau cặp kính và có vẻ niềm nở. Anh ta định ngồi xuống, nhưng khi thấy Oớ-rép lại tránh ra và mỉm cười gật đầu chào Cơ-rép.

        - Xin lỗi ông - anh ta nói, tav ván vê mấy sợi ria mép đen - Hình như tôi đã đến muộn...

        Cơ-rép lắc đầu nói:

        - Không, không, ông mới là người tới trước. Ông ngồi xuống, ngồi xuống đây, đừng làm mất thì giờ!

        Người lạ mặt vẫn từ chối.

        - Dù sao cái bàn này vẫn là của ông. Thôi để tôi xem còn chỗ nào có thể ngồi được nữa không... Khỉ quá! Chẳng còn lấy một chỗ trống.

        Khi đó Cơ-rép đề nghị là hai người sẽ ngồi chung một bàn, như thế cũng rất tốt thôi.

        Người lạ mặt không từ chối nữa. Họ ngồi xuống và gọi bia.

        - Tôi nom ông quen lắm - tên thủ kho vừa nói vừa nhìn người lạ mặt. - Không biết tôi đã gặp ông ở đâu nhỉ?

        Người kia nhún vai.

        - Thế tên ông là gi ạ? - Cơ-rép cô dò hỏi.

        - Hen-rích Gu-be.

        - Thế nào, thế nào, ông làm tài xế phải không?

        - Làm tài xế.

        - Đần độn quá! - Cơ-rép đập tay vào trán. - Thế có phải anh lái xe cho ông giám đốc Quy-mét không?

        - Vâng, tôi là tài xế của ông ấy.

        - May mắn quá! - Tên thủ kho reo lên. - Té ra chúng ta đang cùng làm việc trong một nhà máy. A ha, bia đây rồi. Thật đúng là lúc chúng ta cần uống để mừng sự kết giao của chúng ta!

        - Có thật là bác cũng làm ở nhà máy "Bê-me" không?

        - Hơn 20 năm rồi!

        - Thế thì quả là may mắn thật. - Át-ke nâng cốc. - Xin chúc mừng sức khỏe của ông bạn. Nhưng xin lỗi, tên bác là gì nhỉ?

        - E-rích Cơ-rép. Tôi là thủ kho Cơ-rép. Tôi trông coi kho vật liệu và dụng cụ dự trữ.

        - Chúc cho tình bạn của chúng ta ngày càng thêm mặn nồng!

        Hai người cạn cốc.

        Át-ke mời Cơ-rép hút thuốc lá và chuyện trò bông lơn với hắn. Cơ-rép cũng vậy, hắn kể cho người bạn mới nghe mấy câu chuyện vui.

        - Tôi rất cảm phục bác, Cơ-rép ạ! - Át-ke nói. - Và khi nào chiếc "Buých" của tôi cần đến...

        - Tôi không thể đáp lại tấm lòng của bác được. -  Cơ-rép trả lời. - Tôi không có xe hơi. Còn kho là kho, không ai có thể vào được, trừ tôi. Tôi ở đó suốt 24 tiếng đồng hồ.

        - Bác nói như là đêm bác cùng ngủ trong kho ấy. - Át-ke cười.

        - Nếu tôi không ngủ ngay trong kho thì cũng phải ngủ gần kho. Tôi ở ngay trong nhà máy mà!

        - Ở trong nhà máy? Thế là thế nào?

        - Thế là ăn và ở ngay trong nhà máy. - Tên thủ kho nhún vai. - Vì bắt buộc phải thế. Năm ngoái ngôi nhà của tôi bị bom tan tành. Thật là phúc cho tôi bác ạ. Vì tôi chỉ có một mình, nên không phải khóc vợ khóc con sau trận ném bom ấy.

        Tôi mất nhà. phải đi lang thang mãi để tìm chỗ ở. Nhưng nơi thì đắt quá, nơi thì quá xa nhà máy, mà tôi thì đi mấy cây số cũng khó khăn.

        - Tất nhiên - Át-ke nói.

        - Vì thế nên tôi đã định sang làm ở nhà máy bên cạnh. Bên ấy người ta hứa cho tôi chỗ ở tử tế. Lúc đó ông giám đốc Quy-mét lại ra lệnh cho tôi dọn một căn buồng nhỏ bên cạnh kho.

        - Thế bác sống ở ngay cạnh kho à?

        - Làm thế nào được? Cái buồng đó kể ra cùng quá hẹp, nhưng bác tính, độc thân như tôi thì cần gì buồng rộng.

        - Cho thêm hai cốc nữa. - Át-ke ra hiệu cho người hầu bàn rồi di về phía chiếc dàn dương cầm tự động và bỏ vào đấy một hào.

        Tiệm nhẩy vang lên một điệu "van-xơ" cổ. Cơ-rép hát theo tiếng nhạc, Át-ke cũng vậy.

        - Chắc là trong kho của bác có nhiều thứ dụng cụ và vật liệu tốt lắm đấy nhỉ - Át-ke nói, sau khi tiếng đàn dương cầm vừa dứt. - Tôi nghĩ rằng ở đó chẳng thiếu thứ gì!

        Cơ-rép nháy nháy mát một cách ranh mãnh:

        - Tôi là người tần tiện và hay lo xa, cho nên thứ gì cần đến là có ngay.

        - Ấy, ông bạn ơi, ông bạn hơi nói khoác rồi đấy. Tôi cuộc với ông bạn là không có đủ đâu.

        - Ái chà! Thế bác cứ nói di. Bác nói đi và tôi bảo dảm chín mươi phần trăm là bác sai. Nếu tôi sai, tôi sê mất cho bác ba cốc bia, ngược lại nếu bác sai tôi chỉ lấy của bác một cốc thôi.

        - Được - Át-ke suy nghĩ một lát rồi nói: - Ắc-quy cho xe "Buých" của tôi thì chắc bác không có.

        Cơ-rép cười lớn.

        - Có những ba hòm cơ! Chỉ có trời mới biết được tôi đã xoay được Ắc-quy ở đâu và bàng cách nào. Nhưng đó là một vấn đề khác. Còn bây giờ ta tính đến chuyện bia chứ?

        - Nhưng tôi chưa muốn kết thúc ở đây. Vì người thua cuộc phải có quyền "trả thù" chứ!

        - Bác nói đúng. Tôi sẵn sàng chờ bác "trả thù". Bác cứ nói đi. Thế nào bác cũng thua cuộc thôi.

        - Tôi chắc rằng trong kho của bác không có máy hàn.

        Cơ-rép không cười nữa, hắn ngạc nhiên, môi dẩu ra.

        - Tài thật - hắn nói. - Ồng bạn đã đoán đúng. Trong kho quả thật là không có máy hàn.

        - Thế là tôi được cuộc rồi nhé! - Át-ke reo lên. - Nhưng không có máy hàn thì bác làm thế nào?

        - Trước kia cũng có đấy. Hai cái máy nằm lăn nằm lóc hơn một năm trời không ai dùng đến, làm tôi phải mất bao nhiêu thời gian lau chùi và uốn lại dây hàn bằng cao-su.

        - Thế sau hai cái máy hàn ấy đi đâu?

        Cơ-rép nhún vai và nốc một hơi bia:

        - Về sau người ta đã đến lấy đi, bác ạ.

        Tôi còn có thể nói cho bác là ai đã lấy. Mấy ông nhà binh đang đêm mang giấy của ông chánh kỹ sư đến và tôi đã giao máy hàn cho họ. Cho tới nay họ vẫn chưa trả lại.

        - Thôi mặc xác nó, bác ạ - Át-ke cười. - Âu cũng là thoát nợ.

        ... Đêm khuya họ mới chia tay nhau. Cơ-rép về nhà máy, còn Át-ke thì về nhà mình, vừa đi vừa nghĩ xem đã nắm thêm được vấn đề gì. Thế là dự định của mình đã được thực hiện. Anh đã làm quen với tên thủ kho và đã xác định được rằng quả là tên này có giao máy hàn cho bọn lính Đức. Tất cả những thứ này đều ăn khớp với lời khai của Hô-man. Từ đó chỉ có thể rút ra một kết luận: thợ hàn Vít-bắc không bịa chuyện khi kể cho Hô-man nghe về căn hầm bí mật gần Ốt-bua. Và nếu thế thì có thể tin được Vít-bắc! Át-ke bỗng hình dung ra đôi mắt thông minh lanh lợi nằm dưới bộ lông mày rậm và bạc trắng, khuôn mặt đẹp đẽ và cái trán cao của Vít-bắc.

        Thợ hàn Vít-bắc! Bây giờ Át-ke lại phải bám sát tên này để biết được sự thật về căn hầm bí mật chứa hồ sơ tài liệu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:13:39 pm »


3

        Lúc gần tan tầm, cô chạy giấy của phân xưởng đến tìm anh thợ máy Sta-le-ke và mời anh đến nói chuyện điện thoại. Câu chuyện giữa Sta-le-ke và người ở đầu dây bên kia ngắn ngủi thôi, hai người chỉ trao đổi với nhau vài câu vô nghĩa.

        Sta-le-ke lãnh đạo một nhóm bí mật chống phát-xít gồm năm người, hoạt động trong thành phố. Những nhóm viên này chỉ biết có người trực tiếp lãnh đạo mình, ngoài ra không biết ai khác. Và chỉ có các nhóm trưởng mới có thể gặp được Su-be, mà cũng rất ít được gặp. Theo nguyên tắc thì các nhóm trưởng và Su-be liên hệ với nhau qua Cơ-ri-ghe.

        Vừa rồi người giữ mũ áo cho khách ở tiệm nhẩy "Ni-bê-lun-ghi" là Hen Đi-tơ-rích báo cáo bằng điện thoại với nhóm trưởng của mình rằng rất cần gặp anh về một việc tối quan trọng không thể trì hoãn được.

        Sta-le-ke đến nhà máy đi thẳng tới chỗ Đi-tơ-rích hẹn gặp.

        Vào đến tiệm nhẩy, anh đưa mũ cho Đi-tơ-rích. Đi-tơ-rích trao vé cho anh kèm theo một mảnh giấy.

        - Anh vào trong nhà tiêu mà đọc. Trong ấy không có ai đâu. - Đi-tơ-rích nói nhỏ với Sta-le-ke.

        Sta-le-ke làm y theo lời dặn. Đọc xong mảnh giấy, anh xé vụn ra và vứt xuống hố tiêu.

        Báo cáo của Đi-tơ-rích qua là rất quan trọng. Cố làm ra vẻ bình tĩnh, anh bước vào phòng gọi một cốc bia uống rồi thong thả đi ra.

        Khi trả lại mũ. Đi-tơ-rích khẽ nói:

        - Khéo lộ dấy!

        Sta-le-ke đến trước gương và vừa đội mũ vừa đưa mắt nhìn khắp phòng. Có một người đang cầm tờ "Nhật báo Ốt-bua".

        - Người đang dọc báo à? - Sta-le-ke hỏi.

        - Đúng...

        Lại thêm một chuyện nữa! Ngồi uống bia. Sta-le-ke nhẩm lại báo cáo của Đi-to-ríeh và quyết định gặp Su-be ngay. Nhưng làm thế nào để khỏi bị theo dõi? À, chắc bày giờ Vi-li đang ở ga-ra.

        Vi-li cũng là một người trong nhóm Sta-le-ke. Anh làm tài xế lái xe vận tải. Mấy tuần trước anh đã đưa Át-ke đến gặp Su-be.

        Sta-le-ke rời tiệm nhảy về nhà máy. Người dọc báo lúc nãy cũng đi ra. Hắn là Toóc, trung úy SS. Hắn "tiễn" anh thợ máy đến cổng nhà máy và khi anh này đã vào cổng thì hắn đứng chờ ở gần đó. Toóc biết rằng Sta-le-ke đã làm việc xong và sẽ không ở trong nhà máy lâu.

        Hai mươi phút sau, một chiếc xe vận tải lớn từ phía trong cổng chạy ra. Chiếc xe chạy ngang qua chỗ Toóc đứng nhưng Toóc làm ra bộ không chú ý đến.

        Xe chạy được một quãng thì Vi-li quay lại phía sau và nói nhỏ:

        - Hình như ổn cả, anh ạ.

        Sta-le-ke đang ngồi nép dưới sàn buồng lái. Anh nhỏm dậy và ngồi xuống cạnh Vi-li.

        - Anh xuống đây à?

        - Cứ đi đi. Đến chỗ nào dừng lại, tôi sẽ bảo anh.

        Chiếc xe vận tải chạy qua mấy phố nữa.

        - Xuống đây - Sta-le-ke bảo Vi-li. khi xe đến một phố náo nhiệt.

        Anh xuống xe và lẩn mất trong đám đông.

        Một lát sau Sta-le-ke đã gặp Su-be và kể cho Su-be nghe về chuyện của Đi-tơ-rích, về cuộc gặp gỡ ở tiệm nhảy và về mảnh giấy báo cáo của Đi-tơ-rích.

        Đi-tơ-rích thuật lại câu chuyện hôm nay giữa anh ta và bạn anh là thu kho Cơ-rép. Hai người cùng đi lính, bị thương, cùng đi điều trị trong một bệnh viện và chơi thân với nhau. Cơ-rép không có người nào thân hơn Đi-tơ-rích. Và Cơ-rép đã lộ chuyện của tài xế Gu-be với Đi-tơ-rích và dặn anh là tuyệt đối không nói với ai.

        - Thê thì sao? - Su-be hỏi.

        - Cơ-rép khẳng định rằng hắn chẳng bao giờ có máy hàn cả.

        Su-be ngửng đầu lên.

        - Máy hàn thì hắn chẳng bao giờ có, mà lính Đức cũng chẳng bao giờ đến lấy cả. Thế mới nên chuyện chứ!

        - Anh kể tiếp đi. Sta-le-ke - vai Su-be động đậy, hình như đồng chí hơi bị lạnh.

        - Cơ-rép có nói với Đi-tơ-rích điều này. Mới đây giám đốc nhà máy gọi hắn lên gặp. Hắn đến, nhưng trong phòng giấy không có Quy-mét, mà có một người lạ mặt. Người này hỏi chuyện Cơ-rép chừng nửa tiếng đồng hồ, hỏi về lai lịch của Cơ-rép và những điều tương tự... Sau đó người này rút ra một tờ giấy cam đoan không để lộ bí mật quốc gia và bảo Cơ-rép ký xuống dưới. Cơ-rép định từ chối, nhưng tên kia đưa cho xem giấy chứng minh của tổ chức mật vụ và nói: "Rất có thể là sẽ có người hỏi bác là có lần nào bác giao hai máy hàn vào ban đêm, theo lệnh của ông chánh kỹ sư không. Nếu hỏi thì bác cứ trả lời có và bác đã giao máy cho những người bên nhà binh".

        Su-be càng lo lắng hơn. Vì đã được biết nhiệm vụ của Át-ke nên Su-be đã đoán được tại sao Át-ke lại nói chuyện với Cơ-rép về vấn đề máy hàn.

        Sta-le-ke tiếp tục kể:

        - Người lạ mặt kia đã ra lệnh cho Cơ-rép là khi có người đến hỏi về chuyện máy hàn thì phải lập tức gọi điện thoại báo cho cơ quan mật vụ biết, phải nhớ cho kỹ người hỏi và tả lại nhân dạng thực chính xác.

        Chỉ có thế thôi. Đi-tơ-rích nói rằng Cơ-rép hoảng sợ, lắm và hỏi ý kiến Đi-tơ-rích xem nên xử sự thế nào.

        - Thế Đi-tơ-rích bảo hắn thế nào?

        - Bảo hắn có quyền tự do hành động theo lương tâm của mình.

        - Đúng. Vì cũng có thể đây là một âm mưu khiêu khích ta.

        - Đi-tơ-rích cũng nghĩ vậy.

        - Nhưng Cơ-rép chưa gọi điện thoại đến cơ quan mật vụ chứ?

        - Chưa. Hắn bảo rằng còn suy nghĩ đôi ngày đã . Nhưng... biết đâu...

        - Biết đâu... - Su-be nhắc lại, vẻ mặt đăm chiêu. -  Thế tên thủ kho ấy là người thế nào?

        - Đi-tơ-rích đã theo dõi hắn từ lâu. Anh ấy bảo rằng hắn ngay thẳng, thật thà và căm ghét bọn Quốc xã.

        Rồi Sta-le-ke báo cáo về chuyện người đọc báo trong tiệm nhẩy.

        - Đó là những tin mới - Su-be chau mày và đứng dậy. - Thế Cơ-rao-de1 hiện ở đâu?

-------------------
        1. Bí danh cũ của Át-ke.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:14:24 pm »


        - Tôi không biết.

        - Phải tìm anh ấy ngay.

        - Ngay bây giờ.

        - Có lẽ nên để đến sáng mai. Đồng chí xem đã tối rồi còn gì.

        - Không được, không được, phải tìm ngay bây giờ vì tình hình rất nghiêm trọng.

        - Thế thì để tôi đi vậy. - Sta-le-ke cũng đứng dậy.

        - Anh đi đến gặp Cơ-rao-de và cho anh ta biết tình hình một cách chi tiết. Để đề phòng bất trắc có thể xảy ra, anh nói với anh ấy là hai tiếng nữa tôi sẽ có mặt ở địa điểm thứ hai.

        - Ở gần cầu xe lửa.

        - Đúng. Anh phải nhớ rằng Cơ-rao-de đang trong vòng nguy hiểm. Anh hãy dặn anh ta là bất cứ trường hợp nào cũng không được gặp tên thợ hàn Vít-bắc! Tuyệt đối đây!

        - Rõ. Tôi đi dây.

        - Hãy khoan. - Su-be níu vai áo của Sta-lc-ke lại. -  Tôi hạn cho anh trong một tiếng phải làm xong nhiệm vụ. Sau đó anh gọi điện báo cho tôi biết. Anh dừng đến đây nữa. Rõ chưa? Anh có nhớ số điện thoại không?

        - Có.

        - Điện thoại ở nhà này. Người ta sẽ chuyển tin cho tôi. Anh cứ nói: "Cuốc mạnh khỏe" là tôi hiểu rằng mọi việc đã xong xuôi.

        Sta-le-ke di ra phía cửa. Su-be giữ anh lại và dặn thêm:

        - Dù sao cũng phải liều. Ốt-tô1 ạ. Anh bây gặp Đi-tơ-rích và nếu anh ấy không phản đối thì bảo anh ấy khuyên Cơ-rép nên tạm thời im lặng, đừng nói với ai về chuyện tài xế Gu-be. Tôi nhắc lại. đó là một việc hết sức nguy hiểm, nhưng phải làm.

        - Tôi cũng nghĩ thế.

        - Thế nghĩa là chúng ta đã thống nhất với nhau. -  Su-be liếc nhìn đồng hồ. - Bây giờ gần 8 giờ. Tôi chờ báo cáo của anh vào 9 giờ. 9 giờ đấy, đừng có chậm trễ. Nếu không tìm thấy Cơ-rao-de thì anh đừng gọi diện cho tôi.

        Sta-le-ke đi.

        Su-be bồn chồn di lại trong phòng. Đồng chí hiểu rằng, sau khi nói chuyện với Cơ-rép. At-ke có thể liều đi gặp Vít-bắc. Và Vít-bắc thì hiện rất đáng nghi. Vì nếu bọn Giét-ta-pô không đến nhà máy lấy máy hàn và thủ kho Cơ-rép không giao những máy ấy thì Vít-bắc cũng không thể dùng để làm việc ở hầm bí mật được. Thế thì lời khai của Hô-man có liên quan gì tới chuyện này?...

        Chỉ mong sao cho Sta-le-ke đến kịp! Thời gian vẫn trôi. Một tiếng đồng hồ mà Su-be hạn cho Sta-le-ke sắp hết. Su-be càng bồn chồn không yên. Đồng chí rất sợ là trong giờ này có thể Cơ-rao-de đang nói chuyện với Vít-bắc. Hay là hai người đã gặp nhau và nếu Vít-bắc là kẻ gian thì hắn đã báo cáo hết với bọn chủ. Bọn mật vụ sẽ cho ngay xe đến bắt Cơ-rao-de...

        Boong! Boong!... - chiếc đồng hồ treo ở góc phòng điểm 9 giờ, dường như đánh vào thần kinh của Su-be dang căng thẳng.

        Văn chưa thấy Sta-le-ke gọi điện. Hay là gặp rủi ro rồi? Hay là bị bắt ở dọc dường rồi?

        Su-be vẫn đi đi lại lại trong phòng. Giờ đây, trong những giây phút khắc khoái đợi chờ. Su-be nhớ lại cả cuộc đời. Đồng chí ôn lại những năm còn ngồi trên ghế nhà trường ở Hăm-bua, nơi tuổi niên thiếu của đồng chí đã trôi qua, rồi đến thành phố Vây-ma xa xôi. nơi đồng chí nghiên cứu khoa học tự nhiên ở trường đại học. Trong những năm đó, đồng chí cùng các bạn sinh viên thường tranh cãi sôi nổi về vấn đề chiến tranh sẽ xẩy ra không, nhân dân có lật đổ được ách thống trị đang đè lên đầu lên cổ mình hay không?...

        Và khi chiến tranh nổ ra, Su-be bị gọi ra lính và bị ném vào mặt trận Nga. Từ mặt trận Nga, đồng chí bị giải về trong toa tầu có chấn song sắt vi tội đã tỏ tình thân ái với binh lính địch và vì tội đã tuyên truyền chống chiến tranh. Đồng chí bị kết án xử bắn nhưng sau lại được giảm nhẹ vì đã có hai huân chương "chữ thập sắt" ngoài mặt trận. Án của Su-be giảm xuống còn mười năm tù. Và cũng chính trong nhà tù, Su-be đã  vĩnh viễn gắn liền đời mình với giai cấp công nhân Đức...

        Su-be hồi tưởng lại ngày được ân xá và phóng thích. Em-mi đợi đồng chí ở cổng nhà tù. Em-mi luôn luôn bên cạnh đồng chí cả trong những ngày chiến tranh, dù họ xa nhau hàng ngàn cây số và cả trong nhà tù... Em-mi mỉm cười trìu mến và nắm lấy tay đồng chí. Tóc Em-mi vẫn óng ả như xưa, còn đôi mắt nàng thì không có màu xanh da trời nào sánh kịp!...

        Ngày hôm đó họ đã thành vợ thành chồng.

        "Em-mi", - Su-be thì thầm một mình và thấy nghẹn ngào. Em-mi không còn nữa. Nàng để lại một đứa con gái, mắt cũng xanh biếc như mẹ. Nhưng người con ấy cũng không còn nữa!

        Đồng chí nhớ lại một đêm mùa đông, đêm đồng chí và vợ con bị bắt; lúc đó quân đội của Hít-le đang thua ở gần Mạc-tư-khoa và ở Sta-lin-gơ-rát. Khi Su-be đang soạn bài cho báo Đảng thì chúng ập vào. Và sau đó là mười tháng tù ở gần Pơ-ra-ha. Mười tháng trời mà mỗi giờ mỗi phút đều có tra tấn nhục hình, là sự chết dần chết mòn. Em-mi và đứa con nhỏ không chịu nổi tù đầy. Còn đồng chí thì đã vượt ngục tuy trong thâm tâm cũng muốn ở lại nhà tù với vợ con. Nhưng đồng chí bây giờ có còn là của riêng mình nữa đâu!

        Hơn một năm trước đây, ngay sau khi vượt ngục lần đầu tiên, đồng chí đã gặp gỡ một thanh niên có bộ tóc sáng, hoạt động dưới cái tên thượng úy Cơ-rao-de...

        Đồng chí gặp và đem lòng yêu mến Cơ-rao-de. Đó cũng là một sự thường tình: có khi chỉ nói chuyện với người nào đó một lúc thôi mà sẽ ghi nhớ suốt đời!... Cơ-rao-de là một người quả cảm. Quả cảm và nhiều tài năng. Su-be vốn biết người biết của...

        Boong! Boong!... Chuông đồng hồ lại đánh, đã chín giờ rưỡi. Sta-le-ke vẫn bặt tin. Làm gì bây giờ? Dù sao cũng không nên đợi nữa.

        Và Su-be quyết định đi. Anh tắt đèn rồi kéo tấm mành che cửa lên. Bên ngoài tối đen như mực. Mưa phùn. Thời tiết này thuận lợi đây. Anh hạ mành xuống và lại bật đèn. Anh mặc áo mưa, đội mũ, đút khẩu súng ngắn vào túi rồi đi ra hành lang. Anh nói mấy câu với bà chủ nhà và bắt đầu đi tìm Át-ke. Anh không thể bỏ rơi Át-ke trong cơn hoạn nạn được.

---------------------------
        1. Ốt-tô là tên. Sta-le-ke là họ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:15:41 pm »


CHƯƠNG MƯỜI BẢY

1

        9 giờ tối, đại tá Bôn bước vào phòng tướng U-pít và báo cáo rằng trung úy Toóc đi công tác ở trại tập trung đã về.

        - Cho gọi tới dây. - U-pít ta lệnh.

        Bôn quay diện thoại gọi Toóc đến.

        - Anh từ trại tập trung về thẳng đây à? - U-pít hỏi.

        - Thưa ngài thiếu tướng, vâng. Suốt một ngày làm việc căng thẳng tôi mới kịp lấy được 700 người. Dọc đường từ Au-xơ-vít đến Ốt-bua không có gì xẩy ra. Người ta đã dọn một số nhà gỗ ở gần nhà máy để chứa bọn tù binh này.

        - Nhưng ở đó đã chật chội lắm rồi cơ mà - Bôn nói. - Thế bọn tù cũ thì tống đi đâu bây giờ?

        - Đó là loại tù "thủ tiêu". Hơn nữa, ở đó vừa xẩy ra dịch lỵ. Tóm lại, bọn chúng không dùng được vào việc gì...

        U-pít gặt đầu tỏ vẻ đã nắm được vấn đề.

        - Báo cáo tiếp di - Hắn nói. - Người ấy là ai?

        - Một người mới đến, một tù nhân bình thường.

        - Vì sao mà hắn lại đi tố giác bạn mình? Anh có biết rõ không, Toóc?

        - Thưa thiếu tướng, vì một nguyên nhân rất quan trọng. Hắn hy vọng được may mắn hơn người khác. Hắn ham sống.

        U-pít cất cái đầu to tướng lên nhìn chằm chằm vào Toóc như mới thấy Toóc lần đầu. Hấn chậm rãi nói, tay gõ bút chì xuống bàn.

        - Thế nghĩa là, theo anh, hàng ngàn tù binh mà người ta đang tuyển lựa vào đội lê-dương của quân đội Quốc xã , vào làm cảnh sát và chỉ điểm - tất cả đều là những kẻ không ham sống và chỉ muốn chết thôi hay sao?

        U-pít nói nhỏ, rõ ràng và bình tĩnh. Nhưng Toóc thì lại đứng không yên. Hắn cũng như bọn phản gián khác, chỉ sau khi U-pít đến Ốt-bua được ít lâu là đã hiểu được tính nết của U-pít. Toóc biết ràng U-pít rất dễ tự kìm hãm mình những khi sắp tức giận.

        - Tôi đã nói không đứng - Toóc lắp bắp - Tôi muốn...

        - Thế thì anh nói đi, đồ con khỉ, nói cho rõ ràng, ngắn gọn! Thằng ấy là ai? Nó làm gì? Anh nên hiểu: tôi cần biết là có thể tin được nó không?

        - Thưa thiếu tướng, nó bị bắt làm tù binh gần hai năm nay. Nó chịu khó, ngoan ngoãn và có kỷ luật nên được chỉ định làm cai tù chuyên chọn lọc, xếp loại quần áo của những tù binh bị thủ tiêu. Hắn khai rằng khi còn ở Nga, hắn đã bị phạt tù... về tội ăn cắp hàng ở nhà máy thì phải.

        Báo cáo xong, Toóc lặng im và nhìn cấp trên bằng đôi mắt ngập ngừng.

        U-pít nói:

        - Báo cáo tiếp đi.

        Thấy U-pít bớt giận, Toóc thở dài nhẹ nhõm và vững tâm hơn. Hắn hỏi:

        - Thưa thiếu tướng, có lẽ ngài muốn đích thân hỏi cung tên này?

        - Anh có mang nó tới đây không? - U-pít ngạc nhiên hỏi. - Anh mang nó tới đây làm gì?

        - Tôi tưởng rằng làm như thế không thừa, - tên phản gián ấp úng. - Hắn đã làm tôi chú ý tới hắn. Tôi nghĩ: nếu ngài thiếu tướng thấy mặt hắn thì có lẽ sẽ nẩy ra thêm những vấn đề mới...

        - Thực ra có nên gọi hắn tới đây không? - Bôn chêm vào.

        - Nó ở đâu bây giờ? - U-pít hỏi.

        - Thưa thiếu tướng, ở dưới.

        - Được, dẫn nó lên đây.

        Toóc ra và một lát sau thì trở lại. Theo sau hắn là một tù binh có tiểu liên áp giải.

        U-pít nhìn người tù từ đầu đến chân. Đó là một người cao, gầy, mặt dài, mặc quần áo ròng rọc.

        - Mày nói đi! - U-pít nói bằng tiếng Nga.

        - Thưa tôi biết tiếng Đức ạ - người tù vội nói và mỉm cười một cách nịnh nọt. Vừa nói hắn vừa cúi rạp xuống làm cho cái thân gầy guộc, xương xẩu của hắn gập làm đôi ở chỗ thắt lưng.

        U-pít gật đầu. Người tù tiếp tục nói. Y khai rằng y rất sung sướng được phục vụ chính quyền Đức. Y vô cùng căm ghét tổ quốc mình, nơi y đã ra đời và coi đó là một điều bất hạnh. Y sẽ làm mọi việc để chứng minh lòng trung thành của y với nước Đức vì đã từ lâu y mong ước được sống vĩnh viễn trên đất Đức.

        - Nói ngăn ngắn thôi - U-pít gắt. - Mày hãy nhắc lại lời khai của mày đi.

        Người tù gật đầu và bước lên một bước.

        - Thưa ngài thiếu tướng, tôi từ Au-xơ-vít tới cùng với một số tù binh được chọn lựa để...

        - Rõ rồi. Nói tiếp đi.

        - Ở Au-xơ-vít, tôi may mắn được biết... Tôi đã nghi hắn ta từ lâu, thưa thiếu tướng... Nhưng tôi không thể... Tôi muốn...

        - Nói ngắn thôi!

        - Có một đêm tôi không ngủ mà nằm im trong căn nhà gỗ có ánh sáng mờ mờ. Tôi không sao chợp mắt được vì răng bị đau quá. Bỗng nhiên, tôi thấy tiếng người nói. Tôi lắng tai nghe: có hai người đang nói chuyện ở gần giường tôi.

        - Chúng là ai?

        - Một tên tôi không nhận ra được vì tối quá. Còn tên kia thì tôi biết vì nằm cạnh giường tôi.

        - Tên nó là gì?

        - Ăng-đơ-rây.

        - Họ là gì?

        - Mọi người chỉ gọi hắn là Ăng-đơ-rây. Chắc là hắn cũng có họ nhưng tôi không biết. Mà ở trại giam thì thường chỉ gọi bằng số...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:16:31 pm »


        - Thế còn mày tên là gì?

        - Thưa thiếu tướng Sta-ni-sláp Xuýp.

        - Khai tiếp đi, Xuýp.

        - Thưa ngài, xin tuân lệnh. - Người tù liếm môi và lại tiến thêm bước nữa. - Vâng, thế là tôi lắng nghe xem chúng nói gì. Chúng nói nhỏ lắm. Chính tên Ăng-đơ-rây kể lại bằng một giọng xúc động: "Tôi ngửng đầu lên và sửng sốt quá khi thấy đồng chí ấy". Tên kia trả lời: "Không thể nào có chuyện ấy được!" - "Thì chính là đồng chí ấy chứ còn ai nữa!" - "Đồng chí chỉ huy ấy à?" - "Đúng, chỉ huy đơn vị tôi là một thượng úy cận vệ". Sau đó chúng chuyển sang nói thầm với nhau -  Xuýp kể tiếp, - nên tôi không nghe tiếng gì cả. Tôi chỉ rõ một điều là Ăng-đơ-rây cố sức làm cho tên kia tin lời hắn nói, còn tên kia thì cứ nghi ngờ, không tin. "Được -  Ăng-đơ-rây nói - tớ sẽ chứng minh cho cậu xem!". Rồi hắn tụt xuống giường và biến mất. Hai phút sau. hắn quay lại. "Cậu hãy nhìn xem, nhìn cho kỹ nhé!". Tôi nhỏm dậy và bò ra mép giường. Tôi thấy Ăng-đơ-rây cầm trong tay một con dao găm. Tôi còn nhớ là chuôi dao sáng loáng và vặn trôn ốc.

        - Anh đã báo cáo với ai? - U-pít hỏi.

        - Tôi không thể báo cáo được, vì, thưa thiếu tướng, việc đó xẩy ra ban đêm, tôi ra ngoài làm sao được? Nếu thò đầu ra khỏi nhà là ăn đạn ngay. Đêm sáng, chúng tôi lại bị tập họp và biên chê thành từng tốp. Tốp của tôi bị dồn lên xe lửa và đưa tới đây. Đến đây tôi mới có thể...

        - Tại sao mày nhận được mặt thằng Ăng-đơ-rây, nhìn thấy con dao mà lại không nhận ra thằng kia?

        - Thằng kia ngồi quay lưng lại, nên tôi không sao biết được nó là ai. Tù binh chúng tôi ai cùng râu tóc rậm rạp, quần áo cùng đều ròng rọc giống nhau. Tôi chỉ có nhớ tai hắn thôi, tai hắn to và vểnh...

        - Tai à - U-pít lẩm bẩm... Hán liếc nhìn giấy tờ trên bàn. - Hôm ấy là...?

        - Thưa thiếu tướng, là đêm 18 rạng ngày 19.

        - Tên Ăng-đơ-rây cả quyết rằng đã thấy chỉ huy của mình hôm trước à?

        - Vâng.

        - Ngày 18?

        - Nhất định là thế ạ.

        - Hôm đó hắn nhận được con dao?

        - Thưa thiếu tướng, vâng.

        - Và hôm ấy tù binh Ăng-đơ-rây không ra khỏi phạm vi trại? Mày nhớ chính xác đấy chứ?

        - Hôm ấy nó không đi đâu cả.

        - Thế nó làm gì?

        - Nó làm việc gần những căn nhà gỗ. Buổi sáng có điểm danh và kiểm tra quần áo. Sau đó, một nửa số tù bị đưa đi U-ni-ôn, một nửa ở lại trại. Ăng-đơ-rây chọn đá và đào hào ở bãi đất trống.

        - Tốt. - U-pít quay lại nói với Toóc. - Anh phải chú ý làm thế nào cho bọn tù binh không biết về chuyện này. -  U-pít quay sang tên phản bội - Còn Xuýp, mày phải nghe ngóng, xem xét và có gì thì phải báo cáo ngay, nghe chưa? Nếu mày được việc thì mày được sống và sống đàng hoàng. Bây giờ mày đi đi!

        Xuýp bị dẫn đi.

        U-pít bảo đại tá Bôn:

        - Bây giờ thì tôi nghe báo cáo của ông...

        - Tôi đã điều tra xong. Thưa thiếu tướng, ngày 18, ở khối tù binh Nga, hay nói cho đúng hơn, là ở gần khối tù binh Nga suốt buổi sáng không có ai lạ mặt cả. Buổi chiều thì có người tới khối ấy: đó là đại úy Cơ-ran, phó quản đốc trại, tài xế của đại úy là Phít-téc-man, giám đốc nhà máy "Hăng Bê-me" là Ác-tua Quy-mét và tài xế của ông ta là Gu-be.

        - Trong bốn người này, anh nghi cho ai? - U-pít trề môi ra hỏi. - Hay là nghi cho phó chỉ huy trại Au-xơ-vít?

        - Tất nhiên là không nghi ông ấy. Cơ-ran và Phít-téc-man làm việc ở Au-xơ-vít từ ngày khởi công xây dựng, đã năm năm nay. cả hai người đều tốt.

        - Thê thì chỉ còn lại bạn tôi là giám đốc Quy-mét, người cùng lớn lên và cùng học với tôi, cùng vào đảng Quốc xã và cùng chiến đấu chống kẻ thù của Quốc trưởng và của dân tộc thôi. Chắc Quy-mét là cái tên tình báo Nga bất trị mà ông săn mãi không được chứ gì?

        - Còn tài xế của ông Quy-mét là Gu-be nữa.

        U-pít nhún vai.

        - Được, ông cứ kiểm tra hắn đi. Kiểm tra một người tài xế cũng chẳng khó gì. Nhưng theo tôi, vấn đề là ở chỗ khác. Còn có nhiều người nữa hôm ấy cũng có mặt ở khối tù binh Nga, ông Bôn ạ!

        - Nhưng, thưa thiếu tướng...

        - Ông không biết về họ à, ông Bôn?

        - Thưa, những bác sĩ ở "A-ne-néc-be"1 đến có phải không ạ?

        Toóc xun xoe nhắc U-pít.

        - Chính bọn họ.

        - Sao lại gọi họ là người lạ được? Họ ở trại Au-xơ-vít này đã hơn hai tuần lễ! - Bôn lắc đầu tỏ vẻ hoài nghi.

        - Nhưng họ đến gặp khối tù binh Nga lần đầu tiên lại đúng vào ngày 18, ông Bôn ạ. Mục đích của họ? - Thi hành chỉ thị của ông phụ trách Viện nghiên cứu là đại tá Vôn-phơ-ram Đi-véc: chọn lọc độ 100 tên Nga còn trẻ để làm thí nghiệm về sự diệt chủng. Ông phải dò xét ngay trong đám bác sĩ ấy. Ông hiểu ý tôi không, ông Bôn?

        - Thưa thiếu tướng, tôi hiểu ý ngài rồi ạ.

        - Ông gọi diện về Béc-linh và thay mặt tôi, ông hạ lệnh là phải đặc biệt quan tâm đến trại Au-xơ-vít. Ông chớ quên Ăng-đơ-rây.

        - Xin tuân lệnh.

-------------------------
        1. A-ne-néc-be là tên "Viện nghiên cứu tính di truyền" một tổ chức của tên Him-le. chuyên lấy tù nhân để làm thí nghiệm một cách rất dã man (Na-xi-bốp).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:10:01 pm »


2

        Khoảng hơn 11 giờ đêm, một chiếc xe hơi lớn, kín mít, từ cơ quan mật vụ chạy di. Trong xe có đại tá Bôn và thiếu tá Béc-ke. Chiếc xe hơi chạy xuyên qua gần hết thành phố rồi dừng lại cách một biệt thự ở ngoại ô phía đông Ốt-bua chừng 200 thước. Trong ngôi nhà biệt lập lẫn trong một vườn cây um tùm này có một phòng của cơ quan phản gián địa phương, nơi bọn mật vụ thường lui tới và xin chỉ thị.

        Ở đây, hôm nay Bôn và Béc-ke sẽ gặp một nhân viên phản gián có bí danh là "Xanh".

        Khi hai tên sĩ quan đã xuống xe, tài xế lập tức cho xe chạy đến góc phố để đợi.

        Bôn và Béc-ke đi qua vườn và bước lên thềm nhà. Béc-ke lấy chìa khóa mở cửa và cùng Bôn vào trong nhà. 10 phút sau. một người đàn ông mặc áo mưa, cổ áo dựng đứng, đội mũ cát-két xụp xuống tận trán, cũng đến. Cửa vẫn để ngỏ, hắn vào.

        Bôn và Béc-ke ngồi trong một phòng khách nhỏ hút thuốc và nói chuyện với nhau một cách uể oải.

        Béc-ke nghe tiếng cửa mở trước Bôn.

        - Hắn đến - Béc-ke nói.

        Bôn gật đầu.

        Buồng ngoài có tiếng chân bước. Một người đi vào phòng. Hắn gập cổ áo mưa xuống và bỏ mũ cát-két ra.

        Đó là thợ hàn Mác Vít-bắc.

*

*     *

        Vít-bắc bắt đầu làm cộng tác viên của cơ quan phản gián độ hai mươi năm trước đây. Hắn rất khôn ngoan xảo quyệt, có nhiều mưu kế khi hoạt động, nên bọn chỉ huy phản gián ở địa phương rất coi trọng hắn. Ngay U-pít cũng quen biết "Xanh" và luôn luôn phải tìm đến hắn.

        Trong thời gian làm việc ở Béc-linh. Vít-bắc là người đầu tiên đánh hơi thấy rằng những người chung quanh tướng Rem, người chỉ huy các đơn vị xung kích, đang rất bất mãn và phát ngôn những lời có tính chất chống đối. Và có lẽ vì báo cáo của "Xanh" mà cái sự nghiệp của người thân tín nhất của Hít-le bắt đầu xuống dốc.

        Sau đó, Vít-bắc đã giúp cơ quan Giét-ta-pô bắt được hai cán bộ của Đảng cộng sản Đức mà mấy năm tô chức an ninh không sao bắt được. Chính hắn đã mách nước cho cơ quan mật vụ vũ khí "Him-le", một kế hoạch gây hấn: Bọn mật vụ đã cho người mặc quần áo nhà binh Ba-lan, mang giấy tờ và vũ khí Ba-lan khiêu khích để chúng lấy cớ đổ cho Ba-lan đã nổ súng trước mà thực hiện kế hoạch "Vây-xơ" nghĩa là kế hoạch tấn công Ba-lan.

        Mùa xuân năm ngoái, khi U-pít đang nát óc tìm cách đánh lạc hướng tình báo Liên-xô về vấn đề hầm bí mật chứa hồ sơ tài liệu thì hắn bỗng nhớ tới Vít-bắc. Vít-bắc được gọi tới ngay Béc-linh. U-pít phác mấy nét về tình hình cho Vít-bắc nghe: năm bốn mươi tư tình báo Nga đã hùng mạnh và cải tiến công tác như thế nào, còn tình báo và phản gián Đức thì suy yếu đi như thế nào. Có thể lấy dẫn chứng ngay trước mắt. Tuy đã  biết có tình báo Liên-xô hoạt động trong vùng có hầm bí mật mà cơ quan phản gián Đức tìm mãi không ra. Những tài liệu quý giá nhất đang bị địch thủ đe dọa chiêm đoạt mất. Làm thế nào bảo toàn được?

        Vít-bắc nhún vai và khuyên U-pít nên di chuyển hồ sơ tài liệu đến một chỗ khác bảo đảm hơn.

        U-pít trả lời rằng không thể làm như thế được, vì hồ sơ rất cồng kềnh, mang đi mang lại dễ lộ bí mật. Và nếu lộ thì cả kế hoạch sẽ không còn ý nghĩa gì nữa. Hơn nữa, tài nguyên trong nước đã cạn, không đủ sức người sức của để xây dựng một hầm bí mật như thế trong một thời gian ngắn.

        - Thế căn hầm bí mật hiện ở đâu? - Vít-bắc hỏi.

        U-pít lảng không trả lời.

        - Nhưng không phải ở Ốt-bua chứ ạ?

        - Đúng, không phải ở Ốt-bua, - U-pít nói.

        Vít-bắc xin vài ngày để suy nghĩ. Mấy hôm sau, hắn đến và trình bày kế hoạch. Mục đích của kế hoạch là làm thế nào đánh lừa được tình báo Xô-viết, làm cho họ lạc hướng, rồi chúng sẽ đặt bẫy bắt và tiêu diệt hết. Hồ sơ tài liệu sẽ được an toàn. Thế là mất một công mà được đôi ba việc. U-pít lặng lẽ nghe. Hắn không phản đối, cũng không tán thành ý kiến của Vít-bắc. Vít-bắc phát triển thêm:

        - Tất cả đều phụ thuộc vào việc chúng ta có làm cho tình báo Nga tin rằng hồ sơ không phải nằm ở chỗ ấy mà nằm ở chỗ khác, ví dụ như Ốt-bua chẳng hạn không.

        - Làm thế nào?

        - Khó khăn đấy, nhưng làm được. - Vít-bắc chậm rãi nói. - Có lẽ phải hy sinh đi hai, ba người.

        Hắn báo cáo kế hoạch của hắn. Phải chọn một điệp viên tuyệt đối trung thành và cho chạy sang bọn Nga. Ở đó điệp viên này sẽ vờ tỏ ra hối hận và cung khai rằng hắn biết có một hầm bí mật chứa hồ sơ ở vùng Ốt-bua và phải tả cái hầm này thực chi tiết: ở đâu, bên trong thế nào, hồ sơ tài liệu được đóng gói thế nào...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:10:24 pm »


        Điều đó rất cần để nếu bọn Nga có biết được chút gì về hầm bí mật của ta, thì chúng cũng sẽ tin ngay và không nghi ngờ gì anh chàng "đã cải hối" này cả. Rồi chúng ta sẽ tập trung vào Ốt-bua và ta sẽ đợi chúng ở đó...

        - Không nên - U-pít nói. - Chẳng có điệp viên nào hoàn toàn trung thành cả.

        - Nhưng...

        - Anh là một trường hợp hiếm có đấy, anh Vít-bắc thân mến ạ - U-pít mỉm cười. - Nhưng chúng tôi sẽ cho người khác đi chứ không phải là anh đâu. Người đó sẽ cung khai với bọn Nga. Không, chúng ta phải hành động khác đi mới được. Thứ nhất là không nên cho người đó biết kế hoạch chúng ta đang chuẩn bị. Làm thế nào để hắn đinh ninh rằng hầm bí mật ở Ốt-bua thật và để hắn biết được điều đó một cách tình cờ thôi. Thứ hai là phải cho hắn sang với Nga một cách khéo léo để hắn không biết ta bô trí cho hắn sang. Thứ ba là phải chọn một người không vững vàng lắm để khi bị hỏi cung hắn sẽ "hối hận" thực thà khai ra tất cả những điều hắn "biết" về chuyện hồ sơ. Khi đó hắn sống chết cũng phải bám lấy lời khai, coi đó là chỗ dựa chính để bảo toàn tính mạng của mình! Anh hiểu ý tôi chứ?

        - Thưa ngài thiếu tướng, ý của ngài thật là tuyệt - Vít-bắc khen nức nở - Cái chính là phải làm thế nào cho người ấy không phản cung, dù hắn có bị tan xương nát thịt, phải làm cho hắn đinh ninh rằng hắn nói đúng sự thật và nhờ đó mà thoát chết.

        - Đúng thế dấy, anh Vít-bắc ạ. Thôi chúng ta bàn tiếp. Chúng ta không thể bảo đảm được những điều bất trắc. Người ấy có thể bị bắn khi chạy qua hỏa tuyến sang bên kia. Hay khi bị bắt, hắn sẽ kháng cự lại và sẽ bị giết. Cũng có thể là hắn sẽ bị ốm hay bị xe chẹt chết. Không thể lường hết được. Vì rằng, ngoài tất cả những điều nói trên, hắn có thể sẽ không khai gì khi bị hỏi cung.

        - Hay là bọn Nga sẽ không tin hắn!

        - Anh Vít-bắc nói đúng. Bọn Nga có thể sẽ không tin hắn. Bọn Nga là bọn có nhiều kinh nghiệm, lừa được chúng không phải dễ. Tóm lại ta kết luận ràng phái một người di chưa đủ. cần một người để "bảo hiểm".

        - Một điệp viên thứ hai với những lời khai như trên? - Vít-bắc nhíu mày và mím môi lại.

        - Không nhất thiết phải là một điệp viên. - Vít-bắc nhổm dậy khỏi ghế.

        - Và nếu người ấy là một tên đào ngũ? - U-pít nói tiếp, vẻ mặt đăm chiêu:

        - ... Mà chúng ta sẽ chuẩn bị theo nguyên tắc trên?

        - Theo đúng nguyên tác trên. Và phải cho hắn không nghi ngờ gì cả. Thưa thiếu tướng, nếu chúng ta làm được đúng như thế thì hán sẽ nhìn thẳng vào mặt người hỏi cung một cách chân thực và tin rằng lời khai của hắn đã giúp rất nhiều cho bọn Nga.

        U-pít thở phào, hắn ngả người ra chiếc ghế bành và rút khăn ra lau cái trán ướt đẫm mồ hôi.

        - Chính thế Vít-bắc ạ. Phải làm như vậy mới đúng. Mẹ kiếp, như trút được gánh nặng! Tôi với anh đã vượt được khó khăn chính rồi đấy. Còn lại là vấn đề kỹ thuật.

        Vít-bắc trầm ngâm suy nghĩ rồi đưa cặp mắt long lanh nhìn U-pít.

        - Có lẽ tôi đã tìm được người đóng vai đào ngũ rồi. - Hắn cười khẩy. - Ông bạn tôi. Hắn là cộng sản, một người mà chúng ta không động đến để lần đầu mối bắt những tên khác. Hắn thì lúc nào cũng đầy nhiệt tình phục vụ bọn Nga!...

        Thế là những nét chính của kế hoạch đã được thảo ra. Vít-bắc viết thư cho Hô-man. Khi bọn phản gián biết rằng Hô-man đã nhận được thư, chúng chuyển sang giai đoạn thứ hai của kế hoạch. Chúng bố trí đám cháy ở kho lương thực lúc đó do Hô-man canh giữ và bố trí cho Hô-man về nghỉ phép ở Ốt-bua, về với Vít-bắc.

        Cũng trong thời gian đó, U-pít đã chọn được người thứ hai theo kế hoạch. Người đó, như chúng ta đã biết, là Li-xơ Su-kô.

        Vít-bắc bước vào phòng, nơi Bôn và Béc-ke đang đợi hắn. Hắn bỏ mũ và cởi áo mưa ra rồi ngồi xuống. Hắn xoa xoa tay có vẻ nóng ruột.

        Hắn đánh diêm hút thuốc và nói:

        - Cách đây một tiếng rưỡi tôi đã gặp Su-be.

        - Ot-ka Su-be à? - Bôn đứng dậy.

        - Chính hắn. Tôi thấy hắn cũng như nhìn thấy ông bây giờ đây. Ông có biết Su-be đi với ai không? Đi với Ốt-tô Sta-le-ke!

        Bôn đi đi lại lại trong phòng. Tìm thấy Su-be, người mà lâu nay cơ quan phản gián tìm không ra, là một thành công lớn. Và việc Su-be đi cùng Sta-le-ke càng làm cho thành công của cơ quan mật vụ có tính chất quan trọng hơn. Có thể giả thiết rằng chính Sta-le-ke là người trung gian giữa Su-be và tên tình báo Nga đã  nhảy dù xuống.

        - Vít-bắc, anh hãy kể tường tận cho tôi nghe, - Bôn hạ lệnh.

        - Tôi chưa nói hết. Su-be và Sta-le-ke biết Hen-rích Gu-be, tài xế của nhà máy "Hãng Bê-me".

        Tài xế Gu-be! Đại tá Bôn nhớ lại câu chuyện hôm nay với U-pít và cuộc hỏi cung tù binh Xuýp. Bây giờ đã rõ là ai đã trao con dao găm cho Ăng-đơ-rây.

        - Thưa, vẫn chưa hết. - Vít-bắc kéo ghế lại gần Bôn và Béc-ke. - Cách đây nửa tiếng. Tôi lại xác định được rằng Hô-man đã tới Ốt-bua!

        - Tên đào ngũ Hô-man ấy à? - Bôn và Béc-ke cùng hỏi.

        - Hắn ta đã nói chuyện bằng điện thoại với tôi. -  Vít-bấc cười khẩy. Hắn rất thích thú về tác động của lời hắn nói đối với Bôn và Béc-ke. - Tôi và hắn đã hẹn gặp nhau. Các ông hãy gọi điện thoại để chuẩn bị người. Làm thế nào để từ sáng mai khi tôi đi đến chỗ hẹn, họ phải bám tôi thật sát.

        Bôn gật đầu và quay điện thoại.

        - Ồ, khỉ thật! Điện thoại hỏng.

        - Điện thoại đã bị khóa, - có tiếng người nói nhỏ ở cửa ra vào.

        Tất cả quay lại - Át-ke đã đứng ở ngưỡng cửa. Anh ra lệnh:

        - Không được nhúc nhích! Giơ tay lên.

        Béc-ke ngồi thụp xuống và thọc bay vào túi. Át-ke bóp cò. Béc-ke buông súng, gục xuống nền nhà. Còn hai tên kia từ từ giơ tay lên.

        Lại im lặng. Khói thuốc lá trong tay Vít-bắc vẫn bay lên trong không trung.

        - Cho hai tay ra sau gáy, - Át-ke ra lệnh. - Quỳ xuống. Và bây giờ nằm úp mặt xuống. Nào, nhanh lên chứ! - Át-ke quát lên vì hai tên này lề mề.

        Đại tá Bôn cho tay ra sau gáy và nặng nề nằm xoài ra tấm thảm trải trên nền nhà.

        - Còn mày nữa! - Át-ke nhìn Vít-bắc. Vít-bắc làm theo Bôn.

        Át-ke, mắt không rời Vít-bắc, đi tới cửa sổ và gõ mấy cái. Su-be và Sta-le-ke bước vào phòng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM