Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:35:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hầm bí mật bên sông En-bơ  (Đọc 11866 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2020, 07:38:56 am »


3

        Đã ba ngày đêm Át-ke ở lỳ tại khu vực đó của mặt trận. Anh hành động một cách cương quyết và đã đạt được nhiêu điều. Tuy chưa gặp gã hàng binh vì Hô-man đã được đưa về Mạc-tư-khoa trước khi Át-ke đến đây ít lâu nhưng anh đã nắm được tình hình và vạch ra kế hoạch hành động nhờ bản sao lời khai cung của Hô-man.

        Nhiều tổ biệt kích đã được tung vào hậu tuyến đối phương với nhiệm vụ là điều tra chính xác sự bố trí quân lực của trung đoàn bộ binh mô-tô thuộc sư đoàn "Tây-phen" và của tiểu đoàn Ba thuộc trung đoàn đó, nơi mà trước đây Hô-man đã công tác. Các tổ này đã mang về nhiều tài liệu quý giá. Đã hai lần Át-ke ngồi máy bay trinh sát để quan sát kỹ khu vực tiền duyên trận địa quân Đức, nơi mà anh quan tâm tới. Tất cả những việc đó đã giúp cho việc đặt một kế hoạch tác chiến tỉ mỉ, tiến hành chuẩn bị một cách khẩn trương.

        Thế mà kế hoạch tác chiến đó vẫn chưa được thực hiện. Bộ tham mưu tập đoàn quân thình lình nhận được lệnh tấn công bởi vì những số liệu mới đã chứng tỏ rằng quân địch đang huy động nhiều lực lượng dự bị đến đây. Các đạo quân Xô-viết có nhiệm vụ đánh tan các đơn vị quân địch ở trước mắt họ rồi cùng với các lực lượng bổ sung đang cấp tốc từ hậu phương kéo ra, sẽ tấn công và tiêu diệt viện binh của địch trong khi chúng chưa kịp triển khai và chuẩn bị phòng ngự.

        Tham mưu trưởng tập đoàn quân sau khi báo tin cho Át-ke, liền xòe tay ra tỏ vẻ thông cảm.

        - Công việc là như vậy đấy, thiếu tá ạ.

        - Xin lỗi đồng chí, bắt đầu tấn công?...

        - Kế hoạch định ngày kia nhưng bây giờ thì lại bị rút ngắn thêm nữa - Đại tá hạ thấp giọng - Ngày mai chúng tôi sẽ bắt đầu lúc hai mươi bốn giờ đúng.

        - Hai mươi bốn giờ đúng - Át-ke lẩm bẩm - Như thế nghĩa là tôi còn một ngày đêm nữa để chuẩn bị phải không?

        - Anh nghĩ gì vậy? - Đại tá tò mò nhìn người sĩ quan quân báo - Tôi muốn nhấn mạnh rằng: nhiệm vụ trước mắt của quân ta rất khó khăn và phức tạp. Bọn Đức có nhiều lực lượng, chúng xây dựng phòng tuyến rất kiên cố. Cho nên phải hành động thận trọng. Tóm lại là không được làm náo động quân địch trước thời gian đã định vì chúng ta hoàn toàn dựa vào tính chất bất ngờ.

        - Chúng tôi không làm gì động đâu - Át-ke đứng dậy - Thưa đại tá, đồng chí cho phép tôi đến đây sau hai giờ nữa chứ? Tôi muốn tiếp tục câu chuyện.

        - Xin mời thiếu tá. Nhưng đồng chí hiểu cho rằng, khi cuộc tấn công...

        - Có lẽ tấn công lại càng tốt kia đấy - Át-ke nói - Thế thì tôi cứ đến nhé?

        - Cứ đến, cứ đến.

        Át-ke đi tới căn hầm dành riêng cho anh. Người chiến sĩ được cử làm cần vụ cho anh đang nhóm lò.

        - Năm phút nữa sẽ nóng đồng chí thiếu tá ạ - Người ấy đứng nghiêm đưa tay lên vành mũ và nói.

        - Nóng càng tốt - Át-ke gật đầu, vẫn mải theo đuổi ý nghĩ của mình.

        Người lính khoác ca-pốt đi ra ngoài. Khi anh ta quay vào thì thiếu tá đang ngồi bên bàn, cúi lom khom trên tấm bản đồ.

        ... Đêm khuya hôm ấy Át-ke lại gõ cửa hầm bê-tông của tham mưu trưởng. Ông ta nói:

        - Đồng chí có biết là chính tôi đang nghĩ cách giúp đồng chí đấy... Nhưng trước hết đồng chí cứ trình bày đi đã.

        Át-ke mở bản đồ, lấy sổ tay ra.

        - Thực ra thì tất cả mọi việc đều rất đơn giản. Mệnh lệnh tấn công đột ngột đã khiến cho chúng tôi không thể chuẩn bị theo kế hoạch cũ, trong đó đã để ra việc bắt mấy tên tù binh thuộc phân đội mà chúng tôi đang chú ý. Nhưng cuộc tấn công lại làm cho chúng tôi có thể hành động theo cách khác, cương quyết hơn. Chúng ta sẽ tổ chức các cuộc đổ bộ bằng xe tăng và bộ đội nhảy dù. Nhiệm vụ của các cuộc đổ bộ này là đột nhập vào khu vực bố trí của trung đoàn bộ binh mô-tô thuộc sư đoàn "Tây-phen", bao vây tiểu đoàn Ba của trung đoàn này, mở trận chiến dấu với nó và bắt thật nhiều tù binh. Đây, tôi đã tính toán tất cả trên bản đồ này, đã lập kế hoạch hành động của các đội đổ bộ.

        Tham mưu trưởng xem những chữ ghi trên bản đồ và nói:

        - Còn gì nữa. Được đấy chứ. Tôi cũng dự tính gần như vậy. Thế là quyết định nhé. Tất nhiên là đồng chí sẽ không thân hành tham gia trận đánh chứ?

        - Tôi không thể...

        - Phải, phải, tôi hiểu. Trước mắt đồng chí còn có việc quan trọng hơn, tôi nghĩ vậy, đúng không hả? Át-ke không trả lời chỉ khẽ nhún vai...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 09:08:50 pm »


4

        Gần hết tháng tư. Đêm đã khuya Át-ke mới rời khỏi buồng thang máy, đẩy cửa phòng khách. Người sĩ quan đang ngồi trong phòng liền đứng dậy, xiết chặt tay anh và nói:

        - Chúc mừng anh đã trở về.

        - Cám ơn - Át-ke liếc nhìn cửa phòng làm việc của đại tá Rư-bin.

        - Đồng chí ấy không có đây - Người sĩ quan nói -  Đang ngồi đằng thiêu tướng Lư-côp. Đồng chí ấy dặn hễ anh về thì đến đằng ấy ngay.

        Át-ke gật đầu, vội vàng ra đi.

        Lư-cốp và Rư-bin chúc mừng Át-ke đã hoàn thành nhiệm vụ. Thiếu tướng dẫn anh đến tận ghế bành mời ngồi.

        - Kể lại đi, thiếu tá.

        - Đã tung hai đội đổ bộ xuống để vây phân đội đó. Xe tăng thọc vào sườn tiểu đoàn Ba để thu hút hỏa lực về phía mình. Bộ binh bám trên thành xe tăng, đánh thẳng vào trán quân Đức. Ngay lúc ấy quân nhảy dù nhảy xuống sau lưng tiểu đoàn này.

        - Thế nghĩa là đã cắt rời tiểu doàn ra chứ gì?

        - Thưa thiếu tướng, gần như thế. Mãi cuối cùng quân địch mới kịp dùng súng cối bắn trả lại mấy chiếc xe tăng. Có một khe hở nên hai đại đội, hay nói đúng hơn là tàn quân của hai đại đội đã chuồn mất. Nếu không thì còn bắt được nhiều tù binh nữa kia.

        - Lúc ấy đồng chí ở đâu?

        - Ở chỗ chỉ huy sở của Tư lệnh tập đoàn quân, theo như mệnh lệnh.

        - Thế đấy - Lư-cốp chậm rãi nói - Thế đồng chí mang được những tù binh nào về?

        - Mười chín tên, trong đó có hai sĩ quan.

        - Tất cả đều thuộc tiểu đoàn Ba cả à?

        - Vâng.

        - Khi chở về đây như thế nào?

        - Tôi không cho chúng tiếp xúc nhau.

        - Được.

        - À, thưa thiếu tướng, tôi còn quên một điểm: trong số tù binh có cả tên đại đội trưởng của gã hàng binh Hô-man.

        - Không bắt được tên tiểu đoàn trưởng à?

        - Anh em ở đơn vị nhảy dù nói rằng đến phút cuối cùng thì hắn chuồn mất. Hắn trốn bằng mô-tô của tên sĩ quan liên lạc.

        - Hoài của - Lư-cốp vừa suy nghĩ vừa thong thả chọn những tờ giấy trên bàn.

        - Thưa thiếu tướng, tôi đã truyền đạt mệnh lệnh của đồng chí cho trưởng phòng phản gián tập đoàn quân là phải báo cáo lập tức nếu bắt được tù binh thuộc tiểu đoàn Ba.

        Lư-cốp lơ đãng gật đầu.

        Chợt ông cau mày nói:

        - Thiếu tá Át-ke, đồng chí đã biết rằng lời khai của Li-xơ và Hô-man có một ý nghĩa quan trọng. Nhưng hai lời khai của hai tên lọt vào tay ta bằng hai con đường khác nhau và ở hai khu vực khác nhau lại hoàn toàn ăn khớp với nhau, điều đó khiến chúng ta phải cảnh giác. Từ điều đó nên rút ra kết luận gì?

        Át-ke nói:

        - Có thể giả thiết rằng hai gã này nói đúng sự thật.

        - Có thể - Lư-cốp gật đầu - Đồng chí nhìn xem, đây là đoạn trích lời khai của hàng binh Hô-man. Trông đây này: Hăm-bua thị trấn bên bờ sông En-bơ, ở phía trên một chút là Ốt-bua. Sau đó là khu phía tây Ốt-bua, trên bờ sông, trong rừng thông. Bây giờ hãy đọc lời khai của điệp viên Li-xơ, cũng Hăm-bua, rồi Ốt-bua, cuối cùng là khu rừng bên bò sông En-bơ.

        - Tất cả đều trùng nhau.

        - Hoàn toàn trùng nhau. - Át-ke phân vân đưa tay gạt mồ hôi trên sống mũi. - Lại còn cả bức tường thép trong căn hầm nữa. cả hai gã đều nói như vậy.

        - Cả gã hàng binh và tên điệp viên đều được đưa về Mạc-tư-khoa rồi. - Lư-cốp gõ bút chì trên bàn - Chúng đang đợi đồng chí đấy, thiếu tá ạ.

        - Tôi muốn trước hết hãy hỏi cung những tên tù binh đã - Át-ke nói.

        - Tôi không phản đối đâu - Lư-cốp cầm lấy những tờ giấy trên bàn - Đồng chí thấy việc gì cần thì cứ làm. nhưng mà phải nhanh lên đấy - Thời gian ít lắm. Đối với tôi và đồng chí bây giờ không có việc gì quan trọng hơn là việc tìm kiếm và đoạt lại những hồ sơ lưu trữ này.

        - Tôi hiểu ạ - Át-ke gật đầu.

        - Những hồ sơ lưu trữ này chắc hẳn là những tài liệu về mạng lưới điệp viên mà bọn Đức cài lại ở phương Đông, đó là những tài liệu nói về mưu mô của bọn phát-xít trên đất nước chúng ta. Những tài liệu ấy thật là quý vô giá. Phải trao những tài liệu này vào tay cơ quan tư pháp của chúng ta. khi mà Hít-le và bọn đồng lõa bị đưa ra trước vành móng ngựa.

        Át-ke đứng dậy:

        - Xin phép đồng chí bắt tay vào việc.

        - Ừ. - Lư-cốp cũng đứng lên - Và nên chú ý là không phải chỉ có tôi với đồng chí quan tâm tới những hồ sơ lưu trữ ấy đâu nhé. cả các cơ quan tình báo... hừ... của một số nước khác cũng đang nghiên cứu vấn đề này đấy cho nên phải khẩn trương lên mới được. Có cần ai giúp một tay không?

        - Thưa thiếu tướng, lúc này thì chưa cần đâu ạ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 09:10:47 pm »


CHƯƠNG SÁU

        At-ke đến cái trại giam tù binh trong rừng ở ngoại thành Mạc-tư-khoa đã được một ngày một đêm. Trại tù binh này ở biệt lập với các trại khác và từng tù binh cũng bị giam riêng, không được tiếp xúc với nhau.

        Hai mươi bốn giờ! Anh đã hỏi cung trong suốt thời gian đó. Anh đã lần lượt gọi vào văn phòng của mình gần một chục tên lính và hạ sĩ quan của tiểu đoàn Ba, nhưng vẫn không tiến thêm được bước nào. Những tên mà anh hỏi đều trả lời giống nhau một cách lạ lùng. Chúng khai rằng trong suốt thời gian chiến đấu ở tiểu đoàn này chúng chỉ biết có hai sự việc khác thường là việc tên thư ký Pho-ghen tự tử và việc gã binh nhất Hô-man đào ngũ. Hô-man là người thế nào? Một tên lính bình thường như hàng ngàn tên lính khác. Thực ra gã khôn hơn chúng bởi vì đã tự nguyện sang hàng quân Nga và như thế thì có thể hy vọng được ưu đãi  hơn những tù binh như chúng. Vừa mới ba tuần trước đây Hô-man được tuyên dương là một người lính gương mẫu và được nghỉ phép về thăm thành phố quê hương thế mà bây giờ lại bị trung đoàn trưởng ra lệnh tước quân tịch, tước mọi quyền lợi và mọi sự khen thưởng, bị tuyên án xử tử vắng mặt về tội phản bội.

        At-ke chăm chú ngồi nghe bọn tù binh nói, đặt thêm cả những câu hỏi không liên quan gì tới Hô-man để che giấu sự quan tâm của mình đối với gã hàng binh.

        Anh thấy rằng bọn tù binh đều vui lòng đáp lại những câu hỏi của mình. Lời khai của chúng gần như giống nhau. Chúng không thể trao đổi ý kiến với nhau trước vì bị cách ly với nhau. Như thế nghĩa là chúng đã nói thật.

        Át-ke hỏi chung bọn binh nhì trước cốt để tìm hiểu rằng tên đại đội trưởng của chúng là người thế nào và cần đối xử với hắn ra sao. Anh đã được biết rằng trung úy đại đội trưởng Sun là một người chỉ huy nghiệt ngã, nghiêm khắc, nhưng đúng đắn, không hay phạt vặt, thương lính. Sở dĩ Hô-man được về phép cũng là do sự đề nghị của Sun.

        ... Người chiến sĩ áp giải một tù binh vào phòng. Đó là^một gã đứng tuổi, to ngang và chân đi hơi vòng kiểng. Át-ke bảo:

        - Ngồi xuống.

        Tên Đức ngồi xuống ghế, đặt hai bàn tay to lớn lên đầu gối, liếm môi rồi thở dài. Hắn liếc nhìn viên dự thẩm, thấy anh là một sĩ quan cao lớn, thon than, tóc hung hung chải lật, trán rộng, hai mắt màu xám long lanh, mũi hơi khoằm, lưỡng quyển rộng, cằm vuông. Tấm áo bó lấy thân hình nở nang có vẻ lực sĩ, chiếc thắt lưng rộng ôm chặt ngang cái bụng thót. Trước cái vóc dáng đầy sức mạnh và nghị lực đó của người sĩ quan Liên-xô, gã tù binh bất giác mỉm cười.

        Át-ke hơi nheo mắt, thong thả ngồi xuống ghế và hỏi: 

        - Tên anh là gì:

        Gã tù binh đáp lại bằng cái giọng khàn khàn trầm trầm rằng tên gã là Ghéc-be Lan-ghe.

        - Cấp bậc.

        - Thượng sĩ.

        - Thượng sĩ - Át-ke vừa nhắc lại vừa ghi vào biên bản - Chiến đấu ở đơn vị nào? Hãy nói tên sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và chức vụ.

        - Sư đoàn Tây-phen, trung đoàn bộ binh mô-tô, tiểu đoàn Ba, đại đội Một, trung đội Một.

        Át-ke chú ý vì nhớ rằng cả Hô-man cũng ở đại đội Một.

        - Được. - Anh nói - Anh có phải là đảng viên Quốc xã không.

        - Không - Lan-ghe lắc đầu - Không đời nào.

        - Thế thì có lẽ anh là đảng viên Cộng sản chăng?

        Gã tù binh thở dài rõ to và lại lắc đầu.

        - Tôi cũng không phai là đảng viên Cộng sản - Gã chậm rãi nói rồi nhắc lại tựa hồ như tiếc rẻ - Vâng, thưa ông sĩ quan, tôi không phải là đảng viên Cộng sản. Tôi là người không đảng phái. Nhưng cũng có nhiều loại không đảng phái. Có những người có xu hướng chắc chắn mà cũng có những kẻ ba hoa và đần độn. Tôi thuộc loại cuối cùng.

        - Thế à! - Át-ke mỉm cười - Anh ăn nói bạo mồm bạo miệng nhỉ.

        - Như thế có ích cho các ông hơn - gã tù binh nhún vai - Tôi nói vậy vì tôi đã đồng tình với các đảng viên xã hội dân chủ và xin thú thật là đã công kênh A-đôn- phơ Hít-le cùng bọn Quốc xã lên nắm chính quyền.

        - Bằng cách nào thế? - Lời khai khác thường đã khiến cho Át-ke thú vị.

        - Cố nhiên không phải chỉ có một mình tôi. Tất cả những kẻ nào bị mê hoặc trước những lời nói nhảm của bọn Quốc xã về sứ mệnh vĩ đại của dân tộc Đức trên trái đất này đều là một lũ ngốc. Mà những kẻ như vậy thì không phải là ít...

        - Không phải là ít thật - Át-ke gật gù - Thế bây giờ quan điểm của anh thế nào? Thay đổi rồi chứ?

        - Vâng.

        - Vì ảnh hưởng của việc anh bị bắt làm tù binh chứ gì? - Câu hỏi ngụ ý mỉa mai. Lan-ghe đỏ mặt lên và cúi đầu xuống.

        - Không - Gã lẩm bẩm - Việc bị bắt làm tù binh không liên quan gì đến chuyện này đâu. Vấn đề là ở chỗ khác, hoàn toàn ở chỗ khác kia.

        - Ở chỗ nào?

        - Ở chỗ là tôi đã gặp những người rất tốt.

        - Những người ấy là ai thế?

        - Thưa ông sĩ quan, đó là ba người khác nhau nhưng rất tốt. Một người hiện vẫn ở bên nước Đức. Tôi có thể nói tên bác ta ra nhưng chắc ông cũng chả cần biết làm gì.

        - Cũng cần chứ.

        - Đó là người gác mồ tên là Lô-ta Phi-sơ.

        - Anh muốn nói là gác nghĩa trang phải không?

        - Vâng vâng, gác nghĩa trang. Xin lỗi ông - Lan-ghe lúng túng - Ông lại thạo tiếng Đức hơn tôi kia đấy...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 09:11:50 pm »


        - Người gác nghĩa trang Lô-ta Phi-sơ có gì đáng chú ý?

        - Thưa ông, chả có gì cả. Chỉ có điều đó là một con người đã mở mắt ra cho tôi về nhiều điều. Hồi tôi còn bé, bác ta là một người lái thuyền ở Hăm-bua, bác ta rất quen cha tôi và vẫn bế ẵm tôi... Sau đó bác đi đâu biệt tăm. Rồi qua bao nhiêu năm sau tôi lại gặp bác ở Ốt-bua trong một trường hợp tình cờ, khi chúng tôi đi đưa tang một anh bạn. Bác ta sống một mình, tứ cố vô thân. Đêm đó tôi ngủ lại nhà bác, và hai bác cháu vừa tỉ tê trò chuyện vừa uống bia đến sáng... Tôi còn nhớ dạo ấy là vào năm 1938, vâng, vâng, mùa thu 1938... và ông có biết là Phi-sơ đã nói gì không? Bác ta tiên đoán rằng Hít-le sẽ tuyên chiến với Liên-xô!

        - Lạ nhỉ - Át-ke nhếch mép cười.

        - Thưa ông sĩ quan, hơn nữa bác ta lại còn đoán trước sự thất bại của chủ nghĩa Quốc xã trong cuộc chiến tranh này. Phi-sơ đã nói thế này: "Người Nga họ sẽ vặn cổ gã quỷ dữ của chúng ta cho mà xem. Lan-ghe cháu hãy nhớ lấy lời bác".

        - Thế nào? Bác Phi-sơ này là đảng viên Cộng sản à?

        - Không, tôi không nghĩ thế - Lan-ghe với một điếu thuốc, châm lửa hút và cẩn thận bỏ que diêm cháy dở vào đĩa gạt tàn - Chắc chắn là không phải.

        - Thế Phi-sơ còn sống không?

        - Tôi vừa nhận được thư của bác ấy tháng trước.

        - Thế còn người kia?

        - Tôi gặp người này năm 1933, đúng vào cái đêm 27 tháng 2, khi trụ sở nghị viện ở Bá-linh bốc cháy1. Đây là lần gặp gỡ đầu tiên giữa chúng tôi. Cảng Hăm-bua ầm ĩ tiếng còi như là một bầy ong vỡ tổ. Ở đây đang họp mít-tinh. Các diễn giả gào như xé họng. Nhiều người lên nói nhưng gào to hơn hết vẫn là bọn phát-xít. Các đảng viên xã hội dân chủ cũng phụ họa theo chúng. Tất cả bọn đồng thanh kêu gào là cần phải có "một bàn tay rắn chắc" để chiếm cho nước nhà "một chỗ đứng dưới mặt trời", họ phỉ báng các đảng viên Cộng sản. Dạo ấy tôi cũng thích như vậy nên tôi đã cùng với những người khác hò hét, hoa đuốc và sẵn sàng đi đánh chiếm lấy cái chỗ đứng đó dưới ánh mặt trời. Chợt một người nói ngay bên tai: "Đồ ngốc!". Tôi quay lại và trông thấy một người đội mũ lưỡi trai mặc quần áo xanh công nhân. Anh ta đang nhai đầu mẩu thuốc lá, nhìn tôi có vẻ giễu cợt. Đó là một người lực lưỡng nên tôi phải nén những lời tục tĩu sắp văng ra. Cuộc mít-tinh vẫn tiếp tục. Hai bên đã hăng máu lên đến nỗi xẩy ra đánh lộn. Thế là cảnh sát kéo đến ngay và đã vung dùi cui lên. Tôi thấy tốt hơn hết là lặng lẽ chuồn khỏi đám đông. "Này!". Nghe tiếng gọi tôi liền quay lại. Cái anh chàng đội mũ lưỡi trai ban nãy đang lừ lừ tiến đến. Anh ta nói với tôi như hai người đã quen biết lâu ngày: "Làm một cốc bia nhé! Tớ sẽ giả tiền". Không hiểu sao tôi thấy ưa anh ta và quên khuấy đi mất rằng mới cách đây mấy phút suýt nữa thì tôi choảng nhau với anh ta. Chúng tôi mò vào cái quán rượu nhỏ uống bia. Hai bên trò chuyện mãi. Tôi nói nhiều hơn còn anh ta thì chỉ thỉnh thoảng mối xen vào một câu. Tôi nói ba hoa trời đất, tô vẽ quang cảnh một nước Đức mới, càng ngày càng đẹp đẽ. Anh ta chỉ ngồi nghe, cuối cùng mới hỏi: "Bố cậu cũng là phu khuân vác và sống ở đây cho đến khi đại chiến thế giới à?". Tôi đáp: - "Cố nhiên. Chúng tớ làm phu khuân vác mấy đời nay rồi còn gì nữa". Anh lại hỏi: "Thế bố cậu sống có khá hơn cậu không?". Tôi đáp rằng chẳng sướng gì hơn. Tôi còn nhớ là trong những năm đói gia đình tôi phải đếm từng xu, chỉ ngày lễ mới ăn chút thịt. Anh ta bèn bảo: "Cậu thấy đấy, thế là tình hình vẫn như trưóc. Mà trước đại chiến nước Đức vẫn có đất sống và chỗ đứng dưới mặt trời, có cả thuộc địa, có tất cả mọi cái mà bọn Quốc xã đang kêu gào đấy chứ. Có đủ mọi thứ thế mà cha cậu, một gã phu khuân vác vẫn suýt nữa thì chết đói nhăn răng ra. Tại sao cậu lại tin rằng bây giờ tất cả sẽ thay đổi và từng người công nhân sẽ đình huỳnh như con gà sống ngồi trên mâm xôi ấy?". Tôi đâm ra ỉu xìu và cà khịa với anh ta. Anh mỉm cười: "Lan-ghe ạ, cậu phát cáu có nghĩa là cậu đã hiểu nhầm rồi".

        Mãi sau này tôi mới hiểu rằng mình bực tức không phải đối với anh ta mà là đối với bản thân mình. Có lẽ vì tôi hổ thẹn không dám thú thực điều đó... Chúng tôi làm quen nhau như vậy đấy. Tên anh ấy là Ốt-tô Sta-le-ke. Hóa ra chúng tôi cùng làm việc trong một xưởng đóng tầu, chỉ khác phân xưởng mà thôi. Anh ta là thợ máy, tôi là thợ nguội. Mặc đầu anh ta hơn tôi nhiều tuổi, chúng tôi vẫn kết bạn với nhau. Chúng tôi đợi nhau khi hết ca, cùng nhau vào quán rượu, về sau lại cưới hai cô bạn thân làm vợ, đến bây giờ vợ chúng tôi vẫn là bạn con chấy cắn đôi... Khi tôi đến Ốt-bua ở thì Sta-le-ke cũng chuyển tới đó. Hai người vẫn làm cùng một nhà máy. Chiến tranh nổ ra, tôi phải nhập ngũ, còn Sta-le-ke thì được giữ lại vì anh là một chuyên gia lành nghề...

------------------------
        1. Bọn mật thám bí mật đốt cháy tòa nghị viện rồi vu cho các đảng viên cộng sản đốt để lấy cớ đàn áp những người cộng sản (N.D).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 09:12:34 pm »


        - Anh bạn này của anh cũng không ở trong đảng phái nào hay sao?

        - Thưa ông sĩ quan, tôi không biết - Lan-ghe chậm rãi nói - Cái gì không biết thì tôi nói là không biết. Nhưng Sta-le-ke có nợ máu từ lâu với bọn Quốc xã. Chả là bọn khốn nạn này đã giết chết người anh của Sta-le-ke trong trại tập trung, cả vợ Sta-le-ke cũng đã sa vào nanh vuốt bọn này. Tóm lại, nếu được thì anh ta đã chọc tiết chúng đi rồi. Điều đó thì chắc là đúng.

        - Hay có thể anh ta đang chọc? - Át-ke nói - Có thể là anh ta không chịu ngồi yên khoanh tay ở thành phố Ốt-bua đâu, hả?

        Lan-ghe nhún vai:

        - Ai biết được? Sta-le-ke là một người gan dạ, cương quyết...

        - Ừ... ừ... - Át-ke đăm chiêu kéo dài giọng nói - Anh có những người bạn tốt đấy chứ!

        - Không phải là xấu - Lan-ghe gật đầu.

        - Thế còn người bạn thứ ba.

        - Đó là một người bạn đồng ngũ tên là Hô-man.

        Át-ke cố giữ giọng nói điềm tĩnh, vờ hỏi lại:

        - Đồng ngũ à? Tên người ấy là gì?

        - Thưa ông, là Hô-man.

        - Sao. Hô-man bây giờ không ở cùng đơn vị với anh nữa à? Hay là chết rồi?

        - Không chết mà cũng không đổi đơn vị.

        - Thế ở đâu?

        - Cách đây một tuần người ta tuyên bố là Hô-man đã đào ngũ. Anh ta đã sang hàng các ông. Bây giờ có lẽ đang ở trong trại tù binh nào đó nếu anh ta chưa bị bắn chết dọc đường.

        - Anh nói y như là không biết rằng Hô-man sửa soạn đào ngũ từ trước.

        - Quả thực tôi không biết gì về việc đó thật.

        - Nhưng các anh là bạn thân cơ mà.

        Gã tù binh ưỡn thẳng người lên:

        - Thưa ông sĩ quan, tính tình Hô-man như vậy đấy. Nếu anh ta không nói gì tức là không thể nói ra được. Không thể nói được thế là thôi đấy, đừng hòng hỏi.

        - Trưóc chiến tranh hai bên đã quen nhau chưa?

        Lan-ghe lắc đầu:

        - Chưa, mặc đầu hai người sống sát nách nhau: cả tôi và anh ta đều ở Ốt-bua. Tôi quen Hô-man mới được năm rưỡi, từ khi hai người cùng thuyên chuyển về một đại đội.

        - Lâu lắm anh chưa về quê phải không? - Át-ke chợt hỏi.

        - Lâu lắm rồi.

        - Anh có muốn về thăm nhà không?

        - Thưa ông, tại sao lại không, có chứ? Nhưng bây giờ thì hỏng bét rồi. Phải đợi tới lúc chiến tranh chấm dứt hay tới khi trao đổi tù binh.

        - Thế nào, gia đình anh ở Ốt-bua hay sao?

        - Thưa ông, vâng. Một vợ và một con gái lên năm. Ở đấy bây giờ thực phẩm hiếm lắm. Lại bị ném bom luôn. Hô-man kể rằng...

        - Thế nào, anh ta nhận được thư nhà à?

        - Không, anh ta có về Ốt-bua. Thưa ông tôi quên mất là cách đây ít lâu Hô-man đã về Ốt-bua. Hô-man thật may mắn quá. Việc ấy xẩy ra vào lúc anh ta đứng gác kho lương thực. Nửa đêm hôm đó anh ta vừa ra đứng ở vọng gác và mới đi tuần hai lượt dọc tường nhà kho thì nghe mấy người lính ở gần đó gọi: "Thằng ngốc, nhìn lại đằng sau kìa". Hô-man quay lại và thất kinh: cửa sổ nhà kho sáng rực, ánh sáng lại lúc mờ lúc tỏ. Hô-man hiểu rằng nhà kho bị cháy nên vội vàng đập vỡ cửa kính trèo vào. Một lô hòm không, kê cạnh tường bị cháy. Hô-man lôi hòm ra, dập tắt lửa. Khi anh em khác nghe báo động chạy tới thì đám cháy đã được dập tắt. Sáng hôm sau tiểu đoàn trưởng gọi anh lên và thưởng cho mấy ngày nghỉ phép. Khi trả phép Hô-man có mang thư nhà đến cho tôi. Anh ta có vẻ ủ rũ, lo âu. Hình như có việc gì khiến Hô-man băn khoăn. Bây giờ tôi mới hiểu rõ nguyên nhân. Lúc ấy Hô-man đang suy nghĩ về dự định của mình và sau đó anh đã thực hiện ý định ấy. Thưa ông, tất cả câu chuyện chỉ có thế.

        Lan-ghe ngừng lại. Át-ke cũng lặng thinh. Anh hiểu rằng những điều mà gã tù binh vừa kể vô cùng quan trọng. Cái linh tính bén nhậy của người dự thẩm và người quân báo đã thầm nhắc anh như vậy. Còn một cảm giác nữa mới sinh ra trong khi hỏi cung: đó là một nỗi lo lắng chưa rõ rệt. Át-ke bỗng cảm thấy cần phải ngồi một mình với điếu thuốc lá trong tay để suy nghĩ... Anh bảo dẫn gã tù binh vê rồi đi ra khỏi khu vực trại, vào rừng thông.

        Át-ke ở trong rừng hơn một giờ, anh ngồi dưới gốc cây to trầm ngâm suy nghĩ. Sau đó anh quay về và ra lệnh dẫn gã trung úy đại đội trưởng Sun đến.

        Sun là một thanh niên trạc hăm nhăm. Gã có đôi mắt sầu não trên khuôn mặt thanh tú như con gái. Trước chiến tranh Sun làm nghề bán hàng trong hiệu sách và mới trở thành sĩ quan được một năm rưỡi nay. Trước kia ủy ban khám sức khỏe vẫn chê gã là cận thị nặng, không tuyển. Nhưng mãi cuối cùng cũng vẫn phải lấy gã vào quân dội. Gã đã tốt nghiệp một lớp sĩ quan cấp tốc, thoạt tiên làm trung đội trưởng, sau đó thay thế tên đại đội trưởng tử trận...

        Át-ke thận trọng lái câu chuyện sang cái phân đội mà Sun chỉ huy. Gã trung úy nói có vẻ thành thật, không quanh co. Để trả lời những câu hỏi của thiếu tá dự thẩm, gã nêu tên hàng chục đội viên của mình và nhận xét vắn tắt về từng người. Cuối cùng đến lượt Hô-man, Sun nói:

        - Binh nhất Hô-man trung thực, giản dị và can đảm. Tôi nói thế không phải vì có lần Hô-man đã cứu sống tôi... mà là vì sự công bằng đòi hỏi.

        - Lòng công bằng bao giờ cũng chi phối anh à? - Át-ke hỏi:

        - Cử giả thiết là thế.

        - Nhưng tôi lại hoài nghi kia đấy?

        - Ông thiếu tá hoài nghi à? - Gã tù binh bối rối xòe tay ra - Thú thật là tôi chưa bao giờ ngờ rằng mình sẽ bị buộc tội là thiên vị...

        - Anh có nhớ sự việc xảy ra trong nhà kho lương thực khi Hô-man gác không?

        - Tôi vẫn chưa hiểu ạ.

        - Được, tôi sẽ giúp cho anh hiểu. Có phải đêm đó quả thực Hô-man đã làm một việc phi thường không?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2020, 07:43:23 pm »


        Sun đâm ra lúng túng.

        - Nói đi, nói đi chứ.

        - Tôi vẫn chưa hiểu ông thiếu tá nói gì.

        - Thế này nhé. anh vừa khai rằng Hô-man đã cứu anh thoát chết chứ gì?

        - Vâng.

        - Thế nào, thế chiến công của người lính đó có được đánh giá đúng không? Hô-man có được khen thưởng không?

        - Không - Sun im lặng, bắt đầu đoán ra ý định của viên dự thẩm - Không, thưa ông thiếu tá, chuyện đó đã bị bỏ qua.

        - Thê mà khi Hô-man dập tắt một đám cháy vặt trong nhà kho thì anh lại vội vàng đề nghị khen thưởng về thành tích anh hùng của Hô-man.

        - Thưa thiếu tá, việc này không phải do tôi.

        - Không phải do anh à? - Át-ke cảm thấy toát mồ hôi trán. - Sao thế, tại sao không phải do anh nhỉ? Nói thật đi!

        - Vâng, không phải tại tôi. Cố nhiên là tôi có đề nghị với tư cách là đại đội trưởng, nhưng tôi đề nghị không do ý muốn của mình mà do mệnh lệnh.

        - Của ai?

        - Của thiếu tá Ga-út.

        - Thiếu tá Ga-út là ai thế nhỉ?

        - Là tiểu đoàn trưởng.

        - Anh hãy kể lại việc này cho thật tỉ mỉ đi.

        - Sau khi đám cháy đã được dập tắt, tôi liền gọi Hô-man đến, hỏi cặn kẽ về mọi việc xẩy ra và khen ngợi anh ta. Anh nói là chả làm được việc gì đặc biệt đâu. Vả lại đám cháy quả thực cũng chả nguy hiểm gì. Chỉ cháy các hòm gỗ để riêng cạnh tường, trong hòm không đựng gì cả. Mà tường, nền nhà, trần nhà toàn bằng gạch và đất cả nên không thể cháy được. Tường cũng quét vôi chứ không quét sơn. Ngoài các hòm rỗng này ra thì trong kho không còn thực phẩm gì, hòm gì có thể cháy được nữa. Nói tóm lại nếu có cháy các hòm ấy thì cũng chả quan hệ gì. Tôi cho Hô-man về. Nhưng bỗng có chuông điện thoại. Thiếu tá Ga-út gọi dây nói hỏi về việc xẩy ra. Nghe tôi báo cáo xong, ông ta nói: "Hô-man đã hành động rất anh hùng. Nên khuyến khích cậu ta". Tôi giải thích rằng chỉ cháy những chiếc hòm rỗng mà thôi, có gì đáng khen thưởng đâu. Ga-út liền đáp: "Dù sao cũng là tinh thần hy sinh quên mình, không thể không khen thưởng được". Tôi hỏi lại một cách hơi chế giễu rằng thiếu tá định thưởng huân chương cho Hô-man hay sao. Ga-út bảo: "Không thưởng huân chương mà cho cậu ta nghỉ phép về hậu phương".

        - Và Ga-út nhất định khăng khăng giữ ý kiến của ông ta à?

        - Cố nhiên. Đó là quyền của ông ta mà lại.

        - Được - Át-ke đứng dậy - Chúng ta tạm ngừng câu chuyện ở đây.

        Át-ke dành buổi sáng hôm sau để hỏi chuyện Hô-man. Thoạt tiên anh đặt hàng chục câu hỏi thông thường và ngắm kĩ gã hàng binh. Những câu trả lời của Hô-man đều hoàn toàn ăn khớp với những điều mà Át-ke biết được trong khi hỏi cung các tù binh thuộc tiểu đoàn Ba. Hô-man không hề nói sai một điểm nhỏ nào.

        Gã trả lời một cách rõ ràng, vui vẻ, không ngập ngừng quanh co. Và mặc dù đáng lẽ sau khi đã biết rõ tất cả mọi điểu do Sun kể lại thì phải tỏ vẻ ngờ vực Hô-man mới đúng nhưng Át-ke lại có cảm giác rằng người đang tiếp chuyện anh là một người trung thực.

        Anh thận trọng lái Hô-man tới cái việc xẩy ra trong kho lương thực. Át-ke coi dây là cuộc thử thách quan trọng đối với gã hàng binh đang bị thẩm tra. Nếu Hô- man là một điệp viên được tung sang đây với những mục đích đặc biệt thì tất nhiên phải tô vẽ việc chữa cháy của mình, để sau đó có đủ cơ sở mà giải thích việc vệ hậu phương nghỉ phép.

        Đằng này Hô-man lại làm ngược lại. Gã khai rằng mình chẳng làm được việc gì đặc biệt, quả thực không đáng khen thưởng.

        - Sao lại thế nhỉ? - Át-ke ngạc nhiên.

        Hô-man nhún vai:

        - Thưa đồng chí thiếu tá, chính bản thân tôi cũng không nắm vững. Có nhiều điều rất khó hiểu ạ. Ví dụ như một tháng trước đây tôi đã cứu sống đại đội trưởng -  Gã mỉm cười, trong giọng nói của gã có cái gì ấm áp -  Đại đội tôi có trung úy Sun. Đó là một thanh niên trung thực, không ưa gì bọn Quốc xã , rất công bằng với lính tráng... Một lần tôi đã cứu sống anh ta. Trong một trận chiến đấu, chúng tôi phải rút lui. Sun và tôi đang ở sát cạnh nhau thì một phát súng cối rơi ngay gần đó. Tôi chỉ kịp vừa nằm dúi xuống vừa đẩy trung úy nằm xuống đất. Thế rồi viên đạn nổ tung lên... Sau đó khi chúng tôi trấn tĩnh lại được thì Sun khóc nức lên. Anh ta viết một bản báo cáo rất cảm động lên cấp trên. Nhưng người ta chả đếm xỉa gì đến thành tích của tôi.

        - Thế mà sau khi chữa cháy lại được tuyên dương và được về phép.

        - Đúng như thế. Lại còn một điều này nữa. Trước khi về phép tôi có ghé lại chỗ trung úy Sun. Tôi cảm thấy rằng hình như cả anh ta... cũng có vẻ khó hiểu trước câu chuyện này.

        - Anh biết thiếu tá Ga-út lâu chưa?

        - Tôi không hiểu câu hỏi của đồng chí.

        - Thế này nhé... Có thể là thiếu tá Ga-út có cảm tình đặc biệt với anh về một lý do nào đó.

        - Đồng chí nói gì thế? - Hô-man mỉm cười - Tôi chắc rằng trước khi xẩy ra đám cháy trong nhà kho thì hắn ta cũng không biết là có tôi trong đơn vị đâu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2020, 07:48:07 pm »


CHƯƠNG BẢY

1

        Đã được ba tuần kể từ khi Át-ke ở mặt trận quay về và hội ý với tướng Lư-cốp. Hôm nay ông lại nghe thiếu tá báo cáo.

        Át-ke kể lại các cuộc hỏi cung trung úy Sun, hạ sĩ Lan-ghe và các tù binh khác, cuộc trò chuyện với Hô- man. Nghe xong Lư-cốp nói:

        - Thiếu tá hãy nêu ý kiến kết luận đi.

        Át-ke nghĩ một lát rồi nói:

        - Tôi kết luận rằng: Hô-man nói đúng sự thật.

        Lư-cốp nhìn thiếu tá hình như hơi có vẻ là lạ và bấm chuông.

        - Thế nào, đại tá Trít-tốp đến chưa?

        - Thưa thiếu tướng, đến rồi. Đồng chí ấy đang đợi ngoài kia.

        - Mòi vào đây.

        Trít-tốp đi vào. Đó là một người trạc sáu mươi nhăm tuổi, sắc mặt có vẻ ốm yếu, tầm vóc cao lớn, gầy gò. Ông cũng mặc thường phục như tất cả những người ngồi trong phòng này. Lư-cốp bảo:

        - Đồng chí hãy báo cáo với chúng tôi về căn hầm bí mật cất giấu hồ sơ lưu trữ. Báo cáo từ đầu nhưng ngăn ngắn thôi.

        - Xin tuân lệnh - Trít-tốp đưa tay lên che miệng, đằng hắng rồi bắt đầu nói - Nửa năm trước đây chúng tôi được biết rằng Tổng cục an ninh quốc gia Đức đã gửi cho tất cả các cơ quan mật thám, tình báo quân sự, các đội phản gián một bản chỉ thị vô cùng quan trọng. Chính tên Tổng tư lệnh ss là Him-le đã ký bản chỉ thị đó. Bản chỉ thị đề ra cho các cơ quan nói trên và cả các tổng đội ss, các đạo quân ss, các đội biệt kích ss và các binh đoàn "Đầu lâu"1 nhiệm vụ thực hiện những biện pháp nhằm làm thế nào để cho hồ sơ lưu trữ của những tổ chức này khỏi lọt vào tay đối phương trong bất cứ hoàn cảnh nào. Trong khi rút lui từ đông sang tây các hồ sơ lưu trữ đó phải được gửi đến các trạm đã quy định dưới sự hộ tống nghiêm ngặt, sau đó phải đóng vào các hòm kim khí đặc biệt để cất giấu một cách có hệ thống vào hầm bí mật. Hiện nay chúng tôi chưa biết được rằng những căn hầm bí mật này được xây dựng ở đâu và dưới sự chỉ huy của ai, cấu trúc của chúng như thế nào.

        - Chúng tôi chỉ mới nhận được một vài tin tức cách đây hai tháng rưỡi - Lư-cốp nói - Nhưng cũng chỉ biết về một căn hầm thôi mà chắc rằng có những mấy cái hầm như thế kia.

        - Ở Ốt-bua à? - Át-ke hỏi.

        - Ốt-bua?! - Đại tá Trít-tốp tỏ vẻ ngạc nhiên -  Không, chúng tôi lại nghe nói rằng ở nơi khác kia.

        - Không phải ở Ốt-bua - Lư-cốp nói có vẻ như trình bày ra sự băn khoăn của mình.

        Át-ke bồn chồn nhấp nhổm trên ghế.

        - Cái thị trấn này nằm ở hạ lưu sông En-bơ. bên tả ngạn - Trít-tốp nói tiếp.

        - Bên nào? - Át-ke hỏi lại.

        - Bên tả ngạn nghĩa là về phía tây. Đúng hơn là không phải ngay trên bờ sông mà hơi lùi vào một quãng.

        - Tên thị trấn là gì?

        - Ca-xơ-lút - Trít-tốp nói - Chúng tôi dự đoán rằng chính cái số hồ sơ này được giấu trong căn hầm bí mật đâu ở trên bờ sông trong khu rừng gần thị trấn đó. Nói đúng hơn là một bộ phận hồ sơ. Chúng xây dựng căn hầm bí mật nhằm mục đích bảo quản các hồ sơ lưu trữ nếu nước Đức thua trận và bị chiếm đóng.

        - Xin lỗi thiếu tướng - Át-ke nhổm dậy - Tôi xin phép hỏi đại tá về nguồn gốc của những tin tức do đại tá cung cấp về căn hầm bí mật và các hồ sơ lưu trữ.

        - Được - Lư-cốp liếc nhìn Trít-tốp - Đồng chí trả lời cho thiếu tá Át-ke đi.

        Trít-tốp đáp:

        - Nguồn tin là tình báo viên của chúng ta hoạt động trong vùng gần đó.

        Át-ke đứng dậy, đến trước tấm bản đồ châu Âu chiếm hết cả một bức tường của gian phòng, đặt thước ước lượng cái gì đó rồi quay lại nói:

        - Một trăm năm mươi cây số cả thảy, chỉ có cái là Ốt-bua cách Ca-xơ-lút một trăm năm chục cây số. Hai thành phố ở hai bên bờ sông. Những điểm còn lại đều giống nhau: sự bố trí căn hầm, cấu trúc, cách bảo quản, cách đóng hòm.

        - Ừ, cả cách đóng hòm - Lư-cốp gật đầu.

        Trít-tốp lặng thinh. Át-ke xoa xoa sống mũi:

        - Hai căn hầm trong hai thành phố gần nhau... lạ nhỉ?!

        - Chúng ta hãy nghe đại tá Trít-tốp - Lư-cốp bảo.

        Át-ke liền ngồi về chỗ.

        Trít-tốp tiếp tục:

        - Một tổ đặc biệt đang tìm kiếm những hồ sơ này. Hiện nay nó đang ở Ca-xơ-lút, nó đã được tung sang đó một cách trót lọt, đang hoạt động ráo riết. Đã xác định được địa điểm của căn hầm này. Thế là hết. Sau đó tổ này không nhúc nhích lên thêm được một bước nào nữa. Bọn phản gián Đức suýt nữa mò ra họ. Bây giờ ở đó chúng nó đều rất cảnh giác, hễ sơ suất một tý thôi là có thể bị bại lộ.

        - Xin lỗi, việc ấy xẩy ra từ bao giờ? - Át-ke hồi hộp cựa mình trên ghế.

        - Đồng chí hỏi là bọn Đức bắt đầu đề phòng và tình hình trở nên phức tạp từ bao giờ phải không? - Đại tá hỏi lại.

        - Vâng.

        - Bốn mươi ngày trước đây.

        - Thế thì... - Át-ke hỏi - Chả nhẽ lại không thể chuyển hồ sơ đi và xây dựng một căn hầm bí mật mới ở nơi khác hay sao?

        - Chúng tôi đã dự đoán khả năng đó và đang theo dõi tình hình vận chuyển. Hơn nữa những hồ sơ này lại gồm có hàng trăm hòm bằng sắt lớn cơ. Vị tất đã có thể cho một đoàn xe lù lù chở một số lớn hàng như vậy chạy lọt qua được mắt tình báo đối phương đang cốt săn đuổi những hồ sơ này. Bọn chúng đã thông minh hơn hồi đầu chiến tranh nhiều. Bây giờ chúng đã ... biết đánh giá sức mạnh và khả năng của tình báo Liên-xô.

        Thiếu tướng cám ơn Trít-tốp. Đồng chí này chào rồi đi ra. Khi còn lại hai người, Lư-cốp hỏi Át-ke:

        - Thế nào? Ý kiến anh đối với tất cả những cái đó ra sao?

        Át-ke lặng thinh - Lư-cốp mỉm cười:

        - Nói đi chứ.

        Át-ke đứng dậy, vịn vào lưng ghế và nói một cách cả quyết.

        - Dù sao tôi vẫn tin vào gã hàng binh Hô-man.

----------------------
        1. Các binh đoàn SS làm nhiệm vụ phá hoại và càn quét đặc biệt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2020, 07:48:30 pm »


        Lư-cốp không đáp lại. Át-ke lại nói tiếp.

        - Tôi tin anh ta và không thể xử trí thế nào với mình được. Tôi nghe anh ta nói, anh ta nhìn vào mắt tôi, tôi nghe anh ta kể rất tỉ mỉ và cảm thấy rằng Hô-man nói đúng sự thật!

        - Kỳ lạ nhỉ - Lư-cốp nói kéo dài giọng và gõ tàn xuống đĩa.

        - Thưa thiếu tướng - Anh ta không hề chống chế cho mình mà trái lại còn luôn luôn nói ra những điều chỉ có thể tai hại cho anh ta mà thôi. Hô-man nói và hiểu là mình có thể gây vạ cho mình, tôi nhìn vào mắt, vào thái độ, vào giọng nói của anh ta và cảm thấy vậy... Mà có ai bắt buộc anh ta làm thế đâu. Anh tự nguyện nói ra tất cả mọi lời khai của Hô-man... Tuy người khác có thể nói rằng đương sự muốn gây cảm tình với người dự thẩm để về sau được tin cậy. Nhưng mánh khóe đó chỉ tốt trong một trường hợp nào thôi. Bởi vì nếu sau đó cơ quan dự thẩm sẽ thẩm tra lời khai của đương sự thì sao? Có phải thế không ạ?

        - Có lẽ.

        - Mà Hô-man thì không ngờ rằng chúng ta đã tóm được Sun, Lan-ghe và nhiều bạn đồng ngũ của anh ta.

        - Thiếu tá đề nghị thế nào? Chúng ta xử trí ra sao trước những tin tức của đại tá Trít-tốp.

        Át-ke im lặng. Lư-cốp đứng dậy tỏ ý rằng câu chuyện đến đây là chấm dứt.

        - Thôi được. Đồng chí đã đưa bản cung khai của Hô-man đến đây rồi chứ?

        - Vâng, tôi để trong cặp này.

        - Tôi muốn tìm hiểu về gã . Mười giờ sáng mai đồng chí đến đây nhé.

        - Tôi đã hỏi cung Hô-man. cảm tưởng của tôi cũng giống như của đồng chí.

        Thiếu tướng cầm lấy cây bút chì, đăm chiêu vân vê trong tay rồi đặt xuống:

        - Thế là chúng ta giao ước với nhau rằng phải tin Hô-man... Thế còn đối với nguồn tin của Trít-tốp thì xử trí ra sao? Đồng chí có căn cứ gì để không tin ông ta và nhân viên của ông ta không?

        - Thưa thiếu tướng, không.

        - Tôi cũng không có căn cứ nào cả.

        Một phút im lặng, cả hai trầm ngâm suy nghĩ. Rồi thiếu tướng nói tiếp:

        - Hay có lẽ cả ở Ôt-bua và cả ở Ca-xơ-lút đều có hầm bí mật. Trong hoàn cảnh này thì giả thiết đó có vẻ đúng sự thực. Nhưng tôi chưa có thể thừa nhận giả thiết này được. Có hai lý do khiến tôi phân vân. Thứ nhất là:   Hai thành phố ở gần nhau quá, chả nhẽ bọn Đức lại tiến hành xây dựng hai căn hầm đồ sộ như vậy ở cả hai nơi. Thứ hai là: Những tài liệu của đại tá Trít- tốp về căn hầm bí mật đều giống hệt các tài liệu của Hô- man và tên điệp viên bị bắt ở Ba-cu. Tôi nẩy ra ý kiên rằng có phải trong hai trường hợp này đều chỉ là một căn hầm ấy không? Đồng chí nhớ lại xem; giống nhau từ sự bố trí, kiến trúc của một căn hầm cho đến hệ thống bảo quản.

        Thiếu tướng đứng dậy, đi dạo khắp phòng rồi dừng lại sau lưng Át-ke.

        - Tối qua tôi đã báo cáo với cấp trên. Đồng chí ấy hỏi tôi "Có cần phải đánh liều chuyển hướng cái nhóm tình báo đang hoạt động ở Ca-xơ-lút sang Ốt-bua không?". Tôi cho là không thể được. Chúng tôi đi đến kết luận rằng cần phải phái một tình báo viên sang Ốt-bua để điều tra ngay tại chỗ.

        Át-ke muốn đứng lên. Lư-cốp giữ lấy hai vai anh, đi vòng qua bàn rồi ngồi phịch xuống ghế bành.

        - Đồng chí Át-ke, đồng chí phải đi vậy...

        Át-ke gật đầu.

        Lư-cốp cầm lấy tay anh.

        - Chúng ta đã bàn rằng những hồ sơ lưu trữ này rất cần. Tôi muốn nhắc đến mạng lưới điệp viên cũ và đến những tên gián điệp mới mà tất nhiên quân địch cố sức thuê mộ và cài lại trên đất nước ta trước khi rút lui. Đồng chí thử tưởng tượng xem những hồ sơ mà tôi cùng đồng chí đang tìm hiểu lại chứa đựng biết bao nhiêu tài liệu quý giá vô cùng về tất cả cái bọn khốn nạn này. Nhưng còn nhiều điều khác nữa kia. Đồng chí nghĩ xem, bao nhiêu chiến sĩ ái quốc của Liên-xô đã bị bắt và chết dần chết mòn trong những bức tường của sở mật thám, quân báo và an ninh quốc gia. Biết bao nhiêu đồng chí của chúng ta đã chết quằn quại trong các hầm ngầm và lò thiêu người của các đội biệt kích ss... Trong các hồ sơ lưu trữ kia chắc hẳn có ghi những tài liệu nói rằng họ đã sống ra sao, đấu tranh ra sao và chết ra sao? Chúng ta đã thu lượm được bằng các con đường khác nhau nhiều số liệu nói rằng: bọn khốn nạn đã tiến hành những cuộc thí nghiệm đầy tội ác với tù binh, giết chết họ bằng hiện tượng đói dưỡng khí, bằng nhiệt độ cực thấp và áp lực cực thấp. Chúng nó đầu độc tù binh, dùng họ để thử các chất thuốc độc và các loại vũ khí tối tân. Ai biết được rằng có thể tìm thấy những số liệu đó trong các hồ sơ lưu trữ bí mật của bọn phát- xít?... Nếu chúng ta chậm chân thì tai hại lắm đấy. Bằng bất cứ cách nào, bất cứ giá nào cũng phải đoạt lại bằng được các tài liệu này. Nên nhớ là không phải chỉ một mình nước ta quan tâm đến số hồ sơ đó đâu. Hoàn toàn không phải thế. Đất nước ta sẽ không tha thứ cho chúng ta nếu để các hồ sơ ấy lọt vào nanh vuốt của cơ quan gián điệp nước khác. Trong trường hợp đó thì bọn gián điệp Đức sẽ có những tên chủ mới vô cùng lợi hại.

        - Thưa thiếu tướng, tôi đã rõ cả - Át-ke nói.

        - Đồng chí đã hiểu và quán triệt tính chất quan trọng của những nhiệm vụ mà mình phải giải quyết rồi chứ?

        - Thưa thiếu tướng, đúng thế.

        - Đồng chí Át-ke, đồng chí vào Đảng bao nhiêu năm rồi?

        - Ba năm... gần ba năm.

        - Tôi coi công việc mà chúng ta đang làm là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng giao cho. Người cán bộ phản gián chỉ có thể nghĩ như vậy mà thôi.

        - Đúng thế ạ!

        - Chớ bao giờ quên điều đó.

        - Trên ấy đã biết rằng đồng chí sẽ lên đường và tán thành sự lựa chọn của tôi.

        - Cám ơn đồng chí... Tôi xin hứa sẽ làm mọi việc để...

        Át-ke không nói hết câu, lắc mạnh bàn tay mà Lư-cốp giơ ra cho anh. Thiếu tướng nói:

        - Rư-bin đang nghiên cứu việc tung đồng chí sang Ốt-bua đấy.

        - Rõ.

        - Công việc phức tạp lắm nên tôi đã giao cho tổ tình báo của đại tá Trít-tốp là phải giúp đỡ đại tá Rư-bin. Đồng chí hãy suy nghĩ kế hoạch luồn vào Ốt-bua đi rồi báo cáo với tôi nhé, cho đồng chí ba hôm. Đến đây lúc mười giờ sáng nhé.

        - Thưa thiếu tướng, xin tuân lệnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2020, 07:49:37 pm »


CHƯƠNG TÁM

1

        Vào đúng ngày quy định, Át-ke đến văn phòng thủ trưởng. Lư-cốp hỏi ngay:

        - Đồng chí Át-ke, kế hoạch đâu?

        Át-ke trình bày kế hoạch của mình. Thiếu tướng suy nghĩ hồi lâu. Tất cả mọi điểm trong kế hoạch đều táo bạo và khác thường. Ngay cả một người dày kinh nghiệm và thạo nghề như tướng Lư-cốp cũng cảm thấy kế hoạch của Át-ke quá táo bạo và liều lĩnh. Anh nói:

        - Trước kia tôi vẫn tưởng chủ nghĩa phát-xít đã trở thành ý thức hệ sâu sắc của dân tộc Đức. Nhưng sau khi sống với họ tôi hiểu rằng mình đã nhầm. Những lực lượng lành mạnh của dân tộc Đức vẫn mạnh hơn là bọn phát-xít hy vọng nhiều. Cách đây một năm tôi đã cảm thấy khá rõ điều đó. Bây giờ, giữa năm 1944 này, chế độ Hít-le lại càng suy yếu hơn.

        Lư-cốp liếc nhìn mấy tờ giấy Át-ke mang đến và hỏi:

        - Thế nghĩa là đồng chí định dùng Lan-ghe à?

        - Thưa vâng. Chính anh ta mà không phải là Hô-man vì Hô-man vừa là hàng binh vừa là đảng viên Cộng sản, lại tình nguyện xin đi...

        Lư-cốp gật đầu tỏ ý hiểu. Át-ke nói tiếp:

        - Còn Lan-ghe thì trong sạch như tấm kính. Tôi đã thẩm tra anh ta cẩn thận hơn bằng mọi cách, cả Hô- man và tất cả các tù binh đều nhận xét giống nhau về anh ta. Đây là lời khai của họ. Anh đẩy một cặp giấy dày tới chỗ thiếu tướng - Mà họ đều không ngờ rằng ta đã bắt được Lan-ghe. Hơn nữa đã tung tin đồn là Lan- ghe tử trận rồi. Do đó ai nấy đều nhận xét về anh ta một cách hoàn toàn thành thật, không e ngại gì nữa... còn một điểm nữa và có lẽ đây là điều chủ yếu! Lan-ghe đệ đơn xin sử dụng anh ta vào bất cứ công tác nào miễn là công tác đó ít nhiều có tác dụng dôi với việc tiêu diệt chế dộ Hít-le ở nước Đức. Lá đơn của anh ta đây.

        Thiếu tướng chăm chú dọc đơn mấy phút rồi nói khẽ:

        - Viết bạo thật.

        - Rất bạo - Át-ke gật đầu, anh mỉm cười, cầm lấy lá đơn, tìm một chỗ rồi đọc to lên - "Nếu các nhà đương cục Liên-xô thấy cần phải đưa tôi đến Tây-bá-lợi-á đầy bóng tối và băng giá thì tôi vẫn vui sướng mà lên đường. Đi đâu cũng được, miễn là đừng phải ngồi không".

        Át-ke nói tiếp:

        - Mấy hôm trước tôi đã tìm hiểu bản dự thảo kế hoạch tung tôi sang Ôt-bua ở chỗ các nhân viên của đại tá Trít-tốp. Không có gì đáng mừng lắm.

        - Tôi biết.

        - Họ đề ra hai trường hợp. Trong trường hợp thứ nhất sẽ thả tôi xuống khu vực Hăm-bua, sau đó một thời gian, tôi bắt đầu tự động...

        - Đó là trường hợp ngoại lệ.

        - Trường hợp thứ hai là chờ đợi. Đợi cho đến khi nào đã tạo ra những điều kiện cần thiết để trực tiếp tung tình báo viên sang Ốt-bua. Đợi như thế thì mất những mấy tháng. Lâu quá.

        - Lâu thật - Lư-cốp nói - Chúng ta không thể đợi lâu như vậy được. Sự lo ngại của chúng ta đã được xác nhận. Có tin rằng một cơ quan tình báo nước ngoài ngày càng tỏ vẻ quan tâm hơn tới các thứ hồ sơ lưu trữ của bọn phát-xít, đúng là cái nước mà trước đây có lần tôi với đồng chí đã nói tới. Tóm lại có thể ta sẽ gặp đối thủ, hơn nữa lại là một đối thủ hết sức tích cực và có thế lực. Đồng chí hiểu chứ:

        - Vâng - Át-ke dè dặt hỏi - Thưa thiếu tướng, tổ tình báo hoạt động ở Ca-xơ-lát không thể giúp đỡ tôi được việc gì hay sao?

        Lư-cốp lắc đầu nguây nguẩy:

        - Không đời nào. Hãy quên họ đi. Tạm thời bây giờ hẵng quên bẵng đi. Không phải là hoàn toàn không bao giờ hoạt động chung với nhau đâu. Nhưng đó là sau này kia, chứ không phải bây giờ. Họ đang ở trong tình trạng như thế... Nói tóm lại, nếu một tình báo viên mới tới chỉ sơ suất một chút thôi cũng đủ bại lộ rồi. Chết cả đồng chí và cả họ nữa.

        - Thế thì - Át-ke chậm rãi nói và kéo tập hồ sơ hỏi cung về phía mình rồi cương quyết ngửng đầu lên

        - Thế thì chỉ có mỗi một lối thoát là chấp nhận kế hoạch của tôi.

        - Tôi cũng đã ngả về phía đó - Lư-cốp nói - Tình hình hoạt động bí mật chống phát-xít ở khu vực này của nước Đức lên mạnh, cũng đã bênh vực cho bản kế hoạch của đồng chí... Nhưng tôi còn phải suy nghĩ, hỏi ý kiến cấp trên. Sau đây chúng ta sẽ tiếp tục câu chuyện này. Tôi sẽ gọi đồng chí đến. Sáng mai đồng chí hãy bảo đưa Lan-ghe đến đây.

        ... Cấp trên đã cho phép để Lan-ghe tham gia vào việc đó. Lúc ấy Át-ke mới trò chuyện lần đầu tiên với anh chàng này một cách thành thật về tất cả mọi việc. Lan-ghe rất cảm động và hỏi với giọng run run:

        - Có thật là, các ông tin tôi không. Trả lời đi, thưa ông.

        - Anh có thể gọi tôi là "đồng chí"...

        - Chúng tôi đã đốt phá hàng nghìn thành phố và làng xóm Liên-xô, máu người Liên-xô chảy thành sông, thế mà các đồng chí vẫn đối xử... với tôi như vậy!

        - Em gái tôi đã chết vì bom Đức. Đồng chí thiếu tướng đã tiếp chuyện anh cũng có một người con trai độc nhất bị tử trận.

        - Các đồng chí có thể là quá thương tôi - Lan-ghe nói - Nhưng chỉ cần đồng chí nói thật cho biết là đã hoàn toàn tin tôi rồi hay chỉ dùng tôi làm... công cụ mà thôi? Không, không, làm gì cũng được. Xét cho cùng thì điều ấy cũng chả quan trọng lắm. Quan trọng là ở kết quả: tôi sẽ trở thành người có ích và sẽ giúp một tay để đào sâu chôn chặt chủ nghĩa phát-xít, dù bằng cách nào đi nữa!

        Át-ke nói:

        - Đồng chí Lan-ghe, tôi sẽ giao phó tính mạng tôi cho đồng chí đấy.

        - Cám ơn - Lan-ghe đứng phắt dậy - Cám ơn anh bạn của tôi. - Anh chau mày, đập tay vào trán - Nếu đồng chí biết rằng hiện giờ đầu óc tôi đang xáo động như thế nào. Tôi e rằng cái sọ của mình không chịu đựng nổi!...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 30 Tháng Ba, 2020, 07:50:20 pm »


2

        Át-ke lại vào phòng thiếu tướng Lư-cốp. Đêm nay anh sẽ rời Mạc-tư-khoa lên đường, bay qua phòng tuyến đến tận thành phố Ốt-bua xa xôi.

        Công tác chuẩn bị phức tạp đã được hoàn thành. Át-ke và Lan-ghe sẽ nhảy dù từ máy bay xuống. Anh đã nghiên cứu kỹ từng đường phố, từng khu phố của Ốt-bua theo bản đồ theo các tài liệu khác nhau, theo lời kể lại của Lan-ghe, sẽ đội lốt những người khác khi đã vượt qua phòng tuyến. Anh đã tập luyện cách sử dụng điện đài thu phát, cách trao đổi tin điện, cách bắt làn sóng và sửa chữa điện đài, cách thay đổi tần số và băng để làm trở ngại cho việc nghe trộm tin mật và dò bắt máy vô tuyến điện của cơ quan phản gián đối phương. Còn phải đọc hàng đống sách báo phát-xít để nắm vững tình hình thời sự ở phương Tây, nơi mà bọn phát-xít Hít-le đang làm mưa làm gió!...

        Sau những ngày lao động nặng nề, căng thẳng, làm việc một ngày mười tám giờ liền đến nỗi đâm ra thèm ngủ, bây giờ công việc chuẩn bị đã xong. Nhưng nếu so sánh với công việc sắp tới thì tất cả những cái đó cũng chưa mùi gì.

        Át-ke ngửng đầu nhìn thiếu tướng. Ông đang hội ý với Rư-bin và Trít-tôp, những cán bộ chỉ đạo cuộc chuẩn bị của Át-ke và Lan-ghe. Nhưng Át-ke không nghe thấy gì vì đang mải tập trung ý nghĩ vào công việc sắp phải làm...

        Tất cả mọi việc đểu đã được đề ra trước, quyết định trước. Nhưng có thể vẫn còn chưa đủ: Át-ke và Lan-ghe có hai chỗ ẩn ở Ốt-bua. Thời gian đầu ở đó hai người sẽ cảm thấy tương đối an toàn. Chỗ ẩn thứ nhất là ngôi nhà của người gác nghĩa trang Phi-sơ, chỗ thứ hai là nhà của người thợ máy Sta-le-ke. Cả hai đều là những người đáng tin cậy, đã sống lâu năm ở Ốt-bua. Cách đây một tháng rưỡi, hai tháng Lan-ghe vẫn nhận được thư họ. Như thế nghĩa là họ vẫn còn sống ở đó.

        Hai tình báo viên được trang bị đầy đủ mọi thứ cần thiết. Họ có mấy bộ chứng từ chắc chắn, đều là những giấy tờ thật cả. Hai người biết rõ tất cả mọi điều về những chủ nhân thực của những giấy tờ này. Như vậy thì không phải lo lắng về một sự thẩm tra đặc biệt nếu cơ quan phản gián Đức tiến hành thẩm tra tại nơi trú quán của người có tên trong giấy.

        Đủ cả rồi. Những việc còn lại phụ thuộc vào các tình báo viên. Nhiệm vụ của họ là bắt rễ chắc ở trong thành phố đó, đợi một thời gian sau đó lần mò các tổ chức chống phát-xít bí mật ở Ốt-bua. Sta-le-ke sẽ giúp đỡ trong công tác đó. Lan-ghe sẽ giới thiệu Át-ke vài người này rồi trốn đi, không được ở lại trong thành phố. Mặc dù anh ta đã thay hình đổi dạng, đã có giấy tờ khác, nhưng nhỡ ra bỗng gặp những người biết rõ anh thì thật nguy hiểm! Quy định rằng sau khi hoàn thành sứ mệnh, Lan-ghe sẽ đóng vai một lính Đức trả phép đi về phía đông tìm đơn vị. Đến đất Ba-lan sẽ có người đón và đưa anh tới căn cứ du kích, sau đó anh em du kích sẽ tổ chức cho anh vượt qua phòng tuyến.

        Thế là Át-ke sẽ hoạt động một mình. Trong trường hợp bất trắc và hết sức đặc biệt anh sẽ được báo cho biết một đầu mối liên lạc là địa chỉ của người tình báo viên mà đại tá Trít-tốp đã nhắc đến.

        Ốt-bua!... Át-ke nhắm mắt lại. Trước mắt anh hiện lên con đường phố chính của thành phố, những tòa nhà màu xám khói với những mái nhọn, những phố nhỏ cắt ngang phố lớn, chạy tới vùng ngoại ô lao động, tới các nhà máy... Át-ke đặc biệt nhớ rõ nghĩa trang ở trên gò đất, chung quanh có hai rặng bạch dương, bên trái là một ngôi nhà nhỏ, tường đỏ, có hai cửa sổ, mái lợp tôn. Đây chính là nhà của bác Lô-ta Phi-sơ... Còn tòa nhà hẹp và cao với những cửa sổ hình mũi tên, với những ngọn tháp trên góc mái và bốn nóc nhọn, trước, vốn là viện bảo tàng cổ sinh vật, nay là sở tình báo và phản gián quân sự của thành phố Ốt-bua...

        Hội ý xong Lư-cốp đứng dậy. Át-ke cũng vội vàng đứng lên. Thiếu tướng chìa tay ra cho anh: - Trở về nhé!

        - Cảm ơn đồng chí! - Át-ke xiết chặt tay thủ trưởng.

        Hai người ôm lấy nhau.

        Át-ke quay ra từ biệt hai đại tá Rư-bin và Trít-tốp.

        Thiếu tướng bảo gọi cả Lan-ghe vào và dặn dò từ biệt một cách thân mật không kém gì đối với Át-ke.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM