Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 02:22:18 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Hầm bí mật bên sông En-bơ  (Đọc 11870 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 21 Tháng Ba, 2020, 02:19:15 pm »


        - Tên sách : Hầm bí mật bên sông En-bơ

        - Tác giả : A-lếch-xăng-đơ-rơ Na-xi-bốp
                           Trọng Phan và Lê Anh dịch

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 2001 (tái bản lần thứ 3)

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 10:00:39 am »

       
CHƯƠNG MỘT

1

        Khoảng 10 giờ sáng, một chiếc xe lửa chạy tới nhà ga ngoại ô. Một ông già theo đám đông bước xuống sân ga.

        Bề ngoài của người hành khách không có gì đặc biệt, râu ria đều bạc trắng và xén ngắn, đôi mắt đen dửng dưng và hơi có vẻ mệt mỏi, cái mũi nhỏ và cân đối. Ông ta mặc bộ áo quần bằng thứ vải rẻ tiền, đội mũ chụp bằng da cừu, thân hình khô đét, dáng điệu nhanh nhẹn, cứng rắn.

        Sau khi ra tới quảng trường trước ga, ông ta đi về phía bể. Ở đây là những dãy nhà một tầng cũ kỹ xây bằng đá ong sù sì. Ông già đội mũ chụp lững thững dạo bước dọc theo dãy phố, liếc nhìn số nhà rồi cuối cùng đi đến một căn nhà lụp xụp đằng trước có mảnh vườn con.

        Ông ta lượn hai lần trước căn nhà như để nghiên cứu. Sau đó tiến về phía cửa hàng thực phẩm gần đấy và đứng vào đuôi đoàn người đang xếp hàng dài trên vỉa hè cạnh lối ra vào.

        Một giờ qua, ông già đã tới sát trước cửa ngôi hàng thì có một người từ trong căn nhà nhỏ đi ra. Nhác thấy người đó, ông già đằng hắng, nhấp nhổm đổi từ chân này sang chân nọ, rồi vội vàng móc trong túi ra một chiếc ví bằng da nai vàng. Ông ta mở ví, ngửng đầu lên, bắt gặp cái nhìn của người đàn bà có tuổi bế con đứng cạnh, liền lắc đầu ra vẻ bực tức. Bà kia hỏi:

        - Có việc gì thế cụ?

        Ồng lão ngán ngẩm nhếch mép cười, bối rối càu nhàu:

        - Đứng chầu chực mất bao nhiêu là thời gian! Thế mà lại quên mất phiếu ở nhà!

        - Thế thì cụ chạy về nhà đi, quàng lên, nếu không thì quá lượt mất.

        Ồng già gật đầu ra vẻ cảm ơn rồi chạy lon ton trên hè phố.

        Cái người vừa từ căn nhà nhỏ có vườn con đi ra đang bước đằng trước, cách chừng hai trăm bước. Đó là một người đàn ông cao gầy, mặc áo bờ-lu-dông bằng da hải ly và đội mũ bịt tai của bộ đội.

        Chả mấy chốc hai người đã tới bến xe điện. Hành khách đang đợi đông nghịt. Hai mươi phút sau xe điện mới chạy đến. Mọi người đổ xô lên xe, rồi đoàn xe điện lao về phía trung tâm thành phố. Qua từng bến xe, người lên mỗi lúc một đông.

        Ông già và người đội mũ quân phục đứng cạnh nhau.

        Đột nhiên ông già vồ lấy túi áo và rú lên:

        - Kẻ cắp!

        Trong toa xôn xao. Ông ta thì vẫn sờ nắn trong mình, vỗ túi, thọc tay vào ngực áo rồi cả quyết nói:

        - Mất cắp rồi! Nó cuỗm cái ví của tôi, trong đó lại có cả phiếu thực phẩm nữa chứ!

        Bỗng ông già im bặt, suy nghĩ điều gì và quay phắt lại, mặt giáp với người đội mũ trùm tai.

        - Đồ chó đẻ, chính mày xoáy của tao! Ví tao đâu? Giả đây hay là để tao gọi công an!

        Lảng tránh ông già xấn xổ, gã kia bước giật lùi về phía của. Chợt khổ chủ kêu lên:

        - Trông kìa! Trông đây này!

        Ai nấy ngó xuống dưới. Chiếc ví da nai vàng đang nằm lăn lóc trên sàn xe bẩn thỉu, ẩm ướt. Ông già xông tới túm lấy ngực gã ăn cắp.

        Xe điện dã đến bên đỗ. Ổng già vừa chửi mắng không ngớt miệng vừa lôi tên móc ví ra cửa. Khi họ đã xuống đến bậc vỉa hè chợt tên này ưỡn thang người lên thụi cho ông già một quả rất nhanh vào đứng giữa ngực ngã lăn ra, rồi ù té chạy.

        Hắn lủi theo phố vắng, nghiêng đầu, giơ quả đấm lên đe dọa.

        Chỉ còn mấy chục bước nữa là hắn rẽ vào một ngõ ngang, chạy qua đó cho tới đại lộ đông đúc và ở đây thì có mà giời tìm ra hắn trong dòng người cuồn cuộn.

        Một đội tuần tra hiện ra trước mặt. Tên ăn cắp ngoái nhìn quanh. Đằng sau khoảng chừng mười người rượt theo, chạy tỏa ra khắp phố. do anh công an dẫn đầu. Khó mà lọt qua lưới bô vây này. Nhưng thoát khỏi ba người lính có súng đang tiến đến đón đầu lại càng gay hơn.
Trong giây phút quyết định tên thủ phạm thoáng thấy cái cổng trước sân nhà ai liền đâm bổ vào đó.

        Khi những người đuổi bắt chạy được vào sân thì tên ăn cắp đang trèo thoăn thoắt trên chiếc thang cứu hỏa dựng vào tường một tòa nhà lớn. Hắn đã lên đến tầng thứ ba.

        Hai chiên sĩ tuần tra đeo súng tiểu liên vào sau lưng rồi cùng trèo lên thang. Người lính thứ ba cùng với anh công an chạy vội vào cửa để trèo lên mái nhà bằng lối khác. Đám người hiếu kỳ xúm xít trong sân. Tên phạm tội trèo hết bậc thang và lẩn mất trước mắt họ...

        Nhưng chỉ lát sau bóng người công an đã nhô lên trên mái nhà. Anh ta vẫy mũ để mọi người hiểu rằng tên ăn cắp đã bị bắt.

        Anh công an trao hắn cho các đồng chí bộ đội giữ rồi chạy đi tìm khổ chủ. Nhưng lão già biến mất tăm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 10:01:10 am »


2

        Một chiếc xe hơi con chạy đến tòa nhà của đồn công an. Hai người mặc thường phục từ trong xe bước ra và đi vào văn phòng đồn trưởng. Thiếu tá công an Si-rô-cốp đã được báo cáo trước bằng điện thoại, nên vội vàng bước ra đón. Anh nói với người khách đứng tuổi, cao lớn, đẫy đà:

        - Chúc sức khỏe đồng chí đại tá.

        Người ấy gật đầu, bắt tay và trỏ vào người đi theo:

        - Làm quen nhau đi. Đây là thiếu tá Xê-min.

        Si-rô-cốp và Xê-min chào nhau.

        Si-rô-cốp làm đồn trưởng công an đã được năm năm. Đồn này phụ trách một khu phố trung tâm của Ba-cu. Nhiều lần trong công tác, anh đã được tiếp xúc với đại tá Cục an ninh quốc gia là A-di-dốp. Đại tá thường phụ trách điều tra những vụ phức tạp. Si-rô-cốp đã tham gia hai bận vào những trận tác chiến do A-di-dốp chỉ đạo.

        Hôm nay việc gì đã đưa đại tá đến đây? Si-rô-cốp ngắm nghía cái đầu nặng nề cắt trọc, cặp má hồng hào và chiếc cằm tròn trĩnh của A-di-dốp và chờ đợi.

        A-di-dốp móc bao thuốc lá ra mời hai sĩ quan, châm cho mình một điếu và bảo Xê-min:

        - Đưa tấm ảnh ra.

        Xê-min móc tấm ảnh rồi chìa cho Si-rô-côp.

        Ảnh chụp một người đàn ông trạc trung niên, gầy gò và chắc là cao. Đồn trưởng công an chăm chú xem xét người trong ảnh có cặp lông mày trắng, đôi mắt cách xa, cái mủi hơi khoằm, cái cổ dài có quả lộ hầu to tướng. Xong anh trao trả tấm ảnh, nói:

        - Không. Tôi không biết người này.

        Câu trả lòi có vẻ ngộ nghĩnh đôi với đại tá. Ỏng ta mỉm cười.

        Si-rô-cốp cau mày, lại cầm lấy tấm ảnh.

        - Không, cam đoan là không biết - anh cả quyết nói. - Thưa đại tá xin thề là tôi chưa hề gặp!

        - Người này đã bị bắt - A-di-đốp liền nói - hắn đang ngồi tù. Hơn nữa lại đang ngồi trong nhà tù của đồng chí.

        Si-rô-cốp kéo ban tin tức ngày hôm ấy về phía mình.

        - Một tên ăn trộm? - Anh hỏi - Móc túi trên xe điện phải không ạ?

        - Chính hắn - Xê-min xác nhận.

        - Hẵng gượm, hẵng gượm... Nhưng các đồng chí chú ý tới hắn à?

        A-di-dốp gật đầu.

        - Thế thì tại sao lại có vụ móc túi? - Si-rô-cốp đứng dậy - Thế nào, hắn loạn óc à? Tôi chả hiểu ra sao cả.

        - Chúng tôi cũng đang phân vân - A-di-dốp nhún vai - Chúng tôi theo dõi hắn từ nửa tháng trước tại một nơi cách xa đây. Đang nghiên cứu. Có đủ căn cứ để dự đoán rằng hắn đến đây vì một công việc quan trọng. Hắn vừa bắt đầu hoạt dộng thì lại bị đồng chí bắt chỉ vì một vụ ăn cắp vặt!

        Si-rô-cốp bấm chuông. Người giúp việc bước vào. Anh trao cho người ấy bản tin tức, lấy móng tay gạch chỗ nói về vụ ăn cắp trên xe điện.

        - Kiểm tra xem tên bị bắt ở đâu và ai tiến hành việc dự thẩm.

        Lát sau người giúp việc quay về và báo cáo là tên bị bắt đã thú nhận tội ăn cắp. A-di-dôp hỏi lại:

        - Hắn nhận là có móc túi à?
- Lại còn tỏ vẻ ăn năn nữa là khác. Hắn thề rằng đây là lần cuối cùng.

        A-di-dốp bảo đồn trưởng cho người giúp việc lui ra, nên chú ý hơn tới tên tù nhưng chưa nên hỏi cung. Sau đó ông cắm cúi xem xét các tài liệu dự thẩm. Vừa lật từng trang giấy ông vừa nói:

        - Thế là hắn không mang theo giấy tờ trong người, hay nói đúng hơn là hắn đã quẳng đi trước khi bị bắt. Xưng tên là A-lếch-xăng Su-cô. Khai địa chỉ láo. chúng ta đã biết hắn ở đâu... Và hắn đã thú nhận hết! - Đại tá ngẩng đầu lên nhìn người sĩ quan giúp việc có vẻ dò hỏi.

        - Lại còn nhận một cách dễ dàng như thế nữa chứ -  Xê-min nói - vả lại hắn có thể chối phăng đi tất vì không có khổ chủ và nhân chứng cơ mà!

        - Việc này lạ thật!

        A-di-dốp đi đến bên cửa sổ, liếc nhìn ra phố:

        - Thiếu tá ạ, không phải là lạ mà là xảo quyệt: người ta sẽ tin hắn, thôi việc dự thẩm, kết án tù một thời gian...

        - Về tội ăn cắp - Xê-min thốt lên.

        - Phải, về tội ăn cắp vặt. Hắn sẽ ngồi tù cho mãn hạn, có thể hắn sẽ vượt ngục. Thế là hắn lại được tự do và có thể tiếp tục công việc bỏ dở vì bị bắt!... Điều chủ yếu mà hắn e sợ là làm thế nào để đừng bị điều tra tỉ mỉ quá. Do đó mà hắn đã vội vàng thú nhận.

        Đại tá quay lại bàn, giở tập giấy lấy trong cặp, trầm ngâm suy nghĩ.

        - Bây giờ tôi lại chú ý tới việc khác. Câu chuyện xẩy ra như thế nào để hắn lại trở thành vai ăn trộm và rơi vào tay công an? Việc này cần thiết cho kẻ nào?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 10:01:44 am »


3

        Độ 3 giờ sau, chuông điện thoại reo lên trong văn phòng của A-di-dốp. Đại tá nhấc ống nói và nghe thấy giọng của thiếu tá Si-rô-cốp.

        - Thưa đại tá, đồng chí dặn hễ khi nào phát hiện được là báo cáo...

        - Ừ, ừ, nói đi!

        - Thế thì một bà vừa đến gặp tôi... Đặc biệt bà ta không nói về Su-cô mà về người khác, về khổ chủ...

        - Tốt lắm - A-di-dốp đứng dậy - Bảo bà ta đến chỗ tôi nhé.

        - Thưa đại tá, rõ, sẽ đến ngay. Đồng chí ghi lấy tên bà ta: Ô-rút-gie-va.

        Lát sau có tiếng gõ cửa văn phòng. A-di-dốp mở cửa và thấy một người đàn bà bế con nhỏ. Ông hỏi:

        - Bà là Ô-rút-gie-va à?

        - Chính tôi...

        Đại tá mời bà khách vào phòng, gọi thiếu tá Xê-min tới rồi nói:

        - Chúng tôi xin nghe bà.

        Bà Ổ-rút-gie-va bắt đầu kể:

        - Nhà tôi ở gần cửa hàng thực phẩm lớn. Sáng nay, lúc mười giờ tôi đang đứng xếp hàng đợi mua thức ăn. Có một ông lão đứng đằng sau tôi. Đợi mãi, cuối cùng khi sắp đến lượt thì bỗng ông ta kêu lên: "Tôi quên mất phiếu ở nhà rồi. Biết làm sao bây giờ?". Tôi bảo: "Cụ hãy chạy về nhà lấy đi".

        - Và ông ta chạy về à?

        - Vâng... Hết giờ mà chảng thấy ông già quay lại. Tôi lại nghĩ rằng đó là việc của người ta. Có lẽ ông ta thiếu tiền hay còn vì lý do gì đó nữa... Rồi tôi ra về. Tôi đi đến bến xe điện để ra chợ thì lại trông thấy ông ta!

        - Ông già ấy à?

        - Chính ông lão! Tôi toan đến gần bảo: sao cụ lại đánh lừa người ta thế? Sau tôi nghĩ lại rằng ở đời thiếu gì lý do. Nên tôi lại thôi. Hơn nữa xe điện lại vừa đến, tôi lên xe và cứ thế đi qua hai ga chẳng có việc gì cả. Thế rồi lúc sắp đến ga thứ ba, là lão ta làm om lên.

        - Vẫn lão già ấy?

        - Vẫn ông ta. Ông ấy kêu lên mất ví. Đáng lẽ thì tôi cũng không để ý làm gì, nhưng tôi thấy rằng ông ta nói dối.

        - Sao bà lại dám chắc như vậy? Để nghị bà giải thích tỉ mỉ. Việc này rất quan trọng.

        - Ông ta kêu: "Tôi mất cắp cái ví, trong đó có phiếu thực phẩm" mà tôi thì đã biết đích rằng trong ví không có phiếu gì cả!

        - Bà cứ kể thật tỉ mỉ đi.

        - Chả là trước cửa hàng ông lão đã lục tung cái ví ra để tìm phiếu. Lúc ấy không thấy phiếu. Bây giờ bỗng phiếu ở đâu hiện ra... Tôi nói có đúng không?

        - Bà cứ kể tiếp đi! - A-di-dốp giục và mỗi lúc một chú ý tới câu chuyện của người đàn bà.

        - Còn sau đó thì đồng chí cũng biết đấy... À, còn nữa! Khi người ta bắt được thằng ăn cắp trên mái nhà thì tôi cũng chạy vào sân xem. Tôi liếc nhìn quanh thấy lão già đứng bên cạnh. Khi ấy các đồng chí bộ đội và công an dẫn tên ăn cắp ra, mọi người xôn xao, ồn ào. Tôi mải nhìn xem đến khi quay lại thì lão ta biến mất đằng nào. Anh công an cũng tìm lão mà không thấy. Và tôi nghĩ rằng nên đến đồn công an. Có lẽ người kia bị vu oan... Nhưng tại sao hắn lại chạy trốn, đồng chí thủ trưởng?

        A-di-dốp hỏi:

        - Bà kể hết rồi à?

        - Biết cái gì thì tôi cứ nói cái ấy.

        - Chưa hết đâu - Xê-min cầm tờ giấy - Hình dạng lão già ra sao? Thử nhớ lại mặt mũi, áo quần, giầy mũ. Trạc bao nhiêu tuổi, cao thấp thê nào?

        Bà Ô-rút-gie-va suy nghĩ một lúc rồi tả lại bề ngoài của lão già một cách khá chính xác.

        A-di-dốp ghé tai Xê-min thì thầm mấy câu. Thiếu tá di ra rồi quay vào đặt một tấm ảnh xuống trước mặt Ô-rút-gie-va.

        Bà ta ngắm nghía tấm ảnh và nói quả quyết.

        - Không. Đồng chí thủ trưởng ạ. đây là những người khác hẳn.

        A-di-dốp dứng dậy:

        - Cám ơn bà đã giúp chúng tôi. Nếu còn nhớ ra điều gì nữa thì cứ gọi điện thoại cho chúng tôi. Số điện thoại ghi trên mảnh giấy này.

        Bà khách cẩn thận cất tờ giấy, bế con đi ra cửa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 10:02:27 am »


 
CHƯƠNG HAI

1

        Sau khi biết chắc rằng gã đội mũ trùm tai đã bị bắt, lão già lủi ra phố và vội vã đi ngược chiều. Lát sau lão lại tới căn nhà có mảnh vườn con đằng trước. Lão đứng mấy phút trước cái cửa mà một giờ trước đây gã lạ mặt đã từ đó đi ra, rồi cương quyết gõ cửa. Không có ai lên tiếng cả. Lão lại gõ lần nữa. Có tiếng bước chân sau cửa và một giọng hỏi:

        - Ai ngoài kia?

        - Có khách.

        Cửa mở. Một người đàn bà có tuổi khoác áo choàng đứng trên ngưỡng cửa. Lão già vừa hỏi vừa mỉm cười nhã nhặn:

        - Người thuê nhà của bà có nhà không?

        - Không - Người đàn bà toan đóng cửa.

        - Hẵng gượm. Nói thật ra tôi không cần gặp bản thân anh ta đâu... Tôi là bạn của anh ấy và theo lời anh ấy dặn tôi mang lại... cái này đây! - Lão chìa một gói nhỏ ra.

        - Cụ cứ đưa cho cháu - người đàn bà ngửa lòng bàn tay bẩn ra - Cứ đưa đây, cháu sẽ chuyển hộ.

        - Bà làm ơn - lão già nói và bước lên trước, nhưng chưa chịu buông cái gói ra khỏi tay - Tôi chỉ muốn viết mấy chữ... Ngồi viết ở đâu được nhỉ? Có thể vào trong phòng anh ta được không?

        Người đàn bà lặng lẽ trỏ vào cửa. lão già đẩy cửa, bước vào căn phòng nhỏ có độc mỗi một cái cửa sổ trông ra sân. Cạnh tường kê chiếc giường sắt, dưới giường để chiếc hòm bằng gỗ dán, cạnh cửa sổ kê chiếc bàn con với chiếc ghê đẩu.

        Lão già ngồi vào bàn, rút sổ tay và bút chì ra. Lão không có vẻ vội vàng, cắn bút chì rất lâu, nắn nót từng chữ một. Bà chủ nhà đứng bên cửa, theo dõi.

        Ngoài hành lang có vật gì sủi xèo xèo. Ông khách hít hít không khí và bảo:

        - Hình như nhà bà có cái gì cháy thì phải?

        Bà kia đâm bổ ra cửa. Nghe có tiếng chảo nổ, vật gì rơi xuống và lăn long lóc trên nền nhà.

        Một phút sau, khi bà chủ quay vào phòng thì lão già vẫn ngồi nguyên như cũ nhưng đã thôi viết, hình như lão ta đang suy nghĩ điều gì lung lắm. Lão nói có vẻ lưỡng lự.

        - Tôi sợ rằng anh bạn sẽ nhầm lẫn. Biết làm sao được?... Tốt hơn là sau này tôi sẽ ghé qua đây và giải thích mọi việc... Phải, phải, thế mà hơn. Bao giờ anh ta về bà nhỉ?

        - Ai mà biết được hở cụ! - Bà chủ nhún vai - Đêm khuya ông ta mới về.

        - Thế càng tốt. Tối tôi sẽ ghé qua.

        Và ông khách nhét cái gói vào túi. Người đàn bà tiễn lão ra về rồi quay vào đóng cửa. Nghe có tiếng cài then và tiếng vặn chìa khóa hai vòng trong ổ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:22:03 am »

     
2

        Suốt ngày đại tá A-di-dốp bận rộn công việc hàng ngày.

        Tuy vậy đầu óc ông ta vẫn cứ quay về với câu chuyện kỳ lạ xẩy ra trên xe điện. Ông gác bút, ngả người vào lưng ghế, lập giả thuyết, suy đoán.

        Cặp mắt của A-di-dốp dừng lại trên tấm ảnh bên cạnh lọ mực sực nhớ tới lời hẹn về nhà ăn cơm tối với vợ con.

        Bây giờ đã đến giờ hẹn rồi. A-di-dôp đã sửa soạn ra về thì có tiếng gõ cửa. Xê-min bước vào. Anh ta mang đến những hồ sơ về tên tù Su-cô. A-di-dốp xem qua. Không có gì lạ. Làm thế nào nhỉ? Giá hỏi cung Su-cô thì sẽ phát hiện ra nhiều điều. Tuy vậy A-di-dôp cho là chưa nên hỏi cung vội. Sau khi nghe câu chuyện của Ô-rút-gie-va, ông cảm thấy hơi bằng lòng vì điều dự đoán của mình về tính chất bố trí giả tạo của vụ ăn cắp đã được xác minh. Đồng thời câu chuyện của bà khách lại làm rối loạn vấn đề. Lão già Râu bạc 1, mặc áo quần đen và đội mũ da cừu, có chiếc ví da nai vàng kia là ai nhỉ? Lão dựng nên câu chuyện và giao nộp Su-cô cho công an nhằm mục đích gì? Có lẽ để báo thù chăng? Không, vị tất đã thế. Su-cô mới tới Ba-cu chưa được bao lâu, mỗi một bước chân của hắn trong cái thành phố này đều bị theo dõi, những kẻ gặp gỡ với hắn đều bị chụp ảnh, thế mà Ô-rút-gie-va khi xem tấm ảnh chúng lại không nhận thấy lão Râu bạc trong đám này. Như thế nghĩa là có thể Su-cô không biết lão này. Mà có lẽ hắn biết cũng nên. Nếu Râu bạc cũng là điệp viên của nước Đức như Su-cô thì sao? Không, điều này ít chắc chắn lắm. Nếu lão cũng là gián điệp thì là của cơ quan do thám nước khác. Nhưng nước nào chứ? Và các cơ quan gián điệp ngoại quốc bắt đầu trao nộp bọn gián điệp Đức cho Cục an ninh quốc gia Liên-xô kể từ bao giờ?

        Xê-min nói khẽ:

        - Chúng tôi vừa mới thăm dò xong, cửa hàng thực phẩm mà bà Ô-rút-gie-va mua thức ăn ở cạnh nhà của tên bị bắt, cách nhau chừng một trăm thước. Thế là có một sự liên lạc bằng mắt.

        - Và lão Râu bạc vừa đứng xếp hàng vừa quan sát căn nhà à? xảo quyệt không chê được.

        - Bao giờ chúng ta sẽ hỏi cung Su-cô?

        - Không hỏi.

        Xê-min ngạc nhiên nhìn thủ trưởng. A-di-dôp nhắc lại:

        - Không hỏi. Đã bắt được kẻ cắp thì cứ đưa ra tòa. Để cho tòa xét xử tên tội phạm theo điều luật. Sau đó khi áp giải vào nhà tù thì hãy giả vờ để cho nó trốn thoát.

        Xê-min mỉm cười:

        - Thưa đại tá, rõ. Nhưng cũng rất có thể Su-cô không biết lão kia.

        - Râu bạc ấy à?

        - Vâng. Không biết hay còn không ngờ rằng có lão trên đời này nữa là khác.

        - Cũng thế thôi. Cứ làm cho hắn tưởng rằng người ta chỉ cho hắn là một tên ăn cắp.

3

        ... Đại tá A-di-dốp vừa đặt chân về tới nhà thì có chuông diện thoại. Bà vợ cầm lấy ông nghe rồi bảo:

        - Gọi anh đấy.

        A-di-dốp đỡ lấy ông nghe ở tay vợ áp vào tai. Xê- min báo tin ràng Su-cô chực chạy trốn, A-di-dốp ngồi xuống ghế, cởi khuy cổ, nới cà-vạt, hỏi:

        - Việc xẩy ra như thế nào?

        - Tôi chưa hỏi được tỉ mỉ. Chỉ biết là một sĩ quan đã nổ súng...

        - Bắn chết à? - A-di-dốp đứng phắt dậy.

        - Báo cáo đại tá, chỉ bắn bị thương nhẹ.

        - Thế cũng hỏng hết rồi - Ông im lặng giây lát. -  Bây giờ thì hắn ở đâu?

        - Ở ngay trong đồn công an.

        - Dẫn bác sĩ đến. Tôi cũng sẽ đến ngay.

        Ông tất tả đặt ống nghe xuống và nhìn vợ như xin lỗi.

4

        Thiếu tá công an Si-rô-cốp báo cáo với A-di-dốp về sự việc xẩy ra. Đại tá bực tức cau mày. Thế là hỏng bét mọi kế hoạch. Tên phạm tội bị gẫy chân. Hắn phải nằm yên trong một thời gian. Như thế có nghĩa không thể thực hiện được màn kịch vượt ngục để sau đó tiếp tục theo dõi những mối dây liên lạc của Su-cô. Bỗng A-đi- dốp hỏi trưởng đồn công an:

        - Có thể phao tin lên rằng Su-cô đã vượt ngục được không.

        Si-rô-cốp tỏ vẻ ngạc nhiên.

        - Thế nào? - Đại tá sốt ruột giục - Tung tin rằng tên bị bắt đã trốn thoát.

        - Cũng có thể được - Si-rô-cốp ngập ngừng đáp lại.

        - Không những phải phao tin trong đám nhân dân ở những ngôi nhà lân cận mà còn phải tung tin cả trong đám cán bộ, nhân viên đồn công an nữa. Cố nhiên không kể những người có mặt ở đây khi xẩy ra việc đó. Phải nói chuyện riêng với họ. Đồng chí hiểu tôi chứ?

        - Thưa vâng.

        - Thế thì hành động đi.

        Si-rô-cốp đi ra, A-di-dốp nhìn theo rồi đứng dậy. Xê-min cũng đứng dậy. Đại tá ôm lấy hai vai anh:

        - Đồng chí về nhà tôi ăn cơm tối nhé. Có món đôn-ma ngon lắm!

-----------------------
        1. Từ đâv trở đi tạm đặt cho lão già bí mật kia cái tên "Râu bạc".
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:24:29 am »


CHƯƠNG BA

1

        Thượng sĩ Lan-ghe đứng trong hầm bê-tông cốt sắt và trả lời những câu hỏi của tên trung úy đại đội trưởng Sun.

        - Lan-ghe, như vậy thì anh là trực ban trung đội và gác trong hầm từ nửa đêm đến sáng à?

        - Thưa ông trung úy, vâng.

        - Không chạy đi đâu chứ?

        - Thưa ông trung úy, không.

        - Và anh có trông thấy Ghê-oóc Hô-man từ vọng gác trở về chứ?

        - Thưa đúng thế. Anh ấy đổi gác vào 2 giờ đêm, chạy vào hầm ngầm và xô đẩy những anh em chiếm mất chỗ nằm của anh ta.

        - Rồi về sau ra sao nữa? - Gã trung úy tò mò ngắm tên thượng sĩ, ngắm khuôn mặt vuông vắn xương xẩu. thân hình đồ sộ với hai cánh tay dài nặng nề khép chặt vào hai bên sườn của hắn. - Rồi sao nữa chứ?

        - Về sau ạ? - Lan-ghe hơi động đậy cánh tay, giương đôi mắt to mầu nâu sáng lên - Thưa trung úy, tôi không rõ là ông chú ý đến cái gì?

        - Anh không nói gì với hắn à?

        Lan-ghe liếm môi, nhấp nhổm hai chân, thở lấy hơi rõ to.

        - Thưa ông trung úy, có nói ạ.

        - Nói về chuyện gì thế. Lan-ghe?

        - Chả là anh Hô-man vừa mới trả phép được ba hôm mà tôi và anh ấy là cùng quê ở...

        - Ốt-bua à?

        - Thưa ông trung úy, Ốt-bua ạ.

        - Hừ... Thế thì các anh nói chuyện những gì? Thượng sĩ Lan-ghe ạ, tôi báo trước cho anh biết rằng phải nói thật, đừng nói dối! Nên chú ý rằng tôi đã biết một đôi điều rồi đấy.

        - Ông trung úy nghi ngờ gì tôi hay sao? - Trên mặt Lan-ghe lộ vẻ ngạc nhiên, lúng túng.

        - Không, không - Gã đại đội trưởng vội nói.

        Sun có căn cứ để tin Lan-ghe, một người lính gan dạ và tích cực nhưng cũng không thể chê trách binh nhất Ghê-oóc Hô-man vào đâu được. Gã này cũng được coi là một người lính tốt và ngoài ra, cách đây không lâu lại cứu sống Sun nữa là khác. Thế mà nửa giờ trước đây, đã phát hiện ra rằng Hô-man đã biến mất, không những là biến mất mà còn chạy sang hàng quân Nga nữa kia chứ!

        Theo yêu cầu của gã trung úy, Ghéc-be Lan-ghe báo cáo lại về câu chuyện hắn đã nói với Hô-man. Câu chuyện chả có gì đặc biệt: binh nhất Hô-man kể lại chuyến đi về Ốt-bua. Ở đó tất cả vẫn như xưa. Chỉ khác là thành phố bị dội bom ác liệt và người ta đi ngoài đường với vẻ mặt dữ tợn.

        - Thưa ông trung úy - khi kể xong Lan-ghe nói - trước khi ra đi sen đầm đã báo trước cho Hô-man biết rằng anh ta phải giữ mồm miệng, không được hỏi câu nào về tình hình ở hậu phương. Vì vậy tôi mong ông...

        Gã trung úy thở dài và nói một cách mệt mỏi:

        - Lan-ghe, cho anh về. Chả khai thác được gì ở anh cả. Đi đi, tôi cần ngồi một mình.

        Sau khi cho tên lính ra về. Sun cởi khuy cổ áo quân phục, trầm ngâm ngồi vào bàn. Phải, ngày càng cảm thấy rõ hơn rằng sự nghiệp sắp tới lúc tiêu tan. Đã có những tén lính đầu tiên chạy sang hàng ngũ đối phương, ở hậu phương nước Đức bấy giờ máy bay Anh, Mỹ và Nga ném bom suốt ngày đêm. Người ta càng nguyền rủa chiến tranh, nguyền rủa Hít-le, nguyền rủa bọn phát-xít nhiều hơn. Từ nay sẽ ra sao đây? Từ nay số phận của nước Đức. của dân tộc Đức, của bản thân Sun sẽ ra sao?

        Trung úy Sun dứng dậy, lắc đầu để xua đuổi những ý nghĩ không vui và đột nhiên văng tục. Gã đi dạo trong hầm hồi lâu, rít thuốc lá từng hơi dài và làm bẩm chửi rủa. Sau đó, khi đã hơi trấn tĩnh, gã liền ngồi xuống cạnh máy điện thoại dể báo cáo về việc Hô-man mất tích.

        Sáng hôm sau thiếu tá tiểu đoàn trưởng Ga-út đọc một bản mệnh lệnh trước hàng ngũ phân đội. Trung đoàn trưởng ra thông tri tước quân tịch, các loại huân chương và quyền lợi của binh nhất Hô-man vì đã đào ngũ khỏi quân đội Quốc xã và phản bội sự nghiệp của quốc trưởng. Trong trường hợp bị bắt. kẻ phạm tội sẽ bị xử bắn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:25:11 am »


2

        Hô-man bò qua bãi mìn phía trước trận địa quân Đức một cách thuận lợi và bây giờ đang "trườn sát đất". Trời tối. Từ phía quân Đức thỉnh thoảng một quả pháo sáng bay vụt lên trời, chiếu xuống mặt đất một thứ ánh sáng xanh nhạt lạnh lẽo. Nó soi tận từng khe. từng hốc. Sau khi lơ lửng một lát trên không, những chiếc pháo sáng lao xuống đất và lúc ấy bóng những gốc cây. mỏm đá chạy loang loáng.

        Cứ mỗi lần pháo sáng lóe lên là Hô-man lại nằm sát xuống đất. chờ đợi cái bóng tối cứu tinh để rồi lại dùng hết sức của khuỷu tay và đầu gối mà nhích lên chừng mươi thước.

        Trời giá tuyết, nhưng gã không thấy lạnh. Lưng gã bốc hơi, trên thái dương mồ hôi chảy ròng ròng, tràn vào làm mờ cả mắt. Hô-man đè tay vào một cục băng sắc cạnh trong vũng nước dọc đường và bị toạc ngón mà không hay biết gì cả. Gã chỉ nghĩ tới một điều là nhanh chóng vượt qua cái khu vực trông trải và bị lưới đạn quét này.

        Phía trước có tiếng sột soạt. Hô-man cứng người lại. Lại nghe tiếng sột soạt. Thấp thoáng một bóng người trên mô đất, rồi bóng thứ hai, thứ ba.

        Hô-man thở hồng hộc.

        - Đồng chí! - Gã gọi thất thanh.

        Mấy bóng đen thôi động đậy, tiếng sột soạt im bặt. Sau đó nghe tiếng kim khí lách cách tựa hồ như lên đạn.

        Đầu óc của gã hàng binh cuống cuồng suy tính. Nếu không hành động ngay lập tức thì hết đời. Hô-man cả quyết rằng đích thị đây là anh em quân báo Nga. Họ sắp quạt cho gã một băng tiểu liên hay tặng cho một nhát dao găm. Chả nhẽ đành chịu chết khi đã gần đạt tới mục đích như thế này sao? Phải cấp tốc làm cách gì để ngăn chặn tốp quân báo Xô-viết lại! Nhưng biết làm gì được? Từng giây từng phút quyết định tất cả. Hô-man bỗng hát vang bài "Quốc tế ca", gã hát vội vàng và cảm động, lấy hơi một cách chật vật, nghẹn ngào, nên hát sai bét, thành thử khó mà nhận ra diệu nhạc.

        Nửa phút trôi qua. Gã ngừng hát, lắng nghe.

        - Bỏ súng xuống! - có tiếng quát khẽ từ sau mô đất - Tiến lại đây.

        - Vâng, vâng - gã hàng binh vội vàng nói - Xin tiến lại!

        Gã quẳng tiểu liên đi và tiến lên trước: Mô đất đây rồi. Bây giờ Hô-man đã trông thấy rõ mấy người kia. Họ gồm có ba người, khoác áo choàng ngụy trang loang lổ. Gã hàng binh nằm sấp xuống và giơ hai tay lên trời. Mấy người khoác áo choàng liền xông tới gã .

        ... Một giờ sau tổ trương tổ ba người quân báo báo cáo với chỉ huy trưởng của mình về gã hàng binh.

        - Đồng chí nói là hắn gọi đồng chí à? - Viên sĩ quan vừa hỏi lại vừa ghi vào sổ tay.

        - Báo cáo thượng úy, hắn lên tiếng gọi đầu tiên.

        - Rồi hát "Quốc tế ca" à?

        - Báo cáo thượng úy, vâng. Vừa hát vừa run đấy ạ.

        - Đến đây rồi còn được run nữa. - Thượng úy mỉm cười.

        Hô-man được dẫn vào hầm. Gã dừng lại trước cửa, ngẩng đầu, lấy hết sức đập mạnh gót giầy.

        - Chỉ còn thiếu "Hai-lơ Hít-le" nữa thôi! - Thượng úy lẩm bẩm.

        - Anh là ai? - Anh hỏi bằng tiếng Đức.

        Hô-man xưng tên mình, số hiệu trung đoàn và sư đoàn.

        - Thế đấy, - thượng úy uể oải nói. - Thế anh sang đây làm gì?

        Môi Hô-man run run, gã rũ người ra, gù lưng xuống.

        Viên sĩ quan nghĩ rằng mình đã hỏi một cách quá tàn nhẫn.

        - Ngồi xuống - anh nói.

        Hô-man ngồi phịch xuống chiếc ghế đẩu. Đội trưởng quân báo bắt gặp cặp mắt của gã nhìn gói thuốc lá.

        Anh lắc gói thuốc, chìa cho Hô-man.

        Gã hàng binh gật đầu tỏ vẻ cám ơn nhưng không lấy thuốc. Gã thò tay vào túi. móc chiếc hộp thuốc lá bằng gỗ, lấy thuốc ra chàm hút.

        - Thế anh sang đây làm gì thế? - Viên sĩ quan nhắc lại câu hỏi - Không muốn đánh nhau nữa à?

        Hô-man ưỡn thẳng người lên và nói:

        - Không. Tôi còn đánh nữa.

        Viên sĩ quan nhìn gã một cách tò mò.

        - Thưa ông... xin lỗi. thưa đồng chí thượng úy, tôi là đảng viên cộng sản. - Hô-man ngừng lại một tý và kết luận: - Tôi nghĩ rằng tôi còn có ích.

        Viên sĩ quan tỏ vẻ để phòng: Anh biết rằng bọn diệp viên mà quân Đức tung vào hậu phương của quản đội Xô-viết dưới hình thức hàng binh nhiều khi được trang bị cả những giấy tờ đảng viên cộng sản.

        - Đáng viên cộng sản à? - Anh hỏi và cười nhạt -  Anh có giấy tờ chứ?

        Hô-man dứng dậy.

        - Cố nhiên tôi hiểu cả giọng nói lẫn sự ngờ vực của đồng chí. - Gã nói lí nhí, mắt vẫn không rời khỏi điếu thuốc lá đang bốc khói trong tay - Những cái đó cũng dễ hiểu thôi, không thể nào làm gì được. Nhưng tôi chỉ đề nghị dẫn tôi đến thủ trưởng của đồng chí - Hô-man nhìn thẳng vào mắt viên sĩ quan, bực tức nhún vai -  đến thủ trưởng cao cấp nhất của đồng chí. Tôi cần báo một tin quan trọng.

        - Được - viên thượng úy gật đầu - Được, anh sẽ được nói chuyện với thủ trương. Nhưng đó là việc ngày mai. Còn bây giờ thì hãy ngồi xuống đây và viết ra giấy rằng anh là ai, từ đâu đến, chạy sang hàng ngũ quân đội Xô-viết để làm gì, viết tất cả những điều mà anh thấy nên viết. Giấy, bút, mực dây. Đừng vội. Không ai quấy rầy anh đâu.

        Rồi viên sĩ quan đi ra.

        Người chiến sĩ quân báo đã dẫn Hô-man tới đây vẫn đứng ngoài cửa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:27:48 am »


3

        Sáng sớm hôm sau gã hàng binh được áp giải đến trưởng phòng phản gián của sư đoàn.

        Một thiếu tá cao gầy từ sau bàn đứng dậy đón Hô-man.

        - Anh muốn báo tin gì cho chúng tôi à? Xin nghe anh.

        - Việc này có thế chiếm mất nửa giờ, có khi còn hơn nữa. - Hô-man móc ra một chiếc hộp thuốc lá, nhìn người sĩ quan như có ý hỏi.

        - Anh có thể hút được - Người sĩ quan cho phép.

        Hô-man cám ơn, mở hộp thuốc ra và đẩy nó về phía thiếu tá.

        - Tôi không hút - Thiếu tá nói.

        - Tôi không có ý mời đồng chí đâu - Hô-man sờ vào nắp hộp - Chả là cái náp này có hai lớp. Ở giữa hai lớp đó là trang đầu tiên của tấm thẻ đảng viên của tôi, có chữ ký của Éc-nét Ten-lơ-man1.

        Thiếu tá đưa con dao nhíp cho Hô-man. Gã lắc đầu:

        - Không. Tôi không dám làm việc đó đâu. Người ta đã dán hai lớp này bằng một chất keo đặc biệt, không thể cạy ra được và dán đã lâu lắm, cách đây những chín năm rồi. Tốt hơn hết là gửi nhờ các chuyên gia mở hộ. Có thể gửi đến tận Mạc-tư-khoa cũng được.

        - Tại sao lại gửi tới Mạc-tư-khoa?

        - Tôi cho rằng sau khi tôi đã báo cái tin quan trọng này rồi thì đồng chí sẽ gửi cả tôi tới đó nữa kia.

        Thiếu tá dốc hết thuốc trong hộp ra, đậy nắp hộp lại, liếc nhìn qua rồi đẩy sang bên cạnh. Hô-man cẩn thận nhặt những điếu thuốc lá bỏ vào túi áo ca-pốt. Thiếu tá nói:

        - Tôi xin nghe anh kể.

        CÂU CHUYỆN CỦA GHÊ-OÓC HÔ-MAN

        Tôi sinh tại Hăm-bua. Chắc đồng chí đã nghe nói tới thành phố đó rồi. Nó nằm trên vùng hạ lưu sông En-bơ, cách Bắc Hải chừng một trăm cây số. Cha tôi làm việc ở cảng, lái xe chở hàng. Ông cụ mất khi tôi lên mười ba tuổi. Mẹ tôi tái giá. Tôi không chịu nổi điều đó, thế là tôi bỏ nhà ra đi. Tôi lang thang khắp nước, sống mấy năm ở vùng Rua, làm việc tạm bợ trong hầm mỏ để kiếm ăn. Nhưng về sau hết mất công việc. Tôi lại lang thang. Đã hai lần tôi sa vào trại lao công. Cứ thế trong hai năm trời. Cuối cùng tôi quay về quê cũ.

        Ở đây cũng khó tìm việc nhưng tôi đã gập may vì tòa thị chính Hăm-bua cần một công nhân để nạo rửa các ống dẫn nước. Tôi làm cái nghề chân lấm tay bùn này cho đến năm 1937. Trong năm đó có tin đồn rằng ở thành phố Ốt-bua (cũng nằm trên sông En-bơ, nhưng ở phía trên Hăm-bua) đang cần lấy công nhân vào nhà máy quân sự. Tôi liền mò tới đây. Nhà máy đó chế tạo đạn súng cối và đại bác. Dạo ấy tôi đã gia nhập Đảng được mười hai năm. Tôi làm thế nào mà khỏi bại lộ và không bị bắt? Nói thực ra tôi cũng không biết nữa. Có lẽ vì tôi không xông xáo, không đứng lên diễn thuyết lần nào. Chắc hẳn thực chất vấn đề là ở chỗ dó. Nói tóm lại, tôi không bị tóm cổ. Tôi lại có công ăn việc làm, lương khá, có phòng riêng, hầu như không rượu chè gì cả. Đáng lẽ có thể lập gia đình. Nhưng tôi vẫn sống độc thân... Thế rồi chiến tranh bùng nổ. Ít lâu sau người ta lấy một công nhân Ba-lan vào làm thế chân tôi còn tôi thì phải nhập ngũ. Tôi đánh nhau một năm rưỡi ở bên Pháp, sau đó theo Rô-men2 gần hết cuộc hành binh chiếm châu Phi và suýt bị cụt chân ở đấy. Trong những năm vừa qua tôi ở mặt trận phía Đông. Cách đây hai mươi hôm đại đội trưởng khen tôi trước hàng quân về việc đã dập tắt đám cháy trong kho lương thực trong khi đang đứng gác cạnh đó rồi tuyên bố cho tôi nghỉ phép về hậu phương.

        Đáng lẽ tôi không đi phép bởi vì nói thực ra là không biết đi về nhà ai cả. Nhưng trước đó ba hôm có một người bạn đã gửi thư cho tôi. Tên anh ta là Mác Vít-bắc. Trước kia chúng tôi cùng làm việc trong nhà máy quân sự ở Ốt-bua, bây giờ Vít-bắc vẫn còn làm ở đấy... Anh ta đối xử với tôi rất tốt, thậm chí có lần đã bảo lãnh cho tôi khi tôi bị một gã đốc công vu khống. Vít-bắc thật là một người thợ hàn hạng nhất, giám đốc nhà máy cũng phải vì nể anh!

        Trong thư Vít-bắc chỉ nói những chuyện thông thường: người này khỏe, người kia ốm, thời tiết vẫn thường, tình hình nhà máy như cũ. Nhưng qua cái "ý tại ngôn ngoại" thì tôi lại cảm thấy rằng hình như Vít-bắc đang lo lắng, băn khoăn về một điều gì đó. Cuối thư anh ta viết: "Giá mà cậu được ghé về đây chừng một tuần thì hay quá!". Tôi cứ nghĩ khôn nghĩ dại rằng: hay có lẽ anh ta gặp hoạn nạn và cần được mình giúp đỡ, khuyên bảo gì chăng? Sao mình lại không về Ốt-bua nhỉ?

        Thế là tôi bon về Ốt-bua. Đêm thứ nhất tôi cùng Vít-bắc trò chuyện cho đến gần sáng, ngày hôm sau anh phải làm kíp thứ hai. Tối hôm sau lúc hai người đã chén chú chén anh xong và đang phì phèo thuốc lá, bỗng Vít-bắc nhích ghế lại gần tôi, hạ thấp giọng xuống và nói rằng muốn thổ lộ với tôi một việc khác thường.

--------------------
        1. Ten-lơ-man là Tổng bí thư Đảng Cộng sản Đửc hồi đó.

        2. Thống chế Phôn Rô-men là danh tướng Đức trong Đại chiến thứ hai đã làm Tổng tư lệnh quân Đức ở Bắc Phi.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 25 Tháng Ba, 2020, 05:12:45 am »


        Đây là tóm tắt câu chuyện anh ta kể cho tôi nghe. Một đêm, cách cái hôm tôi về phép chừng ba tuần, có người gõ cửa nhà anh trong lúc đang ngủ.

        - Ai đấy? - anh đi tới cửa và hỏi.

        - Mở nhanh, sở mật thám đây.

        Vít-bắc cũng như tôi, rất ghét bọn Quốc xã. Thực ra anh không phải là đảng viên nhưng thực thà, ngay thẳng và đúng đắn, nói tóm lại, là một công nhân chân chính... Khi nghe nói các vị khách đêm lại là tụi mật thám, anh liền nấp vào sau cửa. Làm thế nào bây giờ? Không thể trốn được vì phòng anh ở tầng thứ tư và chỉ có mỗi một lối ra mà bọn mật thám đã đứng chắn ngang. Trong nhà Vít-bắc chả có vật gì đáng để buộc tội cả. Do đó anh quyết định rằng tốt hơn hết là đừng lần khần, cứ mở cửa ra để cho bọn chúng thấy rằng chủ nhà không sợ bắt bớ, lục soát bởi vì lương tâm anh ta trong sạch.

        Ba tên mặc quân phục màu đen bước vào.

        Tên đại úy hỏi: - Anh là Vít-bắc, thợ hàn điện ở nhà máy Hăng Bê-me phải không?

        - Chính tôi đây.

        - Anh đã làm việc dưới nước bao giờ chưa?

        - Cắt à? - Vít-bắc hơi bối rối, hỏi lại.

        - Cả cắt, cả hàn.

        Vít-bắc đáp rằng đã từng phục vụ trong ngành hàng hải nên đã quen làm việc dưới nước. Tên mật thám liền hạ lệnh.

        - Thế thì được. Mặc áo quần vào và theo tôi.

        Mấy phút sau Vít-bắc và lũ dẫn dường cho anh đã ngồi vào chiếc xe hơi đợi trước cổng.

        Thoạt tiên họ ghé vào nhà máy. Bọn mật thám tới gặp kỹ sư trực nhật và tên này cho phép lấy trong kho ra hai chiếc máy hàn với một bình khí. Những vật đó được bỏ vào thùng xe. Xe lại nổ máy. Bọn sĩ quan mật thám kéo tấm kính mờ ngăn cách buồng lái với ghế ngồi của hành khách lên, hạ những tấm màn cửa sổ xuống và Vít-bắc hóa ra ngồi trong một cái nhà tù di động. Anh hiểu rằng chúng đang dẫn anh đến một công trình gì quan trọng mà cần phải giữ bí mật địa điểm. Vít- bắc cũng đoán rằng chúng không định giết anh sau khi làm xong công việc. Nếu không thì bọn mật thám đã chẳng phải phòng xa cẩn thận như vậy.

        Xe chạy trong hai giờ. Thoạt tiên nó lượn ngoằn ngoèo trong đường phố Ốt-bua. sau đó chạy ra ngoại ô, tăng tốc độ. ít rẽ hơn trước. Chặng cuối cùng xe chạy thong thả, thỉnh thoảng lại lắc qua lắc lại và nhảy chồm chồm tựa hồ như có những khúc gỗ chặn ngang đường. Vít-bắc đoán là chúng đi theo đường hẻm trong rừng, nên xe vấp phải những rễ nổi của cây cổ thụ. Hơn nữa anh còn nghe tiếng rì rào từ trên cao vang xuống y như tiếng rừng cây reo trong ngày gió lộng...

        Cuối cùng xe dừng lại. Vít-bắc bị bịt mắt. Bọn mật thám dắt anh xuống xe. Bây giờ thì tiếng động cơ xe hơi đã tắt hẳn, tiếng rừng cây reo càng rõ hơn. Ngoài ra Vít-bắc còn ngửi thấy cả mùi lá thông hăng hắc...

        Chúng dìu anh đi và anh nghe tiếng chân của một bọn khác chạy tới mở hòm xe ra. Vít-bắc bước mò trên mặt đất mấy chục bước, một tên dẫn đường bảo: "Cẩn thận nhé. Đây là cầu thang".

        Xuống cầu thang khá lâu. Khi đã xuống hết. Vít- bắc được phép cởi băng bịt mắt. Anh nheo mắt lại, thấy mình đang đứng trong một căn phòng hình tròn có trần vòm, sáng trưng ánh đèn. Sàn nhà rung rinh khe khẽ dưới chân. Đâu đây vẳng lại tiếng động cơ nổ ầm ầm.

        Vít-bắc cùng bọn mật thám chui qua của sập tụt xuống dưới theo cầu thang xoáy ốc tói một dãy ban công dài có lan can bằng sắt. Phía dưới ban công là một chỗ lõm hình vuông ngang dọc mỗi bề chừng bốn chục bước, trong đó nước xoáy sủi bọt. Vít-bắc cảm thấy rằng nước đang từ từ dâng lên.

        Một người mặc quân phục cấp tướng SS tiến lại trước mặt Vít-bắc. Gã đại úy báo cáo rằng đã tìm được người thợ hàn và máy hàn chở đến đây để làm việc. Tên tướng hất hàm trỏ Vít-bắc và hỏi:

        - Người này à?

        Hắn nắm lấy vai Vít-bắc, trỏ xuống phía dưới và nói:

        - Dưới nước kia có một bức tường bằng thép rất rắn. Bức tường này ngăn cho nước khỏi tràn vào hầm. Nhưng ở đâu đó mới sinh ra một vết rò hay vết rạn... hay một vết gì đấy, có ma nào biết được! Anh có thể lặn xuống nước để hàn lại chỗ thủng đó được không?

        Vít-bắc sửng sốt trước những điều trông thấy nên lẩm bẩm:

        - Hóa ra không thể để cho nước chảy vào đó được à?

        Tên tướng nổi xung liền quát:

        - Không nói lôi thôi gì nữa! Được hay là không?

        Vít-bắc nghĩ rằng nếu chối thì sẽ bị giết ngay. Anh trả lời là phải lặn xuống để xem chỗ hư hỏng. Tên tướng bèn thì thầm gì với gã sĩ quan đứng cạnh. Gã này đi ra và lát sau quay lại với tên lính khiêng một bộ quần áo lặn, những chiếc vòi cao su, một cuộn dây. một chiếc bơm nhỏ để truyền không khí và cả mấy chiếc máy hàn mà bọn mật thám đã chở đến dây bằng xe hơi.

        Mười lăm phút sau Vít-bác đã mặc quần áo lặn và ngụp xuống nước.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM