Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:18:47 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới thiệu các tác phẩm trong Dựng nước Giữ nước  (Đọc 26893 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #140 vào lúc: 30 Tháng Năm, 2020, 09:23:35 am »



        NẮNG ĐỒNG BẰNG

        Đã thấy gió từ sông Sài Gòn phả nhẹ vào mặt. Gió mang theo cái vị nồng nồng tanh tanh của dòng sông lắm tôm nhiều cá. Măng lồ ô sắp tàn, đang cố vươn những búp vàng sậm lên lưng chừng rừng. Nom hao hao những ngọn nến khổng lồ đang cháy. Cháy nhợt nhạt. Cháy giữa một trời mưa.

        Nước ở đâu mà tuôn mãi không thôi. Nước rung rào rào trên lá. Nước tràn trên mặt đất. Nước chảy theo những thân cây. Rừng ướt sũng, đất ướt sũng, và trời mãi cũng chẳng thấy khô hơn. Mới xế chiều mà rừng đã muốn tối om. Rừng như xị ra. Mặt trời vẫn còn đâu đó ở đường chân trời. Nó đang thổi hồng một đám mây màu xám chì, giống như đống trấu ủ giữa sương mù đặc sệt. Dai dẳng trên cao, tiếng “đầm già” nhoè nhoẹt lúc gần lúc xa, nghe thuốn buốt như có cánh ong nào siết vòng ngay mang tai. Chiếc L.19 có dáng bay của một con chuồn chuồn ướt cánh, nhưng cái đầu của nó cứ vênh lên ngạo nghễ.
Vừa thấy được một mảng xanh đã tiếp liền những bãi trống. Những bãi B.52 trống hơ trống hoác khiến dải rừng gợi lên sự liên tưởng tới cái đầu lở trốc. Mùi khét của nó vẫn còn vương vất trong mưa. Đưa lưỡi nếm trên môi, bỗng dưng thấy vị đắng. Một đàn dọc đen trũi vội vã quăng mình trên ngọn cây cao. Chúng nó tản cư về những vùng rừng già yên tĩnh, ít tiếng đạn bom.

        https://www.quansuvn.net/index.php/topic,4532.0.html
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #141 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2020, 09:10:28 am »



        ADOLF HITLER CHÂN DUNG MỘT TRÙM PHÁT XÍT

        Hitler rất ít khi nói về gia đình. Nhưng theo một số người bạn thân thiết, ông thú nhận rằng mình không thể hòa hợp được với cha, một người độc tài, trong khi rất kính trọng mẹ, người phụ nữ mềm yếu, dịu dàng. Bà đã luôn chiếm một vị trí thống trị trong cuộc sống của Hitler, cha mẹ Hitler đều. sinh ra ở Waldviertel, miền quê của nước Áo, phía tây bắc thành phố Viên, cách không xa biên giới với Tiệp Khắc. Theo một thành viên trong gia đình Hitler, dòng họ Hitler mang dòng máu Moravi. Hitler là cái tên rất lạ đối với một người Áo và rất có thể nó được phiên âm từ tên của Tiệp Khắc là “Hidlar” hoặc “Hidlareek”. Có rất nhiều tên như vậy đã xuất hiện ở Waldviertel từ năm 1430 và được đổi từ Hydler sang Hytler, sau đó sang Hidler. Năm 1650, một người họ hàng trực tiếp bên mẹ của Adolf Hitler có tên là Georg Hiedler. Những người cháu ông thi thoảng đánh vần tên của họ là “Huttler” và “Hitler”. Thời đó, chính tả là một vấn đề không quan trọng và là việc được chăng hay chớ kiểu như ở Anh thời Shakespeare vậy.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31431.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #142 vào lúc: 31 Tháng Năm, 2020, 09:15:56 am »

 

        KHOẢNG TRỜI BAN-TÍCH

        Nhỏ bé trong chiếc áo len, Ma-sa từ xe ca-mi-ông nhảy xuống trước ga Ban-tích, rũ váy dính đất và đi về phía xe điện đỗ.

        Từ hơn một tháng không ở trong thành phố, nay chị quan sát chỗ quen thuộc cũ một cách tò mò lo lắng. Cả tháng vừa qua, chị đi đào hố chống xe tăng, lúc đầu ở phía Kim-gi-sép, rồi ở phía nam O-ra-ni-en-bôm, sau cùng, khi quân Đức chiếm Pê-tê-rốp và Stren-na, thì đào ngay ở sát thành phố, ngay cạnh xưởng chế tạo máy chữ "Lê-nin-grát". Cả tháng đó, cũng như hàng vạn phụ nữ khác, chị cứ để nguyên quần áo mà ngủ, ngủ ngay trên đất, dưới bom đạn, giữa những làng xóm ngụt cháy và những cánh đồng bị cầy xới tung lên. Tin tức về thành phố sơ sài và hiếm; nhưng chị biết là thành phố bị oanh tạc từ những ngày đầu tháng chín và mặt trận cũng chẳng còn cách bao xa. Chị không thể hình dung nổi khi chị về thì phố xá sẽ ra sao, nhưng chị đoán chắc thế nào cũng có sự thay đổi.

        Cho nên chị rất ngạc nhiên khi thấy thành phố vẫn như cũ. Trước ga. những quán bát giác vẫn bán các thứ nước đường nhiều mầu. Các em gái bé vẫn vẽ những ô vuông vẫn đánh đáo trên hè. Người qua đường vẫn nhấm nháp kem cây. Ở ngã ba, đồng chí nữ công an đang giũ chân cho khỏi mỏi. Nước tù trên con kênh, óng ánh vệt dầu lửa. Xe điện vẫn rít bánh như hồi trước chiến tranh. Nhưng trên không cao tít, trong những áng mây nhẹ đầy ánh sáng mặt trời, vệt trắng của một chiếc máy bay ẩn hiện vẽ những đường loằng ngoằng. Ta hay địch? Ma-sa không rõ. Chiếc máy bay làm chị nghĩ đến Kô-li-a Sê-rốp.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31425.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #143 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2020, 07:11:58 am »

       

        BAY VÀO VŨ TRỤ

        Nếu như ngày 12-4-1961, Iuri Gagarin là người đầu tiên trên thế giới bay vào vũ trụ thì ngày 23-7-1980, Phạm Tuân là người đầu tiên của Châu Á đã bay vào vũ trụ cùng với Vichtor Gorbatcô. Tôi gọi Phạm Tuân là Gagarin của Châu Á chắc cũng không bị ghép vào tội ngoa ngôn. Có lẽ, đến thời điểm khi tôi viết những dòng này thì Phạm Tuân cũng là người duy nhất trên đất nước Việt Nam đã nhận được danh hiệu Anh hùng 3 lần: hai lần của Việt Nam (Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng Lao động) và Anh hùng Liên Xô.

        Thường thì trong quá trình đào tạo phi công, nếu ai đó không thể bay được, không đủ điều kiện bay thì sẽ chuyển xuống học kỹ thuật. Riêng Phạm Tuân lại ngược lại - không đủ sức khỏe để học lái máy bay, được cử đi học kỹ thuật rồi từ đội ngũ kỹ thuật lại chuyển lên học bay. Đến khi đi vũ trụ cũng vậy. Việc khám chọn, tuyển lựa để đưa đi đào tạo phi công vũ trụ được thực hiện ở trong nước và khi ấy Phạm Tuân lại đang học ở Học viện Không quân Gagarin (Liên Xô). Từ Học viện, Phạm Tuân được chọn đi khám tuyển trong khi danh sách đội bay để đưa đi đào tạo đã được lập từ Việt Nam. Phạm Tuân đã "trúng cử", đã được đi đào tạo và đã trở thành phi công vũ trụ bay chính thức trong chuyến bay trên con tàu vũ trụ "Soyuz-37" (Liên hợp-37).

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31379.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #144 vào lúc: 01 Tháng Sáu, 2020, 07:15:03 am »



        BÊN BỜ HIỀN LƯƠNG

        Đầu xuân năm 1968.

        Thời tiết ở khu vực Vĩnh Linh trở nên rét lạnh. Mấy ngày hôm nay, gió mùa đông bắc từng đợt tràn về. Trời âm u, từng đám mây màu chì xếp thành lớp cuồn cuộn trôi về phía tây. Thỉnh thoảng, trần mây nặng trĩu bị gió xé toạc, hé ra một khoảng trời màu xanh. Những đám mây khác lại trôi mau đến lấp vào khoảng trống xanh lam ấy. Tiếng pháo bên phía Cồn Tiên, Dốc Miếu vẫn thay tiếng sấm giã bùm bụp lên đồng ruộng, xóm làng. Càng gần sáng, tiếng pháo càng thưa. Im lặng dâng tràn. Chỉ có tiếng gió reo. Tiếng cá quẫy. Tiếng lách cách của ai đang kéo cần cơ bẩm. Tiếng ầu ơ của bà mẹ ru con trong những căn hầm chữ A... Sự im lặng giả tạo như trò chơi con trẻ, đánh lừa dòng sông, đánh lừa cỏ cây, đánh lừa mưa gió để rồi bất thình lình những cơn mưa đạn, mưa bom lại ào ào trút xuống. Bốn năm qua, tiếng pháo, tiếng bom của giặc như âm thanh thường trực với đất trời, với người dân vùng tuyến.
Trong hầm chỉ huy của tiểu đoàn hai, nước mưa lút mắt cá chân. Căn hầm hình chữ nhật, rộng hai mét, dài bốn mét là chỗ phình ra của giao thông hào. Bốn cột gỗ vững chắc bốn bên được những cọc tre trợ lực chống chiếc đà ngang cũng bằng gỗ thành một mái che. Bên trên là một lớp đất dày. Thông với hầm chỉ huy là một chiếc hầm chữ A khá kiên cố. Nước trên nóc hầm thỉnh thoảng lại rỏ xuống lóc bóc. ở một góc, mấy chú cóc không biết từ đâu mò tới, nổi lềnh bềnh trên mặt nước hay bám vào cọc tre chống hầm, nghiến răng thành những tiếng ồm ộp, trầm buồn. Căn hầm lạnh lẽo sặc mùi ẩm mốc, mùi nồng tanh của đất đỏ ba dan, mùi ải mục của những lớp lá dương lót trên hầm.

        https://www.quansuvn.net/index.php/topic,3163.0.html
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #145 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2020, 07:15:08 am »


        CHIẾN THẮNG CHÒI ĐỒNG

        Chòi Đồng là một địa danh quen thuộc đối với cán bộ chiến sĩ và nhân dân địa phương trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ. Một trảng cỏ tranh rộng nằm lọt giữa vùng căn cứ khu Tây – một vài căn chòi lưa thưa dựng tạm dưới những tán rừng chồi che mưa che nắng cho người dân làm rẫy. Chòi Đồng đã ghi đậm dấu ấn khi cháy lên thành một cánh đồng lửa, thiêu đốt hai tiểu đoàn lính dù, lực lượng tổng trù bị của ngụy quyền Sài Gòn vào ngày 9 tháng 2 năm 1965. Đó là một trận đánh thể hiện tinh thần kiên cường dũng cảm của cán bộ chiến sĩ Trung đoàn 2, Sư đoàn 9 với sự hiệp đồng và sát cánh của của quân và dân huyện Châu Đức.

        Thời điểm đó, Trung đoàn 2 (Q762) còn là Trung đoàn trực thuộc Bộ Chỉ huy Miền được điều về chiến trường Bà Rịa – Long Khánh tham gia Chiến dịch Bình Giã. Đánh thắng nhiều trận giòn giã trong đợt 1 và đợt 2 Chiến dịch Bình Giã, Trung đoàn 2 tiếp tục đứng chân ở Chòi Đồng làm nhiệm vụ bảo vệ căn cứ, trong thời điểm chuẩn bị chiến trường trước khi bước vào giai đoạn 3 – giai đoạn phát huy thắng lợi của Chiến dịch Bình Giã, tiêu diệt nhiều sinh lực địch, đẩy mạnh phong trào phá ấp chiến lược, mở rộng vùng giải phóng trên toàn Miền.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31384.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #146 vào lúc: 02 Tháng Sáu, 2020, 07:21:28 am »

     
        ĐẤT NÚI MƯỜNG KHƯƠNG

        Trời nhá nhem. Đường vảo bản mờ mờ sương bay, rừng núi bốn bên mờ mờ sương phủ. Lạnh. Hơi lạnh trong sương, hơi lạnh từ các chòm cỏ ngải, hơi lạnh từ lớp lá ẩm và hơi lạnh như cả trong ánh sáng mờ yếu ớt còn sót lại giữa cánh rừng thưa lan ra. Những cây lê đầu bản Thải Giàng Sán khẳng khiu trụi lá nom như những bó chông nhọn nhô cao trong bầu trời xám xỉn.

        Một người đàn ông nép mình trong đám cỏ rậm sát đường biên giới. Hắn ta mặc áo đen, xắc vải đen quàng chéo qua vai. Hắn nhìn ngó bốn bên. Hai con mắt của hắn như hai vết chém trên khuôn mặt dày nung núc thịt, trúng triếng. Thấy bốn bên vắng lặng, hắn nhỏm dậy. Theo con đường mòn, hắn đi nhanh vào bản.

        https://www.quansuvn.net/index.php/topic,1100.0.html
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #147 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2020, 09:49:37 am »


        LỊCH SỬ BẠC LIÊU 30 NĂM KHÁNG CHIẾN

        Bạc Liêu là tỉnh cực nam của Tổ quốc Việt Nam, một vùng đất thuộc đồng bằng sông Cửu Long, có diện tích tự nhiên rộng lớn, bờ biển dài, có rừng tràm, rừng đước độ che phủ khá dày đặc, có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú. Đặc biệt con người Bạc Liêu vốn có truyền thống yêu nước, căm ghét chế độ thực dân, phong kiến, cần cù sáng tạo trong lao động, bất khuất trong đấu tranh và một lòng theo Đảng. Nơi đây đã từng là căn cứ địa của Xử ủy Nam Bộ và khu Tây Nam Bộ qua hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31602.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #148 vào lúc: 03 Tháng Sáu, 2020, 09:52:09 am »


        CAO ĐIỂM CUỐI CÙNG

        Nhà xuất bản Văn học đã đưa tôi đọc cuốn “Cao điểm cuối cùng” được tác giả sửa chữa và bổ sung thêm trước khi in lại lần thứ hai, để góp ý kiến, đồng thời Nhà xuất bản cũng yêu cầu tôi viết lời giới thiệu cuốn sách này với bạn đọc nhân dịp kỷ niệm mười năm chiến thắng Điện Biên Phủ.

        Tôi không phải là nhà văn, cũng không phải là nhà nghiên cứu văn học. Tôi chỉ là một người chỉ huy quân sự có mặt tại mặt trận Điện Biên Phủ. Nhưng tôi rất vui lòng làm công việc này, vì cuốn sách đã đem lại cho tôi nhiều xúc cảm, gợi cho tôi một số suy nghĩ, và cũng vì tôi nhận thấy việc làm này có thể giúp ích phần nào đối với bạn đọc.

        Từ ngày quân dân ta chiến thắng tại Điện Biên Phủ, mười năm đã qua. Công việc trước mắt bận rộn khiến tôi ít có dịp hồi tưởng lại những ngày đầu xuân, đọc lại cuốn sách này, tôi đã thấy hiện ra trước mắt khung cảnh hùng vĩ của Điện Biên Phủ, tôi đã gặp lại ở đây những người đồng chí, những người bạn chiến đấu đã cùng tôi chia ngọt sẻ bùi, cùng chịu đựng và vượt qua những thử thách trong mùa xuân năm đó.

        https://www.quansuvn.net/index.php/topic,5415.0.html
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #149 vào lúc: 04 Tháng Sáu, 2020, 06:45:33 am »



        NGƯỜI THAY THẾ H.23

        Chiếc đồng hồ treo tường trong phòng tác chiến Phân cục Tình báo trung ương Mỹ ở Mai-a-mi thong thả điểm sáu tiếng. Đã chạng vạng tối. Mai-cơ, người chỉ đạo trực tiếp chiến dịch sắp được mở màn sau mười lăm phút nữa, giơ tay ấn nút chuông điện và cất cao giọng Tây Ban Nha khá sõi:

        - Mời vào!

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31526.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM