Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 10:23:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới thiệu các tác phẩm trong Dựng nước Giữ nước  (Đọc 27178 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #70 vào lúc: 25 Tháng Tư, 2020, 04:16:51 pm »

           

        NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN ĐẤU T2

        Thắng lợi của 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc là thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân mang đầy đủ tính cách mạng triệt để và tính khoa học sâu sắc. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, dân tộc ta đã tiến hành một cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện và lâu dài, tạo nên bước phát triển mới của nền nghệ thuật quân sự Việt Nam.
Trong chiến tranh giải phóng, quân dân ta đã đánh hàng ngàn trận. Trình độ và nghệ thuật tác chiến được nâng lên một tầm cao mới về chất. Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kế thừa nhuần nhuyễn nghệ thuật quân sự truyền thống của cha ông, vận dụng cách đánh du kích kết hợp với cách đánh chính quy, đánh tiêu hao kết hợp với đánh tiêu diệt; vận dụng nhiều cách đánh phong phú sáng tạo đánh nhỏ, đánh vừa, đánh lớn, đánh ở trước mặt và đánh sau lưng địch, huy động mọi sức mạnh của toàn dân để giành chiến thắng.

        Trong hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ đó, mỗi trận đánh không chỉ là một chiến công góp vào thắng lợi chung của cả dân tộc, mà còn làm phong phú thêm kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, khẳng định nghệ thuật dám đánh, biết đánh và biết thắng của quân và dân ta. Tinh thần ấy vẫn còn nguyên giá trị trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31691.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #71 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:44:55 pm »

       

        NGHỆ THUẬT QUÂN SỰ TRONG CHIẾN ĐẤU T1

        Trong hàng ngàn trận đánh lớn nhỏ đó, mỗi trận đánh không chỉ là một chiến công góp vào rừng hoa chiến công của cả dân tộc, mà còn để lại nhiều kinh nghiệm quý báu góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam.

        Kinh nghiệm dù nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn - nó khẳng định nghệ thuật dám đánh, biết đánh và biết thắng của quân và dân ta. Tinh thần dám đánh, quyết đánh, ý chí “Không có gì quý hơn độc lập tự do” của dân tộc ta trong chiến tranh giải phóng vẫn còn nóng hổi tính thời sự trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30233.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #72 vào lúc: 26 Tháng Tư, 2020, 05:47:23 pm »



        ĐẠI TƯỚNG LÊ ĐỨC ANH - CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP CÁCH MẠNG

        Sinh ta và lớn lên trong cảnh nước mất, nhà tan, phải chứng kiến cảnh người dân nô lệ mất nước sống cơ cực dưới gót giày thực dân, phong kiến, đã hun đúc trong đồng chí lòng yêu nước và tinh thần đấu tranh cách mạng. Từ khi còn trẻ, đồng chí đã tích cực tham gia hoạt động trong Mặt trận Dân chủ huyện Phú Vang và Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế; tổ chức và phụ trách các nghiệp đoàn cao su ở Lộc Ninh. Sau Cách mạng Tháng Tám 1945, đồng chí tham gia quân đội và bắt đầu cuộc đời binh nghiệp đầy gian khổ và oanh liệt. Hai cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược đã tôi luyện ý chí và tài năng, giúp đồng chí không ngừng trưởng thành và có những đóng góp quan trọng trên các cương vị được Đảng, Nhà nước và Quân đội giao phó. Đồng chí đã trực tiếp tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch lớn, như cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân 1968, Chiến dịch Hồ Chí Minh tháng 4-1975...
Từ năm 1976 đến 1980, đồng chí được giao các chức vụ Tư lệnh Quân khu 9; Tư lệnh kiêm Chính ủy Quân khu 7, kiêm Chỉ huy trưởng cơ quan tiền phương của Bộ Quốc phòng ở mặt trận Tây Nam; được thăng quân hàm Thượng tướng năm 1980. Ngày 29-6-1981, đồng chí được bổ nhiệm làm Thủ trưởng Bộ Quốc phòng kiêm Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Campuchia.

        Năm 1982, đồng chí được Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa V bầu vào Bộ Chính trị; năm 1984, đồng chí được thăng quân hàm Đại tướng và giữ các trọng trách của Quân đội như: Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (năm 1986): Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng (năm 1987).
Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII (năm 1991), đồng chí được bầu lại vào Ban Chấp hành Trung ương và Ban Chấp hành Trung ương đã bầu đồng chí vào Ban Thường vụ Bộ Chính trị Trung ương Đảng. Ngày 23-9-1992, Quốc hội khóa IX đã bầu đồng chí làm Chủ tịch nước.

        Sau khi thôi chức vụ ủy viên Ban Cố vấn Ban Chấp hành Trung ương Đảng (tháng 4-2001), đồng chí được nghỉ hưu. Đến nay, Đại tướng Lê Đức Anh đã có gần 80 năm hoạt động cách mạng và 77 năm tuổi Đảng. Trong quá trình hoạt động cách mạng, dù ở cương vị nào, đồng chí cũng đều nỗ lực, làm tròn nhiệm vụ của mình với tình cảm cách mạng, hết lòng hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nguyên Tổng Bí thư Đỗ Mười đã viết: "Đồng chí Lê Đức Anh một trong những nhà chính trị tầm cỡ, nhà quân sự lớn của Đảng và Nhà nước ta".

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31692.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #73 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:37:53 am »



        CHIẾN TRƯỜNG MỚI

        Viết lời giới thiệu cho cuốn hồi ức của thượng tướng, phó giáo sư Nguyễn Hữu An tôi càng xúc động thương tiếc người đồng chí, bạn chiến đấu gần gũi, tin cậy qua hai cuộc kháng chiến vĩ đại của nhân dân ta dưới sự lãnh đạo tài tình của Đảng và Bác Hồ muôn vàn kính yêu vì độc lập, tự do, vì chủ nghĩa xã hội.

        Thu đông năm 1947 quân viễn chinh Pháp tấn công lên Việt Bắc, tôi gặp Hữu An là chính trị viên trung đội... ở chiến trường Bắc Cạn, Hữu An được chuyển sang làm đại đội trưởng, chiến đấu khá tốt. Từ chiến trường Cao-Bắc-Lạng qua nhiều trận đánh, nhiều chiến dịch. đến Biện Biên Phủ lịch sử Hữu An là trung đoàn trưởng trung đoàn 174 thuộc đại đoàn 316 đánh đổi A1. Mùa hè năm 1958 Hữu An mang quân hàm trung tá, rồi thượng tá tham mưu phó Quân khu Tây Bắc. Kháng chiến chống Mỹ cứu nước lại gặp nhau ở Tây Nguyên, Hữu An mang quân hàm đại tá, phó tư lệnh Mặt trận B3. Chiến dịch Huế - Đà Nẵng mùa Xuân 1975 lại phổi hợp với nhau và sau đó thiểu tướng Hữu An chỉ huy Quân đoàn 2 thuộc cánh quân phía đông trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phóng Sài Gòn. Có thể nói không sao nhớ hết những lần gặp nhau trên chiến trường, trong các cuộc họp.

        Trên 50 năm hoạt động, chiển đấu lớn, nhỏ, ác liệt khẩn trương, khó khăn thiếu thốn chung niềm vui và nỗi lo; tôi thấy Hữu An là người trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc, chủ nghĩa xã hội của Đảng; trung thực với tổ chức. đồng chí, đồng đội bạn bè; trung kiên trong chiến đấu chống kẻ thù ở bất kì hoàn cảnh, thử thách nào với tinh thần trách nhiệm cao. Có ý chí và nghị lực tự học tự rèn.Trên cơ sở đó Hữu An là một tướng lĩnh có tài năng, xây dựng và huấn luyện các binh đoàn bộ đội, tổ chức, chỉ huy, chiến đấu dũng cảm, linh hoạt, linh hoạt, sáng tạo. Với kinh nghiệm được tích lũy phong phú, với học hàm phó giáo sư, thượng tướng Nguyễn Hữu An xứng đáng với trọng trách giám đốc Học viện Quốc phòng đào tạo cán bộ quân sự cao cấp của quân đội; qua nghiên cứu, giảng dạy, đúc kết góp phần vào kho tàng lý luận quân sự của Đảng.

        Cuốn hồi ức chưa nói hết mọi trận chiến đấu ác liệt, đời sống thiếu thốn, gian khổ, phải nỗ lực phi thường mới vượt qua được, nhưng đó là kinh nghiệm phong phú của cuộc đời binh nghiệp lâu dài góp phần vào nền khoa học, nghệ thuật quân sự của cách mạng Việt Nam.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30225.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #74 vào lúc: 27 Tháng Tư, 2020, 07:41:15 am »



        ÚT TENG

        Thực ra tên nó là Ròng, út Ròng! Nhưng người ta cứ hay gọi nó là Teng, út Teng! Lớn lên một chút bắt đầu nhận biết được điều này, nó tò mò hỏi má. Má nó hơi ngớ ra, ngúc ngoắc cái đầu một chút rồi cười à: “Ôi! Thằng nhỏ không hỏi thì tôi cũng quên phứt rồi! Ròng, con ạ! Đúng ra ba đặt tên con là Ròng. Má sanh ra con ở trên ghe, vào một buổi nước ròng tới đáy, ba con phải lội bộ đẩy má đi cả nửa ngày trời mới tới cái chòi có bà đỡ nhưng không kịp... Con ra đời giữa con nước ròng, vậy đó”. “Thế sao tụi bọn nó cứ kêu con tên Teng?”. Nó định hỏi nữa nhưng thấy má nó có vẻ tất bật định đi đâu, nên thôi. Vả lại, nó nghĩ, Ròng có cái cớ kêu Ròng, chắc Teng cũng có cái cớ kêu Teng, phải tự hiểu lấy thôi. Hôm sau ra sông gặp thằng Đảm, bạn chí cốt của nó, nó tuyên bố đầy vẻ trịnh trọng: “Mầy biết tại sao tao tên Teng không mầy? Tại vì tao hay toòng teng đeo chiếc giỏ xách ra sông kiếm cá hoài đó mầy. Cũng như, mầy tên Đảm, chắc là hồi má mầy sanh mầy, bả...”. Nói tới đây, nó tịt vì chưa kịp nghĩ ra được cái lý do gì mà bạn nó tên Đảm cả. Hai đứa nhe răng cười, thằng Teng cười to nhất. Vậy là nó vẫn chưa thành người lớn. Người lớn gì mà có thế cũng không biết.

        Rồi nó cũng quên chuyện đó ngay. Ròng hay Teng cũng đều dính dáng đến sông hết trọi. Gọi tên gì cũng được, kể cả tên Sông, tên Nước, tên Cá, tên Tôm... Ngon lành hết. Miễn là ngày ngày, má cứ cho nó ra sông với thằng Đảm là được rồi.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=22071.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #75 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:32:29 am »

   

        NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN

        Ngày 19 tháng Năm lại đến với chúng ta.

        Hôm nay, cả dân tộc ta đang tưởng nhớ đến Người.

        Tôi muốn ghi lại một số hình ảnh của Bác trong những năm tháng không thể nào quên của một thời kì đầu mới giành được chính quyền, khi vận mệnh của Tổ quốc đã có lúc như “ngàn cân treo sợi tóc”.

        Bàn tay chèo lái của Bác, sự lãnh đạo tài tình của Trung ương Đảng ta do Bác đứng đầu, khí thế của nhân dân ta từ thành thị đến làng quê, từ Bắc chí Nam…, tất cả những điều lớn lao đó cùng với tình hình “thù trong giặc ngoài” cực kì rối ren phức tạp, những chương sau đây chắc là chỉ nói lên được một phần nào.

        Nhân Kỉ niệm lần thứ tám mươi Ngày sinh của Bác, đây là những dòng thành kính để góp phần cùng đồng bào và các đồng chí hồi tưởng đến Người, đến công ơn to lớn của Người đối với dân tộc và đất nước, đến những lời Người dặn lại chúng ta trước lúc ra đi.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30226.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #76 vào lúc: 28 Tháng Tư, 2020, 11:39:00 am »



        VƯỢT CÔN ĐẢO

        Tất cả tù Côn Đảo đều gọi Côn Đảo là địa ngục, một thứ địa ngục trần gian. Nghe người ta nói ở địa ngục, trên có Diêm Vương hung ác, dưới có bọn quỷ sứ đầu trâu mặt ngựa. Để hành hạ người chết, có vạc dầu nấu sôi, sông lúc nhúc mãng xà rắn rết, có chỗ cưa chân xẻ tay, róc thịt chẻ xương.
Không biết có địa ngục và địa ngục có những cảnh đó không, nhưng ở Côn Đảo, những cảnh đó không thiếu gì, và còn gấp trăm gấp nghìn thế là khác.

        Côn Đảo không có Diêm Vương, nhưng có chúa đảo Giắc-ty. Thằng này là một tên quan tư, làm cai ngục 20 năm. Tù Côn Đảo gọi nó là thằng "Cá mập" hay là thằng "Tư nghêu". Cá mập là giống cá thích ăn thịt người, loài này rất nhiều ở bê Côn Đảo. Tư nghêu là vì nó hay xuống chỗ anh em tù đánh cá, lấy con sò, con nghêu bóc vỏ ăn sống. Loài thèm thịt người vẫn hay có máu thích ăn đồ tanh.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=22072.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #77 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 04:59:58 pm »

         
     
        SỬA LẠI CHO ĐÚNG, BÀN THÊM CHO RÕ
        
        Năm 1989, trước yêu cầu đổi mới trong nghiên cứu lịch sử và ý kiến đóng góp của đông đảo bạn đọc, bắt đầu từ số 37(3-1989), Tạp chí Lịch sử quân sự (LSQS) mở chuyên mục “Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ”. Từ đó đến nay, cứ đều đặn trên các số, với chuyên mục này, Tạp chí đã đăng tải hơn 200 bài viết liên quan đến các vấn đề lịch sử chiến tranh, lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam, lịch sử quân sự thế giới, lịch sử tổ chức quân sự qua các thời kỳ từ cổ đại đến hiện đại; về Đảng Cộng sản Việt Nam và lãnh tụ Hồ Chí Minh…”

        Đúng như tên gọi của nó, chuyên mục này đã góp phần trả lại sự thật hoặc làm sáng tỏ thêm một số sự kiện và nhân vật liên quan đến LSQS nói riêng, lịch sử nói chung. Ngay từ khi ra đời, chuyên mục “Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ” đã thu hút được sự chú ý của đông đảo độc giả. Từ gợi ý của nhiều nhà khoa học và đáp ứng yêu cầu của đông đảo bạn đọc, Ban biên tập Tạp chí LSQS đã tổ chức tuyển chọn trong số các bài viết đã đăng trên Tạp chí thành cuốn sách “Sửa lại cho đúng, bàn thêm cho rõ” (Tuyển chọn từ Tạp chí Lịch sử quân sự).

        Cuốn sách giúp người đọc tiếp cận sự thật của một số sự kiện, nhân vật mà lâu nay, vì nhiều lý do, được phản ánh không đúng hoặc thiếu chính xác trên sách, báo và diễn đàn khoa học. Do số lượng bài viết của chuyên mục này rất lớn, đề cập tới nhiều vấn đề của LSQS và lịch sử nói chung, trong khi dung lượng cuốn sách lại có hạn, nên trên từng lĩnh vực chúng tôi chỉ tuyển chọn một số bài. Những bài có nội dung trùng lặp, những vấn đề sau khi được nêu trên Tạp chí đã được các cơ quan hữu quan, các tác giả tiếp thu, “sửa lại cho đúng” hay những vấn đề mà tính khoa học và tính thực tiễn còn hạn chế, đều không tuyển chọn đưa vào cuốn sách này.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30236.0
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Tư, 2020, 07:58:37 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #78 vào lúc: 29 Tháng Tư, 2020, 05:03:00 pm »

   

        TÂM BÃO (BÃO THÉP T3)

        Trường bắn chuyên dùng của binh chủng Thiết giáp được xây dựng ở khu vực Rừng Cam nằm gần sát chân dãy núi Tam Đảo. Nghe nói ngày xưa ở đây là đồn điền của một ông dân biểu chuyên trồng một giống cam ngon nổi tiếng. Chẳng biết có thật thế không nhưng khi binh chủng Thiết giáp về đây nhận đất xây dựng thì đó chỉ còn là một bãi đất trống lưa thưa vài đám cây bụi, chẳng thấy còn một gốc cam nào. Với hàng nghìn công lao động và một khối lượng vật tư cực lớn đổ vào Rừng Cam đã trở thành một trường bắn hiện đại vào bậc nhất của quốc gia, có thể tổ chức bắn cho mọi loại vũ khí xe tăng vào các loại mục tiêu cố định, ẩn hiện hay di động. Nhờ có mỏm núi Đầu Trâu và dãy Tam Đảo cao hơn nghìn mét ở phía sau hình thành một khối chắn thiên nhiên nên điều kiện an toàn ở đây tương đối đảm bảo mặc dù vẫn thường xuyên bắn đạn pháo các cỡ. Vào mùa huấn luyện ở đây không lúc nào ngớt tiếng gầm rú của động cơ xe tăng và tiếng nổ của các loại đạn. Người dân quanh vùng cũng đã quen dần với những thứ đó, những ngày không nghe tiếng xe tiếng pháo lại cảm thấy thiêu thiếu một cái gì đó.

        Nhưng hôm nay hình như khu vực Rừng Cam có cái gì đó không bình thường. Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nhâm Tý mà hình như không khí ở đây lại sôi động hơn lên. “Bộ đội năm nay không nghỉ Tết hay sao ấy”, dân Rừng Cam kháo nhau như vậy. Ngay từ sáng sớm từng đoàn xe con đã lũ lượt tới đây. Bọn trẻ chăn trâu dọc con đường vào trường bắn cứ trố mắt ra nhìn những cán bộ mang rất nhiều sao trên ve áo mà lần đầu tiên chúng mới nhìn thấy ở đây.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=23305.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #79 vào lúc: 30 Tháng Tư, 2020, 04:43:40 pm »

       

        VIỆT NAM GIẢI PHÓNG QUÂN - NHỚ LẠI BƯỚC KHỞI ĐẦU

        Cuốn sách "Việt Nam Giải phóng quân - Nhớ lại bước khởi đầu” được biên soạn là việc làm nhỏ góp phần kỷ niệm những ngày lễ lớn của đất nước, của quân đội trong hai năm 1994 - 1995.

        Đây là cuốn sách tập hợp nhiều hồi ức và một sôi bài nghiên cứu về thời kỳ đầu của quân đội ta. Tác giả chính của sách là các nhà cách mạng lão thành, các cán bộ, chiến sĩ Việt Nam Giải phóng quân - những người đã tham gia cách mạng từ năm 1944 trở về trước, giờ đây râu tóc đã bạc phơ.

        Khắc phục độ lùi thời gian quá xa và sự hạn chế sức khoẻ vì tuổi tác với tinh thần trân trọng lịch sử, các lão đồng chí đã cố nhớ lại những cuộc chiến đấu mà mình tham gia, nghiên cứu, phân tích, tự mình viết lại hoặc kể lại cho người khác ghi.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30250.0


Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM