Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 18 Tháng Tư, 2024, 02:18:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới thiệu các tác phẩm trong Dựng nước Giữ nước  (Đọc 27227 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:53:57 am »



        MŨI LAO THÉP

Ngồi trên nóc chiếc xe thiết giáp K63, dựa lưng vào khẩu 12 ly 7, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 4 của Lữ đoàn xe tăng 203 Phạm Ngọc Bảng thảnh thơi dõi mắt ra phía vịnh Cam Ranh. Chiều đang xuống, mặt trời đã khuất sau rặng núi phía tây làm mặt biển chuyển sang màu tím sẫm thật là huyền bí. Những làn gió biển mát rượi mơn man trên mặt, trên tóc như xua đi hết mọi mệt nhọc, lo toan làm Bảng thấy thật dễ chịu. Anh duỗi chân cố tận hưởng chút nghỉ ngơi ngắn ngủi vì biết rằng vẫn còn nhiều việc phía trước. Đã gần một tháng nay, tiểu đoàn anh hành quân rồi tác chiến liên miên. Hết đánh Huế, đánh Hải Vân, giải phóng Đà Nẵng rồi cơ động để tối hôm nay có mặt ở bên bờ vịnh Cam Ranh lộng gió này. Và vừa mới đây thôi, anh đã cử trợ lý tham mưu Bùi Văn Định chỉ huy chiếc xe 046 đi trinh sát nắm tình hình địch cho trận đánh có thể xảy ra vào nay mai thôi. Là người trong cuộc nhưng lắm lúc Bảng tưởng như mình đang mơ bởi dẫu có giàu trí tưởng tượng đến đâu anh cũng không thể nào hình dung ra tình hình lại diễn biến nhanh đến vậy.

        Cách đây đúng ba năm, ngày 15 tháng 4 năm 1972, tại một nông trường phía Tây tỉnh Quảng Bình, đang là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 244 của Trung đoàn 202 thì anh nhận nhiệm vụ đưa đại đội xe tăng 3 hành quân độc lập vào A Lưới để cùng với đại đội tăng 4 của 203 làm mũi vu hồi vào sau lưng Huế. Hồi đó, Bảng mới từ Tỉnh đội Hà Nam Ninh chuyển về binh chủng Thiết giáp nên hiểu biết về xe tăng với thiết giáp còn rất lơ mơ. Vì vậy, khi nhận nhiệm vụ này anh rất lo, thậm chí còn sợ nữa. Không sợ vì phải đi chiến trường mà chỉ lo không hoàn thành nhiệm vụ. Toàn quyền chỉ huy một đại đội xe tăng “đơn thương, độc mã” đi vào một chiến trường xa lạ mà trong tay chỉ có mỗi tấm bản đồ đâu phải chuyện nhỏ. Cũng may cho anh, ban chỉ huy đại đội 3 hồi đó đều là những tay “cứng cựa”, có thâm niên công tác tại binh chủng và họ đã giúp đỡ anh rất nhiều. Đó là đại đội trưởng Lê Minh Đô, dân Thường Tín, Hà Tây. Người ta bảo “nhất lé, nhì lùn” thì riêng tay này “vừa lé lại vừa lùn”. Có lẽ vì vậy mà con người này đầy mưu mẹo, tiểu xảo quản lý, rèn luyện bộ đội. Chả thế mà ở binh chủng Thiết giáp ngày ấy đã lan truyền về huyền thoại “chế độ ông Đô” hết sức ngặt nghèo và chặt chẽ. Nhưng nói gì thì nói, chính cái sự chặt chẽ ấy đã làm cho những người lính của đại đội 3 nổi tiếng là huấn luyện giỏi, kỷ luật nghiêm. Điều này chính bản thân Bảng đã kiểm chứng được trong những năm qua. Đó là chính trị viên Nguyễn Thế Cương, quê Hiệp Hòa, Hà Bắc, người đen chắc như một nông dân chính hiệu, tuy “mặt sắt đen sì” như Bao Công nhưng chân tình, chắc chắn và rất thương lính. Anh xứng đáng được coi là hạt nhân đoàn kết trong đơn vị. Đó là đại đội phó kỹ thuật Nguyễn Thanh Bình, người Bần Yên Nhân, Hải Hưng, nhỏ nhắn, trắng trẻo như một thư sinh nhưng trưởng thành từ một lái xe lên nên hiểu biết rất sâu sắc về kỹ thuật. Chính trị viên phó Phạm Ngọc Chu thì trẻ trung, năng nổ, làm việc gì cũng xốc vác, hăng hái. Cả bốn người, mỗi người một vẻ nhưng đều nắm rất vững chuyên môn của mình. Chính họ đã củng cố niềm tin cho Bảng và đã giúp anh một cách đắc lực trong cái nhiệm vụ khó khăn ấy.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=28798.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 08:54:44 am »



        TỪ ĐỒNG QUAN ĐẾN ĐIỆN BIÊN

        Từ Đồng Quan đến Điện Biên là cuốn hồi ức của Đại tướng Lê Trọng tấn, được đại tá Đỗ Thân thể hiện. Nội dung cuốn sách viết về đoạn đường hoạt động và chiến đấu của đồng chí Lê Trọng Tấn đã tham gia, từ trận Đồng Quan trong những ngày Tổng khởi nghĩa giành chính quyền trong cả nước (8-1945), đến trận Điện Biên Phủ - trận đánh kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954).

        Năm 1985, bản thảo cuốn hồi ức được viết xong. Đồng chí Đại Tướng Lê Trọng Tấn dự định sẽ tiến hành sửa chữa, nâng cao thêm. Nhưng rất tiếc dự định đó chưa kịp thực hiện thì đồng chí qua đời.

        Để những dòng tâm huyết của một người suốt đời phấn đấu vì lí tưởng và sự nghiệp cách mạng của Đảng, nhân dân, quân đội ta đến với bạn đọc, đại tá Cao Hùng, đại tá Nguyễn Viết Nhâm, đại tá Thanh Phong, Thiếu tướng Trần Duy Hạnh cùng một số đồng chí từng theo dõi bản thảo từ khi khởi thảo đến lúc viết xong đã đóng góp nhiều công sức chỉnh lí bản tháo như ý kiến của đồng chí Lê Trọng Tấn trước đây. Tuy còn một số hạn chế, nhưng cuốn hồi ức đã ghi lại được nhiều kí sức và tư liệu quý, góp phần làm sáng tỏ thêm truyền thống cách mạng, truyền thống chiến đấu anh hùng của quân và dân ta dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại.

        Nhân dịp cuốn sách ra mắt bạn đọc, Nhà xuất bản Quân đội nhân dân một lần nữa xin chân thành cám ơn các đồng chí, các bạn và gia đình đồng chí Lê Trọng tấn đã giúp cho cuốn sách được xuất bản.

        Xin trân trọng giới thiệu với bạn đọc cuốn hồi ức Từ Đồng Quan đến Điện Biên, tác phẩm cuối cùng mà đồng chí Đại tướng Lê Trọng Tấn đã để lại cho chúng ta trước lúc qua đời.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30211.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 06 Tháng Tư, 2020, 09:00:58 am »

         

        ĐIỆP VIÊN TỪ IXRAEL TỚI

        Ngày thứ hai 17 tháng 5 năm 1965, vào lúc gần nửa đêm, Eli Cohen đã biết y sẽ chết.
Những bước chân vội vàng của những người lính gác nện vang hành lang và tiếng động của chìa khóa tra vào ổ khóa của xà lim hiu quạnh làm y giật mình. Y ngồi nhổm dậy, nửa thức nửa ngủ. Dưới ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn đêm không bao giờ tắt, y phân biệt ngay hai người lính Xy-ri.

        Eli tỉnh ngủ hẳn. Chỉ lúc ấy y mới nhận thấy, đứng giữa hai người lính, còn có mặt viên chánh án tòa án quân sự đặc biệt, đại tá Đan-li và giáo sĩ Do thái Nit-xim An-đa-bô của địa phận Đa-mát. Sự kiểm tra đột ngột, vào giữa đêm khuya của viên đại tá có giáo sĩ đi theo coi như rõ ràng sẽ mang y đi xử giảo. Y không còn thì giờ để đối phó nữa.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=28412.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:36:11 pm »



        ĐƯỜNG VÀO BÉC-LIN

        Sáng 22 tháng 6 năm 1941, tôi được tham gia trận chiền đấu của quân đội Liên Xô chống phát xít xâm lược tại biên giới phía tây của Tổ quốc. Sau đó chúng tôi đã hiểu được thế nào là nỗi cay đắng khi phải rút lui.

        Ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh này - ngàỵ 8 tháng 5 năm 1945 - đến với tôi khi tôi đang ở trung tâm Béc-lin - thành phố ngập cờ trắng đầu hàng những người chiến thắng. Nhưng đề đạt được thắng lợi đó, chúng tôi đã phải trải qua một chặng đường chiến đấu dài đằng đẵng suốt từ miền núi Bắc Cáp-ca-dơ cho đến tận Béc-lin.

        Những ngày chiến tranh căng thẳng đó đem đến cho tôi khá nhiều sự kiện và kỷ niệm. Tôi có thêm hàng nghìn người bạn mới, những sĩ quan, hạ sĩ quan và chiến sĩ. Trên tuyến lửa, tôi đã may mắn được gặp gỡ và chiến đấu dưới sự chỉ huy của những tướng lĩnh Xô-viết nổi tiếng như X. X. Bi-ri-u-dốp, A. A. Grê-scô, A. M. Va-xi-lép-xki, G. c. Giu- Côp, I. X. Cô-nhi-ép, R. Ia. Ma-li-nổp-xki, X. c. Ti-mô-sen-cô, Ph. I. Tôn-hu-kin, N.E. Béc-da-rin, V. Đ. Svê-ta-ép và nhiều người khác.

        Tôi đã cùng các chiến sĩ Xô-viết chia sẻ nỗi đau buồn khi đồng đội bỏ mình trên chiến trường. Và cũng đã được nếm vị ngọt ngào của hai tiếng "chiến thắng".

        Trong những năm tháng chiến tranh ác liệt, mắt tôi đã được chứng kiến chiến công lịch sử của nhân dân Liên Xô, người đã đập tan một kẻ thù vô cùng hung bạo.

        Vì thế, trong cuốn sách này, dựa vào những điều đã thấy và những kỷ niệm đã sống, tôi muốn kể lại quá trình gian khổ làm nên chiến thắng để góp phần giải thích vì sao chúng tôi đã chiến thắng.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31255.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 07 Tháng Tư, 2020, 08:39:20 pm »

     

        GẮNG SỐNG ĐẾN BÌNH MINH

        Gắng sống đến bình minh là một truyện vừa đầy sinh động và cảm động về hành động của một sĩ quan trẻ, trong đó thấp thoáng hình bóng của chính tác giả - một sĩ quan trẻ đã tham chiến và chứng kiến các sự việc được kể ra trong truyện. Cùng với truyện “Đài tưởng niệm”, hai truyện “Gắng sống đến bình minh” và “Đài tưởng niệm” đã đưa tác giả tới bục vinh quang: được tặng giải thưởng cao quý - Giải thưởng văn học Quốc gia Liên Xô (cũ).

        Như một tiền định, chàng sĩ quan trẻ Ivanôpxki 22 tuổi, mới tốt nghiệp trường sĩ quan ra cầm quân, gặp gỡ một tình yêu bất ngờ với cô học sinh chuyên nghiệp con một họa sĩ. Và tình yêu gắn kết họ vào lúc bình minh.
“Ra tới bờ sông, chỗ này hoàn toàn yên tĩnh, chỉ thấy hơi oi bức. Ianinca chạy theo những hòn đá nhăn xuống tận mép nước. - Xuống đi anh, trong lúc bố còn đang ngủ; em sẽ chỉ cho anh xem vườn cảnh của em. Hoa rồng rồng bắt đầu nở đấy. Anh biết hoa rồng rồng không? Nó chỉ toả hương vào lúc bình minh, hương bay ngào ngạt”.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=28361.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:25:38 pm »



        GIA LAI 30 NĂM CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG

        Gia Lai là một trong những tỉnh ở cửa ngõ Bắc Tây Nguyên, nằm phía tây Quân khu V, ở vào khoảng 12o85’’20 – 14o36’’30 vĩ độ Bắc và 107o27’’23 – 108o54’’40 kinh độ đông. Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.

        Tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum có nguồn gốc gắn bó từ xưa. Vào cuối năm 1932, thực dân Pháp tách huyện Tân An và huyện Cheo Reo (AyunPa) thuộc địa bàn tỉnh Kon Tum để lập tỉnh Pleiku. Đến tháng 8 năm 1943 chúng sát nhập huyện An Khê (thuộc tỉnh Bình định) và tỉnh Pleiku.

        Cách mạng tháng 8 năm 1945 thành công. Chi đội Tây sơn, đơn vị vũ trang tập trung đầu tiên được thành lập, phụ trách địa bàn hai tỉnh Gia Lai(1) và Kon Tum. Tháng 1 năm 1950 Trung đoàn 120 biên chế mới đảm nhận công tác quân sự địa phương ở hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum. Để thống nhất chỉ đạo hoạt động trên chiến trường địch hậu, tháng 4 năm 1950 Thường vụ Liên khu ủy 5 quyết định thống nhất hai tỉnh Gia lai và Kon tum gọi là tỉnh Gia-Kon.

        Sau hiệp định Genève, trong điều kiện tiến hành đấu tranh chống địch trong giai đoạn Cách mạng mới, Tỉnh ủy Gia Lai và Tỉnh ủy Kon Tum thành lập riêng trong khu vực Liên tỉnh 4 (gồm tỉnh Kon Tum, Gia Lai và ĐăkLăk).

        Đại thắng mùa xuân năm 1975, Miền Nam Việt Nam hoàn toàn giải phóng, tổ quốc Việt Nam thống nhất toàn vẹn lãnh thổ; tháng 9 năm 1975 hai tỉnh Gia Lai và Kon Tum sát nhập lại thành tỉnh Gia Lai – Kon Tum để cùng cả nước đi lên xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Xã hội chủ nghĩa. Đến tháng 11 năm 1991, chấp hành nghị quyết của Quốc hội khóa VIII tách thành hai tỉnh Gia Lai và tỉnh Kon Tum.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31610.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 08 Tháng Tư, 2020, 01:30:05 pm »

   

        QUA MIỀN TÂY BẮC

        Từ khi còn nhỏ, tôi đã được nghe những bài hát về miền Tây Bắc qua những sáng tác của các nhạc sĩ An Thuyên, Nguyễn Thành, Đỗ Nhuận... với những lời thôi thúc như: "Đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Đường lên Tây Bắc mây trắng bồng bềnh như mơ... Vượt sông Lô, ngược sông Hồng. Đường lên Tây Bắc đi trong mênh mông đất trời yêu thương. Gặp lại dấu chân cha ông. Gặp lại chín năm gian khổ. Những dấu chân mang hình mũi tên, còn đây chí hướng chúng ta đi tới. Kìa Điện Biên! Non cao Hoàng Liên! Sáng niềm tin chúng ta hành quân trên đường lên Tây Bắc vút xa mờ. Chập trùng biên giới chiến thắng thù...", rồi "Qua miền Tây Bắc núi vút ngàn trùng xa. Suối sâu đèo cao bao khó khăn vượt qua..rồi "Giải phóng Điện Biên. Bộ đội ta tiến quân trở về. Giữa mùa này hoa nở, miền Tây Bắc tưng bừng vui. Bản Mường xưa nương lúa mới trồng. Kìa đàn em bé giữa đồng nắm tay xòe hoa...".
Tôi thừa nhận một điều rằng, tôi đi chưa được nhiều, cũng không phải là ít trên các tuyến đường bộ, đường thủy, đường sắt..., nhưng riêng tuyến đường Tây Bắc thì không ngờ tôi lại gắn bó với nó dễ có đến hơn hai chục năm.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31645.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:17:07 pm »

             

        BÍ MẬT QUÂN CỜ

        Buổi tối ở con hẻm nhỏ nằm trong ngõ Văn Chương, thuộc làng Linh Quang, phía sau ga Hàng Cỏ, Hà Nội, thật là vắng vẻ. Nơi đây, lúc này vẫn còn là một khu lầy lội, chưa được quy hoạch lại. Nhiều ngôi nhà lụp sụp, nhiều đường ngang ngõ tắt thiếu ánh sáng điện. Một ai đó lạ lẫm tới đây, hẳn sẽ tưởng lầm là một làng quê nào đó ở ngoại thành. Đi lại rất dễ lạc đường. Nhất là vào mùa mưa, nơi nửa làng, nửa phố, nửa có ánh điện, nửa có trăng sao này, lại càng lầy lội ghê gớm. Thành phố chưa có kế hoạch đầu tư xây dựng, nên dân cư lấn đất tràn lan, đặc biệt là ở khu ven hồ. Thành ra việc xây dựng chẳng có hàng lối nào cả. Muốn tìm vào nhà ai đó, phải vượt qua những con đường ngoằn ngoèo, ngoắt ngoéo, chẳng khác nào một mê cung, không biết đâu mà lần.

        Ngôi nhà của ông Đường nằm trong một ngõ hẹp thuộc làng Linh Quang ấy. Nó khuất nẻo về phía đầm nước, sát hồ Văn Chương. Trang trí trong nhà thật đơn sơ. Một cái giường lớn, một giường nhỏ, một cái tủ, một chiếc bàn làm việc, một bộ bàn ghế cũ và vài thứ lặt vặt khác. Ông và vợ con đã chuyển đến đây được mười năm rồi. Trước đó ông ở ngoài phố, tuy chật chội nhưng rất thuận tiện. Song, ông phải nhường lại cho người anh đông con, mượn của người bạn chỗ này ở tạm. Thế mà cũng đã được mười năm.

        Cuộc sống của gia đình ông Đường không được sung túc, nhưng đủ ăn. Nhờ người vợ đảm đang, tháo vát, cộng với bậc lương trung bình của ông, một cán bộ lâu năm trong ngành văn hoá, nên cuộc sống cũng tàm tạm. Ông là một cán bộ làm việc hết sức cần mẫn. Cả ở nhà cũng như ở cơ quan, ông đều là một người gương mẫu, nên được mọi người quý mến. Tuy không có gì xuất sắc, song vì lòng tốt và sự đúng mực, ông đã không làm phiền hà cho ai và cũng không làm ảnh hưởng tới cơ quan bao giờ.

        Đằng đẵng nhiều năm trời, ông là một viên chức mẫn cán và chỉ là một viên chức tích cực mà thôi. Nhưng như thế đối với ông là đủ. Với tuổi sáu mươi, làm việc chăm chỉ và không mệt mỏi, cho đến gần ngày nghỉ hưu, cơ quan đã ưu tiên cho đứa con trai lớn của ông đi học nước ngoài, và đứa nhỏ làm hợp đồng tại cơ quan. Như thế là ông đã cảm thấy tốt lắm rồi. Cuộc sống gia đình ông đang khá lên thì vận may lại đến nữa. Cơ quan phân cho ông một căn hộ mới thuộc một trong những ngôi nhà cao tầng của khu tập thể. Đó thật là một điều hạnh phúc đối với ông.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31312.0
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Tư, 2020, 07:29:16 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 09 Tháng Tư, 2020, 04:19:41 pm »

     

        THUNG LŨNG CÔ TAN

       Sau một đêm thức trắng, Lin-đơn Giôn-xơn mệt mỏi rời khỏi bàn làm việc, bước lại phía cửa sổ. Lão ấn nhẹ chiếc nút điện trên tường: tấm cửa sổ bằng kim loại từ từ cuốn lên. Nắng sớm ùa vào trong phòng làm lão hơi choáng váng. Thế là một ngày nữa đã qua và một ngày mới lại bắt đâu. Đã từ lâu, ý niệm về thời gian không mang lại sự hào hứng đối với người đứng đầu Nhà trắng Mỹ. Vốn giàu óc tưởng tượng, lão có cảm giác nhiệm kỳ tổng thống của mình có một cái gì phảng phất giống "miếng da lừa" trong câu chuyện nổi tiếng của văn hào Pháp: Ban-dắc. Trong câu chuyện đó, anh chàng thanh niên trác táng cứ mỗi lần được thỏa mãn dục vọng thì miếng da lừa "bản mệnh" của anh ta treo trên tường lại nhỏ đi một chút. Cứ như thế cho đến khi miếng da lừa biến mất và cuộc đời của anh ta cũng tiêu tan. Nhiệm kỳ tổng thống của lão hình như cũng đang tương tự như vậy. Cứ mỗi ngày qua đi với những điều quyết định lớn lao lấy ra từ cái "miếng da lừa" của quyền hành tổng thống, thì bản mệnh tổng thống hình như lại bị đe dọa thêm một chút. Để cứu vãn cho sự tồn tại lâu hơn của nhiệm kỳ tổng thống, Lin-đơn Giôn-xơn đã cùng với các cố vấn tài năng và thân tín của lão bày ra nhiều mưu mẹo. Nhưng hơn ba năm đã trôi qua mà tất cả những mưu mẹo đó vẫn chưa đẻ lãi được điều gì đáng kể. Còn "miếng da lừa" thì vẫn không ngừng bị thu hẹp. Lin-đơn Giôn-xơn chép miệng nhớ lại bức thông điệp về tình hình toàn Liên bang mà lão vừa trình bày trước quốc hội tối hôm qua. Lão cảm thấy đăng đắng nơi đầu lưỡi khi nghĩ đến đoạn cuối của bản thông điệp. Phải, ở cái đoạn khó nói nhất ấy, lão đã phải viện đến sự giúp đỡ của vong linh người quá cố. Bằng một giọng xúc động nhà nghề, lão đã gào lên trước quốc hội Mỹ:

        "Chúng ta, như lời cố tống thống Lin-côn đã dạy, cần đặt câu hỏi: chúng ta hiện ở đâu và đang đi đến đâu?".

        Tiếp đó là những lời úp mở đầy mưu meo để cho cả Thượng, Hạ nghị viện muốn hiểu theo cách nào cũng được. Riêng đối với lão, cho đến lúc này, nghĩa là sau một đêm thức trắng để suy nghĩ, lão cũng vẫn chưa hình dung được nước Mỹ đang ở đâu và đang đi đến đâu!

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31613.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 10 Tháng Tư, 2020, 07:30:49 pm »

   

        NHỮNG TRẬN ĐÁNH LỊCH-SỬ CỦA HITLER

        Trận chiến đẫm máu nhứt trong lịch sử Âu-Châu đã xẩy ra trong khoảng thời gian từ tháng bảy 1944 đến tháng năm 1945. Nhiều triệu người đã lăn xả vào những trận đánh khủng khiếp chưa từng thấy với những phương tiện giết người và tàn phá hoàn toàn vượt hẳn các loại khí giới thời 1914-1918. Trung tâm Đại lục Âu-châu đã trở thành một biển lửa.

        Tôi nghĩ rằng để kể lại, nói khác hơn, để trình bày tấn thẳm kịch ấy từ bản vị của nó, tôi phải đặt mình vào trung tâm của cuộc chiến, nghĩa là ngay trên lãnh thổ Đức quốc. Chỉ từ đó, chủng ta mới có thể nhìn thấy rõ hai cuộc tiến quân từ hai phía Đông và Tây, và hành vi mạc vận cuối cùng đã xảy ra không đâu khác hơn là ở Bá-Linh.

        Tôi đã thường hướng mục tiêu nghiên cứu về phía Đông cũng như về phía Tây đẻ có một cái nhìn chính xác trên những giai đoạn bi thảm và ý nhị nhứt của cuộc chiến ở Âu châu. Tôi không hề chủ trương, chỉ trong một quyển sách đề cập đến tầt cả mọi việc. Tôi chỉ hy vọng không bỏ quên một điều chủ yếu nào.

        Đã có một rừng tài liệu về Đệ nhị Thế chiến tại Âu Châu của hai phe : Đồng minh và Đức quốc xã. Văn khốcủa Bộ Tổng tư lệnh tối cao Lục quân Đức đã được chiếm nguyên vẹn tại Flensburg. Đang khi tiến quân và sau đó các cơ quan tình báo của các Quân đội đồng minh đã sưu tầm, lượm lặt và sắp xếp một cách có phương pháp vô số tài liệu quân sự cũng như dân sự: mệnh lệnh, báo cáo, tờ trình, thư từ cá nhân, đồng thời đã thẩm, vấn hàng ngàn người Đức. Hồ sơ của Tòa án Nurcmberg với những khẩu cung cùng phụ bản của chúng cầu thành một nguồn tham khảo vô tận. Nhiều chuyên gia Pháp và ngoại quốc, nhứt là đoàn Historical Division của Hoa kỳ đã thiết dựng lại những biến cố đã xảy ra ở phương Đông, bằng vào, những thông báo của Bộ Tham mưu Sô viết, đủ loại sách báo Nga, những cuộc tiếp xúc vói các chiến binh Đức, ĩ Hung gia lợi, Lỗ ma ni chạy lui về phương Tây, hoặc được giải thoát, hay trốn thoát sau khi bị giam cầm. Nhiều tác phẩm của nhiều Sử-gia đáng tin cậy, đề cập đến những khu vực và cục diện khác nhau của trận chiến Âu-châu đã được xuất bản.

        Tôi đã tìm chất liệu của câu chuyện kể lại trong các trang sau đây bằng cách nghiên cứu, đối chiếu các tài liệu và tác phẩm đó. đích thân phỏng vấn riêng từng cá nhân nhiều người còn sống sót. Điều cần nói là, ở đây không có một chi tiết, một sự việc nào được bịa đặt ra, được tiểu thuyết, hóa; tại sao tôi lại phải cố làm như vậy khi mà các thực tại lịch sử luôn luôn phơi bầy trước mắt tôi những biến cố về những chi tiết ý nhị hơn và thê thảm hơn tất cả những gì mà tôi có thể tưởng tượng ra?

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31256.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM