Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 12:49:23 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Giới thiệu các tác phẩm trong Dựng nước Giữ nước  (Đọc 27170 lần)
0 Thành viên và 2 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #20 vào lúc: 31 Tháng Ba, 2020, 02:00:23 pm »

         

       BUÔN MÊ THUỘT XUÂN MẬU THÂN 68

       Hai mươi bảy năm đã qua, kể từ cuộc tổng tấn công tổng nổi dậy mùa xuân mậu thân 68.

       Chiến trận đã lùi vào dĩ vãng. Nhưng trong tâm trí những người “trong cuộc” và những người “cùng thời chống Mỹ”, đức hy sinh dũng cảm, “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” của đồng bào chiến sĩ ta trong mùa xuân đó vẫn không bao giờ phai mời!
Mỗi độ xuân về, lòng chúng tôi lại bồi hồi xúc động và day dứt khôn nguôi về việc chưa ghi lại được những diễn biến hào hùng của cuộc tổng tấn công và nổi dậy có một không hai trong lịch sử Dak lak – Buôn Ma Thuột – hầu tưởng nhớ sâu sắc hơn để sống sao cho xứng đáng với đồng bào, đồng chí.

       https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31684.0
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Ba, 2020, 02:08:26 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #21 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2020, 08:28:20 am »

       

        ĐÔNG DƯƠNG HẤP HỐI

        “Đông Dương hấp hối” là cuốn hồi ký của vị Tổng tư lệnh quân đội Pháp tại Đông Dương - Henri Navarre. Trở về Paris sau khi thất trận ở Điện Biên Phủ, năm 1956, ông đã viết cuốn hồi ký này với mục đích “đơn giản chỉ vì quan tâm đến sự thật”.

        Là học sinh trường sĩ quan từ hồi mười chín tuổi, Henri Navarre đã tham gia chiến đấu trên mặt trận Pháp từ tháng 5 năm 1917 đến cuối Đại chiến lần thứ nhất. Ông từng được điều sang Syrie chống lại người Ảrập nổi dậy. Kết thúc một khóa học ở trường Chiến tranh, ông đã tham gia những chiến dịch bình định ở Maroc. Ông bắt đầu phục vụ trong Phòng Nhì năm 1937. Trong thời kỳ Đức chiếm đóng, Navarre tham gia cơ quan tình báo của Kháng chiến. Sau một thời gian chỉ huy một vùng ở Algérie và giữ cương vị tham mưu ở Đức, ông được đưa lên đứng đầu sư đoàn thiết giáp 5 D.B. đóng tại Đức, rồi được đề bạt làm Tham mưu trưởng cho thống chế Juin – Tư lệnh các lực lượng NATO tại Trung Âu. Được lời giới thiệu của thống chế Juin, Thủ tướng René Mayer bổ nhiệm Navarre làm Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương.

        Lúc này, về mọi phương diện, ông là một sĩ quan đặc biệt thích hợp để làm tròn nhiệm vụ quân sự của chức Tổng tư lệnh Quân đội Pháp tại Đông Dương.

        Vào đầu tháng 5 năm 1953 Navarre đặt chân đến Đông Dương.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=18938.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #22 vào lúc: 01 Tháng Tư, 2020, 08:31:34 am »



        CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ

        Tập hợp các hình thức và phương pháp nhằm phá hoại khả năng làm việc bình thường của các phương tiện vô tuyến điện tử của đối phương và bảo đảm khả năng làm việc bình thường cho các phương tiện vô tuyến điện tử của mình khi bị tác dụng phá hoại tương tự từ phía đối phương, được gọi là chiến tranh điện tử.

        Một trạm thông tin, một đài ra-da, thậm chí một thiết bị gây nổ bằng từ trường hay bộ phận dẫn tên lửa bằng tia la-de, tự bản thân nó chỉ là những phương tiện vô tuyến điện tử. Nhưng khi kẻ địch tiến hành trinh sát chúng, gây nhiễu chúng, thì tất nhiên bên có các phương tiện ấy phải tìm mọi cách để bảo đảm cho mệnh lệnh được nhận đủ, mục tiêu dược phát hiện kịp thời, chính xác, và bom được kích nổ đúng thời cơ, tên lửa được dẫn đến đúng mục tiêu... như thế là trạng thái chiến tranh điện tử bắt đầu.

        Chống vô tuyến điện tử và chống lại các hoạt động chống vô tuyến điện tử ngày càng phức tạp, phong phú, có nhiều bí ẩn và sự khám phá những bí ẩn ấy, và nó còn tiếp tục phát triển cao hơn nữa trong khoảng không gian bao la, nhằm giúp con người khắc phục được những hạn chế của điều kiện tự nhiên, cũng như đối phó lại sự chống phá lẫn nhau trong hoạt động vô tuyến điện tử, làm cho các chức năng của vô tuyến điện tử dược mở rộng và đạt được hiệu quả lớn.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=31657.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #23 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 04:39:37 pm »

       

       SỰ NGHIỆP CẢ CUỘC ĐỜI

        Những năm gian khổ của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại của nhân dân Liên Xô ngày càng lùi sâu vào lịch sử. Nhưng thời gian không thể làm mờ và không thể xóa nhòa nó trong ký ức của nhân dân. Thắng lợi đối với bọn phát-xít Đức là thắng lợi đối với lực lượng phản động của chủ nghĩa đế quốc, thắng lợi của sự nghiệp xã hội chủ nghĩa sáng ngời.

        Có nhiều cuốn sách chuyên viết về cuộc chiến tranh đã qua. Tuy nhiên, không vì thế mà mọi người ít quan tâm đến những cuốn sách ấy. Mỗi một cuốn sách mới phản ánh chân thực cuộc chiến tranh đó - một cuộc chiến tranh thần thánh đối với nhân dân Liên Xô - là lại thêm một bằng chứng về chiến công vĩ đại mà nhân dân đã thực hiện vì tự do và độc lập của Tổ quốc mình, vì hòa bình và tiến bộ.

        Trong khói lửa của những cuộc chiến đấu rất ác liệt vào những năm của cuộc Chiến tranh giữ nước vĩ đại, Nhà nước xô viết gồm nhiều dân tộc và các Lực lượng vũ trang của nó đã chứng tỏ sự bền vững của mình. Sự trưởng thành về nghệ thuật quân sự, phẩm chất của các cán bộ lãnh đạo quân sự đã được thực tiễn kiểm nghiệm, đó là những người đã từng mặt đối mặt với bọn tướng lĩnh phát-xít vẫn được coi là những tên có kinh nghiệm nhất trong các quân đội tư sản.

        Tôi lấy làm sung sướng và tự hào rằng trong những năm gian khó nhất của Tổ quốc, theo khả năng của mình, tôi đã có dịp góp phần vào cuộc đấu tranh của các Lực lượng vũ trang Liên Xô quanh vinh và cùng nếm trải những cay đắng của thất bại và ngọt bùi của thắng lợi.

        Trong quá trình chiến tranh. các cán bộ quân sự xô-viet đã trưởng thành và được tôi luyện. Bản thân tôi cũng như các cán bộ chỉ huy quân sự xô-viết khác, dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản, đã trưởng thành và tích lũy được kinh nghiệm chiến đấu.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=16933.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #24 vào lúc: 02 Tháng Tư, 2020, 04:41:59 pm »

     

        ĐẤT TRẮNG

        Cái võng đung đưa, dừng lại, người khiêng thương trở vai. Hơi thở của anh ta phả vào mặt Lâu. Nằm ngửa mặt lên trời, Lâu cũng biết quãng đường này là quãng đường nào?

        Họ vừa đi qua cái chùa sập, qua một con rạch, qua ruộng thuốc lá, và bây giờ đang đi trên quãng đường sình lầy. Cái võng nhấp nhô, nhún lên nhún xuống. Lâu thản nhiên nhìn những luồng đạn cầu vồng đỏ rực từ trên máy bay 1 trực thăng bắn xuống. Nó chặn đường rút của ta đấy! Các loại máy bay bật đèn xanh, đèn đỏ đầy trời. Những lớp khói mỏng của bom, của lửa, của đèn dù lơ lửng trên không. Từ trận địa ra, Lâu hoàn toàn mất hết cảm giác lo lắng, sợ hãi.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=29681.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #25 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 08:57:38 am »

       

        NHỮNG NGÀY Ở CÁNH ĐỒNG CHUM

        Cùng chung hiểm họa mất nước, vì mục tiêu giành độc lập tự do cho Tổ quốc mình, suốt mấy thập kỷ qua, hai dân tộc Việt Nam, Lào đoàn kết, gắn bó cùng chung chiến hành đánh Mĩ hết sức anh dũng, gian khổ và đã giành được thắng lợi vẻ vang.

        Tình đoàn kết chiến đấu đặc biệt giữa hai quân đội, hai dân tộc Lào - Việt là một trong những nhân tố quyết định thắng lợi. Đây là tài sản quý báu mà chúng ta phải giữ gìn và phát huy.

        Thiếu tướng Nguyễn Bình Sơn với biệt danh là “Bình”, nguyên là một chiến sĩ tình nguyện đã gắn bó gần hết cuộc đời chiến đấu của mình với chiến trường Lào từ đánh Pháp đến dánh Mĩ. Ở cương vị chuyên gia Tư lệnh Quân khu Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng trong những năm đánh Mĩ, tác giả đã trận trọng ghi lại những hồi ức, những tìm cảm của mình bằng nhiều chuyện kể về những trận đánh, những tấm gương hi sinh chiến đấu và công tác của các tập thể và cá nhân anh hùng đã chung sức làm nên chiến thắng và vun đắp cho mối tình hữu nghị Lào - Việt.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=19091.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #26 vào lúc: 03 Tháng Tư, 2020, 09:00:51 am »

     

        THỀM NẮNG

        Những trận mưa đầu mùa đã đi qua, bầu trời lại xanh vời vợi. Lá rừng được nước mưa rửa sạch bụi bặm, bóng lên như gương, hớn hở vẫy gió. Mặt đất, sau bao ngày khắc khoải đợi chờ nay mới được tưới mát, nhưng dường như vẫn còn khao khát lắm. Những cây khộp khẳng khiu, trụi lá tưởng như đã chết khô sau những ngày nắng lửa giờ đây đã lấm tấm nơi đầu cành những nụ lá non tơ. Lạ lùng thay, cái nụ non tơ ấy lại chồi ra những chỗ xù xì, mốc thếch tưởng như không còn nguyên chất sinh, không còn sự sống. Chỉ nay mai thôi cái chồi non tơ ấy sẽ nở bung, xòe ra như một bàn tay bỡ ngỡ chìa ra đón ánh mặt trời. Cho đến đầu mùa khô, khi cái nắng cao nguyên bắt đầu hừng hực như lửa táp thì cái bàn tay xanh non ấy đã xòe rộng ra như một chiếc quạt để đủ cho các cô gái Tây Nguyên che đầu mỗi khi đi nương rẫy về.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=29528.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #27 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 01:38:06 pm »

           

        CHIẾN SĨ ĐIỆN BIÊN KỂ CHUYỆN

        Những cựu chiến binh có hạnh phúc tham gia trận đánh năm xưa và vinh dự được Hồ Chủ tịch tặng huy hiệu “Chiến sĩ Điện Biên Phủ”, ngày nay tuổi đã già, tóc đã bạc. Mọi người đều thấy trách nhiệm phải ghi lại những gì mình đã trải qua hoặc mắt thấy tai nghe để lớp trẻ và các thế hệ mai sau được biết. Do vậy mà tập hồi ký lần này mang tên “Chiến sĩ Điện Biên kể chuyện”; cũng như ở thế kỷ 13 - thiên niên kỷ trước, sau ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông, “những lính già đầu bạc” cũng đã “kể mãi chuyện Nguyên Phong” (Bạch đầu quân sĩ tại, vãn vãn thuyết Nguyên Phong) để mãi mãi nêu cao truyền thống anh hùng của dân tộc.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30205.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #28 vào lúc: 04 Tháng Tư, 2020, 01:43:15 pm »

     

        TRONG CHIẾN HÀO THÀNH CỔ

        Quê hương là chùm khế ngọt. Câu ca da diết vào lòng người hòa tan trong máu chảy khắp cơ thể. Hợi dắt trâu vác cày ra đồng vừa đi vừa hát. Bỗng anh mỉm cười: nếu có chua một chút vẫn là quê hương. Chua thanh thanh hòa vị ngọt lại tạo ra tình cảm: đi thì nhớ về thì thương. Nghĩ trái khoáy cũng là một tính cách con người Hợi. Đôi khi ngang đến mức bướng bỉnh thì trời tròn hay vuông cũng mặc. Hơn nữa anh lại đang yêu một cô gái láng giềng và đang bực mình về chuyện lỡ đợt tòng quân đầu năm. Trong anh đang xáo trộn những tình cảm trái chiều.

        Mặt trời lên rực rỡ đánh tan loãng chút sương sớm. Nắng tãi trên cánh đồng lúa xuân hè thẳng cánh cò bay đang vào kỳ mẩy hạt, ngọn bong lúa lao xao trong gió. Bờ tre làng vang vang tiếng chim đỗ quyên gáy giục lúa mau chín vàng cho xóm nghèo ấm lòng nuôi quân đánh giặc. Đến ngã ba cây đa cổ thụ, Hợi đập chạc mũi vào mông con trâu rẽ ra bãi sông Hồng. Những con sáo sậu ríu rít mời nhau ăn quả đa vui tai quá. Chỏm cây đa cao tít xa chục cây số vẫn còn nom rõ. Hợi ngước nhìn trời trên đỉnh cây đa xanh ngăn ngắt với bao chuyện đời người gắn cho cây. Anh lại trông vời vời mặt đất. Chà hôm nay như mới lạ, tất cả mặc áo mới, sao thế nhỉ? Tại mắt mình ư? Người vui cảnh cũng vui. Lòng anh rộn rã xao xuyến buổi dạo chơi tối qua với Quyên.

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=29168.0
« Sửa lần cuối: 04 Tháng Tư, 2020, 02:04:37 pm gửi bởi quansuvn » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6599



WWW
« Trả lời #29 vào lúc: 05 Tháng Tư, 2020, 10:48:53 am »



        LỊCH SỬ MỘT CUỘC CHIẾN TRANH BẨN THỈU

        Ngày 25 tháng 4 năm 1977, nhận lời mời của Chính phủ Cộng hòa Pháp, Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Phạm Văn Đồng đến Pari, chính thức thăm hữu nghị nước Pháp, một chuyến viếng thăm mà Tổng thống Pháp Đextanh (Valery Giscard DEestaing) gọi là “cuộc tái ngộ Việt – Pháp”.

        Dư luận Pháp và thế giới lại có dịp nhắc lại “một quá khứ nặng nề” trong quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Pháp, nhắc lại “một sự trùng hợp kỳ lạ” trong hai chuyến đi của Thủ tướng Việt Nam. Các báo viết: Cũng ngày này ba mươi mốt năm trước (ngày 25-4-1946), ông Phạm Văn Đồng đến Pari, dẫn đầu phái đoàn Quốc hội nước Việt Nam sang thăm Pháp. Sau đó ông làm trưởng phái đoàn nước Việt Nam dân chủ cộng hòa trong cuộc hội nghị tay đôi ở Phôngtennơblô, một cuộc hội nghị mà “ông đã tỏ ra không khoan nhượng” trước những yêu sách nặng mùi thục dân của phía Pháp. Trong cuộc hội nghị này, mọi nguyện vọng chính đáng của nhân dân Việt Nam đã bị khước từ. Cuối cùng, nhân dân Việt Nam đã buộc phải cầm súng... Mãi đến năm 1954, người Pháp mới hiểu rằng không thể đè bẹp được dân tộc Việt Nam... Người ta không làm lại lịch sử, nhưng người Mỹ không biết rút ra bài học của Pháp (mặc dù trước đây họ đã từng chê bai Pháp). Họ muốn biến Việt Nam thành một căn cứ chống cộng ở Đông Nam Á. Có sẵn một bộ máy quân sự khổng lồ, họ tưởng rằng không gì có thể chống cự nổi. Lịch sử đã chứng minh: cả Pháp và Mỹ đã lần lượt phạm sai lầm, lần lượt bị đánh bại ở Việt Nam. Từ chiến khu Việt Bắc năm 1946 đến phòng khách của khách sạn Marinhi2, “người cháu xuất sắc nhất của Bác Hồ đã trải qua một chặng đường đấu tranh lâu dài và cay đắng: ba mươi năm đau khổ và tàn phá của chiến tranh” (báo Người quan sát mới, ngày 23-4-1977). Ai mà có thể tin được rằng sau hai cuộc chiến tranh Đông Dương kết thúc bằng việc ký kết Hiệp định Giơnevơ ngày 20 tháng 7 năm 1954, một trong những địch thủ ghê gớm nhất một ngày nào đó lại đến thăm nước Pháp theo lời mời của Chính phủ. Hơn hai mươi năm trôi qua đã không xóa nổi mà chỉ làm mờ đi những kỷ niệm xấu xa mà quân đội viễn chinh Pháp, theo lệnh của hàng chục chính phủ kế tiếp nhau đã để lại trên đất nước ông (báo Phigarô, ngày 26-4-1977). Là người đại diện cho nước Việt Nam mới, “ông Phạm Văn Đồng đến thăm nước Pháp với thế mạnh của hai chiến thắng lịch sử: năm 1954 đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu cũ của đế quốc Pháp, hai mươi năm sau đánh thắng cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ” (báo Rạng Đông, ngày 6-4-1977). Cuộc viếng thăm lần này là bằng chứng nổi bật về “một tinh thần độc lập tới mức cuồng nhiệt đã làm cho hai trong số các nước lớn phương Tây phải lần lượt cúi đầu bái phục” (báo Thế giới, ngày 26-4-1977). Là Thủ tướng của một dân tộc hùng mạnh và đầy tự hào đến Pari, không phải vì ông đã quên đi bất cứ điều gì. Mặc dù người ta sẽ nói với nhau về dầu lửa, về xe ô tô, về sự hợp tác để xây dựng lại trên đống tro tàn của chiến tranh, nhưng chưa ai quên hàng triệu người Việt Nam, người Pháp, người Mỹ đã chết. Nếu đối với Việt Nam, đó là sự hy sinh cần thiết thì đối với Pháp và Mỹ, đó là những cái chết vô ích. Ông đến Pháp để tìm kiếm lại quãng thời gian đã mất. Ông không khêu gợi lại chặng đường bốn mươi năm về trước, khi ông bị giam trong các nhà tù của Pháp. Nhưng ông biết lựa lời cần thiết để nhắc lại rằng: “hành động kiểu thuần túy cảnh sát” mà nước Pháp đã đề nghị với ông năm 1946 (ở Hội nghị Phôngtennơblô) thay cho lời hứa trả độc lập cho Việt Nam trong khuôn khổ Liên hiệp Pháp, là một việc làm không xứng đáng. Hồi đó, ông đã từng nói với đại diện Pháp rằng: tương lai của Việt Nam sẽ diễn ra theo ba tình huống: 1- Với sự hợp tác với các ông, 2- Hoặc chống lại các ông; 3- Hoặc không có các ông.

        Tình huống thứ hai đã xảy ra mấy chục năm qua. Và ngày nay (tuy đã quá muộn), nước Pháp không muốn rơi vào tình huống thứ ba mà mong muốn trở lại tình huống thứ nhất, hợp tác với nước Việt Nam. Vì, như Tổng thống Đextanh đã nói: “Việt Nam là cường quốc quan trọng nhất ở Đông Nam Á” (báo Buổi sáng Pari, ngày 26-4-1977).

        Trong buổi chiêu đãi do Tổng thống Pháp tổ chức để chào mừng Thủ tướng Phạm Văn Đồng trưa 26 tháng 4 năm 1977, buổi chiêu đãi mà báo Phigarô gọi là “bữa tiệc hòa giải”, ông Đextanh đọc diễn văn ca ngợi nước Việt Nam và coi cuộc viếng thăm của Thủ tướng “đã tạo cho chúng ta thời cơ mở ra một chương hoàn toàn mới trong lịch sử quan hệ giữa hai nước” (báo Rạng Đông, ngày 28-4-1977). Trong lời đáp, Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã khẳng định: “Chính sách của chúng tôi là đúng. Lịch sử đã chứng minh sự đúng đắn đó” (báo Nhân Đạo, ngày 28-4-1977).

        https://www.quansuvn.net/index.php?topic=30220.0
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM