Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 11:55:08 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh điện tử  (Đọc 6770 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2020, 04:51:24 am »


        Chiến tranh vô tuyến điện tử sẽ tồn tại và hoạt động trên những cơ sở kỹ thuật nào ?

        Thứ nhất, hoạt động của các phương tiện vô tuyến gắn liền với việc bức xạ sóng điện từ ra không gian và các máy thu khác có thể thu được sóng điện từ. Phát sóng điện từ vào không gian có thể ví như việc bật một ngọn đèn giữa đêm tối. Công suất máy phát càng lớn thì ngọn đèn đó càng sáng chói.

        Điều khác ở đây là, đối với các ngọn đèn bình thường thì mắt người phát hiện được. Còn đối với ngọn đèn đặc biệt kia (sóng điện từ) thì muốn phát hiện được chúng lại phải nhờ sự giúp đỡ của một thiết bị, đó là máy thu. Theo tín hiệu thu được, có thể xác định được vị trí đặt nguồn phát, các tham số tín hiệu, từ đó suy ra được tính năng của khí tài, ý đồ chiến thuật.

        Như vậy, các phương tiện vô tuyến khi hoạt động đã tự làm lộ mình, tạo khả năng cho đối phương phát hiện và trinh sát.

        Bất cứ ai trước khi phát sóng ra không gian đều nên nhớ rằng: khi sóng đã ra khỏi ăng-ten thì luôn luôn có khả năng bị đối phương bắt và phân tích. Người chiến sĩ thông tin hiểu rằng, đối phương đang luôn luôn rình mò nghe trộm! Người chiến sĩ ra-đa hiểu rằng, kẻ địch không ngừng theo dõi!

        Thứ hai là, về nguyên tắc, các máy thu có thể thu được bất cứ sóng điện từ nào trong dải tần số của máy thu. Ai có máy thu thanh dải sóng từ 25 - 75 m thì người đó đều có thể thu được bất cứ nguồn bức xạ nào phát sóng trên các sóng đó.

        Vì vậy, nếu biết địch phát sóng trên tần số nào ta có thể điều chỉnh máy thu về tần số đó để tiến hành trinh sát. Ngược lại, nếu biết máy thu ta làm việc trên tần số nào, địch có thể phát sóng trên tần số đó để gây nhiễu. Nếu chỉ xét trên phương diện tần số, thì không thể có máy thu chỉ thu tín hiệu của «ta» mà không thu tín hiệu của «địch», mặc dù hai tín hiệu được phát trên cùng một tần số.

        Thứ ba là, tin tức của các phương tiện vô tuyến điện tử xử lý đều mang tính chất quy ước. Trong liên lạc thì lệnh tin tức là ngôn ngữ trực tiếp hoặc các dạng mã hóa khác nhau. Trong ra-đa, mục tiêu biểu hiện bằng dấu sáng trên màn hiện sóng, bằng tiếng kêu o o trong tai nghe. Vì thế, một câu nói nào đó, một tín hiệu « tạch-tè » nào đó, máy cũng cho là lệnh, là tin tức; một dấu sáng nào đó trên màn hiện sóng, một tiếng kêu o o nào đó trong tai nghe cũng có thể nghĩ là mục tiêu.

        Thực ra, điều này không phải chỉ có máy móc mới dễ bị lừa. Từ trước, các bên tham chiến vẫn thường đặt các mô hình xe tăng, máy bay, pháo,... bẵng gỗ, bằng đất, bằng rơm làm cho trinh sát bằng mắt hoặc bằng chụp ảnh bị lừa.

        Nói chung, sau khi trinh sát đầy đủ được các tham số của tín hiệu đối phương, thì chắc chắn có khả năng tạo ra tín hiệu hoàn toàn giống như vậy. Điểm này, tạo ra khả năng gây nhiễu lừa, làm các mục tiêu giả, các bẫy ra-đa.

        Thứ tư là, cự ly hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện lan truyền sóng. Sóng truyền đi trong không gian rất phức tạp. Tận dụng điều ấy, người ta đề suất các phương án giảm cự ly hoạt động các phương tiện vô tuyến điện tử bằng cách thay đổi điều kiện lan truyền sóng, tăng độ tổn hao sóng, tán xạ sóng, phản xạ sóng về hướng không cần thiết, đều làm giảm cự ly hoạt động, thậm chí làm hoàn toàn mất liên lạc.

        Đối với ra-đa, còn thêm vào những nhược điểm khác, chủ yếu là cường độ tín hiệu phản xạ phụ thuộc vào diện tích  phản xạ hiệu dụng của mục tiêu và giả thiết sóng được truyền trong không gian theo đường thẳng với tốc độ không đổi. Chính đây là những cơ sở của nhiễu tiêu cực và ngụy trang ra-đa.

        Nhiễu tiêu cực có thể tạo ra dạng tín hiệu giống tín hiệu mục tiêu; có thể tạo ra cường độ tín hiệu gấp hàng chục, hàng trăm lần cường độ tín hiệu mục tiêu; có thể rải các nhiễu tiêu cực gần mục tiêu để ngụy trang đổi với ra-đa.

        Bằng cách giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu, có thể giảm cường độ tín hiệu phản xạ.

        Thay đổi điều kiện lan truyền sóng, có thể gây sai số rất lớn cho ra-đa. Thí dụ khi làm khúc xạ sóng điện từ sẽ gây sai số xác định tọa độ mục tiêu, giống như khi ta nhìn một vật ỏ trong nước, nước «bẻ gãy» tia sáng gãy cho ta cảm giác như que thẳng đắm xuống nước bị gãy.

        Những điều nêu trên là những cơ sở kỹ thuật chủ yếu của chiến tranh vô tuyến điện tử. Toàn bộ suy nghĩ về những phương pháp kỹ thuật, những biện pháp tổ chức tiến hành chiến tranh điện tử đều xoay quanh các vấn đề đó. Không có những vấn đề đó thì không thể có chiến tranh vô tuyến điện tử được.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 27 Tháng Ba, 2020, 04:52:50 am »


        Qua các cuộc chiến tranh ở Triều Tiên, chiến tranh ở Đông Dương, chiến tranh ở Trung Đông đã có nhiều ý kiến về sự phát triển của kỹ thuật và nghệ thuật chiến tranh vô tuyến điện tử. Nhiều loại khí tài mới được giới thiệu và đánh giá. Nếu trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai mới tạo được các phương tiện chủ yếu chống lại ra-đa, thì hiện nay dã thiết kế được các máy móc trinh sát và gây nhiễu tất cả các hệ thống vô tuyến điện tử khác như liên lạc, dẫn dường, điều khiển, và kỹ thuật hồng ngoại.

        Nước Mỹ, với quan điểm ưu tiên phát triển lực lượng không quân, phần lớn các thiết bị chống hoạt động vô tuyến được đặt trên các loại máy bay. Hơn 50 công ty khác nhau đã được Lầu năm góc đặt hàng chế tạo các thiết bị này.

        Trong những năm gần đây, người ta nói nhiều về tương lai rực rỡ của loại nhiễu làm méo tin tức. Nhiễu méo tin tức được tạo ra bằng các máy phát trả lời, làm cho các phương tiện vô tuyến nhận được rất nhiều tín hiệu giống thật, nhất là đối với ra-đa, có thể tạo ra một số lượng lớn các mục tiêu giả, khó phân biệt với mục tiêu thật.

        Tạo các mục tiêu giả và các bẫy ra-đa được phát triển nhằm mục đích xây dựng một hệ thống tự vệ cho máy bay, chống lại các loại vũ khí có điều khiển, đặc biệt là các loại tên lửa tự dẫn.

        Các máy nhiễu làm việc tổng hợp, kết hợp nhiều loại nhiễu với nhau, trước hết là nhiễu tạp và nhiễu trả lời, nhiễu tiêu cực. Những điều đó phù hợp với quan điểm của nhiều nước phương Tây là các phương tiện chiến tranh vô tuyến điện tử phải được sử dụng mật tập và đồng thời.

        Sự ứng dụng ngày càng rộng rãi các biện pháp chống nhiễu bằng cách sử dụng các biện pháp thụ động như hồng ngoại, quang học, làm thúc đẩy sự phát triển các phương pháp và kỹ thuật chống lại chúng.

        Muốn chống được sự phát hiện thụ động khí tài bằng hồng ngoại, phải hạ thấp nhiệt độ của khí tài. Người ta cho rằng, máy bay và tên lửa khi bị kẻ dịch dùng vũ khí thụ động hồng ngoại tiến công, phải tắt động cơ phản lực. Ngoài ra, có thể tạo các nguồn hồng ngoại lớn, sử dụng các phương tiện hỏa thuật, màn khói không cho tia hồng ngoại đi qua.

        Sự chú ý đặc biệt nữa là vai trò của điện tử trong vũ trụ, trong các hệ thống phòng không chống tên lửa.

         

        Hoạt động chiến tranh điện tử trong vũ trụ, sẽ bảo đảm hoạt động của các con tàu vũ trụ của bản thân mình và gây khó khăn cho đối phương trong sử dụng các con tàu vũ trụ.

        Các phương tiện chống hoạt động vô tuyến của các con tàu vũ trụ, trước hết dùng để chống trinh sát ra-đa.

        Bí mật chuyển động của các vệ tinh trên quỹ đạo có thể  được bảo đảm bằng ngụy trang chống ra-đa và nhiễu. Vệ tinh gây nhiễu cần có quỹ đạo bay gần quỹ đạo các vệ tinh đối phương. Các vệ tinh thường có kích thước không lớn, để ngụy trang chúng, chỉ cần công suất tương đối bé, các máy nhiễu có thể gọn nhẹ.

         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 08:51:45 pm »


        Có thể dừng vệ tinh gây nhiễu để tiêu diệt vệ tinh địch bằng cách cho nổ tung vệ tinh theo chương trình đặt sẵn hoặc theo lệnh từ mặt đất.

         

        Trên các vệ tinh tiêm kích, có thể được trang bị ra-đa sục sạo, các máy móc vô tuyến truyền hình, hồng ngoại và các phương tiện chống hoạt động vô tuyến.

        Các biện pháp thả nhiễu có hiệu quả cũng được nghiên cứu, đặc biệt là các thiết bị đưa nhiễu vào gần các phương tiện vô tuyến.

        Nhiễu có thể được thả bằng máy bay không người lái, bằng các loại tên lửa do các máy bay bay từ ngoài tầm hỏa lực phòng không phóng vào.

        Bên cạnh các loại nhiễu tiêu cực đã dùng từ trước đến nay, người ta còn đề suất các loại máy nhiễu được thả gần các phương tiện vô tuyến điện tử cần gây nhiễu. Đó là các loại máy nhiễu dùng một lần. Các máy nhiễu được thả vào vùng hoạt động bằng tên lửa, máy bay, treo dưới điều bơm, dù, tàu lướt, nhằm kéo dài thời gian hoạt động của máy nhiễu ở vùng hiệu quả nhất.

        Ưu điểm của máy nhiễu dùng một lần là, do giảm được rất nhiều cự ly gây nhiễu nên có thể chi dùng một công suất nhỏ vẫn có hiệu quả lớn.

        Trong chiến tranh phá hoại miền Bắc nước ta, không quân Mỹ đã sử dụng các máy thả nhiễu tiêu cực dùng một lần. Máy thả nhiễu được treo dưới một dù không lớn lắm. Cơ chế lò xo sẽ liên tục gạt nhiễu ra khỏi hộp.

        Người ta cũng nêu các phương án gây nhiễu tiêu cực bằng cách tạo các màn i-ông. Các màn i-ông này được tạo ra khi phun bột các chất dễ bị i-ông hóa như xê-đi, na-tri, và đốt chúng. Tuy nhiên, phun bột và đốt cháy vẫn còn phức tạp.

        Phương án khác, phun chất lỏng có độ hấp thụ sóng điện từ rất lớn vào không gian gần các phương tiện cần gây nhiễu. Chất lỏng dưới dạng sương mù, nên có tác dụng ngụy trang rất lớn. Nếu màn sương đó được tạo ra giữa ra-đa và máy bay thì khả năng phát hiện máy bay của ra-đa bị giảm rất nhiều, do sóng bị hấp thụ cả hai lần đi và về.

        Về phương pháp và thiết bị chống nhiễu, phương hướng chống nhiễu chủ động là xây dựng các bộ khí tài làm việc theo những nguyên lý xử lý tín hiệu phức tạp có phổ tần số rộng, hoặc bức xạ trên nhiều tần số hoặc có khả năng thay đổi tần số nhanh. Các bộ khí tài mới nâng cao tính lọc nhiễu của khí tài như dùng ăng-ten mạng pha, xử lý tín hiệu bằng phương pháp số, mã.

        Tính chống nhiễu được đặc biệt chú ý trong cải tiến hoặc thiết kế lại các hệ thống điều khiển tên lửa từ xa. Thí dụ, Mỹ đã cải tiến loại tên lửa Ma-ta-đo bằng cách đặt hệ thống dẫn có tính chống nhiễu cao.

        Một phương án cải tiến loại tên lửa đó lấy ký hiệu là TM-76 Mây-xơ có trang bị hệ thống dẫn At-ran làm việc theo nguyên tắc so sánh tự động bản đồ địa hình ra-đa với hình ảnh do ra-đa trên tên lửa nhận được trong quá trình bay’. Ra-đa sẽ theo dõi địa hình và so sánh với bản đồ ra-đa có sẵn ghi trong thiết bị nhớ. Nếu có sai lệch giữa hai bản đồ, máy tính sẽ tính lệnh cần thiết để lái tên lửa về đúng đường bay. Kết quả bước đầu cho thấy, trong các cuộc bay thí nghiệm của tên lửa này, 6 đài phát nhiễu đã tiễn hành quấy rối, nhưng hệ thống dẫn tên lửa vẫn làm việc bình thường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 08:52:13 pm »


        Phương tiện chiến tranh điện tử, cũng ngày càng được tự động hóa. Kỹ thuật máy tính và điều khiển tự .động được áp dụng rộng rãi. Trên cơ sở đó, hiệu quả ,của nhiễu có thể được nâng cao lên rất nhiều. Tự động hóa cho phép luôn luôn hướng cánh sóng ăng-ten máy nhiễu về phía phương tiện cần chế áp; cho phép thay đổi tần số máy nhiễu theo quy luật thay đổi tần số của phương tiện cần chế áp; cho phép cắt nhiễu tiêu cực theo các độ dài hiệu quả lớn nhất.

        Thời kỳ gây «nhiễu thô bạo» đã qua, thời kỳ gây «nhiễu văn minh» đã tới. Đó là cách suy nghĩ và cũng là xu hướng hoạt động của nhiều người quan tâm đến hoạt động chiến tranh vô tuyến điện tử.

        « Nhiễu thô bạo», theo họ là loại nhiễu tạp công suất lớn, còn « nhiễu văn minh » là loại nhiễu chỉ cần tiêu hao một công suất bé nhưng nhờ ngắm trúng nên vẫn có hiệu quả cao. Và bắt đầu xuất hiện những thuật ngữ mới: «máy nhiễu tinh khôn », « máy nhiễu siêu tinh khôn »... là những máy nhiễu tự động điều chỉnh tần số về đài bị chế áp, khi đài thay đổi tần số. Đó là cuộc chiến tranh tần số tự động.

        Lẽ dĩ nhiên, máy móc càng tự động thi khâu nhận tin tức, xử lý tin tức cụ thể hơn, và các khối trinh sát, máy tính càng phức tạp.

        Nhanh chóng, cũng là một quan điểm được các chuyên gia nói tới khi mô tả chiến tranh điện tử tương lai. Họ cho rằng, các thiết bị chiến tranh điện tử phải có tác dụng phản ứng hầu như tức thời đối với sự thay đổi của đối phương. Quá trình điều khiển được tự động hóa càng cao, hiệu quả ấy càng lớn.

        Trong quân đội Mỹ hiện nay thiết bị trinh sát được đặt trong hệ thống chỉ huy tự động hóa các lực lượng bộ binh. Các máy móc hệ thống chỉ huy tự động hóa bộ dội được đặt trên ô tô, máy bay và cả trên tên lửa. Hàng loạt máy tính điện tử các loại được sử dụng để xử lý tự động các số liệu trinh sát và điều khiển các thiết bị chống hoạt động vô tuyến điện tử.

        Hiện nay, đòi hỏi phải sử dụng tổng hợp, mật độ lớn, bất ngờ các hoạt động chiến tranh điện tử. Trên một máy bay tiến công tương lai sẽ được trang bị nhiều loại nhiễu khác nhau tiến hành gây nhiễu theo nhiều phương án khác nhau. Ta đã biết, cho đến nay, thường mỗi thiết bị chống nhiễu chỉ có hiệu quả đối với một loại nhiễu nhất định. Rõ ràng tạo nhiều loại nhiễu cùng một lúc với cường độ lớn sẽ gây khó khăn cho phía chống nhiễu rất nhiều.

        Sử dụng hợp lý và kết hợp nhiều loại nhiễu đòi hỏi sự hiểu biết tường tận về tính năng chiến thuật, kỹ thuật khí tài của cả hai bên, về nhiệm vụ chiến đấu, ý đồ cũng như thủ đoạn chiến thuật của đối phương.

        Điều nữa, đó là dần dần hoạt động chiến tranh vô tuyến điện tử sẽ được đặt trong hệ thống vũ khí chung, nhất là trên máy bay. Khi đó, trên máy bay cần một máy tính chuyên dùng xử lý mọi tin tức trinh sát của hệ thống vũ khí, kể cả các tham số đường bay.

        Rồi đây, các thiết bị vô tuyến điện tử sẽ gọn nhẹ hơn rất nhiều, và hiệu quả cao hơn nhiều. Chẳng hạn, các máy nhiễu dùng một lần có thể tiến hành trinh sát các tham số phương tiện cần chế áp (trước hết là tần số), tự động điều chinh tần số nhiễu về tần số phương tiện đó. Toàn bộ thiết bị ấy chỉ đặt trong một tên lửa nhỏ đường kính khoảng 76 - 80mm. Một máy bay gây nhiễu có thể mang được khoảng 100 tên lửa như vậy.

        Hoặc như, việc để xuất nguyên lý điều khiển cánh sóng ăng-ten bằng điện tử, cũng mở rộng khả năng, hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử.

        Và đặc biệt là khả năng mở rộng dải tần số công tác, gây rất nhiều khó khăn cho phía gây nhiễu, nhất là các máy nhiễu đặt trên máy bay.

        Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển, chúng ta chưa hề thấy một vũ khí nào không thể chống lại được. Mỗi loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự xuất hiện, đều kéo theo sự xuất hiện những vũ khí mới và phương tiện kỹ thuật quân sự chống lại. Chỉ có một điều rõ ràng là, các vũ khí và phương tiện kỹ thuật đó ngày càng tinh vi, muốn chống lại, đòi hỏi sự tinh vi tương ứng hoặc cao hơn về chiến thuật, về kỹ thuật để bảo đảm hiệu quả chống trả cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 29 Tháng Ba, 2020, 08:52:57 pm »


MỤC LỤC

        Lời Nhà xuất bản   
        Chương I: Từ cơ sở này
        Chương II: Ra-đa — con mắt thần kỳ
        Chương III: Vô tuyến điều khiển hỏa lực
        Chương IV: Vô tuyến trong trinh sát
        Chương V: Nhiễu tiêu cực — rối loạn tia sóng đối phương
        Chương VI: Nhiễu tiêu cực — tạo sự trùng hợp đổi phương
        Chương VII: Chống nhiễu
        Chương VIII: Hiệu quả chiến tranh điện tử

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM