Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 05:41:28 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh điện tử  (Đọc 6700 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2020, 05:01:32 am »

       
CHƯƠNG VI

NHIỄU TÍCH CỰC TẠO SỰ TRÙNG HỢP ĐỐI PHƯƠNG

        Bất cứ sự bức xạ sóng điện từ nào đó chế áp hoặc gây khó khăn cho hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử đều gọi là nhiễu tích cực. Khi chiếc máy thu đầu tiên của thế giới ra đời, nó đã phải đấu tranh với nhiễu để làm việc. Bởi vì, trong không gian luôn luôn xây ra sự phóng điện, và sự phóng điện đó tạo ra sóng điện từ. Trong lúc có sấm chớp, nếu mở đài giải sóng trung sẽ dễ dàng thấy tác động chúng. Tính ra, trên trải đất cử trung binh một giây có khoảng 100 lần phóng điện của khí quyền.

        Các hiện tượng vật lý trong tự nhiên gây ra như sự phóng điện trong không gian, sự phóng điện trong máy bay, hay khi tàu điện chạy... gây khó khăn cho công tác của các phương tiện thông tin, trinh sát; những phương tiện vô tuyến điện tử làm việc ở các tần số trùng nhau hoặc gần nhau cũng có thể gây nhiễu cho nhau. Đấy là nhiễu tíchcực không chủ định.

        Nhiễu tích cực có chủ định do con người cố ý tạo ra để chế áp các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương, nó luôn luôn được hoàn thiện về mặt kỹ thuật và chiến thuật sử dụng, nhằm đạt hiệu quả chống phá cao nhất.

        Gâv nhiễu có hiệu quả, điều kiện đầu tiên phải đạt được là tần số của nhiễu phải trùng với tần số công tác của phương tiện vô tuyến điện từ bị gây nhiễu. Khi ấy, nhiễu mới có khả năng lọt vào máy thu và tác động đến phương tiện khí tài.

        Trên thực tế, không thể dùng một loại nhiễu để phá hoại công tác các loại thiết bị vô tuyến điện tử và các chức năng khác nhau của chúng. Thậm chí, ngay cả đối với một loại phương tiện, nhưng khi dùng các dạng tín hiệu khác nhau cũng đòi hòi các dạng nhiễu có hiệu quả khác nhau.

        Nhiễu có hiệu quả còn là nhiễu có tác dụng đối với khí tài vô tuyến điện tử đối phương, nhưng lại có khả năng linh hoạt để chống lại những biện pháp chống nhiễu của đối phương. Từ đấy, xuất hiện những khó khăn và những mâu thuẫn, những hao phí năng lượng tưởng như vô ích nhưng bắt buộc phải làm.

        I. NHIỄU CHẬN, NHIỀU NGẮM, NHIỀU TRUỢT

        Để gây nhiễu đối với tất cả các khí tài hoặc tập trung chế áp một vài khí tài nào đó, người ta dùng các loại nhiễu thích hợp.

        — Nhiễu chặn, còn gọi là nhiễu phổ rộng, dùng chế áp đồng thời nhiều phương tiện vô tuyến điện từ có các tần số làm việc khác nhau. Nhiễu phát ra trên cả dải tần số rộng bao trùm tớt cả các tần số mà các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương có thể làm việc. Khi đối phương cho khí tài làm việc trong dải tần số đó, nhiễu sẽ có khả năng lọt được vào máy thu.

        Loại nhiễu này, khi gây nhiễu không yêu cầu nhiều tin tức về đối phương. Nếu đối phương dịch chuyển tần số công tác trong giới hạn phổ nhiễu (mà giới hạn này thường tương đối rộng) thì sự chống lại nhiễu như thế cũng không có kết quả.

        Nhiễu chặn có nhược điểm là mở rộng dải phổ nhiễu, trong khi không tăng công suất chung của máy, sẽ dẫn đến giảm mật độ công suất nhiễu.

        Mật độ công suất nhiễu là tỷ số công suất toàn bộ của máy phát trên độ rộng tần phổ của nhiễu được tạo ra. Mật độ công suất thường đo bằng oát/mê-ga-héc. Như vậy, để tạo mật độ nhiêu đủ hiệu quả thì mảy phát phải có công suất lớn.

        — Nhiễu ngắm, dùng để tập trung nhiều vào một dải nào đó, thường được tạo ra trong dải tần số tương đối hẹp, chỉ lớn hơn dải thông máy thu một chút.

        Máy phát có công suất không lớn lắm cũng có thể tạo ra mật độ công suất nhiễu lớn,

        Máy phát nhiễu ngắm đòi hỏi được điều chỉnh tương đối chính xác về tần số phương tiện vô tuyến điện từ cần chế áp. Muốn vậy, gây loại nhiễu này đòi hỏi phải có nhiều tin tức chính xác về đối phương, nhất là tần số công tác. Sau khi trinh sát được tần số, lại phải nhanh chóng điều chỉnh tần số máy nhiễu.

        Do đó, thiết bị trinh sát cũng như thiết bị điều khiển trở nên phức tạp. Khó khăn càng tăng lên, khi số lượng đối tượng cần gây nhiễu có nhiều, và đối phương lại sử dụng các thiết bị vô tuyến điện tử luôn thay đồi tần số.

        — Nhiễu trượt, trong một số trường hợp, người ta kết hợp ưu điểm của hai loại nhiễu trên bằng cách tạo nhiễu có tần phổ hẹp, công suất lớn, rồi sau đó cho dịch chuyển phổ nhiễu đó trong dải tần số mà máy nhiễu cần khống chế.

        Khi dải tần nhiễu trùm lên tần số công tác của phương tiện vô tuyến, nhiễu sẽ lọt vào phương tiện.

        Khi tần phổ nhiễu dịch đi, nhiêu không lọt vào máy thu được nữa, nhưng do quán tính, máy thu chưa thề hồi phục ngay khả năng làm việc bình thường. Phương tiện chưa kịp khôi phục khả năng, thì tần phổ nhiễu lại đi qua tần số công tác máy thu, nhiễu lại lọt vào máy thu và phát huy tác dụng. Quá trình tiếp tục lặp lại, và phương tiện vô tuyến điện tử không thể làm việc bình thường được.

         

        Tại thời điểm tác dụng, nhiễu vẫn có mật độ công suất lớn, trong khi vẫn bao quát được dải tần số rộng.

        Khái niệm chặn và ngắm, không chỉ bó hẹp trong khái niệm tần số, trong đó dải thông máy thu được coi như bộ lọc tần số. Khái niệm chặn và ngắm còn được mỏ rộng cho những tham số khác của các khí tài vô tuyến điện tử, trong đó khả năng nhận các tín hiệu có tham số trong một giới hạn nào đó được coi như một bộ lọc tham số đó, thí dụ, phân cực của tín hiệu, tần số quét của cánh sóng ăng-ten...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2020, 05:03:39 am »


        II. NHIỄU TÔNG

        Thời kỳ đầu, nhiễu không điều chế. Khi ấy, nhiễu chi là dao động siêu cao tần được phát đi ở tần số gần băng tần số công tác của phương tiện cần chế áp. Lúc đó, ở lối ra máy thu thông tin, sẽ có hiện tượng phách. Nếu tần số nhiễu xấp xỉ bằng tần số tín hiệu và phổ của phách nằm trong dải âm tần, thì báo vụ viên sẽ nghe thấy nhiễu. Nếu nhiễu có công suất lớn sẽ gây ra quá tải máy thu.

        Hiện tượng này có tác dựng lớn đối với ra-đa. Khi máy thu bi quá tải, độ nhạy bị giảm hẳn xuống, làm mất tín hiệu trên màn hiện sóng, kể cả tạp máy thu và tín hiệu địa vật. Trên màn hiện sóng nhìn vòng, nhiễu tạo nên một hình quạt tối, không quan sát thấy tạp.

        Độ rộng của hình quạt phụ thuộc vào độ rộng sơ đồ định hướng ăng-ten ra-đa. Tia ăng-ten càng rộng, hình quạt càng rộng. Hiện lượng tạp và xuất hiện hình quạt tối, còn quan sát thấy đối với cả các loại nhiễu khác, nếu công suất nhiễu đủ lớn đến mức máy thu bị bão hòa.

        Đặc điểm cơ bản của nhiễu không điều chế là toàn bộ năng lượng bức xạ tập trung trên một tần số. Để chế áp được đài ra-đa, công suất nhiễu phải đủ lớn đến khi máy thu mất độ nhạy, không thể nhận được tín hiệu nữa. Nếu giảm công suất, hiệu quả nhiễu sẽ giảm xuống rất nhiều.

        Nhiễu không điều chế, không tồn tại được lâu vì đối phương chổng lại loại nhiễu này một cách dễ dàng.

        Để sử dụng hợp lý năng lượng bức xạ, người ta điều chế các tín hiệu nhiễu. Đơn giản nhất là điều chế bằng các dao động điều hòa.

        Loại nhiễu này tuy đơn giản, nhưng ngay cả khi công suất không đủ làm quá tải máy thu, việc quan sát mục tiêu đã gặp rất nhiều khó khan, vì chúng đã tạo nên nền nhiễu ngụy trang cho tín hiệu. Ở lối ra máy thu liên lạc vô tuyến, nhiễu phát ra những âm trầm bổng khác nhau. Chính vì thế còn gọi là nhiễu « tông ».

         

        Nhiễu một tông, chỉ có tác dụng hạn chế, về sau phát triển thành nhiễu nhiều tông. Nhiễu nhiều tông được sắp xếp lặp đi lặp lại theo chu kỳ, sao cho những âm nhiễu từ từ lên cao hoặc xuống thấp (trầm) thay đổi theo quy luật rất khó chịu.

        Nhiễu tông, không hoàn toàn ngụy trang được tín hiệu thông tin, nhưng gây mệt mỏi và làm mất khả năng tập trung của báo vụ viên.

        Trên màn hiện sóng ra-đa, nhiễu « tông » sẽ vẽ lên những đường cong nhấp nháy. Trên hình 95 trình bày màn hiện sóng nhìn vòng khi bị nhiễu « tông » tác động.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2020, 05:05:27 am »


        III. NHIỄU TẠP VÀ TÍNH VẠN NĂNG

        Nhiễu tạp tức tín hiệu điều chế nhiễu là tạp, người ta tìm ra nhiễu tạp qua kết quả nghiên cứu các dạng tín hiệu điều chế có tần phổ rộng. Hiện nav, nó là dạng nhiễu phổ biến nhất, khoảng 70% số lượng máy nhiễu của các nước đế quốc hiện nay là máy phát nhiễu tạp.

        Tạp (tiếng ồn) là một quá trình thay đổi tín hiệu ngẫu nhiên, không thể biết trước một cách chắc chắn giá trị tham số. Ở những máy thu chất lượng xấu, ta nghe thấy tiếng rào rào, còn trong ra-đa, tạp thể hiện lên màn hiện sóng bằng những chấm sáng xuất hiện ở những điểm bất kỳ tại thời điểm bất kỳ.

        Tất cả các máy thu đều có nội tạp. Tạp đó xuất hiện do sự thay đồi ngẫu nhiên các dòng điện tử chạy trong mạch máy thu. Để nhận được tín hiệu, máy thu bao giờ cũng đòi hỏi giá trị tín hiệu phải lớn hơn một giá trị nào đó so với tạp. Nội tạp càng lớn, máy thu càng kém nhạy.

        Đặc trưng cơ bản của nhiễu tạp là sự thay đổi các tham số của nhiễu (biên độ, tần số hoặc pha) biến đổi ngẫu nhiên.

        Tác dụng của nhiễu tạp là bảo đảm ngụy trang tín hiệu có cấu trúc và hình dạng bất kỳ, có tác dụng đối với hầu hết các loại phương tiện vô tuyến điện tử, vì cấu trúc nhiễu tạp gần giống với nội tạp máy thu. Bởi thế, rất khó chống lại loại nhiễu này khi đã để cho nó lọt vào máy thu.

        Trong các loại nhiễu hiện nay, nhiễu tạp có thể được coi là tương đối vạn năng.

        — Nhiễu tạp trực tiếp, là loại nhiễu trong đó tạp tạo ra được khuếch đại đến công suất lớn và bức xạ ra không gian. Tạp phải được tạo ra trong phổ rộng và ở dải tần số cao. Nhiễu tạp trực tiếp, không được dùng nhiều vì gặp khó khăn trong việc phát và khuếch đại tạp trong dải rộng với công suất lớn.

        — Nhiễu tạp điều chế, là loại nhiễu được điều chế từ tín hiệu tạp theo biên độ, theo tần số, hoặc kết hợp cả hai loại điều chế cùng một lúc. Thường dùng tạp của các dụng cụ điện tử làm tín hiệu điều chế. Tính chất tạp điều chế càng gần tính chất nội tạp máy thu thì nhiều càng có hiệu quả.

        Nhiễu tạp điều tần có hiệu quả đến các phương tiện ra-đa và liên lạc, đến máy thu điều tần cũng như hệ thống ra-đa liên tục.

        Khi để nhiễu tạp lọt vào máy thu liên lạc, ở lối ra sẽ nghe tiếng tạp rào rào. Nhiễu càng lớn, tiếng rào rào càng lớn. Nếu công suất nhiễu quá lớn, máy thu hoàn toàn bị chế áp, không thể thu được tín hiệu nào nữa.

         

        Đối với ra-đa, tác dụng trực tiếp của nhiễu tạp là ngụy trang mục tiêu trong góc khối nhất định và trong cự ly phù hợp, sẽ làm giảm khả năng phân biệt và độ chính xác, xác định tọa độ mục tiêu. Nếu công suất nhiễu nhỏ, nhiễu chỉ có tác dụng khi ăng-ten ra-đa hướng về phía máy nhiễu (lẽ dĩ nhiên, ăng-ten máy nhiễu đang hướng về phía ra-đa). Tác dụng đó thể hiện trên màn nhìn vòng bằng một hình quạt sáng hẹp. Rõ ràng lúc này, hiệu quả của nhiễu không cao.

        Độ rộng hình quạt phụ thuộc vào độ rộng sơ đồ định hướng ăng-ten đài ra-đa. Những mục tiêu nằm lệch khỏi hướng máy nhiễu một góc nào đó để tín hiệu phản xạ của chúng nằm ngoài giới hạn dải nhiễu đó, đều vẫn dễ dàng bị phát hiện.

        Khi cường độ nhiễu tăng lên, trắc thủ không thể quan sát được dấu sáng tín hiệu trên màn hiện sóng. Góc quạt sáng, cũng rộng dần ra do thu được nhiễu của cánh sóng chính. Bên cạnh hình quạt sáng lớn, bắt đầu xuất hiện các góc quạt sáng nhỏ hơn, do thu được nhiễu ở các cánh sóng phụ.
         
Mật độ công suất nhiễu càng lớn, số lượng cánh sóng phụ thu được nhiễu càng nhiều, đồng thời độ rộng các hình quạt sáng càng tăng lên. Nếu công suất nhiễu tiếp tục tăng, có thể có hiện tượng một số góc quạt nối liền với nhau, thành một quạt lớn. Đài ra-đa hầu như mất khả năng phát hiện mục tiêu. Nếu công suất nhiễu quá lớn có thể quan sát thấy hình quạt đen trên màn hiện sóng biểu hiện có sự quá tải máy thu.

        Nhiễu tạp cũng ngày càng trở nên phức tạp, có loại nhiễu tạp có những đường nhấp nháy gây cho trắc thủ ra-đa cảm giác khó chịu. Nó tạo nên nền nhiễu không mịn, tạo nên hiệu ứng mà cảm giác như toàn màn bị đen hoặc ngược lại, bị trắng hết, do đó cản trở trắc thủ làm việc rất nhiều.

        Máy phát siêu cao tần là một trong các phân tử quan trọng nhất của máy phát nhiễu tạp. Các đặc trưng của nó ảnh hưởng lớn đến khả năng chiến thuật, kỹ thuật của dải nhiễu.

        Các máy phát phải có hệ số có ích lớn để truyền cho ăng-ten phần lớn công suất; có khả năng dịch tần số với vận tốc lớn trong dải tần số rộng; trọng lượng và kích thước phải phù hợp với yêu cầu chiến thuật.

        Phần lớn máy phát nhiễu dải sóng mét dùng đèn điện tử, còn trong các dải sóng đề-xi-níét, xăng-ti-mét, mi-li- mét thường dùng các đèn chuyên dụng như clít-trông, ma- nhê-trông, đèn sóng chạy, đèn sóng ngược.

        Đèn ma-nhê-trông, có độ tin cậy cao, kích thước tương đối bé, hệ số có ích đến 80%. Có những loại ma-nhê- trông có thể thay đồi tần số trong dải rộng mà ít ảnh hưởng đến công suất ra.

        Tốc độ thay đổi tần số của đèn ma-nhê-trông không lớn lắm, vì thế dùng đèn này trong các máy phát nhiễu ngắm bị hạn chế.

        Đèn sóng ngược, có tốc độ thay đổi tần số nhanh (đạt giá trị khoảng 100 mê-ga-héc/mi-crô-giây), công suất lớn, hệ số có ích đạt 20 - 40 %, được dùng rộng rãi trong các máy phát nhiễu tạp.

        Nguồn tạp được sử dụng rộng rãi nhất là đi-ốt tạp (đi-ốt đốt trực tiếp, làm việc ở chế độ bão hòa) ti-ra- trông trong từ trường và bộ nhân quang — điện tử. Đi- ốt tạp tạo ra phổ rất rộng, mật độ đều.

        Nhược điểm cơ bản của đi-ốt tạp là tạo cường độ tạp nhỏ. Cho nên, phải thiết kế sơ đồ khuếch đại tạp dải rộng, hệ số khuếch đại lớn, nhưng bộ điều chế lại trở nên phức tạp.

        Dùng ti-ra-trông trong từ trường làm nguồn tạp giảm được rất nhiều hệ số khuếch đại bộ điều chế, đơn giản được bộ điều chế, nhưng chỉ tạo được nhiễu tạp trong dải tương đối hẹp.

        Cường độ điện áp tạp ở lối ra bộ nhân quang điện tương đối lớn, dải tần phổ tương đối rộng, cho nên có thề dùng làm nguồn tạp máy nhiễu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 09:27:38 am »


        IV. NHIỄU XUNG VỚI VIỆC NGỤY TRANG TẠO GIẢ VÀ DẪN MỤC TIÊU

        Nhiễu xung là kết quả điều chế các tín hiệu xung. Yêu cầu lớn cho hoạt động của nhiễu xung là phải có tương đối đầy đủ tin tức về các tham số của các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương. Như thế, các thiết bị trinh sát, xử lý tin tức và điều khiển của loại máy nhiễu này khá phức tạp.

        Công suất, từng xung nhiễu có thể lớn, nhưng thời gian phái nhiễu ngắn hơn rất nhiều so với thời gian máy nghỉ, nên công suất trung bình của máy nhiễu vẫn nhỏ. Các máy nhiễu xung thường gọn, nhẹ, tiêu thụ ít năng lượng hơn so với máy phát nhiễu tạp, nó dễ dàng lắp trên các máy bay tiêm kích và tên lửa.

        Nhiễu xung ngụy trang:

        — Nhiễu xung ngẫu nhiên, là một dãy xung có độ rộng, chu kỳ lặp lại xung thay đổi theo quy luật ngẫu nhiên, được phát đi trên tần số công tác của các phương tiện vô tuyến điện tử cần chế áp. Có thể dùng nhiễu này để gây nhiễu, các hệ thống ra-đa, điều khiển từ xa, liên lạc vô tuyến làm việc ở chế độ xung.

        Trên màn hiện sóng, nhiễu thể hiện bẵng sự xuất hiện các chấm sóng hỗn loạn.

        Máy phát nhiễu xung ngẫu nhiên, là máy phát xung siêu cao tần được điều khiển theo quy luật ngẫu nhiên bằng một nguồn tạp. Các tham số tín hiệu ngẫu nhiên được chọn để nhiễu có hiệu quả nhất đối với loại khí tài cần chế áp.

         

        — Nhiễu xung đông bộ, cũng có tính chất ngụy trang. Đó là dãy xung có tần số lặp lại bằng bội số tần số lặp lại xung thăm dò của đài ra-đa .

        Trên màn hiện sóng nhìn vòng, nhiễu tạo thành những vòng sáng ổn định.

        — Nhiễu xung không đồng bộ, nếu bội số tần số lặp lại không bằng số nguyên.

        Trên màn hiện sóng nhìn vòng, nhiễu tạo ra các vòng xoáy. Bội số càng lớn, đường xoáy càng cong nhiều, các đường xoáy càng nằm gần nhau. Nếu độ dài xung lớn thì bề rộng đường xoáy càng to.

         

        Ngoài ra, toàn bộ các vòng xoáy sẽ quay quanh tâm với tốc độ rất nhỏ, nếu như tỷ số chu kỳ quay ăng-ten đài ra-đa với chu kỳ lặp lại xung nhiễu không bằng một số nguyên.

        Khi địch phát nhiễu điều chế bằng một dao động điều hòa (nhiễu tông) hay khi bị nhiễu do một đài ra-đa bên cạnh làm việc, trên màn hiệu sóng nhìn vòng cũng xuất hiện hình ảnh như vậy.

        Nhiễu xung tạo mục tiêu giả:

        Nhiễu này do máy phát nhiễu xung trả lời phát đi.

        Khi bị nhiễu xung loại này tác động, trên màn hiện sóng ra-đa, ngoài tín hiệu mục tiêu, còn có những tín hiệu giả giống tín hiệu mục tiêu thật. Tình huống ra-đa trở nên phức tạp, bắt buộc phải mất thời gian tiến hành xử lý một khối lượng lớn số liệu không cần thiết mà không thể  tập trung lực lượng và phương tiện chống mục tiêu thật.

        Nguyên tắc tạo nhiễu xung mục tiêu giả, là thiết bị thu của máy nhiễu nhận tín hiệu từ ra-đa phát lên, giữ chậm tín hiệu đó một thời gian rồi đưa sang thiết bị phát, phát ngược trở về đài ra-đa. Trên màn ra-đa, ngoài dấu sáng mục tiêu, sẽ xuất hiện dấu sáng thứ hai giống dấu sáng thứ nhất. Nếu thời gian giữ chậm tín hiệu Δt đủ bé, hai tín hiệu sẽ có cùng tọa độ gốc, nhưng khác nhau về cự ly. Khoảng cách cự ly giữa mục tiêu thật và mục tiêu giả được xác định bằng biểu thừc:

ΔD(km) = 0,15 Δt (mi-crô-giây)

        Nếu đài nhiễu trả lời mỗi tín hiệu ra-đa bằng hai tín hiệu với hai thời gian giữ chậm khác nhau, trên màn hiện sóng sẽ xuất hiện hai mục tiêu giả, nghĩa là có thể tạo giả một nhóm mục tiêu có cùng tọa độ góc, nhưng khác nhau về cự ly. Tuy nhiên, lúc này khoảng cách đến máy bay mang nhiễu luồn luôn ngắn hơn cự ly đến bất cứ mục tiêu giả nào. Loại nhiễu này còn gọi là nhiễu xung trả lời nhiều lần.

         

        Tạo tín hiệu mục tiêu giả có cự ly gần hơn mục tiêu thật (máy bay mang nhiễu), sẽ gặp nhiều khó khăn vì tín hiệu nhiễu phải được phát trước tín hiệu ra-đa một thời gian. Khó khăn lớn nhất ở đây chính là làm sao giữ được khoảng thời gian phát trước đó là hằng số. Muốn vậy, phải biết được chu kỳ lặp lại xung thăm dò đài ra-đa. Điều này, tương đối đơn giản, nếu chu kỳ lặp lại đó bằng hằng số, và ngược lại thì trở nên rất phức tạp đối với những đài ra-đa thay đồi chu kỳ lặp lại xung.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 09:28:33 am »


        Nếu chu kỳ lặp lại của xung nhiễu không đồng bộ hoàn toàn với chu kỳ lặp lại xung thăm dò đài ra-đa thì nhiễu trở nên có tác dụnq ngụy trang.

        Để tạo tín hiệu mục tiêu giả có tọa độ góc khác với tọa độ góc mục tiêu thật, xung nhiễu phải được phát vào cánh sóng phụ ăng-ten đài ra-đa ở góc độ so với cánh sóng chính một góc không đổi.

        Muốn tạo được loại nhiễu như thế, máy nhiễu phải trinh sát cả chu kỳ quét của cánh sóng ăng-ten ra-đa. Nhiễu xung loại này, tác dụng đặc biệt có hiệu quả đối với các đài ra-đa có mức cánh sóng phụ lớn.

        Như vậy, nếu máy nhiễu có máy thu đủ nhạy, có máy phát công suất đủ lớn, trong cự ly cho phép, đối với một loại đài ra-đa xác định, máy nhiễu có thể tạo được tín hiệu mục tiêu giả có bất cứ cự ly, tọa độ góc nào, và trong trường hợp này, mục tiêu giả được tạo nên sẽ có cùng tốc độ với mục tiêu thật. Có khả năng lập được chương trình điều khiển bức xạ tín hiệu để tạo giả những mục tiêu có đường bay cơ động phức tạp bất kỳ.



        Cũng trong việc nhận biết và tạo mục tiêu giả, người ta biết rằng cách đây ít lâu, các trung tâm ra-đa Ca-na- đa và Mỹ bỗng phát lệnh báo động. Theo tốc độ dịch chuyển các dấu sáng mục tiêu trên màn hiện sóng, không ai có thể đoán được đó là cái gì. Các máy bay tiêm kích được lệnh xuất kích. Và sau gần một giờ, tin tức trinh sát truyền về báo tin: một đàn chim! Nếu liên hệ với tác dụng của nhiễu thì đó cũng có thể xem như một loại tín hiệu nhiễu.

        Tác dụng tạo mục tiêu giả có hiệu quả nhất đối với ra-đa, và nó còn có ý nghĩa nhiều hơn khi chống lại các ra-đa điều khiển hỏa lực, các loại vũ khí tự dẫn.

        Các mục tiêu giả và bẫy ra-đa có thể dùng trên không, trên mặt đất, trên mặt biển phụ thuộc vào loại ra-đa cần chống. Khi sử dụng trên không, chúng có thể được phóng đi từ máy bay, từ tên lửa hay từ mặt đất.

        Hãy xét tác dụng của mục tiêu giả và bẫy ra-đa đối với hệ thống phòng không.

        Hệ thống phòng không hiện nay, trong vùng hoạt động của mình, một lúc chỉ có thể đấu tranh hiệu quả với một số lượng mục tiêu có hạn, vì nếu đối phương dùng các phản xạ tạo ra một số lượng lớn tín hiệu phản xạ gần giống với các tín hiệu mục tiêu hoặc tên lửa, sẽ làm quá tải hệ thống phân phối mục tiêu, tăng thời gian xác định mục tiêu thật, phân tán lực lượng phòng không.

        Nếu hệ thống phòng không không thể phân biệt được tín hiệu nào là mục tiêu thật, tín hiệu nào là giả, thì đành phải chọn tùy ý lấy một số mục tiêu để xạ kích, do đó xác suất hạ máy bay giảm xuống rất nhiều. Trong một số trường hợp, nhất là đối với các loại tên lửa tự dẫn, mục tiêu giả có thể làm cho hệ thống tự động bám vào mục tiêu giả, bỏ mục tiêu thật.

        Đối với trắc thủ ra-đa, khi quá nhiều tín hiệu trên bộ chỉ thị, ngoài việc nhận nhầm tín hiệu giả thành mục tiêu, còn có thể bỏ sót mục tiêu hoặc bỏ sót những tham số mục tiêu cần xác định do trắc thủ chọn tín hiệu theo những tiêu chuẩn nào đó, hoặc chậm trễ việc truyền tin tức.

        Các bẫy ra-đa hệ thống phòng không, thường có kích thước nhỏ, trọng lượng nhẹ, trên đó có đặt các thiết bị phản xạ tiêu cực như thấu kính Lu-nê-béc hoặc các loại phản xạ góc để tạo ra diện tích phản xạ hiệu dụng lớn hơn hoặc bằng diện tích phản xạ của máy bay ném bom. Cũng có thể đặt trên bẫy máy chuyển tiếp tích cực để phát trả lời tín hiệu ra-đa nhận được, tạo dấu sáng rõ nhằm gây chú ý cho trắc thủ.

        Bẫy ra-đa được dùng rộng rãi từ thời kỳ chiến tranh thế giới lần thứ hai đối với các ra-đa đặt trên mặt đất cũng như trên máy bay. Phát xít Đức đã dùng 100 phản xạ góc tạo giả mục tiêu quan trọng trên một hồ ở Béc- lin. Kết quả thật không ngờ, gần 100 máy bay ném bom 4 động cơ của Anh — Mỹ đã thi nhau trút bom xuống chiếc hồ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 09:34:30 am »

    
        Để giảm thiệt hại máy bay do các pháo phòng không Đức khi có điều khiển bằng ra-đa, không quân Đồng minh đã dùng các lưới kim loại kéo sau máy bay bằng dây cáp. Sóng điện từ phản xạ mạnh, tạo nên dấu sáng rõ trên màn hiện sóng ra-đa, đó là mục tiêu giả rất tốt.

       

        Các máy bay ném bom chiến lược Mỹ B52 và B47 được trang bị loại tên lửa GAM-72 làm mục tiêu giả. Tên lửa này có hình dạng như một máy bay nhỏ có thân ngắn, cánh hình tam giác, dùng động cơ tuốc-bin phản lực phát triển tốc độ đến khoảng 300m/gỳ. Trên tên lửa có máy nhiễu làm việc ở các dải sóng vô tuyến, hồng ngoại và âm tần. Tên lửa có thể tạo trên màn hiện sóng ra-da một dấu sáng cường độ lớn. Một máy bay B52 có thể mang 4 tên lửa loại này.



        Phụ thuộc vào nhiệm vụ, mục tiêu giả có thể được điều khiển bằng vô tuyến hoặc cho bay theo chương trình đặt trước.

        Có thể dùng mục tiêu giả để nâng cao khả năng hoạt động của các tên lửa đường đạn vượt đại châu. Có nước đã nghiên cửu phương pháp tạo ra chung quanh đầu chiến đấu tên lửa một đám mây các mục tiêu giả ở dạng các mảnh kim loại. Các mục tiêu giả được tạo ra tại thời điểm tách đầu chiến đấu ra khỏi đuôi tên lửa. Ở độ cao lớn trong điều kiện khí quyền rất loãng, các mảnh vỡ sẽ chuyển động với tốc độ như đầu chiến đấu, mặc dầu chúng có khối lượng khác nhau. Đám mây các mảnh vỡ đó có thể có kích thước đến vài trăm ki-lô-mét vuông, gây khó khăn cho việc phát triển và đánh trúng đầu chiến đấu của tên lửa.

        Nhiễu xung và Sự dẫn mực tiêu :

        Dùng để phá hoại sự làm việc của các hệ thống tự động bám sát theo cự ly, theo tốc độ và theo các tọa độ góc trong các hệ thống vô tuyến điện tử điều khiển hỏa lực làm việc ở chế độ xung. .

        Sau khi đài ra-đa bắt được mục tiêu, các hệ thống tự động sẽ theo dõi sự thay đổi tham số của tín hiệu mục tiêu, theo dõi được thay đổi tọa độ mục tiêu.

        Nếu máy nhiễu phát xung trùng với tín hiệu mục tiêu nhưng có công suất lớn hơn, rồi sau đó thay đổi dần dần tham số nhiễu để tín hiệu nhiễu dịch dần ra khỏi tham số đang cần bám sát, thì hệ thống tự động đó sẽ bỏ tín hiệu mục tiêu mà bám theo tín hiệu nhiễu có công suất lớn hơn. Bởi thế, gọi là nhiễu dẫn.

        Thí dụ, hệ thống tự động đang bám sát mục tiêu theo cự ly máy bay mang máy nhiễu. Theo tín hiệu phản xạ trở về, máy nhiễu sẽ phát một tín hiệu có công suất lớn hơn trùng với tín hiệu mục tiêu đó (độ giữ chậm At = o). Sau đó, máy nhiễu bắt đầu tăng dần thời gian giữ chậm At, tạo cảm giác như mục tiêu đang bay xa dần đài ra- đa. Vì xung nhiễu có công suất lớn hơn, nên hệ tự động sẽ chuyển sang bám sát tín hiệu nhiễu, bỏ mất mục tiêu.

        Khi dẫn tín hiệu ra-đa ra một khoảng cách đủ xa, máy nhiễu tắt xung nhiễu. Hệ thống tự động mất tín hiệu, lại phải sục sạo để tìm mục tiêu.

        Sau khi hệ thống tự động bắt được mục tiêu, đi vào bám sát, quá trình lại tiếp tục như cũ.

        Kết quả, hệ thống điều khiển hỏa lực không bao giờ làm việc được, hoặc làm việc với sai số rất lớn.

        Trên nguyên lý như vậy, có thể tạo nhiễu dẫn cho các hệ tự động bám sát các tham số khác như các tọa độ góc, tốc độ..., nhưng gặp khó khăn nhiều hơn.

        Đối với các đài ra-đa liên tục, cũng có thể tạo nhiễu dẫn như vậy.



        Sơ đồ máy nhiễu xung trả lời tổng quát có thể biểu diễn như ở hình vẽ 103.
« Sửa lần cuối: 23 Tháng Ba, 2020, 09:57:00 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 23 Tháng Ba, 2020, 09:58:56 am »

     
        Tín hiệu ra-đa do ăng-ten thu được đưa sang hai đường: theo đường cao tần, vào mạch nhớ tần số; và sau khi tách sóng, theo đường thị tần đi vào thiết bị phân tích.

        Một trong các phương án mạch nhớ tần số được trình bày trong hình 104.

       

        Xung cao tần đưa đến đầu vào mạch nhớ, qua bộ khuếch đại, đến đầu ra.

        Ở đầu ra bộ khuếch đại, một phần tín hiệu được đưa vào dây giữ chậm siêu cao, đi tới đầu vào bộ khuếch đại. Những tổn hao tín hiệu trong dây giữ chậm sẽ được bộ khuếch đại bù lại để bảo đảm mức công suất như cũ. Độ giữ chậm của dây được tính toán sao cho các xung cao tần được nối tiếp vào nhau liên tiếp và tần số được nhớ liên tục ở đầu vào máy phát. Và một phần tín hiệu sau khi tách sóng, được đưa sang thiết bị phân tích.

        Bộ tách sóng phải bảo đảm khôi phục dạng tín hiệu gần giống thực. Thiết bị phân tích sẽ đo tất cả các tham số thị tần cần thiết: biên độ, độ rộng, chu kỳ lặp lại xung thăm dò của đài ra-đa, chu kỳ quét cánh sóng ăng- ten, số lượng thiết bị vô tuyến điện tử, chế độ làm việc của các đài.

        Các tham số đó, được đưa sang khối điều khiển. Theo chương trình đặt trước và các tham số trinh sát, khối điều khiển sẽ cho xung mở máy phát phù hợp với chế độ gây nhiễu cần thiết.

        Máy phát là bộ khuếch đại cao tần công suất lớn. Khi có xung điều khiển đến, máy phát sẽ mở ra cho một phần tín hiệu cao tần ở lối ra mạch nhớ, phát ra ngoài, sau khi đã được khuếch đại đến công suất phù hợp. Thiết bị phát nhiễu trả lời, chính là máy chuyển tiếp phát lại tín hiệu ra-đa đã được khuếch đại và cố ý thay đổi các tham số, nhằm bóp méo tin tức các đài ra-đa. Những phần tử siêu cao tần đóng vai trò rất quan trọng trong hệ thống máy nhiễu. Một trong những phần tử siêu cao đó là đèn sóng chạy.



        Trong máy nhiễu trả lời dùng 4 loại đèn sóng chạy khác nhau làm các nhiệm vụ khác nhau ở các mức độ tín hiệu khác nhau: đèn sóng chạy làm nhiệm vụ khuếch đại cao tần trong máy thu trinh sát; đèn sóng chạy làm nhiệm vụ khuếch đại cao tần trong mạch nhớ tần số ; đèn sóng chạy khuếch đại tín hiệu cao tần sau khi đã được nhớ tần số để chuẩn bị kích máy phát; và đèn sóng chạy khuếch đại công suất làm nhiệm vụ máy phát.

        Các đèn lối vào phải có hệ số tạp bé. Đèn phát phải có công suất lớn, hiện nay có những đèn phát công suất xung tới 20 ki-lô-oát.

        Dây giữ chậm thường phải giữ chậm tín hiệu siêu cao trông thời gian 150 - 200 n giây (1n giây = l0-9 giây).

        Hiện nay dây giữ chậm dùng đoạn cáp cao tần dài 30 — 50 m. Gần đây, người ta nghiên cứu chế tạo các dây giũ chậm siêu cao gọn, nhẹ, tổn hao ít, dải thông rộng.

        Thực ra, về nguyên tác, có thể tạo giả bất cứ tín hiệu nào và làm cho các phương tiện vô tuyến điện tử bị sai lệch. Thí dụ, nếu trả lời tín hiệu ra-đa đốp-le với tần số thay đổi, có thể gây sai số trong thiết bị đo tốc độ của ra-đa. Điều cơ bản là phải có thiết bị trinh sát được đầy đủ các tham số tín hiệu của các phương tiện cần gây nhiễu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:09:17 am »


        V. NHIỄU HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN VÀ LIÊN LẠC

        Nhiễu các hệ thống vô tuyến điện tử làm việc theo nguyên tắc liên lạc vô tuyến, có những đặc điểm riêng về mặt kỹ thuật và chiến thuật.

        Tác dụng của nhiễu đối với hệ thống liên lạc có thể khác nhau: hoàn toàn chế áp, làm mất hoàn toàn hay một phần tin tức thông tin hoặc làm cho nhận được những tin tức sai.

        Tác dụng của nhiễu đối với hệ thống điều khiển từ xa có thể khống chế việc thực hiện lệnh hoặc tạo ra lệnh điều khiển giả, do đó làm tăng sai số điều khiển.

        — Xét loại nhiễu chuyển tiếp (nhiễu ngắm theo mã) trong các loại nhiễu này.

        Khi tạo nhiễu chuyển tiếp, nhiễu chỉ khác tín hiệu điều khiển về giá trị hoặc dấu của lệnh điều khiển, còn các tham số khác trùng với lệnh thật. Ở máy thu hệ vô tuyến sẽ nhận tín hiệu đó, bộ giải mã lập lại lệnh. Lệnh này đưa vào điều khiển đối tượng (tên lửa, máy bay). Nhưng vì đây là nhiễu, nên đáng lẽ phải lái tên lửa sang trái, thì tên lửa lại bị lái sang phải, hoặc đáng lẽ máy bay chỉ phải đổi hướng bay 15 độ thì nhiễu sẽ cho lệnh điều khiển máy bay lệch đi những 30 độ. Kết quả là tên lửa hoặc máy bay sẽ chẳng bao giờ «gặp» được mục tiêu.

        Máy tạo nhiễu theo mã phải có thiết bị trinh sát để nắm được quy luật thay đổi tham số tín hiệu của hệ thống vô tuyến để có thể thay đổi tham số điều chế nhiễu theo ý muốn.

        Máy chuyển tiếp thu tín hiệu điều khiển của hệ thống vô tuyến, khuếch đại và bức xạ chúng về phía máy thu bị chế áp.

        Nhiễu phải thay đổi cấu trúc tín hiệu vô tuyến sao cho giữ lại được tất cả các quy luật biến thiên tham số tín hiệu, trừ giá trị và dấu của lệnh, nghĩa là nhiễu phù hợp với quy luật mã hóa, để nhiễu lọt được vào máy thu, lọt qua bộ giải mã tạo thành « lệnh » điều khiển đối tượng (tất nhiên đấy là lệnh sai).

        Về loại nhiễu này, tháng 8 năm 1940, quân Đức bắt đầu dùng các pha vô tuyến định hướng đặc biệt để dẫn máy bay đi ném bom các thành phố nước Anh. Những pha này phát sóng vô tuyến theo một tia hẹp, máy bay phải bay ở giữa tia đó. Khi bay ở giữa tia sóng, phi công sẽ nghe thấy một tín hiệu liên tục. Khi bay lệch sang bên trái, phi công nghe thấy tín hiệu moóc một chữ cái nào đó của vần ABC, còn khi máy bay bay lệch khỏi tia sóng bên phải, sẽ nghe thấy tín hiệu một chữ khác. Căn cứ vào tín hiệu trong tai nghe, phi công giữ cho đường bay dọc theo tia sóng, và như vậy, máy bay sẽ được dẫn đến vùng ném bom.

        Quân Anh đã chống lại bằng cách phát chuyển tiếp tín hiệu thu được về hướng khác. Các phi công Đức nhận được tín hiệu rõ hơn, đã lái máy bay theo hướng của máy nhiễu «dẫn» đi. Hiệu quả của nhiễu lớn đến nỗi sau vài tháng sử dụng, các phi công Đức không còn tin vào lệnh dẫn dường nữa, kể cả khí không có nhiễu. Và tương tự, một phi công Đức đã bị lừa đến nỗi cho máy bay hạ cánh xuống sân bay Dê-von-sai-ơ ở Anh mà vẫn tưởng là sân bay của mình.

        Nhiễu hệ thống điều khiển vô tuyến còn có thể làm việc ở chế độ thoại, nghĩa là lệnh điều khiển được truyền đi bằng tiếng nói. Trước đây, một số lượng lớn các hệ thống liên lạc vô tuyến làm việc ở chế độ thoại. Nhiễu không điều chế được dùng trong nhiễu thoại. Đó là sóng cao tần phát đi trên tần số công tác của phương tiện cần chế áp với công suất lớn. Nhiễu sẽ gây quá tải các tầng khuếch đại máy thu, làm giảm độ nhạy máy thu, gây khó khăn hoặc phá hoại hoàn toàn việc thu tín hiệu. Loại này đòi hỏi công suất lớn làm thiết bị gây nhiễu thêm phức tạp và việc chống lại loại nhiễu này cũng không gặp khó khăn nhiều, cho nên ngày nay không dùng nữa.

        — Có thể điếu chế nhiễu theo biên độ bằng một hay vài dao động âm tần. Tần số điều chế phải nằm trong giới hạn tần phổ công tác của đài bị chế áp. Khi công suất đủ lớn, nhiễu sẽ xuất hiện ở tầng ra, gây khó khăn hoặc loại bỏ hoàn toàn khả năng tách tín hiệu trên nền nhiễu. Nhiễu nhiều tông thường được điều chế theo chu kỳ có âm sắc tăng dần lên rồi giảm dần xuống, hay ngược lại. Đôi khi người ta gọi loại nhiễu nhiều «tông » là nhiễu «kèn mục đồng», vì tiếng của nó ở lối ra máy thu liên lạc thoại giống với điệu thổi nhạc cụ này.

        Nhiều âm không hoàn toàn ngụy trang được tín hiệu nhưng nó gây tác dụng mệt mỏi và gây khó chịu, cáu kỉnh, chán ngán cho người nhận tin. Có khi nhiễu hệ thống thoại vô tuyến có điều chế, để phát ra tiếng giống như tiếng kêu của các loài chim, tiếng loài vật hoặc tiếng gầm rú ồn ào của máy móc. Để cản trở việc thu tín hiệu, đôi khi người ta phát cả ca nhạc trên tần số công tác của đài cần chế áp.

        — Hệ thống liên lạc vô tuyến có nhiều đặc điểm, do đó trong mỗi trường hợp cần phải giải quyết đặc biệt cụ thể. Nhiễu phải được hướng về phía máy thu, vì vậy để bảo đảm gây nhiễu có hiệu quả phải xác định được vị trí đặt máy thu của hệ thống liên lạc. Mà việc này thì khó khăn hơn nhiều so với việc phát hiện vị trí nguồn bức xạ. Ngoài ra, có khi máy nhiễu lại đặt cách máy thu cần chế áp một khoảng cách xa hơn máy phát liên lạc của bản thân hệ thống rất nhiều.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:14:57 am »

     
        VI. VÙNG NHIỄU CHẾ ÁP

        Không phải cứ có máy nhiễu là có thể chế áp các phương tiện vô tuyến điện tử đối phương một cách có hiệu quả. Vị trí tương đối của máy nhiễu đối với phương tiện cần chế áp có ý nghĩa quan trọng. Để xác định được mối liên hệ đó, người ta đưa vào khái niệm vùng chế áp. Vùng chế áp là khoảng không gian, trong giới hạn đó, tỷ số công suất nhiễu trên công suất tín hiệu ở lối vào máy thu trong dải thông của nó (K) không bé hơn giá trị hệ số chế áp (Ko): K>Ko.

        Tỷ số công suất nhiễu trên công suất tín hiệu tại điểm bất kỳ trong không gian được xác định bằng các chỉ số năng lượng của các khí tài bị nhiễu và gây nhiễu, cũng như các vị trí tương đối giữa chúng. Vì vậy, để tìm biên giới vùng chế áp, phải lập phương trình liên quan các yếu tố đó, đó là phương trình chế áp.

        Phương trình chế áp, được phía gây nhiễu đặc biệt quan tâm, vì nó cho phép giải hai bài toán:

        — Theo các tham số cụ thể của khí tài gây nhiễu và bị nhiễu ứng với các vị trí tương đối đã cho, xác định biên giới vùng chế áp.

        — Theo các yêu cầu chiến thuật về vùng chế áp và các tham số khí tài bị nhiễu, xác định những tham số cần thiết của phương tiện gây nhiễu.

        Ta hãy tìm biểu thức tỷ số công suất nhiễu trên công suất tín hiệu đối với liên lạc vô tuyến trực tiếp trong trường hợp đơn giản nhất.

        Giả thiết rằng, hai ang-ten thu và phát của hệ thống liên lạc vô tuyến đã được điều chỉnh để có cực đại cánh sóng hướng vào nhau, và đài nhiễu bằng một cách nào đó cũng hướng được cực đại cánh sóng về phía máy thu

       

        Pc. Công suất bức xạ tín hiệu.

        Pn. Công suất bức xạ nhiễu.

        Gc, Gt, Gn. Hệ số định hướng cực đại của các ăng-ten máy phát liên lạc (Gc), máy thu liên lạc (Gt), máy phát nhiễu (Gn).

        G't. Hệ số định hướng ăng-ten máy thu liên lạc theo hướng máy nhiễu.

        Δf. Độ rộng dải thông tần máy thu.

        ΔFn. Độ rộng dải tần số nhiễu.

        D1, Dn. Khoảng cách từ máy thu đến máy phát liên lạc (Di) và máy thu đến máy nhiễu (Dn).

        γn. Hệ số không phù hợp nhiễu với máy thu theo phân cực sóng.

        Vế phải phương trình, chỉ phụ thuộc vào các tham số kỹ thuật của hệ thống liên lạc, các tham số thiết bị gây nhiễu; còn vế trái phụ thuộc vào điều kiện tiến hành gây nhiễu, chủ yếu ở đây đặc trưng cho vị trí tương đối giữa các phần tử hệ thống liên lạc đài gây nhiễu và tính định hướng của ăng-ten thu.

        Nếu toàn bộ các thiết bị gây nhiễu cũng như bị nhiễu đã được xác định, thì vể phải sẽ nhận một giá trị hàng số nào đó, ký hiệu là c21.

        Trong kỹ thuật ăng-ten, người ta gọi.tỷ số G't/Gt là: sơ đồ định hướng của ăng-ten đã được chuẩn hóa, và kỹ hiệu:

       

        Để bảo đảm nhiễu có hiệu quả, khoảng cách đặt máy nhiễu có thể được tính toán theo cự ly liên lạc:

       

        đài bị nhiễu sẽ thấp (Ko bé), đều dẫn đến tăng vùng chế áp Dn tăng).

        Đối với các phương tiện ra-đa, cũng có thể lập được phương trình chế áp tương tự. Giả thử có ra-đa chủ động phát hiện mục tiêu máy bay. Một đài gây nhiễu ở bốn cạnh hướng cực đại cánh sóng về phía ra-đa. Khi đó ta có phương trình:

         

        Căn chú ý rằng, trong trường hợp này, vùng chế áp là cự ly đột biến, mà chỉ khi mục tiêu ở xa hơn cự ly đó nhiễu mới có hiệu quả.

        Phương trình chế áp sẽ mô tả biên giới vùng chế áp trong tọa độ cực có ở tâm điểm đặt ra-đa (điểm o), và trục ban đầu là trục nối ra-đa với máy nhiễu (đường ON).

         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 24 Tháng Ba, 2020, 04:17:44 am »

       
CHƯƠNG VII

CHỐNG NHIỄU

        Việc chống nhiễu có hiệu quả phải bao gồm cả chiến thuật và kỹ thuật.   

        Riêng về kỹ thuật, yêu cầu chống nhiễu trong hai trường hợp là giảm nhiễu lọt vào máy thu và đấu tranh với nhiễu khi chúng đã lọt vào máy thu.

        Cần phải nhấn mạnh rằng không có thiết bị chống nhiễu nào vạn năng. Mỗi thiết bị chỉ có thể chống lại hiệu quả nhất với một trường hợp; với trường hợp thứ hai, chống nhiễu đã tỏ ra kém tác dụng. Và trong những trường hợp cụ thể nào đó, có khi chống nhiễu lại tỏ ra hoàn toàn không có ý nghĩa hoặc thậm chí có khi còn gây thêm khó khăn cho việc chống nhiễu nữa. Thực tế đã từng xảy ra với các thiết bị chống nhiễu tiêu cực của Đức trong đại chiến thế giới lần thứ hai.

        Đè chống nhiễu tiêu cực, các chuyên gia Đức đã xây dựng thiết bị tách tín hiệu của mục tiêu chuyển động trên nền nhiễu tạo bởi các vật chuyển động chậm. Khi sử dụng chúng thì lại làm cho ra-đa dễ bị nhiễu tích cực tác động vào, trong khi đó, áp dụng các biện pháp chống nhiễu tích cực lại không thể giải quyết nổi các vấn đề chống nhiễu tiêu cực. Đến cuối năm 1944, gần 90 % số kỹ sư vô tuyến điện tử nước Đức đã bị cuốn vào cuộc đấu tranh chống nhiễu này.

        Không thể khảo sát tính chống nhiễu của một khí tài vô tuyến điện tử tách biệt với nguyên lý hoạt động của khí tài đó. Mức độ chống nhiễu của khí tài phụ thuộc rất nhiều vào mức độ hoàn thiện phương pháp xử lý tin tức của chúng, phụ thuộc vào phương pháp hoạt động của khí tài vô tuyến điện tử.

        Hãy lấy ra-đa làm thí dụ:

        Lúc đầu, ra-đa làm việc ở dải sóng mét, khả năng phân biệt rất kém, nhiễu tiêu cực tỏ ra có hiệu quả tuyệt vời. Với sự ra đời của kỹ thuật sóng xăng-ti-mét, khả năng phân biệt của ra-đa tăng lên hàng nghìn lần, do đó hiệu quả của nhiễu tiêu cực giảm xuống. Lúc này, để che phủ một mục tiêu có kích thước như cũ, cần một số lượng bó lưỡng cực hàng nghìn lần lớn hơn, nếu như giả thiết rằng, các bó lưỡng cực đó tạo được diện tích phản xạ hiệu dụng như nhau.

        Ra-đa xung đốp-le, ra-đa xung kết hợp có chọn tín hiệu các mục tiêu di động, đã có khả năng phân biệt theo tốc độ mục tiêu. Rõ ràng điều đó nâng cao tính chống nhiễu tiêu cực rất nhiều, vì ràng đã có khả năng phân biệt mục tiêu và nhiễu theo tốc độ.

        Có thể lập luận tương tự và thấy được khả năng chống nhiễu tiêu cực của đài ra-đa tăng lên khi sử dụng những phương pháp xử lý tín hiệu mới, như ra-đa có tín hiệu điều tần, tín hiệu xung ma-níp theo pha. Sử dụng các thiết bị đơn xung, nâng cao tính chống nhiễu của ra-đa, khi xác định các tọa độ góc.

        Vậy có những cách chống nhiễu nào ?

        Ta đã biết phương trình chế áp, trong đó có các hệ số C1 và C2 liên hệ các tham số của các phương tiện phía bị nhiễu và phía gây nhiễu.

       

        và sơ đồ định hướng ăng-ten máy thu g (φ)

        Từ các phương trình chế áp, thấy rằng, phía chống nhiễu luôn luôn muốn giá trị Cl, C2 lớn nhất, còn giá trị g (φ) trở thành nhỏ nhất.

        Nếu giả thiết các tham số khí tài gây nhiễu do đối phương quyết định, còn các tham số khí tài bị nhiễu sẽ được tùy ý thay đổi để nâng cao tính chống nhiễu, thì phía chống nhiễu cần phải tăng Ko, Pc, Gc, và càn giảm Δf, γn, g(φ). Thay đổi Pc, Go Δf, γn, g(φ) sẽ làm thay đổi khả năng chống nhiễu lọt vào máy thu, còn thay đổi K0 sẽ thay đổi khả năng chống nhiễu khi chúng đã lọt vào máy thu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM