Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 04:08:41 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh điện tử  (Đọc 6694 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 19 Tháng Ba, 2020, 09:39:56 am »


        — Ghi trên băng từ, được sự dụng rộng rãi nhất, ngày càng được cải tiến để tăng khả năng ghi được các biến đổi nhanh.

         

        Băng từ dùng thuận lợi, dùng được nhiều lần, không cần những xử lý hóa học phức tạp và mất thời giờ như đối với phim ảnh, và đặc biệt có khả năng tiếp tục xử lý bằng máy điện tử.

        Nhờ một động cơ cuốn băng băng từ chạy sát khe từ của nam châm đầu ghi. Tín hiệu cần ghi, sau khi khuếch đại làm thay đổi từ trường ở khe. Các hạt chất sắt từ phủ rên băng từ sẽ được tích từ tỷ lệ với từ trường trong khe, nghĩa là thay đổi tỷ lệ với tín hiệu. Đặc trưng tích từ này được lưu lại.

         

        Muốn đọc, cho băng từ chạy gần khe từ của nam châm đầu đọc, do đó từ thông tại đó thay đổi và cảm ứng trong cuộn dây một sức điện động tỷ lệ với tín hiệu đã ghi. Tín hiệu này, được đưa vào bộ khuếch đại đọc, rồi đưa sang tai nghe, loa hoặc dao động ký điện từ.

        Khi tin tức không cần thiết nữa, xóa di, dùng băng từ ghi tin tức khác, muốn thế, cho băng chạy gần khe từ nam châm đầu xóa.

        Cuộn dây của nam châm này được nuôi bằng tín hiệu cao tần.

        Tuy nhiên, ngay cả những máy ghi âm hiện đại cũng không thể ghi được những tín hiệu biến thiên nhanh và có dải tần số rộng.

        — Ghi bằng chất dẻo nóng, cũng là một trong những phương pháp ghi tín hiệu có triển vọng tốt. Đó là một cuộn băng chịu nhiệt trong suốt, trên đó phủ một chất điện môi dễ nóng chảy (chất dẻo nóng) dày 12 mi- crô-mét.

        Đặc điểm của chất dẻo nóng dùng để ghi là khi ở trạng thái mềm, nó sẽ biến dạng dưới tác dụng của hiệu điện thế.

         

        Việc ghi tín hiệu bằng chất dẻo nóng được tiến hành nhờ một chùm tia điện tử chiếu lên băng. Dưới tác dụng của tia điện tử, giữa băng chất dẻo nóng và đế xuất hiện hiệu điện thế. Hiệu điện thế này làm biến dạng chất dẻo nóng dưới dạng các khe có độ sâu nông phụ thuộc vào hiệu điện thế, mà hiệu điện thế lại phụ thuộc vào cường độ tia điện tử. Nếu tín hiệu điều khiển thay đổi cường độ tia điện tử thì sẽ nhận được sự thay đổi độ sâu của khe từ phụ thuộc vào tín hiệu.

        Khi nguội băng, các khe được giữ lại.

        Quá trình từ khi ghi đến khi nguội băng không kéo dài quá 0,01 gy.

        Các khe làm thay đổi khả năng truyền ánh sáng của băng chất dẻọ. Nhờ một hệ thống quang học đặc biệt chiếu ánh sáng qua băng, có thể khôi phục được tín hiệu đã ghi. Khi đó, cường độ ánh sáng ở lối ra của thiết bị khôi phục sẽ thay đổi phụ thuộc vào khe: khe càng sâu, cường độ sáng càng lớn. Như thế, sẽ khôi phục lại tín hiệu hình ảnh đã ghi để quan sát được bằng mắt.

        Tín hiệu ghi trên băng chất dẻo nóng có thể xóa đi nhờ đốt đến nhiệt độ cao hơn nhiệt độ ghi. Băng có thể dùng được rất nhiều lần.

        Sơ đồ máy ghi bằng băng chất dẻo nóng (hình 75a) có cơ chế kéo băng (hai lõi cuộn băng 2 và 4), bộ dốt nóng cao tần (qua con lăn 5) và súng phóng điện tử (1) tạo ra tia điện tử có cường độ phụ thuộc tín hiệu cần ghi. Băng chất dẻo (3) được kéo di và được ghi theo thứ tự trên. Tất cả các yếu tố của máy được đặt trong hộp thủy tinh và được giữ dưới áp suất 10~4mm thủy ngân.

        Máy ghi bằng băng chất dẻo nóng (hình 75b). Trọng lượng và kích thước của máy cũng xấp xỉ bằng máy ghi bằng băng từ.

        Ghi bằng băng chất dẻo nóng bảo đảm mật độ lớn hơn 100 lần so với máy ghi bằng băng từ loại tốt nhất. Trên 1 cm2 băng chất dẻo có thể ghi 6, 7 triệu dấu hiệu. Có thể ghi cả bộ bách khoa toàn thư nước Anh gồm 24 tập vào một cuốn băng chất dẻo có kích thước như cuộn chỉ, thời gian ghi chỉ hết 24 phút. Trong khi đó, độ rộng dải tần số  ghi được lên băng chất dẻo rộng gấp 10 lần so với băng từ, nghĩa là khả năng phân biệt của máy có thể so sánh được với khả năng phân biệt của phương pháp chụp ảnh.

        Người ta đang ra sức hoàn thiện các thiết bị ghi bảo đảm ghi nhanh, đầy đủ và chân thực tín hiệu, bảo đảm theo tài liệu ghi có thể xác định chính xác và thuận tiện mọi tham số cần thiết. Thiết bị ghi không chỉ là làm sao cho con người nghe được, nhìn được mà còn làm sao để có thể đưa ngay vào máy tính điện tử để nhanh chóng xử lý tin tức đưa ra số liệu sử dụng thuận tiện. Hiện nay, các máy tính có thể đặt kèm ngay cạnh máy trinh sát, hoặc đặt ở trung tâm xử lý, và tin tức phải truyền về trung tâm bằng đường truyền vô tuyến đặc biệt.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2020, 07:17:00 am »


        Phân tích các tín hiệu:

        Khâu hấp dẫn nhất trong trinh sát vô tuyến điện tử có lẽ là khâu phân tích các tín hiệu nhận được.

        Tình báo kỹ thuật phải làm sao từ các tín hiệu vô tuyến thu được có khi là những đường ghi dao động ngoãn ngoèo các tín hiệu điện... để xác định các tính năng chiến thuật, kỹ thuật của khí tài, thủ đoạn chiến thuật sử dụng khí tài đó của đối phương, và sâu hơn nữa là phán đoán ý đồ tập trung, phân bố lực lượng, khả năng đối phương. Từ đấy, vạch ra được chiến thuật đối phó và các phương tiện chế áp lại các phương tiện đó. Ở đây, đòi hỏi có sự kết hợp sâu sắc giữa kỹ thuật và chiến thuật, không phải chỉ có chiến thuật sử dụng một khí tài cụ thể, mà là tất cả khí tài vô tuyến điện tử trong một, đội hình chiến đấu chung.

        Tín hiệu, thường có các tham số dao động mang, tham số không gian, điều chế và chế độ công tác.

        — Các tham số dao động mang, trong đó tần số mang và công suất (biên độ) là đặc trưng nhiệm vụ của phương tiện. Biết được chúng mới tạo nhiễu có hiệu quả.

        — Các tham số không gian, định hướng bức xạ và phân cực của sóng vô tuyến. Đo phương từ vài ba điểm có thể xác định được vị trí của phương tiện. Biết được phân cực của sóng sẽ giảm được công suất nhiễu căn thiết để chế áp đối phương. ,

        — Các tham số điều chế, đặc trưng cho nhiệm vụ và tính chống nhiễu của phương tiện, nó phụ thuộc vào chế độ bức xạ. Đo được các tham số điều chẽ, cho phép xác định tương đối chính xác loại phương tiện vô tuyến điện tử, nếu như biết được giá trị các tham số đó tương ứng với loại nào.

        — Các tham số chế độ công tác, cho biết thứ tự sử dụng các phương tiện bị trinh sát.

        Các tham số tín hiệu gộp lại theo cách này, hay cách khác là dấu hiệu trinh sát, theo đó, có thể phân biệt phương tiện này với phương tiện khác, xác định nhiệm vụ và loại khí tài. Người ta chia dấu hiệu trinh sát ra dấu hiệu chiến dịch — chiến thuật và dấu hiệu nhận biết.

        Dấu hiệu trinh sát chiến dịch — chiến thuật, cho phép phán đoán về thành phần lực lượng bộ đội, hoạt động và ý đồ đối phương, tin tức về sự có mặt trên một diện tích giới hạn vài phương tiện vô tuyến điện tử xác định, đặc điểm phân bố chung trên địa hình và sự dịch chuyển của chúng.

        Có thể phát hiện khả năng bắt đầu sử dụng phương tiện chiến đấu nào đó theo thứ tự bức xạ của các phương tiện vô tuyến điện tử. Thí dụ ở trên máy bay, nếu máy hay đang bay ở tầm thấp bỗng phát hiện thấy đang bị ra-đa liên tục chiếu xạ, lúc đầu thì ở chế độ quan sát, sau đó chuyển sang bám sát. Như thế, có thề kết luận rằng: tên lửa đã chuẩn bị bắn máy bay.

        Các dấu hiệu nhận biết, đặc trưng cho các số liệu chiến thuật, kỹ thuật và cho phép xác định loại khí tài đó thuộc nước nào, binh chủng nào, tập đoàn quân nào, xác định nhiệm vụ và có thể cả chủng loại phương tiện đó.

        Dải tần số công tác; công suất bức xạ; tần số lặp lại; độ dài, hình dạng tín hiệu hoặc nhóm xung; số dao động điều tần, giá trị các tần số đó và độ dịch tần số khi bức xạ liên tục; đặc điểm thay đổi hướng bức xạ (đặc điểm sục sạo); độ rộng cánh sóng ăng-ten... là thuộc loại dấu hiệu trinh sát nhận biết cơ bản. Về nguyên tắc, các phương tiện trinh sát vô tuyến điện tử có thể đo tất cả các tham số này và bảo đảm nhận biết được phương tiện.

        Khi theo dõi các tin tức về đối phương, trinh sát các hệ thống liên lạc ngoài việc thu các cuộc hội thoại trực tiếp, còn chú ý phát hiện tin tức qua những việc vi phạm quy tắc liên lạc vô tuyến.

        Vài thí dụ : vị trí của tập đoàn quân Pháp số 10 đã bị trinh sát vô tuyến điện tử của Đức phát hiện vào tháng 7-1918 vì trong các cuộc trao đổi điện tín, một lần đã nhắc đến tên một sĩ quan điện báo. Tập đoàn quân này cũng đã làm lộ vị trí tập kết, vì đã phát đi các bản tin thời tiết vùng mình đóng quân.

        Một đài liên lạc của một tập đoàn quân Pháp khác, làm lộ vị trí mới của mình, vì sau khi triển khai xong khí tài, trước khi bắt đầu liên lạc bao giờ cũng hỏi: các anh có nghe rõ tôi nói không? Trinh sát vô tuyến điện tử đối phương đã nhanh chóng xác định được vị trí của đài này, mặc dầu đã thường xuyên chú ý đổi mật danh.

        Vị trí ban tham mưu sư đoàn 193 quân Đức, cũng bị đối phương xác định do đặc điểm làm việc của điện báo viên. Anh ta luôn báo số chữ truyền đi trong bức điện ở cuối điện chứ không phải ở đầu như trong quy định, Một cố tật của điện báo viên cũng là mục tiêu theo dõi của trinh sát đối phương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2020, 07:18:18 am »

       
CHƯƠNG V

NHIỄU TIÊU CỰC - RỖI LOẠN TIA SÓNG ĐỐI PHƯƠNG

        Trong hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử luôn luôn gắn liền với một yếu tố: môi trường. Khi truyền lan, sóng bị khúc xạ, phản xạ, tán xạ, tổn hao, phụ thuộc vào môi trường.

        Bởi vậy, có thể phá hoại sự làm việc bình thường của các phương tiện vô tuyến đối phương bằng cách thay đổi điều kiện lan truyền sóng của phương tiện vô tuyến điện tử ấy. Chỗ nào đối phương không cần sóng phản xạ, thì làm cho sóng phản xạ mạnh, chỗ nào đối phương cần thu sóng phản xạ thì làm cho sóng đó yếu đi, chỗ nào đối phương cần sóng truyền theo đường thẳng thì làm cho nó truyền theo đường cong; khi đối phương muốn sóng tổn hao ít thì làm cho nó tổn hao thật nhiều... Phá hoại như vậy người ta dùng nhiễu tiêu cực. Nhiễu tiêu cực tác động tới mọi phương tiện kỹ thuật vô tuyến điện tử. Gọi là nhiễu tiêu cực, vì khi gây nhiễu không cần tạo ra năng lượng hay dùng năng lượng để khuếch đại bức xạ sóng điện từ trên tần số công tác của khí tài đối phương, mà nhiễu làm việc một cách «tiêu cực », thụ động thay đổi điều kiện truyền sóng.

        Nhiễu tiêu cực, nhiều biểu hiện của nó, vốn dĩ tồn tại trong thiên nhiên. Thí dụ, đối với ra-đa khi phát sóng tìm mục tiêu sẽ thấy cả sóng phản xạ từ đồi, núi, mây, mưa, các cột tháp cao,... đấy là nhiễu tiêu cực đối với ra-đa. Đối với người có ra-đa thì nhiễu đó là loại nhiễu tiêu cực không chủ định vì không có ai cố ý gây ra cho họ những tín hiệu cản trở đó. Bất cứ ai chế tạo loại ra-đa giống họ đều phải chịu những loại nhiễu như vậy khi ra-đa làm việc. Nhiễu tiêu cực do đối phương cố ý tạo ra, nhằm gây khó khăn cho các đài ra-đa làm việc, gọi là nhiễu tiêu cực chủ định. Nhiễu này do con người tìm nhiều cách tạo ra, cho nên khó chống hơn nhiễu tiêu cực tự nhiên.


        I. TỪ NHỮNG SỢI KIM LOẠI NHỎ

        Nhiễu tiêu cực được các nước dùng lần đầu tiên vào năm 1943, là những băng giấy mỏng phủ kim loại hoặc những dải nhôm. Chúng được ném từ máy bay với số lượng lớn và bay tán loạn trong vùng trời ấy, tạo thành đám mây phản xạ sóng điện từ. Nhiễu thả ra, rơi với tốc độ khoảng 50 :-80m/phút, tốc độ chuyển động ngang phụ thuộc vào tốc độ gió. Sau khi thả, chúng có tác dụng tới ra-đa khoảng 20 phút»

       

        Trong những cuộc ném bom thành phố Hăm-bua (Đức), mặc dù chỉ có 790 máy bay, nhưng quân Đồng minh dã dùng nhiễu tiêu cực, làm cho ra-đa quân Đức quan sát thấy mấy nghìn máy bay tiến công. Máy bay tiêm kích và pháo cao xạ Đức đã nhiều lần bắn vào nhiễu tiêu cực. Trong thời gian đầu sử dụng nhiễu tiêu cực, đã giảm bớt thiệt hại của không quân Đồng minh gần 450 máy bay hạng nặng và vài nghìn người lái. Về sau, mỗi máy bay ném bom Đồng minh thường mang theo một số lượng nhiễu đủ tạo ra trên mán hiện sỏng ra-đa tín hiệu,phản xạ của 700 máy bay.

        Để tạo nhiễu tiêu cực gây nhiễu các đài ra-đa, phổ biến nhất là dùng những sợi kim loại mỏng có độ dài bằng nửa bước sóng. Trong kỹ thuật vô tuyến điện tử, gọi chúng là những c á i lưỡng cực (hoặc ngẫu cực) nửa bước sóng.

       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2020, 07:22:53 am »

        Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân Đồng minh da dùng các phản xạ lưỡng cực để gây nhiễu các đài ra-đa điều khiển pháo Viu-rơ-xbua của Đức. Vì các đài này làm việc ở dải sóng 50 cm, nên các lưỡng cực là những băng kim loại mỏng dài khoảng 25 cm.

        Diện tích phản xạ hiệu dụng của lưỡng cực nửa bước sóng sẽ đạt giá trị cực đại (Ϭmax) khi hướng truyền sóng vuông góc với trục lưỡng cực và véc-tơ cường độ điện trường nằm song song với trục đó. Giá trị ấy bằng:

        
Ϭmax = 0,86λ2
.

        λ. Độ dài bước sóng.

        Tuy nhiên khi ở trong không gian, các lưỡng cực nằm theo hướng bất kỳ đối với véc-tơ điện trường. Vì vậy, giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng của một lưỡng cực nằm trong đám mây nhiễu theo giá trị trung bình Ϭn:

        
Ϭn = 0.17λ2

        Nếu bước sóng λ giảm đi, diện tích phản xạ hiệu dụng của lưỡng cực giảm đi rất nhiều. Vì cường độ nhiễu xác định bằng giá trị tổng diện tích phản xạ hiệu dụng tất cả các lưỡng cực, vì thế để tạo cùng cường độ nhiễu, số lượng lưỡng cực phải lăng lên khi bước sóng giảm di.

        Thường thường các lưỡng cực được gói trong các bao, và lượng nhiễu trong một bao thường đủ để tạo ra cường độ sóng phản xạ bằng tín hiệu phản xạ từ một hay vài mục tiêu.

        Để gây nhiễu đài ra-đa sóng mét, chỉ cần gói trong một bao vài chục dải kim loại, còn ở dải sóng xăng-ti- mét số lưỡng cực trong một bao tăng đến vài nghìn.

        Số lượng lưỡng cực trong một bao N để tạo ra một mục tiêu giả có thể xác định theo công thức:

        
N = Ϭ/Ϭn

        Ϭ : Giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu.

        Ϭn : Giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng trung bình của một lưỡng cực.

        Thí dụ, để dài ra-đa làm việc ở dải sóng 10 xăng-ti- mét thu tín hiệu giống tín hiệu phản xạ từ máy bay có diện tích phản xạ hiệu dụng Ϭ = 50m2, cần thả số lượng lưỡng cực N:

        
N= 50/(0,17 x (0,1)2)

        Khi dùng do gãy, hỏng, rối,... số lưỡng cực trong một gói thường nhiều hơn từ 3 đến 10 lần so với tính toán.

        Lúc đầu, các bao lưỡng cực được thả bằng tay từ máy bay. VỀ sau, lưỡng cực đặt ở đuôi máy bay, quá trình thả được điều khiển từ xa. Tốc độ thả nhiễu được định trước, nhưng trong khi bay có thể thay đổi trong một giới hạn nhỏ nào đó.

        Máy bay có tốc độ rất lớn, khi nhiễu được tung ra khỏi máy bay thì máy bay đã bay được một khoảng cách lớn hơn thể tích xung, nghĩa là nhiễu thả ra không thể ngụy trang được máy bay thả chúng. Điều đó, đòi hỏi phải thay đổi cách thả nhiễu. Nhiễu lưỡng cực còn được thả bằng tên lửa, mìn, đạn đặc biệt.

        Các lưỡng cực còn có loại dải kim loại dài, có loại dài đến 120m, rộng 13mm. Trong không gian, các băng dài như vậy có định hướng bất kỹ, nó có thể gây nhiễu các đài ra-đa có phân cực bất kỳ. Sơ đồ bức xạ thứ cấp của băng dài có nhiều cánh, giá trị trung bình tín hiệu phản xạ chỉ lớn hơn lưỡng cực nửa bước sóng một chút. Diện tích phản xạ hiệu dụng không tăng tỷ lệ với việc tăng độ dài và trọng lượng của băng nhiễu.

        Không quân Mỹ cũng được trang bị rộng rãi các loại nhiễu tiêu cực. Chúng đã sử dụng loại nhiễu tiêu cực ALE-29, là những sợi thủy tinh rất mảnh, nhỏ, cứng, có phủ một lớp kim loại rất mỏng ở ngoài. Nhiễu được đựng trong những hộp hình trụ dài 136,5 mm, đường kính 34,9 mm. Các thủy tinh trong kim loại này có thể gây nhiễu cho các đài ra-đa làm việc ở các bước sỏng 3,5 và 10 cm.

        Nhìn bề ngoài các phản xạ lưỡng cực thì rất đơn giản, nhưng chế tạo chúng cũng gặp những khó khăn. Cần kết hợp sao cho trọng lượng và kích thước bé, nhưng diện tích phản xạ hiệu dụng của cả đám mây lưỡng cực lại lớn. Vì các lưỡng cực là những sợi kim loại nhẹ, mỏng, khi thả, dưới tác dụng của các luồng khí, các dải nhiễu có thể cong queo, dính lại với nhau hoặc rối vo tròn thành một mớ, do đó diện tích phản xạ hiệu dụng bị giảm đi.


        Một cách tổng quát, giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng lưỡng cực đạt được giá trị cực đại khi độ dài của nó bằng một tỷ lệ nào đó so với bước sóng. Người ta cho rằng, nếu đường kính lưỡng cực bằng 0,005 bước sóng thì diện tích  phàn xạ hiệu dụng cực đại khi độ dài lưỡng cực bằng 0,45 bước sóng. Công suất tín hiệu phản xạ từ lưỡng cực sẽ giảm 2 lần khi độ dài bước sóng thay đổi 20%.

        Để tăng hiệu quả của nhiễu, người ta chế tạo các máy cắt lưỡng cực tự động. Máy trinh sát sẽ do bước sóng (hoặc tần số) công tác của đài ra-đa cần gây nhiễu, đưa vào máy tính để tính độ dài lưỡng cực tốt nhất, kết quả tính toán sẽ đưa sang cơ chế tự động cẳt nhiễu và thả nhiễu, bảo đảm đám lưỡng cực thả ra có tác dụng gây nhiễu cực đại đối với đài ra-đa nguy hiểm nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 20 Tháng Ba, 2020, 07:30:41 am »


        II. CÁC DỤNG CỤ PHẢN XẠ

        Ngoài các lưỡng cực đơn giản được sử dụng rộng rãi, người ta còn chế tạo ra các dụng cụ khác phức tạp hơn để tạo nhiễu tiêu cực, như các phản xạ góc, ăng-ten thụ động, thấu kính phản xạ..., chúng bảo đảm phản xạ sóng điện từ ngược trở lại, dù sóng đến từ bất kỳ hướng nào, và có thể tạo ra diện tích phản xạ hiệu dụng lớn.

        — Phản xạ góc là những mặt phẳng ghép vuông góc với nhau, thường dùng các mặt hình tam giác, hình tròn, hình vuông.



Nguyên lý làm việc của phản xạ góc, dựa trên quy luật phản xạ sóng vô tuyến từ mặt phẳng: góc tới bằng góc phản xạ, tức α1 = α2, và α3 = α4.

         

        Về nguyên tắc, dù sóng đi đến từ hướng nào, tạo vói mặt bất kỳ của phản xạ góc một góc tới nào đó đều sẽ phản xạ ngược lại về phía nguồn bức xạ. Cường độ phản xạ sóng điện từ phụ thuộc vào kích thước, hình dạng của các mặt, vật liệu chế tạo và hướng tới của sóng điện từ. Giá trị cực đại mặt phản xạ hiệu dụng của phản xạ Ϭmaxcủa góc tam giác có giá tri bằng:

         

        Diện tích phản xạ hiệu dụng của phản xạ góc càng lớn khi kích thước của chúng càng lớn và bước sóng công tác càng bé. Nếu a = 0,5m, diện tích mặt phản xạ hiệu dụng ở bước sóng λ = 10 cm, là 26 m2; ở bước sóng λ = 3 cm, là 270 m2.

        Giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng cực đại sẽ giảm rất nhiều, khi các mặt không phẳng hoặc đặt không vuông góc vói nhau. Nếu các mặt lệch đi 1 độ thì diện tích phản xạ hiệu dụng cực đại giảm đi từ 2 đến 5 lần. Vì vậy, việc chế tạo phản xạ góc đòi hỏi rất chính xác và bảo quản rất cẩn thận.

        Diện tích phản xạ của các phản xạ góc tam giác thay đổi ít nhất, khi cùng một sai số chế tạo. Ngoài ra, các phản xạ góc này có đặc trưng bức xạ thứ cấp tương đối đều và có cấu trúc vững chắc hơn so với phản xạ góc vuông. Nhưng chế tạo phản xạ góc tam giác tốn hơn. Để nhận được cùng một giá trị diện tích phản xạ, nguyên liệu chế tạo phản xạ góc tam giác nhiều hon 1,5 lần so với chế tạo phản xạ góc vuông.

        Các phản xạ góc được dùng để ngụy trang và tạo các mục tiêu giả, gây khó khăn cho đối phương phát hiện mục tiêu thật hoặc đánh lừa dối phương. Trong thời gian hòa bình, có thể dùng phản xạ góc để làm chuẩn định hướng bằng ra-đa cho các tàu vào vịnh hoặc các máy bay bay đến sân bay.

        Trong đại chiến thế giới lần thứ hai, phản xạ góc đã được sử dụng rộng rãi. Quân Mỹ đã dùng phản xạ góc Các-ít để tạo giả tín hiệu phản xạ từ máy bay. Đó là những lá kim loại có khung gỗ kích thước 1,8 - 2,4 m ghép với nhau bằng bản lề. Khi thả trong không gian, các lò xo sẽ đẩy cho các bản mở ra vuông góc với nhau tạo thành phản xạ góc.

        Do đặc điểm bảo quản và chế tạo cũng như những ưu điểm của chúng, các phản xạ góc thường được sử dụng ở dưới đất, chúng đã được dùng rộng rãi để gây nhiễu ra-đa máy bay đối phương.

        Khi ném bom Béc-lin, máy bay Anh — Mỹ thường dùng các hồ quanh thành phố làm vật chuẩn. Quân Đức đã tìm cách ngụy trang các mặt hồ này bằng các phản xạ góc chỉ có hai mặt phản xạ đứng trên chữ thập gỗ, còn mặt phản xạ thứ ba chính là mặt nước, do đó diện tích phản xạ hiệu dụng tăng lên 1,5 - 2 lần nhờ sử dụng được hầu như hoàn toàn các mặt phản xạ đứng.

         

        Dù máy bay bay từ hướng nào tới, trên màn hiện sóng đài ra-đa cũng xuất hiện những dấu sáng ổn định. Các phản xạ góc còn dược đặt trên các kênh lớn và các hồ quanh thành phố Bran-đen-bua. Phản xạ góc làm thay đổi cơ bản hình ảnh bờ hồ, trên màn, ra-đa các phi công không thể nhận ra các hồ đó.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2020, 10:58:36 am »

         
        Quân Đức cũng đã dùng các phản xạ góc để tạo giả các mục tiêu đánh lừa dối phương. Chúng đã đặt các phản xạ góc kích thước 10 X 10 m làm bằng lưới thép để tạo trên hình ảnh ra-đa các sân bay gần Béc-lin, các nhà máy điện,... Cuối chiến tranh, quân Đức còn tạo giả cả một thành phố. Trên màn hiện sóng đài ra-đa máy bay có thể quan sát thấy tín hiệu hình ảnh của hai thành phố Cuốc-tơ-rin nằm cách nhau 80 km.

        Người ta đang nghiên cứu nâng cao diện tích phản xạ của phản xạ góc bằng cách chế tạo chúng có hình dạng phức tạp. Trước đây, đã chế ra phản xạ góc phức tạp bằng các lá thép mỏng, diện tích phản xạ của những phản xạ này thay đổi tương đối đều khi góc tia tới thay đổi.

        — Ăng ten phản xạ dải rộng có thể đặt trên máy bay hay trên tên lửa bẫy để tạo mục tiêu giả.





        Hình 85, biểu diễn mạng ăng-ten phản xạ gồm 16 lưỡng cực phản xạ sóng 2.850 mê-ga-héc, có bất cứ phân cực nào. Các lưỡng cực đặt cách mặt dẫn điện 0,25 bước sóng và cách nhau 0,6 bước sóng. Để mạng có thể phản xạ sóng điện từ về phía nguồn bức xạ, người ta nối các lưỡng cực có cùng khoảng cách từ tâm theo từng đôi một bằng những sợi cáp bằng nhau. Cũng có thể dùng các ăng-ten xoắn đặt trên bản cách điện làm cho dải sóng công tác của hệ ăng-ten càng rộng, mà quy trình chế tạo đơn giản, và trọng lượng, kích thước đều giảm.

        — Thấu kính phản xạ Lu-nê-béc là một quả cầu chất điện môi có hệ số khúc xạ biến đổi:

 

        Quả cầu được chế tạo tử nhiều lớp nhựa, Ở một phần có phủ lớp phản xạ. Lớp , nhựa ngoài cùng có hẵng số điện môi gần bằng hằng số điện môi không khí (n gần bằng l). Các lớp trong có hằng số điện môi n tăng dần lên. Các tia tới, hội tụ trên biên quả cầu, và nhờ có lớp phản xạ, sẽ phản xạ ngược lại hướng đến.

       

        Để tạo phản xạ toàn phương theo phương vị, lớp phản xạ được phủ theo hình nhẫn. Vị trí lòng phản xạ sẽ quyết định góc tà bức xạ thứ cấp cực đại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2020, 11:05:27 am »

   
        III. HÀNH LANG NHIỄU TRÊN KHÔNG TRUNG

        Trong các cuộc chiến tranh gần đây, các nước dùng chủ yếu là các phản xạ lưỡng cực làm nhiễu tiêu cực thả từ trên máy bay.

        Nhiễu tiêu cực có thể dùng với tính chất tự vệ cá nhân, khi máy bay bị các vũ khí có điều khiển bằng ra-đa tiến công. Lúc đó, máy bay sẽ thả ra một bó nhiễu tiêu cực có diện tích phản xạ lớn hơn máy bay. Máy bay cơ động đi còn nhiễu thì ở lại. Trên màn hiện sóng của ra-đa đối phương sẽ bỗng nhiên thấy tín hiệu mục tiêu sáng lên, to ra, rồi bắt đầu tách làm hai. Nếu ra-đa đang ở chế độ bám sát tự động, thiết bị tự động sẽ theo tín hiệu có cường độ sáng hơn, và thế là bắn vào nhiễu. Còn nếu ra-đa bám sát bằng tay, lúc đó phụ thuộc vào trình độ điêu luyện của trắc thủ.

        Sử dụng nhiễu tiêu cực còn được đưa lên thành quan điểm lý luận trong quân đội nhiều nước, là sử dụng nhiễu trên phạm vi rộng, mật độ lớn.

        Khi ném ra các lưỡng cực thì chúng tạo thành các đám mây nhiễu. Nếu các bó nhiễu được ném ra với nhịp độ tương đối nhanh, đám mây nhiễu sẽ tập trung trên vùng không gian rộng lớn, kéo dài theo đường bay, trong vùng đó, các lưỡng cực bay loạn xạ và tín hiệu phản xạ lại từ các đám mây nhiễu đó tạo nên trên màn hiện sóng các vệt sáng, được mệnh danh là các «hành lang» nhiễu.

        Độ sáng «hành lang» phụ thuộc vào công suất tín hiệu phản xạ, nghĩa là phụ thuộc tỷ lệ thuận với số lượng lưỡng cực phản xạ tín hiệu ra-đa. Nếu độ sáng đủ lớn, việc phát tín hiệu mục tiêu đi theo dải nhiễu trở nên khó khăn hoặc hoàn toàn không thể phát hiện được.

        Giả thử, yêu cầu một diện tích phản xạ hiệu dụng của nhiễu Ϭn phải lớn hơn K0 lần diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu Ϭ, tức :



        Như vậy, cần phải tính toán số lượng lưỡng cực ném ra đủ bảo đảm cho diện tích phản xạ hiệu dụng của nhiễu trong một thể tích xung lớn hơn Ko lần diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu cần che.

        Vì mục tiêu luôn luôn bay, nên phải tính được nhịp độ thả các bó nhiễu tn (tn: khoảng cách thời gian giữa hai lần thả). Đối với mỗi tình huống chiến thuật khác nhau, cách tính có thể khác nhau.

        Nếu máy bay có đường bay đi qua đài cần chế áp, thì ở cự ly đủ lớn (để bề rộng dải nhiễu nằm trong độ rộng cánh sóng ăng-ten), tất cả các lưỡng cực được thả trên độ CΤ/2 dài dường bay đều nằm trong thể tích xung đài ra-đa. Do đó, nhịp độ thả nhiễu có thể tính theo công thức:

      
tn = (CΤ/2).Ϭn / (V.K0.Ϭ)

        V. Tốc độ máy bay.

        Nếu máy bay có đường bay nằm trên tham số D, độ rộng dải nhiễu nằm trong khoảng CΤ/2, toàn bộ lưỡng cực thả trên khoảng cách Dβ0,5 sẽ nằm trong thể tích xung. Khi ấy, nhịp độ thả nhiễu sẽ bằng:

        
tn =  Dβ0,5Ϭn/(57,3VK0Ϭ)


        Nghĩa là, trong trường hợp này, nhịp độ thả nhiễu không những phụ thuộc vào tốc độ máy bay mà còn trực tiếp phụ thuộc vào tham sổ D.

        Thí dụ, nếu máy bay bay với tốc độ 200 m/giây, có diện tích phản xạ hiệu dụng Ϭ = 50 m2, còn ra-đa có độ dài xung t = 1 mi-crô-giây, độ rộng cánh sóng ở mức nửa công suất Po,5 = 1 độ, thì mỗi bó nhiễu tung ra cũng tạo được diện tích phản xạ hiệu dụng Ϭn * 50 m2.

        Như thế, máy bay muốn gây nhiễu đài ra-đa ở cách mình 50 km thì, trong trường hợp thứ nhất: các bó nhiễu được thả ra với gián cách thời gian không lớn quá tn = 0,375 gy ; trong trường hợp thứ hai: không lớn quá tn = 2,2 giây. Ta thấy rằng, do thể tích xung có kích thước lớn về bề ngang vì Dβ0,5 > (Ct/2) nên mật độ nhiễu có thể giảm di, dẫn đến giảm thời gian giữa hai 1ần thả nhiễu. Nếu nhịp độ thả nhiễu lớn hơn giá trị tính toán, trên máy bay sẽ không được ngụy trang, «hanh lang » nhiễu bị đứt quãng.

        Trong các tính toán nêu trên, đã giả thiết điều kiện sao cho độ rộng dải nhiễu không lớn quá kích thước thể tích xung, để có thể coi như toàn bộ nhiễu tung ra được nằm trong thể tích đó. Hãy xét trường hợp máy bay có đường bay thẳng qua đài ra-đa :

        Khi mục tiêu ở xa (cự ly lớn), kích thước thể tích xung theo bề ngang (Dβ0,5) lớn, có thể coi như toàn bộ bề ngang dải nhiễu nằm trong thể tích xung, tạo nên trên màn hiện sóng một dấu hiệu. Lúc này, máy bay có thể bay ra khỏi dải nhiễu một chút mà vẫn không bị ra-đa phát hiện.

        Khi máy bay tiếp tục bay vào thì kích thước thể tích xung theo bề ngang Dβ0,5 giảm dần,, do cự ly 9» giảm dân. Nếu độ rộng dải nhiễu vẫn như cũ thì tới một cự ly nào đó, kích thước thể tích xung theo bề ngang sẽ nhỏ hơn độ rộng dải nhiễu. Máy bay lúc này phải đi trong dải nhiễu mới được che khuất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2020, 11:08:07 am »

      
        IV. SỰ HÌNH THÀNH NHIỄU TỪ VỤ NỔ HẠT NHẰN

        Ngay sau khi Mỹ ném hai quả bom nguyên tử xuống các thành phố Nhật đã xuất hiện vô số công trình nghiên cứu các hậu quả của các vụ nổ hạt nhân.

        Không kể những tác dụng phá hủy trực tiếp đến khí tài điện tử (đặc biệt là các khí tài bán dẫn thông thường hiện nay), các vụ nổ hạt nhân có thể phá hoại hoạt động bình thường của các phương tiện đó. Đó là do chúng tạo ra các xung điện từ mạnh, thời gian ngắn và làm thay đổi các tính chất điện của khí quyền.

        Điều đó cũng cho phép có thể tiến hành các biện pháp chiến tranh điện tử trên quy mô rộng lớn. Có thể phá hoại các hoạt động của các phương tiện vô tuyến điện tử bằng cách thay đổi cấu trúc các vùng i-ông hóa của các tầng cao trong khí quyền mà trạng thái của chúng xác định điều kiện lan truyền sóng. Những vùng i-ông hóa như vậy là tầng i-ông và các vòng đai phóng xạ.

        Sự thay đổi một cách cố ý trạng thái tầng i-ông hoặc tạo nên các vùng i-ông hóa nhân tạo trong khí quyển, có thể  đạt được bằng cách cho nổ các vụ nổ hạt nhân ở độ cao lớn. Trong thời gian có các vụ nổ hạt nhân, sẽ xuất hiện các bức xạ i-ông hóa mạnh ở dạng một số lượng lớn các hạt an-pha (hạt nhân nguyên tố hê-li tích điện dượng), hạt bê-ta (dòng điện tử có năng lượng lớn), và tia ga-ma (bức xạ điện từ trường).

        Hạt bê-ta bị lệch rất mạnh khi bay trong từ trường trái đất; hạt an- pha bị lệch về phía ngược lại, nhưng ít hơn; tia ga-ma không bị lệch vì không mang điện tích  nhưng lại có tác dụng i-ông hỏa khí quyền rất mạnh.

        Khi rơi vào từ trường trái đát, các hạt bê-ta chuyển động theo đường xoắn ốc dọc theo đường sức từ của trường trái đất và tạo nên các vùng bị i-ông hóa khi va đập với các hạt ớ lớp trên của tầng khí quyển. Quá trình i-ông hóa lớn nhất xảy ra ở hai điểm của các đường sức từ ở vùng hai cực bán cầu Bắc và Nam đối xứng qua đường xích đạo.

        Trên hình vẽ 89, đường trắng to là đường sức từ được chọn để sử dụng vào mục đích đó. Vụ nổ hạt nhân được tiến hành ở một đầu, còn ở đầu kia là vùng có thể chịu tác dụng phá hoại của các phương tiện vô tuyến điện tử.

        Ngoài ra, các vụ nổ hạt nhân trên cao còn tạo ra vòng đai phóng xạ nhân tạo tại các cực và gây ra hào quang nhân tạo. Các đai phóng xạ nhân tạo của trái đất cũng giống như đai phóng xạ tự nhiên.
 



        Các hiện tượng đó làm thay đổi điều kiện lan truyền sóng vô tuyến (phản xạ, khúc xạ, hấp thụ) trong vùng tác dụng của chúng, do đó phá hoại công tác của các phương tiện vô tuyến điện tử. Mức độ ảnh hưởng của các vùng i-ông hóa lên các phương tiện đó phụ thuộc vào bước sóng công tác của các phương tiện và cường độ i- ông hóa, tức là số i-ông trong 1 đơn vị thể tích vùng i-ông hóa.

        Người ta cho rằng, các vùng i-ông hóa nhân tạo này có thể dùng để phá hoại công tác của các ra-đa phát hiện tầm xa và các phương tiện liên lạc.

        Sau một loạt các cuộc thử hạt nhân ở trong tầng khí quyển tiến hành hồi tháng 8-1958 trên đảo Giôn-xtôn ở Thái Bình Dương, liên lạc trên tần số 5 - 25 mê-ga-héc bị nhiễu nặng và hoàn toàn mất. Sau vụ, nổ như vậy, vì liên lạc giữa Tô-ki-ô và Ca-li-phoóc-ni-a bị mất liền 18 giờ, các máy bay đường dài trên Thái Bình Dương đã buộc phải ngừng hoạt động.



        Vài giờ sau khi nổ quả bom nguyên tử ở độ cao 480 - 500 km, ngưới ta đã quan sát thấy các vùng phóng xạ trong khoảng không gần trái đất. Dòng hạt tích điện đã gây khó khăn không những cho các thiết bị liên lạc mà cả cho các ra-đa phát hiện tầm xa. Nếu các vụ nổ tiến hành ngay trước khi phóng tên lửa thì các dòng hạt-tích điện đó sẽ cản trở ra-đa đối phương phát hiện các tên lửa đó khi nó bay trên quỹ đạo.

        Như vậy, biết được cấu trúc từ trường trái đất có thể chọn địa điểm cho nổ hạt nhân để hướng dòng điện tử đến phá hoại công tác của các phương tiện vô tuyến điện tử ở một nơi khác.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 21 Tháng Ba, 2020, 11:11:02 am »

     
       V. NGỤY TRANG CHỐNG TRINH SÁT

        Ngụy trang vô tuyến là một thành phần quan trọng của cuộc đấu tranh chống các hoạt động vô tuyến, mà mục đích chủ yếu là tìm mọi cách giảm diện tích phản xạ hiệu dụng đến mức nhỏ nhất.

        Cự ly phát hiện mục tiêu của đài ra-đa tỷ lệ với căn bậc bốn giá trị diện tích phản xạ hiệu dụng . Tuy rằng, nếu giảm diện tích phản xạ xuống. 16 lần thì cự ly phát hiện của đài ra-đa chỉ giảm được 2 lần, nhưng nếu trong bối cảnh chung của chiến tranh điện tử mà giảm được diện tích phản xạ thì tạo điều kiện thuận lợi để tiến hành các biện pháp gây nhiễu các ra-đa đối phương, bởi vì công suất máy phát nhiễu tích cực cũng như trọng lượng nhiễu tiêu cực cần thả để đạt cùng mức độ hiệu quả sẽ giảm tỷ lệ bậc nhất với việc giảm diện tích  phản xạ hiệu dụng. Nghĩa là, nếu giảm Ϭ được 2 lần thì công suất máy nhiễu tích cực hay trọng lượng nhiễu tiêu cực cần thiết mang theo sẽ cũng giảm khoảng 2 lần.

        Việc làm đó có lợi như vậy, và từ lâu nhiều nước đã tập trung cố gắng tìm các biện pháp, nhưng cho đến nay chưa có phương pháp nào tỏ ra có hiệu quả lớn. Kể cả từ trong đại chiến thế giới lần thứ hai, Đức đã chế tạo được 16 loại vật liệu hấp thụ vô tuyến khác nhau. Năm 1971, Bộ chỉ huy không quân Mỹ cũng đã nêu; «Nghiên cứu các chất hấp thụ vô tuyến là một trong những nhiệm vụ cơ bản trong lĩnh vực chống hoạt động vô tuyến».

        Những khó khăn gì đã làm cho các nhà bác học đau đầu về việc này ? Có rất nhiều khó khăn, khó khăn đó lại được nhân lên gấp bội khi các ra-đa ngày nay làm việc trên nhiều dải sóng khác nhau, mà các biện pháp tìm được hiện nay chỉ có hiệu quả với một dải sóng rất hẹp.

        Về việc giảm diện tích phản xạ hiệu dụng của mục tiêu, người ta cũng đã tìm nhiều biện pháp.

        Tìm hình dạng thiết bị bay thích hợp

        Nếu các vật thể bay (máy bay, tên lửa) có hình dạng khí động học tốt thì cũng sẽ có diện tích phản xạ hiệu dụng bé. Tuy rằng những máy bay hiện đại để có hình dạng khí động học rất tốt, nhưng vẫn có diện tích phản xạ hiệu dụng quá lớn, cho nên người ta vẫn cố gắng tạo nên hình dạng bay có kích thước bé, bán kính chính khúc bé và không có những chỗ gấp khúc lớn để đạt được diện tích  phản xạ bé.

        Phương pháp hấp thụ sóng điện

        Lớp phủ chất hấp thụ vô tuyến cần phải thỏa mãn hai điều kiện: không phản xạ tia tới và hoàn toàn hấp thụ sóng truyền trong chất liệu.

        Chất liệu dùng cho các thiết bị bay phải nhẹ, có hệ số hấp thụ càng lớn càng tốt để không tăng trọng lượng cũng như không làm giảm các đặc trưng bay của thiết bị.

        Chế tạo những chất liệu như vậy, có thể dùng bụi than làm chất hấp thụ có số lượng trong lớp phủ tăng dần theo khoảng cách đến mặt ngoài. Chất phù nhiều lớp, các lớp có độ dày và tính chất điện khác nhau sẽ tăng mức độ hấp thụ, mở rộng dải tần số làm việc. Trọng lượng một mét vuông vật liệu hấp thụ hiện nay chừng — 6 kg, do đó mới chỉ có thể dùng chúng trong phòng thí nghiệm.

        Để giảm cường độ sóng phản xạ chất hấp thụ, thường được chế tạo ở dạng các bản có gờ nổi hình nón hoặc hình tháp. Chế tạo như vậy sẽ giảm cường độ phản xạ vì sóng phản xạ liên tiếp từ các gờ sẽ tiếp xúc nhiều hơn với chất hấp thụ. Chất AF của Anh có hệ số phản xạ 6 %, nhưng khi chế tạo ở dạng gờ nổi, hệ số đó giảm 1 % trong phạm vi góc tới xuống còn tương đối lớn.

       
« Sửa lần cuối: 21 Tháng Ba, 2020, 01:53:09 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 22 Tháng Ba, 2020, 04:33:11 am »

    
        Người ta đã nghiên cứu chế tạo chất hấp thụ từ nhiều vật liệu có cấu trúc và tham số điện rất nhỏ khác nhau. Ở Mỹ, đa chế tạo chất hấp thụ từ sợi thủy tinh bọt dày 12,7 mm. Vật liệu này hấp thụ gần 99 % năng lượng sóng tới trong dải tần số tương đối rộng 389 - 33.000 mê-ga- héc. Sợi thủy tinh bền, dẻo, chịu lửa, chịu được tác dụng của khí quyền.

        Chế tạo cả chất hấp thụ bằng bột len trộn với bột thép. Sóng truyền trong hỗn hợp này bị những phần từ kim loại tán xạ, và sau đó bị các bột len hấp thụ. Những tấm vật liệu ấy, với bề dày khoảng 38—51 mm có thể giảm cường độ tín hiệu phản xạ xuống 20 - 50 lần. Tuy nhiên, các vật liệu này chỉ dùng được trong điều kiện tĩnh.

        Hiện nay, nhiều nước đang cố gắng chế tạo những chất dẻo có khả năng hấp thụ sóng vô tuyến để làm vỏ các thiết bị bay.

        Lớp phủ chất giao thoa có nguyện lý hoạt động dựa trên tính chất giao thoa của sóng. Sóng phản xạ bị yếu đi do hiện tượng giao thoa giữa hai tia phản xạ từ bề mặt thứ nhất và thứ hai của vật liệu. Độ dày lớp phủ đó chọn sao cho pha của hai tia đó ngược nhau và biên độ của hai tia đó bằng nhau, biên độ tổng hợp của hai tia đó sẽ bằng không (0). Vật liệu lớp phủ giao thoa được chế tạo từ cao su trộn với bột sắt các-bon làm giảm năng lượng phản xạ tới vài chục lần.

        Ngay từ 1944, quân Đức đã dùng chất phủ giao thoa này để bảo vệ các thiết bị nhỏ và quan trọng trên mặt nước chống sự trinh sát bằng ra-đa (kính tiềm vọng tàu ngầm, thiét bị bảo đảm động cơ làm việc dưới nước). Nhưng chất liệu này ở sóng 112 - 195 cm giảm năng lượng phản xạ gần 400 lần, do đó cự ly phát hiện mục tiêu bị giảm hơn 4 lần.

        Chất phủ giao thoa chỉ làm việc tốt ở một tần số, vì thế chúng ít được ứng dụng. Tuy vậy, các nước cũng nghiên cứu và chế tạo loại vật liệu này nhằm mò rộng dải tần số công tác của lớp phủ chất giao thoa và tìm cách gá lắp chúng vào bề mặt thiết bị bay.

       

        Chế tạo các vật liệu hấp thụ nhẹ và chịu được điều kiện nặng nề khi thiết bị bay có tốc độ lớn còn gặp nhiều khó khăn. Để bảo vệ những lớp phủ hấp thụ khỏi ảnh hưởng của môi trường, người ta định phủ lên chúng một lớp vật liệu chịu nhiệt có hằng số điện môi gần bằng hằng số điện môi không khí.

        Điều khiển tán xạ sóng vô tuyến :

        Quá trình này là làm thay đổi tính chất mục tiêu sao cho ờ một hướng nào đó, năng lượng sóng phản xạ có giá trị cực tiểu. Muốn vậy, lắp vào thân thiết bị bay những tải điện kháng. Tại điểm thu sẽ nhận được năng lượng của hai trường phản xạ từ bề mặt vật thể không có tải và có tải. Hai trường này cộng vào nhau. Khi điều chỉnh các tham số của tải, biên độ và pha của chúng sẽ thay đổi và trường tổng cộng sẽ giảm đi.

        Dựa trên nguyên tắc đó, người ta dự kiến lắp những ăng-ten kích thước nhỏ trên bề mặt tên lửa. Những ăng- ten này sẽ phát di năng lượng cân bằng tín hiệu phản xạ khi tên lửa bị chiếu xạ. Ăng-ten được nuôi bẵng máy phát có hệ thống điều khiển đặc biệt để thực hiện nhiệm vụ của nó.

        Một phương pháp mới nữa là dùng các màn tán xạ. Dùng những màn có lỗ xấp xi bước sóng. Màn này khuếch tán tia tới và do đó năng lượng sóng phản xạ rất bé. Những tấm màn chế tạo bằng chất hấp thụ, vừa hấp thụ lại vừa khuếch tán sóng tới.

        Và dựa trên những quy luật truyền sóng, có nước đã chế tạo ra những tấm lưới ngụy trang vô tuyến cho những mục tiêu dưới đất trong bước sóng xăng-ti-mét và buớc sóng hồng ngoại.

        Ngay cả khi phủ lên vật bay chất hấp thụ 100% sóng điện từ cũng không thể bảo đảm ngụy trang hoàn toàn, là vì các động cơ máy bay và tên lửa khi làm việc xả ra các hạt nhiên liệu nóng bị i-ông hóa, tạo nên một vệt kéo theo chúng. Các vệt nãy phản xạ sóng điện từ, và do đó dễ bị ra-đa phát hiện. Tên lửa bay với vận tốc siêu âm, tự bản thân nó đã tạo ra luồng khí bị i-ông hóa.

        Người ta thấy rằng, các vật bay siêu âm tạo ra vệt i-ông hóa ngay cả khi động cơ của chúng đã ngừng hoạt động. Bởi thế, để bảo vệ máy bay, tên lửa khỏi sự phát hiện của ra-đa đối phương, việc tạo ra các tấm màn hấp thụ sóng điện từ lại càng có ý nghĩa.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Ba, 2020, 05:00:14 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM