Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 06:16:53 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Chiến tranh điện tử  (Đọc 6695 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 06 Tháng Ba, 2020, 12:08:04 pm »


        - Tên sách : Chiến tranh điện tử

        - Tác giả : Nguyễn Thu Phong, Nguyễn Văn Đáp

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 1977

        - Số hóa : Giangtvx
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2020, 04:24:39 am »


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

        Tập hợp các hình thức và phương pháp nhằm phá hoại khả năng làm việc bình thường của các phương tiện vô tuyến điện tử của đối phương và bảo đảm khả năng làm việc bình thường cho các phương tiện vô tuyến điện tử của mình khi bị tác dụng phá hoại tương tự từ phía đối phương, được gọi là chiến tranh điện tử.

        Một trạm thông tin, một đài ra-da, thậm chí một thiết bị gây nổ bằng từ trường hay bộ phận dẫn tên lửa bằng tia la-de, tự bản thân nó chỉ là những phương tiện vô tuyến điện tử. Nhưng khi kẻ địch tiến hành trinh sát chúng, gây nhiễu chúng, thì tất nhiên bên có các phương tiện ấy phải tìm mọi cách để bảo đảm cho mệnh lệnh được nhận đủ, mục tiêu dược phát hiện kịp thời, chính xác, và bom được kích nổ đúng thời cơ, tên lửa được dẫn đến đúng mục tiêu... như thế là trạng thái chiến tranh điện tử bắt đầu.

        Chống vô tuyến điện tử và chống lại các hoạt dộng chống vô tuyến điện tử ngày càng phức tạp, phong phú, có nhiều bí ẩn và sự khám phá những bí ẩn ấy, và nó còn tiếp tục phát triển cao hơn nữa trong khoảng không gian bao la, nhằm giúp con người khắc phục được những hạn chế của điều kiện tự nhiên, cũng như đối phó lại sự chống phá lẫn nhau trong hoạt động vô tuyến điện tử, làm cho các chức năng của vô tuyến điện tử dược mở rộng và đạt được hiệu quả lớn.

        Bời vậy, chiến tranh vô tuyến điện tử là lô-gích tất yếu của quá trình phát triển giữa các phương tiện tiêu diệt và bảo vệ. Mỗi vũ khí và phương tiện kỹ thuật mới ra đời là kéo theo sự xuất hiện các phương tiện và biện pháp chống lại. Trong lịch sử chiến tranh, điều này được thể hiện khá rõ nét.

        Mặt khác, kỹ thuật máy móc dù có hoàn hảo đến đâu, vẫn là do con người sáng tạo ra và làm chủ nó. Trong chiến tranh xâm lược Việt Nam, đế quốc Mỹ đã sử dụng hầu hết những thành tựu mới nhăt của khoa học, kỹ thuật vô tuyến điện tử, những cái tên « Hàng rào điện tử », « Vũ khí tinh khôn »,... lần lượt ra đời; đủ các loại máy bay, các loại vũ khí, các loại phương tiện trinh sát và máy gây nhiễu được đem dùng. Nhưng, như chính lời tựa cuốn «Cuộc chiến tranh không quân ở Đông Dương» do Trung tâm nghiên cứu Coóc-xơn ở Mỹ xuất bản cuối năm 1972 đã kết luận : « Việt Nam là một thí dụ vô song về sự toàn thắng của con người đối với máy móc ».

        Mấy điểm tổng quát trên đây về chiến tranh điện tử  sẽ được đi vào chi tiết của nó trong cuốn CHIẾN TRANH ĐIỆN TỬ này. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN       
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2020, 04:25:47 am »


        Từ chiến tranh thế giới lần thứ nhất, cuộc đấu tranh trong lĩnh vực vô tuyến đã xuất hiện. Hồi ấy, khí tài vô tuyến mới được sử dụng trong thông tin liên lạc, và chủ yếu dùng cho hải quân, người ta cũng đã dùng gây nhiễu cho thông tin đối phương, và tiến hành trinh sát vô tuyến mà các cuộc trao đổi điện tín là nguồn trinh sát chủ yếu.

        Nghe trộm thông tin liên lạc vô tuyến, đã giúp cho quân Đức theo dõi các cuộc vận chuyển bộ đội đối phương trên mặt trận phía Đông từ đầu chiến tranh cho đến cuối năm 1915. Quân Áo, nhờ nghe trộm thông tin liên lạc vô tuyến, đã đoán được ý đồ của quân Nga, và sau đó xác định nhanh chóng vị trí tập kết bộ dội đến cấp sư đoàn.

        Để gây khó khăn cho địch trong trinh sát, nhiều nước đã bắt đầu dùng mã. Bộ chỉ huy quan Nga trên mặt trận phía Tây, ngày 14-9-1914 đã ra lệnh dùng mã khi thông tin liên lạc. Các mã lúc đó còn đơn giản, dễ bị khám phá.

        Từ năm 1916, kỹ thuật trinh sát đã dùng nhiều máy móc hơn, có máy tìm phương để xác định thời gian di chuyển và vị trí tập kết. Dựa theo loại và số lượng đài phát, có thể xác định nơi tập kết bộ đội đối phương và những thay đổi thành phần bộ đội, biết được lực lượng, tổ chức, trang bị của không quân, hải quân.

        Đến chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc đấu tranh chống các khí tài vô tuyến điện tử mới thể hiện rõ tác dụng của nó, không những chỉ đưa lại kết quả về chiến thuật mà còn góp phần thắng lợi cho cả những chiến dịch lớn. Mỹ cho rằng, tiến hành chống hoạt động vô tuyến trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai đã bảo vệ được khoảng 450 máy bay ném bom và cứu sống 4.500 nhân viên. Anh cho rằng, nhờ có nhiễu, thủ đô Luân Đôn và các thành phố khác ở Anh đã tránh khỏi phá hủy hoàn toàn.

        Để chế áp có hiệu quả các phương tiện vô tuyến đối phương, các bên tham chiến đều cố gắng bằng mọi cách để lấy được tham số các khí tài đó. Ngoài chụp ảnh, trinh sát vô tuyến, gián điệp, có khi còn tổ chức cả đội biệt kích trinh sát. Những đội biệt kích có nhiệm vụ trinh sát, phá hoại các đài ra-đa, chiếm tài liệu hoặc những chi tiết máy quan trọng nhất, có khi đem về cả một đài ra-da hoàn chỉnh.

        Trong các cuộc ném bom nước Anh, ngoài các máy bay ném bom, không quân Đức còn có những máy bay mang thiết bị trinh sát các tham số và vị trí đặt đài ra-đa. Trên cơ sở những số liệu nhận được, kết hợp với tin tức gián điệp, quân Đức chế tạo các ra-đa và thiết kế các máy gây nhiễu.

        Quân Anh, cũng tiến hành hàng loạt biện pháp nhằm xác định vị trí các đài ra-đa của quân Đức ở dọc bờ biển nước Pháp. Nghe tin quân Đức có loại ra-đa mới, ngày 27-2-1942, Anh đã cho biệt kích đổ bộ vào vùng Buốc- nê-vin (Pháp) và đã chiếm được nhiều tài liệu, máy móc. Đó chính là cơ sở để quân Anh chế tạo máy gây nhiễu những đài ra-đa loại mới của Đức.

        Đài BBC của Anh trong thời kỳ này, tiến hành trinh sát vô tuyến rất khẩn trương. Đài này đã thu hầu hết các bức điện của các nước đối địch cũng như các nước trung lập. Trong biên chế đài BBC có hơn 500 nhân viên nghe trộm. Việc nghe trộm được tiến hành bằng 30 thứ tiếng.

        Phát xít Đức cũng chú ý đến trinh sát vô tuyến. Trong thành phần quân đội phát xít Đức có bộ đội trinh sát vô tuyến. Mỗi đại đội có 10 máy tìm phương và 10 máy thu ở dải sóng ngắn và cực ngắn. Nhờ những phương tiện này, chúng có thể nghe các cuộc trao đổi trong các mạng thông tin vô tuyến trong sư đoàn, trung đoàn, tiểu đoàn và các đơn vị xe tăng, đơn vị pháo.

        Nước Đức có 5 tổ chức đặc biệt (gọi là Cục nghiên cứu khoa học, thành lập năm 1933) tiến hành trinh sát vô tuyến. Chỉ riêng một tổ chức đó đã có 3.000 nhân viên, và mỗi ngày đọc khoảng 20.000 bức điện nhận được bằng trinh sát vô tuyến.

        Biết được máy bay ném bom của Đức có ra-đa phát hiện đối phương bám đuôi, không quân Anh đã trang bị cho máy bay tiêm kích những máy thu, và do dó bảo đảm dẫn máy bay Anh đến bám đuôi máy bay Đức ngay cả những khi tầm nhìn bị hạn chế.

        Năm 1942, Đức đặt trên máy bay tiêm kích những đài ra-đa phát hiện và ngắm bắn máy bay ném bom. Để gây khó khăn cho phi công Đức, không quân Anh đã trang bị máy phát nhiễu đặt trên máy bay ném bom. Nhưng trong nhiều trường hợp, phi công Đức lại dựa vào những máy nhiễu này như pha chuẩn, và dẫn máy bay theo hướng các máy bay ném bom.

        Một đêm trong tháng 2 năm 1942, hai thiết giáp hạm Sa-rơn-go-xtơ, Gơ-nây-de-nao và chiến hạm Hoàng thân Ôi-gên của quân Đức đã thoát khỏi vòng vây của hạm đội Anh ở cảng Bơ-re-xtơ và bí mật vượt qua eo biển Măng-sơ, mặc dầu trên bờ các đài ra-đa của Anh không ngừng quan sát mặt biển. Các trác thủ ra-đa Anh đã không phát hiện được ba chiếc tàu chạy trốn ngay trước mặt mình, vì các màn hiện sóng của họ đã bị nhiễu làm trắng xóa. Đó cũng là một điển hình về sự ra đời của nhiễu và kết quả của nó. Càng về sau, nhiễu vô tuyến càng được sử dụng nhiều hơn và trở thành một loại vũ khí hiệu nghiệm.

        Tháng 6 năm 1943, quân Anh lần đầu tiên dùng nhiễu tiêu cực khi ném bom thành phố Hăm-bua của Đức.

        Khi tiến hành các cuộc ném bom Hăm-bua (6-1943), quân Đồng minh đa ném gần 20 tấn nhiễu tiêu cực gồm 2,5 triệu bao nhiễu, mỗi bao dựng khoảng 2.000 dải nhiễu. Trong suốt thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai, quân Đồng minh đa ném trên đất Đức hơn 20.000 tấn lá nhôm.

        Khoảng năm 1943, nhiều nước dùng nhiễu tích cực. Mỹ — Anh đã chế tạo máy gây nhiễu đài ra-đa điều khiển pháo Vi-u-rơ-xbua của Đức.

        Đến năm 1944, quân Anh đã có 14 phi đội gây nhiễu. Họ đặt dọc bờ biền phía nam nước mình những máy phát nhiễu cực mạnh Tu-ba do Mỹ sản xuất, bảo vệ những đoàn máy bay ném bom xuất kích. Những máy nhiễu này đã làm mù các ra-đa của máy bay tiêm kích Đức.

        Anh cũng đã dùng nhiễu để chống lại các cuộc oanh tạc bằng tên lửa tầm xa của Đức. Khi điều khiển tên lửa, dựa trên độ cao và vận tốc tên lửa, vào thời điểm cần thiết, ở dưới đất sẽ cho lệnh tắt động cơ và tên lửa bắt đầu rơi xuống mục tiêu. Anh trinh sát được thứ tự truyền lệnh đó, đã cho lệnh giả làm tắt động cơ sớm hơn, do đó tên lửa của Đức rơi chệch mục tiêu. Hiệu quả của tên lửa giảm đến nỗi quân Đức không dám dùng loại điều khiển vô tuyến nữa.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2020, 04:26:14 am »


        Đức đã chế tạo nhiều máy nhiễu có hiệu quả, đã gây nhiễu hệ thống dẫn đường của máy bay Anh đi ném bom thành phố Rua. Khi có nhiễu, cự ly hoạt động của hệ thống dẫn đường đã giảm từ 400 - 600 km xuống chỉ còn 160 km, và thực tế không thể bảo đảm cho máy bay Anh ném bom chính xác nữa.

        Quân Đức cũng đã dùng máy phát xung trả lời, làm méo tin tức của đài ra-đa ném bom.

        Việc chống nhiễu của quân Đức chủ yếu tập trung vào chế tạo nhiều ra-đa làm việc ở nhiều dải sóng khác nhau và mở rộng dải điều chỉnh tần số ở những đài cũ. Đến cuối năm 1944, chỉ ở miền bắc nước Pháp, người ta đã phát hiện hơn 12 loại đài ra-đa Đức khác nhau. Ngoài ra, Đức cũng đã chế tạo một số thiết bị chống nhiễu cho những đài ra-đa đã được sản xuất từ trước, như thiết bị chọn mục tiêu di động để chống nhiễu tiêu cực.

        Trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, phương pháp ngụy trang chống ra-đa cũng đã được dùng rộng rãi.

        Đức, đặc biệt quan tâm vấn đề này để chống lại các cuộc ném bom của Đồng minh. Các đê, đập, kè, cảng, nhà máy quan trọng và cả những địa vật có thể làm vật chuẩn cho máy bay ném bom đều được ngụy trang chống ra-đa. Đã có những kế hoạch ngụy trang cả thành phố và thậm chí cả nước Đức! Ngụy trang bằng máy phát nhiễu tích cực đặt ở dưới đất, hoặc là chiếu xạ trực tiếp các máy bay ném bom, hoặc là chiếu xạ máy bay bằng những tia phản xạ từ mặt đất.

        Chiếu xạ được toàn bộ mặt đất thì trên màn hiện sóng ra-đa ném bom của đối phương không thể nhận được tín hiệu phản xạ trên nền nhiễu. Để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ Đức, cần 300.000 máy phát nhiễu, công suất mỗi máy 100 oát. Phương pháp này không thực hiện được.

        Phương pháp khác là chiếu xạ trực tiếp. Ở những vị trí phù hợp chung quanh mục tiêu, đặt các máy phát nhiễu có sơ đồ định hướng ăng-ten hẹp bảo đảm chiếu xạ máy bay bay tới mục tiêu từ bất cứ hướng nào. Cách này dễ thực hiện hơn.

        Nhiễu đã tỏ rõ tác dụng trong thời gian chiến tranh thế giới lần thứ hai. Do gây nhiễu hiệu quả, hệ thống phòng không Đức đã giảm đi rất nhiều. Trước đây, để hạ một máy bay bằng súng cao xạ chỉ cần bắn khoảng 800 viên đạn, từ khi bị gây nhiễu phải bắn tới 3.000 viên. Hiệu quả càng lớn khi sử dụng đồng thời cả nhiễu tiêu cực và tích cực. Hiệu lực của hệ thống phòng không khi có nhiễu có thể bị giảm đi 75%.

        Năm 1944, trong cuộc đổ bộ tại mặt trận thứ hai, quân đồng minh đã sử dụng tới 700 máy phát nhiễu tích cực, hàng tấn nhiễu tiêu cực để nghi binh và ngụy trang vô tuyến. Các biện pháp này làm cho các đài ra-đa Đức hầu như bị chế áp hoàn toàn.

        Như vậy, trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, cuộc đấu tranh chống các phương tiện vô tuyến chủ yếu nhằm vào các khí tài ra-đa và dẫn đường, các khí tài ấy không những chỉ làm nhiệm vụ trinh sát mà còn điều khiển hỏa lực.

        Các phương tiện liên lạc trong thời kỳ này ít bị gây nhiễu, vì người ta cho rằng : một là, có thể bị gây nhiễu các hệ thống liên lạc của chính mình; hai là, hệ thống liên lạc vô tuyến của đối phương là nguồn cung cấp các tin tức tình báo cần thiết cho mình. Tức là, trinh sát cần thiết hơn chế áp.

        Chính dựa trên những kết quả và những kinh nghiệm chống phá điện tử trong chiến tranh thế giới lần thứ hai, và dựa trên những thành tựu khoa học, kỹ thuật vô tuyến điện tử, các nước càng ra sức hoàn thiện các biện pháp chiến tranh điện tử.

        Chiến tranh vô tuyến điện tử, có ba phần : trinh sát vô tuyến, hoạt động chống vô tuyến và chống lại các hoạt động chống vô tuyến.

        — Trinh sát vô tuyến, là cơ sở của chiến tranh vô tuyến điện tử. Đó là quá trình sục sạo và bắt các tín hiệu vô tuyến trong không gian, xác định vị trí và các tham số của các phương tiện vô tuyến điện tử đang bức xạ. Từ đó, có thể xác định dược các hoạt động của bộ đội và ý đồ đối phương, chuẩn bị các số liệu để tiến hành các hoạt động chống vô tuyến cũng như đánh giá hiệu quả của các hoạt động ấy.

        — Hoạt động chống vô tuyến (hoạt động chống bức xạ), nhằm chế áp hoàn toàn hoặc hạn chế hiệu quả sử dụng của phương tiện quân sự dùng vô tuyến của đối phương, làm mất chính xác của hỏa lực, phá hoại tổ chức chỉ huy bộ đội, làm giảm sức chiến đấu của đối phương; về phía mình thì tạo điều kiện thuận lợi tiến hành các hoại động quân sự.

        — Chống lại các hoạt động chống vô tuyến, là một bước phát triển tất nhiên khi có hoạt động chống vô tuyến Nó bao gồm những phương tiện và hình thức bảo đảm sử dụng hiệu quả các phương tiện vô tuyến điện tử của mình trong điều kiện đối phương tiến hành các hoạt dộng chống vô tuyến, mà nổi bật là việc chống nhiễu.

        Tiến hành chiến tranh điện tử bao gồm các biện pháp kỹ thuật và biện pháp chiến thuật. Biện pháp kỹ thuật như tăng khả năng chống nhiễu của khí tài; biện pháp chiến thuật như bố trí đội hình, cơ động đội hình, trình tự thao tác của kíp chiến đấu. Các biện pháp đó bổ sung lẫn nhau. Vì vậy, khi xét một biện pháp chiến tranh điện tử phải xét nó trong toàn bộ các vấn đề kỹ thuật và chiến thuật.

        Sự thâm nhập của khoa học, kỹ thuật vô tuyến điện tử vào quân sự đã làm thay đổi rất nhiều chiến thuật sử dụng nhiều loại vũ khí và phương tiện kỹ thuật quân sự. Các loại vũ khí hiện đại mới ra đời, đòi hỏi phải có chiến thuật sử dụng mới. Với vũ khí thông thường, khi có thêm những phần bồ sung bằng điện tử cũng đòi hỏi chiến thuật mới.

        Các phương tiện vô tuyến điện tử, các kíp trắc thủ và công tác chỉ huy, ngay trong điều kiện thuận lợi vẫn phải luôn luôn chuẩn bị làm việc trong điều kiện khó khăn nhất của cuộc chiến tranh vô hình này.

        Các phương pháp trinh sát vô tuyến, hoạt động chống vô tuyến, và chống lại các hoạt động chống vố tuyến đã áp dụng từ chiến tranh thế giới thứ hai và được tiếp tục phát triển, hoàn thiện theo nhịp độ phát triển của khoa học, kỹ thuật vô tuyến điện tử cùng các ngành khoa học, kỹ thuật khác.

        Hiện nay, đã có nhiều hiệu quả tuyệt vời của các vũ khí với sự tham gia điều khiển của các hệ thống tự động bằng vô tuyến điện tử, và trong tương lai, còn có những kỳ công khác nữa trong các hệ thống vũ khí và các hệ thống chỉ huy bộ đội.

        Người ta nói, chiến tranh vô tuyến điện tử không có tuyên bố, cũng không có kết thúc, nó không bị giới hạn về thời gian và không gian. Quá trình chuẩn bị chiến tranh vô tuyến điện tử cũng như các trận đánh của nó, được tiến hành đồng thời, liên tục, lặng lẽ và bí mật trong không gian, cũng như trong các phòng nghiên cứu, thiết kế, thí nghiệm.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2020, 04:32:41 am »

        
TỪ CƠ SỞ NÀY

        I/ BẦU TRỜI, MẶT ĐẤT VÀ SÓNG ĐIỆN TỪ

         Từ thế kỷ VII trước công nguyên, nhà triết học Hy Lạp Pha-le-xu Mi-lét-xki đã nói về đặc tính kỳ lạ của hò phách là sau khi cọ sát vào len thì hút được những vật nhẹ. Từ Hy Lạp « ê-léc-trông » (nghĩa là hổ phách)  bây giờ trở thành tên một ngành khoa học, kỹ thuật hiện đại, đầy hấp dẫn : Môn vô tuyến điện tử.

        Một thanh nam châm đặt ở vị trí nào đó sẽ tạo ra chung quanh nó một từ trường tĩnh. Một vật tích điện thì tạo ra chung quanh nó một điện trường tĩnh. Điện trường và từ trường sinh ra từ những nguồn không chuyền động này tồn tại độc lập với nhau. Nhưng nếu điện trường hoặc từ trường thay đổi thì khoảng không gian chung quanh xuất hiện đồng thời cả điện trường và từ trường thay đổi. Nói khác đi, từ trường thay đổi sinh ra chung quanh nó điện trường thay đổi, theo quy luật cảm ứng điện từ; ngược lại, khi điện trường thay đổi lại sinh ra một từ trường thay đổi. Chúng tồn tại cùng nhau như hai mặt của một quá trình, người ta gọi là trường điện từ.

        Một hòn đá được ném xuống mặt nước phẳng lặng, nó sẽ tạo ra sóng, sóng lan dần ra. Nếu trường điện từ được tạo ra ở một vùng nào đó của không gian, nó cũng sẽ lan ra các vùng còn lại của không gian với tốc độ không đổi. Nếu trường điện từ được tạo ra có tính chất tuần hoàn, sự lan truyền trường đó mang tính chất sóng.

        Vì là sóng điện từ trường, nên nó có thành phần điện trường và từ trường. Các thành phần này nằm vuông góc với nhau và đều vuông góc với phương truyền sóng.

(xem hình dưới)

        Nếu thành phần điện trường nằm trong mặt phẳng thẳng đứng, gọi là sóng có phân cực thẳng đứng. Nếu thành phần điện trường nằm trong mặt phẳng nằm ngang, gọi là sóng phân cực nằm ngang. Còn nếu nó vừa đi vừa quay, thì sẽ có phân cực tròn hoặc phân cực en-líp.

        Cũng như đối với sóng cơ học, sóng điện từ có độ dài sóng (bước sóng) λ. Bước sóng có liên quan với tần số dao động f và tốc độ truyền lan sóng V:

λ = V/f

        Sóng điện từ có bước sóng khác nhau và có tên khác nhau.

        Sóng điện từ có bước sóng bằng một phần hai nghìn mi-li-mét, có thể nhìn thấy được bằng mắt người, đó là sóng ánh sáng, cũng có thể ghi sóng đó bằng dụng cụ quang học. Còn các sóng khác, mắt người không nhìn thấy được, chỉ phát hiện được chúng nhờ các dụng cụ khác, như Đài tiếng nói Việt Nam truyền bản tin và ca các sóng 25 m, 31 m, 49 m và 297 m... Sóng có bước sóng 600 m được dành riêng để phát đi các tín hiệu tai nạn của tàu biển. Tất cả các sóng đó chỉ có thể phát hiện bằng dụng cụ quen thuộc là máy thu vô tuyến điện (ra-đi-ô).
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 08:40:59 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2020, 05:25:21 am »

      
        Sóng vô tuyến chia ra các dải như sau: (xem bảng 1 phía dưới)
      
        Bảng trên, thống kê những sóng điện từ dải sóng hạ âm đến dải sóng quang học.

        Những sóng trong dải từ 1 mi-li-mét đến 10 mét thường gọi là sóng cực ngắn. Dải sóng dề-xi-mét và xăng-ti-mét, có khi còn gọi là sóng siêu cao. Cũng có nơi coi từ sóng siêu cao đồng nghĩa với từ sóng cực ngắn. Một số noi gọi sóng đề-xi-mét và xăng-ti-mét là sóng mi-crô (hay vi ba).

        Trước đây, khi mới phát hiện ra sự truyền lan sóng điện từ, người ta chưa hiểu rõ bản chất của nó, và giải thích rằng: sóng điện từ phải truyền lan trong một chất ê-te đàn hồi nào đó không có màu sắc, không có mùi vị, không có trọng lượng.

        Ngày nay, người ta dã xác định được bản chất của nó là sóng truyền lan trong không khí và truyền lan trong chân không. Trong chân không, sóng truyền lan tốt hơn trong tất cả các môi trường khác.

        Để dễ tính toán, người ta dùng khái niệm không gian tự do, đó là không gian vũ trụ bao la, không có mặt trời, không có trái đất, không có tất cả, chỉ có không gian, thời gian và sóng điện từ mà thôi. Trong môi trường như vậy, sóng truyền theo đường thẳng với tốc độ không đổi là 300.000.km/gy. Trong các môi trường thực tế, sóng truyền với tốc độ chậm hơn. Tuy vậy, nếu môi trường đó là không khí thì vẫn coi rằng quy luật truyền lan sóng không bị thay đổi.

        Điều kiện truyền lan sóng điện từ có ảnh hưởng rất lớn đến các đường vô tuyến điện nói chung. Một trong những đặc tính cơ bản của đường vô tuyến điện là cự ly hiệu dụng. Cự ly hiệu dụng được xác định bởi máy thu, máy phát, và còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện truyền lan sóng vô tuyến. Cả một số đặc tính kỹ thuật khác cũng phụ thuộc vào điều kiện truyền lan này. Chẳng hạn, nếu điều kiện truyền lan sóng thay đổi thì độ chính xác xác định mục tiêu của đài ra-đa cũng thay đồi.

        Sóng vô tuyến cũng như ánh sáng đều có những « vật trong suốt», sóng đi qua chúng hoàn toàn tự do, và những « vật không trong suốt » giữ sóng lại. Rất nhiều vật không trong suốt với sóng ánh sáng, lại dễ dàng cho sóng vô tuyển ở những dải sóng khác đi qua. Ngược lại, các tầng cao của bầu khí quyền trong suốt với ánh sáng, lại có thể là vật cản không thể vượt qua được của sóng vô tuyến ở các dải sóng dài, sóng trung, sóng ngắn.

        Khi truyền lan trong các vật, sóng bị hấp thụ. Môi trường khác nhau, sóng bị hấp thụ với mức độ khác nhau.

        Sóng vô tuyến truyền lan trong các môi trường không đồng nhất cũng bị phản xạ, tán xạ, khúc xạ như sóng ánh sáng.

        Khi các đài phát và đài thu đều đặt trên mặt đất thì môi trường truyền lan sóng có sự tham gia của mặt đất và khí quyền. Trên hình 2 cho thấy sóng truyền từ đài phát đến đài thu hoặc từ ra-đa đến mục tiêu có thể trực tiếp hoặc phản xạ từ mặt đất.

(xem hình 2 phía dưới)
            
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 08:53:47 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2020, 05:33:28 am »

          
        Trong trường hợp trên, trường ở điểm A là cộng tác dụng của sóng truyền trực tiếp và sóng phản xạ từ mặt đất.

        Tùy thuộc vào pha và độ Ị lớn của chúng, trường tổng Ị cộng sẽ bị giảm đi hoặc có khi tăng lên. Do đó, cự ly hiệu dụng của đài ra-đa ở một số hướng giảm đi đáng kể, còn ở một số hướng khác lại tăng lên so với cự ly hiệu dụng trong không gian tự do.

        Mức độ ảnh hưởng phản xạ và hấp thụ từ mặt đất đến trường ở điểm thu xác định bởi hình dạng bề mặt quả đất và các tham số điện của mặt đất. Sóng càng ngắn thì ảnh hưởng đó càng lớn, nếu có một vật cản nằm giữa máy phát và máy thu thì việc thu tín hiệu bị hạn chế hoặc hoàn toàn không thu được. Tuy nhiên, sóng vô tuyến cũng có khả năng đi vòng quanh các vật cản không trong suốt và gọi là nhiễu xạ. Như vậy, sóng dài có khả năng đi vòng quanh vật cản tốt hơn sống ngắn.

        Dạng hình cầu của quả đất có ảnh hường lớn đến sự truyền lan sóng điện từ trên mặt đất. Vấn đề là phải xác định khả năng sóng vượt qua chỗ vòng đó như thế nào. Những máy thu thanh thông thường có thể thu tín hiệu của các đài phát thanh cả trong các trường hợp nếu xét tương đối với máy thu, thì các đài đã nằm khuất sau chỗ vòng.

        Các đài ra-đa làm việc ở những dải sóng tương đối ngắn thì không thể sử dụng để phát thanh và cũng không thể phát hiện mục tiêu trong vùng khuất. Ở những sóng này, điều kiện đầu tiên để thu được tín hiệu là ăng-ten thu phải nhìn thấy ăng-ten phát. Người ta gọi đó là tính chất nhìn trực tiếp, giống như đối với sóng ánh sáng. Khi đó, cự ly cực đại đề ăng-ten thu nhìn thấy ăng-ten phát (hay ra-đa nhìn thấy mục tiêu) là :

(xem bảng công thức phía dưới)

        Ở cự ly xa hơn nữa, sóng không đến được, người ta gọi t vùng tối.

(xem hình 3  phía dưới)

        Người ta chia khí quyển thành ba tầng: đối lưu, bình lưu và i-ông (tầng điện ly).

        Tầng đối lưu kéo dài đến độ cao từ 10 — 12 km.

        Tăng bình lưu từ 10 — 12 km đến 60 km.

        Tầng i-ông trên 60km.

        Tầng đối lưu, là tầng không đồng nhất về mặt điện. Mật độ không khí giảm dần khi lên cao. Nhiệt độ và độ ẩm cũng thay đồi theo chiều cao. Do đó, khác với trong không gian tự do, trong tầng đối lưu xảy ra sự uốn cong đường truyền sóng vô tuyến, đó là sự nhiễu xạ sóng vô tuyến. Hiện tượng này tạo khả năng nhìn thấy mục tiêu nằm trong vùng tối.

        Những vùng không đồng nhất về mặt điện do cuộn xoáy không khí sẽ làm tán xạ sóng vô tuyến. Những sự chuyển động cuộn xoáy của không khí làm hạn chế sự đo đạc chính xác tọa độ mục tiêu bằng phương pháp kỹ thuật.

(xem hình 4, 5  phía dưới)

        Trong tầng đối lưu sóng điện từ, có bước sóng ngắn bị suy giảm. Do đó, khi các điều kiện khác không thay đổi thì cự ly hoạt động của các đài ra-da làm việc ở dải sóng ngắn hơn 3 cm sẽ kém những đài ra-da làm việc ờ những dải sóng dài hơn.

        Tầng bình lưu, đặctrưng cùa nó là sự tăng nhiệt độ. Ở phần dưới tầng bình lưu, nhiệt độ khoảng — 50°c và ít thay đổi cho đến độ cao 40 km, sau đó thì tăng. Ở độ cao 60 km, vào khoảng + 80°c; trên cao nữa nhiệt độ lại giảm. Việc tăng nhiệt độ liên quan tới sự hấp thụ các tia tử ngoại bức xạ từ mặt trời do có các khi ô-zôn ở đấy.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 09:00:02 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2020, 05:40:26 am »

     
        Tầng i-ông, kéo dài đến một khoảng cách lớn và được đặc trưng bởi áp suất thấp, mật độ không khí nhỏ. Mặc dù thể tích cùa lớp này lớn, nhưng khối lượng của chất khí nhỏ hơn 0,5 % khối lượng chung của khí quyển.

        Các tia của mặt trời đi đến tầng i-ông có cường độ lớn. Bức xạ của mặt trời (chủ yếu là tia tử ngoại và tia rơn-ghen) gây nên sự i-ồng hóa chát khí, nghĩa là tách điện tử khỏi phân tử và nguyên tử. Phần lớn khí loãng ở đây thường trong trạng thái i-ông hóa. Chất khí như thế có tính chất dẫn diện và có thể phản xạ sóng điện từ giống như mặt gương khổng lồ.

        Trong tầng i-ông, khí nhẹ ở trên, khí nặng ở dưới. Các chất khí khác nhau hấp thụ bức xạ của mặt trời ở mức độ khác nhau và bị i-ông hóa ở mức độ khác nhau. Tầng i-ông phân thành các lớp D, E, F1 và F2.

        Lớp E ở độ cao 100 - 130km.

        Lớp F2 ở độ cao 300 - 400 km, liên tục tồn tại trên toàn bộ quả đất.

        Lớp D và F1, chỉ xuất hiện trong thời gian nhất định của một ngày và phụ thuộc theo mùa. Lớp D bị i-ông hóa yếu, và xuất hiện vào ban ngày ở độ cao 60 - 80 km. Lớp F1 được tạo thành ở độ cao khoảng 200 km.

        Ban đêm vào mùa đông, khi tác động của mặt trời giảm, lớp D biến mất, lớp F1 nhập với F2 thành lớp F.

        Sự i-ông hóa tăng lên qua mỗi chu trình 11 năm hoạt động cực đại của mặt trời.

        Những sóng truyền lan đến các lớp của tầng i-ông bị khúc xạ và phản xạ trở về mặt đất. Sự khúc xạ càng mạnh, nếu cường độ i-ông hóa càng mạnh và sóng càng dài.

(xem hình 6 phía dưới)

        Trên hình 6, biểu diễn ba trường hợp đặc trưng của sự bức xạ sóng : song song với mặt đất (tia l), tạo thành một góc với mặt đất (tia 2, 3). Những sóng truyền dọc theo mặt đất gọi là sóng đất. Còn những sóng bức xạ hướng lên trời gọi là sóng trời. Sóng trời có thể phản xạ và trở về trái đất (tia 2), hoặc đi vào không gian vũ trụ (tia 3).
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 09:01:49 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2020, 05:42:19 am »

        
        II/ SỰ TRUYỀN LAN SÓNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG

        Thông tin vô tuyến điện bắt đầu từ khi nhà vật lý học người Nga Pô-pốp chế tạo ra thiết bị thu phát sóng vô tuyến. Tháng 3 năm 1896, Pô-pốp biều diễn truyền bức điện bằng vô tuyến điện lần đầu tiên trên thế giới tại cuộc họp của Hội lý — hóa Nga, và bức điện đã được truyền trên khoảng cách 250 m trong khu trường Đại học Tổng hợp Pê-téc-bua, từ khu nhà của Viện hóa đến phòng họp. Từ cự ly ngắn ngủi đó, ngày nay đã đạt được thông tin liên lạc vơi các con tàu vũ trụ và vệ tinh nhân tạo xa hàng trăm triệu ki-lô-mét.

        Sóng có độ dài này có thể vượt qua một khoảng cách lớn, trong khi sóng có độ dài khác lại mất tích sau đường chân trời. Lại có trường hợp nào đó, nhận được tín hiệu cường độ rất lớn ở một vùng xa xôi nào đó của trái đất hoặc trong vũ trụ sâu thẳm, trong khi không thể nào phát hiện được tín hiệu đó ở vài chục ki-lô-mét cách đài phát... đó là do tính chất sóng vô tuyến điện ở các đài khác nhau ảnh hưởng đến cự ly lan truyền.

        Thông tin vô tuyến điện đã phát triển nhanh và được mở rộng ra cả các dải sóng. Mỗi dải sóng có những đặc điểm riêng của nó.

        Sóng cực dài và sóng dài :

        Sự nhấp nhô của đất và độ cao của vật cản thường có kích thước nhỏ hơn bước sóng ở dải sóng này, do đó hiện tượng nhiễu xạ thể hiện khá rõ rệt và cho phép thu tín hiệu ở cả những vùng kltuất sau đồi núi ở những cự ly nhất định.

        Khi truyền lan trên mặt đất, sóng cảm ứng vào đất một sức điện động. Sức diện động này càng lớn nếu tần số của sóng càng cao. Nếu dòng điện tăng lên thì tổn hao năng lượng cũng tăng lên do biến thành nhiệt năng. Như thế, sóng dài bị hấp thụ năng lượng ít hơn, nên truyền lan dọc theo mặt đất ở những khoảng cách lớn.

        Sóng đất có thể thu được trong những thời gian bất kỳ ban ngày hay ban đêm.

        Điều kiện truyền lan sóng đất, dặc biệt thuận lợi là trên mặt biển, vì nước biền dẫn điện tốt, năng lượng cao tần bị tổn hao không đáng kể.

        Những sóng đi tới tầng i-ông và phản xạ từ đó sẽ tạo nên những tín hiệu mạnh ở một khoảng cách lớn. Với cùng khoảng cách đỏ, cường độ những sóng này truyền theo mặt đất đã bị yếu do hấp thụ năng lượng bởi mặt đất.

        Những sóng dài có khả năng phản xạ ở những lớp dưới của tầng i-ông, ở đấy sự i-ông hóa yếu.

        Sóng cực dài và sóng dài có thể truyền lan đến hàng chục nghìn ki-lô-mét bằng cách phản xạ liên tục từ mặt đất và tầng i-ông.

        Ban ngày, sóng phản xạ từ lớp D, còn ban đêm từ lớp E.

(xem hình 7 phía dưới)

        Trường ở điểm thu là trường tổng hợp của các tia sóng từ một nguồn phát đi theo hai hay nhiều đường khác nhau. Trường thu, được tăng lên hoặc giảm đi phụ thuộc vào pha của các sóng đó. Nói khác đi, sự giao thoa của các tia sóng là nguyên nhân thay đổi cường độ trường ở điểm thu. Tuy nhiên, ở dài sóng này, sự thay đổi đó xảy ra không mạnh và tương đối chậm. Sự thay đổi cường độ trường thấy rõ nhất vào lúc mặt trời mọc và mặt trời lặn, do thay đổi phản xạ từ lớp này sang lớp khác (lớp D và E).

(xem hình 8 phía dưới)
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 09:07:13 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2020, 06:45:39 am »

   
        Dải sóng cực dài vì truyền lan theo sóng đất nên nó ít chịu ảnh hưởng của các vụ nổ hạt nhân, vì vậy được coi là sợi dây thần kinh đáng tin cậy trong chiến tranh tương lai. Người ta chú ý sử dụng sóng cực dài để truyền tín hiệu cho các lực lượng hạt nhân chiến lược.

        Mặt khác, nhờ có khả năng xuyên xuống nước biển ở một mức độ nhất định, sâu hơn các dải sóng ngắn, nên các dải vô tuyến điện sóng cực dài được sử dụng chủ yếu để điều khiển các tàu ngầm đang lặn dưới nước. .

        Đài vô tuyến điện của hải quân Mỹ ở Úc bảo đảm liên lạc với các tàu ngầm ờ khu vực Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương, công suất của đài phát 1.000 ki-lô-oát, dải tần 16 - 20 ki-lô-héc, liên lạc xa đến 13.000 km, hệ thống ăng-ten chiếm diện tích có đường kính 3,2 km dặt trên 7 cột cao 300 - 380 m, có hệ thống chống rò và được tính toán để làm việc trong cả điều kiện có bão.

        Các dài sóng cực dài là các trang bị khổng lồ và đắt tiền, số dải sóng làm việc ít, vận tốc truyền tin lại rất thấp, điều đó làm khó khăn thêm cho việc sử dụng số lượng lớn các đài thu phát, vì chúng sẽ nhiễu lẫn nhau khi phát một khối lượng lớn thông tin.

        Các đài sóng cực dài còn có nhược điểm là không bảo vệ được ăng-ten trong điều kiện bị vũ khí hạt nhân phá hủy. Vì vậy, người ta phải nghiên cứu làm các thiết bị dự trữ, dùng các ăng-ten di động hoặc treo trên các cột tháo lắp được, nhưng như thế thì hiệu suất lại bị giảm.

        Mặc dù dã dùng các máy phát công suất lớn với các ăng-ten khổng lồ, nhưng do sóng điện từ giảm rất nhanh trong nước, nên việc bảo đảm liên lạc với các tàu đang lặn ở độ sâu dưới 20 m vẫn gặp khó khăn.

        Hiện nay, người ta đang nghiên cứu để bảo đảm liên lạc ở độ sâu vài trăm mét. Một trong những hướng có khả năng thực hiện được là hạ thấp tần số liên lạc, đồng thời tăng công suất máy phát lên đến vài nghìn ki-lô-oát.

        Sóng trung:

        Sự hấp thụ trong đất ở dải sóng trung mạnh hơn ở sóng dài, cho nên cự ly hiệu dụng của sóng đất nhỏ hơn.

        Muốn phản xạ từ tầng i-ông, đòi hỏi mật độ i-ông cao hơn. Bởi vậy, sóng trung thường đi sâu vào tầng i-ông rồi mới phản xạ về được.

        Về mùa hè, khi trời sáng, những sóng này bị hấp thụ rất lớn ở lớp D của tầng i-ông. Vì thế, người ta phải dùng sóng đất để liên lạc vào ban ngày.

        Về ban đêm, tính chất tầng i-ông thay đổi, cho phép sử dụng sóng trời để liên lạc trên những cự ly xa. Nhưng sóng trời không ổn định, và sự giao thoa giữa sóng trời và sóng đất, hay giữa các tia sóng trời đi theo các đường khác nhau, gây nên pha đinh tín hiệu ở điểm thu.

        Về mùa đông, sóng trung có thể phản xạ từ tầng i-ông cả ban ngày nên có thể sử dụng sóng trời để liên lạc, nhưng độ ổn định kém hơn ban đêm.

        Sóng ngắn :

        Sóng ngắn truyền lan dọc theo mặt đất bị suy giảm nhanh. Nhưng sóng này bị hấp thụ trong tầng i-ông lại rất ít.

        Do đó, có thể liên lạc bằng sóng trời trên những khoảng cách lớn ngay cả trong trường hợp công suất máy phát tương đối nhỏ.

        Sóng ngắn đi vào tầng i-ông có mấy đặc điểm:

        — Sóng không phản xạ từ các lớp i-ông hóa yếu. Sự phản xạ xảy ra chủ yếu từ lớp i-ông hóa mạnh, như lớp F2.

        — Sự phản xạ chỉ xảy ra khi tia sóng tới đi đến lớp phản xạ một cách thoai thoải (tia 2). Khi tia tới vào tầng i-ông với góc dựng đứng, sóng sẽ xuyên qua tâng i-ông và đi vào không gian vũ trụ (tia 3).

        — Sự hấp thụ năng lượng của sóng xảy ra chủ yếu ở lớp E trên đường sóng đi tới lớp phản xạ và trên đường trở về mặt đất.

        Các đặc điểm này chi phối điều kiện công tác trên sóng ngắn.

        Ở một góc nâng xác định thì có thể có ba dạng quỹ đạo truyền lan của sóng.

(xem hình 9 phía dưới)

        Khi tần số chưa cao quá thì sóng còn phản xạ (tia l). Nếu tăng tân số đến một giá trị nào đó, sóng không trở về mặt đất (tia 2). Nếu tần số khá cao, sóng sẽ đi vào không gian vũ trụ (tia 3).

        Tần số cực đại trong điều kiện của tầng i-ông, sau khi phản xạ, sóng còn tới được điểm thu gọi là tần số sử dụng cực đại (viết tắt là TSC). Nếu tần số cao hơn TSC thì sóng sẽ không phản xạ và không thể tiến hành liên lạc được.

        Do sự thay đổi trong tầng i-ông nên tần số sử dụng cực đại cũng thay đổi. Vì vậy, cần phải biết giá trị nhỏ nhất của nó và chọn tần số công tác có một lượng dự trữ nào đó dưới giá trị nhỏ nhất này, tùy thuộc vào yêu cầu giữ vững thông tin liên lạc. Tần số được chọn như thế được gọi là tần số sử dụng tốt nhất, và tương ứng với tần số đó là bước sóng công tác tốt nhất.
« Sửa lần cuối: 22 Tháng Sáu, 2020, 09:09:02 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM