Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:12:56 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 2  (Đọc 8379 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #40 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 08:15:16 am »

Anh hùng Lê Văn Bảng


Lê Văn Bảng, (tức Lê Văn Bẻo), sinh năm 1930, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Hội, huyện Mỹ Khê, tỉnh Quảng Ngãi, trú quán ở xã Phan Rí, huyện Bắc Bình, tỉnh Bình Thuận nhập ngũ tháng 6 năm 1948. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng thuộc bộ đội địa phương tỉnh Bình Thuận, Quân khu 6, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sống trong một gia đình rất nghèo khổ, mẹ chết sớm, cha phải phiêu bạt vào tỉnh Bình Thuận làm ăn. Từ nhỏ Lê Văn Bảng đã phải chịu đựng một cuộc sống rất cực nhọc, lam lũ. Cho nên từ khi giác ngộ cách mạng, hiểu rõ nổi khổ cực của người dân nô lệ, đồng chí luôn luôn tuyệt đối trung thành với cách mạng hăng hái hoạt động, vững vàng trên mọi vị trí chiến đấu, khắc phục mọi gian khổ, khó khăn, kiên quyết hoàn thành nhiệm vụ. 


Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, Lê Văn Bảng đã tham gia chiến đấu gần 100 trận lớn, nhỏ. Sau ngày Hiệp nghị Giơ-ne-vơ năm 1954 được ký kết, đồng chí làm nhiệm vụ giao liên, hoạt động vô cùng gian nan, nguy hiểm trong vùng địch kiểm soát ở tỉnh Bình Thuận. Được ra miền Bắc chữa khỏi bệnh, Lê Văn Bảng tham gia lao động sản xuất ở nông trường Sao Vàng, tỉnh Thanh Hóa.


Trở về miền Nam chiến đấu, từ năm 1961 đến đầu năm 1967, Lê Văn Bảng đã đánh trên 30 trận, tự tay diệt 40 tên địch, bắt sống 16 tên, thu 40 khẩu súng các loại (có hai trung liên), góp phần cùng đơn vị lập công xuất sắc.


Năm 1961, đánh vào Lương Sơn, một “ấp chiến lược” kiểu mẫu của địch ở tỉnh Bình Thuận, đồng chí dẫn các tổ viên bí mật vượt qua nhiều lớp rào dây thép gai và hào giao thông, lọt vào vị trí giặc, nhanh chóng diệt tên gác, đánh sập 1 lô cốt và 1 căn nhà do 1 trung đội địch đóng giữ, tạo điều kiện thuận lợi cho toàn đơn vị xung phong, hoàn thành nhiệm vụ sau 5 phút chiến đấu.


Tháng 2 năm 1962, trong trận đánh Đồng Kho, giữa lúc tình hình đang diễn biến hết sức gay go quyết liệt, Lê Văn Bảng tuy bị thương ở tay vẫn dẫn dầu một tổ vượt qua hào sâu 2 mét cắm đầy chông, lao nhanh vào trong, liên tiếp dùng lựu đạn, tiểu liên diệt địch, rồi từ bên trong đánh ra, diệt lô cốt, chuyển khó khăn thành thuận lợi, góp sức cùng đơn vị tiêu diệt hoàn toàn 1 trung đội địch, thu hàng chục khẩu súng các loại.


Trong các trận Tam Tân (tháng 8 năm 1962), Ma Lâm (tháng 1 năm 1964), Lê Văn Bảng đều dũng cảm, mưu trí, thọc sâu đánh mạnh, diệt ngay sở chỉ huy và các hỏa điểm lợi hại của địch, có lần bị thương nặng ở cổ và vai, đồng chí vẫn tiếp tục chiến đấu cho đến khi trận đánh kết thúc thắng lợi. Sau khi chiến đấu xong, bao giờ đồng chí cũng tổ chức và cùng anh em khiêng cáng mang đi hết anh em bị thương, hy sinh và thu dọn chiến lợi phẩm chu đáo.


Lê Văn Bảng được đơn vị tín nhiệm, nhiều lần cử đi nghiên cứu, chuẩn bị chiến trường ở Phú Long, Sông Lũy, Thuận Nghĩa, Xa Ra..., lần nào cũng hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Đầu năm 1967, cùng ở trong ban chỉ huy trận đánh chi đoàn xe bọc thép M.113 của địch trên đường số 8, Lê Văn Bang đã khéo léo bố trí trận địa và chỉ huy đơn vị chiến đấu, khóa đuôi địch rất chặt, khiến chúng không sao cơ động đối phó nổi. Đơn vị đã nắm thời cơ nhất tề xung phong, tiêu diệt gọn cả chi đoàn xe M.113 gồm 14 chiếc.


Lê Văn Bảng là một cán bộ chỉ huy gương mẫu, hết lòng thương yêu đồng đội. Trong các trận đánh, đồng chí có tác phong thường đi trước, về sau, luôn luôn nắm chắc tình hình, xử trí linh hoạt, gặp trường hợp khó khăn, nguy hiểm đến đâu, cũng quyết tâm hoàn thành nhiệm vụ, bao giờ cũng làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến thắng hạng ba, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 2 lần là Chiến sĩ thi đua của tỉnh.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Lê Văn Bảng được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thương Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #41 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 08:17:18 am »

Anh hùng Đoàn Văn Chia


Đoàn Văn Chia, sinh năm 1918, dân tộc Kinh, quê ở xã Hòa Mỹ, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ tháng 6 năm 1946. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó, bộ đội địa phương tỉnh Cần Thơ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Đoàn Văn Chia luôn luôn nêu cao tinh thần chiến đấu dũng cảm, mưu trí, bền bỉ, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, chịu khó tìm tòi, nghiên cứu, sáng tạo ra nhiều loại vũ khí thô sơ dễ làm, dễ dùng, diệt   được   nhiều địch, góp phần tích cực đẩy mạnh phong trào chiến tranh du kích của nhân dân trong tỉnh.


Đoàn Văn Chia tham gia chiến đấu từ năm 1946 đến năm 1954, sau đó lại được phân công ở lại quê hương hoạt động.


Những năm 1955, 1956, trong hoàn cảnh vũ khí rất thiếu thốn, kẻ thù o ép gắt gao, nhưng do có lòng căm thù sâu sắc giặc Mỹ và bè lũ tay sai, Đoàn Văn Chia tìm mọi cách làm các loại chông, nỏ, mìn, lựu đạn, súng kíp để sẵn sàng đón thời cơ diệt địch.


Từ tháng 2 năm 1963, được giao nhiệm vụ đi các nơi trong tỉnh để phổ biến kinh nghiệm làm vũ khí thô sơ, đồng chí tự tạo 33 loại hầm chông, 10 loại mìn; có nhiều loại được sử dụng rộng rãi, có tác dụng tốt. Đoàn Văn Chia làm lựu đạn bằng vỏ chai, tốn ít thuốc nổ nhưng hiệu quả sát thương cao, ngay trận đầu đã diệt 2 tên, bị thương 1 tên; loại vũ khí đó đồng chí phổ biến cách làm và sử dụng cho toàn huyện, diệt được nhiều địch.


Có lần gỡ được gần 40 quả bom bi chưa nổ, Đoàn Văn Chia tìm tòi, nghiên cứu cách tháo rồi cải tiến thành 4 loại mìn gài, kết quả giết 136 tên giặc. Thấy anh em du kích có súng cối nhưng thiếu đạn, đồng chí lại tìm cách cải tiến bom bi của địch thành đạn súng cối, bắn xa trên 500 mét, diệt hàng chục tên địch ở Long Bình, Gò Quao.


Thấy máy bay địch rải bom bướm xuống các ấp giữa mùa cày cấy, Đoàn Văn Chia dũng cảm, mưu trí tự mình đi trước thu gỡ bom, sau đó phổ biến kinh nghiệm khắc phục bom bươm bướm cho anh em du kích, giúp nhân dân ổn định đời sống và tiếp tục việc đồng áng. Đoàn Văn Chia không ngại nguy hiểm, tìm cách tháo rời quả bom để nghiên cứu, thay đổi một số bộ phận, cải tiến thành lựu đạn chống bộ binh và mìn chống tăng.


Đoàn Văn Chia đã thu, gỡ 4 quả bom phá và bom na-pan, 150 qua bom bi, 400 bom bươm bướm, 3 viên đạn cối 60 mi-li-mét, 26 hỏa tiễn để lấy gần 350 ki-lô-garn thuốc nổ làm vũ khí đánh địch; đồng thời hướng dẫn cho 650 cán bộ, chiến sĩ du kích biết cách chế tạo vũ khí thô sơ.


Đặc biệt Đoàn Văn Chia đã dành nhiều công sức, kiên trì theo dõi cách sinh hoạt cùa ong vò vẽ, bắt nuôi và huấn luyện cho ong đánh địch. Bọn giặc bị ong đốt, có đứa chết tại chỗ, nhiều tên khác chạy trốn, vấp phải lựu đạn gài hoặc rơi xuống hố chông. Nhiều nơi được đồng chí hướng dẫn cũng biết cách dùng ong đánh địch. Riêng đồng chí đã bắt nuôi và huấn luyện được hơn 100 tổ ong. Đội “quân ong vò vẽ” của đồng chí gây cho địch nhiều tổn thất, khiến chúng rất hoảng sợ, có lần làm cho cả tiểu đoàn quân ngụy phải bỏ dở cuộc càn. Chúng thấy cờ, khấu hiệu của du kích treo cũng không dám đến gần để gỡ xuống.
   Đoàn Văn Chia còn chấp hành tốt chính sách dân vận, chính sách thương binh liệt sĩ, đoàn kết tốt nội bộ, được nhân dân và đồng đội rất quý mến.
   Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Đoàn Văn Chia được Ủy ban trung ương Mật trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thương Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #42 vào lúc: 16 Tháng Mười, 2021, 08:17:51 am »

Anh hùng Phan Thanh Chung


Phan Thanh Chung, sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị, nhập ngũ tháng 4 năm 1963. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc đội 10, bộ đội đặc công tỉnh Quảng Trị, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sớm được giác ngộ cách mạng, Phan Thanh Chung hiểu rõ lý tưởng cao đẹp của thanh niên lúc này là phải chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Bởi vậy ngay lúc còn đi học, đồng chí đã tích cực tham gia hoạt động ở cơ sở, giúp cán bộ nắm tình hình địch, rải truyền đơn..., nhiệm vụ nào cũng hoàn thành tốt.


Vào bộ đội, qua rèn luyện thử thách, Phan Thanh Chung trưởng thành nhanh chóng. Trong công tác điều tra, chuẩn bị chiến trường, nhiều lần gặp khó khăn về địch, địa hình và thời tiết, đồng chí vẫn kiên trì vào tận nơi nắm tình hình địch tỉ mỉ, cụ thể, chính xác.


Là một cán bộ gan dạ, mưu trí, dũng cảm, có tác phong chiến đấu tốt, Phan Thanh Chung thường được giao nhiệm vụ chỉ huy mũi chủ yếu đánh vào cơ quan đầu não của địch. Với lối đánh thọc sâu, xông xáo, táo bạo, đồng chí đã cùng phân đội tiêu diệt được nhiều sở chỉ huy địch, tạo điều kiện cho toàn đơn vị giành thắng lợi rất giòn giã.


Đặc biệt, trong trận đánh ở Tân Lệ lần thứ 2 ngày 16 tháng 10 năm 1966, Phan Thanh Chung được giao phụ trách đánh hướng chính. Địch bố phòng ở đây rất cẩn mật, vào đến hàng rào thứ 4, phân đội gặp một cái hào sâu, trên có dây thép gai bùng nhùng, dưới hào có chông và mìn. Giờ nổ súng sắp đến, đồng chí đã táo bạo dùng miếng vải dù làm dây cho đồng đội thả đồng chí xuống trước, cắt hàng rào và gỡ mìn, mở đường cho đơn vị tiến vào tung thâm. Nghe tiếng chuông điện thoại trong vị trí địch réo, biết minh đã bị lộ, Phan Thanh Chung chủ động đánh luôn mấy quả bộc phá vào hầm ngầm rồi phát triển sang các mục tiêu xung quanh. Các mũi khác cũng kịp thời hiệp đồng chíến đấu. Sau 15 phút, đơn vị làm chủ hoàn toàn trận địa, tiêu diệt và bắt sống 115 tên địch, thu nhiều vũ khí.


Phan Thanh Chung luôn luôn gương mẫu trong mọi mặt công tác, chú trọng xây dựng đơn vị lớn mạnh toàn diện, đoàn kết, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau, chủ động hiệp đồng với đơn vị bạn, lập công tập thể. Đồng chí rất xứng đáng với sự tin cậy của cấp trên, lòng mến yêu của đồng đội và của nhân dân.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, 2 bằng khen.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Phan Thanh Chung được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #43 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 04:48:40 pm »

Anh hùng Bông Văn Dĩa


Bông Văn Dĩa, sinh năm 1950, dân tộc Kinh, quê ở xã Tân Ân, huyện Ngọc Hiền, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ năm 1945, khi tuyên dương Anh hùng là Đoàn phó Đoàn 962 vận tải biển - Quân khu 9, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tham gia hoạt động cách mạng từ năm 1934, Bông Văn Dĩa là một trong những chiến sĩ chiến đấu dũng cảm trong trận đánh chiếm Hòn Khoai (Bạc Liêu) trong cuộc Khỡi nghĩa Nam Kỳ 1940.


Hơn 30 năm liên tục hoạt động cách mạng chống đế quốc, phong kiến, Bông Văn Dĩa toàn tâm, toàn ý phục vụ lợi ích của Đảng, của dân tộc. Đồng chí được cấp trên giao phó nhiều công tác đặc biệt, nhiều lần nhận nhiệm vụ tổ chức vận tải tiếp tế vật liệu, vũ khí cho các đơn vị chiến đấu ở chiến trường. Tuy gặp rất nhiều khó khăn, phải qua nhiều chặng đường có địch tuần tra, canh gác, kiểm soát, khám xét rất ngặt nghèo, đồng chí luôn luôn có quyết tâm cao, bình tĩnh, dũng cảm, mưu trĩ, khéo ngụy trang, tìm cách đối phó với  địch, đưa được hàng tới đích, phục vụ tốt cho chiến đấu.


Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp, nhiều lần, trong khi làm nhiệm vụ vận chuyên vũ khí thì gặp địch bao vây, có lần bị chúng bắt giam tù, tra tấn rất dã man, Bông Văn Dĩa vẫn nêu cao khí tiết cách mạng, bất khuất, dũng cảm đấu tranh với địch, buộc chúng phải trả tự do; khi về, đồng chí lại tiếp tục làm nhiệm vụ.


Trong những năm chống Mỹ, cứu nước, việc vận chuyển trên biển tăng lên nhiều lần, gặp rất nhiều khó khăn, thuyền nhỏ đi ngoài khơi gặp sóng to gió lớn dễ bị đắm, đi gần bờ thường gặp tàu chiến, máy bay phản lực, máy bay lên thẳng của địch tuần tiễu. Nhiều chuyến phải đi hơn nửa tháng liền, thiếu ăn, thiếu ngủ, Bông Văn Dĩa đã bình tĩnh, mưu trí tìm cách vượt tránh, nghi binh lừa địch, bảo đảm vận tải vũ khí cho bộ đội được tốt. Bông Văn Dĩa đã hàng chục lần xung phong nhận nhiệm vụ đi thử những chuyến vận chuyển tìm cập bến mới để rút kinh nghiệm và bố trí cung đường đi cho hợp lý và nhanh hơn. Đường lạ, luồng lạch mới, nhiều lần bị địch kiểm tra, lục soát, đe dọa, đồng chí vẫn bình tĩnh, mưu trí đối phó được với chúng và sau đó chuyển được hàng tới đích an toàn.


Bông Văn Dĩa luôn luôn thể hiện đạo đức cần, kiệm, liêm, chính, không sợ gian khổ, sẵn sàng hy sinh tính mạng, bảo vệ tài sản của cách mạng, quý trọng, chắt chiu từng viên đạn, hạt gạo để xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân. Tuy tuổi già, sức yếu, nhưng đồng chí vẫn say sưa liên tục công tác, nêu gương chiến đấu kiên cường, khiêm tốn, giản dị, được cấp trên rất tin tường, đơn vị yêu mến.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Bông Văn Dĩa được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng huân chương Quân công giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #44 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 04:49:13 pm »

Anh hùng Hồ Dục


Hồ Dục, sinh năm 1942 dân tộc Pa Cô, quê ở xã Hồng Kim, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế, nhập ngũ tháng 3 năm 1961. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội phó thuộc Binh trạm trung, phòng hậu cần, Mặt trận Tây Nguyên, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Hồ Dục tham gia hoạt động bí mật ở địa phương từ khi còn nhỏ, hăng hái nhận mọi nhiệm vụ cấp trên giao, như đi rải truyền đơn, tuyên truyền vận động thanh niên tòng quân, vào du kích, tham gia chiến đấu chống càn, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành xuất sắc.


Vào bộ đội được 1 tháng Hồ Dục xung phong làm liên lạc, chuyển công văn cho đơn vị. Nhiều đêm đồng chí phải chuyển công văn hỏa tốc từ Thừa Thiên ra Quảng Trị. Một mình đi trên đoạn đường rừng núi thường có hổ hoặc có địch phục kích, đồng chí vẫn dũng cảm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Làm công tác vận tải ở Tây Nguyên, tuy công việc nặng nhọc, gian khổ, nhưng nhận rõ ý nghĩa quan trọng của công tác là phục vụ cho mặt trận đánh thắng giặc Mỹ, giải phóng đồng bào, quê hương, Hồ Dục vẫn hăng hái, kiên trì, lao động quên mình, vui vẻ nhận những việc khó, phát huy sáng kiến trong công tác, bảo đảm thường xuyên năng suất cao. Bốn năm liền làm công tác vận tải ở chiến trường rừng núi, nhiều đèo dốc, sông suối, có nhiều khó khăn, thiếu thốn, đồng chí thường xuyên mang nặng gấp hai lần so với mức quy định. Có năm, Hồ Dục công tác trên đường gần 300 ngày liên tục, có lúc do yêu cầu khẩn trương, đồng chí công tác liên tục trong 3 tháng, mỗi ngày đi tăng chuyến, có chuyến đột xuất mang tới hơn trăm ki-lô-gam.


Năm 1962, Hồ Dục được điều lên công tác ở Quảng Trị. Điều kiện nơi công tác mới có nhiều khó khăn, phức tạp, đồng chí đã nêu cao tinh thần trách nhiệm và kiên trì làm công tác lãnh đạo tư tưởng, động viên mọi người nên trong vận chuyển anh em đều thường xuyên mang 45 ki-lô-gam trở lên (riêng đồng chí mang 70-75 ki-lô-gam), so với chỉ tiêu trên đề ra là 30 ki-lô-gam/người.


Năm 1963 Hồ Dục, được chuyển về phụ trách một tổ vận tải ở Thừa Thiên, đồng chí đã cùng anh em trong tổ thường xuyên vận chuyển vượt chỉ tiêu đề ra. Có những đợt mang hàng đặc biệt phải 2 người khiêng hòm, đồng chí đã suy nghĩ cải tiến cách mang nên  mỗi người đã mang được một hòm vừa an toàn, vừa tăng năng suất gấp đôi.


Năm 1966, Hồ Dục được bổ sung về Binh trạm trung, phòng hậu cần B3, phụ trách một tiểu đội vận tải xung kích. Có lần, tổ Hồ Dục nhận nhiệm vụ chuyển 3 kho muối và hàng quan trọng trong thời gian 4 ngày để tránh bọn địch đi càn. Hồ Dục đã quán triệt nhiệm vụ, động viên xây dựng cho anh em trong đơn vị có quyết tâm cao, bản thân gương mẫu nhận việc khó, mang nặng hơn anh em, nên chỉ trong 3 ngày, Hồ Dục đã cùng tiểu đội chuyển hết số hàng trên, vượt thời gian quy định. Sau đó được phân công bám địch, khi thật cấp bách mới nổ súng bảo vệ kho, đồng chí vẫn bình tĩnh giữ được bí mật, nên khi chúng vào cách 15 mét, không phát hiện được vị trí để kho phải quay ra.


Hồ Dục thường xuyên nêu cao tinh thần đoàn kết thương yêu đồng đội, động viên, giúp đỡ khi khó khăn, nhường cơm khi thiếu thốn, tận tình chăm sóc khi ốm đau, nên được anh em tín nhiệm, yêu mến.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, đồng chí Hồ Dục được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thương huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #45 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 04:50:21 pm »

Anh hùng Đặng Văn Đâu


Đặng Văn Đâu sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Phước Hòa, huyện Tân Uyên, tỉnh Sông Bé nhập ngũ năm 1962, khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng thuộc sư đoàn 5, bộ đội chủ lực miền Đông Nam Bộ. Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, mồ côi cha mẹ từ nhỏ, 11 tuổi Đặng Văn Đâu đã phải chịu cực khổ của cánh đi ở đợ, đồng chí sớm mang nặng lòng căm thù bọn cướp nước và bè lũ tay sai bán nước.


Sáu năm trong quân đội (tính đến ngày tuyên dương) Đặng Văn Đâu đã tham gia trên 40 trận đánh, góp phần tích cực cùng đơn vị tiêu diệt nhiều sinh lực địch, thu nhiều vũ khí, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Từ một chiến sĩ trinh sát, liên lạc quả cảm, Đặng Văn Đâu đã tiến bộ nhanh chóng, trở thành một cán bộ chỉ huy xuất sắc, có quyết tâm diệt địch cao, chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh, Đặng Văn Đâu có tác phong chỉ huy xông xáo, linh hoạt, thường chỉ huy mũi tiến công chủ yếu, đánh nhanh, đánh gần, thọc sâu đánh hiểm, đã đánh là kiên quyết dứt điểm.


Trong trận phục kích địch trên đường số 20, khi nổ súng, đồng chí chỉ huy một tổ xung kích nhanh chóng đánh thẳng vào giữa đội hình, chia cắt địch, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn 1 đại đội địch cùng nhiều xe cơ giới.


Trong trận đánh đồn Gia Ray, sau khi chỉ huy tiểu đội mũi nhọn đánh chiếm được lô cốt đầu cầu, Đặng Văn Đâu đã mưu trí điều một tổ bí mật tiến sát sau lưng quân địch, dùng thủ pháo dập tắt các hỏa điểm bên trong và nhanh chóng cướp thời cơ, chỉ huy phân đội xông vào đánh chiếm ngay sở chỉ huy của bọn cố vấn Mỹ, góp phần quan trọng cùng đơn vị tiêu diệt khu trung tâm huấn luyện hạ sĩ quan, giết và bắt sống 400 tên, thu hàng trăm súng các loại.


Trong một trận đánh, Đặng Văn Đâu bị thương 2 lần, một mảnh đạn làm thủng ruột, nhưng đồng chí vẫn cố nén đau, tiếp tục diệt nốt hỏa điểm cuối cùng của địch rồi mới để đồng đội băng bó đưa về phía sau.


Là một cán bộ chỉ huy, Đặng Văn Đâu luôn luôn chú trọng xây dựng đơn vị tiến bộ về mọi mặt, tận tình, chăm sóc, giúp đỡ đồng đội, dũng cảm bảo vệ thương binh, được đồng đội tin yêu, mến phục.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, được bầu là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Đặng Văn Đâu được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quán công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #46 vào lúc: 17 Tháng Mười, 2021, 04:50:57 pm »

Anh hùng Trần Văn Đình


Trần Văn Đình, sinh năm 1943, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Tiến, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, nhập ngũ tháng 8 năm 1960. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đội phó đặc công thuộc sư đoàn 2, Quân khu 5, đảng viên Đàng Cộng sản Việt Nam.


Được cách mạng giáo dục và giác ngộ, tháng 8 năm 1960, Trần Văn Đình đã vận động 2 thanh niên nữa bí mật trốn ra vùng căn cứ của ta tham gia bộ đội. Trong những năm đầu cuộc sống chiến đấu gặp muôn vàn gian khổ, thiếu thốn, đồng chí được điều về đơn vị bộ binh, rồi làm chiến sĩ nuôi quân, đi sản xuất, nhưng vẫn luôn luôn thể hiện rõ tinh thần tích cực, cần cù, tận tụy, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.


Tháng 1 năm 1965, Trần Văn Đình được điều về đơn vị đặc công, đồng chí rất hăng hái luyện tập để nhanh chóng được tham gia chiến đấu. Mới học được 9  ngày, Trần Văn Đình xin đi làm nhiệm vụ điều tra, chuẩn bị chiến trường.


Trong 2 năm (1965 - 1966), Trần Văn Đình đã tham gia điều tra, chuẩn bị cho nhiều trận đánh, trực tiếp chiến đấu 9 trận, diệt 36 tên địch (có 7 tên Mỹ), bắt sống 5 tên, thu 21 súng các loại.


Trong công tác điều tra, Trần Văn Đình có tác phong cụ thể, tỉ mỉ, chính xác. Trong chiến đấu, đồng chí luôn luôn thể hiện rõ tinh thần tiến công dũng cảm, kiên cường, tác phong đánh nhanh, đánh mạnh, đánh thọc sâu, đánh bất ngờ, làm cho địch không kịp trở tay.


Trong trận đánh đồn Chà Vu (tháng 4 năm 1965), vừa được lệnh nổ súng, Trần Văn Đình đã nhanh chóng đánh thốc vào tung thâm vị trí địch. Bị thương vẫn không rời vị trí, đồng chí đã dũng cảm dùng tiểu liên, thủ pháo tiêu diệt từng hỏa điểm địch, chi viện tốt cho bạn diệt địch. Chỉ sau mấy phút, phân đội đồng chí đã diệt gọn vị trí địch và rút ra an toàn.


Trong trận Ba Gia (tháng 5 năm 1965), vừa ở bệnh xá ra, vết thương chưa lành hẳn, Trần Văn Đình đã xin đi làm nhiệm vụ. Trận địa ta vừa bố trí xong thi địch phát hiện và nổ súng trước. Đồng chí dũng càm lao lên như một mũi tên, giành quyền chủ động dùng tiểu liên diệt địch ngay từ đầu, truy kích sát gót địch, diệt 3 tên, bắt sống 2 tên nữa. Sau đó đồng chí cùng phân đội làm nghi binh, tạo điều kiện cho đơn vị bạn diệt gọn 1 tiểu đoàn địch.


Trong trận Chóp Chai (tháng 3 năm 1966), Trần Văn Đình được phân công đi chuẩn bị chiến trường, đồng chí đã kiên trì bám địch và chuẩn bị đường tốt, đưa bộ đội vào nhanh và an toàn. Khi nổ súng, thấy mũi chính diện chưa lên được, Trần Văn Đình dẫn phân đội xông thẳng vào dùng thủ pháo đánh sập ba gian nhà rồi vượt đoạn hào giao thông đánh chiếm ổ đại liên của địch. Hỗ trợ cho múi chính diện, Trần Văn Đình chủ động, dũng cảm lao vào đánh khu nhà chỉ huy, nhà điện đài, trận địa cối, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị vào diệt gọn 1 đại đội địch, làm chủ trận địa.


Trong mọi mặt công tác, Trần Văn Đình luôn luôn gương mẫu đi đầu, sống khiêm tốn, giản dị, đoàn kết thương yêu đồng đội, xây dựng đơn vị mạnh toàn diện, bảo đảm đã chiến đấu là giành thắng lợi.


Trần Văn Đình đã được tặng thương 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 4 bằng khen và giấy khen, dạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp 3, Dũng sĩ Quyết thắng, Chiến sĩ thi đua năm 1966 - 1968.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Trần Văn Đình được Ủy ban trung ương Mạt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thương Huân chương Quân công giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #47 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:03:39 pm »

Anh hùng Tô Văn Đực


Tô Văn Đực, sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhuận Đức, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chi Minh, vào dân quân tháng 2 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tổ trưởng tổ sản xuất và sửa chữa vũ khí xã Nhuận Đức, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Tháng 2 năm 1962, Tô Văn Đực được phân công phụ trách công xưởng của xã. Thấm nhuần lời dạy của Bác Hồ: "Ai có súng dùng súng, ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc, ai cũng phải ra sức chống thực dân cứu nước", đồng chí kiên trì, nhẫn nại khắc phục rất nhiều khó khăn của những ngày đầu tiên nhận nhiệm vụ. Với cái bễ lò rèn và dăm cái giũa, Tô Văn Đực đã lập được thành tích xuất sắc trong việc nghiên cứu và sản xuất, chế tạo vũ khí diệt địch. Chỉ với những đồ dùng thô sơ, đồng chí đã làm được cả súng trường, súng ngắn, và đặc biệt đã chế tạo ra nhiều loại mìn chống tăng có hiệu quả lớn, giải quyết một phần khó khăn về thiếu vũ khí và góp phần đẩy mạnh phong trào thi đua diệt Mỹ trên đất thép Củ Chi. Ngoài ra, Tô Văn Đực còn dũng cảm chiến đấu phá hủy 13 xe M.113, diệt 32 tên Mỹ.


Lúc mới thành lập công xưởng, các đồng chí chỉ mò mẫm sửa chữa các loại súng bị hỏng hóc ở các nơi gửi về. Sau nhiều lần nghiên cứu, sản xuất thử, Tô Văn Đực sản xuất thành công được hàng chục khẩu súng trường phục vụ kịp thời cho dân quân và bộ đội chiến đấu.


Đầu năm 1965, địch ném bom xuống ấp Bầu Trong, trong đó có 13 quả chưa nổ; tuy chưa biết cách tháo gỡ, đống chí vẫn một mình dũng cảm, xung phong tìm cách gở thử. Tô Văn Đực đã nghiên cứu tháo được quả đầu tiên, sau đó hướng dẫn cho anh em tháo hết 12 quả khác, lấy thuốc đem về chế tạo mìn đánh địch.


Sản xuất mìn và lựu đạn cũng là công việc mới và khó, đồng chí đã kiên trì và dũng cảm, một mình ra chỗ vắng tháo các quả mìn và lựu đạn ra nghiên cứu, sau đó làm thử. Vừa làm, vừa trực tiếp mang đi đánh địch để nghiên cứu bổ sung, cuối cùng Tô Văn Đực đã cùng anh em sản xuất được nhiều loại mìn chống tăng như mìn gài, mìn giật.


Năm 1966, bọn Mỹ liên tục dùng xe cơ giới đánh phá vào vùng giải phóng. Tô Văn Đực cùng anh em dũng cảm đánh chặn xe cơ giới, phá vỡ nhiều cuộc càn của địch. Qua thực tế chiến đấu đánh xe cơ giới của dịch, đồng chí đã suy nghĩ vả nghiên cứu cải tiến mìn chập điện thành loại mìn gài, rồi từ mìn gài cải tạo thành loại mìn gạt áp dụng đánh xe cơ giới địch có sức công phá lớn. Thành công của đồng chí được phổ biến rộng rãi và áp dụng trong toàn quân khu, góp phần thúc đẩy phong trào du kích chiến tranh ở địa phương tiến lên một bước mới.


Trong khi nghiên cứu và đi đánh thử để rút kinh nghiệm, Tô Văn Đực đã hai lần bị thương, nhưng không hề nản chí. Đồng chí luôn luôn đề cao tinh thần trách nhiệm, ý thức tự lực khắc phục khó khăn, đoàn kết, dìu dắt đồng đội, cùng nhau chung sức hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ, Tô Văn Đực luôn luôn chú trọng xây dựng và phát triển công xưởng lớn mạnh toàn diện, đáp ứng kịp thời các yêu cầu phục vụ cho chiến đấu, được cấp trên tin tưởng, đồng đội mến phục.


Tô Văn Đực đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 2 năm liền (1965 - 1966) là Chiến sĩ thi đua.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Tô Văn Đực được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công Giải phóng hạng ba và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #48 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:04:21 pm »

Anh hùng Nguyễn Thị Hạnh


Nguyễn Thị Hạnh (tức Trần Thị Bé) sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Mỹ Hạnh, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng du kích xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Là một cán bộ cơ sở hoạt động trong vùng địch kiểm soát, Nguyễn Thị Hạnh luôn luôn nêu cao tinh thần triệt để cách mạng, kiên cường chống Mỹ và bè lũ tay sai, một lòng một dạ phục vụ nhân dân, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, linh hoạt, vượt mọi khó khăn, gian khổ, bền bỉ, kiên trì vận động và tổ chức quần chúng đấu tranh, góp phần xứng đáng vào thành tích chung của địa phương.


Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo, cha mất sớm, có anh, chị tập kết ra miền Bắc, Nguyễn Thị Hạnh bị địch theo dõi, kiểm soát gắt gao. Mặc dù vậy, đồng chí vẫn không hề nao núng, vừa làm ruộng nuôi mẹ, vừa tích cực tham gia hoạt động cách mạng. Ngoài nhiệm vụ thường xuyên nuôi giấu cán bộ, Nguyễn Thị Hạnh còn hoạt động trong tổ thanh niên, hăng hái làm nhiệm vụ canh gác, điều tra, phát hiện bọn điệp ngầm trả trộn phá hoại trong xóm, ấp.


Đầu năm 1963, 3 tiểu đoàn chủ lực và biệt động ngụy về xã càn quét suốt 1 tháng, gom dân lập ấp chiến lược. Xã có 5 ấp thì địch đã gom 4, chỉ còn lại 1. Được cấp trên giao nhiệm vụ tổ chức cơ sở bí mật trong các ấp chiến lược, Nguyễn Thị Hạnh đã tìm mọi cách thực hiện: lúc kiếm cớ đi làm gần các mối đường ra vào ấp chiến lược để tiện gặp bà con, hỏi han tin tức, lúc giả bệnh mất trí, ăn mặc rách rưới, lân la đi hết ấp này sang ấp khác để bắt mối hoạt động. Đồng chí khéo thuyết phục, động viên bà con, nên mặc dù bị địch thường xuyên o ép, hăm dọa, bắt bớ, đánh đập, các gia đình vẫn một lòng tin tưởng ở cách mạng, sẵn sàng cho con em tham gia công tác. Do đó, Nguyễn Thị Hạnh đã xây dựng được đội du kích mật 37 người và hàng chục hạt nhân nòng cốt trong phong trào cách mạng ở địa phương.


Nhận chỉ thị phá ấp chiến lược, tuy bị địch để ý nghi ngờ, đồng chí vẫn tìm cách phổ biến đầy đủ nhiệm vụ đến từng cơ sở, rồi trực tiếp đi đón bộ đội về phối hợp với đội du kích mật của xã, đánh phá đồn, bốt địch, cảnh cáo và trừng trị bọn tề, điệp, ác ôn, hỗ trợ cho đồng bào nổi dậy phá ấp, dỡ nhà, trở về làng củ.


Từ năm 1963 đến năm 1966, Nguyễn Thị Hạnh đã trực tiếp tham gia chiến đấu và phục vụ bộ đội huyện, tỉnh đánh nhiều trận, diệt hơn 300 tên địch, 10 xe cơ giới (có 1 xe M.113), phá hủy 2 khẩu pháo, thu 50 súng các loại. Ngoài ra, đồng chí còn cùng với đội du kích đánh nhỏ, lẻ hàng trăm lần, diệt 345 tên địch, riêng Nguyễn Thị Hạnh diệt 19 tên.


Trận nào đồng chí cũng thể hiện tinh thần gan dạ, dũng cảm, có tác phong tỉ mỉ, thận trọng, mưu trí, linh hoạt. Một lần đi trinh sát, Nguyễn Thị Hạnh ngồi trên xe bò chở lúa quan sát và ghi nhớ kỹ cách bố trí hỏa lực và đội hình quân địch, khi trở về vẽ lại sơ đồ, giúp   bộ đội tiến đánh có kết quả; lần khác, đồng chí dắt xe đạp đi qua chỗ địch đóng quân, nhẩm đếm số bước chân để tính cự ly chính xác cho bộ đội pháo kích.


Đồng chí táo bạo giấu mìn, lựu đạn, truyền đơn... trong làn đựng quần áo rồi mang đi qua mặt lính gác của địch, hoặc tổ chức cho chị em cắt rào thép gai, rải truyền đơn, phục kích địch ngay trong ấp chiến lược. Để phá trò hề bầu cử quốc hội bù nhìn của địch, tổ du kích do Nguyễn Thị Hạnh phụ trách đã khéo léo cải trang lẫn vào dân, gài mìn trên đường và ném lựu đạn vào khu vực đặt hòm phiếu của ấp, khiến chúng rất hoang mang. Thiếu mìn để đánh địch, Nguyễn Thị Hạnh cải tạo đạn pháo 105 mi-li-mét, mang đi phục kích suốt 3 ngày. Trong trận này, ta giết chết 2 tên địch, làm bị thương nặng 3 tên, phá hủy 1 trung liên. Đánh xong, đồng chí còn ở lại kiểm tra kết quả và thu dây, hộp pin đem về cất giấu. Trong một đợt hoạt động vũ trang tuyên truyền, gây thanh thế cho cách mạng, Nguyễn Thị Hạnh vạch kế hoạch chu đáo cho đội du kích để chỉ trong một buổi, vừa phối hợp với bộ đội huyện chặn đánh bọn bảo an, lùng bắt bọn tề, điệp, ác ôn, vừa tổ chức mít tinh đón cán bộ về nói chuyện với đồng bào trong ấp chiến lược.


Cuối năm 1966, trong khi chờ đợi đi dự Đại hội chiến sĩ thi đua của tỉnh, thấy bộ đội chuẩn bị đánh cứ điểm địch, Nguyễn Thị Hạnh tự nguyện xin được dẫn anh em đi trinh sát trước. Ngày hôm sau, phát hiện 3 tên ác ôn khét tiếng đi xe "gíp" rẽ vào nhà một đồng bào đòi làm thịt gà ăn uống, đồng chí lập tức tổ chức anh em du kích đến đánh úp, giết chết 2 tên, làm bị thương nặng 1 tên.


Nguyễn Thị Hạnh đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ một cán bộ cơ sở hoạt động trong vùng địch tạm chiếm, góp phần làm chuyển biến phong trào đấu tranh của xã trong hoàn cảnh rất khó khăn, bản thân luôn luôn khiêm tốn, gương mẫu, tận tụy, được bà con hết lòng thương yêu, giúp đỡ.    Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công Giải phóng hạng ba, là chiến sĩ thi đua 2 năm liền 1965 - 1966.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Nguyễn Thị Hạnh được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quán công giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #49 vào lúc: 23 Tháng Mười, 2021, 08:05:06 pm »

Anh hùng Trương Văn Hòa


Trương Văn Hòa, sinh năm 1937, dân tộc Kinh, quê ở xã Điện Hòa, huyện Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam - Đà Nẵng, tham gia đội du kích năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội phó trực tiếp làm trung đội trưởng trung đội du kích tập trung của xã, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cán bộ giáo dục, Trương Văn Hòa sớm giác ngộ cách mạng và hăng hái tham gia kháng chiến ở địa phương. Đồng chí là một trong số những du kích hoạt động bí mật đầu tiên của xã. 5 năm liên tục chiến đấu, Trương Văn Hòa tỏ rõ là người đội trưởng du kích mưu trí, sáng tạo, có nhiều cách đánh táo bạo, đạt hiệu suất cao. Đồng chí đã cùng đội du kích giết chết 1.249 tên giặc (có 584 tên Mỹ), bắt sống 108 tên, thu 137 súng các loại, đánh nhào 3 đoàn xe lửa, làm mìn tự tạo diệt 14 xe bọc thép, bắn rơi 6 máy bay. Riêng Trương Văn Hòa đã diệt 440 tên (có 160 tên Mỹ), diệt 13 xe bọc thép, bắn rơi một máy bay, thu 16 súng các loại.


Tháng 2 năm 1962, Trương Văn Hòa cùng đội công tác, vừa diệt tề điệp, vừa tuyên truyền giáo dục, tổ chức nhân dân vùng lên khởi nghĩa. Từ một thôn trong xã được giải phóng, đã tiến lên cả xã được hoàn toàn giải phóng.


Tháng 3 năm 1963, địch cho 2 tiểu đoàn đến khủng bố, tàn sát nhân dân, lùng bắt cán bộ, phá hoại phong trào du kích trong xã. Được sự giúp đỡ của nhân dân, kết hợp với đấu tranh chính trị và binh vận, đồng chí tổ chức lực lượng du kích liên tục tập kích, diệt 163 tên giặc, thu 17 súng, buộc chúng phải co cụm lại rồi sau phải rút hẳn.


Năm 1964, Trương Văn Hòa cùng đội du kích và nhân dân trong xã củng cố làng xã chiến đấu, đồng thời phối hợp với lực lượng của tỉnh và quận hỗ trợ nhân dân các xã Thanh Phong, Mỹ Ngọc, Hòa Phước, Điện Chính, Điện Phong vùng lên tự giải phóng. Đồng chí trực tiếp chỉ huy đội du kích độc lập, tổ chức nhiều đợt tiến công bọn địch canh gác công trường đường sắt trong khu vực cầu Bến Sâu, La Họ, đánh 3 đoàn tàu, 1 đầu máy, 12 toa xe, tiêu diệt 441 tên, thu 207 súng, cắt đứt giao thông địch, bức rút nhiều đồn bốt.


Năm 1965, Trương Văn Hòa dũng cảm, mưu trí chí huy du kích chống đợt càn quy mô lớn, phá kế hoạch "bình định" của địch, diệt 168 tên địch, thu 34 súng, 2 súng cối 60 mi-li-mét, 4 máy thông tin PRC.10 và 1 xe M.118, buộc địch phải rút khỏi xã, bỏ dở cuộc càn quét, bảo vệ toàn vẹn mùa lúa cho dân. Tình nguyện đi đầu trong phong trào "tìm Mỹ mà diệt", tự tạo vũ khí để diệt xe cơ giới địch, chỉ trong 4 tháng từ tháng 7 đến tháng 11 năm 1965, riêng Trương Văn Hòa đã phá 2 xe bọc thép, 1 xe "gíp", diệt 78 tên Mỹ. Chỉ 2 tháng sau khi đồng chí đi dự Đại hội Chiến sĩ thi đua về, đội du kích hoạt động mạnh hẳn lên, tiêu diệt và bắt gọn 1 đại đội bảo an 105 tên trong 20 phút giữa ban ngày; 10 ngày đêm liền bao vây, bắn tỉa diệt 142 tên Mỹ, 24 tên ngụy, hạ 1 máy bay, bức rút 1 đồn và 11 lô cốt; đánh phá giao thông bằng mìn tự tạo phá hủy 5 xe M.113, diệt 18 tên Mỹ, 5 tên ác ôn. Riêng Trương Văn Hòa tiêu diệt 33 tên Mỹ, 4 tên ngụy, 5 xe bọc thép chở lính, bắn rơi 1 máy bay.


Trương Văn Hòa luôn luôn nêu cao tinh thần tự lực vượt mọi khó khăn, chủ động, kiên quyết tiến công địch, bảo vệ tài sản, tính mạng của nhân dân, được đồng bào thương yêu, đồng đội tin tưởng, mến phục.


Trương Văn Hòa đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 năm liền là Chiến sĩ thi đua (1964 - 1966), được tặng danh hiệu Kiện tướng diệt Mỹ, 7 lần đạt Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, 8 lần Dũng sĩ diệt cơ giới, 1 lần Dũng sĩ diệt máy bay; được tặng thưởng 2 bằng khen, 6 giấy khen.


Ngày 17 tháng 9 năm 1967, Trương Văn Hòa được Ủy ban trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam tặng thưởng Huân chương Quân công giải phóng hạng nhì và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng. 
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM