Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:45:13 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân - Tập 2  (Đọc 8376 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #90 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2022, 05:32:04 pm »

Anh hùng Bế Văn Cắm
(Liệt sĩ)


Bế Văn Cắm, sinh năm 1945, dân tộc Nùng, quê ở Pác Bó, xã Trường Hà, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng, nhập ngũ tháng 2 năm 1964, vào chiến trường tháng 1 năm 1966. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó bộ binh, thuộc đại đội 3, trung đoàn 14, sư đoàn 7, đảng viên Đảng Cộng sân Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân ở Pác Pó là căn cứ địa vững chắc của Đảng ta từ trước Cách mạng tháng Tám, Bế Văn Cắm sớm tiếp thụ truyền thống đấu tranh cách mạng, có lòng yêu nước, yêu độc lập tự do, căm thù sâu sắc đế quốc và phong kiến, tha thiết với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Đi bộ đội, đồng chí tích cực rèn luyện mọi mặt, có ý thức kỷ luật tốt, tinh thần tập thể cao, đạt danh hiệu bắn trung liên giỏi của trung đoàn và được tặng 2 bằng khen.


Hành quân vào chiến trường miền Nam, suốt dọc Trường Sơn, Bế Văn Cắm luôn luôn gương mẫu, tự nguyện nhận việc khó về mình mặc dù đã mang vác nặng. Những lúc đơn vị gặp khó khăn, thiếu gạo, đồng chí xung phong vào rừng đào củ mài, hái rau nuôi anh em, nhường cơm cho bạn yếu mệt. Khi hành quân,  đồng chí thường vác ba lô, súng đạn đỡ người đau yếu. Có lần tiểu đội bạn có nhiều người yếu mệt, đồng chí động viên tiểu đội mình giúp đỡ bạn để đảm bảo tất cả hành quân đều đến đích.


Khi đến vị trí tập kết, bị ốm nặng rồi bị liệt hai chân, đồng chí cầm hai tay hai gậy, kiên trì phấn đấu, tập đi từng bước. Với nghị lực bền bỉ và tinh thần lạc quan quyết thắng bệnh tật, sau một thời gian, đồng chí khỏi bệnh và trở lại đội ngũ chiến đấu.


Qua 6 tháng chiến đấu liên tục từ tháng 7 năm 1967 đến ngày 7 tháng 1 năm 1968, Bế Văn Cắm tham gia 6 trận đánh, trận nào cũng lập công xuất sắc. Trong trận đánh căn cứ Tân Hưng đêm 10 tháng 7 năm 1967, sau khi hoàn thành nhiệm vụ diệt lô cốt số 6, đồng chí diệt hỏa điểm bên phải cửa mở tạo thời cơ cho đơn vị tiến lên. Sau đó đồng chí bắn sập ổ đề kháng chặn đường đơn vị, rồi dùng quả đạn cuối cùng diệt lô cốt số 5, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn căn cứ địch. Lúc giải quyết chiến trường, đồng chí cõng một thương binh, rồi tham gia cáng 2 thương binh và mang 3 súng cá nhân về tuyến sau.


Trong trận Cần Lê (ngày 6 tháng 8 năm 1967), Bế Văn Cắm chỉ huy một tổ hỏa lực sang phối hợp chiến đấu cùng trung đoàn bạn đánh căn cứ của 400 tên biệt kích. Thấy địch chống trả quyết liệt làm cho tổ bộc phá chưa phá được hàng rào, đồng chí dũng cảm bò lên sát hàng rào, bất ngờ nổ súng chính xác, diệt hỏa điểm đầu cầu, gây khí thế cho đồng đội tiến lên phá rào để bộ đội đánh sâu vào giữa căn cứ. Đơn vị đang tiến qua bãi đất trống thì 1 đại liên địch xuất hiện bắn sát mặt đất, gây thương vong cho mũi xung kích. Không ngại nguy hiểm hy sinh, Bế Văn Cắm lợi dụng địa hình, áp sát mục tiêu, chỉ dùng một quả đạn diệt hỏa điểm địch. Sau trận đánh thắng lợi này, đồng chí được đơn vị bạn đề nghị tặng thưởng Huân chương.


Bế Văn Cắm là lá cờ đầu của sư đoàn trong phong trào diệt xe tăng địch. Trận Lộc Ninh, tháng 11 năm 1967, lần đầu tiên gặp xe tăng địch, đồng chí diệt 1 xe M.41. Tiếp đó, trong một trận phục kích, Bế Văn Cắm diệt 1 xe tăng nữa trên đường Cà Tum - Bổ Túc. Tháng 12 năm 1967, theo kế hoạch của đại đội, đồng chí luồn sâu vào sân bay Cà Tum vào sát bãi để xe diệt 5 xe tăng địch. Bế Văn Cắm đã góp được nhiều kinh nghiệm trong phong trào tổ săn diệt xe tăng, cơ giới của toàn sư đoàn.


Trong trận đánh quân đổ bộ đường không của Mỹ tại Trảng Rộm (Tây Ninh), ngày 7 tháng 1 năm 1968, Bế Văn Cắm nêu cao tinh thần dũng cảm, ngoan cường, xuất kích đánh gần, diệt nhiều địch. Sau khi Bế Văn Cắm hy sinh, toàn tiểu đoàn phát động phong trào thi đua học tập gương sáng của đồng chí: sống khiêm tốn, chất phác, cần cù, giản dị; đoàn kết hết lòng thương yêu đồng chí, đồng đội; chiến đấu dũng cảm, kiên cường, lập công xuất sắc.


Trong gần 4 năm công tác và chiến đấu, đồng chí Bế Văn Cắm được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, 1 lần đạt danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, nhiều lần đạt Dũng sĩ diệt cơ giới.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Bế Văn Cắm được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #91 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2022, 05:32:39 pm »

Anh hùng Nguyễn Văn Chánh


Nguyễn Văn Chánh, sinh năm 1946, dân tộc Kinh, quê ở xã Ninh Qưới, huyện Hồng Dân, tỉnh Minh Hải, nhập ngũ tháng 9 năm 1964. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội phó đại đội 6 bộ binh, tiểu đoàn 2, trung đoàn 5, sư đoàn 5 bộ đội miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Từ năm 1964, chiến đấu ở chiến trường vùng sâu, có nhiều gian khổ, thường xuyên địch đánh phá ác liệt nhưng Nguyễn Văn Chánh vẫn luôn luôn nêu cao quyết tâm, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, tiến công kiên quyết, đã chỉ huy đơn vị đánh nhiều trận hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, bản thân diệt hơn 50 tên địch (có hơn 30 Mỹ), bắn cháy 8 xe tăng, xe bọc thép, thu 2 súng.


Ngày 21 tháng 7 năm 1967, trong trận đánh đoàn xe cơ giới địch trên đường số 20, đồng chí chỉ huy trung đội bình tĩnh, dũng cảm xông ra đúng thời cơ, chặn đầu đoàn xe địch, nổ súng chính xác diệt 5 xe đi trước và 15 tên địch, tạo thuận lợi cho đơn vị xung phong, chia cắt đội hình địch, diệt gọn 26 xe quân sự khác.


Trận hiệp đồng tiến công vào sân bay Biên Hòa ngày 31 tháng 1 năm 1968, Nguyễn Văn Chánh chỉ huy trung đội đảm nhiệm một hướng tiến công. Dù địch đông gấp bội, lại được pháo binh và xe tăng yểm  hộ, liên tục phản kích quyết liệt, đồng chí vẫn bình tĩnh chỉ huy đơn vị kiên quyết giữ vững trận địa, đánh lui 11 đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều địch, hiệp đồng chặt chẽ với toàn bộ trận đánh. Trung đội đã cùng các đơn vị bạn hoàn thành tốt nhiệm vụ đánh sân bay Biên Hòa, bản thân đồng chí diệt 1 xe quân sự và 13 tên Mỹ.


Trận Chà Là (Tây Ninh) ngày 21 tháng 8 năm 1968, ngay khi vừa dứt tiếng pháo, Nguyễn Văn Chánh nhanh chóng dẫn đầu trung đội xông lên, dưới hỏa lực chống cự điên cuồng của địch, diệt xe bọc thép án ngữ ở vòng ngoài, đưa đơn vị phát triển vào sâu trong vị trí địch, phối hợp chặt chẽ với các mũi, nhanh chóng chia cắt đội hình, diệt gọn từng tốp địch. Khi đang phát triển gặp xe tăng địch ngăn chặn ở chỗ đội hình không có lợi đối với ta, Nguyễn Văn Chánh bình tĩnh đứng bắn chính xác diệt được xe, mở đường cho đơn vị tiếp tục phát triển thuận lợi, làm chủ trận địa. Kết quả riêng trung đội do Nguyễn Văn Chánh chỉ huy diệt 12 xe quân sự và nhiều lính địch, bản thân đồng chí diệt 4 xe và 20 tên Mỹ.


Nguyễn Văn Chánh luôn luôn gương mẫu trong mọi việc, cùng tập thể chăm lo xây dựng đơn vị, bản thân nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật, đoàn kết; khiêm tốn, được đồng đội tin yêu, tận tình giúp đỡ.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Chánh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #92 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 01:48:28 pm »

Anh hùng Nguyễn Văn Bích
(Liệt sĩ)


Nguyễn Văn Bích, sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Trung An 2, huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh, nhập ngũ tháng 2 năm 1964. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó công binh đánh cầu, thuộc phân khu I, miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Xuất thân từ gia đình nông dân nghèo, cha mẹ mất sớm, Nguyễn Văn Bích phải đi ở từ khi mới 13 tuổi. Sống trong một xã hội do đế quốc phong kiến áp bức, bóc lột nặng nề, đồng chí sớm có lòng yêu Tổ quốc, căm thù sâu sắc quân xâm lược và bè lũ tay sai, nên vừa tròn 17 tuổi (1964) đồng chí vào quân đội và tham gia nhiều trận chiến đấu trong đơn vị chuyên đánh phá cầu. Từ năm 1964 đến năm 1968, đồng chí đã lăn lộn trên các sông rạch chiến trường miền Đông Nam Bộ, đánh sập các cầu Bà Bếp (1965), Phú Hòa Đông (2 lần trong năm 1966), Lái Thiêu (1967), gây cho địch nhiều tổn thất, khó khăn. Những mục tiêu Nguyễn Văn Bích tiến công đều là những điểm then chốt trên các tuyến giao thông quan trọng nên địch canh phòng rất chặt chẽ. Nhưng trong mọi trận đánh, đồng chí đều nêu cao ý chí kiên định, vững vàng, có tinh thần trách nhiệm cao, kiên trì vượt mọi khó khăn, có tinh thần xả thân vì nước, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Năm 1968, phối hợp với các đơn vị toàn miền đang đánh mạnh trong khí thế tiến công và nổi dậy, Nguyễn Văn Bích nhận nhiệm vụ đánh cầu Bình Dương. Cầu này thuộc loại lớn nhất tỉnh, bắc ngang sông Sài Gòn, nối liền hai tỉnh Bình Dương và Hậu Nghĩa trên trục đường số 8. Do tuyến đường này trực tiếp uy hiếp vùng giải phóng của ta nên địch bố phòng rất cẩn mật nhiều tầng, nhiều lớp. Tổ đánh cầu do đồng chí làm tổ trưởng đã gặp nhiều khó khăn trở ngại trong khi tiến hành nhiệm vụ. Trong quá trình điều tra tình hình, nghiên cứu cách đánh đã có đồng chí thương vong. Nguyễn Văn Bích kiên trì giữ vững quyết tâm, gương mẫu và động viên anh em chịu đựng mọi gian khổ để làm tròn nhiệm vụ. Nhiều lần đồng chí lọt qua những tuyến tuần tra canh gác của địch, ngâm mình dưới sông rạch để tìm cách đánh. Đêm 6 tháng 11 năm 1968, tổ Nguyền Văn Bích xuất kích lần thứ ba. Đến cầu thì trong tổ chỉ còn 2 người, nhưng đồng chí vẫn kiên quyết, bình tĩnh và mưu trí thực hiện phương án đánh cầu và đã nhận chìm chiếc cầu Bình Dương xuống đáy sông Sài Gòn. Trung đội lính ngụy làm nhiệm vụ gác cầu cũng bị diệt hết. Bọn địch huy động một lực lượng lớn bao vây truy quét. Đồng chí rút sau, vừa rời khỏi mục tiêu được 20 mét thì bị sức ép của lựu đạn địch ném xuống sông nên phải trồi lên mặt nước. Địch phát hiện, chúng tập trung bắt sống. Lúc đó trời sáng, Nguyễn Văn Bích phải trụ lại trong vòng vây của địch. Trong người chỉ còn lại một trái lựu đạn, đồng chí rút chốt đưa lên khỏi mặt nước. Bọn địch hoang sợ bỏ chạy. Nhưng không may lựu đạn lại không nổ. Chúng hoàn hồn quay lại dồn tất cả các loại súng bắn vào đồng chí. Nguyễn Văn Bích đã anh dũng hy sinh lúc 10 giờ ngày 7 tháng 11 năm 1968, sau khi hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Khi còn sống, Nguyễn Văn Bích luôn luôn đề cao ý thức tổ chức, kiên quyết vượt mọi khó khăn, làm tròn nhiệm vụ, giữ nghiêm kỷ luật, hết lòng thương yêu đồng đội, sống khiêm tốn, giản dị, được mọi người tin yêu, mến phục.


Nguyễn Văn Bích đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 3 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 6 bằng khen, 4 giấy khen, 3 lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ đánh giao thông, 3 năm liền (năm 1965, năm 1966, năm 1967) được bầu là Chiến sĩ thi đua của đơn vị, đồng chí được cử đi dự Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua và dũng sĩ toàn miền lần thứ 2 (năm 1967).


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Văn Bích được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #93 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 01:49:03 pm »

Anh hùng Trịnh Xuân Bảng


Trịnh Xuân Bảng sinh năm 1945, dân tộc Kinh, quê ở xã Quảng Hưng, huyện Quang Trạch, tỉnh Quảng Bình, nhập ngũ tháng 5 năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là trung đội trưởng đặc công, đội 5, đoàn 10, bộ đội miền Đông Nam Bộ, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được giáo dục trong chế độ xã hội chủ nghĩa, xác định rõ lý tưởng chiến đấu vì độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, Trịnh Xuân Bảng rất phấn khởi khi được lên đường vào chiến trường miền Nam trực tiếp giết giặc, cứu nước.


Từ cuối năm 1967, Trịnh Xuân Bảng tham gia chiến đấu ở Rừng Sát (Đông Nam Bộ) là nơi có nhiều khó khăn gian khổ, hệ thống đồn bốt địch dày đặc. Đồng chí đã trực tiếp phá hủy nhiều cầu trên tuyến đường giao thông quan trọng phía bắc Sài Gòn, như cầu Bình Dương, cầu Lái Thiêu.


Đặc biệt là những trận đánh chìm tàu quán sự địch trên sông Đồng Nai, Trịnh Xuân Bảng luôn luôn nêu cao quyết tâm, có kỹ thuật điêu luyện bơi lặn và đánh mìn, chiến đấu dũng cảm, mưu trí, gây cho địch nhiều thiệt hại rất nặng về người và phương tiện chiến tranh.


Trận ngày 23 tháng 2 năm 1968, đồng chí chỉ huy một tổ luồn lách qua tuyến phòng thu của địch, dũng cảm bám mục tiêu, đánh chìm tại chỗ 1 tàu trên 10 ngàn tấn.


Trận ngày 10 tháng 10 năm 1968, Trịnh Xuân Bảng chỉ huy một tổ bơi 8 tiếng đổng hồ, vật lộn với sóng to, gió lớn, vượt qua hệ thống bố phòng nghiêm ngặt của địch, đánh chìm 1 tàu trọng tải trên 10 ngàn tấn.


Sau nhiều lần bị đánh đau, địch bố phòng cẩn mật hơn, tăng thêm quân tuần tra lùng sục từ xa, thêm tàu tuần tiễu trên sông, suốt đêm chiếu đèn pha, ném lựu đạn. Nhưng đồng chí vẫn dũng cảm đột nhập bến cảng nhiều lần điều tra, nghiên cứu, nắm tình hình mọi mặt để chọn phương án đánh tiêu diệt lớn. Ngày 4 tháng 12 năm 1968 ở cảng Nhà Bè, khi vào gần mục tiêu, với quyết tâm giành thắng lợi cao nhất, Trịnh Xuân Bảng bò qua chiếc tàu thứ nhất để đưa khối thuốc nổ gần vào chiếc thứ hai, tuy có khó khăn hơn, nhưng lại là chiếc tàu lớn hơn. Kết quả, chiếc tàu có sức chở 12 ngàn tấn, chở đầy vũ khí, dụng cụ quân sự và bọn lính trên tàu bị chìm xuống đáy sông.


Trịnh Xuân Bảng luôn luôn gương mẫu trong mọi công tác, nghiêm chỉnh chấp hành chính sách, kỷ luật chiến trường, đoàn kết, tận tình giúp đỡ đồng đội, được anh em yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất và 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Trịnh Xuân Bảng được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #94 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2022, 01:49:33 pm »

Anh hùng Nguyễn Quyết Chiến


Nguyễn Quyết Chiến, (tức Nguyễn Sâm) sinh năm 1942, dân tộc Kinh, quê ở xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai, vào dân quân năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là xã đội trưởng xã Phú Hữu, huyện Nhơn Trạch, tỉnh Biên Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Lớn lên trong một vùng bị địch tạm chiếm, hàng ngày trông thấy giặc Mỹ và bè lũ tay sai đàn áp, tàn sát dã man đồng bào, Nguyễn Quyết Chiến có lòng căm thù giặc sâu sắc. Quê hương đồng chí là nơi Mỹ - ngụy đóng quân dày đặc; cùng với hệ thống kho tàng lớn, nhiều bến cảng quan trọng trên sông Lòng Tàu như kho Nhà Bè, Cát Lái. Dũng cảm, mưu trí và táo bạo, đồng chí đã trực tiếp đánh và chỉ huy anh em dân quân đánh trên 100 trận, diệt hàng trăm tên địch, thu trên 20 súng các loại.


Ngày 5 tháng 6 năm 1967, Nguyễn Quyết Chiến bám sát theo dõi chặt chẽ mọi hoạt động của một đại đội Mỹ càn vào xã. Ban đêm, đồng chí bò vào đặt mìn định hướng giữa đội hình trú quân của địch. Thấy địch rất sơ hở, đồng chí bí mật lấy 8 khẩu súng chuyển ra ngoài cho đồng đội, xong mới quay vào điểm hỏa mìn, diệt gần 1 trung đội Mỹ.


Trận ngày 18 tháng 12 năm 1967, Nguyễn Quyết Chiến bí mật đột nhập nơi địch đóng quân dã ngoại. Sau khi đồng chí lấy được 4 khẩu súng chuyển ra ngoài thì bỗng nhiên địch sục sạo chung quanh nơi trú quân. Nguyễn Quyết Chiến táo bạo và mưu trí vào hẳn bên trong, trà trộn nằm cạnh địch vờ ngủ, chờ đến khi đã yên tĩnh mới đánh mìn diệt hơn 200 tên địch.


Trận ngày 20 tháng 8 năm 1968, Nguyễn Quyết Chiến chỉ huy một tổ dân quân tập kích bọn địch trú quân trong xã. Sau khi bố trí mìn xong, thấy điều kiện thời gian còn thuận lợi, đồng chí bàn với anh em cố gắng vào lấy khẩu đại liên. Nguyễn Quyết Chiến xung phong vào lấy súng và quy định nếu trường hợp bị lộ, anh em dân quân cứ điểm hỏa mìn, còn đồng chí sẽ tìm cách đánh địch. Kết quả đồng chí bí mật vác được khẩu đại liên ra rồi cùng anh em nổ mìn diệt 40 tên Mỹ.


Nguyễn Quyết Chiến luôn luôn nêu cao trách nhiệm xây dựng lực lượng dân quân trong xã lớn mạnh, góp phần đẩy mạnh phong trào toàn dân đánh giặc, hỗ trợ cho quần chúng đấu tranh chính trị. Đồng chí còn luôn luôn chủ động và tích cực phục vụ cho bộ đội chủ lực trong các trận đánh vào cảng Nhà Bè, Cát Lái, bắn pháo vào dinh "Độc Lập" ngụy quyền, do đó tạo được địa bàn đứng chân vững chắc cho bộ đội hoạt động ở phía đông Sài Gòn, được cán bộ, chiến sĩ tin tưởng, nhân dân yêu mến.


Đồng chí đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Nguyễn Quyết Chiến được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #95 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2022, 03:08:18 pm »

Anh hùng Lê Xuân Sinh


Lê Xuân Sinh, sinh năm 1944, dân tộc Kinh, quê ở xã Nông Trường, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa, nhập ngũ ngày 14 tháng 4 năm 1962. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là tiểu đoàn phó tiểu đoàn 7 bộ binh, trung đoàn 16, phân khu 1 Mặt trận Đông Bâc Sài Gòn, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong gia đình có bố và mẹ đều tham gia công tác kháng chiến chống Pháp ở địa phương, lại được nhà trường xã hội chủ nghĩa giáo dục nên Lê Xuân Sinh hiểu rõ nghĩa vụ thanh niên hăng hái đi đầu trong sự nghiệp chống Mỹ, cứu nước. Năm 18 tuổi nhập ngũ, sau 2 năm huấn luyện, công tác tại miền Bắc, cuối năm 1964 đồng chí cùng đơn vị vào miềm Nam chiến đấu. Lê Xuân Sinh luôn luôn có quyết tâm diệt địch cao, có tác phong chiến đấu và chỉ huy mưu trí, linh hoạt, dũng cảm, đánh thọc sâu, đánh táo bạo. 

Lê Xuân Sinh đã tham gia 42 trận, diệt 125 tên Mỹ, ngụy. Trung đội do đồng chí chỉ huy được 4 lần công nhận là trung đội anh dũng diệt Mỹ.


Trong trận đánh đầu tiên ở Đắc Long (năm 1965), sau khi hoàn thành nhiệm vụ bộc phá mở hàng rào, thấy thời cơ thuận lợi, Lê Xuân Sinh dẫn đầu tổ thọc sâu chiếm lô cốt đầu cầu rồi đánh thắng vào sở chỉ huy diệt tên đồn trưởng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị làm chủ trận địa. Trong trận đánh chi khu Đắc Tô (năm 1965), khi bắt đầu trận đánh, có 2 tổ viên bị thương, đồng chí dùng ngay lựu đạn, thủ pháo của các đồng chí bị thương yểm hộ cho trung đội đánh bộc phá mở rào. Chưa mở hết hàng rào, một, số đồng chí của tổ bộc phá bị thương vong, Lê Xuân Sinh liền lấy bộc phá của anh em tiếp tục đánh đến hàng rào thứ 4 thì bị thương. Cấp trên cho rút ra ngoài nhưng đồng chí xin tiếp tục chiến đấu và dẫn tổ thọc sâu đánh thẳng vào nhà tên quận trưởng, nhanh chóng cùng đơn vị tiêu diệt địch, thu vũ khí.


Trận Chà Dơ (năm 1966) là trận đánh Mỹ đầu tiên của đơn vị. Trận tập kích đang diễn ra thuận lợi thì trung đội trưởng hy sinh, Lê Xuân Sinh lên thay thế chỉ huy đơn vị tiếp tục tiến công địch. Anh em đều phục tùng đồng chí và kiên quyết chiến đấu trả thù cho đồng đội. Địch phản kích điên cuồng, mặc dù 3 lần bị thương, Lê Xuân Sinh vẫn bình tĩnh chỉ huy và động viên anh em chiến đấu đến khi trận đánh kết thúc.


Tháng 11 năm 1967, đơn vị Lê Xuân Sinh nhận nhiệm vụ tập kích tiểu đoàn Mỹ ở Gò Sỏi. Trời sáng địch phản kích, trung đội bị mất liên lạc, đồng chí chỉ huy anh em chiến đấu giữa vòng vây, dùng hỏa lực mưu trí đánh lạc hướng địch, tạo thuận lợi cho anh em rút ra. Khi thấy còn anh em bị thương nằm lại trận địa, đồng chí bò vào cõng anh em về đến vị trí tập kết an toàn.    Đầu Xuân năm 1968, vừa ở bệnh viện trở về đơn vị, Lê Xuân Sinh chỉ huy trung đội luồn sâu tiến công 1 tiểu đoàn địch tại ngã ba Cây Xoài. Bị thiệt hại nặng, địch phải cho 1 đại đội tiếp viện. Lúc này vừa lên thay thế đại đội trưởng mới hy sinh, Lê Xuân Sinh đã mưu trí chỉ huy đơn vị nhử địch vào trận địa và diệt gọn. Sau đó, mặc dù bị thương, đồng chí kiên cường cùng anh em bám trận địa suốt hai ngày liền, đánh bật mọi đợt phản kích của 2 tiểu đoàn địch.


Bước vào đợt tiến công thứ ba năm 1968, Lê Xuân Sinh chỉ huy đại đội chủ công trong trận Khu Trảng. Khi mở hàng rào, đơn vị gặp nhiều khó khăn, đồng chị lên kiểm tra và trực tiếp dùng B.40 phá tan lô cốt đầu cầu và chỉ huy anh em dùng bộc phá phá rào. Mặc dù bị thương hai lần, đồng chí vẫn dũng cảm chỉ huy đơn vị hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Lê Xuân Sinh là một cán bộ gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh mọi mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, khiêm tốn học hỏi đồng đội, chân thành đoàn kết với mọi người, nêu cao tinh thần trách nhiệm cùng tập thể xây dựng đơn vị tiến bộ, được cấp trên tin tưởng, cấp dưới mến phục.


Đồng chí đã 4 lần được tặng thưởng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ, được khen thường 8 bằng khen, 2 giấy khen, Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Lê Xuân Sinh được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #96 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2022, 03:08:51 pm »

Anh hùng Đoàn Văn Thái


Đoàn Văn Thái, sinh năm 1948, dân tộc Kinh, quê ở xã Long Nguyên, huyện Bến Cát, tỉnh Sông Bé, nhập ngũ năm 1965. Khi được tuyên dương Anh hùng đồng chí là đại đội trưởng bộ đội địa phương tỉnh Thu Dầu Một, đảng viên Đảng Công sản Việt Nam.


Sinh trưởng trong một gia đình nông dân nghèo, được sự giáo dục của cán bộ, Đoàn Văn Thái sớm giác ngộ cách mạng, tha thiết với sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc. Căm thù sâu sắc giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai, năm 16 tuổi, Đoàn Văn Thái vào dân quân, tích cực hoạt động ở địa phương. Năm 17 tuổi Đoàn Văn Thái vào bộ đội, tham gia chiến đấu 51 trận và đều hoàn thành tốt nhiệm vụ.


Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao ý chí dũng cảm, ngoan cường, chủ động tiến công, quyết tâm tiêu diệt địch. Tác phong chiến đấu "nắm thắt lưng địch mà đánh", đánh áp đảo, đánh bọc sườn của đồng chí được  anh em tin tưởng, học tập. Đồng chí được cấp trên tín nhiệm thường giao cho nhiệm vụ diệt những mục tiêu quan trọng. Trong trận đánh Mỹ đầu tiên của đơn vị, Đoàn Văn Thái hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, dẫn đầu tiểu đội đánh mạnh, đánh nhanh, thọc sâu tiêu diệt những hỏa điểm nguy hiểm của địch, tạo thuận lợi cho đơn vị diệt gọn chúng. Từ trận đánh thành công đó, toàn đơn vị rút được nhiều bài học kinh nghiệm tốt, củng cố thêm quyết tâm và niềm tin đánh thắng giặc Mỹ xâm lược.


Chỉ trong một năm Tổng tiến công và nổi dậy đồng loạt của quân và dân ta (1968), Đoàn Văn Thái cùng đơn vị đánh 19 trận và lập nhiều chiến công oanh liệt. Trong trận đánh thành Công Binh (thị xã Bình Dương), địch phát hiện ta từ xa chúng bắn chặn rất ác liệt, gây nên nhiều tình huống gay go phức tạp ngoài phương án chiến đấu đã dự kiến cùa đơn vị. Đoàn Văn Thái dẫn đầu tiểu đội mũi nhọn vượt qua nhiều tuyến phòng thủ kiên cố, đánh thẳng vào sở chỉ huy của địch. Tiểu đội thọc sâu của đồng chí không những đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà còn nhân lúc địch hỗn loạn, chủ động chi viện cho phân đội bạn, tạo thuận lợi cho cả đơn vị tiêu diệt quân địch.


Trong đợt 2, đánh vào thành phố Sài Gòn, Đoàn Văn Thái cùng đơn vị liên tục tiến công chọc thủng nhiều tuyến phòng thủ kiên cố của địch, táo bạo thọc sâu vào nội đô, cùng đồng đội trụ lại giữa hang ổ địch gần nửa tháng. Địch phản kích điên cuồng, chúng trút xuống tuyến phòng thủ cùa ta hàng chục tấn bom đạn hòng tiêu diệt và đẩy quân ta bật khỏi nội thành. Tuy bị thương từ ngày đầu tiến công, nhưng với tinh thần quyết đánh thắng giặc Mỹ và tay sai, đồng chí đã kiên cường không rời trận địa, liên tục có mặt ở những nơi khó khăn ác liệt, sử dụng nhiều loại vũ khí diệt nhiều tên địch. Tấm gương chiến đấu ngoan cường của Đoàn Văn Thái đã góp phần cổ vũ tinh thần chiến đấu cùa anh em trong đơn vị. Có những ngày đồng chí cùng đồng đội đánh bật hàng chục đợt phản kích của địch, tiêu diệt nhiều tên, giữ vững trận địa ngay giữa Sài Gòn, góp phần xứng đáng vào thắng lợi chung của quân và dân ta.


Đoàn Văn Thái đã được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng ba, 3 bằng khen, giấy khen.


Ngày 20 tháng 12 năm 1969, Đoàn Văn Thái được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #97 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2022, 05:19:34 pm »

Anh hùng Từ Văn Tư
(Liệt sĩ)


Từ Văn Tư sinh năm 1947, dân tộc Kinh, quê ở xã Xa Ra, huyện Thuận Phong, tỉnh Bình Thuận, nhập ngũ tháng năm 1965. Khi hy sinh đồng chí là trung đội trưởng đặc công bộ đội địa phương của tỉnh, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Căm thù sâu sắc giặc Mỹ xâm lược và bè lũ tay sai bán nước, theo tiếng gọi thiêng liêng của sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, năm 18 tuổi Từ Văn Tư xung phong nhập ngũ.


Trong chiến đấu, Từ Văn Tư rất dũng cảm, có tác phong sâu sát, có lối đánh táo bạo, mưu trí. Trong những tình huống hiểm nghèo, Từ Văn Tư luôn luôn có mặt ở các mũi nhọn xung kích, nêu cao chủ nghĩa anh hùng cách mạng, thể hiện tinh thần cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh.


Chỉ tính trong Đông Xuân 1967 - 1968, Từ Văn Tư đã đánh 15 trận lớn, bản thân diệt 77 tên Mỹ - ngụy, riêng đợt Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Từ Văn Tư đã bám trụ suốt 3 ngày đêm trong lòng thị xã Phan Thiết, diệt 27 tên địch (có 7 tên Mỹ).


Trong trận Bà Gò (tháng 2 năm 1967), Từ Văn Tư dẫn đầu một tổ luồn sâu qua các lô cốt địch, đặt mìn đánh khu nhà ở và trận địa pháo, diệt 125 tên Mỹ và phá hủy 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét. Sau đó, lợi dụng thời cư thuận lợi, đồng chí tiếp tục dấn tổ luồn sâu vào căn cứ, đánh mìn diệt thêm 75 tên Mỹ và làm hư hại nặng 2 khẩu pháo 105 mi-li-mét. Trong trận này, riêng đồng chí diệt 30 tên Mỹ.


Trong trận đánh vào dinh tỉnh trưởng ngụy quyền Bình Thuận (ngày 1 tháng 2 năm 1968), khi đơn vị vượt qua lớp rào thứ nhất thì gặp địch đi tuần. Từ Văn Tư chỉ huy một tổ dùng thủ pháo và B.40 tiêu diệt bọn chúng rồi nhanh chóng chiếm lô cốt đầu cầu, phát triển vào sâu bên trong, làm chủ trận địa tạo thuận lợi cho các mũi khác tiến công sâu vào thị xã. Hôm sau, từ Phan Thiết, địch tổ chức phản kích nhiều đợt, có máy bay, pháo binh yểm hộ. Từ Văn Tư bình tĩnh động viên anh em kiên cường chiến đấu giữ vững trận địa, hiệp đồng chặt chẽ với các tổ khác. Khi đơn vị được lệnh chuyển ra ngoại ô thị xã, theo sự phân công, Từ Văn Tư còn bám trụ lại trong thị xã suốt 7 ngày đêm, tham gia các trận đánh đồn Đinh Công Tráng, kho xăng, đồn Trịnh Tường.


Trong trận đánh thị xã Phan Thiết lần thứ hai (ngày 17 tháng 2 năm 1968), Từ Văn Tư phụ trách mũi đánh biệt khu Bình Lâm. Khi trận đánh bắt đầu, anh dẫn đầu tổ bộc phá 6 người đánh các lớp hàng rào. Mới mở được các lớp rào phía ngoài thì địch dùng hỏa lực bắn chặn dữ dội làm 4 đồng chí hy sinh. Quyết trả thù cho đồng đội, Từ Văn Tư khéo léo lợi dụng địa hình địa vật, dùng bộc phá lên đánh tan 2 lớp rào còn lại, tạo điều kiện cho đơn vị phát triển. Khoảng 5 giờ rưỡi sáng, địch tổ chức phản kích, có xe cơ giới đi trước, thọc vào đội hình của đơn vị ta. Từ Văn Tư áp sát xe địch, dùng thủ pháo đánh cháy 2 xe và dùng tiểu liên diệt 6 tên Mỹ trên xe. Bộ binh địch vẫn liều lĩnh xông lên. Mặc dù cả hai chân đều bị thương, Từ Văn Tư vẫn dũng cảm đánh lui các đợt tiến công của địch và động viên anh em kiên quyết làm tròn nhiệm vụ. Số anh em còn lại rất ít nhưng đều noi gương đồng chí giữ vững trận địa đánh lui 3 đợt tiến công của địch. Đến 3 giờ chiều, địch tổ chức tiến công về phía tổ bạn. Thấy đồng đội gặp khó khăn, Từ Văn Tư cắn răng chịu đau, bò lên miệng hầm, nổ súng tiêu diệt 2 tên Mỹ, phối hợp với bạn đánh lui đợt tiến công của địch. Đồng chí bị một mảnh cối xuyên vào bụng, không thể chiến đấu được nữa. Khi đơn vị tải thương đến, Từ Văn Tư nói với anh em: "Các đồng chí hãy đưa anh em khác ra, còn tôi chắc không thể sống được nữa. Hãy cho tôi 2 quả thủ pháo, tôi nằm lại đây tiếp tục chiến đấu với kẻ thù". Tấm gương kiên cường của anh đã cổ vũ anh em giữ vững trận địa suốt ngày hôm đó.


Từ Văn Tư trong chiến đấu dù ác liệt đến thế nào cũng luôn luôn tìm mọi cách thực hiện bằng được mệnh lệnh, chỉ thị của cấp trên, lúc gian khổ khó khăn, xung phong gương mẫu, đi đầu hoàn thành nhiệm vụ, trong sinh hoạt đoàn kết, khiêm tốn học tập mọi người, được đồng đội yêu thương, mến phục.


Đồng chí đã 3 lần được bầu là Dũng sĩ diệt Mỹ, 5 lần được bầu là Dũng sĩ Quyết thắng, 5 lần được tỉnh cấp giấy khen và bằng khen, được tặng thưởng Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất.


Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Từ Văn Tư được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #98 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2022, 05:20:50 pm »

Anh hùng Nguyễn Hữu Trí
(Liệt sĩ)


Nguyễn Hữu Trí, sinh năm 1933, dân tộc Kinh, quê ở xã Xà Phiên huyện Long Mỹ, tỉnh Cần Thơ, nhập ngũ năm 1949. Khi hy sinh đồng chí là tiểu đoàn phó đặc công đoàn 429 Bộ tư lệnh Miền, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cách mạng giáo dục về nhiệm vụ đấu tranh chống đế quốc, phong kiến, giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc, từ năm 13 tuổi (1946), Nguyễn Hữu Trí vào dân quân, đến năm 1949 vào bộ đội làm chiến sĩ trinh sát trên các chiến trường miền Tây và miền Trung Nam Bộ. Năm 1951, Nguyễn Hữu Trí được điều sang đặc công và chiến đấu ở Gia Định cho đến ngày tập kết ra Bắc. Năm 1960, đồng chí được cư vào quân tình nguyện làm nhiệm vụ quốc tế chiến đấu ở Lào. Đến tháng 3 năm 1967, Nguyễn Hữu Trí được trở về chiến trường miền Đông Nam Bộ.


Qua hơn 20 năm chiến đấu liên tục trong hai cuộc kháng chiến cứu nước, Nguyễn Hữu Trí đã tham gia trên 60 trận đánh, luôn luôn nêu cao tinh thần tích cực tiến công tiêu diệt địch, sẵn sàng xả thân vì nước, khi chuẩn bị kế hoạch tác chiến điều tra, nghiên cứu tỉ mỉ tình hình, tìm tòi, sáng tạo các phương án thích hợp nhất, khi đánh địch thì dũng cảm, ngoan cường, táo bạo, chỉ huy đánh quyết liệt, đạt hiệu quả chiến đấu cao.


Trong trận đánh thị xã Tây Ninh (10 tháng 7 năm 1967), đơn vị Nguyễn Hữu Trí có nhiệm vụ diệt trung tâm chiêu hồi. Mặc dù địch bố phòng nghiêm mật rất khó lọt vào, đống chí xung phong đâm nhận điều tra nghiên cứu địch. Chỉ qua 2 đêm, đồng chí đột nhập vị trí địch, nắm được đủ yếu tố để đơn vị lập phương án đánh địch. Sau đó, Nguyễn Hữu Trí đưa đơn vị vào diệt 6 mục tiêu trong thị xã, diệt 500 tên địch.


Tháng 12 năm 1967, Nguyễn Hữu Trí được giao nhiệm vụ cùng một số cán bộ tổ chức và xây dựng liên đội 1 gồm 30 người đau yếu của tiểu đoàn và một số chiến sĩ mới, đồng chí góp sức xây dựng đơn vị trưởng thành nhanh. Khi giặc Mỹ đổ quân mở cuộc càn vào căn cứ, đồng chí chỉ huy đơn vị bám đánh địch liên tục 1 tháng, diệt 300 tên Mỹ, phá hủy 25 xe cơ giới, bắn cháy 12 máy bay.


Trong trận đánh trung tâm truyền tin của Mỹ trên núi Bà Đen (tháng 5 năm 1968), Nguyễn Hữu Trí bàn bạc, thảo luận cách đánh với anh em, trực tiếp đi kiểm tra mục tiêu. Khi đơn vị bí mật luồn sâu vào vị trí, Nguyễn Hữu Trí chỉ huy các tổ cắt rào, điều lực lượng qua cửa mở. Khi trận đánh nổ ra, đồng chí luôn luôn có mặt ở các điểm quyết liệt, kịp thời xử trí tình huống và động viên anh em. Kết quả: đại đội 33 - một đơn vị mới xây dựng - tiêu diệt 200 tên Mỹ, gồm 1 đại đội kỹ thuật thông tin và 1 đại đội bảo vệ, phá hủy toàn bộ thiết bị.


Trên đường hành quân đến ngã ba Bà Chiêm, tổ đi đầu lọt vào giữa đội hình địch, Nguyễn Hữu Trí đi sau nghe súng nổ liền vượt lên, dùng tiểu liên bắn lướt sườn vào đội bình địch rồi chỉ huy anh em tiến công quyết liệt. Do xử trí linh hoạt, táo bạo của Nguyễn Hữu Trí, nên ta chỉ có 5 người đả làm tan tác đội hình 1 đại đội Mỹ, diệt 40 tên. Trong một trận đánh tiếp theo, do nắm chắc những hoạt động của địch và phán đoán chính xác rằng chúng đang rút, Nguyễn Hữu Trí tổ chức một cuộc tập kích táo bạo, giữa ban ngày, diệt 40 tên Mỹ, phá hủy 3 xe tăng, 5 khẩu pháo, bắn cháy 1 máy bay lên thẳng.


Nhận nhiệm vụ đánh trung tâm truyền tin Bà Đen lần thứ hai, đêm 17 tháng 8 năm 1968, Nguyễn Hữu Trí chỉ huy đơn vị tiếp cận, cắt rào và lọt qua cửa mở. Ngay sau khi nổ súng, đồng chí đưa sở chỉ huy vào hẳn bên trong vị trí địch chỉ đạo chiến đấu. Giữa lúc các mũi tiến công của ta đang đánh sâu vào trong, địch từ các hầm ngầm bất ngờ bắn vào đội hình ta, làm cho tình huống trở nên phức tạp. Trước giờ phút quyết liệt đó, lực lượng dự bị trong tay không còn nữa, Nguyễn Hữu Trí bình tĩnh tổ chức anh em ở sở chỉ huy lại rồi chỉ huy anh em dùng bộc phá xông lên diệt hầm ngầm. Nguyễn Hữu Trí anh dũng hy sinh trong khi chỉ huy diệt hỏa điểm cuối cùng của địch. Nguyễn Hữu Trí là một tấm gương chiến đấu kiên cường, một cán bộ tổ chức chỉ huy tài giỏi, có ý thức tổ chức kỷ luật cao, tinh thần đoàn kết tốt, tác phong sâu sát, được anh em tin yêu, mến phục.


Đồng chí nhiều lần được tặng danh hiệu Dũng sĩ diệt Mỹ cấp ưu tú, Dũng sĩ diệt máy bay, Chiến sĩ thi đua, được tặng thưởng 1 Huân chương Chiến công hạng nhì, 1 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhì.


Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Nguyễn Hữu Trí được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #99 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2022, 05:22:03 pm »

Anh hùng Bùi Văn Hòa
(Liệt sĩ)


Bùi Văn Hòa (tức Bùi Văn Hai), sinh năm 1940, dân tộc Kinh, quê ở xã Nhị Bình, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, nhập ngũ ngày 16 tháng 5 năm 1961. Khi hy sinh đồng chí là trung đội phó, đội biệt động 238 thị xã Biên Hòa, đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam.


Được cách mạng giáo dục và giác ngộ, Bùi Văn Hòa hiểu rõ chống Mỹ, cứu nước, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng của mọi người Việt Nam yêu nước, vì vậy, ngay khi bắt đầu phong trào đồng khởi, đồng chí đã tham gia lực lượng vũ trang cách mạng ở địa phương, lúc đầu làm dân quân xã, sau vào bộ đội thị xã Biên Hòa.


Bùi Văn Hòa đã tham gia 21 trận đánh, trong đó có 9 lần trực tiếp đánh vào khu vực tổng kho Long Binh (Biên Hòa). Chỉ tính 4 trận đánh kho Long Bình, Bùi Văn Hòa đã cùng đồng đội phá hủy 48 nhà kho gồm 1.240.397 quả đạn pháo các cỡ, 3.570 thùng thuốc nổ, 3 máy phát điện, 300 tấn nhiên liệu, 1 bể xăng lớn, 47 xe vận tải và xe bọc thép, diệt 705 tên Mỹ, ngụy.


Trong chiến đấu, đồng chí nêu cao tinh thần khắc phục khó khăn, vượt qua nguy hiểm, tìm mọi cách để tiêu diệt địch, đánh táo bạo, mưu trí, luôn luôn hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ.


Trong trận đánh tổng kho Long Bình đêm 17 tháng 11 năm 1966, mặc dù địch đã rút kinh nghiệm bố trí thêm bãi mìn, xây thêm hàng rào, tăng cường sục sạo, nhưng do đã điều tra nghiên cứu, thông thạo địa hình, nắm vững các mục tiêu, Bùi Văn Hòa cùng các tổ nhanh chóng cắt rào, vượt qua các bãi mìn. Khi đã lọt vào khu vực kho địch, đồng chí nhường cho tổ bạn đánh kho mà mình đã điều tra và dẫn tổ mình đánh sang mục tiêu khác. Sau khi gài mìn định giờ, thấy còn thừa mìn và có điều kiện, đồng chí đề đạt ý kiến xin đánh thêm kho thuốc nổ và được chỉ huy trực tiếp đồng ý. Trận đánh tiến hành thuận lợi, ta phá hủy kho (riêng đồng chí đánh 2 kho) gồm 144.000 quả đạn 105 và 203 mi-li-mét, 10.000 đạn rốc-két, 17 xe cơ giới (có 9 xe bọc thép), diệt 50 tên Mỹ.


Trong trận đánh tổng kho Long Bình lần thứ tư (đêm 1 tháng 2 năm 1967), do địch thay đổi cách bố trí các kho, tăng cường lực lượng bảo vệ, quá trình điều tra nhiều lần bị lộ. Nếu cứ như những lần trước, đưa lực lượng đánh vào chính diện thì sẽ bị thất bại. Vì vậy Bùi Văn Hòa mạnh dạn đề đạt lên cấp trên một phương án tác chiến táo bạo. Đồng chí sẽ dẫn anh em đi vòng ra phía địch sơ hở, nhanh chóng lọt hẳn vào căn cứ địch, rồi từ trong luồn ra bám mục tiêu, đặt mìn xen kẽ để khi nổ sẽ phá được nhiều kho. Ý kiến của Bùi Văn Hòa được tập thể bàn bạc kỹ càng, cấp trên đồng ý. Trận đánh diễn ra tốt đẹp. Theo phân công, tổ đồng chí đánh 2 khu vực, đạt hiệu suất chiến đấu cao: phá hủy 40 nhà kho, 889.680 đạn pháo các loại, 23 xe cơ giới, 3 máy phát điện, giết 107 tên Mỹ, làm bị thương 243 tên khác.


Chỉ trong 4 ngày cuối tháng 12 năm 1967, Bùi Văn Hòa cùng tổ 3 lần đánh khu vực kho Long Bình, đốt cháy 300 tấn nhiên liệu hóa chất và 1 bể xăng lớn, phá hủy 8 xe ủi đất, diệt tiểu đoàn lính Mỹ bảo vệ kho.


Trong đêm mở đầu cuộc Tổng tiến công và nổi dậy năm 1968, Bùi Văn Hòa chỉ huy một mũi 6 người đánh điểm cao 53, phá hủy 24 kho đạn lớn và làm hư hại nhiều kho khác.


Đêm 17 tháng 2 năm 1968, tổ Bùi Văn Hòa lại nhận nhiệm vụ đánh một khu kho khác ở điểm cao 53. Do địch bố phòng dày đặc không thể lọt vào kho, đồng chí cho đơn vị luồn sát cứ điểm địch, chọn địa hình có lợi rồi dùng B.40, B.41 và cối 60 mi-li-mét bắn thẳng vào khu kho, phá hủy 200 nhà để đạn, trong đó có một kho lớn.


Bùi Văn Hòa đã anh dũng hy sinh ngày 28 tháng 2 năm 1968 trong khi đi điều tra nghiên cứu chuẩn bị một trận đánh mới.


Bùi Văn Hòa là một người có phẩm chất tốt đẹp, luôn luôn gương mẫu trong công tác và sinh hoạt, sẵn sàng hy sinh vì nhiệm vụ, chân thành đoàn kết với mọi người, khiêm tốn học tập đồng đội, được anh em mến phục, cấp trên tin cậy.


Đồng chí đã được tặng thưởng 2 Huân chương Chiến công giải phóng hạng nhất, 6 bằng khen và giấy khen. Ngày 10 tháng 2 năm 1970, Bùi Văn Hòa được Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân giải phóng.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM