Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 10:39:19 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà tình báo và những phi công tù binh  (Đọc 7994 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:12:46 am »


        Đêm 26, địch tăng thêm máy bay gây nhiễu EB66, kể cả F4 cũng thả dày đặc nhiễu kim tuyến. Từ 22 giờ, 105 máy bay B52 và 110 máy bay chiến thuật hộ tống, chúng ồ ạt tiến công cả Hà Nội, Hải Phòng và Thái Nguyên. Trận đánh có ý nghĩa then chốt của địch. Chúng tưởng tăng cường lực lượng có thể làm ta nản chí, nhưng không. Rồng lửa Thăng Long vẫn hiên ngang vít đầu lũ ó nhà trời tham lam độc ác bắt chúng đền tội. Tiểu đoàn 78 đĩnh đạc điều khiển chính xác quật đổ một B52 cháy thiêu rơi lả tả thân xác xuống làng Định Công, huyện Thanh Trì ngoại thành Hà Nội. Thi đua với Tiểu đoàn 78, các tiểu đoàn tên lửa 87, 88, 57, 94 bủa vây và đã  bắn cháy thêm ba B52 nữa. Còn một chiếc B52 bị trúng đạn rơi ngay xuống cửa hàng ăn uống Tương Mai quận Hai Bà Trưng lúc 22 giờ 32 phút là chiến công của Tiểu đoàn tên lửa 76. Kết thúc những chiến công đêm 26 là của Tiểu đoàn tên lửa 79. Bằng một quả tên lửa chặn đánh tốp B52 từ hướng tây nam, một chiếc B52 nữa bị tiêu diệt, bốc cháy ngùn ngụt lao về địa phận tỉnh Sơn La.

        Trận đánh then chốt của B52 vẫn bị thiệt mạng nặng nề, ý chí xâm lược bị lung lay, hôm sau ngày 27, chúng chỉ còn đủ sức cho 36 chiếc B52 với 66 máy bay các loại yểm trợ cố sống cố chết lao vào đánh Hà Nội. Tên lửa ta càng đánh càng sung sức, hiệu quả càng cao. Bằng 32 quả đạn, các tiểu đoàn đã  tiêu diệt bốn máy bay B52 trong đó hai chiếc rơi tại chỗ. Trong đêm này, Không quân Việt Nam lập công xuất sắc. Phi công Phạm Tuân cất cánh từ sân bay Yên Bái, theo sự dẫn dắt của chỉ huy, đến Sơn La phát hiện ra B52, Phạm Tuân xin công kích. Hai quả tên lửa được ấn nút, anh lật máy bay vòng trái thoát nhanh. Quầng lửa chụp lấy chiếc B52 từ từ lao xuống đất.

        Không chỉ phi công Mỹ sợ lưới lửa phòng không mà cả nước Mỹ cũng lo lắng cho phi công Mỹ khi phải đi ném bom Bắc Việt. Nỗi lo lắng qua báo chí càng khủng khiếp hơn, phản ánh tâm trạng chung của phi công Mỹ. Trước khi Mỹ thực hiện cuộc tập kích vào Hà Nội, Hải Phòng bằng máy bay ném bom chiến lược B52, ngày 21 tháng 8 năm 1972 báo "Tin Mỹ và thế giới" viết:

        "Cứ 10 máy bay làm nhiệm vụ ở miền Bắc Việt Nam thì chỉ có một máy bay là thực sự ném bom được thôi. Hệ thống phòng không Bắc Việt Nam hiện đại và rộng khắp đến nỗi trong bất cứ một trận đánh phá nào, 90% các máy bay Mỹ phải bảo vệ máy bay ném bom khỏi bị MiG tiến công và đối phó với súng phòng không cùng tên lửa từ mặt đất bay lên".

        Âu đó cũng là một lời cảnh báo của giới báo chí đối với hành động điên rồ của chính quyền Ních-Xơn khi thực hiện chiến dịch "Lai-nơ-bếch-cơ II" đầy tham vọng ngông cuồng.

        Nói đến chiến công của tên lửa SAM 3 Việt Nam trong chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ chúng ta không quên trận ra quân đầu tiên chiến thắng. Một trận đánh đi vào lịch sử Quân chủng Phòng không - Không quân là nỗi khiếp sợ kinh hoàng của không chỉ phi công Mỹ mà cả Lầu năm góc. Những chiến sĩ bộ đội tên lửa không bao giờ quên. Ông Nguyễn Ngọc Quỳ kể lại rằng:

        "Trận đánh mỏ đầu của bộ đội tên lửa vào ngày 24 tháng 7 năm 1965 tại khu vực huyện Ba Vì. Lực lượng tham gia gồm hai tiểu đoàn tên lửa 63, 64 và Trung đoàn tên lửa 263. Để bảo vệ tên lửa và phối hợp trận đánh lớn, Quân chủng Phòng không -  Không quân điều động trung đoàn 220 cao xạ pháo 100mm, Trung đoàn 234 cao xạ pháo 57mm, hai tiểu đoàn cao xạ 37mm, một tiểu đoàn súng tự hành AM 14,5mm, năm đại đội súng máy cao xạ 14,5mm. Phối hợp tác chiến còn có mười trận địa súng máy cao xạ 12,7mm của phòng không địa phương. Quân chủng điều đài rađa 10 và ba đại đội rađa phục vụ quản lý trên không cho trận đánh.

        Đội hình được bố trí thành ba cụm liên kết với nhau, lấy tiểu đoàn tên lửa làm cơ sở bố trí; cụm 1 ở khu Đồi Chùa, cụm 2 ở Võ Khuy và cụm ba ở giữa để tạo hỏa lực liên kết. Kế hoạch tác chiến của ta là tên lửa đánh trước, sử dụng hỏa lực tên lửa tập trung đánh tiêu diệt. Cao xạ chỉ đánh bảo vệ tên lửa khi địch đánh vào trận địa. Tên lửa đánh xong rút khỏi khu vực, đưa mồi nhử bằng "tên lửa cót" (tên lửa giả làm bằng cót tre) vào hai trận địa tên lửa để nhử địch, tạo điều kiện cho toàn cụm đánh trận tiêu diệt lớn. Trận đánh được thực hiện đúng kế hoạch. 13 giờ 53 phút ngày 24 tháng 7, cả hai tiểu đoàn tên lửa tập trung tiêu diệt tốp máy bay F4C của địch ở độ cao 8.000m đang trên đường bay vào đánh phá khu vực tây bắc Hà Nội. Bị đánh bất ngờ địch không kịp trở tay. Ngay đêm đó, Tiểu đoàn tên lửa 63 được lệnh rút khỏi khu vực, Tiểu đoàn 64 cơ động sang trận địa Kim Đài để thực hiện đánh bồi một trận nữa. Tại hai trận địa cũ ta cho đặt những "tên lửa cót" tạo trận địa giả nhử địch. Ngày 25 hoạt động của không quân trên miền Bắc ngừng hẳn. Ngày 26 địch dùng máy bay trinh sát tầm cao BQM và máy bay trinh sát chiến thuật RF101 vào trinh sát khu vực chuẩn bị kế hoạch trả đũa. Cay cú trước trận thất bại bất ngờ ngày 24, càng cay cú hơn khi bị bộ đội tên lửa bắn rơi hai máy bay trinh sát ngày 26, địch tập trung lực lượng tiêu diệt trận địa tên lửa. Ngày 27 tháng 7, chúng sử dụng 48 máy bay của hai biên đội Ubon và Tắc Li phối hợp đánh phá hai trận địa "tên lửa cót". Địch trúng kế của ta, lực lượng pháo phòng không các loại hiệp đồng chặt chẽ, đánh tập trung tiêu diệt lớn, bắn rơi tại chỗ năm máy bay, bắn bị thương hai chiếc khác...".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:13:53 am »


NHỮNG LỜI TIÊN TRI

        Năm 1952, khi Mỹ tuyên bố sản xuất được B52 đã  được giới quân sự phương Tây đánh giá là một bước nhảy vọt của nền công nghiệp chiến tranh Mỹ cũng là thành tựu "vĩ đại" của thế giới tư bản. Người ta tuyên truyền rằng, B52 là một pháo đài chiến đấu độc lập trên không, là bất khả xâm phạm. Người Mỹ tự hào, mệnh danh cho B52 là "pháo đài bay", là trụ cột của không quân Mỹ trong chiến lược quân sự toàn cầu.

        B52 là loại máy bay ném bom chiến lược hạng nặng do Hãng Boeing sản xuất theo đơn đặt hàng của bộ quốc phòng Mỹ, được đánh giá là một trong ba vũ khí chiến lược lợi hại của Mỹ: chiến đấu trên biển có tàu ngầm hạt nhân chiến lược, trên không có pháo đài bay B52 và trên mặt đất có tên lửa chiến lược mang đầu đạn hạt nhân. B52 được giới quân sự đánh giá là loại máy bay linh hoạt nhất trong bốn hình thức chiến tranh: hạt nhân chiến lược, hạt nhân chiến trường, chiến trường thông thường, cục bộ. Mỗi chiếc B52 là một trung tâm tác chiến điện tử với 15 máy gây nhiễu khác nhau, đồng thời là một kho chứa bom đạn với sức chứa 20-30 tấn. Mỗi tốp B52 ba chiếc có thể rải thảm 60 đến 90 tấn bom trên một diện tích rộng thay cho 120 đến 200 máy bay cường kích đánh phá. B52 đã  nhiều lần được cải tiến. Chúng được lắp máy gây nhiễu "khôn ngoan" đánh lừa rađa đối phương. Máy gây nhiễu B52 tạo ra tín hiệu nhiễu giống nhiễu tín hiệu B52 trên màn rađa. Pháo đài bay còn có một loại thiết bị cảm ứng điện từ mắt thường cho phép máy bay bay thấp không phải dùng rađa né tránh địa hình để tránh tên lửa phòng không tầm thấp. Với công nghệ chiến tranh điện tử bậc nhất lúc bấy giờ, B52 được liệt vào hạng siêu đẳng.

        Đầu năm 1965, cùng với việc Mỹ đổ quân ồ ạt vào niềm Nam, B52 cũng theo chân quân đội Mỹ đến đảo Guam. Cũng trong năm đó, ngày 18 tháng 6 năm 1965 lần đầu tiên ở Việt Nam, Mỹ đã  cho 30 pháo đài bay từ Guam đến ném bom rải thảm vùng căn cứ Bến Cát, cách thành phố Sài Gòn hơn 40km về phía bắc. Mỹ tuyên truyền cho sức mạnh vũ khí Mỹ bằng sự hủy diệt sự sống vùng Bến Cát nhưng không thể làm lung lạc quyết tâm chiến đấu giải phóng miền Nam thống nhất đất nước của nhân dân Việt Nam. Chỉ một tháng sau, ngày 19 tháng 7 năm 1965, Bác Hồ đến thăm Quân chủng Phòng không - Không quân. Tại đây, trong lời thăm hỏi ân cần cán bộ và chiến sĩ, Bác căn dặn phải cảnh giác trước những âm mưu mới của Mỹ đồng thời nói lên ý chí của toàn dân tộc trong sự nghiệp giải phóng miền Nam: B52 hay B gì chăng nữa nhân dân Việt Nam quyết không sợ.

        "Dù đế quốc Mỹ có lắm súng, nhiều tiền, dù chúng có B52 hay B gì đi chăng nữa ta cũng đánh. Từng ấy máy bay, từng ấy quân Mỹ chứ nhiều hơn nữa ta cũng đánh, mà đã  đánh là nhất định thắng".

        Câu nói nổi tiếng của Bác vang lên trên các loa phóng thanh đến với nhân dân trong cả nước và nhân loại yêu chuộng hòa bình trên toàn thế giới.

        Trong lúc thế giới chưa biết nhiều đến B52, trong lúc Mỹ vừa đưa B52 vào miền Nam, quân và dân ta ở miền Bắc chưa biết B52 thế mà Bác đã  nói về B52 và quyết đánh B52 cho cán bộ và chiến sĩ bộ đội phòng không - không quân, mới thấy tầm nhìn xa trông rộng của Người. Không những thế, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn tiên đoán về cái kết cục bi thảm của đội quân xâm lược Mỹ - bị thất bại nặng nề phải dùng đến át chủ bài là B52 đánh phá Hà Nội. Ngày 18 tháng 9 năm 1967, Người đã  nói với các đồng chí lãnh đạo Quân chủng Phòng không - Không quân:

        "Sớm muộn bọn Mỹ cũng đem B52 ra đánh Hà Nội, rồi có thua mới chịu thua... ớ Việt Nam, Mỹ nhất định thua, nhưng nó chỉ chịu thua sau khi bị thua trên bầu trời Hà Nội".

        Ta lại nhớ lời của Người nói với Đại tướng Võ Nguyên Giáp trước Cách mạng tháng Tám năm 1945:

        "Lúc này thời cơ thuận lợi đã  tới, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập".

        Lời tiên tri của Bác được quân và dân ta ghi nhớ, từng bước chuẩn bị để đối phó với những cuộc phiêu lưu mới ngày càng tàn bạo hơn, dã man hơn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 06:54:36 am »


        Từ lời tiên tri của Bác, tháng 2 năm 1968 Quân ủy Trung ương giao cho Đảng ủy và Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân xây dựng quyết tâm và kế hoạch đánh B52. Khi Mỹ dùng B52 đánh phá khu vực Vinh Linh, thì đơn vị đầu tiên được Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân điều vào đó tham gia chiến đấu là Trung đoàn tên lửa 238. Không chỉ trực tiếp chiến đấu mà còn đảm nhiệm một trọng trách là nghiên cứu cách đánh B52 hiệu quả nhất để phổ biến trong toàn quân chủng. Đến tháng 10 năm 1972 đã   có bốn đợt bộ đội tên lửa, rađa, không quân vào phía nam Quân khu 4 đánh và nghiên cứu cách đánh B52. Từ thực tế nhiều năm chiến đấu và nghiên cứu B52, quân chủng sớm cho ra đời tài liệu về "cách đánh B52" phổ biến cho các đơn vị trong toàn Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Gần nửa năm, trước khi Mỹ lật lọng đem B52 ra đánh phá Hà Nội, ngày 28 tháng 6 năm 1972, tại tổng hành dinh đồng chí Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân nhận chỉ thị từ Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng:

        "Sắp tới không quân Mỹ đánh phá ác liệt hơn, kể cả B52. Ta kiên quyết tổ chức những trận hiệp đồng nhiều binh chủng, đánh địch đau hơn nữa, nhất là những thời gian cao điểm. Giao cho Bộ Tổng tham mưu chủ trì nghiên cứu chuyên đề về cách đánh thắng B52, nhất là khi chúng đến ném bom Hà Nội, Hải Phòng và vùng lân cận".

        Chúng ta chiến thắng các bước leo thang mở rộng chiến tranh ra miền Bắc và kịp thời đối phó với nấc thang cao nhất là khi Mỹ dùng B52 tập kích chiến lược vào Thủ đô Hà Nội và Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972.

        Chiến thắng của quân và dân ta trong cuộc đọ sức quyết liệt trên bầu trời Hà Nội 12 ngày đêm cuối năm 1972 là chiến thắng của sức mạnh tổng hợp Việt Nam trong đó có sự đóng góp của ngành tình báo quân sự.

        Cuối năm 1968, sau khi Mỹ ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng giao nhiệm vụ cho Quân chủng Phòng không - Không quân:

        "Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương vừa nhận định: Mỹ tạm ngừng ném bom là vừa để tỏ vẻ thiện chí, vừa để tập trung không quân đánh phá quyết liệt ngăn chặn giao thông của ta từ Nghệ An trở vào. Tuy xuống thang, địch có khả năng đánh phá trở lại phía Bắc. Vì vậy, đi đôi với việc đẩy mạnh cuộc chiến đấu bảo vệ giao thông ở Quân khu 4, bộ đội phòng không - không quân cần tăng cường cảnh giác, tích cực chuẩn bị, sẵn sàng đánh bại âm mưu địch đánh phá trở lại các tỉnh phía Bắc nhất là Hà Nội. Tuyệt đối không để bị bất ngờ".

        Mạc Lâm khi khai thác phi công tù binh Mỹ, đặc biệt quan tâm khai thác những tin tức liên quan đến B52. Qua khai thác từ nhiều phi công tù binh Mỹ thì phần lớn phi công lái các loại máy bay chiến thuật F4, F105 đều được tham gia diễn tập với các đơn vị không quân chiến lược B52 trong cuộc tập kích đường không chiến lược. Muốn tổ chức một chiến dịch dùng B52 đánh vào Hà Nội phải có nhiều thành phần khác trong hoạt động yểm trợ như hộ tống, chế áp tên lửa, cao xạ đối phương kể cả việc chiếm lĩnh ưu thế trên cao của các đơn vị F4, F105 ở các căn cứ không quân Thái Lan, kể cả cấp cứu, nghi binh...

        Như thế, qua các phi công tù binh cấp tá lái F105, F4 và những phi công tù binh từng chỉ huy cấp đại đội đến trung đoàn, Mạc Lâm có trong tay hàng ngàn trang tài liệu cần thiết về nhiều lĩnh vực: tính năng đặc điểm máy bay B52 với những ưu điểm, nhược điểm vốn có của nó. Trang thiết bị kỹ thuật điện tử cũng như khả năng mang bom và các loại bom B52. Đội hình cơ bản một tốp bay và một biên đội B52. Cơ cấu thành phần một trận tập kích bằng B52 vào một mục tiêu nào đó và khu vực dự kiến mục tiêu đánh phá sắp tới... Về đường bay các hướng - từ các căn cứ không quân ở Nhật Bản, Thái Lan, đảo Guam... đến Việt Nam - Hà Nội. Khu vực tiếp dầu trên không, sở chỉ huy trên không. Đội hình triển khai tập kích ném bom bay bằng tới mục tiêu. Đường rút lui của B52...

        Khai thác triệt để mọi khía cạnh xung quanh B52 được Mạc Lâm quán triệt, làm rất cẩn thận. Những hiểu biết về B52 có tác dụng rất tốt giúp cho lãnh đạo, cho Quân chủng Phòng không - Không quân bổ sung hoàn chỉnh các phương án tác chiến mà các đơn vị đã  dày công nghiên cứu xây dựng trong quá trình chuẩn bị cho chiến dịch cũng như ý đồ của Hoa Kỳ bãi bỏ sự hạn chế ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 06:55:02 am »


        Ta không chỉ nắm chắc thông tin về các loại máy bay, về kỹ thuật, chiến thuật... Hơn thế nữa, ta còn nắm được cả tiềm lực quốc phòng Mỹ, lực lượng thường trực, lực lượng dự bị chiến lược của không quân, hải quân Mỹ cũng như các quân binh chủng. Về khả năng sản xuất máy bay hàng năm, về các loại máy bay, các loại bom đạn, các loại máy móc, thiết bị điện tử mới sản xuất. Thông qua hỏi cung ta cũng biết được sự bố trí của lực lượng quân sự Mỹ ở Thái Bình Dương, Đại Tây Dương, Địa Trung Hải và ngay tại nước Mỹ. Tình hình luân phiên, điều chỉnh lực lượng, đặc biệt là bố trí lực lượng không quân chiến thuật, không quân của hải quân ở vịnh Bắc Bộ, ở miền Nam và ở các căn cứ quân sự Mỹ ở Thái Lan, Nhật Bản, Guam...

        Vào đầu tháng 6 năm 1972, Mạc Lâm và một số sĩ quan được giao nhiệm vụ đặc biệt: Đánh giá đợt leo thang cao nhất về cuộc chiến tranh phá hoại của không quân, hải quân Mỹ trên miền Bắc "trong đó chủ yếu là đánh giá lực lượng không quân chiến lược của Mỹ và dự kiến cuộc tập kích bằng B52 vào Hà Nội. Cục trưởng Cục Tình báo chỉ định Mạc Lâm tham gia hội nghị của Bộ Tổng tham mưu ngày 6 tháng 7 năm 1972 để trình bày nội dung chuyên đề đặc biệt vừa nghiên cứu. Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài chủ trì hội nghị, nhấn mạnh các nội dung then chốt cần bàn, phải kết luận và kế hoạch ban đầu trong triển khai để đánh thắng cuộc tập kích B52.

        Mạc Lâm là người đầu tiên của Cục Quân báo trình bày những nội dung làm cơ sở cho việc thảo luận:

        1. Lực lượng không quân chiến lược B52 và bố trí lực lượng B52 của Mỹ.

        2. Đặc điểm, tính năng của B52.

        3. Đội hình cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng và các loại máy bay yểm trợ khác. Cách ném bom bay bằng của B52 (tốc độ, độ cao, khả năng mang bom, đạn...), về các loại máy bay yểm trợ trên không như F105, F4. Thủ đoạn gây nhiễu của các loại máy bay, liên lạc trên không.

        4. Đề xuất cách đánh của ta (tên lửa, cao xạ, MiG và các loại súng bộ binh). Hoạt động của rađa, cách chống nhiễu...

        Cùng với việc báo cáo, Mạc Lâm phải giải đáp những câu hỏi đặt ra của các đồng chí trong hội nghị. Nhiều ý kiến đánh giá tình hình địch, về lực lượng và khả năng của ta, đề xuất nhiều kế hoạch và biện pháp về triển khai trên tinh thần khẩn trương đối phó kịp thời trong mọi tình huống.

        Thiếu tướng Nguyễn Văn Ninh, người tham dự hội nghị ngày ấy, trong bài "Những ngày tháng Chạp ở Tổng hành dinh" kể lại:

        Ngày 6 tháng 7, tại căn nhà nép kín trong một góc thành cổ Hà Nội, các đồng chí Phó Tổng tham mưu trưởng Vương Thừa Vũ, Phùng Thế Tài đã  chủ trì hội nghị về đánh thắng B52. Sau khi nghe tám đồng chí có trọng trách lớn phát biểu ý kiến (Mạc Lâm, cán bộ Cục Quân báo, Lê Văn Tri - Tư lệnh Phòng không, Đào Đình Luyện - Tư lệnh Không quân, Dương Hàn - Tham mưu trưởng Phòng không -  Không quân, Hoàng Đình Phu - Viện trưởng Kỹ thuật quân sự, Trần Đại Nghĩa - Chủ nhiệm ủy ban kế hoạch Nhà nước, Nguyễn Văn Ninh); đồng chí Phùng Thế Tài kết luận:

        "Mỹ sẽ đem B52 đến ném bom Hà Nội, Hải Phòng và các vùng lân cận vào lúc ta đang thắng lớn ở miền Nam mà Mỹ lại ngoan cố muốn ép ta ở Hội nghị Pari. Chúng sẽ đánh tất cả các mục tiêu kể cả khu đông dân. B52 sẽ đánh đêm, gây nhiễu rất nặng, bay cao 10 - llkm. Chiến thuật địch rất máy móc, phụ thuộc vào điểu lệnh sẵn có. Không quân chiến thuật bảo vệ đội hình B52, dùng nhiều tên lửa sơrai để chế áp trận địa tên lửa, rađa... của ta. B52 bay bằng cắt bom".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 06:55:48 am »


        Về chuẩn bị cho cuộc đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, Mạc Lâm không bao giờ quên được cuộc gặp ngắn ngủi mà xúc động với Đại tướng Võ Nguyên Giáp:

        "Buổi sáng hôm đó, như thường lệ tôi dậy sớm để đến nơi làm việc. Hồi đó chúng tôi ở tập trung tại cơ quan trong thành nhưng đi làm việc ở nơi sơ tán. Đang loay hoay xỏ giày thì có người báo: "Mạc Lâm lên gặp Bộ trưởng gấp". Anh ta còn nói thêm: "Bộ trưởng đang chờ anh ở phòng thủ trưởng Cục". Tôi thoáng chút ngạc nhiên. Thực ra thì tôi cũng đã   nhiều lần gặp Bộ trưởng. Bận trăm công ngàn việc nhưng Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn quan tâm đến công tác tình báo, trong kháng chiến chống Pháp cũng như hiện nay trong kháng chiến chống Mỹ. Nhiều tin tức chúng tôi khai thác từ tù binh sau khi nghe thủ trưởng Cục báo cáo, Đại tướng còn trực tiếp gặp chúng tôi để xác minh lại. Tôi đoán chắc là tin về B52 đánh Hà Nội mà tôi vừa báo cáo làm cho Bộ trưởng quan tâm. Bước vào phòng, tôi thấy Bộ trưởng ngồi ở đấy rồi. Gương mặt Bộ trưởng tươi cười nhưng đượm vẻ lo âu, vẫy tay gọi tôi lại ngồi bên cạnh. Đúng như điều tôi suy nghĩ. Đại tướng hỏi thăm về sức khỏe, về tình hình mới nhất chúng tôi vừa thu thập được về "B52 sẽ đánh Hà Nội vào thời gian tới". Bộ trưởng hỏi rất kỹ về thực lực không quân chiến lược, về điểm mạnh và điểm yếu của B52. Kể cả những suy nghĩ băn khoăn của tôi không thể hiện qua báo cáo. Tôi bình tĩnh báo cáo. Bộ trưởng nói rất nhẹ nhàng, hỏi rất chi tiết, hình như cần sự khẳng định của tôi về những điều đã  báo cáo. Hỏi xong, Bộ trưởng bắt tay chúng tôi, ra về trên gương mặt bình thản".

        Nhớ lại buổi hỏi cung phi công tù binh Mỹ vừa bị bắt đầu năm 1972, khi hỏi về cách đánh B52, về ý đồ của Mỹ "leo thang" trong thời gian tới, Mạc Lâm cũng luôn quan tâm khai thác những tin tức về khả năng Mỹ dùng B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng. Một phi công tù binh Mỹ nói nhỏ với Mạc Lâm:

        - Thưa ông, người ta đang chuẩn bị đánh B52 vào Hà Nội, Hải Phòng.

        Mạc Lâm như không tin vào tai mình, hỏi lại:

        - Anh nói sao, Mỹ sẽ dùng B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng?

        Người phi công tù binh có vẻ sợ sệt, nhưng vẫn nói bằng một giọng tự tin:

        - Vâng, đúng thế. sắp tới Mỹ sẽ dùng B52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng.

        Mạc Lâm nhìn chăm chú vào người phi công tù binh, hạ giọng:

        - Anh có thể nói rõ hơn?

        - Thưa ông, cách đây mười ngày, tôi được tham gia trong đội hình diễn tập dùng B52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng. Đó là một cuộc tập trận quy mô lớn phối hợp tác chiến mà lực lượng chủ yếu là B52. Trong đội hình chiến đấu cùng B52 còn có máy bay trinh sát RF4C, QF4C, các loại máy bay F105, F4D, máy bay gây nhiễu điện tử EC121, đội cấp cứu và chỉ huy trên không...

        Mạc Lâm đã  hỏi kỹ, đưa ra nhiều tình huống để kiểm tra tính xác thực của những thông tin từ người phi công tù binh vừa khai báo. Ông đôi chiếu với những tin tức đã  khai thác ở các phi công tù binh khác rồi đi đến khẳng định: tin về Mỹ dùng B52 đánh phá Hà Nội, Hải Phòng là đúng. Mạc Lâm mừng lo lẫn lộn. Mừng vì có thông tin mới mà cấp trên đang cần sẽ giúp cho ta chuẩn bị để không bị bất ngờ trước âm mưu thâm độc của kẻ thù. Nhưng khi nghĩ đến hàng trăm B52 ném bom rải thảm xuống thủ đô thân yêu, nơi đầu não lãnh đạo cách mạng và cũng là nơi tập trung đông dân, lòng ông thắt lại. Sau những giây phút bàng hoàng, Mạc Lâm ngồi vào bàn, giở lại cuốn sổ ghi chép, nhớ lại những gì vừa xảy ra ông làm báo cáo ngay gửi lãnh đạo Cục Quân báo quân sự. Trong báo cáo ông trình bày:

        "Hội nghị kết thúc, từ giờ phút ấy, tôi vẫn luôn vương vấn, vẫn tiếp tục nắm tình hình, lúc nào cũng không khỏi hồi hộp lo lắng. Cái gì sẽ xảy ra, liệu báo cáo chính xác đến mức độ nào, có điểm nào phi công tù binh khai không đúng không? Có điểm gì mới mà ta chưa dự kiến hết không? Mỗi lần, nghĩ đến cuộc gặp Bộ trưởng tôi quên ăn, quên ngủ. Các tháng sau đó chúng tôi thu thập thêm nhiều tư liệu, những dấu hiệu, động thái về sự chuẩn bị cho cuộc tập kích chiến lược ngày càng rõ dần. Không quân Mỹ đang chuẩn bị về công tác hợp đồng của không quân chiến lược với một số đơn vị ở Thái Lan đã  được tiết lộ.

        Cuối tháng 11 năm 1972, công tác chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu đã  căn bản hoàn thành. Một kế hoạch của phòng không và không quân ta đánh trả cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng được triển khai trong toàn quân. Tháng 12 địch tiếp tục leo thang mạnh. Có thêm nhiều tin tức tình báo mới liên quan đến việc Mỹ chuẩn bị khẩn trương cho chiến dịch dùng B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng. Từ tháng 10 năm 1972 chúng tăng thêm lực lượng không quân chiến thuật, không quân hải quân đến chiến trường Đông Nam Á. Bộ chỉ huy liên quân Mỹ điều chỉnh lực lượng B52 ở căn cứ quân sự Guam và Thái Lan. Chúng ra lệnh kéo dài thời gian phục vụ tác chiến của phi công Mỹ ở chiến trường Thái Bình Dương, Đông Nam Á. Phi công Mỹ đều được phổ biến kế hoạch đánh lớn sắp tói và dự đoán được mục tiêu cụ thể".

        Chiến thắng trận "Điện Biên Phủ trên không" góp phần quyết định "đánh cho Mỹ cút" - chấm dứt sự can thiệp của Mỹ ở Việt Nam, làm tiền đề quan trọng cho cuộc tổng tiến công và nổi dậy mà đỉnh cao là Chiến dịch Hồ Chí Minh "đánh cho ngụy nhào", giải phóng miền Nam thống nhất Tổ quốc.

        Ta lại nhớ đến lời tiên tri của Bác Hồ.

        Trong bản thảo diễn văn nhân dịp quốc khánh lần thứ 15 nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, ngày 2 tháng 9 năm 1960, Bác viết:

        "Toàn dân ta đoàn kết nhất trí, bền bỉ đấu tranh, thì chậm lắm là 15 năm nữa, Tổ quốc ta nhất định sẽ thông nhất, Bắc Nam nhất định sẽ sum họp một nhà".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 06:56:59 am »

        
TRẬN "ĐIỆN BIÊN PHỦ TRÊN KHÔNG"

        Ngày 13 tháng 12 năm 1972, Hội nghị Pari bê tắc do thái độ ngoan cố lật lọng của phía Mỹ. Cố vấn đặc biệt của tổng thống Mỹ là Kít-xinh-giơ tuyên bố đình chỉ vô thời hạn Hội nghị Pari về Việt Nam. Ngày hôm sau tổng thống Mỹ Ních-Xơn chính thức thông qua kế hoạch tập kích đường không chiến lược, chủ yếu bằng B52 vào Hà Nội, Hải Phòng mang tên "Lai-nơ-bếch-cơ II" từ ngày 17 tháng 12 theo giờ Hoa Kỳ tức là ngày 18 tháng 12 năm 1972 theo giờ Hà Nội. Lập tức Mỹ triển khai thành lập bộ chỉ huy sư đoàn không quân chiến lược lâm thời số 57 để chỉ huy ba liên đội máy bay B52 gồm 193 chiếc với 250 tổ lái ở hai sân bay Utapao (Thái Lan) và En-đéc-xơn (Guam). Chúng huy động thêm 50 máy bay KC135 để tiếp dầu cho B52 từ Mỹ sang Philíppin đồng thời điều tiếp hai tàu sân bay In-tec-prai-dơ và Sa-ra-tô- ga từ Hồng Kông và Subích sang vịnh Bắc Bộ. Tham gia tập kích chiến dịch Lai-nơ-bếch-cơ II còn có hơn 1.000 máy bay chiến thuật được huy động từ khu vực Đông Nam Á. Tổng thống hiếu chiến Ních-Xơn tưởng có thể dùng B52 tập kích chiến lược vào Hà Nội, Hải Phòng hòng lật lại thế cờ trên bàn Hội nghị Pari.

        Thực ra máy bay chiến lược B52 mang danh "pháo đài bay" qua nhiều lần cải tiến, được coi là "máy bay chiến lược" nhưng thực chất không phải là có sức mạnh ghê gớm như bộ máy tuyên truyền Mỹ đã  từng rùm beng. Trước ngày Ních-Xơn ra lệnh đánh phá Hà Nội bằng B52, tướng Giôn Rai-an, tham mưu trưởng không quân Mỹ thú nhận sự lỗi thời của B52 và F111 trước ủy ban quân lực hạ viện Mỹ ngày 2 tháng 3 năm 1972 rằng:

        "Khi nói đến lực lượng B52, F111 chúng ta phải công nhận một thực tế. Kỹ thuật B52 là kỹ thuật năm 50, kỹ thuật F111 là kỹ thuật năm 60. Trong đà phát triển kỹ thuật của nền khoa học thế giới ngày nay cả hai loại này đã  trở nên lỗi thời".

        Lời cảnh báo không làm cho tham vọng chiến thắng của Ních-xơn giảm đi chút nào.

        Ta huy động lực lượng phòng không nhân dân sẵn sàng giáng trả thích đáng máy bay ăn cướp của Mỹ gồm sáu trung đoàn tên lửa SAM 3, ba trung đoàn máy bay tiêm kích MiG-17, MiG-21, bốn trung đoàn cùng tám tiểu đoàn pháo phòng không, binh chủng rađa cùng với lực lượng phòng không của dân quân tự vệ, bộ đội địa phương gồm 350 khẩu pháo và súng máy... làm thành một thế trận phòng không thiên la địa võng đủ cả tầm cao, tầm trung và tầm thấp.

        Chiểu 18 tháng 12 năm 1972, Cục Tình báo quốc phòng đã  báo cáo lên Bộ Tổng tham mưu dự kiến thời gian Mỹ tập kích B52 vào Hà Nội. Đến khoảng 18 giờ thì hầu như khẳng định điều đó. Tức thì, Bộ Tổng tham mưu, Cục Tác chiến phổ biến ngay đầy đủ đến từng đơn vị phòng không.

        Mạc Lâm kể lại:

        "Hôm ấy tôi, Nguyễn Anh Lân, Lê Đạt, Lâm Hoài trực ban ở Sở chỉ huy. Căn hầm trực chỉ huy của Cục không lớn, nằm sâu dưới khu vườn tăng gia có giàn mướp che phủ. Hầm đặt ba bàn làm việc với đủ các hệ thống thông tin, liên lạc, bản đồ các loại và tài liệu cần thiết.

        Cục trưởng bước vào, ông nói vui:

        - Tối nay B52 đánh vào Hà Nội như dự kiến sẽ khao các cậu.

        Anh Lân khẳng định:

        - Đó là cái chắc!

        Nói cười vui vẻ nhưng trong thâm tâm mọi người đều lo lắng. B52 đánh bom Hà Nội sẽ ra sao?

        Bỗng có tiếng điện thoại réo vang. Tôi cầm máy. Nghe giọng nói biết đầu dây bên kia là Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài, tôi nói nhanh:

        - Vâng. Tôi là Mạc Lâm!

        Phó Tổng tham mưu trưởng:

        - Này cậu, B52 đến đâu rồi?

        Tôi đáp:

        - Giữa đường rồi - có cả hướng Guam và Thái Lan.

        Phó Tổng tham mưu trưởng:

        - Phải nắm thật chắc để báo cáo chính xác:

        - Vâng, chúng tôi đang bám sát.

        Phó Tổng tham mưu trưởng cười rồi bảo tôi:

        - Tối hôm nay, bộ đội ta bắn rơi B52 thì Bộ Quốc phòng sẽ thưởng cho Cục 2 một tấn lương khô và một con bò mộng thật to nhé.

        Nguyễn Anh Lân nghe tiếng Phó Tổng tham mưu trưởng, bảo với tôi nói chen vào:

        - Quá ít thủ trưởng ạ!

        Phó Tổng tham mưu trưởng cười khà nói với tôi:

        - Nếu không bắn trúng B52 thì cậu chết trước!

        Đơn vị kỹ thuật của Cục Quân báo vẫn bám sát B52, tính từng giây, từng phút một. Không khí chờ đợi căng thẳng, hồi hộp. Mọi người im lặng theo dõi,.. Đây không chỉ là bộ đội phòng không - không quân đối mặt trực tiếp với B52 mà cũng là lần đầu tiên Cục Quân báo chạm trán với chúng. Nhó lại hôm trình bày phương án đánh B52, Mạc Lâm cũng lo lắng điều đó, biết đâu chỉ là lý thuyết mặc dù hội nghị tính toán rất kỹ. Trước những công việc trọng đại con người thường có những trạng thái tâm lý như thế. Lời nói đùa của Phó Tổng tham mưu trưởng: "Nếu không bắn trúng B52 thì cậu chết trước" đã  làm cho Mạc Lâm trăn trở.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 07:04:27 am »


        Là cơ quan tình báo chiến lược giúp Bộ mấy chục năm nay, Cục Quân báo khẳng định nguồn tin của mình từ nhiều nguồn thông tin, nhiều phương tiện kỹ thuật và bộ đội đã  chuẩn bị sẵn sàng đánh trả, vậy mà ngồi trong phòng trực ban chiến đấu không ai không khỏi băn khoăn.

        Trực ban thông báo:

        - Tín hiệu đặc biệt: B52 gần vào đất liền!

        Cục trưởng Phan Bình ra lệnh:

        - Báo ngay cho sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu và Cục Tác chiến!

        Vài phút sau, Cục Tác chiến cũng thông báo:

        - Đã  xuất hiện trên màn hình rađa B52! Đúng là B52 rồi!

        Cả Hà Nội vang lên tiếng còi báo động.

        Từ Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu, các mệnh lệnh chiến đấu được truyền đi các đơn vị. Các trạm rađa cũng liên tiếp báo cáo tình hình B52 từ các hướng.

        Mạc Lâm chạy sang Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu. Tất cả đang tập trung vào công việc. Nguyễn Văn Ninh, Cục Tác chiến cùng nhiều sĩ quan đang dán mắt vào màn huỳnh quang. Ba chiến sĩ tiêu đồ: Thanh, Nhung và Khánh tai quàng ống nghe, tay cầm bút chì vẽ đường bay B52 vào các vòng tròn xung quanh khu vực Hà Nội: 200km, 150km, l00km... Về phòng trực ban Cục, Mạc Lâm biết là có khoảng 100 máy bay B52 vào khu vực Hà Nội, đang cùng với trực ban phán đoán về các loại máy bay tiêm kích, hộ tống, trinh sát điện tử và chỉ huy trên không để báo cáo cấp trên. Tin từ các trận địa phòng không, hầu hết đều bắt được tín hiệu B52 nhưng nhiễu rất mạnh - tất cả đều nằm trong phương án chuẩn bị.

        Cả Hà Nội chìm trong im lặng. Cả Hà Nội là một khối lửa căm thù ngùn ngụt sẵn sàng trút lên đầu quân xâm lược.

        Những giây phút lịch sử ở Tổng hành định đã  được Thiếu tướng Nguyễn văn Ninh, 35 năm sau kể lại:

        "16 giờ 30 phút - 3 giờ trước khi B52 đến ném bom Hà Nội, cán bộ Cục Quân báo Mạc Lâm đến thông báo:

        Mật lệnh của bộ tham mưu liên quân Mỹ (JCS) gửi xuống bộ tư lệnh Thái Bình Dương về cuộc tập kích đường không. Đã  có nhiều tốp B52 cất cánh từ sân bay An-đéc-xơn (đảo Guam) đến ném bom miền Bắc.

        18 giờ 30 phút, trực ban Quân chủng Phòng không - Không quân báo cáo: "Đại đội rađa 16 và 45 (Trung đoàn 291) ở Đô Lương, Nghệ An đã  phát hiện nhiều tốp máy bay B52 đang bay trên vùng trời dọc sông Mê Kông ra miền Bắc". Các chiến sĩ tiêu đồ đã  thu được tín hiệu của rađa về B52, liên tục vẽ đường bay địch trên bảng mica, cả phòng trực ban lúc này sôi nổi, khẩn trương hẳn lên. Ai cũng thầm khen bộ đội rađa và quân báo cừ thật. Tóm cổ B52 rồi. Tổ quốc không bị bất ngờ".

        Tiếng bom B52 ầm ầm dội vào lòng đất. Bom gần lắm, Thủ trưởng Cục Phan Bình lệnh:

        - Đúng B52! Tiếng bom gần quá! Cho cán bộ trinh sát đi ngay nắm tình hình về báo cáo. Tất cả bắt tay vào việc.

        Bỗng có tiếng reo to bên ngoài Sở chỉ huy Bộ Tổng tham mưu. Chuông điện thoại đổ dồn:

        - Đánh trúng B52 rồi! Những khối lửa từ trên cao đang rơi lả tả.

        - Dân báo, có dù đang rơi.

        Một sĩ quan tác chiến chạy sang hầm chỉ huy Cục 2 truyền đạt mệnh lệnh:

        - Đồng chí Mạc Lâm, theo lệnh Bộ Tổng tham mưu, sẵn sàng đi hỏi cung giặc lái. Đơn vị báo cáo có dù rơi, đang lùng bắt giặc lái ở ngoại thành. Mạc Lâm đi nhận nhiệm vụ ngay. Lệnh: phải hỏi phi công tù binh gấp kế hoạch sắp tới? Những mục tiêu đánh phá tiếp theo? về các loại máy bay tiêm kích, cường kích hiệp đồng cùng B52?...

        Phó Tổng tham mưu trưởng Phùng Thế Tài hạ lệnh:

        - Mạc Lâm đi ngay, về báo cáo trước 5 giờ sáng. Sáng mai sang nhận thưởng cho Cục Quân báo.

        Nói sao hết nỗi mừng đối với người lính làm một việc có ích cho đất nước. Thế là những gì Mạc Lâm và đồng đội nghiên cứu là chính xác. Quân và dân ta đã   không bị bất ngờ trước âm mưu của Mỹ. Chúng muốn thình lình đánh ta bằng át chủ bài của lực lượng quân sự Mỹ. Chúng đánh phá dã man thủ đô thân yêu của chúng ta hòng lung lạc quyết tâm của cả một dân tộc đánh Mỹ. Những trận đánh phủ đầu hôm nay có một ý nghĩa vô cùng to lớn. Cuộc chiến còn tiếp diễn. Địch sẽ còn làm gì nữa đây? Ngày mai? Ngày kia và sau đó nữa? Phải hỏi cung ngay để báo cáo lên cấp trên càng sớm càng tốt. Nghĩ thế Mạc Lâm sung sướng lên đường. Tất cả các yêu cầu của trên về B52 cần được nhanh chóng xác định lại và báo cáo trước 5 giờ để chuẩn bị đánh tiếp.

        Giặc lái B52 bị bắt đã  được đưa về Hỏa Lò. Nhân dân Hà Nội biết tin và nhiều người đến chờ sẵn ở cổng trại giam để nhìn rõ mặt quân cướp trời đã   man.

        Hai phi công đầu tiên vào Hỏa Lò thuộc tốp B52 xuất phát chiều ngày 18 tháng 12 trên căn cứ không quân An-đéc-xơn trên đất Mỹ bị quân và dân Hà Nội bắn rơi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 05:55:38 am »


        Chúng đều nói đến nỗi kinh hoàng khi bay vào Việt Nam, khai báo trong nỗi lo sợ:

        - Chúng tôi từ Guam tới, bay qua biển, thực hiện tiếp dầu trên không. Chúng tôi bay vào đất liền, liên lạc với chỉ huy trên không và các đơn vị yểm trợ khác, mọi việc hoàn toàn đúng theo phương án. Bắt đầu đến điểm triển khai đội hình tập kích để thông qua mục tiêu, chuẩn bị cắt bom... Một cảnh tượng thật là khủng khiếp, pháo phòng không, tên lửa của các ông đổ lửa lên trời. Chúng tôi hốt hoảng, máy bay bị trúng đạn. Chúng tôi nhảy dù rồi bị bắt. Tất cả đều rất nhanh. Thật chúng tôi không thể tưởng tượng được về lưới lửa phòng không của các ông ghê gớm không như chỉ huy chúng tôi dự đoán. Chúa cứu chúng tôi. Thoát chết.

        Chúng khai lần đầu tiên bay vào vùng trời Hà Nội, chưa kịp làm nhiệm vụ thì đã  bị bắn rơi. Thực ra thì anh ta đã  là một phi công lão luyện, đã  từng bay một trăm phi vụ ở chiến trường miền Nam gây bao tang tóc cho dân lành. Cũng đã  từng bay 1.200 giờ trên chiếc "siêu pháo đài bay" B52G. Trước mặt Mạc Lâm, anh ta liến thoắng:

        - Thưa các ông, đúng là tôi mới lẻn vào miền Bắc có nửa phi vụ thôi.

        - Sao lại nửa phi vụ?

        - Chả là điều lệ quân đội Mỹ quy định rằng, một phi vụ được coi là một chuyến bay tới đích, nghĩa là có đi và có về. Máy bay của chúng tôi còn cách mục tiêu khoảng 20 dặm thì đã  bị bắn rơi. Đúng là chúng tôi chưa cắt bom thì nói chi đến việc quay đầu về. Vì thế cho nên tôi nói là đúng đấy ạ, chúng tôi mới được nửa phi vụ.

        "Hắn nói có lý" - Mạc Lâm cười thầm.

        Mạc Lâm tập trung khai thác theo yêu cầu của cấp trên từng tù binh một, đối chiếu về từng chi tiết giữa lời khai từng phi công tù binh một để có những tin tức chính xác.

        Đại tá, nhà báo Hà Bình Nhưỡng, nguyên Trưởng phòng Biên tập ký sự lịch sử Phòng không - Không quân ghi lại một trong những cuộc đối thoại giữa phi công tù binh - trung tá Hari Yunin với một số sĩ quan của Quân chủng Phòng không - Không quân, ta hiểu phần nào tâm trạng những tên cướp trời khi vào nơi "lắng hồn núi sông ngàn năm":

        "Tôi với tư cách là một nhà báo, nhà viết sử cùng tham dự cuộc gặp gỡ này. Hôm ấy, Yunin rất xúc động. Ông ta nói với giọng run run:

        - Tôi vô cùng hân hạnh và sung sướng được nhà cầm quyền Việt Nam cho phép gặp các ông - những người chiến thắng đã  bắn rơi được máy bay B52, đánh bại chiến dịch "Lai-nơ-bếch-cơ II" của chúng tôi. Bởi thế cho nên trước hết tôi xin cảm phục và cảm ơn các ông.

        - Không nên câu nệ về chuyện đó Yunin. Hôm nay chúng tôi chỉ muốn anh phát biểu cảm nghĩ chân thật của mình. Vậy anh là lái chính đã  nhiều năm lái B52 và chắc chắn được biết rõ mục đích và quy mô của cuộc tập kích chiến lược, anh đã  nghĩ thế nào trước khi chiến dịch "Lai-nơ-bếch-cơ II" mở màn?

        - Thưa các ông, bởi từ trước đến nay B52 vẫn là thần tượng về sức mạnh quân sự của nước Mỹ. Chiến dịch "Lai-nơ-bếch-cơ II" ném bom rải thảm ồ ạt trực tiếp vào Thủ đô Hà Nội, để đè bẹp các ông, được tổ chức với quy mô và lực lượng lớn chưa từng có. Chưa kể số lượng lớn máy bay chiến thuật, bộ chỉ huy không quân chiến lược huy động gần hết máy bay B52 hiện có và đặc biệt được đảm bảo an toàn cho nó bằng hệ thống gây nhiễu điện tử dày đặc. Vì thế, tôi nghĩ, các ông có giỏi lắm cũng không chịu nổi quá ba ngày. Và khi đó chắc chắn, ở Hội nghị Pari các ông sẽ không còn cách nào khác là phải ký kết Hiệp nghị Pari theo những điều kiện mà ông Kít-xinh-giơ của chúng tôi đã  đưa ra.

        - Thế cảm nghĩ của anh khi bay vào vùng trời Hà Nội khi ấy và bây giờ?

        - Thưa các ông, rất bất ngờ và sợ hãi. Bất ngờ là khi thấy tên lửa của các ông bắn lên. Sợ hãi là khi bị bắn trúng và khi bị bắt sống. Còn bây giờ thì xấu hổ cho nước Mỹ chúng tôi và vẫn còn sợ. Sợ sự thông minh và lòng dũng cảm của các ông, ngẫm nghĩ lại đó chính là nguyên nhân đê các ông chiến thắng.

        Đấy chính là cuộc gặp gỡ đã  diễn ra với không khí thoải mái như thế. Thoải mái và cởi mở đến mức tự bộc lộ cả đời tư và còn "phỏng vấn" cả chúng tôi khi ho hỏi đồng chí phi công về sự so sánh đánh giá hơn kém giữa các loại, máy bay. Sau này, khi được trả về Mỹ, cũng như Đơ-ran-cao-xki và một số phi công khác đã  viết sách, báo phê phán, chỉ ra nguyên nhân thất bại của cuộc tập kích này. Yunin viết sách nhan để: Thảm kịch của cuộc hành quân "Lai-nơ-bếch-cơ II", nhắc lại một cách thích thú câu trả lời của đồng chí phi công chúng tôi:

        "Máy bay loại nào cũng vậy, đều có mặt tốt và mặt chưa hoàn chỉnh. Đó là điều ta phải nghiên cứu khi sử dụng, nhưng cái chính vẫn là con người quyết định".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 05:56:05 am »


        Cũng như khi đánh vùng Khu Bốn, chỉ huy không quân Mỹ không dám nói lên sự thật mục tiêu mà họ đánh phá. Không biết lời họ khai có thật không nhưng những phi công tù binh Mỹ trên những chiếc "pháo đài bay" đều nói rằng, họ không được phổ biến đánh mục tiêu gì ở Hà Nội.

        Tốp phi công lái B52 xuất phát đêm 18 tháng 12 từ căn cứ Utapao Thái Lan bị bắn rơi đã  khai trong tâm trạng chưa hết sợ hãi:

        - Chúng tôi bay từ Utapao Thái Lan đến, không tiếp dầu, bay triển khai đội hình hoàn chỉnh, theo đường Thượng Lào vào Việt Nam. Lúc đang bay, có sĩ quan điện tử thông báo: có thể Việt Nam đang theo dõi chúng ta. Mọi người vô cùng lo sợ. Hôm ở căn cứ, 18 tháng 12, có mấy máy bay và người mất tích không ai bảo ai nhưng đều trong một tâm trạng thấp thỏm lo âu. Chúng tôi đã  từng bay vào phía nam Hà Nội, thật là kinh khủng. Lần này thì chúng tôi không sao thoát khỏi lưới lửa phòng không của các ông. Lạy chúa, may mà còn sống. Tên trung tá lái chính, thượng sĩ chuyên ném bom và bắn súng máy có thể bị bắn tan xác vì không kịp nhảy dù. Chúng tôi ngạc nhiên hết sức khi được lệnh chuẩn bị lên đường, được biết thêm là bay vào vùng trời Hà Nội, ôi, thật là kinh khủng!

        Một tên khác kể với tâm trạng bực dọc vì bị đánh lừa:

        - Lực lượng B52 không phải là vô địch, không phải là át chủ bài như các loa tuyên truyền thổi phồng lên. Họ giết chết chúng tôi, may mà được Việt Nam cứu sống, tha tội chết. Lúc còn ở trường họ dạy cho chúng tôi rằng, B52 chỉ thích ứng đánh mục tiêu lớn, khu quân sự lớn có diện tích hàng chục dặm vuông. Ở miền Bắc Việt Nam, ngay Hà Nội, qua bản đồ không có mục tiêu nào như vậy. Chúng tôi hiểu rằng đánh vào Hà Nội là vùng đông dân cư là nhằm mục đích khác. Chúng tôi được hội ý tác chiến kỹ trên bản đồ, không thể nhầm lẫn được. Họ không phổ biến rõ mục tiêu gì. Nếu có hỏi thì họ bảo cứ theo bản đồ tác chiến. Mệnh lệnh mà! Họ bảo đánh đêm sẽ loại trừ, hạn chế tối đa tên lửa SAM và máy bay MiG của các ông, không có gì phải lo. Tất cả băn khoăn của chúng tôi đều được họ lập luận biến báo thuyết phục. Nhưng sự thật thì khác hẳn. Nhiều thiết bị trên máy bay ít tác dụng, đội hình cồng kềnh, thông qua mục tiêu rất khó, rút ra không dễ. Vào ra đều có những nhược điểm, mục tiêu to làm mồi cho pháo lớn, tên lửa và cả MiG của các ông. Thế chủ động thuộc về các ông. Tất cả đã  chuẩn bị sẵn sàng. Lúc chúng tôi vừa đến địa điểm để triển khai đội hình ổn định thông qua mục tiêu thì phòng không các ông đã  bắn rực đỏ cả trời. Thế là các ông đã  thấy chúng tôi từ xa.

        - Từ 18 đến 24 tháng 12 năm 1972, ở căn cứ Utapao Thái Lan của chúng tôi, nhiều máy bay không trở về sau khi xuất kích. Không ai biết những phi công bạn chúng tôi số phận sẽ ra sao? Chúng tôi chán ngán nhiều người thoái thác nhiệm vụ, không muốn đi chiến đấu lấy lý do sức khỏe. Ai cũng hoang mang, đi liệu có về được không, thật khủng khiếp! Chúng tôi công khai bàn tán rằng, nếu B52 còn đánh vào Hà Nội thì còn bị bắn rơi nhiều. Vì cứ tiếp tục thì nhiều người nữa tiếp tục không trở về, phải chết trong tăm tối. Những phi công được may mắn trở về thì trong tâm trạng khủng khiếp trước lưới lửa phòng không dày đặc, đủ các tầng của các ông. Các ông thật là tài tình trong việc chống nhiễu. Các ông rất dũng cảm, thông minh lắm, bây giờ chúng tôi hiểu. Các ông sẽ chiến thắng!

        Một tù binh khác khai:

        - Tại căn cứ An-đéc-sơn, Guam, thiệt hại của không quân chiến lược là rất nặng nề. Đơn vị tôi tham gia đánh phá Hà Nội. Từ ngày đầu có nhiều máy bay B52 bị bắn rơi, những ngày tiếp theo, ngày nào cũng có B52 không trở về... Thật là khủng khiếp!

        Mười hai ngày đêm B52 đánh phá Hà Nội, số phi công tù binh Mỹ ở trại giam Hỏa Lò ngày càng đông thêm. Các phi công tù binh im lặng, trong tâm trạng hồi hộp lẫn lo sợ. Họ nằm nghe B52 rải thảm Hà Nội, miệng lẩm nhẩm cầu Chúa. Họ hiểu, chính quyền Mỹ đã  phạm tội hủy diệt đối với loài người. Nhiều người tỏ ra xấu hổ, ân hận, có người nói lên tiếng nói phản đối "mục đích giết người hàng loạt của chính quyền Mỹ".

        Phi công tù binh Mỹ nói đúng, càng đánh phá Hà Nội, Mỹ càng thiệt hại ngày càng nhiều B52, càng bị nhân loại lên án.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 05:56:34 am »


        Trung tướng Nguyễn Văn Tiên, nguyên Tư lệnh Phòng không - Không quân, khi B52 đánh Hà Nội, Hải Phòng, ông là Phó Tư lệnh có mặt tại Phủ Lỗ -  nơi có xác B52 đầu tiên bị quân và dân ta bắn rơi tại chỗ. Ông cũng là người chứng kiến buổi hỏi cung tên phi công tù binh B52 theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân để hiểu về âm mưu gây nhiễu của máy bay địch. Người trực tiếp hỏi cung phi công tù binh Mỹ là Phan Mạc Lâm:

        "Giặc lái B52 đêm đó nhảy dù xuống, bị nhân dân ngoại thành Hà Nội nhanh chóng bắt gọn cả ê kíp đưa về trại giam Hỏa Lò. Ngay hôm sau, ngày 19 tháng 12 năm 1972, Bộ Tư lệnh Phòng không -  Không quân đề nghị Bộ Tổng tham mưu cho khai thác giặc lái B52, quan trọng nhất là vấn đề gây nhiễu. Anh Mạc Lâm giỏi tiếng Anh, được Bộ Tổng tham mưu giao cho khai thác giặc lái theo yêu cầu nội dung của Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân. Tên giặc lái gây nhiễu được đưa đến phòng hỏi cung:

        - Anh làm nhiệm vụ gì trên máy bay B52?

        - Thưa ông, tôi là sĩ quan sử dụng máy gây nhiễu.

        - Trên B52 có những loại gây nhiễu gì và có bao nhiêu máy gây nhiễu?

        - Thưa ông, có máy rải nhiễu tiêu cực bằng những sợi kim loại, B52 phun ra để gây nhiễu làm cho trên màn hiện sóng rađa khó phát hiện mục tiêu. Ngoài ra trên B52 của tôi có chín máy gây nhiễu tích cực tự động - máy dò tần số của rađa và của đài điều khiển tên lửa của đối phương, gây nhiễu để đối phương không phát hiện được B52.

        - Có nhiều máy gây nhiễu, anh là sĩ quan gây nhiễu sao không tạo ra nhiễu lại để máy bay anh bị bắn rơi?

        - Thưa ông, các máy gây nhiễu đều hoạt động. Nhưng, lạy chúa, khi B52 bay vào vùng trời Hà Nội, thì đạn cao xạ, tên lửa của các ông bay đỏ trời xung quanh máy bay tôi. Tôi chẳng hiểu vì sao máy bay chúng tôi gây nhiễu rất nặng mà các ông vẫn bắn trúng.

        - Anh thấy thế nào khi nhảy dù xuống đất?

        - Thưa ông, nhảy dù vừa chấm đất thì tôi bị người dân Việt Nam nơi ấy trang bị súng, gậy gộc, giáo mác, bủa vây bốn phía và bắt gọn hết chúng tôi. Chúng tôi sợ khiếp vía, nhưng tôi vẫn cảm ơn người Việt Nam các ông, bắt chúng tôi nhưng không đánh đập, chỉ trói tay và đưa lên xe chở về đây...".

        7 giờ sáng ngày 30 tháng 12 năm 1972 chính quyền Mỹ buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và đề nghị gặp phái đoàn ta tại bàn đàm phán. Ngày 27 tháng 1 năm 1973 "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình tại Việt Nam" được ký kết.

        Như vậy là chỉ trong 12 ngày đêm, Mỹ đã  mở một cuộc tập kích chiến lược đường không chưa từng có trong lịch sử chiến tranh thế giới, đánh vào Hà Nội, Hải Phòng. Theo số liệu thống kê của Quân chủng Phòng không - Không quân, Mỹ đã  huy động 193 máy bay chiến lược B52, xuất kích 663 lần/chiếc, tập trung chủ yếu vào khu vực Hà Nội tới 444 lần/chiếc... Đây cũng là lần đầu tiên Mỹ sử dụng cả một biên đội F111 khoảng 50 chiếc xuất kích mỗi đêm từ mười đến hai mươi lăm lần/chiếc xen kẽ các đợt B52 ném bom rải thảm. Đồng thời Mỹ còn huy động một ngàn máy bay chiến thuật của không quân và hải quân ở các căn cứ quân sự ở Thái Lan và sáu tàu sân bay, xuất kích 920 lần/chiếc để bảo vệ B52 đánh sân bay và các trận địa phòng không. Từ ngày 18 đến ngày 29 tháng 12 năm 1972, Mỹ đã  dùng các loại bom đạn rải thảm hòng hủy diệt Hà Nội với mười bảy ngàn tấn làm chết một ngàn ba trăm người dân vô tội. Nhà trắng và Lầu năm góc tin chắc rằng, bằng cuộc tập kích bất ngờ với sức mạnh lớn nhất của máy bay chiến lược B52 sẽ đè bẹp được ý chí của Việt Nam, bắt Việt Nam chấp nhận mọi yêu cầu ngang ngược của Mỹ tại Hội nghị Pari. Nhưng thực tế hoàn toàn không theo ý đồ ngông cuồng của giới quan chức chóp bu của Nhà trắng và Lầu năm góc, sức mạnh Việt Nam đã  một lần nữa làm nên một Điện Biên Phủ mới - "Điện Biên Phủ trên không".

        Chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không" của Việt Nam càng phơi bày bản chất hiếu chiến vô nhân đạo của tổng thông Mỹ Ních-Xơn và chính quyền Mỹ. Chiến công của quân và dân ta mà đỉnh cao là đập tan cuộc tập kích chiến lược B52 vào Hà Nội, Hải Phòng, chôn vùi ý chí xâm lược của lũ cướp nước từ bên kia đại dương.

        Trận "Điện Biên Phủ trên không" là một cuộc đọ sức quyết liệt không chỉ về ý chí tinh thần mà còn là sức mạnh khoa học kỹ thuật quân sự. Điện Biên Phủ trên không thể hiện sức mạnh vượt trội về lực lượng phòng không nhân dân Việt Nam - chúng ta đủ sức đè bẹp những vũ khí tối tân của nền công nghiệp quốc phòng hiện đại nhất thời bấy giờ của Mỹ. Mạnh được yếu thua. Mỹ phải thừa nhận thất bại thảm hại trong cuộc đụng đầu lịch sử này.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM