Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 12:05:22 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Nhà tình báo và những phi công tù binh  (Đọc 7996 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2020, 05:45:36 am »


TAN XÁC "CÁNH CỤP CÁNH XÒE"

        Máy bay ném bom F111A được Mỹ đưa vào Việt Nam từ tháng 3 năm 1968. Tháng 9 năm 1972 Mỹ lại đưa thêm hai đại đội F111A gồm 148 chiếc thuộc liên đoàn không quân 47 sang sân bay Tắc Li, Thái Lan tăng cường đánh phá miền Bắc. Đây là loại máy bay mới nhất, có thể thay đổi cánh để tăng giảm tốc độ nên được mệnh danh là "cánh cụp cánh xòe". F111A nặng 32 tấn, tốc độ bay từ 250 - 300m/s, có khả năng mang được mười tấn bom - bằng hai lần số bom của năm chiếc máy bay F4, máy bay F1ll cấu tạo đặc biệt, có thiết bị tự động để có thể bay cao hoặc thấp trên các địa hình phức tạp đến ném bom mục tiêu không cần hệ thống dẫn đường. Lợi hại của loại máy bay này còn là khả năng gây nhiễu cho phù hợp với việc chiến đấu ở địa hình phức tạp, F111A được trang bị nhiều khí tài và trang bị điều khiển để có thể bay men theo các triền núi, ven sông biển cực thấp. Chúng thường hoạt động ban đêm, đi lẻ đối phó với cả ba loại vũ khí phòng không lợi hại của ta là tên lửa, máy bay tiêm kích và pháo phòng không tầm thấp. Mặc dù có nhiều chức năng ưu việt nhưng F111A cũng còn là loại máy bay thử nghiệm, chưa thật hoàn hảo. Chính những phi công Mỹ thông thạo loại máy bay mới này thừa nhận. Trung tá phi công tù binh Giêm Uy-li-êm O-nên, sinh năm 1930 bị bắt ở Hòa Bình ngày 29 tháng 9 năm 1972 nói về F1ll:

        - Đây là loại máy bay mới. Nhiều người cho là tuyệt vời, rất hiện đại. To lớn, cánh xòe ra và cụp vào được. Một kỳ công của công nghệ chế tạo máy bay. Nhưng F1ll chưa thật hoàn hảo, đang trong thời gian thử nghiệm. Mỗi một máy bay Fill giá 15 triệu USD đắt tiền hơn cả giá một chiếc B52. Vì cớ giá béo bỏ như thế nên nhiều công ty chế tạo máy bay sản xuất để kiếm lời. Có điều là người lái F1ll là gửi tính mạng cho máy móc. Phó mặc cho hàng vạn chi tiết máy. Nếu lái máy bay F4 bay cao, vào ban ngày thì một khi có trục trặc máy móc thông thường người lái có thể xử lý được. Lái F1ll thì chịu, bay nhanh 800 kilômét/giờ, bay thấp ở độ cao 200m, bay đêm tối mịt mù, chỉ một trục trặc nhỏ cũng thành thảm họa.

        Lạy chúa! Những tên lái F1ll xấu số thường bị đạn không kịp nhảy dù. Cái chết rất thảm thương, một mình trong đêm tối.

        Lần đầu tiên không quân Mỹ dùng F1ll hoạt động đêm trên vùng trời Tây Bắc.

        Đêm 17 tháng 10 năm 1972 dân quân xã Tiền Châu huyện Vĩnh Lạc đã tổ chức một tổ súng máy phục kích đón lõng và đã bắn rơi một chiếc.

        Máy bay Fill được Mỹ rêu rao là "cánh cụp cánh xòe" với nhiều chức năng có thể làm cho các loại súng phòng không của ta mất tác dụng nhưng rồi cũng không tránh khỏi số phận nơi mồ chung với các loại "thần sấm" "con ma".

        Đế quốc Mỹ đưa F1ll vào Việt Nam tham gia đánh phá miền Bắc, giới chóp bu ở Lầu năm góc tưởng có thể xoay chuyển được tình thế nghĩa là có thể vượt mặt các loại súng phòng không của ta, đánh phá vào ban đêm có hiệu quả. Sự kiện này không những giới quân sự quan tâm mà cả giới báo chí cũng rất sốt sắng theo dõi. Một chiếc bị "mất tích" thế là chúng phải dừng bay để "ngâm cứu". Ngày 28 tháng 9 năm 1972 sau khi thực hiện được bốn phi vụ, một chiếc F111 không thấy trở về căn cứ, hãng AP đã vội vã đưa tin ngay với tâm trạng lo lắng không kém giới quân sự.

        "Mỗi ngày F111 bay từ hai mươi đến ba mươi lần chiếc. Ngày 28 tháng 9 năm 1972 máy bay này tạm ngừng đi chiến đấu sau khi mới bay được bốn phi vụ, trong đó có một chiếc mất tích!".

        Trong cuộc tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội cuối năm 1972, F111 được dùng trong đội hình cùng B52 đánh phá ác liệt. F111 cùng chung số phận với B52 - không thoát khỏi đòn trừng phạt của quân và dân ta. 19 giờ 8 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972, mở đầu cho cuộc tập kích bằng không quân của Mỹ vào Thủ đô Hà Nội. Đài quan sát của ta ở Tam Đảo đã phát hiện nhiều tốp F111 bay vào Hà Nội. Hai phút sau, Đại đội rađa 16 của Trung đoàn 291 phát hiện nhiều nhiễu B52 xuất hiện - "B52 đang bay vào Hà Nội". Ngay từ đầu F111 cùng các máy bay cường kích chiến thuật đánh phá hủy diệt các sân bay nhằm tiêu diệt, chế áp không quân ta, dọn đường cho B52. F111 còn làm nhiệm vụ xung kích đánh phá các trận địa tên lửa, pháo phòng không ở nội thành. Có đợt chúng huy động cả một liên đội F111, mỗi đêm từ 10-25 lần chiếc hoạt động xen kẽ giữa các đợt ném bom rải thảm của B52.

        Trong 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không" năm chiếc F111 bị bắn rơi. Tự vệ Hà Nội cũng góp một phần chiến công.

        Mấy ngày đầu Mỹ tập kích vào Hà Nội, quân và dân ta biết được sự nguy hiểm của loại máy bay "cánh cụp cánh xòe", phát hiện quy luật hoạt động của F111, Bộ tư lệnh Thủ đô quyết định tổ chức trận địa phòng không tầm thấp đón lõng đánh F111 tại trận địa Vân Đồn. Một số liên đội dân quân tự vệ được tổ chức trực chiến cơ động bắn máy bay tầm thấp trong đó có Liên đội tự vệ Khu Hoàn Kiếm – Hai Bà Trưng. Liên đội gồm năm khẩu súng máy phòng không 14,5mm của ba nhà máy: Gỗ 42 Khu Hoàn Kiêm hai khẩu, Cơ khí Mai Động có hai khẩu và Cơ khí Lương Yên có một khẩu. Họ là nam nữ cán bộ, công nhân còn rất trẻ, hăng hái nhưng lại là những cây súng trực chiến rất cừ. 21 giờ ngày 22 tháng 12 năm 1972, kíp trực phát hiện từ phía tây bắc Hà Nội có một chiếc F111A bay sát mặt sông qua cảng Hà Nội. Lúc này ba khẩu đội trong đó có các tự vệ kỳ cựu Bùi Mai, Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Thị Hiếu, Nguyễn Công Cường, Tống Văn Xuyên do Thái Văn Quang làm khẩu đội trưởng. Được lệnh nổ súng, các trận địa đồng loạt điểm xạ. Những đường đạn thẳng căng rạch trời đêm chụm chính xác vào chiếc F111A. Máy bay trúng đạn bốc cháy như một ngọn đuốc lao nhanh về phía tây rơi xuống huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Chỉ với mười chín viên đạn súng máy, Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng đã bắn rơi một máy bay tối tân nguy hiểm của Mỹ nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22 tháng 12, góp vào chiến công chung trong trận chiến thắng lịch sử "Điện Biên Phủ trên không".

        Một trong năm khẩu súng máy 14,5mm lập chiến công ngày ấy được đưa về Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam cùng với cánh máy bay F111. Trên một góc cánh máy bay có dòng chữ "Liên đội tự vệ Hoàn Kiếm - Hai Bà Trưng bắn rơi ngày 22 tháng 12 năm 1972".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2020, 05:46:51 am »

         
HẠM ĐỘI 7 HẾT "LÀM MƯA LÀM GIÓ"

        Chiến tranh ở Việt Nam do Mỹ tiến hành đã gây ra biết bao đau thương tang tóc cho nhân dân ta ở cả hai miền Nam Bắc. Cuộc chiến cũng đã làm cho Mỹ thiệt hại lớn về mọi mặt. Báo Mỹ - Tuần tin tức số ra ngày 5 tháng 2 năm 1973 đã nhận xét:

        "Cuối cùng, Mỹ bắt đầu rút khỏi một cuộc chiến tranh sa lầy đã từng làm đau khổ bốn đời tổng thống và làm mất chức một tổng thống, đã chia rẽ đất nước một cách sâu sắc hơn bất cứ một sự kiện nào từ sau nội chiến, rốt cuộc bị đại đa số dân Mỹ coi như một sai lầm bi thảm. Nó đã khiến Mỹ mất 46.000 sinh mạng trong chiến đấu và 146 tỷ đôla trong hơn một chục năm (những con số này còn dưới sự thật). Nhưng cái giá nặng nề hơn là trên đất nước tinh thần bị đau thương đến nỗi, tin tức hòa bình chỉ gây một cảm giác nhẹ nhõm vì thấy đau khổ đã chấm dứt".

        Cuộc chiến đem đến sự tổn thất nặng nề đối với nền quốc phòng Mỹ. Riêng lực lượng hải quân, ngày 1 tháng 3 năm 1972 trong báo cáo trước ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ, bộ trưởng hải quân Mỹ Giôn-sa-phi thú nhận tổn thất:

        "Khi tôi đảm nhiệm chức vụ bộ trưởng hải quân Mỹ vào tháng 1 năm 1969 nước Mỹ đang dính líu nặng nể vào cuộc chiến tranh Việt Nam. Tài nguyên và tài năng của ta bị dồn cả vào cố gắng này. Những tàu chiến hiện đại nhất, mới nhất đều đưa đến chiến trường này... Các tàu chiến Hạm đội 7 được ưu tiên số một. Những vũ khí hiện đại nhất, mới nhất, tốt nhất được dành cho Hạm đội 7, khiến cho các đơn vị hải quân Mỹ ở các nơi khác trên thế giới, kể cả Hạm đội 6 đều phải chịu thiệt thời...".

        Những năm đầu mở rộng chiến tranh phá hoại ra miền Bắc, hạm đội Mỹ hàng ngày vẫn diễu võ dương oai ngoài Biển Đông. Từ những hàng không mẫu hạm trên Hạm đội 7, máy bay hải quân Mỹ cất cánh vào ném bom miền Bắc nước ta. Càng mở rộng chiến tranh thì máy bay các loại dù tối tân mấy cũng bị thiệt hại ngày càng nặng nề. Những nhà thò trên các chiếc tàu sân bay nhằm an lòng phi công Mỹ nhưng những trận đi ném bom miền Bắc rất nhiều phi công không trở lại hạm tàu càng làm cho tinh thần của chúng nao núng, nhiều tên hoảng loạn thoái thác trách nhiệm bằng nhiều cách. Trong lịch sử của hải quân Mỹ sau chiến tranh thế giới lần thứ 2, Hạm đội 7 phải gánh chịu những tổn thất từ những cuộc tiến công của hải quân và không quân Việt Nam.

        Trước trận tiến công miền Bắc bằng không quân, ngày 2 tháng 8 năm 1964 tàu Mađốc của Hạm đội 7 ngang nhiên xâm phạm vùng biển nước ta. Được lệnh của cấp trên, Phân đội 3 của Tiểu đoàn 135 Hải quân nhân dân Việt Nam gồm ba tàu phóng ngư lôi 333, 336 và 339 lên đường, nhằm thẳng mục tiêu địch tiến tới. Bốn mươi ba năm sau, năm 2007, Đại tá Nguyễn Xuân Bột, nguyên thuyên trưởng tàu 333 trực tiếp tham gia cuộc tiến công tàu Mađốc kể lại:

        "14 giờ ngày 2 tháng 8 năm 1964 phân đội 3 đang neo đậu ở bắc Hòn Mê tỉnh Thanh Hóa được lệnh tiến về hướng bắc chặn đánh tàu Mỹ đang xâm phạm vùng biển nước ta. Thông thường, tàu ngư lôi chỉ làm nhiệm vụ chiến đấu khi mà về phía ta có máy bay, tên lửa trên bờ cùng các lực lượng khác phối hợp chiến đấu làm tê liệt hỏa lực địch từ trên tàu chúng. Trong trận này ba tàu ngư lôi của ta đánh một tàu khu trục hiện đại của Mỹ có sức cơ động cao 30 - 32 hải lý/giờ, có hỏa lực mạnh gồm các loại pháo tầm xa, tầm gần từ 123mm trở lên bố trí dày đặc trên boong tàu lại có máy bay yểm trợ là một cuộc chiến không cân sức. Theo tài liệu tổng kết của Hải quân Nga trong đại chiến thế giới lần thứ 2, để đánh tàu khu trục có tốc độ 30 - 32 hải lý/giờ phải dùng 12 tàu phóng ngư lôi hình thành một mặt quạt thì bắn 24 quả mới có một quả ngư lôi trúng tàu. Thế mà tàu Mađốc lại là loại tàu được trang bị vũ khí hiện đại, được cải tiến, có sức cơ động cao gấp hai lần khu trục hiện đại thế chiến thứ 2. Một cuộc chiến không cân sức, cho nên, quá trình vận động để tiếp cận mục tiêu vô cùng khó khăn nguy hiểm. Vừa phải khôn khéo tránh các làn hỏa lực của các loại pháo, chúng dùng pháo tầm xa bắn xé đội hình ta. Cần ăng ten máy thông tin 609 bị pháo địch bắn gãy khiến cho việc liên lạc giữa các tàu trong phân đội gặp khó khăn hơn. Trong quá trình tiến công hai tàu 336 và 369 mất khả năng cơ động nên pháo từ tàu địch tập trung vào tàu ngư lôi 333. Gần tiếp cận đến mục tiêu thì quả ngư lôi ống trái bị trúng pháo địch bốc cháy nghi ngút. Chỉ còn một quả ngư lôi ống phải nên tàu lệch, tôi ra lệnh cho chiến sĩ cơ điện tăng hết tốc lực chiếm mạn tàu bên phải của địch, lệnh cho pháo thủ Phạm Bá Phong dùng pháo hai nòng 14,5mm bắn quét boong tàu địch và kéo cò bắn quả ngư lôi còn lại. Pháo trên tàu địch câm họng, chúng chạy tán loạn. Bắn xong, tàu 333 ra khỏi khu vực chiến đấu cũng là lúc năm máy bay địch đến ném bom vào mũi tàu. Tàu chúng tôi tiếp tục chiến đấu với máy bay địch gần hai mươi phút. Một chiếc máy bay địch bốc cháy nên cả tốp máy bay địch cút luôn. Chúng tôi nhanh chóng trở về căn cứ lúc đó là 22 giờ cùng ngày. Kết thúc trận đánh, tàu 336 thiệt hại nặng nhất, thuyền trưởng Nguyễn Văn Tự và một pháo thủ hy sinh. Trời nhá nhem tối mới tìm thấy tàu 336 rồi kéo về Sầm Sơn, Thanh Hóa...".
« Sửa lần cuối: 25 Tháng Hai, 2020, 06:14:17 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:02:25 am »


        Năm 1972, Hạm đội 7 lại bị không quân ta tiến công. Đại tá Lê Huy, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, nguyên Trung đoàn phó Trung đoàn không quân Yên Thế, người trực tiếp chỉ huy trận đánh tàu khu trục Mỹ, kể lại:

        "Trung tuần tháng 4 năm 1972, Mỹ đánh phá mạnh trở lại miền Bắc. Bộ phận đánh tàu khu trục vào Quảng Bình. Tôi là trung đoàn phó được chỉ định chỉ huy trực tiếp trận đánh, lập sở chỉ huy tiền tiêu tại sân bay Đồng Hới... Trung đoàn chọn ba phi công có thành tích xuất sắc bay biển và tập ném bom cùng với chúng tôi đi ô tô theo đường 15 vào chiến trường. Đó là Lê Xuân Di, Nguyễn Văn Bảy B, anh em vẫn gọi là Bảy con vì trùng họ lẫn tên với Anh hùng quân đội Nguyễn Văn Bảy. Người thứ ba là Nguyễn Văn Lục. Ngày 18 tháng 4 năm 1972, hai chiếc MiG-17 bay thấp, bí mật chuyển từ sân bay Gia Lâm vào Vinh nạp thêm dầu rồi tiếp tục lách núi hạ cánh an toàn xuống sân bay đã  chiến Troóc (Quảng Bình) hồi 17 giờ 30 phút. 15 giờ ngày 19 tháng 4 năm 1972, bốn chiếc khu trục hạm nối đuôi nhau vào pháo kích ven biển Quảng Bình từ Nhật Lệ đến Bố Trạch. Tin tức từ trạm rađa và các vọng gác liên tiếp báo về Sở chỉ huy. Bằng mật hiệu, tôi báo động sẵn sàng chiến đấu cho sân bay Troóc. Phải hạ quyết tâm, tôi quyết định cho xuất kích. Thế là tôi liền bấm hai lần vào nút máy bộ đàm như quy ước sẵn với trung đoàn phó phụ trách cất cánh cho biên đội Lê Xuân Di và Nguyễn Văn Bảy B cất cánh ngay. Lúc đó là 16 giờ 05 phút. Sân bay Troóc cách sân bay Đồng Hới 40km. Mấy phút sau đã  thấy động cơ phản lực quen thuộc dội tới. Vừa vặn, rađa và các vọng quan sát đều báo cáo về biên đội khu trục hạm đã  đến gần cửa Lý Hòa. Lúc này tôi mới lệnh cho Tiêu, trợ lý tác chiến và Thanh dẫn đường bật đài đối không để chỉ thị mục tiêu và dẫn dắt biên đội. 16 giờ 13 phút, biên đội trưởng Di báo cáo phát hiện mục tiêu.

        Tôi hạ lệnh:

        - Hướng công kích từ đất liền ra biển. Nhằm hai chiếc đi đầu!

        - Rõ, xin phép công kích!

        Tôi phấn khởi nghe rõ từng tiếng một của Di, nhảy lên khỏi hầm chỉ huy, chĩa ống nhòm về phía Lý Hòa. Quả thật là từ trong bờ nhìn ra biển theo ánh mặt trời, nhìn rất xa và rất rõ. Bỗng hai chấm đen tách khỏi máy bay đi đầu. Di chắc đã  cắt bom. Mặt biển bỗng nhiên cuồn cuộn hai vệt nước trắng xóa hướng hơi chếch vào mạn tàu phía trước của chiến hạm đi đầu. Đó là chiếc tuần dương hạm Ô-cho-hao-ma-xi-ti. Một quả bom vọt lên nổ trúng mặt boong. Bảy B bay sau, không nhìn rõ mục tiêu. Khi nhìn rõ thì cự ly đã  quá gần không kịp công kích. Anh bay sát sàn sạt qua nóc boong chiếc khu trục hạm Hích-bi vừa được tổng thống Ních-Xơn tuyên dương vì đã  có công cứu nhiều phi công ở sát cửa biển Hải Phòng. Hai quả bom như hai quả ngư lôi siêu tốc rẽ sóng nổ trúng boong tàu và hông trái của chiếc khu trục hạm Bích-bi phá bung một mảng lớn vỏ thép dày làm nổ tung kho chứa đạn khiến nó bốc cháy. Cả hai hạm tàu đều trở tay không kịp...

        Ngày 20 tháng 4 năm 1972, Hãng AP (Mỹ) đưa tin:

        "Hích-bi đang pháo kích thì MiG bay tới, một quả bom 250 bảng Anh lao xuống, boong của hạm bốc cháy, một đoạn lớn của hông trái bị phá toang, ụ súng chứa đầy đạn nổ tung. Tiếng la hét, kêu cứu thất thanh, quang cảnh thật buồn thảm, các khẩu pháo bị vỡ toác như loa kèn. Cuộc tiến công này thật nghiêm trọng vì đây là lần đầu tiên miền Bắc Việt Nam dùng MiG đánh Hạm đội 7 Mỹ".

        Và đây là lời thú nhận của bộ trưởng bộ hải quân Mỹ về thất bại thảm hại của hải quân Mỹ trong chiến tranh Việt Nam:

        "Năm 1969 hải quân Mỹ có 926 tàu chiến. Đến cuối năm 1972 con số này tụt xuống còn 657 chiếc và trong năm 1973 hải quân Mỹ chỉ còn có dưới 600 tàu chiến. Có thể nói, đến cuối 1973 sô tàu chiến Mỹ sẽ tụt xuống con số thấp nhất trong 32 năm qua. Việc giữ lại một số binh sĩ đã  hết kỳ hạn phục vụ là một vấn đề hết sức khó khăn...".

        Kết thúc chiến tranh của Mỹ ở Việt Nam, phi công Mỹ ngày càng sa đọa cướp bóc lẫn nhau kể cả đối với những phi công thực hiện nhiệm vụ di tản người Mỹ ra khỏi miền Nam Việt Nam trong những ngày cuối tháng 4 năm 1975. Báo Mỹ viết về những ngày cuối cùng trên Hạm đội 7 ở Nam Việt Nam như sau:

        "Các phi công được lệnh bay ra Hạm đội 7. Một chiếc trực thăng chở đầy rượu ra tới nơi, nhưng viên thuyền trưởng nhìn chiếc máy bay rồi hét: "vứt, vứt, vứt". Thế là chiếc máy bay chất đầy rượu quý trên đó bị hất ra bên ngoài mạn tàu xuống nước. Hầu hết các máy bay khác cũng chịu chung số phận. Các phi công treo máy bay sát mặt nước rồi nhảy ra bên ngoài, một phương pháp khá may rủi và liều lĩnh... Khi đã   lên đến những tàu chiến khác của Hạm đội 7, các phi công của Air American - những người đã  thực hiện những công việc cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam, nhận ra rằng, họ bị đối xử một cách tồi tệ. -  Chúng tôi bị lính thủy đánh bộ trên tàu quấy nhiễu và đối xử một cách thô bạo, như thể chúng tôi là những tên tội phạm - Uây-nơ Lan-nơn nhớ lại - có thể họ đã  nghe câu chuyện về những tên lính đánh thuê được trả lương hậu hĩnh để chuyên chở ma túy. Họ lục soát thân thể chúng tôi kỹ lưỡng, tịch thu vũ khí cá nhân của chúng tôi. Chúng tôi không bao giờ được thấy lại vũ khí của mình nữa. Một người trong chúng tôi mất 500USD, hộ chiếu của anh ta bị một lính thủy đánh bộ lấy mất. Chỉ trong một đêm trên tàu của Hạm đội 7, chúng tôi mất nhiều hơn toàn bộ những gì đã  mất trong suốt những năm hoạt động ở Việt Nam".

        Đến 8 giờ sáng hôm sau, những người tham gia chiến dịch di tản của Air American đã  ngồi trong phòng nóng tới 37 độ và không có máy điều hòa nhiệt độ. Người của sứ quán Mỹ nhanh chóng can thiệp, nhưng các phi công còn phải ở lại đấy cho đến 6 giờ chiều hôm đó. Lính thủy đánh bộ gác ngoài cửa, những ai muốn rời khỏi phòng đều bị ngăn cản thô bạo: "Trong đòi tôi chưa bao giờ lại cảm thấy tồi tệ như khi ấy - Lan-nin nói - Nó làm tôi bị tổn thương nặng nề. Tôi không muốn mình rời Việt Nam theo cách này!".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:03:31 am »

 
TỬ ĐỊA HÀM RỒNG

        Trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ở miền Bắc Việt Nam có một địa danh đã  trở thành huyền thoại về sức mạnh Việt Nam trong cuộc đọ sức với không lực Hoa Kỳ. Cầu Hàm Rồng là mục tiêu số một mà mấy năm đầu cuộc chiến tranh, không quân Mỹ tập trung đánh phá. Ngay từ tháng đầu tiên tiên hành chiến tranh phá hoại miền Bắc, bộ chỉ huy liên quân Mỹ đã  vạch kế hoạch đánh gục chiếc cầu này. Sĩ quan không quân Mỹ không bao giờ nghĩ đến phải tử chiến trên chiếc cầu nhỏ rất dễ nhận thấy gác đầu giữa hai mỏm núi trơ trọi, cả không quân của hải quân cũng như không quân của không quân Mỹ đều tin - chỉ một vài trận ném bom là dứt điểm. Chúng cũng đã  dự kiến kể cả trường hợp cầu Hàm Rồng được phòng không bảo vệ cẩn thận hơn những mục tiêu khác. Nhìn vào bản đồ, cầu nằm kề biển, phi công của hải quân đều nghĩ thế - chỉ cần không quân của hải quân giải quyết là đủ.

        Biết được âm mưu mở rộng chiến tranh, tập trung đánh phá giao thông từ vĩ tuyến 20 trở vào, ta tích cực chuẩn bị lực lượng bảo vệ cầu Hàm Rồng. Ngoài các đơn vị pháo phòng không, Bộ tư lệnh Phòng không - Không quân chủ trương sử dụng lực lượng không quân tiêm kích hiệp đồng với lực lượng phòng không mặt đất.

        Ngày 2 tháng 4 năm 1965 máy bay trinh sát RF.101 bay vào cầu Tào và Hàm Rồng chuẩn bị cho chiến dịch mang tên "Sấm rền 32". Thật không may cho chúng, chiếc RF.101 mới bay qua cầu Tào đã  bị Đại đội 3 Trung đoàn 234 bắn cho tan xác. Ngày hôm sau nhiều tốp máy bay từ Hạm đội 7 tiến đánh cầu Đò Lèn. Từ những phút đầu cuộc tiến công đánh phá một chiếc F4 của địch đã  bị bắn hạ! 0 giờ nhiều tốp máy bay từ biển bay vào đánh phá Hàm Rồng. Không quân nhân dân Việt Nam xuất kích. Hai biên đội MiG-17 do Phạm Ngọc Lan và Trần Hanh chỉ huy quần nhau với chúng. Ngay từ ngày đầu ra quân, không quân ta đã  lập công xuất sắc, bắn rơi hai chiếc máy bay phản lực Mỹ.

        12 giờ 58 phút ngày hôm sau không quân Mỹ lại tiến đánh Hàm Rồng.

        Trong sáu tháng trời với gần hai mươi trận lớn nhỏ cây cầu vẫn đứng vững. Mật độ qua lại ở cầu Hàm Rồng và phà Ghép vẫn đông đúc. Hàm Rồng đã   trở thành "tử địa" đối với phi công Mỹ. Nghe nói đến Hàm Rồng, phi công nào cũng rùng mình.

        Có phi công sau khi bị bắt đã  nhận xét: "Sau nhiều phi vụ đánh cầu, cả không quân của hải quân và không quân của không quân đều bàng hoàng thốt lên: Nom cầu không có gì ghê gớm, trông ngon xơi lắm, thế mà lại phức tạp. Tất nhiên là nó có một địa thế khá tốt là núi hai đầu nên đánh sập đầu cầu rất khó. Đánh vào giữa thân cầu thì bom đạn rơi xuống sông. Đánh tạt sườn thì mục tiêu quá bé. Đánh dọc cầu thì núi cản và hứng hết bom. Cơ quan tham mưu liên quân Mỹ nhiều lần bàn bạc khá kỹ về chiến thuật, kể cả việc sử dụng loại bom gì nhưng vẫn không thành công. Đánh lớn, đánh nhỏ, đánh lẻ đều thất bại. Chỉ huy liên quân gần như phát điên lên về cây cầu kỳ lạ này, nó vẫn sừng sững hiên ngang thách thức, chưa tìm được cách đánh hiệu quả. Thật là nỗi nhục cho không lực Hoa Kỳ".

        Trận địa phòng không của dân quân tự vệ Nam Ngạn, Hoằng Hóa khắp nơi. Tất cả với tinh thần "Quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược!". Tất cả đều không sợ, chiến đấu bằng lòng dũng cảm và ý chí gang thép. Nhiều đơn vị dân quân Hàm Rồng lên núi cao bắn đón máy bay Mỹ bổ nhào xuống đánh cầu. Những đường đạn các loại súng của ta làm cho phi công Mỹ khiếp sợ. Chúng phải cắt bom từ xa, từ trên cao không theo bài bản. Trong phòng giao ban trên các hạm tàu, nhiều phi công Mỹ kể cả khi đã  ở trong trại vẫn không bằng lòng khi nghe nói tinh thần yếu kém của họ. Nhưng cũng có phi công thực tình không hiểu nổi tại sao Việt Nam - ở đâu cũng có một lưới lửa phòng không dày đặc như thế?

        Một phi công tù binh tâm sự:

        "Là quân nhân, chúng tôi cũng muốn tìm ra nguyên nhân về việc mình làm, dù là thành công hay thất bại. Có lẽ cơ quan tham mưu tác chiến của Mỹ, chắc chắn sẽ phải tìm ra các biện pháp mới, một loại bom hoặc tên lửa tự điều khiển bắn từ xa để đỡ thiệt hại như bây giờ. Chỉ có một điều, miền Bắc có nhiều cầu, Mỹ còn phải trả giá đắt và cũng biết bao bến bãi khác tiếp tục duy trì tiếp vận qua sông. Mỹ có thể đánh sập cầu bao nhiêu lần đi nữa thì tôi tin huyết mạch giao thông vẫn tồn tại. Đó là một thực tê tôi thấy được, khi tôi bị bắt. Hàm Rồng là một bài học mà Mỹ cần nhanh chóng rút kinh nghiệm".

        Một phi công tù binh khác được dẫn giải từ Quảng Bình ra Hà Nội. Anh ta lái máy bay F105 đánh phá Quảng Bình, phi vụ thứ bốn mươi bảy đánh phá miền Bắc, bị bắn rơi ngày 10 tháng 8 năm 1968. Tất nhiên là phải bịt mắt và phải đi suốt đêm, phần vì đường sá bị ném bom đang san lấp, phần vì lo sợ làm sao anh ta ngủ được.

        Về đến trại, anh ta nói với Mạc Lâm:

        - Đêm qua là một đêm làm tôi tỉnh ngộ. Tôi không ngủ được không phải vì đường xấu, xe chao đảo. Tôi không ngủ được vì đã  được chứng kiến hàng vạn người Việt Nam đang làm việc trên khắp các con đường. Tôi không nhìn thấy mà nghe thấy. Tôi nghe thấy thật xúc động. Họ đang sửa đường, sửa cầu vừa bị máy bay Mỹ đánh phá, có cả tiếng động cơ xe đi lại không ngớt. Gần chục con sông, xe chở tôi qua, có cả phà, ca nô nữa... Thế mà bọn lái máy bay trinh sát điện tử, trinh sát vũ trang không thấy gì hết. Chúng tưởng nhân dân các ông chạy trốn hết vào rừng sâu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:04:16 am »


        Câu chuyện về hai cựu phi công Mỹ với "người bạn" nằm lại Việt Nam 37 năm giúp ta hiểu thêm về những người lính phòng không tài giỏi của Hàm Rồng: Hai viên phi công Mỹ là E-ve-ret Cha-ri lái chính và Giôn Đa-vit hoa tiêu lái máy bay F4B xuất kích từ tàu sân bay Kity Hawk vòng qua Ninh Bình đánh cầu Hàm Rồng vào ngày 14 tháng 5 năm 1967. Khi hạ thấp độ cao ném bom xong định vòng phía biển về lại căn cứ thì máy bay bốc cháy, hai người phải nhảy dù ra ngoài. Tất nhiên là bị dân quân Hoằng Hóa, Thanh Hóa tóm gọn, sau đó được đưa về trại giam Hỏa Lò. Năm 1973, theo Hiệp định Pari, E-ve-ret Cha-ri và Giôn Đa-vit được trao trả về Mỹ. Chiếc máy bay F4B rơi xuống bãi cát ven sông Mã nên khá nguyên vẹn và được nhân dân địa phương bảo quản cho đến năm 1976 được đưa về trưng bày ở Bảo tàng Phòng không - Không quân minh chứng cho sự xâm lược của Mỹ. Cũng là may mắn hiếm có - nhờ một người Mỹ là Ga-ri Uây-nơ, phó giám đốc công ty Steny (Mỹ) chuyên tư vấn và thiết kế công trình giao thông. Ga-ri Uây-nơ là người đã  "thiết kế" cho hai phi công tù binh Mỹ trở lại Việt Nam năm 2004. Hai cựu phi công tù binh Mỹ đến Bảo tàng Phòng không - Không quân. Hơn một giờ, gặp lại đúng chiếc phi cơ F4B được mệnh danh là "con ma" do họ lái họ không khỏi ngạc nhiên. Hết chui xuống gầm lại lên ngồi vào buồng lái, quan sát kỹ từng lá cánh quạt động cơ máy bay như để khẳng định một điều gì. Thì ra, trước đây, khi máy bay rơi hai người đều khẳng định là do trục trặc về kỹ thuật, không phải do súng của phòng không bắn hạ. Đến lúc này, sau khi tìm hiểu kỹ, tận mắt nhìn thấy những vết đạn ở cả động cơ và một vài nơi khác trên máy bay họ mới chịu thừa nhận là F4B bị bắn rơi. Đúng là quân và dân Hàm Rồng là địch thủ lợi hại của những con quạ sắt Mỹ. Chiến công của Trung đoàn pháo cao xạ 228 - đơn vị mười năm chiến đấu bảo vệ cầu Hàm Rồng còn lưu lại trong lịch sử đơn vị:

        "15 giờ 30 ngày 14 tháng 5 năm 1967, Đại đội 4 trận địa đặt trên đồi Quyết Thắng đã  bắn rơi chiếc F4B xuống địa phận bến đò Đại ven sông Mã, cách cầu Hàm Rồng ba kilômét".

        Trên bầu trời Hàm Rồng, Không quân nhân dân Việt Nam đã  lập công xuất sắc ngay từ trận đầu tiên ra quân. Đoàn không quân Sao Đỏ, cũng là cái nôi của Không quân Việt Nam được thành lập ngày 3 tháng 2 năm 1964. Hơn một năm sau - ngày 3 tháng 4 năm 1965, những chiếc MiG thân yêu tung cánh trên bầu trời đánh trả máy bay phản lực hiện đại của Mỹ để bảo vệ cầu Hàm Rồng. Chiến thắng trận đầu ra quân được nhà báo Nguyễn Phúc Âm ghi lại trong bài "Từ trận đầu đánh thắng".

        "Ấy là ngày 3 tháng 4 năm 1965, chúng tôi được lệnh xuất kích. Hai biên đội lên tiêu diệt địch trên vùng trời Thanh Hóa. Biên đội của các anh Trần Hanh, Phạm Giấy làm nhiệm vụ kiềm chế, yểm hộ và nghi binh còn biên đội của các anh Phạm Ngọc Lan, Phạm Văn Túc, Hồ Văn Quỳ và Trần Anh Phương trực tiếp tấn công. Phát hiện được địch, biên đội trưởng biên đội chiến đấu lập tức hạ lệnh sổ 2 vào công kích. Địch quay ngoắt lại đối đầu với số 2. Ngay tức khắc biên đội trưởng lao tói yểm hộ và cùng bấm nút tên lửa, chiếc máy bay địch bốc cháy. Đánh tan đội hình tốp trước, biên đội trưởng cùng số 2 lộn lại cùng số 3 và số 4 tách thành hai gọng kìm, bám chặt bốn chiếc F105. Chúng hốt hoảng tháo chạy. Nhưng ra tối biển thì loạt đạn chính xác nữa của Phạm Ngọc Lan kịp vùi thêm một chiếc nữa xuống biển xanh...

        Tiếp sang ngày 4 tháng 4 năm 1965, chúng tôi lại được lệnh đánh địch tại đây. Lần này các anh Phạm Ngọc Lan và Lê Trọng Long làm nhiệm vụ nghi binh và yểm trợ, còn các anh Phạm Giấy, Trần Hanh, Lê Vinh Huân và Trần Nam nô súng tiến công. Biên đội chiến đấu lao tới khi địch đang bổ nhào trút bom xuống cầu Hàm Rồng. Căm thù sôi lên trong lòng các chiến sĩ, mặc địch đông hơn gấp sáu lần, các anh xuyên thẳng giữa đội hình chúng. Mói vài phút đầu số 3 và số 4 đã  bắn rơi hai chiếc. Song suốt 30 phút sau cuộc quần đuổi dằng dai, quyết liệt, sở chỉ huy gọi biên đội trở vế, nhưng thấy địch ỷ thế đông, cố vây chặt máy bay ta, các anh quyết định ở lại đánh đến cùng. Và hiệp hai này, thêm hai tên cướp nữa tan xác, đưa số máy bay địch bị tiêu diệt qua hai cuộc chiến đấu lên tới sáu chiếc trong đó có bốn chiếc F105 và hai chiếc F8U...".

        Không quân Việt Nam anh hùng liên tiếp lập nhiều chiến công trên bầu trời Hàm Rồng Thanh Hóa.

        Sau nhiều năm chiến đấu, cầu Hàm Rồng oằn mình gánh chịu không biết bao nhiêu bom đạn đủ loại của không quân Mỹ vẫn sừng sững hiên ngang nối liền mạch máu giao thông cho đất nước. Trên vùng trời này, đã  có hơn một trăm máy bay Mỹ phải đền tội. Chỉ trong hai ngày mồng 3 và mồng 4 tháng 4 năm 1965 đã  có 47 máy bay Mỹ tan xác.

        Nhiều phi công Mỹ tham gia vào cuộc chiến tranh như một cái máy hiện đại thiếu nhân tính vì không hiểu đất nước và con người Việt Nam. Họ lao vào trận chiến như con thiêu thân, không có ý chí chiến đấu và hậu quả là lũ lượt kéo nhau vào trại giam Hỏa Lò.

        Cuộc chiến tranh Việt Nam đã  làm cho họ tỉnh ngộ nhiều điều. Ta hiểu vì sao nhiều phi công tù binh Mỹ sau này về nước tham gia đấu tranh đòi chính quyền Mỹ bình thường hóa nhanh chóng quan hệ giữa hai nước. Họ phản đối chiến tranh của Mỹ ở Trung Đông, I-Ran...
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:04:36 am »


        Chuyện về vợ chồng phi công tù binh Mỹ Ha-li-bơ-tơn thật là cảm động: Được trao trả về Mỹ từ ngày 12 tháng 2 năm 1973, cựu tù binh phi công đã  nhiều lần trở lại Việt Nam, thăm lại đất nước đã   cưu mang ông những năm là tù binh chiến tranh. Ông đến Việt Nam còn là vì một lý do rất riêng - tìm lại một kỷ vật thời ông là phi công chiến đấu ở Việt Nam 40 năm về trước. Mỗi lần đến Việt Nam điểm đầu tiên Ha-li-bơ-tơn ghé thăm là Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam ở đường Điện Biên Phủ Hà Nội. Ông lặng lẽ nhìn ngó những hiện vật bảo tàng như tìm kiếm một thứ gì, không ai rõ?

        Năm 2005 ông cùng vợ và một số người bạn Mỹ trở lại Việt Nam. Vào Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam, ông tách đoàn, lang thang một mình xem các hiện vật. Ồng dừng lại khá lâu bên chiếc tủ kính trưng bày khá nhiều hiện vật về phi công Mỹ bị bắt sống ở miền Bắc từ năm 1964 đến 1972. Mọi người ngạc nhiên khi thấy ông sửng sốt reo lên: "My shoes! My shoes!" (Giày của tôi! Giày của tôi!). Ông gọi vợ đến chỉ vào đôi giày trong tủ kính, mừng rỡ nói: "Đây là giày của tôi. Chữ "Haly" tôi viết vẫn còn kia!".

        Ông tâm sự với vợ và những người bạn Mỹ cùng đi:

        "Tôi đã  nhiều lần đến thăm bảo tàng này, ngắm đi ngắm lại những hiện vật về phi công Mỹ, xác máy bay mà không tìm được một vật nào là của mình. Vậy mà lần này, thật tình cờ, may mắn cho tôi...".

        Trận đánh mà Ha-ly tham gia là ngày 17 tháng 10 năm 1965. Ông kể: "Tôi lái chiếc F4 từ hướng bắc bay thẳng vào vùng Kép - Lạng Sơn, chưa kịp tiếp cận mục tiêu, chúng tôi vấp phải lưới lửa phòng không tầng thấp, tầng cao dày đặc. Chúng tôi vừa tìm cách tránh tên lửa vừa phải tính kế tiếp cận mục tiêu. Nhưng không kịp, một quả tên lửa lao trúng vào máy bay. Máy bay chúng tôi bốc cháy dữ dội, tôi kịp bấm dù...". Với Ha-ly những kỷ niệm về Việt Nam, về tám năm sống ở Hỏa Lò thật có ý nghĩa - "Chúng tôi trở về Mỹ bằng một bộ quần áo, trên tay xách chiếc xắc du lịch đựng đồ tư trang do Chính phủ Việt Nam trang bị. Rất nhiều phi công chúng tôi mang chiếc điếu hút thuốc lào, quạt nan sử dụng khi sống ở Hỏa Lò - Hà Nội làm kỷ niệm". Điều cảm động hơn là sau đó, vợ Ha-ly, bà Mác-na Ha-li Bơ-tơn sang Việt Nam. Bà tham gia dạy cho các em học sinh ở trường trẻ mồ côi Hoa Sữa hai tháng. Bà đến Bắc Hà (Lào Cai) để mua lợn tặng cho các gia đình nghèo ở đây. Bà cũng đi thăm trại trẻ mồ côi ở Hội An, Đà Nẵng, tặng học bổng cho học sinh nghèo ở Huế. Bà tâm sự:

        "Ân tượng lớn nhất về cuộc chiến tranh của người Mỹ ở Việt Nam chính là những đứa trẻ bị ảnh hưởng của chất độc da cam mà tôi từng gặp. Chiến tranh thật là độc ác".

        Mạc Lâm kể về trường hợp trung tá phi công tù binh Ha-ri Gien-kin:

        - Ha-ri Gien-kin sinh năm 1927 tại Oa-sinh-tơn, trung tá lái máy bay A4E bị quân và dân Quảng Bình bắn rơi ngày 13 tháng 11 năm 1965. Anh ta cũng là một trong những "ngôi sao" của hải quân Mỹ, bị bắt vào năm thứ 20 trong quân ngũ với gần một ngàn phi vụ. Kinh nghiệm cũng nhiều, đã  trải qua nhiều chiến dịch đánh phá không ít sóng gió thế mà lại bị trúng đạn trong một phi vụ rất bình thường ở Quảng Bình trên chiếc máy bay A4E. Ha-ri Gien-kin nhớ lại:

        - Tôi không hề biết loại súng nào bắn rơi chiếc A4E của tôi. Đi vào miền Bắc Việt Nam, dù ở phía nam vĩ tuyến 19 hay gần khu vực Hà Nội, cái may rủi nhiều hơn, sống chết tính từng phi vụ, từng giờ, từng phút. Chưa có cách nào hạn chế tối đa hỏa lực phòng không Việt Nam khi tiến hành một phi vụ oanh kích, kể cả trinh sát vũ trang. Ngoài vĩ tuyến 19 còn có cả tên lửa và không quân thì càng phức tạp. Không một ai có thể khoe là tài giỏi được.

        Ha-ri Gien-kin tâm sự với tôi cả những suy nghĩ về đối phương:

        - Hình như không có gì đảm bảo được yếu tố bất ngờ của bất cứ phi vụ nào. Bộ đội Việt Nam làm chủ mặt đất, chờ sẵn, sẵn sàng bắn máy bay Mỹ, khi tiếp cận vào mục tiêu. Các mục tiêu ở Quảng Bình được cấp trên chỉ thị đánh đi đánh lại nhiều lần nhưng lần sau hỏa lực phòng không lại mạnh hơn lần trước. Qua một năm rồi, dù là một sĩ quan tác chiến lâu năm của một đơn vị, tôi cũng không rút được kinh nghiệm gì. Cơ quan tác chiến cấp trên cũng tính toán điều này song không chỉ là các yếu tố chiến thuật, kỹ thuật, bom đạn mà còn có một sức mạnh khác là tinh thần của quân nhân Mỹ.

        Lúc này về không quân của hải quân có ba tàu sân bay lớn hiện đại nhất đã  đến là In-tơ-prai-sơ, Ren-sơ và In-đơ-pen-den-sơ. Loại máy bay A4D, E cường kích đã  nhiều hơn. Loại A6A cũng nhiều hơn để ném bom bay bằng, đánh đêm. về phía không quân của không quân cũng có thêm một số trung đoàn bay F105, F4 và một số đội cấp cứu vừa triển khai ở Thái Lan. Đó là dấu hiệu rất mới của cuộc leo thang bắt đầu. Chiều hướng chiến cuộc sẽ tăng lên về mật độ đánh phá, có thể đánh ở tầm thấp nhiều kể cả ban đêm. Phạm vi đánh phá sẽ lớn hơn, đi Xa và sâu hơn".

        Tôi kể cho anh ta nghe hai phi vụ cấp cứu mới xảy ra. Vụ ở Hòa Bình hai sĩ quan bị tóm cổ. Một phi vụ khác, máy bay cấp cứu sợ quá bay đi mất, phi công nằm kiệt sức ở trong núi sâu.

        Gien-kin buồn rầu hỏi:

        - Mấy người đó được các ông cứu chứ? Có nặng không thưa ông?

        Mạc Lâm:

        - Họ bị thương khá nặng, đều được cứu sống. Chỉ có dân địa phương mới cứu được vì họ nhảy dù vào rừng sâu. Nhân dân và bộ đội cứu phi công Mỹ là xuất phát từ chính sách nhân đạo của Nhà nước Việt Nam. Thế mà, chỉ huy các anh lại khuyên phi công chạy sâu vào rừng, thoát thì ít, chết thì nhiều!

        Ha-ri Gien-kin buồn hơn:

        - Đó là một sai lầm lớn của người Mỹ. Họ phổ biến cho chúng tôi là nhân dân các ngài sẽ không tha cho chúng tôi! Sự thật là chúng tôi không hiểu Việt Nam. Đó cũng là một sai lầm nữa!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:05:13 am »

        
MiG - ĐỐI THỦ ĐÁNG GỜM CỦA PHI CÔNG MỸ

        So với không quân Mỹ, Không quân nhân dân Việt Nam còn quá non trẻ. Phát huy truyền thông của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, Không quân nhân dân Việt Nam lập chiến công từ trận đầu, ra quân là chiến thắng, là nỗi kinh hoàng của không quân Mỹ. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ ra miền Bắc, lực lượng Không quân Việt Nam đã  lập chiên công vang dội. đã  bắn rơi 320 máy bay gồm 19 kiểu loại kể cả "Siêu pháo đài bay" B52 - thần tượng của sức mạnh Hoa Kỳ. Tất cả phi công tù binh Mỹ, chúng ngồi trong buồng lái dù bất cứ loại máy bay nào tối tân nhất của Mỹ cũng đều khiếp sợ những chiếc máy bay MiG-21, MiG-17 của ta. Vào trại giam Hỏa Lò nhiều phi công Mỹ nằng nặc xin gặp cho bằng được đối thủ trên không của mình. Qua những cuộc gặp như thế, chúng càng khâm phục hơn ý chí và lòng quả cảm, trí thông minh của những chiến sĩ lái máy bay chiến đấu Việt Nam.

        Nhiều phi công tù binh Mỹ thường nói lý thuyết về tác chiến "giành ưu thế trên không". Nghĩa là không quân Mỹ phải làm chủ bầu trời khu vực chiến đấu. Trong một trận không chiến máy bay tiêm kích F4, F8 của Mỹ phải làm chủ bầu trời để tiêu diệt MiG của ta. Đúng là trong các cuộc không kích từ vĩ tuyến 19 trở ra, nhất là trong những chiến dịch đánh phá Hà Nội, Mỹ tung nhiều máy bay tiêm kích hòng chế áp không cho máy bay MiG tấn công vào đội hình máy bay ném bom, đảm bảo việc đánh phá có hiệu quả. Nhưng trong thực tế, nhiều lần máy bay tiêm kích Mỹ không gặp MiG đâu cả nhiều khi còn bị MiG xuất thần tấn công vào máy bay tiêm kích và cũng bị MiG tấn công vào cả máy bay cường kích ném bom. Mỹ có ưu thế là số lượng máy bay nhiều nhưng không dễ gì giành được ưu thế là làm chủ bầu trời. Kể cả việc chúng tập trung một số lượng lón máy bay đánh phá các sân bay cũng không ngăn được MiG. MiG thành nỗi ám ảnh đáng sợ đôi với phi công Mỹ khi còn hạn phục vụ không quân Mỹ trong chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.

        Câu chuyện về chiếc máy bay MiG-21 mang số hiệu 4324 và 14 ngôi sao chiến công ở Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam là huyền thoại về chiến công, là biểu tượng của Không quân Việt Nam anh hùng!

        "Chỉ trong năm 1967, chín phi công của Trung đoàn không quân Sao Đỏ đã  thay nhau lái MiG-21 này - cất cánh chiến đấu 69 lần, bay hơn 800 giờ, nổ súng 16 lần, bắn 25 quả đạn và đã  bắn rơi 14 máy bay Mỹ gồm bốn loại khác nhau: chín chiếc F105, ba chiếc F4, một chiếc A4 và một chiếc RF-101. Sáu trong chín phi công được phong danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

        Ngày 30 tháng 4 năm 1966 nhận tín hiệu máy bay địch, Trung đoàn trưởng Trần Mạnh lệnh cho MiG-21 lên đánh. Biên đội Nguyễn Ngọc Độ, Nguyễn Văn Cốc cất cánh. Trong mấy phút hai chiến sĩ đã   bắn rơi hai máy bay Mỹ.

        Ngay sau đó tám chiếc F105 lại tập trung ném bom khu vực Thanh Sơn - Phú Thọ. Vào lúc 16 giờ 29 phút trung đoàn trưởng lại quyết định cho MiG-21 xuất kích. Lê Trọng Huyên lái chiếc MiG-21 mang số hiệu 4324 tham gia chiến đấu. Trận đánh diễn ra trong một phút. Thượng úy Lê Trọng Huyên bình tĩnh, dũng cảm bắn rơi một F105 trên bầu trời tỉnh Thái Nguyên. Thượng úy Vũ Ngọc Đỉnh cũng bắn rơi một F105 khác. Biên đội trở về an toàn. Ngôi Sao Đỏ đầu tiên được in trên máy bay MiG-21 mang số hiệu 4324.

        Trong dịp tháng 5 mừng thọ Bác, Không quân nhân dân Việt Nam đã  lập thành tích xuất sắc bắn rơi 19 máy bay các loại. Liên tiếp trong hai ngày, ba ngôi sao liên tiếp được gắn lên MiG-21 mang số hiệu 4324.

        Ngày 4 tháng 5 năm 1967 đại úy Phạm Thanh Ngân lập chiến công ghi thêm một ngôi Sao Đỏ nữa. Anh đã  bắn rơi một chiếc F105 trên vùng trời Tam Đảo. Ngôi Sao Đỏ thứ ba thuộc về chiến công của trung tá Nguyễn Ngọc Độ bắn rơi chiếc máy bay mà chúng mệnh danh là "con ma" - F4 vào ngày hôm sau mùng 5 tháng 5 trên bầu trời Thái Nguyên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:07:44 am »


        Một tháng sau, ngày 5 tháng 6 trên bầu trời tỉnh Tuyên Quang, trung úy Nguyễn Văn Lý hạ thêm một máy bay "thần sấm" nữa.

        Ngôi Sao Đỏ thứ sáu được in vào ngày 5 tháng 7 bởi chiến công của Nguyễn Văn Huyên bắn rơi chiếc máy bay A4 trên bầu trời tỉnh Hải Dương.

        Những ngày cuối tháng 8 đến đầu tháng 10 năm 1967 là những năm chiến thắng rực rỡ của MiG-21. Trong đó ngày 10 tháng 9 trên bầu trời Mộc Châu - Sơn La, Anh hùng Nguyễn Hồng Nhị lái máy bay MiG-21 mang số hiệu 4323 bắn rơi một RF101.

        Tháng 7 lại có thêm các ngôi Sao Đỏ bảy, tám, chín, mười như hoa mùa xuân làm đỏ thêm cho máy bay 4323.

        Ngày 7 tháng 11, hai lần xuất kích, Nguyễn Hồng Nhị, Đặng Ngọc Ngự lần lượt cưỡi MiG-21 mang số hiệu 4323 lập chiến công bắn rơi một F4 và một F105 trên bầu trời Yên Bái, Hà Bắc.

        Phạm Thanh Ngân đã  lập chiến công mang về ngôi Sao Đỏ thứ hai trong ngày 4 tháng 5, bốn tháng sau anh lại lập công với ngôi Sao Đỏ thứ chín - ngày 18 tháng 11 anh xuất kích đã  bắn rơi F105.

        Ngôi Sao Đỏ thứ mười dành cho chiến công của Nguyễn Văn Cốc diệt một F105 trên vùng trời Đất Tổ Hùng Vương vào ngày 20 tháng 11 năm 1967.

        Những ngày cuối năm, địch đánh phá dã man vào Thủ đô Hà Nội, quyết tâm không quân phải bắn thật nhiều máy bay Mỹ để trả thù cho đồng chí đồng bào rạo rực trong lòng những người lính. Các sân bay đều là mục tiêu tấn công liên miên của giặc lái Mỹ. Được dân quân và nhân dân giúp đỡ, sân bay được sửa chữa và máy bay ta lại cất cánh chiến đấu. MiG-21 mang sô' hiệu 4324 lại tiếp tục lập công: Ngày 12 tháng 12 Nguyễn Văn Cốc lại lập thêm một ngôi Sao Đỏ thứ 11, Vũ Ngọc Đỉnh liên tiếp bắn rơi hai F105 mang về hai ngôi Sao Đỏ 12, 13.

        Hai ngày sau, sáng 19 tháng 12 diễn ra trận đánh hiệp đồng của biên đội bốn chiếc MiG-17 Trung đoàn 923 và biên đội hai chiếc MiG-21 Trung đoàn 921 trên vùng trời Tam Đảo, bắn rơi bôn máy bay địch, cản phá có hiệu quả một đợt đánh phá của máy bay Mỹ vào Hà Nội. Máy bay MiG-21 mang sô hiệu 4324 của đại úy Nguyễn Đăng Kinh bắn hạ một F-4 mang về ngôi Sao Đỏ thứ 14".

        "Đoàn không quân Sao Đỏ" cái nôi của Không quân Việt Nam - ra đời vào ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Cán bộ và chiến sĩ Không quân Việt Nam luôn nhớ lời dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh:

        "Phải cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao. Đã  đánh là đánh thắng, thắng ngay trận đầu... Phải luôn luôn học tập, rèn luyện để tiến bộ...".

        Khắc sâu lời Người, Không quân Việt Nam làm đúng những điều Bác dặn. Ngay từ những trận ra quân đầu tiên, ngày 3 và 4 tháng 4 năm 1965 trên bầu trời Hàm Rồng Thanh Hóa đã  lập công xuất sắc -  tiêu diệt sáu máy bay phản lực hiện đại nhất của Mỹ - có bốn chiếc "thần sấm" F105 và hai chiếc "con ma" F8U. Tuy đội ngũ phi công còn non trẻ, lực lượng còn nhỏ, kinh nghiệm ít, phải đương đầu với những phi công nhà nghề lão luyện, phương tiện kỹ thuật hiện đại với nhiều thủ đoạn xảo quyệt nhưng không quân ta luôn giành thế chiến thắng. Trong mười năm tham gia chiến đấu (1965-1975), trong bất cứ hoàn cảnh nào, ngay từ những ngày đầu xuất kích đến 12 ngày đêm "Điện Biên Phủ trên không", trên bầu trời miền núi, đồng bằng hay trên biển, không quân cùng sát cánh với các đơn vị bạn làm nên những chiến công vang dội. Càng chiến đấu, Không quân Việt Nam càng thông minh, sáng tạo, chiến đấu với hiệu quả cao. Tỷ lệ bắn rơi máy bay địch bắt sống giặc lái Mỹ ngày càng lớn. Trận đầu trên bầu trời Hàm Rồng ngày 4 tháng 4 năm 1965 biên đội Trần Hanh, Phạm Giấy, Lê Vinh Huân, Trần Nam diệt gọn cả tốp máy bay địch. Trận "1 thắng 36" của phi công Hà Văn Chúc, ngày 3 tháng 1 năm 1968, bắn rơi chiếc F105. Ngày 27 tháng 12 năm 1972 phi công Phạm Tuân bắn rơi pháo đài bay B52 của Mỹ...

        Hai cựu phi công Mỹ là E-vơ-rét Sác-lơ lái chính và Giôn Đa-vít hoa tiêu trên chiếc máy bay F4B từ tàu sân bay Kitty Hawk vào đánh phá Hàm Rồng đã   bị quân và dân Thanh Hóa bắn rơi ngày 14 tháng 5 năm 1967. Hơn ba mươi năm sau có dịp trở lại Việt Nam, đến thăm Bảo tàng Phòng không - Không quân. Hai cựu phi công tù binh Mỹ chú ý và đến ngay khu trưng bày chiếc MiG-21 lập nhiều chiến công. Chiếc F4B được mệnh danh là "con ma", còn chiếc MiG được gọi bằng tên thân thương là "én bạc". Hai phi công Mỹ nói rằng, họ được nghe kể nhiều, nghe các phi công tù binh Mỹ kể cho nhau về nỗi kinh hoàng khi bất ngờ gặp MiG. MiG nhỏ gọn hơn "thần sấm" "con ma" của Mỹ nhưng luôn luôn là đối thủ đáng sợ cho phi công Mỹ mỗi lần bay ra đánh phá miền Bắc.

        Phi công tù binh Mỹ nhận xét:

        - MiG của các ông rất lợi hại. Nhỏ nhưng bay linh hoạt. Tôi chỉ kịp thấy MiG thì máy bay tôi đã  rung lên dữ dội.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:10:18 am »

   
SAM 31 - "KHẮC TINH" CỦA B52

        Thiên la địa võng của lưới lửa phòng không là nỗi kinh hoàng của phi công Mỹ khi bay vào miền Bắc. Đại tá Mạc Lâm mỗi lần gặp phi công tù binh Mỹ, câu đầu tiên họ nói là nỗi kinh sợ thực sự đối với tên lửa và Không quân Việt Nam. Tên lửa SAM 3 thực sự là khắc tinh của các loại máy bay hiện đại của Mỹ nhất là pháo đài bay B52. Nhân dân Hà Nội tự hào đặt cho tên lửa SAM 3 là "Rồng lửa Thăng Long". Rồng lửa Thăng Long đóng một vai trò rất quan trọng trong cuộc chiến "Điện Biên Phủ trên không".

        Có được chiến công trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 là kết quả của cả một quá trình nhiều năm binh chủng tên lửa nói riêng, Quân chủng Phòng không - Không quân dày công nghiên cứu tìm ra cách đánh máy bay hiện đại Mỹ theo cách độc đáo của Việt Nam.

        Từ tháng 7 năm 1966, thực hiện lời căn dặn của Bác, Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân đã  điều Trung đoàn tên lửa 238 vào tuyến đầu Vinh Linh tìm đánh B52 để rút kinh nghiệm cho toàn quân chủng.

        Ngày 17 tháng 9 năm 1967 Tiểu đoàn 84 phóng hai quả tên lửa bắn rơi hai chiếc B52. Khi đánh B52, một trong những khó khăn là nhiễu. Quân chủng cũng đã  có nhiều chuyên đề nghiên cứu tìm ra cách chống nhiễu có hiệu quả. Việc Trung đoàn rađa 290 nghiên cứu khám phá ra tín hiệu máy bay B52 trong dải nhiễu dày đặc mở ra một khả năng lớn cho các trắc thủ nhận diện chính xác B52. Kết quả có được là sự khổ luyện của trắc thủ rađa cả về khả năng nhận biết của đôi mắt tinh tường và đôi bàn tay điều khiển khéo léo. Phong trào "Vạch nhiễu tìm B52" được nhân lên rộng rãi trong toàn binh chủng.

        Ngày 22 tháng 11 năm 1972, lúc 21 giờ 44 phút, Tiểu đoàn 44 của Trung đoàn 263 đã  phóng hai quả tên lửa vào tốp ba chiếc B52, bắn rơi một chiếc. Bốn phút sau, Tiểu đoàn 43 đã  phóng hai quả đạn bắn rơi một chiếc B52. Trong hai chiếc B52 bị bắn rơi có một chiếc rơi cách sân bay U Ta Pao Thái Lan 64km. Hãng tin Mỹ UPI tháng 11 năm 1972 thừa nhận: "Một chiếc B52 bị tên lửa Bắc Việt bắn trúng và rơi xuống biên giới Lào - Thái Lan". Chiến thắng đã  góp phần khẳng định lòng tin bộ đội tên lửa có thể bắn rơi tại chỗ B52.

        Bước vào cuộc thử lửa cuối năm 1972 trên bầu trời Hà Nội tên lửa của ta đã  lập công xuất sắc.

        20 giờ 13 phút, kíp chiến đấu dưới sự chỉ huy của Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng bám sát dải nhiễu đặc thù B52. Khi B52 đã  vào tầm bắn, hai quả đạn vút lên không trung tiêu diệt ngay một chiếc B52G. Lần đầu tiên người Hà Nội nhìn thấy "pháo đài bay" cháy rực đỏ mặt hồ. Rồng lửa Thăng Long lao lên trời cao vít cổ "pháo đài bay" Mỹ. Chiếc B52G như một bó đuốc khổng lồ rơi xuống cánh đồng Chuôm, thuộc xã  Phủ Lỗ huyện Đông Anh cách trận địa chưa đến 10km. Đó là chiếc B52 đầu tiên trong cuộc chiến 12 ngày đêm cuối năm 1972.

        B52 tan xác ngay trên bầu trời Hà Nội làm nức lòng quân và dân ta từ người lính đến Tổng tư lệnh. Sau khi xác minh, nhìn tận mắt chiếc B52G bị bắn rơi, Trung đoàn 261 lấy một mảnh xác B52G báo cáo lên Bộ tư lệnh Sư đoàn phòng không 361. Bộ Tổng tham mưu báo cáo lên Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Đại tướng rất vui mừng và gửi tới Sở chỉ huy Sư đoàn phòng không 361 lời động viên và biểu dương thành tích các đơn vị đồng thời nhắc nhở:

        "Toàn thể cán bộ, chiến sĩ sư đoàn phòng không bảo vệ thủ đô hãy học tập, phát huy thành tích đã   đạt được của Trung đoàn 261, tiếp tục bắn rơi tại chỗ nhiều B52 hơn nữa!".

        0 giờ 7 phút ngày 19 tháng 12 Tiểu đoàn 58 đánh tiếp trận thứ hai với hai quả đạn... Đạn nổ tốt, qua con mắt của đài quan sát thì tín hiệu mục tiêu vỡ ra như hoa cải nhưng chưa xác định được điểm rơi của B52.

        4 giờ 35 phút, sáu chiếc B52 rải vệt bom suốt dọc từ Hòa Mục đến Mễ Trì. Các tiểu đoàn tên lửa 86, 59, 57 liên tiếp đánh trả dưới làn bom đạn.

        4 giờ 20 phút ngày 19, Tiểu đoàn tên lửa 77 thuộc Trung đoàn 257 do Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn chỉ huy, phát hiện được mục tiêu B52, lập tức hai quả đạn vút lên không trung, kíp trắc thủ được lệnh chuyển sang chế độ bám sát tự động cả ba màn hình. Đạn phóng đi chập hẳn vào tín hiệu mục tiêu bùng nổ! Chiếc B52D bốc cháy rơi xuống cánh đồng xã Tân Hưng, huyện Thanh Oai. Chiếc B52 đầu tiên bị bắn rơi tại chỗ của Trung đoàn 257 cũng là chiếc B52 thứ hai bị rơi tại chỗ trong chiến dịch Mỹ tập kích chiến lược bằng B52 vào Hà Nội. Đó là một trong hai mươi mốt chiếc B52 xuất phát từ căn cứ U Ta Pao lúc 2 giờ sáng.

------------------------
        1. Cách gọi của tác giả không giống với mọi người. Ta vẫn gọi tên lửa thời đánh Mỹ là SAM 2 (S75) khác với SAM 3 (S125) 30/12/1972 mới lắp xong 1 đài 2 rãnh đầu tiên. (Giangtvx)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:12:29 am »


        Vệt bom B52 rải xuống Mễ Trì trong dã  tâm của Mỹ là đánh sập đài phát thanh. Đài Phát thanh tiếng nói Việt Nam có bị hỏng, nhưng cán bộ và nhân viên của Đài bất chấp bom đạn kịp thời sửa chữa. Thế là, sau 9 phút tạm ngừng, Đài Tiếng nói Việt Nam lại dõng dạc, tố cáo tội ác trời không dung đất không tha quân xâm lược, đồng thời báo tin vui cho nhân dân cả nước và bè bạn gần xa:

        "Quân và dân Hà Nội bắn rơi ba máy bay B52 - có hai chiếc rơi tại chỗ, hai máy bay F4 và một máy bay A4 cùng đền tội".

        Qua hai đêm chiến đấu, nhận thấy hiệu suất chiến đấu chưa tương xứng, cần phát huy hơn nữa sức mạnh của rồng lửa Thăng Long, Bộ Tổng tham mưu chỉ huy:

        "Bộ đội tên lửa hoàn toàn tập trung cho nhiệm vụ đánh B52. Rút một số đơn vị pháo, súng máy phòng không ra khỏi chốt, trực tiếp bảo vệ các đơn vị tên lửa".

        Như thế là từ ngày 20 trở đi tên lửa chỉ tập trung tiêu diệt pháo đài bay - lực lượng chủ yếu của cuộc tập kích chiến lược.

        20 giờ 12 phút ngày 20 tháng 12, hai tốp B52 bay vào khu vực phía bắc Hà Nội không qua được những "con mắt thần" rađa của ta. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn tên lửa 93 lệnh phát sóng đài hai cự ly xa. Nhìn thấy dải nhiễu đặc thù B52 anh lệnh cho sĩ quan điều khiển phóng hai quả đạn. B52 xuất hiện dần trên nền nhiễu. Lệnh bồi thêm một quả đạn nữa. B52 trúng đạn lảo đảo mang theo khối lửa lao xuống xã  Yên Thường, huyện Gia Lâm ngoại thành Hà Nội.

        Từ 20 giờ 29 phút đến 20 giờ 38 phút, ba tiểu đoàn 78, 88 và 94 liên tiếp nhả đạn về phía tốp B52 mang số 621. Một chiếc B52 trúng đạn bốc cháy. Các đơn vị pháo phòng không tích cực đánh địch bảo vệ cho tên lửa.

        Gần 2 giờ sáng ngày 21, Tiểu đoàn 79 đưa vào tầm ngắm tốp B52 số 317. Tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến lệnh phóng một quả, diệt ngay một pháo đài bay. Chiếc B52 đầu tiên của tiểu đoàn bắn rơi mở đầu cho đợt chiến đấu thứ hai. Từ 5 giờ 2 phút đến 5 giờ 11 phút, ba tốp B52 là 318, 531, 532 vào đánh khu vực Gia Lâm, Yên Viên. Các tiểu đoàn 57, 77, 78 hiệp đồng chặt chẽ tập trung đánh tốp 318. Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 57 Nguyễn Văn Phiệt lệnh phóng một trong hai quả đạn còn lại, đạn nổ tốt chiếc B52 trúng đạn, cháy to rơi xuống tây nam Hà Nội. Tiểu đoàn 77 bám sát tốp 318, đến thời điểm thích hợp, Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cho phát sóng. Anh quyết định phóng liền hai quả đạn. Lại một chiếc B52 nữa trúng đạn bốc cháy đâm xuống khu vực thị xã Phúc Yên. Đây là chiếc B52 thứ ba bị tiểu đoàn bắn rơi tại chỗ. Quả đạn cuối cùng của Tiểu đoàn 57 cũng đã  kịp chôn vùi tiếp một B52 nữa của giặc Mỹ - máy bay vùi trùm trong ngọn lửa rơi xuống khu vực chợ Thá gần núi Đôi. Trận đánh đêm 21 kết thúc, với 35 quả đạn bộ đội tên lửa đã  bắn rơi bảy máy bay B52, trong đó có năm chiếc rơi tại chỗ.

        Thiệt hại nặng nề làm cho Mỹ choáng váng, mãi đến 0 giờ 37 phút ngày 22, chúng mới huy động 24 chiếc B52 với 36 máy bay chiến thuật hộ tống tiến đánh phía nam Hà Nội trong đó nặng nhất là sân bay và bệnh viện Bạch Mai, Văn Điển, Giáp Bát... Trong vòng 14 phút bộ đội tên lửa ra quân đánh thắng bắn rơi tại chỗ ba máy bay B52.

        Khiếp sợ trước lưới lửa phòng không tầm cao tầm thấp của Hà Nội, ngày 23, chúng đánh phá Hải Phòng. Các đơn vị tên lửa Hải Phòng trừng trị đích đáng quân cướp trời, hai máy bay B52 và nhiều máy bay các loại phải đền tội.

        Tranh thủ ngày nghỉ nhân dịp Nô-en, lực lượng phòng không Hà Nội được tăng cường, có thêm nhiều đơn vị tên lửa và súng máy phòng không của dân quân tự vệ.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM