Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 11:49:27 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đối đầu không cân sức  (Đọc 8650 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2020, 04:23:06 pm »

     
       1- Triển khai thử nghiệm:

        a- Việc thiết kế và chế tạo bộ cải tiến đầu tiên, hoàn toàn là do tổ đề tài của phòng Nghiên cứu Kỹ thuật thực hiện. Bộ khí tài được chọn lắp thử nghiệm là bộ khí tài của tiểu đoàn 76, trung đoàn 257, được kéo về làm ở sân bay Bạch Mai.

        b- Sau khi thử nghiệm thành công bước đầu ở tiểu đoàn 76, tháng 2/1972 Bộ Tư lệnh quân chủng cho đưa vào tiểu đoàn 89, trung đoàn 274, lúc đó bố trí ở Quảng Bình để cùng tham gia chiến đấu với tiểu đoàn 89, đồng thời kiểm nghiệm khả năng bắt B-52, chống nhiễu B-52 và chống tên lửa Shrike. Ngày 30/3/1972, tiểu đoàn 89 cơ động về trận địa ở Cổ Kiềng để nghiên cứu đánh B-52. Bộ khí tài tiểu đoàn 89 lúc đó đã được cải tiến lắp ráp bộ phận nhận phần tử mục tiêu của rađa K8-60. Sau khi lắp ráp hệ thống truyền phần tử mục tiêu cho tiểu đoàn 89 xong, tôi cho anh em rút về, chỉ còn tôi và anh Hoàng Thế Kỳ ở lại cùng tham gia chiến đấu với tiểu đoàn 89. Tôi thường trực ở đài điều khiển còn anh Hoàng Thế Kỳ thường trực ở rađa K8-60. Để phần tử của rađa K8-60 và đài điều khiển tên lửa thống nhất với nhau thì trong công tác chuẩn bị chiến đấu phải lấy hướng chuẩn chung giữa ăng-ten rađa K8-60 và ăng-ten của xe thu phát rađa tên lửa, thông qua việc thống nhất đường ngắm của hệ thống quang học PA-00 và đường ngắm của ăng-ten rađa K8-60. Đường ngắm quang học của ăng-ten rađa K8-60 đã được hiệu chuẩn ở nhà máy sản xuất còn đường ngắm quang học của PA-00 thì đã được hiệu chuẩn thống nhất giữa trục điện của rađa tên lửa và trục quang của hệ thống PA-00 bằng máy bay thử nghiệm khi lắp hệ thống PA-00 lên nóc của xe thu phát.

        Trong thời gian gần hai tháng (22/2/1972 - 6/4/1972), rađa K8-60 đã bắt được mục tiêu 18 lần, trong đó có hai lần bắt được B-52, cự ly bắt được mục tiêu xa nhất là 65km, trung bình 35km đến 45km, bám sát tự động từ cự ly 30km. Dưới đây là một số trận mà rađa K8-60 đã phục vụ tiểu đoàn 89 bắt và bắn máy bay địch:

        • 15 giờ 30 ngày 2/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 45 km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 42 km, khi máy bay đến cự ly 30 km thì rađa K8-60 bám sát mục tiêu tự động truyền phần tử sang đài điều khiển tên lửa, phát sóng ở cự ly 26 km, phóng đạn ở cự ly 23km.

        • 14 giờ ngày 4/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 70 km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu 68 km, độ cao 8 km truyền phần tử cho đài điều khiển. Đài điều khiển phát sóng bất được mục tiêu ở cự ly 45km, phóng đạn ở cự ly 42 km, máy bay B-52 bay vào đến cự ly 32km thì bay ra. Tốp này có ba tiểu đoàn cùng đánh (89, 67, 64). Rađa K8-60 thấy rõ ba mục tiêu B-52, sau khi đánh chỉ còn ba mục tiêu.

        • 2 giờ ngày 5/4/1972, thông báo mục tiêu ở cự ly 70km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 65km, độ cao 9km. Sau khi nhận phần tử của K8-60, đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 40km. Trận này cấp trên không cho đánh.

        • Ngày 6/4/1972, rađa K8-60 phục vụ đánh 4 trận:

        + 8 giờ, thông báo mục tiêu ở cự ly 40km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ớ cự ly 35km, bám sát tự động từ cự ly 30km, độ cao 4km truyền phần tử mục tiêu cho đài điều khiển, đài điều khiển bị nhiễu nặng, phát sóng không bắt được mục tiêu, thực hiện phương pháp bắn bằng 3 điểm bám sát dải nhiễu, kết hợp so kim phần tử K8-60, bắn 2 đạn.

        + 10 giờ, thông báo mục tiêu ở cự ly 41km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 37km, bám sát tự động từ cự ly 33km, độ cao 3km truyền phần tử mục tiêu sang đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 31km, phóng một đạn ở cự ly 25km.

        + 11 giờ 40, thông báo mục tiêu ở cự ly 40km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 30km truyền phần từ mục tiêu cho đài điều khiển phát sóng bắt được mục tiêu ở cự ly 25km, phóng một đạn ỡ cự ly 23km.

        + 14 giờ 20, thông báo mục tiêu ở cự ly 43km, rađa K8-60 bắt được mục tiêu ở cự ly 39km, bám sát tự động từ cự ly 32km truyền phần tử cho đài điều khiển phát sóng, bắt được mục tiêu ở cự ly 25km, phóng 2 đạn, quả 1 ở cự ly 23km.

        • Qua đó, chúng tôi đã rút ra một số nhận xét:

        + Rađa K8-60 bắt được mục tiêu rất tốt, kể cả khi bắt máy bay cường kích hay bắt máy bay B-52 và không hề bị tên lửa Shrike bắn vào. Vì vậy, anh Thức lúc đó là tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 89 đã cho rađa K8-60 mở máy, phát sóng đàng hoàng từ xa nên đã thông báo mục tiêu rất chính xác cho tên lửa chọn thòi cơ phát sóng thích hợp.

        + Hệ thống truyền phần tử mục tiêu giữa rađa K8-60 và đài điều khiển thiết kế ổn định, chính xác nên từ phần tử của rađa K8-60 truyền sang, đài điều khiển tên lửa sau khi so kim thống nhất, phát sóng bắt được ngay mục tiêu.
 
        c- Trên cơ sở kết quả thử nghiệm ở tiểu đoàn 89, trung đoàn 274, tháng 6/1972 tư lệnh Lê Văn Tri chỉ thị triển khai, theo mẫu đã thử nghiệm kết quả, nhân lên 6 bộ nữa cho khu vực Hà Nội để chuẩn bị đối phó với B-52. Để thực hiện kế hoạch đó, Bộ Tư lệnh Quân chủng đã đề nghị Tổng cục Hậu cần giúp đỡ. Chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần Đinh Đức Thiện giao nhiệm vụ cho nhà máy V-119, lúc đó do anh Trần Trọng Toản làm giám đốc. Cho đến tháng 9/1972, nhà máy Z-119 mới chỉ làm được một bộ, cộng với bộ cải tiến do phòng Nghiên cứu Kỹ thuật làm trước đó thì ở khu vực Hà Nội mới có 2 bộ khí tài được cải tiến. Đó là bộ khí tài của tiểu đoàn 57, trung đoàn 261 và bộ khí tài của tiểu đoàn 79, trung đoàn 257. Tiểu đoàn 79 đã đưa bộ khí tài đã được cải tiến vào trực ban chiến đấu từ tháng 9/1972. Trong trận đánh máy bay cường kích của không quân Mỹ vào Hà Nội ngày 6/10/1972, rađa K8-60 đã 3 lần phát hiện mục tiêu, trong đó một lần từ cự ly 60km, một lần từ cự ly 50km, một lần từ cự ly 30km và đều tự động bám sát mục tiêu tốt. Thời gian này, tiểu đoàn 79 chưa sử dụng phần tử của rađa K8-60.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 06:12:24 pm »


        2- Kiểm nghiệm độ chính xác của đề tài cải tiến:

        Để chuẩn bị việc đưa bộ khí tài đã được cải tiến vào sử dụng trong chiến đấu, nhất là phục vụ đánh B-52, việc khẳng định độ chính xác và độ tin cậy của bộ khí tài cải tiến là quan trọng để củng cố lòng tin cho người sử dụng. Được phép của Bộ Tư lệnh Quân chủng, ngày 19/11/1972 (trước ngày B-52 vào đánh Hà Nội đúng 1 tháng), phòng Nghiên cứu Kỷ thuật Quân chủng đã tổ chức một hội nghị tại chỗ ở tiểu đoàn 79, lúc đó bố trí trận địa ở gần cầu Mai Lĩnh, Hà Đông. Máy bay để kiểm tra là một IL-18 và một Mig-21 bay riêng rẽ vào hai thời điểm khác nhau. Tại hội nghị này, có mặt phó Tham mưu trưởng Quân chủng Vũ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện Kỹ thuật Quân sự Hoàng Đình Phu, một số đại diện cục Quân giới Tổng cục Hậu cần, Bộ Tư lệnh rađa, cục Kỹ thuật tên lửa Quân chủng. Cuộc thử nghiệm được diễn ra như sau:

        Lúc đầu rađa tên lửa chưa phát sóng, chỉ có rađa K8-60 phát sóng bắt mục tiêu, bám sát tự động mục tiêu từ 35km và truyền phần tử mục tiêu sang xe điều khiển của tiểu đoàn 79, trắc thủ góc tà và góc phương vị của đài điều khiển bám sát mục tiêu bằng phương pháp so kim thống nhất với phần tử mục tiêu do rađa K8-60 truyền sang. Đến cự ly 28km thì tiểu đoàn trướng tiểu đoàn 79 hạ lệnh cho đài điều khiển phát sóng. Kết quả, mọi người đều thấy, tín hiệu phản xạ mục tiêu xuất hiện đúng giữa đường ngắm của màn hiện sóng góc phương vị và của màn hiện sóng góc tà, trắc thủ đài điều khiển tên lửa vẫn tiếp tục so kim và mọi người quan sát xem tín hiệu phản xạ mục tiêu có bị sai lệch với các đường ngắm hay không? Sau một thời gian, tiểu đoàn trường lại hạ lệnh cho đài điều khiển tên lửa bám sát tự động mục tiêu và mọi người quan sát xem các bộ kim của góc tà và góc phương vị trên khối selsyn có trùng khớp hay không. Thật là bất ngờ, nhất là đối với máy bay IL-18, với tốc độ bay tương đương như B-52, thì sự ăn khớp rất khít với nhau. Còn đối với Mig-21, hai kim có dao động đôi chút khi máy bay vào gần dưới 10km, sai số chỉ là 1 - 2 ly giác do máy bay Mig-21 bay cơ động.

        Hội nghị tại chỗ đã kết luận đánh giá như sau: a- Đánh bằng phương pháp 3 điểm vào tốp máy bay mang máy gây nhiễu, như B-52 chẳng hạn, nếu bám sát theo so kim với phần tử mục tiêu của K8-60 sẽ chính xác hơn bám sát vào dải nhiễu, vì bám sát theo so kim với phần tử của rađa K8-60 chắc chắn là bám sát vào chiếc máy bay còn bám sát theo dải nhiễu dễ bị bám sát vào tốp máy bay, nhất là khi dải nhiễu chưa tách dải, thường xảy ra đối với góc tà của tốp B-52.

        b- Do cánh sóng của rađa K8-60 rất hẹp (1,4 độ) nên khả năng chống nhiễu địa vật của rađa K8-60 rất cao, có điều kiện bắt mục tiêu bay qua vùng đồi núi hoặc bay thấp.

        c- Trong tình hình gây nhiễu của quân đội Mỹ những năm 1970-1972 ở chiến trường Việt Nam, rađa K8-60 chưa bị nhiễu nên hoạt động bắt mục tiêu rất bình thường và không bị tên lửa Shrike bắn vào vì tên lửa Shrike chỉ làm việc ở dải sóng 10cm.

        3- Anh chàng "cổ lỗ sĩ” tham chiến, vạch mặt B-52:

        Đưa anh chàng "cổ lỗ sĩ” vào tham gia cuộc chiến đã phục vụ tên lửa SAM-2 bắt B-52, góp phần vạch mặt B-52.

        Trong 12 ngày đêm B-52 vào đánh Hà Nội, các rađa K8-60 trang bị cho tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 đã nhiều lần bắt được B-52 và đóng vai trò quan trọng chỉ dẫn chính xác vị trí B-52 cho đài điều khiển tên lửa bất B-52 và đánh B-52. Rađa K8-60 ở tiểu đoàn 57 đã 18 lần và rađa K8-60 ở tiểu đoàn 79 đã 12 lần phục vụ đài điều khiển tên lửa bắt B-52. Những số liệu này chúng tôi ghi lại từ sổ ghi chép chiến đấu của hai đài rađa K8-60, đã phối thuộc với tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 suốt 12 ngày đêm của chiến dịch.

        Tài liệu Lịch sử bộ đội tên lửa Phòng không (1965-2005) - Nhà xuất bản Quân đội Nhân dân (Hà Nội, 2005), trong phần viết về các trận đánh B-52 của tiểu đoàn 79 đêm 20/12/1972 và đêm 26/12/1972, đã ghi nhận: "tiểu đoàn 79 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến chỉ huy đã sử dụng phần tử của rađa K8-60 phát sóng bắt được B-52, chuyển sang đánh bằng phương pháp bắn đón, bắn rơi tại chỗ hai B-52”. Ngoài ra, theo thông tin do phó tiến sĩ Trần Xuân Nam, công tác ở Học viện Phòng không viết ở trang 58 trong tập san thông tin chuyên đề Kỷ niệm 25 năm chiến thắng B-52 (số tháng 12/1997) của Trung tâm Thông tin Khoa học Công nghệ Môi trường Bộ Quốc phòng và Bộ Tư lệnh Quân khu Thủ đô cùng phát hành, thì tiểu đoàn 79 đã có trận đánh B-52 hoàn toàn bằng phần tử mục tiêu do rađa K8-60 truyền đến và được công nhận đã bắn rơi B-52.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 06:19:40 pm »

       

Hình 47 – Dải nhiễu tốp B-52


Hình 48 – Dải nhiễu tốp B-52 trên màn góc tà (trên màn góc phương vị.)


Hình 51 - Nhiễu tốp B-52 đã tách dải.


 Hình 52 - Tín hiệu B-52 nối trên nền thành 3 dải nhiễu của 3B-52 (góc). Nhiễu của chiếc B-52 bay giữa tốp.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 06:20:24 pm »


        Hình ảnh trên đây được chụp tại tiểu đoàn 79, trung đoàn 257 đêm 20/12/1972: một ảnh chụp màn góc tà, một ảnh chụp màn góc phương vị sau khi đài điều khiển nhận được phần tử mục tiêu B-52 do rađa K8-60 truyền sang và đã so kim thống nhất. Khi đó, rađa K8-60 đang bắt và bám sát chiếc B-52 bay giữa đội hình.

        Trong hồi ký của anh hùng Lưu Huy Chao có tên là Chúng tôi và Mig-17 ở trang 382, đã dựa theo bản thành tích chiến công của anh hùng Nguyễn Văn Phiệt, tiểu đoàn trướng tiểu đoàn 57, viết như sau:

        "... Tại trận địa Đại Đồng, trong điều kiện nhiễu điện tử nặng, có rađa K8-60 bổ trợ, chỉ trong 5 phút, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy tiểu đoàn 57 đánh hai trận (mỗi trận bắn một quả đạn) bắn rơi 2 B-52 (một chiếc rơi tại chỗ)...”. Như vậy, ở tiểu đoàn 57, rađa K8-60 cũng góp phần bổ trợ tên lửa bắn rơi B-52.

        Trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B-52, tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 là hai tiểu đoàn đánh chắc tay, có hiệu suất chiến đấu cao, không hề bị Shrike của địch bắn vào. Các trận bắn rơi B-52 của hai tiểu đoàn này đều có dấu ấn góp phần của rađa K8-60.

        Trong hội nghị rút kinh nghiệm đánh B-52 đêm Noel 24/12/1972, tại sở chỉ huy Quân chủng ở hầm trong núi chùa Trầm, tư lệnh Lê Văn Tri đã chỉ thị cho tất cả các rađa K8-60 nằm trên địa bàn Hà Nội, từ 25/12/1972 phải mở máy bắt B-52. Nếu phát hiện được B-52 thì phải thông báo ngược về sở chỉ huy trung đoàn, sư đoàn và quân chủng.

        Do đặc điểm riêng của tín hiệu phản xạ của B-52 trên màn hiện sóng của rađa K8-60 nên rađa K8-60 còn có khả năng phân biệt B-52 thật với các máy bay chiến thuật giả B-52.

        Đánh giá của thường vụ và Bộ Tư lệnh quân chủng Phòng không - Không quân, đánh giá của nguyên phó chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu trong tập hồi ký Bảo vệ bầu trời, hai huân chương chiến công hạng nhất và hạng nhì cho cá nhân và tập thể về đề tài cải tiến rađa K8-60 và hai huân chương chiến công hạng nhất và hạng ba cho đại đội trinh sát nhiễu phục vụ báo động B-52 cùng với những phát biểu của nhiều nhân chứng lịch sử đã nói lên đầy đủ hơn những lời giải thích về hiệu quả công tác trinh sát nhiễu và hiệu quả của đề tài cải tiến rađa K8-60.

        Thành công của đề tài cải tiến rađa K8-60 là thành công của tập thể có sự chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư lệnh quân chủng , có sự đóng góp của đội ngũ cán bộ chiến sĩ ở đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu, ở phòng Nghiên cứu Kỹ thuật; của nhà máy V-119; của hai trung đội rađa K8-60 đã cùng tham gia chiến đấu suốt 12 ngày đêm trong đội hình chiến đấu của tiểu đoàn 57 và tiểu đoàn 79 và cũng có những đóng góp khác cho thắng lợi chung của chiến dịch, trong đó còn có vai trò quan trọng của anh Đỗ Phúc, trưởng phòng Khoa học Quân sự, anh Lê Tư, trưởng phòng Quân báo, là các thủ trưởng cấp trên trực tiếp đã giúp đỡ và chỉ đạo sát sao đối với chúng tôi, những người được giao nhiệm vụ nghiên cứu nhiễu, chống nhiễu.

        Rất tiếc là suốt thời gian tổ chức kỷ niệm 40 năm đánh thắng B-52 năm 2012 vừa qua, hội thảo khoa học, các buổi giao lưu mừng chiến thắng, phim thời sự nhiều tập các phương tiện thông tin đại chúng không hề nói về trinh sát nhiễu và cải tiến rađa K8-60. Như vậy là đã bỏ qua một sự thật lịch sử và không đúng với những gì mà nhiều tư liệu đã xác nhận về các sự kiện đó.

        Đài truyền hình VTV đã đưa vấn đề này vào buổi giao lưu cuối cùng trên VTV1 đêm 29/12/2012 lấy tên là: “Hà Nội 12 ngày đêm - Khát vọng và vinh quang” mà các anh chị trong đài đã dày công xây dựng. Những người trong cuộc chúng tôi rất cảm ơn đài truyền hình VTV đã sưu tầm và không bỏ qua một sự thật lịch sử đã góp phần vào chiến thắng chung.

        Việc cải tiến này là một bất ngờ đối với Mỹ. Sau chiến dịch 12 ngày đêm chống tập kích đường không bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng, tôi có dịp đi cùng cơ quan tình báo của ta, lúc đó là cục 2, đến nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội để hỏi cung tù binh. Tôi đã hỏi một sĩ quan điện tử trên B-52: “Khi bay vào đánh Hà Nội, anh có thu được rađa mặt đất làm việc ở dải sóng 3cm không?” Anh ta trả lời: “Thưa ngài có.” - Tôi lại hỏi: "Anh đã xử lý thế nào?” - Trả lời: “Tôi không quan tâm đến nó vì đó là một rađa của loại pháo Phòng không tầm thấp, không uy hiếp gì đến B-52”. Anh ta còn tiết lộ các phương án mà anh ta đã sử dụng để gây nhiễu SAM-2 và các rađa khác làm việc ở dải sóng 10cm, trong đó không hề có phương án nào gây nhiễu dải sóng 3cm của rađa Phòng không dưới mặt đất cả.

        Máy bay B-52 chỉ có một máy gây nhiễu ALR-18 làm việc tự động ở dải sóng 3cm mà ăng-ten của nó được đặt ở phía đuôi máy bay để gây nhiễu cho rađa của Mig-21.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 06:21:57 pm »


        Thế là đã rõ, Mỹ đã bất ngờ về việc ta đã sử dụng rađa K8-60 của pháo Phòng không phục vụ cho SAM-2 bắt B-52 và chống nhiễu, chống Shrike. Câu trả lời của tên tù binh Mỹ còn chứng tỏ Mỹ hoàn toàn biết về việc hai trung đoàn tên lửa SAM-3 của ta chưa về đến Việt Nam, có nghĩa là chưa tham chiến. Tại sao mà Mỹ biết được điều đó thì đây còn là một dấu hỏi. Tôi nghĩ khi nói về rađa của một loại pháo Phòng không tầm thấp, có thể tên tù binh đó nói về rađa của pháo Phòng không tự hành 23mm có tên là ZSU-23 của Liên Xô mà ta đã được trang bị từ lâu. Rada K8-60 mới đưa sang Việt Nam, có thể lúc đó Mỹ chưa biết.

        Sau thất bại này, có thể Mỹ đã hiểu hết tất cả. Nhưng nếu công nhận đã để bỏ lọt một dải tần số không gây nhiễu thì chẳng nhẽ tình báo, trinh sát của Mỹ lại kém như vậy sao! Chẳng nhẽ lại thừa nhận điểm yếu kém này của B-52 sao! Vì vậy Mỹ chỉ giải thích là B-52 bị bắn rơi vì bị hở sườn khi bay vòng ra là xuôi tai và dễ dàng nhất.

        Hiện nay, ở bộ khí tài tên lửa SAM-2M có tên là Volga (SA- 75M), ta thấy ngoài đôi ăng-ten làm việc ờ dải sóng 10cm như loại tên lửa SAM-2 cũ có tên là Dvina (SA-75) còn có thêm đôi ăng-ten nữa làm việc ở dải sóng khác, phải chăng các nhà thiết kế tên lửa đã rút kinh nghiệm từ chiến tranh Việt Nam?

        Hôm nay, khi viết lại những dòng bút ký này, tôi có 3 điều luyến tiếc:

        Thứ nhất là, nếu đề tài cải tiến này được triển khai sớm hơn và nỗ lực hơn thì số tiểu đoàn tên lửa được trang bị thêm rađa K8-60 sẽ nhiều hơn, việc đánh B-52 có thể sẽ hiệu quả hơn. Việc này không phải là không thể, vì trong 6 tháng từ khi có lệnh của Bộ Tư lệnh Quân chủng cho triển khai mở rộng, chúng ta có thể làm được nhiều hơn thế, chứ không chỉ thêm được có một bộ cải tiến mà V-119 đã hoàn thành.

        Thứ hai là, khi biết tiến độ lắp ráp cho tên lửa không thể kịp thời gian đảm bảo số lượng cải tiến 6 bộ khí tài theo yêu cầu của Bộ Tư lệnh Quân chủng thì tại sao hồi đó chúng ta không nghĩ ra việc thay rađa K8-60 vào cho rađa COH-9A của một số đại đội pháo 100mm để phục vụ pháo 100mm đánh B-52, trong khi chúng ta vẫn còn một số rađa K8-60 trang bị cho pháo phòng không 57mm. Kể cả sau buổi sơ kết trong ngày nghỉ lễ Noel, chúng ta cũng có thể thực hiện ý định này. Việc làm này rất đơn giản vì không phải thiết kế lắp ráp thêm bất cứ chi tiết nào cả.

        Thứ ba là, tên lửa SAM-3 (Pechora) về chậm không kịp đưa vào phục vụ đánh B-52. Rađa của SAM-3 làm việc ở dải sóng 3cm mà đèn máy phát của nó cùng tên cùng loại với đèn máy phát của rađa K8-60, đó là đèn phát sóng Mangétron Mi-90, không bị nhiễu và không bị Shrike bắn vào.

        Ngày 22/6/1972, Quân chủng Phòng không - Không quân đã quyết định thành lập hai trung đoàn tên lửa SAM-3, là trung đoàn 276 và trung đoàn 277 và đưa sang đào tạo ở Liên Xô. Tôi nghe nói đã học xong rồi mà dùng dằng mãi mới về. Ngày 5/12/1972, trung đoàn 277 mới về đến Hà Nội và đêm 18/12/1972 trung đoàn 276 mới về đến ga Kép. Trong khi đó, khí tài và đạn của 2 trung đoàn tên lửa SAM-3 còn “lang thang" ở đâu đó mà chưa về đến ga Bằng Tường! Khi khí tài về triển khai máy móc xong thì đạn lại chưa về. Đến khi tiểu đoàn 169, trung đoàn 276 đã có 4 quả đạn đặt trên bệ phóng, sẵn sàng tham chiến thì cuộc tập kích chiến lược bằng B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng của Mỹ kết thúc.


Hình 49 - Tên lứa Phòng không - SAM-3 (SA-125) của Liên Xô.

        Việc tên lửa SAM-3 về chậm đâ làm cho nhiều cán bộ được đi đào tạo ở Liên Xô về SAM-3 thắc mắc về nguyên nhân về chậm, trong đó có các anh Hoàng Tích Lạc, Nguyễn Ngọc Quý đã giữ trong lòng những thắc mắc đó suốt 40 năm qua. Riêng tôi là người hiểu rõ tình hình gây nhiễu của B-52, càng luyến tiếc về việc tên lửa SAM-3 không về kịp để được tham gia vào chiến dịch đánh B-52.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 17 Tháng Hai, 2020, 06:23:03 pm »


        Châu chấu đá lời ruột voi!

        Khi bước vào trận đánh sinh tử với B-52 vào 12 ngày đêm cuối năm 1972, nếu tính thêm cả những yếu tố phụ thì SAM-2 trong nhiều trường hợp đã đứng ở vị thế trên, vì lúc đó nanh vuốt của con “ngáo ộp” B-52 đã không còn nhọn nữa, các điểm yếu của nó đã bị phoi bày mà những người sử dụng SAM-2 đã khai thác được một cách tuyệt vời. Thiên thời, địa lợi, nhân hòa của Hà Nội đã làm cho B-52 tưởng như bất khả xâm phạm đã hiện nguyên hình trên nền nhiễu của bản thân nó. Trong khi SAM-2 và những người sử dụng SAM-2 đã được chuẩn bị kỹ càng, trong tay có cẩm nang làm bửu bối, có phương tiện không bị nhiễu để vạch mặt B-52. Việc quật đổ B-52, đưa thần tượng B-52 xuống bùn đen theo nghĩa bóng và xuống bùn đen ở Ngọc Hà theo nghĩa đen, là điều dễ hiểu và khá thú vị.

        Quân chủng Phòng không - Không quân bước vào chiến dịch với một tư thế sẵn sàng và tự tin. Trực ban chỉ huy ở sở chỉ huy Quân chủng ngày khởi đầu chiến dịch, ngày 18/12/1972, là phó tư lệnh Nguyễn Quang Bích và phó chính ủy Nguyễn Xuân Mậu. Tuy vậy, từ chập tối đêm 18/12/1972, tư lệnh Lê Văn Tri, chính ủy Hoàng Phương và gần như toàn bộ Bộ Tư lệnh Quân chủng đều có mặt ở sở chỉ huy Quân chủng. Hai mươi chín trận bắn rơi B-52 trong đó có 16 trận bắn rơi B-52 tại chỗ, mỗi trận một vẻ, đều là những trận thắng đẹp, đều đáng được vinh danh để rút kinh nghiệm. Dưới đây, tôi xin lược ghi lại 16 trận mà tên lửa Phòng không ta đã bắn rơi tại chỗ B-52, để thấy được tính đa dạng về cách đánh B-52 của tên lửa Phòng không Việt Nam và không chút hoài nghi về những đánh giá trên.

        Chiếc B-52 thứ nhất:

        Lúc 20 giờ 13 phút ngày 18/12/1972, tốp B-52 từ sườn Tam Đảo xuống đánh Đông Anh, tiểu đoàn 59, trung đoàn 261, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Thăng cùng sĩ quan điều khiển Dương Văn Thuận, kíp trắc thủ đã bình tĩnh dũng cảm bám sát chính xác giữa dải nhiễu B-52, dùng phương pháp bắn 3 điểm, với 2 đạn. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy như một bó đuốc khổng lồ rơi xuống cánh đồng Chuôm thuộc xã Phủ Lỗ, huyện Đông Anh, cách trận địa chưa đầy 10km.

        Chiếc B-52 thứ hai:

        Đêm ngày 18/12/1972 rạng sáng ngày 19/12/1972 lúc 4 giờ 39 phút, nhiều tốp B-52 từ hướng tây bắc vào, tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 từ trận địa Chèm, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn, sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức cùng kíp trắc thủ rađa và trắc thủ PA-00 đã phát hiện tốp B-52, với tham số khoảng cách đường bay lớn (trên 10km). Tiểu đoàn trưởng ra lệnh phát sóng từ cự ly 40km, phát hiện rất rõ 3 tín hiệu B-52 trên nền dải nhiễu và hạ quyết tâm bắn bằng phương pháp bắn đón, bám sát tự động, với hai đạn, ở cự ly phóng là 36km. Quỹ đạo đạn bay rất ổn định và đạn nổ trùm lên mục tiêu. Chiếc B-52 bốc cháy sáng rực, rơi xuống cánh đồng xã Tam Hưng, Thanh Oai, Hà Tây (nay thuộc Hà Nội).

        Chiếc B-52 thứ ba:

        Lúc 20 giờ 02 phút ngày 20/12/1972, hai tốp B-52 vào ném bom khu vực Yên Viên, Gia Lâm, tiểu đoàn 93 trung đoàn 257, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Hùng hạ lệnh phát sóng nhưng không bắt được mục tiêu nên đã bắn tốp thứ nhất bằng phương pháp 3 điểm, với hai đạn, ở cự ly 38km. Đạn đã vượt mục tiêu tự huỷ. Nhưng ngay lúc đó, sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ đã phát hiện 3 tín hiệu B-52 của tốp thứ hai trên nền dải nhiễu. Tiểu đoàn trưởng nhanh chóng ra lệnh chuyển phương pháp bắn 3 điểm sang phương pháp bắn đón và phóng tiếp quả đạn thứ 3. Chiếc B-52 bốc cháy sáng rực, đâm đầu xuống địa phận xã Yên Thường gần nhà ga Yên Viên lúc 20 giờ 10 phút.

        Chiếc B-52 thứ tư:

        Lúc 20 giờ 30 phút ngày 20/12/1972, một tốp B-52 từ tây bắc xuống, tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 tại trận địa Chèm, dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn cùng sĩ quan điều khiển Nguyễn Văn Đức và kíp trắc thủ vẫn tận dụng đường bay có tham số khoảng cách lớn, phát sóng ở cự ly 35km, phát hiện rõ tín hiệu phản xạ của ba B-52 trên nền dải nhiễu. Tiểu đoàn trưởng hạ quyết tâm đánh bằng phương pháp bắn đón, bám sát mục tiêu tự động, quỹ đạo đạn bay rất đẹp. Đạn nổ trùm mục tiêu, chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống khu vực tỉnh Hòa Bình.

        Chiếc B-52 thứ năm:

        Đêm 20/12/1972, rạng sáng 21/12/1972 lúc 5 giờ 10 phút, một tốp B-52 từ ngã ba sông Việt Trì bay vào Hà Nội, có đường bay với tham số khoảng cách lớn. Cũng tương tự như hai trận đánh thắng trước, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 77 trung đoàn 257 Đinh Thế Văn vẫn cho phát sóng sớm và tín hiệu B-52 nổi trên nền nhiễu, sử dụng phương pháp bắn đón, với hai đạn, đã bắn rơi một B-52 xuống thị xã Phúc Yên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2020, 04:14:05 am »

   
        Chiếc B-52 thứ sáu:

        Lúc 5 giờ 14 phút ngày 21/12/1972, một tốp B-52 từ hướng Việt Trì đột nhập Hà Nội, tiểu đoàn 79 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Chiến, đã sử dụng rađa K8-60 hỗ trợ phát sóng phát hiện mục tiêu, sử dụng phương pháp bắn đón, với hai đạn. Chiếc B-52 bốc cháy, đâm đầu xuống khu vực Chí Linh, Hải Dương.

        Chiếc B-52 thứ bảy:

        Lúc 5 giờ 19 phút ngày 21/12/1972, một tốp B-52 bay vào, tiểu đoàn 57 trung đoàn 261 do tiểu đoàn trưởng Nguyễn Văn Phiệt chỉ huy, phát sóng không bắt được mục tiêu, đã tận dụng rađa K8-60, đánh bằng phương pháp 3 điểm, với một đạn (quả đạn cuối cùng còn trên bệ phóng). Chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống khu vực chợ Thá gần núi Đôi.

        Chiếc B-52 thứ tám, thứ chín, thứ mười:

        Sau thất bại nặng nề trong đêm 20/12 rạng sáng 21/12/1972, cường độ đánh của B-52 trong đêm 21/12/1972 giảm đáng kể nhưng bộ đội tên lửa Phòng không đã lập công suất sắc. Trong 14 phút, 3 tiểu đoàn tên lửa 57, 93, 78 đã bắn rơi tại chỗ ba B-52: một chiếc rơi ở chợ Bến (Hòa Bình), một chiếc rơi ở Quỳnh Côi (Thái Bình), một chiếc rơi ở Thanh Miện (Hải Dương).

        Chiếc B-52 thứ mười một:

        Lúc 22 giờ ngày 26/12/1972, nhiều tốp B-52 từ các hướng tây bắc, tây nam vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn 78 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Chấn cùng sĩ quan điều khiển Đinh Trọng Đức và kíp trắc thủ bám sát dải nhiễu B-52, phóng hai đạn vào một tốp B-52. Khi hai quả tên lửa vừa phóng lên, sĩ quan điều khiển phát sóng, kíp trắc thủ thấy rõ ngay tín hiệu phản xạ của B-52 trên nền nhiễu. Tiểu đoàn trưởng đã kịp thời hạ lệnh chuyển phương pháp điều khiển từ 3 điểm sang bắn đón, bám sát hỗn họp. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy sáng rực bầu trời nội thành Hà Nội, rơi xuống xã Định Công, Thanh Trì, Hà Nội vào lúc 22 giờ 29 phút.

        Chiếc B-52 thứ mười hai:

        Lúc 22 giờ 30 phút ngày 26/12/1972, một tốp B-52 từ hướng tây nam vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn 76 trung đoàn 257 dưới sự chỉ huy của tiểu đoàn trưởng Lê Văn Hệ cùng sĩ quan điều khiển Hoàng Văn Lịch và kíp trắc thủ rađa phối hợp với kíp trắc thủ PA-00, sau khi phóng giả xác định đúng tốp B-52, tiểu đoàn trưởng hạ lệnh bám sát dải nhiễu B-52 đánh bằng phương pháp 3 điểm, 2 đạn. Chiếc B-52 trúng đạn bốc cháy, đâm đầu xuống gần cửa hàng ăn uống Tương Mai.

        Chiếc B-52 thứ mười ba:

        Lúc 22 giờ 40 phút ngày 26/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng đông bắc, tiểu đoàn 93 dưới sự chi huy của tiểu đoàn trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho rađa bám sát dải nhiễu B-52, đến cự ly 32km, tiểu đoàn trưởng đã ra lệnh phát sóng. Cả kíp trắc thủ đều thấy rõ tín hiệu B-52 trên 3 màn hiện sóng, tiểu đoàn trưởng nhanh chóng cho chuyển sang đánh bằng phương pháp bắn đón, bám sát tự động. Đạn nổ trùm tín hiệu B-52, chiếc B-52 bốc cháy rơi xuống đèo Khế, Tuyên Quang.

        Chiếc B-52 thứ mười bốn:

        Lúc 0 giờ 45 phút đêm 26/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh Hà Nội từ hướng tây nam, tiểu đoàn 79 trung đoàn 257, kết hợp rađa K8-60 hỗ trợ, phát sóng phát hiện được tín hiệu B-52, tiểu đoàn trưởng Nguyễn Xuân Chiến cho chuyển phương pháp bắn từ 3 điểm sang bắn đón, phóng một đạn, giữa lúc địch lượn vòng, hở sườn bay ra. Đạn nổ trúng mục tiêu, chiếc B-52 bốc cháy, rơi xuống địa phận Sơn La.

        Chiếc B-52 thứ mười lăm:

        Đêm 27/12/1972, nhiều tốp B-52 vào đánh các mục tiêu ngoại vi Hà Nội. Lúc 22 giờ 58 phút, tiểu đoàn 94 do tiểu đoàn trưởng Trần Minh Thắng chỉ huy đã bắn rơi một B-52 ở Quế Võ.

        Chiếc B-52 thứ mười sáu:

        Lúc 23 giờ 02 phút ngày 27/12/1972, tiểu đoàn 72 trung đoàn 285, từ Hải Phòng lên chi viện ở hướng đông bắc cho Hà Nội. Khi B-52 vào đánh Hà Nội, tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn 72 Phạm Vãn Chắt cho rađa tên lửa phát sóng nhưng không phát hiện được mục tiêu nên tiểu đoàn trưởng cho kíp trắc thủ bám sát vào dải nhiễu B-52 bắn bằng phương pháp 3 điểm, với 2 đạn. Tên lửa nổ trúng mục tiêu, chiếc B-52 duy nhất chưa kịp cắt bom đã bị trúng đạn, rơi xuống làng Ngọc Hà, đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội.

        Mười sáu B-52 trên bị tên lửa Phòng không bắn rơi tại chỗ đã được xác định rõ tác giả các “công trình” của từng chiến tích, thời gian và địa điểm bị rơi. Không quân chiến lược Mỹ không có cách nào che giấu được mà phải thừa nhận thất bại cay đắng của mình. Đó là chưa kể những chiếc B-52 bị rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam, bị thương và bị loại khỏi thực lực chiến đấu. Nếu nhìn ra ngoài thế giới, Mỹ đã can thiệp vào nhiều nơi, từ Kosovo, Trung Đông, đến Afghanistan, Iraq, Libya v.v... không ở đâu bắn rơi được B-52 của Mỹ, dù chỉ là một chiếc, càng thấy hiệu suất chiến đấu cao của tên lửa Phòng không Việt Nam và thắng lọi của chúng ta là vô cùng to lớn.


Hình 50 - Xác chiếc B-52 nằm chềnh ềnh giữa ao làng Ngọc Hà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2020, 04:17:19 am »

             
BẢNC THÔNG KÊ CÁC TRẬN ĐÁNH B-52 CỦA BỘ ĐỘI TÊN LỬA PHÒNG KHÔNG
(Tổng hợp từ tài liệu Lịch sử bộ đội tên lửa phòng không 1965-2005)



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2020, 04:21:20 am »


BẢNG THỐNG KÊ SỐ B-52 BỊ BẮN RƠI, TÍNH THEO ĐƠN VỊ BẮN
(Tổng hợp tử tài liệu Lịch sử bộ đội tên lủa không 1965-2005)



Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2020, 04:26:23 am »

           

Hình 53 - Máy bay Mig-21 cũng là một khắc tinh của B-52. (Mỹ coi Mig-21 là hung thần trên không).


        Phối hợp với bộ đội tên lửa, Không quân ta và bộ đội pháo Phòng không cũng đã lập công suất sắc:

        22 giờ 20 ngày 27/12/1972, phi công Phạm Tuân xuất kích từ sân bay Yên Bái bắn rơi tại chỗ chiếc B-52 đầu tiên cho bộ đội Không quân trên vùng trời tỉnh Hòa Bình. (Trước đó, ngày 20/11/1971, phi công Vũ Đình Rạng cất cánh từ sân bay Anh Sơn đã bắn bị thương một B-52 trên bầu trời Quân khu 4 mà Mỹ cũng đã phải thừa nhận).

        21 giờ 40 ngày 28/12/1972, phi công Vũ Xuân Thiều cất cánh từ sân bay Cẩm Thủy, Thanh Hóa đã mưu trí, sáng tạo bắn rơi 1 B-52 trên bầu trời Sơn La và anh đã anh dũng hy sinh.

        Pháo phòng không l00 mm đã bắn rơi ba B-52: đêm 23/12/1972 trung đoàn 256 bắn rơi một B-52 và đêm 26/12/1972 trung đoàn 256 và trung đoàn 252, mỗi trung đoàn đã bắn rơi một B-52.

        Mỹ thường chỉ thừa nhận những B-52 bị bắn rơi tại chỗ, vì không thể không nhận, còn những chiếc B-52 khác bị rơi ngoài lãnh thổ Việt Nam hoặc phải hạ cánh bắt buộc ở các nước đồng minh của Mỹ cũng như lết về được căn cứ mà không bao giờ bay lên được nữa thì Mỹ ỉm đi cho đỡ mất mặt. Do đó đã có sự xác nhận khác nhau về số máy bay B-52 bị bắn rơi giữa ta và Mỹ. Gần đây các nhà quân sự Mỹ giải thích rằng B-52 bị bắn rơi ở thòi điểm bay nghiêng lượn vòng ra nhằm bào chữa cho việc bị rơi nhiều B-52. Nếu giải thích như vậy thì trả lời sao được rằng, trong 29 B-52 bị bộ đội tên lửa Phòng không bắn rơi, chỉ có 3 B-52 do tiểu đoàn 77, bố trí ở vị trí thuận lợi so với các đường bay của B-52, đã phát sóng bắt được B-52 từ xa, còn 26 B-52 khác bị bắn rơi, không ở trong tình huống mà các nhà quân sự Mỹ giải thích thì chỉ có thể trả lời là, tên lửa Phòng không Việt Nam đã đánh quá hay, quá giỏi.


Hình 54 - Pháo Phòng không 100mm cũng đã bắn rơi B-52.

        Trong dư luận cũng có thông tin cho rằng sở dĩ đánh được B-52 là do tên lửa SAM-2 được nối tầng. Điều này là không đúng vì tên lửa SAM-2 có khả năng bắn tới tận độ cao 25km mà B-52 vào đánh Hà Nội, Hải Phòng chỉ bay ở độ cao 10- 1lkm thì cần gì phải nối tầng chứ!.

        Đánh B-52 vào ném bom Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày đêm cuối năm 1972, tên lửa SAM-2 đã có nhiều phương án đánh để lựa chọn. Dưới đây, là phân tích các phương pháp bắn mà tên lửa ta đã lựa chọn và đã thành công trong việc bắn rơi B-52 của Mỹ:

        Đã có 9 trên tổng số 16 B-52 bị tên lửa Phòng không bắn rơi tại chỗ được bắn bằng phương pháp bắn đón vượt nửa góc. Trong 9 trận sử dụng phương pháp bắn đón, chỉ có 3 trận được phát sóng từ xa, 6 trận còn lại là sử dụng cách đánh kết hợp, chuyển từ bắn 3 điểm sang bắn đón. Phương pháp đánh kết hợp là cách đánh thông minh và rất sáng tạo, vừa tiêu diệt địch vừa bảo đảm chống Shrike có hiệu quả. Đây là xương sống của cách đánh B-52 trong chiến dịch Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM