Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 05:04:24 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đối đầu không cân sức  (Đọc 8645 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2020, 05:25:41 pm »

             
CÁC MÁY BAY TRINH SÁT VÀ GÂY NHIỀU ĐIỆN TỬ NGOÀI ĐỘI HÌNH CỦA MỸ TRONG CHIẾN TRANH VIỆT NAM


Hình 6 - Máy bay trinh sát báo động sớm AWACS của Mỹ.


Hình 7- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tủ EB-66 (Không quân Mỹ).


Hình 8- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tứ EC-121 (Hải quân Mỹ).


Hình 9- Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tứ EA-3B (Hải quân Mỹ).


Hĩnh 10 - Máy bay trinh sát và gây nhiễu điện tử EA-6B (Hải quân Mỹ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2020, 06:08:02 pm »

   
CÁC MÁY BAY CHIẾN THUẬT CỦA MỸ MANG MÁY GÂY NHIỄU TRONG ĐỘI HÌNH


Hình 11 - Máy bay cường kích F-111A (cánh cụp cánh xòe) mang máy gây nhiễu hai chức năng (Không quân Mỹ).


Hình 12 - Máy bay cường kích F-105 mang máy gây nhiễu tạp (Không quân Mỹ).




Hình 14 - Máy bay cường kích A4 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2020, 06:14:03 pm »

         

Hình 15- Máy bay cường kích A6 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).


Hình 16 - Máy bay cường kích A 7 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ).


Hình 17 - Máy bay tiêm kích F8 mang máy gây nhiễu xung trả lời (Hải quân Mỹ)


Hình 18 - Máy bay RF-101 trinh sát trước và sau trận đánh (Không quân Mỹ).


Hình 19- Máy bay RA5C trinh sát trước và sau trận đánh (Hải quân Mỹ).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2020, 05:27:51 am »

      
TẬP ẢNH NHIỄU

       Trong nghiên cứu thủ đoạn tác chiến điện tử của Mỹ thì việc nghiên cứu, phân tích các dạng nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa của ta là vô cùng quan trọng để nắm địch và hiểu địch. Tôi và anh La Văn Sàng thường mang theo máy chụp ảnh, máy quay phim giống như phóng viên chiến tranh đi chiến trường, nhưng không phải để chụp ảnh, quay phim đạn bay bom nổ, những đoàn người hành quân ra mặt trận hoặc xung phong vào đồn bốt địch trong khói lửa bập bùng mà là chụp ảnh, quay phim về nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa, tên lửa Phòng không trong chiến đấu. Đó là chiến trường của đội ngũ cán bộ nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu.

       Lúc đầu, máy ảnh, máy quay phim cùng với những cuộn phim siêu nhạy để có thể chụp được trong bóng tối đều do đoàn nghiên cứu nhiễu của Liên Xô mang sang, nhưng sau đó đều do phía Việt Nam tự túc. Chúng tôi "nằm vùng” cùng tham gia chiến đấu với rađa, pháo cao xạ, tên lửa phòng không để ghi lại những hình ảnh nhiễu, những diễn biến chiến đấu trên màn hiện sóng, công việc cũng vất vả gian nan và không kém phần nguy hiểm. Các trận địa phòng không, đặc biệt các trận địa tên lửa, đều là mục tiêu đánh phá của địch. Tên lửa Shrike, một loại tên lửa chống rađa của địch, có thể bắn vào bất cứ lúc nào. Chúng tôi đã cùng sinh hoạt, cùng ăn, cùng ngủ, cùng lên máy khi có báo động với kíp trắc thủ. Những tấm ảnh, thước phim mà chúng tôi đã chụp hoặc quay được phục vụ cho chiến dấu đã khích lệ chúng tôi vượt qua khó khăn.

       Từ những "nhiếp ảnh gia” không chuyên, chúng tôi được chuyên môn hóa từng ngày, những ảnh nhiễu cũng đẹp dần, rõ dần qua từng trận chiến đấu.

       Dạng nhiễu thì đủ kiểu, đủ loại với các tên gọi khác nhau mà trắc thủ thường đặt tên theo hình dáng của chúng. Nào là “nhiễu quét”, “nhiễu giọt mưa”, "nhiễu cỏ may”, “nhiễu xoắn thừng”, "nhiễu phên liếp, "nhiễu râu” v.v... Ngoài việc chụp được những tấm ảnh chân thực, chúng tôi còn phải nghiên cứu tìm ra bản chất của chúng.

       Sau đây là một số hình ảnh nhiễu điển hình trích ra từ tập ảnh nhiễu, xin giới thiệu để độc giả có thể hình dung được hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa là như thế nào.

HÌNH ẢNH NHIỄU TRÊN MÀN HIỆN SÓNG CỦA CÁC RAĐA PHÒNG KHÔNG


Hình 20 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa cảnh giới.


Hình 21 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa đo cao.


Hình 22 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa pháo Phòng không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2020, 05:32:38 am »

               

Hình 23 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không, (nhiễu của EB-66).


Hình 24 - Hình ánh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không, (vệt sáng trong dải nhiễu quét ngang, quét dọc)


Hình 25 - Hình ảnh nhiễu trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Hình 26 - Hình ánh nhiễu của 3 chiếc B-52 trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2020, 05:36:01 am »

           

Hĩnh 27 - Hình ảnh nhiễu tiêu cực, (băng sợi kim loại) trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Hình 28 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Hình 29 - Hình ảnh nhiễu xung trả lời trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.


Hình 30 - Hình ánh nhiễu mục tiêu giả trên màn hiện sóng rađa tên lửa Phòng không.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2020, 08:37:43 am »

     
        Tại sao nhiễu lại có các hình dạng như vậy? Tại sao nhiễu lại quét? Nó quét như vậy thì bám sát vào đâu thì đúng? Tại sao có nhiễu “râu"? Với nhiễu “râu” thì đâu là nhân tín hiệu để bám sát, đâu là tín hiệu giả phải tránh, không bị địch đánh lừa.

       Cũng như vậy, còn phải phân biệt nhiễu tích cực với nhiễu tiêu cực, nhiễu ngụy trang với nhiễu đánh lừa, nhiễu ngoài đội hình và nhiễu trong đội hình. Làm cho rõ các câu hỏi và yêu cầu ưên là rất quan trọng để tránh nhầm lẫn giữa nhiễu trong đội hình với nhiễu ngoài đội hình và quyết định việc chọn điểm bám sát dải nhiễu trong cách đánh 3 điểm.

       Những người làm công tác nghiên cứu kỹ thuật quân sự chúng tôi phải tìm ra bản chất của các dạng nhiễu trên màn hiện sóng. Phải dựa trên nhiều yếu tố: hình dạng nhiễu thực tế, nguyên lý làm việc cụ thể của từng loại rađa, nguyên lý làm việc của các máy gây nhiễu mà ta thu được từ các máy bay địch bị các lực lượng phòng không ta bắn rơi, các bản cung giặc lái máy bay, v.v... Một tài liệu phân tích bản chất các dạng nhiễu trên màn hiện sóng tên lửa đã được chúng tôi biên soạn, trong đó giải thích tại sao các dải nhiễu có hình dạng khác nhau như vậy và muốn bám sát đúng mục tiêu thì cần bám sát vào đâu? Chúng tôi đã gửi tài liệu đó đến các tiểu đoàn tên lửa phòng không. Tư lệnh binh chủng tên lửa Đoàn Huyên hồi đó đã đánh giá cao chất lượng của tài liệu. Khi gặp tôi, với giọng Huế rất nhẹ nhàng, anh ấy hỏi: “Các cậu học ở đâu mà viết được tài liệu này?” và không chờ tôi trả lời, anh vỗ vai tôi và nói: “Các cậu khá lắm.”

       Tôi thầm cám ơn trường Đại học Bách khoa Hà Nội, nơi tôi đã vất vả trong 5 năm vừa học vừa làm, đã cung cấp cho tôi những kiến thức cơ bản để hiểu được những việc mà tôi đang đảm nhiệm. Tôi không thể quên được thầy Ngọ dạy về siêu cao tần và rađa, thầy Lộ dạy về máy phát sóng vô tuyến điện, thầy Bùi Minh Tiêu dạy về ăng-ten và truyền sóng, người đã hướng dẫn tôi làm đồ án tốt nghiệp, và nhiều thầy khác nữa... Người thầy đã để lại trong tôi nhiều ấn tượng sâu đậm là thầy Bùi Minh Tiêu, người đã từng làm việc ở ngành Quân giới trong kháng chiến chống Pháp. Hòa bình lập lại ở miền Bắc, thầy được đi tu nghiệp ở Trung Quốc, khi trở về, thầy dạy ở Đại học Bách khoa Hà Nội. Một thời gian sau, thầy được chọn đi dạy học tại một nước châu Phi và đã bị chết do ruồi vàng đốt. Năm 1963 là năm mà tôi đang phải khẩn trương chuẩn bị cho đồ án tốt nghiệp. Tôi có đến mời thầy dự lễ thành hôn của tôi với cô giáo Nguyễn Bích Hợp, dạy toán ở trường Trung cao cơ điện. Thầy Bùi Minh Tiêu vừa hỏi, vừa có ý nhắc nhở tôi: "Sao cậu làm nhiều việc quan trọng cùng một lúc vậy?” Biết thế nào được, tôi đã sang tuổi 32 rồi mà các cụ ta đã có câu: "Hỏi vợ thì cưới liền tay, chớ để lâu ngày lắm kẻ gièm pha”. Cũng đúng như vậy, cô giáo Bích Hợp đang có nhiều người vây quanh. Tôi đã phải hứa với thầy: “Em sẽ kết thúc khóa học tốt, không làm ảnh hưởng đến đồ án tốt nghiệp đâu ạ”. Và tôi đã giữ trọn lời hứa đó, đồ án tốt nghiệp của tôi đã đạt điểm ưu, được chọn trình bày trong một hội nghị khoa học ở khoa vô tuyến điện nhà trường. Tôi còn là một trong hai người đại diện cho khóa học được phó thủ tướng Nguyễn Duy Trinh phát bằng tốt nghiệp.

       Lời khen của tư lệnh binh chủng tên lửa Đoàn Huyên động viên chúng tôi rất nhiều và đã khuyến khích chúng tôi cho ra đời một tập ảnh nhiễu trên màn hiện sóng các loại rađa cảnh giới, rađa đo cao, rađa cao xạ, rađa tên lửa, bên cạnh tài liệu phân tích về bản chất các dạng nhiễu trên màn hiện sóng của rađa tên lửa. Tập ảnh này được sử dụng tại các hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu và được in ra nhiều bản gửi đến các đcm vị trong toàn Quân chủng. Hiện nay, nó còn được lưu ở các đơn vị làm tài liệu huấn luyện và ở các bảo tàng của các đơn vị, ghi nhận kết quả của việc bám sát chiến đấu, chụp ảnh nhiễu của chúng tôi.

       Tập ảnh nhiễu còn được sử dụng làm tài liệu giới thiệu với bạn bè quốc tế khi đến nước ta học tập, rút kinh nghiệm đánh Mỹ của nhân dân ta và nó cũng đã vượt biên giới Việt Nam làm tặng phẩm khi các đoàn cán bộ cấp cao của Quân chủng  Phòng không - Không quân đi thăm các nước bạn bè.

       Ngày 5/5/1979, từ vị trí cục trưởng cục Kỹ thuật Quân chủng  Phòng không, tôi được điều về làm viện trưởng Viện Kỹ thuật quân sự, Tổng cục Kỹ thuật nơi tôi công tác gần 10 năm. Trong thời gian đó, sợ lâu ngày sẽ quên nhiều tư liệu, nên tôi đã tranh thủ ngồi nhớ lại và viết một tài liệu tổng kết về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam. Tài liệu được viết thành hai tập, trong đó tập một viết về các thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ và tập hai viết về các biện pháp đối phó chống nhiễu của ta. Năm 1986-1987, Viện Kỹ thuật Quân sự đã giúp tôi in ấn tài liệu này ra nhiều bản và tôi đã gửi tặng hầu hết các bạn bè và đơn vị trong Quân chủng Phòng không - Không quân. Sau đó, được sự đồng ý của Bộ Quốc phòng, anh Đỗ Phúc, tùy viên quân sự Việt Nam tại Liên Xô hồi đó, đã xin tôi hai bộ để làm quà tặng cho Bộ Quốc phòng Liên Xô. Tôi được biết, Bộ Quốc phòng Liên Xô cũng đã rất hoan nghênh. Một số tư liệu của tài liệu này còn góp phần vào nội dung của hai luận án tiến sĩ đã được bảo vệ thành công tại Liên Xô.

       Năm 2006, tôi đã chỉnh lý bổ sung tài liệu đó, xuất bản thành sách (nhà xuất bản Quân đội nhân dân) lấy tên là Bàn về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam (1964-1972). Bộ Tư lệnh Quân chủng  Phòng không - Không quân đã viết lời giới thiệu cho quyển sách và đã cho đưa vào sử dụng trong Quân chủng làm tài liệu tham khảo chính thức.

       Nguyên phó Tổng tham mưu trưởng, nguyên tư lệnh Phòng không - Không quân, Phùng Thế Tài nhận xét về tập sách như sau: "Tập sách này là một tài liệu tống kết thực tiễn có giá trị khoa học về đấu tranh điện tử trong cuộc chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc trong những năm 1964-1972, là minh chứng cho những thành công của bộ đội Phòng không- Không quân trong chống nhiễu cho rađa và tên lửa Phòng không của ta."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2020, 08:39:17 am »


Chương III

GẬY ÔNG ĐẬP LƯNG ÔNG!

       Gây nhiễu rađa là điểm mạnh của Mỹ nhưng nhiễu cũng có những điểm yếu mà chúng ta đã khai thác chúng để chống lại Mỹ.

       GẬY ÔNG LẠI ĐẬP LƯNG ÔNG, XÉT TỪ KẾT QUẢ TRINH SÁT NHIỄU

       Do yêu cầu của việc nghiên cứu nhiễu, chống nhiễu và trên cơ sở Liên Xô trang bị cho ta một số khí tài trinh sát điện tử, ngày 10/1/1967 tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân Phùng Thế Tài đã ký quyết định thành lập đội Nhiễu do tôi làm đội trưởng. Đó là cơ sở đầu tiên về lĩnh vực tác chiến điện tử của quân đội nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu.

       Khi vào đánh phá miền Bắc nước ta, thủ đoạn gây nhiễu của Mỹ đã làm lộ ý đồ, hướng đột nhập của máy bay địch mà ta đã tận dụng để phòng tránh và sẵn sàng chiến đấu.
Ngày 31/10/1968, Tổng thống Mỹ Johnson phải tuyên bố chấm dứt ném bom miền Bắc nước ta trong đợt leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Bộ tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân chỉ thị cho đội Nhiễu cơ động vào phía trong, tìm hiểu nhiễu của địch, nhất là nhiễu của máy bay B-52. Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên, thay mặt Bộ Tư lệnh Quân chủng giao nhiệm vụ cho chúng tôi và đã dặn dò rất kỹ lưỡng:

       “Địch sẽ đánh phá ác liệt các nút giao thông nhằm ngăn chận ta tiếp viện cho miền Nam, chúng ta cần chuẩn bị các điều kiện cho không quân và tên lửa Phòng không của ta vào hoạt động ớ khu vực trong đó.

       Phải chuẩn bị cho nhiệm vụ lâu dài, địch có thể đánh trở lại miền Bắc, đặc biệt là địch có thể sử dụng B-52 nên việc trinh sát nhiễu cần rất coi trọng nghiên cứu nhiễu B-52.

       Các đồng chí cần có ý thức cảnh giác, đề phòng biệt kích, bom đạn của địch, cần đoàn kết với đơn vị bạn và nhân dân. Chú ý bảo đảm đời sống cho anh em, an toàn xe và máy móc.”

       Phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên vốn là người chỉ huy tiểu đoàn 307 nổi tiếng trong kháng chiến chống Pháp ở khu 8, Nam bộ. Sau hội nghị Genève, anh được đi học tại Học viện Không quân ở Trung Quốc, về nước, anh đảm nhiệm Tham mưu trưởng cục Không quân, Bộ Quốc phòng. Khi quân chủng Phòng không - Không quân được thành lập, anh được bổ nhiệm làm phó tư lệnh Quân chủng cho đến ngày tách Quân chủng Phòng không - Không quân thành hai quân chủng . Với kinh nghiệm lãnh đạo chỉ huy ngành Kỹ thuật Quân chủng, năm 1974 anh về Tổng cục Kỹ thuật và sau đó, cùng anh Lê Văn Tri, xây dựng ngành Kỹ thuật toàn quân và đã đóng góp quan trọng trong việc bảo đảm kỹ thuật cho Quân đội ta làm nhiệm vụ quốc tế trên chiến trường Campuchia.

       Lời căn dặn của phó tư lệnh Nguyễn Văn Tiên đã theo chúng tôi suốt chặng đường tham gia chiến đấu trong tuyến lửa Quân khu 4 để thực hiện nhiệm vụ trinh sát nhiễu, nghiên cứu nhiễu B-52.

       Ý định ban đầu là tổ chức một đợt trinh sát khoảng hai tháng từ 11/11/1968 tại Vĩnh Linh nhưng do hiệu quả của công tác trinh sát phục vụ cho nghiên cứu kỹ thuật và chiến đấu, đội trinh sát này, sau là đại đội 3 trinh sát nhiễu đã trụ lại ở phía trong, cho đến khi kết thúc hoàn toàn chiến tranh phá hoại của Mỹ.

       Nhân lực cho đợt trinh sát lần đầu này, lấy từ quân số của đội Nhiễu và một số cán bộ của phòng Khoa học quân sự - Bộ Tham mưu Quân chủng, được tổ chức thành một đoàn công tác gọn nhẹ gồm tôi cùng các đồng chí Phan Huy Thuần, Hoàng Văn Khoa, Lưu Công Hưng, Nguyễn Văn Khảm... và 12 trắc thủ, đủ kíp trực 3 ca, có cả báo vụ và cơ yếu với một số máy trinh sát và phân tích nhiễu vừa đủ, cùng máy thu phát R-102 để liên lạc về Quân chủng, về tổ chức Đảng, chúng tôi được thành lập một chi bộ thuộc liên chi của phòng Khoa học Quân sự - Bộ Tham mưu, tôi là phó phòng Khoa học Quân sự trực tiếp làm đoàn trưởng, bí thư chi bộ. Ngày 9/11/1968, chúng tôi họp chi bộ, chủ yếu để xác định nhiệm vụ chung cho đợt công tác và lãnh đạo hành quân. Khi đến vị trí mới sẽ họp để ra nghị quyết về công tác trinh sát và phân công đi bám sát chiến đấu với các tiểu đoàn tên lửa đang bố trí tại khu vực. Trọng tâm công tác của chúng tôi là nghiên cứu nhiễu B-52.

       Ngày 23/11/1968, chúng tôi vào đến Vĩnh Linh (Hồ Xá) làm công sự và đặt máy ở Vĩnh Nam. Ngày 27/11/1968, chúng tôi bắt đầu mở máy trinh sát, thu được rất nhiều tín hiệu của địch, cả tín hiệu thông tin và tín hiệu nhiễu, nhưng rất khó phát hiện được hướng xuất phát của tín hiệu. Đội trinh sát làm việc ở Vĩnh Nam 10 ngày, thường xuyên điện báo về Bộ Tư lệnh Quân chủng. Lần đầu tiên đi xa nhà, ở sát liền giới tuyến tạm thời, lúc làm việc mở máy trinh sát thì không sao nhưng những khi nhàn rỗi, nhất là tối thứ bảy, không khí trong đoàn trầm lắng hẳn đi. May sao, có chiếc đài thu thanh bán dẫn của anh Phan Huy Thuần, loại hiếm có hồi đó, là quà của gia đình từ Thái Lan về nước gửi tặng, mở đài cho mọi người cùng nghe những buổi ca nhạc, ngâm thơ, kể chuyện đêm khuya, giúp chúng tôi khuây khỏa nỗi nhớ nhà.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2020, 08:40:07 am »


       Chiều 6/12/1968, chúng tôi nhận được lệnh của phó tư lệnh Quân chủng Lê Văn Tri điều chúng tôi đến Cà-Ròn. Chúng tôi tìm mài trên bản đồ, không thấy Cà-Ròn ở đâu nên chúng tôi nghĩ là trên điều chúng tôi ra Ròn. Chúng tôi hành quân ra bố trí trinh sát ở gần mũi Ròn, Quảng Bình, tại một rìa làng ở ven đường số 1. Dân làng đều sơ tán vào chân núi, nhường nhà cho chúng tôi ở và bố trí nơi đặt máy trinh sát. Để không bị che khuất, máy móc được bố trí ở sân nhà, dưới một cái bạt lớn để che mưa nắng. Chỗ chúng tôi bố trí ra bờ biển rất gần, các anh em trắc thủ không trong phiên trực thường ra ven biển bắt cua, cá về cải thiện. Tôi nhớ, có trắc thủ Nguyễn Xuân Vinh có kinh nghiệm bất cua rất lạ, nhử cua bằng ngón chân cái của mình, trông mà phát khiếp, thế mà cậu đó chỉ cười khì.

       Ngày 8/12/1968, chúng tôi mở máy trinh sát ở Ròn và một kết quả bất ngờ, các tín hiệu được định hướng rõ hơn, phân biệt được nhiễu nào là nhiễu từ hạm tàu, nhiễu nào là nhiễu từ máy bay yểm hộ ở hướng đường 12 hoặc đường 20. Kết quả thu được như vậy là do máy trinh sát đã được đặt xa nguồn phát tín hiệu. Ngoài việc phân tích những tính năng kỹ thuật của nhiễu, chúng tôi thấy có cái gì đó mang tính quy luật giữa thời gian xuất hiện nhiễu, thời điểm nhiễu rộ mạnh lên với những đợt B-52 ném bom đường 559. Điều này rất quan trọng để đội trinh sát nhiễu có thể thực hiện được nhiệm vụ của mình sau này. Thật là may mắn, sự nhầm lẫn lệnh của Quân chủng đã vô tình giúp chúng tôi có những phát hiện hữu ích trên.

       Ngày 23/12/1968, chúng tôi nhận được lệnh di chuyển mới. Lần này lệnh ghi rõ hơn: "Cà-Ròn, vọng quan sát mắt 25, bố trí ở Km54 đường 20”. Ngày 24/12/1968, chúng tôi rời mũi Ròn, hướng đến đường 20, càng vào sâu, đường càng khó đi, lầy lội và nhiều ổ gà, ổ trâu và cả ổ voi nữa. Chiếc xe tải GAZ-63 hai cầu lốp đơn to và cứng, nên càng rất xóc. Từ Km 30 trở đi, xe chúng tôi phải chạy sát nhiều cánh rừng trống không, trơ gốc cây, do địch đã rải chất độc hóa học dioxin làm trụi hết lá cây. Chiều 25/12/1968, chúng tôi đến Km 54 đường 20. Địa điểm này gần đại đội 5 Thanh niên Xung phong thuộc binh trạm 14 và cũng gần bản làng dân tộc Kado. Vọng quan sát mắt 25 được đặt ở đỉnh núi 671, phía trái đường 20, theo hướng đi vào phía nam, có độ cao 67l m so với mặt nước biển. Tuy khoảng cách rất gần đường 20, nhưng phải đi sâu vào, qua nhiều ngọn đồi, khe suối, nên chúng tôi phải mất hai ngày để vận chuyển máy móc lên núi. Tất cả đều bằng sức người, mọi thành viên trong đoàn đều phải tham gia. Khó khăn nhất là cái máy phát điện công suất 4Kw (AB-4), vừa cồng kềnh vừa nặng. Một ấn tượng khó phai trong trí nhớ tôi là hình ảnh anh Hoàng Văn Khoa (nay anh đó không còn nữa), người gầy mảnh khảnh và nhiều trắc thủ nhỏ con, đã đeo những cỗ máy nặng trên lưng, rạp người leo lên sườn núi dốc và trơn. Việc gùi xăng để bảo đảm nhiên liệu cho máy phát điện hoạt động luôn luôn là vấn đề khó khăn thường trực.

        Cà-Ròn rất gần các trọng điểm như ngầm Tà-lê, đèo Phu- lê-nhích trên đường 20, gần biên giới Việt-Lào, nơi mà B-52 thường xuyên ném bom. Các máy bay trinh sát L-19, OV- 10 bay rất thấp dọc hai bên đường 20, thấp đến nỗi, chúng tôi cảm giác như, có thể chọc gậy trúng được chúng. Nếu không vì phải giữ bí mật trận địa để làm nhiệm vụ trinh sát thì chúng tôi có thể dùng súng AK bắn rơi chúng được.

        Để thông tin liên lạc được thông suốt, Bộ Tư lệnh Quân chủng  đã cho thay máy thu phát thông tin R-102 với công suất 2W bằng máy thu phát thông tin R-250 với công suất 50W và tăng cường thêm một số người của Không quân, trong đó có 2 cán bộ (đại úy Lê Minh Đức và thiếu úy Đặng Quang Nhượng) và 5 chiến sĩ thông tin, để tìm khả năng sử dụng máy bay tiêm kích Mig-21 của ta đánh B-52. Thiếu tá Đỗ Phúc, trưởng phòng Khoa học Quân sự cũng có lần lên kiểm tra trận địa của chúng tôi vì đội Nhiễu trực thuộc phòng Khoa học Quân sự và tôi đang đảm nhiệm chức phó phòng ở đó.

        Chúng tôi đã làm việc 24/24 giờ mỗi ngày và liên lạc về Bộ Tư lệnh Quân chủng cứ mỗi ba giờ một lần. Khi có tình huống bất thường thì thông báo ngay. Lúc đầu, chúng tôi thu được nhiều và các tín hiệu khác rất loạn xạ, mọi người cảm thấy hoang mang. Nhưng qua nhiều ngày, sau khi ghi chép đầy đủ từng chi tiết về thời gian xuất hiện các loại nhiễu khác nhau, thời điểm công suất nhiễu tăng vượt trội, bằng phương pháp thống kê các số liệu đó lại, so với thời điểm B-52 ném bom, chúng tôi đã tìm ra quy luật B-52 vào đánh thông qua các triệu chứng về gây nhiễu của chúng. Thời gian biết trước có thể sớm Từ 10 đến 15 phút. Chúng tôi thông báo kết quả về cho Bộ Tư lệnh Quân chủng, cho sở chỉ huy tiền phương của Không quân để nắm tình hình; cho các cơ quan, đơn vị của Bộ Tư lệnh 559, binh trạm 14, trung đoàn pháo cao xạ 280 để sẵn sàng chiến đấu; báo động B-52 cho các lực lượng công binh, Thanh niên Xung phong đang sửa chữa đường trên các trọng điểm vào nơi ẩn nấp và các đoàn xe vận chuyển ngừng qua các trọng điểm. Việc báo động B-52 được truyền trên tuyến đường, thực hiện thông qua việc bắn súng theo dây chuyền cho đến các trọng điểm. Ngày 19/12/1969, đội trinh sát nhiễu ở Cà-Ròn được giao nhiệm vụ phục vụ cho tiểu đoàn tên lửa 84 phục kích ở Km 49 đường 20 để đánh B-52 khi chúng vào ném bom đèo Phu-lê-nhích.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2020, 05:34:16 am »

   
        Cuối năm 1969, chúng tôi được tăng cường thêm các thiết bị trinh sát điện tử, ngoài trinh sát nhiễu còn có khả năng trinh sát rađa. Đầu năm 1970, Bộ Tư lệnh Quân chủng quyết định thành lập tiểu đoàn Nhiễu lấy phiên hiệu là tiểu đoàn 8, với 3 đại đội trinh sát. Đội ngũ cán bộ đầu tiên của các đại đội trinh sát nhiễu gồm có:

        • Đội Nhiễu ở Cà-Ròn ở nguyên vị trí và có tên mới là đại đội 3, do anh Phan Huy Thuần làm đại đội trưởng, anh Dương Tuấn Kiệt làm chính trị viên đại đội, anh Bùi Công Hàm làm đại đội phó.

        • Đại đội 27 được bố trí ở huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh, do anh La Văn Sàng làm đại đội trưởng, anh Lê Lộ làm chính trị viên đại đội, anh Trần Quang Hiển làm đại đội phó.

        • Đại đội 52 bố trí trên đồi Phủ Liễn - Kiến An, do anh Huỳnh Thanh cần làm đại đội trưởng, anh Lê Bá Chung làm chính trị viên đại đội, anh Lưu Công Hưng làm đại đội phó.

        Ngày 16/1/1970, tôi được bổ nhiệm làm phó phòng Quân báo kiêm tiểu đoàn trưởng tiểu đoàn Nhiễu. Tiểu đoàn phó có các anh Nguyễn Xuân Đại, Đặng Đình Vinh. Chính trị viên tiểu đoàn là anh Huỳnh Năm và chính trị viên phó là anh Tô Minh Thường.

        Tháng 12 năm 1970, đại đội 3 được lệnh cử ra một bộ phận cơ động, lấy tên là B5 do anh La Vãn Sàng phụ trách, vào Km 68 đường 20, nơi máy bay Mỹ đánh phá ác liệt. Bộ phận này có nhiệm vụ phối hợp với tiểu đoàn 56, trung đoàn 238 bố trí ở Thanh Liêm (giáp tỉnh Khăm-Muộn của Lào, cách trận địa của bộ phận B5 khoảng l km và cũng gần trọng điểm Lùm-Bùm và ngầm Tà-Lê, noi mà B-52 thường xuyên ném bom tọa độ) đồng thời thông báo hoạt động của B-52 đến Bộ Tư lệnh 559 và Quân chủng. Ngày 1/1/1971, bộ phận B5 đã báo động B-52 cho tiểu đoàn 56 đánh trận thứ hai của tên lửa ở cửa khẩu đường 20, phát sóng bắt được 3 B-52, nhiễu rất nhẹ. Trận thứ nhất trước đó của tên lửa đánh B-52 ở cửa khẩu đường 20 là ngày 19/12/1969, do tiểu đoàn 84 đánh. Trong thời gian này, anh Ngô Huy Biên làm cục trưởng cục Tác chiến Phòng không đoàn 559, rất quan tâm đến hoạt động của bộ phận B5.

        Khi mùa mưa đổ xuống tuyến đường 559, việc vận chuyển tiếp tế bằng cơ giới phải ngừng lại thì hoạt động đánh phá tuyến đường cũng giảm. Đại đội 3 được rút về Hà Tĩnh để củng cố và chuẩn bị cho phục vụ vận chuyển mùa khô năm sau. Từ đó cho đến khi kết thúc chiến tranh, mùa khô năm nào cũng có mặt đại đội 3 trên đỉnh Cà-Ròn, vừa làm nhiệm vụ nghiên cứu khoa học kỹ thuật vừa phục vụ chiến đấu, phục vụ vận chuyển trên tuyến đường huyết mạch Bắc - Nam này. Báo động B-52 đã được Bộ Tư lệnh 559 rất hoan nghênh.

        Lợi dụng triệu chứng về nhiễu để báo động B-52 là một thành công của đội Nhiễu trong việc tìm tòi sáng tạo, sử dụng những thiết bị vốn dùng làm trinh sát, nghiên cứu nhiễu để phục vụ chiến đấu có hiệu quả và việc đó đã mở ra một loại hình quân báo mới thông qua hoạt động trinh sát điện tử. Đây cũng là cách lợi dụng địch để chống lại địch khiến “gậy ông lại đập vào lưng ông”.

        Qua kết quả hoạt động của các đại đội trinh sát nhiễu, các máy thu trinh sát đã hoạt động như những rađa thụ động, lợi dụng năng lượng của các tín hiệu nhiễu hoặc tín hiệu rađa trên máy bay địch nên đã cung cấp những thông tin về địch khá chính xác. Vì vậy khoảng cuối năm 1971, các đại đội Nhiễu được phối thuộc với các trung đoàn rađa để góp phần tăng khả năng phát hiện máy bay địch cho mạng tình báo rađa: đại đội 52 ở Kiến An được phối thuộc vào trung đoàn 291 rađa, đại đội 3 và đại đội 27 được phối thuộc vào trung đoàn 290 rađa.

        Tháng 8/1972, trong chiến dịch giải phóng Quảng Trị, đại đội 3 trinh sát nhiễu đã phục vụ thông báo kịp thời và chính xác thời điểm B-52 vào ném bom, được tặng thưởng huân chương chiến công hạng 3.

        Cuối năm 1972, khi Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, đại đội 3 trinh sát nhiễu, lúc đó do anh Nguyễn Ngọc Lương làm đại đội trưởng, đã thông báo trước 2 ngày triệu chứng địch có thể đánh lớn miền Bắc và 2 giờ trước khi có trận mở màn của B-52 ngày 18/12/1972. Ngay sau những đợt tập kích trong ngày đầu tiên của B-52 ra đánh Hà Nội, đại đội 3 đã được Nhà nước tặng thưởng Huân chương chiến công hạng nhất. Từ đó cho đến khi kết thúc chiến dịch đánh B-52 cuối năm 1972, những thông tin báo động B-52 của đại đội 3, cùng những tín hiệu rađa trên B-52 mà đại đội 27, đại đội 52 của tiểu đoàn Nhiễu thu được (lúc đó các đại đội Nhiễu đang được phối thuộc với các trung đoàn rađa) đã được kết hợp với những thông tin của mạng tình báo rađa, xác định sớm và chính xác đường vào của các tốp B-52, góp phần cho các đơn vị hỏa lực Phòng không - Không quân bắn rơi nhiều B-52.

        Trong thời gian Mỹ ngừng đánh phá miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất, hai đại đội trinh sát nhiễu 52 và 27, bằng các máy thu trinh sát nhiễu và máy thu tín hiệu rađa Post-2M và Post-3M, đã phục vụ lực lượng Phòng không - Không quân ta bắn rơi nhiều máy bay không người lái của Mỹ, nhất là máy bay không người lái tầng thấp, được phóng đi từ máy bay C-130 bay ngoài Vịnh Bắc bộ. Sau khi phóng, máy bay C-130 phải có thời gian phát tín hiệu điều khiển máy bay không người lái vào quỹ đạo. Các đại đội trinh sát nhiễu 52 và 27 đã thu được các tín hiệu điều khiển của C-130 kết hợp với triệu chứng gây nhiễu trước 10 phút của hạm tàu, là các căn cứ để báo động máy bay không người lái, trước được khoảng 5 phút. Máy bay không người lái xâm nhập từ ngoài biển ở độ cao thấp nên mạng rađa của ta rất khó phát hiện được mục tiêu. Với thời gian thông báo sớm, tạm đủ để pháo, tên lửa Phòng không và Không quân ta chuyển cấp chiến đấu. Máy bay Mig của ta thường bay lên ở khu chờ, đón máy bay không người lái vào để bắn rơi nó. Lúc đó, tư lệnh binh chủng Không quân Đào Đình Luyện, vốn là một phi công lái máy bay tiêm kích, rất quan tâm theo dõi việc tận dụng những thông tin này.

        Sau khi giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, từ tiểu đoàn 8 trinh sát nhiễu của Quân chủng Phòng không - Không quân, trên cơ sở những trang thiết bị tác chiến điện tử được tăng cường thêm, năm 1978, Quân chủng cho thành lập tiểu đoàn 878 và năm 1984 thành lập tiểu đoàn 884, là những cơ sở quan trọng để xây dựng ngành tác chiến điện tử của quân đội ta.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM