Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 16 Tháng Tư, 2024, 09:54:31 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đối đầu không cân sức  (Đọc 8746 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2020, 08:59:41 pm »

        - Tên sách : Cuộc đối đầu không cân sức  (Tái bản lần thứ nhất)

        - Tác giả:  AHLLVTND trung tướng Phan Thu

        - Nhà xuất bản trẻ

        - Năm xuất bản :2014
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Tư, 2020, 08:53:33 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2020, 10:01:55 am »

   
LỜI GIỚI THIỆU

       Bị thất bại thảm hại trên khởp các chiến trường, ngày 5/8/1964, đế quốc Mỹ phát động chiến tranh phá hoại bằng không quân ra miền Bắc Việt Nam. Qua hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân và hải quân, đế quốc Mỹ đã sử dụng một lực lượng hùng hậu máy bay của không quân và hải quân, kể cả pháo đài bay B-52 hòng khuất phục nhân dân ta, ngăn chặn mọi sự chi viện của miền Bắc cho miền Nam ruột thịt. Trong cuộc đối đầu lịch sử với đế quốc Mỹ, quân và dân ta đã giành thắng lợi vẻ vang. Riêng trên mặt trận đối không, hàng nghìn máy bay Mỹ đã bị bắn rơi, hàng trăm giặc lái Mỹ đã bị bắt làm tù binh. Thắng lợi trên mặt trận đối không là một trong những nhân tố vô cùng quan trọng, cùng với thắng lọi trên khắp các mặt trận quân sự, chính trị, ngoại giao... đã buộc đế quốc Mỹ phải chấp nhận thất bại cay đắng trong chiến tranh Việt Nam.

       Trong mấy chục năm qua, nhiều chính khách và các nhà nghiên cứu phương Tây đã và vẫn đang tìm cách trả lời cho câu hỏi: "Vì sao Mỹ - một siêu cường hàng đầu thế giới với tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật và tiềm lực quân sự khổng lồ lại thua trong chiến tranh Việt Nam?". Những thủ đoạn chiến tranh tinh vi với công nghệ tiên tiến nhất, trong đó có thủ đoạn tác chiến điện tử mà chủ yếu là trinh sát điện tử và gây nhiều điện tử của đế quốc Mỹ đã không thể làm tê liệt được hệ thống Phòng không - Không quân của Việt Nam. Điều đó góp phần cho thấy rõ: Quân và dân Việt Nam, trong đó có Bộ đội Phòng không -  Không quán kiên cường chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược, chiến đấu và chiến thắng lực lượng không quân hùng hậu của kẻ thù, không những bằng bản lĩnh, ý chí, quyết tâm sát đá, bằng lòng tự tôn dân tộc mà còn bằng cả trí tuệ, sự thông minh, sáng tạo tuyệt vời. Cuốn sách Cuộc đối đầu không cân sức góp phần làm rõ thêm tri tuệ, sự thông minh sáng tạo tuyệt vời đó.

       Tác giả cuốn sách, trung tướng, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, Phó giáo sư Phan Thu là một trong những nhân chứng hàng đầu trên lính vực chống tác chiến điện tử - trinh sát điện tử và gây nhiễu điện tử trong chiến tranh chống Mỹ tại Việt Nam. Nhập ngũ tháng 5/1950, trưởng thành từ học viên Trường Lục quân Việt Nam, ông đã trái qua thực tiễn chiến tranh khốc liệt trên nhiều cương vị, trực tiếp liên quan đến lĩnh vực rađa, nhiễu, nghiên cứu khoa học quân sự, quân báo, chỉ huy quân lý kỹ thuật Quân chủng Phòng không - Không quân và Bộ Quốc phòng, thứ trưởng Bộ Quốc phòng, ủy viên Ban chấp hành Trung ương Đảng các khóa 6, 7 và là đại biểu Quốc hội các khóa 8, 9.

       Năm 2006, trung tướng, PGS Phan Thu đã xuất bàn cuốn Bàn về đấu tranh điện tử trong chiến tranh phá hoại của quân đội Mỹ ra miền Bắc Việt Nam (1964- 1972). Tập sách Cuộc đối đầu không cân sức là sự tiếp nối, tổng kết thực tiễn có giá trị khoa học về tác chiến điện tử trong chiến tranh chống Mỹ ở miền Bắc Việt Nam, là minh chứng cho thành công của Bộ đội Phòng không - Không quân trong chống nhiễu cho rađa và tên lửa phòng không của ta, được tác giá cho xuất bàn khi đã ở tuổi 83, thể hiện dưới dạng bút ký, có sự lắng đọng sâu sắc tinh cảm, tâm tư, chiêm nghiệm về những vấn đề lịch sử đặt ra, vé vai trò của con người trong chiến tranh, về bán lĩnh, ý chi quyết tâm, trí tuệ của Bộ đội Phòng không-Không quân và con người Việt Nam trong thời đại Hồ Chi Minh.

       Chiến tranh đã đi qua, cùng với thời gian, nhiều giá trị lịch sử sẽ tiếp tục được làm rõ và kế thừa. Như ý của lời kết cuốn sách: "Bài học của Mỹ tại chiến trường Việt Nam cũng sẽ là bài học cho bất cứ kẻ nào có âm mưu xâm lược Việt Nam, xâm phạm bờ cõi đất liền, trên không và biển đảo của Tổ quốc ta. Một dân tộc hàng nghìn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước với bao xương máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao thế hệ, đã và sẽ luôn luôn là một khối thống nhất, triệu người như một, tạo sức mạnh vô địch để xây dựng và gìn giữ mảnh đất này. Một dân tộc như vậy, sẽ không thể bị khuất phục trước bất cứ kẻ thù xâm lưọc tàn bạo nào".

       Bộ Tư lệnh Quân chúng Phòng không - Không quân hoan nghênh đồng chí trung tướng, anh hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân, phó giáo sư Phan Thu đã dành thời gian viết tập bút ký Cuộc đối đầu không cân sức và trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

BỘ TƯ LỆNH                                
QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN      
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:50:04 am »


LỜI NÓI ĐẦU

       Chiến thắng thường nghiêng về kẻ mạnh, nhưng không phải lúc nào cũng như vậy. Kẻ yếu có khi buộc kẻ mạnh phải "phơi áo". Ngụ ngôn cũng đã có câu chuyện: "Châu chấu đá lòi ruột voi" mà!

       Những năm 60-70 thế kỷ trước, đế quốc Mỹ đã hai lần leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc Việt Nam trên thế của kẻ mạnh, nhưng cuối cùng lại bị thua, với kết cục 4.181 máy bay các loại bị bắn rơi, trong đó có nhiều máy bay chiến lược B-52, con chủ bài cùa không lực Hoa Kỳ, nhiều phi công Mỹ đã bị bắt sống hoặc phải đền mạng. Thủ đoạn gây nhiễu rađa là thủ đoạn hàng đầu của Mỹ hòng vô hiệu hóa lực lượng phòng không Việt Nam. Những công nghệ cao nhất thời bấy giờ đã được Mỹ đem ra sử dụng, trong khi đó Việt Nam gần như chưa có gì về những phương tiện tác chiến điện tử. Mức độ hiện đại về vũ khí trang bị của Việt Nam thì mới ở trình độ trung bình, có thứ còn lạc hậu, kém xa so với vũ khí trang bị của Mỹ. Đây thực sự là cuộc đối đầu không cân sức. Việt Nam đã làm gì và làm thế nào, để có thể đối chọi lại cuộc chiến tranh phá hoại, trong đó có hoạt động tác chiến điện tử của Mỹ và đã giành thắng lợi một cách ngoạn mục như vậy? Điều kỳ diệu nào đã dẫn đến kết cục đó? Chống chiến tranh phá hoại của Mỹ thực chất là chống tác chiến điện tử mà thủ đoạn chính là thủ đoạn gây nhiễu điện tử. Nhiệm vụ chống nhiễu là nhiệm vụ của toàn Quân chúng Phòng không - Không quân, ở mọi noi, mọi cấp và của mọi người, từ người tư lệnh Quân chúng đến người lính trên mâm pháo, bên bệ phóng, trong phòng thí nghiệm.

       Quyển sách này trên phương diện tác chiến điện tử, cố gắng góp phần trả lời câu hỏi: Vì sao ta thắng được Mỹ?. Quyển sách tập trung nhiều về tên lửa PK- SAM-2, đối tượng quan trọng nhất mà Mỹ đã phải tập trung đối phó. Sự vươn lên của kẻ yếu nhưng biết hành sự để tạo nên sức mạnh vượt lên trên kẻ thù là điều chúng tôi muốn kể ở đây. Năm mươi năm đã trôi qua, nhiều vấn đề bí một đã không còn. Năm 2012, kỷ niệm 40 năm chiến thắng B-52, tất cả đã được phơi bày. Là những người trong cuộc, chuyên trách nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu, chúng tôi viết về những việc mà Quân chúng Phòng không -  Không quân đã làm, có sử dụng một số tư liệu từ một số tổng kết, hồi ký của nhiều cá nhân, đơn vị. Quyển sách này không viết theo trình tự thời gian như hồi ký mà đưọc viết theo trí nhớ của tác giả về các sự kiện đã xảy ra.

       Chúng tôi cố gắng xuất bán sách vào dịp kỷ niệm 50 năm ngày Mỹ phát động chiến tranh phá hoại ra miền Bắc Việt Nam (5/8/1964 - 5/8/2014).

Tháng 8 năm 2014       
PHAN THU           
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:24:07 am »


Chương I

TỪ CHIẾC RAĐA ĐẦU TIÊN ẤY

       Trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, trung đoàn 367 vói sáu tiểu đoàn pháo cao xạ 37mm bất ngờ xuất hiện đã gây kinh hoàng cho lực lượng không quân của thực dân Pháp. Hỏa lực phòng không cộng với hỏa lực pháo binh của Việt Nam ở Điện Biên Phủ đã khống chế không phận và sân bay, khiến không quân Pháp vô cùng lúng túng, góp phần tích cực vào thắng lợi của chiến dịch lịch sử quan trọng này.

       Thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ có ý nghĩa quyết định cho sự cáo chung chiến tranh xâm lược nước ta của thực dân Pháp, mở đường để ta giải phóng hoàn toàn miền Bắc.

       Tiếp quản thành phố Hà Nội và nhiều thành phố lớn khác, chúng ta đứng trước đòi hỏi phải xây dựng lực lượng Phòng không - Không quân quốc gia vững mạnh và đồng bộ để bảo vệ vững chắc không phận của Tổ Quốc.
Thông qua Trung Quốc, Liên Xô đã viện trợ cho ta cả vũ khí trang bị và đào tạo cán bộ. Trong đó phải kể đến một loại pháo Phòng không tầng trung, cỡ 88mm, do Đức quốc xã sản xuất, là chiến lợi phẩm mà Liên Xô đã thu được khi tiến quân vào giải phóng Berlin. Lớp đào tạo cán bộ được tổ chức tại trường pháo binh ở thành phố Thẩm Dương, do chuyên gia Liên Xô huấn luyện cùng với giáo viên người Trung Quốc.

       Vào mùa thu năm 1954, hàng trăm cán bộ, từ cấp trung đội đến cấp trung đoàn được tuyển lựa trong toàn quân để đi học. Số cán bộ đó là đội ngũ khung gần đủ cho ba trung đoàn pháo Phòng không cỡ trung. Sau này, số cán bộ đó là một trong những lực lượng nòng cốt cho sự phát triển Quân chủng Phòng không - Không quân của quân đội ta.

       Pháo PK-88mm là loại pháo có trang bị khí tài điều khiển bắn, gồm có máy chỉ huy và rađa. Lớp học về khí tài được tổ chức riêng, gồm 36 người, được chọn trong các cán bộ sơ cấp có trình độ văn hóa tương đối hơn, trong đó có 18 người học rađa và 18 người học máy chỉ huy. Tôi được phân công học về rađa và trực tiếp phụ trách khối học về khí tài. Chúng tôi là những người đầu tiên trong quân đội ta tiếp xúc với kỹ thuật rađa, và khi luyện tập ở thao trường, đã phải trải qua một mùa đông lạnh giá, với nhiệt độ xuống đến âm 25-30°C. Rađa mà chúng tôi được đào tạo có tên là RZ-2 là loại rađa pháo cao xạ mà quân Đức đã sử dụng trong Đại chiến thế giới lần thứ hai và cũng đã phát huy tác dụng góp phần bắn rơi nhiều máy bay của quân Đồng minh.

       Sau sáu - bảy tháng huấn luyện, tháng 3/1955 tất cả đoàn cán bộ chúng tôi, gồm cả pháo lẫn khí tài đều về nước, được điều về đại đoàn 367. Chúng tôi là những giáo viên huấn luyện chuyển binh chúng cho ba trung đoàn bộ binh thành ba trung đoàn pháo Phòng không (sau này, ba trung đoàn đó, là trung đoàn 240 bố trí bảo vệ Hải Phòng và hai trung đoàn 220, 250 bố trí bảo vệ Hà Nội).

       Riêng lớp học chuyển binh chúng về rađa, phải tổ chức tại Hà Nội để lợi dụng mạng điện thành phố và có máy bay để luyện tập. Lớp học rađa được khai giảng ngày 5/5/1955 và kết thúc 15/9/1955 tại sân bay Bạch Mai, Hà Nội. Học sinh lớp rađa này được chọn lựa từ cán bộ, chiến sĩ thuộc các sư đoàn bộ binh 304, 308, 312, 320..., tất cả 63 người, có trình độ văn hóa cấp 3 phổ thông, khá hiếm thời bấy giờ. Phụ trách lớp học là anh Cao Phong và anh Hoàng Văn Ngữ. Tôi được giao nhiệm vụ làm tổ trướng giáo viên. Đây là lớp rađa đầu tiên của lực lượng Phòng không và cũng là lớp rađa đầu tiên của quân đội ta, được mở tại Việt Nam.

       Trong lớp chuyển binh chủng này, có mấy việc mà chúng tỏi nhớ mãi. Hồi ấy, Hà Nội mới được giải phóng, nhiều việc còn rất bỡ ngỡ, chúng tôi phải trực tiếp kéo mạng điện thành phố cho rađa làm việc. Vì lý do bí mật và cả vì lý do không có kinh phí, chúng tôi phải tự đi thu nhặt hệ thống dây điện bao quanh tường sân bay, kéo đường điện ba pha vào ba vị trí cho ba chiếc rađa đặt ở ba vị trí khác nhau. Để bảo đảm bí mật, sau khi triển khai, rađa được che kín xung quanh bằng cót như các vựa thóc khổng lồ, mọc lên giữa bãi rộng.

       Khí hậu Việt Nam nóng ẩm, trong khi các bộ phận chỉnh dòng của máy, hầu hết đều dùng bán dẫn và được đặt rất khít nhau nên các nguồn điện cao thế thường bị đánh lửa, gây chập mạch. Chúng tôi phải tháo một số khối nguồn điện ra, kê cao lên bằng sứ hoặc các chất kính nhựa Flexiglass dày có độ cách điện cao thì máy mới tạm làm việc được. Hiện nay, khi việc sử dụng rađa ở Việt Nam đã phổ biến thì thấy việc đó là bình thường, nhưng ở thời điểm đó, khi kỹ thuật rađa, kỹ thuật siêu cao tần còn là mói mẻ đối với nước ta thì thật là không đon giản chút nào.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2020, 06:41:37 pm »


       Tôi không nhớ rõ thời gian cụ thể, nhưng khoảng tháng 7/1955, lớp học chúng tôi được vinh dự đón Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đến xem xét rađa. Đại tướng đến thẳng chỗ đặt máy; cùng đi với đại tướng có anh Tạ Quang Bửu và còn có cô con gái của đại tướng, hồi đó còn rất nhỏ, đi theo bám tay bố. Sau này tôi được biết, cô bé đó tên Võ Hồng Anh, là một trong hai người phụ nữ Việt Nam đầu tiên bảo vệ thành công luận án tiến sĩ khoa học tại Liên Xô.

       Tôi được phân công giới thiệu về rađa RZ-2 cho đại tướng. Sau phần nói về tính năng chiến kỹ thuật của rađa, tôi định nói tiếp về nguyên lý làm việc, thì anh Tạ Quang Bửu đã giải thích luôn cho đại tướng, rất trôi chảy và phân biệt những điểm giống nhau và khác nhau giữa rađa và máy thu phát vô tuyến điện. Anh Tạ Quang Bửu là một nhà khoa học uyên thâm và hiểu biết rộng về nhiều lĩnh vực khoa học kỹ thuật. Cuối cùng, tôi có trình bày thêm với đại tướng về tình hình ảnh hưởng của khí hậu Việt Nam đến chế độ làm việc của rađa. Đại tướng nhắc nhở chúng tôi: "Phải chịu khó học tập để làm chủ các loại vũ khí, khí tài hiện đại, biết cách sử dụng cho phù hợp với con người và khí hậu Việt Nam. Rồi đây, chúng ta sẽ được trang bị nhiều thứ hiện đại hơn thế này”. Lời nói của đại tướng đã thành hiện thực. Chỉ sau đó vài năm, Binh chúng rađa được ra đời, một binh chủng rất quan trọng của Quân chúng Phòng không - Không quân, làm nhiệm vụ canh giữ bầu trời của Tổ Quốc.

       Sắp đến ngày 2/9/1955, kỷ niệm 10 năm ngày Quốc khánh, bộ đội kéo về sân bay để luyện tập duyệt binh rất đông, việc che chắn của chúng tôi càng khó khăn nhưng sân bay trở nên nhộn nhịp, làm lính rađa chúng tôi đỡ buồn. Ngày 2/9, với ba chiếc rađa RZ-2, chúng tôi đã mở máy, nhận nhiệm vụ cảnh giới bầu trời bảo vệ cho cuộc mít-tinh và duyệt binh ở quảng trường Ba Đình, tuy loại rađa này chỉ quan sát được phạm vi 42km. Đến bây giờ, nghĩ lại thấy mình quá ấu trĩ nhưng chúng tôi cũng thấy rất tự hào. Vì dù sao, trong hoàn cảnh lúc đó, chúng ta chưa có một phương tiện nào có thể cảnh giới trên không một cự ly xa như vậy.

       Thời gian đó, chúng tôi chưa hiểu thế nào là nhiễu đối với rađa. Khi chúng tôi luyện tập, tín hiệu phản xạ của mục tiêu được nổi trên màn hình “trong xanh củ lạc” không một gợn nhiễu nào.

       Một thời đã qua, cái thời mà rađa RZ-2 chỉ có thể bám sát mục tiêu bằng tay và bán tự động nhưng mà lần đầu tiên lực lượng Phòng không chúng ta có được loại pháo bắn tới độ cao trung bình và có điều khiển, là một bước ngoặt lịch sử trên con đường phát triển của lực lượng Phòng không quốc gia.

       Ngày nay, tiếp cận với các loại rađa hiện đại, chúng tôi không bao giờ quên cái buổi ban đầu được làm chủ loại rađa RZ-2. Tuy loại rađa này hiện nay không được sử dụng nữa nhưng gần một trăm cán bộ, chiến sĩ của rađa RZ-2 được điều động đi xây dựng các đơn vị rađa khác đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của Quân chúng Phòng không- Không quân và nhiều người đã trở thành cán bộ chỉ huy các cấp, từ cấp chiến thuật đến cấp chiến dịch và cả cấp chiến lược nữa của quân đội. Họ đều đã xứng đáng và không hổ thẹn là những người đầu tiên góp phần đặt nền móng cho ngành rađa của nước ta. Điển hình là Vũ Ngọc Diệp, chiến sĩ trẻ nhất lớp chuyển binh chủng rađa, sau này là thiếu tướng phó tư lệnh Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không -  Không quân và từng được giao giữ chức phó Chánh thanh tra quân đội nhân dân Việt Nam.

       Riêng tôi, đây là bước ngoặt đi vào chuyên ngành rađa và dấn thân vào sự nghiệp nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu trong gần hết cuộc đời binh nghiệp của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2020, 05:49:11 am »

     
Chương II

THỦ ĐOẠN TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MỸ RA MIỀN BẮC NƯỚC TA

       SƠ LƯỢC VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ TRONG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI CỦA MỸ RA MIỀN BẮC VIỆT NAM

       Khi đưa máy bay ra bắn phá miền Bắc nước ta, quân đội Mỹ coi thủ đoạn tác chiến điện tử là thủ đoạn hàng đầu để giảm số máy bay của chúng bị lực lượng Phòng không - Không quân của ta bắn rơi. Bất kể loại vũ khí trang bị nào mà các nước XHCN viện trợ cho chúng ta thì tình báo của Mỹ cũng đều biết cả. Không những biết mà còn nắm được từng “chân tơ kẽ tóc” của các vũ khí trang bị đó. Vì vậy, hầu hết các loại rađa mà ta có đều bị địch gây nhiễu.

       Trong chiến tranh Việt Nam và qua chiến tranh Việt Nam, Mỹ đã đưa tác chiến điện tử lên hàng những biện pháp chiến lược. Mỹ coi đây là trọng điểm thử thách và phát triển các phương tiện tác chiến điện tử. Tác chiến điện tử mà Mỹ sử dụng trong chiến tranh Việt Nam chủ yếu là các hoạt động trinh sát điện tử và gây nhiễu điện tử. Thủ đoạn gây nhiễu được phát triển theo mức độ leo thang chiến tranh phá hoại nhưng ở một cách nhìn khác thì việc phát triển máy gây nhiễu cũng tạo ra các thủ đoạn và mức độ leo thang mới. Trong cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc nước ta, đánh phá được gắn liền với gây nhiễu. Các hoạt động gây nhiễu được gắn liền với sự phát triển các máy gây nhiễu, luôn luôn được cải tiến, đổi mới và thủ đoạn gây nhiễu được gắn liền với thủ đoạn sử dụng loại tên lửa chống rađa.

       Xin kể một cách tổng quát quá trình phát triển tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ như sau:

       Để chuẩn bị cho bước theo thang chiến tranh, từ những năm đầu thập niên 60, không quân Mỹ đã sử dụng các loại máy bay U2, SR-71, EB-66, EC-121 và các loại máy bay trinh sát điện tử khác cùng hệ thống các máy bay báo động sớm AWACS, để tìm hiểu và thu thập các thông tin về hoạt động vô tuyến điện tử của Việt Nam.

       Trong những năm bắt đầu leo thang chiến tranh (1964- 1965), việc gây nhiễu của Mỹ còn đơn giản. Để yểm trợ cho máy bay cường kích vào đánh phá, máy bay EB-66 bay ở ngoài xa, trinh sát và gây nhiễu (hải quân Mỹ thì dùng máy bay EC-121, EA3B, EA6B... và phát nhiễu từ hạm tàu đỗ ngoài khơi biển Đông). Chúng tôi gọi loại nhiễu này là nhiễu ngoài đội hình nhằm ngụy trang cho hướng đột nhập của máy bay trinh sát, cường kích, tiêm kích. Khi các loại máy bay chiến thuật đó bay vào khu vực có hỏa lực phòng không thì thường thả những băng sợi kim loại làm nhiễu tiêu cực để tự ngụy trang. Khi chúng bay vào khu vực mục tiêu thường có lúc phải thoát ra khỏi hướng yểm hộ của nhiễu ngoài đội hình nên hỏa lực phòng không của ta vẫn có điều kiện bắn rơi chúng.


Hình 1 - Các khu vực hoạt động nhiễu ngoài đội hình của Mỹ.
« Sửa lần cuối: 03 Tháng Hai, 2020, 05:57:24 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2020, 03:45:54 pm »

       
       Ngày 27/3/1965, tên lửa PK-SAM-2 xuất hiện ở Việt Nam và trận đánh đầu tiên xảy ra ngày 24/7/1965 và đã bắn rơi một F4C làm địch vô cùng lo lắng. Để tránh sự phát hiện của rađa ta và giảm sự đe dọa của tên lửa phòng không Việt Nam, Mỹ đã sử dụng thủ đoạn bay thấp. Nhưng bay thấp lại vấp phải thiên la địa võng hỏa lực phòng không tầng thấp ở khắp nơi nên máy bay Mỹ vẫn tiếp tục bị bắn rơi.

       Năm 1966, máy bay cường kích của Mỹ phải bay cao trở lại cùng với việc xuất hiện loại máy gây nhiễu mới, được đeo dưới cánh máy bay, có tên là QRC-160A làm thần hộ mệnh để tự vệ mà chúng tôi đặt tên loại nhiễu này là nhiễu trong đội hình. Còn Mỹ đặt tên cho đội hình biên đội 4 chiếc máy bay cường kích mang máy gây nhiễu dưới cánh là đội hình QRC. Máy gây nhiễu đeo dưới cánh máy bay có tác dụng ngụy trang cho máy bay để tự bảo vệ, nhất là khi thoát ra ngoài hướng yểm trợ của nhiễu ngoài đội hình. Ngoài tác dụng tự bảo vệ của từng máy bay, đội hình QRC còn có tác dụng bảo vệ chung cho biên đội hoặc tốp máy bay nhằm đối phó với cách đánh 3 điểm của tên lửa phòng không. Để nâng cao hiệu quả gây nhiễu, địch tăng thêm số lượng máy gây nhiễu. Lúc đầu chỉ có hai chiếc trong biên đội bốn máy bay đeo máy gây nhiễu QRC-160A, sau đó biên đội cả 4 máy bay đều đeo máy gây nhiễu. Thậm chí trong biên đội 4 chiếc máy bay, có 2 chiếc đeo 2 máy gây nhiễu. Với thủ đoạn này, trên màn hiện sóng tên lửa, nhiễu rất nặng và cả biên đội được một dải nhiễu rộng và rất sáng bao phủ. Nếu ta phát sóng thì khó bắt được mục tiêu và nếu bắn bằng phương pháp 3 điểm vào dải nhiễu thì sẽ dễ bắn vào giữa đội hình máy bay mà không trúng vào chiếc nào cả.


Hình 2 - Đội hình QRC của biên đội máy bay mang máy gây nhiễu dưới cánh.
       
       Khi ta giải quyết được cách đánh 3 điểm đúng vào một chiếc trong biên đội thì địch lại có thủ đoạn mới. Đó là vào cuối năm 1966, đầu năm 1967, khi leo lên những nấc thang cao nhất của cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất, Mỹ đưa vào sử dụng máy gây nhiễu ALQ-71 cũng đeo ở dưới cánh máy bay cường kích có công suất lớn hơn máy gây nhiễu QRC-160A và dải nhiễu trùm thêm sang rãnh đạn tên lửa, khiến đạn tên lửa của ta bị mất điều khiển, bay vút lên cao nổ khói trắng hoặc bị rơi xuống đất. Đây là thủ đoạn rất xảo quyệt của Mỹ. Trong khi đó, nhiễu ngoài đội hình cũng nặng hon do máy bay vào gần hơn với số lượng nhiều hơn.

       Ngày 1 /4/1968, Mỹ phải xuống thang chiến tranh, chỉ bắn phá từ vĩ tuyến 20 trở vào, nhiễu ở phía Bắc nước ta có giảm đi, nhung ở vùng Quân khu 4 lại bị tăng cường hơn.

       Cuối năm 1971, Mỹ đưa B-52 vào ném bom trận địa quân ta ở chiến dịch Quảng Trị. Đầu năm 1972, địch dùng B-52 đánh phá vùng vĩ tuyến 17 và Quảng Bình. Từ 1/4/1972, Mỹ chính thức leo thang chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Tháng 12/1972, khi Mỹ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng thì cả một rừng nhiễu đủ loại vây kín các loại rađa phòng không của ta.

       Ngoài ra, cần phải nói đến thủ đoạn sử dụng tên lửa chống rađa mà chúng tôi cũng coi như một phạm trù mở rộng của tác chiến điện tử, vì thực chất nó cũng là một phương tiện chế áp điện tử, tận dụng năng lượng điện từ trường của rađa để chống rađa.


Hình 3 - Máy bay F-4 phóng tên lứa chống rađa AGM-45A (Shrike).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2020, 03:49:19 pm »

      
       HOẠT ĐỘNG CỤ THỂ VỀ TÁC CHIẾN ĐIỆN TỬ CỦA MỸ

       Hoạt động của máy bay Mỹ ra đánh phá miền Bắc nước ta trong chiến tranh phá hoại rất đa dạng vì vậy các thủ đoạn tác chiến điện tử cũng rất phức tạp, không theo một khuôn mẫu nào nhất định. Ta chỉ có thể nghiên cứu rút ra những điểm chung nhất trên cơ sở một số hoạt động điển hình của một số trận đánh, thông qua kết quả theo dõi của ta và tham khảo các lời cung của giặc lái bị bắt sống.

       1 / Đối với máy bay EB-66:

       Máy bay EB-66 thường bay kẹp đôi, một máy bay EB-66C vừa trinh sát vừa gây nhiễu và một EB-66B chuyên gây nhiễu.

       Ngày 25/2/1966, tiểu đoàn 63 bắn rơi một EB-66 và ngày 4/2/1967, tiểu đoàn 89 bắn rơi một EB-66, đã góp phần giúp chúng ta tìm hiểu về các thủ đoạn gây nhiễu ngoài đội hình của không quân Mỹ. Ngoài ra, ngày 2/4/1972, tiểu đoàn 64, trung đoàn 236b cũng đã bắn rơi một EB-66 ở xã Cam Tiến, Cam Lộ.

       Dưới đây là hoạt động của chiếc máy bay EB-66C bị bắn rơi ngày 4/2/1967 tại Bắc Cạn, trong đội hình 2 EB-66 đi trinh sát và gây nhiễu điện tử yểm hộ cho máy bay cường kích vào đánh phá khu bắc Hà Nội.

       Từ sân bay Takhli ở Thái Lan, chiếc EB-66C cất cánh lúc 13 giờ 30 và chiếc EB-66B cất cánh sau đó một phút. Sau khi lên đến độ cao 3.600m thì bắt đầu mở tất cả các máy để sấy nóng. Khi lên đến độ cao 8 - 9 km thì bay bằng và mở máy thu trinh sát rađa.

       Trên máy bay, ngoài lái chính, lái phụ và dẫn đường, có bốn nhân viên điện tử được phân công theo dõi các dải tần số khác nhau ghi chép lại, tiến hành gây nhiễu, phối hợp với tổ lái phòng tránh khi thu được tín hiệu điều khiển đạn của tên lửa phòng không và xác định vị trí của các rađa ở mặt đất. Máy bay EB-66B bay thấp hơn EB-66C 900m và bay sau 9km đến 14km, có nhiệm vụ chủ yếu là gây nhiễu rađa theo kế hoạch, từ khi bắt đầu vào vòng lượn cho đến khi rời khỏi vòng lượn. Tốp F-4C bay theo để yểm hộ cho tốp EB-66 thì bay cao hơn EB-66 300m và ở phía sau l,8km. Đường bay của tốp EB-66 như sau: từ Thái Lan qua Vientiane, Mường Xén (Lào), qua biên giới Lào-Việt, tiến tới khu vực vòng lượn ở Bắc Cạn. Từ trên đất Thái Lan, chiếc EB-66C đã bắt đầu thu được các tín hiệu rađa của ta, lần lượt từ rađa cảnh giới đến rađa cao xạ và rađa tên lửa. Thu được tín hiệu rađa nào thì lập tức gây nhiễu rađa đó luôn.

       Khi bay đến khu vực hoạt động, tốp EB-66 lượn vòng trong một đường bay khép kín, chiều dài của vòng lượn khoảng 60-90km, thẳng góc với hướng đột nhập của các tốp máy bay cường kích và chiều ngang của vòng lượn là 18-20km. Trong vòng lượn, tốp EB-66 phải giữ ổn định tốc độ, độ cao và đội hình bay. Ở đầu vòng lượn, EB-66C khó xác định được hướng của tín hiệu rađa ở mặt đất và đây chính là điểm yếu của EB-66C.

       Theo lời cung của giặc lái, trên vòng lượn chiếc EB-66C đó đã ba lần thu được tín hiệu của rađa tên lửa làm việc ở các dải tần số khác nhau ở Vĩnh Yên và Thái Nguyên. Nó đã bị bắn rơi khi đang bay vòng ra ở đầu vòng lượn với độ cao 8,5 - 9km, tốc độ 889km/giờ. Cả hai quả đạn đều nổ tốt, quả thứ nhất đẩy máy bay nghiêng, quả thứ hai mạnh hơn đẩy máy bay chúc xuống.


Hình 4 - Hoạt động của chiếc EB-66C bị bắn rơi ngày 4/2/1967.
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2020, 05:13:57 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2020, 03:49:59 pm »


       Qua theo dõi hoạt động của EB-66 trên hướng tây bắc, ta có một số nhận xét sau đây:

       • Vùng biên giới Việt-Lào là khu vực bay để trinh sát và nhử cho rađa ta phát sóng, xác định các vị trí của rađa, nên EB-66 không gây nhiễu.

       • Mộc Châu, Bắc Cạn, Tuyên Quang là khu vực bay để yểm hộ các tốp máy bay cường kích vào đánh phá các mục tiêu ngoài vĩ tuyến 20 thì EB-66 có gây nhiễu. Vòng lượn của tốp EB-66 gần hoặc xa bao nhiêu so với mục tiêu dự định đánh phá lệ thuộc vào những gì mà địch đã trinh sát được về tình hình bố trí phòng không của ta. Vì vậy cần chú ý việc ngụy trang nghi binh và bí mật phát sóng, nhất là khi bố trí phục kích đánh EB-66.

       • Thời gian EB-66C xác định được vị trí của một trận địa tên lửa trung bình sau 30 giây và thường bắt đầu gây nhiễu trước khi tốp máy bay cường kích đến 5 phút. Có 3 chế độ gây nhiễu: gây nhiễu ngắm, gây nhiễu chặn và gây nhiễu quét. Những khi máy bay cường kích vào đánh các mục tiêu có nhiều trận địa tên lửa bố trí bảo vệ thì gây nhiễu chặn là bảo đảm nhanh và an toàn hơn. Việc gây nhiễu đối với máy bay Mig của ta thì EB-66 sử dụng một máy gây nhiễu tự động ALR-18 mà ăngten được đặt hướng về phía sau máy bay.

       • Thả nhiễu tiêu cực để ngụy trang hướng đột nhập của máy bay. Trong chiến tranh phá hoại lần thứ hai, việc thả nhiễu tiêu cực có quy mô rất lớn.

       • Máy bay gây nhiễu ngoài đội hình của Hải quân Mỹ là các máy bay EC-121, EA3B, EA6B/E... bay vào cách bờ biển khoảng 50km và tiến hành gây nhiễu yểm trợ trước 15-20 phút cho các tốp máy bay cường kích vào đánh phá. Hải quân Mỹ còn sử dụng máy gây nhiễu đặt trên các hạm tàu đỗ gần bờ ở biển Đông để kết họp yểm trợ nhiễu ngoài đội hình.

       21 Đối với các tốp máy bay cường kích:

       Khi địch tổ chức tập kích đường không bằng máy bay cường kích, cả không quân cũng như hải quân Mỹ đều kết họp với thủ đoạn tác chiến điện tử sau đây:

       • Trinh sát và gây nhiễu ngoài đội hình bằng máy bay EB-66 (không quân), EC-121, EA3B, EA6B, hạm tàu (hải quân).

       • Trinh sát và gây nhiễu trong đội hình bằng các máy thu trinh sát báo động có trong máy bay và máy gây nhiễu đeo ngoài máy bay. Máy bay F-111A và một số máy bay F-4 còn được trang bị máy gây nhiễu hai chức năng ALQ-101, vừa gây nhiễu tạp, vừa gây nhiễu xung trả lời.

       Khi Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai ra miền Bắc nước ta, máy bay cường kích không quân được trang bị máy gây nhiễu ALQ-87, là loại máy gây nhiễu được điều khiển tự động, có công suất lớn hơn máy gây nhiễu ALQ-71 nên đội hình biên đội bốn chiếc gồm hai tốp máy bay cường kích được giãn rộng hơn, chiếc cách chiếc 600m-750m so với 150m-300m, tốp cách tốp 900m so với 600m, độ chênh cao 300m so với 150m. Máy gây nhiễu ALQ-87 kết hợp gây nhiễu chặn với gây nhiễu ngắm tạo nên một dải nhiễu đủ mạnh để ngụy trang cho cả biên đội bốn chiếc. Thủ đoạn này đã gây khó khăn hơn cho tên lửa ta khi sử dụng cách đánh ba điểm. Riêng các tốp máy bay chiến thuật của hải quân Mỹ được mang máy gây nhiễu xung trả lời để đánh lừa rađa và làm sai lệch phần tử mục tiêu của các rađa điều khiển hỏa lực phòng không.

       • Tổ chức chế áp các trận địa rađa và hỏa lực phòng không bằng các loại tên lửa chống rađa.

       • Tùy theo tính chất và quy mô của trận tập kích, tùy theo tình hình lực lượng phòng không bảo vệ mục tiêu của ta mà Mỹ bố trí số lượng máy bay yểm trợ nhiễu ngoài đội hình, số lượng máy bay đi thả nhiễu tiêu cực, số lượng máy bay tiêm kích đi theo hộ tống, số lượng máy bay mang tên lửa chống rađa.

       Qua theo dõi hoạt động của địch vào đánh phá thì tỷ lệ số lượng máy bay làm nhiệm vụ yểm trợ và phục vụ so với số lượng máy bay cường kích đi đánh phá mục tiêu là khoảng 2/1.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2020, 10:52:59 am »

    
       3/ Đối với máy bay B-52:

       Sự yểm hộ B-52 được thực hiện trên 3 lĩnh vực: tác chiến điện tử, chận kích và chế áp hỏa lực phòng không.

       Trên lĩnh vực tác chiến điện tử, đó là việc trinh sát điện tử và gây nhiễu ngoài đội hình bằng các loại máy bay EB-66. số lượng EB-66 được huy động phụ thuộc vào quy mô của cuộc tấn công (có trận số lượng EB-66 lên đến 6-8 chiếc). Các máy bay EB-66 bay ở vòng ngoài hỏa lực 100-120km, góc nhiễu khoảng 30-50 độ, nhiễu nặng cho tất cả các loại rađa. Trên màn hiện sóng rađa tên lửa, dải nhiễu rộng đến 5-6 độ với nhiều dạng điều chế khác nhau. Khi B-52 còn ở xa, góc tà của B-52 còn thấp, trùng với góc tà của EB-66 thì nhiễu rất nặng, có khi bị nhiễu toàn màn.

       Khi máy bay B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972, máy bay EB-66 vào trước 30-45 phút tiến hành gây nhiễu trước 10-20 phút. Còn B-52, khi nhận được tín hiệu phát sóng của tên lửa thì gây nhiễu ngay.


Hình 5- Pháo đài bay B-52 của không quân chiến lược Hoa Kỳ.


       Loại máy bay B-52 cải tiến nhất thời bấy giờ là máy bay B-52H cũng được đưa vào sử dụng với đầy đủ các máy trinh sát và gây nhiễu đã được đổi mới.

       Ngoài ra, B-52 còn được yểm hộ bằng nhiễu tiêu cực. Trong các trận B-52 vào ném bom Hà Nội, thường có các tốp máy bay chiến thuật đi thả nhiễu tiêu cực trên hướng mà

       B-52 sẽ vào. Các tốp máy bay thả nhiễu tiêu cực, thả từ độ cao 10km. Khi máy bay B-52 vào đến khu vực có nhiễu tiêu cực thì các vật liệu gây nhiễu đã rơi từ 10 km xuống còn 6km.

       Quan sát từ trận địa tên lửa bố trí ở gần cầu Mai Lĩnh, Hà Đông, nhiễu tiêu cực trải suốt phạm vi từ góc phương vị 60 độ đến góc phương vị 290 độ, cự ly từ 30km đến 60km. Riêng đêm 26/12/1972, trên màn hiện sóng đài rađa nhìn vòng, nhiễu tiêu cực phủ kín toàn màn 360 độ ở cự ly từ 0 km đến cự ly 30km. Tuy nhiên màn nhiễu này mật độ không lớn lắm và giảm đi rất nhanh khi rơi xuống thấp rồi mất hẳn.

       Trên một B-52, có cả một trung tâm trinh sát và gây nhiễu tất cả các loại rađa cảnh giới, dẫn đường, đo cao, rađa phòng không, rađa tên lửa phòng không, rađa ngắm bắn của Mig. Trong các trận đánh lớn của B-52, các đài thông tin tiếp sức của ta cũng đều bị nhiễu nặng.

       Như vậy, Mỹ đã tập trung cao độ để áp đảo chèn ép các thiết bị vô tuyến điện và rađa trong một thòi gian ngắn, một không gian hẹp với hy vọng bảo đảm cho B-52 vào và ra an toàn.

       Trên lĩnh vực chặn kích, để đề phòng Mig-21 tấn công B-52, việc sử dụng máy bay tiêm kích chận kích rất được coi trọng, thường đi trước 8-20 phút. Các tốp tiêm kích đi hộ tống chỉ đi trước 2-3 phút kèm ở hai bên và bay cao hơn B-52 2 km đến 2,5 km.

       Trên lĩnh vực chế áp hỏa lực phòng không, để đối phó với tên lửa phòng không, bảo vệ B-52 có các tốp cường kích mang tên lửa Shrike để tìm diệt các trận địa tên lửa. Trong 12 ngày đêm B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng, không quân Mỹ đã phóng khoảng 50-60 quả Shrike.

       Để yểm trợ cho các tốp B-52 vào ném bom mục tiêu, tỷ lệ giữa số lượng máy bay yểm hộ, phục vụ so với số lượng B-52 chiếm tỷ lệ cao, đến khoảng 5/1, chứng tỏ Mỹ thận trọng hơn khi tập kích chiến lược bằng B-52 so với khi tập kích chiến thuật bằng máy bay cường kích.

       Trên đây, chúng tôi đã khái quát về thủ đoạn tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta, nhằm đối chứng với những gì chúng ta đã giải quyết được trong việc khắc phục nhiễu của Mỹ mà chúng tôi sẽ trình bày ở những mục sau.

       Dưới đây là hình ảnh các loại máy bay Mỹ đã sử dựng trong chiến tranh Việt Nam mà hầu hết đều nằm trong danh sách máy bay đã bị Quân chủng Phòng không - Không quân và lực lượng phòng không nhân dân Việt Nam bắn rơi (chỉ trừ các loại máy bay trinh sát chiến lược như U2, SR-71 bay quá cao hoặc quá nhanh và máy bay trinh sát báo động sớm AWACS, máy bay tiếp dầu KC-135 hoạt động bên ngoài lãnh thổ nước ta là chưa ăn đòn mà thôi).
« Sửa lần cuối: 06 Tháng Hai, 2020, 05:15:56 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM