Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 11:09:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Cuộc đối đầu không cân sức  (Đọc 8776 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 18 Tháng Hai, 2020, 04:32:12 am »


        Phương pháp bắn 3 điểm là phương pháp bám sát dải nhiễu để bắn, nghĩa là bắn vào chiếc máy gây nhiễu đặt trên B-52, bắn trúng máy gây nhiễu là bắn trúng máy bay. Bắn bằng phương pháp 3 điểm, tuy hiệu suất không được như bắn bằng phương pháp bắn đón nhưng do không phải phát sóng nên tránh hoàn toàn được tên lửa Shrike, tuy nhiên lại gặp một số khó khăn như: phân biệt dải nhiễu B-52 với dải nhiễu của máy bay cường kích và dải nhiễu của máy bay gây nhiễu ngoài đội hình cũng như thống nhất bám sát vào dải nhiễu của một chiếc B-52. Các khó khăn này đã được các kíp trắc thủ rèn luyện và có cách để hóa giải, đặc biệt có hệ thống quang học PA-00 và rađa K8-60 hỗ trợ. Mặt khác, chính yếu tố thiên thời địa lọi của Hà Nội đã tạo điều kiện cho việc chọn dải nhiễu B-52 được dễ dàng hơn. Theo thống kê, phương pháp bắn 3 điểm đã đem đến 7 trên 16 B-52 bị bắn rơi tại chỗ. Còn 13 B-52 khác bị bắn rơi nhưng không rơi tại chỗ thì chưa được tổng hợp về phương pháp bắn.

        Như vậy, ở trận chiến đấu cuối cùng, “châu chấu” đã được tôi luyện, càng và cựa của châu chấu đã cứng như thép và đã “đá lời ruột của voi”. Sự đối đầu không cân sức không còn ngự trị nữa. Nếu B-52 là “voi” thì “voi” đã bị mất ngà, cụt vòi. Nếu B-52 là "ngáo ộp” thì “ngáo ộp” đã bị mòn nanh vuốt. Anh chàng “lực sĩ” khổng lồ đã bị “đo ván” một cách thảm hại.

        Chúng ta đã giành thắng lợi bằng chính thực lực, sức mạnh của mình mà không hề có sự may rủi nào! Chúng ta đã đánh thắng Mỹ trên cơ sở khoa học kỹ thuật quân sự hiện đại. Mỹ đã phải chịu thua, đúng như Bác Hồ đã tiên đoán: “Ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua nhưng nó chỉ chịu thua khi thua trên bầu trời Hà Nội”.

        Kissinger, nhà ngoại giao, cố vấn số một của Tổng thống Mỹ cũng phải thú nhận: “Không lực Hoa Kỳ đã vấp phải một hệ thống Phòng không hiệu quả nhất trong lịch sử chiến tranh thế giới, với kỹ thuật hiện đại chống lại kỹ thuật hiện đại của Mỹ”. Phó tư lệnh không quân chiến lược Mỹ George Etter đã phải thú nhận: “Tổn thất về máy bay chiến lược B-52 cùng các nhân viên phi hành là hết sức nặng nề, là đòn choáng váng đánh thẳng vào giới hoạch định chính sách của Lầu Năm góc”. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ, McNamara cũng phải thừa nhận: “Những cuộc ném bom huỷ diệt của Mỹ không thể tiêu diệt được ý chí của cả một dân tộc”. Tạp chí Không lực Hoa Kỳ cũng cay đắng thừa nhận: “B-52 được tung ra với số lượng chưa từng có, để cuối cùng Tổng thống phải chấp nhận một kết cục bi thảm chưa từng thấy”.

        7 giờ sáng ngày 30/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon buộc phải tuyên bố ngừng ném bom từ vĩ tuyến 20 trở ra và ngày 16/1/1973, phải tuyên bố chấm dứt chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam.

        Trong chiến dịch 12 ngày đêm đánh B-52 ra ném bom Hà Nội, Hải Phòng, quân dân Việt Nam đã bắn rơi tất cả 34 máy bay B-52 và 47 máy bay các loại khác của Mỹ, lập nên một “Điện Biên Phủ trên không” trên bầu trời Hà Nội vang dội toàn cầu.

        Bộ đội tên lửa phòng không đã thể hiện được sức mạnh của chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí và trí tuệ của dân tộc Việt Nam, được nhân dân trong nước và thế giới ca ngợi. Với những thành tích xuất sắc trong chống chiến tranh phá hoại và chiến dịch 12 ngày đêm ở Hà Nội, ngày 11/1/1973, Nhà nước đã tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang cho bộ đội tên lửa Phòng không.

        Bộ đội tên lửa Phòng không lập được thành tích huy hoàng như vậy, ngoài sức mạnh và tài trí của bản thân còn do có sự hiệp đồng tác chiến chặt chẽ với các binh chủng trong quân chủng, trong đó có sự bảo vệ hết mình của bộ đội cao xạ cho tên lửa an toàn đánh địch. Đây là sức mạnh tổng hợp, lập công tập thể của toàn Quân chủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2020, 03:57:37 am »

     
***

        Tôi cũng còn nhớ một kỷ niệm sâu sắc về chuyện tôi và anh Vũ Lai Trường được Quân chủng cử đi báo cáo nhanh với Bí thư thứ nhất và Ban bí thư Ban chấp hành Trung ưcmg Đảng sau khi ta đánh thắng cuộc tập kích đường không chiến lược bằng B-52 của Mỹ vào Hà Nội, Hải Phòng cuối năm 1972. Lúc đó tôi là trường phòng Nghiên cứu Kỹ thuật và anh Vũ Lai Trường là trưởng phòng Khoa học Quân sự của Quân chủng.

        Sau chiến thắng chưa đến hai ngày, vào một ngày đầu năm 1973, Bí thư thứ nhất Lê Duẩn hẹn đúng 14 giờ chúng tôi phải có mặt ở nhà riêng của anh. Tôi và anh Vũ Lai Trường đến nhà anh Lê Duẩn, kéo chuông. Thật bất ngờ, không phải người bảo vệ hoặc người công vụ ra mở cổng cho chúng tôi mà đích thân anh Lê Duẩn đón chúng tôi ngay ở cổng và dẫn chúng tôi vào nhà. Ở đó, đã có anh Trần Quỳnh đang chờ. Tôi được cử báo cáo trước về tình hình gây nhiễu của địch, đặc biệt về nhiễu của máy bay B-52, các dạng nhiễu và kết quả khắc phục của ta. Tôi đã mang theo một tờ bìa lớn trên đó dán các ảnh nhiễu được phóng to, nên đã trình bày được rõ ràng, đầy đủ. Anh Vũ Lai Trường báo cáo về kết quả đánh rơi B-52. Nghe xong, anh Lê Duẩn quay lại anh Trần Quỳnh như muốn anh Trần Quỳnh phát biểu. Tôi đã biết anh Trần Quỳnh là trợ lý rất gần gũi của Bí thư thứ nhất Lẽ Duẩn về lĩnh vực khoa học, đã từng công tác ở ủy ban Khoa học Kỹ thuật nhà nước. Anh Trần Quỳnh không nói gì. Sau một lúc yên lặng, anh Lê Duẩn khen ngợi quân chủng Phòng không - Không quân trong trận chống tập kích đường không bằng B-52 của địch, nói về ý nghĩa thắng lợi này đối với kết quả đàm phán giữa ta và Mỹ, đã tạo thêm thế và lực cho phái đoàn ta ở hội nghị Paris và nhắc phải tiếp tục nghiên cứu địch, nâng cao trình độ sẵn sàng chiến đấu tốt hơn. Tôi thoáng nhớ đến lời động viên và nhắc nhở Quân chủng đêm Noel 24/12/1972 của anh Lê Duẩn; hôm ấy anh đã xuống sở chỉ huy Quân chủng ở Chùa Trầm, nói chuyện với toàn hội nghị sơ kết đánh B-52 vào cái đêm mà địch nghỉ đánh.

        Sáng hôm sau, tôi và anh Vũ Lai Trường lại đến trụ sở của Ban bí thư Trung ương Đảng báo cáo những gì mà chúng tôi đã báo cáo với bí thư thứ nhất Lê Duẩn ngày hôm trước. Ban bí thư có các anh Lê Văn Lương, Nguyễn Trân nghe báo cáo. Sự vui mừng hồ hởi nổi rõ trên nét mặt hai anh đó.

        Thế đấy, Đảng đã theo dõi từng bước đi, bước trưởng thành của Quân đội. Sự động viên của Đảng là nguồn cổ vũ và làm nhẹ nỗi gian nan, mệt nhọc của Quân đội mà trong cuộc chiến chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ ra miền Bắc nước ta thì Quân chủng Phòng không - Không quân là nòng cốt.

        Chúng tôi về báo cáo với Đảng ủy và Bộ Tư lệnh Quân chủng  sự cổ vũ động viên của Đảng với Quân chủng, niềm vui của cơ quan lãnh đạo cao nhất của Đảng, một niềm vui bắt nguồn từ chiến thắng to lớn của Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Nghe mãi về bom và đạn, tôi muốn dừng lại chút ít để kể một câu chuyện về tình yêu, tình yêu của tôi trong những ngày đó. Chắc rằng, mỗi gia đình chúng ta cũng đều có một vài kỷ niệm nho nhỏ trong những ngày lịch sử này.

        Vào cuối tháng 10/1972, sở chỉ huy Quân chủng Phòng không - Không quân ở Bạch Mai được di chuyển về sở chỉ huy K12 đặt trong hang của Chùa Trầm, huyện Chương Mỹ, Hà

        Đông. Đơn vị tôi cũng đóng quân ở gần đó, cùng địa điểm trường cấp 3 Trưng Vương, nơi vợ tôi dạy học, sơ tán về (xã Tân Phú, huyện Thạch Thất, tỉnh Sơn Tây). Cả hai nơi đó đều rất gần quê tôi là xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây, họp thành ba đỉnh của một tam giác. Vì vậy, vợ tôi đưa hai con và bà ngoại các cháu về sơ tán ở quê tôi, tiện lợi cho cả tôi và vợ tôi khi muốn về thăm mẹ vợ, các con và cả ba mẹ đẻ của tôi, lúc đó cũng sơ tán ở đó.

        Khi thấy tình hình im ắng, vợ tôi lại đưa hai con tôi và bà ngoại các cháu về Hà Nội. Nhưng sau đó, tình hình đột ngột căng thẳng và nhiều khả năng, Mỹ sẽ đưa B-52 ra ném bom Hà Nội. Vợ chồng chúng tôi bàn bạc và quyết định đưa gia đình sơ tán về quê ngoại ở xã Long Hưng, huyện Vãn Giang, tỉnh Hưng Yên. Tôi xin nghỉ một buổi chiều để đưa gia đình đi sơ tán. Với hai chiếc xe đạp, vợ tôi đèo bà ngoại, tôi phải làm sao đèo cho được hai đứa con, một đứa chị 8 tuổi và đứa em trai mới 14 tháng tuổi. Tôi đóng một cái hộp bằng gỗ đủ lớn để thằng bé có thể nằm vừa, bốn cạnh hộp được viền cao khoảng lOcm. Hộp được cố định vào ghi-đông xe đạp. Lòng hộp được trải vải êm và con trai tôi được buộc chặt vào đó. Đằng sau xe, tôi đèo con gái Thu Hà.

        Khi đi từ nhà đến cầu Long Biên thì tạm được, nhưng khi lên đến cầu, vì mặt cầu có những tấm ván đặt ngang gồ ghề nên bánh xe trước cứ nảy lên. Thằng bé vừa bị nảy vừa bị lắc lư theo chiều lái của ghi-đông xe đạp. Không chịu được độ nảy và sự lắc lư đó, nó cứ ngóc đầu dậy và khóc, tôi phải xuống xe và dắt xe qua hết cầu Long Biên. Xét thấy con đường đê đi từ Gia Lâm đến Văn Giang đường xấu, có nhiều ổ gà, còn khó khăn hơn khi đi trên cầu nhiều, chúng tôi phải tìm cách khác để có thể về được quê ngoại. Khi qua phố Gia Lâm, vợ chồng tôi đã thuê được một chiếc xe xích lô để đi, còn gần hai chục kilomet nữa. Xe xích lô chở ba bà cháu, còn tôi và vợ tôi thì đạp xe.

        Sáng hôm sau, khi trời chưa sáng, tôi đã phải đạp xe trở lại Hà Nội, qua ngả Phú Thụy, đường số 5 và Gia Lâm. Chiều và tối hôm đó, tôi đã phải có mặt ở trận địa tên lửa để theo dõi chiến đấu.

        Sau khi địch dội bom đánh phá bệnh viện Bạch Mai, khu phố Khâm Thiên, vợ tôi lại đi nhờ xe con của anh Thịnh, trưởng phòng Quân khí, cục Kỹ thuật Quân chủng, mang hai con về Hà Nội tại căn hộ của chúng tôi ở nhà 8A khu tập thể Nam Đồng mà tôi không hề hay biết gì, trong khi B-52 vẫn còn đang ném bom Hà Nội.

        Sau ngày B-52 ngừng ném bom, tôi mới về xem nhà cửa, bất ngờ bắt gặp vợ con, tôi quá bàng hoàng, ôm chầm lấy họ, những người liều lĩnh không thể tưởng tượng được. Tôi bật hỏi vợ tôi: "Sao em lại dám thi gan với B-52 hả?”. Mãi sau vợ tôi mới thổ lộ: “Em nhớ và lo cho anh quá, cái chết không làm em sợ hơn là mất anh". Thế đấy, sức mạnh của tình yêu còn quyết liệt hơn cả B-52! Tôi cảm động, không nói được gì hơn, chỉ dặn lại vợ tôi: “Lần sau, đừng làm thế, em đã đành nhưng các con thì sao?”.

        Làm gì có lần sau chứ!
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2020, 03:58:45 am »

   
       Về những người đồng đội của tôi

        Chiến thắng B-52 làm tôi nhớ đến các đồng đội của tôi trong cuộc chiến tranh ác liệt của dân tộc ta, đặc biệt các đồng đội trong Tiểu đoàn trinh sát nhiễu, Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Thời kỳ hoạt động trong đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu là thòi kỳ mà tôi có nhiều kỷ niệm sâu sắc nhất. Ở đó, tôi đã được rèn luyện qua thử thách và trưởng thành. Các đồng đội của tôi đã để lại trong tôi nhiều cảm xúc mà tôi không thể nào quên. Tôi được họ tin yêu và tôi cũng yêu mến họ. Chúng tôi sống cùng nhau chan hòa đoàn kết trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu và sẵn sàng khám phá hoạt động của một lĩnh vực Kỷ thuật Quân sự mới mẻ. Đến hôm nay, đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu không còn nữa nhưng tất cả các thành viên đã từng công tác và chiến đấu trong đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu vẫn thường xuyên gặp gỡ nhau vào ngày 10 tháng 01 hàng năm, ngày thành lập đội Nhiễu, trong Hội truyền thống các bạn chiến đấu cũ. Tất cả đã lên chức ông, chức bà rồi, có người đã lên chức cụ mà vẫn vui trẻ như ngày nào còn cùng nhau “đội mây” trên đỉnh Trường Sơn, lặn lội trên đường mòn Hồ Chí Minh huyền thoại. Dù vất vả gian nan nhưng vô cùng tự hào vì đã cống hiến tuổi trẻ sôi nổi cho cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc. Sự trầm tính nhưng sâu sắc của anh Nguyễn Xuân Đại và sự cởi mở nhưng hiệu quả của anh Đặng Đình Vinh đã hỗ trợ cho nhau ở vị trí hai tiểu đoàn phó của tiểu đoàn, khiến tôi yên tâm và rất tin tưởng.

        Tôi làm sao quên được gương mặt vui nhộn của anh Lưu Công Hưng; tính tình hiền lành nhưng rất nỗ lực vượt khó của các anh Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Lương.

        Tôi vô cùng ngượng mộ tinh thần năng nổ trong nhiệm vụ, tìm kiếm rau rừng, chắt lọc các chất đạm hiếm hoi trên nẻo đường Trường Son để cải thiện đời sống cho bộ đội của anh Nguyễn Đảng Cung và nhiều anh chị em khác nữa, không quản khó khăn gian khổ trong chiến tranh để hoàn thành các nhiệm vụ được giao.

        Những tiếng cười đùa nhí nhảnh của các cô gái Hà Tây quê lụa ngày nào trên đồi Phủ Liễn, Kiến An đã làm nhẹ nỗi nhọc nhằn bên các máy thu trinh sát vô tri nhưng dưới bàn tay của các cô đã trở thành hữu hồn. Và bây giờ tiếng cười đùa của các cỏ vẫn làm cho những buổi gặp gỡ hàng năm của chúng tôi thêm phần vui vẻ.

        Tôi vô cùng thương tiếc các anh đã mất, Nguyễn Xuân Đại, Hoàng Văn Khoa, Nguyễn Ngọc Lương, Lưu Công Hưng và một số anh em khác, những người đã cống hiến hết mình cho nhiệm vụ trinh sát nhiễu, nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu mà hiện nay không còn nữa.

        Tình cảm của tôi đối với đội Nhiễu và tiểu đoàn Nhiễu thì có nói bao nhiêu cũng không đủ. Tất cả đã in sâu trong tâm tri tôi.

        Tôi vô cùng biết on về sự lãnh đạo chỉ huy sâu sát của trưởng phòng Khoa học Quân sự Đỗ Phúc, trưởng phòng quân báo Lê Tư, trưởng phòng chính trị Bộ Tham mưu Nông Văn Chân và sự cộng tác tận tình của các anh trong Ban chỉ huy tiểu đoàn Nhiễu.

        Tôi không bao giờ quên công sức của các đại đội trưởng đầu tiên của tiểu đoàn nhiễu như các anh Phan Huy Thuần, Huỳnh Thanh cần, La Văn Sàng, đều là những cán bộ kỹ thuật của các binh chủng rađa, tên lửa Phòng không, được điều về đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu, đã giúp cho bộ đội trinh sát nhiễu nhanh chóng tiếp cận nhiệm vụ của mình.

        Chỉ còn không đầy 3 năm nữa, chúng tôi sẽ kỷ niệm 50 năm ngày thành lập đội Nhiễu (10/01/1967 - 10/01/2017). Tôi sẽ cố gắng gìn giữ sức khỏe, sao cho có thể sống tốt đến ngày hôm đó, ngày mà tôi đã ở tuổi 86, xưa nay quá hiếm, mong được gặp gở mọi người, cùng nhau ôn lại những kỷ niệm không bao giờ quên, từ nửa thế kỷ trước.

        Tôi muốn dành đôi dòng viết về hai người đồng đội của tôi: anh La Văn Sàng và anh Hoàng Văn Khoa.

        Tôi ghi sâu trong lòng những kỷ niệm cùng anh La Văn Sàng, người mà tôi đã hoàn toàn tin cậy để giới thiệu vào Đảng. Anh đã cùng tôi mang máy ảnh đến các trận địa Phòng không rực lửa theo dõi chiến đấu, ghi lại nhũng tấm ảnh nhiễu của địch tuy đơn sơ nhưng vô cùng có ý nghĩa. Quê của anh ấy ở Bình Định, tận phía nam miền Trung xa xôi, năm 1954 tập kết ra miền Bắc, đi học Đại học Bách khoa và nhập ngũ vào bộ đội tên lửa, sau đó về phòng Khoa học Quân sự và về đội Nhiễu. Ở đó chúng tôi đã trở thành những người bạn thân thiết, gần gũi của nhau. Thật vậy, không gì có thể gắn chặt nhau hơn là trong khói lửa của chiến tranh bên lề giữa cái sống và cái chết. Không dưới bốn lần, chúng tôi gặp hoàn cảnh như vậy, trong đó ba lần trên đài điều khiển tên lửa khi địch bắn tên lửa Shrike về phía trận địa, một lần trên đường 20 khi địch rải bom bi, bom vướng ngay gần chỗ chúng tôi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2020, 03:59:25 am »


        Tôi còn nhớ tôi và anh Lê Trọng Kiên đã mang quân phục với quân hàm chỉnh tề đi hỏi vợ cho anh Sàng, một cô gái trong một gia đình nề nếp gia giáo, gia đình một luật sư nổi tiếng, luật sư Lưu Văn Đạt, đã có thời từng làm tổng thư ký Hội luật gia Việt Nam. Uy tín của quân đội nhân dân mà chúng tôi là người đại diện, khiến ông đã tin tưởng mà gả “con gái rượu” của ông cho một cán bộ miền Nam tập kết, không lo bị lừa vì đã có vợ trong đó. Chúng tôi cũng bảo đảm với ông luật sư về sự độc thân trong sáng của bạn chúng tôi. Nay anh La Văn Sàng rất hạnh phúc bên người vợ hiền lành, đảm đang với hai người con đều đã trưởng thành. Chúng tôi, những “ông tơ” cho bạn mình cũng cảm thấy yên tâm và luôn chúc mừng hạnh phúc của bạn.

        Anh đã đảm nhiệm trưởng ban Tác chiến điện tử Bộ Tham mưu Quân chủng trước khi được nghỉ hưu.

        Hiện nay anh lại thay tôi làm trưởng ban liên lạc Hội truyền thống các bạn chiến đấu cũ của đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu.

        Tôi không thể không viết về anh Hoàng Văn Khoa, người học trò và người cộng tác viên rất đắc lực của tôi. Tôi biết anh Hoàng Văn Khoa từ năm 1954 khi anh được chọn về lớp học chuyển binh chủng rađa pháo RZ-2. Anh là lớp chiến sĩ tình nguyện nhập ngũ vào những năm cuối của cuộc Kháng chiến chống Pháp, là một trong vài chục chiến sĩ trẻ, có trình độ văn hóa, khá hiếm thời bấy giờ, được chọn từ các sư đoàn chủ lực trong toàn quân để về xây dựng ngành rađa đầu tiên của Quân đội ta.

        Anh đi bộ đội, để lại phía sau xóm làng quê anh và mái truờng thuộc vùng tự do suốt những năm tháng chống Pháp. Trời đất Nghệ Tĩnh quê anh đã rèn luyện cho anh đức tính chịu đựng gian khổ và cho anh thừa hưởng chí hiếu học, lòng yêu nước, yêu quê hương xứ sở.

        Từ năm 1960, để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác kỹ thuật ngành rađa quân sự, tôi đã động viên các bạn trẻ trong đó có anh Hoàng Văn Khoa theo học Đại học Bách khoa ban đêm, khoa Vô tuyến điện. Tất cả các kỹ sư này sau đó đều phát triển vững chắc, đảm nhiệm nhiều vị trí công tác kỹ thuật quan trọng trong Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Anh và những người bạn trẻ của anh, mà hồi đó tôi có điều kiện dìu dắt, đều là những người bạn tốt của tôi như các anh Hoàng Văn Khoa, Vũ Ngọc Diệp, Hoàng Thế Kỳ, Nguyễn Xuân Bình, Phạm Quang Tích, Nguyễn Thành Loan, Phạm Văn Viễn, Nguyễn Ngọc Kết, v.v... Nhưng riêng đối với anh Hoàng Văn Khoa, tôi có những kỷ niệm và tình cảm đặc biệt. Chúng tôi đã cùng làm việc bên nhau từ năm 1954 đến khi tôi rời Quân chủng Phòng không - Không quân năm 1979. Chúng tôi đã cùng nhau tham gia nhiều đề tài cải tiến Kỹ thuật quân sự. số mệnh đã ghép chúng tôi lại với nhau trong một thời gian dài, ở cùng một đơn vị. Khi tôi chuyển về công tác tại Viện Kỹ thuật Quân sự - Tổng cục Kỹ thuật thì anh ở lại Viện kỹ thuật Quân chủng Phòng không với cương vị trưởng Ban Kế hoạch của Viện.

        Tôi nhớ mãi hình ảnh anh Hoàng Văn Khoa, với một thân hình mảnh khảnh, đã gò lưng đeo những máy thu trinh sát nhiễu, nặng khéo gần bằng trọng lượng người anh lên điểm cao 671, Km54 đường 20. Anh không đảm nhiệm bất cứ một chức vụ gì trong đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu, nhưng dấu ấn tham gia của anh trên các nẻo đường hoạt động của đội Nhiễu, tiểu đoàn Nhiễu từ Hà Tĩnh đến Quảng Bình, Vĩnh Linh đều rất đậm nét. Mọi người trong đơn vị đều biết anh và quý mến anh. Nhiều lần đi công tác với tôi, vượt phà Bến Thuỷ, sang ngã ba Vọt, anh chỉ cho tôi quê anh, sau dãy tre làng, nhìn thấy trong tầm mắt trên cánh đồng lúa bên đường, mà rất ít lần anh được rẽ qua thăm nhà vì công việc “nhà binh” trong chiến tranh không cho phép.

        Tôi còn nhớ mãi, những đêm không ngủ, tôi và anh cùng nhau bò ra để dò các mạch điện rađa hoặc chui vào gầm máy đo đạc kiểm tra các mạch điện trong các đề tài cải tiến rađa COH-9A, rađa COH-4. Tuy không phải là thợ sửa chữa rađa, nhưng mỗi khi đi bám sát chiến đấu, chúng tôi vẫn thường cùng nhau giúp đơn vị sửa chữa khí tài, bảo đảm hệ số sẵn sàng chiến đấu cao cho đơn vị. Dù vất vả thế nào, anh cũng chảng kêu ca gì.

        Khi đất nước được hòa bình thống nhất, anh đã góp sức mình xây dựng Viện Kỹ thuật Phòng không cho đến khi anh nghỉ hưu. Bệnh huyết áp cao đã hành hạ anh trong nhiều năm, anh đã bị xuất huyết não nhẹ làm anh rất khó nhọc trong đi lại và sau đó một thời gian, một cơn xuất huyết não cấp đã cướp đi một con người cần cù tích cực khiêm tốn giản dị, người bạn của tôi, một người bạn của mọi người.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2020, 04:00:26 am »

       
LỜI BẠT

        Tính từ 5/8/1964, ngày mà Mỹ phát động chiến tranh phá hoại đến 16/1/1973, ngày mà Mỹ phải tuyên bố chấm dứt hoàn toàn chiến tranh phá hoại ở miền Bắc Việt Nam, tính ra được 8 năm 5 tháng có lẻ, vừa tròn 3.084 ngày đêm. Mỹ đã sử dụng những thủ đoạn tàn bạo, xảo quyệt, đánh phá các cáu đường, kho tàng, đô thị, khu dân cư, làm thiệt hại bao nhiêu tài sản của đất nước, giết chết rất nhiều dán thường, đau thương không sao kể xiết.

        Hơn ba nghìn ngày đêm chiến tranh là hơn ba nghìn ngày đêm mà nhân dân miền Bắc căng thẳng chịu đựng bom đạn của địch nhưng lòng dân không hề nao núng, vẫn một lòng kiên định. Quân chủng Phòng không - Không quân, cùng lực lượng phòng không ba thứ quân đã bám trụ trận địa bảo vệ giao thông vận tài, bảo vệ các mục tiêu quan trọng quốc gia bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, đã bắn rơi một số lượng lớn máy bay Mỹ (2.635 chiếc trong tổng số 4.181 chiếc), tiêu diệt nhiều giặc lái, trong đó có những tên sừng sỏ, "người hùng'' của không lực Hoa Kỳ, gây cho đế quốc Mỹ những tổn thất nặng nề, làm cho uy tín của chúng bị giảm sút chưa từng thấy trong lịch sử xây dựng và chiến đấu.

        Thắng lợi của miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ là thắng lợi của cả nước trong tác chiến phòng không nhân dân. Toàn dân tộc Việt Nam, nhiều ngành, nhiều cấp, nhiều địa phương trên cá nước đã làm hết sức mình để góp phần đưa cuộc chiến tranh đến thắng lợi. Đây là thắng lợi của ý chí và trí tuệ Việt Nam, thắng lợi của lương tri loài người.

        Mười hai sự kiện quan trọng viết trong quyển sách này đã tổng hợp mười hai câu chuyện có liên quan đến việc chống tác chiến điện tử mà trực tiếp là chống thủ đoạn gây nhiễu và sử dụng tên lửa chống rađa của Mỹ. Mỗi câu chuyện là một thành công trên bước đường chống nhiễu và phát triển trưởng thành của Phòng không - Không quân Việt Nam, góp phần làm rõ thêm câu hỏi, vì sao ta đánh thắng Mỹ. Mỗi câu chuyện là một sự kiện lịch sử thể hiện lòng dũng cảm, trí thông minh của nhân dân và quân đội Việt Nam đã tạo nên điều kỳ diệu đó.

        Sự kiện thứ mười hai, được gọi tên là "Trận chiến đấu cuối cùng" là sự kiện quan trọng nhất, chiếm dung lượng nhiều nhất của quyển sách. Mọi chiến thắng dù nhỏ nhoi cũng đều vĩ đại, góp phần dẫn đến thắng lợi cuối cùng. Gió đã góp thành bão, "con bão" chiến thắng B-52 là ấn tượng nhất, đã gói gọn và làm nổi bật thành tích của 3.084 ngày đêm chiến đấu gian khổ, hy sinh của quân dân miền Bắc nước ta.

        Lúc 19 giờ ngày 18/12/1972, Mỹ mở đầu chiến dịch Linebacker II, hòng ép ta phài ký kết hiệp định Paris theo yêu cầu của Mỹ. Nixon đã tin tưởng một cách chắc chắn rằng B-52 của Hoa Kỳ sẽ nuốt chửng Hà Nội và còn hăm dọa: "Những nhà lãnh đạo Bác Việt sẽ phải đứng trước một bản án nghiêm khác dành cho kẻ chiến bại" và "Hà Nội không còn cách lựa chọn nào khác là phải chấp nhận các yêu cầu của Mỹ". Nhưng thực tế, không phải Mỹ ép được ta mà chính lại bị ta ép lại, buộc phải trở về tất cả các thỏa thuận trước đó. Cuộc chiến ở miền Bắc Việt Nam về cơ bản, đã khép lại sau chiến thắng "Điện Biên Phủ trên không". Chiến thắng rất to lớn này đã vang tới hội nghị Paris và khắp năm châu.

        Kissinger kể: "Trước khi tôi lên đường trở lại Paris ngày 6/1/1973, Tổng thống Nixon dặn tôi: 'Cho dù điều kiện của đối phương đưa ra thế nào đi nữa, chúng ta cũng phải chấp nhận một giải pháp. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận trở lại những điều khoản của văn bản hiệp định tháng 10"'. Và kết cục, hiệp định đã được ký ngày 27/1/1973 mà nội dung không có chút nào khác với những thỏa thuận ngày 8/10/1972 trong đó điều quan trọng nhất là, Mỹ và quân đồng minh của Mỹ phải rút khỏi miền Nam Việt Nam còn quân đội Bắc Việt thì vẫn còn ở lại đó. Tháng lợi "Điện Biên Phủ trên không" đã góp phần quan trọng theo lời nói của Bác Hồ: "Đánh cho Mỹ cút" để rồi "đánh cho ngụy nhào" Thật là một lời dạy, một mệnh lệnh, một lời tiên đoán tài tình của Bác.

        Ngày 28/12/1972, Tổng thống Mỹ Nixon đã phải gửi công hàm cho Chính phủ ta, xin nối lại hội nghị Paris để bàn việc ký kết hiệp định. Ngày 6/1/1973, phái đoàn Việt Nam trở lại hội nghị Paris ở tư thế ngẩng cao đầu của người chiến thắng.

        Thế mà, ngày 27/1/2013 vừa rồi, khi thế giới nói về 40 năm ngày ký hiệp định Paris, một vài chính khách Mỹ đã xuyên tạc sự thật. Họ đưa lên truyền thông quốc tế ràng chính cuộc ném bom Hà Nội bằng B-52 của Mỹ đã buộc Việt Nam phải trở lại vòng đàm phán Paris để ký kết hiệp định theo yêu cầu của Mỹ! Gần đây nhất, trong một bài viết đăng ngày 29/7/2013 trên BBC, Pierre Asselin, phó giáo sư sử học tại trường Hawaii Pacific University ở Honolulu, nói về cuộc ném bom bằng B-52 tháng 12 năm 1972 của Mỹ: "Nixon đã tìm cách chuyển thông điệp của ông nhằm đạt được "hòa bình trong danh dự" cho Hà Nội..., chỉ nhằm mục tiêu thuyết phục Hà Nội tiếp tục các cuộc đàm phán hòa bình bị đình chỉ và thừa nhận hai vấn đề còn lại để một thỏa thuận có thể được hoàn tất...". "Hòa bình trong danh dự" cho Mỹ hay cho Việt Nam? "Hai vấn đề còn lại" sẽ thỏa thuận theo chiều hướng nào? Mỹ định ép Việt Nam nhưng chính Mỹ đã bị Việt Nam ép lại trong các thỏa thuận đó! Các chính khách và nhà sử học Mỹ quên những điều mà Tổng thống Nixon căn dặn Kissinger khi trở lại hội nghị Paris ngày 6/1/1973 rồi sao! Thật là trơ trẽn. Mới 40 năm mà đã định đổi trắng thay đen.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 19 Tháng Hai, 2020, 04:09:50 am »

     
        Trên truyền thông mạng còn có một câu chuyện: một nhà điện ảnh Mỹ đã quay một cuốn phim thời sự về Việt Nam, trong đó có một đoạn ghi hình về phòng trưng bày chiến tích bắn rơi B-52 của Việt Nam, có xác chiếc B-52 bị tiểu đoàn 72, trung đoàn 285 bắn rơi tại chỗ xuống làng Ngọc Hà, đã bị một số người Mỹ phản đối vì đã làm nhục quân đội Mỹ. Thế mới biết, sự thật đau đớn thường rất khó quên và khó chấp nhận!

        Qua việc chống chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bác nước ta, chúng ta cũng trưởng thành và có nhiều bài học kinh nghiệm trên mọi mặt, cả về chính trị tư tưởng, ngoại giao lấn chiến kỹ thuật quân sự. Chúng ta không hề chủ trương lấy kỹ thuật để chống lại kỹ thuật của Mỹ, tuy rằng chúng ta cũng đã xử lý thành công nhiều vấn đề về khoa học kỹ thuật. Điều quan trọng hơn là chúng ta đã đề cao vai trò của con người trong chiến tranh, trong nghiên cứu nhiễu và chống nhiễu, thể hiện sự kết hợp hài hòa "Con người và vũ khí trang bị'' - "Chính trị tư tưởng và Kỹ thuật" - "Kỹ thuật và Chiến thuật - "Cái tiến kỹ thuật nâng cao khả năng cho vũ khí trang bị và Huấn luyện bảo đảm thành thạo trong thao tác sử dụng vũ khí trang bị của người chiến binh, quyết tâm vạch nhiễu tìm thù". Những điều cụ thể về kỹ thuật quân sự sẽ không còn thích hợp trong bối cành mới nhưng về nguyên tắc và tinh thần của nó thì vẫn còn nguyên giá trị.


Hình 55 - Dân quân du kích Việt Nam thu hồi xác máy bay Mỹ bị bắn rơi.


Hình 56 - Xác máy bay Mỹ bị bắn rơi chất đống ở các viện Bảo tàng Việt Nam.

        Về phía đối phương, chiến tranh Việt Nam là bài học đau đớn của Mỹ và cũng là bài học cho bất cứ kẻ nào có âm mưu xâm lược Việt Nam, xâm phạm bờ cõi đất liền, trên không và trên biển đảo của Tổ quốc ta. Một dân tộc đã có hàng nghìn năm lịch sử, dựng nước và giữ nước, bao nhiêu xương máu và mồ hôi nước mắt của cha ông, nhiều thế hệ, đã đổ ra để có và giữ được mảnh đất này, một dân tộc như vậy, trăm người như một, triệu người như một, sẽ không kẻ xâm lược nào có thể khuất phục được.

Tháng 8 năm 2014        
PHAN THU            

MỤC LỤC

        Lời giới thiệu
        Lời nói đầu
        Chương I Từ chiếc rađa đầu tiên ấy
        Chương II Thủ đoạn tác chiến điện tử trong chiến tranh phá hoại của Mỹ ra miền Bắc nước ta
        Chương III Gậy ông đập lưng ông!
        Chương IV Làm chủ 100, làm thầy COH-4!
        Chương V Mắt người hỗ trợ mắt thần!
        Chương VI Đại úy đi đại xa đến gặp Đại sứ dự Đại tiệc!
        Chương VII vỏ quít dày có móng tay nhọn!
        Chương VIII Kẻ đi lừa cũng bị lừa!
        Chương IX Rada COH-9A lách qua cửa hẹp!
        Chương X Trận đấu giữa hai “võ sĩ hạng nặng”! Chương XI Có thật sự Shrike thành “văng sai”? Chương XII Trận chiến đấu cuối cùng!
        Lời bạt

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM