Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:09:36 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 6579 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #30 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:41:41 pm »

II- TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ THỜI NGÔ, ĐINH, TIỀN LÊ

Ở trên, chúng ta đã điểm lại những sự kiện, hiện tượng lịch sử phản ánh quá trình vận động, phát triển xã hội - cơ sở hình thành, xây dựng tổ chức vũ trang, hoạt động quân sự của quốc gia Đại Cồ Việt - Đại Việt. Đó cũng chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng quân sự thời kỳ này.


Như đã trình bày, lịch sử từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII được nhìn nhận làm hai chặng rõ rệt: thế kỷ X gồm các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê và thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIII vương triều Lý; tương ứng với tên gọi đất nước: Đại Cồ Việt và Đại Việt. Đó là cái nhìn trên đại thể. Thật chính xác: vương triều Ngô xuất hiện vào năm 938 sau chiến thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, nhà Đinh trị vì đất nước từ năm 968 đến năm 979, vương triều Tiền Lê kết thúc vào năm 1009, vương triều Lý tồn tại vào các năm 1010-1225.


Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê - đầu thế kỷ X đến đầu thế kỷ XI được quan niệm như một thế kỷ bản lề, chuyển tiếp, gạch nối giữa hai thời: thời Bắc thuộc và thời Đại Việt, mở đầu cho kỷ nguyên độc lập, tự chủ lâu dài của đất nước, kỷ nguyên văn hóa văn minh Thăng Long rực rỡ. Và tên nước Đại Cồ Việt cũng chỉ xuất hiện vào năm 968 với vương triều Đinh, Đại Việt xuất hiện vào năm 1054 - năm đầu của triều Lý Thánh Tông. Tuy khác nhau về thời gian, về vương triều cầm quyền, nhưng mọi hoạt động trên các lĩnh vực ở thời này, cũng như trong lịch sử nói chung đều nhằm một mục đích duy nhất là giữ nước và dựng nước. Tuy nhiên, trong bối cảnh lịch sử khác nhau, mỗi thời có những nét đặc thù riêng, với những bước thăng trầm trên một hướng đi chung: vận động phát triển của lịch sử.


Thế kỷ X có những bước đi dồn dập phản ánh sự khẩn trương thanh toán mọi tàn tích của quá khứ hơn một nghìn năm Bắc thuộc để nhanh chóng phục hưng đất nước, tạo thế để đất nước phát triển vững mạnh vào thời Lý - thế kỷ XI - đầu thế kỷ XIII. Trong quá trình này, những nhà quân sự nổi tiếng như Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn và một số tướng lĩnh trong triều đình Ngô, Đinh, Lê đã thể hiện quan điểm, tư tưởng quân sự của mình trên các lĩnh vực xây dựng quân đội, quốc phòng và đánh giặc giữ nước. Sau đây là những nét lớn về nội dung tư tưởng quân sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê.
   

1. Tư tưởng độc lập, tự chủ và thống nhất quốc gia

Sau khi đánh tan "trăm vạn" quân giặc Nam Hán nơi cửa sông Bạch Đằng và giành lại Đại La từ tay kẻ phản bội Kiều Công Tiễn vào năm 938, người anh hùng dân tộc đồng thời là nhà quân sự tài ba Ngô Quyền ắt đã phải nghĩ ngay đến củng cố và bảo vệ nền độc lập, tự chủ. Nhưng làm thế nào để bảo vệ được độc lập, tự chủ trong tình thế kẻ thù phương Bắc luôn dòm ngó với ý đồ tái lập nền đô hộ của chúng trên lãnh thổ của người Việt ở phương Nam? Bài học nóng hổi của họ Khúc, họ Dương hẳn còn đậm nét trong trí não của Ngô Quyền. Quân bản bộ của Khúc Thừa Dụ, Khúc Hạo, Khúc Thừa Mỹ cũng như của Dương Đình Nghệ với chức danh Tiết độ sứ đóng ở Đại La đã không giữ được quyền độc lập, tự chủ. Nam Hán tuy là một trong mười tiểu quốc mối nổi dậy giành quyền bá chủ Trung Nguyên nhưng lại ở liền kề biên giới, sẵn sàng mở rộng thế lực bành trướng xuống phía Nam. Không chỉ có Nam Hán, bất cứ thế lực nào giành được phần thắng, trong cuộc loạn "ngũ đại thập quốc" (năm đời mười nước), làm bá chủ Trung Nguyên, cũng không buông tha miếng mồi béo bở mà chúng đã từng đặt ách cai trị hơn một nghìn năm. Mất mồi ngon, chúng cay cú, quyết tâm cướp lại. Nhưng quyết tâm hơn, mãnh liệt hơn phải là chủ nhân bị mất giành lại và giữ lấy cái của mình đã mất.


Hàng nghìn năm tốn bao xương máu để giành lại quyền độc lập, tự chủ đâu phải rẻ rúng, dễ dàng?


Rõ ràng danh hiệu Tiết độ sứ với thủ phủ Đại La cùng tổ chức cai trị của quân đô hộ được họ Khúc, họ Dương kế tục đã tỏ ra bất lực, không thể tồn tại trước thử thách của thời đại - thời đại giành và giữ quyền độc lập, tự chủ từ tay kẻ thù truyền kiếp.


Vấn đề đặt ra cho nhà quân sự Ngô Quyền phải cân nhắc lựa chọn. Ông kế thừa và phát huy truyền thống anh dũng, quật cường của họ Khúc, họ Dương trong đối diện với quân thù, nhưng ông từ bỏ lối mòn của họ. Ông nghĩ đến một hướng đi khác, một cách thức khác để giữ vững và phát huy thành quả giành được không phải chỉ trước mắt mà trong lâu dài cho đất nước, cho dân tộc.


Tiết độ sứ chỉ là một chức danh do nhà Đường trao cho viên quan trấn giữ, cai quản vùng biên viễn xa xôi. Viên quan Tiết độ sứ được nhà vua ban "tiết việt", được quyền giải quyết mọi việc. Tiết độ sứ là tay chân của nhà vua Trung Hoa, quản giữ đất của Trung Hoa. Thời thế đã hoàn toàn khác. Giao Châu không còn là một quận huyện của triều đình phương Bắc, mà là lãnh thổ vừa giành lại được của người Việt. Người đứng đầu cũng không phải do nhà vua Trung Hoa cắt đặt, không phải là tay chân của họ. Từ đây là thời của người Việt quản giữ đất nước của người Việt. Tư tưởng đất Việt do người Việt quản giữ đã hướng dẫn Ngô Quyền hành động, ông xưng vương, định đô ở Cổ Loa, xây dựng một nhà nước tập quyền do quốc vương đứng đầu.


Người ta có thể hỏi tại sao Ngô Quyền không xưng hoàng đế mà lại xưng vương? Hoàng đế là tước vị cao hơn, bắt đầu xuất hiện từ Tần Thủy Hoàng xưng chọn sau khi thống nhất đất nước, lên ngôi vua quản lý Trung Hoa rộng lớn. Vương chỉ là tước vị của người đứng đầu một nước chư hầu, hoặc là tự xưng hoặc do hoàng đế phong. Hoàng đế phong vương cho các con. Có thể nghĩ rằng việc lựa chọn danh hiệu này xuất phát từ sự dè dặt, thận trọng trong quan hệ ứng xử với lân bang, vẫn biết rằng khi Ngô Quyền thắng giặc Nam Hán, giải quyết trọn vẹn, triệt để công cuộc đấu tranh giải phóng khỏi ách đô hộ ngoại bang thì Trung Hoa đang lâm vào tình trạng loạn "ngũ đại thập quốc". Cuộc loạn này kéo dài từ sau sự suy sụp của nhà Đường vào cuối thế kỷ IX, đầu thế kỷ X cho đến năm 960, nếu kể từ khi Tống Thái Tổ Triệu Khuông Dận lên ngôi; hoặc đến năm 979, khi tiểu quốc cát cứ cuối cùng bị tiêu diệt là Bắc Hán. Mặc dù vậy bài học của họ Khúc, cụ thể là Khúc Thừa Mỹ, trong quan hệ với nhà Hậu Lương lúc này đang cầm quyền ở Trung Hoa đã làm cho nhà Nam Hán bất bình dẫn đến đại họa khiến cơ nghiệp bị đổ vỡ, buộc Ngô Quyền phải thận trọng dè dặt. Ông không xưng hoàng đế, cũng như chưa đặt quốc hiệu. Có lẽ trong nhận thức của Ngô Quyền thấy thời thế chưa cho phép. Thế và lực của đất nước vừa mới giành được độc lập, tự chủ chưa đủ mạnh, còn nhiều việc phải làm. Trước mắt là việc định đô và xây dựng một bộ máy quản lý đất nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #31 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:42:54 pm »

Định đô là việc trọng đại, không chỉ liên quan đến sự tồn vong của một vương triều mà còn liên quan đến vận mệnh của đất nước. Trước Ngô Quyền, họ Khúc, họ Dương sau khi giành được quyền tự chủ đã lấy lỵ sở Đại La làm nơi đóng giữ của mình. Ngô Quyền từ chối Đại La, ông chọn Cổ Loa. Phải nói rằng, vào lúc này Đại La, thủ phủ của Giao Châu là một tụ điểm dân cư lớn, có lịch sử gắn liền với nền đô hộ của nhà Đường. Cho đến năm 866, theo ghi chép của sử, viên Tiết độ sứ Cao Biền đã cho xây đắp lại Đại La với quy mô như sau: "Đắp La Thành vòng quanh 1.982 trượng lẻ 5 thước, thân thành cao 2 trượng 6 thước, chân thành rộng 2 trượng 5 thước, bốn mặt thành đắp các nữ tường nhỏ trên bốn mặt thành cao 5 thước 5 tấc, lầu nhìn giặc 55 sở, cửa ống 6 sở, cừ nước 3 sở, đường bộ 34 sở. Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng, cùng làm nhà cửa hơn 40 vạn gian"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.199).


Qua ghi chép của sử sách, ta có thể hình dung Đại La không chỉ là nơi tụ tập dân cư đông đúc, trù phú mà còn là căn cứ, là địa bàn trọng yếu gắn bó nhiều đời với kẻ thù đô hộ. Nay chính quyền ngoại bang đã quét sạch, nhưng cơ sở bao gồm con người và căn cứ chưa phải đã được loại trừ. Điều đó sẽ là mối hiểm nguy phát ra từ bên trong một khi chúng có hành động đánh phá. Đã vậy Đại La là nơi trống trải. Lực của đoàn "quân mới họp" đã đánh tan được giặc Nam Hán, chiếm lại Đại La từ tay Kiều Công Tiễn, nhưng chưa đủ mạnh để giữ được Đại La khi kẻ thù phương Bắc tấn công tái chiếm. Để bảo vệ nền độc lập, tự chủ vừa mới giành lại được, Ngô Quyền từ bỏ Đại La, định đô ở Cổ Loa, nay thuộc Đông Anh, ngoại thành Hà Nội. Cổ Loa nằm trên đỉnh tam giác thứ hai của châu thổ sông Hồng do hai sông: sông Hồng và sông Đuống hợp thành, từng là kinh đô của nước Âu Lạc thời An Dương Vương vào cuối thế kỷ III, đầu thế kỷ II Tr.CN (khoảng từ năm 208 đến năm 179 Tr.CN). Trở về Cổ Loa, Ngô Quyền không chỉ tìm về chỗ dựa từ cội nguồn dân tộc mà ông còn tìm đến một vị trí chiến lược có nhiều thuận lợi cho công cuộc phòng vệ trong hoàn cảnh của đất nước thời bấy giờ. Ở vào vị trí trung tâm đất nước, cũng như Đại La, từ Cổ Loa theo đường sông nước xuôi ngược dễ dàng. Từ con sông Hoàng nằm sát Cổ Loa, thuyền bè có thể tỏa đi về xuôi ra đến biển theo sông Hồng, sông Đáy hoặc nối với sông Cầu để lên vùng rừng núi Đông Bắc. Về đường bộ, khi cần có thể rút lên vùng rừng núi rộng lớn, hiểm trở phía tây, phía bắc thuận tiện. Rất tiếc sử sách không ghi chép về quá trình xây dựng Kinh đô Cổ Loa của Ngô Quyền. Có thể nghĩ rằng, thời gian ngắn ngủi ở ngôi, từ năm 938 đến năm 944, Ngô Quyền chưa xây dựng được nhiều, chủ yếu là lợi dụng địa thế của các vòng thành được xây đắp từ thời An Dương Vương, có bồi trúc thêm từ Mã Viện khi biến Cổ Loa thành lỵ sở huyện Phong Khê. Tại đây, một bộ máy nhà nước quân chủ do quốc vương cầm đầu đã hình thành thay cho tổ chức hành chính Tiết độ sứ thời họ Khúc, họ Dương, sử chỉ chép: "Kỷ Hợi, năm thứ 1 (939) vua (Ngô Quyền - TG) bắt đầu xưng vương, lập Dương thị làm hoàng hậu, đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.204), về việc này, sử gia Lê Văn Hưu thời Trần bàn: "Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được"2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.205), sử gia Ngô Sĩ Liên thời Lê bàn: "Việc đặt trăm quan, chế định triều nghi phẩm phục, có thể thấy được quy mô của bậc đế vương"3 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.206).


Bộ máy nhà nước quân chủ đó cụ thể được tổ chức như thế nào, sử sách không chép rõ. Thông tin ngắn ngủi trên cho thấy việc đặt "trăm quan", tức là một đội ngũ quan lại gồm văn võ có sắc phục theo thứ bậc, họp thành một triều đình do Quốc vương Ngô Quyền đứng đầu, hoạt động theo nghi lễ đã quy định. Có thể nghĩ rằng trong buổi đầu xây dựng, nhà nước vương quyền thời Ngô mang đậm tính chất quân sự hơn, cũng như Kinh đô Cổ Loa lúc này được Ngô Quyền sử dụng như một quân thành, đồng thời là quốc đô. Tính chất này phù hợp với bối cảnh lịch sử - xã hội thế kỷ X - thế kỷ phục hưng với nhiều hoạt động chinh chiến, binh đao. Tình hình này không chỉ ở thời Ngô mà còn tồn tại trong cả thời Đinh và thời Tiền Lê.


Tại kinh đô Cổ Loa, Ngô Quyền đã chuyển đoàn "quân mới họp" của nước Việt được tôi luyện trong đánh giặc Nam Hán, trong đánh chiếm Đại La, thành một tổ chức quân đội của quốc gia độc lập, tự chủ do quốc vương cầm đầu. Dưới quyền quốc vương có các tướng chia nhau cầm quân ở Cổ Loa. Ít nhất theo bia ký và thần phả, ta biết có các tướng Đỗ Cảnh Thạc, Dương Tam Kha, Phạm Bạch Hổ, Kiều Công Hãn, Ngô Nhật Khánh là những người từng tham gia đánh giặc Nam Hán sau đó về cắm quân ở Cổ Loa1 (Xem Nguyễn Danh Phiệt: Nhà Đinh dẹp loạn và dựng nước, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1990, tr.25). Đây là quân ở trung ương, còn quân ở các địa phương gồm quân bản bộ của các thổ hào quản giữ và dân binh bảo vệ trật tự an ninh của các công xã còn tồn tại phổ biến lúc bấy giờ.


Trong thời gian ngắn ngủi từ năm 939 đến năm 944, nhà quân sự đồng thời là Quốc vương Ngô Quyền đang trên con đường xây dựng nhà nước quân chủ và tổ chức quân đội của mình thì ông đã qua đời. Sự ra đi của ông kéo theo tình trạng đổ vỡ của nhà nước và quân đội mối hình thành. Ngô Quyền chưa làm được nhiều nhưng ít nhất từ ý thức đến hành động, ông đã bắt tay xây dựng một nhà nước quân chủ tập trung với tổ chức lực lượng vũ trang độc lập, tự chủ. Nhà nước và tổ chức vũ trang đó chưa đủ mạnh để quản lý có hiệu lực một đất nước còn ngập chìm trong tình trạng gắn kết lỏng lẻo do các công xã và liên minh công xã hợp thành. Vì vậy, sau khi Ngô Quyền qua đời, Dương Tam Kha tiếm ngôi, nội bộ nhà nước quân chủ lục đục dẫn đến tình trạng đại loạn, không kiểm soát được. Tổ chức lực lượng vũ trang ở Cổ Loa nằm trong tay các tướng lĩnh dưới quyền chỉ huy tối cao của ông cũng rơi vào tình trạng phân tán, theo chân các tướng lĩnh về chiếm giữ mỗi người một vùng mà ta thấy họ có mặt trong số mười hai sứ quân được sử sách ghi chép lại.


Sự nghiệp của Ngô Quyền bị dang dở, đổ vỡ nhưng tư tưởng độc lập, tự chủ trong xây dựng một nhà nước quân chủ tập quyền và tổ chức lực lượng vũ trang của ông mang tính thời đại vẫn tồn tại, được kế tục và nâng cao ở các vương triều kế tiếp với người đại diện là Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #32 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:44:06 pm »

Theo sử sách và truyền thuyết, Đinh Bộ Lĩnh là con trai Đinh Công Trứ - một trong những người đã từng cộng tác với Dương Đình Nghệ tham gia đánh đuổi quân Nam Hán giành lại Đại La vào năm 931, tham gia đánh giặc Nam Hán ở sông Bạch Đằng năm 938. Sau đó, ông được họ Dương, tiếp đến là họ Ngô giao cho quản giữ Hoan Châu. Sau khi Đinh Công Trứ mất ở lỵ sở Hoan Châu, Đinh Bộ Lĩnh cùng mẹ là Đàm Thị về quê hương ở Hoa Lư, Trường Yên, Ninh Bình ngày nay. Khi Ngô Quyền mất và Dương Tam Kha tiếm ngôi, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp dưới quyền mình đội quân bản bộ gồm bè bạn, trai tráng sách Đào Áo ở Trường Yên nổi dậy bất hợp tác với triều đình Cổ Loa. Giành lại được vương vị vào năm 951, nhưng các con của Ngô Quyền kém cỏi. Năm 954, Xương Ngập mất, Xương Văn cầm quyền lại sai sứ sang xin mệnh lệnh vua Nam Hán là Lưu Thạnh, được Nam Hán phong cho làm Tĩnh Hải quân Tiết độ sứ kiêm đô hộ1 (Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.228). Hành động của Xương Văn đã phản lại tư tưởng độc lập, tự chủ của vua cha, đồng thời đi ngược lại với xu thế của thời đại. Đó chính là lý do khiến Đinh Bộ Lĩnh kiên quyết chống lại triều đình Cổ Loa. Ngay từ năm 951, triều đình Cổ Loa do Xương Ngập, Xương Văn chỉ huy đã điều quân đi đánh dẹp, nhưng không thành công phải rút quân về.


Sau khi chống lại cuộc tấn công của triều đình Cổ Loa thành công, Đinh Bộ Lĩnh liên kết với Trần Lãm ở cửa Bố (Thái Bình) trở thành một thế lực mạnh chiếm giữ một địa bàn rộng lớn gồm Thái Bình, Ninh Bình, Nam Định ngày nay. Khi vương triều Ngô sụp đổ hoàn toàn, đất nước rơi vào tình trạng không còn chính quyền, thổ hào các nơi đua nhau nổi dậy chiếm giữ mỗi ngươi một vùng, tạo nên cục diện "loạn mười hai sứ quân" (966-968). Theo sử sách, mười hai sứ quân gồm:

Trần Lãm ở Bố Hải Khẩu (Thái Bình);

Kiều Công Hãn ở Phù Lập (Bạch Hạc - Phú Thọ);

Nguyễn Khoan ở Tam Đái (Phú Thọ);

Kiều Thuận ở Hồi Hồ (Phú Thọ);

Ngô Nhật Khánh ở Cam Lâm (Sơn Tây);

Đỗ Cảnh Thạc ở Bảo Đà - Thành Quèn (Hà Tây cũ);

Lý Khuê ở Siêu Loại (Bắc Ninh);

Phạm Bạch Hổ ở Đằng Châu (Hưng Yên);

Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du (Bắc Ninh);

Lã Đường ở Tế Giang (Văn Giang - Hưng Yên);

Nguyễn Siêu ở Phù Liệt (Thanh Trì, ngoại thành Hà Nội);

Ngô Xương Xí ở Bình Kiều (Thanh Hóa).


Trong số các sứ quân trên, ngoài Trần Lãm đã chiếm giữ, khai khẩn vùng ven biển Thái Bình, Nam Định ngày nay, đóng quân ở cửa Bố từ trước, còn lại đều nổi dậy sau khi vương triều Ngô sụp đổ. Một số sứ quân được sử sách điểm tên là quan tướng từng cầm quân ở triều đình Cổ Loa. Đó là các trường hợp Đỗ Cảnh Thạc từng cầm quân đi đánh dẹp hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây - Hà Nội), quay về Cổ Loa đánh úp Dương Tam Kha, giành lại vương vị cho con Ngô Quyền; Kiều Công Hãn từng giữ chức Đề sát, cùng Đỗ Cảnh Thạc, Ngô Nhật Khánh, Phạm Bạch Hổ đem giấu Xương Ngập ở Sơn Động, sau khi Dương Tam Kha tiếm ngôi. Nguyễn Siêu từng giữ chức Thống lĩnh tướng quân. Lã Đường từng tham gia chống giặc Nam Hán.


Để tiến hành dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã tập hợp lực lượng thành một tổ chức vũ trang lấy đoàn quân từng tụ nghĩa ở động Hoa Lư làm nòng cốt. Cùng với Đinh Bộ Lĩnh có các tướng lĩnh như Trịnh Tú, Lưu Cơ, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, là những bạn hữu từ thời thơ ấu cùng nhau "cờ lau tập trận". Liên kết với Trần Lãm ở Cửa Bố là hành động chiến lược quan trọng tạo nên một bước ngoặt trong quá trình phát triển xây dựng lực lượng vũ trang của Đinh Bộ Lĩnh. Nếu như trước đây thế lực của Đinh Bộ Lĩnh mới chỉ dừng lại chủ yếu ở Trường Yên (Ninh Bình) thì sau khi liên kết với Trần Lãm, Đinh Bộ Lĩnh đã kiểm soát được một vùng rộng lớn ven biển vùng hạ lưu châu thổ sông Hồng. Địa bàn rộng lớn này bao gồm một kho nhân tài vật lực phong phú, trở thành một nguồn dự trữ dồi dào cung cấp cho hoạt động của Đinh Bộ Lĩnh. Cũng từ đây, Đinh Bộ Lĩnh đã vươn tay vào châu Ái. Ông sai Đinh Liễn vào châu Ái tuyển 3.000 quân, trong đó có Lê Hoàn.


Trong quá trình dẹp loạn, Lê Hoàn đã trở thành một viên tướng lỗi lạc, một gương mặt tiêu biểu trong lịch sử thế kỷ X.

Điều đặc biệt cần lưu ý là Đinh Bộ Lĩnh bắt đầu tập hợp lực lượng, bất hợp tác với triều đình Cổ Loa từ khi Dương Tam Kha tiếm ngôi, sau đó liên kết với Trần Lãm, nhưng dường như ông án binh bất động trong vòng 20 năm trời từ 944 đến 966. Trong thời gian này, sử chỉ chép duy nhất việc ông chống trả lại cuộc tấn công căn cứ động Hoa Lư vào năm 951 của Xương Văn và Xương Ngập. Phải nói rằng từ sau khi liên kết với Trần Lãm, thế lực của Đinh Bộ Lĩnh đã khá mạnh. Chiếm cứ một địa bàn rộng lớn, nắm trong tay một lực lượng võ trang mạnh mẽ, Đinh Bộ Lĩnh có thể trực tiếp đương đầu với Cổ Loa, giành vương vị nếu ông muôn. Trái lại, tồn tại độc lập với triều đình Cổ Loa nhưng không chống lại triều đình Cổ Loa mặc dù triều đình Cổ Loa ươn hèn, bạc nhược. Điều gì đã khiến Đinh Bộ Lĩnh án binh? Hẳn rằng trong ý thức tư tưởng Đinh Bộ Lĩnh vẫn nghĩ đến Ngô Quyền - vương triều Ngô, một vương triều chói lọi với chiến công hiển hách một thời mà bố con ông có duyên nợ. Mặc dù đã có lần Xương Văn, Xương Ngập đã từng tấn công căn cứ của ông, dọa giết con trai ông để buộc ông ra hàng. Đẩy lui được Xương Văn, Xương Ngập, ông không tìm cách phục thù, chỉ tập trung trí tuệ để tập hợp lực lượng, mở rộng địa bàn hoạt động. Chỉ đến khi Xương Văn mất trong dịp đem quân đi đánh dẹp hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình (Sơn Tây) vào năm 966, Cổ Loa tan vỡ, phân tán, các sứ quân bùng dậy, Đinh Bộ Lĩnh mới phất cờ dẹp loạn với danh hiệu Vạn Thắng vương. Ông không giành quyền của vương triều Ngô. Ông dẹp loạn khắc phục tình trạng phân tán mà vương triều Ngô không làm được.


Lần lượt trong vòng khoảng hai năm (966-968), Đinh Bộ Lĩnh với đoàn quân bản bộ của mình đã tiến hành dẹp loạn thành công. Trước hết ông đã đem quân dẹp loạn ở Cổ Loa, trừ khử bọn Lữ Xử Bình, Kiều Tri Hựu đang gây loạn. Sau khi làm chủ được Cổ Loa, Đinh Bộ Lĩnh lần lượt đánh dẹp các sứ quân. Quá trình dẹp loạn diễn ra như thế nào, sử sách không ghi chép. Căn cứ vào thần phả, di tích, ta biết được có sáu trường hợp phải tiến hành đánh dẹp. Đó là Đỗ Cảnh Thạc ở Thành Quèn, Nguyễn Siêu ở Phù Liệt, Kiều Công Hãn ở Phù Lập, Nguyễn Thủ Tiệp ở Tiên Du, Kiều Thuận ở Hồi Hồ, Lý Khuê ở Siêu Loại. Trong đó Nguyễn Siêu, Đỗ Cảnh Thạc và Kiều Công Hãn chống trả quyết liệt nhất. Số còn lại hoặc hàng phục hoặc tự tan rã. Ngoài trường hợp Trần Lãm liên kết từ trước, còn Ngô Nhật Khánh, Ngô Xương Xí, Phạm Bạch Hổ đều hàng phục, Lý Khuê, Lã Đường tự tan.


Dẹp xong "loạn mười hai sứ quân", Đinh Bộ Lĩnh cũng như Ngô Quyền trước đây, nghĩ ngay đến xây dựng một nhà nước, một lực lượng võ trang mạnh để xây dựng và bảo vệ đất nước độc lập, tự chủ vừa trải qua một thời gian ngắn phân tán, loạn lạc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #33 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:45:48 pm »

Nguyên nhân của tình trạng đố vỡ vừa qua không phải là giặc ngoại xâm mà là tình trạng phân tán, mặc dù ngoại xâm vẫn là nguy cơ thường trực. Vương triều Ngô sụp đổ, đất nước loạn lạc có nhiều nguyên nhân, trong đó có nguyên nhân quan trọng là nhà nước chưa đủ mạnh, lực lượng vũ trang tuy ra đời và trưởng thành từ trong thực tiễn đánh thắng giặc Nam Hán nhưng phân tán trong tay các tướng lĩnh nắm giữ ở Cổ Loa. Thực tế lịch sử diễn ra trong hơn 20 năm từ năm 944 đến năm 967 trên đất nước đã tác động đến suy nghĩ của Đinh Bộ Lĩnh. Đi theo đường của Ngô Vương để lại theo vết xe đổ hay chọn một hướng đi mới để giữ yên đất nước, bảo vệ được độc lập, tự chủ? Đặc biệt tình hình đối ngoại giờ đây đã khác với thời Ngô Vương.


Khi Ngô Vương đánh tan giặc Nam Hán, lên ngôi ở Cổ Loa thì phương Bắc đang lâm vào tình trạng loạn "năm đời mười nước", ở triều đình trung ương, các nhà Hậu Lương, Hậu Đường, Hậu Hán, Hậu Chu lần lượt nối nhau cầm quyền vào các năm 907-923, 923-936, 936-946, 947- 960. Cho đến năm 960, Triệu Khuông Dận cướp ngôi nhà Hậu Chu lập nên vương triều Tống. Tuy nhiên, tình trạng đại loạn chưa chấm dứt hẳn, các tiểu quốc còn lại như Kinh Nam ở Hồ Nam, Hồ Bắc; Hậu Thục ở Tây Xuyên; Nam Hán ở Quảng Đông; Nam Đường ở Giang Tây; Ngô Việt ở Chiết Giang và Bắc Hán ở Sơn Tây lần lượt bị nhà Tống diệt vào các năm 963, 965, 971, 975, 978 và 979. Tuy lên ngôi từ năm 960 nhưng vì còn bận tâm tiêu diệt các tiểu quốc nên vương triều Tống chưa rảnh tay để nghĩ đến phương Nam. Điều này hẳn Đinh Bộ Lĩnh đã nhận thức rõ. Đang ở thế thượng phong, một khi thống nhất được thiên hạ, nhà Tống hẳn không bỏ qua miếng mồi béo bở ở cận kề biên giới phía nam. Nhận thức được mối hiểm họa từ bên ngoài, Đinh Bộ Lĩnh đã nhanh chóng trong vòng khoảng hai năm (966-968) ra quân dẹp loạn, thu non sông về một mối, chấm dứt tình trạng phân tán. Nhà Tống chấm dứt tình trạng loạn "năm đời mười nước" vào năm 979 thì trước đó hơn 10 năm, vào năm 968 Đinh Bộ Lĩnh đã dẹp được loạn mười hai sứ quân, ông xưng hoàng đế, định đô ở Hoa Lư, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Khi vương triều Tống yên vị rảnh tay thì quốc gia nhỏ bé từng bị lệ thuộc ở phía nam đã trở thành một quốc gia do hoàng đế đứng đầu có quốc hiệu, quốc đô độc lập.


Cũng xuất phát từ tư tưởng độc lập, tự chủ trong xây dựng nhà nước như Ngô Quyền, nhưng thực tiễn đã biến đổi, thời thế đã đổi khác, Đinh Bộ Lĩnh đã hành động, thực hiện những biện pháp ở mức độ cao hơn, phù hợp với bước phát triển của đất nước.


Trước hết, ông điều quân dẹp loạn với danh hiệu Vạn Thắng vương, nhưng sau dẹp loạn thành công, ông lên ngôi vua với danh hiệu Hoàng đế - Đại Thắng Minh Hoàng đế. Từ vương quyền thời Ngô đến đế quyền thời Đinh là một bước phát triển vượt bậc trong tư tưởng và hành động của người đứng đầu đất nước, đồng thời ghi nhận sự khẳng định mạnh mẽ về ý thức độc lập, tự chủ của Đinh Bộ Lĩnh. Dù nhỏ bé hơn nhiều lần, dù dân số ít hơn, nhưng đất nước này, giang sơn này đã có lịch sử lâu đời không dễ gì bị thôn tính. Hơn một nghìn năm bị đô hộ, trải qua các triều đại Hán, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường mà cuối cùng kẻ thù đô hộ bị quét sạch, đất nước của người Việt do người Việt quản giữ. Chân lý đó không thể đảo ngược. Cái tên Giao Châu do nhà Đường đặt, giờ đây không có lý do để tồn tại. Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đã từng có ý kiến nghi ngờ tên Đại Cồ Việt. Nhưng điều này đã được ghi chép trong chính sử: "Vua (Đinh Tiên Hoàng - TG) lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời kinh ấp về động Hoa Lư"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.211). Và vào năm 1054, năm đầu triều vua Lý Thánh Tông, sử mới chép "Đặt quốc hiệu là Đại Việt"2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.270). Hẳn rằng từ thời Đinh, tên nước Đại Cồ Việt đã được định đặt một cách dân dã, quen thuộc với người dân: Đại Cồ Việt là "Đại Việt to lớn" trong khi đó trên giấy tờ đã bỏ chữ "Cồ", chỉ ghi là Đại Việt. Sự việc này tồn tại song song cho đến đầu đời Lý Thánh Tông mới thống nhất gọi là Đại Việt như sử đã chép. Như vậy với việc xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu, Đinh Tiên Hoàng đã sớm khẳng định đất nước Nam do vua nước Nam quản giữ, không thua kém gì bất cứ một nước nào khác.


Việc quan trọng thứ hai là Đinh Tiên Hoàng đã dời đô từ Cổ Loa về Hoa Lư. Chúng ta biết Hoa Lư là quê hương ông. Cũng do đó có người nghĩ rằng Đinh Tiên Hoàng về Hoa Lư là điều bình thường như các thủ lĩnh quân sự thường chọn vùng đất bản bộ của mình làm nơi đóng giữ. Điều này không có sức thuyết phục. Thế kỷ X không còn là thời đại của các thủ lĩnh quân sự mặc dù những nhân vật tiêu biểu đểu xuất thân từ nghiệp võ. Thời của thủ lĩnh quân sự điều hành, quản lý xã hội đã qua lâu rồi. Hơn một nghìn năm dưới ách cai trị của phong kiến Trung Hoa đã tác động không nhỏ đến tình hình mọi mặt của xã hội. Sang đầu thế kỷ X, tổ chức cai trị của bọn đô hộ đã bị quét sạch, nhưng ảnh hưởng, tác động của nó đến việc tổ chức quản lý xã hội không phải là nhỏ. Chính quyền Tiết độ sứ mà họ Khúc, họ Dương kế thừa ở Đại La là bằng chứng, vả lại, Ngô Quyền sau thắng giặc, xưng vương, đóng đô ở Cổ Loa đâu có về quê hương Đường Lâm hoặc về đất bản bộ ấp Ràng ở Châu Ái (Thanh Hóa)? Đinh Tiên Hoàng định đô ở Hoa Lư hoàn toàn không phải do ý muốn chủ quan của mình, mà là do thời thế quy định. Hẳn rằng hơn ai hết, Đinh Tiên Hoàng biết Cổ Loa là kinh đô cũ của nước Âu Lạc, mà vương triều Ngô đã trở lại, ông biết Đại La là thủ phủ của Giao Châu, là nơi đô hội, tụ họp của bốn phương. Cũng như Ngô Quyền, thế và lực chưa cho phép ông đem cái triều đình của nước Đại Cồ Việt non trẻ đặt vào nơi bằng phẳng, tụ hội nhưng nhiều "hang hùm, nọc rắn". Còn Cổ Loa thuận tiện giao thông, là trung tâm cũng như Đại La nhưng trống trải, đóng đô thì được, nhưng khi hữu sự thì khó bề gìn giữ, bảo vệ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #34 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:46:59 pm »

Vào thế kỷ X, Hoa Lư tuy nhỏ hẹp nhưng ở vào thế hiểm trở, không phải là ngập trũng, hoang vu, thưa thớt. Lớp văn hóa thời Bắc thuộc được khai quật hoặc phát hiện tình cờ tại khu vực Hoa Lư, ven sông Hoàng Long cho biết ít nhất nơi đây đã từng là tụ điểm dân cư đông đúc trên bến dưới thuyền1 (Báo cáo khai quật khu di tích Hoa Lư 1971-1978 của Ty Văn hóa-Thông tin tỉnh Hà Nam Ninh). Hoa Lư hoàn toàn không ở vị trí hẻo lánh mặc dù có núi non bao bọc.


Cách Hà Nội khoảng 100 km về phía nam, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía tây bắc, Hoa Lư từ thế kỷ X đã nằm ở vị trí ngã ba đường thủy, bộ quan trọng. Đó là đường thiên lý ra Bắc vào Nam cận kề phía đông lúc đó còn gần biển, đường thượng đạo qua rừng núi vào thượng du châu Ái, đường thủy theo sông Hoàng Long ở kề phía bắc theo sông Đáy đổ ra biển hoặc nối với sông ngòi ở phía đông bắc của đất nước. Bằng đường giao thông thủy, bộ từ Hoa Lư có thể nhanh chóng tiến ra vùng đồng bằng châu thổ, theo đường núi rút vào phía Nam hay lên vùng Tây Bắc thuận tiện. Mặc dù mọi dấu vết, di tích còn lại đến ngày nay hầu hết được tôn tạo sau này, nhưng cảnh trí thiên nhiên có bàn tay gia cố của con người thời Đinh, Tiền Lê, những di vật khảo cổ được phát hiện dưới lòng đất cho phép hình dung diện mạo của Kinh đô Hoa Lư, đồng thời là một quân thành của quốc gia Đại Cồ Việt hồi thế kỷ X. Đó là một cấu trúc liên hoàn gồm hai khu vực gần như khép kín kề nhau, được gọi là thành ngoài và thành trong. Hai khu vực có diện tích tương đương nhau, cộng lại khoảng 300 ha, đều được tạo nên do thế núi tự nhiên kết hợp với 10 đoạn tường thành nhân tạo. Tất cả đều nằm trong phạm vi xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.


Phía ngoài Kinh đô Hoa Lư có Quèn Ổi là cửa ngõ, có Áng Ngũ là trạm kiểm soát trước khi vào kinh đô theo đường Tiên Yết. Hai bên đường Tiên Yết có động Thiên Tôn, núi Thuyền Rồng, núi Côn Lĩnh như bức tường thành thiên nhiên án ngữ bên ngoài như là tiền đồn của Kinh đô Hoa Lư.


Từ một cái nhìn khái quát như đã nêu, Hoa Lư hiện ra như một quân thành được nhà quân sự họ Đinh lựa chọn làm nơi đóng đô. Ở đây có sự kết hợp chặt chẽ giữa địa hình thiên nhiên và sự sáng tạo, bồi đắp của con người. Hẳn rằng Đinh Bộ Lĩnh sau khi dẹp loạn thành công đã phải nghĩ ngay đến việc bảo vệ thành quả, chủ yếu là đối phó với vương triều Tống đang ở thế mạnh phía Bắc. Việc ông xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt vào năm 968 hẳn là một thách thức lớn trong con mắt của Tống Thái Tổ - Triệu Khuông Dận lên ngôi từ năm 960. Ông chấp nhận mọi thách thức và chuẩn bị sẵn sàng đối phó. Đại La, Cổ Loa đẹp, ở vào thế trung tâm nhưng một khi bị tấn công thì khó bề chống đỡ. Hoa Lư không chỉ địa thế hiểm trở, mà còn được che chắn bởi các dòng sông lớn - sông Cái, sông Đáy như một chiến lũy thiên thành. Giặc tiến vào vùng trung tâm còn dễ, từ trung tâm tiến vào Hoa Lư hoàn toàn không dễ dàng. Từ Cổ Loa dời đô về Hoa Lư, nhà quân sự Đinh Bộ Lĩnh đã tạo cho nước Đại Cồ Việt một cơ sở phòng vệ an toàn trong điều kiện nền thống nhất vừa khôi phục, đồng thời bộ máy quản lý đất nước mới bắt tay vào xây dựng từ đầu.


Thật vậy, nhà nước vương quyền thời Ngô tan rã, đất nước lâm vào tình trạng vô chủ trong vòng hai năm (966- 968), bị phân tán loạn lạc. Sau dẹp loạn thành công, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế. Ông bắt tay xây dựng một bộ máy nhà nước quân chủ trên cơ sở lực lượng đã cùng ông tham gia dẹp loạn. Tổ chức bộ máy nhà nước đó ra sao, sử sách không chép rõ. Đại Việt sử ký toàn thư chỉ chép: "Vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt, dời Kinh ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.211). Bổ sung vào chính sử, sử gia Lê Văn Hưu ghi rõ hơn: "Mở nước dựng đô, đổi xưng Hoàng đế, đặt trăm quan, lập sáu quân, chế độ gần đầy đủ..."2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.211).


Căn cứ vào những ghi chép rời rạc về hoàng gia và quan chức được cắt đặt do chính sử để lại, ta có thế hình dung bộ máy nhà nước quân chủ vương triều Đinh gồm hai bộ phận: hoàng gia và đội ngũ quan lại họp thành ở triều đình Hoa Lư.


Về hoàng gia có nhà vua, 5 hoàng hậu (Đan Gia, Trinh Minh, Kiểu Quốc, Cồ Quốc, Ca Ông), 3 hoàng tử (Đinh Liễn, Hạng Lang, Đinh Toàn), 2 công chúa (Minh Châu và một người nữa chưa biết tên) và 2 phò mã (Ngô Nhật Khánh và Trần Thăng).


Về quan lại gồm: Văn quan: Định Quốc công Nguyễn Bặc, Đô hộ phủ sĩ sư Lưu Cơ, Tăng thống Ngô Chân Lưu, Tăng lục Trương Ma Ni, Sùng chân uy nghi Đặng Huyền Quang, Sứ quan Trịnh Tú, Nguyễn Thái; Võ quan: Thập đạo tướng quân Lê Hoàn, Thân vệ tướng quân Phạm Bạch Hổ, Ngoại giáp Đinh Điền, Vệ úy Phạm Hạp, Đại tướng Phạm Cự Lạng.


Ít nhất trong bộ máy nhà nước quân chủ của vương triều Đinh đã có sự phân công, phân nhiệm: về văn quan có người quản lý hành chính: Nguyễn Bặc, tư pháp có Lưu Cơ, về đời sống tâm linh có Tăng Thống, Tăng Lục; về võ có Tổng chỉ huy toàn quân: Thập đạo tướng quân, coi giữ cấm quân có Thân vệ tướng quân, quản quân ngoài có Ngoại giáp...


Là nhà nước quân chủ, nhưng Đinh Tiên Hoàng và những người giúp việc ông dường như xuất phát từ yêu cầu thực tiễn xây dựng đất nước mà tổ chức, cắt đặt các chức vụ, không dập theo một khuôn mẫu có sẵn như đã thấy ở nhà nước phong kiến từng xuất hiện lâu đời ở Trung Hoa. Vào thời đó, Nho học tuy theo chân bọn quan lại đô hộ đã có mặt nhưng chưa phổ biến, chưa có tác dụng trong thiết chế, xây dựng xã hội từ cơ sở gia đình cho đến bộ máy nhà nước. Ta thấy một mô hình nhà nước quân chủ "bản địa", thô phác, dân dã từ tổ chức quản lý công xã mở rộng trên phạm vi cả nước, ở đây, hai khối hoàng gia và quan lại gắn kết với nhau theo quan hệ vua - tôi và thân tộc - một sự mở rộng quan hệ nhà và nước - một thứ quan hệ gắn bó cộng đồng trách nhiệm thiêng liêng, bền chặt trở thành truyền thống lâu đời của dân tộc. Mẫu hình nhà nước quân chủ "bản địa" này có những điểm không phù hợp với quan điểm Nho giáo, đã phản ánh trung thành ý thức độc lập, tự chủ mạnh mẽ của xã hội Đại Cồ Việt mà Đinh Tiên Hoàng là người tiêu biểu. Điều này được sử gia Lê Văn Hưu - sử gia thời Trần phê phán, nhân việc vua Đinh lập 5 hoàng hậu: "Tiên Hoàng không có học vấn kê cứu đời xưa, mà các bề tôi lúc bấy giờ lại không có người nào biết giúp sửa cho đúng"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 2004, t.I, tr.208). "Đời xưa" mà Lê Văn Hưu nói là các đời Tần, Hán, Đường ở Trung Hoa và "sửa cho đúng" ở đây là đúng với lời dạy của thánh hiền, đúng với quy tắc, lễ nghĩa của Nho giáo, sử gia Lê Văn Hưu đã đem cái phổ biến ở thời đại ông - thế kỷ XIV - soi vào điều chưa có ở thế kỷ X chưa chịu tác động của Nho giáo.


Phải nói ngay rằng mô hình tổ chức quản lý nhà nước phong kiến Trung Hoa hình thành từ rất sớm và là một sản phẩm của văn hóa, văn minh. Sức sống và tác dụng của nó đã phát huy ảnh hưởng đến nhiều nước, trong đó có cả nước quân chủ phong kiến Đại Việt về sau, đặc biệt từ thế kỷ XV trở đi. Nhưng ở thế kỷ X, quốc gia Đại Cồ Việt vừa thoát khỏi vòng đô hộ của Trung Hoa đã bằng kinh nghiệm và sức lực của mình tổ chức nên một bộ máy nhà nước độc lập, tự chủ mang đậm bản sắc của riêng mình. Đó là một thành tựu lớn, một thắng lợi lớn trên con đường phục hưng đất nước độc lập, thống nhất vào thế kỷ X. Nhà nước quân chủ của vương triều Đinh được bàn giao cho vương triều Lê kế tục, tồn tại hơn 40 năm từ năm 968 đến 1009 tại Kinh đô Hoa Lư là sản phẩm của thời đại - thời đại giành và giữ bằng mọi giá nền độc lập, thống nhất làm cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững cho đất nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #35 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:49:02 pm »

2. Tư tưởng xây dựng tổ chức lực lượng quân sự thống nhất, gắn liền với đơn vị hành chính

Thời Ngô, Đinh, Tiền Lê hồi thế kỷ X, thống nhất và phân tán là hai xu hướng nổi bật, đốỉ lập nhau trở thành vấn đề lớn và là đặc điểm của thời đại. Tình trạng này không chỉ diễn ra trong lĩnh vực xã hội, chính trị, lãnh thổ mà cả trong quân sự. Điều này phản ánh trung thành một xã hội nông nghiệp chìm trong xóm làng, liên làng được nhìn nhận như những công xã nông thôn, thiếu vắng hoặc chưa có một sự liên kết của thị trường với vai trò của kinh tế công thương nghiệp. Xu hướng phân tán mà đại biểu của nó là những thủ lĩnh, thổ hào với thói tục quản giữ, cầm đầu một vùng cư dân chống lại chính quyền đô hộ hàng nghìn năm để tồn tại. Chính bộ phận ưu tú của tầng lớp này đã tổ chức dân chúng lật đổ ách đô hộ, giành lại nền độc lập, tự chủ cho xóm làng, chòm bản, cho đất nước. Họ có trong tay lực lượng dân chúng, có địa bàn lãnh thổ, có tổ chức vũ trang. Đó là những họ Khúc, họ Dương, họ Ngô, họ Đinh nổi bật trên chính trường thế kỷ X.


Một khi vượt ra khỏi phạm vi thế lực nhỏ hẹp của mình, huy động được toàn dân tập hợp dưới cờ để giành lại và quản lý giang sơn, cơ nghiệp chung thì lập tức ở họ, tư tưởng thống nhất tập quyền trở thành tư tưởng chủ đạo vì sự tồn tại của quyền lực bản thân cũng như của sự nghiệp mà họ theo đuổi được toàn dân ủng hộ. Chính vì thiếu một sự kết dính của kinh tế công thương gắn liền mọi mặt của xã hội nên nền thống nhất tập quyền được xây dựng ở thế kỷ X mới mong manh, thiếu bền vững. Tư tưởng, hiện tượng phân tán lại trỗi dậy khi có thời cơ thuận lợi. Vương triều Ngô sụp đổ, loạn mười hai sứ quân xuất hiện là một trường hợp điển hình.


Với tổ chức lực lượng quân sự cũng vậy. Tổ chức quân sự và hoạt động quân sự xuất hiện cùng với xã hội loài người. Lịch sử phát triển cùng với sự phân công của xã hội, tổ chức và hoạt động quân sự được phân tách hoạt động chuyên biệt liên kết với các mặt hoạt động khác thành một thể thống nhất trong tổ chức quản lý xã hội của nhà nước trong quá trình phát triển. Từ những lực lượng quân sự rời rạc, phân tán thành tổ chức quân đội thống nhất trong cả nước là một quá trình lâu dài rèn luyện và thử thách, gắn liền với tổ chức bộ máy nhà nước thống nhất tập quyền. Khúc Thừa Dụ tập hợp dân chúng, được hiểu là quân bản bộ ở Hồng Châu về chiếm giữ Đại La, xưng Tiết độ sứ truyền được vài đời, nhưng cũng không giữ nổi được Đại La, trước sự xâm lược của chính quyền Nam Hán. Họ Dương đem quân bản bộ từ ấp Ràng ở châu Ái ra đánh chiếm lại Đại La từ tay bọn quan cai trị Nam Hán trả thù cho chủ, giành lại độc lập cho dân tộc vào năm 930-931. Nhưng họ Dương không quản giữ được lực lượng võ trang, để cho Kiều Công Tiễn thao túng, bị đoạt quyền đến không giữ được bản thân mình. Ngô Quyền đem quân bản bộ ở châu Ái tập hợp thêm lực lượng ở nhiều vùng khác hợp thành đoàn "quân mới họp" đủ sức đánh tan giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng và diệt kẻ phản bội Kiều Công Tiễn, chiếm lại Đại La. Cũng phải mất hơn 30 năm, từ 905 đến 938, tổ chức vũ trang của đất nước trong chặng cuối của công cuộc đấu tranh lật đổ ách đô hộ mới vượt khỏi giới hạn của một vùng (Hồng Châu của họ Khúc) vươn đến một tập hợp lực lượng của nhiều vùng thành đoàn "quân mới họp" của nước Việt để hoàn thành trọn vẹn sự nghiệp giải phóng dân tộc.


Từ chính quyền Tiết độ sứ đến vương quyền, từ lỵ sở Đại La đến Kinh đô Cổ Loa, từ quân bản bộ đến đoàn "quân mới họp" của nhà nước quân chủ vương triều Ngô đóng ở Cổ Loa là một bước phát triển dài trên con đường xây dựng tổ chức lực lượng vũ trang kết hợp với xây dựng nhà nước độc lập, tự chủ. Quá trình phát triển đó cũng chính là quá trình hình thành và chín muồi của tư tưởng thống nhất tự chủ trong tổ chức quân sự thông qua đại biểu của nó - các thủ lĩnh họ Khúc, họ Dương đến Ngô vương Quyền.


Với nhà nước quân chủ tập quyền vương triều Ngô, tổ chức lực lượng vũ trang thống nhất của đất nước hồi thế kỷ X mới thực sự xuất hiện mặc dù còn non trẻ, đơn sơ. Hẳn rằng hơn ai hết, Ngô Quyền, người đã chỉ huy đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng và giành lại Đại La từ tay Kiều Công Tiễn ý thức được rõ ràng về yêu cầu bức thiết phải thành lập một lực lượng quân đội mạnh để gìn giữ độc lập, tự chủ, sẵn sàng chống trả mọi hành động xâm lược của kẻ thù, bảo vệ nhà nước quân chủ đóng ở Cổ Loa.


Hoàn toàn không có tài liệu về tổ chức quân đội của Ngô Quyền ở Cổ Loa, ngoại trừ một số tướng lĩnh dưới trướng của Ngô Quyền chia nhau cầm quân như đã kể ở trên. Bằng suy luận có thể nghĩ rằng tổ chức vũ trang của nhà nước vương triều Ngô mới chỉ tập trung ở Cổ Loa, chưa thành lập được một hệ thống trong cả nước. Ở địa phương, lực lượng võ trang vẫn nằm trong tay các thổ hào, thủ lĩnh được nhìn nhận như quân bản bộ của họ ở các công xã, liên công xã đang hướng về quy tụ xung quanh nhà nước quân chủ ở Cổ Loa. Đây là một hạn chế lớn trong tư tưởng và tổ chức vũ trang của Ngô Quyền, đồng thời cũng là hạn chế của thời đại - thời đại mà xu hướng phân tán trên cơ sở công xã nông thôn đang tồn tại phổ biến. Để khắc phục tình trạng này phải đợi đến Đinh Bộ Lĩnh.


Xét cho cùng Đinh Bộ Lĩnh cũng như Ngô Quyền, cũng mang trong mình dòng dõi châu mục, thứ sử từng tham gia quá trình giải phóng đất nước. Đinh Bộ Lĩnh bước vào chiến trường cũng xuất thân từ thủ lĩnh vùng Hoa Lư, mở rộng dần địa bàn, đi đến thâu tóm toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Điểm khác nhau là Ngô Quyền và nhà nước vương triều Ngô ra đời từ đánh thắng giặc, trong khi đó Đinh Bộ Lĩnh và vương triều Đinh ra đời từ dẹp loạn. Hai con đường khác nhau tuy cũng dẫn đến đích giống nhau - độc lập, tự chủ và thống nhất tập quyền đã để lại nếp suy nghĩ khác nhau trong tư tưởng và hành động của hai nhà quân sự lớn này.


Quá trình tan rã dẫn đến phân tán của lực lượng vũ trang vương triều Ngô, tiếp đến sự chia xé đất nước thành từng vùng, hành động nổi loạn của các sứ quân với đội quân bản bộ của họ là một thực tiễn đau lòng, tai hại cho đất nước. Chẳng những vương triều bị sụp đổ mà nhân dân lâm vào vòng loạn lạc, đất nước bị suy yếu, sẵn sàng làm mồi cho ngoại bang. Từ phân tán đến sụp đổ của vương triều Ngô đã khiến nhà quân sự Đinh Bộ Lĩnh phải nghĩ đến một tổ chức vũ trang lớn mạnh, tập trung quyền lực mới có thể hành động dẹp loạn thắng lợi. Liên kết với Trần Lãm, vươn tay vào châu Ái, Đinh Bộ Lĩnh đã từng bước tập hợp được dưới cờ một đội quân hùng hậu, vượt khỏi giới hạn Hoa Lư - Trường Yên, làm chủ một vùng rộng lớn ven biển châu thổ sông Hồng, sông Đáy và châu thổ sông Mã. Trên cơ sở đó, lần lượt trong vòng 27 năm, trong đó có 2 năm dẹp loạn, Đinh Bộ Lĩnh đã thâu tóm được toàn bộ đồng bằng châu thổ và trung du Bắc Bộ ngày nay nằm trong tình trạng chia cắt. Ông đã dẹp yên được các sứ quân bằng các biện pháp đánh dẹp kết hợp với thuyết phục mềm dẻo. Lực lượng vũ trang phân tán do các tướng lĩnh ở Cổ Loa cầm đầu hoặc do các thổ hào nắm giữ bị đánh tan, một bộ phận đầu hàng, tự tan, tập hợp vào đoàn quân dẹp loạn của Đinh Bộ Lĩnh.


Từ bài học kinh nghiệm của vương triều Ngô và từ thực tiễn hoạt động, Đinh Bộ Lĩnh đã vươn lên một mức cao hơn trong tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nói riêng, trong xây dựng bộ máy nhà nước quân chủ nói chung. Cùng với việc xưng hoàng đế, định đô mới, đặt quốc hiệu, lập niên hiệu Thái Bình, ông xây dựng một đội quân chính quy của đất nước Đại Cồ Việt. Để tránh vết xe đổ của vương triều Ngô, Đinh Tiên Hoàng đã nghĩ đến thâu tóm toàn bộ lực lượng vũ trang, nói rõ hơn là khắc phục tình trạng lực lượng vũ trang nằm trong tay các thổ hào, thủ lĩnh địa phương. Để làm được điều này, Đinh Tiên Hoàng đã đồng thời kiện toàn bộ máy nhà nước quân chủ, thực hiện quyền phân chia các đơn vị hành chính. Điều đó có nghĩa là đưa các vùng từng phân tán trong lãnh thổ quốc gia vào một hệ thống, đơn vị hành chính, chia cả nước làm 10 đạo. Sử không chép rõ tên 10 đạo, nhưng sử sách cho biết 10 đạo là 10 đơn vị hành chính cấp thứ hai trực thuộc nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Tổ chức 10 đạo được Đinh Tiên Hoàng cắt đặt vào năm 971, đến đời Lê Đại Hành năm 1002, sử chép rõ "đổi mười đạo làm lộ, phủ, châu"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.230). Như vậy, 10 đạo xuất hiện từ đầu thời Đinh (971) nhưng sử còn ghi chép tiếp đơn vị châu như châu Hoan, châu Ái, châu Lạng, châu Đăng... Có lẽ việc chuyển đổi năm 1002 chưa thực hiện triệt để nên sau thời Lý, Lý Công Uẩn lên ngôi, sử lại chép: "Đổi 10 đạo làm 24 lộ, châu Hoan, châu Ái làm trại"2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.242). Điều cần quan tâm là sau khi lên ngôi, đặt phẩm cấp cho các quan văn võ, Đinh Tiên Hoàng phong Lê Hoàn làm Thập đạo tướng quân. Và đến năm 974 thì tổ chức quân đội trong 10 đạo. Như vậy, chia đặt 10 đạo là một biện pháp hàng đầu thực hiện chủ quyền lãnh thổ của hoàng đế Đại Cồ Việt mà Đinh Tiên Hoàng đã đặt ra ngay từ khi lên ngôi: Đất nước Đại Cồ Việt do vua Đại Cồ Việt cắt đặt cai quản. Mặt khác, việc chia đất 10 đạo nhằm tập trung quyền lực vào tay nhà vua đứng đầu triều đình. Quản lý lãnh thổ thống nhất thực hiện đồng thời với tập trung quản lý tổ chức lực lượng vũ trang. Đinh Tiên Hoàng lập 10 đạo quân trong 10 đạo do nhà nước quân chủ quản lý. Như vậy, với vương triều Đinh, bên cạnh "quân 10 đạo" có đội quân tập trung ở kinh đô mà sử không chép rõ tên gọi như "thân quân" "thiên tử quân" sau này. Chỉ biết lực lượng quân đội này dưới quyền của Đại tướng Phạm Cự Lạng và các tướng khác đã tôn Lê Hoàn lên ngôi vua để tổ chức chống giặc Tống. Việc đặt quân trong 10 đạo, gắn liền tổ chức lực lượng vũ trang với tổ chức đơn vị hành chính là một bước tiến vượt bậc, ghi một cột mốc quan trọng trong tư tưởng quân sự và quá trình phát triển của tổ chức quân đội quốc gia. Mặt khác, việc làm này đã ghi nhận một chuyển biến lớn trong nhận thức của các nhà quân sự thế kỷ X. Từ những tổ chức vũ trang phân tán, tập trung thành một quân đội 10 đạo dưới quyền chỉ huy thống nhất của Thập đạo tướng quân ghi nhận một bước vươn lên mạnh mẽ của tư tương quân sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê. Đây là sản phẩm của thế kỷ X, được mở đầu từ thế kỷ X - thế kỷ của tình trạng đấu tranh giữa hai xu hướng: xu hướng phân tán bị đẩy lùi và xu hướng tập trung đang giành ưu thế, thế kỷ của giành và giữ nền độc lập, tự chủ còn non trẻ.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #36 vào lúc: 31 Tháng Bảy, 2020, 08:50:18 pm »

Theo ghi chép của sử, phiên chế 10 đạo quân như sau: "Mỗi đạo có 10 quân, 1 quân 10 lữ, 1 lữ 10 tốt, 1 tốt 10 ngũ, 1 ngũ 10 người, đầu đội mũ bình đính vuông bốn góc"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.212-213). Như vậy, quân số của 10 đạo là 1.000.000 người. Có lẽ đây là quân đội phiên chế theo quy định, trong thực tế không đạt được đến 1 triệu quân. Với dân số khoảng 3 triệu người, trong đó nam giới chiếm 50%, có 1.500.000 nam giới cả trẻ em và người già cả. Do đó, huy động được 1.000.000 tráng niên tuổi từ 18 đến 50 là chuyện khó. Mặc dù vậy, tổ chức quân 10 đạo, gắn tổ chức quân đội với đơn vị hành chính, tận dụng lực lượng trai tráng làm lính, là kết quả, là thành tựu to lớn của tổ chức quân đội, mở đầu từ thế kỷ X, gắn liền với tên tuổi của nhà quân sự Đinh Bộ Lĩnh. Triều đình có quân thường trực đóng giữ ở kinh đô, các đạo có quân của đơn vị đạo, tất cả về danh nghĩa dưới quyền của nhà vua, nhưng trong thực tế tập trung quyển chỉ huy vào một người đứng đầu như một tổng tư lệnh, đó là Thập đạo tướng quân Lê Hoàn. Ngoài quân của triều đình, của đạo thuộc diện quân chính quy còn có dân binh có mặt ở tổ chức hành chính cơ sở hương, giáp, xã có nhiệm vụ canh phòng, bảo vệ cuộc sống yên bình hằng ngày của cư dân theo truyền thống. Khi quốc gia hữu sự, lực lượng dân binh hoặc tham gia chiến đấu tại chỗ, hoặc được điều động theo lệnh của nhà nước.


Tổ chức "quân 10 đạo" của Nhà nước Đại Cồ Việt tồn tại trong hòa bình giữ nước được ngót 10 năm của thập kỷ 70 thế kỷ X thì gặp thử thách trong khói lửa của chiến tranh chống giặc Tống lần thứ nhất vào cuối năm 980, đầu năm 981.


Như đã trình bày, cuộc chạy đua không hẹn của Trung Hoa trong "loạn năm đời mười nước" và của đất nước của người Việt trong "loạn mười hai sứ quân" cũng đến hồi kết thúc. Triệu Khuông Dận tức Tống Thái Tổ lên ngôi vào năm 960, nhưng còn phải tiếp tục bình dẹp một số tiểu quốc còn lại cho đến năm 979 mới làm chủ được toàn bộ Trung Nguyên. Trong khi đó, Đinh Bộ Lĩnh tiến hành dẹp loạn thành công trong khoảng hai năm (966-968), năm 971 đã phong Thập đạo tướng quân, năm 974 "quân 10 đạo" được thành lập trở thành tổ chức lực lượng vũ trang thống nhất của quốc gia Đại Cồ Việt. Trong cuộc chạy đua không hẹn này, Đinh Bộ Lĩnh đã về đích sớm. Những gương mặt quân sự lớn của nước Đại Cồ Việt lúc bấy giờ là Đinh Bộ Lĩnh, Lê Hoàn đã hướng tổ chức quân đội quốc gia vào chống xâm lược, bảo vệ độc lập, tự chủ mặc dù xâm lăng chưa xảy ra. Bài học nóng bỏng của họa xâm lăng từ phương Bắc xảy ra vào các năm 930-931, 938 và nhất là ý đồ khôi phục lại nền đô hộ của chúng trên đất nước của người Việt ở phương Nam này, vẫn là nguy cơ thường trực đối với Nhà nước và quân dân Đại Cồ Việt.


Lịch sử đã diễn ra đúng như dự kiến. Sau khi dẹp yên hoàn toàn loạn "năm đời mười nước" vào năm 979 (lúc này Tống Thái Tổ đã mất, Tống Thái Tông lên ngôi, lợi dụng tình hình rối loạn ở triều đình Hoa Lư, lập tức phát động chiến tranh xâm lược Đại Cồ Việt. Nhưng lúc này, quốc gia Đại Cồ Việt sau gần 20 năm xây dựng, từ 968 đến 980, đã vững mạnh từ hệ thống tổ chức bộ máy hành chính cho đến tổ chức lực lượng quốc phòng. Gần 20 năm, củng cố tổ chức lực lượng, "quân 10 đạo" đã ý thức được rõ ràng về nhiệm vụ giữ yên xã tắc, bảo vệ độc lập, tự chủ. Chính lực lượng quân đội mà Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn cất công xây dựng đã kịp thời dẹp yên nội loạn ở cung đình và tôn vị Tổng tư lệnh lên làm vua thay cho ấu chúa Vệ vương Đinh Toàn (6 tuổi) để tổ chức chống giặc.


Đánh thắng giặc Tống, quét sạch quân xâm lược, bảo vệ được độc lập, tự chủ là bằng chứng hùng hồn cho sức mạnh của quân đội Đại Cồ Việt, là minh chứng cho sự trưởng thành và đúng đắn của tư tưởng quân sự mà Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn là những gương mặt tiêu biểu.


Từ Tổng tư lệnh cầm "quân 10 đạo" trở thành Hoàng đế tổ chức đánh thắng giặc Tống, Lê Đại Hành tiếp tục kiện toàn tổ chức quân đội ở một mức cao hơn. Trước đây, ở thời Đinh, quân bảo vệ nhà vua và triều đình chưa thấy đặt tên gọi, đến năm 986, sử mới chép rõ là "thân quân": "Tuyển những ngươi khỏe mạnh, nhanh nhẹn bổ làm túc vệ gọi là thần quân: đều thích vào trán ba chữ "Thiên tử quân"1 (Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.255). Thân quân hay thiên tử quân về đời Lê Trung Tông (Lê Long Việt) có ghi thêm "tứ sương quân" là quân tập trung có nhiệm vụ canh gác, bảo vệ thành Hoa Lư. Trong khi đó tên gọi "quân 10 đạo" không còn nữa cùng với việc đổi 10 đạo trong cả nước thành lộ, phủ, châu diễn ra vào năm 1002 đời Vua Lê Đại Hành. Như vậy, tổ chức quân lính ở các đạo trở thành quân của các lộ, phủ, châu nằm trong hệ thống tổ chức của nhà nước quân chủ tập quyền vương triều Tiền Lê. Chức vụ Thập đạo tướng quân cũng không còn nữa. Về nguyên tắc, tổ chức quân đội quốc gia đặt dưới quyền của nhà vua đồng thời là vị tổng tư lệnh như đã diễn ra trong kháng chiến chống giặc Tống cuối năm 980, đầu năm 981. Bộ máy quản lý đất nước yào thời Tiền Lê đã được kiện toàn, phân công, phân nhiệm triệt để hơn. Vào năm 986, sử chép việc nhà vua cho Từ Mục làm Tổng quản coi việc quân dân, ban tước hầu, Phạm Cự Lạng làm Thái úy. Ta biết Từ Mục từng là sứ quan cùng Ngô Tử Canh sang Chiêm Thành vào năm đầu thập kỷ 80 sau chiến thắng giặc Tống, bị vua Chiêm bắt giữ, dẫn đến cuộc đích thân Vua Lê Đại Hành đem quân đi đánh dẹp. Nay Từ Mục được giao coi quản toàn quân. Còn Phạm Cự Lạng vốn là Đại tướng từng huy động quân sĩ tôn Lê Hoàn lên ngôi vua, tham gia đánh thắng giặc Tống nay được cử giữ chức Thái úy. Bộ máy nhà nước quân chủ thời Tiền Lê cũng dựa trên cơ sở tổ chức của nhà nước vương triều Đinh, gồm hai bộ phận: hoàng gia có nhà vua, 5 hoàng hậu, 10 hoàng tử và triều đình với các quan chức được sử ghi chép: Tổng quản Từ Mục, Thái sư Hồng Hiến, Thái úy Phạm Cự Lạng, Sứ quan Ngô Tử Canh, Ngô Quốc Ân, Tướng Ngô Tử An, Chỉ huy sứ Đinh Thừa Chính; về tôn giáo có các thiền sư: Pháp Thuận, Khuông Việt (Ngô Chân Lưu)...


Về quân sự, cũng như Đinh Tiên Hoàng, sau khi lên làm vua, Lê Hoàn đã tiến hành phong vương cho các con. Nhưng điểm khác biệt là ông cho các con đi đóng giữ ở một số địa phương có thể nói là trọng yếu. Theo ghi chép của sử sách, ông có 11 con trai. Năm 989, Lê Đại Hành phong con trưởng là Long Thâu làm Kình thiên đại vương, con thứ hai là Long Tích làm Đông Thành vương, con thứ ba là Long Việt làm Nam Phong vương. Ba hoàng tử đầu ở tại kinh đô cùng nhà vua nắm quyền quản lý việc nước. Còn lại các con khác được nhà vua phong tước và cho đi trấn giữ các nơi:

Con thứ tư Long Đinh làm Ngự Man Vương (991), đóng ở Phong Châu.

Con thứ năm Long Đĩnh làm Khai Minh Vương (992), đóng ở Đằng Châu.

Con thứ sáu Long Cân làm Ngự Bắc Vương (991), đóng ở Phù Lan.

Con thứ bảy Long Tung làm Định Phiên Vương (993), đóng ở Ngũ Huyện Giang.

Con thứ tám Long Tương làm Phó Vương (993), đóng ở Đỗ Động.

Con thứ chín Long Kính làm Trung Quốc Vương (993), đóng ở Mạt Liên.

Con thứ mười Long Mang làm Nam Quốc Vương (994), đóng ở Vũ Lũng.

Người thứ mười một là con nuôi, không rõ tên, làm Phù Đái Vương (995), đóng ở Phù Đái.


Như vậy, về tổ chức lực lượng vũ trang, bên cạnh quân đội tập trung vào tay nhà vua gồm thiên tử quân, thân quân, tứ sương quân ở triều đình, quân các phủ, lộ, châu quản lý đều thuộc hệ thống quản lý của nhà nước và dân binh ở hương, giáp, xã, còn có một bộ phận do các hoàng tử đóng giữ ở một số địa phương theo sự cắt đặt trực tiếp của nhà vua. Sử sách không chép về loại quân này. Nhà quân sự tài ba Lê Hoàn đồng thời là nhà vua (Lê Đại Hành) đứng đầu triều đình Đại Cồ Việt không chủ trương phân tán lực lượng quân đội. Ông cũng không thực hiện việc phân phong như sử Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Bấy giờ các con nhà vua đều theo thứ tự thụ phong, chia cho ở các châu quận"1 (Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.260). Đại Việt sử ký toàn thư không chép "thụ phong" và "chia cho ở các châu quận" mà chỉ chép là phong vương và "đóng ở"2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.233). Điều chắc chắn là các địa điểm đóng giữ của các vương ngoài Phong Châu, Đằng Châu, Vũ Lũng, Cổ Lãm, còn lại đều không phải là châu quận, thậm chí chỉ một trại như trại Phù Lan ở Hải Dương, một làng Phù Đái ở Vĩnh Lại, Hải Dương, một vùng như Đỗ Động ở Hà Tây cũ, Ngủ Huyện Giang thuộc lưu vực sông Ngũ Huyện thuộc một phần của ngoại thành Hà Nội, phía Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn với Tiên Sơn, Bắc Ninh. Nếu là phong vương chia cho các châu, quận theo chế độ phân phong thì phải lấy tên đất được chia kèm tước phong như Long Đĩnh ở Đằng Châu phải là Đằng Châu Vương, Long Đinh phải là Phong Châu Vương, Long Cân phải là Phù Lan Vương...


Như vậy, việc chia đặt các con đi trấn giữ một số địa phương chỉ là biện pháp phân bổ, sử dụng lực lượng quân đội của Lê Hoàn. Ba con đầu được phong vương ở lại cùng vua trấn giữ kinh thành, các con còn lại được nhà vua sai đi trấn giữ các điểm trọng yếu, hỗ trợ bổ sung thêm lực lượng cho địa phương quản giữ an ninh, đồng thời phòng vệ sự bất trắc do ngoại xâm hoặc sự trỗi dậy của một bộ phận trong tầng lớp thổ hào, thủ lĩnh còn nuôi dưỡng tư tưởng hành động phân tán.


Rõ ràng là tổ chức quân đội quốc gia Đại Cồ Việt thời Tiền Lê thoát thai từ "quân 10 đạo" thời Đinh, rèn luyện, thử thách trong kháng chiến chống giặc Tống đã trưởng thành vượt bậc. Thân quân, Thiên tử quân, Tứ sương quân, quân của các châu, lộ, phủ, quân của các hoàng tử, thân vương đóng giữ nơi trọng yếu cùng với dân binh hợp thành một tổ chức lực lượng vũ trang thống nhất dưới quyền chỉ huy tối cao của nhà vua. Điều này thể hiện bước trưởng thành và thắng lợi của tư tưởng thống nhất trong tổ chức lực lượng quân sự trải qua hoạt động thực tiễn của các nhà quân sự Ngô Quyền, Đinh Bộ Lĩnh và Lê Hoàn. Lại một lần nữa ở đây, trong lĩnh vực quân sự thế kỷ X, thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, tư tưởng thống nhất đã giành được toàn thắng và là một trong những tư tưởng quân sự chủ đạo có tác dụng tích cực không chỉ ở thế kỷ X mà còn giữ một vị trí quan trọng trong lịch sử xây dựng quân đội Việt Nam các thế kỷ tiếp theo.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #37 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 09:43:30 pm »

3. Tư tưởng chủ động phòng vệ đất nước

Như đã trình bày ở trên, thế kỷ X trải qua các vương triều Ngô, Đinh, Tiền Lê là thế kỷ của đấu tranh bảo vệ nền độc lập, thống nhất, song song với nhiệm vụ phục hưng xây dựng đất nước vừa mới giành lại được quyền tự chủ. Để thực hiện hai nhiệm vụ trọng đại này, vấn đề cơ bản là phải xây dựng cho được một nhà nước quân chủ tập quyền vững, có hiệu lực và một tổ chức quân đội quốc gia thống nhất, hùng mạnh. Lịch sử đã chứng minh quân dân nước Đại Cồ Việt hồi thế kỷ X dưới sự điều hành của các nhà quân sự tài ba đã thực hiện tốt nhiệm vụ, hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình. Tất nhiên con đường đi tới thành tựu, từng gặp nhiều gian nan, trở ngại, thử thách lớn. Nhưng tất cả đều đã vượt qua được và đi đến đích, xứng đáng là một thế kỷ bản lề với nhiều kỳ tích.


Từ một cái nhìn tổng quan trên lĩnh vực quân sự trong tình hình xã hội có nhiều biến động, trong bối cảnh nguy cơ xâm lược như thanh gươm treo lơ lửng trên đầu quốc gia Đại Cồ Việt còn non trẻ, phòng vệ hay phòng ngự tích cực đã được đặt ra trong tư tưởng các nhà quân sự thời này.


Không phòng vệ sao được, khi âm mưu tái lập nền đô hộ trên đất nước ta chưa bao giờ được từ bỏ đối với bọn phong kiến phương Bắc. Cuộc xâm lược của Nam Hán vào các năm 930-931, 938, của nhà Tống vào cuối năm 980, đầu năm 981 là bằng chứng rõ rệt. Không phòng vệ sạo được, khi xu hướng phân tán tồn tại trên cơ sở hiện diện phổ biến của công xã nông thôn sẵn sàng xuất hiện mỗi dịp có cơ hội thuận lợi, khi nhà nước quân chủ tập quyền suy yếu. "Loạn mười hai sứ quân" trước sự suy sụp của vương triều Ngô là bằng chứng. Tuy không trầm trọng nhưng những bất hòa, chia rẽ trong nội bộ vương triều Đinh, khi triều đình Hoa Lư gặp biến, cũng dễ trở thành phân tán, loạn lạc nếu không kịp thời dập tắt.


Mặt khác, nước Đại Cồ Việt thế kỷ X phải đối diện với một thực tế: tất cả chỉ mới là bước đầu, đang trên đường phục hưng, mò mẫm tập dượt xây dựng. Nhà nước quân chủ cũng từng bước từ vương quyền đến đế quyền, từ một mô hình quản lý của chính quyền Tiết độ sứ đến một nhà nước quân chủ tập quyền có hệ thống từ triều đình trung ương đến công xã nông thôn biến thành cơ sở hương, giáp, xã nằm trong hệ thống quản lý của nhà nước. Về quân đội cũng từ quân bản bộ đến đoàn "quân mới họp", từ "quân 10 đạo" đến quân đội quốc gia gồm một hệ thống từ quân của triều đình ở kinh đô, quân các châu, lộ, phủ, và dân binh. Quá trình phát triển, trưởng thành này đã diễn ra trong gần một thế kỷ. Có thể nói, không phải từ đầu, mà cho đến vương triều Tiền Lê, nhà nước quân chủ chưa đủ vững, tổ chức quân đội chưa đủ mạnh để có thể lơ là hoặc không đặt vấn đề phòng vệ lên hàng đầu.


Trong tình hình đó, tư tưởng phòng vệ hoặc phòng ngự tích cực đã xuất hiện trong lĩnh vực quân sự và đã tỏ ra hoàn toàn đúng đắn. Dưới sự hướng dẫn của tư tưởng phòng ngự tích cực, quân dân Đại Cồ Việt đã vượt qua được mọi thử thách, đã đẩy lùi được mọi cuộc xâm lược, đặc biệt là cuộc xâm lược của giặc Tống. Tư tưởng phòng vệ tích cực không chỉ riêng ở lĩnh vực quân sự. Nó quán xuyến, bao trùm trên mọi hoạt động thế kỷ X cũng như tư tưởng độc lập, tự chủ, thống nhất tập quyền và được thể hiện rõ nhất trong lĩnh vực chính trị và quân sự.


Ở lĩnh vực chính trị, trước hết là vấn đề định đô. Hoàn toàn không phải không có lý do, hoặc theo ý muốn chủ quan của mình mà Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng lại chọn Cổ Loa, tiếp đến Hoa Lư làm kinh đô. Không phải đến thời Lý mới biết Đại La là một trung tâm lớn, không chỉ là lỵ sở của Giao Châu xưa mà còn là nơi đô hội trù phú. Ngay từ đầu thế kỷ X, Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ sau khi giành được quyển tự chủ đã tiếp quản Đại La, lợi dụng cơ sở cũ của thủ phủ Giao Châu làm lỵ sở của chính quyền mới được xây dựng theo mô hình quản lý Tiết độ sứ của nhà Đường cắt đặt. Nhưng không bao lâu, Đại La dưới quyền họ Khúc lại rơi vào tay người Nam Hán khiến Dương Đình Nghệ phải chiếm lại. Đại La là mục tiêu đầu tiên dòm ngó trong con mắt của mọi kẻ xâm lược phương Bắc. Đại La ở vào thế trung tâm, giao thông rất thuận tiện, nhưng không phải không có điểm yếu. Đó là tình trạng úng ngập vào mùa lũ lụt. Cũng chính để khắc phục tình trạng này nên vào năm 866, Tiết độ sứ Cao Biền, trong khi đắp La Thành đã phải "Lại đắp con đê vòng quanh dài 2.125 trượng 8 thước; cao 1 trượng 5 thước; chân rộng 2 trượng"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.199). Đây là một điểm yếu về mặt địa hình, nhưng chưa phải là điều quan trọng. Điều quan trọng hơn là địa thế trống trải và tình trạng phức tạp của xã hội ở Đại La.


Về địa thế trống trải của Đại La, sử gia Đặng Xuân Bảng ở thế kỷ XIX đã từng nhận định: "Đất này lại là nơi đồng bằng nội rộng, không có cái thế hiểm trở, núi cao, sông to, nếu thế ngoài ngẫu nhiên không được vững, thì kẻ địch thừa thắng tiến vào không đầy năm, sáu ngày đã đến thẳng được thành, trong thành lại không có viện binh, tiến không được, lui không giữ được, tất phải ngồi mà chịu chết"1 (Đặng Xuân Bảng: Sử học bị khảo, Nxb. Văn hóa-Thông tin, Hà Nội, 1997, tr.286). Địa thế trống trải lại liền kề sông Cái là tuyến giao thông thủy nối với cửa ngõ tây bắc, bắc và đông bắc của đất nước. Bằng đường thủy, quân địch từ phía đông bắc theo đường tiến quân quen thuộc có thể vào Đại La rất thuận tiện. Một khi bị tấn công thì Đại La khó bề chống giữ. Lịch sử chống xâm lược ở các thế kỷ sau như chống giặc Mông - Nguyên lần thứ nhất, thứ hai đã chứng minh rõ. Nhà Trần không giữ nổi Thăng Long, phải thực hiện rút lui chiến lược, tạm thời bỏ Thăng Long, rút sâu về hậu phương củng cố lực lượng, sau đó quay trở lại tấn công diệt đuổi giặc. Thời Lý trong chống giặc Tống lần thứ hai đã chặn phá giặc từ sông Như Nguyệt, không cho chúng tiến vào Thăng Long. Đó là thế kỷ XI (1076) và thế kỷ XIII (1258, 1285), khi mà quốc gia Đại Việt đã bước vào thời thịnh vượng, có quân hùng tướng mạnh với vương triều Lý - Trần. Trong khi đó, ở thế kỷ X, nước Đại Cồ Việt còn non trẻ, thế và lực chưa đủ mạnh để có thể đương đầu với giặc để giữ được Đại La. Một khi kinh đô ở Đại La bị mất là đất nước bị đặt trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăn, có thể mọi việc phải làm lại từ đầu. Đó là lý do quan trọng để Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng né tránh Đại La.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #38 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 09:45:17 pm »

Lý do thứ hai khiến các nhà quân sự đồng thời là hoàng đế phải tránh Đại La là về mặt xã hội. Đại La được chọn làm lỵ sở An Nam đô hộ phủ vào năm 679. Từ đó qua những lần xây đắp như vào các năm 767 của Kinh lược sứ Cao Chính Bình, năm 808 của Đô hộ Trương Chu, năm 866 của Tiết độ sứ Cao Biền cho đến đầu thế kỷ X, Đại La đã từng có hơn 300 năm là trung tâm đầu não của chính quyền đô hộ nhà Đường. Nếu con số hơn 40 vạn gian nhà mà Cao Biền cho xây dựng cùng với việc đắp đê La Thành như Đại Việt sử ký toàn thư và Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép, hoặc chí ít như 5.000 gian theo ghi chép của Việt sử lược1 (Việt sử lược, Sđd, tr.37) là đúng thì ta có thể hình dung cơ sở của chính quyền đô hộ ở Đại La lớn mạnh đến dường nào. Tất nhiên, số nhà đó không phải cất dựng cho dân, mà là kho tàng, công sở, đồn trại và nhà ở của quan lại văn võ.


Trong số cư dân ở Đại La, bên cạnh người Việt chắc chắn còn gia nhân của quan lại, binh lính, cả các loại thương nhân, sĩ nhân, thợ thủ công... của phương Bắc theo chân đến sinh sống lập nghiệp ở Đại La, không phải là ít. Nói rõ hơn, một xã hội phương Bắc thu nhỏ gắn bó máu thịt với chính quyền đô hộ từng tồn tại ở Đại La có lịch sử hàng 2-3 thế kỷ. Bước vào thế kỷ X, chính quyền đô hộ bị quét sạch nhưng cái xã hội phương Bắc thu nhỏ đó trừ một số rút về nước, còn lại vẫn tồn tại chưa phải đã quên quá khứ với những nuối tiếc, khát khao sự quay trở lại của chính quyền đô hộ. Họ chưa sẵn sàng hợp tác với sự quản lý của người Việt. Không những thế, họ là lực lượng bên trong, tiếp tay cho kẻ thù một khi chúng quay trở lại. Để có được một sự hòa hợp, gắn kết với chính quyền tự chủ của người Việt cũng phải có thời gian, ít nhất là ba, bốn đời tiếp theo. Điều đó chưa có ở thế kỷ X.


Vị trí trống trải, xã hội phức tạp của Đại La chưa thuận tiện nếu không muôn nói là bất lợi cho việc định đô ở đây. Ngô Quyền, Đinh Tiên Hoàng chọn phương án khác. Ngô Quyền định đô ở Cổ Loa, cách Đại La không xa bên tả ngạn sông Cái về phía thượng nguồn, về mặt địa lý, Cổ Loa không thấp trũng như Đại La nhưng cũng trống trải, lại không có sông lớn che chắn mặt đông bắc như một hào lũy thiên thành của Đại La. Cổ Loa có thuận lợi lớn về mặt cấu trúc, đó là một tòa thành gồm 3 vòng hào lũy kiên cố từng là kinh đô của nước Âu Lạc thời Thục An Dương Vương, về sau, Mã Viện đã cho sửa đắp thêm khi biến Cổ Loa thành lỵ sở của huyện Phong Khê vào những năm đầu Công nguyên. Mặc dù cho đến nay giới khảo cổ học chưa phát hiện được dấu tích xây dựng Kinh đô Cổ Loa thời Ngô Quyền, nhưng hiện dạng của Cổ Loa cho phép ta hình dung lại hơn một nghìn năm trước (từ năm 939 đến năm 2009), tòa cổ thành được Ngô Quyền chọn làm nơi đóng đô có quy mô, bề thế đến mức nào. Định đô ở Cổ Loa, Ngô Quyền không chỉ có thuận lợi về mặt lợi dụng được một hệ thống thành hào phòng ngự rất tốt đã có sẵn mà điều không kém phần quan trọng khác là ông tránh được sự đeo bám của một xã hội phức tạp với những hậu quả khôn lường ở Đại La. Rất tiếc, sử sách hầu như không ghi chép những gì đã được xây dựng, tồn tại ở Kinh đô Cổ Loa thời Ngô Quyền. Sự thiếu vắng những di tích và ghi chép đó, cùng với thời gian tồn tại ngắn ngủi của Ngô vương Quyền ở Cổ Loa (từ năm 939 đến năm 944) khiến người ta nghĩ đến Kinh đô Cổ Loa trên thực tế chỉ tồn tại như một quân thành, một nơi đóng giữ của bộ máy quản lý nhà nước còn nặng về mặt quân sự hơn là hành chính.


Chủ trương tránh nơi nguy hiểm từng là vị trí đầu não của kẻ thù đô hộ, trở lại với hệ thống thành hào kiên cố có nguồn gốc lâu đời của đất nước từ thời vua Thục là hiện thân của tư tưởng phòng vệ của Ngô Quyền. Là nhà quân sự tài ba đồng thời là người đứng đầu đất nước vừa mới giành được tự chủ, Ngô Quyền hẳn phải nghĩ đến việc đề phòng khả năng tái xâm lược của kẻ thù phương Bắc và bảo vệ sự tồn tại của bộ máy nhà nước quân chủ vương quyền mới giành và dựng được bằng xương máu của quân dân cả nước.


Ở góc độ quân sự, tư tưởng phòng vệ hay phòng ngự tích cực hầu như quán xuyến toàn bộ thế kỷ X. Với Ngô Quyền, tư tưởng này chỉ mới là khúc dạo đầu. Tư tưởng này được thể hiện mạnh mẽ hơn, tích cực hơn ở vương triều Đinh và vương triều Tiền Lê.


Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi năm 968, xưng hoàng đế, đặt quốc hiệu Đại Cồ Việt, định đô ở Hoa Lư.


Đọc lịch sử vương triều Đinh, ngươi ta tự hỏi tại sao Đinh Bộ Lĩnh lại không tiếp tục đóng đô ở Cổ Loa mà lại chuyển về Hoa Lư? Như đã trình bày ở trên, cũng như Ngô Quyền, ông bỏ qua Đại La đã đành. Còn Cổ Loa, một tòa thành vững chãi gồm 3 vòng có bề thế, kết hợp giữa sức xây đắp của con người với nhánh sông làm thành hào sâu, giao thông thuận tiện, lại từng là kinh đô của nước Âu Lạc, là lỵ sở của huyện Phong Khê thì sao? Tuy sử không ghi chép, ông không nói, nhưng có thể đoán mà không sợ sai lầm là Cổ Loa cũng như Đại La ở vị trí trống trải, thiếu sự hiểm trở cần thiết cho việc phòng giữ, bảo vệ nhà nước vương triều Đinh và quốc gia Đại Cồ Việt, về việc này, Đại Việt sử ký toàn thư chép: "Vua một phen cất quân là dẹp yên, bèn tự lập làm đế. Chọn được chỗ đất đẹp ở Đàm Thôn, vua muốn dựng đô ở đó nhưng vì thế đất chật hẹp lại không có lợi về việc đặt hiểm, nên vẫn đóng đô ở Hoa Lư"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.211). Còn Khâm định Việt sử thông giám cương mục chép: "Nhà vua muốn đóng đô ở thôn Đàm, nhưng vì ở đấy, đất đã chật hẹp, lại không có thế hiểm trở, nên muốn dựng đô mới ở Hoa Lư: đắp thành, đào hào, làm cung điện, đặt nghi lễ trong triều"2 (Quốc sử quán triều Nguyễn: Khâm định Việt sử thông giám cương mục, Sđd, tr.237). Như vậy, rõ ràng trong việc chọn đất định đô, điều mà Đinh Tiên Hoàng quan tâm là địa thế hiểm trở. Điều này không có ở Cổ Loa. Trong khi đó, Hoa Lư là một khu đất bằng phẳng, bốn bề có núi đá che chở, thuộc địa phận xã Trường Yên, tỉnh Ninh Bình, gồm hai khu vực: Thành Nội và Thành Ngoại. Các thành này được hình thành do sự kết hợp giũa địa thế tự nhiên của núi được bồi đắp thêm những bức tường nối liền các núi lại với nhau tạo nên một vòng thành kiên cố.


Thành Ngoại có 6 tường thành nối các núi Đầm sang núi Thanh Lâu, núi Thanh Lâu sang núi Cột Cờ, từ núi Cột Cờ sang núi Chẽ ở phía đông bắc; từ núi Chẽ sang núi Chợ ở phía bắc; từ núi Vung Vang sang núi Mã Yên, từ núi Mã Yên sang núi Dù ở phía nam; từ núi Phi Vân sang núi Hang Quàn chắn mặt bắc của tử cấm thành.


Thành Nội cũng có 5 tường thành: từ núi Hàm Sa sang núi Cánh Hàn, từ núi Cánh Hàn sang núi Thanh Lâu, từ núi Mang Sơn sang núi Cổ Tượng, từ núi Mang Sơn sang núi Đầu Giải.


Thành Ngoại ở phía đông, rộng 140 ha, là nơi xây dựng cung điện, thành Nội ở phía tây có diện tích tương đương, là nơi xây dựng kho tàng, nhà cửa. Hai thành này dựng thông nhau bằng một lối đi hiểm trở gọi là Quèn Vông1 (Xem Nguyễn Văn Trò: Cố đô Hoa Lư, Nxb, Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998).


Để vào Hoa Lư theo đường Tiên Yết phải qua Quèn Ổi là cửa ngõ của kinh đô, qua Áng Ngũ là trạm kiểm soát. Hai bên đường Tiên Yết có động Thiên Tôn, núi Thuyền Rồng, núi Côn Lĩnh hiện ra như bức tường thành thiên nhiên án ngữ phía ngoài kinh thành.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


ptlinh
Admin Độc lập
*
Bài viết: 4005



WWW
« Trả lời #39 vào lúc: 31 Tháng Tám, 2020, 09:46:44 pm »

Kinh đô Hoa Lư hiểm trở là vậy nhưng hoàn toàn không hẻo lánh, ở bên rìa châu thổ sông Hồng, nhưng Hoa Lư ở ngã ba đường. Phía đông có đường thiên lý ra Bắc vào Nam, phía tây có đường thượng đạo vào châu Ái, phía bắc có sông Hoàng Long đổ vào sông Đáy. Ngoài lợi thế về địa lý hiểm trở, về mặt xã hội, Hoa Lư thuộc vùng cư dân châu Trường từng gắn bó với Đinh Tiên Hoàng từ thời dấy binh dẹp loạn, liên kết với cư dân vùng ven biển châu thổ sông Hồng tạo thành một chỗ dựa vũng chắc, nhân tài vật lực phong phú.


Ở vị trí địa lý như vậy, Hoa Lư không chỉ có thế mạnh về phòng ngự mà khi cần thiết vươn tay ra vùng trung tâm đồng bằng châu thổ dễ dàng, hoặc vào Hoan, Ái theo đường thiên lý hay đường thượng đạo.


Hoàn toàn có cơ sở để nghĩ rằng việc lựa chọn vị trí Hoa Lư và xây dựng Hoa Lư từ sự kết hợp giữa địa hình núi non tự nhiên với những công trình thành lũy tạo nên một kinh đô là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa của nước Đại Cồ Việt đồng thời là một công trình phòng ngự vững chắc, có sự đóng góp của triều thần, trong đó đặc biệt là Lê Hoàn. Là một trong những tướng lĩnh có công lao lớn, nếu không nói là hàng đầu trong dẹp loạn tiến lên vị trí Tổng tư lệnh và chức Thập đạo tướng quân, với con mắt của nhà quân sự tài ba, Lê Hoàn đã góp phần đắc lực trong việc xây dựng Kinh đô Hoa Lư, tạo cho kinh đô không chỉ có dáng dấp mà thực sự có tác dụng như một công trình phòng ngự kiên cố ở vị trí thuận lợi. Thực tế lịch sử đã trả lời: tiếp nối vương triều Đinh, Lê Đại Hành lên làm vua, lập nên vương triều Tiền Lê đã kế thừa, tiếp quản và xây dựng Kinh đô Hoa Lư từ năm 980 đến năm 1009 trước khi ông qua đời.


Như vậy trong việc chọn đất định đô, Ngô Quyền cho đến Đinh Tiên Hoàng, Lê Đại Hành đã đặt vấn đề phòng vệ lên hàng đầu. Đó là phòng sự tấn công xâm lược của kẻ thù phương Bắc, bảo vệ độc lập của đất nước dưới quyền quản lý của nhà nước quân chủ trung ương tập quyền. Hoàn toàn không phải không có cơ sở để những nhà quân sự đồng thời là những người đứng đầu đất nước đã phải nghĩ đến chuyện phòng vệ như đã trình bày ở trên. Định đô ở Cổ Loa, từ Cổ Loa chuyển về Hoa Lư là biểu hiện cụ thể của tư tưởng phòng vệ mà các nhà quân sự đã vận dụng ở thời bình trong xây dựng đất nước. Tư tưởng này quán xuyến trong mọi hành động, đặc biệt thể hiện rõ ở thời chiến.


Diễn biến của lịch sử vào những năm 979, 980 cho thấy tư tưởng phòng vệ của các nhà quân sự tiêu biểu của thế kỷ X hoàn toàn sáng suốt.


Cuối năm 979, triều đình Hoa Lư gặp biến. Đinh Tiên Hoàng và con trai Đinh Liễn bị Đỗ Thích giết hại. Triều thần rước Vệ vương Đinh Toàn 6 tuổi lên ngôi. Vì nghi ngờ Phó vương Lê Hoàn cướp ngôi, Nguyễn Bặc, Đinh Điền, Phạm Hạp đã dấy quân chống lại Lê Hoàn, bị đánh dẹp. Cũng trong năm 979, Ngô Nhật Khánh đem người Chiêm về định đánh chiếm Hoa Lư nhưng hơn 1.000 chiến thuyền đến cửa biển Đại Ác và Tiểu Khang gặp gió bão bị chìm đắm. Ngô Nhật Khánh và người Chiêm đều chết đuối, chỉ có thuyền của vua Chiêm thoát nạn về nước. Lợi dụng lúc triều đình Hoa Lư gặp biến loạn, tháng 6-980, viên Tri Ung Châu của nhà Tống là Hầu Nhân Bảo dâng thư lên Vua Tống Thái Tông Triệu Quang Nghĩa nói: "An Nam Quận vương cùng với con là Liễn đều bị giết, nước ấy sắp mất, có thể nhân lúc này đem một cánh quân sang đánh lấy. Nếu bỏ lúc này, không mưu tính, sợ lỡ mất cơ hội. Xin cho đến cửa khuyết để tâu bày trực tiếp tình trạng có thể đánh lấy được"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.216). Vua Tống định gọi Hầu Nhân Bảo về nhưng Tể tướng Lư Đa Tốn nói: "An Nam bên trong rối loạn, đó là lúc trời làm mất, triều đình nên bất ngờ đem quân sang đánh úp, như người ta nói "sét đánh không kịp bịt tai". Nếu trước gọi Nhân Bảo về, mưu ấy ắt bị lộ, kẻ kia nhờ đó biết được, sẽ dựa núi ngăn biển mà phòng bị, cái thế thắng thua chưa biết thế nào. Chi bằng giao cho Nhân Bảo trách nhiệm ngầm đem quân sang, theo lệnh mà lo liệu việc ấy, chọn tướng đem 3 vạn quân Kinh Hồ ruổi dài mà tràn sang, tạo ra cái thế vạn toàn như xô bẻ cành khô, gỗ mục, không phải lo tốn một mũi tên"2 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.216-217). Vua Tống nghe theo, lập tức cho "Hầu Nhân Bảo làm Giao Châu lục lộ thủy lộ chuyển vận sứ, Lan Lăng đoàn luyện sứ Tôn Toàn Hưng, Tất Tác sứ Hác Thủ Tuấn, Yên Bí khố sứ Trần Khâm Tộ, Tả giám môn tướng quân Thôi Lượng làm Ung Châu lộ binh mã đô bộ thự, Ninh Châu thứ sử Lưu Trừng, Quân khí khố phó sứ Giả Thực, Cung phụng quan cáp môn chi hậu Vương Soạn làm Quảng Châu lộ binh mã đô bộ thự; họp quân cả bốn hướng, hẹn ngày cùng sang xâm lược"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.217).


Hành động chuẩn bị xâm lược của nhà Tống không qua mắt được Đại Cồ Việt. Biên quan ở Lạng Châu tâu báo về triều. Vua còn nhỏ tuổi, Dương Thái hậu giao cho Lê Hoàn chuẩn bị chống giặc. Trước tình hình nguy cấp, được sự ủng hộ của Dương Thái hậu, quân sĩ do Đại tướng Phạm Cự Lạng cầm đầu tôn Lê Hoàn lên ngôi vua để tổ chức chống giặc. Sự việc diễn ra vào tháng 7 năm Canh Thìn (8-980).


Từ đây, nhà quân sự Thập đạo tướng quân Lê Hoàn làm Hoàng đế đồng thời là Tổng tư lệnh quân đội Đại Cồ Việt, chịu trách nhiệm trước lịch sử trong cuộc đấu trí, đấu lực với vua quan nhà Tống.


Với ý thức luôn luôn cảnh giác đề phòng họa xâm lăng từ phương Bắc nên Lê Đại Hành không bất ngờ, bình tĩnh tìm phương sách đối phó. Ông tìm cách hòa hoãn với nhà Tống, tranh thủ thời gian tích cực tổ chức bố phòng lực lượng chuẩn bị đợi giặc.


Tháng 9-980, vua Tống hạ lệnh xuất quân, sai Lư Đa Tốn đem thư sang khuyên dụ và dọa, trong đó có câu: "Ta đương chuẩn bị xe quân lính, sắp sửa các thứ chiêng trống, nếu quy phục thì ta tha cho, nếu trái lệnh thì ta quyết đánh. Theo hay không, lành hay dữ, tự ngươi nghĩ lấy". Lợi dụng cơ hội, Lê Đại Hành sai Giang Cự Vọng và Vương Thiệu Tộ đem thư sang Biện Kinh, thác lời Vệ vương Đinh Toàn dâng biểu xin nối ngôi. Vua Tống không ưng thuận sai Trương Tông Quyền đem thư sang dụ: "Họ Đinh truyền nối ba đời, trẫm muốn cho Toàn làm thống soái, khanh (chỉ Lê Đại Hành - TG) làm phó. Nếu Toàn tướng tài chẳng có, vẫn còn trẻ con thì nên bảo cả mẹ con cùng thân tộc sang quy phụ. Đợi khi bọn họ vào chầu, ắt sẽ có điển lễ ưu đãi và sẽ trao cờ tiết cho khanh. Nay có hai đường, khanh nên chọn một"1 (Đại Việt sử ký toàn thư, Sđd, t.I, tr.219). Lê Đại Hành không trả lời. Ông chọn con đường chống giặc.


Biết nhà Tống đã hạ lệnh xuất quân nhưng bằng biện pháp ngoại giao, Lê Đại Hành nhằm mục tiêu tranh thủ thời gian hòa hoãn. Nhà Tống định thực hiện kế đánh gấp như tiếng sấm khiến đối phương không kịp bịt tai. Lê Đại Hành đã bằng mưu kế vô hiệu hóa được kế của giặc. Ông đã tranh thủ được thời gian tổ chức phòng ngự chu đáo.
Logged

Hãy để những xui xẻo qua đi, biến mất khỏi chúng ta
Để săn đuổi những mục tiêu mà chính chúng ta đã chọn


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM