Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:36:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 1  (Đọc 6642 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 09:43:37 pm »

Tên sách: Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam - Tập 1 (Từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XV)
Tác giả:
Nhà xuất bản: Chính trị Quốc gia - Sự thật
Năm xuất bản: 2015
Người thực hiện: giangtvx, quansuvn


CHỈ ĐẠO NỘI DUNG:
Thiếu tướng, PGS.TS. Vũ Quang Đạo
Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Long
Đại tá, PGS.TS. Hồ Khang

CHỦ BIÊN:
Đại tá, PGS.TS. Lê Đình Sỹ

TÁC GIẢ:
Đại tá, PGS.TS. Nguyễn Minh Đức
PGS.TS. Nguyễn Danh Phiệt
Đại tá, PGS.TS. Lê Đình Sỹ

HOÀN THIỆN BẢN THẢO:
Đại tá, PGS.TS. Trần Ngọc Long
« Sửa lần cuối: 31 Tháng Tám, 2020, 10:03:50 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #1 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:17:30 pm »

LỜI GIỚI THIỆU


Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, phát triển sớm và có lịch sử lâu đời, đã trải qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước đầy gian khổ hy sinh, nhưng rất vẻ vang. Việt Nam luôn đóng một vai trò quan trọng trên các lĩnh vực chính trị, quân sự, văn hóa và kinh tế trong mối quan hệ giữa các quốc gia trên lục địa châu Á nói chung, Đông Nam Á nói riêng, ở đầu mối giao thông tự nhiên, Việt Nam có điều kiện giao lưu với các nền văn hóa - văn minh khác, làm phong phú thêm nền văn hóa truyền thống của dân tộc, trở thành nơi tụ hội của các nền văn minh trong khu vực và trên thế giới. Việt Nam có đường biên giới đất liền chung với ba quốc gia, nhất là với nước Trung Hoa rộng lớn, lại có bờ biển dài với nhiều cửa sông, bến cảng và hải đảo quan trọng...; gồm nhiều vùng địa lý với những đặc điểm đa dạng về địa hình và khí hậu. Việt Nam là một địa bàn chiến lược trọng yếu, nổi tiếng là nơi rừng vàng, biển bạc, đất phì nhiêu và các nguồn tài nguyên phong phú. Đó là điều kiện thuận lợi của nhân dân ta trên bước đường dựng nước, nhưng cũng vì thế mà Việt Nam trở thành "miếng mồi" thèm khát của các thế lực bành trướng phương Bắc từ xa xưa và bọn đế quốc thực dân xâm lược thời cận, hiện đại. Thiên nhiên Việt Nam giàu có, tươi đẹp và hùng vĩ, nhưng cũng rất khắc nghiệt. Những điều kiện đó đã gây ra cho dân tộc ta những thử thách hiểm nguy trước thiên tai và địch họa.


Trong lịch sử, nhân dân Việt Nam liên tục phải chống ngoại xâm. Họa mất nước có khi kéo dài mấy chục, mấy trăm năm; có thời kỳ nhân dân ta phải chịu cảnh nô lệ suốt nhiều thế kỷ, có những thế kỷ nhân dân ta phải nhiều lần đứng lên đánh giặc, như thế kỷ X, nhân dân ta phải hai lần kháng chiến chống Nam Hán (931, 938) và một lần chống xâm lược Tống (981), thế kỷ XIII phải ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên (1258, 1285, 1287 - 1288), thế kỷ XVIII, phải chống quân Xiêm (1785) và quân Mãn Thanh xâm lược (1788 - 1789) và thế kỷ XX, nhân dân Việt Nam phải tiến hành kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), chống đế quốc Mỹ (1954 - 1975) và bọn bành trướng xâm lược ở hai đầu biên giới (1977 - 1979). Kẻ thù dân tộc thường là những đế chế hùng mạnh, những thế lực hiếu chiến xâm lược to lớn từng chinh phục nhiều quốc gia, có những đạo quân viễn chinh đông gấp nhiều lần quân ta, như nhà Tống, nhà Nguyên, nhà Minh và nhà Thanh, hoặc quân đội có trang bị vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đại, như thực dận Pháp và đế quốc Mỹ.


Do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện địa - chính trị - quân sự của đất nước, dân tộc Việt Nam đã phải tiến hành nhiều cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Quá nửa thời gian trong lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc, các thế hệ người Việt Nam phải dồn tâm lực, vật lực vào hoạt động quân sự để giành lại và giữ vững nền tự do, độc lập. Tiến trình lịch sử đầy gian nan, thử thách và hy sinh đó đã hun đúc tinh thần đấu tranh bất khuất, ý chí tự lực, tự cường và truyền thống đánh giặc cứu nước của người Việt Nam, của dân tộc Việt Nam. Nhân dân ta đã lập bao chiến công hiển hách, viết nên những trang lịch sử quân sự chói lọi, đã làm nên một truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm rất đáng tự hào.


Truyền thống đấu tranh đó thể hiện một tư duy quân sự đặc biệt, một trường phái quân sự đặc sắc của dân tộc Việt Nam. Trải qua các cuộc khởi nghĩa và chiến tranh chống ngoại xâm, tư duy, tư tưởng quân sự Việt Nam xuất hiện sớm và ngày càng phát triển hoàn thiện. Đó là tư tưởng quân sự của một dân tộc nhỏ đã thường xuyên chiến đấu và chiến thắng những kẻ thù lớn hơn nhiều lần về kinh tế và quân sự. Đó là hệ thống quan điểm trên lĩnh vực quân sự và những vấn đề có liên quan đến quân sự, biểu hiện mối quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, giữa chính trị và quân sự, quan điểm về xây dựng lực lượng vũ trang, căn cứ địa hậu phương, những quan điểm tư tưởng chỉ đạo quốc phòng, chiến tranh và nghệ thuật quân sự... Tư tưởng quân sự có ý nghĩa và vai trò chỉ đạo các hoạt động quân sự; là cơ sở của học thuyết quân sự và khi được giai cấp, chính đảng chấp nhận thì nó trở thành một bộ phận cấu thành đường lối quân sự, chính sách quân sự. Tư tưởng quân sự có tính giai cấp, là một bộ phận của tư tưởng giai cấp; chịu ảnh hưởng sâu sắc của những điều kiện lịch sử, địa lý, kinh tế, văn hóa của dân tộc và thời đại; đã kế thừa những tư tưởng quân sự của các thế hệ trước và cùng thời ở trong nước và thế giới.


Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam hình thành, phát triển chủ yếu từ thực tiễn cuộc đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài, bảo vệ nền độc lập và thống nhất non sông. Lịch sử tư tưởng quân sự là bộ phận quan trọng của lịch sử quân sự, là quá trình hình thành và phát triển của hệ thống những quan điểm quân sự và các vấn đề có liên quan đến quân sự. Nội dung của nó có thế là tư tưởng quân sự của một giai cấp, đảng phái, một nhà nước hoặc là tư tưởng quân sự của một lãnh tụ, danh nhân, tướng lĩnh quân sự. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự cũng là nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của những quan điểm tư tưởng quân sự của các nhà quân sự, của các giai cấp, đảng phái, của quốc gia, dân tộc, những quan điểm tư tưởng mang tính định hướng, chỉ đạo có tính chiến lược cơ bản, nhất quán về xây dựng lực lượng vũ trang, về khởi nghĩa, chiến tranh và nghệ thuật quân sự, về xây dựng nền quốc phòng bảo vệ Tổ quốc xưa nay..., nhằm bảo vệ quyền lợi cho chính giai cấp cầm quyền, bảo vệ lợi ích của nhân dân, của quốc gia, dân tộc, mà trước hết đó là nền tự do độc lập và toàn vẹn lãnh thổ đất nước. Nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng của khoa học lịch sử quân sự, với mục đích làm sáng tỏ quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng quân sự qua các thời đại, từ đó rút ra những vấn đề có tính quy luật, nhằm đóng góp cơ sở lý luận và bài học thực tiễn để xây dựng nền quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.


Từ trước đến nay ở Việt Nam, đã có một số công trình khoa học đề cập đến từng mặt, từng nội dung của một số giai đoạn cụ thể về lịch sử tư tưởng quân sự dân tộc. Tuy nhiên, vẫn chưa có một công trình nào đề cập đến toàn bộ lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam trong hơn hai mươi thế kỷ qua với tư cách là một đối tượng nghiên cứu độc lập, hoàn chỉnh; chưa có công trình nào nghiên cứu tổng thể lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam để rút ra những vấn đề có tính quy luật, những bài học lịch sử và những kiến nghị khoa học phục vụ công cuộc xây dựng nền quốc phòng hiện nay. Ngày nay, trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu đã đạt được về lịch sử quân sự, trong đó có lịch sử tư tưởng quân sự, với khả năng hợp tác nghiên cứu khoa học giữa các ngành, các cơ quan, các nhà khoa học trong và ngoài quân đội, chúng ta đã có điều kiện để nghiên cứu, biên soạn công trình lịch sử tư tưởng quận sự Việt Nam qua các thời đại, từ buổi đầu dựng nước và giữ nước cho đến thời đại Hồ Chí Minh.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #2 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:19:30 pm »

Từ yêu cầu thực tiễn có tính cấp thiết đó, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ra quyết định giao cho Viện Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ: Nghiên cứu lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam (từ thế kỷ III Tr.CN đến năm 1975), với bốn nhánh đề tài:

- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XV.

- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (1428 - 1858).

- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (1858 - 1945).

- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945 - 1975).


Qua nhiều năm nghiên cứu, một khối lượng tư liệu đồ sộ có liên quan đến lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam đã được tập hợp; hàng chục cuộc hội thảo khoa học đã được tổ chức; hệ thống biên niên những sự kiện lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến năm 1975 (gồm 8 tập) đã được thực hiện; hàng trăm chuyên đề nghiên cứu có nội dung xoay quanh các vấn đề lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam đã được hoàn thành. Đến nay, toàn bộ bốn nhánh đề tài nói trên đã được Hội đồng khoa học Bộ Quốc phòng nghiệm thu với chất lượng nội dung tốt. Từ bốn nhánh đề tài này, lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam về cơ bản được nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện, đầy đủ, khá chi tiết, qua từng thời đoạn phát triển của lịch sử dân tộc.


- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XV nghiên cứu tư tưởng quân sự Việt Nam từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đến khi kết thúc cuộc chiến tranh giải phóng chống Minh đầu thế kỷ XV (1427). Nội dung thể hiện ý thức đấu tranh quân sự trong sự nghiệp giữ nước thời Hùng Vương - An Dương Vương; bao gồm những yếu tố tạo thành ý thức dân tộc và sức mạnh giữ nước; sự xuất hiện buổi đầu tư duy, tư tưởng phòng thủ đất nước và những bài học mất nước thời An Dương Vương. Kết quả nghiên cứu nêu rõ quá trình hình thành và phát triển của tư tưởng quân sự Việt Nam bao gồm: sự xuất hiện và phát triển tư duy quân sự trong thời kỳ đấu tranh chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và ý chí độc lập tự chủ của nhân dân ta trong hơn mười thế kỷ; sự phát triển tư tưởng lý luận quân sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ và thời kỳ khởi nghĩa, chiến tranh chống quân Minh xâm lược. Đề tài nêu rõ những quan điểm, tư tưởng quân sự và giá trị của những quan điểm đó đối với ngày nay. Nổi bật trong thời kỳ này là tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách "Ngụ binh ư nông" dưới các triều Lý, Trần; tư tưởng chủ động chiến lược "Tiên phát chế nhân" của Lý Thường Kiệt trong kháng chiến chống Tống; tư tưởng coi trọng xây dựng chất lượng quân đội của Trần Quốc Tuấn: "Binh quý hồ tinh bất quý hồ đa", "Phụ tử chi binh", "Bạt dụng lương tướng"; tư tưởng nghệ thuật quân sự "Dĩ đoản chế trường", "Cử quốc nghênh địch", "Vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức", "Chúng chí thành thành" trong kháng chiến chống Mông - Nguyên; tư tưởng "Khoan thư sức dân... là thượng sách giữ nước" thời Trần; tư tưởng "Thái bình tu trí lực" của Trần Quang Khải; tư tưởng tác chiến phòng thủ thời Hồ; tư tưởng coi trọng sức dân: "Phúc chu thủy tín dân do thủy" và tư tưởng "Tâm công" của Nguyễn Trãi; tư tưởng xây dựng đất đứng chân - căn cứ địa, tư tưởng khởi nghĩa toàn dân, tư tưởng nhân nghĩa, nhân văn quân sự trong cuộc chiến tranh giải phóng của Lê Lợi và Nguyễn Trãi, V.V..


- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ đầu thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XIX (1428 - 1858) trình bày hệ thống quan điểm cơ bản của nhà nước Lê Sơ về vấn đề bảo vệ độc lập, chủ quyền biên giới, biển đảo quốc gia; nêu những quan điểm tư tưởng quân sự trong thời kỳ nội chiến phong kiên và khởi nghĩa nông dân (thế kỷ XVII - XVIII); đi sâu phân tích tư tưởng lý luận quân sự Đào Duy Từ, Nguyễn Bỉnh Khiêm; tư tưởng quân sự của Quang Trung - Nguyễn Huệ, bao gồm: tư tưởng xây dựng quân đội tinh nhuệ, xây dựng căn cứ khởi nghĩa, tư tưởng chỉ đạo chiến tranh và nghệ thuật quân sự trong kháng chiến chống Xiêm, chống Thanh và tư tưởng quốc phòng triều Tây Sơn. Nội dung nghiên cứu còn trình bày quan điểm tư tưởng của triều Nguyễn đối với vấn đề quốc phòng - quân sự, về vấn đề mở rộng và thống nhất cương vực, lãnh thổ; những quan điểm khác nhau trong nội bộ triều đình Nguyễn trước nguy cơ xâm lược của thực dân Pháp. Nổi bật trong tư tưởng quân sự giai đoạn này là tư tưởng quốc phòng thời Lê Sơ với những quan điểm tiến bộ như "Biên phòng hảo vị trù phương lược, xã tắc ưng tu kế cửu an" (biên phòng cần có phương lược tốt, đất nước nên có kế sách lâu dài) của Lê Thái Tổ, tư tưởng "quyết tâm giữ vững từng thước núi, tấc sông" của vua Lê Thánh Tông; tư tưởng chỉ đạo nghệ thuật quân sự thần tốc, táo bạo, bất ngờ, mãnh liệt và tư tưởng quyết tâm giải quyết cuộc chiến tranh bằng một trận quyết chiến chiến lược của Quang Trung - Nguyễn Huệ...


- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XX (1858 -1945) trình bày quan điểm tư tưởng quân sự của hai phái "chủ chiến" và "chủ hòa" trong nội bộ vua quan nhà Nguyễn và sự thất bại của tinh thần bạc nhược, đớn hèn của triều đình cũng như tư tưởng phòng ngự yếu kém hết sức bị động của triều Nguyễn trước cuộc tiến công xâm lược của thực dân Pháp; quan điểm quân sự của các văn thân, sĩ phu yêu nước, của những người lãnh đạo phong trào kháng Pháp cuối thế kỷ XIX; tư tưởng quân sự của những nhà yêu nước - cách mạng theo xu hướng dân chủ tư sản và sự bất lực của nó trước nhiệm vụ giải phóng dân tộc hồi đầu thế kỷ XX. Lịch sử tư tưởng quân sự giai đoạn này còn trình bày rõ tư tưởng tiến hành kháng chiến một cách bị động của triều Nguyễn, chỉ dựa vào quân đội và thành trì mà không dựa vào dân, là sự thất bại của ý thức hệ phong kiến trước những yêu cầu mới của sự nghiệp cứu nước, giải phóng dân tộc; tư tưởng cải lương, "bất bạo động" của những nhà yêu nước theo xu hướng dân chủ tư sản.

Đặc biệt, giai đoạn này trình bày đậm nét những quan điểm quân sự cơ bản đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc và những quan điểm quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ mới thành lập; nêu rõ quá trình hình thành và hoàn thiện tư tưởng quân sự Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh, hạt nhân của tư tưởng và đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, thắng lợi của tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh và đường lối quân sự của Đảng trong Cách mạng Tháng Tám vĩ đại. Tư tưởng quân sự theo xu hướng cách mạng mới do Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo đã dẫn dắt cuộc cách mạng dân tộc dân chủ ở Việt Nam, nhằm tìm ra con đường cứu nước đúng đắn của dân tộc, phù hợp với xu thế phát triển của thời đại, đó là tư tưởng "muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản", đó là đường lối đấu tranh kiên quyết và khôn khéo sử dụng các loại hình bạo lực cách mạng; kết hợp chính trị và vũ trang, lực lượng chính trị của quần chúng giữ vai trò quyết định; kết hợp nông thôn với thành thị; kết hợp các loại hình đấu tranh hợp pháp và không hợp pháp, từ thấp lên cao, từ khởi nghĩa từng phần tiến lên tổng khởi nghĩa. Đó cũng là tư tưởng quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam trong tiến trình lãnh đạo cuộc cách mạng dân tộc dân chủ, tiến tới giành chính quyền trong Cách mạng Tháng Tám 1945.


- Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ (1945-1975), nghiên cứu tư tưởng quân sự của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam qua quá trình lãnh đạo hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, với những nội dung quan trọng nổi bật như: Tư tưởng kháng chiến vì hòa bình, vì độc lập tự do và toàn vẹn lãnh thổ; tư tưởng quyết chiến, quyết thắng giặc ngoại xâm; tư tưởng phát huy sức mạnh tổng hợp, sức mạnh của khối đoàn kết dân tộc; tư tưởng tiến hành chiến tranh nhân dân, kháng chiến toàn dân, toàn diện, dựa vào sức mình là chính, đồng thời tranh thủ viện trợ quốc tế; tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương chiến tranh; vừa kháng chiến, vừa kiến quốc; tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ba thứ quân và nền quốc phòng toàn dân ở Việt Nam. Tư tưởng quân sự Việt Nam phát triển rực rỡ trong thời đại Hồ Chí Minh, là hạt nhân đường lối quân sự của Đảng, là cội nguồn chiến thắng trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Tư tưởng quân sự trong hai cuộc kháng chiến này có nội dung phong phú, cách mạng và tiến bộ - đó là hệ thống quan điểm tư tưởng về quốc phòng và quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #3 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:21:56 pm »

Bốn đề tài trên đây đã tập trung làm sáng rõ quá trình hình thành và phát triển tư tưởng quân sự Việt Nam qua các thời đại, từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XX (1975). Nội dung các đề tài đã nêu rõ diễn trình lịch sử, đúc kết được bản chất, những đặc trưng chủ yếu và quy luật hình thành, phát triển của hệ thống các quan điểm tư tưởng quân sự Việt Nam; đã phân tích giá trị thực tiễn của những quan điểm tư tưởng quân sự trong lịch sử đối với sự nghiệp xây dựng nền quốc phòng, bảo vệ Tố quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa hiện nay. Kết quả nghiên cứu đề tài chứng tỏ rằng, tư tưởng quân sự Việt Nam qua các giai đoạn lịch sử, đặc biệt là trong thời đại Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần vô giá của toàn dân và của cả dân tộc.


Dựa trên thành quả nghiên cứu của các nhánh đề tài, Tổng luận lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam đi sâu khái quát, rút ra những vấn đề chung nhất, có tính quy luật, xuyên suốt tiến trình lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam; trong đó bao gồm những quan điểm tư tưởng tiêu biểu, tiến bộ, được biểu hiện chủ yếu trên các phương diện sau đây:

1. Những giá trị truyền thống yêu nước, tư tưởng đấu tranh vì độc lập tự do, bảo vệ chủ quyền quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ;

2. Tư tưởng khởi nghĩa vũ trang;

3. Tư tưởng chiến tranh nhân dân và nghệ thuật quân sự Việt Nam;

4. Tư tưởng xây dựng căn cứ địa, hậu phương và tư tưởng quốc phòng;

5. Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang;

6. Tư tưởng đại đoàn kết toàn dân, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.


Những vấn đề trên tuy không thể bao hàm được toàn bộ lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam qua các thời đại, nhưng đó là những nội dung quan trọng, nổi bật và có tính phổ quát nhất, được trình bày khái quát theo tiến trình lịch sử, để từ đó rút ra những kết luận, những đặc điểm chủ yếu của lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam.


Từ kết quả nghiên cứu của công trình khoa học này, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam thống nhất với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật xuất bản thành bộ sách Lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam gồm 5 tập, tập I: Từ thế kỷ III Tr.CN đến thế kỷ XV, tập II: Từ năm 1428 đến năm 1858, tập III: Từ năm 1858 đến năm 1945, tập IV: Từ năm 1945 đến năm 1975, tập V: Tổng luận.


Nhân dịp kỷ niệm 70 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam quang vinh và 25 năm ngày quốc phòng toàn dân, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã nỗ lực cao độ để hoàn thành việc nghiên cứu, biên soạn, biên tập - xuất bản bộ sách quý này. Để đáp ứng yêu cầu của bạn đọc, chúng tôi xuất bản bộ sách lần thứ hai.


Mặc dù chúng tôi đã rất cố gắng nhưng bộ sách khó tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót nhất định. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật và Viện Lịch sử quân sự Việt Nam mong nhận được những góp ý, phê bình của bạn đọc.

Xin trân trọng giới thiệu bộ sách cùng bạn đọc.

Tháng 8 năm 2015
VIỆN LỊCH SỬ QUÂN SỰ VIỆT NAM
NHÀ XUẤT BẢN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA - SỰ THẬT
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #4 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:22:57 pm »

MỞ ĐẦU


Lịch sử quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ XV trải qua nhiều thời kỳ, nhiều giai đoạn phát triển với biết bao sự kiện quân sự phong phú, đa dạng. Trước hết, đó là thời kỳ đầu giữ nước, thời Hùng Vương - An Dương Vương, mở đầu bằng những hoạt động quân sự thời Hùng Vương, trong đó tiêu biểu là cuộc kháng chiến chống Tần và kết thúc với sự thất bại của An Dương Vương trong cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược (năm 179 Tr.CN). Tiếp đó là thời kỳ dân tộc ta bị Bắc thuộc và chống Bắc thuộc. Thời kỳ này kéo dài hơn mười thế kỷ, kể từ cuộc kháng chiến chống Triệu thất bại vào cuối đời An Dương Vương (năm 179 Tr.CN) cho đến khi Ngô Quyền đánh thắng giặc Nam Hán trên sông Bạch Đằng, khẳng định vững vàng nền độc lập, tự chủ của dân tộc (năm 938). Và sau cùng là thời kỳ phục hưng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ khi đất nước bước vào kỷ nguyên độc lập (thế kỷ X) đến khi cuộc khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc giành được thắng lợi đầu thế kỷ XV (năm 1427).


Trong tiến trình lịch sử nói trên, do hoàn cảnh đất nước liên tục có giặc ngoại xâm, dân tộc ta hầu như thường xuyên phải tiến hành các cuộc kháng chiến, khởi nghĩa và chiến tranh giải phóng. Từ thực tiễn xây dựng lực lượng và chiến đấu giữ nước, ông cha ta đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm để chống lại và chiến thắng quân xâm lược tàn bạo. Tư duy, tư tưởng quân sự từng bước xuất hiện và phát triển. Những giá trị vật chất và tinh thần, những kinh nghiệm xây dựng lực lượng và đấu tranh cứu nước đã tạo tiền đề cho sự hình thành và phát triển một nền tảng tư tưởng, nghệ thuật quân sự Việt Nam độc đáo.


Ở mỗi thời kỳ, mỗi giai đoạn phát triển, các hoạt động quân sự đều chứa đựng những tư duy, quan điểm, tư tưởng quân sự của ông cha, từng bước hình thành bản sắc riêng và những yếu tố truyền thống trong lĩnh vực quân sự của dân tộc. Ngay từ thời Hùng Vương dựng nước, quá trình hình thành dân tộc cũng là quá trình hình thành và nâng cao ý thức dân tộc. Ý thức dân tộc thể hiện trước hết ở ý thức bảo vệ lãnh thổ, ý thức về sự cần thiết và cốt tử phải bảo vệ các không gian sinh tồn của cộng đồng và cho toàn cộng đồng. Điều đó thể hiện rõ nét nhất trong cuộc kháng chiến chống quân Tần xâm lược. Những tư duy, tư tưởng quân sự đầu tiên hình thành, xuất hiện và phát triển qua thực tiễn hoạt động quân sự của giai đoạn này. Trên cơ sở đó, nước Âu Lạc thời An Dương Vương đã đạt đến đỉnh cao mới trên lĩnh vực xây dựng quân sự - quốc phòng. Tư duy, tư tưởng quân sự thời kỳ này thể hiện trong quá trình tổ chức quân đội, trang bị vũ khí, xây dựng Kinh đô cổ Loa và qua thực tiễn cuộc kháng chiến giữ nước. Trong lĩnh vực này, ngay từ thời bấy giờ, đã để lại những bài học, lịch sử quý giá.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #5 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:23:53 pm »

Trong hơn một nghìn năm Bắc thuộc (179 Tr.CN-938), cũng do phải sống trong cảnh nước mất, nhà tan nên nhân dân ta luôn ý thức sâu sắc về quê hương đất tổ, về làng nước của mình, từng bước xây đắp nên truyền thống kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm để giành lại nền độc lập, tự chủ. Trong thời kỳ này, biết bao cuộc khởi nghĩa dân tộc đã bùng nổ đưa đến sự thành lập những chính quyền dân tộc và thời gian độc lập dài hoặc ngắn khác nhau. Nhiều cuộc khởi nghĩa và kháng chiến tiêu biểu như khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bí, kháng chiến chống Lương của Triệu Quang Phục, các cuộc khởi nghĩa và kháng chiến dưới thời Tùy - Đường thống trị, nổi dậy giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ, hai lần kháng chiến chống Nam Hán (931, 938), V.V.. Tư tưởng quân sự thời kỳ này thể hiện ở tinh thần dân tộc, ý thức bảo vệ cộng đồng công xã, làng nước, trong quá trình xây dựng lực lượng khởi nghĩa vũ trang và chiến tranh giải phóng, trong thực tiễn lãnh đạo nhân dân vùng lên chống ách đô hộ của phong kiến phương Bắc.


Từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XV, nhân dân ta bước vào thời kỳ xây dựng quốc gia độc lập, bảo vệ và giữ vững chủ quyền dân tộc. Nhiều cuộc chiến tranh chống ngoại xâm liên tục diễn ra. Thế kỷ X - XI, dân tộc ta phải hai lần chống Tống; thế kỷ XIII, ba lần kháng chiến chống Mông - Nguyên; đầu thế kỷ XV, tiến hành cuộc kháng chiến chống Minh dưới triều Hồ và các cuộc khởi nghĩa chống ngoại xâm, tiêu biểu nhất là khởi nghĩa Lam Sơn - cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc do Lê Lợi và Nguyễn Trãi lãnh đạo. Do nhu cầu đánh giặc giữ nước, trong thời kỳ này, nhiều quan điểm, tư tưởng quân sự tiến bộ, nhiều kế sách hay giữ nước xuất hiện. Ý thức độc lập, chủ quyền và thống nhất quốc gia được thể hiện đậm nét ngay từ thế kỷ X. Tư tưởng xây dựng lực lượng vũ trang theo chính sách "ngụ binh ư nông" (gửi binh trong nông), gắn việc binh với việc nông đã xuất hiện từ thời Lý. Quốc sách "ngụ binh ư nông" của Nhà nước Đại Việt thòi Lý - Trần đã được vận dụng thành công, tạo nên một lực lượng vũ trang hợp lý, rộng khắp. Nhiều quan điểm, tư tưởng quân sự tiến bộ xuất hiện trong giai đoạn Lý - Trần, trong khởi nghĩa Lam Sơn, trong đó nổi bật là tư tưởng "thân dân", "khoan thư sức dân", dựa vào dân để xây dựng lực lượng "toàn dân vi binh", "bách tính giai binh" và tiến hành chiến tranh chống ngoại xâm, thực hiện "cử quốc nghênh địch" (cả nước đánh giặc). Lý luận và tư tưởng quân sự "dĩ đoản chế trường", lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch nhiều, lấy yếu chống mạnh đã xuất hiện và được vận dụng thành công trong các cuộc chiến tranh bảo vệ và giải phóng Tổ quốc. Tư tưởng chủ động, khéo léo, mềm dẻo trong quan hệ đối ngoại quân sự đã phát huy tác dụng trong quá trình điểu hành chiến tranh, nhất là vào giai đoạn kết thúc cuộc chiến, với mục đích giữ vững hòa hiếu, duy trì hòa bình, xây dựng đất nước...


Qua các cuộc khởi nghĩa giành nền độc lập, tự chủ, qua các cuộc chiến tranh giữ nước và giải phóng dân tộc, ông cha ta đã tích lũy nhiều kinh nghiệm và từng bước đúc kết, xây dựng nên một hệ thống quan điểm, tư tưởng quân sự riêng về xây dựng quân sự - quốc phòng và chiến đấu chống ngoại xâm. Những kế sách giữ nước sáng tạo, phù hợp với hoàn cảnh một đất nước không rộng, dân không nhiều và quân đội thường trực không đông mà phải thường xuyên chống lại những kẻ thù xâm lược lớn mạnh hơn gấp nhiều lần.


Trải qua các triều đại, lý luận, tư tưởng quân sự Việt Nam ngày càng được tích lũy và phát triển thành một trường phái quân sự mang bản sắc riêng, nhất là trong kỷ nguyên Đại Việt, với những nội dung tư tưởng, nghệ thuật quân sự xuất sắc, tạo nên những chiến công hào hùng chống Tống, chống Mông - Nguyên và chống Minh xâm lược. Những bước phát triển, những nội dung của tư duy, lý luận, tư tưởng quân sự của ông cha ta rất cần được hệ thống, nghiên cứu, nhằm tìm hiểu các quy luật phát triển và rút ra những bài học lịch sử, góp phần xây dựng lý luận và tư tưởng quân sự Việt Nam trong điều kiện mới.


Nghiên cứu tư tưởng quân sự là nghiên cứu hệ thống những quan điểm, lý luận của các cá nhân, của các giai cấp, của chính đảng về quân sự và các vấn đề liên quan đến quân sự như: quan hệ giữa chiến tranh và chính trị, chiến tranh và hòa bình, chính trị với quân sự, xây dựng lực lượng vũ trang, xây dựng quốc phòng và tiến hành chiến tranh, nghệ thuật quân sự... trong cả một quá trình hay trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Trong công trình này, chúng tôi bước đầu tìm hiểu quá trình hình thành, phát triển tư duy, tư tưởng quân sự của ông cha từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ XV. Nói cụ thể hơn là nghiên cứu sự xuất hiện và phát triển những quan điểm, tư tưởng quân sự mang tính định hướng, chỉ đạo với nội dung chiến lược cơ bản và nhất quán về xây dựng lực lượng quân sự, trong đó quân đội là nòng cốt, về khởi nghĩa và chiến tranh, xây dựng quốc phòng, bảo vệ Tổ quốc qua các giai đoạn trước thế kỷ X và các triều đại phong kiến Việt Nam sau đó (trong đó có cả những cá nhân), nhằm bảo vệ nền độc lập, tự chủ, bảo vệ quyền lợi cho các vương triều thống trị và cho cả dân tộc.


Mục đích và yêu cầu đặt ra là như vậy, nhưng đây là thời kỳ lịch sử cách ngày nay hàng nghìn năm, nguồn tư liệu lịch sử khá hiếm hoi, nhất là đối với tư duy quân sự thời Hùng Vương - An Dương Vương và thời Bắc thuộc trước thế kỷ X. Nguồn tài liệu về tư tưởng quân sự Việt Nam giai đoạn thế kỷ X - XV cũng rất hạn chế.


Mặt khác, nghiên cứu tư tưởng quân sự là một vấn đề khá mới mẻ và khó khăn đối với chúng tôi. Vì vậy, để thực hiện, hầu như các khâu đều phải tiến hành từ đầu, cả về tư liệu, lý luận và phương pháp nghiên cứu. Mặc dù vậy, nhóm nghiên cứu, biên soạn đã cố gắng khai thác, tận dụng tối đa các nguồn sử liệu, kể cả sử liệu vật thể và phi vật thể; cố gắng gạn lọc từ những truyền thuyết dân gian, những tài liệu thư tịch hiếm hoi, những công trình nghiên cứu xưa nay có liên quan để nghiên cứu, khái quát, rút ra những nội dung tư duy, quan điểm, tư tưởng quân sự của ông cha thuở trước. Chúng tôi cũng dựa vào những tư liệu tản mạn trong sử sách xưa, tài liệu Hán Nôm có liên quan và thông qua diễn biến lịch sử, nhất là lịch sử khởi nghĩa và chiến tranh từ đầu thế kỷ XV về trước để tìm hiểu những quan điểm, luận điểm tư tưởng trong từng thời điểm, từng giai đoạn lịch sử hoặc từng nhân vật tiêu biểu, từng triều đại phong kiến từ thế kỷ X - XV.


Căn cứ vào khả năng sử liệu và từ nội dung tư tưởng quân sự, chúng tôi bố cục thành bốn chương như sau:

- Chương I: Sự hình thành và phát triển tư tưởng quân sự Việt Nam thời kỳ đầu giữ nước và chống Bắc thuộc (từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ X).

- Chương II: Tư tưởng quân sự thời Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XIII).

- Chương III: Tư tưởng quân sự thời Trần (thế kỷ XIII - XIV).

- Chương IV: Tư tưởng quân sự trong chiến tranh chống Minh (đầu thế kỷ XV).


Với công trình này, chúng tôi hy vọng nêu lên một phác thảo ban đầu những nội dung về lịch sử tư tưởng quân sự Việt Nam từ thế kỷ III Tr.CN đến đầu thế kỷ XV (1427), mong góp thêm ý kiến và tư liệu để chúng ta tiếp tục nghiên cứu vấn đề được sâu sắc và toàn diện hơn.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #6 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:26:05 pm »

Chương I
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
TƯ TƯỞNG QUÂN SỰ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẦU
GIỮ NƯỚC VÀ CHỐNG BẮC THUỘC
(TỪ THẾ KỶ III TR.CN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X)


I- TÌNH HÌNH ĐẤT NƯỚC TỪ THẾ KỶ III TR.CN ĐẾN ĐẦU THẾ KỶ X (NĂM 938)
   
1. Khái quát tình hình đất nước thời Hùng Vương - An Dương Vương; cuộc kháng chiến chống Tần và Triệu Đà xâm lược
   
a) Sự hình thành Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc

Cách đây khoảng 4.000 năm, nghĩa là vào khoảng 2.000 năm Tr.CN, các bộ lạc người Việt cổ từ lưu vực sông Hồng cho đến miền Bắc Trung Bộ, đã bước vào thời đại đồng thau; họ chiếm lĩnh, khai phá những vùng ven sông biển, tập trung chủ yếu ở các con sông lớn. Họ mở rộng diện tích canh tác, trồng lúa nước nên đời sống đỡ bấp bênh và bắt đầu sống ổn định trong các điểm tụ cư là các làng xóm cổ. Trải qua quá trình lao động bền bỉ và lâu dài, người Việt cổ từng bước biến đổi vùng đồng bằng đầm lầy thành những cánh đồng màu mỡ, dựng nên nhiều làng xóm với dân cư ngày càng đông đúc.


Do những yêu cầu về thủy lợi, về tự vệ chống ngoại xâm và do việc trao đổi về kinh tế, văn hóa ngày càng gia tăng, các bộ lạc Lạc Việt sinh sống gần nhau có xu hướng tập hợp lại và thống nhất với nhau. Trong số các bộ lạc đó, bộ lạc Văn Lang cư trú trên địa bàn trải rộng hai bên bờ sông Hồng từ chân núi Ba Vì đến chân núi Tam Đảo, là hùng mạnh hơn cả. Thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã đứng ra thống nhất tất cả các bộ lạc Lạc Việt, dựng nên nước Văn Lang và tự xưng là Hùng Vương.


Về sự thành lập nước Văn Lang, sách Việt sử lược, cuốn sử xưa nhất của nước ta còn lại đến nay, chép rằng: "Đến đời Trang Vương nhà Chu (696-681 Tr.CN), ở bộ Gia Ninh có người lạ, dùng ảo thuật áp phục được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, hiệu là nước Văn Lang, phong tục thuần hậu, chất phác, chính sự dùng lối kết nút. Truyền được 18 đời đều gọi là Hùng Vương"1 (Việt sử lược, Nxb. Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1960, tr.14).


Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng ra đời là kết quả của quá trình phấn đấu bền bỉ, lâu dài của người Việt cổ, đồng thời đánh dấu một bước tiến quan trọng của lịch sử đất nước và mở ra thời đại dựng nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc Việt Nam.


Cùng thời, trên phạm vi lãnh thổ của nước Văn Lang, có nhiều bộ lạc chung sống, trong đó có bộ lạc Âu Việt (Tây Âu) cư trú tập trung ở vùng rừng núi và trung du phía Bắc, tức vùng Việt Bắc nước ta ngày nay. Người Âu Việt sống gần gũi, nhiều nơi xen kẽ và có mối quan hệ mật thiết về kinh tế, văn hóa với các bộ lạc Lạc Việt. Mối quan hệ đoàn kết đó ngày càng được thắt chặt, củng cố hơn trong cuộc chiến đấu chống quân xâm lược Tần (214-208 Tr.CN). Sau khi kháng chiến thành công, Thục Phán - thủ lĩnh của bộ lạc Âu Việt, tiến hành sáp nhập Âu Việt với Lạc Việt, lập nước Âu Lạc, tự xưng là An Dương Vương, đóng đô ở Cổ Loa.


Nước Âu Lạc ra đời là bước phát triển mới, kế tiếp và cao hơn nước Văn Lang và trên một phạm vi rộng lớn hơn của cả người Lạc Việt và Âu Việt. Mặc dù tồn tại không lâu, chỉ trong khoảng thời gian gần 30 năm (208-179 Tr.CN), nưác Âu Lạc cũng có nhiều đóng góp to lớn vào thời đại dựng nước, giữ nước đầu tiên của dân tộc ta, thời đại Hùng Vương - An Dương Vương.


Cương vực nước Văn Lang khá rộng lớn, tương ứng với vùng Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ của nước ta ngày nay và một phần phía nam tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây của Trung Quốc. Theo sách Đại Việt sử ký toàn thư, nước Văn Lang đông giáp biển Nam Hải, tây đến Ba Thục, bắc đến hồ Động Đình, nam giáp nước Hồ Tôn (tức Chiêm Thành)1 (Xem: Đại Việt sử ký toàn thư, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1993, t.I, tr.133). Khi An Dương Vương lập nước Âu Lạc vào thế kỷ III Tr.CN, về cơ bản lãnh thổ nước Âu Lạc cũng chính là lãnh thổ của nước Văn Lang từ thời các Vua Hùng.


Nước Văn Lang - Âu Lạc có lãnh thổ trải dài từ miền rừng núi, trung du xuống đồng bằng và ra đến biển cả với một địa hình đa dạng, nhiều hình lắm vẻ. Núi non, sông ngòi, thung lũng, rừng cây, cao nguyên, đầm lầy, ao hồ... xen kẽ nhau, lại có bờ biển dài, nhiều chỗ khúc khuỷu với vách đá dựng đứng, vũng sâu thăm thẳm ven bò, tạo ra địa thế rất hiểm trở, như Nguyễn Trãi từng nói: "quan hà bách nhị" (sông núi hiểm trở khiến hai người có thể chống được trăm người). Đặc điểm địa lý đó có ảnh hưởng lớn đến tư duy - tư tưởng quân sự, nhất là về nghệ thuật lợi dụng địa hình, địa thế đất nước để đánh giặc, giữ nước của tổ tiên ta.


Cư dân sinh sống trên lãnh thổ Văn Lang - Âu Lạc bấy giờ, chủ yếu là hai bộ tộc Lạc Việt và Âu Việt. Hai bộ tộc này sống xen kẽ ở nhiều nơi, nhưng người Lạc Việt cư trú chủ yếu ở đồng bằng châu thổ các con sông lớn, như sông Hồng, sông Thái Bình, sông Mã, sông Cả..., cư dân Âu Việt sống tập trung ở vùng trung du và rừng núi phía bắc của đất nước.


Cùng với sự phát triển của kinh tế, dân số nước ta thời Hùng Vương - An Dương Vương cũng đông đúc thêm. Sách Tiền Hán thư biên soạn vào khoảng cuối thế kỷ I Tr.CN cho biết, vào buổi đầu thời Bắc thuộc, trên đất nước ta có khoảng 128.183 hộ, 912.250 khẩu1 (Tiền Hán thư, Địa lý chí, quyển 28 hạ). Số liệu đó chưa hẳn là đúng với sự thật, song cho phép ước đoán số dân nước Văn Lang - Âu Lạc có khoảng trên dưới 1 triệu người.


Tình hình dân cư cùng với những đặc điểm của địa hình lãnh thổ là những yếu tố thường xuyên tác động đến tư duy, tư tưởng của người Văn Lang - Âu Lạc trong việc khai thác, phát huy sức mạnh của đất nước, của con người, để tổ chức lực lượng chống giặc, giữ nước.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #7 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:26:55 pm »

b) Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội và văn hóa thời Hùng Vương - An Dương Vương

Sự ra đời của Nhà nước Văn Lang và Âu Lạc gắn liền với sự phát triển của nền văn minh sông Hồng, đỉnh cao là văn hóa Đông Sơn.


Về chính trị: Nhà nước Văn Lang - Âu Lạc là nhà nước kiểu công xã thị tộc - bộ lạc, đứng đầu là nhà vua, theo chế độ cha truyền con nốỉ. Nhà vua đồng thời là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. Dưới vua và giúp việc cho nhà vua có các lạc hầu. Cả nước chia làm 15 bộ, đứng đầu là các lạc tướng (phụ đạo), cũng thế tập cha truyền con nối. Dưới bộ là các công xã nông thôn (làng, chạ), đứng đầu là các bồ chính (già làng). Nhà nước ra đời khi sự phân hóa giai cấp chưa thật rõ rệt, cho nên tinh thần dân chủ, ý thức cộng đồng còn nổi trội, được bảo lưu khá mạnh mẽ trong các công xã nông thôn.


Về kinh tế: Sự tiến bộ của các công cụ sản xuất đã thúc đẩy nền kinh tế ngày càng phát triển, đạt đến một trình độ khá cao. Cư dân Văn Lang - Âu Lạc biết trồng lúa nước, biết thuần dưỡng trâu, bò để làm sức kéo trong nông nghiệp dùng cày. Ngoài cây lương thực chính là lúa, họ còn biết trồng các loại cây lấy quả, củ, trồng dâu, nuôi tằm, trồng bông lấy sợi. Nghề chăn nuôi gia súc, gia cầm, đánh cá khá phát triển. Các ngành nghề thủ công, như nghề dệt, nghề gốm, nghề mộc, nghề đan lát, luyện kim (đồng, sắt)..., sản xuất đồ dùng, công cụ lao động, đồ trang sức ngày càng tinh xảo, sản phẩm nông nghiệp, thủ công nghiệp ngày càng nhiều lên, đã thúc đẩy việc giao lưu, buôn bán giữa các vùng và mở mang thêm mạng đưòng giao thông, nhất là đường thủy.


Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế gồm nhiều ngành nghề, trong đó nông nghiệp trồng lúa nước chiếm vị trí chủ đạo là cơ sở cho việc xây dựng, tăng cường tiềm lực quốc gia, chống lại các thế lực xâm lược. Mặt khác, cũng chính sự phát triển của nền kinh tế với sản lượng lúa cao, nhiều đồ đồng quý, Nhà nước Văn Lang - Ảu Lạc từ rất sớm đã trở thành mục tiêu bành trướng, xâm lược của các nước khác.


Về xã hội: Nhờ sự phát triển của sức sản xuất, nhất là việc sử dụng các công cụ bằng kim loại có năng suất lao động cao, vai trò của người đàn ông trong gia đình và xã hội ngày càng được nâng lên. Xã hội chuyển dần từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ, tuy nhiên tàn dư của mẫu hệ vẫn còn đậm nét. Các gia đình nhỏ được xác lập ngày càng phổ biến và trở thành đơn vị kinh tế, tế bào của xã hội. Công xã thị tộc từng bước tan rã và nhường chỗ cho công xã nông thôn. Mỗi công xã nông thôn gồm một số gia đình sống quây quần trong một khu vực địa lý nhất định, trong đó bên cạnh quan hệ láng giềng, quan hệ huyết thống vẫn được bảo tồn.


Xã hội Văn Lang - Âu Lạc bao gồm ba tầng lớp: quý tộc (gồm có tộc trưởng, tù trưởng bộ lạc và những người giàu có); nô lệ, chủ yếu là nô lệ gia đình; thành viên công xã nông thôn, là tầng lớp đông đảo nhất và giữ vai trò là lực lượng sản xuất chủ yếu. Xã hội bước đầu có sự phân hóa giai cấp và đấu tranh giai cấp, nhưng còn khá mờ nhạt.


Về văn hóa: Là cư dân nông nghiệp lúa nước, người Việt cổ sống quần tụ trong các cộng đồng làng xã, tạo ra một nền văn hóa có nhiều nét đặc sắc riêng. Nền văn hóa đó mang tính bản địa đậm nét, kết tinh trong đó nhiều giá trị truyền thống như: ý thức cộng đồng, gắn bó máu thịt với quê hương; chung lưng đấu cật, đoàn kết, gắn bó với nhau trong lao động và đấu tranh; tinh thần nhân ái, tôn trọng người già và phụ nữ, biết ơn và tôn thờ tổ tiên, tôn vinh những người có công với làng, với nước... Qua thực tiễn sản xuất cũng như đấu tranh xã hội, cư dân thời đó tích lũy được nhiều tri thức phong phú, đa dạng như: kỹ thuật trồng lúa nước và hoa màu, kỹ thuật luyện kim và chế tác các đồ đồng, đồ sắt, những tri thức về thiên văn, triết học nguyên thủy, về tín ngưỡng bản địa,... Những tri thức đó được thể hiện trong các hoa văn trống đồng, thạp đồng, trên đồ gốm, cũng như trong các truyện thần thoại, truyền thuyết.


Nền văn hóa sớm được hình thành từ thời Hùng Vương - An Dương Vương đã tạo cho người Việt bản lĩnh vững vàng, nên dù phải trải qua hơn một nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân ta vẫn trụ vững, không những không bị đồng hóa, mà trái lại còn tích lũy lực lượng, cuối cùng vùng lên giành lại được nền độc lập.


Về xây dựng tiềm lực quân sự: Vừa mới dựng nước thì nhân dân ta đã phải đương đầu với nhiều mối đe dọa từ bên ngoài. Truyền thuyết dân gian kể nhiều đến các cuộc chiến đấu chống nhiều loại "giặc", như "giặc Man", "giặc Mũi Đỏ", "giặc Ân"... Đặc biệt là truyền thuyết Thánh Gióng, kể về cậu bé làng Phù Đổng vụt lớn lên đánh đuổi giặc Ân, đã phản ánh và ca ngợi cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta lúc bấy giờ. Vì thế, ngay từ thời Hùng Vương, việc xây dựng tiềm lực quân sự của đất nước đã được chú trọng. Vua và các lạc hầu, lạc tướng đều có những đơn vị thân binh để bảo vệ, làm nòng cốt trong các cuộc chiến tranh, tuy nhiên số lượng đội quân ấy không nhiều. Mỗi lần có chiến tranh, Nhà nước phải dựa vào dân binh và nguồn cung cấp hậu cần của nhân dân các làng xã.


Sang thời Âu Lạc, do yêu cầu bức thiết của cuộc chiến đấu chống ngoại xâm, An Dương Vương cho xây thành Cổ Loa để phòng thủ, chế nỏ Liên Châu để chống giặc, giữ thành. Nhà nước Âu Lạc đã xây dựng được một đạo quân khá mạnh, đông tới hàng vạn người, được rèn luyện chu đáo và giỏi bắn cung tên. Điều đó cho thấy ngay từ buổi đầu dựng nước, tổ tiên ta không những sớm nhận thức được yêu cầu giữ nước mà còn tích cực chăm lo xây dựng lực lượng quân sự của đất nước để chống giặc ngoại xâm.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #8 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:29:25 pm »

c) Cuộc kháng chiến chống Tần (214-208 Tr.CN)

Cuộc chiến tranh giữ nước chống xâm lược đầu tiên diễn ra trên đất nước ta mà sử sách còn lại cho biết là cuộc kháng chiến chống Tần cuối thế kỷ III Tr.CN. Sau khi thống nhất được Trung Quốc năm 221 Tr.CN, Tần Thủy Hoàng đã sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân tiến xuống thôn tính các bộ tộc người Việt (Bách Việt) ở phía Nam sông Trường Giang. Năm 214 Tr.CN, hàng vạn quân Tần đã vượt biên giới tràn vào lãnh thổ nước Văn Lang.


Trước sức mạnh của giặc, người Việt bỏ trốn vào rừng, tôn người tài giỏi làm chủ tướng, tiến hành kháng chiến, đánh tập kích, phục kích, tiêu hao nhiều sinh lực địch. Cuộc chiến đấu của người Việt kéo dài 6, 7 năm trời (214- 208 Tr.CN), làm cho quân Tần ngày càng lâm vào tình thế khốn quẫn, tiến thoái lưỡng nan. Nhân cơ hội đó, người Việt tập hợp lực lượng, tổ chức phản công tiêu diệt giặc, giết chết tướng giặc Đồ Thư, buộc nhà Tần phải bãi binh.


Cuộc kháng chiến thắng lợi để lại nhiều kinh nghiệm quý báu về chiến tranh giữ nước của một dân tộc nhỏ chống lại kẻ thù xâm lược lớn mạnh, trong đó nổi bật là bài học về sức mạnh đoàn kết, về lối đánh du kích, về tận dụng địa hình, địa thế đất nước để chiến đấu lâu dài, cuối cùng tiến lên đánh thắng giặc ngoại xâm.


d) Cuộc kháng chiến chống Triệu Đà xâm lược (184- 179 Tr.CN)

Cuộc kháng chiến chống Tần thắng lợi chưa được bao lâu thì nguy cơ xâm lược của nhà Triệu, một thế lực phong kiến cát cứ mới trỗi dậy ở Nam Trung Quốc, lại ập tới. Triệu Đà, một viên tướng nhà Tần, lợi dụng lúc nhà Tần sụp đổ, nhà Hán mới lên, đã xưng đế, lập nước Nam Việt, đóng đô ở Phiên Ngung (Quảng Châu) và tiến hành chiến tranh mở rộng lãnh thổ xuống phía nam.


Theo sử sách, Triệu Đà đã nhiều lần đem quân xâm lược nước Âu Lạc, nhưng do Âu Lạc có lực lượng quân sự mạnh, có thành lũy kiên cố và có vũ khí tốt, đặc biệt là nỏ Liên Châu, nên các cuộc tiến công của quân Triệu đều bị thất bại. Biết không thể chinh phục được bằng vũ lực, Triệu Đà thay đổi thủ đoạn, xin giảng hòa với Âu Lạc, xin cầu hôn Công chúa Mỵ Châu, con gái của An Dương Vương, cho con trai mình là Trọng Thủy và xin cho Trọng Thủy được ở rể tại kinh đô Cổ Loa để dò xét tình hình, chia rẽ nội bộ và lung lạc tinh thần chiến đấu của triều đình Âu Lạc. Sau khi đã nắm được những bí mật về quân sự và quốc phòng của Âu Lạc, Triệu Đà bất ngờ mở cuộc tiến công, đánh chiếm Cổ Loa.


Do chủ quan mất cảnh giác, An Dương Vương đã mắc mưu Triệu Đà, để đất nước rơi vào tay giặc. Cuộc kháng chiến thất bại, để lại bài học mất nước đầu tiên trong lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc ta.


Từ đây, đất nước của các Vua Hùng, vua Thục rơi vào thảm họa hơn một nghìn năm Bắc thuộc.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
quansuvn
Moderator
*
Bài viết: 6589



WWW
« Trả lời #9 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 08:30:23 pm »

2. Nước ta thời Bắc thuộc (từ năm 179 Tr.CN đến đầu thế kỷ X)

Kể từ khi Triệu Đà chiếm được nước Âu Lạc (năm 179 Tr.CN) cho đến cuộc nổi dậy giành quyền tự chủ của Khúc Thừa Dụ (905), các triều đại phong kiến phương Bắc, từ nhà Triệu, Hán (Tây Hán và Đông Hán), Ngô, Ngụy, Tấn, Tống, Tề, Lương, Tùy, Đường, thay nhau thống trị nước ta. Chính sách đô hộ của mỗi triều đại tuy có biểu hiện khác nhau, nhưng đều nhằm mục đích biến Âu Lạc thành quận, huyện của Trung Quốc, đồng hóa dân tộc và bóc lột triệt để nhân dân ta.


Trước hết, chúng xóa bỏ chủ quyền quốc gia, xóa bỏ thể chế Nhà nước Âu Lạc, thay vào đó là bộ máy cai trị của người Hán, chia đất nước ta thành châu, quận lệ thuộc, đứng đầu là các quan thứ sử, thái thú. Càng về sau, chúng tổ chức bộ máy thống trị ở nước ta càng chặt chẽ hơn, nhất là sau khi Mã Viện đàn áp cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, như cử quan lại người Trung Quốc sang cai trị tới cấp huyện, xây thêm thành lũy và bổ sung quân đội chiếm đóng.


Đồng thời, các triều đại phong kiến phương Bắc cũng ra sức vơ vét, bóc lột nhân dân ta thậm tệ bằng mọi cách như thu cống phẩm, tô thuế và lao dịch, nhất là bắt cống nạp nhiều của quý, vật lạ phương Nam, bắt thợ thủ công giỏi đưa sang Trung Quốc. Sử sách của Trung Quốc cho biết, Sĩ Nhiếp làm Thái thú Giao Chỉ (187 - 226), hằng năm dâng cho nhà Ngô nhiều hương liệu, minh châu, lưu ly, lông trả, đồi mồi, sừng tê, ngà voi, các loại quả lạ, hàng nghìn, tấm vải cát bá loại mịn, hàng trăm ngựa,... hoặc Tôn Tư cũng là Thái thú Giao Chỉ ở thời Ngô, vốn tham lam, bạo ngược, bắt hàng nghìn thợ khéo ở nước ta sang xây dựng Kinh đô Kiến Nghiệp (Nam Kinh - Trung Quốc)1 (Tấn thư, q.57. Dẫn theo Lịch sử Việt Nam, Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, 1985, t.1, tr.242). Cùng với chính sách nô dịch về chính trị, bóc lột về kinh tế, các triều đại phong kiến phương Bắc còn thi hành chính sách đồng hóa, áp đặt mô hình bộ máy tổ chức và sinh hoạt xã hội của người Hán trên đất Việt. Chúng di dân, lập đồn điền, cho người Hán đến ở lẫn với người Việt, bắt nhân dân ta phải thay đổi phong tục, tập quán, theo pháp luật và lễ giáo phong kiến phương Bắc.


Chính sách nô dịch, bóc lột và đồng hóa của các triều đại phong kiến phương Bắc khiến nhân dân ta ngày càng cực khổ, điêu đứng trăm bề. Đất nước ta, dân tộc ta lâm vào thảm họa diệt vong, đứng trước thử thách của sự mất - còn.


Nhưng bằt chấp hơn một nghìn năm dưới ách kìm kẹp của chính quyền đô hộ, nhân dân ta vẫn duy trì được sức sống kỳ diệu, dẻo dai, vẫn không ngừng bảo tồn và củng cố cộng đồng làng xã và dựa vào làng xã để đấu tranh quyết liệt chống lại chính sách nô dịch và đồng hóa của kẻ thù. Bởi vậy, trong suốt thời kỳ Bắc thuộc, không một triều đại phong kiến Trung Quốc nào nắm được làng xã và can thiệp, làm biến đổi được cơ cấu xóm làng cổ truyền của nhân dân ta. Làng xã vẫn là bầu trời riêng của người Việt; ở đó, nhân dân ta vẫn giữ được cốt cách làm ăn và phong tục, tập quán riêng, không chỉ bảo lưu, giữ gìn những giá trị văn hóa truyền thống mà còn biết tiếp thu có chọn lọc những yếu tố văn hóa ngoại nhập phù hợp với cuộc sống của mình để phát triển sản xuất và văn hóa. Chính các làng xã này là nơi nuôi dưỡng truyền thống văn hóa Việt, nơi ấp ủ mối căm thù quân cướp nước, là nơi tích lũy lực lượng và là nơi gieo mầm dẫn đến những cuộc nổi dậy thường xuyên và liên tục của nhân dân ta chống lại chính quyền đô hộ phương Bắc.


Biên niên sự kiện quân sự nước ta cho biết, cuộc nổi dậy chống Bắc thuộc đầu tiên của nhân dân ta là cuộc khởi nghĩa Tây Vu Vương năm 111 Tr.CN. Đó là cuộc khởi nghĩa của một bộ phận nhân dân Âu Lạc do một thủ lĩnh thuộc dòng họ quý tộc Âu Lạc cũ lãnh đạo nhằm giành lại nền độc lập cho đất nước. Song, Tây Vu Vương bị viên tả tướng nhà Triệu sát hại. Cuộc khởi nghĩa thất bại, nhưng nó đã mở ra một trang sử mới trong phong trào đấu tranh chống đô hộ của nhân dân ta.


Sang đầu Công nguyên, năm 40, dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng, nhân dân Âu Lạc lại nhất tề nổi dậy chống ách đô hộ tàn bạo của nhà Đông Hán. Cuộc khởi nghĩa bùng nổ từ đất Mê Linh, sau đó nhanh chóng lan ra các huyện thuộc Giao Chỉ (Bắc Bộ) và Cửu Chân (Thanh Hóa, Nghệ - Tĩnh). Được sự ủng hộ mạnh mẽ của mọi tầng lớp nhân dân, lực lượng khởi nghĩa ngày càng lớn mạnh, giành được quyền làm chủ ở 65 huyện, thành và đánh đổ toàn bộ chính quyền đô hộ của nhà Đông Hán. Phong trào khởi nghĩa cũng lan rộng ra cả các quận Nhật Nam (Bình - Trị - Thiên, Quảng Nam) và quận Hợp Phố (thuộc Quảng Đông, Trung Quốc). Nền độc lập dân tộc lại được phục hồi sau hơn 150 năm nô lệ. Khởi nghĩa Hai Bà Trưng thắng lợi là một sự kiện tiêu biểu nhất về sức mạnh quật khởi của toàn dân trong công cuộc chống giặc ngoại xâm, giành lại độc lập, tự chủ.


Đất nước giải phóng được hơn hai năm thì nhà Đông Hán lại kéo quân sang quyết dùng vũ lực đàn áp lực lượng kháng chiến và áp đặt lại ách đô hộ tàn bạo của chúng.


Trước sự đàn áp dã man của kẻ thù, phong trào đấu tranh giải phóng của nhân dân ta từ sau khởi nghĩa Hai Bà Trưng thất bại, tuy có lắng xuống một thời gian, nhưng rồi lại trỗi dậy mạnh mẽ, nhất là ở quận Nhật Nam. Nhân dân ở đây đó liên tục nổi dậy chống chính quyền đô hộ trong các năm 100, 136, 137, như sử Trung Quốc chép: "Man Di ở ngoài cõi Tượng Lâm, quận Nhật Nam là bọn Khu Liên mấy ngàn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt thành, chùa, giết trưởng lại"1 (Hậu Hán thư, q.71, t.9a. Dẫn theo Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam: Lịch sử quân sự Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2001, t.2, tr.107). Phong trào đấu tranh chống áp bức ở Nhật Nam phát triển mạnh mẽ khiến cho bọn quan lại đô hộ rất lo lắng. Triều đình nhà Hán nhiều lần phải sai quân đi đàn áp và mãi đến năm 160 mới tạm dẹp yên phong trào ở đây.
Logged

Ai công hầu, ai khanh tướng, vòng trần ai, ai dễ biết ai
Thế Chiến Quốc, thế Xuân Thu, gặp thời thế, thế thời phải thế
Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM