Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:06:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 12032 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #130 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 01:54:58 pm »


        Nhà tắm không dùng được, ống dẫn nước đã hỏng. Nhưng bọn SS vẫn gọi năm trăm người tù đầu tiên, bắt họ cởi quần áo, dồn họ vào căn phòng trát xi-măng trước buồng tắm và nhốt họ trong đó ba ngày. Những người còn lại phải xếp hàng ngoài trời. Những con người kiệt sức vì đói và vì nhiều ngày đi đường, gục ngay xuống bùn, xuống đá và cứ thế thỉu đi. Đốm hôm ấy trời băng giá, có tuyết. Đến sáng thì khắp bãi trắng xóa. Bọn SS thử dùng roi gậy bắt những người tù đứng dậy kiểm tra, nhưng không được. Tên chỉ huy trại Su-béc ra lệnh cho các chòi canh nổ súng. Đạn lửa đổ như mưa xuống bãi trong vài phút. Tấm thảm trắng ngọ nguậy rồi biến thành mầu đen. Những người còn sống bị đưa đi «kiểm tra sức khỏe» còn một ngàn ba trăm sáu mươi bảy người nằm lại trên bãi...

        Hôm ấy Mi-sen-cô được miễn lao động vì «ốm», anh ở lại trong trại nên đã chứng kiến tấn bi kịch rùng rựn. Anh chạy vào khối, gọi An-đơ-rây :

        — Ra bãi mau lên !

        Bọn cảnh sát không cho ra tới bãi điểm danh. Nhưng từ chỗ hai người đứng có thể nhìn rõ toàn bộ tình hình.

        — Cậu hãy nhìn kỹ và nhớ lấy. Để sau này đừng quên trả thù bọn khốn kiếp.

        Tim An-đơ-rây se lại. Bọn phát-xít bắt anh em tù cởi quần áo và xếp hàng trước nhà tắm. Không thể nào có những con người gầy mòn hơn thế được. Trong số đó, ai đã ngồi xuống mà không có người khác giúp thì không thể nào đứng dậy được nữa.

        Tên thiếu tá Hô-ven, bác sĩ trưởng của Bu- khen-van đi tới «Bắt đầu kiểm tra sức khỏe». Những người tù bắt đầu đi diễu qua trước mặt Hô- vơn thành một hàng dài. Thằng này quyết định số phận của họ. Người này được nó cho một tiếng : « Vào trại», người khác bi nó phản : « lò thiêu xác».

        Những người bị đem đi tiêu diệt phải xếp hàng dọc. Có lệnh « Đi ! », thế là những bộ xương lê bước trên con đường cuối cùng của họ, năm người một hàng. Họ đỡ tay nhau để đi cho khỏi ngã. Họ đi rất chậm, trần truồng. Họ tự đi lấy, không có lính áp giải, tới sàn lò thiêu xác.

        An-đơ-rây nhìn vào mặt họ với cả một niềm phẫn uất. Chẳng nhẽ họ không biết họ đang đi đâu hay sao ? Những khuôn mặt xám ngoét ấy không biểu lộ một tình cảm gì. Toàn một vẻ thẫn thờ đờ dẫn. Những cặp mắt mở trừng trừng đều trống rỗng. Hôm qua họ đã đi như thế trên đường, hôm nay họ vẫn như thế khi đi vào lò thiêu xác...

        Bỗng nhiên trong đoàn thây sống đi thờ thẫn, An-đơ-rây nhìn thấy một người khóc. Anh ta không thể tự đi lấy, phải bám vào tay những người bạn, để cùng với họ lê chân vào lò thiêu xác. Thật là rùng rợn khi nhìn hai con mắt có những giọt nước mắt chảy ròng ròng. An-đơ-rây không nhịn được nữa. Anh sắp sửa chạy bổ tới đoàn người. Anh muốn cứu người đang khóc.

        Mi-sen-cô phài vất vẫ lắm mới giữ được chàng võ sĩ.

        — Cậu muốn vào lò thiêu xác à ?

        — Hắn còn sống. Cậu không nhìn thấy hay sao ? Hắn còn khóc !

        — Không cứu được họ nữa rồi. Vào đến sân xác thì không ai trở về đâu. Chúng mình chạy đi, bọn cảnh sảt đã đi về phía này đấy.

        Những đoàn tù trần truồng lê chân đến lò thiêu xác, nhưng sau đó hai con mắt khóc âm thầm cứ ám ảnh An-đơ-rây mãi. Hầu như đêm nào anh cũng nằm mê thấy hai con mắt ấy.

        Nước Đức lại có một đợt «tổng động binh» mới. Vì thiếu bia thịt, bè lũ quốc xã bắt buộc phải gọi vào quân đội tất cả những người nam giới tạm cầm nổi cây súng, kể từ tuổi mười lăm. Lệnh «tổng động binh» cũng không bỏ qua trại tập trung. Trong mấy ngày đău tháng ba, theo lệnh tên tư lệnh Bu-khen-van, mấy ngàn tên tù hình sự Đức phải ra bãi tập họp. Phần lớn trong số đó đã phạm những tội phải kết án tù chung thân.

        Pi-xte đích thân phát biểu một lời kêu gọi dài trước mặt những thằng xanh đã từng làm chỗ dựa và tay sai cho bọn SS. Bọn xanh có thái độ khá thờ ơ trước những lời kêu gọi phát-xít, những lời nói về lòng trung thành với quốc trưởng, yêu nước Đức vĩ đại và những lời huênh hoang về sức mạnh vô địch của chúng tộc A-ri-ăng cao quí nhát. Nhưng chúng lại sung sướng tiếp nhận mệnh lệnh do tên tổng ủy Him-le ký, cho biết chúng nó là những con người thuần chúng A-ri-ăng, được khoan hồng tha thứ tất cả những tội lỗi trước đối với nước Đức và nhân danh quốc trưởng vĩ đại và vô dịch, chúng được ban quyền tự do.

        Mấy chiếc trống định âm được khua lên, những cái trống đại hòa theo ầm ầm. Dàn nhạc hỗn hợp gồm loàn anh em tù thổi một bản hành khúc phát-xít.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #131 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 01:55:47 pm »


        Bọn xanh vừa kịp biểu lộ lòng biết ơn của chúng, vừa hưởng một chút cái thú tự do, thì một mệnh lệnh khác lại ập ngay xuống đầu chúng nó. Tên chỉ huy trại Su-béc long trọng tuyên đọc công văn tiếp theo. Văn bản ấy công bố rằng những kẻ tội phạm cũ được phóng thích khỏi trại tập trung và trả quyền công dân, sẽ gia nhập hàng ngũ quân đội Hit-le theo các chương của lệnh tổng động binh.

        Tên tư lệnh chúc mừng bọn tù cũ được tham gia quân dội bách chiến bách thắng. Nhưng những người « được gọi làm quân dịch » không tỏ ra phấn khởi lắm. Tên nhạc trưởng đã cứu vãn tình thế bế tắc. Hắn vung cái que đánh nhịp, dàn nhạc cử bài « Nước Đức, nước Đức trên hết », tiếp theo là một bài hát.

        Những tên mới rồi còn là đồng lõa và tay chân gần gũi nhất của bọn SS được đứng cùng hàng với chủ. Những tên lính mới toanh lập tức được thay quần áo. Bọn cảnh sát trại, cai, giám thi, đội trưởng và cả những tên cướp không có chức vụ gì miễn cường cởi bỏ bộ quần áo vằn mà chúng mặc đã quen. Chúng cau có mặc quần áo lính vào người. Diều duy nliất làm chúng sung sướng là vũ khí. Ai khác không nói, chứ chúng nó thì biết rất rõ cách sử dụng và biết dùng vũ khí vào việc gì !

        Hôm sau, những tiểu đoàn mới được tiễn đưa ra mặt trận.

        Lúc điểm danh ngay trước khi lính lên các toa xe bọn phát-xít mới phát hiện thấy thiếu tên bình nhất Ô-lét, cựu trưởng trại Bu-khen-van và mấy tên hung đồ Tơ-rum và Ác-ôn đen. Máy thằng cướp đã bỏ trốn, mang theo vũ khí.

        Sau khi bọn xanh được phóng thích và bị động viên vào quân đội, trong trại chỉ còn lại những người không thể tin cậy được : tù chính trị, tù binh, du kích, và những người đã tham gia các phong trào kháng chiến. Họ không được ân xá. Một số phận đáng sợ đang chờ đợi họ : họ sẽ bị tiêu diệt. Điều đó thì không có ai nghi ngờ. Anh em tù chính trị làm việc ở văn phòng và có liên bệ với ban chính trị được biết về một mật lệnh đánh bằng mật mã do tên Him-le ký. Trong đó viết rằng « khi nhận được lệnh này, tư lệnh trại tập trung Bu-khen-van, đại tá Pi-xte, phải lập tức bắt đầu chuẩn bị thanh toán trại tập trung. Tiêu diệt những tên tù còn sống, đốt hết các khối nhà. Để thực hiện việc này, những phi đoàn mảy bay ném bom hạng nhẹ, những xe tăng mang súng phun lửa và một trung đội bộc phá được trao cho các đơn vị thuộc sư đoàn « Đầu lâu » sử dụng...»

        Lệnh của Him-le làm anh em hoạt động bí mật bàng hoàng : trên thực tế, những người tù còn sống sót trong trại tập trung, sáu vạn con người đã bị tuyên án tử hình ! Bản án đẫm máu đã ký ! Nhưng anh em tù vẫn còn ngây thơ tin lời tuyên bố long trọng của tên tư lệnh Bu-khen-van, nói rằng « nếu trong trại giữ được trật tự và kỷ luật, nó sẽ chính thức chuyền giao toàn bộ số tù cho bộ tư lệnh quân đội đồng minh đang tiến tới, không đổ máu, không đàn áp, và sau đó những người tù sẽ tự quyết định lấy số phận của mình !».

        Dưới sự lãnh đạo của trung tá Xmiếc-nốp, ban tham mưu tổ chức quân sự chính trị bí mật của anh em người Nga cấp tốc thảo những phương án khởi nghĩa vũ trang đại qui mô trong trường họp bọn SS bắt tay vào việc thực hiên mệnh lệnh khủng khiếp của tên Him-le. Các chuyên gia quân sự vùi đầu vào những tấm bản đồ vẽ lấy và những tài liệu trinh sát thu lượm được đề giải quyết một vấn đề vô cùng rắc rối. Trong trại có khoảng sáu vạn con người, phần lớn đã yếu đuối, kiệt sức đến mức độ cao nhất. Các phân đội chiến đấu của quân đội bí mật lại không có đầy đủ vũ khí, cũng không có lương thực dự trữ để duy trì việc phòng thủ trong thời gian dài. Tình hình còn gay go thêm ở một điểm là trung tâm bí mật chưa nắm được kế hoạch của bọn SS. Không ai có thể đoán mò, không ai có thể quyết định thay kẻ địch. Các đồng chí hoạt động bí mật được biết về bản mật lệnh, biết rằng Bu-khen-van sẽ bị tiêu diệt. Anh em biết rằng bọn phát-xít đang làm những việc chuẩn bị thực hiện mệnh lệnh kinh tởm ấy nhưng trung tâm bí mật chưa biết điều chủ chốt : lệnh này sẽ được thực hiện như thế nào, bằng những phương tiện gì. Ngay những anh em trinh sát táo bạo nhất cũng không thể nhòm vào trong tủ sắt của tên tư lệnh, không thể lọt vào ban tham mưu trong khu vực quân sự SS của sư đoàn « Đầu làu» : ban tham mưu SS và phòng làm việc của tên tư lệnh có một dội bảo vệ vũ trang rất mạnh. Vì thế các chuyên gia quan sự của tổ chức bí mật đau đầu suy nghĩ về vấn đề : bè lũ quốc xã sẽ thực hiện kế hoạch ăn thịt người này như thế nào ? Có thể chúng nó sẽ hành quyết toàn bộ, hành quyết đại qui mô ! Có thể chúng nó trù tính tiêu diệt mọi người từ trên trời, bằng một cuộc tập kích không quân rồi sau một trận ném bom ồ ạt, sẽ dùng súng máy giết nốt những người sống sót? Cũng có thể kế hoạch của chúng nó là chỉ dùng một đòn mà làm xong tất cả : cho máy bay ném bom hơi độc quân sự xuống trại tập trung rồi liền sau đó, dùng súng phun lửa thiêu cháy hết thảy ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #132 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:35:44 am »


        Ngày hai mười sáu tháng ba, trong một phòng của khối bí mật dùng cho khoa bệnh lý, sẽ tổ chức cuộc họp bất thường của trung tâm chống phát-xít quốc tế bí mật.

        Các cửa sổ của khối bệnh lý trông ra bãi chính, vì thế các đồng chí hoạt động bí mật có thể kiểm soát tất cả nhưng người vào trại tập trung qua cổng chính. Nếu có gì nguy hiểm, những ngừừi quan sát sẽ ra mật hiệu, và trong khi bọn SS đi qua bãi, những người chống phát-xít có thể yên ổn ra theo phía khác.

        Trước khi đi họp, Xi-ma-cốp triệu tập các đồng chí lãnh đạo tổ chức quân sự chính trị Nga.

        — Ban tham mưu quân đội bí mật thấy cần phải hành động ngay tức khắc, không để cho bọn SS có điều kiện chuẩn bị tiêu diệt trại tập trung, —  Xi-ma-cốp trình bày. — Hôm qua thì còn sớm, nhưng một hai tuần nữa sẽ quá muộn. Số phận của sáu vạn con người được quyết định ở một điểm : ai nhanh hơn ai, chúng ta hay bọn SS.

        Trưởng ban chính trị của quân đội bí mật cho biết về kết quả công tác giáo dục chính tri của các chính ủy :

        — Chúng ta đã sẵn sàng chiến đấu bất cử giây phút nào. Ai cũng khát khao chiến đấu.

        Mọi người nhất trí tán thành ý kiến của các chuyên gia quân sự. Chờ giờ phút bè lũ Hít-le bắt đầu thực hiện âm mưu tiêu diệt trại tập trung thì thật là mạo hiểm ! Cần phải cầm lấy vũ khí, tự mình mở đường ra với tự do !

        Vài phút sau, Xi-ma-cốp và Xchê-pan bước, vào khối bệnh lý. Căn phòng tranh tối tranh sáng có hai lối ra vào. Những người lãnh đạo các tổ chức bí mật của mười tám dân tộc hội họp trong đó.

        Người phát biểu đầu tiên là Xi-ma-cốp. Nhân danh tổ chức quân sự chính trị Nga, đồng chí nêu vấn đề tức khắc hành động vũ trang.

        Kiến nghị của các đồng chí người Nga được người lãnh đạo các nhà yêu nước Tiệp khắc là In- né-man ủng hộ :

        — Chúng tôi cho rằng anh em người Nga đã đánh giá tình hình một cách tỉnh táo. Chúng tôi tán thành kiến nghị hành động vũ trang. Đã đến lúc phải hành động rồi.

        Ròi đồng chí nói ngay với Xi-ma-cốp :

        — Từ hôm nay, lữ đoàn những người yêu nước Tiệp-khắc, gồm hai mươi ba chi đội chiến đấu, dưới quyền chỉ huy của thiếu tá quân đội Tiệp-khắc Vôi-tếch Gan-dan, cùng với toàn bộ vũ khí, kho tàng và lương thực dự trữ sẽ thuộc quyền điều động của quân đội bí mật Nga và sẵn sàng chấp hành mọi mệnh lệnh.

        Không khí trong khối lặng đi. Nhiều đoàn viên các nhóm dàn tộc ngạc nhiên đưa mắt nhìn nhau : người Tiệp-khắc thật quá vội vã.

        Pôn Mác-xen cũng nhiệt liệt ủng hộ chủ trương vũ trang khởi nghĩa ngay lập tức. Anh là đại biểu của các nhà yêu nước Pháp. Người chỉ huy các chi đội Pháp là đại tá Phơ-rê-đế-rích Ma-nét kiên quyết tuyên bố :

        — Không còn chờ gì nữa.

        Ru-đi Xu-nếch, một người cao lớn, đầu to, lãnh đạo tổ chức Nam-tư, phát biểu chống lại chủ trương khởi nghĩa:

        — Hành động vũ trang thì quá sớm, — anh ta cố thuyết phục.

        — Chủng ta hãy xem vị trí của Bu-khen-van trên bản đồ. Đây là hai thành phố Vây-ma và Éc- phuốc. Sau khi vượt sông Ranh và xuyên thủng tuyến phòng ngự của bọn phát-xít, quân đội đồng minh đã tiến nhanh về phia Éc-phuốc. Như chúng tôi được biết, quân đội đồng minh đang tiến nhanh hơn, và có lẽ sẽ tới Bu-khen-van trước nhất, sớm hơn quân đội Liên Xô. Quân đội Liên Xô đang đương đầu với những trận chiến đấu gay go. Như vậy có nghĩa là phía ấy có một lực lượng phát-xít lớn. Mặt trận phía Tây và Mặt trận phía Đồng còn cách xa chúng ta. Trong những ngày nguy kịch như thế này, chúng ta không thể quyết định sinh mạng của hàng vạn anh em tù một cách liều lĩnh. Hành động hấp tấp có thể gây ra tai họa !

        Trong thành phần của trung tâm chống phát- xít có đại biểu của những chính đảng khác nhau. Những người xã hội dân chủ Đức họp thành một nhóm chặt chẽ rất đông. Họ là những người bạn của Cao-xki và Su-ma-khe, những con người mà thái độ không kiên quyết đã cho phép Hít-le cướp được chính quyền. Trong trại tập trung, họ vẫn theo đuổi chính sách hèn nhát của họ. Họ phản đối các phương pháp cách mạng, sợ đấu tranh công khai.

        Ý kiến không thống nhất. Một cuộc tranh luận sôi nổi nổ ra. Nhiều lần Xchê-pan định đứng lên tranh cãi, nhưng Xi-ma-cốp luôn luôn ghìm anh lại:

        — Xchê-pan, bình tĩnh.

        — Chẳng nhẽ họ không hiểu hay sao ? Hay là họ chưa bao giờ cầm vũ khí trong tay, chưa bao giờ chiến đấu? Mọi mặt đã rõ như một với một là hai rồi !

        — Xchê-pan, binh tĩnh nào.

        Sau một cuộc thảo luận kéo dài, người lãnh đạo trung tâm là Van-le Bác-ten đề nghị biểu quyết về vấn đề lập tức khởi nghĩa vũ trang. Trung tâm quyết định theo đa số : hành động thì còn sớm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #133 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:37:48 am »


XLI

        Một đoàn tàu niêm phóng bằng kẹp chì chạy đến Bu-khen-van, có một toán bảo vệ mạnh áp giải. Lúc mở cửa các toa xe, ngay bọn SS cung hoảng lên : trên tất cả chín toa, toàn là những xác chết.

        Chỉ buy trại Su-béc được gọi đến. Nó rút khăn tay bịt mũi, ngó vào một toa, rồi quát một tên hạ sĩ quan của đại đội áp giải:

        — Chở đến đây làm gì hử? Lúc trên đường, chúng mày không đổ xuống được hay sao ? Không có những của bỏ đi của chúng mày, ở đây cũng đủ nhiều xác chết rồi.

        Thằng hạ sĩ quan đứng cứng người trước tên sĩ quan cấp trên. Như đề nhận lỗi, nó hấp háy hai hàng lông mi ngắn trắng phếch. Nhưng chính nó cũng không biết rằng các toa chở toàn xác chết.

        Su-béc đi dọc theo đoàn tầu ròi bỏ đi chỗ khác. Vài phút sau, các loa phóng thanh truyền lệnh của nó : tất cả những người tù làm việc trong khu vực của trại phải ra ngay cổng.

        An-đơ-rây cất bàn chải cọ sàn và cái thùng vào kho rồi vừa chùi tay vừa đi ra chỗ gọi.

        Ở cổng chính tên sĩ quan ss trực nhật trao cho mỗi người tù một chiếc xe hai bánh và bảo họ ra bốc dỡ đoàn tầu. Các xác chết được chở vào sàn lò thiêu xác.

        Khi xác một người bất hạnh được đưa từ trên toa xe xuống xe đẩy, một tờ giấy trong túi áo người ấy rơi ra. An-đơ-ráv nhặt lên, mở ra xem:

        « Chúng tôi bị di tản từ O-xven-xim, chúng nó hứa « cứu chúng tôi khỏi nạn dịch đỏ » đang lan tới Cơ-ra-nốp. Nhưng mười hai ngày nay, chúng nó không cho chúng tôi ăn... Thượng đế nhin thấy những sự khổ cực của chúng tôi!» Tờ giấy chỉ viết được đến đấy...

        An-đơ-rồy giấu tờ giấy vào túi, anh nghĩ thầm ; « Mình sẽ đưa cho Lép-sen-cốp, trung tâm đang thu thập tài liệu về các hành động dã man của chúng nó. Lũ khốn kiếp sẽ phải thanh toán với chúng ta đầy đủ !».

        An-đơ-rây vừa định leo lên toa xe lần nữa thì có người gọi. Anh quay lại, nhìn thấy Hen-mút Ti-man. Ti-man giơ tay ra hiệu. An-đơ-rây vội chạy tới.

        — Cậu phải giúp minh mới được, — Ti-man nói. — Đẩy cái xe lại đây !

        An-đơ-rây đưa mắt nhìn bọn bảo vệ rồi vội vàng đẩy cái xe tới.

        — Chờ đây nhé, —Ti-man nói gọn lỏn rồi lẩn vào sau cửa toa xe của bọn bảo vệ.

        Trên đó không có ai. Sau chặng đường, bọn áp giải mệt mỏi đã tản vào khu SS để bán và trao đổi những thứ cướp được.

        Ti-man ngó trong toa xe ra, nhìn quanh rồi nhảy xuống. An-đơ-rây thấy đồng chí ôm một khẩu trung liên. Anh bèn cúi xuống chiếc xe, nâng một cái xác lên :

        — Đồng chí giấu vào đày.

        Giấu xong khẩu trung liên dưới những xác chết, Ti-man leo lên toa xe lần nữa rồi quay ra với hai cái hộp nặng Những cái hộp như thế quen thuộc với An-dư-rây. «Có cả đạn nữa rồi ! » — An-đơ-rây sung sướng nghĩ thầm.

        Anh vội lòng dây vào vai, kéo nhanh cái xe đi, gần như không cảm thấy nặng gì cả.

        Ti-man đẩy phía sau giúp An-đơ-rây, đồng chí vừa đầy vừa ra sức quát to :

        — Mau lên ! Nhanh ! Nhanh !

        Nhìn thấy những tên SS ở gần đấy, bác sĩ trưởng ban phẫu thuật càng chửi dữ.

        Hai người qua cổng, vượt được vòng kiểm soát thứ nhất một cách an toàn. Tát cả các xác chết đều phải chở đến sân lò thiêu xác. Ti-man khẽ nói:

        — Rẽ sang bệnh viện.

        « Chỉ cần đừng chạm trán với bọn SS », — An- đơ-rây nghĩ thầm. Nhưng hai người chưa kịp đi xa cái cỗng thì có một đám chỉ huy khối ở trong một góc đi ra.

        — Chở đi đâu, con lợn Nga ? Không nhở lò thiêu xác ở đâu à ?

        Ti-man tái mặt, nhưng trả lời rất bình tĩnh :

        — Đây không phải là những xác chết, thưa ngài chỉ huy khối, vẫn còn thở đấy ! Thiếu tá Hô- vơn ra lệnh đưa tới bệnh viện.

        Tên của Hô-vơn đã có tác dụng.

        — Quỉ quái gì mà chậm dề dề thế, — tên SS đổi giọng, — có nhanh lên không ?

        Các đồng chí hoạt động bí mật vui mừng vô hạn khi nhìn thấy khẩu trung liên. Xchê-pan là người sung sướng nhất.

        Đến cuối tháng ba, quân đội tấn côngtrên Mặt trận phía Tây bị chặn lại ở sát Éc-phuốc, một thành phố cách Bu-khen-van hai mươi ki-lô-mét. Bộ chỉ huy đồng minh rất ngạc nhiên : cho đến nay, quân Đức sợ bị người Nga bắt làm tù binh, đã đầu hàng quân đội đồng minh từng nhóm lớn, nhưng bây giờ chúng lại ồ ạt hành quân cấp tốc, xông tới chặn quân Mỹ với đầy đủ trang bị chiếu đấu. Nhiều thành phố và cứ điểm phòng ngự đã tung những khăn trải giường trắng, đầu hàng không chiến đấu. Nhưng ở đây lại xảy ra một chuyện gì không ổn ! Bè lũ quốc xã đón các đoàn quân Mỹ bằng những làn hỏa lực giết người.

        Quân Mỹ đã nhiều lân ném bom ác liệt và pháo kích dọn đường nhưng tất cả các đợt tấn công đều không đem lại hiệu quả. Bè lũ quốc xã ngoan cố chống cự.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #134 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:38:47 am »


        Bộ chỉ huy quân đội Mỹ biết rằng gần đấy có trại tập trung lớn nhất của bọn phát-xít là Bu-khen- van, một trại chết chóc có khoảng mười vạn người tù đang chịu đau khổ. Họ cũng biết rằng phần lớn những người bị giam cầm là những người chống phát-xít và đảng viên cộng sản. Các tướng Mỹ dĩ nhiên đoán được rằng bè lũ Hít-le âm mưu tiêu diệt hết những người tù và xóa sạch dấu vết các tội ác đê hèn của chúng. Chính vì thế bọn quốc xã cố chặn đường tiến vào Éc-phuốc một cách ngoan cố như vậy, vì Éc-phuốc mà mất thì quân Mỹ sẽ đến được Bu-khen-van. Tuy biết rõ tất cả những điều đó, các tướng Mỹ vẫn không áp dụng những biện pháp kiên quyết, không triển khai tiến công, không có những hành động cần thiết để cứu hàng vạn người tù mà sinh mệnh đang treo trên sợi tóc.

        Sau khi chặn đừng cuộc tiến công của quân đội Mỹ, bọn quốc xã không mất thí giờ vô ích. Chúng điên cuồng chuẩn bị thực hiện kế hoạch rùng rợn tiêu diệt Bu-khen-van.

        Bọn SS tăng số súng máy trên các chòi, bao vây trại tập trung bằng ba vòng hỏa lực với những lò cốt, những vị trí súng máy và súng phun lửa. Bên ngoài các lớp hàng rào dây thép gai có đấu dòng điện cao thế, chúng bố trí những khẫu « pan- xéc-phao-xtơ »1, cử hai trăm mét một khẩu. Giây phút nào chúng cũng sẵn sàng khai hỏa vào anh em tù. Trên mỗi chòi canh, bọn bảo vệ cũng nhận thêm những khẩu « pan-xéc-phao-xtơ » ngoài số vũ khí đã có. Dưới sự chỉ huy của tên tư lệnh trại tập trung, văn phòng Ghe-xta-pô cấp tốc thảo kế hoạch và làm rõ thêm các chi tiết của kế hoạch ăn thịt người tiêu diệt hàng vạn người tù. Lệnh của Hít-le « đốt sạch, quét sạch mọi thứ trên mặt đất» đang được thực hiện.

        Ngày nào văn phòng đế quốc ở Béc-lin cũng gọi tên tư lệnh trại tập trung qua vô tuyến điện. Trong những bức điện đánh bằng mật mã, Kan- ten-bơ-ru-ne hỏi một cách nóng nảy : « Công việc làm đến đâu rồi?».

        Kể cả bọn nhân viên, mọi người đều biết rõ cấp trên của chúng đang quan tâm đến chuyện gì.

        Bè lũ phát-xít sốt ruột. Can-ten-bơ-ru-ne yêu cầu báo cáo tỉ mỉ hàng ngày « công tác » đã làm. Nó muốn biết rõ tiến trình chuẩn bị các biện pháp, nó thúc tên tư lệnh trại tập trung thực hiện kế hoạch rùng rợn.

        Tên tư lệnh đã cố làm hết sức. Tất cả các đơn vị SS đều ở trong tình trạng sẵn sàng chiến đẩu. Mỗi phân đội đều được phố biến kế hoạch tiêu diệt, thảo ra với đầy đủ tính chất chu đáo, cầu kỳ của người Đức. Hai kim đồng hồ trên chòi gác chính của trại tập trung lần theo những giờ cuối cùng trong cuộc đời của anh em tù. Bọn sĩ quan SS vội vã rời bỏ khu sĩ quan. Chúng đã cùng gia đình chuồn thẳng vẽ các vùng trung tâm của nước Đức.

        Để thực hiện mệnh lệnh của cơ quan chỉ đạo toàn quốc các đội bảo vệ SS, tên thiếu tá Hô-vơn đa thanh toản Viện vệ sinh, đốt hồ sơ giấy tờ và tiêu hủy tất cả các «tang vật». Phòng thí nghiêm, phòng chẩn bệnh, các phòng thử nghiệm đã biến thành những kho chứa quần áo tù và đồ cũ.

        Trong khi tiêu hủy hồ sơ, tên thiếu tá không đốt nhiều tài liệu quan trọng. Cùng những của cải và châu báu cướp được, hắn đã giấu trong những chiếc va li kết quả của những cuộc thí nghiệm bí mật tiến hành nhiều năm trên cơ thể những người tù còn sống. Hắn tin rằng các bạn đồng nghiệp bên kia đại dương sẽ đánh giá cao các còng trình phân tích và tìm tòi đó.

        Trước khi rời khỏi Bu-khen-van một hôm, Hô- vơn đến gặp phơ-rao En-da. Tên thiếu tá biết rằng ả vừa phải chịu một điều bất hạnh rất lớn : chồng ả không còn nữa.

        Đông cung thái tử Van-đen, tức là tên tướng trước kia chỉ đạo đoàn kiểm tra đến Bu-khen-van, đã không tha thứ cho Cốc cái thói kiêu kỳ ngạO mạn của nó. Tên thái tử đã theo dõi tất cả các hoạt động của Các Cốc và chờ thời cơ thuận lợi để trả thù. Qua bọn trinh sát tay chân, hắn được biết rằng tên tổng thanh tra các trại tập trung trên các vùng chiếm đóng đã giấu rất nhiều vàng và châu báu cướp được, số này đáng lẽ phải gửi về ngân khố quốc gia. Bắt đầu có những cuộc xét hỏi trước tòa về tội của Cốc. Cơ quan chỉ huy toàn quốc các đội bảo vệ SS bắt buộc phải kết liễu đời Cốc. Nó bị kết án tử hình.

        Đồ đạc còn ngổn ngang trong biệt thự của tên tư lệnh cũ. Những người đầy tớ vội vã đóng gói những đồ gỗ, những bức tranh và những đồ quí trong những chiếc hòm lớn. Trên sàn gỗ ghép còn đầy những mảnh lọ cắm hoa vỡ, giấy bọc hàng, quần áo nhầu nát, có cả một đế nến bằng bạc.

        — Phơ-rao En-da đâu ? — tên thiếu tá hỏi một người đầy tớ gái.

        Ròi hắn xúc động bước qua ngương cửa căn phòng mà hắn mơ ước được vào không phải vóri tư cách một người khách.

        Phơ-rao Èn-da mặc đồ tang đen, nhưng mặt ả không có vẻ gì đau buồn. Ả đang ngồi bên một chiếc bàn nhỏ, vội vã chọn giấy má ra từng loại. Nhìn thấy Hô-vơn, ả đứng phắt dậy, hất mái lóc dầy màu hung hung ra sau gáy, rồi mỉm cười chia bàn tay ra cho tên thiếu tá.

        — Tôi sung sướng được gặp ông, ông bác sĩ thân mến !

--------------------
        1. Một loại súng bắn đạn lõm, theo nguyên lý như «ba-dô-ca» của ta (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #135 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:40:21 am »


        Tên thiếu tá đưa mắt nhìn quanh. Bên cạnh chiếc giường đôi, có một cây đèn ngủ đặt trên chiếc bàn nhỏ ở đầu giường. Hắn nhận ngay ra cái chao đèn. Trước kia, tên bác sĩ Vác-ne đã làm cái chao đèn này bằng những miếng da có xăm chàm của ba thủy thủ Nga. Trên giường còn ngổn ngang vài chiếc ví phụ nữ và găng tay, cũng là hàng sản xuất của Bu-khen-van. Những vật quen thuộc này làm cho tên thiếu tá thêm mạnh dạn. « Chúng mình phải cùng ra đi với nhau », — hắn nghĩ thầm rồi quyết tâm bước rắn rỏi đến trước mặt phơ-rao En-da. Hắn đề nghị hiến dâng cho ả trái tim của hắn.

        Mặt phơ-rao En-da trở nên nghiêm trang. Ả trầm ngâm nhìn tên thiếu tá, nhưng không nói gì.

        — Tôi có một điền trang lớn, — Hô-vơn nhìn vào mắt ả, — quân Mỹ đã đến đấy, chúng ta sẽ được an toàn...

        Phơ-rao En-da thở dài rồi cười phá lên. Hô- vơn ngạc nhiên nhìn ả.

        — Ngài thiếu tá ạ, ngài sẽ phá sản để nuôi tôi...

        Hô-vơn ra đi một mình.

        Mưa rả rích suốt đêm. Những giọt nước to nặng rơi xuống mái như gõ trống, chảy ròng ròng trên cửa kính. Mưa càng làm cho tâm trạng buồn rầu thêm nặng nè. An-đơ-rây và các bạn cùng khối của anh không ngủ. Họ ngồi bên cạnh bàn, cùng với hai người tù Iu-ri Lô-ma- kin và Va-lô-đi-a Cô- va-len-cô. Hai người bị đưa đến khối chiều qua để sáng mai chịu án tử hình.

        Lô-ma-kin là người Mát-xcơ-va, tóc hung, vai rộng, cao lớn, mắt to, lông mày và lông mi đều bị cháy. Anh cố vui. Nhưng anh em tù hầu như không hưởng ứng những câu pha trò của Lô-tna- kin.

        — Minh đã chết dâu nào. Sao các cậu cứ cau có như những anh chàng nuốt phải ruồi thế ? Mình không thích nhìn thấy những cảnh buồn rầu tang tóc đâu. Cho những trò ấy đi với quĩ dữ !

        Bạn anh, Cô-va-len-cô có những vết bỏng đỏ trên mặt. Cô-va-len-cô là con một người chế tạo vũ khí ở Tu-la. Anh nhỏ bé, yếu ớt, nom như một thiếu niên. Anh ngồi âm thầm bên cạnh, thình thoảng lại mỉm cười nhìn Lô-ma-kin. Nhưng nụ cười rất buồn.

        — Ngay trước chiến tranh, mình đã sắp sửa lấy vợ, — Lô-ma-kin nói. — Vợ chưa cưới của minh ở Mát-xcơ-va, đại lộ Lê-nin-gơ-rát. Nếu trong đám các cậu có cậu nào sống sót, thì nhớ kể cho cô ấy biết hết sự thật.

        Anh nói địa chỉ của có gái, bảo cách tìm nhà và cho biết rõ cô gái là một người như thế nào.

        — Các cậu nói với cô ấy rằng mình yêu cô ấy đến giờ phút cuối cùng và mang theo hình ảnh của cô ấy để đi đến chỗ chết.

        An-đơ-rây nhẩm đi nhẩm lại địa chỉ ấy. Anh thầm hứa với mình rằng nếu còn sống thì thế nào cũng tìm ra cô gái này để thực hiện lời đề nghị cuối cùng của người đồng chí trong tù đầy và trong đấu tranh. An-đơ-rây biết rằng Lô-ma-kin và Cô-va-len-cô bị bọn SS giải đến đây từ Mi-bao, một chi nhánh của Bu-khen-van, ở cách trại chính vài chục ki-lô-mét. Những người tù ở chi nhánh này bị bắt phải làm việc trong nhà máy quân sự của hãng «Ni-men-xơ Su-kéc Tan-xke» sản xuất máy vô tuyến điện. Ở Mi-bao, các đồng chí hoạt động bí mật đã tổ chức phá hoại đại qui mô. Anh em tù đã liều mạng làm hỏng thiết bị vô tuyến điện dùng cho vũ khí mới của Đức «V-I» và những loại xe tăng nhẹ « Li-li-pút»và «Gô-li-a». Anh em làm hỏng rất nhiều thiết bị vô tuyến dùng để điều khiến các phi đạn «V-I» và «V-2». Nhân dân Luân-đôn đáng phải lập đài kỷ niệm những người chiến sĩ Nga dũng cảm. Họ đã cứu sống bao nhiêu ngàn con người !

        Sản phẩm của nhiều tháng : 300 máy vô tuyến đã trở thành phế phàm và bị Béc-lin trả về. Bọn Ghe-xta-pô cử một đoàn điều tra đặc biệt tới nơi. Chúng có tang chứng cụ thể, anh em hoạt động bí mật không có ai mong được bè lũ quốc xã khoan hồng. Một đêm, anh em tù họp bàn, quyết định bắt kẻ địch phải trả sinh mạng mình bằng giá đắt.

        Sáng hôm sau, khi anh em tù bị giải đi làm việc trong các phân xưởng của nhà máy ngầm như thường lệ, những người hoạt động bí mật đã truyền đạt theo đường dây mệnh lệnh của trung tâm. Đến giờ ăn, khi có hiệu lệnh của đồng chi Lãnh đạo Phê- đo Xghi-ba, ba trăm chiến sĩ Nga đã xông tới những kẻ áp bức họ, trói bọn thợ cả, bảo vệ, giám thị, đổ xăng vào người chúng và các thiết bị rồi châm lửa.

        Nhiều phân xưởng cháy, cháy dữ dội ba ngày liền. Ba trăm người anh hùng chết thui trong khói lửa, họ quyết hy sinh còn hơn rơi vào nanh vuốt của bọn Ghe-xta-pô.

        Bè lũ Hít-le phải những đội cứu hỏa của các thành phố gần đấy và những đơn vị quân đội đến chữa cháy. Chúng lôi trong đống lửa ra được một số người tù Nga, trong đó có Xghi-ba, Lô-ma-kin và Gê-va-len-cô. Sau những trận tra tấn khủng khiếp, Xghỉ-ba bị chúng treo cổ, còn Lô-ma-kin và Cô-va-len-cô thì bị giải đến Bu-khen-van.

        Đêm rất khuya, Cô-tốp lần đến khối. Anh nói chuyện rất lâu với Lô-ma-kin và Cô-va-len-cô.

        — Dù thế nào chúng tôi cũng phải chết, Lô-ma- kin nói với Cô-tốp, — đồng chí cứ cho hai con dao !   

        Để mọi người nhìn thấy người Nga chết như thí nào. Cô-tốp đã thực hiện lời đề nghị của hai chiến sĩ. Anh nói thêm với Mi-sen-cô những gì không biết rồi đi ra. Chẳng mấy chốc Mi-sen-cô quay vào, lấy trong tà áo ra hai con dao găm làm lấy.

        Mắt Lô-ma-kin sáng hẳn lên. Anh khẽ đưa ngón tay lên lưỡi dao :

        — Đúng là thứ đang cần !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #136 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:41:04 am »


        An-đơ-rây ngồi bên cạnh không rời mắt khỏi Lô-ma-kin. Anh nghĩ thầm : «Nếu phải chết, minh cũng sẽ chết như Lô-ma-kin ! »

        — Thế ở đây các đồng chí sống như thế nào ? Lô-ma-kin hỏi Cô-tốp. —Tôi đến trại chính bây giờ là lần đầu.

        Cô-tốp kể về chiến công, về tinh thần dũng cảm, kiên cường của Ê-ki-mốp.

        —- Hượm đã, hượm đã, Lô-ma-kin ngắt lời Cô- tốp. — Cậu nói về Ê-ki-mốp à ? Ê-ki-mốp còn sống hay sao ?

        — Trước đây còn sống.

        — Có phải là Gơ-ri-gô-ri Ê-ki-mốp không ? — Đúng đấy. Cậu quen Ê-ki-mốp à ?

        — Không. Nhưng có nghe nói về đồng chí ấy.

        — Đúng là một người anh hùng, — Cô-tốp kết luận.

        — Còn sao nữa ! giọng Lô-ma-kin sôi nôi hẳn lên, — Đồng chí ấy đã hành động đúng như một Anh hùng Liên bang xô-viết.

        — Cậu nói đúng đấy. Với những thành tích như thẽ, Ê-ki-mốp xứng đáng được phong Anh hùng.

        — Sao lại «xứng đáng được» ? — Lò-ma-kin ngạc nhiên giương hai hàng lông mày cháy xém.— Ê-ki-mốp vốn đã là Anh hùng Liên hang xô-viết rồi.

        Anh em tù sôi nổi lên. Đây là một điều hoàn toàn mới mẻ đối với tất cả mọi người.

        An-đơ-rây ngả người về phía trước. «Chẳng nhẽ Ê-ki-mốp đã được phong Anh hùng ? Đồng chí ấy chẳng bao giờ nói đến chuyện ấy».

        Lô-ma-kin kể tất cả những điều anh được biết về Ê-ki-mốp. Mùa hè năm 1944, trước khi bị địch bắt không bao lâu, chính anh đã đọc lệnh của Hội đồng xô-viết tối cao Liên Xô tặng thưởng thượng sĩ Gơ-ri-gô-ri Ê-ki-mốp danh hiệu Anh hùng Liên ban xô-viết kèm theo Huân chương Lê-nin và huy chương «Sao vàng».

        Cô-va-len-cô từ nãy vẫn ngồi yên, anh nói thêm :

        — Tờ báo mặt trận « chiến đấu cho Tổ quốc» của chúng tôi đã viết nhiều về Ê-ki-mốp. Có cả bài thơ nữa.

        — Câu đọc bài thơ ấy đi, — Lô-ma-kin nói. —  Bài thơ này, Cô-va-len-cô thường hay đọc trong trại chúng tôi.

        Cô-va-len-cô đứng dây. Khuôn mặt non trẻ của anh trở nên nghiêm trang. Anh bắt đầu đọc to, như đang đứng trên bục biểu diễn.

                                       Khói vẫn bốc bốn bề cuồn cuộn,
                                       Cỏ héo khô dưới những loạt đại liên,
                                       Địch vẫn bắn... Và trong giờ phút ấy
                                       Anh nhớ lời căn dặn của mẹ hiền.
                                       Gạt nước mắt, bà tiễn con ra trận :
                                       « Hãy can trường trong cuộc chiến thiêng liêng !»
                                       Anh đã thề sẽ bền gan chịu đựng,
                                       Súng trong tay, giữ đất nước tổ tiên.


        Anh em tù vây chặt lấy Lô-ma-kin và Cô-va-len- cô. An-đơ-rây khao khát nuốt từng lời. Cô-va-len- tô đọc say sưa, rát có tình cảm.

                                       Sau tiếng nổ, đạn kẻ thù bắn trượt,
                                       Chính trị viên Ê-ki-mốp ngẩng đầu :
                                       Trung đội còn xa. Anh vẫy tay, đứng dậy,
                                       Rồi xung phong tới công sự của quân thù.
                                       Các chiến sĩ cũng theo anh xông tới,
                                       Vượt hàng rào dưới đạn bắn liên hồi.
                                       Họ đã chiếm được phòng tuyến chính
                                       Dù pháo binh của giặc vẫn không ngơi.
                                       Không trở ngại, không sức nào ngăn nổi
                                       Người anh hùng trong bước tiến vinh quang !


        Cô-va-len-cô đọc xong, mỉm cười ngồi xuống. Toàn khối yên lặng, chỉ nghe thấy tiếng mưa rơi đơn điệu trên mái.

        — Chẳng nhẽ các cậu không biết hay sao ? —  Lô-ma-kin hỏi.

        Cô-tốp lắc đầu.

        — Mình nghĩ rằng chính Ê-ki-mốp cũng không biết chuyện ấy. Thế cậu đọc mệnh lệnh bao giờ?

        Lô-ma-kin suy nghĩ một lát rồi trả lời dứt khoát:

        — Tháng bảy năm bốn mươi tư. Có đúng thế không, Cô-va-len-cô ?   

        — Đúng đấy, tháng bảy, — Cô-va-len-cô xác nhận.— Cũng có thông báo là danh hiệu được truy tặng.

        — Hòi ấy đồng chí ấy bị thương nặng, — Cô- tốp trầm ngâm, — rồi bị bắt làm tù binh mùa xuân năm bốn mươi tư. Như thế là chính trị viên đại đội đã không được biết về mệnh lệnh ấy...

        Sảng hôm sau có hai tên sĩ quan SS vào khối. Chúng giải Lô-ma-kin và Cô-va-len-cô đi. Anh em tù nhìn theo rất lâu. «Nếu treo cổ thì chúng nó sẽ đem đến khu xà-lim và giữ đến chiều», — An- đo-rây nghĩ thầm.

        Nhưng hai người bị đưa qua cửa khu xà-lim. Chẳng nhẽ đến chỗ bọn Ghe-xta-phô, đi hỏi cung?

        Hai người bị giải ra khỏi trại, rẽ sang phải, đi quá cái chòi ở góc. Mọi người đều biết rằng từ chỗ ấy, con đường sẽ đưa tới «căn nhà ma quái».

        — Lũ khốn kiếp, té ra chúng mày đưa đến chỗ ấy đấy ! — Lô-ma-kin cố ý quát to.

        Thằng SS đi trước đứng lại, vung mạnh nắm tay.

        — Con lợn !

        Trước mắt tất cả những người tù đang làm việc gầu đấy ỉ — Lô-ma-kin nhảy một bước tới sát tên sĩ quan.

        — Thằng phát-xít... tao cho mày !... — anh rút dao và trong nháy mắt đã đâm vào họng nó.

        Cô-va-len-cô xông đến thằng thứ hai. Thằng này kịp rút súng ngắn. Một phát súng nổ. Nhưng người chiến sĩ ở Tu-la vẫn bám chặt lấy tên đao phủ. Thằng này bắn phát nữa. Cô-va-len-cô gục xuống. Giữa lúc ấy Lô-ma-kin nhảy tới. Anh vung mạnh con dao, nhảy xổ vào nó như một con hổ. Thẳng đao phủ vội nổ súng, cả nó lẫn Lô-ma-kin đều ngã lăn xuống đất. Lô-ma-kin bị hy sinh. Thẳng SS thì đầy máu.

        Bọn bảo vệ đổ xô đến chỗ vừa diễn ra cuộc chiến đấu không cân sức. Thằng chỉ huy trại Su- béc chạy tới, khẩu súng ngắn lăm lăm trong tay. Hai người anh hùng Nga và hai tên sĩ quan nằm trước mặt nó. Một tên SS bị đâm đứt họng, còn thằng thứ hai kêu cứu, máu chảy đầm đìa.

        — Xe hơi! Bác sĩ ! Su-bẻc quát như điên.

        Những tên liên lạc chạy đến bệnh viện và nhà để xe.

        Ở bệnh viện, các bác sĩ « không làm thế nào » thu thập kịp đồ y tế và thuốc men. Còn những người tù làm việc ở nhà để xe thì « không khởi động được » máy.

        Cuối cùng, khi các bác sĩ đến nơi, một tên sĩ quan đã chết, tên kia chảy gần hết máu...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #137 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2020, 11:57:35 am »


XLIL

        Ngày mồng 4 tháng tư, sau buổi kiểm tra sáng, anh em tù ờ lại trong trại. Không một đội lao động nào được ra ngoài hàng rào dày thép gai. Mọi công việc đều đình chỉ. Những đội tuần tra SS tiến vào khu vực trại tập trung. Tình trạng chiến tranh được công bố ở Bu-khen-van.

        Sáng hôm ấy, tên đại tá ss Pi-xte, tư lệnh Bu- khen-van, tập hợp tất cả những người tù Đức, nói với họ răt làu :

        — Tôi nắm được những tin cho biết rằng bọn tù nước ngoài, nhất là tù Nga, hiện có vũ khí và đang chuẩn bị: một là giết tất cả những người Đức trong trại, hai là nổi loạn. Về phía tôi, tôi đảm bảo sinh mệnh cho các anh, nếu các anh, những người Đức, giúp tôi, một người Đức, giữ trật tự và kỷ luật trong trại.

        Tuy đã hứa «giữ trật tự», nhưng đến chiều, Pi-xte vẫn công bố mệnh lệnh :

        — Tất cả những tên Do-thái mang quần áo và vật dụng đến cổng chính để di tản !

        Toàn trại đều náo động : lệnh này có nghĩa là bắt đầu thực hiện kế hoạch tiêu diệt đại qui mô. Di tản là chết. Mỗi người tù đều biết rằng bọn phát-xít sẽ không di tản sáu vạn con người đi đâu. Hầu như chúng không còn giữ được một vùng nào. Nước Đức đang nghẹt thở giữa hai mặt trận. Quân đội Đức đã đầu hàng từng đơn vị lớn. Vậy thì bọn Hít-le có thể di tản một đám người đông như thế đi đâu ? Chỉ còn sang thế giới bên kia. Chính chúng nó đang hấp tấp làm việc đó.

        Trung tâm chống phát-xít quốc tế bí mật công bố khẩu hiệu :

        — Tất cả chống bọn ss !

        Tiếp theo có lệnh thứ hai của tên tư lệnh :

        — Sáu giờ chiều tất cả những tên Do-thái ra tập hợp trên bãi điểm danh !

        Anh em tù hoảng lên : hôm nay chúng nó bắt người Do-thái, mai đến người Nga, rồi sau nữa đến người những nước khác... Tiếng ồn ào, tiếng kêu, tiếng cầu xin, tiếng khóc, tiếng nguyền rủa vang khắp trại tập trung. Mấy tháng gần đây, có hơn hai vạn người Do-thái bị đưa từ các trại tập trung khác tới Bu-khen-van. Họ kiếm được chỗ nào thì trốn vào đó. Có người nạy những tấm gỗ sàn, có người nấp dưới giường ván trong những góc kín, có người leo lên những gian xép sát mái, có người lại vào cầu tiêu hay chui xuống ống dẫn nước. Nhiều người nằm lẫn vào những đống xác chết.

        Anh em tù thuộc nhiều dân tộc giúp những người Do-thái ẩn nấp ở những chỗ chắc chắn. Những người tích cực nhất, còn có khả năng đấu tranh bí mật thi được phát những hình tam giác đỏ có chữ « R »: người Nga.

        Anh em chống phát-xit giấu một nhóm đông các đồng chí Do-thái vào khối mười hai bỏ trống. Trong số đó có nhiều bác sĩ, cán bộ y tế.

        An-đơ-rây đến khối mười hai, tìm Xô-cô- lốp-xki.

        — Mời đồng chí đến khối chúng tôi. Ở đấy chắc chắn hơn.

        Nhưng Xô-cô-lốp-xki từ chối :

        — Cảm ơn An-đơ-rây, tôi ở lại với anh em chúng tôi.

        Kim của chiếc đồng hồ đặt trên chòi gác chính từ từ xích dần đến số 6. Những tên khối trưởng và bọn tay sai của chóng chạy đến những khối có ít hay hoàn toàn không có người hoạt động. Để cứu lấy thân, chúng dùng dùi cui đuổi những người Do-thái ra khỏi các khối và dồn họ ra bãi chính...

        Đồng chí liên lạc của trung tâm bí mật Nga chạy đến khối bốn mươi hai. Anh ta kéo Mi-sen-cô và An-đơ-rây ra một chỗ rồi chuyển cho hai người lệnh của Xmiếc-nốp: « Lập tức tập hợp các đồng chí của mình, vũ trang cho tất cả mọi người, có được cái gì thì vũ trang bằng cái nấy. Trung tâm quyết nghị: không để cho địch tiêu diệt người Do-thái. Mọi người phải sẵn sàng hành động. Có thể đêm nay sẽ hành động. Hãy chờ chỉ thị ! ».

        Lệnh của trung tâm lập tức được truyền ngay tới tất cả anh em người Nga. Họ tự vũ trang rất nhanh. Họ lấy ra những vũ khí vẫn giấu kín : những thanh sắt, dao làm lấy, kìm dẹt, gậy và đá. Không ai có súng, nhưng anh em tin chắc rằng họ sẽ kiếm được.

        Trưởng khối Bun-chon đến gặp Mi-sen-cô:

        — Các đảng viên cộng sản Đức chúng tôi muốn chiến đấu cùng với các đồng chí người Nga.

        Mi-sen-cô biết rằng mới có tổ chức quân sự chinh trị bí mật Nga ra lệnh vũ trang. Nhưng anh tin người đồng chí Đức đã cùng anh chia sẻ những nỗi khổ cực sau hàng rào dày thép gai.

        — Cám ơn đồng chí Bun-chon, — A-lếch-xây bắt tay trưởng khối.

        Mít-ten-đốp không rời An-đơ-rây. Anh tự coi mình là một chiến sĩ trong tô chức bi mật Nga.

        — Chúng ta đã  cùng sống, chúng ta sẽ cùng chết!

        Đến sáu giờ chièu, không có quá tám trăm người Do-thái tập trung ở bãi chính. Bọn SS cuống quít.

        Chúng cưỡng bức những người Do-thái ra bãi. Cũng có nhiều người tù thuộc những dân tộc khác bị « đưa kèm thêm » lấy số lượng. Họ bị bọn SS đưa ra khỏi trại.

        Cuộc di tản thế là phá sản. Lần đầu tiên trong toàn bộ lịch sử Bu-khen-van, trại tập trung không chẩp hành mệnh lệnh của tên tư lệnh. Sự thách thức đã  công khai ! Hàng vạn người tù lo lắng nhìn lên các chòi canh. Số lính trên đó đã  tăng gấp đôi.

        Trời tối rất mau. Sương mù dầy đặc phủ lên Bu-khen-van như một tấm chăn ướt. Hơi ẩm và hơi lạnh xông lên từ bên dưới. Trong các khối không ai ngủ được. Mọi người chờ những hành động dã man của bè lũ Hít-le. Nhưng khu SS vẫn không có động tĩnh gì. Những người quan sát được cử ra chỉ báo cáo một điều : các trạm gác vẫn yên tĩnh. Nhưng sự yên tĩnh này có thể chỉ là giả dổi !

        Thần kinh của anh em tù căng thẳng đến cực độ. Trung tâm bí mật ra chỉ thị : «Đừng ngủ ! Hãy chờ đợi !».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #138 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2020, 11:58:14 am »


        Quá nửa đêm thì Lô-gu-nốp tới khối. Đồng chí kiểm tra tình hình sẵn sàng chiến đấu của nhóm, khen Mi-sen-cô tổ chức chu đáo. Rồi anh gọi An- đơ-rây và bảo :

        — Cậu đem theo một anh em tin cậy được, chạy đến nhà bếp. Ở đấy đã nấu một xô xúp. Các cậu mang tới cho các bác sĩ. Chỉ cần đừng để ai đánh hơi thấy.

        An-đơ-rây dưa mắt nhìn các bạn của anh một lượt rồi gật đầu vớũ Cuốc. Bao giờ Cuốc cũng hiểu ý An-đơ-rây ngay. Nửa giờ sau, hai người đã  đem tới khối mười hai một chậu đầy xúp cải củ nóng và sáu suất bánh mì.

        Xô-cô-lôdp-xki định từ chối, nhưng An-đơ-rây cố ép :

        — Đồng chí đừng làm các đồng chí khác phiền lòng... Anh em thực tâm biếu các đồng chí đấy.

        Trên đường về, An-đơ-rây và Cuốc bỗng gặp hai tên SS. Chúng nó vừa đánh một người tù già vừa thúc người ấy đi.

        — Nhanh lên ! Nhanh lên !

        An-đơ-rây và Cuốc đứng nép vào tường. Khi hai tên tay sai của Hít-le ra tới chỗ sáng, An-đơ-rây buột miệng kêu lên ; chúng nó đang giải cụ Pen- che ! Ổng già người ô-đét-xa vừa đưa hai tay lên đầu để đỡ những ngọn roi dội xuống như mưa, vừa đi lảo đảo.

        An-đơ-rây không suy nghĩ gì cả, xông ngay tới chỗ hai lên bảo vệ.

        — Quay lại ! — Cuốc kêu lên, nhưng đã  muộn.

        An-đơ-rây chỉ nhảy hai bước đã  tới chỗ hai

        tên tay sai của Hít-le. Hai nắm tay không đeo găng nhưng nặng căm hờn của chàng võ sĩ trừng trị ngay hai thằng đao phủ. Anh đánh quị một thằng bằng một cú vào quai hàm rồi quay sang với thằng kia. Nó đưa tay xuống bao súng, nhưng không kịp rút súng ra. Nắm tay chàng võ sĩ quay một vòng, rồi trúng vào cái cằm để hở. Thằng phát-xít thứ hai đập hai hàm răng vào nhau, quị ngay xuống.

        — Ta chạy đi ! — Au-đơ-rây nắm tay cụ Pen-che.

        — Hượm đã ! — Cuốc giữ An-đơ-rây lại, —  Mình lấy súng đã .

        Ba người về khối an toàn. An-đơ-rây cho cu Pen-che cải áo của anh, còn áo của cụ thỉ anh ném vào lò. Nhưng ông già người Ồ-đét-xa không chịu mặc cải áo mang số của người khác.

        — Không, không... có thể cả cậu lẫn mình...

        — Cụ mặc vào, tôi bảo kia !

        Cụ Pen-che đành mặc cái áo của An-đơ-rây :

        — Cám ơn...

        — Cụ nằm vào chỗ của tôi đi !

        Ồng giáo già leo lên giường ván .

        Thời gian qua rất chậm. Đêm dài như vô tận. Trong trại không có một tiếng động. Những người Do-thái len lén ra khỏi chỗ ẩn nấp, trở về khối của họ, từng người hay từng nhóm. Đói khát, rét run, họ nép vào nhau, họ thèm hơi ấm, ánh sáng và sự gần gụi của con người.

        Lúc trời sắp hửng, có đồng chí liên lạc mang lệnh mới của trung tâm tới Mi-sen-cô cho phép giải tán và nằm nghĩ.

        Anh em hoạt động bí mật miễn cưỡng giải tán trở về chỗ của mình. An-đơ-rây không cởi quần áo, nằm xuống bên cạnh cu Pen-che. Anh nhắm mắt nhưng không sao ngủ được. Làm thế nào ngủ được khi bầu không khi yên lặng đầy điểm gở như thế này đang bao phủ bốn bề ?

        Trời sáng rất nhanh, một buổi sáng lạnh và nhiều sương mù, đúng là tiết trời mùa xuân. Sau lệnh ngủ dậy, các loa phóng thanh réo ầm ầm:

        — Đúng sáu giờ sáng, tất cả những tên Do- thái phải có mặt ở cổng !
        Nhưng không có ai ra cổng. Lúc kiểm tra sáng đã xảy ra một hành động nổi loạn. Người Do-thái Cuốc-Bạo-mơ, bị giam tù năm 1935, đã  xông tới tên chỉ huy khối và cướp khẩu súng ngắn của nó. Nhưng anh không kịp nổ súng. Những tên SS chạy tới đã  bắn chết anh. Trong lúc hỗn loạn, khoảng ba ngàn người Do-thái đã  chạy tán loạn khỏi bãi. Họ trốn tránh ở khắp mọi nơi.

        Anh em tù chưa kịp giải tán về các khối thì tất cả bọn chỉ huy khối cùng với những tên lính SS đã  ập vào trong trại. Đứa nào về khối đứa nấy.

        An-đơ-rây lo lắng nhìn ra hàng rào. Dọc theo hàng rào dây thép gai đã  thấy xuất hiện những nhóm của đơn vị bảo vệ, tên nào cũng mang đầy đủ vũ khí, các chòi rất nhộn nhịp. Mỗi trạm gác đều tăng thêm lính. Xa nữa, bên ngoài dây hàng rào và các chòi gác, bọn SS vội vã đặt những khẩu pháo bắn nhanh và súng cối trong những công sự được bảo vệ cẩn thận.

        Tên chỉ huy khối bốn mươi hai, một thằng Đức có tuổi, mặt choắt gọi trưởng khối :

        — Tất cả tập hợp ! Nhanh lên !

        Anh em tù thường chấp hành mệnh lệnh rất nhanh. Tảm trăm người tù xếp hàng dọc theo khối.

        Bọn SS có thái độ khiêu khích. Tên nào cũng đeo tiều liên ngang trước ngực, súng ngắn lăm lăm trong tay. Chúng điên cuồng, giờ đủ mọi trò dã man, hai nắm tay và ủng đóng cá sắt không lúc nào yên.

        Anh em tù lặng lẽ chịu đựng những sự lăng nhục và đảnh đập. Các đồng chí hoạt dộng bí mật <lửng quanh An-đơ-rây và Mi-sen-cồ thành một nhỏm chặt chẽ. Họ căm hờn nhìn bọn SS vồ giây phủt nào cũng sẵn sàng xông tới trị tội bọn đao phủ.

        Thái độ của bọn SS làm An-đơ-rây lo lắng. Anh biết rằng bọn bảo vệ đang kiếm cớ để nổ súng. Chỉ cần có người tù nào đó không nhịn được, liều lĩnh xông ra giết một tên phát-xít, thế là đạn chì và lửa sẽ giội lên toàn trại, Bè lũ Hít-le đã  chuẩn bị sẵn sàng để làm việc đó.

        « Lẽ ra phải báo trước cho anh em biết ! » —  An-đơ-rây nghĩ thầm. Như dọc được ỷ nghĩ của An-đơ-rây, Mi-sen-cô truyền đi mệnh lệnh : «Không trả lời các hành động khiêu khích. Phải chịu đựng!»

        Tên chỉ huy khối đi dọc theo đoàn người và tuyên bố :

        — Tất cả những tên Do-thái ra khỏi hàng ! Đứng riêng ra !

        Những người trong hàng bắt đầu động đậy. Trong khối có khoảng ba trăm người Do-thái mới bị đưa đến trong thời gian gần đây. Họ bắt đầu ra xếp hàng riêng một chỗ. Những người can đảm nhất vẫn đứng lại trong hàng. Anh em tù khác cố lấy lưng mình che cho họ.

        Bao nhiêu con người đang bị bắt buộc đi đến chỗ chết. Bao nhiêu lời kêu gọi giúp đỡ không nói thành tiếng, bao nhiêu con mắt nhìn xé ruột xé gan, hướng về phía phần chính của khối, về phía «những con người may mắn» được số phận «cho sống» dù chỉ thêm một ngày hôm nay !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #139 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2020, 11:58:35 am »


        An-đơ-rây dùng lưng anh che cho cụ Pen- che. Mặt ông giáo già nhợt nhạt, cụ sợ hết hồn. Giữa lức đó, một tên dân tộc chủ nghĩa người Ba- lan định đẩy cụ ra.

        — Thằng Do-thái này, mày đứng đây làm gì hử ? Đồ chó, xéo ngay !

        An-đơ-rây quay ngoắt lại nhìn nó :

        — Câm ngay, đồ đê mạt ! Tao bóp chết bây giờ !

        Thằng kia thấy chàng võ sĩ căm phẫn đến biến hẳn sắc mặt, vội lẩn ngay ra chỗ khác.

        Những người Do-thái bị đẩy ra xếp hàng ở bên cạnh. Bọn SS vây lấy họ. Tên chỉ huy khối ra lệnh cho các anh em tù khác trở về khối. Nhưng giữa lúc anh em bắt đầu đi vào cửa, nhiều người Do- thái chạy ùa theo, đi lẫn lộn với những người tù khác. Trong các hàng không còn quá một nửa.

        Tẻn chỉ huy khối vung khẩu súng ngắn, chửi rủa man rợ, ra lệnh cho những người Do-thái quay lại. Không có ai ở trong khối đi ra. Nó bèn lấy một chục anh em người Nga, trong số đó có cả An-đơ- rây và Mi-sen-cô, bắt họ canh giữ những con người sợ không còn hồn vía gì nữa. Còn nó và bọn lính thì vào trong khối bắt những người vừa bỏ chạy.

        Sau khi mấy tên kia đi rồi, những người Do- thái van xin mấy anh em canh gác để họ trốn đi. An-đơ-rây đưa mắt nhìn Mi-sen-cô cố ý hỏi. Mi- sen-cô biết rẳng An-đơ-rây không bao giờ muốn trở thành tòng phạm trong việc thực hiện tội ác. Rõ ràng là An-đơ-rây không chịu canh giữ. Nhưng một điều nữa cũng không kém phần rõ ràng : bọn SS sẽ không tha thứ cho anh về việc này, chúng nó sẽ bắn. Nếu thế anh em hoạt động hi mật của khối bốn mươi hai, khoảng hai trăm người, sẽ mất người chỉ huy. Mà mọi người đang chờ đợi hiệu lệnh khởi nghĩa có thể phát ra bất cứ giây phút nào...

        Mi-sen-cô xua tay («thôi muốn sao cũng đành »), rồi anh ra lệnh :

        — Giải tán !

        Những người Do-thái chạy tán loạn. Chỉ còn lại chừng hai chục người quả kiệt sức vì đối. Không cố người khác giúp, họ không thề đi được.

        Giữa lúc ấy, tên chỉ huy khối đẩy hai người tù quay trở ra. Nhưng bèn cạnh khối không thấy đám tù đã tập hợp, cũng chẳng thấy những người canh giữ. Chỉ còn có hai người Nga, An-đơ-rây và Mi-sen-cô, chưa kịp bỏ chạy.

        — Bọn mình nguy rồi, — Mi-sen-cô tái mặt nói.

        An-đơ-rây nghiến răng đứng lặng. Không chạy đâu được nữa. Mà lao mình đến tên đao phủ để chết trong chiến đấu thì không được. Như thế có thể tạo ra một cớ cho chúng nó đàn áp đại qui mô...

        Thằng phát-xít sùi bọt mép, đi tới sát hai người. An-đơ-rây đứng yên. Không hiểu sao tên chỉ huy khối lén nhìn quanh rồi thọc tay vào túi. Nó sẽ nổ súng bây giờ đây. Nhưng thằng phát-xít rút trong túi ra không phải là một khẩn súng ngắn, mà là... hai bao thuốc lả ! Rồi nó vội vã nhét vào tay An-đơ-rây và Mi-sen-cô. Hai người nháy mắt với nhau : bộn phát-xít sợ, chúng nó biết rằng mặt trận đã  gần lắm.

        Trong khi ấy, ở khối bên có tiếng súng ngắn nổ. Thằng chỉ huy khối chạy về phía ấy, còn An- đơ-rây và Mi-sen-cò thì trở về khối.

        Có thể thấy những cảnh tượng tự như thế diễn ra trong toàn trại. Bọn Đức bắt những người Do- thái tập hợp, họ bỏ chạy, họ lẫn trốn, bọn SS lại bắt họ, đánh họ, nhưng họ lại bỏ chạy. Vài nơi có nổ súng. Vài chục người tù bị giết. Tuy nhiên, mọi cố gắng của bọn SS nhằm chấp hành mệnh lệnh của tên tư lệnh đều không đem lại kết quả gì.

        Đến tối, đúng hơn là đến khuya, bọn phát-xít mới tập trung trên bãi được hơn ba ngàn người. Những người Do-thái bị bao vây và bị dồn tới khu vực của những xưởng vũ khí bỏ trống. Bè lũ của Hít-le cũng bắt thêm hai mươi chín người tù chinh trị tích cực hoạt động. Những người này bị giải tới sân lò thiêu xác và bị bắn chết.

        Trung tàm chống phát-xít quốc tế bí mật họp suốt đèm. Lần thứ hai, Xi-ma-cốp nêu vấn đề lập tức khởi nghĩa vũ trang. Bọn lãnh tụ xã hội dân chủ chiếm đa số lại bác bỏ kiến nghị của đồng chí. Chúng viện cớ chung quanh Bu-khen-van có một lực lượng quân đội Đức quá lởn, vì thế không thế đem sinh mệnh của năm vạn bảy nghìn con người ra mạo hiểm.

        Trong đám đảng viên xã hội dân chủ, nhiều người đã  hoảng sợ trước kiến nghị cương quyết của các đồng chí người Nga. Họ lên án Xi-ma-cốp là phiêu lưu mạo hiểm : « Người Nga các anh bao giờ cũng lièu lĩnh lao đầu lên trước ! « Đường hướng của chúng tôi và của các anh khác hẳn nhau !».

        Mọi người thấy rõ rằng nhiều lãnh tụ xã hội dân chủ không muốn đem tính mệnh của họ ra mạo hiểm. Họ không muốn đấu tranh giành tự do, họ chỉ muốn được sống sót. Trong trại có nhiều người Do-thải, đảng viên cộng sản, du kích, là những người mà bè lũ quốc xã cố tiêu diệt trước tiên. Nhưng hành quyết hàng ngàn con người không phải là chuyện đơn giản. Việc ấy đòi hỏi thời gian. Như vậy, trong khi bè lũ Hít-le đem những người cộng sản ra xử bắn, quân đội đồng minh sẽ đến Bu-khen-van...

        Trung tâm của tô chức chính trị quân sự Nga bắt buộc phải cấp tốc thảo kế hoạch hành động vũ trang riêng. Các nhà chuyên môn quân sự cho rằng cần phải hành động ngay lập tức, khi những người tù đang có đầy đủ quyết tâm và sức mạnh. Nếu không lực lượng của anh em sẽ giảm đi, còn lực lượng của địch sẽ tăng thêm, vì những đơn vị quân đội rút lui sẽ từ mặt trận kéo về.

        Tuy nhiên các lãnh tụ xã hội dân chủ, bạn của Cao-xki và Su-ma-khe, đã  động viên các phần tử tích cực của chúng đi tuần suốt đêm trong trại. Bọn xã hội dân chủ công khai tuyên bố rằng nếu những người cộng sản làm mất trật tự, chúng sẽ bắt buộc phải cầu cứu bọn SS...

        Một đêm qua trong tâm trạng lo âu.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM