Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 03:16:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 12028 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #110 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 07:19:46 am »


        Anh em tù gật đầu tán thành.

        — Phải, xem ra tình hình quân Đức gay go rồi. Đại bàng không làm bạn với loài sói ăn xác chết.

        Đến đêm, lúc An-đơ-rây chuyển cho Ca-ri-mốp thông báo của phòng thông tin và những tin mới nhất, anh khuyên bạn :

        — Cậu cẩn thận nhé...

        Ca-ri-mốp lặng thinh bắt tay chàng võ sĩ. An- đơ-rây ngờ đâu rằng anh đang được nhìn thấy Ca- ri-mốp lần cuối cùng ?

        Sáng hôm sau, ăn sáng xong, đoàn đại biểu lại đến. Anh em tù tập hợp thành hàng ngũ. Tư lệnh của trại, đại tá Pi-xte nói ngắn gọn vài lời. Rồi lão Hồi giáo chít khăn quấn thừng đọc những lời cầu nguyện.

        — A-men ! —lão vừa chấm dứt vừa đưa hai bàn tay lên vuốt mặt vuốt râu.

        — A-men ! — những người tù nói theo rời rạc..

        Một tên sĩ quan Đức giơ tay lên.

        — Mời những ai muốn gia nhập «Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan» tởi bên bàn.

        Anh em tù nín lặng. Không có người muốn đứng dưới «lá cờ mầu xanh lá cây của đấng tiên tri». Tên sĩ quan nhắc lại lời kêu gọi.

        Nhưng kìa, đã có tên tình nguyện đầu tiên dùng vai xô mọi người, ra khỏi hàng. Tiếp theo còn có bốn tên nữa. Anh em tù lo lắng: chẳng nhẽ cũng có những đứa phản bội? Ca-ri-mốp nhìn mấy tên tình nguyện, anh cố ghìm nụ cười nhạo báng : toàn những đứa ở đâu đến, những tên lộn xòng. Trong số đó có cả thằng khốn kiếp hôm qua phao tin nhảm về Bu-rôn.

        Năm thằng đi nhanh tới cái bàn, lần lượt nhận những tờ giấy in lời tuyên thệ trung thành với Hít-le. Chúng đọc to bản tuyên thệ rồi ký tên vào đấy và tới xếp hàng bên cạnh lão Hồi giáo.

        — Tiếp theo ? — tên sĩ quan Đức hỏi — Ai là người tiếp theo ?

        Cả hàng người nín thinh. Một phút qua, rồi hai phút. Tên sĩ quan sốt ruột. Nó bắt đầu gọi những người tù theo danh sách. Người đầu tiên bị gọi lên bàn là một người Tát-gích đã có tuổi. Anh ta phải nghe đọc văn bản «lời thề, rồi chúng nó giúi một chiếc bút máy vào tay anh ta.

        — Ký vào đây. Chỗ này này.

        Người tù Tát-gich thở dài, nhìn thẳng vào mặt tên sĩ quan và nói:

        — Xin lỗi, tôi không biết chữ...

        Lão Hòi giáo cau mày, nhưng trấn tĩnh được ngay. Lão mỉm nụ cười hồn hậu, đi dọc theo đoàn người đứng im như thóc rồi đứng lại bên cạnh Ca-ri-mốp.   

        — Này, chàng gi-ghít, lá cờ màu xanh lá cây của đấng tiên tri đang kêu gọi anh đấy! Anh hãy làm gương cho bầy quạ này đi !

        Ca-ri-mốp nín thinh như không có ai nói với minh. Một thằng U-dơ-bếch mặc quân phục thượng úy Đức bèn đi tới. Nó chọc ngón tay vào ngực Ca-ri-mốp.

        — Nào, người anh em đồng hương, cho thấy tinh thần dũng cảm của anh đi !

        Ca-ri-mốp nhìn tên phản bội từ chân lên đầu bằng cặp mắt đầy khinh bỉ rồi nói rất to, rất rành rọt :

        — Tôi không gia nhập quân đoàn !

        — Cái gì hử ! Đồ bôn-sê-vích khốn kiếp !

        Tên phản bội vung rộng cánh tay, đánh vào mặt Ca-ri-mốp. Một dòng máu đỏ chảy từ mũi xuổng cằm anh, tên sĩ quan Đức quay về phía bọn lính, nói gọn lớn :

        — Bắt!

        Người tù Phéc-ga-na lập tức bị bọn lính cầm tiểu liên vây quanh và bị đưa vào lò thiêu xác.

        Trong khi đó, tên U-dơ-bếch mặc quân phục thượng úy hỏi một người tù khác.

        — Còn anh, tôi mong rằng anh biết điều hơn?

        — Tôi không gia nhập quân đoàn ! — vẫn một. câu trả lời táo bạo.

        — Còn mày ? — tên phản bội quát to với một người tù khác.

        — Tôi không gia nhập quân đoàn !

        Tên sĩ quan luống cuống. Nó nhìn tên tư lệnh, nhưng tên này đã bực bội quay đi, rời khỏi bãi tập hợp.

        Âm mưu của bọn Đức đã bị đập tan một cách nhục nhã. Boàn đại biểu bất buộc phải chuồn thẳng. Năm thằng gian tế rụt đầu rụt cổ, vội vã chạy theo chủ như những con chó vừa bị ăn đòn. Anh em người U-dơ-bếch, Tát-gích, Kiếc-ghít, Ca- dắc, Tuyếc-men nhất trí bác bỏ lời đề nghị của địch.

        Nhưng niềm vui đánh thắng kẻ địch, anh em không được hưởng lâu.

        Đoàn đại biểu của « Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan » vừa đi khỏi, bọn SS đã điên cuồng xông đến chỗ những người tù. Chúng nó dùng báng súng và dùi- cui trút nỗi căm tức lên đầu những con người không có gì tự vệ. Những người tù đã bị đánh đập tàn nhẫn lại bị dồn đến cửa lò thiêu xác. Chẳng mấy chốc từ chỗ ấy đã vang ra những tràng tiểu liên và súng máy...

        Suốt đêm An-đơ-rây không chợp được mắt. Qua cửa sổ của khối, khói bốc lên nghi ngút trên cái ống khói đen xì của lò thiêu xác. Một vòng lửa đỏ rực chập chờn bên trên ống khói, tỏa khắp chung quanh một ánh sáng đo đỏ...

        An-đơ-rây nghĩ tới cái chết của bạn, anh cảm thấy rờn rợn. Những đám khỏi đầy điềm gở của lò thiêu xác tựa như đang bao trùm toàn thế giới. Không biết cơn ác mộng này có ngày nào chấm dứt không? Bỗng nhiên An-đơ-rây thấy tự do chỉ là một ảo ảnh, một ước mơ hão huyền, còn cuộc sống riêng của mình chỉ là một cái gì tủn mủn, không đáng kể. Nỗi buồn không sao chịu nổi đang trói chặt ý chí của chàng võ sĩ. Mình còn cần cho ai nữa, ngoài cho chính mình ? Lại còn những chuyện bận rộn dùng cơ bắp trong quyền Anh... Nó có thể đem lại lợi lộc gì ? Nó có cần cho ai đâu ? Có đáng tiếp tục sống thêm nữa không, để mà chịu cực chịu khổ? Hay là chấm dứt ngay tất cả những chuyên này như một số anh em đã làm ? Chỉ một bước là ra tới dày thép gai...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #111 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 07:21:21 am »


XXXIII

        Các loa phóng thanh gào lên trong cảnh tranh tối tranh sảng trước lúc trời rạng : tên SS trực nhật báo giờ ngủ dậy. Trong khối ồn ào hẳn lên. Anh em tù tỉnh giấc. Bọn đội trưởng và cai ra lệnh oang oang. Tiếng giầy đế gỗ lộp cộp. An-đơ-rây thờ ơ nhìn các hạn cùng cảnh tù đầy. Đầu anh nặng chịch, toàn thân rã rời. Lại đi đôi giày đế gỗ lúc nào cũng ẩm xì hay sao ? Lại mặc lên mình bộ quần áo vằn bẩn thỉu hay sao ? Chỉ nghĩ tới chuyện đó, chàng võ sĩ đã cau mày. Thôi muốn ra sao thì ra...

        Lần đầu tiên sau những năm mất tự do, An- đơ-rây không nhỏm dậy cùng các anh em khác, không co ro vì lạnh, chạy đi lau rửa, không đứng xếp hàng để lĩnh ca cà-phê giả và suất bánh mì thay thế nhỏ xíu... Muốn ra sao thì ra... Tâm trạng thẫn thờ uể oải xâm chiếm chàng võ sĩ, thái độ bàng quan trói chặt ý chí anh.

        Các bạn anh lo lắng, đi gọi trưởng khối. Nhưng cả Bun-chon cũng bị anh đuổi và mắng oan.

        Đến khi những đoàn tù đã đi làm việc, anh chàng Tiệp-khắc Vơ-la-đixláp, cảnh sát của trại, đến khối.

        — Số bốn vạn chín trăm hai mươi hai !

        An-đơ-rây chẳng buồn động đậy.

        — Bốn vạn chín trăm hai mươi hai, đứng dậy ! — người cảnh sát quát to.

        An-đơ-rây miễn cưỡng bò trên giường ván xuống.

        — Số bốn vạn chín trăm hai mươi hai được gọi lên văn phòng.

        An-đơ-rây thọc chân vào đôi giầy đế gỗ, rồi vừa văng tục vừa lê bước ra cửa. Anh dửng dưng với chuyện mình bị dẫn đi đâu và để làm gì.

        Trên đường lên văn phòng, An-đơ-rây chạm trán với Tơ-rum đang đi từ phía trước lại. Thằng tù hình sự cười khẩy một cách độc ác.

        — Bị tóm cổ rồi nhé, kiện tướng quyền Anh ! Bày giờ thì được dần nát sườn, đồ súc sinh đỏ !

        An-đơ-rây muốn đứng lại, nhưng người cảnh sát thúc vào lưng anh một cách thô bạo :

        — Đi đi, chậm như rùa ! Đi đi !

        Nhưng hai người không đi đến văn phòng. Trước khi ra tới bãi, họ quay sang khối bảy. Ở đấy có người đón và dẫn An-đơ-rây vào chỗ rửa ráy.

        Anh vừa bước qua ngưỡng cửa, cảnh cửa đã đóng sập, then cài lách cách.

        — Vào đi, vào đi, — có tiếng đồng chí Xmiếc- nốp nói. — ngồi xuống đây với bọn mình.

        Ở chỗ rửa ráy có những người tù lạ mặt. Trong số đó có cả Lô-gu-nốp, người chỉ huy nhóm đánh nhau với bọn xanh. An-clơ-rây nhận ra ngay anh ta. Lô-gu-nốp chìa tay cho An-đơ-rây. Hai người lặng lẽ bắt tay nhau.

        — Tôi xin trình bày tiếp, thưa các đồng chí chỉ huy, — Xmiếc-nốp nói rất khẽ. Mỗi trung đội cần phải triển khai việc học tập điều lệnh và nghiên cứu các bộ phận vũ khí một cách có hệ thống.

        An-đơ-rây kinh ngạc. Hay là mình đã nghe nhầm : « Các đồng chí chỉ huy ! » Té ra là thế ! Mấy tiếng ấy làm An-đơ-rây như nghẹn thở. Lại còn nữa «Trong mỗi trung đội ! ». Nếu đã có những trung đội, thì tức là có cả đại đội, tiểu đoàn hay sao ? Bu-khen-van, mày thấy chưa ?

        Đồng chí Xmiếc-nốp nói tiếp :

        — Các đồng chí hãy cho từng chiến sĩ biết nhiệm vụ của mình. Làm thế nào cho mọi người biết rõ mình sẽ phải làm gì trong giờ phút quyết định. Làm thế nào cho mỗi người đều sẵn sàng đón giờ phút ấy.

        An-đơ-rây say sưa lắng nghe. Anh khao khát tiếp nhận những từ ngữ quen thuộc với người chiến sĩ nhưng hầu như đà bị quên trong tù. Những từ ngữ ấy nói lên với trái tim An-đơ-rây bao nhiêu điều !

        — Còn vũ khí thì sao? — một người chi huy

        hỏi.

        — Một phần vũ khí đã có rồi, — Xmiếc-nốp cho tay vào túi lấy ra một khẩu súng ngắn mới kiểu Đức. — Nhà máy quân sự ở ngay bên cạnh chúng ta, ngay cạnh sườn chúng mình đấy.

        Mắt những người có mặt sáng lên sung sướng. Những bàn tay khẳng khiu thèm khát vươn tới khẩu súng. Cho tôi cầm một lát nào !

        Mọi người buồn nhớ vũ khí. Một vật nhỏ nằng nặng mà đem lại bao nhiêu niềm tin, làm nảy sinh bao nhiêu hy vọng ! Có vũ khí thì không còn nói suông nữa.

        Nhưng những điều ngạc nhiên không phải chỉ có thế.

        An-đơ-rây vừa kịp lấy lại bình tĩnh đã bị xúc động mạnh trước một phép màu khác. Đồng chí Xmiếc-nốp nhanh nhẹn lấy trong túi ra một bản vẽ lấy sơ đồ trại Bu-khen-van rồi trải ra trước mặt những người đang họp. Trên đó có ghi các khối, lò thiêu xác, khu SS và điều chủ yếu là hệ thống phòng ngự, các chòi súng máy, các trạm gác, các hầm trú ẩn.

        — Khi thời cơ đến. tiểu đoàn của chúng ta tấn công vào đây trong đội hình chiến đấu của lữ đoàn, — đồng chí Xmiếc-nốp đưa ngón tay chỏ theo dãy hàng rào dây thép gai giữa bệnh viện và cổng chính. — Bây giờ thì mỗi đồng chí phải nghiên cứu kỹ địa điểm chiến đấu sau này. Làm thế nào thuộc từng tảng đá, từng bụi cây. Các đồng chí hãy tìm những chỗ thuận lợi nhất đề phá thủng hàng rào dây thép gai, hãy tuần tự chuẩn bị cho từng anh em.

        Cuộc họp của những người chỉ huy không kéo dài lắm. Nhưng An-đơ-rảy sẵn sàng ngôi đến bao giờ cũng được. Lúc chia tay, trung tá bắt tay từng người rất chặt và nói vài lời thân mật.

        Thấy chàng võ sĩ còn trùng trình đứng bên chưa muốn đi ngay, trung tá nói :

        — An-đơ-rây ạ, cậu ở lại một lát, mình đang cần đến cậu.

        Khi mọi người đã đi rồi, đồng chí Xmiếc-nốp đặt tay lên vai chàng võ sĩ và nhìn vào mắt anh có ý khiến trách :

        — Sao cậu lại gây rối thêm thế ?

        — Thế tôi có gì tồi hơn mọi người không? —  An-đơ-rây không nhịn được nữa. — Đấy, các đồng chí đang chuẩn bị chiến đấu. Nào vũ khí, nào sơ đồ... Thế còn tôi ? Tại sao các đồng chí không cho tôi tham gia? Không tin tôi à ?...

        — Bọn mình đặt hy vọng vào cậu, — trung tá nín lặng một lát. — Cậu sẽ đấu trên vũ đài...

        — Nhưng quyền Anh mà làm gì ? Cả đồng chí lẫn Lép-sen-cốp, các đồng chí chẳng ai đến xem cả. Đồng chí tưởng tôi không có mắt đấy phỏng ?

        — Cậu chẳng nhìn thấy gì hết, — giọng đồng chí Xmiếc-nóp có vẻ nghiêm khắc. — Cậu chẳng hiểu gì cả. Đây là bí mật quân sự. Nhưng mình tin cậu nên nói cho cậu biết những điều không cần phải nói. Cậu phải biết rằng trong khi các trận đấu quyền Anh đang diễn ra, phần lớn bọn tù hình sự và tất cả những tên tồi tệ khác đều kéo đến chung quanh vũ đài. Đó chính là điều bọn mình đang cần. Trong khi đấu quyền Anh, chính các anh em chỉ huy này luyện tập cùng với các chiến sĩ của họ. Bây giờ cậu đã thấy rõ quyền Anh cần cho những việc gì rồi chứ ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #112 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 06:04:13 am »


        An-đơ-rây sững người ra. Sao mình không đoán ra điều đó ? Tất cả những ý nghĩ về việc vượt ngục đều trở nên tủn mủn so với những việc An-đơ-rây đã làm. Sao mình ngu xuẩn thể nhỉ ?

        — Xin đồng chí thứ lỗi cho tôi, đồng chí Xmiếc- nốp, — An-đơ-rây cúi đầu nhận lỗi.

        — Đã thấy chưa, người anh em ? — đồng chí Xmiếc-nốp tiễn An-đơ-rây ra cửa.— Mình còn một điều đề nghị với cậu...

        — Đề nghị ?

        — Lần vừa qua cậu đã kết thúc trận đấu quả nhanh. Cậu hãy cố kéo dài thời gian. Đối với bọn mình một phút cũng quí.

        — Rõ ! — An-đơ-rây sung sướng mỉm cười đưa tay lên vành mũ chào trung tá.

        — Tốt lắm, — đồng chí Xmiếc-nốp bắt tay An- đơ-rây thật chặt. — Tốt lắm.

        Lúc xẩm tối, một người tù Ba-lan ở khối bên tên là Rô-man đến khối của An-đơ-rây. Anh ta có vẻ rất xúc động.

        — An-đơ-rây, đi với mình một phút.

        An-đơ-rây biết Rô-man và đã gặp anh ta nhiều lần ở chỗ Lép-sen-cốp. Rô-man là một đảng viên cộng sản Ba-lan.

        — Phải nện vào mõm nó. Nện thật đau mới được !

        Rô-man đến cầu cứu An-đơ-rây. Khối anh vừa có một thằng tù mới, trước kia là lính càn quét. Nó công khai khoe rằng đã treo cổ những người du kích Nga, đốt nhà họ, cưỡng hiếp chị em du kích.

        — Lúc mình bảo nó : « Đồ chó đẻ, mày sẽ phải trả nợ người Nga về những chuyện đó », nó đã nhảy đến định bóp cổ mình.

        Cùng vào khối Ba-lan với An-đơ-rây còn có anh phi công Mi-sen-cô, người nằm chỗ Ca-ri-mốp đã chết và anh chàng Ê-ki-mốp người Xi-bi-ri.

        Tên lính càn quét là một thẳng to lớn, tay dài, hàm dưới bạnh ra. Nó nhìn thấy Rô-man, bèn nhe những cái răng vừa to vừa thưa.

        — À đày rồi, đồ dịch tả bôn-sê-vích !

        Rô-man trả lời câu chửi.

        Tên lính càn quét nhảy trên giường ván xuống, đi đến trước mặt Rô-man. Nó không ngờ có những người Nga đang đứng bên cạnh Rô-man, nên chửi rầm lên và dọa sẽ trừng trị ngay người cộng sản Ba-lan như nó đã từng làm với anh chị em du kích Nga.

        — Ở đây không phải là nước Nga đâu, ở đây chúng tao làm chủ ! Còn mày, thằng dịch tả bôn- sê-vích Rô-man, tao sẽ bóp chết mày như con mèo con.

        An-đơ-rây chặn đường thằng lính càn quét. Nó gầm lên :

        — Tránh ra !

        Mi-sen-cô và Ê-ki-mốp tời đứng bên cạnh An- đơ-rây.

        — Chúng tao là du kích Nga đây.

        Tên Ba-lan bị bất ngờ sững người ra. Rồi nó quay người chạy về phía cửa sô. Nhưng nó không chạy thoát. Mi-sen-cô đã tóm được nó. Tên lính càn quét đá lung tung, nó cắn, nó rít. Nhưng nó vẫn bị bẻ ngoặt tay, lôi vào chỗ rửa ráy. Ba anh em giúi đâu nó xuống cái chậu rửa chân bằng xi- măng và giữ đến khi nó chết sặc.

        Ba người tù Nga hành động một cách tự phát, không nói nửa lời và rất kiên quyết. Họ không bàn bạc trước, vì chưa cần nói gì, họ đã hiểu ý nhau rồi. Mọi việc diễn ra như dĩ nhiên phải thế. Lòng phẫn nộ và căm thù tích lũy trong lòng họ đã bùng nổ.

        Việc trừng trị tên lính càn quét lập tức làm cho An-đơ-rây gần gụi với anh lái máy bay Mi-sen-cô mới đến và người đảng viên cộng sản Xi-bi-ri Ê- ki-mốp. Tình bạn nảy sinh trong cuộc đấu tranh chung là thứ tình bạn bền vững nhát, chắc chắn nhất.

        Ngay đêm ấy, Mi-sen-cô vừa nằm trên tấm đệm cứng, vừa cho An-đơ-rây xem cuốn số ghi anh tự đóng lấy.

        — Mình ghi số những tên súc sinh bị trừng trị đấy. Cậu có biết thằng lính càn quét ấy tèn là gi không ?

        — Không, mình không biết...

        — Phải hỏi Rô-man mới được.

        An-đơ-rây giở những trang giấy viết đầy tên họ những thằng phản bội bẳng bút chì, rồi trả lại quyển sổ cho chủ nó.

        — Cậu thịt chúng nó ở đâu thế ?

        — Ở đây, ở Bu-khen-van này. Trong Trại nhỏ.

        An-đơ-rây cũng đã ở Trại nhỏ, anh có quen nhiều anh em ở đấy.

        — Trước cậu ở khối nào thế ?

        — Khối năm mươi, — Mi-sen-cô trả lời.— Còn cậu ?

        Hai người nói chuyện với nhau đến gần sáng. Mi-sen-cô kể chuyện đời mình một cách cởi mở, anh đoán rằng chàng võ sĩ có liên lạc với những người hoạt động bí mật. Người lái máy bay đang khao khát đấu tranh. An-đơ-rây được biết rằng mùa xuân năm ngoái, trong khi anh cùng với U-xman và đồng chí thiếu tá trốn khỏi trại tập trung và đang lần mò về phía Đông, thì máy bay của Mi-sen-cô bị bắn rơi trong một trận chiến đấu không cân sức. Mi-sen-cô kịp nhảy dù khỏi chiếc máy bay đang cháy. Anh xuống đất trong vùng địch. Trong khi bắn nhau, anh bị thương ở chân trái, ngã xuống. Anh đang định nhỏm dậy thì bị một báng súng đập vào đầu, bất tỉnh. Thế là anh bị địch bắt. Anh đã qua các trại tù binh gần Ô- rên, Xmô-len, Nôi-mác. Ở Nôi-mác đã thành lập một nhóm bí mật, chuẩn bị cho nhiều người cùng vũ trang vượt ngục. Nhưng cuộc vượt ngực không thực hiện được. Bọn Ghe-xta-pô đoán biết trong trại có một tổ chức bí mật đang hoạt động, bèn bắt hủ họa đại úy Phi-li-pốp-xki và Mi-sen-cô. Hai người bị tra tẩn khủng khiếp. Họ bị buộc dây lôi ra trước các bạn tù binh, mình mầy trần truồng đẫm máu. Bọn phát-xít dọa sẽ tra tấn anh em tù binh một cách ghê gớm nếu họ không tố cáo những người tổ chức hoạt động bí mật. Nhưng dù chúng nó điên cuồng đến đâu vẫn không có đồng chí nào trong trại hé răng nửa lời. Bọn Ghe-xta-pô không biết rằng hai người lãnh đạo đang nằm trong tay chúng. Cuối cùng bọn đao phủ cũng chán không muốn phải vất vả với anh em tù binh nữa. Chúng bèn giải hai người lên thành phố.

        — Mình và Phi-li-pốp-xki cứ chờ chúng nó đem đi xử bắn. Đến chiều thì trong hành lang nhà tù có rất nhiều tiếng chân người và tiếng nói nhốn nháo. Tiếng chân bước và tiếng nói mỗi lúc một gần phòng giam của chúng mình. Tim mình nhói lên. Hai anh em không bàn bạc gì thêm, chỉ hôn nhau, bắt tay nhau, sẵn sàng tiếp nhận cái chết... Bỗng có liếng khóa lách cách, cánh cửa rất nặng bằng thép mở toang ra. Bọn Ghe-xta-pô đứng trong hành lang nhìn chúng mình. Mắt chúng nó đầy vẻ tò mò và sợ hãi. Có đứa kêu lên : «Ồ ! Chinh ủy ! Chính ủy Nga ! » Thằng cai ngục giải thích với chúng nó rằng chúng mình đã bị bắt kịp thời, nếu bọn Glie-xta-pô chậm một hai ngày thì chúng mình đã gây ra cuộc nổi loạn ở khắp các nhà tù trong vùng Pô-mê-ra-ni. Thế là chúng mình hiểu câu chuyện là như thế nào và vì sao có cuộc tham quan này. Rõ ràng là thằng thẩm vấn Ghe-xta-pô muốn được thăng cấp nên đã thối phòng «vụ án». Chúng mình cứ nghĩ rằng không thể nào thoát khỏi giá treo cổ. Nhưng cậu thấy đấy, chúng mình không bị treo cổ, mà bị ném vào đây, vào Bu-khen-van.

Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #113 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 06:06:27 am »


XXXIV

        An-đơ-rây đã rửa xong chộu rửa mặt và dọn dẹp xong trong khối. Anh đi lấy nước sôi để đổ vào thùng. Anh vừa đi, vừa vung vẩy hai cái xô không, miệng huýt sáo một bài ca mà anh thích.

        Người nào vui, người ấy cười,
        Người nào muốn, người ấy được...
        Người nào tìm, rồi cũng sẽ thấy thôi...

        Bài này là thật hợp với tâm trạng của An-đơ-rây. Anh đã muốn, nên đã có được điều mình muốn; anh đã tím và đã thấy điều mình mong đợi... Anh gặp một thằng SS đang từ phía trước mặt đi tới, bèn bỏ mũ chào nó nhanh nhẹn và đúng kiểu đến nỗi nó chỉ còn cách cười nhạt một cách thỏa mãn.

        — An-đơ-rây, hượm đã nào, — cụ Pen-che đứng ở cửa bệnh viện vẫy tay gọi. — Sao cậu không tạt qua đây thế ?

        An-đơ-rây rẽ vào bệnh viện.

        — Bao giờ tôi cũng rất vui lòng đến chơi với các bạn cũ.

        Cụ Pen-che mỉm cười vồn vã, nhưng hai con mắt cử rầu rầu. An-đơ-rây cũng nhận thấy thế.

        — Ồng già vì sao mà buồn thế ?

        — Sao thế, cậu chưa biết à ? Chẳng nhẽ còn "Có thì giờ mà vui hay sao ?

        — Tôi vui cung chẳng làm ai sợ. Tôi có phải là thằng Hắc ín đâu.

        — Không, mình không nói chuyện ấy, — cụ Pen-che nhìn An-đơ-rây giờ lâu.

        — Ai cũng chỉ chết một lần, — An-đơ-rây vẫn. không thôi, — và chẳng có gì tệ hơn cái chết.

        — Còn có những cái tồi tệ hơn nữa đấy, — cụ Pen-che nín lặng một lát rồi hỏi. — Đã lâu cậu không gặp cậu thủy thủ Cô-xchi-a phải không ?

        — Cô-xchi-a ấy à? Cậu thủy binh Hắc hải ấy à? Không lâu đâu... — An-đơ-rây nghĩ thầm : «Vậy thì hai người đã gặp nhau lần gần đây nhất vào lức nào ?» — Chà, khoảng mươi, mười lăm ngày gì đó... Nhưng có chuyện gì thế cụ ?

        — Nhưng tại sao không trông thấy mặt cậu ấy nữa nhỉ ? Hay có gì không may xảy ra với cậu ấy ?

        — Cô-xcbi-a thì vào lửa không cháy, xuống nước không chìm.

        — Cậu còn trẻ, còn là thanh niên. Mình nghe nói phơ-rao En-da có ngó vào chỗ cậu ấy, chỗ đốt lò ấy. Nơi nào có ả En-da đến, thì nơi ấy bao giờ cũng để lại những xác người... Nó còn tệ hại hơn loài rắn độc, sao mụn nhọt không mọc đầy đầu nó...

        An-đơ-rây mang nước sôi về đổ vào thùng, rồi cất hai cái xô. « Lạ thật, sao cụ Pen-che lại lo cho Cô-xchi-a nhỉ ? » — An-đơ-rây đăm chiêu suy nghĩ. « Mình đích xác đã gặp Cô-xchi-a lần gần đây nhất hôm nào nhỉ? » Anh bắt đầu tính nhẩm từng ngày, từng tuần. Sau cái đêm đáng ghi nhớ trong đó hai người cùng đi nện bọn xanh, chàng thủy binh Hắc hải chỉ tạt qua chỗ An-đơ-rây khoảng hai lần. Rồi sau thì sao? Sau đó thức ăn ở nhà bếp bắt đầu được một đồng chí khác đem tới. Một anh chàng Tây-ban-nha tên là Pê-rét-xô. An-đơ-rây có hỏi Cô-xchi-a đâu, nhưng anh la không hiểu tiếng Nga. Thế là An-đơ-rây và Cô-xchi-a không gặp nhau đã lâu rồi. Nỗi lo của cụ Pen-che đã truyền sang An-đơ-rây. Nhỡ quả thật có chuyện gì xảy ra với Cô-xchi-a thì sao? Chưa biết chừng Cô-xchi-a đang cần được giúp đỡ ? Thế mà mình cứ hát với hỏng. An-đơ-rây bèn tới chỗ trưởng khối. «Mình phải xin một việc để xuống bếp mới được, — anh quyết định. — Cũng phải thăm Cô-xchi-a một lát».

        Bun-chon đang gục đầu xuống hai tay, ngồi ở bàn. Khi bác ngẩng đầu lên, An-đơ-rây nhìn thấy những giọt nước mắt trong cặp mắt xám.

        — Bác làm sao thế ? — An-đơ-rây vội chạy tới. —  Bác ốm à ?

        — Không cần, không cần, — Bun-chon ngăn An-đơ-rây lại. — Mình đau ở chỗ này này, — bác chỉ vào chỗ tim minh. — Đau lòng lắm...

        Rồi bỗng nhiên Bun-chon như nổ bùng ra. Bác đập tay xuống bàn.

        — Chúng ta không thể tha thứ cho nó về chuyện này được ! Nghe rõ không, An-đơ-rây, không bao giờ tha thứ được ! Đồ súc sinh, đồ quái thai, ăn thịt người giữa thế kỷ hai mươi !

        Bun-chon vung hai nắm tay, chửi rủa, mang tòa án lịch sử toàn thế giới ra dọa. An-đơ-rây chưa bao giờ thấy trưởng khối xúc động như thế này. Anh không biết nên làm thế nào: cứ đứng lại đây hay bỏ ra ngoài...

        Sau khi dùng hết những câu chửi rủa, Bun- chon ngòi xuống, rối lại đứng bật dậy, đưa hai tay lên ôm đầu, đi đi lại lại trong phòng :

        — Thật là khủng khiếp ! Thật là nhục nhã ! Thật là nhạo báng văn minh !

        — Bác bình tĩnh lại nào, không nên thế... —  An-đơ-rây cố an ủi Bun-chon. — Bác đang ở trong một trại tập trung của bọn phát-xít cơ mà. Ở đày chẳng có gì đáng ngạc nhiên cả. Nào, bác còn muốn gì ở bọn phát-xít nữa ?

        — Tất cả không phải chỉ có thế. Không phải chỉ có thế đâu...

        Sau khi đã bớt xúc động, Bun-chon kể với An-đơ-rây rằng hôm nay bác vừa gặp một người bạn cũ. Người ấy là một họa sĩ. Anh ta bị bắt vào Bu-khen-van vì những bức tranh biếm họa. Hồi nhỏ, hai người cùng học với nhau một trường. Họa sĩ ấy tên là Mác. Mác làm việc ở xưởng bí mật của khoa bệnh lý. Xưởng này được đặt trong một căn nhà riêng, đặc biệt xây dựng cho phơ- rao En-da Cốc, vợ của tên tư lệnh. Ả hoàn toàn làm bà chúa ở đấy. Tên « bác sĩ » Vác-ne hoành hành trong căn nhà nhỏ dưới sự lãnh đạo của ả. Thật là một con người đê tiện, đáng kinh tởm. Một tên ăn thịt người giữa thế kỷ hai mươi. Họa sĩ đã bị « trói chặt » vào tên đao phủ này. Tội nghiệp cho Mác ! Bây giờ anh ta đã trở thành một con người như thế nào ! Tóc bạc trắng, hai tay lẩy bẩy... Anh ta sẽ không chịu được lâu đâu... Vác-ne bắt Mác trang trí nghệ thuật những cuốn an-bom. Nhưng là những cuốn an-bom như thế nào ! Họa sĩ vừa khóc vừa trình bày những trang trưng bày những vật rùng rợn. Trong đó tập trung không phải những ảnh gia đình, không phải những bộ sưu tập tem và bưu ảnh. Không, không... Trong đó tập trung một bộ sưu tập cực kỳ hiếm có gồm những hình xăm chàm ! Những hình vẽ trên da người !... En-da Cốc đã tự chọn lấy các hình vẽ ấy. Cùng với Hô-vơn, ả đến các phòng làm việc, bắt anh em tù cởi áo ngoài và sơ-mi. Con sói ăn xác chết mang mặt nạ đàn bà này kiếm những hình xăm chàm đẹp. Ả ghi vào sổ tay số của người tù. Thế là hôm sau, loa phóng thanh gọi người tù ấy đến cửa sổ số ba, và anh ta bị đưa vào nhà giam Ghe-xta-pô. Đến đấy là rơi vào tay tên « bác sĩ » Vác-ne. Rồi một thời gian sau miếng da có hình xăm chàm đẹp được đưa lên một trang của tập an-bom...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #114 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 06:07:12 am »


        — Trong đó tập trung những hình rất khác nhau, — Bun-chon nói rất khẽ, — những hình xăm chàm rất khác nhau. Mỗi trang là một cuộc đời bị làm hại. Mình xem mà rợn tóc gáy. Mác cho mình xem một trang anh ta vừa trình bày. Trên đó có một miếng da. Có lẽ lấy ở ngực một người thủy thủ. Một hình xăm chàm rất đẹp. Một chiếc tầu ba cột buồm rẽ sóng.

        — Chiếc tầu ba cột buồm à ? — An-đơ-rây hỏi lại.

        — Phải.

        — Bên trên có một ngôi sao nhỏ phải không ?- An-đơ-rây khô cả họng.

        — Phải, đúng đấy, — Bun-chon vẫn thờ thẫn trả lời, nhưng bác bỗng hiểu ra những câu hỏi của An-đơ-rây, bác giật mình : — An-đơ-rây, cậu... cậu có biết người ấy à ?

        — Có biết... — giọng An-đơ-rây run run. — cả bác cũng quen...— Hình trang trí ấy là của cậu thủy thủ Cô-xchi-a đấy...

        — Cậu thủy thủ Cô-xchi-a à ?...— Bun-chon trợn tròn hai con mắt. — Cái cậu làm trong phòng đốt lò ở nhà bếp ấy à ?

        — Chính cậu ấy đấy...

        — Chao ôi, trời sập mất rồi! — người trưởng khối nắm chặt hai hàn tay xương xẩu, rên rỉ.

        An-đơ-rây không tin rằng Cô-xchi-a đã chết. Không thế thế được ! Một tiếng nói trong thâm tâm cứ bảo anh rằng Cô-xchi-a còn sống. Trưởng khối cũng có thể nhầm. Mà vì sao lại chính là Cô-xchi- a? An-đơ-rây thậm chí ngạc nhiên với chính mình. Thật ra tại sao anh lại nói chắc chắn rằng hình xăm chàm ấy đích xác là của Cô-xchi-a ? Một người khác cũng có thế có một hình xăm chàm như thế cơ mà ? Có thể lắm chứ ! An-đơ-rây chưa được chính mắt xem cuốn an-bom. Còn như dựa vào lời nói của một người, dù là một người thực thà và chính trực như Bun-chon, An-đơ-rây không có quyền rút ra kết luận như thế. «Thôi đừng rỏ rớt rỏ rãi nữa, — An-đơ-rây tự mắng mình. —Phải kiểm tra lại mới được. Đừng vội hốt hoảng làm gì. Không thể có chuyện trung tâm bí mật để cho Cô-xchi-a bị chết. Dù sao Cô-xchi-a cũng là một con người cần thiết».

        Nhưng ngay tối hôm ấy, Lép-sen-cốp đã xác nhận rằng Cô-xchi-a đã bị bắt lên Ghe-xta-pô rồi từ đó bị đưa vào « căn nhà ma quái ». Nhưng không ai giúp đỡ được Cô-xchi-a. Các bạn người Tiệp- khắc làm việc ở văn phòng đã nhiều lần liều mình cứu đồng chí thủy thủ. Số tù của Cô-xchi-a đã ba lần bị ghi trên danh sách những người sắp bị gọi đến cửa sổ số ba, Anh em người Tiệp-khắc đã tựa như « vô tình» xép phiếu cá nhân của Cô-xchi-a vào một ngăn khác của hệ thống phiếu. Nhưng số phận của Cô-xchi-a đã được định trước, chính ả En-da Cốc đã để ý đến anh. Ả đã đến phòng đốt lò nhiều lần. Chính ả đã đích thân ra lệnh bắt Cô- xchi-a...

        Cái chết của Cô-xchi-a, người đồng chí cùng cảnh tù đầy, người bạn trong chiến đấu, cái chết ấy vô nghĩa lý, quái đản đến nỗi An-đơ-rây không thể nào tin được.

        — Thôi vĩnh biệt, người anh em yêu quí !

        Hai bàn tay chắc nịch của người võ sĩ nắm chặt trong một cơn phẫn nộ dữ dội.

        Cuộc sống ở Bu-khen-van mỗi ngày thêm căng thẳng. Bọn SS phản ứng điên cuồng trước những thắng lợi của Quân đội xô-viết, trước đà tiến ào ạt của Quân đội xô-viết về phía Tây. Chúng nó dùng roi gậy và những vụ giết người để chứng minh với những người tù không có gì tự vệ rằng quân Đức còn mạnh. Chúng nó đặc biệt thích thú khi đánh đập tàn nhẫn anh em người Nga. Bọn phát- xít dốc hết nỗi tức tối vào các anh em đó.

        Bọn SS đã dè bỉu mệnh danh các trận đấu quyền Anh là « tranh giải quán quân thế giới giữa những bộ xương ». Nhưng những cuộc thi đấu ấy đã từ hình thức giải trí biến thành một vũ đài đấu tranh chính trị. Thằng chỉ huy trại Hút cấm bọn tù hình sự và bọn lính giết võ sĩ Nga trước khi anh bị đánh bại. Hút biết rằng nó có thể giết An-đơ-rây bất cứ lúc nào, nhưng có một việc khác nó không thể làm được là « giết » dư luận một cách cũng dễ dàng như thế.

        Âm mưu chứng minh thế hơn hẳn của chúng tộc cao quí nhất, chúng tộc A-ri-ăng, đã thất bại nhục nhã. Bọn xanh hốt hoàng tìm mọi cách đối phó. Người chiến sĩ Nga đói khát đã đánh bại những thằng cướp, những tên A-ri-ăng và những tên tay sai khác của bọn SS, dù chứng nó được ăn uống đầy đủ. Bọn phát-xít không thể nào tranh cãi, càng không thể nào bác bỏ thắng lợi của An-đơ- rây : tất cả các đối thủ của anh đều bị đo ván...

        Để giảm bớt ý nghĩa thắng lợi của nhà thể thao Nga, bọn xanh rêu rao rằng An-đơ-rây hầu như là vô địch tuyệt đối của Liên xô.

        Bọn tù hình sự cố tìm những vô sĩ quyền Anh cũ trong đám tù thuộc những dân tộc khác, tạo cho chúng những điều kiện cần thiết, cho ăn uống đầy đủ, bắt tập luyện thật nhiều, hòng có kẻ nào đứng vững được trước võ sĩ Liên Xô, chỉ cần đứng vững được thôi. Khi ãy sẽ có thể tuyên bố tên đó thắng điểm. Nhưng không kẻ nào đứng được trên hai chân cuối những cuộc chạm trán với An-đơ-rây. Những cú đấm mạnh ghê gớm của nhà thể thao Nga xuyên thủng mọi kiểu phòng ngự. Sau khi An- đơ-rây đánh bại một võ sĩ Ba-lan rất khỏe có cái họ U-cơ-ren là Bôi-cô, bọn xanh đã đưa ra một địch thủ mới. Đó là võ sĩ chuyên nghiệp người Pháp Giắc Đui-ê. « Vô địch của nước Pháp trong giới chuyên nghiệp, — bọn xanh quảng cáo rùm beng, — đã nhiều lần tranh giải vô địch thế giới. Đui-ê sẽ cho thằng Nga thấy một nắm đấm thật sự ! »
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #115 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2020, 06:15:30 am »


        Đui-ê cao hơn An-đơ-rây gần một đầu, hắn đánh rất khá ở cự ly xa, di động nhẹ nhàng trên vũ đài và biết kết hợp tự vệ với phản công. Xem ra thi đấu với hắn là một việc khó khăn. Tên Pháp thận trọng này luôn luôn lẩn tránh những cuộc giáp lá cà, hắn không tiếp cận, và chỉ cố có được thêm điểm bằng cách dùng những cú đấm nhanh để trả đòn. Hắn đánh yếu, nhưng nhanh. Ý đồ của hắn chẳng có gì độc đáo. Hắn chỉ muốn cầm cự đến cuối trận đấu để thắng điểm. « Không sao, tạm thời cứ chiều theo ý mày đã », —  An-đơ-rây nhớ lời đề nghị của đồng chí Xmiếc- nốp, bèn quyết định như thế.

        Hai hiệp diễn ra trong những đợt tấn công và phản công liên tiếp và chớp nhoáng. Võ sĩ Pháp đã làm bọn xanh mừng rơn. Chúng nó chuẩn bị ăn mừng thắng lợi. Cuối cùng thằng Nga bách chiến bách thắng sẽ thất bại !

        Nhưng đến mấy giày cuối cùng của hiệp ba, An-đơ-ráy mở một đợt tấn công nghi binh rồi làm như nản lòng trước sự chống cự của Đui-è, anh lùi một bước. Võ sĩ người Pháp lao lên, định nã hai cú thẳng kép rồi sẽ lại nhảy sang chỗ an toàn. Nhưng giữa lúc hai nắm tay của địch thủ đã đưa về phía trước, khi Đui-ê không sao ngừng được đợt tấn công đã mở màn, An-ctơ-rây bỗng «lặn » xuống dưới một bên tay của Đui-ê và đánh thật mạnh vào thân hắn. Liền theo đó, anh đứng thẳng lên, không nhìn thấy đầu Đui-ê. nhưng biết rằng đầu hắn đang ở một chỗ nào đó bên trên, An-đơ- rây nã luôn một cú vào quai hàm đối phương. Găng đập trúng đích. Đui-ê gục xuống.

        « Nốc-ao ».

        Thế là trận nọ tiếp trận kia, An-đơ-rây đã cho đo ván những cựu vô địch chuyên nghiệp của Đức, Áo và Hung, đánh bại những võ sĩ quyền Anh rất cừ của Nam-tư và Ý.

        Đối với một võ sĩ ăn không đủ no, sức lực kiệt quệ, thì đấu với họ đã là một việc rất khó. Kéo dài trận đấu lại càng khó hơn. Một tiếng nói bên trong bảo cho nhà thể thao biết rằng mạo hiểm như thế cũng bằng tự sát. Cuối cùng anh có thể không còn đủ sức giáng đòn quyết định trong hiệp cuối cùng, để địch phải đo ván. An-đơ-rây biết rằng nếu anh không chiến thắng trong trận đấu bằng một ưu thế hiển nhiên hay bằng một cú nốc- ao, bọn xanh sẽ lập tức lợi dụng tình hình để tuyên bố rằng đối thủ của anh thắng cuộc, thắng điểm. Thế là anh sẽ lập tức bị ném vào lò thiêu xác.

        Hồi còn ở Ta-skên, Au-đơ-rây đã được đọc trong một cuốn sách giáo khoa quyền Anh rằng trong một hiệp, nhà thể thao hao phí năng lượng cơ bắp bằng người nông dân lao động trong tám giờ. Năng lượng của cả một ngày lao động bị đốt hết trong ba phút của một hiệp ! Ba hiệp là ba ngày lao động ! Một sự nỗ lực ghê gớm ! Dĩ nhiên trong những điều kiện bình thường, và chủ yếu nếu được ăn uống khá, thì năng lượng ấy được tích lũy thừa thãi trong quá trình luyện tập. Nhưng ở đây lại không có diều kiện gì, không có luyện tập, cũng không có suất ăn bồi dưỡng. Ngoài ra, những trận đấu lại tiến hành dưới họng súng máy: bọn SS trên các chòi canh không ngủ gật. Chúng chỉ chờ có cớ để nổ súng.

        Nhưng ngay trong những điều kiện như thế, An-đơ-rây vẫn tìm thấy ở mình sức lực để tấn công, để chiến đấu vì danh dự thể thao của Tổ quốc. Và anh đã bảo vệ có kết quả danh dự của ngành thể thao Liên Xô, anh đã hoàn thành nhiệm vụ được trung tâm bí mật trao cho.

        An-đơ-rây tham gia những trận đấu ba hiệp, bốn hiệp và sáu hiệp. Anh lên vũ đài. di chuyển khéo léo, tránh những cuộc tiếp cận, đón kẻ địch hung hăng bằng những đòn đối phó và kéo dài thời gian. Nhưng tư tưởng của An-đơ-rây lại hướng về nơi khác, ngoài các hàng người xem, trong những chỗ rửa ráy chật chội, những hầm giặt quần áo hay nhà tắm, nơi anh em chiến sĩ của đạo quân những người trả thù đang tập hợp trong giờ phút này.

        An-đơ-rây lên vũ đài, nhưng cạnh đấy, đường hầm của bệnh viện nhỏ, trên phòng xép của khối tám, I-an-chép, Oóc-lép, Khô-lốp-chép, Xi-rốt-kin cùng những anh em khác lắp bằng tay từng cái đinh vít, từng bộ phận, thành những khẩu súng trường và súng ngắn...

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, trong phòng thí nghiệm bí mật tổ chức dưới hầm nhà kho, Lư- xen-cô nhồi thuốc nổ làm bằng a-xít và bông vào những trái lựu đạn làm lấy...

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, cách nơi đấu quyền Anh vài chục mét, ủy viên trung tâm bí mật phụ trách ban quân sự Xchê-pan xuống cửa cống để bắn thử súng...

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, trong khối bốn mươi, nơi Lô-gu-nốp chỉ huy tiểu đoàn bí mật, đang tổ chức đại đội xe hơi. Người chỉ huy đại đội xe hơi là Sê-lô-cốp hướng dẫn anh em luyện tập và giới thiệu kỹ thuật xe hơi với anh em.

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, trên những gác xép và dưới những tầng hầm, đang tiến hành những buổi tập thường lệ của những trung đội và tiêu đoàn bí mật. Các chiến sĩ tập hợp thành những nhóm nhỏ từ năm đến mười người, ôn điều lệnh, nghiên cứu vũ khí Đức, học sử dụng lựu đạn làm lấy và chai đựng chất cháy.

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, dưới hầm của phòng đốt lò, bộ phận chỉ huy của tổ chức quân sự chính trị bí mật do trung tá Xmiếc-nốp phụ trách, nghiên cứu kế hoạch của những chiến dịch tương lai, chỉ định địa điểm của những trận tấn công và chiến đấu sau này.

        An-đơ-rây lên vũ đài thì cạnh đấy, trong khối bí mật của khoa bệnh lý, có cuộc họp của trung tâm quốc tế chống phát-xít bí mật. Người lãnh đạo tổ chức quân sự chính trị Nga là Xi-ma-cốp báo cáo về tiến trình chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang đại qui mô giành giải phóng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #116 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2020, 06:17:40 am »


XXXV

        Đế quốc của Hít-le nứt rạn như cái áo đã tuột hết các đường chỉ, nó đang tan rã từng mảng, đang giống như chiếc tàu cũ kỹ chìm dần xuống đáy biển. Tin về những đợt tiến công thắng lợi của quân đội xô-viết được truyền miệng từ người này sang người khác, làm khắp trại Bu-khen-van xao xuyến. Ở Đức đã tuyên bố một đợt tổng động viên mới. Theo lệnh văn phòng đế quốc, phần lớn các phân đội của sư đoàn SS «Đầu lâu» đều bị rút khỏi công việc bảo vệ Bu-khen-van và ném về phía Đông, nơi mặt trận đã bị chọc thủng. Bọn thay thế là những tên lính thuộc những lớp trước, trong đó có nhiều tên đã tham gia Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Bọn lính bảo vệ mới có thái độ dễ chịu hơn, chúng không tỏ ra hung bạo lắm. Nhưng bọn đạo phủ cũ lại «lao động» không ngơi tay. Chúng cảm thấy sắp đến giờ phải đền tội và không thể thoát thân nên cố hết sức đưa thật nhiều người vào lò thiêu xác.

        Tin tức về mặt trận thứ hai, về cuộc đổ bộ của quân đồng minh càng làm anh em tù xôn xao. Các tin ấy hay đi khắp các khối, hợp nhất lất cả những người chống phát-xít thành một gia đình lớn.

        Ngày hai mươi nhăm tháng tám, sau bữa chiều, người Pháp Pôn Rơ-noa đến thăm An-đơ-rây. Rơ- noa đã nhiều lần cùng Ram-xen làm trọng tài trên vũ đài. Ram-xen đem tới món quà của những người yêu nước Pháp: một tấm sô-cô-la nhỏ và một mẩn giăm-bông xông khói.

        — Anh bạn tôi vừa nhận được quả của Hội chữ thập đỏ, — Rơ-noa giải thích bằng tiếng Pháp.

        Thấy An-dơ-rây không hiểu, Rơ-noa cầm cái đinh vạch lên bàn một lá cờ trên có một chữ thập và một vành trăng lưỡi liềm. An-đơ-rây gật đầu.

        — Cám ơn anh bạn. Hít-le sắp đi đời rồi! Mặt trận đỏ !

        — Mặt trận, mặt trận, — Rơ-noa gật đầu tán thành, — Mặt trận đỏ !

        Anh ta vẽ hình nước Pháp, nước Anh, vạch những mũi tên lớn, rồi lại vẽ thêm một chiếc máy bay và ghi con số «1.500.000».

        — Ồ ! — giọng Rơ-noa hàm rất nhiều ý nghĩa. — Mặt trận đỏ ! Măt trận đỏ !

        — Xéc-vút ! — An-đơ-rây trả lời người Pháp bằng hai tiếng ở Bu-khen-van có nghĩa là đoàn kết, hữu nghị, cùng nhau đấu tranh, xéc-vút, anh bạn ạ, xéc-vút !

        Giữa lúc ấy có tiếng còi báo động rú lên. Anh em tù nhìn nhau. Thế này nghĩa là thế nào? Báo động giữa ban ngày ? Hay có anh em vượt ngục? Nhưng giả thiết ấy đã không được chứng minh.

        — Toàn trại chú ý ! Báo động máy bay ! Báo động máy bay ! Báo động máy bay !

        Như để xác nhận mấy lời đó, những khẩu pháo bắn nhanh trong khu SS bắt đầu lên tiếng

        — Pháo phòng không ! — An-đơ-rây nhận định.— Pháo phòng không, anh hiểu không?

        Rơ-noa há to miệng cười, gật đầu.

        Một phi đội máy bay chiến đấu xuất hiện trên bầu trời Bu-khen-van.

        Tiếng còi báo động, tiếng pháo phòng không, tiếng rầm rầm của những chiếc máy bay ném bom không gieo rắc tâm trạng khủng khiếp trong anh em tù mà đem tới cho họ hy vọng, niềm sung sướng hân hoan. Cuộc báo động máy bay đầu tiên ! Cứ đánh đi, những người bạn chưa quen biết ! Thiêu cháy cái trại khốn kiếp này đi ! Tiêu hủy các nhà máy quân sự đi !

        Ngay trước đó, cũng đã có nhiều lần những đơn vị máy bay ném bom Anh và Mỹ bay qua bầu trời Bu-khen-van. Anh em tù ngẩng đầu nhìn lên, đoán mò : họ đi ném bom thành phố nào đây ?

        Và hôm nay những chiếc máy bay đã gầm rú bay tới Bu-khen-van. Chiếc dẫn đầu bổ nhào xuống. Nhũng điểm đen tách rời khỏi hai cái cánh bàng bạc, rồi lao xuống, để lại phía san những đuôi khói trắng.

        Một tiếng nổ inh tai nhức óc vang lên trong khu SS. Tiếp đến tiếng nổ thứ hai, thứ ba... Ở chỗ có nhà máy ngầm, những cột đất và khói phụt lên trời. Những khối bê-tông, cây cối, gạch bay tung lên...

        An-đơ-rây kéo anh chàng người Pháp lên mái của khối.

        — Mau lên, mau lên !

        An-đơ-rây sung sướng quá, quên cả nguy hiểm. Anh giật mũ khỏi đầu, vung lên.

        — Nện chúng nó đi ! Nữa ! Ném nữa đi!

        Đây là lần đầu tiên Rơ-noa ở một nơi bị ném bom. Anh tái mặt, mở to mắt, nhìn những cột đất bị bom nổ hất tung lên, những bức tường cháy rừng rực.

        Bỗng nhiên anh giơ tay chỉ trại linh SS đang cháy :

        — Nô-vác ! Cậu Tiệp-khắc Nô-vác !

        Tiếng kêu gào của những tên SS chưa chết vang ra từ trong ngôi nhà đang cháy. Một người chạy như bay vào ngôi nhà chìm trong lửa. An- đơ-rây thấy người ấy mặc đồng phục màu lam, cũng như những người tù làm việc ở văn phòng. Nô-vác đưa một tay lên che mặt, chạy vào trong ngôi nhà cháy.

        — Đồ đê tiện ! — An-đơ-rây văng tục. — Lại đi cứu những thằng này... Nó muốn tâng công, thằng đốn mạt !

        Vài phút sau, Nô-vác chạy ra khỏi trại lính. Anh lôi một cái thùng nặng. Rồi anh dừng lại một lát để lấy hơi. Sau đó anh xốc mạnh chiếc thùng lên vai, còng lưng chạy.

        An-đơ-rây bất giác kêu lên sung sướng. Những cái hòm dẹt dẹt như thế thường đựng đạn hay lựu đạn. Nô-vác liều mạng chạy vào trại lính đang bốc lửa chính là để làm việc ấy ! Anh chàng cừ thật !

        Đạn rít chung quanh con người dũng cảm. Nô-vác bị bắn từ hai phía. Những chiếc máy bay là sát mặt đất, giội đạn chi xuống trại lính SS. Trong khi đó, bọn SS trên các chòi canh cũng nồ súng vào người anh hùng. Chỉ còn vài mét là tới chỗ ngoặt thoát thân, tới văn phòng. Vài người tù coi thường đạn bắn như mưa, chạy ra đón Nô-vác.

        Nhưng Nô-vác đã không vác được hòm đạn chạy đến chỗ ẩn. Một quả bom nổ ngay bên cạnh anh. An-đơ-rây nhìn thấy lửa vàng da cam bùng lên trên vai con người dũug cảm. Một tiếng nổ inh tai vang lên.

        Chiến sĩ yêu nước Tiệp-khắc, thành viên tổ chức bí mật Nô-vác đã hy sinh anh dũng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #117 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:12:32 am »


        Phi đội ném bom đã bay đi. Bu-khen-van chìm trong một bầu không khí chết lặng căng thẳng. Một cột khói đen bốc cao trên nhà máy quân sự : các phân xưởng vũ khí, kho nhiên liệu vẫn cháy. Khói cùng bao trùm trên khu SS. Một trại lính bị phá hủy hoàn toàn. Một trại khác cháy. Một số biệt thự bị bom. Những tên SS lơ láo nhìn quanh. Chúng tức tối, hốt hoảng bò ra khỏi các hầm trú ẩn, người đầy đất bẩn. Trong bọn chúng, có một số mới biết mùi chiến tranh lần đầu.

        An-đơ-rây bị đưa vào đội thu dọn những đống đổ nát. Trong khu SS, những người tù chữa cháy từ từ dùng vòi cứu hỏa xả nước vào trại lính đang cháy. Bên trái con đường chính trồng cây, một núi giầy đế gỗ cũ cháy âm ỉ. Khói đen phủ lên mặt đường, làm mắt cay sè.

        — Làm ơn lại đây ! Làm ơn lại đây, — thằng Lơ Gơ-Ie-rê chạy ra đón đội lao động, quần áo nó rách bươm, mặt nó ngơ ngác.

        An-đơ-rây nhận ra ngay thằng phụ trách Ghe- xta-pô mặt to bè bè. Chính thằng này đã hỏi cung anh. Anh cười nhạt: đồ súc sinh, đáng kiếp cho mày!

        — Làm ơn lại đây cho! — hai tay thằng Lơ-Cơ- le-rê run lên. — Làm ơn lấy ra hộ cái gì cũng được... dù vài tấm ảnh.

        Cả gia đình tên Ghe-xla-pô : vợ nó và hai đứa con, đều chết hết.

        Anh em tù từ từ bới đống gạch nát, toàn bộ ngôi nhà của một trong những tên đao phủ chủ chốt của Bu-khen-van chỉ còn có thế.

        — An-đơ-rây này nếm thử mứt xem. — È-ki- mốp chìa cho An-đơ-rây một hộp sắt méo mó đã mở. Môi anh dính đầy mứt ngọt. Anh ăn không cần cùi dìa.

        An-đơ-rây cũng ăn ngay ở hộp. Bọn Đức thật biết làm mứt anh đào !

        Trong khi đó, một nhóm tù khác chất xác của những tên SS lên xe hơi. Anh em phải khiêng, nhưng rất khoái trá : rất nhiều thằng bị giết. Tên tư lệnh bắt chở ngay các xác chết vào lò thiêu. Bây giờ thì không thể nói gì đến nghi thức.

        An-đơ-rây về trại muộn, lúc đã sắp kiểm tra buổi tối. Anh xếp lên bàn những thứ nhặt được: một hộp sữa đặc, vài miếng đường bẩn, một bao thuốc lá.

        — Hút đi các cậu !

        Bao thuốc hết ngay tức khắc.

        Những người khác trong các đội Cấp cứu xem ra «thu hoạch» phong phú hơn : một miếng mỡ lợn muối, một phần đùi lợn, nửa miếng phó-mát, một gói lương khô nát. Trưởng khối Bun-chon chia các thức ăn làm nhiều phần đều nhau rồi cúi chào mọi người :

        — Xin mời các vị vào bàn cho !

        An-đơ-rây đặt phần mỡ lợn của mình vào miệng, anh mỉm cười sung sướng :

        — Cầu cho linh hồn bọn ăn bám được yên tĩnh... Cầu chúa cho ngày mai lại như thế này !

        Anh em tù rất phấn khởi. Cuộc ném bom Bu- khen-van làm họ vui sướng. Bây giờ ai cùng cảm thấy mình sắp được tự do, sắp được giải thoát. Điều bao nhiêu năm nay tưởng như một ước mơ không thể nào thực hiện được, bây giờ đã trở thành một khả năng hiện thực. Ý nghĩ ấy như dọi nắng đẹp vào tâm hồn những người đang sống trong cảnh ngục tù. Mọi người lại cảm thấy mình là những con người.

        Những người tù đứng túm tụm từng nhóm chung quanh anh em người Nga. Câu chuyện chỉ xoay quanh một vấn đề : chiến tranh, đấu tranh. Bỗng nhiên mọi người đều cảm thấy và hiểu rằng: có thể đánh bại được bọn Đức !

        Ê-ki-mốp đã tham gia những trận chiến đấu ở Lê-nin-gơ-rát. Anh kể lại chuyện mùa đông qua, tên tư lệnh quân đội Đức bị bắt làm tù binh :

        — Nom nó y như một thằng bù nhìn cuộn tròn thu lu trong những chiếc khăn dệt bẵng lông tơ. Nó bò ra, nó vung một mảnh khăn trải giường trắng. Như thể là nó đầu hàng. Sau lưng nó, những thằng đại tá và những thằng tướng gầy nhom cũng lục tục bò ra khỏi hầm của « Hiệu thực phẩm ». Chúng nó giơ hai tay lên chào bọn mình...

        Ê-ki-mốp kể chuyện này đã hàng ngàn lần, nhưng hôm nay câu chuyện lại có một ý nghĩa mới mẻ.

        Đã khuya mà anh em trong khối vẫn chưa ngủ. Chỗ này, chỗ kia vẫn còn nghe thấy những tiếng thì thầm sôi nối.

        Nhưng khi cái ngủ bắt đầu giúi những cái đầu nóng hổi xuống những tấm đệm cứng thì bỗng nhiên Bun-chon bước vào khối. Bác thường không bao giờ vào khối khuya như thế này. An-đơ-rây ngửng đầu lên, nhìn mặt trưởng khối và hiểu ngay rằng có một chuyện rất không may vừa xảy ra.

        Bun-chon vội chạy tới nút bấm điện để tắt đèn. Ngay lúc ấy, mọi người nghe thấy một giọng nói rất kiên quyết, không biết của ai:

        — Các đồng chí ! Chú ý !

        An-đơ-rây chống khuỷu tay, nhỏm lên. Giọng nói nghe rất quen. Không biết mình đã được nghe ở đâu rồi? An-đơ-rây cố nhớ lại. À, đúng rồi, mình đã được nghe ở khối bảy, trong đêm sửa soạn phá cuộc đột kích của bọn xanh. Đó là giọng nói của Ki-ung.

        — Các đồng chí ! Hôm nay, giữa cuộc ném bom, chúng tôi đu được biết về một tội mới, một tội man rợ của bọn phát-xít. Tuần trước, theo mật lệnh của Him-le, tại đây, ở Bu-khen-van, đồng chí Éc-xtơ Ten-man, lãnh tụ của giai cấp vô sản Đức, chủ tịch Đảng cộng sản Đức, đã bị giết một cách dã man trong sân lò thiêu xác.

        Toàn khối như nghiêng ngả. Anh em tù đứng chồm dậy.

        — Ten-man ?

        — Thật thế hay sao ?

        Tiếng nói của Ki-ung lại vang lên, át cả những tiếng ồn ào.

        — Các đồng chí ! Chiìng ta mặc niệm một phút để tưởng nhớ hương hồn đồng chí Éc-xlơ Ten-man yêu quí của chúng ta.

        Bầu không khí im lặng của tang lễ trùm lên cả khối. An-đơ-rây cúi đầu, hồi tưởng những điều mình đã được học dưới mái trường mang tên người chiến sĩ cộng sản bất khuất. Một bức chân dung rất lớn của Ten-man thường được treo trước cổng chính trong những ngày hội. An-đơ-rây nhớ lại những buổi sinh hoạt ở trường với chuyên đề về người chiến sĩ dũng cảm này của giai cấp vô sản quốc tế.

        Vĩnh biệt, đồng chí Ten-man yêu quí...

        Khi trưởng khối bật đèn, Ki-ung không còn có mặt trong khối nữa. Bun-chon từ từ nhìn quanh những người tù, nhưng mắt bác như không nhìn thấy gì. Rồi bác còng lưng đi ra cửa. Bun-chon đau lòng lắm. Bác có quen riêng Ten-man. Bác đã cùng Ten-man tham gia tổ chức những cuộc bãi công của anh em công nhân Ham-buốc...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #118 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:14:05 am »

   
XXXVI

        Nghe tin Ten-man bị hãm hại, hàng vạn người tù ở Bu-khen-van đã xúc động mạnh mẽ. Tin ấy đã làm tất cả những người chống phát-xít đoàn kết thêm chặt chẽ. Tên tư lệnh sợ có một cuộc nổi loạn rộng khắp nên đã tăng gấp đôi số lính trên các chòi canh. Những tên SS chịu trách nhiệm ở các khối nhận được nghiêm lệnh bám sát tình hình những người tù dưới quyền chúng và không tiếc đạn nếu có chuyện gì xảy ra. Hàng trăm tên gian tế và phản bội xục xạo trong trại. Một đoàn rất đông tù hình sự ở trại tập trung Đa-khao được đưa tới giúp sức bọn xanh đã bị mất ảnh hưởng.

        Không khí ở Bu-khen-van nóng bỏng. Cuộc đấu tranh giữa bọn xanh và anh em tù chính trị nổ bùng lên với một mức độ khác hẳn trước.

        Sau thắng lợi mới của An-đơ-rây, một nhóm ác ôn được lựa chọn trước hò hét xông tới chỗ nhà thể thao Nga lúc anh trèo qua dây vũ đài. Nhưng một số người Nga lực lưỡng đã chặn đứng chúng nó. Cuộc ẩu đả nổ ra đã phát triển nhanh chóng thành một trận đánh lộn đại qui mô. Mỗi lúc lại có thêm nhiều người tù bị lôi cuốn vào đó. Chẳng mấy chốc trên bãi đã diễn ra một cuộc chiến đấu giáp lá cà thật sự, mỗi bên có hơn ngàn người tham gia. Bọn SS trên các chòi canh theo dõi cuộc đánh nhau, chúng chĩa súng máy vào những người tù, chờ kết quả. Đến khi chúng thất vọng thấy phần thắng nghiêng hẳn về phía anh em tù chính trị, súng máy trên các chòi bắt đầu nhả đạn. Bạn réo trên đầu mọi người. Nhưng người tù bắt đầu chạy tản ra. Bọn SS đã cứu bọn xanh thoát khỏi một cuộc đại bại.

        Bè lũ Ghe-xta-pô biết rằng bằng cách này hay cách khác, dư luận thế giới thể nào cũng sẽ biết rõ tội ác của chúng. Nhưng chúng có thể thông báo như thế nào về tội giết người hèn hạ của chúng ? Ngay những tên đao phủ phát-xít đần độn nhất, đứng đầu là thằng tổng ủy Him-le; cũng biết rằng sẽ chẳng ai tin những lời dối trá rập khuôn : « tự sát » hay « bị giết trong khi vượt ngục ». Bọn Ghe-xta-pô sợ. Đầu tiên chúng tìm cách xóa hết dấu vết của tội ác. Mãi đến ngày 14 tháng 9 năm 1944, gần một tháng sau, cơ quan tuyên truyền phát-xít mới quyết định thông báo về cái chết của Ten-man. Chiều hôm ấy, khi những người tù tập trung trên bãi Bu-khen-van để kiểm tra, họ nghe thấy đài phát thanh Béc-lin truyền đi một tin đặc biệt:

        «Trong trận tập kích của không quân Anh-Mỹ vào vùng ngoại ô Vây-ma ngày 28 tháng 8, nhiều trái bom phá đã rơi vào trại tập trung Bu-khen- van. Trong số những người tù bị chết, có hai cựu đại biểu quốc hội Bơ-rày-sây-tơ và Ten-man».

        Ai cũng thấy rõ sự lừa bịp trâng tráo này. Vụ ném bom đã xảy ra ba ngày trước đó, tức là ngày 25 tháng 8. Ngoài ra, tất cả anh em tù đều biết rằng không có quả bom phá nào rơi vào khu vực trại tập trung. Xem ra, trong lúc vội vàng, bọn Ghe-xta- pô đã không kịp bàn bạc trước với bộ tuyên truyền để chọn một ngày có vẻ đúng sự thật hơn cho việc thông báo về cái chết của Ten-man.

        Một làn sóng công phẫn dâng lên qua các hàng tù. Tên sĩ quan thông báo trực nhật mở loa phóng thanh, chửi ầm lên : tại sao các hàng tù mất trật tự ? Bọn chỉ huy khối vung gậy nhảy vào lấy lại «trật tự».

        Đến đêm, anh em hoạt động bí mật nhận được bản thông báo đặc biệt của đài phát thanh Mát-xcơ- va : «Hôm nay điện tấn xã Đức loan tin có nhiều người tù ở trại tập trung Bu-khen-van bị chết trong một trận tập kích của không quản đồng minh. Họ nói rằng trong số những người chết có chủ tịch Đảng cộng sản, đại biểu quốc hội Đức Éc-xtơ Ten-man và đại biểu quốc hội Đức thuộc Đảng xã hội dân chủ Bơ-rây-sây-tơ. Bộ tư lệnh quân đội đồng minh xác nhận rằng ngày 28 tháng 8 không có trận tập kích không quân nào, không những ở Bu-khen-van, mà còn trên toàn cõi nước Đức. Vì thế cái chết của Ten-man và Bơ-rây-sây-tơ là do chính tay bè lũ Hít-le gây ra. Việc này làm mọi người thấy rõ rằng Hít-le đã bắt đầu tiêu diệt lãnh tụ của các đảng đối lập. Him-le đã ra lệnh bắt giữ tất cả các cựu đại biểu quốc hội Đức không phải là đảng viên Đảng quốc xã của Hít-le...». Đài phát thanh Luân-đôn cũng ra một thông báo tương tự...

        Sáng hôm sau, tin này được truyền miệng từ người nọ sang người kia. Mọi người đều hiểu rằng vòng lửa của các mặt trận đang thít dần ngày càng chặt chung quanh sào huyệt của bè lũ phát-xít. Trong cái vòng ấy, bọn đầu sỏ quốc xã đang lồng lộn như những con bọ cạp. Chúng nó biết trước không sao thoát chết nên đã vội vã làm cho giai cấp vô sản mất người lãnh đạo và diệt tất cả những người sau này có khả năng sẽ lãnh đạo nước Đức.

        Ba ngày sau, bộ tuyên truyền của Gơ-ben truyền đi một lời « cải chính »

        « Để trả lời sự khẳng định của địch, phía nước Đức dứt khoát xác nhân sự thật là những phi đoàn đồng minh đã ném xuống trại Bu-khen-van ngày 24 tháng 8 khoảng một ngàn trái bom phá và một số bom cháy, kết quả làm cho trại này biến thành cả một biển máu ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #119 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:14:42 am »


        Lời dối trá vụng về này hoàn toàn lột mặt nạ của bè lũ quốc xã. Đài thu thanh bí mật đã nhận được bản tuyên bố dưới đây của đài phát thanh Luân-đôn :

        « Ngày 14 tháng 9, thông tấn xã chính thức của nước Đức thông báo rằng ngày 28 tháng 8, cuộc tập kích của không quân Anh vào trại tập trung Bu-khen-van đã gây ra cái chết của Éc-xlơ Ten- man, Ru-đon Bơ-rây-sây-tơ và nhiều tù nhân khác. Ba ngày sau, ngày 17 tháng 9, phòng thông tin Đức lại công bố huyền thoại của họ theo một biến thể mới. Họ nói rằng cuộc tập kích của không quân đồng minh đã diễn ra ngày 24 tháng 8. Họ nói rằng cuộc tập kích không quân này của liên quân Anh - Mỹ đã biến trại tập trung thành một biển máu. Không cần suy nghĩ lâu la, bọn quốc xã đã loan tin sai về ngày tháng của trận tập kích sớm bốn ngày, nhưng chúng đã phải suy tính hai mươi ngày trước khi quyết định thông báo cho công luận biết về những việc xảy ra ở Bu-khen-van.

        Những tư liệu chúng tôi nắm được cho thấy rằng trong tháng bảy và tháng tám, ở Bu-khen- van đã có bảy ngàn người tù bị giết một cách dã man, trong số đó có Ten-man và Bo-rây-sây-tơ. Những vụ giết hại này là một âm mưu mới của bọn quốc xã nhằm gạt hết các lãnh tụ đối lập ở Đức và ở Áo ».

        Trung tâm chống phát-xít quốc tế bí mật ra quyết nghị làm lễ truy điệu đồng chí Ten-man trong các khối và tổ chức một cuộc mít-tinh làm lễ tang toàn trại. Mười hai tổ chức bí mật sẽ cử mỗi khối hai người tới dự mít-tinh. Hầm của khối tẩy uế được chọn làm nơi tổ chức mít-tinh. Hầm này lớn, có hai lối ra vào.

        Sau giờ kiểm tra buổi chiều, Bun-chon gọi An-đơ-rây và Ê-ki-mốp :

        — Đến giờ rồi đấy.

        Ba người tránh rất cẩn thận các vọng gác của cảnh sát, đi về phía khối tẩy uế. Một đội bảo vệ đêm đi đi lại lại trườc ngôi nhà xây bằng đá, đội này gồm những người cảnh sát của trại, được trưởng trại đặc biệt chỉ định trong số anh em tù chính trị. Không ai vào trong khối mà họ không biết. Một cảnh sát trại là anh chàng Tiệp-khắc Vơ- la-đét nhận ra ba anh em, bèn cho vào :

        — Vào mau đi.

        An-đơ-rây, Bun-chon và Ê-ki-mốp xuống những bậc thang xây bằng đá, vào căn hầm sân. Trần bằng đá rất thấp, hơi ẩm và mùi thuốc sát trùng xông lên nồng nặc. Mắt quen dần với cảnh tranh tối tranh sáng, ánh sáng đèn điện lọt xuống từ tầng trên, qua những cửa sồ nhỏ.

        Khi mắt nhìn đã quen, An-đơ-rây bắt đầu nhận ra mặt những anh em tù cũng đến dự mít-tinh tang lễ như anh. Anh nhận ra Lô-gu-nốp, người chỉ huy nhóm anh hôm trấn áp bọn xanh, anh bắt tay Lép-sen-cốp và Xi-ma-cốp thật chặt, trao đổi vài câu với anh chàng Gơ-li-ne người Bỉ, chào Hen-mút Ti-man, phụ trách khu phẫu thuật. Ti-man đang nói chuyện với người tù Pháp Pôn Mác-xen. An-đơ-rây đã được nghe kể nhiêu về Mác-xen, một người cộng sản vô cùng gan dạ.

        Mít-ten-đốp dành một chỗ bên cạnh anh và khẽ gọi:

        — An-đơ-rây, lại đây với bọn mình.

        Mit-ten-đốp giới thiệu An-đơ-ráy với một đồng chí người Hà-lan và một đồng chí người Na-uy. Đồng chí người Na-uy nói tiếng Đức, anh nắm lay An-đơ-rây, lắc rất lâu :

        — Tốt, kiện tướng quyền Anh ! Tốt !

        Mit-ten-đốp cho An-đơ-rây biết rằng có những nhà cách mạng chuyên nghiệp, đảng viên cộng sản, đến dự mít-tinh. Trong số dó có nhiều người đã gặp Ten-man nhiều lần.

        Van-te Bác-ten, người lãnh đạo trung tâm tổ chức chống phát-xít quốc tế bí mật, đứng lên một cái hòm kê sát tường.

        — Thưa các đồng chí, tôi tuyên bố khai mạc cuộc mít-tinh truy điệu Éc-xtơ Ten-man.

        Có người bột que diêm, châm hai mẩu nến sáp cháy dở đặt trên hai chiếc thùng gỗ lộn ngược. Ánh nến chập chờn chiếu sáng bức chân dung nhỏ của Ten-man. Sau này An-đơ-rây được biết rằng người dùng một mẩu than gỗ vẽ bức chân dung này là một họa sĩ Nga tên là Ê-phi-men-cô. Hồi còn ở nhà, ở Đôn-bát, Ê-phi-men-cô đã nhiều lần dựa vào ảnh để vẽ chân dung Ten-man. Lần này, Ê-phi-men-cô đã vẽ theo trí nhớ. Những người tham gia buổi mít-tinh truy điệu nhìn thấy khuôn mặt rất quen thuộc của vị lãnh tụ dũng cảm của giai cấp vô sản Đức với cặp môi chữ nhất mím chặt và hai con mắt nhìn chăm chú dưới lưỡi trai mũ, hai con mắt biểu hiện rõ trí thông minh và tính nghiêm khắc của người chiến sĩ, nhưng trong đó cũng có cả vẻ nồng ấm của một tâm hồn cao cả.

        Người lên nói đầu tiên là một người tù già tóc bạc phơ, có một vạch đỏ bên trên số tù. Dấu hiệu ấy cho biết rằng người tù đã bị giam hơn mười năm. An-đơ-rây nhận ra đồng chí cộng sản Đức lão thành Rô-béc Di-véc.

        — Ngay trước hôm tổ chức trưng cầu dân ý ở quận Xa, đoàn đại biểu công nhân chúng tôi có đến Béc-lin gặp đồng chí Ten-man, — Rô-béc Di- véc nói. — Bọn quốc xã không dám từ chối, chúng phải mở cửa nhà tù Mô-a-bít cho chúng tôi vào. Một đồng chí của chúng tôi là thợ mỏ, hỏi Ten- man có bị chúng nó làm nhục không. Tôi còn nhớ rằng đồng chí Ten-man rất xúc động trả lời : « Có, chúng nó có làm nhục ! ». Rồi đồng chí kể rằng ngay mấy tháng đầu tiên, chính thằng tổng ủy tội phạm Gơ-rinh đã dẫn một lũ ác ôn Ghe-xta-pô vào xà-lim. Chúng cố dùng những thủ đoạn đánh đập để bắt đồng chí Ten-man « nhận tội ». Nhưng chúng tôi đã không được chuyện trò lâu. Đồng chí Ten-man vừa bắt đầu kể về những chuyện bị làm nhụv thì bọn SS đẩy chúng tôi ra khỏi xà-lim một cách thô bạo. Đồng chí Ten-man nói to theo chúng tôi : « Các đồng chí hãy kể cho anh em công nhân ở xa biết chuyện đó ! ».
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM