Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:54:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 12051 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #100 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2020, 06:22:18 am »


        Mọi người đều thừa nhận rằng đây là một cuộc mạo hiểm. Nhưng không còn có lối thoát nào khác. Trong trường hợp kế hoạch bị thất bại, trung tâm quân sự chính trị Nga sẽ cho nhóm xung kích hành động : hễ Hô-vơn từ chối không nhận hối lộ thì phải khử hắn ngay. Nếu thấy mật hiệu của Hen- mút Ti-man, các đội viên xung kích Nga sẽ phải tấn công vào khối bốn mươi sáu, làm như đẽ giải phóng các đồng chí sắp bị dùng vào những thí nghiệm y học, và giết Hô-vơn. Đồng thời họ cũng có thể trừng trị cả lão Cu-snhia Cu-sna-rép, nhà lão này cũng ở gần đấy. Các anh em tham gia cuộc tập kích tự nguyện hy sinh thân mình vì sự nghiệp chung.

        Hen-mút Ti-man không rời Hô-vơn nửa bước trong hai tuẫn liền để theo dõi hắn. Đồng chỉ chờ thời cơ thuận lợi. Bất cứ lúc nào, các nhà yêu nước Nga cũng sẵn sàng xông đến giết tên SS mà họ căm thù.

        Cuối cùng, một tuần trước lễ Nô-en, giờ phút bao lâu mong đợi đã đến. Nếu trong lòng hắn vui vẻ thì đôi khi tên thiếu tá SS cũng hạ mình nói chuyện với Ti-man, thậm chí chơi cờ với đồng chí. Hắn đã có tâm trạng như thể hôm thứ bảy. Hắn tới bệnh viện, giải quyết nhanh chóng công việc trước mắt rồi gọi Ti-man vào.

        — Anh bày quân cờ ra đi. Tôi sẽ thanh toán ngay với anh. Về thất bại lần trước.

        — Chuyện ấy thì chúng ta còn phải chờ xem, thưa ngài thiếu tá.

        Ở Bu-khen-van, Hen-mút Ti-man được, coi là một trong những người chơi cờ giỏi nhất. Đồng chí bầy quân cờ rất nhanh rồi nói rành rọt một cách đầy ý nghĩa.

        — Bây giờ tôi sẽ làm cho ngài mất vui trước lễ Nô-en...

        Ván cờdiễn ra ác liệt, thắng lợi lúc ngả sang bên này, lúc ngả sang bên kia, rồi kết thúc với phần thắng về phía Hô-vơn. Hen-mút Ti-man đã «thua» rất khéo. Nhiều lần đồng chí định mở đầu câu chuyện cần thiết, nhưng cứ ngập ngừng mãi. Máu chảy giần giật như búa đập vào hai bèn thái dương, miệng khô cả lại. Bây giờ bắt đầu nào, bây giờ bắt đầu nào...

        — Hô-vơn nhận thấy vẻ xúc động của Ti-man. Nhưng hắn lại hiểu khác.

        — Thế nào, anh không thích thua lắm à? Đúng đấy ! Bây giờ tôi sẽ chiếu cho anh bí ngay tức khắc — tên thiếu tá di quân mã — Chiếu !

        Ti-man đã «thua» một cách tài tình. Thắng lợi làm cho tên thiếu tá như mọc cánh. Hắn thậm chí trở nên tốt bụng. Hắn cười nhạo, ném cho Ti-man một điếu thuốc lá.

        — Anh có thể hút thuốc được, nghe nói hút thuốc đôi khi cũng có lợi đấy.

        Ti-man liếm cặp môi khô rồi hỏi :

        — Thưa ngài thiếu tá, tôi có thể nêu với ngài một cãu hỏi không nằm trong công tác, hay như người ta thường nói, một câu hỏi trước đêm giáng sinh được không ạ ?

        — Tôi nghe đây.

        — Thưa ngài thiếu tá, hình như có lần ngài kề rằng ngài có một trang trại riêng. Ở gần Phơ-rai- bua. Ở đấy có những chỗ đẹp lắm !

        Hô-vơn nở một nụ cười.

        — Không khí ở đấy thật là tốt ! Ở vùng Thụy- sĩ thuộc Đức của chúng tôi ấy ! Trong mùa này vùng ấy đẹp như thế nào, anh không tưởng tượng được đâu.

        Ti-man hơi ngả người về phía trước.

        — Thưa ngài thiếu tá... Xin ngái tha thứ cho cái tính tò mò, thu nhập của ngài về trang trại ấy được bao nhiêu ạ ?

        Hô-vơn châm thuốc hút rồi nói thật oai:

        — Ba ngàn trừ tất cả các khoản.

        «Đừng nói khoác, anh bạn thân mến ạ, — Ti-man nghĩ thầm, — anh chỉ thu nhập được một ngàn tám trăm bốn mươi hai mác thôi»

        — Thưa ngài thiếu tá, nếu như bây giờ người ta đặt lên bàn cho ngài... — Ti-man ngừng lời một lát rồi mơ màng nói rành rọt : — Chẳng hạn một món tiền bằng thu nhập của ngài trong mười lăm năm, thì thế nào ạ ?

        Hô-vơn đưa mắt lên nhìn Ti-man rồi bật cười.

        — Tôi không phải là một người mơ mộng.

        Ti-man vẫn không thôi:

        — Nhưng dù sao cũng sắp đến Nô-en rồi, cung có thể mơ ước được một chút. Ngài thử tưởng tượng, một lúc nào đó, ngài mở cửa phòng làm việc và nhìn thấy trên bàn của ngài ba mươi ngàn mác...

        — Chuyện ngớ ngẩn, — tên bác sĩ trường nói, — các anh toàn nói những chuyện ngớ ngẩn. —  Hắn nín lặng một lát rồi lại bật cười, — Cộng sản ! Mơ mộng hao huyền ! Tất cả các anh đều như thế hết... Các anh sống bằng những ảo tưởng ! Lúc thì các anh đem thiên đường dưới trần, đem cái chủ nghĩa cộng sản ấy hứa hẹn với các dân tộc, lúc thì các anh bịa ra mọi thứ kế hoạch năm năm...

        Hô-vơn dụi điếu thuốc lá vào cái gạt tàn rồi nói tiếp :

        — Cần phải học tập người Mỹ. Ở đấy người ta không ước mơ mà làm ra tiền — rồi hắn khẽ nói bằng một giọng khác hẳn vì xem ra câu hỏi của Ti-man đã trúng đích. — Thế nhưng bà tiên tốt bụng nào sẽ đặt món tiền ấy lên bàn ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #101 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2020, 05:51:37 am »


        Ti-man hút một hơi dài. Đồng chí từ từ nhả khói rồi nói dằn lừng tiếng ;

        — Thưa ngài thiếu tá, ngài sẽ nói như thế nào nếu như Cu-snhia Cu-sna-rép bỗng nhiên bị bệnh... với giá ba mươi ngàn ?

        Vẻ mặt tên thiếu tá trở nên tàn nhẫn. Hắn nhìn Ti-man chằm chằm. Tay tên SS từ từ đưa xuống bao súng, nhưng dừng lại ngay. Ba mươi ngàn, mẹ khỉ, đó là cả một tài sản ! Hô-vơn nuốt nước bọt.

        — Được, tôi đồng ý.

        Ti-man thấy nhẹ cả người.

        — Nhưng không bằng răng vàng, — Hô-vơn nhăn mặt một cách kinh tởm. — Bằng tiền mác.

        Nửa giờ sau tên SS trực nhật trao cho tên gian tế một giấy gọi có chữ ký của chính bác sĩ trưởng : Cu-snhia Cu-sna-rép được mời lên ngay bệnh viện của trại để thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh thương hàn phát ban.

        Trong khi kiểm tra quần áo của Cu-snhia Cu-sna-rép, đã tìm thấy một con rận. Những người y-tá được phái đến lại tìm thấy một con nữa trên giường của tên gian tế.

        — Căn phải để ông nằm bệnh viện, — Ti-man nói.

        — Không, không, tôi không nằm bệnh viện đâu, — thằng khốn nạn run lên. — Và tôi cũng không uống thuốc ! Tôi cũng không để cho tiêm đâu !

        Tên bác sĩ trưởng nhìn cái thân hình nhẽo nhựt của thằng nghiện ma túy bằng cặp mắt khỉnh bỉ : đồ súc sinh này mà được trả giá ba mươi ngàn ! Rồi hắn ra lệnh :

        — Cho Cu-snhia Cu-sna-rép vào phòng bệnh riêng, do tôi theo dõi.

        Rồi hắn bảo tên tướng cũ của Nga hoàng :

        — Chính bác sĩ Ti-man phụ trách bộ phận này sẽ chữa cho ông.

        — Xin cám ơn ngài thiếu tá, xin cám ơn,— nụ cười đọng lại trên mặt Cu-snhia Cu sna-rép giờ lâu.

        Tên gian tế được cho vào một phòng riêng. Theo lệnh Hô-vơn, những tên lính trong nhà bếp SS mang thức ăn đến cho nó.

        Ti-man hiểu rằng giấy bạc còn chưa đem đến đặt trên bàn Hô-vơn thì chưa sợi tóc nào rụng khỏi đầu tên gian tế.

        Nhưng chuyển vàng bạc châu báu thành tiền đâu phải là một việc đơn giản. Trung tâm tìm cách đưa vàng và đá quí từ trại tập trung đến Vây-ma để đổi lấy tiền ở ngân hàng thành phố.

        Ngày nào đội làm việc ở nhà bếp cũng đến Vây-ma nhận thực phẩm cho bọn SS. Trong đội có người của mình. Họ được trao nhiệm vụ quan trọng ấy. Đồng chí đảng viên cộng sản già Di-véc vốn có liên hệ với tổ chức cộng sản bí mật ở Tiu- rinh, sẽ bố trí những cuộc gặp gỡ bí mật trong khu công nhân.

        — Các đồng chí cứ chuyển lời chào của tôi, rồi anh em sẽ giúp.

        Ngay trước hôm đội nhà bếp đi Vây-ma, đồng chí  Ốt-tô Gan-lê phụ trách kho đồ đem vàng và châu báu tới. Đồng chí đã chọn lấy các thứ ấy từ trước và cất trong một chỗ giấu bí mật. Tuy đã làm những biện pháp đề phòng mọi mặt, nhưng thằng SS Bam-bút chịu trách nhiệm về vàng bạc châu báu trong kho vẫn nhận thấy thiếu vài thoi vàng. Nó truy thẳng vào Gan-lê :

        — Vàng mất đi đâu hử !

        Gan-lê không mất bình tĩnh. Đồng chí khẽ nói, giọng bí mật :

        — Đến chỗ ngài tư lệnh.

        Bam-bút đành ngậm tăm. Tên SS biết rằng thằng tư lệnh thường thò tay vào kho châu báu của nhà nước. Trong những việc như thế thì hắn bất lực: đừng có nhổ nước bọt ngược chiều gió. Bam- bút lầu bầu vài câu về vấn đề phải thận trọng rồi nó khuyên :

        — Nhưng mày phải ghi lại để còn kiểm kê. Nếu không, cấp trên thì lấy đi, còn chúng mình lại phải đem đầu ra hứng lấy tất cả.

        Trước hôm Nô-en, Ti-man đặt ba mươi ngàn mác lên bàn, trước mặt tên thiếu tá làm hắn sửng sốt đến ngây người ra.

        — Thưa ngài thiếu tá, ngài không cần đếm làm gì, không thiếu đồng nào đâu.

        Hô-vơn ngồi xuống ghế. Hắn lặng đi vài giây, nhìn những tập giấy bạc bó rất chặt, chất thành một đống trên bàn giấy. Ba mươi ngàn. Mẹ khỉ, cả một tài sản ! Tên bác sĩ trưởng mở ngăn kéo, vội vã xếp những tập giấy bạc vào trong đó. Rồi có tiếng khóa lách cách. Thiếu tá SS Hô-vơn ngước nhìn người tù.

        — Cu-snhia Cu-sna-rép đã thuộc về ông. Tôi mong rằng sẽ không đề lại chút dấu vết nào.

        Ti-man gật đầu.

        Đồng chí ra đến cửa thi bỗng nhiên loa phóng thanh trong phòng làm việc kêu o o. Ti-man đề phòng lắng nghe. Ngay sau đó, nghe thấy giọng nói rin rít của tên sĩ quan thông báo : 

        — Toàn trại chú ý ! Mệnh lệnh ! Sĩ quan phụ trách khối chín mươi chín có mặt ngay ở công...

        Ti-man hiểu ngay : bọn đao phủ ở khối chín mươi chín. Như thế có nghĩa là sắp có những cuộc hành quyết mới.

        — ... Đội lò thiêu xác nghe đây ! Phái ngay sáu đứa ra cổng...

        Ti-man nghiến răng : bọn phát xít muốn xóa sạch ngay các dấu vết.

        — ... Toàn trại nghe đây ! Cu-snhia Cu-sna-rép ra ngay cổng !

        Ti-man run bắn người lên. Như thế là chúng nó đang giải anh em người Nga đến... cần có tên gian tế, tên phản bội... Nhưng nó vẫn còn sống !

        Ti-man nhìn tên thiếu tá, tỏ ý đòi hỏi. Hô-vơn cầm ống nói lên, nói giọng thật bình thản với văn phòng :

        — Cu-snhia Cu-sna-rép đang ốm. Đang nằm bệnh viện, ốm rất nặng.

        Người tù đi nhanh ra khỏi phòng làm việc. Cần phải hành động thật nhanh, ngay bây giờ... Chỉ cần loa phóng thanh ở đấy không mở. Chỉ cần Cu- snhia Cu-sna-rép không nghe thấy lệnh gọi. Nhanh lên mới được... Sao cho kịp... Sao cho kịp...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #102 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2020, 05:52:08 am »


        Về đến gần phòng bệnh, đồng chí nhìn thấy Pen-che. Mặt ông già có vẻ rất lo lắng. Khi đền gần người y tá, Ti-man thở hổn hển khẽ hỏi :

        — Loa phóng thanh ?

        — Tôi đã theo dõi chuyện ấy, thưa đồng chí Ti-man. Đã kịp tắt loa phóng thanh. Thằng gian tế chưa biết gì hết.

        Ti-man vào phòng bệnh, đồng chí mỉm cười thân mật với Cu-snhia Cu-sna-rép.

        — Tướng quân thấy trong người thế nào ?

        — Xem ra cũng khá ạ, — Cu-snhia Cu-sna-rép nhe răng cười nịnh. Lão đã bắt đầu tin người thầy thuốc chăm chỉ này. — Mấy mũi tiêm thuốc tau-ben-chu-ke của bác sĩ đã lấy lại cho tôi sức khỏe.

        — Ồ ! Đúng là như thế rồi. Tau-ben-chu-ke là một thứ thuốc tuyệt diệu ! Tôi tin chắc rằng đã có thề làm giấy cho ông ra viện được rồi. Nhưng để yên tâm hơn, ta hãy tiêm thêm phát nữa.

        Rồi Ti-man bắt đầu sửa soạn ống tiêm.

        Tên tường cũ của Nga hoàng kéo áo sơ mi lên, đê lộ cái lưng xương xẩu, vàng như nghệ.

        Ti-man ấn mũi tiêm xuống dưới da.

        Tên gian tế run run khua tay lên, rên rĩ rồi gục xuống sàn. Nó chết ngay trong nháy mắt.

        Trong khi đó, các loa phóng thanh khắp Bu- khen-van lại réo lên :

        — Bệnh viện nghe đây ! Bệnh viện nghe đây ! Đưa ngay Cu-snhia Cu-sna-rép ra cổng, bất kể trong tình trạng như thế nào !

        Tên bác sĩ trưởng của Bu-khen-van luống cuống bấm chuông. Người y tá trực nhật chạy vào.

        — Gọi Hen-mút Ti-man vào gặp tôi. Ngay tức khắc !

        Rốt cuộc Cu-snhia Cu-sna-rép đã chết rồi.

        Nhưng trong lúc này, mẹ khỉ, còn phải làm thế nào giải quyết ổn thỏa về phía bọn Ghe-xta-pô.

        Ti-man không gõ cửa, bước vào phòng. Hô-vơn nóng nảy gõ gõ ngón tay xuống bàn.

        — Cần phải cho Cu-snhia Cu-sna-rép ra cổng trong vài giờ.

         Ti-man cố ghìm nụ cười.

        — Cu-snhia Cu-sna-rép chết rồi, thưa ngài thiếu tá.

        Hô-vơn đứng chồm dậy. Hắn đi đi lại lại trong phòng. Rồi hắn cầm ống nói lên. Hắn gọi dây nói cho chính tên chỉ huy trại Su-béc.

        — Mác này, mình đây. Mình đây, Hô-vơn đây... Mình được báo cáo là lão Cu-snhia Cu-sna-rép bất hạnh ấy đã chết rồi. Chết rồi! Cậu hiểu chưa, chết rồi !

        Hô-vơn ném ống nghe xuống, gầm lên với Ti-man :

        — Đồ ngu ! Tống mau xác nó vào lò thiêu !

        — Xin tuân lệnh, thưa ngài thiếu tá ! Ti-man chạy thật nhanh ra cửa.

        Hàng vạn người tù không hiểu ra sao cả. Những mệnh lệnh liên tiếp dội xuống từ trên loa phóng thanh. Đang có chuyện gì đây. Nhưng đích xác là chuyện gì thì không ai biết. Tuy nhiên anh em tù hiểu rằng bọn SS đã nhốn nháo, cuống cuồng lên thì anh em có thể vui mừng về việc xảy ra.

        Tên phụ trách Ghe-xta-pô lúc ấy đang có mặt trong phòng làm việc của tên chỉ huy trại Su-béc. Nó rất ngạc nhiên trước cái chết bất ngờ của Cu- snhia Cu-sna-rép.

        Su-béc gật đầu không nói gì cả.

         Tên sĩ quan thông háo lại gào lên trong loa phóng thanh, giọng nó ngắc ngứ vi tức giản .

        — Bệnh viện nghe đây ! Bệnh viện nghe đây ! Đưa ngay xác Cu-suhia Cu-sna-rép đến Ghe-xta-pô !

        Hô-vơn ngồi ở bàn của hắn, hai tay ôm lấy thái dương. Xác tên tướng của Nga hoàng có thể bị mổ. Sễ thấy rõ nguyên nhân làm cho hắn chết. Mẹ khỉ, thằng gián điệp đầy chấy rận này lại có thể gây rắc rối lung tung ! mà mình sẽ phải hứng chịu nhiều nhất... Bản luận án của mình... Tài sản của mình... Tất cả bay hết lên ống khói!

        Têu thiếu tá Hô-vơn vẫn nôn nao, hắn không rời mắt khỏi cái kim phút đang xê dịch trên mặt chiếc đồng hồ để bàn. Những phút dài như những thế kỷ. Hô-vơn lo lắng chờ đợi.

        Cuối cùng có tiếng chuông điện thoại. Hô-vơn run run chộp lấy ống nghe. Hắn nghe thấy giọng nói khàn khàn của thằng phu trách lò thiêu xác :

        — Thưa ngài thiếu tá, quản một Hen-bích xin báo cáo. Lệnh của ngài đã chấp hành xong ! Cái xác đã đốt rồi.

        Tên thiếu tá SS Hô-vơn đứng dậy. Tiếng cười ha hả của nó vang lên trong phòng làm việc.

        — Hà hà hà !... Bọn Ghe-xta-pô chậm mất rồi !...

        Một phút sau hắn nói chuyện rất lịch thiệp với thằng phụ trách Ghe-xta-pô

        — Hu-béc này, anh bạn thân mến ạ, cậu hơi chậm một chút. Cu-snhia Cu-sna-rép không còn nữa đâu. Mấy thằng ngu xuẩn trong lò thiêu xác đã đốt tiêu nó rồi. Phải bảo sớm hơn mới được. Đốt mất rồi, chẳng còn làm thế nào được nữa.

        Lần này thằng thiếu tá SS Hô-vơn đã nói thật.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #103 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:07:15 am »


XXX

        Một đêm tháng ba, lúc đã khuya bỗng có tiếng còi rú lên, súng nổ đùng đùng. Bè lũ phát xít dùng gậy dựng anh em tù còn ngái ngủ khỏi những chiếc giường cứng và đuổi họ ra bãi điểm danh. An-đơ-rây cùng những anh em khác vội chạy ra bãi chính, ai nấy co ro vì lạnh.

        — Lũ súc sinh, chúng nó không ngủ, cũng không cho người khác ngủ...

        Anh em đến đầy bãi rất nhanh. Họ đi lặng lễ. Nhiều người văng tục để giấu một niềm sung sướng: báo động đêm là có chuyện vượt ngục rồi ! Có người đã vùng chạy khỏi cảnh cá chậu chim lồng của trại tập trung ! Chúc đồng chí lên đường bình an, đồng chí mà chúng tôi chưa biết !

        Tên SS trực nhật phì cả nước bọt vào mi-cơ-rô, giọng nói khàn đặc của nó vang khắp Bu-khen-van:

        — Ban chỉ huy trại sẽ áp dụng mọi biện pháp để giữ trật tự. Kẻ nào không muốn tuân theo trật tự sắt thép sẽ lên «lúp». Từ nay và mãi sau này sẽ áp dụng chính sách con tin. Cứ mỗi đứa bỏ trốn thì các bạn nó phải gánh trách nhiệm. Vì chúng nó biết chuyện vượt ngục mà không kịp thời báo cáo ban chỉ huy, và như thế là tòng phạm gián tiếp để vụ vượt ngục dược thực hiện. Nếu không phát hiện ra những đứa vượt ngực hôm nay thì...

        Đến cuối những lời dài dòng văn tự của tên ss, An-đơ-rây được biết rằng vừa có một cuộc vượt ngục nhiều người. Mười lăm anh em đã vượt ngục ! Trong những số được nêu lên, có cả số của Pác- khô-men-cô. Họ đã đào hàm trốn ra ngoài.

        An-đơ-rây cảm thấy tức thở: anh muốn được cùng đi với họ biết bao!

        Mưa lâm râm. Những giọt mưa lạnh rơi xuống những cái đầu nóng bừng bừng, chảy ròng ròng trên lưng. Quần áo dần dằn ướt hết. Anh em tù cố đứng sát vào nhau cho ấm.

        —Bảy giờ thì gắng mà đứng, — anh chàng người Ki-ép thở dài.

        Thời gian qua rất chậm. Bọn chỉ huy khối giờ trò thú vật. Chúng nó chạy lồng lộn, dùng gậy đánh, bắt anh em lấy lại hàng ngũ. Nhưng còn lâu mới sáng.

        Trời đã sáng nhưng rất âm u. Mưa nhỏ rả rích. Tù bị ướt thấu xương. Cũng phải được vắt quần áo một chút chứ ? Cuộc tra tẩn này còn kéo dài lâu nữa hay không ?

        Đến chiều có những tiếng trống rầm rập và những tiếng ra lệnh nhát gừng. Một chiếc xe tải kín chạy vào cái cổng mở toang. Những tên lính cầm tiểu liên đứng đầy trong thùng xe.

        Anh em vượt ngục bị bắt rồi !

        An-đơ-rây thấy ngực mình lạnh toát. Anh kiễng chân nhìn qua đầu các bạn, thấy những thằng SS mặt to bè bè dang ném những cái xác xuống đất. Hàng vạn người tù nín lặng. Chỉ còn nghe thấy tiếng trống đánh rầm rập và tiếng thằng phát-xít rít trong mi-cơ-rô bằng một giọng thỏa mãn ;

        —... Đó là so phận dành cho đứa nào dám thò mũi ra khỏi ranh giới của trại. Nước Đức vĩ đại, hùng mạnh, đất nước nhân đạo và công bằng nhất có thể trở nên tàn nhẫn đối vời những kẻ chống lại các luật lệ công đạo của nó...

        Trống dồn từng đợt. Có tiếng Sn-béc ra lệnh. Bọn chỉ huy các khối quát lác. Bọn giám thị vung gày lung tung. Để làm cho anh em sợ và răn đe họ, chúng bắt những người tù đi liên tục từng đoàn, theo khối, qua chỗ để xác những người vượt ngục. Chúng mày hãy nhìn xem mà run lên đi !

        Anh em người Pháp đi đầu. Khi đi qua chỗ những người dám liều mạng chạy ra với tự do, họ cùng giơ tay lên như theo một mệnh lệnh. Họ làm nghi thức chào chiến đấu trước những người anh hùng.

        Mặt thằng sĩ quan thông báo méo xệch đi vì tức tối. Bọn SS và giám thị vung gậy, vung roi, xông đến giữa đoàn người. Nhưng không đòn vọt nào có thể bẻ gãy nổi tinh thần đoàn kết, và sức mạnh của tình hữu nghị.

        Những người tù đi qua từng đoàn trước những thi hài không còn ra hình người nữa của những con người dũng cảm. Mọi người đi lặng lẽ, lặng lẽ trong đau thương. Vĩnh biệt các đồng chí yêu quí. Sẽ có lúc chúng tôi trả thù bọn đao phủ về mọi tội lỗi của chúng.

        An-đơ-rây cùng các bạn anh nhìn vào mặt những con người bất khuất. Pác-khô-men-cô đâu? Mặt những người chết đã bị đánh đập băm vằm đến không nhận ra được nữa.

        An-đơ-rây đi chậm lại, cố đưa mắt tìm Pác- khô-men-cô. Nhưng không hiểu sao không có Pác- khô-men-cô. Không thể thế được An-đơ-rây nhớ rằng Pác-khô-men-cô có một bên tai chỉ còn một nửa. An-đơ-rậy lại xem kỹ những người bị giết. Tai mọi người đều nguyên vẹn. Thế là không có Pác-khô-men-cô trong số này rồi ! Pác-khô-men-cô còn sống ! Pác-khô-men-cô đã chạy thoát!

        Còn đây là những người khác. Bọn phát-xít đã dùng họ để thay thế những anh em kia...

        Suốt ngày anh em chỉ bàn tán về cuộc vượt ngục hùng loạt. Theo lệnh của trung tâm chống phát-xít quốc tế bí mật, những người hoạt động tích cực làm công tác giải thích trong anh em tù. Họ nói chuyện và vạch mặt «trò ranh ma» của bọn SS. Trại tập trung trở nên tương tự như một tổ ong bị náo động.

        Cuộc vượt ngục thành công của Pác-khô-men- cô và nhóm của anh đã làm An-đơ-rây kinh ngạc. Mấy đêm liền, An-đơ-rây cứ mở mắt trừng trừng, nằm suy nghĩ, suy nghĩ. Vượt ngục. Vượt ngục trong mùa xuân này. Rồi muốn ra sao thì ra !

        Sao thế nhỉ ? Pác-khô-men-cô, người bạn thân đã chỉ bảo tận tình cho An-đơ-rây trong thời gian ở Bu-khen-van, không những không bảo An-đơ- rây tham gia vượt ngục mà còn không hé răng chút gi về việc chuân bị vượt ngục. Cũng chẳng đến chia tay. Nhưng Pác-khô-men-cô không bỏ đi một mình. Đi cả nhóm. Tất nhiên trung tâm có biết và có giúp đỡ họ. Đúng là như thế rồi ! Xem ra còn có những nhóm khác cũng đang chuẩn bị vượt ngục. Đó cũng là sự thật ! Còn mình, An-đơ-rây này, thì chẳng được trung tâm bí mật cho biết chút gì về chuyện ấy. Mọi người đã bỏ quên mình. Dĩ nhiên là bỏ quên rồi ! Nhưng mình là ai mà được mọi người quan tâm ? Còn có bao nhiêu người như minh nữa ? Riêng ở Bu-khen-van này, những người như mình đã có hàng ngàn. Hàng chục ngàn. Và mỗi người đều vươn tới tự do. Vậy thì mình hãy thử tổ chức vượt ngục xem sao !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #104 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:07:35 am »


        An-đơ-rây càng suy nghĩ càng hiểu rằng dù cố gắng đến mấy cũng không thể nào trang bị được cho tất cả mọi người vượt ngục. Vì thế phải có một lối thoát khác. Hành động hàng loạt. Phải có những hành động hàng loạt để tất cả mọi người cùng vùng lên. Khởi nghĩa !

        Với ý nghĩ này, An-đơ-rây sôi nổi hẳn lên. Khởi nghĩa ! Lúc ấy sẽ nện được bọn SS và bọn xanh. Chàng võ sĩ tưởng tượng mình đang tiến trong những hàng đầu tấn công công sự của bọn SS. Các kho cháy, khói trùm lên hết khu hành chính. Những đột phá khẩu được mở qua hàng rào dây thép gai. Chiến đấu khắp mọi nơi. An-đơ- rây cùng một nhóm đồng chí chiếm cổng chính, leo lên tháp, giật lá cờ Đức xuống, cắm ngọn cờ đỏ lên. Bu-khen-van được tự do !

        Đến đấy thì những hình ảnh tưởng tượng tươi sáng bị ngắt quăng. Khởi nghĩa ư ? Nhưng vũ khí đâu ? Với hai tay không thì không thể nào leo lên những chòi súng máy. Còn phải có một tổ chức quân sự. Phải như trong quân đội có những tiểu đoàn, đại đội, trung đội. Mỗi người đều có nhiệm vụ của mình. Mục đích của mình. Như thế thì tất nhiên còn có thể thử liều một phen.

        Nhưng dù suy nghĩ đến thế nào, An-đơ-rây vẫn như ở trong một cái vòng luẩn quẩn, vẫn chỉ đi đến một quyết định : cần phải lo cho chính mình. Cần phải bắt đầu chuẩn bị vượt ngục. Mình là ai mà được những người khác cùng chuug hoàn cảnh nghĩ đến mình ? Mình có gì để xứng đáng được chăm lo như thế ? Mình có gì tốt hơn những người khác? Đúng là thế thôi. Kết luận là dứt khoát mình chẳng có quyền gì đòi hỏi được đặc biệt chú ý. Ở đây có những người xứng đáng hơn mình nhiều, cần phải lo đến họ, tìm mọi cách giúp đỡ họ. Trong những giây phút khó khăn, người chiến sĩ phải nhớ đến các cấp chỉ huy, bảo vệ các đồng chí ấy, chăm lo cho các đồng chí ấy. Như thế mới đúng, đúng cách suy nghĩ và hành động của chúng ta, những con người xô-viết.

        An-đơ-rây bèn quyết định bàn với Ca-ri-mốp. Trong những giây phút khó khăn, An-đơ-rây bao giờ cũng hỏi ý kiến đồng chí Xmiếc-nốp hay anh chàng người Phéc-ga-na. An-đơ-rây đã không được gặp đồng chí Xmiếc-nốp.

        Ca-ri-mốp lắng nghe An-đơ-rây thô lộ tâm tình giờ lâu. Sau đó anh hỏi :

        — Còn quyền Anh thì sao ?

        — Không quyền Anh gì cả, — An-đơ-rây cáu lên — Mình sẽ không đấu nữa đâu! Mình muốn thật sự đấu tranh. Cậu hiểu không ? Đấu tranh thật sự !

        — Còn quyền Anh thì không phải là đấu tranh thật sự à? hai con mắt nheo nheo của Ca-ri-mổp long lanh có vẻ chế nhạo.

        An-đơ-rây ngạc nhiên nhìn anh bạn người Phéc-ga-na : sao lại có câu hỏi ngớ ngẩn như thế nhỉ ?

        — Cậu hãy nghe đây, anh bạn đồng hương ạ. — Ca-ri-cốp bắt đầu nói bằng tiếng U-dơ-bếch — Ở quê mình, ở Phéc-ga-na có câu tục ngữ : « Ý nghĩ sai còn tệ hơn con rắn, ngồi trên lưng lạc đà vẫn còn bị nó cắn». Cậu đừng buồn. Phải suy nghĩ cho kỹ mới được. Chuyện cậu muốn vượt ngục, mình sẽ báo cáo lên trung tâm. Nếu các đồng chí ấy thấy cần thiết và có thể được...

        — Nhưng nếu các đồng chí ấy không thấy thế thì sao ?

        — Cậu còn trẻ, nôn nóng lắm, — Ca-ri-mốp lắc đầu — Đồ ngốc, cậu có biết rằng vì cậu mà hàng chục người đang phải liều mạng không ?

        — Thế nào, lại còn chuyện liều mạng nữa ? —  An-đơ-rây không tin.

        — Phải, họ liều mạng. Liều mạng theo lệnh của trung tâm, để cậu có thêm một suất bánh mì, một bát súp, một miếng đường. Họ không ăn để dành cho cậu đấy. Các đồng chí của chúng ta làm việc ở văn phòng cũng liều mạng để giữ cái phiếu cá nhân của cậu, nếu không từ lâu cậu đã phải đến cửa số số ba và bay vào trong ống khói, bay lên «lúp» rồi. Cậu đã bị bọn Đức chú ý. Trong số những người liều mạng vì cậu có cả các đồng chí đã giúp cậu thoát khỏi đội trừng giới, giữ cậu ở bệnh viện, bố trí cho cậu làm công việc nhẹ này. Cậu tưởng tất cả đều chỉ vì cặp mắt đẹp của cậu đấy phải không ?

        An-dơ-rây cúi đầu.

        — Thế mà bây giờ, khi mọi người đặt nhiều hy vọng vào cậu, cậu lại muốn bỏ chạy. Như thế không đúng đâu, anh bạn a. Vượt ngục thì dễ hơn đấu tranh. Ở đây còn đang cần có cậu. Thậm chí cậu không tưởng tượng được là cần đến như thế nào đâu ! Đây không phải chỉ là chuyện quyền Anh.

        An-đơ-rây chưa thỏa măn với buổi nói chuyện này. Tất nhiên lời Ca-ri-mốp nói là đúng. An-đơ-rây hoàn toàn đồng ý với Ca-ri-mốp. Thậm chí trong thâm tâm An-đơ-rây cảm thấy dễ chịu vì có người nói với mình như trong quân đội: nghiêm khắc, đòi hỏi cao, chặt chẽ. Nhưng đồng thời trong những lời của anh bạn người Phéc-ga-na, An-đơ-rây vẫn cảm thấy có gì còn chưa nói hết. Chính điều đó chưa được bàn cho ra lẽ.

        Vì thế An-đơ-rây vẫn giữ ý kiến của mình, đồng thời quyết định nói chuyện với đồng chí Xmiếc- nốp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #105 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:08:36 am »


XXXI

        Những người tù đang ngủ. Đêm đã tàn. Xchê-pan len lén đi về khối của anh. Thứ mỡ bôi súng chết tiệt này còn tệ hơn hắc ín. Xchê-pan vươn vai một cách thích thú rồi lại đưa hai tay vào vòi nước. Rất khó rửa sạch những vết đen mà các chi tiết súng ngắn bôi mỡ để lại trên ngón tay và bàn tay. Nước thì lạnh, còn xà phòng thì hầu như không có bọt, cứ tuột khỏi hai bàn tay.

        Nhưng trong lòng anh như mở cờ. Còn sao nữa ! Lại thêm năm khẩu «Van-te» mới toanh được đưa vào kho bí mật. Chỉ còn phải bắn thử.

        Mỗi khẩu súng, thậm chí mỗi chi tiết nhỏ nhất cũng đều có một tiểu sử anh hùng, một số phận, một đường đời vất vả đầy bi kịch và tinh thần dũng cảm. Những người hoạt động bí mật, những người chống phát-xít của các nước đã biểu hiện bao nhiêu tinh thần gan dạ và sáng kiến, đã đem tính mạng mình ra mạo hiểm, để ngay trước mũi bọn SS, ngay trong các phân xưởng của nhà máy quân sự Hút- lốp, ở ngay cạnh Bu-khen-van, làm ra thêm những bộ phận súng ngắn lúc này đang đặt trước mặt Xchê- pan. Bọn giám thị và bảo vệ hau háu theo dõi từng bước đi của anh em tù, bọn thợ cả hạch toán chặt chẽ từng mẩu sắt nhỏ, từng chi tiết được chế tạo.

        Đặc phái viên của trung tâm là Oóc-lốp đã trở thành đội trưởng trong phân xưởng lắp súng ngắn, «cánh tay phải» của nhà chế tạo vũ khí quốc xã trứ danh Vít-man, chính người đã làm những khẩu súng khắc tên cho Hít-le, Him-le, Gơ- ben và Can-tên-bơ-ru-ne. Các đồng chí đã báo trước cho Oóc-lốp biết: cẩn thận đấy, phải thận trọng, không dễ lừa tên thợ cả ấy đâu! Nhưng người yêu nước xô-viết vốn là một nhà chuyên môn rất giỏi, anh đã chiếm được lòng tin của tên chuyên gia chế tạo vũ khí xuất sắc của bọn phát- xít để tiến hành công tác phá hoại sau lưng hắn. Oóc-lốp đã cung cấp bộ phận Cơ bản nhất của các khẩu súng ngắn : thân súng.

        Nhưng dù sao kiếm được các chi tiết súng cũng là việc đơn giản so với việc đem các chi tiết ấy vào trong trại. Những sự nguy hiểm rình từng bước đi của những con người dũng cảm. Khi về trại, anh em tù có lính áp giải. Ở cổng chính, con mắt tỉnh táo của bọn SS như sờ nắn các đội công nhân. Hơi có gi nghi ngờ là khám xét. Đôi khi chúng khám xét dù không có gì nghi ngờ, cứ chọn hú họa một số người từ trong từng đội. Có khi toàn thể một đội bị khám xét rất cẩn thận. Trong các trường hợp như thế, những người tù mang vũ khí chỉ còn con đường chết. Ngay một chiếc đinh vít nhỏ vô hại cung đủ đưa người tù đến « căn nhà quái ác ».

        Nhưng bất kể mọi khó khăn nguy hiểm, những con người dũng cảm vẫn mang được vũ khí. Đặc phải viên của trung tâm phụ trách đội hoạt động bên ngoài trại Nhi-cô-lai Da-kha-rốp chọn được một nhóm anh em gan dạ táo tợn. Anh là một sĩ quan, được anh em hoạt động bí mật gọi đùa là bộ trưởng bộ ngoại giao. Các bộ phận của súng ngắn được giấu trong đế giầy gỗ, tay áo và những túi bí mật. Những người hoạt động bí mật mang vũ khí vào Bu-khen-van thật là đem tính mạng mình ra đánh đố.

        Đêm đêm, trong những nơi rửa ráy và những nhà tiêu, trên những phòng sát mái và dưới hầm, các bộ phận đem về được lắp thành súng ngắn, súng trường và lựu đạn. Nhưng những khẩu súng ấy có bắn được không? Việc lắp súng ngắn được thực hiện dưới ánh đèn dầu, không có những dụng cụ thích hợp. Ngoài ra, một số chi tiết riêng lẻ đôi khi không đúng nhãn hiệu của khẩu súng, phải sửa lại bằng tay. Những khẩu như thế phải được kiểm tra cẩn thận, để biết khi bắn sẽ như thế nào. Nhưng trong trại tập trung thì làm thế nào được việc ấy.

        Trung tâm quốc tế bí mật quyết định coi là đạt yêu cầu, nếu súng lên được đạn và nếu cơ cấu chuyển đạn hoạt động trơn tru. Nhưng Xchê-pan không thể nào tán thành cách giải quyết như thế. Trong giây phút quyết định, nếu súng tắc hay tệ hơn nữa, nổ tung trong tay thì sao ? Không, không thể nào cam chịu như thế được. Và Xchê-pan đã tìm ra một chỗ thử súng. Đó là một ống dẫn nước dự trữ chạy ngang giữa trại, cửa cống ở sau trại nhỏ, gần một nhà kho, bên cạnh thùng rác. Nhưng cách cửa cống không xa lắm lại có một chòi canh. Trời vừa tối là mỗi khoảng đất nhỏ đều bị chiếu sáng bởi những ngọn đèn rất mạnh. Sau vài lần thí nghiệm, Xchê-pan hiểu rằng ban đêm không thể nào mò đến cửa cống được.

        Anh bèn đề nghị làm việc ấy ban ngày. Mọi người nhìn anh như nhìn một người điên. Nhưng sau khi nghe lý lẽ của Xchê-pan, trung tá Xmiếc- nốp đánh giá ý kiến táo bạo của Xchê-pan là đúng.

        Chỉ còn phải chọn ngày giờ. Lép-sen-cốp đề nghị:

        — Đến ngày chủ nhật, trong khi tổ chức đấu quyền Anh sau trại nhỏ. Lúc ấy người sẽ đông, còn tiếng động sẽ quả đủ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #106 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:15:28 am »


        Và hôm nay, sau bữa chiều, Xchê-pan sẽ ra chỗ cửa cống. Việc thử súng sẽ tiến hành có kết quả hay không ? Có xuống nổi cửa cống mà không ai biết hay không ? Tiếng nỏ sẽ vang đến đâu ? Tất cả các vấn đề ấy làm Xchê-pan xao xuyến. Anh đã rửa sạch tay từ lâu và đã đắp chăn nằm ở chỗ của anh trong khối, nhưng không sao chợp mắt được. Ngủ làm sao được khi trong lòng cứ nhoi nhói lo âu, và những ý nghĩ cứ liên tiếp ập tới ? Xchê-pan quay mặt vào tường, kéo chăn trùm kín đầu.

        Giữa lúc Xchê-pan đang trằn trọc, cố chợp mắt, thì ở khối bảy, trung tá Xmiếc-nốp gặp Ki- ung, người phụ trách ban an ninh của tổ chức bí mật. Hai người bàn một vấn đề hết sức quan trọng : cách tổ chức địa điểm thử súng và đảm bảo những biện pháp an toàn cần thiết.

        — Thưa đồng chí trung tá, mọi việc sẽ được hoàn thành, — giọng Ki-ung rất rắn rỏi, kiên quyết, — tôi sẽ tham gia công tác bảo vệ.

        — Mình tin tưởng ở cậu — Xmiếc-nốp bắt tay Ki-ung, — nếu không Xchê-pan nóng nảy lắm. Có lẽ hồi nhỏ cậu ấy cũng là một tay bạt mạng. Vừa liều vừa thích mạo hiểm !

        Trung tá Xmiếc-nốp đã lầm, đồng chí chưa được biết tiểu sử của Xchê-pan Ba-cơ-la-nốp. Thời thơ ấu cũng như thời niên thiếu, Xchê-pan không liều lĩnh mà cũng không bạt mạng. Anh sinh tháng mười hai năm 1920 trong gia đình Mi-kha-in Ba-cơ- la-nốp. Cũng như phần lớn những người nông dân ít ruộng đắt, Mi-kha-in cố gắng « làm nên », « trở thành ông chủ ». Nhưng cuộc sống không ăn ý với ông và cứ luôn luôn thọc gậy bánh xe. Số phận ông chẳng ra sao. Sau khi mấy anh em chia nhau một tài sản nhỏ, Mi-kha-in được hưởng thứ chủ yếu có giá trị là con ngựa ! Nhưng cưỡi một con nghẽo gầy gò kiệt sức thì không thể đi xa được. Trong nhà không có bò, cũng không có cừu. Ông bố của Xchê-pan vật lộn sống mái với cái nghèo khốn kiếp, nhưng không làm thế nào thắng được nó. Đến khi trong thôn có tổ chức sản xuất tập thể đầu tiên, người trung nông Mi-kha-in đã đem cả gia đinh gia nhập ác-ten. Bà con trong thôn bầu ông làm chủ tịch đầu tiên của ác-ten.

        Xchê-pan còn nhớ những gì về thời thơ ấu của anh? Anh đã sinh ra và lớn lên trong một thôn lớn của nước Nga, cách thành phố Ô-xcôn cổ năm ki-lô-mét. Thôn này có cải tên rất lạ : Cãp-li-nô. Nó nằm trên bờ một con sông mà lòng sông cũ đã biến thành những cái vũng, chia toàn thôn thành những hòn đảo nhỏ, những «giọt», vì thế có cái tên «Cáp-li-nô » (giọt nước). Thôn này lớn có trên bảy trăm hộ. Các hộ dựng nhà trên những hòn đảo nhỏ, những « giọt nước ». Mỗi « giọt nước » có một tên riêng: Tréc-nô-cốp-ca, Ki-xê-lếp-ca, Mô-na-xtưa, Na-kha-lốp-ca, Vư-gôn, Xô-ba-trốp-ca, Ca-den- ca, vv....

        Căn nhà nhỏ, thấp lè tè của gia đình Ba-cơ- la-nốp được dựng ở một chỗ rất đẹp trên bờ sông, gần một bãi lớn đã trở thành đồng cỏ. Trong những ngày lụt lội mùa xuân, khi nước sông Ô-xcôn dâng lên, ngập cả vùng chung quanh, căn nhà bị cắt rời khỏi toàn thế giới. Không có thuyền thì không làm gì được. Phải nhảy xuống bơi từ ngay phòng ngoài. Hàng năm, những cơn lũ mùa xuân gây ra bao nhiêu chuyện bận bịu lo lắng : phải dọn thật nhanh số thức ăn gia súc còn lại, đưa lương thực thực phẩm vào nơi an toàn, giúp đỡ những nhà ở chỗ thấp hơn bị nước ngập đến cửa sổ. Nhưng đến mùa hè thì con sông đem lại bao nhiêu điều vui thú ! Tắm sông, đánh cá, bơi thuyền. Và mùa đông, sau khi nước đóng băng, sông Ô-xcôn mặc một bộ áo giáp bằng băng cứng màu xanh da trời ! Bầy trẻ mặt đỏ ửng dưới trời lạnh, cười đùa, la hét, lao mình vun vút trên những giầy trượt băng làm lấy, những bông tuyết bay tứ tung, bọn con gái kêu rít lên... Thú vị thật! Xchê-pan đã sống mười tám năm trong thôn, trên bờ sông, và sẽ mãi mãi yêu mảnh đất này. Dù qua nơi nào, dù sống ở đâu, nếu gần đấy không có một con sông, anh lại nhớ sông, và cứ thấy như nơi ấy còn thiếu một cái gì.

        Khoảng năm lên sáu, Xchê-pan là con lớn, phải ở nhà làm việc. Nhất là mùa hè, bố mẹ ra đồng làm việc từ sáng đến tối, Xchê-pan phải làm «vú em» trông nom những đứa nhỏ. Sau đó Xchê- pan làm quen dần với công việc không nhẹ nhàng chút nào của người nông dân : đi bừa, chăn ngựa cào cỏ, chở lúa về sân đập. Và trong lòng thằng bé sung sướng biết bao khi những người lớn quen tiết kiệm lời nói, xoa đâu nó !..

        Mùa thu năm 1928, các bạn cùng tuổi với Xchê-pan đi học. Xchê-pan cũng rất muốn đi học. Nó có gì kém những đứa khác đâu? Nhưng bố mẹ không cho Xchê-pan đi : còn phải trông những đứa nhỏ.

        Một hôm, những đứa bé cùng tuổi bên láng giềng rủ Xchê-pan cùng đến trường.

        — Xchê-pan - này, cứ vào lớp với bọn mình nhé. Rồi chúng ta sẽ cùng về nhà.

        Khi cô giáo hỏi : «đứa bé nào thế này ?» bọn trẻ nói đùa :

        — Thưa cô, bạn mới đấy ạ !

        Xchê-pan ngồi co rúm người lại : sắp bị đuổi ra khỏi lớp bây giờ đây. Nhưng cô giáo không đuổi. Cô hỏi Xchê-pan con nhà ai, tên là gì, rồi cô âu yếm xoa đầu Xchê-pan.

        — Thế cháu thích đi học lắm à !

        — Cháu thích lắm, thích ghê lắm, — Xchê-pan thở dài.

        — Thôi được, — cô giáo trả lời, — mai cháu lại đến nhé. Chúng ta sẽ xem cháu học như thế nào.

        Xchê-pan chạy như bay về nhà, trong lòng như mở cờ! Gặp ai, Xchê-pan cũng muốn nhảy cẫng lên, kêu lên : « Xem tôi đây này, tôi đã lớn rồi! Tôi đi học rồi ! ».

        Ở nhà, tin này chẳng làm ai vui.

        — Thế ai sẽ trông mấy đứa nhỏ ? — người mẹ nhìn vẻ mặt rạng rỡ của con trai, nói có vẻ chê trách.

        Ông bố thì dễ tính hơn. Ông kết luận :

        — Thôi cho đi đến mùa băng giá.

        Nhưng một tháng rưỡi sau, cô giáo gặp ông bố trên đường ra tỉnh, cô nói :

        — Con trai ông là một trong những cháu giỏi nhất lớp đấy. Thế nào cũng phải cho cháu học mới được!

        Có lẽ ông bố cũng mát lòng mát dạ khi thấy con được nhận xét như thế. Ông đồng ý cho con ở lại học. Thế là Xchê-pan «được chính thức công nhận» là học sinh.

        Xchê-pan học rất ham, rắt chăm.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #107 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:15:50 am »


        Trường học được xây dựng trên trang trại cũ của tên địa chủ Coóc-ca-1ốp, có cả một mảnh đất tốt, vườn cây ăn quả, vườn rau. Học sinh tự làm tất cả các việc trên mảnh đất của nhà trường, trong vườn cây, vườn rau. Những bài học lao động, trong trường gọi là môn nông nghiệp, không những bồi dưỡng thói quen thực hành mà còn giáo dục thái độ đúng đắn đối với công việc lao động chân tay. Mỗi học sinh làm khóm cây trao cho mình, xới luống cải bắp của mình, tưới cây giống với một nhiệt tình hăng say, chăm chỉ biết bao ! Trong vườn cây của nhà trường, các cháu học thích thú và chăm chú biết bao các qui tắc trồng cây ăn quả, các phương pháp ghép cây, làm đất và nhiều « bí quyết » khác của khoa học nông nghiệp! Nhà trường có một xưởng mộc riêng. Mùa đông, học sinh tập cưa, bào, dán gỗ, đóng đinh...

        Và tất nhiên nhà trường cũng có khu thể dục thể thao riêng. Học sinh đã tự xây dựng khu ấy. Vòng đu và dây leo, thang thể thao và xà đơn, sân bóng đá và hố nhảy, chỗ ném tạ, ném đĩa và bãi bóng chuyền. Tuy rằng khu thể thao không có đủ những thiết bị cần thiết và các cháu phải tự tay làm lấy nhiều dụng cụ, nhưng những cuộc thi đấu sôi nổi biết bao đã diễn ra với những xà đơn và sân bóng đá làm lấy này ! Xchê-pan là một trong những con chim đầu đàn về thể dục thể thao ở trường. Không cuộc thi đấu nào không có Xchê-pan tham gia. Nhưng Xchê-pan giành được những thắng lợi lớn nhất về mùa đông, trong những cuộc thi trượt băng. Không anh em nào chọi nổi với Xchê- pan ! Xchê-pan nói rằng mùa hè Xchê-pan cũng có thể  vượt được các bạn cùng tuổi, nhất là trong môn bơi. Nhưng mùa hè Xchê-pan lại phải đi làm để kiếm tiền. Vấn đề là mùa hè nào Xchê-pan cũng phải đến làm việc ở xưởng giầy gai. Xchê-pan kiếm tiền mua lấy sách vở và cả áo quần, chuẩn bị cho năm học tới.

        Sau khi tốt nghiệp lớp bảy, một vấn đề được đề ra trước cậu thiếu niên mười lăm tuổi: làm gì bây giờ? Trong thôn không có trường nào khác, ở thành phố gần nhất là Ô-xcôn cô thì có trường sư phạm. Xchê-pan đêm ngày mơ ước học tập.

        Nhưng ông bố sẽ nói như thế nào về chuyện này. Gia đình lại tăng thêm hai nhân khẩu. Bây giờ cả nhà gồm có bố, mẹ, con cả là Xchê-pan, ngoài ra còn bốn đứa bé. Nhưng chỉ một mình bố làm việc. Như thế này đã đủ vất vả, ran cháo lần hồi. Nhưng ông bố tin ở khả năng cậu con trai, ông tuyên bố long trọng ý định dứt khoát của ông :

        — Con học tiếp đi, Xchê-pan ạ. Nhà ta sống bữa rau bữa cháo cũng được. Con hãy cố nên người.

        Ngay mùa thu năm ấy, Xchê-pan bồi hồi sung sướng buớc qua ngưỡng cửa trường sư phạm. Xchê- pan tiếp nhận kiến thức rất dễ dàng. Xchê-pan thích nhất nghiên cửu lịch sử và học tiếng Đức. Các thầy nói về anh : «Xchê-pan học gì cũng như chơi»

        Ba năm học qua nhanh như ba tuần. Mùa thu năm 1938, Xchê-pan về nhà, làm giáo viên trong trường cấp hai. Anh dạy học, đồng thời theo lớp hàm thụ của trường đại học sư phạm. Ở trường, người đoàn viên tích cực Xchê-pan được bầu làm bí thư tổ chức của đoàn. Năm sau, thầy giáo trẻ tuổi được tập thể tin tưởng chỉ định làm chủ nhiệm ban giáo dục và học tập. Một con đường thênh thang đã mở ra trước mắt anh. Nhưng chiến tranh đã làm tan vỡ tất cả các kế hoạch.

        Mặt trận. Chiến đấu. Thương tật. Bị bắt làm tù binh...

        Quá giữa trưa, trong khi anh em tù kéo nhau đi xem trận đấu quyền Anh thường lệ, Ki-ung tìm đến Xchê-pan.

        — Ngoài ấy đã bắt đầu đấu quyền Anh rồi. Đến lúc rồi đấy.

        Vài phút sau, hai người ra khỏi khối. Mỗi người xách một cái thùng đầy rác. Dưới đáy thùng của Xchê-pan xếp những khẩu súng ngắn và đạn bọc rất cẩn thận bằng giấy dầu. Tới góc khối lại có thêm ba người hoạt động bí mật trong ban an ninh đến thêm. Họ cũng mang rác đi đổ. Cùng với họ có cả đảng viên cộng sản Tiệp-khắc I-an Ghết, «đội trưởng đội vườn rau ».

        I-an Ghết đeo băng tay, cầm một cái gậy to của bọn giám thị. Anh lập tức làm nhiệm vụ :

        — Nhanh lên, đồ lợn ! Nhanh lên ! Nhanh lên !

        Những người hoạt động bí mật bị I-an Ghết thúc giục đi qua trại một cách yên ổn, họ tiến về phía cái bãi phía xa và tới gằn cửa cống.

        Bọn SS đứng trên các chòi canh xem trận đấu quyền Anh. Cũng như vô số những người xem khác, chúng nó vây chặt vũ đài, phản ứng sôi nổi trước các tình tiết của trận đấu căng thẳng.

        Một thằng SS nhô hẳn người ra phía trước, đưa hai tay lên làm loa, gào to :

        — Giã cẩn thận con lợn Nga đi !

        Tiếng người nhao nhao quanh vũ đài, có lúc lắng đi một chút, có lúc lại dội lên. Không ai để ý tới mấy anh em hoạt động bí mật. Họ dễ dàng tới được cửa cống. I-an Ghết vung cái gậy.

        — Nhanh lên, đồ lợn !

        Anh em đổ rác, cố làm cho thùng kêu thật to. I-an Ghết làm ầm lên :

        — Nhanh lên, đồ chó ! Nhanh lên !

        Trong lúc đổ, Ki-ung cúi xuống nhấc nhanh nắp cống Xchê-pau vớ lấy cái thùng, nhảy ngay xuống cửa cống. «Đầu óc gì mà liều lĩnh ! — Ki- ung thậm chỉ không thở được nữa. — Nhảy xuống mà cũng chẳng nhìn trước. Nhỡ có cọc thì sao ? ».

        Cái nắp đã đóng sập. Chung quanh Xchê-pan là bóng tối dày đặc. Anh mò mẫm tìm đường dưới cống. Anh cúi đầu, đưa hai tay về phía trước, vội vã tiến thẳng. Khoảng mười lăm mét nữa sẽ có chỗ rẽ sang trái. Các đồng chí người Đức đã kiếm được bản sao sơ đồ mạng lưới cống rãnh. Xchê-pan đã nghiên cứu kỹ sơ đồ này. Đúng như thế thật : có chỗ rẽ. Xchê-pan rẽ sang bên, đứng lại, rồi mò mẫm lấy ra hai khẩu súng. Chung quanh tối như mực. Hoàn toàn lặng lẽ. Chỉ phía xa có tiếng nước cống chảy xuống.

        Xchê-pan lắp đạn vào súng, lên cò. Cò súng lách cách rất vang. Tim anh đập thình thịch. Một ý nghĩ lo lắng thoảng trong đâu nhỡ đường cống bị kiẽm tra thì sao ?

        Xchê-pan giơ tay lên, bóp cò. Một ánh chớp bùng lên kèm theo một tiếng nổ như sấm. Ánh sáng lóe lên làm tan trong nháy mắt bóng tối bao phủ trong lòng cống hình vuông chạy thẳng về phía xa. Xchô-pan thậm chí không kịp nhận thấy rằng cống xây bằng những khối đá tảng. Tiếng súng nổ gây ra nhiều đợt hồi Am rồi lan xa dần tới một nơi nào đó trong bóng tối.

        Xchê-pan sờ sờ kiểm tra khẩu súng : đã nạp đạn lại rồi. Như thế là mọi mặt đều ổn thỏa. Cơ cấu lên đạn hoạt động rất tốt. Tai anh vẫn còn cái tiếng u u khó hiểu dưới đất. Trong lòng thì vừa mừng vừa lo.

        Xché-pan lấy hết tinh thần lắng nghe. Không biết bên trên đang như thế nào đây ? Nếu có gì nguy hiểm Ki-ung đã ra tín hiệu : nắp cống sẽ đập. Xem ra tình hình yên ổn cả. Nước vẫn róc rách phía xa.

        Xchê-pan cầm lấy khẩu súng thứ hai.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #108 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:18:31 am »


XXXII

        Lúc kiểm tra buổi chiều, loa phóng thanh réo lên khàn khàn :

        — Toàn trại nghe đây ! Ngày mai tất cả những tên là dân châu Á ở lại các khối, không đi làm việc !

        An-đơ-rây thấy lo : «Như thế nghĩa là thế nào ? Bọn Hít-le lại nghĩ ra một trò bẩn thỉu gì đây?». Mới hôm qua, Bun-chon kể với anh rằng các đồng chí làm việc ở văn phòng có trông thấy một tên lạ mặt mặc quần áo kiểu người phương Đông, vào trại bằng xe hơi của chính tên tư lệnh.

        — Kiểu khách như thế đến không phải vô duyên vô cớ đâu,— Bun-chon kết luận.

        Giả thiết của trưởng khối đã được chứng minh. Sáng hôm sau, tất cả những người U-dơ-bếch, Tuyếc-men, Tác-ta, Kiếc-ghít được ăn sáng riêng. Lần đầu tiên họ được ăn xúp bột mì, mỗi đĩa lại thêm một cùi dìa dầu thực vật, mỗi người được phát thêm một suất bánh mì và thay cho cà phê giả, anh em được uống nước chè thật. Anh em tù không hiểu bọn phát xít muốn gì ở họ, họ lo ngại nhìn nhau. Nhưng chẳng mấy chốc mọi việc đã rõ ràng.

        Sau bữa sáng, những người tù phải xếp thành hàng ngũ trên bãi. Một đoàn đại biểu đến với họ, đi kèm có tên tư lệnh Pi-xte. Đứng đầu đoàn đại biểu là một lão Hồi giáo da rám nắng, râu bạc phơ. Lão mặc một cái áo choàng lụa vằn cắt theo kiểu Phéc-ga-na, lưng thắt một chiếc khăn thêu, trên đầu có một chiếc khăn quấn thừng rất to, trắng như tuyết.

        Ca-ri-mốp đã đoán biết có chuyện gì. Anh cười khẫy, nói bằng tiếng U-dơ-bếch :

        — Chính cống là một lão thầy tu báo giờ cầu nguyên. Ở U-dơ-bê-ki-xtan, từ lâu không thấy những của như thế này rồi.

        — Y như lôi trong nhà bảo tàng ra ấy, — một thanh niên Ca-dắc nói thêm.

        Lão Hồi giáo thung dung bước ra giữa bãi rồi âu yếm nhìn anh em tù.

        — Chào càc chàng gi-ghít. — lão nói bằng tiếng U-dơ-bếch, rồi giơ hai tay lên trời, đọc vài câu thơ trong kinh Co-ran bằng một giọng trầm trầm. Lão lắc lắc chòm râu, bắt đầu lên mặt kẻ cả quở trách anh em tù về tội vi phạm pháp điều của đạo Hồi, đi theo những kẻ ngoại dạo, những kẻ bỏ đạo, để con đường sai lầm ấy dẫn họ đến cái trại khủng khiếp dành cho những kẻ tội lỗi.

        Những con người đang mong nhớ tiếng mẹ đẻ, khao khát lắng nghe những lời của lão Hồi giáo ngoan đạo. Biết đâu lão nói cũng đúng ?

        — Nhưng tình thế của anh em chưa phải là tuyệt vọng, — lão Hồi giáo nói tiếp : — Có đấng An-la chứng giám, tôi đem đến cho anh em sự giải thoát đây. Anh em còn có một lối thoát ! Đấng chí tôn đang chỉ cho anh em một con đường sán lạn. Đang có điều kiện cho từng người sửa chữa lỗi lầm thời trai trẻ và trở về mảnh đất của cha ông một cách vinh dự, xứng đáng là một người Hồi giáo chân chính. Hỡi các chàng gi-ghít, tôi xin thề bằng những giáo đường ở Bu-kha-ra, bằng những lăng ở Xa-mác-can, và bằng những viên bảo thạch ở Sa-ri-mác-đan, nơi còn in móng con ngựa có cánh của đấng An-la, tôi xin thề rằng anh em đáng được tha thứ. Tội lỗi nặng nề của anh em đã được chuộc đầy đủ bằng nước mắt của cha mẹ và vợ của anh em. Hõi các chàng gi-ghit, anh em hãy hướng về phía mặt trời mọc. Tại đấy, sau núi rừng là quê cha đất tổ của anh em. Anh em hãy nhớ tới bố mẹ, anh em, chị em và vợ con ! Họ ngày đêm mong mỏi, khỏe lóc, đăm đăm nhìn ráng chiều tà, thầm đưa hồn về phương trời Tây. Họ cầu nguyện đấng An-la khoan dung với anh em và giữ cho anh em được sống. Đấng An-la chí nhân chí dũng đã nhìn thấy hết thảy, đã đoái thương lời cầu nguyện của họ và đã cho anh em được sống. Không những Người cho anh em được sống mà còn gửi tới những kẻ tội lỗi như anh em sự tha thứ vô cùng nhân từ của Người. Các bạn hãy dâng lời chúc tụng xứng đáng lên đấng chí cao, chở che và quyết định số phận của chúng ta. —  Lão Hồi giáo ngước mắt lên trời, đưa hai bàn tay gầy vuốt từ trên mặt xuống chòm râu.

        — A-men ! vài người tù vừa trả lời vừa đưa hai tay lên vuốt những khuôn mặt hốc hác.

        Lão Hồi giáo nín lặng một phút rồi nối tiếp

        — Hỡi những người ngoan đạo ! Tất cả những người Hồi giáo trên trái đất, tất cả những người ngoan đạo ở Nam, Bắc, Đông, Đoài, đều đang đứng lên dưới ngọn cờ thiêng liêng màu xanh lá cày của đạo Hồi và tuyên bố «ga-da-vát»1, tuyên bố cuộc chiến tranh thần thánh chống chủ nghĩa bôn-sê-vích. Chúng ta đã xây dựng đạo quân của chúng ta. Đạo quân ấy được mệnh danh là «Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan». Đưọc đức quốc trưởng vĩ đại khoan dung cho phép, tất cả những anh em Hồi giáo ở các trại khác đã gia nhập quân đoàn này. Tôi cũng đem lại cho anh em sự tha thứ toàn bộ tội lỗi và sự cho phép tối cao để anh em được hưởng tự do. Hỡi các anh em ngoan đạo, chớ để mất thì giờ ! Anh em hãy ghi tên gia nhập «Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan» ! Đất đai thần thánh của cha ông đang chờ đợi tinh thần dũng cảm can trường của anh em ! Cha mẹ, anh chị em, vợ con anh em đang vươn hai tay về phía anh em, mỏi mòn mong chờ anh em 1 Họ chờ đợi ở anh em, những người giải phóng họ! Họ tin rằng sau khi đứng dưới lá cờ thiêng liêng của đạo Hồi, anh em sẽ giải thoát cho họ khỏi nạn dịch đỏ của chủ nghĩa cộng sản. Đấng An-la đang nhìn các bạn, hỡi các chàng gi-ghít !

--------------------
        1. Chiến, tranh tôn giáo, do những người theo đạo Hồi phát động, đánh những người theo đạo khác (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #109 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 07:19:17 am »


        Lão đã nói xong. Những con người mặc quần áo vằn được lệnh đứng nghiêm nhìn lão một cách nghiêm khắc. Lão Hồi giáo lại bắt đầu nói. Lão nói bằng những thứ tiếng Ca-dắc, Kiếc-ghít, Tát-gích và Tuyếc-men. Lão kêu gọi những người anh em đồng đạo với lão gia nhập «Quân đoàn Tuyếc-ke- xtan» để đứng về phía quân Đức chiến đấu chống lại đất nước xô-viết.

        — Quân đội của nước Đức vĩ đại đang tấn công trên khắp các mặt trận. Quân đội của quốc trưởng đã đập tan chủ lực của quân đội xô-viết. Thổ-nhĩ- kỳ và I-ran đã tham gia chiến tranh. Hai nước này đã chiếm A-skha-bát, Cu-sca, Téc-mét, Ma-rư và đang chiến đấu ở ngưỡng cửa thành phố Bu-kba- ra thần thánh. Giáo chủ Bu-kha-ra gửi tới những chàng gi-ghít trung thành của người lời tha thứ và kêu gọi chiến đấu cho nền tự do thống nhất và vĩ đại. Hỡi các chàng gí-ghít, anh em hãy đứng dưới lá cờ thiêng liêng của đạo Hồi !

        Những bộ mặt gầy guộc của anh em tù mỗi lúc một thêm cau có.

        Tên sĩ quan Đức cũng phải biểu ý kiến. Một tên Hồi giáo khác đội khăn quấn thừng dịch lời nó nói. Tên sĩ quan hứa hẹn những quyền lợi đặc biệt cho những ai trung thành phục vụ Hit-le và khuyên mọi người ghi tên vào « Quân đoàn Tuyếc- ke-xtan ».

        — Hỡi anh em ngoan đạo! Chúng tôi không cưỡng bức anh em đâu, — lão Hồi giáo nói thêm, — không đâu, không đâu. Chúng tòi mời anh em tự nguyên gia nhập « Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan ». Hỡi anh em Hồi giáo, cứ suy nghĩ đi, cứ bàn bạc với nhau đi. Ngày mai chúng tôi sẽ lại đến đày.

        Đoàn đại biểu đã ra đi.

        Ca-ri-mốp căm giận nhìn mãi theo lão Hồi giáo quan trọng, mắt anh long lanh phẫn nộ. « Chúng nó giở trò ranh ma, lũ đê tiện ! » — anh nghĩ thầm.

        Sau khi đoàn đại biều đi rồi, anh em tù được giải tán. Tên tư lệnh « tặng » cho anh em một ngày nghỉ. Mọi người chia thành từng nhóm, bàn bạc về những việc vừa xảy ra.

        Một nhóm người U-dơ-bếch tụ tập riêng một chỗ. Ca-ri-mốp đi tới đó. Một người tù hoàn toàn lạ mặt đứng giữa nhóm này, có lẽ hắn mới đến vì nom người không gầy gò lắm.

        — Các bạn đã nghe thấy chưa : Thổ-nhĩ-kỳ và I-ran đã hợp sức với nhau, tuyên chiến với nước Nga, — người kia nói vội vã bằng tiếng U-dơ-bếch. — Quân đội hai nước ấy đã chiếm A-skha-bát, Cu- sca, Téc-mét. Đang có những trận chiến đấu ở sát Bu-kha-ra. Bọn bôn-sê-vich đang bỏ chạy. Các xô- viết đang tan rã. Nông dân đang chia đất đai của các nông trường. Đội ơn đấng An-la, ở đấy đã bắt đầu có cuộc sống thực sự !

        Anh em tù nín lặng có vẻ không tin. Mỗi người đều nhớ tới những nơi yêu dấu, nhớ họ hàng thân thuộc. Có người cũng đồng tình phụ họa theo kẻ vừa nói.

        Ca-ri-mốp đi tới gần hơn. Anh không giấu vẻ phẫn nộ, nhìn thẳng vào mặt tên «tù mới». Tên kia rút trong túi ra một tờ truyền đơn.

        — Đây, anh em thứ đọc xem nhà thơ của chúng ta viết những gì.

        Tờ giấy được truyền tay. Ca-ri-mốp nhìn tấm ảnh rồi sững người ra. Trên tờ giấy có một bộ mặt quen thuộc : Cặp mắt nheo nheo, hơi xếch, hai gò má rộng. Bu-rôn ? Không thể được... Ca-ri-mốp không tin mắt mình nữa. Nhà thơ xô-viết nổi tiếng người U-dơ-bếch, bạn của Ga-phua Gu-li-am, có những bài thơ được người ta ngâm và học thuộc lòng, lại chụp ảnh trong bộ quân phục sĩ quan Đức !

        — Bu-rôn cùng đi theo người Đức rồi, — tên lạ mặt hơi dim mắt bắt đầu đọc véo von vài câu thơ của Bu-rôn ca ngợi quân đội của Hít-le.

        Ở U-dơ-bê-ki-xtan và khắp vùng Trung Á, nhà thơ Bu-rôn rất nối tiếng, người trẻ cũng như người già đều thích Bu-rôn.

        — Đây không thể là Bu-rôn được, — một người U-dơ-bếch đã có tuổi nói rồi lắc đầu, — không thể được.

        — Thế còn bức ảnh ?

        — Ảnh thì làm như thế nào mà chẳng được ? —  người U-dơ-bếch trả lời. — Tôi biết lắm, con trai tôi cũng làm ảnh.

        — Nói bậy về Bu-rôn ! Bu-rôn đã chết rồi, —  một người U-dơ-bếch tóc bạc, nhưng còn mạnh khỏe, vạm vỡ, gạt những người tù, đi tới gần tên «tù mới». — Nói bậy, đồ khốn kiếp. Tao đã bị thương ở mặt trận rồi được đưa về Ta-skên. Hồi ấy các báo đã viết nhiều về Bu-rôn, bài đăng từng cột. Đăng những bài thơ của Bu-rôn và những bài báo ca ngợi cái chết anh hùng của Bu-rôn. Bu-rôn đã hy sinh ngoài mặt trận.

        — Tôi cũng đã đọc trên báo những bài viết về cái chết của Bu-rôn, — Ca-ri-mốp ủng hộ người dân Ta-skên.

        — Cả tôi nữa. Cả tôi nữa ! — có những người khác nói.

        Tố chức bí mật đã có ngay những biện pháp đối phó. Ca-ri-mốp và các đồng chí khác tiến hành giải thích, dù biết rằng làm thế có thể bị bắt.

        — Anh em ạ, Cu-sca không bị chiếm đâu, Téc- mét vẫn nguyên như cũ. cả Thổ-nhĩ-kỳ lẫn I- ran đều chưa tuyên bố chiến tranh. Toàn là những chuyện lừa bịp.

        — Nhìn tất cả các mặt thì có thể thấy rõ là tình hình của quân Đức ngoài mặt trận đang tồi tệ lắm, — Ca-ri-mốp nói với anh em đồng hương. —  Nếu không chúng nó đã chẳng phải lập ra «Quân đoàn Tuyếc-ke-xtan». Nhưng chúng mình đâu phải là những thằng ngu ! Không che mắt chúng mình được đâu...
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM