Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:22:11 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 12058 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:18:18 am »


        Một người linh bé nhỏ len lỏi từ những hàng dưới lên, vừa đi, vừa sửa ba-lô. Anh ta nói với Cu-snhia Cu-sna-rép :

        — Bố già ơi, thế cấp từ vụ trưởng1 cũng có thể sang bên trái được chứ ?

        Lão già quay sang nói với Su-béc, hai đứa nói với nhau vài câu tiếng Đức. Rồi lão trả lời người lính :

        — Ngài chỉ huy trại nói rằng từ vụ trưởng không phải là sĩ quan, nhưng nếu ông ở cấp ấy mà làm nhiệm vụ chỉ huy và là đảng viên cộng sản thì có thể được.

        Người lính bỏ mũ ca-lô, lau trán, nở một nụ cười hồn hậu, sung sướng.

        — Cảm ơn bố già. Tôi đúng là như thế đấy.

        Ròi anh ta ngượng ngùng trù trù một lát, sau đó kiên quyết hạ ba-lô trên vai, đưa cho các bạn của anh ta.

        — Nhận lấy này, anh em, trong đó có vài thứ gì đó. Anh em hãy chia nhau, có điều gì không phải trước kia cũng bỏ qua cho tôi. Đừng có nghĩ rằng tôi tự tư tự lợi. Không, — anh ta lại lau cái trán đẫm mồ hôi, — tôi sẽ đến chỗ các sĩ quan làm công tác tuyên truyền và tổ chức giúp đỡ anh em về ăn uống và quần áo.

        An-đơ-rày đút tay túi quần, chằm chằm theo dõi Cu-snhia Cu-sna-rép và hai tên SS. Cuối cùng anh nhổ nước bọt :

        — Láo toét !

        Xa-sca ngạc nhiên gương cao lông mày. An-đơ- rây sôi nổi rỉ tai Cô-xchi-a, anh vừa nói vừa văng tục :

        — Mình không tin, mình không tin, Bọn phát- xít, cái lũ đẻ tiện ấy bao giờ cung vẫn là phát-xít.

        Trong cả một nhóm lớn của An-đơ-rây, chỉ có vài người bước ra. An-đơ-rây nhìn thấy tên SS thứ hai cười gằn và giơ tay ra hiệu. Các sĩ quan lập tức bị bọn lính vây quanh và giải đi qua trước công Bu-khen-van. Cũng không ai ngờ rằng họ đang đi vào chỗ chết.

        An-đơ-rây khẽ hích Cô-xchi-a : xem kìa, thằng phát-xít sắp nói đấy. Cô-xchi-a ngẩng đầu nhìn lên. Tên chỉ huy trại bước lên phía trước. Chàng thủy thủ kéo tay áo cụ Pen-che.

        — Nghe cho kỹ nhé.

        Cự Pen-che gật đầu.

        Nhưng tên chỉ huy trại Mác Su-béc nói bằng một thứ tiếng Nga giả cầy :

        — Này những thằng lính Nga ! Nước Đức vĩ đại văn minh thích kỷ luật và trật tự. Phải hiểu rõ như thế. Ở Bu-khen-van có tinh thần lành mạnh. Đừng có bỏ trốn. Tao không khuyên chúng mày bỏ trốn, nếu không mẹ chúng mày sẽ phải khóc, — rồi Su-béc giữ ngón tay như khẩu súng ngắn, — pàng- pàng ! Còn chưa có đứa nào trốn khỏi trại chính trị Bu-khen-van cả. Khẩu hiệu của chúng tao là : lao động, lao động và kỷ luật. Hiểu không ?

        — Anh em đồng bào ạ, anh em phải khôn ngoan mới được, — Gu-snhia Cu-sna-rép tiếp lời tên Su- béo, — ngài chỉ huy trại cho anh em một lời khuyên rất tốt đấy.

        Hai tên sĩ quan SS bỏ đi. Cả lão già cũng đi theo chúng nó với bước chân mèo.

        — Còn cái thần xác mình, — An-đơ-rây nhổ bãi nước bọt, mặt âm thầm.

        Cô-xchi-a khẽ hát :

        — Đã bắt đầu được sống những ngày vàng...

        Anh chàng ngừng lại một lát ròi nói thêm :

        — Cứng cỏi lên, anh em !

        Những người tù cảm thấy rõ ràng tác động của đói khát và mệt mỏi. Họ lo lắng nhìn quanh. Chẳng nhẽ mình bị bỏ quên hay sao ? Họ đã phải đứng trước văn phòng hơn hai giờ ròi. Nắng thiêu đốt không thương tiếc. Mọi người hoàn toàn bải hoải, không còn sức lực gì nữa.

        An-đơ-rây cảm thấy hai chân bắt đầu run. Đầu choáng váng. Anh nghiến răng. Buồn nôn. Có lẽ cuộc tra tấn như thế này không bao giờ chấm dứt...

        Trong đoàn tù đứng im phăng phắc, chỗ này chỗ kia, thính thoảng có tiếng kêu tuyệt vọng, hay tiếng đỗ huỳnh huỵch của một người quị xuống. Bọn lính không cho phép vực những người ngã lên. Những kẻ bất hạnh nằm trên đường trải đá nóng, chờ số phận của mình bị định đoạt. Nhưng số phận của họ đã được định rõ. Lò thiêu xác đang chờ họ.

        Thậm chí những người tù mới không biết rằng lúc này họ đang bị « đào thải tự nhiên». Với một vẻ lạnh lùng hoàn toàn vô liêm sỉ, bè lũ Hít-le làm cái việc thử thách khủng khiếp này : những người yếu đuối bất lực (họ không đem lại cho chúng một điều gì có lợi) sẽ phải chết, còn những người mạnh khỏe, lực lưỡng thì còn phải làm việc cho quốc trưởng, phải dốc hết sức lực và sức khỏe còn lại.

        Cuối cùng, một tên sĩ quan đi tới. Nó xem đồng hồ, ra lệnh :

        — Chạy !

        Những người tù nhảy chồm lên.

        — Nhanh nữa !

        Mọi người hổn hển chạy tới một cái bãi nhỏ. Tại đấy, theo một lệnh mới, họ chạy thành vòng tròn.

        Chạy mỗi bước một khó. Nhiều người không chịu nổi, ngã xuống.

        Ngay An-đơ-rây chạy cũng không dễ dàng, tuy anh đã biết điều chỉnh hơi thở : bốn bước hít vào, bốn bước thở ra. Tim đập mạnh như sắp bật ra khỏi lồng ngực.

        Cụ Pen-che chạy bèn cạnh An-đơ-rảy. Cụ vừa chạy vừa vứt cái áo ngoài nặng, cả mũ nữa, những thứ này cụ vẫn giữ khư khư cho đến nay, Cụ Pen-che hiểu rằng cần phải cứu lấy, không phải đồ vật, mà sinh mệnh của mình. Mặt cụ bắt đầu xám lại như màu đất. Những giọt mỗ hôi to tướng đổ ra đầy mặt cụ, chảy xuống, để lại những vệt bẩn. Cu giáo dạy địa lý có lúc vung tay không hiểu để làm gì và nom như bi vướng chân, người ngửa ra sau. Hai cánh tay rắn rỏi của An-đơ-rây đỡ cụ.

        — Thở mạnh vào ! Mạnh vào ! Nữa !

        Chạy hết vòng thứ ba, tên SS giơ tay.

        — Đứng lại !

        Những người tù đứng lại, người lảo đảo như say rượu. Đoàn người thưa đi nhiều. Trên bãi còn nằm lại những con người kiệt lực.

------------------------
        1. Tương đương với cấp quản của quân đội phương Tây. Quân đội nhân dân Việt Nam không có cấp này, (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:18:42 am »


        An-đơ-rây vừa đỡ cụ Pen-che vừa nhìn quanh. Từ đây, ở trên bãi này, có thể nhìn thấy rõ toàn trại. Trại được xây dựng trên một sườn núi đá. Từ bãi xuống dưới có năm dãy phố song song, hai bên đường phố là những ngôi nhà bằng gỗ và đá. Bên phải, cách cổng trại chừng trăm mét, có ngôi nhà thấp bằng đá, mái nhọn, chung quanh có hàng rào gỗ cao. Bên trên ngôi nhà này có một ống khói vuông. Khói đen bốc ra cuồn cuộn.

        Lại có lệnh : « Chạy ! ». Nhưng lần này chạy vào nhà tắm. Nhà tắm là một căn nhà thấp tối tăm. Sàn, tường và trần đều bằng xi-măng xám. « Một cái túi bằng đá », An-đơ-rây nghĩ thầm.

        — Cởi quần áo !

        Sau đó vào chỗ cắt tóc. Những người mặc quần áo tù màu lam xẫm dùng tông-đơ điện rất thạo. An-đơ-rây thấy trên ngực họ có những phù hiệu tam giác mầu xanh lá cây hay màu đỏ, ngoài ra có một khung vuông trắng mang bốn con số. Những người cắt tóc cắt rất nhanh cho anh em mới đến, chỉ để lại «nột dải từ trán ra sau gáy. Những người đã có tuổi, bắt đầu hói thì để lại tóc, chỉ cắt một đường từ gáy ra đến trán. Kiều đầu tóc đáng sợ này làm cho những người tù có một vẻ ma quái.

        Vào đến căn phòng tiếp theo, những người tù bị bắt phải nhảy vào một cái bể. Họ bị ngập đến đầu trong một chất nước nâu bần : dung dịch sát trùng.

        An-đơ-rây hơi chậm một chút. Ngay giày phút đó, một cái roi cao su quất mạnh vào cổ anh :

        — Nhanh lên ? Chạy !

        An-đơ-rây nhảy xuống bể nước và vừa nhổ chất nước kinh tởm vừa bơi thật nhanh sang thành bể bên kia. Nước mắt chảy ra, hai nách buốt, toàn thân ngứa ngáy nóng ran.

        Nhưng mọi người không được phép đứng lại. Chúng nó luôn miệng thức:

        — Nhanh lên ! Nhanh ! Nhanh !

        Sau khi phải dầm mình trong cái bể, những người tù vào đến một căn phòng dài : nơi tắm hương sen. Họ đứng chen chúc dưới những hương sen. Không có nước. Những phút chờ đợi khổ sở. Dung dịch ăn vào da. Khắp người ngứa ghê gớm.

        Cuối cùng có nước : anh em gào lên nhảy sang bên tường. Nước sôi bốc hơi vừa rít vừa phụt trong hương sen ra... Nhiều người bị bỏng.

        Nước sôi bỗng nhiên bị thay bằng nước lạnh. Rồi lại nước sôi. Có kẻ đã « đùa ».

        An-đơ-râỵ và chàng thủy thủ Cô-xchi-a ở bên cạnh nhau. Cả hai đứng dưới dòng nước lạnh băng, cố cọ thật nhanh cho hết dung dich sát trùng trên người. Trên ngực Cô-xchi-a có một chỗ xăm chàm : một chiếc tàu ba cột buồm chạy trên sóng biền cuồn cuộn. Gió thổi căng buồm, mũi nhọn của con tầu rẽ sóng trước mặt.

        — Kỷ niệm đấy, — chàng thủy thủ giải thích. — Mình có một người bạn. Đã chết ở Xê-va-xtỏ- pôn...

        Từ chỗ tắm, những người tù bị đuổi đến một hành lang dài. Dọc tường bên trái có vài khung cửa sổ nhỏ. Từ trong các cửa sổ ấy thấy ném ra những cái quần, áo ngắn, mũ, giầy đế gỗ. Những người tù vừa đi vừa bắt lấy quần áo mặc nhanh vào người.

        Ra đến cửa, họ lại phải xếp hàng. Một tên sĩ quan bước tới. Tên binh nhất báo cáo. Tên sĩ quan lừng khừng đi dọc đoàn người và ra lệnh.

        Những người tù lại bị chia thành những nhóm nhỏ. Trong nhóm của An-đơ-rây không có một người bạn nào cùng toa xe. Những người Do-thảỉ bị tách riêng. Cụ Pen-che khom lưng, lặng lẽ bước đi, như có cái gì rất nặng đè trên hai vai.

        Lúc chia tay, Cô-xchi-a vẫy tay từ biệt An-đơ-rây

        —Vững vàng nhé, An-đơ-riu-sa !

        Rồi mọi người bị giải đến bàn giấy ; nơi thống kê lao động. Sau vài câu hỏi ngắn : sinh ở đâu, đã qua những nhà tù nào, v.v... mỗi người được phát một miếng vải nhỏ có số và một hình tam giác đỏ. An-đơ-rây nhìn con số của anh : 40922. Lần thứ ba, anh đã bị bắt phải quên tên họ của mình. Anh còn mang con số này lâu nữa hay không ? Anh có thoát ra được với tự do nữa hay không? An-đơ-rây giương cao lông mày. Dù cho ở đây như thế nào, chúng ta còn sống còn đấu tranh. Vì chúng ta là người Nga !

        Bên tai vang lên những lời nhát gừng của một thằng binh nhất mặt đỏ :

        — Đây là hộ chiếu của chúng mày. Khâu số vào áo và quần. Đứa nào không có số thì lên «túp ».

        Tên phát-xít chỉ cái ống khói vuông một cách đầy ý nghĩa. Giữa giây phút ấy, trên ống khói bỗng phụt ra một vòng lửa, rồi khói đen lại cuồn cuộn tuôn ra. Cái mùi đặc biệt của thịt nướng và tóc cháy lan khắp trại, nhưng ở đây mùi ấy đặc biệt nồng nặc. Động tác của thằng binh nhất thật hùng hồn : danh từ «lúp» : không khi, có một ý nghĩa cụ thể mà rùng rợn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:19:21 am »


VI

        Ng ô i nhà thử mười hai, hoặc như ở Bu-khen-van thường gọi là khối, có một vị trí thuận lợi. Nó ở giữa xưởng giầy và xưởng rèn mới. Sau đến nhà giặt, kho, nhà để hành lý, và chủ yếu là nhà bếp.

        Vì đang sửa chữa, khối mười hai không có ai ở. Ngôi nhà gỗ mênh mông trống huếch trống hoác, Bọn xanh lập tức lợi dụng ngay hoàn cảnh ấy. Trong trại tập trung, người ta gọi những tên Đức phạm pháp hình sự, giết người, can án nhiều lần như thế. Chúng đeo trên ngực một dấu hiệu đặc trưng : miếng vải ba góc mầu xanh lá cây. Bọn xanh « chiếm » lấy khối mười hai và lập ra ở đấy đại loại như một thứ « dinh thự » của chúng nó,

        Tên tư lệnh trại tập trung đối xử với những tên cướp và phạm pháp nhiều lần tốt hơn với những người tù khác. Nó công nhiên che chở bọn chúng. Nhưng không phải vì bọn hình sự có gì làm nó nể phục. Không, thái độ của nó dựa trên những nguyên tắc sâu xa hon. Anh em tù chính trị biết rằng từ lâu, trước khi Hít-le lên cầm quyền, Các Cốc đã thường nêu ý kiến xây dựng những trại tập trung đồ sộ kèm theo một phương pháp tiêu diệt con người về thể xác và tinh thần. Cơ sở phương pháp của nó là « luật rừng » : những người tù phải tiêu diệt lẫn nhau. Cốc kiến nghị phân những người tù thành những nhóm riêng biệt, tạo ra cho một số nhóm những điền kiện sinh hoạt tốt hơn và trao cho các nhóm ấy một quyền hành nào đó trong trại. Theo ý Cốc, tình trạng không bình đẳng như thế sẽ gây ra sự thù địch giữa các nhóm tù. Trong trại sẽ bắt đầu có tranh chấp. Cần phải khơi nhen, ủng hộ, khuyến khích sự tranh chấp ấy. Và trước cái chết, cái đói, những người tù sẽ giết nhau không thương tiếc để có thêm miếng bảnh. Như vậy chính những người tù sẽ phải gánh trách nhiệm giết người.

        Tư tưởng thù địch loài người của Cốc đã được trình bày trong cuốn sách ầm ĩ một thời « Các tư liệu Bô-kê-hai-mơ » xuất bản năm 1929. Trong đó tên tư lệnh tương lai của Bu-khen-van trân tráo trình bày toạc móng heo chương trình tiêu diệt tất cả các kẻ thù của chế độ quốc xa.

        Đến khi Hít-le lên cầm quyền, kế hoạch điên rồ của Cốc đã trở thành hiện thực. Tên Cốc được trao trách nhiệm tổ chức một loạt trại tập trung, trong đó có trại tập trung Ẻt-téc-ven gần biên giới Hà-lan. Hàng ngàn người đã chết sau dây thép gai. Phương pháp của Cốc bắt đầu được bọn phát-xít sử dụng rộng rãi. Tác giả của nó được thăng quan tiến chức. Năm 1937, đại tá SS Các-lơ Cốc nhận nhiệm vụ của chính phủ : thành lập trại tập trung tù chính trị Bu-khen-van lớn nhất châu Âu.

        Nó đã đến Bu-khen-van cùng với ả vợ trẻ tóc hung như lửa. Biệt thự lộng lẫy của quan tư lệnh, một nơi tập ngựa rộng, chuồng ngựa đã được xây dựng cấp tốc, Bắt đầu thời kỳ ngự trị độc quyền của vợ chồng nhà Cốc.

        Ngay từ ngày mới đặt cơ sở cho trại tập trung mới, tên Cốc đã tỏ ra trung thành với phương pháp của nó. Nó đã tạo ra một số điều kiện sinh hoạt tốt cho bọn tù hình sự Đức, cho chúng nó nắm một số quyền hành trong trại. Những đứa mới đây còn là kẻ cướp và can án nhiều lẫn đã trở thành những kẻ giúp việc gần gụi nhất của bọn SS. Những tên phạm tội được làm « phoóc-ác-bai- tơ » : đội trưởng, làm việc trong sở cảnh sát của trại, được chỉ định làm nhóm trương các khối. Chúng được nhận thức ăn thêm vả hầu như tất cả các quà tặng do Hội chữ thập đỏ gửi tới, vì theo sự đồng ý của tên tư lệnh, một tên tội phạm cũ đã được chỉ định phân phối các thứ ấy. Ngoài ra, bọn hình sự Đức còn được hưởng một đặc quyền nữa là mặc quần áo thường. Nhưng trên áo vẫn phải khoét một lỗ vuông và khâu vào đỏ miếng vải mầu xanh lá cây.

        Để giữ địa vị đặc quyền của chúng, bọn xanh tích cực thực hiện chỉ thị của bọn SS. Dù phạm sai lầm hết sức nhỏ, anh em tù cũng bị những tên cướp đánh không thương tiếc, chúng nó bắt những người tù làm quần quật mỗi ngày mười hai, mười bốn tiếng đồng hồ, chúng nó khủng bố tù chính trị, săn đuổi những người Do-thái. Theo lệnh tên tư lênh, hễ phát hiện được một người Do-thái trong Trại lớn thì được thưởng bốn chiếc bánh mì to. Số bánh mì như thế được coi là một tài sản lớn. Số bánh mì ấy có thể đổi lấy bất cứ thử gì cũng được vì những người tù vốn đã phải chịu só phận chết đói dần : mỗi ngày họ chỉ được ăn 300gam bánh mì và một bát xúp loãng. Như vậy tương đương với khoảng 350-380 ca-lo, mà công việc khổ sai lại ngốn mất 3500-4000 ca-lo. Ai cũng chỉ còn như cái bóng.

        Trong suốt thời gian dài, bọn xanh bắt toàn trại sống trong cảnh khủng khiếp. Nhưng từ mùa thu 1941, khi bắt đầu có những đoàn tù binh Liên Xô đến Bu-khen-van, tình hình trong trại đã thay đổi hẳn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:19:51 am »


        Anh em tù chính trị, hay như trong trại thường gọi là « bọn đỏ » vì họ mang trên ngực miếng vải tam giác đỏ chứ không xanh lá cây, bắt đầu tích cực đấu tranh chống lại bọn xanh.

        Anh em tù đỏ được những người ở các nước bị bọn Đức bắt làm con tin giúp đỡ tích cực. Trong số các con tin này có những người trước kia tham gia chính phủ Tiệp-khắc, nay bị bọn phát-xít dùng làm thông ngôn hay bắt làm việc trong bộ phận của văn phòng trại. Những người Nga đã lãnh đạo cuộc đấu tranh kiên quyết và công khai chống bọn tù hình sự. Mùa đông năm 1942, lần đầu tiên trong lịch sử của trại chết chóc này, anh em tù binh Liên Xô đã chống lại bọn xanh.

        Vấn đề là như thế này. Có hàng vạn người tù phải làm việc ở công trường đá. Cái rét 15 độ âm của tháng giêng và những làn gió thấu xương thường thổi ở vùng này lay những người tù đói rét cơ cực như những ngọn cỏ. Đời sống của nhóm tù binh Nga thì thật nặng nề. Tên tội phạm hình sự Stéc làm đội trưởng ở đấy. Tên cướp này không cho anh em được nghỉ một phút nào. Cái gậy dài của nó luôn luôn nện xuống lưng anh em. Nó đánh những người vừa hơi dướn cái lưng rã rời, đánh những người mà nó thấy như không làm việc hết sức, đánh những người dám phẫn nộ nhìn nó.

        — Cái gậy của tao là thứ chườm cho ấm người đấy, — Stéc cười nham hiểm, giải thích. — Nó giúp chúng mày làm cho máu chuyền động tốt hơn.

        Bốn anh em người Nga và anh chiến sĩ Các- ghét da người Gơ-ru-di-a bị tên đội trưởng đánh nhừ tử còn nằm lại dưới đất. Tên Stéc ra lệnh đem năm người bất hạnh đến để ở chỗ đống đá.

        — Cho gió vuốt ve chúng nó một chút !

        Nhưng anh em tù binh do Va-xi-li A-da-rốp đứng đầu không làm theo lệnh đó. Họ nhẹ nhàng khiêng những người đồng chí sống dở chết dở của họ đến một chỗ khuất gió rồi lượm ít lá khô, đặt mấy người tù lên. Giữa lúc ấy, mụ vợ của tên đại úy Ben-vít chạy đến, biệt thự của chúng nó ở cách công trường đá khoảng trăm mét. Mụ đàn bà người Đức vung khẩu súng ngắn, gào lên như điên :

        — Con lợn đội trưởng ấy đâu rồi ! Mắt nó để đâu hử ? Tao không cho phép các con tao nhìn thấy cái của dịch tả dịch hạch bôn-sê-vich này ! Mang ngay đống phân này đi chỗ khác, nếu không tao bắn đấy!

        Nghe tiếng kêu, tên đội trưởng Stéc chạy đến. Nó vừa bỏ đi sưởi ở chỗ bọn SS. Thằng cướp không hiểu đầu đuôi thế nào, đổ luôn cơn giận lên đầu người nó vừa gặp. Nạn nhân là Man-kin, một thanh niên nhu mì, e thẹn, được mọi người đều yêu. Man- kin có giọng hát hay, anh em thường bảo Man-kin hát những bài hát Nga.

        Thằng xanh xông đến chỗ người thanh niên không làm gì nên tội. Man-kin chỉ kịp ngạc nhièn mở to cặp mắt mầu lam, thì cái gậy đã đập xuống đầu anh.

        Người thanh niên gục xuống. Nhưng tên hung đồ thấy thế còn chưa đủ. Nó lấy một tảng đá to, đập lên Man-kin đang lồm ngồm bò dậy.

        Vụ giết người này làm ai nấy đều xúc động. Anh em tù binh bỏ công việc đấy và không giấu căm thù, nhìn tên đội trưởng. Thẳng cướp hốt hoảng trong giây phút, nhưng nó lấy lại bình tĩnh ngay. Nó thở hổn hển, vung gậy lên.

        — Ac-bai-tơ ! Làm việc !

        Nhưng anh em tù binh không động đậy. Họ nắm chắc những cái xẻng và cuốc rầt nặng trong tay, họ lừ lừ tiến đến chỗ tên xanh. Thẳng kia run lên, mắt lơ láo. Vòng người từ từ khép lại, như một cái vòng thòng lọng quanh cổ, Stéc hoảng hốt đánh rơi cái gậy, nó rít lèn khàn khàn :

        — Cứu tôi với !

        Những cái xẻng và những cái cuổc vung lóe lên. Vài phút sau, anh em tù binh người Nga tiếp tục làm việc như không có chuyện gì xảy ra. Chỉ trên mặt đất, bên cạnh Man-kin có cái xác không còn ra hình người nữa của tên đội trưởng Stéc.

        Bọn SS trong đội bảo vệ ngoài trại nghe thấy tiếng gào của Stéc. Chúng nó chạy đến, bắt các tù binh Nga xếp hàng và đòi họ phải nói ra những người khởi xướng.

        Tin tên Stéc đáng căm ghét bị giết lan nhanh khắp công trường đá. Hàng ngàn người tù ngừng công việc để tỏ thái độ đoàn kết với anh em tù binh Nga. Mọi người chờ đợi một sự trừng phạt cực kỳ tàn ác về việc giết thằng đội trưỏng. Nhóm tù binh Nga không rời cuốc xẻng khỏi tay, họ sẵn sàng bắt kẻ thù trả giá đắt sinh mệnh của họ. Trong giày phút căng thẳng đó có một người dũng cảm tuyên bố những lời phản đối thẳng vào mặt bọn bảo vệ, Đó là Va-xi-li A-da-rốp. Anh không ra khỏi hàng, thay mặt anh em tù binh, tuyên bố với tên sĩ quan trực nhật :

        — Chúng tôi, những binh sĩ và sĩ quan người Nga, đòi hỏi bọn tù hình sự làm giám thị và đội trưởng phải có thái độ nhân đạo. Chúng tôi tuyên bố phản đối và cảnh cáo tất cả những tên tội phạm hình sự : tên cướp nào động đến, dù chỉ một người Nga, sẽ bị giết bằng cuốc và xẻng !

        Hành động tạp thể đã có tác động. Nhìn thấy thái độ kiên quyết của những người tù, tên sĩ quan trực nhật không dám khủng bố hàng loạt.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2020, 07:24:22 am »


        Đó là thắng lợi lớn đầu tiên trong việc trừng trị bọn xanh. Tên tư lệnh Bu-khen-van sợ có cuộc nổi loạn trong trại tập trung, phải thôi không cho một số tên tội phạm hình sự làm đội trưởng nữa và gạt những tên cướp hung hăng nhất ra khỏi một số chức vụ hành chính.

        Bọn tội phạm hình sự chờ thời cơ thuận lợi để trả thù. Và thời cơ ấy đã đến.

        Một đoàn rất đông tù binh Liên Xô bị giải đến Bu-khen-van. Có hơn hai ngàn người. Họ bị giải đi bộ gần như qua cả nước Đức. Những người tù chịu cực hình nhục nhã và đói khát hầu như không đứng vững được nữa. Họ bị dồn vào những khối nhà riêng, chung quanh có hàng rào dây thép gai. Như vậy đã hình thành một khu riêng trong trại, sau đó được gọi là Trại nhỏ hay Trại cách ly. Những người tù ở trong trạng thái bị cách ly hai lần. Ngay hôm đầu, những người Đức, Tiệp-khắc, Pháp đã bắt đầu đặt liên hệ với các đồng chí người Nga. Họ quyên thức ăn trong trại: mỗi người tù chính trị bẻ một mẫu bánh mì trong suất ăn ít ỏi của họ để dành cho những anh em người Nga. Nhờ có các tù binh Liên Xô đã đến trước, thức ăn được chuyển cho những người bạn đã kiệt sức.

        Mọi việc dược tiến hành hết sức bí mật. Nhưng tên tù hình sự I-ô-xỉp ỏ-lét, trưởng tù toàn trại đã gửi ngay một bản báo cáo mật.

        Được biết về tinh thần đoàn kết của những người tù, tên tư lệnh Bu-khen-van điên tiết tuyên bố phạt toàn trại ba ngày. Ba ngày ba đêm liền hàng vạn người bị giam không được nhận suất ăn. Nhưng không một biện pháp nào có thể ngăn chặn sự liên kết của những người chống phát-xít thuộc những dân lộc hết sức khác nhau.

        Như thế cũng không đủ làm cho Ô-lét thỏa mãn. Do bản báo cáo mật thứ hai của nó, những người tù chính trị mà nó căm thù, 62 người, bị đưa vào đội trừng giới. Và không ai trong số đó được trở về.

        Bọn xanh lại ngẩng đầu lên. Những thằng cướp đã trả thù anh em tù chính trị. Cuộc đấu tranh trong trại mang những hình thức công khai. Nhưng dù cố gắng đến đâu, bọn xanh cũng không thể lấy lại được địa vị đã mất. Lần này anh em tù chính trị đã chống lại bọn chúng một cách kiên quyết. Bệnh viện trở thành nơi khủng khiếp nhất đối với bọn xanh. Những tên cướp được gọi đến bệnh viện không quay về nữa. Chúng chết « bất thình lình ». Điều đó đã thực sự làm bọn xanh lo lắng. Bọn xanh cũng đoán ra nguyên nhân, nhưng chúng đành chịu bất lực trước y học. Chúng không thể tố cáo các bác sĩ. Chúng thiếu điều sơ đẳng là kiến thức. Khoa học là lĩnh vực mà người ta không thề mò vào với chìa khóa vạn năng.

        Đến khi người tù chính trị Hen-mút Ti-man, trưởng khoa giải phẫu, bước vào phòng của tên trưởng tù Ô-lét thì nó phải đề phòng ngay. Hai hàng lông mày bạc phếch của nó cau lại, sát vào nhau ở chỗ tinh mũi : bọn chính trị đến không phải vô duyên vô cớ.

        Hen-mút Ti-man là một người Đức to lớn, vạm vỡ, nét mặt hơi thô. Anh đi qua căn phòng, đến khi tin chắc rằng chỉ có anh với nó, anh đứng lại trước mặt Ô-lét. Hen-mút nhìn tên trưởng tù bằng cặp mắt không có thiện cảm gì cả rồi khẽ nói, giọng bình thản lạ lùng, nhưng mỗi lời đều như chọc vào tai tên trưởng tù, làm cái lưng cánh phản của nó như bị giội nước lạnh.

        — Tôi đến báo trước cho ông biết, ông trưởng trại đáng kính ạ. Ông và bọn đồng lõa của ông phải thôi ngay các công việc bẩn thỉu của các ông đi. Ông hãy nhớ rằng, trả thù cho mỗi người tù chính trị, chúng tôi sẽ cho hai thằng xanh vào lò thiêu xác !

        Thằng Ô-lét đứng dậy sau chiếc bàn. Khuôn mặt cáo già của nó nở một nụ cười ve vuốt.

        — Chẳng nhẽ chúng ta không thể thương lưọng với nhau hay sao ? Chúng ta là người Đức cả, là một dân tộc vĩ đại mà, chúng ta phải sống với nhau cho hữu nghị.

        — Chúng ta là những người Đức khác nhau, — Hen-mun trả lời khô khan.

        Thằng trưởng trại suốt đêm không ngủ. Nó trằn trọc trên cái đệm rơm, suy nghĩ. Nói theo 1ối của nó thì tình thế của bọn xanh đã trở nên rắc rối!

        Một quyết định dã được đưa ra rất tự nhiên. Sáng hôm sau, Ô-lét gọi hai thằng tay chân và bảo vệ trung thành của nó là Tơ-rum và Gơ-rô-en đến :

        „— Tình thế của chúng ta đang chuyển sang một hướng không tốt. Bọn chính trị đến dọa. Chúng nó nói sẽ cho chúng ta vào lò thiêu xác hễ một thằng của chúng nó bị giết. Bệnh viện, mẹ khỉ, lại nằm trong tay chúng nó. Mà trong anh em chúng ta lại không có thằng nào thay thế được bọn thày thuốc chính trị. Tối nay bọn mình phải triệu tập các thủ lĩnh. Thời kỳ vô chính phủ qua rồi ! Từ nay bọn mình sẽ hành động chung. Đã đến lúc phải bẻ gãy bọn chính trị !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2020, 07:24:47 am »


        Đến giờ đã định sau buổi kiểm tra tối, những tên cướp bắt đầu tụ tập ở khối mười hai. Những thằng cầm đầu của bọn xanh đến từng tên một hay từng nhỏm nhỏ. Mỗi tên mang theo hai ba tên khác làm hộ vệ. Mặt tên nào cũng nở một nụ cười vồn vã, nhưng trong túi thì có dao. Chúng nó thù địch lẫn nhau, chúng nó cố nợ với nhau, thanh toán nhau, và thắt những nút với nhau. Trong bọn xanh có những tên tội phạm thuộc nhiều dân tộc.

        Tên cướp I-u-stơ bước qua ngưỡng cửa của khối rồi dừng lại, lấy kính trong túi ra đeo lên trên cái mũi dài như mỏ vịt.

        — Chào giáo sư Giôn-ni ! — Ồ-lét hoác miệng, ra cười, vội chạy ra đón nó.

        I-u-slư đã có được biệt hiệu « giáo sư Giôn-ni » vì nó có tài làm cho nạn nhân phát điên bằng, những đòn đánh đập và nliững hiện pháp làm nhục. Cả bọn xanh cũng sợ nó. Bọn SS đến học «kinh nghiệm» của nó. Ba thằng mặt to bè hộ tống giáo sư Giôn-ni. Nó đến ngồi cạnh cửa sổ, dang rộng, hai đầu gối nhọn hoắt, nhìn những tên đang tụ tập bằng con mắt hoàn toàn kẻ cả.

        Nhà kim hoàn Han-xơ đến một mình, «Một con người không có đặc điểm gì bên ngoài », — bọn mật thám của những thanh phố lớn nhất châu Âu đã viết như vậy về tên chuyên gia lấy cắp châu báu. Nhà kim hoàn âm thầm ngồi vào một góc, nó tức tối nhìn thằng trưởng trại, Ô-lét đứng quay lưng về phía nhà kim hoàn và vừa gãi phần dưới lưng vừa nói chuyện với Tơ-rum. Han-xơ căm thù Ô-lét. Nó không quên rằng những ngón tay tham lam của Ô-lét đã rút trong túi ngực nỏ chiếc nhẫn bằng kim cương đen. Hiện chiếc nhẫn ấy đang nằm trên ngón tay thằng chỉ huy trại Hút. Ô-lét đã nộp cải nhẫn cho Hút cùng với bản báo cáo mật để giành được cái chức vụ béo bở: trưởng trại.

        Áp-gút xcao, biệt hiệu là «Hung đồ», bước vào, mắt nó long lanh cũng như đôi giầy đánh rất sạch của nó. Nó vừa bước qua ngưỡng cửa của khối, vừa nhe răng :

        — Hà, hà, ở đây toàn là anh em mình cả, chỉ cần giữ cái túi cho chặt, — nó nhìn thấy Pôn-Phơ- rít-man, bèn đi tới. — Gặp được đông hương thú quả. Nào, thằng «Ác ôn đen», trả bao thuốc lá đây.

        Bọn kia lập tức vây quanh hai đứa.

        — Anh em ạ, lời hứa của bọn mình là luật pháp. Nói là làm, thua là trả. Trả nợ khi chơi bài thua là danh dự đấy !

        — Nhưng mình chơi bài có thua đâu, — Phơ- rít-man trả lời, — chính cậu đã nhìn thấy là nó chết rồi.

        — Không, không, sau mới chết, — « Hung đồ » gọi tất cả những đưaa có mặt đến phân xử. — Đem công việc cho bàn dân thiên hạ xem nào. Mình với cậu đã đánh cuộc. Có phải không? Cuộc một bao thuốc lá. Đó là chuyện ở công trường đá. Chúng mình đứng ở bên trên. Cậu đã nói thế nào nào ?

        — Mình bảo có thể đập một tảng đá làm chết một thằng tù chính tri, và nó đã chết thật. Chính cậu nhìn thấy đấy.

        — Nhưng nó không chết ngav. Mãi sau cậu mới làm nó chết. Thế là cậu thua rồi. Trả bao thuốc lá đây.

        — Với cậu thì mình không chuồn được ! — «Ác ôn đen» thọc tay vào túi rút hao thuốc lá. —Này thế là thoát nợ với cậu !

        Xcao mở bao thuốc lá.

        — Hút đi, anh em !

        Tên Ba-lan Bun cổ cái mui vẹo của một võ sĩ quyền Anh và cái hàm bạnh. Nó sung sướng chào tên Gióoc-bốc-xơ như một bạn cũ. Hai tên đã biết nhau từ lâu trong những cuộc gặp gỡ trên vũ đài chuyên nghiệp.

        — Cậu xem ra vẫn luyện tập đấy phải không? — Bun vừa nói vừa nắn hai vai Gióoc.

        Gióoc bật cười vỗ vào lưng Bun.

        — Mình đã thấy cậu khởi động như thế nào rồi.

        — Thế mà là khởi động à ? Bọn chính trị đầy chấy rận thì tồi tệ hơn một cái túi nước, chưa kịp cho một quyền, nó đã lăn đùng ra rồi.

        Thằng ăn cắp Xô-cô-1ốp ở Ô-đét-xa lẩn quẩn bên cạnh Bun, nó không hiểu hai đứa kia nói chuyện gì với nhau mà cũng gật đầu, cũng cười. Hàng ria nhỏ của nó vểnh ra, hai con mắt dài càng ti hí hơn. Tên Pô-xpê-sin di cùng với Bun nhìn những đứa chung quanh bằng con mắt đần độn, nó cứ nín thinh. Nó quen giải thích bằng tay hơn là bằng miệng.

        Ở phòng bên đang làm những việc chuẩn bi cuối cùng. Thằng Pôn « chân chữ bát» và thằng Sun lùn cắt một khúc giăm bông lớn, loại làm lấy ở nhà, gửi tới cho giáo sĩ Ê-nốc từ Noóc-măng-đi, Tơ-rum pha nước vào cồn biến tính trong một cái xoong nhôm thường đựng xúp. Thỉnh thoảng nó lại nếm, vì thế mắt nó mỗi lúc một đục ngầu.

        — Ngon tuyệt ! Đúng là cô-nhắc... Xông thẳng lên óc. Chỉ một lần là xong !

        Thẳng Pôn khổng lồ không nhịn được nữa.

        — Cho mình một thìa đây.

        Nhưng nó không kịp nếm món cồn biến tính. Cửa mở toang, có đứa kêu lên, giọng run run :

        — Hút đến đấv !

        Gặp mặt chỉ huy trại thì chẳng mong điều gì tốt lành.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2020, 07:26:45 am »


        Tơ-rum ôm lấy cái xoong và cứ chạy quanh phòng. Cuối cùng Ô-lét đẩy Tơ-rum vào nhà xí.

        — Cấm động đậy !

        Rồi nó chạy ra đón tên chỉ huy trại.

        Những tên cướp cố giữ vẻ tự nhiên.

        Chỉ huy trại Hút đến cùng với tên hạ sĩ quan Phơ-rít Rây. Con của một tên phú nông Phổ, Pho- rít Rây mới tốt nghiệp trường đại học Muyn-khen. Nó là đại diện điền hình của những thằng Đức mới, được giáo dục dưới chế độ Hít-le. Trong đám SS, nó đã nổi tiếng là một « chỉ huy thể thao » và không đứa nào đọ được với nó về tài phát minh những kiểu tra lấn mới. Cao lớn, cổ bò mộng, hai con mắt lồi màu xám đục, tên hạ sĩ quan này là nỗi khủng khiếp của Trại nhỏ.

        Húl khẽ đập cái roi mềm làm bằng chất trong lên chiếc ủng da láng, nó đưa con mắt soi mói nhìn hết lượt những thằng xanh đứng áp tay vào đường chỉ quần. Thấy thằng Ba-lan Bun và thằng Nga Xô-cô-lôp, tên chỉ huy trại lừ lừ đi tới chỗ hai đứa, vung roi lên. Viên kim cương đen lấp loảng trên ngón tay út của nó. Bun và Xô-cô-lốp co rúm người lại.

        — Xéo !

        Hai đứa chạy thẳng ra cửa.

        — Ngài chỉ huy trại chỉ nói với người Đức thôi, tên Phơ-rit Rây biệt hiệu « Hắc in » giải thích.

        Vài phút sau, trong khối mười hai chỉ còn lại những thẳng tù hình sự người Đức.

        — Lấy ghế cho ngài chỉ huy trại ! — Ô-lét quát to.

        Hút ngồi xuống chiếc ghế đẩu rộng rồi nói :

        — Hỡi những người Đức của nước Đức vĩ đại ! Chúng mày đã phạm những tội nặng và đang chịu án xứng đáng. Nhưng chúng tao, ban chỉ huy, hiểu rõ tình trạng buồn khổ của chúng mày. Chúng tao thông cảm với chúng mày và muốn làm số phận chúng mày đỡ cơ cực. Quan tư lệnh Bu-khen-van, đại tá Các Cốc truyền đạt tới chúng mày lòng thương hại của ngài, lòng thương của một người Đức, và cho báo để chúng mày biết rằng mỗi đứa đều có khả năng kiếm tiền. Chúng mày phải phát hiện những thằng tù chính trị đang hoạt động và tiêu diệt chúng nó. Quan tư lệnh Bu-khen-van, đại tá Các Cốc hứa đứa nào giết được một thằng hoạt động sẽ được thưởng hai mươi mác !

        — Việc ấy đối với chúng tôi dễ thôi, — thằng Hung đồ phấn khởi gầm lên. — Chỉ cần các ngài đếm tiền cho!

        — Nhưng sẽ trả như thế nào ạ, từng đứa hay từng chục đứa ? — Giáo sư Giôn-ni hỏi, nó đã tính nhầm những món sẽ kiếm được.

        Ô-lét lặng lẽ gãi gáy. Nó còn nhớ lời Hen-mút Ti-man nói : « ông hãy nhớ rằng, để trả thù cho mỗi anh em chính trị, chúng tôi sẽ cho hai thằng

        xanh vào lò thiêu xác ». Chuyện này, xem ra sẽ phải đem cái xác mình ra đổi lấy liền...

        — Yên lặng ! — Hắc ín giơ tay. — Quan chỉ huy trại chưa nói xong.

        — Chúng mày sẽ đeo những găng quyền Anh, — Hút nói tiếp, — việc phải làm không gây ầm ĩ vô ích, phải thật gọn. Chúng mày hãy tổ chức, đại loại những trận đấu thể thao. Chủng mày hãy chứng minh tính hơn hẳn của sức mạnh và tinh thần của dòng giống A-ri-răng cao quí nhất !

        « Xem ra đúng là một ý tốt ! — Ô-lét bám lấy tư tưởng của tên chỉ huy trại. — Như thế này thì không có gì nguy hiểm cả. Này bọn chính trị, chúng mày hãy liệu hồn !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 25 Tháng Giêng, 2020, 07:28:19 am »


VII

        Trại lớn của Bu-khen-van đã được gọi là địa ngục, nhưng Trại nhỏ ở phía bắc lại có thể được mệnh danh là địa ngục của địa ngục. Người ta gọi trại này là Trại cách ly. Những người tù từ tất cả các nước châu Âu bị giải đến đây. Có những người bị đưa từ đây đến những trại khác, có những người ở lại trong những đội lao động, còn những người khác thì bị tiêu diệt. Hàng ngàn người đã chết đói, chết bệnh.

        An-đơ-rây bị phân đến khối sáu mươi hai của Trại nhỏ. Anh đã sống trong ba trại tập trung, nhưng quang cảnh của khối này đã làm anh phải rùng mình.

        Những cái cột ngăn bốn tầng ván thành những ô rộng và cao hơn một mét. Năm sáu người ở trong một khối vuông như thế. Mọi người nằm sát chặt vào nhau. Những người bị bệnh thương hàn kêu la mê sảng, những người điên la thét. Mùi mồ hôi, mùi thối rữa nồng nặc.

        Anh em tù mới đến đứng thành một đám ở giữa khối, nhìn quanh.

        An-đơ-rây nghe sau lưng có người nói :

        — Bọn ác ôn đến đấy !

        An-đơ-rây quay lại. Ba thằng mặc quần áo vằn của tù đứng ở cửa. Trên áo chúng có những phù hiệu xanh lá cây. An-đơ-rây nhận thấy ngay rằng chúng nó không hốc hác như những người khác ở trong khối. Anh ngạc nhiên thấy một đứa để bộ ria nhỏ được chăm chút cẩn thận, đen đen dưới cái mũi gẫy. Xem ra thằng này có khả năng để ý đến cái mã ngoài của nó. Thằng to lớn lông mày trắng phếch đứng bên cạnh chỉ An-đơ-rây khẽ nói không biết những gì vói hai thằng đồng bọn. Rồi nó quát to :

        — Này, đồ rác rưởi kia, lại đây !

        An-đơ-rây không động đậy. Ba đứa đi đến trưởc mặt anh. Thằng lông mày trắng trâng tráo sờ nắn cái áo của An-đơ-rây, nó tặc lưỡi một cách thú vi. Thằng để ria chính là tên ăn trộm Xô-cô-lốp người Ô-đét-xa. Nó thọc tay vào túi quần, lừng khừng gật đầu với thằng lông mày trắng :

        — Ki-li-a, quẳng cái áo mưa kia xuống đi.

        Thằng lông mày trắng nhìn qua An-đơ-rây rồi trả lời, giọng cố làm vẻ chán ngán :

        — Nó không bị hạ xuống đâu.

        Xô-cô-lốp lười nhác thọc lay vào túi bên, rút ra một miếng giẻ, chắc hẳn dùng làm khăn tay, rồi lại lười nhác đưa miếng giẻ lên mũi. An-đơ-rây nhìn thấy trong miếng giẻ loáng lén một lưỡi dao. Xô-cô-lốp đưa mắt ước lượng An-đơ-rây rồi hỏi :

        — Sao nó không bị hạ xuống hử ?

        — Xem ra bên trong nó có con người đấy.

        — Ki-li-a, thế thì cậu cứ thử xem nào.

        An-đơ-rây hiểu rằng những lời giải thích sẽ không đưa đến kết quả gì. Ba thằng đê tiện này không muốn để anh yên. Anh hạ quyết tâm rồi đi thật nhanh đến trước mặt Xô-cô-lốp.

        Miếng đòn chớp nhoáng đến nỗi không ai kịp nhìn thấy. Tên cướp hoa tay lên một cách ngớ ngẩn, ngã phịch xuống sàn. Con dao văng sang bên cạnh Cả hai tên đòng bọn của Xô-có-lốp đều chạy phóng ra cửa.

        Anh em tù từ trong các ngăn sung sướng nhìn ra.

        — Đúng là một trận nên thân !

        Xô-cô-lốp bò lổm ngổm ra cửa, mặt méo đi. Những chiếc giầy đế gỗ bay ra theo nó từ bốn phía. Có người ném nó bằng một cái bát.

        — Nhận lấy này, đồ sâu bọ.

        Những người tù nhìn anh em mới bằng những cặp mắt đầy cảm tình.

        — Này, người anh em, — trong một ngăn có người gọi An-đơ-rây, — lại đây nào.

        An-đơ-rây bước tới.

        — Leo lên đây, người anh em, còn chỗ đấy !

        Trong ngăn đã có bốn người. Họ chịu chật chội, nhường một chỗ cho An-đơ-rây.

        An-đơ-rây nằm duỗi trên cái đệm cứng : hôm nay anh đã mệt rã rời !

        Mọi người vồn vã hỏi anh : sinh ở đâu, vì sao phải đến Bu-khen-van, chiến đấu ở đâu ? Chàng thanh niên mắt đen, gò má cao nằm bèn cạnh mỉm cười thân mật.

        — Người Nga à ?

        An-đơ-rây gật đầu. Anh ta bắt tay An-đơ-rây ròi tự gõ ngón tay lên ngực, nói :

        — Xláp-cô. Du kích. Nam tư.

        Láng giềng thứ hai là người tù Tiệp-khắc I-ô- dếp. Sau đó, nằm sát sườn I-ô-dếp là anh chàng Ba-lan Bê-nhích và Pác-khô-men-cô, người U-cơ- ren vừa nãy gọi An-đơ-rây là « người anh em».

        — Thế cậu có biết vừa nãy cậu nện đứa nào đấy không ? — Pác-khô-men-cô hỏi. — Đó là thằng ăn cắp Xô-cô-lốp ở Ô-đét-xa đấy. Nó đã tụ tập được một bầy lưu manh làm mưa làm gió ở đây. Chúng nó làm nhục anh em, cướp bánh mì, quần áo...

        Pác-khô-men-cô nói giọng U-eơ-ren. An-đơ- rây chú ý cái tai bên trái của anh ta. Bên tai ấy bị cắt mất một nửa.

        — Bọn Ghe-xta-pô đấy... vì mình không chịu làm việc cho bọn Đức, — Pác-khô-men-cô bắt gặp con mắt của An-đơ-rây bèn nói rõ.

        I-van Pác-khô-men-cô vốn làm thợ nguội ở Đơ- nhê-pơ-rô-pê-tơ-rốp. Anh bị đưa đến Bu-khen-van vì đã tổ chức phá hoại và lãn công trong một nhà máy do bọn Đửc phục hồi.

        Xláp-cô và Pác-khô-men-cô không phải là tù mới. Hai người ở khối này đã lâu nên sẵn sàng kể về tình hình trong trại. Một giờ sau An-đơ-rây đã biết rằng tất cả những người tù ở Bu-khen-van đều mang những hình tam giác để phân loại. Phải khâu những hình tam giác ấy trên áo ở bên trái ngực và trên quần. Bên trên các hình tam giác có một miếng vải trắng đánh số. Mầu của hình tam giác cho biết loại tội phạm : xanh lá cây là hình sự, đỏ là chính trị, đen là lãn công, tím là tội về xu hướng tôn giáo, v.v... Còn những chữ trên hình tam giác cho biết dân tộc của người tù : r là Nga, f là Pháp, p là Ba-Ian, v.v... Riêng ngưòi Đức mang những hình tam giác không có chữ gì. Còn người Do-Thái thì phải mang hai hình tam giác khâu thành một ngôi sao sáu cánh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2020, 06:59:56 am »

   
        — Điều khủng khiếp nhất, người anh em ạ, là trở thành một «điếm bay», — Pác-khô-men-cô kể, — Chúng nó khâu lên ngực và lưng cậu một vòng tròn trắng, giữa có một điểm đỏ. Dấu hiệu ấy ở đây được gọi là «hoa hồng», nó còn tồi tệ hơn cả dấu hiệu Do-thái. Cậu sẽ trở thành một cái bia sống. Chúng nó sẽ đánh cậu không cần có cớ gì cả và bắn cậu để đùa.

        — Thế chúng nó khâu vào ai ?

        — Vào những anh em bị đưa đến đội trừng giới, những anh em vượt ngục.

        An-đơ-rây cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm : anh đã vượt ngục hai lần, nhưng xem ra văn phòng không biết chuyện ấy.

        Anh được biết rằng trưởng khối Ôt-tô Gơ-rốt là một tù chính trị, đảng viên Đảng cộng sản Đức. Về thằng quản Cơ-rê-gơ, chỉ huy khối, thì Pác-khô- men-cô nói rằng nó đúng là quỉ Xa-tăng.

        — Nhưng thằng hạ sĩ quan biệt hiệu là Hắc-Ín còn đáng sự hơn nó. Nó đã ở mặt trận phía Bỏng, anh em ta đã cho nó một trận ở Xmô-len. Chỉ tiếc không giết nó chết hẳn. Đúng là một con thú dữ. Cẩn thận đấy, người anh em ạ, nó thích tra khảo anh em mới đấy. Và nếu nghe nói đến «Xmô-len» thì nó đánh kỳ chết. Thằng khốn kiếp ấy đã đưa nhiều người sang thế giới bên kia rồi.

        Đến tối, khi ngọn đèn lù mù trong khối đã bật lên, có một người tù An-đơ-rây chưa quen đi tới. Trán cao, mắt sắc, trên áo vằn có một hình tam giác đỏ, Người ấy không ở khối sáu mươi hai.

        Khi nhìn thấy người ấy, Pác-khô-men-cô đứng ngay lên. An-đơ-rây nhận thấy rằng người tù U-cơ- ren tuy có vẻ thân mật với người mới đến, nhưng thái độ vẫn có cái gì nghiêm túc như khi đứng trước một cấp chỉ huy. Hai người đi ra chỗ khác, An-đơ- rây nghe rất khó khăn câu chuyện giữa hai người.

        — I-van này, giáo sư như thế nào nhỉ ?

        — Ông cụ bận lắm. Đồng chí nhìn là thấy ngay, đồng chí Cô-tốp ạ, cụ mở ở đây cả một trường đại học, — Pác-khô-men-cô vừa nói vừa chỉ một nhóm đổng những người tù đang vây quanh một cái bàn.

        Mãi lúc này, An-đơ-rây mới nhận thấy ở cuối khối có một cái bàn và những người tù đứng chung quanh một người tóc bạc, gày gò ngồi giữa. Rõ ràng  
là những con người đói khổ mệt mỏi này đang nghe ông cụ đeo cặp kính rất to nói.

        — I-van ạ, đày là một nhân vật rất xuất sắc đấy. Một học giả nổi tiếng thế giới đấy ! Bọn Đức đã đề nghị tặng cụ nhà đất. Chúng nó đề nghị trao cho cụ một học viện, chúng nó muốn mua ông cụ. Nhưng không xong. Một con người như thế đấy !

        Hai người đi đến chỗ giáo sư.

        An-đơ-rây cũng tò mò nhảy trên ván xuống, đi theo hai người.

        Những người tù chăm chú nghe giáo sư nói. Những con người đói khổ, kiệt quệ này đang mải mê với chuyện gì vậy? An-đơ-rây len tới gần bàn. Qua đầu những người tù, anh nhìn thấy giáo sư vẽ không biết hình gì bằng một chiếc cùi dìa nhôm. An-đơ-rây nhìn kỹ, nhận ra hình biển Ca-xpiên.

        — Các bạn ạ, như các bạn đã biết, biển Ca-xpiên là một trong những chỗ chứa nước cổ nhất của hành tinh chúng ta. Đúng đấy. Và quanh bờ biển luôn luôn có người ở. Không thể nào khác được. Vì biển cho tất cả những thứ căn thiết để sống. Con người yêu biển Ca-xpiên, mỗi dân tộc đều đặt cho nó một tên riêng. Kết quả là biển này đã có rất nhiều tên. Qua lịch sử nhiều thế kỷ, tên biển đã đổi hơn năm mươi lần! Tôi đã từng nói với các bạn chuyện ấy rồi. Tên cuối cùng của biển này bắt nguồn từ bộ tộc sống quanh bờ biển. Những người của bộ tộc này đã được gọi là Ca-xpiên.

        — Giáo sư kính mến, giáo sư cho phép ngắt lời chứ ? — Người tù cùng đến với Pác-khô-men- cô nói.

        Nhà học giả sửa lại kính, chăm chú nhìn người vừa nói, cu nhận ra anh ta, sung sướng mỉm cười.

        — Ồ, đồng chí Cô-tốp ! Sung sướng được gặp đòng chí, rất sung sướng nữa là khác !

        Giáo sư đứng dậy, bắt tay Cô-tóp.

        — Tình hình như thế nào, chàng thanh niên ? Có gì mới không ?

        — Tình hình còn có thể như thế nào được nữa, thưa giáo sư ? Tôi chỉ đến thăm giáo sư thôi.

        Cô-tốp nói với những người tù đang chờ giáo sư giảng tiếp.

        — Anh em để giáo sư nghỉ chứ ? Sao lại « bóc lột» giáo sư như thế !

        Những người tù mỉm cười, bắt đầu tản ra chỗ khác.

        — Xin lỗi đồng chí Cô-tốp, chẳng có ai bóc lột tôi đâu ! Không, không ! Trái lại, chàng thanh niên kinh mến ạ, trái lại, chính tôi mới bóc lột! Đúng đấy !

        — Thưa giáo sư thân mến, giáo sư không nên làm việc quá mệt.

        — Tôi không than phiền gì về sức khỏe của tôi cả, đồng chí kính mến ạ. Tôi cũng như mọi người thôi. Đúng đấy.

        Cô-tốp nắm lấy cổ tay giảo sư.

        — Có lời chào giáo sư đấy, — khi hai người đã ra chỗ khác, Cô-tốp nói.

        _ Của ai thế ?

        — Của anh em người Pháp, thưa giáo sư Ma- dô Lê-ông, tiến sĩ y học Lê-ông Kin-béc Mi-sen, và thưa giáo sư, cả người tù mới đến gần đây, tiến sĩ thần học, giáo sư lịch sử của trường đại học An-véc-pên là Lơ-loa cũng gửi lời chào giáo sư. Các vị ấy đã được biết giáo sư, đã đọc các tác phẩm của giáo sư bằng tiếng Pháp. Lơ-loa rất muốn làm quen với giáo sư.

        Cô-tốp lấy ở túi trong một bao giấy rồi bỏ vào. túi áo vằn của giáo sư.

        — Chàng thanh niên ạ, đồng chí làm phiền tôi đấy. Tôi không muốn quà cáp gì đâu. Thật đấy mà. Tôi cũng như mọi người thôi.

        Cô-tốp nắm tay giáo sư, nói giọng như ra lệnh nhưng âu yếm :

        — Thưa giáo sư, giáo sư thật là lạ. Anh em người Pháp nhờ chuyển đấy. Họ yêu giáo sư. Mà có gì xấu, khi những người bạn tốt chia quà cho nhau! Anh em nhận được ở nhà đấy.

        An-đơ-rây đến gần Pác-khô-men-cô, hất đầu về phía Cô-tốp và hỏi:

        — Ai đấy?

        Pác-khô-men-cô nín thinh môt phút, nhìn người tù mới đến bằng cặp mắt dò hỏi rồi trả lời với nụ cười hồn hậu :

        — Cái gì cũng có thời, có lúc. Biết nhiều quá thì chóng già đấy, người anh em ạ. Ta đi ngủ thì hơn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2020, 07:11:20 am »


*

*     *

A-lếch-xây Lư-xen-cô kê một cái ghế đầu lên ván. Anh đứng lên ghế định leo lên chỗ của mình. Nhưng vừa giơ chân thì anh nhăn mặt vì đau. Mẹ khỉ, mấy vết thương còn chưa khỏi hẳn.

        Leo lên đến nơi, anh nằm xấp chửi thầm. Anh chỉ có thể nằm như thế này đã gần hai tuần rồi. Không thê nằm nghiêng, cũng không thể nằm ngửa...

        A-lếch-xây đã phải lên « ngựa gỗ « Ngựa gỗ » là cái tên mà anh em tù đặt cho bàn phạt roi. Anh đã bị phạt roi một cách ngẫu nhiên. Vì có sự lầm lẫn.

        Việc ấy xảy ra sau khi kiểm tra buổi chiều. Tên sĩ quan SS trực nhật xem một mảnh giấy, gọi số những người tù sẽ bị trừng phạt. Bỗng A-lếch- xây nghe thấy số của anh. Sự việc bất ngờ làm anh ngơ ngác trong giây phút. Chẳng nhẽ lại là anh ? A-lếch-xây cảm thấy bàn tay của Lê-ô-nhít đặt trên vai mình. Lê-ô-nhit đang đứng cạnh A-lếch- xây.

        — Bình tĩnh, A-lếch-xây !

        A-lếch-xây cúi đầu. Vì sao cơ chứ ? Hôm nay, hôm qua, cũng như suốt thời gian qua anh không hề làm bọn phát-xít chú ý. Anh làm việc cũng như mọi người. Tên giám thị không lần nào quát anh. Thế mà bất thình lình bị phạt roi... Chẳng nhẽ có kẻ phản anh ?

        A-lếch-xây lặng lẽ bước lên phía trước, các bạn anh thương hại nhìn theo. Anh ra giữa bãi. Những người khác cũng đã đến đấy. Vẻ mặt họ khá thảm hại. Mọi người như đi chịu án tử hình.

        — Nhanh lên, lũ lợn ! — tên chỉ huy trại Hút quát.

        Những người tù vội vàng xếp hàng, tiếng đế giầy gỗ lọc cọc.

        Tên sĩ quan trực nhật vừa gọi số những người tù, vừa cho họ biết nguyên nhân bị phạt bằng một giọng đơn điệu. Thiếu chút nữa thì A-lếch- xây bật ra một tiếng thở dài nhẹ nhõm. Đã có một sự lầm lẫn ! Anh bị phạt hai mươi nhăm roi vì đã đánh gãy một mũi khoan trên một bàn máy phức tạp của phím xưởng quang học. Anh đã thoát rồi ! Chỉ cần nói rõ cho bình tĩnh và có sức thuyết phục. A-lếch-xây đưa mắt tìm tên chỉ huy đội lao động của phân xưởng nồi hơi. Hắn đang đứng trong đám SS. Thế nào hắn cũng phải chứng thực lời A-lếch-xây.

        A-lếch-xây giơ tay.

        — Thưa ngài tư lệnh, tôi xin phép nói.

        — Mày nói gì hử, đồ khốn nạn, — tên chỉ huy trại quay về phía A-lếch-xây.

        — Ở đây có một sự hiểu lầm, thưa ngài chỉ huy... Tôi làm việc ở phân xưởng nồi hơi... Ngài chỉ huy đội lao động của phân xưởng nồi hơi có thể chứng thực.

        — Câm ngay ! — tên SS trực nhật quát to.

        — Đã có sự lầm lẫn ! Tôi không làm gãy mũi khoan...

        Thẳng SS trực nhật nhảy hai bước đã tới bên cạnh A-lếch-xây.

        — Con lợn bẩn thỉu, mày dám trách cứ người A-ri-ăng phải không ?Con chó lường, mày dám bảo tao nói dối phải không ?

        A-lếch-xây hiểu rằng thanh minh cũng vô ích. Bọn SS, những tên « siêu nhân » này, không bao giờ sai lầm.

        Tên chỉ huy trại Hút đi dọc theo hàng người, đôi ủng da láng của nó nhấp nhoáng. Những người tù nín thở theo dõi nó. Ai cũng biết rằng người thứ nhất sẽ khổ nhất. Đổi với những người cuối cùng thì bọn đao phủ đã mệt mỏi, nên hành hạ họ không còn hung hãn, không còn hăng nữa. Người cuối cùng càng được nhẹ nhàng.

        Tên chỉ huy trại đứng lại trước mặt A-lếch-xây.

        — Thằng khốn nạn, mày sẽ là thằng thứ nhất. Đó là vinh dự lớn cho một con lợn Nga ! — thằng phát-xít cười nhạt — mang cái bàn ra mau !

        Việc đánh đòn được tiến hành trước mặt mọi người. Người tù bị tuyên án phạt còn bị làm nhục về tinh thần : họ phải tự mình khiêng cái bàn phạt roi đặt lên một đống đá dăm, để mọi người đều nhìn thấy quang cảnh hành tội.

        A-lếch-xây nghiến răng nằm lên tấm ván lạnh của con « ngựa gỗ ». Khi tiếng chốt vang lên lách cách, anh cảm thấy hai chân vị vòng cùm siết chặt đến mắt cả. Rồi chúng nod trói tay anh bằng dây da. Không cựa quậy được nữa. Trong giây phút ấy, anh nhớ lại rằng từ trước chiến tranh, anh đã đọc sách thấy có chỗ viết về hành động dã man của bọn Bạch vệ dùng que thông nòng đánh các tù binh Hồng quân. Hình như một nhân vật trong truyện ngắn có khuyên các bạn của anh ta đừng lên gàn, cứ đê cho các bắp thịt mềm ra. Như vậy hình như dễ chịu đòn hơn, nhất là khi chúng đánh theo kiểu «giật roi lại».

        A-lếch-xây cố giữ cho các bắp thịt vẫn mềm Nhưng làm như thế đâu phải chuyện dễ. Những ngọn roi làm cháy lưng. Chỉ muốn thu hình, co quắp lại, cho người thật bé, để cái đau chỉ ảnh hưởng tới một bề mặt nhỏ nhất. A-Iếch-xáy cắn môi để khỏi kêu.

        — Đếm đi, đò khổn nạn ! Sao mầy không đếm hử?

        Như có thùng nước lạnh dội lén A-lếch-xây. Sao minh lại quên nhỉ ? Người bị đánh phải tự mình đếm số roi cơ mà ! Bây giờ thi bắt đầu lại. A-lếch- xây thầm chửi rủa bọn phát-xít bằng những lời tồi tệ nhất rồi bắt dầu đếm to.

        — Ai-nơ ! .. Xơ-vai!.. Đơ-rai! ...1

--------------------
        1. Tiếng Đức : «Một I .. Hai ! .. Ba ! ..» (người dịch).
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM