Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:16:29 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 12034 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:36:23 am »


        An-đơ-rây nhảy ngay trên ván xuống. Anh len qua những người nằm dưới sàn, đi đến chỗ hai người đang tranh cãi. Trông con mắt của Xa-sca lơ láo. Gã đưa mắt tìm chàng thủy binh Cô-xchi-a. Không hiểu sao Xa-sca mong được Cô-xchi-a bênh vực.

        Ở sở Ghe-xta-pô, hai người bị giam trong cùng một xà-lim. Chàng thủy binh trẻ tuổi Cô-xchi-a Xáp-rư-kin đã vội vã len tới chỗ gã, những bắp thịt cuồn cuộn nổi rõ dưới cái áo lốt vằn rách như sơ mướp. Toa xe lặng đi, chờ đợi. Xa-sca cảm thấy được giúp đỡ bèn văng tục và nói thêm :

        — Giẫm qua xác tao đây này !

        Nhưng Xa-sca đã lầm. Cô-xchi-a nắm lấy ngực áo gã.

        — Đồng chí chỉ huy nói đúng đấy. Thôi đủ rồi, nhổ neo ngay !

        Xa-sca vốn quen tôn trọng sức mạnh. Gã ngọ nguậy, hấp háy con mắt :

        — Nhưng mình có làm gì đâu ? Không sao cả. Mình bao giờ cũng theo ý cậu mà...

        Những người ốm và bị thương được đưa đến những chỗ tốt nhất. Đồng chí Xmiếc-nốp lấy ra một chiếc đồng hồ bỏ túi đã bong mất lớp kền. Với chiếc đồng hồ ấy, đồng chí theo dõi chặt chẽ thứ tự mọi người được đến bên cái kẽ. Mỗi người được sử dụng nó không quá sáu phút.

        ...An-đơ-rây nhìn xuống dưới. Người ta đang xếp hàng chờ lượt đến bên cái kẽ. Còn lâu mới đến lượt An-đơ-rây. Cô-xchi-a đang áp mặt vào cái kẽ ấy, những ngón tay gân guốc bám chặt lấy những tấm ván cửa. An-đơ-ray được biết rằng chàng thủy thủ này vốn ở Xê-va-xtô-pôn, trong số những người anh dũng bảo vệ hải cảng, yểm trợ cho chiếc tuần dương hạm cuối cùng rời bến. Cô- xchi-a đã trốn khỏi một trại tập trung và đã chiến đấu trong một đội du kích.

        Hai hôm trước, những người tù đã được nghe bọn lính bảo vệ nói đến mấy tiếng khủng khiếp « Bu-khen-van ». Họ hiểu rằng họ đang bị giải đến cái trại ma quái, trại của cái chết. Hôm ấy, Cô-xchi- a đã hỏi cụ già dạy địa lỷ Pen-che :

        — Thế cái trại quỉ quái ấy ở đâu thế ?

        — Gần như ở ngay giữa nước Đức. Gần thành phố Vày-ma.

        — Chà, hồi đi học, tôi quả là một thằng ngu xuẩn ! — chàng thủy thủ thở dài. — Không học tiếng Đức thì thật là không đúng. Nó sẽ có ích cho tôi như thế nào !

        — Sao thế nhỉ ? — người chiến sĩ mặt đầy tàn nhang ngạc nhiên hỏi, anh ta vẫn đỡ bên tay bị thương băng bó bằng giẻ bẩn. — Như thế này cũng có thể chết được rồi.

        — Người anh em ạ, mình không chịu chết đâu. Nếu mình chuồn khỏi trại thì sẽ không bị tóm cổ một cách vô lý. Mình sẽ hỏi đường như thế nào hử? Bằng tiếng Nga à?

        Lòng tự tin của Cô-xchi-a, việc anh tin chắc rằng dù thế nào mình cũng sẽ ra thoát khỏi nanh vuốt của bọn phát-xít đã có tác động tới trái tim của mỗi người tù, nhen lên cho họ một tia hy vọng.

        Đi đến lúc Cô-xchi-a phải nhường chỗ của anh bên cạnh cái kẽ cửa. Chỉ còn vài giây nữa. Anh áp chặt hơn một bên má không cạo râu vào cửa, hít lấy hít đế không khí, hổn hển, vội vã.

        Không khí... Không khí...

        An-đơ-rây tưởng tượng mặt anh sẽ được luồng không khí mát rượi, đầy đàn tính, âu yếm phả lên như thế nào. Có thể thở, uống, nuốt luồng không khí ấy được. Cử mỗi làn hít vào, nó lại đem thêm cho anh sức sống, truyền cho anh tinh thần phấn chấn, sức mạnh, năng lượng.

        An-đơ-rây ngồi lại cho thoải mái, anh duỗi hai chân tê dại và dựa lưng vào thành tầu âm ấm. Đoàn tàu chạy mỗi lúc một xa về phía Tây, bánh xe vấp đều trên những chỗ nối đường ray. Nhưng tư tưởng của An-đơ-rây cứ quay trở lại, về phía Đông, về với những việc xảy ra chưa lâu lắm nhưng đã trở thành quá khứ xa xôi...

        An-đơ-rây ngồi ở một góc vũ đài, người ngả ra chiếc đệm cứng. Trước mắt còn hai hiệp chiến đấu gay go. Huấn luyện viên Xít-nhây Li-vô-vít quạt thật mạnh cho An-đơ-rây bằng một chiếc khăn bông trắng. Mỗi lần quạt đều ăn khớp với nhịp thở của võ sĩ. Bộ mặt nóng bừng bừng của An-đơ- rây cảm thấy mát rượi rất thú vị. Thời gian nghỉ chỉ được một phút. Nhưng như thế cũng hoàn toàn đầy đủ đối với một cơ thể trẻ trai đầy sức mạnh. Mỗi giây trôi qua lại hồi phục thêm năng lượng bị tiêu hao, hai chân trở nên nhẹ nhàng, hai tay thêm khoẻ, cơ thể thêm mềm dẻo, thêm sức chịu đựng.

        An-đơ-rây chìm trong những hồi ức.

        Đó là trận đấu cuối cùng của anh trên vũ đài. Rạp xiếc Ta-skên đông nghịt, thậm chí người xem ngồi cả dưới sàn, bên cạnh vũ đài. Tiếng người nói nhao nhao. Đến thời gian nghỉ một phút trước hiệp cuối cùng. An - đơ - rây nghe thấy Xít-nhảy Li-vô-vít khẽ nói với anh, giọng đầy nhiệt tình :

        — Đánh vào thân ấy. Cậu hiểu không, đánh vào thân, từ bên dưới. Đầu thì hắn bảo vệ tốt, còn thân thì kém. Để hở. Đánh từ bên dưới nhé.

        An-đơ-rây mỉm cười. Anh hiểu ý huấn luyện viên. Thật vậy, trong hiệp hai, tất cả các đợt thử tấn công địch thủ vào đầu đều thất bại. Hai nắm tay An-đơ-rây đều đập vào găng hay vào bên vai mềm nảy đưa ra đỡ đòn, hoặc tệ hơn nữa, đánh vào không khí. Địch thủ « lặn » xuống dưới cánh tay ra đòn của An-đơ-rây, còn An-đơ-rây thì « đổ xuống » theo quán tính.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 03:01:51 pm »


        Tiếng cồng lôi An-đơ-rày đứng lên khỏi chiếc ghế đẩu. Xit-nhây Li-vô-vit nhét vào miệng anh miếng cao su bảo vệ răng, lau mặt cho An-đơ-rây bằng chiếc khăn bông ướt rồi dặn với :

        — Đảnh vào thân. Từ bên dưới ấy !

        An-đơ-rây gật đầu. Phê-đo U-xen-cốp tiến đón những bước chân lướt lướt của An-đơ-rây. U-xen- cốp hơn An-đơ-rây sáu tuổi, anh có một thân hình lực sĩ, đẹp, trên vai anh đã có kinh nghiệm của tám mươi trận đấu. Đã nhiều lần chiếm giải vô địch hạng trung của nước cộng hòa, U-xen-cốp vững tin ở thắng lọi. Anh đưa cao vai trái che cằm, và giáng rất nhanh một loạt cú đấm thẳng cự ly xa. Anh ta di chuyển nhẹ nhàng trên vũ đài, cố tránh tiếp cận với An-đơ-rây. Đương đầu với những nắm đấm nặng của võ sĩ trẻ trong giáp lá cà, ngay cả trong chiến đấu ở cự ly trung bình thì không thể hy vọng một điều gì tốt lành. Hon nữa mạo hiểm mà làm gì ? ưu thế trong hai hiệp đầu đã đem lại cho anh ta quyền thắng điểm. Chỉ còn phải củng cố ưu thế đó. Vì thế U-xen-cốp vừa di động khéo léo, vừa củng cố thành công của anh ta bằng những cú đấm thẳng nhẹ, nhưng chớp nhoáng, ở cự ly xa.

        Những tiếng ồn ào ghê gớm vang lên trên những hàng ghế ngồi không hở chỗ nào. Hàng trăm cặp mắt hắt chéo nhau trên cái khung vuông sáng của vũ đài. Trên đó, sau mấy hàng dây trắng căng rất thẳng, đang diễn ra trận đấu chung kết tranh giải quán quân của nước cộng hòa, quyết định vị trí hàng đấu của hạng trung.

        Đã đến những giây phút cuối cùng của hiệp ba mà U-xen-cốp vẫn nhẹ nhàng né tránh được những đợt tấn công của An-đơ-rây, vẫn trườn tuột đi như con cả trong bàn tay.

        An-đơ-rây bèn quyết định tấn công từ cự ly xa. Thật ra như thế cũng nguy hiểm : U-xen-cốp có kinh nghiệm hơn, anh ta di động rất lẹ, và có thể trả lời bằng những đòn phản kích mạnh. Nhưng không còn có lối thoát nào khác. An-đơ-rây vừa nắm được một thời cơ tấn công, bèn hơi né một chút làm cho đối thủ giầu kinh nghiệm của anh đánh trượt. Tiếp ngay sau đó, An-đơ-rây phóng nhanh hai tay về phía trước và giáng cho U-xen- cốp một loạt cú đấm thẳng vào đầu. U-xen-cổp phản ứng rất nhanh trước những cú đấm ấy bằng cách đưa khuỷu tay và găng tay lên, để hở thân mình. Đó chính là điều An-đơ-rây chờ đợi.

        Đòn đánh vào thân U-xen-cốp vừa bất ngờ vừa chớp nhoáng. U-xen-cốp khua hai tay, từ từ quị xuống tấm vải lót sàn.

        — Một, — trọng tài trên vũ đài vung tay, bắt đầu đếm, — hai...

        An-đơ-rây từ từ đi sang góc bên kia vũ đài và quay lưng về phía đối thủ còn nằm dưới sàn.

        — Ba... năm... tám...— giọng trọng tài nghe rành rọt.

        Đếm đến « mười » thì những tiếng vỗ tay như sấm vang lên, phả tan bầu không khí im lặng. U- xen-cốp tỉnh lại. Anh gắng gượng quì một đầu gối lên và chìa tay cho người thắng trận.

        — Chúc mừng cậu, An-đơ-riu-sa...

        Ngay lúc đó, trên vũ đài, trong tiếng nhạc của điệu hành khúc, chủ tịch của ủy ban thể dục thể thao trao giải cho người thắng trận : chiếc bình pha lê và tấm bằng vô địch của nước cộng hòa màu xanh da trời in dập bằng vàng.

        Trong số những người lên chúc mừng An-đơ- rây có một cô gái mà anh chưa quen. Có lẽ nếu An-đơ-rây vì quá xúc động trước thắng lợi mà không để ý tới cô, thì cô cũng lại gần anh sớm hơn. Nhưng có gái lại tới sau tất cả những người khác để tặng người chiến thắng một bó hồng đỏ ở giữa có một đóa hoa bách hợp trắng rất lớn.

        An-đơ-rây mỉm cười, nụ cười của người nhận lỗi : hai tay anh đang bận vì chiếc bình pha lê và tấm bằng vô địch. Anh không thể tiếp lấy bó hoa đang đưa cho anh.

        Cỏ gái bối rối.

        Hai người đã đứng trước mặt nhau bao nhiêu lâu, đến nay An-đơ-rây cũng không nhớ nữa : có lẽ một giây, nhưng chưa biết chừng vài phút. An- đơ-rày nhìn vào hai con mắt to của cô gái, không biết nên làm gì.

        — Thế nào, anh nhận lấy hoa chứ, — cô gái ngượng ngùng mỉm cười.

        Nụ cười ấy tựa như lắc cho An-đơ-rây tỉnh lại.

        — Cô chờ tôi một lát nhé.

        Nói xong, anh đưa hết cho cô gái, hoa, bằng, cái bình, rồi nhẹ nhàng nhảy qua hàng dây quanh vũ đài, chạy vào phòng thay quần áo.

        An-đơ-rây vội thay quần áo. Anh còn rất trẻ, và tất nhiên còn chưa có cô gái nào chờ đợi anh.

        — Anh xong rồi chứ ? — cô gái khẽ hỏi, hai má cô ửng hồng, có lẽ chính An-đơ-rây cung như thế : anh cảm thấy hai tai, rồi khắp mặt nóng bừng bừng.

        An-đơ-rây còn nhớ cảnh hai người đi ra khỏi rạp xiếc. Tại đấy, bên cạnh tấm áp phích giầu mầu sắc, rất to, cô gái đi chậm lại.

        — Tôi phải rẽ sang phải. Tạm biệt anh.

        — Nếu cồ cho phép, tôi xin đưa cô về, — An- đơ-rây khẽ nói.

        Cô gái cúi đầu.

        — Các bạn gái của tôi về đã lâu ròi.

        Hai người đi xuôi theo phố Sự thật phương đông, qua những quán hàng của chợ Vô-xcơ- rê-xen-xki, dọc theo một hàng rào gỗ dài. Hai người nín thinh mà đi. Qua khách sạn «Ta-sken», An-đơ-rây mới nhớ rằng các đồng chí trong đội anh đã đề nghị đến đày mừng thắng lựi của anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:54:24 pm »

   
        Đến nhà hát mang tên Xvéc-lốp, cô gái đứng lại. Cô cầm bó hoa rất cằn thận, cúi xuống tháo một chiếc giầy bằng bèn tay không cầm gì, lắc lắc rồi lại đi vào.

        — Hòn đá nhỏ rơi ra rồi.

        An-đơ-rày thoáng có ý nghĩ là có lẽ mình cần phải đỡ cô, nắm lấy tay cô, giúp cô. Nhưng sao lại dám đánh liều làm như thế ?

        — Nhà vô địch này, anh cũng có một tên chứ?

        An-đơ-rây bối rối nhớ ra rằng đáng lẽ anh phải tự giới thiệu sớm hơn. Anh rụt rè nói lên mình.

        — Còn tên tôi là Lây-li, — cô gái khẽ chạm vào tay An-đơ-rây. — Chúng ta chờ xe điện chứ ?

        Nhờ giọng nói bình thản và nụ cười ngày thơ của cô gái, tất cả chung quanh đều trở nên rõ ràng và giản dị. An-đơ-rây thận trọng chạm vào khuỷu tay cô gái. Cô gái không cưỡng lại. An-đơ-rây bèn nắm lấy cổ tay cô. Mà lạ thật, đất dưới chân không nứt ra, trời trên đầu cũng không nổi sấm. An-đơ-rây thở dài nhẹ nhõm. Hai người cứ thế đi đến phố At-xa-kin-xcai-a.

        — Tôi phải vào phố này, — Lây-li có phần lo lắng khi nhìn sâu vào trong phố của cô : ở đây hầu như không có đèn điện ngoài phố, còn những ngọn đèn lù mù ở các cổng nhà thì không chiếu sáng nổi đường phố. Thoảng nghe thấy tiếng nước róc rách dưới những cái rãnh bên hè đường.

        — Chủng ta sắp đến nơi rồi, — Lây-li nói giọng như xin lỗi. Nhà tôi ở bên cạnh công viên.

        An-đơ-rây bắt đầu thấy tiếc vì sắp phải chia tay với người bạn đường, anh chậm bước lại. Cô gái thấy thế hiểu theo ý của cô, cô lo lắng nhìn quanh.

        — Ở đây ban đêm sợ lắm, cô khễ nói. — Tôi không bao giờ đi một mình.

        An-đơ-rây nắm khuỷu tay cô gái chặt hơn. Lây-li kiêu hănh đi thẳng người: sao lại có thể nhát sợ khi cùng đi với một chàng trai như thế này !

        Đi tới ngang cái cổng vòm to lớn của công viên, An-đơ-rày đứng lại.

        — Lây-li ạ, cô giới thiệu với tôi công viên của cô đi nào.

        — Công viên ấy à ? — cô gái ngạc nhiên hỏi lại. — Bây giờ ư ? Nhưng ở nhà đang chờ tôi.

        — Chúng ta không xem lâu đâu, cũng nhanh thôi.

        An-đơ-rây bồi hồi chờ cô gái trả lời. Anh muốn giữ cô bên cạnh mình thật lâu. Thêm một chút nữa, thêm vài phút thôi.

        — Chúng ta chỉ xem con sông rồi về thôi. — Lây-li tin tưởng đồng ý.

        Ban đêm, khu công viên cô nom kỳ dị lạ thường. Những cây ka-ra-tra-ga khổng lồ của miền Nam in bóng lên những con đường nhỏ. Những nhóm điêu khắc trắng toát hiện lên rành rọt trên một nền xanh xẫm. Những bức tượng ấy chìa tay cho An-đơ-rây và Lây-li như những con người thật.

        Hai người đi qua sân vận động, khu thiếu niên nhi đồng, xuống tới bờ sông theo những bậc thang xây bằng đá hoa.

        ... Con mắt của võ sĩ quyền Anh đưa lướt qua những bộ mặt bẩn thỉu, râu ria, mệt mỏi, rồi bị chặn lại bởi những tấm ván trên thành toa tầu. Không, An-đơ-rây không nhìn thấy các bạn của anh. Trước mắt anh là vầng trăng khuyết lấp lánh, phản chiếu trong những gợn sóng lăn tăn trên sông...

        Hai người ngồi bên bờ sông trên lớp có mềm hơi ẩm. Lây-li im lặng. Còn con sông cứ ầm ĩ, đỏng đảnh chuyển nước xuôi dòng. Vành trăng khuyết phản chiếu xuống sóng nước rung rinh nom hao hao một vành móng ngựa bằng vàng lỗ chỗ. Những cây liễu già sần sùi khúc khuỷu rủ những cành dài mảnh dẻ xuống bờ sông gò ghề, có chỗ chạm tới mặt nước. Trên bờ bên kia, sau hàng rào sắt và những hình cây đen sẫm, ngôi nhà của Nhà máy chế tạo máy nông nghiệp Ta-skên vươn cao lên trời. Cùng với những đám khói cuồn cuộn, những tia lửa đỏ vọt lên trên những ống khói dài. Vẳng tới những tiếng ầm ầm đơn diệu, đều đặn như hơi thở. Nhà máy làm việc. Nhà máy không biết nghỉ.

        Lây-li, cái tên dịu dàng rất giầu chất thơ. Đó là tên của một người phương Đông, nhưng mẹ của Lây-li lại là người Nga. An-đơ-rây nhắm mắt để hồi tưởng lần nữa hình ảnh đã gần quên lãng. Lây-li có hai bím tóc đen xẫm và cặp mắt sáng mầu bích lục. Mặt Lây-li ngăm ngăm với cặp má hồng dịu dàng. Lây-li không giống người U-dơ-bếch, nhưng dù sao cô cũng là người U-dơ-bếch. Sau đó, không bao giờ An-đơ-rây được gặp những mầu sắc phối hợp kỳ dị như thế nữa. Nhưng chính điều đó đã đem lại vẻ đẹp cho khuôn mặt Lây-li.

        Rồi về sau thì sao ?

        — Sau đó hai người ngồi rất lâu bên nhau. Đó là buổi tối trữ tình duy nhất trong cuộc đời An- đơ-rây. Nhưng một thời gian dài về sau An-đơ-rây mới hiểu được là như thế. Hai người nói chuyện với nhau về chuyện gì ? Dĩ nhiên về quyền Anh.

        — Hôm nay thần kinh anh căng thẳng lắm phải không ? Lây-li hỏi.

        An-đơ-rây mỉm cười.

        — Cô nói gì vậy ! Quyền Anh củng cố và tôi luyện hệ thần kinh chứ. Cô thấy như thế là lạ lùng có phải không ? Nhưng thật ra đúng là như thế. Ngay sau khi đã chịu nhiều đòn, một võ sĩ trên vũ đài vẫn giữ bình tĩnh. Một võ sĩ muốn thắng thì phải rèn luyện cho mình có một tinh thần bình tĩnh không gì lay chuyển nổi... Lây-li ạ, cô có biết không, khi con người tập có được bình tĩnh trong chiến đấu, thì người ấy bao giờ cũng biết đánh giá hoàn cảnh một cách đúng đắn và tìm ra nước cờ thật đúng để giành thắng lợi.

        An-đơ-rây mải mê nói tiếp :

        — Võ sĩ cũng giống như người chơi cờ. Trong quyền Anh, cũng như trong môn cờ quốc tế, mỗi đòn đánh đều có miếng tự vệ, và trước mỗi cách phối hợp, người ta đều có thể tìm thấy một cách khác để chọi lại. Thật ra, khi đắn đo nước cờ sắp đi, người chơi cờ có nhiều phút, đối khi hàng giờ. Còn trên vũ đài thì người võ sĩ chỉ có vài giày, thậm chí vài phần mười của giây để tính toán cách tấn công tiếp theo. Một nước đi không đúng, một sai lầm của người chơi cờ làm cho mất đi một quân, còn võ sĩ phải chịu đựng ngay trên thể xác mình một sai sót trong chiến đấu. Như thế đấy... Ngoài ra, một võ sĩ ưu tú phải có sức chịu đựng như vận động viên chạy cự ly dài, nhanh nhậy như cầu thủ bóng rổ, mềm dẻo như người nhào lộn, chính xác như nhà thể dục, chú ý như một xạ thủ. Quyền Anh cũng giống như con Sứa, nó hấp thụ tất cả những gì tốt đẹp nhất có trong tất cả các môn thể dục thể thao. Nếu như thể dục được mệnh danh là « mẹ của thể thao » thì quyền Anh xứng đáng được mang danh hiệu « vua của thể thao ».

        Đến khi An-đơ-rây ngừng lời để lấy lại hơi, Lây-li chỉ nói gọn :

        — Đã đến lúc tôi phải về nhà rồi, anh An-đơ- rây ạ.

        An-đơ-rây mỉm cười với các hồi ức của anh. Tối hôm ấy, một buối tối không bao giờ có lần thứ hai, An-đơ-rây không hôn, không ôm cô gái, nhưng về sau anh thường nhận được thư, mãi cho đến khi anh bị bắt làm tù binh.

        Hai người ước hẹn sẽ gặp nhau tuần sau, nhưng An-đơ-rây đã được gọi lên ủy ban quân sự. Anh được tuyển làm nghĩa vụ quân sự. Nhưng hồi ấy là bao giờ ? Lâu rồi, đã gần ba năm, hồi cuối tháng 8 năm 1940.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:56:32 pm »


IV

        Đầu tiên hãy lôi thằng Tiệp-khắc đầy chấy rận này ra ! — tên Ghe-xta-pô đeo lon sĩ quan giơ tay chỉ một người tù bom hem. Người tù Tiệp-khắc đứng bên cạnh A-lếch-xan. Hai tay anh ta run lên, răng đập vào nhau lập cập. A-lếch-xan len lén dựa lưng vào bức tường xi-măng. Bức tường vừa lạnh vừa ẩm. Như thế dễ đứng hơn, và chủ yếu là nén được cái yếu đuối phản bội của hai đầu gối. Hai đầu gối ấy đôi khi không chịu phục tùng, cứ run lên. Chết cũng phải chết trong danh dự. Bọn Ghe-xta-pô phải thấy các cán bộ Trê-ca1 chết như thế nào ! Chúng nó có lẽ đã đoán được mình là ai rồi.

        Hai tên phát-xít nhảy xổ đến chỗ người tù Tiệp-khắc. Chúng nó to lớn, mặt đỏ, tay áo sắn đến khuỷu. Bằng những động tác quen thuộc, chỉ trong nháy mắt chúng đã lột xong quần áo nạn nhân và lôi đến cái bàn chịu phạt roi. Cái khỏa kêu lách cách, thế là những cái cùm bằng gỗ siết chặt lấy hai cỗ chân khẳng khiu. Với một vẻ phục tùng đầy khổ não, người tù Tiệp-khắc nằm xuống bàn, duỗi hai tay ra. Bọn phát-xít cười nhạo : chúng nó thích thải độ phục tùng ngoan ngoãn ! Nhưng dù sao một thằng vẫn đấm vào lưng người tù. Nó không muốn làm sai trình tự đã định.

        Sau đó, khi những sợi dây da màu vàng đã kẻo căng ra để nạn nhân không thể cựa quậy được nữa, tên Ghe-xta-pô đeo lon sĩ quan quay nhìn A-lếch-xan. Nó nói bằng một thứ tiếng giả cầy vừa Nga vừa U-cơ-ren :

        — Mày là một con lợn Nga ! Đầu tiên hãy mở to mắt ra ! Vút, vút ! —nó cười nhe những cái răng vừa to, vừa thưa. — Sau đó đến lần thứ hai ! Nói là thế nào nhỉ, « nốc ai-nơ man »... thử thêm một lần nữa !

        Bọn phát xít đã cầm lấy những cái roi bằng cao su.

        Mấy đòn đầu tiên in những vệt dài mầu đỏ tươi. Rồi những vệt ấy tím lại và phồng lên. Bọn đao phủ làm việc nhịp nhàng, như những người thợ rèn trong một lò rèn ở nông thôn. Một tên quất bằng một cái roi nhỏ làm bằng cao su xoắn. Tên kia dùng một cái ống mềm mà nặng. Tên thứ nhất quất xuống tựa như để chỉ chỗ cho đoạn ống cao su nặng giáng xuống như một cái búa tạ.

        Vài phút sau, người tù Tiệp khắc không còn phản ứng trước những đòn giáng xuống nữa. Chúng nó bèn sát nước lạnh lên người anh ta. Anh ta vừa có những dấu hiệu tỏ ra còn sống thì bọn đao phủ lại tiếp tục hành tội.

        A-lếch-xan tức tối mà không làm gì được, anh nghiến răng. Chà, nếu mà bẻ được cái khóa tay nhỉ ! Anh sẽ cho lũ mặt đỏ này biết nắm tay của người Nga như thế nào ! Nhưng cái khóa tay chắc lắm. Mỗi lần muốn bẻ khóa, những cái răng thép chỉ siết chặt vào cổ tay hơn.

        Tên Ghe-xta-pô đeo lon sĩ quan thấy rõ tất cả. Thỉnh thoảng nó lại nhìn A-lếch-xan. Nó hút thuốc và mỉm cười ranh ma.

        — Đầu tiên hãy giương to mắt mà nhìn ! Vút, vút!

        A-lếch-xan nhìn. Anh nhìn sự thống khố của người đồng chí. Anh không biết anh ta. Trước kia anh chưa gặp anh ta lần nào. Nhưng bọn Ghe-xta- pô đã làm nhục anh ta như thế thì anh ta là người của mình rồi.

        Hôm nay anh em bị chúng nó tra khảo lần thứ ba. Tất cả đều phải chịu lần thứ ba. Và cũng vẫn theo cùng một thứ tự. Đầu tiên là người tù Tiệp khắc, rồi đến anh, A-lếch-xan Pô-dư-vai, người Nga. Những trận đòn liên miên. Chúng nó đã đánh đến ngàv thứ ba. Cơn ác mộng này đã bắt đầu ngay khi anh vừa bị chuyển từ trại tập trung đến nhà tù Mác-đơ-bua. Chẳng nhẽ bọn phát xít đã mò được ra sự thật, đã biết anh là ai rồi sao ?

        A-lếch-xan liếc nhìn theo dõi tên sĩ quan. Nó thở ra những vòng khói thuốc lá, mỉm cười.

        « Mọi việc đều tiến hành rất tốt ! » — tên phát-xít nghĩ thầm. — « Cuối cùng dây thần kinh của thằng Nga đã bắt đầu trùng rồi. Phương pháp mới « gia công sơ bộ bằng tâm lý » tỏ ra rất hiệu nghiệm. Ngày mai sẽ có thể bắt đầu tra hỏi ».

        Còn người tù Tiệp-khắc thì tên sĩ quan của Hít-le cũng chẳng buồn nghĩ đến anh ta. Anh ta chỉ là một nạn nhân ngẫu nhiên bị chọn. Anh ta có phần hơi giống người Do-thái, toàn bộ tội lỗi của anh ta chỉ có thế. Để tạo ra tâm trạng khủng khiếp cho người Nga, người Tiệp-khắc đã bị đánh đến chết...

        A-lếeh-xan tỉnh lại trong một xà-lim riêng. Anh không nhớ trận đòn man rợ đã kết thúc như thế nào, anh đã bị kéo trên bàn xuống, bị dội nước, bị lôi về xà-lim như thế nào. Những con rệp đã làm anh tỉnh lại. Rệp nhiều vô kể. Những con sâu bọ đáng nguyền rủa này ngửi thấy mùi máu đã nhâu nhàu bám khắp người anh.

        A-lếch-xan lấy hết sức lực lăn lộn từ bên nọ sang bên kia trên sàn ván trần trụi để giết rệp.

        Đến đêm bọn SS đến tìm anh. Qua một tên thông ngôn, thẳng Ghe-xta-pô mang lon sĩ quan nói rằng trận đòn sơ bộ mới chỉ là phần mở đầu. Nếu anh, người tù Nga, muốn sống thi phải thành thực nhận tội.

----------------------
        1. Ủy ban đặc nhiệm chống bọn phản cách mạng, phá hoại và đầu cơ của Liên Xô (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 10:08:27 pm »


        Lời nói đầu của tên Ghe-xta-pô đã có tác động ngược lại. Nó không làm anh sợ mà chỉ làm anh vững tâm. Tên sĩ quan của Hít-le chưa biết được sự thật ! Cũng như ở các nhà tù Vít-ten-béc và Smi-ten-béc, nó coi A-lếch-xan là « một thằng tù không còn hy vọng sửa chữa », là người tuyên truyền chống phát-xít trong trại, là kẻ cầm đầu, tổ chức phá hoại.

        A-lếch-xan cười thầm. Anh cảm thấy nhẹ nhõm. Máy giờ trước, lúc cuộc « gia công sơ bộ » còn kéo dài, anh đã nghĩ rằng giờ phút cuối cùng của anh đã đến, bọn phát-xít đã lần ra sự thật, vì chúng nó không hỏi anh điều gì, không tra, mà chỉ đánh. Thông thường, tất cả tù binh là cán bộ Trê-ca và cán bộ công an đều bị đánh đến chết như thế. Bè lũ Hít-le không nói năng gì với họ mà chỉ làm cho họ phải chết một cách đau khổ. Nhưng đã có tra hỏi thì tức là chúng còn chưa biết gì về A-lếch-xan.

        Cuộc hỏi cung kéo dài vài ngày. A-lếch-xan khăng khăng chối không tham gia việc tổ chức vượt ngục, không tuyên truyền chống phát-xít. Sau đợt tra tấn hai chân đứng không vững, nhưng anh vẫn cảm thấy có đủ sức mạnh trong bản thân mình để kiên cường giữ một hướng trả lời duy nhất.

        — Mày là sĩ quan đỏ phải không ?

        — Là lính, lính thường của dân quân.

        — Dân quân là gì ?

        A-lếch-xan giải thích. Chúng nó bắt anh nhắc lại. Một lần, hai lần, ba lần. Chúng nó chờ anh ngập ngừng hay nói lỡ lời.

        — Mày là đảng viên phải không.

        — Tôi là nông trang viên, nông trang viên thường.

        A-lếch-xan nhìn bộ mặt đần độn đầy vẻ tự mãn của thằng phát-xít mà đau lòng nghĩ rằng hai bàn tay mình còn tiêu diệt quá ít những tên chân tay của Hít-le. Vì anh chỉ được chiến đấu vẻn vẹn có vài tháng ! Tật bệnh đã làm anh không được động viên, nhưng không tránh cho anh khỏi bị lương tâm cắn rứt. A-lếch-xan đã lao mình ra mặt trận, lao mình tới nơi quyết định số phận của lịch sử. Anh đã viết hết đơn nọ đến đơn kia xin gia nhập quàn đội. Nhưng mãi đến tháng tám năm 1941, anh mới được động viên, khi mặt trận đã lan đến gần thành phố Ki-ép thân yêu của anh. Nắm chắc cây súng trong tay, A-lếch-xan Pò-dư- vai đả bảo vệ thành phố cha sinh mẹ đẻ. Rồi đến cuộc rút lui về sông Đơ-nhi-ép, cuộc chiến đấu ở Bô-ri-xpôn, bị bao vây... Anh không vượt được vòng vây... Cuộc đời tù binh, trong hàng rào dày thép gai. Anh đã qua các trại tập trung Đác-nhi- cha, Ki-ép, Giư-tô-mia, Xia-vu-ta, Rốp-nô. Anh đã nhìn thấy những người chết khổ kiệt vì đói, phát điên vì tuyệt vọng, chết vì bệnh tật. Anh đã nhìn thấy bọn phát-xít tổ chức những cuộc đàn áp khổng lồ mà nạn nhân là những người vô tội, không có vũ khí.

        Từ Rốp-nô, anh bị giải về phía Tây, sang Đức. Chúng nó chuyển anh từ trại tập trung sang nơi đốn gỗ, rồi đưa vào nhà máy. Nhưng chẳng nhẽ có thể bắt một con người xô-viết lao động cho kẻ địch hay sao ?

        Ở nhà máy, trong số anh em tù binh, A-lếch-xan đã tìm được những đồng chí đáng tin cậy. Mọi người bắt đầu phá hoai, làm hỏng trang thiết bị một cách có tổ chức, chuẩn bị vượt ngục. Những người vượt ngục nhất thiết phải có lương thực mang theo, dù chỉ một ít. Nhưng kiếm đâu ra lương thực ? Đến đêm, những người hoạt động bí mật tấn công vào kho lương thực. Họ trói bọn bảo vệ, bẻ khóa. Nhưng trong kho chỉ vẻn vẹn có một túi cá mục. Họ lấy cả và ngay đêm đó, nhỏm thứ nhất trong số hai mươi bảy người dũng cảm vượt ngục.

        Sáng hôm sau, cuộc vượt ngục có tổ chức đã gày một tình trạng hỗn loạn. Bọn phát-xít bắt đầu tìm kiếm những người hoạt động. Chúng nó bắt cả A-lếch-xan. Trong khi khám xét ở chỗ anh, chúng nó tìm thấy một cái đuôi cá mục. Đó là bằng chứng duy nhất đề nói rằng anh có tội. Nhưng những người tù khác cũng có những mẩu cả.

        Tên Ghe-xta-pô đeo lon sĩ quan nổi nóng. Cuộc hỏi cung không đem lại kết quả mong đợi. Phương pháp « gia công sơ bộ về tâm lý » đã không có hiệu quả mong muốn. A-lếch-xan bị ném vào phòng tra tấn.

        Cơn ác mộng kéo dài ba ngày ba đêm. Tuy nhiên ý chí của người cán bộ Trê-ca vẫn không bị lay chuyển. Anh kiên cường chịu đựng những đòn khảo tra.

        Nhưng tên Ghe-xta-pô tin chắc rằng đối tượng của nó là một trong những người tổ chức vượt ngục. Nó bèn quyết định thử thách A-lếch-xan lần nữa bằng phương pháp cũ, một phương pháp đã từng tỏ ra là tốt : tống anh vào phòng giam chung, chỗ bọn tù hình sự. « Nếu nó không phải là một thằng chính trị thì những thằng ăn cướp sẽ tiếp nhận nó, — tên tay sai của Hít-le nghĩ bụng. —  Nhưng nếu nó là một thằng chính trị thì giữa chúng nó sẽ có xung đột ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 10:09:33 pm »


        A-lếch-xan vừa tỉnh lại, bọn Ghe-xta-pô đã vác mặt đến xà-lim riêng.

        — Đứng dậy !

        A-lếch-xan nghiến răng, từ từ đứng lên. Những vòng tròn ngũ sắc chập chờn trước mắt anh. Mỗi cử động đều làm khắp người đau dần. « Miễn là đừng có ngã », — anh nghĩ thầm.

        Chúng nó đấy anh vào phòng giam chung. Bọn đao phủ còn giở cái trò gì thế này ? A-lếch- xan đứng rất khó khăn. Hàng chục con mắt nhìn anh từ bốn phía. Cái phòng nhỏ đã đầy ắp. Bọn tù ngồi trên ván, dưới đất. A-lếch-xan nhìn quanh. Những cử chỉ, những vẻ mặt quen thuộc. A-lếch- xan cười nhạt. Bọn thường phạm. Bây giờ thì tất cả đã rõ ràng, anh đã đi guốc trong bụng bè lũ Ghe-xta-pô.

        Một thằng tù to lớn nhảy trên ván xuống, lừng khừng đi đến trước mặt A-lếch-xan. Người ngợm hắn có cái gì quen thuộc đáng sự. A-lếch-xan căng óc suy nghĩ. Tên kia chắp tay sau lưng, dạng rộng chân, nghiêng nghiêng đầu, nhìn anh chằm chằm.   —Thế nào, lại gặp nhau à ?

        A-lếch-xan rợn người. Thằng này đã nhận ra anh ! Dáng đi khệnh khạng này, cái thói nghiêng nghiêng đầu, giọng nói khàn khàn và nụ cười ngạo mạn trân tráo này chỉ có thể có ở một con người, mà con người ấy chính là Pa-rô-vốt, một tội phạm hình sự lớn ở Ki-ép. Nó đã bị bắt nhiều lần. Nó đã bị kết án ba năm, rồi năm năm, bảy năm...

        — Nhận ra nhau chứ !

        Sao lại không nhận ra ! Một cuộc chạm trán như thế này không báo trước một điều gì tốt lành đâu. Làm thế nào bây giờ ? Sau lưng anh, chúng nó đang theo dõi từng cử chỉ hành động của anh. Còn trước mặt... Chỉ còn có thể lựa chọn xem nên tiếp nhận cái chết ở tay đứa nào...

        — Thế nào, sao cứ im như thóc thế ? Hay là sau hai năm đã kịp quên rồi ?

        Phải, câu chuyện đă xảy ra hai năm về trước, trong những ngày oi bức của tháng tám. Pa-rô-vốt trở về Ki-ép sau khi hết một hạn tù mới. Hai người gặp nhau trong một quán bia ở phố Cơ-rê-sa-chi- ca. A-lếch-xan đến ngồi bên cạnh nó, gọi một cốc bia.

        — Hôm nay nóng quả nhỉ ?

        Pa-rô-vốt nheo mắt, nhấp nhổm1 như con hổ sắp sửa lao mình ra. Nó đã định đứng dậy vài lần, nhưng cái ghế như có nam châm, cứ hút chặt nó xuống. Cuối cùng Pa-rô-võt không chịu được nữa.

        — Ông muốn gì ở tôi ?

        Nó tin chắc rằng nó sẽ lại bị bắt ngay.

        — Anh sống khổ lắm, Pa-rô-vốt ạ. Chà, khổ lắm !

        Thái độ hòa nhã đã tước vũ khí của tên cướp, làm nó chẳng hiểu ra sao nữa. Nó ngọ nguậy. Nó thanh minh, nói dối rằng sau khi hết hạn tù nó đã đi làm việc, đã lĩnh lương và bây giờ đến quán bia,

        — Hay đồng chí cùng dùng với tôi cốc rượu cho phải lẽ ? Đồng chí đặc phái viên chấp pháp ?

        — Rượu thì quật ngã cả con voi. Còn anh thì anh hãy bỏ thói cũ đi... Anh xem mọi người sống sung sướng như thế nào. Mà anh có gì kém người khác ? Anh suy nghĩ đi. Anh hãy tự nghĩ lấy. Thật đấy, không tốt đâu.

        Cốc rượu vẫn còn nguyên đấy. A-lếch-xan chuyển từ nói bóng gió sang câu chuyện nghiêm túc. Tên cướp ngồi nghiêng nghiêng đầu một cách ngạo mạn và xem ra nó bỏ hết ngoài tai. Nhưng A-lếch-xan vẫn nói hết những điều anh suy nghĩ. Anh tin và tin chắc rằng tên cướp nắm được từng lời, theo dõi từng cử chỉ của anh.

        A-lếch-xan vốn nghiêm khắc và kiên nhẫn. Bọn phạm pháp sợ anh, nhưng trong thâm tâm chúng sung sướng nếu được anh hỏi cung. Chúng nó biết lòng chính trực, tính giản dị và công tâm của anh. Sau những buổi nói chuyện và sau hạn tù, nhiều tên đã chuyển sang con đường đời đứng đắn. A- lếch-xan đã phải thu xếp công ăn việc làm, nhận xét và làm giấy bảo đảm cho bao nhiêu kẻ trộm cắp và phạm pháp cũ !

        Nhưng với Pa-rô-vốt thì hoài công vô ích. A- lech xan đã nói chuyện với nó nhiều lần. «Nếu anh muốn làm việc, chúng tôi sẽ sắp xếp cho anh vào bất cưd nhà máy nào», — A-lếch-xan nói. —  «Nếu anh muốn học tập, chúng tôi sẽ giúp anh vào trường ». Nhưng Pa-rô-vốt vẫn chứng nào tật nấy. Và hai người đã gặp nhau lần cuối cùng hai năm về trước, ngay tại nơi phạm pháp. Mặt giáp mặt. Một con dao lấp loáng trong tay tên cướp. Nhưng những miếng võ «xam bô» đã tỏ ra mạnh hơn vũ khí.

        Bị lấy mất vũ khí, mặt méo xệch vì đau, Pa-rô-vốt thở dài :

        — Thôi được, các ông bắt tôi đi...

        Thế mà bây giờ hai người lại đứng trước mặt nhau. Pa-rô-vốt cười nhạt một cách trân tráo.

        — Nào, bây giờ tao sẽ làm gì với mày đây ?

        A-lếch-xan không nói gì. Anh nín thinh.

        — Sao cứ im như thóc thế ?

        A-lếch-xan bèn trả lời. Anh trả lời thì thầm, thật khẽ, để một mình nó, Pa-rô-vốt, nghe thấy.

        — Nếu anh là người Nga thì chính anh đã biết phải làm gì rồi.

        Tên cướp biến sắc mặt. Mấy lời giản dị ấy xem ra đã thấm sâu vào tim gan nó. Nó nhét hai ngón tay vào miệng, huýt một tiếng sáo inh tai. Hai tên tội phạm trẻ tuổi xum xoe chạy đến,

        — Lấy ngay cho người anh em của tao một suất bánh mì và xúp! Quàng lên, lũ nhóc !

---------------------
        1. Nguyên văn : « xù lông gáy » (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:57:31 am »


        Tên Ghe-xta-pô đeo lon sĩ quan cau mày. Hắn đã chính mắt nhìn thấy A-lếch-xan được nhường một chỗ trên ván, được bọn tù hình sự mang đến cho một mẫu bánh mì, một bát xúp loãng. Tên Ghe-xta-pô tự coi mình là một tay am hiểu về giới tội phạm. Nó ra khỏi cửa, nhỗ bãi nước bọt.

        — Đúng là những thằng ngốc ngồi ở sở Ghe- xta-pô Slít-xen-bua ! — hắn nói với thằng phụ tá của hắn. — Chẳng phân biệt nỗi một thằng tội phạm hình sự với một thằng tội phạm chính trị nữa.

        Còn trong nhà giam, Pa-rô-vốt vừa thết A- lêch-xan suất bánh mì của nó, vừa rỉ tai anh :

        — Đừng sợ, tôi không phản lại anh đâu. Hứa danh dự đấy ! Ở đây hoàn toàn khác... Đây bàn tay tôi đây !

        A-lếch-xan chân thành bắt tay Pa-rô-vốt.

        Bọn phát-xít xử dụng đám thường phạm vào những mục đích của chúng. Bọn này được đưa đi làm giám thị trong các trại, được đem tới những trường huấn luyện gián điệp. Lúc trời hửng, Pa- rô-vốt và bè lũ của nó bị giải đi. Không mấy chốc, bọn SS cung kéo đến kiếm A-lếch-xan. Anh cứ tưởng mình bi đem đi xử bắn. Vì trong tất cả các cuốn chuyện dài mà anh được đọc, việc hành hình đều thực hiện lúc bình minh.

        Nhưng anh đã lầm. Anh bị giải ra ga và bị đẩy lên một toa chở hàng, người trên đó đã chật ních.

        A-lếch-xan nhìn quanh. Những người tù, kẻ nằm, kẻ ngồi trên những giường ván hai tầng, dưới gầm ván và khắp sàn toa xe. Đoàn tàu chuyển bánh. Chẳng nhẽ anh sẽ phải đứng suốt chặng đường ?

        — Này, anh bạn, lại đây, anh nghe có người gọi.

        Một ông già nằm sát thành tầu. ông ta né sang bên, ngồi dậy và nhường cho một phần chỗ của ông.

        — Ngồi xuống, anh bạn.

        — Cám ơn, — A-lếch-xan trả lòi rồi khoái trá ngồi xuống bên cạnh. Cơ thể anh bị đánh nhừ tử, còn đau ê ẩm.

        — Đi đâu thế, anh bạn ? — ông già hỏi.

        — Đến nhà bố mẹ vợ ăn cỗ đây, — A-lếch-xan thở dài, cố mỉm cười bằng cặp môi dập nát.

        — Thế thì mình với anh bạn cũng đại loại là anh em đồng hao đây. Mình cũng có ở trong ấy đấy. Sống dở chết dở, thân tàn ma dại như thế này.

        A-lếch-xan nhìn kỹ mặt người ấy. Không, không phải là một ông già. Một bộ râu xồm xoàm mầu hung nhạt mọc rất rậm trên khuôn mặt hốc hác đã chịu bao đau khổ, nhưng hai con mắt mầu lam lại sáng long lanh rất trẻ.

        — Chúng ta làm quen với nhau đi, — người ngòi bên cạnh. — Tôi là Lê-ô-nhít Cóc-lốp.

        — Tôi là A-lếch-xan, — A-lếch-xan trả lời. —  Anh có biết bọn mình bị đưa đi đâu không!

        — Biết, — Lê-nhi-a cười rầu rĩ. Đi chết dần chết mòn ở Bu-khen-van.

        Hy vọng được thoát tan như mây khói. A-lếch- xan cau mày. Tiếng tăm của Bu-khen-van, một trong những trại chết chóc lớn nhất, đã được biết tới ở cả những nơi rất xa, bên ngoài đế quốc phát-xít.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:58:25 am »


V

        Bốn ngày bốn đêm trên đường, bốn ngày bốn đêm chịu tội. Ban ngày thì nóng nực ngột ngạt, đến đêm lại phải chịu ánh sáng rập rờn của những tên lửa chiếu sáng, tiếng ủng đóng cá sắt chạy ầm ầm trên nóc sắt, tiếng tiểu liên. Mỗi loạt đạn lại làm người ta run lên, lắng nghe ! Có chuyện gì thế ?

        Tình trạng của U-xman, người chiến sĩ Tuvếc- men, càng ngày càng tồi tệ. An-đơ-rây đã làm cho U-xman tất cả những gì có thể làm.

        — An-đơ-rây này, — đồng chí Xmiếc-nốp nhắc — đến lượt cậu rồi đấy. Ra đi.

        An-đơ-rây đưa mu bàn tay lên chùi cái trán đẫm mồ hôi, tụt trên ván xuống rồi nhẹ nhàng khiêng cái thân hình nhẽo nhọt của bạn. Anh bước qua những người nằm dưới sàn, đem U-xman dến cửa toa xe.

        — Cậu làm sao thế ! Lại nhường phần không khí của cậu à ? — anh chiến sĩ mặt dài mũi mỏ quạ ngạc nhiên lắc đầu. — Ái chà chà... Phải lo lấy thân, còn cậu ấy thì đã... không còn được bao lâu nữa...

        Ánh mắt của An-do-rây đã làm anh ta tắc họng.

        Đồng chí Xmiếc-nốp giúp An-đơ-rây thu xếp cho U-xman được dựa thoải mái nhất bên cạnh cửa. Người chiến sĩ Tuvếc-men không ngồi được, cử ngặt sang bên. An-đơ-rây phải dùng tay phải giữ nách Ư-xman, còn tay trái thì áp sát đầu U-xman vào kẽ hở. Luồng không khí phả lên mặt, U-xman mở mắt, thèm khát hít từng hơi lớn không khi tươi mát. U-xman đã tỉnh lại. Anh vòng cánh tay yếu ớt ôm lấy cổ An-đơ-rây : như thế dễ ngồi hơn.

        — Cám ơn... U-xman nhắc đi nhắc lại.

        Đoàn tầu bỗng bắt đầu chạy chậm lại. Mỗi lần toa xe giật, đầu U-xman lại đập vào cửa. An-đơ-rây luồn bàn tay vào giữa má bạn và những tấm ván cửa bị hun nóng cho bạn đỡ đau. Sau vài lần giật mạnh, đoàn tầu đứng lại. Trong bầu không khí lặng lẽ, vang lên những hiệu lệnh gay gắt của bọn áp giải. Sau đó tất cả chết lặng.

        Trên toa xe, mọi người ngậm tăm, nặng nề. Ai cũng căng thẳng đầu óc lắng nghe.

        Một giờ qua, rồi hai giờ.

        Cụ Pen-che nhỏm lên trên ván. Rồi cụ khẽ đề nghị :

        — Ta hát nhé ?

        Chẳng ai trả lời cụ.

        Về phía đầu máy vẳng tới những tiếng đế giầy nện trên đường nhựa, những lời nhát gừng nói bằng tiếng Đức.

        — Chúng nó đến đấy !

        Mọi người quay phắt về phía cụ Pen-che.

        — Cụ dịch đi...

        Ông già áp tai vào kẽ cửa, lắng nghe giờ lâu rồi cho biết.

        — Sắp xuống tầu rồi...

        Ở góc xa có người à lên một tiếng. Anh thủy binh đứng dậy.

        — Cập bến rồi...

        Thời gian qua rất chậm. Mỗi phút bằng một thế kỷ. Rồi lại vang lên những hiệu lệnh, những giọng kêu bằng tiếng Đức, tiếng cửa mở lạch xạch, tiếng đánh đập trầm trầm, tiếng kêu la...

        — Nào, các đồng chí, — đồng chí Xmiếc-nốp nói, — các đồng chí hãy sẵn sàng làm quen với bọn người nước ngoài. Hãy nhớ rằng các đồng chí là những con người Xô viết. Hãy giữ vững danh hiệu ấy !

        Khóa mở lạch xạch, rồi cảnh cửa ầm ầm mở toang. Cả một luồng ảnh nắng đập thẳng vào mặt. Bầu trời xanh lam sáng lên rất gần. Không khí tươi mát ngày ngất làm choáng đầu...

        — Ra đi !

        Lệnh này được thực hiện trong nháy mắt. An- đơ-rây đỡ U-xman xuống đất rất cẩn thận.

        Những người tù ở những toa khác cũng đã xuống bãi hàng.

        Đưọc đứng trên mặt đất thật thú vị biết bao ! Được đứng, được cảm thấy dưới chân có cái chất rắn chắc mà ấm áp, được đi, được chạy. Mà thú vị hơn nữa là được thở, được hit vào đầy lồng ngực thứ không khí tươi mát ngây ngất.

        An-đơ-rây nhìn quanh, nắng làm mắt anh nheo lại. Ở bên phải, anh nhìn thấy cái khối xám xịt của nhà ga. Trước mặt, những mái nhà nhọn nhấp nhoáng màu gạch đỏ giữa màu xanh lá cây của những mảnh vườn. Những nhà kho đồ sộ xây bằng đá kéo dài ở bên trái. Những ngọn núi vươn cao chung quanh, vây lấy thành phố. Những ngọn núi ấy đều mầu xanh lá cây xẫm. Những đỉnh núi thoai thoải được phủ dưới những rừng cây lá nhọn, An- đơ-rây có cảm tưởng đó là lưng của những con thú dữ xù lông nhìn những người tù một cách hăm dọa.

        « Tất cả đều không giống của mình, đều lạ. Cái nước Đức, nó đây rồi, — An-đơ-rây nghĩ bụng, — tại đây đã sinh ra và lớn lên những kẻ đem khói lửa và chết chóc đến nước ta. Nó đây rồi, quê hương của những tên hung ác, sào huyệt của kẻ thù ! »

        Chúng bắt những người tù xếp thành hàng. Điểm số.

        Một tên sĩ quan Đức hồng hào, mày râu nhản nhụi, mặc bộ quân phục sạch sẽ mầu xám, văng tục ròi nhảy lên toa xe, Nhưng nó nhảy ngay xuống, lấy khăn tay bịt mũi.

        — Lũ lợn Nga ! — nó chửi rồi ra lệnh khiêng các xác chết xuống.

        Một thằng binh nhất tóc hung, cằm vuông đến gần những người tù rồi dùng tiểu liên thúc vào người thủy binh và Xa-sca.

        — Nhanh lèn !

        Cô-xchi-a và Xa-sca khiêng rất cẩn thận các xác chết xuống. Tên sĩ quan ra lệnh dựng đứng và giữ các xác chết. Rồi nó điểm số lại những người tù vả « hừm ! » một tiếng ra vẽ bằng lòng : tất cả đều ổn thỏa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:59:07 am »


        Những chiếc xe hơi trang bị đặc biệt để chở tù đã đến, những chiếc xe mũi tẹt, có thành sắt cao. Chỉ có một lối lên xe là buồng lái.

        Bắt đầu lên xe. Bọn phát xít dùng báng súng thúc mọi người lên nhanh. Những xác chết và những người không tự mình lên xe được thì tên sĩ quan ra lệnh ném lên thùng sắt của một chiếc xe tải.

        An-đơ-rây bế U-xman trên tay. Cuối cùng đến lượt hai người. Nhưng chúng nó không cho An- đơ-rây mang bạn của anh lên. Tên sĩ quan bước tới.

        — Đày là em tôi, — An-đơ-rây phân trần, — nó đang ốm. Tôi xin phép...

        Nhưng tên sĩ quan không thèm nghe. Bằng một động tác quen thuộc, nó rút một cái roi mềm trong ống chiếc ủng da láng. Nó vung tay, thế là một vệt đỏ dài hằn trên mặt nhà võ sĩ. Ngay giây phút ấy, hai thằng lính nhảy đến chỗ An-đơ-rây. Hai thằng đều sặc sụa hơi men. Chúng nó giằng U-xman trong tay An-đơ-rây một cách thô bạo. Chúng nó vừa cười, vừa nắm tay nắm chân người chiến sĩ Tuyếc- men sắp chết, đưa đi đưa lại cái cơ thể nhẹ lâng để lấy đà, rồi ném bổng qua thành xe hơi.

        « Đồ thú rừng !» — An-đơ-rây muốn gào lên.

        Lại nghe thấy những tiếng ra lệnh. Những chiếc xe hơi lần lượt chuyển bảnh.

        Thùng xe bằng sắt rất chật. Những người tù ngồi xổm thật sát nhau. Không ai biết minh bị chở đi đâu. Thành xe cao không cho phép họ nhìn ra chung quanh. Bầu trời trong, không gợn mây, làm anh em lóa mắt. An-đơ-rây không nghe thấy gì cả. Căm phẫn nhưng bất lực, anh cắn môi : « Lũ khốn nạn ! Người ta còn sống sờ sờ... Chao ôi, U-xman...»

        Những chiếc xe lắc lư trên díp, leo lên dốc. Ở những chỗ đường ngoặt hay xuống dốc, những người tù được trông thấy những đỉnh núi mọc đầy những cây lá nhọn xanh xẫm, những mảng đồng bằng.

        Khoảng nửa giờ sau, đoàn xe dừng lại.

        — Cập bến rồi, — Cô-xchi-a nói.

        — Kể cũng tốt, — Xa-sca nhận xét. — có lẽ hôm nay còn được ăn.

        — Xuống xe ! Nhanh lên !

        Vật đầu tiên mà những người tù nhìn thấy khi xuống xe là một đài kỷ niệm cao. Trên một cái bệ xây bằng xi măng có một khối đá không ra hình thù gì cả. Trên tảng đá có những chữ khắc.

        « Xây dựng năm 1934. Hai-lơ Hít-le, — cụ Pen-che đọc to.

        Những người tù bị dồn thành hàng dọc bên cạnh đài kỷ niệm. Các xác chết được xếp riêng. An-đơ-rây định bế lấy U-xman đã sắp chết, nhưng một trận mưa roi đã ập xuống đầu anh.

        — Quay về !

        Từ chỗ đài kỷ niệm, con đường lên dốc, lên núi. Hai bên đường, những ngôi nhà gạch hiện lên xám xịt giữa những khu vườn xanh um, với những cửa sổ vừa dài, vừa hẹp và những cái mái nhọn. Phía trước, gần sát đỉnh núi, có những trại lính nom như những cải hộp khổng lồ. Bên cạnh thấy một nhà để xe và bếp của bọn SS. Mọi người ngửi thấy mùi là biết ngay. Xa-sca hít một hồi rồi xác định.

        — Món nướng. Và có thịt lợn. Sẵn sàng đánh cuộc đây.

        Nhưng không có ai muốn đánh cuộc.

        Một trung đội lính đi qua, cá đóng dưới ủng nện rành rọt theo nhịp. Chúng nó béo tốt, mặt to bè bè. Cô-xchi-a lấy khuỷu tay hích An-đơ-rây : phải đề phòng cẩn thận, bọn SS đấy ! Nhiều thằng dắt những con chó béc-giê xám bằng những sợi dây da dài. Những con chó xồ tới những con người đã kiệt sức và sủa lên đe dọa. « Không trị ngay được những con chó này đâu », — An-đơ-rây nghĩ thầm.

        Bọn SS bắt đầu sắp xếp lại những người tù, họ bị chia thành những nhóm riêng. Nhiều người tù nghe lệnh không hiểu. Họ bị đánh như mưa bằng dùi cui.

        Trung tả Xmiếc-nốp không được đưa vào nhóm của An-đơ-rây.

        Những người tù bị xếp thành hàng năm và bị giải vào trại theo con đường rộng trải đá trắng có trồng cây. Trước mặt thấy có một cái gò đen đen nom rất lạ. Khi đến gần, An-đơ-rây thấy lạnh cả gáy : đó là một đống khống lồ, cao bằng ngôi nhà ba tầng ; toàn giầy đế gỗ, giầy da, giầy đi trong nhà của phụ nữ, tất cả đã đi hỏng. Ai cũng hiểu rằng đống giầy, dép ấy là của những người không còn sống nữa...

        Con đường đưa đến một cái cổng vòm lớn phủ đá hoa mầu đen và mầu hồng. Khi đến gần, An- đơ-rây nhìn thấy trên cái vòm có hình một con cú bằng đá : huy hiệu của Bu-khen-van. Bên dưới con cú một chút có dòng chữ. An-đơ-rây khẽ hích ông già người Ô-đét-xa.

        — Dịch đi cụ.

        Cụ Pen-che ngửng đầu lên rồi khẽ đọc :

        — « Anh có chỉnh nghĩa hay không có chính nghĩa, điều đó không có gì quan trọng đối với Nhà nước chúng tôi. Him-le ».

        Những người tù đưa mắt nhìn nhau.

        — Đó, « trật tự mới» của chúng nó đấy.

        — Khẽ chứ, — Cò-xchi-a kéo tay áo chàng võ sĩ, — đừng có cáu, nếu không chúng nó lấy móc xách cậu lên đấy.

        Dựa vào hai bên cái cổng vòm có hai ngôi nhà gạch mái ngói thấp lè tè. Ngôi nhà bên trái có những cửa sổ nhỏ xíu có hàng rào. Mọi người hiểu đó là khu xà-lim. Ngôi nhà bên phải có những cửa sổ cao. Xem ra là văn phòng. Bên trên cái cổng vòm nối liền hai ngôi nhà là một cái tháp vuông hai tầng. Những miệng súng máy và pháo bắn nhanh nhòm ra từ các cửa sổ của tầng dưới. Tầng trên có một chiếc đồng hồ lớn. Phần trên của tháp là một cái mái hình chóp tận cùng bằng một mũi nhọn dài. Trên đó có lá cờ SS mang hình chữ thập ngoặc. An-đơ-rây còn nhìn thấy những gì nữa ? Những thứ cũng có trong các trại tập trung khác : những dãy cột bê tông cốt sắt nối liền bằng một lưới dây thép gai dầy đặc, những tháp canh cao, những dải kiểm tra trải cát vàng, những lô cốt và lại dây thép gai.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:59:54 am »


        Có lệnh bỏ mũ :

        — Muýt-xơn áp !

        Ngay lúc đó, tên sĩ quan SS dùng roi đánh bật mũ người tù đi đầu. Au-đơ-rây và những người tù khác bỏ hết mũ xuống. Tên sĩ quan nhe hàm răng vừa vàng, vừa thưa, lắc ngọn roi:

        — Đây là thằng thông ngôn của tao !

        Những con người mệt mỏi, đói khát đứng thẳng người, dóng lại hàng.

        Cụ Pen-che đi chậm lại một giây để dịch dòng chữ trên hàng rào sắt :

        — «Ề-đem đát dai-nơ ». — Ai có phận người nấy ».

        Tuy không am hiểu về lý thuyết phân biệt chủng tộc, nhưng An-đơ-rây cũng hiểu đúng đắn điều mà bọn phát-xít muốn nói trong câu châm ngôn này : chúng nó, bè lũ của Hít-le, là « chủng tộc cao cấp », phải thống trị thế giới, và tất cả những người khác đều là « chủng tộc thấp hèn ». Số phận của họ là vĩnh viễn làm nô lệ, suốt đời chịu tù đầy và chết sau hàng rào dây thép gai...

        Có ba tên bước ra khoảng thềm nhỏ trước văn phòng của trại : đại úy SS chỉ huy trại Mác Su-béc, trưởng đoàn áp giải Phi-sơ và Cu-snhia Cu-sna-rép. Những người tù đứng yên.

        Chỉ huy trại Mác Su-béc mỉm cười, hạ cái mũ lưỡi trai có phần trước nhô cao hẳn lên, ròi lau cái đầu hói đẫm mồ hôi bằng chiếc khăn tay trắng. An-đơ-râv nhận xét thầm rang cái đầu hói của viên đại úy SS nom cũng giống như một quả dưa bở đầu mùa giống can-đa-li-ác, Vàng mà nhỏ. Tên sĩ quan thứ hai có hai tay dài ngoẵng và cái trán ngắn ngủn. Nom nó như loài thú vật. Hình như tóc nó mọc ngay từ hai hàng lông mày sâu róm. An-đơ-rây nghĩ thầm : rơi vào tay một thằng như thế này thì đừng hòng sống sót. Tên thứ ba, lão già mặc quần áo vằn của tù nhân thì gây được thiện cảm. Ở lão già này, An-đơ-rây nhận ra một cái gì quen thuộc của người Nga. Cu- snhia Cu-sna-rép cười nhe những cái răng rất to, đi tới gần những người tù. Khi lão nhìn chằm chằm, An-đơ-râỵ không thích hai con mắt ti hí, soi mói, lạnh như tiền. Hai con mắt ấy không làm thế nào ăn khớp với nụ cười hồn hậu được dán lên cái miệng rộng. Bằng hai con mắt ấy, như bằng hai bàn tay, lão già sờ nắn rất nhanh từng người tù, tựa như cố mò ra những điều thầm kín nhất len lỏi vào tâm hồn họ.

        — Bà con đồng hương ạ, đồng bào của tôi ạ. — lão bắt đầu nói giọng đường mật. — Anh em hãy cảm ơn Thượng đế đã ban cho mình một số phận như thế này, anh em may lắm đấy ! Nói dối trước Thượng đế, nhất là khi đã sắp sửa lên gặp Thượng đế, là điều tội lỗi. Tôi ở đây, ở Bu-khen- van đã lâu, và đôi khi ngài đại úy cũng dùng tôi làm thông ngôn. Anh em được đến trại này là gặp may đấy. Bu-khen-van là một trại chính trị, và cũng như tất cả các trại như thế, điều nổi bật ở đây là cách đối xử có văn hóa và những điều kiện tốt. Trại chịu sự kiểm soát của Hội chữ thập đỏ quốc tế. Ở đây, trong số các đồng nghiệp tương lai của anh em, có nhiều nhân vật xuất sắc của châu Âu. Ở đây có những bộ trưởng Tiệp-khắc, những thượng nghị sĩ Pháp, những vị tướng Bỉ và những thương gia Hà-lan. Cả một giới thượng lưu !

        Những người tù nghe với vẻ mặt âm thầm.

        — Và để cho anh em khỏi phải hối hận sau này, tôi xin bảo trước cho anh em, các đòng bào và đồng hương của tôi, — lão già nói tiếp, giọng vẫn ngọt xớt, — tôi xin báo trước rằng trại này không giống các trại mà anh em đã có dịp đến. Ở đây không gần mặt trận và không có những qui chế nghiêm ngặt. Và nếu nhờ ơn Thượng đế, anh em còn sống, thì hạnh phúc của anh em bây giờ đang nằm trong tay anh em đấy. Ở Bu-khen-van có trật tự rất nghiêm, mọi người đều sống phù họp với danh vị của mình. Dành cho các sĩ quan cao cấp và các bộ trưởng, đã có những chỗ ở riêng và một cách đối xử tương xứng. Đối với các sĩ quan, trong đó kể cả những người chỉ huy, thậm chí chỉnh ủy, thì có những nhà riêng cho sĩ quan và bếp riêng. Anh em đồng bào của tôi ạ, phương Tây giữ rất đúng và tôn trọng địa vị xã hội ! Ở phương Tây không có cái thói mà anh em gọi là «cá mè một lứa » đâu. Nhưng không, tất cả những điều ở đây, anh em đừng lấy làm lạ ! Tục ngữ đã có câu : « quá giang tùy khúc, nhập gia tùy tục », tốt nhất ta hãy phục tùng trật tự ở đây. Vì thế, tôi đã bảo cho anh em biết những điều vừa nói và xin các vị chỉ huy, các cán bộ chính trị, và các vị lãnh đạo khác đừng ngại ngùng, hãy nói tên mình và đi sang, bên trái. Nếu không (đã có bao nhiêu trường hợp như thế rồi !), thì đầu tiên còn lo điều này điều nọ, còn giấu danh vị và chức vụ của mình, nhưng một hai tuần sau, sẽ bắt đầu quen, sẽ viết đơn xin lỗi quan tư lệnh, nói rằng tôi có thế này tôi có thế nọ, tôi đáng được ở cùng với các sĩ quan, nhưng lại bị xếp vào ở chung với đám người tầm thường. Nhưng anh em cũng chú ý một điều là chỉ riêng tù binh Nga có thái độ như thế thôi. Thật là không đẹp! Anh em hay ngẫm nghĩ về điều đó, anh em đồng bào của tôi ạ. Tôi tuyên bố lần nữa rằng : các vị chỉ huy và các chính ủy hãy đi sang bên trái. Chỗ này này, — Lão già chỉ một chỗ bên cạnh lão, —  họ sẽ được đăng kỷ riêng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM