Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:34:58 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11921 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #90 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2020, 06:23:17 am »

           
        Hai thằng ngẩn người ra. Chúng nó đứng lặng một lát, lời đề nghị băt ngờ làm chúng nó kinh ngạc. Thằng Pôn «chân chữ bát» ngập ngừng. Nó lựa lời rất vất vả, mãi mới mở được miệng :

        — «Mần cho được»... Hà hà... «mần cho được !»

         — Này, thằng lùn, mày có hiểu người ta nêu ra cho chúng mình một việc như thế nào không ?

        — Ừ, ừ... — thằng Sun lùn gật đầu. Người ta nêu ra cho hai chúng mình con đường đi vào lò thiêu xác. Dùng con dao xóa số một chục thằng tù chính tri còn dễ hơn. Làm việc ấy thì không bị truy trách nhiệm bằng việc đi «mần» đống thịt biết đi này.

        Hai con mắt cáo già của thằng Ô-lét nhìn thằng Pôn một lát, rồi nheo nheo chuyển sang nhìn thẳng Sun.

        — Tao cứ nghĩ chúng mày còn chưa mất hết bản lĩnh làm ăn. Té ra tao đã lầm. Hai chúng mày vĩnh viễn chỉ là hai thằng giám thị hôi hám, chúng mày chẳng biết gì khác ngoài món xúp loãng. Thôi xéo đi. Nhưng giữ mồm giữ miệng cho kín, nếu không thì... — Ô-lét đưa cạnh bàn tay qua cổ một cách đầy ý nghĩa. — Rõ chưa ?

        Cặp mắt ti hí của thằng Pôn long lên. Mấy lời của Ô-lét làm lòng tự ái của nó cháy bỏng như dưới một ngọn roi. Nó bước mạnh lên. Thằng Sun lùn muốn nắm tay áo lôi nó lại, nhưng Pôn đã gầm lên :

        — Chúng tôi nhận lời.

        Ô-lét làm như không nhìn thấy thằng Pôn « chân chữ bát ».Nó nín lặng.

        — Chúng tôi nhận lời, — thằng chân chữ bát nhắc lại.

        — Nhưng tao đã nghĩ lại rồi, — Ô-lét trả lời, giọng lừng khừng, — không có chúng mày cũng khối thằng muốn làm. Chỉ huýt một tiếng sáo...

        — Thế chúng tôi sẽ được gì? — thằng Sun lùn chuyển sang giọng làm ăn.

        — Một lít rượu cồn.

        — Rượu cồn à? — Chân chữ bát kẻo dài giọng hỏi lại, một nụ cười khoái trá nở trên mặt nó.

        — Phải, — Ô-lét gật đầu xác nhận, — và thêm hai vé đi nhà thổ.

        Ba đứa đập vào tay nhau, thỏa thuận.

        Thế là đêm hôm ấy, nói cho đúng, lúc trời sắp rạng có sương mù dày đặc, con lợn đuôi đen đã biến khỏi nhà nuôi lợn của bọn SS và bị đem đến một phòng xa của khối mười hai. Rồi đến sáng, sau lúc kiểm tra toàn trại, hai thằng cướp gần như lôi xềnh xệch một người tù tới đấy vì người ấy cứ khăng khăng không chịu. Mới gần đây, anh ta còn nấu bếp cho một quán rượu ở Béc-lin. Chúng nó chỉ cho người nấu bếp một đống thịt nguyên con chưa pha, cử cho ba thằng giúp việc rồi ra lệnh «nấu món gì ăn được nhất».

        Cũng đêm ấy, thằng cướp Gơ-rô-en ở Muyn- khen thực hiện một cú mà bọn đồng nghiệp của nó coi là liều mạng. Nó dùng chìa khóa vạn năng mở cửa khối bí mật của khoa bệnh lý và «thanh lý » cái giá xếp những bộ phận trong cơ thể con người đã ngâm còn để sẵn sàng gửi đi. Gơ-rô-en lấy đi một cái bình thủy tinh năm lít. Thật ra nó đã phải hành động trong căn phòng hoàn toàn tối đen. Nó chọn mò mẫm, không cần biết có cái gì ngâm cồn trong cái bình. Nó chỉ nghĩ tới một điều : lấy bình nào to nhất.

        Lúc trời sáng, Gơ-rô-en nhìn rõ được trong binh có gì, nó nổi khùng lên. Số phận rõ ràng đã trêu tức nó.

        — Bọn khốn kiếp, của nhảm nhí gì cũng bỏ vào làm đục cả rượu cồn !

        Gơ-rô-en bắt đần đánh vần dòng chữ ghi trên binh. Xưa kia, hòi còn nhỏ, tên trộm ở Muyn-khen cũng đã từng đi học. Nó đọc một cân vừa dài, vừa rắc rối và chỉ hiểu được hai chữ : « hệ thống và « ống ». Nó gãi gáy. Theo ý nó, dòng chi rõ ràng không ăn khớp với vật đựng trong bình.

        Nhưng thằng trưỏng trại đã làm tan lỗi băn khoăn của nó.

        — Đồ ngu, mày không thuộc mặt chừ à? Đă viết rành rành thế này rồi: «ống Phan-lô-pi-ép »1, Ô-lét lần từng chữ rồi gõ một mỏng tay sần sùi vào chữ « ống » mà cả hai đứa cùng hiểu. — « Phan- lô-pi-ép », chữ này đúng là họ của một thằng nào đấy. Mặc xác nó ! Chà, còn cái ống... thì con người ta có bao nhiêu là ống ?

        Gơ-rô-en trợn tròn hai con mắt, mí mắt, nó thậm chí không hấp háy nữa. Nó không sao hiểu nổi: con người có thể có những cái ống ở chỗ nào?

        Nhưng Ô-lét đã đóng vai một nhà truyền đạo đem khoa học đến cho quần chúng.

        — Ta hãy thử giải thích đơn giản một chút xem nào. Mày, cái thằng đào tường, khoét ngạch nổi tiếng thế giới này, mày thở bằng cái gì hử?

        Thằng cướp đưa ngay tay lên chỗ lộ hầu của nó.

        — Thật đấy, mẹ khỉ, chỗ này quả thực hình như có một cái ống thì phải ! Nhưng nó có cái gì không giống cái ống này... To hơn nhiều...

        — Còn mày, đồ ngu, mày có giống thằng Phan- lò-pi-ép không? Thằng ấy có lỗ cũng là một thằng hạng bét, một đồ giun sán... Còn mày thì như thế này! Một con cá sấu !

        Ô-lét lấy làm thỏa mãn với kết quả của cuộc giải đáp thắc mắc có cơ sở khoa học. Nó chuyển sang giọng thiết thực :

        — Tất cả đã rõ ràng rồi, không tán chuyện triết lý làm gì nữa.

        Buổi nhậu nhẹt thành công tuyệt vời. Những thằng cướp vui chơi suốt đêm. Ô-lét đã lo cắt bọn tay chân của nó đứng ở các trạm gác bên trong trại: bọn cảnh sát thường trực thỉnh thoảng lại chạy đến khối mười hai, nốc một cốc cồn pha nước, rồi lại ra chỗ gác. Sương mù phủ lên Bu-khen-van như một tấm chăn ướt.

--------------------------
        1. Thuật ngữ y học: ống (vòi) trứng (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #91 vào lúc: 21 Tháng Hai, 2020, 06:23:59 am »

     
        Gần sáng thì thằng Tơ-rum đã uống khá nhiều, nó đấm lên bàn.

        — Anh em ạ ! Một thằng cha căng chú kiết, gầy như bộ xương, mà lại thắng nhà vô đich của chúng ta... một người Đức ! Còn bọn mình... bọn mình thì cứ bằng chán như vại đứng nhìn hay sao ?

        Sau khi được làm quen với hai nắm tay của An-đơ-rây, Tơ-rum căm thù chàng võ sĩ Nga đến bầm gan tím ruột, nó chỉ chờ dịp tốt đề trả thù.

        Gơ-rô-en định ngăn thằng Tơ-rum lại, nhưng bị nó gạt ra. Tơ-rum lảo đảo đi đến trước mặt Ô- lét.

        —Trưởng trại này ! Bọn «trâu lăn» của tôi hôm nay sẽ «mần» thằng kiện tướng quyền Anh đây... Như con lợn này ấy. Cho nó vào chỗ dưới xương sườn... xoẹt! Thế là đi đoong! Chẳng ma nào biết.

        Ô-lét còn chưa thật say. Nó nhớ lại lời Ti-man nói: «Trả thù cho mỗi người tù chính trị... hai thằng xanh... »

        — Đồ ngốc ! Đem cái mạng mình ra mà «mần». Đừng quên nó là một thằng tù chính trị đấy.

        — Cái gì hử ? — Tơ-rum thở phì phi, tiến tới sát thằng ttưởng trại. — Chúng ta nện chúng nó có ít đâu ?

        — Nện thì nện. Nhưng chỉ bằng quyền Anh thôi. Có ai không cho mày đánh đâu ? Còn nếu mày không làm nỗi, thì chớ có dính vào.

        — «Chớ có dính vào» ? ! — Tơ-rum hỏi lại, mắt nó đỏ ngầu lên. — «Chớ có dính vào» à ? ! Cái thằng già nầy, thế là mày phản bội đi theo bọn tù chính trị rồi phải không ? !

        Tơ-rum định nắm lấy ve áo thằng trưởng trại, nhưng không kịp. Ô-lẻt đã trườn nhanh như chớp khỏi hai bàn tay rất khỏe của thằng tội phạm. Vài thằng xanh nhảy tới giúp thẳng trưởng trại. Nhưng Ô-lét đã nhanh hơn tất cả chúng nó. Nó rút trong túi ra một con dao nhọn rất dài, đưa sát họng Tơ- rum.

        — Không được động đậy ! Tao sẽ xọc ngay vào cái ống thở của mày.

        Bọn xanh lặng người đi. Đứa nào cũng biết rằng trưởng trại đã rút dao ra thì dừng hòng nó tha chết. Trong những phút như thế này, tốt nhất là chuồn cho xa. Thằng Ô-Iét điên tiết lên không những sẽ trị đứa xúc phạm nó, mà còn trị cả những thằng trước kia đã có gì làm nó bực mình. Nó là một thằng tàn nhẫn, đã làm gì là thẳng tay.

        Tơ-rum nuốt nước bọt.

        — Đâm đi, thằng già cằn cỗi... Nếu mày đã phản bội đi theo bọn đỏ thi cứ đâm !

        Ô-lét quăng con dao đi.

        — Đồ ngốc !

        Thằng Sun lùn chạy nhanh ra nhặt con dao, xum xoe đem lại cho Ô-lét. Mặt thằng trưởng trại vẫn thản nhiên, kín như bưng.

        — Không cần đến tay mày giết những thằng như nó. Tao sẽ lo việc ấy. Chỉ huy trại Hút sẽ góp sức, thằng võ sĩ Nga sẽ lên «lúp ».

        Ô-lét hất đầu về phía lò thiêu xác : qua cửa sổ có thể nhìn thấy ống khói của lò.

        Bữa nhậu lại tiếp diễn.

        Trước lúc binh minh không bao lâu, còi bảo động rú lên từng đợt, các loa phóng thanh la thét ầm lên. Bọn SS và cảnh sát trong trại chạy tới các khối.

        — Dậy ngay! Ra tập hợp!

        Những trận mưa roi trút xuống đầu, xuống lưng anh em tù.

        Anh em nguyền rủa không thiếu thứ gì trên đời, họ chồm ngay dậy, khoác áo vằn lên những cái lưng đẫm mò hôi, chạy ra xếp hàng. An-đơ-rây vừa văng tục, vừa vội vã chạy ra với mọi người.

        — Này chàng gi-ghít, phải quen với nếp sống đi, — Ca-ri-mốp nói. — Bọn chó má ấy nháo lên như thế tức là anh em mình có cậu nào mở đường chuồn đấy. Cừ thật!

        — Chà! — An-đơ-rây nghĩ thầm, — Anh em chuồn khỏi nơi này ! Thật là tuyệt!

        Anh em tù bị xua từng đoàn ra bãi điểm danh. Nửa giờ sau hàng vạn người đã đứng đầy bãi. Họ đứng theo khối. Những tên trưởng khối và chỉ huy khối đứng im phăng phắc bên cạnh những người tù trong khối đứng thành hàng dọc.

        — Chú ý ! Chú ý ! — các loa phóng thanh truyền đi giọng nói ngọng nghịu của tên sĩ quan thông báo. — Quan tư lệnh trại tập trung Bu-khen- van, đại tá Pi-xte, báo cho tất cả tù nhân biết tin sau đây : hôm qua có những tên vô lại lấy cắp trong trại nuôi lợn SS con lợn giống mang từ nước Bỉ tới. Đặc điểm của con lợn : to béo, lông hồng, cuối đuôi đen, trên trán có một đốm nhỏ.

        Các hàng tù sôi nôi hẳn lên. Pác-khổ-men-cô văng tục :

        — Bọn trộm cướp làm càn để anh em mình è cổ gánh lấy tất cả.

        Thằng trưởng trại Ô-lét đứng ngay trước bục phát thanh của tên sĩ quan thông báo. Nó thầm điểm lại tất cả những tên đã dự cuộc nhậu nhẹt. Có đứa nào trong số đó đã phản bội chăng ?

        — Quan tư lệnh trại tập trung Bu-khen-van, đại tá Pi-xte, — tên sĩ quan thông báo nói tiếp, —  ra lệnh phải tố cáo ngay những tên vô lại ấy. Nếu không toàn trại sẽ bị trừng phạt. Hạn để suy nghĩ: hai giờ.

        Trời đã sáng. Sương mù tan dần. Tên sĩ quan thông báo đã hai lần nhắc lại hạn tố cáo bọn ăn cắp lợn, nhưng cả hai lần, những người tù đứng trên bãi đều nín lặng. Những đội SS trong sư đoàn bảo vệ được đưa vào trại. Bắt đầu khám xét hàng loạt.

        Đến giữa trưa thì mọi người đã kiệt sức. Họ đã đứng đầu trần tám giờ liền trên bãi. Thỉnh thoảng có tiếng người ngã. Anh em không được phép vực những người ngã dậy. Họ bị lôi ngay sang đầu bên trái, rồi bị ném lên xe đẩy, chở đi lò thiêu xác.

        Đến bốn giờ chiều có thông báo kết quả về cuộc khám xét toàn bộ :

        — Ở khối mười hai, nơi không có ai ở trong khi sửa chữa, đã phát hiện thấy bộ da, ruột và đuôi con lợn, — tên sĩ quan thông báo nói, — những tên vô lại đã ăn hết con lợn đáng thương.

        Ở một góc xa trên bãi, thằng Pôn chân chữ bát và thằng Sun lùn sợ hết hồn hết vía, đứng sát vào nhau trong những hàng của khối hai mươi ba.

        Thằng Ô-lét rợn tóc gáy. Toàn thể anh em tù đều phản đối trưởng trại. Nó đã cảm thấy sợi dây thòng lọng chạm vào cổ... Thôi muốn ra sao thi ra ! Ổ-lét bèn quyết định mời tên sĩ quan trực nhật tới. Hai đứa cùng đến văn phòng, vào phòng tên sĩ quan thông báo.

        Vài phút sau có hiệu lệnh hết báo động, anh em tù giải tán về các khối.

        Đến chiều, tên sĩ quan thông bảo truyền đạt lệnh của tên tư lệnh mới ở Bu-khen-van : hai tên tù hình sự Pôn chân chữ bát và Sun lùn đột nhập vào nhà nuôi lợn bị tuyên án tử hình. Bản án đã được thi hành. Ô-lét bị cách chức trưởng trại tập trung và bị giam mười ngày trong xà-lim. Tù chính trị người Đức Han-xơ Ây-đên được chỉ định làm trưởng trại Bu-khen-van.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #92 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2020, 07:43:09 am »


XXVII

        Hàng ngàn người tù làm việc mỗi ngày mười bốn tiếng đồng hồ trong nhà máy Húl-lốp. Có hiệu lệnh nghỉ đề ăn tối. Từ sáng, anh em tù đã làm việc ở bàn máy, không lúc nào được dướn lưng. Họ vội vã tắt máy. Thôi nghỉ đã ! Nhưng giờ nghỉ quá ngắn ngủi. Giờ nghỉ này chủ yếu để cho bọn thợ cả và bảo vệ được hưởng. Cửa căng-tin mở ra cho chúng, tại đấy chúng chỉ trả vài xu là có một bữa tạm ăn được. Nhưng anh em tù không được phép bén mảng tới căng-tin.

        Họ tụ tập từng đám nhỏ bên các bàn máy, lấy trong túi ra những mầu bảnh mì còn lại trong suất ăn thảm hại, nhai vội nhai vẵ.

        A-lếch-xan chùi hai tay bằng xơ gai và nhìn về phía tên thợ cả. Cái lưng cánh phản của tên Đức béo phục phịch đã xa dần về phía căng-tin. A-lếch-xan đến ngồi bên bàn máy đánh bóng. Ba anh em trong nhóm hoạt động bí mật sắp phải đến với anh ngay bây giờ. Họ cũng làm việc ở đây, trong phân xưởng này. A-lếch-xan sẽ chuyển cho họ những thân súng ngắn mà Oóc-lốp vừa trao cho anh hôm qua.

        — Cầu Chúa cứu giúp, — một chiến sĩ Hồng quân gầy gầy, tóc hung, vừa ngồi xuống bên cạnh A-lếch-xan vừa nói.

        — Cầu Chứa cứu giúp, — A-lếch-xan trả lời.

        Đó là một mật hiệu, nghĩa là «tình hình yên ổn cả, có thể nhận hàng được».

        A-lếch-xan lấy suất bánh mì, bẻ ra, rồi đưa cho anh chàng tóc hung một miếng.

        — Mời cậu, — rồi anh khẽ nói thêm : — Lấy trong túi áo mình ấy.

        Anh chiến sĩ Hồng quân gật đầu. Hai người ngôi bên nhau, cái thân súng ngắn được chuyển từ túi người này sang túi người kia lúc nào không biết.

        — Thôi tôi đi đây, chúc anh mạnh khỏe !

        — Cậu đi đi ! Ta sẽ gặp nhau ở khối.

        Người chiến sĩ tóc hung bỏ đi. Anh chàng Gia-cưn người Kiếc-ghít và Va-lô-đi-a cũng sắp tới. Hai cậu này thật là liều lĩnh. Còn trẻ con, chưa quả mười tám tuổi, mà đã mang không biết bao nhiêu chi tiết súng ! Xchê-pan thậm chí đã gọi đùa họ là «hai con ngựa không biết mệt». A-lếch-xan đã dành cho họ một món quà : một mẩu xúc xích. Một đồng chí người Hà-lan làm việc ở bếp của bọn SS đã trao cho anh mẩu xúc xích này. A-lếch-xan không ăn, để dành cho anh em.

        Gia-cưn đến một mình. Gò má cao, mắt xếch, bộ quần áo vằn rộng thùng thình như một cái túi trên cái thân hình vạm vỡ của anh chàng Kiếc- ghít. Gia-cưn nhanh nhẹn đến ngồi xổm trước mặt A-lếch-xan.

        — Chào đồng chí thủ trưởng.

        — Ta ăn mỡ lợn với sữa chứ ? — A-lếch-xan hỏi.

        — Tất nhiên rồi, — Gia-cưn trả lời.

        Đây cũng là một mật hiệu. Như thế là mọi mặt đều yên ổn. Nhưng sao Va-lô-đi-a không đến ?

        A-lếch-xan lấy miếng bánh mì và mẩu xúc xích.

        — Phần của cả hai cậu đây.

        — Cảm ơn, — Gia-cưn trả lời rồi giấu mẩu xúc xích vào túi.

        — Để cho Va-lô-đi-a. Cậu ấy đã đi bệnh viện.

        — Nó ốm à ? — A-lếch-xan lo lắng.

        — Không, không ốm đâu. Cậu ấy bị một tên hợm Xa-mác-can đánh bằng gậy rất đau, —  Gia-cưn gọi tất cả bọn tù bình sự là những tèn bợm ở thành phố Xa-mác-can. — Hôm qua kiểm tra xong, tôi và Va-lô-đi-a ra phố. Có một thằng bợm Xa-mác-can, to lớn như thế này này, mới đến trại nó nắm lấy tôi : « Mày làm việc ở đâu ? » Tôi trả lời : « Ở nhà máy Hút-lốp ». Thẳng bợm Xa-mác-can vớ lấy cái gậy đánh tôi. Va-lô-đi-a xông ngay đến đánh thằng bợm Xa-mác-can, như một con hổ. Nhưng thằng bợm Xa-mác-can to lớn lắm, như một dũng sĩ thời xưa ấy. Anh có biết một dũng sĩ như thế nào không? Nếu tôi có ăn thịt cừu non, Va-lô-đi-a có ăn thịt cừu non, có tập thể dục thể thao, thì ái chà chà ! chúng tôi sẽ đánh chết tươi bất cứ thẳng bợm Xa-mác-can nào !

        — Thế không ai bênh các cậu à ?

        — Còn ai bênh nữa ? Chung quanh toàn là bọn Xa-mác-can, toàn là hình tam giác xanh. Tất cả chúng nó hô lên : « Đáng đời chúng nó đấy ! » Nó đánh tôi, nó đánh Va-lô-đi-a rất đau... Nó lại dọa mai còn đánh nữa.

        — Thôi rõ rồi, — A-lếch-xan cau mày. — Thế cậu còn nhớ số của nó chứ ?

        — Còn nhớ, còn nhớ. Không nhờ sao được? — Gia-cưn chìa cho A-lếch-xan một mẩu giấy. — Tòi ghi lại đây này.

        — Tốt, — A-lếch-xan cất mẩu giấy đi. — Hay là mai cậu nghỉ nhé !

        — Không cần phải nghỉ, — Gia-cưn khẽ nói.

        A-lếch-xan chuyển cho Gia-cưn một thân súng ngắn. Mắt người tù Kiếc-ghít long lanh sung sướng.

        Gia-cưn đi rồi, A-lếch-xan đăm chiêu suy nghĩ, Làm thế nào bây giờ? Vẫn còn một nòng và một thân súng ngắn. Mai Oóc-lốp sẽ không đi làm, sẽ « ốm ». Oóc-lốp sẽ lắp những khẩu súng ngắn. Nhất thiết phải có thân và nòng súng ngắn. Đến phải làm sai lệnh của Đa-nhi-len-cô, phải tự mang đi thôi. Đa-nhi-len-cô đã nghiêm khắc cấm A-lếch- xan không được tự mình tham gia việc mang các chi tiết súng: «Đồng chí có nhiều kinh nghiệm, đồng chí phải tổ chức. Đồng chí bị lộ sẽ là một tốn thất lớn cho trung tâm ».

        A-lếch-xan đứng dậy, đi đến chỗ Đa-nhi-len- cô. Đa-nhi-len-cô làm đội trưởng trong phân xưởng. A-lếch-xan gọi Đa-nhi-len-cô ra một chỗ, kể cho anh ta nghe về chuyện Va-lô-đi-a rồi đưa cho anh mẫu giấy ghi số tên tù hình sự.

        Đa-nhi-len-cô nhìn qua con số rồi nói:

        — Đây không phải lần đầu tiên có lời than phiền về thằng súc sinh này. Chúng ta sẽ có biện pháp giải quyết. Cậu bảo hai anh em ấy đừng lo. Sẽ không trông thấy mặt thằng ấy nữa đâu.

        — Tốt lắm, — A-lếch-xan trả lời.

        Anh không cho Đa-nhi-len-cô biết rằng anh quyết định tự chuyển lấy vũ khí. Làm cho đồng chí ấy lo lắng cũng chẳng có ích gì !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #93 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2020, 07:44:48 am »


        Đến chiều, sau lúc kiểm tra, A-lếch-xan đi tới khối của Va-lô-đi-a.

        Có người gọi anh trước cửa khối. A-lếch-xan nhìn quanh. Pa-rô-vổt đã đứng trước mặt anh. Đúng là thằng Pa-rô-vốt đã cứu anh ở Mác-đơ-bua.

        — Chào đồng chí A-lếch-xan.   

        A-lếch-xan lấy làm sung sướng được gặp hắn.

        — Chào cậu, chào cậu ! — hai người bắt tay nhau. —Thế là cậu cũng phải đến đây rồi à?

        — Đồng chi cũng thấy đấy, đồng chí A-lếch-xan.

        A-lếch-xan nhìn khuôn mặt tươi cười và bộ quần áo vằn của Pa-rô-vốt, con mắt anh bỗng dừng lại ở con số. Bên dưới hình tam giác bằng vải xanh lá cây, trên một hình vuông trắng, thấy đúng là con số mà Gia-cưn đã trao cho anh. Chẳng nhẽ chính Pa-rô-vốt đã đánh hai người bạn của anh?

        — Pa-rô-vốt này, chúng mình cần nói chuyện với nhau một lát. Ta ra chỗ khác đi, — A-lếch-xan bảo hắn.

        A-lếch-xan biết rằng có một điều nguy hiểm như thế nào đang đón chờ tên tù hình sự. Đến đêm anh em hoạt động bí mật sẽ phải giết hắn. A- lếch-xan thấy thương Pa-rô-vốt. Chẳng nhẽ chính hắn đã làm việc ấy hay sao ?

        — Làm sao hôm qua cậu đánh thằng thanh niên ấy ?

        Pa-rô-vốt cười gằn.

        — Anh muốn nói đứa nào ? Thằng U-cơ-ren hay thẳng dị giáo ?

        — Cả hai.

        Bày giờ thì không còn nghi ngờ gì nữa. Như thế là Pa-rô-vốt có đánh thật.

        — Cậu ngốc lắm, cậu có biết cậu đã làm một việc như thế nào không ?

        — Tôi biết lắm, — Pa-rô-vốt xẵng giọng trả lời. — Chúng nó làm việc ở nhà máy quân sự, đó là nơi chế tạo vũ khí, mà những vũ khí ấy dùng để bắn vào người mình. Như thế là chúng nó phản bội ! Tôi đã đánh chúng nó và sẽ còn đánh nữa !

        A-lếch-xan cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm.

        — Pa-rô-vốt này, cậu đụng đến hai thằng bé ấy là không đúng đâu. Chúng nó làm việc cùng mình đấy.

        — Đồng chí ấy à ! Ở nhà máy quản sự à ? — vẻ mặt Pa-rô-vốt trở nên gay gắt.

        — Phải, ở nhà máy quân sự.

        — Nếu tôi biết ông sẽ làm việc cho bọn Đức thì ngay hồi ấy, ở Mác-đơ-bua, tôi đa bóp chết rồi!

        A-lếch-xan không ngờ tình hình lại như thế này. Anh nhìn hai con mắt không giấu vẻ căm hờn và khinh bỉ của Pa-rô-vốt, mà không tìm ra lời nào để nói cho Pa-rô-vốt hiểu rõ được. Chẳng nhẽ anh lại kể cho hắn biết rằng anh em đang bí mật chế tạo những chi tiết của lựu đạn và súng ngắn cho trung tàm bí mật ? Chẳng nhẽ anh nói với hắn rằng anh em chỉ giả vờ làm việc tận tâm trong khi chế tạo những khẩu súng trường nửa tự động cho quân đội Đức. Sau đó những khẩu súng trường ấy sẽ được đưa vào phân xưởng bên cạnh, ở đấy những người cộng sản Đức và Ý trộn thêm a-xít cơ-lo-hy-đơ-rích vào mỡ bôi súng. Súng sẽ hoạt động rất tốt ở phân xưởng bắn thử, nhưng sau một thời gian, a-xít sẽ ăn lòng súng, răng chặn của hộ phận vãn hồi sẽ không dùng được nữa. Khi bắn, tất cả mười viên đạn sẽ ra khỏi nòng một loạt cho đến hết và như thế thì không thể nào nói đến chuyện nhằm bắn cho trúng được nữa. Trong ba tháng qua đã có hơn một vạn năm ngàn khàn súng trường bị trở về nhà máy. Tất cả những chuyện ấy, A-lếch-xan không thể nào kể cho Pa-rô-vốt nghe được. Đó là bí mật quân sự. A-lếch-xan chưa tin hẳn một kẻ đã từng là tội phạm hình sự. Còn Pa-rô-vốt thì cứ bám chặt lấy ý của hắn :

        — Ở Mác-đơ-bua thì tôi thương, nhưng ở đây, hạng rẻ tiền như thế, tôi sẽ giết.

        A-lếch-xan biết rằng Pa-rô-vốt chỉ còn sống vài giờ nữa thôi. Anh quyết định cứu hắn. Cải thằng thế mà tốt !

        Hai người nói chuyện với nhau cho đến lúc có hiệu lệnh giởi nghiêm. Pa-rô-vốt vẫn khăng khăng không muốn nghe gì cả. Nhưng A-lếch-xan thì kiên nhẫn bền bỉ.

        — Nếu cậu còn tin mình một chút xíu thôi, cậu cứ đến làm việc với mình ở phân xưởng. Mình làm gì cậu cũng sẽ làm như thế.

        Pa-rô-vốt nín lặng giờ lâu. Ròi hắn đồng ý,

        — Được, chúng ta hãy thử xem.

        Nhìn chung tình hình thì Pa-rô-vốt chỉ đồng ý một cách miễn cưỡng. Thật là mất thì giờ vô ích!

        Hai người chia tay nhau không có gì thân mật lắm.

        Sau hiệu lệnh giới nghiêm, A-lếch-xan lẻn tởi khối của Đa-nhi-len-cô. Đa-nhi-len-cô hứa sẽ làm mọi việc có thể làm. Hai người cùng đi tìm Ki-ung, người phụ trách ban an ninh của trung tâm bí mật. Lưỡi gươm sắp sửa hạ xuống đầu Pa-rô-vổt đã tạm thời bị gạt sang bên.

        Vài ngày sau, anh chàng tội phạm hình sự được chuyển tới nhà máy quân sự, cùng phân xưởng với A-lếch-xan.

        Chờ lúc thuận lợi, A-lếch-xan rỉ tai Pa-rô-vốt :

        — Trong đống phoi, bên cạnh tường ấy, có một chi tiết súng ngắn. Cậu nhặt lấy. Về đến trại cậu đặt xuống dưới viên gạch bên cạnh cửa khối mình. Rõ không ?

        Hai con mắt Pa-rô-vổt sáng lên ngay. Bây giờ hắn đã rõ tất cả.

        — Xin chấp hành mệnh lệnh, thưa đồng chí thủ trưởng.

        — Nhưng cẩn thận đấy. Với cái trò ấy, nếu bọn gác ở cổng mà khám thấy thì cậu sẽ vào lò thiêu xác. Mà không riêng cậu đâu. Tất cả các anh em đi bên cậu trong hàng sẽ đi đứt hết.

        — Đồng chí đừng lo. Tôi đã giấu, — Pa-rô-vốt mỉm cười đầy ý nghĩa, — thì ngay đồng chí cũng không tìm thấy đâu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #94 vào lúc: 22 Tháng Hai, 2020, 07:46:09 am »


        Pa-rô-vốt hoàn thành rất xuất sắc nhiệm vụ đầu tiên. Rồi dần dần hắn đi sâu thêm vào cuộc sống của tổ chức bí mật và trở thành một trong những « con ngựa » gan dạ nhất. Pa-rô-vốt đã chơi thân với Gia-cưn và Va-lô-đi-a. Cả ba làm được những việc khó tưởng tượng nhất, tổ chức những vụ mạo hiểm liều lĩnh nhất trong khi chuyển vũ khí. Đến khi các đồng chí người Đức ở phân xưởng bắn thử trao cho khẩu súng trường nửa tự động đầu tiên, chính Pa-rô-vốt đã đem khấu súng ấy về trại. Câu chuyện như thế này : A-lếch-xan đã nát óc ba ngày liền về một vấn đề hắc búa : làm thế nào đem được khẩu súng trường đi? Vì đây không phải là một chi tiết súng ngắn.

        Pa-rô-vôt được biết về chuyện khẩu súng bèn hỏi A-lếch-xan

        — Đồng chí A-lếch-xan, đồng chí cứ trao cho tỏi. Tôi sẽ mang được.

        A-lếch-xan nin lặng một lát. Pa-rô-vôt đã biết là có khẩu súng trường thì nếu từ chối, hắn sẽ cho rằng mình không tin hắn. A-lếch-xan hỏi :

        — Thế cậu cần gì để làm việc ấy ?

        — Hai anh em và một cái cáng. Khẩu súng sẽ về nằm trong trại.

        Nếu A-lếch-xan biết được kế hoạch mà Pa-rô- vốt dự định tiến hành thì anh sẽ không bao giờ ưng thuận, không bao giờ cho phép. Nhưng anh không đoán ra nên đã đồng ý :

        — Thôi được, Pa-rô-vốt ạ.

        Sáng hôm sau, hai chiến sĩ Hồng quân lực lưỡng đã sẵn sàng nhận nhiệm vụ. Một cái cáng đặt cách đấy không xa. Pa-rô-vốt chọn được một lúc thuận lợi, khi tên thợ cả không có mặt, bèn dưa luôn tay vào bàn máy. Da thịt bật ra từng mảng...

        Pa-rô-vốt được đặt lên cái cáng, máu đầm đìa khắp người, còn khấu súng thì lót dưới lưng.

        — Đưa vào bệnh viện nhanh lên!

        Bọn bảo vệ ở cống trại nhìn thấy cái cáng khiêng người tù đầy máu nên không buồn khám. Tội gì mà bẳn tay... Thiếu gì những tai nạn như thế này. Thẳng SS mở to cửa xép, quát hai người khiêng cảng:

        — Nhanh lên ! Đồ lợn ghẻ ! Chạy đi !

        Thế là trong kho vũ khí bí mật đã có khẩu súng trường đầu tiên.

        Đông chí Xmiếc-nốp đi đi lại lại dọc theo khối ba mươi Trung tá chắp hai tay sau lưng, bình thản bước thủng thẳng, vừa đi vừa suy nghĩ. Đồng chí vừa ở bệnh viện của trại về. Tại đấy, cuộc họp của trung tâm tổ chức quốc tế chống phát-xít bí mật đã được bố trí trong một phòng của khối dùng làm bệnh viện. Trong cuộc họp, mọi người đã ra quyết nghị : chuẩn bị những đội chiến đấu, dựa theo báo cáo của đảng viên cộng Sản Pháp Pôn Mác-xen. Đã đề ra vấn đề tổ chức ở mỗi khối những nhóm xung kích tuyển trong số những người hoạt động bí mật. Mỗi nhóm gồm năm chiến sĩ. Nhằm giữ nguyên tắc bí mật, các chiến sĩ của nhóm này không được biết các chiến sĩ của nhóm khác.

        Tuy trung lá đã thật tâm giơ tay tán thành nghị quyết, nhưng nó chưa làm đồng chí thỏa mãn. Đồng chí càng suy nghĩ sâu về nội dung căn bản, càng thấy rõ ràng trong đó có những thiếu sót nghiêm trọng.

        Đồng chí Xmiếc-nốp nhớ lại rằng kế hoạch xây dựng những nhóm chiến đấu năm người đã được giáo sư Bác-ten, người lãnh đạo các đồng chí hoạt động bí mật người Đức, Gơ-li-ne, một người Bỉ rất sôi nổi, Tru-phô-li, người Ý, tác phong chín chắn, nhiệt liệt tán thành. Trong các lý lẽ họ nêu ra, có thể  thấy rõ cái lô-gích sắt thép của những người đã bị đọa đày nhiều năm trong các nhà tù và các trại tập trung, những người đã quen với 1ối hoạt động bí mật cực kỳ chặt chẽ. Theo kinh nghiệm riêng, họ hiểu rằng nếu không đánh giá đúng mức các nguyên tắc bí mật thì có thể dẫn tới những hậu quả tai hại như thế nào. Vì thế các đồng chí ấy nhấn mạnh nguyên tắc : thà ít mà tốt còn hơn, các nhóm chiến đấu chỉ nên gồm năm người hoạt động bí mật.

        Với những lý lẽ như thế thì khó mà không đồng ý.

        Nhưng dù sao kế hoạch này vẫn có những thiếu sót lớn. Về cơ bản, các đồng chí ấy là những thường dân, những nhà cách mạng chuyên nghiệp. Họ quan tâm rất nhiều đến các qui tắc hoạt động bí mật nên hoàn toàn bỏ qua lý luận quân sự.

        Đồng chí Xmiếc-nốp nhìn lại không biết đến bao nhiêu lần hàng rào dây thép gai rất cao và những chòi canh. Trung tá biết rằng trên các chòi canh ấy, đêm ngày có những tên bảo vệ được võ trang bằng tiểu liên, súng máy cỡ lớn và pháo bắn nhanh. Đồng chí biết rằng bên ngoài hàng rào dây thép gai, khoảng hai mươi nhăm mét, lai có một tuyến bảo vệ thứ hai. Ở đấy luôn luôn có những tên SS thường trực trong những hầm trú ẩn. Rồi cách một trăm mét nữa, lại có vòng vây thứ ba. Đó là một dải đặc biệt, có những đội tuần tra mang tiểu liên và chó. Thế mà giữa ba vòng đai như thế, hàng vạn người tù bị bè lũ phát-xít làm chết dần chết mòn, lại đang bí mật chuẩn bị khởi nghĩa vũ trang, muốn tự giải phóng.

        Xmiếc-nốp đánh giá hoàn cảnh bằng con mắt của một nhà quân sự, một người chỉ huy Xô-viết, đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu. Chiến trường tương lai sẽ là vùng đất của trại tập trung, bị ép chặt giữa ba vòng đai bằng bê-tông; đạn chì và dây thép gai có dòng điện chạy qua. Không một sách giáo khoa nào về nghệ thuật quân sự có trù liệu cách giải quyết vấn đề hiện nay đang đặt ra trước những người hoạt động bí mật ở Bu-khen- van. Cần phải tự mình giải quyết lấy vấn đề này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #95 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2020, 07:17:05 am »

 
        Chúng ta hãy xét các điều kiện cụ thể của vấn đề. Kẻ địch là những phân đội SS đã qua huấn luyện và được vũ trang hết sức đầy đủ. Chúng nắm những điểm hỏa lực đã chuẩn bị trước. Còn chúng ta có gì ? Hàng vạn con người lực cùng sức kiệt, tinh thần thì kiên cường, nhưng không có vũ trang. Trung tá Xmiếc-nốp thở dài. Đồng chí biết rằng trong những tình huống như thế này, ưu thế bao giờ cung thuộc về bên những người được tổ chức và vũ trang tốt. Nhưng chẳng nhẽ những nhóm chiến đấu năm người có thể trở thành lực lượng xung kích cơ bản của cuộc khỏi nghĩa hay sao?

        Trung tá Xmiếc-nốp đi đến góc nhà, đứng lại một lát. Đồng chí vừa định quay lại thì Váp-con-chi đã đến trước mặt đồng chí. Một thằng bé tóc đen đứng bên cạnh Váp-con-chi, nó nắm chặt tay thằng lớn.

        — Chào bác, chào đồng chí cảm tử, — Váp-con- chi nói. Nó rất kinh trọng tinh thần dũng cảm của trung tá. Đến thằng Cốc mà đồng chí cũng chẳng sợ!

        — Chào cháu, chào cháu, Váp-con-chi, — Xmiếc-nốp ngồi sụp xuống, chìa tay cho thằng bé. — Chào cả cháu nữa, cháu nhỏ.

        Đứa bé nhìn trung tá Xmiếc-nốp có ý đề phòng. Hai con mắt nó đen, to tròn như hai cái khuy.

        — Nói « chào bác » đi, — Váp-con-chi giật tay thằng bé.

        — Chào bác, — đứa nhỏ bập bẹ.

        Xmiếc-nốp xoa bộ tóc vừa đen, vừa xoăn của nó.

        — Tên cháu là gi nhỉ?

        — Gô-ga, — đứa nhỏ đã mạnh dạn hơn, nó đưa một ngón tay nhỏ như sợi rơm sờ vào râu trung tá. — Đây là râu phải không?

        — Phải, râu đấy.

        — Bao giờ cháu lớn, cháu cũng có râu. Phải không bác?

        — Đúng đây, Gô-ga ạ, — trung tá vừa xoa đầu đứa nhỏ, vừa nghĩ đến con mình, cả đến số phận của hai đứa bé này cung tùy thuộc vào kết quả của cuộc khởi nghĩa cần phải cân nhắc lại tất cả.

        — Bác ạ, lúc cháu ngủ, cháu cứ nằm mơ thấy những con rắn ghê lắm, ghê lắm. Chúng nó lúc nào cũng muốn cắn cháu.

        — Đừng Sợ, Gô-ga ạ. Chúng mình sẽ giết những con rắn ấy.

        — Cháu không sợ đâu. Cháu chỉ ghê ghê thôi.

        Gô-ga nhìn trung tá, nó tin tưởng nói thỏ thẻ:

        — Bao giờ mẹ cháu đến, mẹ cháu sẽ bế cháu. Mẹ cháu nói: « Chào Gô-ga ! » Rồi cháu sẽ không bao giờ nằm mê thấy những con rắn ấy nữa.

        — Đúng đấy, Gô-ga ạ, đúng đấy, — trung tá lục khắp các túi, lấy ra miếng bánh mì trắng khô mà Pôn Mác-xen vừa tặng đồng chí trong buổi họp. —  Phần của cháu đây, Gô-ga.

        Đứa nhỏ nắm chặt lấy miếng bánh.

        — Em cháu đấy à ? — Xmiếc-nốp hỏi Váp- con-chi.

        Nó lắc đầu.

        — Thế mẹ Gô-ga còn sống không?

        Váp-con-chi lại lắc đầu.

        — Bác rõ rồi. Cháu tìm thấy nó ở đâu thế ?

        — Ở Ô-xven-xim.

        — Cháu đã ở đấy, ở cái trại giết người ấy rồi à ?

        — Vâng. Bây giờ thì Gô-ga là em cháu. Cháu sẽ không trao nó cho ai cả.

        — Thế Gô-ga ở đâu đến đấy ?

        — Cháu không biết. Có lẽ ở Min-xcơ. Cháu đã gặp nó ở Min-xcơ, lúc bọn cảnh sát bắt cháu, đánh cháu và ném cháu lên toa xe. Ở đấy cũng có cả mẹ Gô-ga. Bác ấy tốt tốt là ! Bác ấy lau mặt cho cháu, chùi máu, xé khăn bịt đầu buộc chân cho cháu. Nhưng chân cháu vẫn chảy máu. Bác ấy cùng đi trên đoàn tầu với chúng cháu suốt một tuần. Bác ấy có một chiếc bánh mì to, bác ấy chia đều cho Gô-ga, Ác-xen (Ác-xen là tên thằng bé thứ hai), cho con bé La-li-a, cho cả cháu nữa. Còn cháu thì khi đến các ga, lúc chúng nó mở cửa đặt một thùng nước, cháu lấy nước bằng cái hộp. Cũng chia cho tất cả.

        Váp-con-chi nín lặng một lát rồi nói tiếp :

        — Chúng cháu bị đưa đến Ô-xven-xim. Trời mưa, lạnh lắm. Chúng nó đuổi mọi người xuống xe. Một thẳng Đức SS bụng phệ ra lệnh : «Cởi hết quần áo !» Chúng cháu vừa đứng vừa run. Chúng nó đánh bằng gậy, bằng báng súng. Mọi người kêu khóc, trẻ con thì gào lên, không muốn cởi quần áo. Cháu cởi áo, quần, buộc lại và để vào một chỗ khô. Khi mọi người cởi quần áo xong, chúng nó bắt xếp hàng. Mẹ của Gô-ga dắt tay con bé, còn một tay bế thằng Ác-xen. Chảu đứng bên cạnh, dắt Go-ga.

        Chúng nó dồn mọi người vào một phòng tối, không có cửa sổ. Tường và sàn đều bằng xi-măng, ẩm lắm. Lạnh như cháy cả chân. Cháu bắt đầu thấy sợ, cử nghĩ bụng : «Sẽ bị chúng nó giết ngay bây giờ đây. Không bao giờ được trông thấy bố nữa đâu».

        Từ phòng này, chúng nó dồn vào một phòng khác. Ở đấy các bác phụ nữ bị cắt tóc, tóc chất thành đống. Đống tóc rất to, chiếm cả một góc phòng. Hai thằng Đức mặc áo choàng màu lam dùng bàn chải bôi một thứ nước rất thối vào đầu mọi người. Chúng nó bôi cả vào đầu cháu. Rồi chúng nó bắt bước vào một cái máng to, nhúng chân. Trong máng cũng có một chất nhớt gì vừa đặc vừa thối. Cháu bước ra khỏi mảng, hai chân cứ trơn như trượt băng. Đến lúc ấy, cháu đi chậm lại sau mẹ Gô-ga. Gô-ga trượt chân ngã. Cháu đỡ được nó dậy thì mẹ nó đã bị đẩy lên phía trước. Mọi người chung quanh la khóc. Chúng cháu vào đến phòng cuối cùng. Trong ấy đã chật ních, toàn phụ nữ và trẻ con. Cháu nghe thấy mẹ Gô-ga gọi: « Gô-ga, Gô-ga !». Cháu kêu to : « Chúng cháu ở đây ». Mẹ Gô-ga gọi: «Hai đứa vào đây. Chỗ này tường ấm lắm ». Nhưng cháu không thể nào len đến chỗ bác ấy được.

        Lúc cửa đóng lại thì mọi người gào khóc rất ghê. Bỗng nhiên cháu cảm thấy sàn dưới chân chuyền động, nghiêng đi. Phía trước, bên dưới, chỗ mẹ Gô-ga đứng, có lửa... Người ta bắt đầu rơi xuống đấy. Cháu cũng không cưỡng lại được. Hai chân cứ trồi xuống. Một tay cháu giữ Gô-ga, còn một tay bám lấy sàn. Nhưng sàn nhà trơn trơn là!..

        Bỗng nhiên sàn nhà dừng lại, rung lên rồi bắt đầu cao lên. Tất cả những người còn lại đều chạy lui về phía sau, cố tránh xa lửa. Khi sàn nhà đã lại như cũ, cửa mở ra. Chúng cháu đứng chết lặng. Chính thẳng SS bụng phệ lúc nãy bắt mọi người cởi quần ảo lại bước vào. Nó quát: xCút khỏi chỗ này!»

        Cháu cùng với Gô-ga nhảy ra phố. Trời mưa, rất lạnh, nhưng cháu thì mừng. Sống sót rồi ! Cháu đi tìm mẹ Gô-ga, nhưng không thấy đâu. Gô-ga gào lên. Cháu dỗ nó rằng mẹ nó đi tìm bố sắp về đấy. Nó hơi nguôi được một chút. Về sau, khi chúng cháu bị giải đến Bu-khen-van, cháu được biết rằng hôm ấy đã có một sự lầm lẫn. Bọn phát-xít nhầm đoàn tầu, cử nghĩ rằng chúng cháu là người Do- thái. Đến khi chúng nó biết rằng những người trên toa xe là dân Cáp-ca-dơ thì không hiểu sao chúng nó quyết định không giết nữa. Thế là chúng cháu bị đưa đến đây.

        Có hai thằng thiếu niên xuất hiện ở gần khối trước mặt. Một đứa huýt một tiếng sáo dài. Váp- con-chi vội đi ngay.

        — Chúng cháu phải đi đây. Chúng nó gọi chúng cháu đấy.

        Đồng chí Xmiếc-nốp bắt tay nó rồi cúi xuống với Gô-ga. Đồng chí định bảo đứa nhỏ dừng buồn, mẹ nó sắp đến với nó rồi, nhưng lời nói cứ tắc trong họng. Đồng chí không nói gì, chỉ âu yếm xoa đầu thằng nhỏ.

        Hai đứa bé đã đi về phía những ngôi nhà bằng gỗ. Bóng tối càng dày đặc. Những dãy nhà bằng đá và bằng gỗ hiện lên đều đặn.

        Trung tá nhìn những khối nhà tối đen, nhưng đồng chí không nhìn thấy những kiến trúc, mà nhìn thấy những đơn vị quân đội, đứng thành hàng ngũ trong một cuộc duyệt binh. Đồng chí không nhìn thấy trong mỗi khối những nhóm năm người rời rạc, mà những đại đội và những tiểu đoàn đồng tâm nhất trí. Đồng chí Xmiếc-nốp thấy như tức thở. Hình như những ý nghĩ của đồng chí cử tự nhiên phát triển dần. Ngay cách phân bố các khối đã chia toàn trại thành những đơn vị chiến đấu lớn. Đây, khu các khối nhà gỗ là lữ đoàn một. Khu các khối nhà đá là lữ đoàn hai. Trại nhỏ là lữ đoàn ba... Đấy, đạo quân bí mật sẽ trả thù bè lũ phát-xít về thời thơ ấu bị chà đạp của Váp-con-chi, về những giọt nước mắt của thẳng bé Gô-ga người Gơ-ru-di- a, về tất cả những sự đày ải !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #96 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2020, 07:20:02 am »


XXVIII

        Đã đến tháng mười một nắng ráo. Tiết trời ấm áp. Những bầy chim bay cao trên trời xanh, xuống phương Nam.

        — Ở vùng chúng mình mùa này hạc đang bay đi, — Ca-ri-mốp trầm ngâm nói. Hạc thật. À một giống chim thông minh...

        Anh chàng người Phéc-ga-na thủng thẳng đi cùng với An-đơ-rây dọc theo dãy hàng rào dây thép gai, trên con đường trồng cây dành cho anh em tù «đi dạo». Những người tù đi trên đường, từng đôi hay từng nhóm nhỏ. Hôm nay là ngày chủ nhật, một «ngày ngắn». Anh em tù được thở không khí mát mẻ, được sống một mình, được gặp bạn bè trong một tiếng hay tiếng rưỡi đồng hồ.

        An-đơ-rây và Ca-ri-mốp gặp nhau vì công việc. Đã hơn một tuần, anh chàng người Phéc-ga-na được trung tâm cho phép đến ở khối của anh em tù binh Liên-Xô, trong đó có những đại biểu của các dân tộc châu Á : U-dơ-bếch, Tát-gích, Kiết- ghít, Tuyếc-men, Ca-dắc, Tác-ta.

        — An-đơ-rây ạ, cậu sẽ không được ngủ yèn trước những ngày lễ đâu — Ca-ri-mốp nói bằng tiếng U-dơ-bếch — vì phải nhận những tin mới nhất từ Ta-skên. Trong lúc này mình không dám đi vắng ban đêm. Cậu sẽ phải theo dõi thay mình. Bất cứ tin lặt vặt nào cũng đều quan trọng,

        An-đơ-rây gật đầu nhận lời.

        — Ghi được gì thì chuyển cho cậu Tiệp-khắc Vơ-la-đi-xláp.

        — Thằng cảnh sát ấy à ? — An-đơ-rây thấy lạ quá, đứng dừng lại.

        — Đi cho bình tĩnh, đừng làm chúng nó để ý — giọng Ca-ri-mốp bình thản, nhưng có vẻ như ra lệnh. — Vơ-la-đi-xláp là đảng viên cộng sản đấy. Cậu ấy mặc quần áo cảnh sát theo lệnh của trung tâm.

        — Rõ.

        Hai người chia tay nhau.

        «Đây mới thật là một nhiệm vụ ! » — An-đơ-rây sung sướng, tim đập rôn rập. Anh sẽ được nghe tiếng nói của Tổ quốc! của Mát-xcơ-va, của Ta-skên !

        Nhưng về đến khối thì An-đơ-rây chợt nhớ ra : «Thế ghi bằng gì bây giờ ? Giấy đâu ? Bút chì đâu ? »

        Anh quay lại con đường tròng cây. Không thấy Ga-ri-mốp đâu nữa. Ca-ri-mốp đã đi rồi. «Chà, mình ngốc thật, — An-đơ-rây thầm tự trách, — chỉ thắc mắc đâu đâu, còn điều chủ chốt thì quên khuấy đi mất... »

        Về đến cửa khối thì An-đơ-rây thấy Bun-chon đang chờ mình.

        — Mày lởn vởn ở đâu thế hử ? Ai sẽ dọn dẹp thay cho mày ? Trong phòng tao lại đưể bần rồi !

        An-đơ-rây lườm trưởng trại, cầm lấy cái bàn chải cọ sàn rồi đi vào căn phòng của Bun-chôn.

        — Quát lác đủ rồi đấy...

        Nhưng vào đến trong phòng thi Bun-chôn thay đôi hẳn. Bác đặt một bàn tay to bè bè lên vai An- đơ-rây.

        — Mình sẽ không đánh thức cậu đâu. Đến đêm, lúc vừa thay gác xong, thấy bọn SS hô «hailơ» thì cậu vào đây, — Bun-chon nói bằng tiếng Đức. —  Có giấy và bút chì rồi.

        — Rõ.

        — Bây giờ cậu vào nghỉ đã — Bun-chon cầm lấy cái bàn chải trong tay An-đơ-rây — Để mình dọn dẹp lấy.

        Nhưng đêm ấy An-đơ-rây đã không được nghe tiếng nói của Tổ quốc. Sau lúc kiểm tra buổi chiều, khi anh em tù quay về các khối, Cô-xchi-a kéo An- đơ-rày lại.

        — Vào chỗ rửa ráy đi, anh em đang chờ cậu đấy.

        Trong chỗ rửa rảy. An-đơ-rây nhìn thấy Lép- sen-cốp, chính người đã nói chuyên với anh trước trận đấu quyền Anh. Lép-sen-cốp đang lau rửa. Giữa lúc ấy vài thằng xanh bất chợt đi vào, chúng nó vừa lau rửa, vừa nói chuyện ầm ĩ. Lúc An-đơ- rây bước vào, Lép-sen-cốp chỉ hơi nháy mắt với anh rồi «vô tình » đánh đổ thùng nước bẩn,

        An-đơ-rây hiểu ý, anh làm vẻ mặt khó chiu:

        — Có lau rửa cũng không nên thân, thôi dọn sạch đi!

        Lép-sen-cốp chỉ khẽ mỉm cười.

        — Cậu dừng làm ầm lên nữa — Lép-sen-cốp cầm lấy miếng giẻ — để mình dọn...

        Rồi anh cúi xuống gần An-đơ-rây, khẽ nói rất nhanh:

        — Đến đêm, lúc thay gác, cậu đến khối bảy. Có việc.

        — Thế còn... — An-đơ-rây muốn nói đến nhiệm vụ mà Ca-ri-môp vừa trao cho anh.

        Nhưng Lép-sen-cốp vừa vắt miếng giẻ, vừa khẽ nói tiếp:

        — Mọi nhiệm vụ khác đều bỏ hết. Bây giờ thì cậu đưa mình ra.

        An-đơ-rây lấy vai hích Lép-sen-cốp.

        — Thôi đủ rồi — anh nói to — về mà nghỉ, lần sau thì liệu đấy! Phải có ý tứ một chút.

        Đêm hôm ấy có trăng có sao.

        An-đơ-rây không ngủ, anh lắng nghe. Chúng nó đã bắt đầu thay gác, những tên SS đồng thanh hộ « hai-lơ ». Rồi có những khẩu lệnh, những tiếng ủng đóng cả sắt đi rầm rập. Một lát sau toàn trại lại yên lặng.

        An-đơ-rây tụt trên giường ván xuống, đi ra cửa.

        — Cậu đi đâu đấy? — người nằm bên hỏi giọng ngái ngủ.

        — Đến chỗ Nga hoàng phải đi bộ mà tới1,—  An-đơ-rây nhanh trí trả lời — cậu đi với minh nhé.

---------------------
        1. Ý nói đi ngoài (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #97 vào lúc: 23 Tháng Hai, 2020, 07:21:16 am »


        — À-à-à, — người nằm bên nói lúng búng rồi trở minh sang bên kia.

        An-đơ-rây đi sát tường và ẩn vào trong bóng tối, lần đến khối bảy. Người cảnh sát Vơ-la-đi-xláp trực nhật ở đấy.

        — Vào đây, vào đây — anh ta đưa An-đơ-rây vào phòng trưỏng khối — cần thận kẻo dẫm vào các đồng chí.

        Căn phòng tối tăm đã đầy người. Nhiều người lạ mặt ngồi ngay dưới sàn. An-đơ-rây cũng ngồi xuống sàn.

        — Xích vào gần đây, người anh em.

        An-đơ-rây sung sướng được gặp Cô-xchi-a. Hai người bắt tay nhau.

        Sau đó còn thêm vài người nữa len vào trong phòng.

        — Đủ cả chưa ?

        — Đủ rồi, — có người khẽ trả lời.

        An-đơ-rây thấy giọng nói rất quen. «Đồng chỉ Lép-sen-cốp !» — chàng võ sĩ nhận ra.

        Rồi Xmiếc-nốp nói. An-đơ-rây nhận ra ngay giọng nói của trung tá.

        — Các đồng chí, chúng tôi triệu tập các đồng chí vì có báo động chiến đấu. Một nguy cơ sống còn đang đe dọa tổ chức của chúng ta.

        Có những tiếng nhốn nháo khe khe trong đám người ngồi dưới sàn. Mọi người tập trung tinh thần.

        Người nói tiếp theo là anh tù chính trị phụ trách ban an ninh của tổ chức quân sự chính trị bí mật. An-đơ-rây chưa biết anh ta, bèn khẽ hích vào người Cô-xchi-a.

        — Ai đấy ?

        Cô-xchi-a cũng trả lời rất khẽ :

        — Nhi-cô-lai Ki-ung.

        Chúng ta nắm được những tin chính xác, cho biết đêm nay, đêm trước ngày kỷ niệm Cách mạng tháng Mười — Ki-ung nói, một bọn tù hình sự quyết định tổ chức «một đêm tàn sát», «một hội máu rửa hờn» : giết hàng chục đảng viên cộng sản, nhân vật hoạt động xã hội và tù chính trị hoạt động tích cực đang nắm những chức vụ hành chính, và sáng mai chúng nó sẽ lên nhận tội trước tên tư lệnh của trại. Thằng này tất nhiên sẽ « khoan hồng » cho chúng nó về tội giết anh em đỏ. Như chúng tôi được biết, bọn xanh đã thỏa thuận với bọn SS về chuyện này rồi.

        — Tình hình rất nghiêm trọng, — Ki-ung nói đều đều, đĩnh đạc như đang đọc một mệnh lệnh —  Chúng tôi triệu tập các đồng chí, những người tích cực của trung tâm. Trung tâm trao cho các đồng chí nhiệm vụ chiến đấu: không cho bọn xanh ra khỏi các khối, ngăn chặn các hành động khủng bố. Nhằm mục đích ấy, cần phải bao vây tất cả các lối ra của các khối bằng bất cứ giá nào, kề cả bằng cách dùng dao. Phải giữ chúng nó đến sáng. Không dùng súng. Có ai hỏi gì không?

        — Mọi mặt đã rõ — An-đơ-rây trả lời thay tất cả.

        — Thế thì chúng ta xuất phát. Người của chúng ta trực nhật ở cổng chính. Đồng chí ấy có một cái đèn pin. Nếu có gì nguy hiểm sẽ phát tín hiệu : ảnh sáng lấp lóe.

        Anh em trong phòng được chia ngay thành những nhóm nhỏ, nhóm nào cũng có nhiệm vụ nhất định. Trong nhóm của An-đơ-rây có cả Cô-xchi-a. Chàng thủy thủ được vũ trang bằng một cái gậy nặng. An-đơ-rây không nhận dao. Trong cuộc vật lộn ngắn ngủi này, anh có thể hành động với hai nắm tay. Con dao chỉ thêm một vật chứng vô ích.

        — Ta đi đi, anh em — Lô-gu-nốp ra lệnh ngắn gọn. Lô-gu-nốp là một người xương xương, vai rộng. Tất cả mọi người ra theo anh.

        Những người tù lẩn vào bóng tối, lần lượt đi thật kín đáo đến khối mười chín. Trên các chòi súng máy không thấy động tĩnh gì.

        Thật ra cũng cố vài lần thiếu chút nữa thì nhóm người bị đèn chiếu mò được, nhưng gié ánh sáng lại chuyển ngay sang chỗ khác.

        An-đơ-rây cười gằn : bọn SS tưởng anh em là tù hình sự nên cố ý không nhận thấy họ.

        Từ chiều, những tên đầu sỏ của bọn xanh đã tụ tập ở khối chín. Anh em đi rất nhẹ tới đó, vừa đi vừa đề phòng.

        An-đơ-rây, Cô-xchi-a và năm người nữa đứng trấn ở cửa chính. Khối của bọn xanh yên tĩnh một cách rất đáng nghi. Toàn trại tập trung đều yên lặng. Mặt trăng lên đến đỉnh đầu làm khắp nơi tràn ngập một ánh sáng lạnh lẽo. Mọi người cảm thấy giá buốt.

        Lô-gu-nốp, người lãnh đạo nhóm bước tới. Anh nói :

        — Anh em ạ, cần phải sử dụng kỹ thuật mới được.

        Anh ra lệnh cho Cô-xchi-a và An-đơ-rây chuẩn bị cho máy bơm chữa cháy hoạt động. Hai người gỡ thật khẽ ống vải bạt, thả một đầu vào thùng nước.

        — Ta đến gần cửa đi — Cô-xchi-a góp ý —  để những cậu yếu nhất dùng máy bơm.

        — Đúng đấy —người lãnh đạo tán thành.

        An-đơ-rây nhìn hai nắm tay anh, rồi dùng giẻ cuốn cẩn thận hai bàn tay. Nếu không, khi đấm có thể ảnh hưởng đễn các khớp. Anh co duỗi các ngón tay nhiều lần. «ổn cả rồi —An-đơ-rây nghĩ thầm rồi thở dài. — Sao không mau chóng lên cho xong ? ...»

        Bỗng thấy người chỉ huy giơ tay :

        — Chú ý!

        Sau cánh cửa của khối có tiếng động khe khẽ, tiếng những bước chân. Hay đó chỉ là điều tưởng tượng ?

        Cánh cửa mở toang. Một hình người to lớn, nặng nề hiện ra trong khung cửa sáng. Sau nó là tên thứ hai, thứ ba, thứ năm...

        An-đơ-rây chặn đường chúng nó.

        — Quay lại !

        Bọn tù hình sự sững ra vì bất ngờ. Thằng thứ nhất là Tơ-rum, nó hơi lùi lại. Có lẽ thằng cướp tưởng người đứng trước mặt nó là một tên cảnh sát. Trong giây phút tiếp theo, nó thấy rõ đấy chỉ là một người tù, bèn chửi một câu rất có bài bản.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #98 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2020, 06:20:14 am »


        Hơi rượu phả vào mặt An-đơ-rây.

        — Xéo ngay, bộ xương ! — Nó vung tay, một lưỡi dao loáng lên.

        Nhưng An-đơ-rây đã nhanh hơn thằng cướp. Anh chuyển trọng tâm toàn thân sang chân trái, phóng nắm tay bên phải ra phía trước. Cú đấm rất trúng, vào ngay cằm. Hai hàm răng Tơ-rum đập vào nhau, nó quị xuống chân các bạn nó.

        — Nện bọn đỏ đi! — Bọn tù hình sự gầm lên, lao tới chàng vổ sĩ.

        Nhưng những cái gậy đã đón tiếp chúng nó. Cuộc chiến đấu diễn ra ngắn gọn, ác liệt. Giữa lúc xung đột gay go nhất, một luồng nước mạnh phụt vào mặt mấy tên cướp. Nước lạnh làm chúng nó tỉnh lại. Chính luồng nước ấy đã quyết định kết cục của cuộc chiến đấu. Tuy đông hơn, bọn tù hình sự cũng không chống cự nổi. Nhiều thằng bị dập mũi, mặt mày thâm tím. Chúng rút lui vào trong khối rồi đóng mạnh cảnh cửa, trốn trong đó.

        — Ngồi yên trong đó, những cải bàn chải đánh sàn, và chớ vác mặt ra nữa ! — Cô-xchi-a văng tực.

        Bọn xanh bị canh giữ đến sáng. Nhưng chúng nó cũng không tìm cách thò đầu ra khỏi khối. Xem ra những đòn trời giáng và luồng nước đã làm cho máu hăng của chứng nó nguội hẳn đi.

        Bọn tù hình sự cũng không ra khỏi được các khổi khác. Hễ chúng chạy ra là bị những cảnh tay chắc nịch chặn lại ngay. «Đêm tàn sát» đã không được thực hiện, cũng không có được « hội máu rửa hờn ». Một lần nữa, bọn tù hình sự thấy rõ rằng chúug nó không còn là những kẻ làm mưa làm gió trong trại như năm ngoái và anh em tù chính trị đã trở thành một lực lượng mà chúng nó không thể đương đầu một cách dễ dàng. Trại tập trung không còn như hai ba năm trước nữa rồi.

        Buổi sáng ngày lễ mồng 7 tháng Mười một, khắp Bu-khen-van đều được biết vụ xung đột đêm qua. Bọn tù hình sự ra ngoài với những bộ mặt cau có, âm thầm, những thằng đâu sỏ thì ngồi lì trong các khối. Bọn cai, giám thị cùng những tên tay sai khác của bọn SS cũng bớt hung hăng. Thế là đập tan được uy quyền của những thằng xanh, một uy quyền được duy trì trong bao nhiêu năm bằng bạo lực và những hành động tàn ác. Các lãnh tụ xã hội dân chủ Đức vốn là những con người hoảng hốt, khiếp nhược, họ không những không hành động chống lại chủ nghĩa phát-xít, mà còn không dám đả động đến chuyện ấy. Nhưng bây giờ nhiều người đã có phần hăng lên.

        — Ồ ! Người Nga ! Tốt, tốt !

        Mới vài tháng trước, khi gặp các đại biễu của tồ chức bí mật Nga, chính các lãnh tụ ấy, đã khoát tay một cách tuyệt vọng và nói giọng chán ngán :

        — Đấu tranh ư ? Trong trại tập trung ư ? Vô nghĩa lý, phiêu lưu mạo hiểm...

        Cuộc sống đã chứng tỏ tính chất đúng đắn của con đường mà những người cộng sản và đoàn viên thanh niên Liên xô đang theo. Họ được những người chống phát xít của tất cả các nước ủng hộ, phần lớn những người đang bị đầy ải ở Bu-khen- van đều đứng về phía họ. Đấu tranh không những cần thiết, mà còn có thể tiến hành !

        Đến chiều, trước lúc kiềm tra, khi hàng vạn người tù đã đứng thành hàng ngũ trên bãi diêm danh, một tin vui được truyền đi nhanh như tia chớp từ hàng nọ qua hàng kia : «Quân đội Liên xô đã chiếm Ki-ép!»

        Thủ đô của nước U-cơ-ren xô-viết đã được giải phóng !

        Những người tù, nhất là anh em tù binh Liên Xô, nhìn như khiêu khích vào mặt những tên đao phủ của họ.

        Những tên sĩ quan SS, chỉ huy khối thì cau có, tức tối. Bọn lính tráng thì ngơ ngác, đăm chiêu. Xem ra cuộc tấn công của quân đội Liên Xô đã bắt bọn SS phải nghĩ đến tương lai.

        Những loa phóng thanh rất mạnh truyền đi bản thông báo đặc biệt về những tin cuối cùng nhận được từ Béc-lin. Giọng nói như chó sủa của tên phát thanh lải nhải mãi về cái «Chiến lược phòng ngự co rãn» gì đó, về cái chiến thuật khét tiếng «nắn thẳng mặt trận», về truyền thuyết «bức tường thành phía Đông», vv... Nhưng lời lẽ càng huênh hoang kênh kiệu lại càng làm lộ rõ tâm trạng hoang mang đang xâm chiếm bọn cầm quyền của đế quốc Đức thứ ba. Như một dòng thác không gì ngăn giữ nổi, quân đội Liên Xô đang tiến dần đến biên giới nước Đức.

        Lần đầu tiên hàng ngàn tù binh Liên Xô không giải tán mà vẫn đứng lại trong hàng sau giờ điểm danh buổi chiều. Những người tù các nước khác vây quanh họ.

        — Anh em bị phạt à? Về chuyện gì thế?

        Những người Nga đi về các khối của họ, đoàn nọ nổi theo đoàn kia, họ nện rầm rập những chiếc giầy đế gỗ theo nhịp, hàng ngang hàng dọc giữ rất đúng. Họ vừa đi vừa hát những bài hát cổ truyền của vùng U-cơ-ren : «Tháo ngựa ra, anh em », «Mặt trời xuống thấp», «Sông Đơ-nhi-ép mênh mông đang gầm rú » và nhiều bài khác. Người Nga và người Tác-ta, người U-cơ-ren và người U-dơ- bếch, người Bạch Nga và người Gơ-ru-di-a đều hát. Những bài hát giản dị mà kỳ diệu của vùng U-cơ- ren vang lên trên Bu-khen-van, như nói lên rằng trên đời này không có sức mạnh nào phá vỡ nổi liên bang này của những dân tộc anh em, trên đời này không có sức mạnh nào chinh phục nổi những dân tộc của một đất nước tự do.

           — Người Nga thánh thật! — anh em Ba-lan nói khe khẽ.

        — Thật là một ngày hội lớn ! — những người Pháp nói.

        — Hữu nghị! — đó là lời chào của những người cộng sản Đức.

        — Mặt trận Đỏ ! — những người Tây-ban-nha giơ nắm tay hô to.

        Những người tù khác cũng trầm trồ khâm phục nhìn những con người Xô-Viết sống đọa đày trong cảnh ngục tù mà ý chí không bị bẻ gãy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #99 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2020, 06:21:35 am »


XXIX

        Lưỡi gươm trừng phạt đã treo trên cái đầu hói của lão Cu-snhia Cu-sna-rẻp. Hàng ngàn nạn nhân của hắn, những đảng viên cộng sản và chính ủy, sĩ quan Liên Xô và cán bộ Đảng, bị bọn SS xử bắn trong «căn nhà ma quái » theo báo cáo của lão, đang đòi trả thù.

        Thằng chỉ huy trại Mác Su-béc nhận thấy sự tận tụy của tên gian tế, nó thân mật vỗ vai lão Cu- snhia Cu-sna-rép đang quị lụy nhìn vào mắt nó.

        — Ông có khả năng được phong quản hàm sĩ quan đấy.

        — Tôi sung sướng được cố gắng hết sức, thưa ngài thiếu tá.

        — Giám thị trưởng ở ga A-u-ô-svít đã giết ba vạn đứa. Rồi thì sao? Chính tôi đã đọc quyết định: ông ta xứng đáng được hưởng phần thương cao quí nhất là gia nhập đội cận vệ riêng của chính quốc trưởng !

        — Tôi sẽ xin cố gắng, thưa ngài thiếu tá !

        Trung tâm chống phát-xít quốc tế bí mật ở Bu-khen-van đã ra quyết nghị : thủ tiêu tên gian tế. Tuy nhiên, trừng trị tên gian tế này, cũng như trừng trị những thằng giám thị và những tên cướp đắc lực nhất, là một việc nguy hiểm. Cái chết của Cu- snhia Cu-sna-rép có thể làm cho toàn thể tổ chức bí mật bị thiệt hại. Bọn SS có thể sẽ trả lời bằng những sự đàn áp hàng loạt.

        Cần phải giết tên gian tế, nhưng không được làm cho kẻ địch hoài nghi. Sau khi thảo luận cần thận và toàn diện, các đồng chí hoạt động bí mật quyết định : Cu-snhia Cu-sna-rép sẽ phải «ốm» và chết trong bệnh viện. Tuy nhiên giải pháp này cũng không phải là an toàn. Nếu giấu kín được nguyên nhân thật sự làm cho tên tướng cũ của Nga hoàng chết, không cho bọn SS biết, thì lại không thể che nổi con mắt lão luyện của tên bác sĩ trưởng A-đon Hô-vơn. Nó nhìn qua là biết hết ngay. Làm thế nào bây giờ ?

        Trung tâm bí mật bèn quyết định tìm cho ra chiếc chìa khóa để đi vào lòng dạ của Hô-vơn. Theo lệnh của trung tâm, những người chống phát-xít Đức, Tiệp, Pháp và Áo làm việc ở văn phòng của trại, ở bệnh viện, ở Viện vệ sinh, những người quét dọn, bác sĩ, thư ký, những người đưa thức ăn cho bệnh nhân, nấu bếp, đều theo dõi tên bác sĩ trưởng từng bước, ghi nhớ từng lời hắn nói. Các tài liệu thu lượm được sẽ chuyến tới Ri-khác, một trong những người phụ trách ban an ninh. Hô-vơn, con một tên địa chủ ở Phơ-rai-bua, tính tình cứng rắn, có ý chí Sắt thép và quan điểm vững vàng. Hắn là một tên phát-xít cuồng tín, tin tưởng Hít-le, và rất mực trung thành với nó. Đối với các bạn đồng nghiệp, đối với bọn SS, hắn có thái độ kiêu ngạo, coi khinh những «hành động bận rộn nhưng tủn mủn» của bọn này trong việc giết người. Hắn mơ ước «những kế hoạch vĩ đại» nhằm làm cho châu Âu hết người và biến thành một không gian sinh tồn của người A-ri-ăng. Hắn không ham mê điều gì : không hút thuốc, không uống rượu, không quan tâm đến phụ nữ. Trong giới phụ nữ, hình như hắn chỉ mê một người là Eu-da Cốc, nhưng ả này xem ra cũng thờ ơ với hắn.

        Trung tâm chống phát-xít bắt buộc phải nhận rằng Hô-vơn là một món khó nhai hơn mức mọi người tưởng lúc đầu. Tên thiếu lá không có chỗ yếu nào. Nhưng dù sao Ri-khác vẫn tìm ra nhược điểm của hắn. Trong một bản báo cáo của mạng lưới điều tra, anh chú ý một câu mà Hô-vơn đã nói ở bộ phận tài vụ trong khi nhận tiền. Tên thiếu tá Hô-vơn nhấc nhấc tập giấy bạc rất dầy trong tay và nói đùa :

        — Chà, cái nghèo, cái nghèo...

        Chính trong mấy tiếng ấy, Ri-khác đã tìm thấy «chiếc chìa khóa để đi vào lòng dạ Hô-vơn».

        — Cần phải có một món tiền thật to — Ri-khác nói với Xi-ma-cốp trong một cuộc họp của trung tâm.

        Nhưng vẫn còn phải tìm hiểu xem đối với Hô- vơn, một món tiền đích xác là bao nhiêu mới được coi là «thật to». Tất cả các khâu của bộ phận điều tra lại làm việc. Mọi người đã xác định là hàng năm tên bác sĩ trưởng thu nhận được về điền trang của hắn khoảng hai ngàn Mác thực lãi. Anh em bèn quyết đinh : cho hắn một món tiền bằng số thu nhập của hắn trong mười lăm năm.

        Việc thu thập vàng bạc châu báu được trao cho Ô-ta Gan-lê, một tù chính trị chống phát-xít người Đức, và Ru-đen-cô, một nhà yêu nước Nga cùng làm việc với Gan-lê trong kho chứa đồ. Kho này bảo quản các đồ quí mà bọn SS tước của các nạn nhân. Chủ nhiệm bộ phận phẫu thuật thứ hai của bệnh viện trại, tù chính trị cộng sản trung thành với Ten-man là Hen-mút Ti-man nhận trách nhiệm thực hiện phần chủ chốt của trận đánh này : nêu kiến nghị với Hô-von.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM