Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:25:29 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11919 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2020, 05:11:25 am »

   
        Hô-vơn vẫn dán mắt vào cái cửa sổ nhỏ. Các Pai nhìn thấy bộ mặt trông nghiêng như con cú của tên thiếu tá SS. Hai con mắt tròn vàng vàng như hai quả trứng rùa sáng lên, một nụ cười thỏa mãn thoáng hiện trên cặp môi dầy.

        — Thưa bác sĩ Hô-vơn.

        — Gì hử ? — tên thiếu tá quay ngoắt lại. — Lại còn gì nữa ?

        — Phó quan SS của quan tư lệnh, trung úy Bun-ghen-le đòi ngài phải lên ngay.

        — Tất cả có thế ?

        — Đúng thế ạ, thưa ngài thiếu tá.

        — Anh có thể đi ra.

        — Xin vâng, — Các Pai rập gót giầy gỗ, ra ngoài.

        Lúc ra khỏi phòng làm việc, y tá trưởng nghe thấy Hô-vơn gọi dây nói, báo cáo sôi nổi rất lâu không biết chuyện gì, rồi ném ống nghe xuống.

        Trong thời gian sống ở Viện vệ sinh, Các Pai đã hiểu rõ tính tình thủ trưởng của anh. Khi Hô-vơn vui vẻ, hắn gọi y tá trưởng là người giúp việc của hắn, dùng họ để gọi Các Pai, thậm chí vỗ vai anh. Trong những ngày bình thường, bộ mặt cú vọ của nó có vẻ dửng dưng và hắn gọi Các Pai là «y tá». Y tá, ra lấy những kết quả phân tích ; y tá, làm giải phẫu phổi đi, v.v... Nhưng nếu thấy cặp lông mày trắng phểch của hắn cau lại và hai bên mép hắn xễ xuống đầy vẻ hăm dọa thì những hôm ấy, tốt nhất đừng để hắn nhìn thấy mình. Hẳn không chửi, không đánh, không làm nhục như những đứa khảc. Không, hắn hành động. Người nào không vừa ý hắn trong những lúc như thế thì Hô-vơn cho vào lò thiêu xác. Cũng may cho anh em tù làm việc ở Viện, ít khi có những ngày như thế.

        Nghe có những tiếng khóa lách cách : Hô-vơn khóa ngăn kéo và tủ sắt. Vài phút sau hắn đi ra. Các Pai đứng phắt lên, áp hai tay vào đường chỉ quần.

        — Pai, hôm qua tôi đã gửi tới phòng thí nghiệm niêm dịch của bốn mươi con thỏ, — Hô-vơn cởi nhanh áo khoác và ném cái áo vào tay y tá trưởng. —  Các kết quả phân tích phải có trên bàn trước khi tôi về.

        — Xin tuân lệnh, thưa ngài thiếu tá.

        Các Pai nhìn theo Hô-vơn, treo áo choàng của hắn lên mắc áo, rồi ngó ra cửa sổ. Tên thiếu tá đi nhanh về phía cổng chính của trại tập trung, dinh thự của tên tư lệnh ở trong khu sĩ quan, sau cái cổng ấy.

        Các Pai không để mất thì giờ. Anh lấy trong túi bí mật ra một cái khóa làm lấy, rồi sau khi tin chắc rằng không có ai theo dõi mình, anh mở nhanh cửa phòng làm việc. Cũng như mọi khi, con dấu để trong ngăn kẻo trên bên phải cái bàn. Vài phút sau, một trăm tờ giấy in sẵn của bệnh viện đã có giá trị của những giấy tờ chính thức. Chỉ cần ghi họ, số tù và điền thêm ngày tháng « miễn lao động vì ốm ».

        Đã đến lúc nên ra rồi. Nhưng Các Pai không vội ra ngay. Anh quyết định tìm ra bí mật của chiếc cửa sổ nhỏ. Cuộc đau tranh với chính mình diễn ra vài giây trong lòng Cảc Pai : nếu chiếc cửa sổ nhỏ phát tín hiệu, thì...

        Anh chống lại tâm trạng trù trừ, gạt một cái rèm nhỏ mầu xẫm. Hình vuông của một cửa sổ quan sát hiện ra trên tường gạch men. Bên dưới có một cái núm.

        Đầu tiên Các Pai đinh dùng sức để mở cái cửa. Nhưng dùng sức không được. Anh bèn quyết định bấm cái núm. Có tiếng rắc rắc, nắp cửa mở ra.

        Cảc Pai áp mặt vào miếng kính phòng rồi lùi lại ngay. Không thể thế được. Không tin vào mắt mình, anh lại nhòm vào cửa sổ. Anh rợn cả tóc gáy. Một thí nghiệm y học dã man khủng khiếp đang được tiến hành sau miếng kính dầy, sau bức tường nặng nề. Bốn chục người tù có những bộ mặt vàng ệnh của những người mắc bệnh lao đang ngột ngạt hit lấy hít đề thứ không khí đầy một chất bụi nhỏ gì đỏ... Mò hôi chảy ròng ròng trên những cái má hóp, để lại những dải bẩn ngoằn ngoèo, những con mắt sâu hoắm sáng rực như trong cơn sốt rét... Có những người tù dựa lưng vào tường ngồi dưới sàn, vẻ phó mặc cuộc đời, cam phận, chờ cho hết cuộc tra tấn... Có những người khác biết mình thế nào cũng chết nhưng vẫn còn đấu tranh cho sự sống. Những ngón tay sần sùi của họ run run áp tay áo hay tà áo vằn lên mũi, lên miệng. Nhưng rõ ràng là dụng cụ lọc không khí tự tạo này không có tác dụng lắm: thứ bụi nhỏ vẫn lọt qua lớp vải thưa...

        Các Pai đóng sập cải cửa sổ. Bây giờ thì tất cả đều rõ ràng ! Tên thiếu tá SS A-đon-hô-vơn đang viết bản luận án tiến sĩ của hắn với đề tài «Vai trò của bụi than trong việc gây bệnh lao và làm chậm sự phát triển của bệnh lao». Các Pai biết rằng hầu như toàn bộ tập thể những con người nô lệ của Viện vệ sinh đều góp phần vào việc xây dựng công trình khoa học này. Những nhà học giả mặc quần áo vằn của tù : hóa học, sinh học, giải phẫu, nội khoa, đã góp vào bản luận án của Hô-vơn kiến thức, tài năng và kinh nghiệm của họ. Trước kia Các Pai ngây thơ cho rằng những người mắc bệnh lao bị lấy phổi đem dùng vào việc nghiên cứu, đã được chọn trong hàng ngàn tù binh của trại tập trung. Những người như thế có rất nhiều trong anh em tù. Tuy nhiên, do tính chất của bệnh, phần lớn những người bệnh không thích hợp với đề tài khoa học của bản luận án. Tên bác sĩ bận quân phục SS vốn có tính nguyên tắc cao nên nó đã dựa vào sự thật cụ thể để tiến hành công việc nghiên cứu. Bây giờ đã rõ là thằng Hô-vơn ra chỉ thị chọn những người tù khỏe mạnh để làm gì. Trong căn phòng đặc biệt này, phổi của họ bị nhiễm độc. Họ bị ngột ngạt vì bụi than, để có giai đoạn phát triển của bệnh lao cần thiết cho bản luận ản của Hô-vơn. Cũng như những con chuột bạch và thỏ, con người bị đem dùng làm vật thí nghiệm...

        Các Pai không thể làm gì để giúp những người bất hạnh. Căn phòng đặc biệt được bảo vệ cẩn thận, chỉ có một lối ra : lên bàn mổ rồi sang lò thiêu xác.

        Tâm trạng vui vẻ lúc nãy tưởng như chưa hề có. Cảm giác thành công đầy hân hoan đã biến đâu mất. Bỗng nhiên Các Pai thấy rằng toàn bộ công việc nguy hiếm lấy trộm những tờ giấy của bệnh viện, tất cả những cố gắng của anh nhằm làm cho cuộc sống của anh em tù khác đỡ khổ đều rất nhỏ, rất tủn mủn so với những tội ác kinh tởm này. Các Pai cảm thấy rằng anh chỉ là một con kiến nhỏ trong khi anh ráng hết sức cứu các bạn của anh. Con kiến ấy lòi một miếng bánh mì vụn cho bạn, nhưng trên đầu nó, cái đế đóng cá sắt của một chiếc ủng lính đang từ từ hạ xuống, dè bẹp tát cả những cái gì sống...

        Các Pai vội vàng ra khỏi phòng làm việc của Hô-vơn và giấu chiếc chìa khóa làm lấy, nhưng anh quên hẳn rằng bức rèm nhỏ mầu xẫm trên tường vẫn bị gạt sang bên...
« Sửa lần cuối: 14 Tháng Hai, 2020, 12:15:36 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 12:16:12 pm »


XXII

        Nói thật ra thì An-đơ-rây có phần thất vọng sau khi nói chuyện với các đại diện của trung tâm bí mật. Anh chờ đợi một cái gì to lớn. Anh muốn được thực sự đấu tranh, được chấp hành những nhiệm vụ phức tạp, có nguy hiểm, anh mơ ước những sự nghiệp anh hùng. Thế mà người ta lại đề nghị anh làm một việc đơn giản nhất: giúp bọn xanh tiêu khiển. An-đơ-rây không nhìn thấy lợi ích đặc biệt của việc này. Thôi được, anh sẽ tham gia « những trận đấu quyền Anh ». Anh sẽ đem hết sức lực và hiểu biết của mình ra giành thắng lợi. Chỉ có thế thôi. Và không còn gì hơn nữa. Chẳng có nguy hiểm. Cũng chẳng có đấu tranh. Kể ra cũng có mạo hiểm. Bọn xanh cũng có thể phát khùng lên và làm cho anh phải vào lò thiêu xác. Nhưng chẳng ai được đảm bảo không phải vào lò thiêu xác. Như thế là người ta đã trao cho anh vai trò một thằng hề. Trong khi ấy anh lại đang chờ đợi...

        Nhưng dù sao, nhiệm vụ vẫn là nhiệm vụ. Mà nhiệm vụ thì phải hoàn thành. Hơn nữa, chỗ nào An-đơ-rây cũng thấy các đồng chí quan tâm chăm lo đến mình. Anh được chuyển sang một công việc nhẹ nhàng nhất: anh trở thành người thường trực chính thức trong khối. Nhiệm vụ của anh hoàn toàn không có gì đáng kể : giữ cho trong khối sạch sẽ, ngăn nắp. Buổi sáng anh em đi làm việc, An-đơ-rây quét sàn, cọ sàn bằng bàn chải, rửa các bàn ăn, đánh thật bóng các thùng đựng xúp, ấm đun nước và có thế nghỉ ngơi một hai giờ.

        Ngay hôm đầu An-đơ-rây đã luyện tập. Nhưng nào có ra luyện tập? Nhà thể thao đói khát, kiệt quệ phần nhiều chỉ cố giữ cho mình khỏi mệt quá mức. Trong hoàn cảnh ăn uống tồi tệ như thế này thì bị mệt quá mức có thể biến ngay thành tập quá sức. Mà tập quá sức thì có nghĩa là bị loại khỏi vòng chiến đẩu. Vì thế, sau mỗi buổi tập, An-đơ- rây đều lau mình bằng nước ẩm và nằm ngủ thiếp đi chừng một giờ, một giờ rưỡi. Theo kinh nghiệm của chính mình, An-đơ-rây biết rằng giấc ngủ lấy lại sức lực. Nhưng ngoài việc ngủ, cơ thể còn đòi hỏi phải có dinh dưỡng tốt. Nhưng tình hình ăn uống lại hoàn toàn chẳng có gì sáng sủa. Thật ra, ngày nào anh em cũng kiếm thêm cho An-đơ-rây một suất bánh mì và một bát xúp cải củ, nhưng cảm giác bị đói vẫn cứ là bạn đường trung thành của chàng võ sĩ.

        Đã là tháng chín. Mùa thu ở nước Đức có nắng, khí trời ấm áp. Những đám mây thưa thớt rập rờn trên trời, mạng nhện bay trong không khí. Anh em cảm thấy hơi thu đặc biệt rõ ràng sau dây thép gai của trại tập trung, có nhợt nhạt nhú ra ở vài chỗ qua kẽ đá và nhựa đường. Vài cây sồi hiếm hoi gầy hẳn đi, những chiếc lá vàng nhạt hiện ra trong những tán lả xanh xẫm. Những chiếc lá vàng ấy xuất hiện đột ngột, trong một đêm, như những sợi tóc bạc. Hình như những điều khủng khiếp trong trại tập trung cũng không tha những cái cây.

        An-đơ-rây thường hay ngắm những dũng sĩ hùng vĩ của rừng : những cây dẻ gai và những cây du. Những cây đó làm anh nhớ tới miền Nam, miền Trung Á thân yêu. Tại đấy, ở nhà, trong những ngày oi bức, anh thích nghỉ dưới những cây tiêu huyền hay diệp du lá to. Thời ấy thật là xa xôi !

        Có một cái cây : một cây sồi già to chắc, được mọi người trong trại tập trung đặc biệt tôn trọng. Nghe nói một trăm năm trước đây, nhà thơ lớn Gớt thích ngồi nghỉ dưới gốc cây này. Anh em tù, nhất là những người Đức, thường buồn rầu chỉ cho những người mới đến cày sồi này và kể cho họ nghe những truyền thuyết. Một trong những truyền thuyết ấy nói rang Gớt đã chỉ cây sồi mà nói với công tước Các Áp-gút : «Cây sồi này còn thì nước Đức còn !». Bọn SS cũng tôn kính cây sồi lịch sử, chỉ có điều là chúng nó tôn kỉnh theo kiểu chúng nó. Chúng nó bao giờ cũng tổ chức những cuộc tra tấn và hành quyết hàng loạt dưới gốc sồi.

        Bọn tù hình sự cũng trù tính tổ chức những «trận đấu quyền Anh» dưới gốc những cây này.

        Ba ngày trước khi bắt đầu cuộc « thi đấu », Ca- ri-môp nói với An-đơ-rây : « Hôm nay khối trưởng gọi cậu lên chỗ đồng chí ấy. Cậu đi đi. Các đồng chí đã chuẩn bị quà tặng cho cậu rồi đấy ». Nói xong Ca-ri-mốp cùng với nhóm của anh đi làm việc. Trung tâm bí mật đã sắp xếp cho Ca-ri-môp đến làm việc tại nhà máy Hút-lốp ở bên cạnh trại tập trung. An-đơ-rây thật tình ghen với người đồng hương của anh. Ở đấy, trong nhà máy quân sự, những người tù binh Nga đã liều mạng phá những bàn máy, làm cho những thiết bị quý không dùng được nữa. Tại đấy, trong nhà máy, người ta đang đấu tranh. Đấy là mặt trận. Ca-ri-mốp kể rằng tháng qua, mức phế phẩm đã tăng nhiều phần trăm. Bọn SS hoạt động lồng lộn nhưng không tìm ra nguyên nhân gây ra những phế phẩm ở qui mô lớn như thế. Các nhà chuyên môn (cũng là anh em tù) khăng khăng nói rằng nguyên nhân gây ra tất cả là chất lượng thép « kém ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 12:16:40 pm »


        An-đơ-rây đang dùng bàn chải, lau rửa sàn, thì trưởng khối gọi anh :

        — An-đơ-rây, qua chỗ mình một lát.

        Người đang ngồi trong căn phòng nhỏ của Bun- chôn là Cô-xchi-a, chính chàng thủy thủ Cô-xchi-a đã muốn vượt ngục ngay trên toa xe.

        — Cô-xchi-a ! — An-đơ-rây mở rộng hai tay.

        — An-đơ-rây ! Người anh em thân mến !

        Hai người ôm nhau, hôn lấy hôn để.

        — Mà cậu cũng khá đấy, — An-đơ-rây vừa nói đùa vừa vỗ hai vai chắc nịch của Cô-xchi-a, — vững lắm. Chỉ nhiều tóc bạc quá thôi!

        — Bọn Đức nhuộm cho đấy, suốt đời không thay mầu, — Cô-xchi-a nói đùa và lập tức chuyển sang công việc. — An-đơ-rây ạ, cậu nhận lấy đi. Theo lệnh của trung tâm, mình phát cho cậu một bát bơ lấy trong kho dự trữ mà bọn mình coi như không được đụng đến.

        — Bơ à? — An-đơ-rây không tin hai tai mình nữa, anh hỏi lại.

        — Loại hạng nhất đấy, — Cô-xchi-a cầm lấy cái bát nhôm để trên bàn, mở nắp ra. — Đây, mượn không hoàn lại của bọn SS. Nhưng cậu đừng ăn ngấu nghiến ngay đấy.

        — Nhưng sao lại đem cho mình ?— An-đơ-rây liếm môi hỏi, — Còn có những anh em cần hơn.

        — Thế này này, người anh em ạ, — Cô-xchi-a đặt tay lên vai An-đơ-rây. — Mệnh lệnh của cấp chỉ huy thì người ta không bàn, mà chỉ chấp hành. Hiểu chưa, người anh em, — Cô-xchi-a nói tiếp,— mình chỉ muốn được ở cương vị cậu. Ở chỗ mình, bọn xanh ngồi chồm chỗm ngay ở chỗ này này, —  Cô-xchi-a đưa cạnh bàn tay lên ngang cổ họng. —  Mình chỉ muốn cho chúng nó một trận như thế, trước bàn dân thiên hạ, cho mọi người đều trông thấy. Cho chúng nó vào mõm, vào cái mõm lắm mỡ của chúng nó !

        Rồi Cô-xchi-a kéo chiếc ghế đẩu của anh tới gần An-đơ-rây, bắt đầu kể. Ngay sau khi đến Bu- khen-van, anh bị đưa đến một đội lao động đặc biệt, phục vụ lò thiêu xác và « căn nhà ma quái » nổi tiếng của Bu-khen-van. Đội lao động ở ngay trên khoảng đất của lò thiêu xác. Cử định kỳ, đội này bị giết hết rồi tập trung một đội khác thay.

        An-đơ-rây được biết rằng lò thiêu xác không những là nơi đốt xác mà còn là nơi tàn sát anh em tù. Mỗi tối có một chiếc xe kín chạy đến cổng lò thiêu xác. Những người phải chết bị giải đến một cải cửa nhỏ ở hàng rào. Một người vừa bước qua ngưỡng cửa thì cái cửa sập dưới chán anh ta mở ra, anh ta rơi xuống một cái hầm. Những tiếng kêu khủng khiếp bị tiếng gầm của những chiếc quạt máy rất khỏe át đi. Thằng đao phủ và tên cướp Vin-li giúp việc nó chờ họ bên dưới. Chúng nó đánh vào đầu nạn nhân bằng một cài vồ đặc biệt làm bằng gỗ sồi. Người phải chết mê man. Chúng nó lôi anh ta đến sát tường rồi móc lên một cải móc. Trên tường của nhà hầm có bốn mươi tám cái móc. Những cái xác thường bị treo vài ngày. Sau đó những người dọn dẹp của đội đặc biệt, trong đó có cả Cô-xchi-a, hạ các xác chết xuống, khiêng đến một cái máy trục, rồi có thang máy đưa lên lò thiêu. Sáu lò đốt trong một giờ được mười tám cái xác, một ngày một đêm hơn bốn trăm... Ngay ở đấy, dưới hầm, có một phòng hơi độc đặc biệt. Nhưng Cô-xchi-a chưa từng vào trong ấy, cũng chưa từng đến gần nên không biết thiết bị trong đó.

        Còn ở bên trên, cạnh các lò thì bọn xanh hoành hành. Chúng nó ra sức sàng đẩy tro đốt. Bọn SS nghi rằng có những nạn nhân của chúng đến phút cuối cùng thì nuốt châu báu.

        An-đơ-rây nín thinh nghe Cô-xchi-a kể, hai bàn tay chàng võ sĩ nắm chặt vì căm giận.

        — Một lần chúng nói giải bọn lái máy bay người Anh đến. Mình nhìn quân phục, nhận ra ngay vì trước kia mình cũng có gặp họ ở cảng trong những cuộc thi bơi. Những thằng lực lưỡng. Đứa nào đứa nấy đều như nhau, chẳng khác gì bọn thủy binh Hắc hải chúng mình. Mình nhìn chúng nó qua một khung cửa sổ nhỏ. Tội nghiệp cho chúng nó, chúng nó phải xếp hàng trong sân lò thiêu xác. Như thường lệ, chung quanh có những thằng SS cầm tiểu liên. Tim mình nhoi nhói vì thương hại. Một hai giờ nữa sẽ phải khiêng chúng nó lên thang máy của lò thiêu xác. Nhưng làm thế nào mà giúp được ? Làm thế nào nói được rằng các anh đang được sống, được thở không khí những phút cuối cùng ? Mình nhìn xem, bọn SS đứng túm tụm một chỗ, thì thầm với nhau rồi hai thằng đi ra. Hai thằng quay vào ngay, mang theo những quà tặng mà Hội chữ thập đỏ gửi tới gửi anh em tù. Mà cậu có tưởng tượng được không ? Bọn bảo vệ để một thằng SS ở lại canh gác, còn chúng nó thì xếp tiểu liên dưới đất rồi ra chia nhau quà : đứa thì sô-cô-la, đứa thì đồ hộp. Mình sướng quá, trong lòng cứ như lửa đốt : mình nghĩ thầm, nào, bây giờ sắp bắt đầu đây ! Súng ngay gần tay. Mà gần bọn lái máy bay hơn bọn bảo vệ. Mình thầm quyết định : chúng nó cướp vũ khí thì mình sẽ là thằng đầu tiên xông ra giúp chúng nó ! Nhưng một phút qua, rồi hai phút, chúng nó vẫn đứng nói chuyện với nhau. Mình muốn gào lên với chúng nó, nếu như chúng nó hiểu được tiếng Nga : «Này những người anh em, cướp lấy, cướp lấy tiếu liên đi ! Chết cho có nhạc đệm ! » Không, chúng nó vẫn đứng đấy. Mình gọi một cậu tù chính trị làm việc dọn đẹp trong đội chúng mình, tên cậu ấy là Phit. Nhưng Phit trả lời mình : « Chúng nó cũng biết có gì đang chờ đợi chúng nó ». Phít nghe nói thằng trưởng đoàn áp giải bảo rằng chúng nó bị giải lên sở Ghe- xta-pô, tại đấy chúng nó nghe tuyên án tử hình. Mình lại ghé mắt vào cửa sổ. Tội nghiệp, chúng nó vẫn đứng yên ! Mình đếm, ba mươi sáu thằng. Hai thằng không mặc quân phục Anh, đại loại là người Mỹ, chúng nó mặc quần ống rộng. Ba mươi sáu thẳng khoẻ mạnh, lực lưỡng, mà súng tiêu liên thì sát bên cạnh !.. Chúng nó cũng nhìn thấy chứ ! Chúng nó có mù đâu ! Chúng nó cũng thấy chúng nó bị giải đi đâu. Mà ống khói thì đang nhả khói, chung quanh toàn là xác chết, xác chết trên những xe đẩy, xác chết chất đống, lại thêm cái mùi đặc biệt. Không biết ở bên ấy, trong quân đội đã dạy chúng nó những gì ? — Cô-xchi-a văng tục.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 12:16:56 pm »


        — Sau đó thì sao ?

        — Còn sao nữa? Y như những con bò non ở lò sát sinh... — Cô-xchi-a lại văng tục.

        Cô-xchi-a đã ra khỏi được đội đặc biệt của lò thiêu xác. Anh đã làm quen với một người Ba-lan hàng ngày chở những xác chết ra khỏi Trại nhỏ. Cô-xchi-a được biết rằng anh chàng Ba-lan này là nông dân gần Li-vốp, anh ta phải đến Bu-khen-van vì đã giết con lợn của anh mà không được phép của chính quyền địa phương. Theo đề nghị của Cô-xchi-a, anh ta đem đến cho Cô-xchi-a một bộ quần áo vằn và số tù của một tù binh Nga đã chết. Chàng thủy thủ mặc bộ quần áo này vài ngày dưới cái áo ngoài của anh, chờ thời cơ thuận lợi. Và anh đã chuồn sang được một đội lao động của Trại nhỏ. Anh còn sống với con số của người khác cho tới ngày nay.

        — Ở đấy, trong Trại nhỏ ấy, các đồng chí chính trị lại cho mình đến bệnh viện. Tại đấy có người anh em Pen-che của chúng mình. Cậu còn nhớ không? ông cụ hát trên toa xe ấy mà. Pen-che là cả một nhân vật rất cừ trong bệnh viện ! Ông ấy đã giúp đỡ mình, vỗ béo mình.

        Cô-xchi-a cũng biết rằng ông già người Ô-đét- xa chi biết tới biển vào mùa hè và trên bãi biển, nhưng hôm nay anh trầm trồ gọi cụ Pen-che là « dân Hắc hải », là « người anh em », là « linh hồn biển », đó là những lời ca ngợi cao nhất của chàng thủy binh Xê-va-xtô-pôn.

        — Từ bệnh viện, anh em lại chuyển mình vào nhà bếp. Thật ra cũng không phải làm đầu bếp, mà làm một công nhân giúp việc, làm một anh đốt lò. Việc này gần gụi với mình hơn. Mình đã dốt lò nhiều lần rồi, — Cô-xchi-a nói nốt.

        Tai An-đơ-rây nghe chàng thủy thủ nói nhưng trong lòng chỉ nghĩ tởi những người lái máy bay. Chẳng nhẽ mọi việc đúng như thế hay sao ? Không thể nào tin được. An-đơ-rây thầm đặt mình vào cương vị của họ. Không, không bao giờ anh bỏ lỡ một cơ hội như thế. Không bao giờ. Anh thì biết rõ cần phải làm gì, một khi có vũ khí ở ngay bên cạnh!

        — Hôm qua có một ả người Đức, vợ thằng tư lệnh, ngó vào trong lò của chúng mình. Nó mặc quân phục sĩ quan, đi ủng. Tay nó cầm cái roi. Nó nhìn ngang nhìn ngửa rồi ra lệnh gì đó cho thằng bảo vệ của nó. Thằng kia bảo bọn mình : « Phơ-rao En-da nói rằng ở gần lò nóng lắm, phải cởi sơ-mi ra». Thế là phải cởi áo, — anh thủy binh nín lặng một lát, rồi đứng dậy và vội nói : — Mình ngồi với cậu lâu rồi. Chúng nó sẽ lại tìm...

        Lúc chia tay, Cô-xchi-a ôm lấy An-đơ-rây như một con gấu, thử nhấc bổng An-đơ-rây lên. Nhưng cố đến mấy cũng không nâng nổi chàng võ sĩ lên.

        — Khỏe lắm, người anh em, khỏe lắm !...

        An-đơ-rây lấy gằn cơ bắp, nhấc bổng Cô-xchi-a lên trên đầu anh một cách dễ dàng.

        — Như thế này mới được.

        — Buông mình xuống. Chết nghẹt rồi...

        An-đơ-rây nhẹ nhàng đặt Cô-xchi-a xuống sàn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 14 Tháng Hai, 2020, 12:19:17 pm »


XXIII

        Đến ngày thứ bảy, như thường lệ, Các Cốc có tên trợ lý chỉ huy trại Hút đi kèm, dùng một chiếc xe hơi tham mưu, từ từ qua khắp khu vực trại tập trung. Hầu như đến khối nào nó cũng dừng lại. Thằng đại tá đang không vui. Những tin cuối cùng về mặt trận phía Đông làm mặt nó cau có... Lại trả thêm một thành phố cho bọn Bôn-sê-vich...

        Không một điều vụn vặt nào lọt khỏi con mắt bới lông tìm vết của thẳng tư lệnh. Nó kiểm tra các chậu hố xí xem có sạch không, nhòm xuống dưới các giường ván, gõ ngón tay lên cửa kính, láy móng tay cạo bàn ăn. Đến khối bốn mươi nhăm, nó thấy sàn nhà có vẻ chưa được cạo sạch, bèn cho trưởng khối đang đứng chết lặng một cái tát, còn trực nhật và y tá thì nó ra lệnh đánh mỗi người hai mươi nhăm roi.

        Gần cửa của khối hai mươi có vài người tù Đức trong đội dọn dẹp của trại đang làm việc. Họ làm một cái ghế dài nhỏ để khỏi phải ngồi dưới đất ẫm trong những phút nghỉ hiếm hoi.

        Cốc cho dừng xe. Những người tù cuống quýt đứng áp tay vào đường chỉ quần.

        — Ai cho phép ?

        Tên bảo vệ trại chạy đến báo cáo :

        — Trưởng trại, thưa ngài đại tá.

        — Bỏ đi !

        — Xin tuân lệnh ! — tèn cảnh sát nói to rồi chạy đi chấp hành mệnh lệnh.

        Cốc lại đi. Nó qua từng phố trong Trại lớn, đến từng khối, vào từng xưởng, vào nhà giặt, nhà tắm, xem các thiết bị phụ.

        Tên tư lệnh cho xe dừng lại trên một bãi phẳng nhỏ sau Trại nhỏ. Một nhóm tù hình sự do thằng Tơ-rum chỉ huy đang chôn những cái cọc gỗ thông to và căng dày thừng giữa những cái cọc.

        — Cái gì thế này ?

        — Vũ đài, thưa ngài đại tá, — tên chỉ huy trại trợ lý của nó vội nói rõ. — Ở đây, trong những giờ tự do, bọn tù hình sự người Đức sẽ đánh bọn tù chính trị Nga.

        Tên đại tá xuống xe. Hút vội xuống theo.

        Cốc đi tới cái vũ đài làm lấy, sờ vào dày thừng. Nó cười gằn. Câu nói của Hút : «đánh bọn tù chính trị Nga» rõ ràng đã làm nó thích. Nó lướt mắt nhìn những thằng tù hình sự lực lưỡng, nhìn những bắp tay đần đẫn của chúng. Nó quay đi rồi lặng lẽ lên chiếc «ốp-pen» của tham mưu.

        Tơ-rum nhìn Hút ra ý hỏi. Thằng kia xua tay.

        — Làm nốt đi.

        Hôm nay toàn trại đều sôi nôi, ầm ầm như ong vỡ tổ .Mới sáng sớm, cải tin quân Đức lại thua thêm một trận trên Mặt trận phía Đông đã bay qua tất cả các khối người Nga như một tia chớp. Sau khi đè bẹp một đạo quân xe tăng lớn của bọn phát xít trong vùng vòng cung Cuốc-xcơ, Quân đội Liên Xô đã chuyển sang một đợt tiến công mới !

        An-đơ-rây được biết tin ấy từ đêm qua. Ca-ri- mốp đã kể cho anh nghe ngay lúc trời sắp hửng. Từ tối qua, Ca-ri-mốp đã đi đâu không biết, khi về anh ta đánh thức người bạn đồng hương.

        — An-đơ-rây này,— Ca-ri-mốp nói rất khẽ bằng tiếng U-dơ-bếch. — Quân ta đang tấn công ! Chiếm Ô-rên rồi ! Tỉnh dậy đi, quân ta đang tấn công đáy !

        An-đơ-rây tỉnh ngay như sáo. Anh nhìn Ca- ri-mốp có vẻ nghi ngờ.

        — Cậu động viên mình trước trận đấu đẩy phải không ?

        — Máy thu thanh không nói dối đâu, — Ca-ri- mốp nổi nóng lên, nhưng trấn tĩnh ngay. Rồi anh thì thầm nói rất nhanh : — Bí mật quân sự đấy. Nhưng mình tin cậu. Cậu có biết không, máy thu thanh của ta đấy ! Bọn mình nghe đài Mát-xcơ-va, thông báo của Phòng thông tin Liên Xô.

        An-đơ-rây không tin hai tai mình nữa. Anh ôm lấy Ca-ri-mốp.

        — Đúng thế à ?

        — Mình thề với danh dự của vùng Phéc-ga-na đấy !

        An-đơ-rây đứng phắt lên, anh sung sướng quả, chỉ muốn kêu to cho cả khối nghe thấy : sao cho mọi người đều biết tin thắng trận của chúng ta ! Nhưng Ca-ri-mốp đã kịp đưa bàn tay sần sùi bịt miệng bạn.

        — Nằm xuống, đồ quỉ ! Tường vách nào cũng có tai của những thằng phản bội đấy !

        Từ sớm, ngay sau buổi sáng, đã có những người bạn đến gặp An-đơ-rây. Mỗi người đều cố khuyến khích động viên An-đơ-rây theo kiểu của mình. Mít-ten-đốp đem tới một đôi giày mềm mới làm bẳng vải bạt.

        — Quà của cậu đây, của toàn thề anh em xưởng giầy đấy.

        Cô-xchi-a chạy vào một lát, rồi chờ lúc không ai nhìn thấy, rút trong bụng ra một cái quần đùi là kỹ.

        — Gần như còn mới. Đổi bằng ba suất bánh mì đấy.

        Ngay lúc trận đấu sắp bắt đầu, bỗng nhiên có tên cảnh sát của trại đến tuyên bố :

        — Số bốn vạn chín trăm hai mươi hai được gọi đến bệnh viện.

        Các đồng chí nhìn nhau. Hỏng việc rồi sao? Có sự phản bội chăng?

        — Phải đi thôi, — An-đơ-rây đứng dậy, đi ra cửa.

        Một nhóm tù binh Liên Xô đi theo anh. Nếu cần giúp đỡ sẽ có sẵn bạn bè ngay bên cạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2020, 07:31:05 am »


        Ở bệnh viện, An-đơ-rây được tiếp đúng thủ tục và được đưa vào phòng làm việc của Xô-cô-lốp- xki. Cụ Pen-che nháy mắt thân mật rồi ra khỏi phòng làm việc và đứng gác bên cạnh cửa.

        — Nào, anh ngồi xuống đi, ngồi xuống đi, — Xô-cô-lốp-xki đẩy chiếc ghế đẩu. — Ngồi vào bàn này này.

        An-đơ-rây ngồi xuống mép ghế đẩu.

        Xô-cô-lốp-xki mở tủ, lấy trong đám chai lọ đựng thuốc ra một cái chai nhỏ, rồi đổ trong đó ra một chất lỏng trong trong vào một cái cốc.

        — Nào, anh uống đi, — bác sĩ nói, — cái này sẽ cho anh thêm sức lực.

        — Xin lỗi bác sĩ, — An-đơ-rây đứng dậy, cố nói thật nhẹ nhàng, — nhưng tôi không dùng chất kích thích. Tôi không cần đến chất kích thích.

        — Đây không phải là chất kích thích, không đâu, không đâu ! — Xô-cô-lốp-xki lắc đầu. — Đường đấy. Đường chính cống đấy. Một trăm gam đường và cũng ngần ấy nước.

        — Đường ? ! — An-đơ-rây ngạc nhiên. Anh không nói đến danh từ này đã bao lâu rồi! Hình như anh đã quên đường là gì rồi.

        — Phải, đường đấy, —cặp mắt nâu xẫm của Xô-cô-lốp-xki sáng lên đầy vẻ nhân hậu và quan tâm. — Hôm qua ông bạn đồng nghiệp của tôi đã đổi lấy cái bót thuốc lá của tôi đấy. Uống đi nào ! Chúng tôi chỉ chúc anh thắng lợi.

        An-đơ-rây nhớ lại rằng hồi ở nhà, ở Ta-skên, trước mỗi trận đấu, anh thường uống một cốc nước nho vừa thơm vừa mát.

        An-đơ-rây cầm cái cốc lên. Chất lỏng ám, đặc sánh. Anh đổ lại rất cẩn thận chất nước ấy vào trong chai, cố không để chảy ra ngoài một giọt nào và chỉ giữ lại một ít dưới đáy cốc.

        — Anh làm gì thế ?

        — Thưa bác sĩ, không có đường tôi cũng có thể đấu được. Nhưng ở đây lại có những người mà một ngụm gơ-luy-cô có thể cứu sống. Xin bác sĩ dành cho họ.

        Rồi anh giót ít nước trong bình ra cốc, lắc lắc và uống hết. Nước có vẻ ngọt lạ lùng.

        Khi An-đơ-rây ra khỏi bệnh viện, thiếu chút nữa thì anh giáp mặt với Váp-con-chi. Váp-con-chi dắt tay Gô-ga đi vào bệnh viện. An-đơ-rây quay ngoắt sang hướng khác. Anh không muốn gặp mặt thằng bé, vì mỗi lần gặp, bao giờ nó cũng giễu anh bằng một câu : «To xác thế mà đề bị bắt làm tù binh ! »

        An-đơ-rây biết rằng thằng bé không nói câu ấy với riêng anh, mà hầu như với tất cả anh em tù binh. Nhưng điều đó không làm cho chàng võ sĩ cảm thấy trong lòng nhẹ nhõm hơn.

        Lép-sen-cốp chờ An-dơ-rây ở khối.

        — Cậu thấy trong người thế nào ?

        — Sẵn sàng chiến đấu, — An-đơ-rây trà lời rồi quyết định hỏi về thằng bé. — Đồng chí có tới khối trẻ con chứ ?

        — Nhưng có chuyện gì thế ?

        — Ở đấy có một thằng bé. Nó cố cái họ lạ lắm, nghe như một biệt hiệu ấy.

        — Cậu nói về Váp-con-chi phải không?

        — Vâng.

        — Không phải là họ, cung không phải là biệt hiệu đâu.

        — Chuyện ấy tôi không cần biết, — An-đơ-rây nói. — Chỉ cần một điều là nếu đồng chí đến đằng ấy thì đồng chí cố bảo bạn nó. Nó ác khẩu lắm. Nó đã chọc anh thì cứ bám dai như đỉa ấy.

        — Đối với một số người, mồm mép của nó cũng có lợi đấy.

        — Cung tùy người thôi. Có người chịu được, nhưng có người bị nó làm cho cả tâm hồn lẫn thể xác đều nhức nhối.

        — Biết đâu cậu cũng trong số những người như thế.

        — Cũng có thể.

        — Mình thật không ngờ. — Lép-sen-cốp xích lại gần hơn. — Cậu có biết vì sao nó tự đặt cho nó cái tên ấy không ?

        — Chuyện ấy tôi không cần biết.

        — Thế thì không đúng đâu. Nó tự đặt tên như thế để kỷ niệm ông bố đấy. Váp-con-chi là nói tắt «Váp-ca con trai chính ủy ! Bố nó đúng là một chính ủy, chính ủy trung đoàn. Hai bố con sống ở Mát-xcơ-va. Mùa hè năm bốn mươi mốt, đầu tháng sáu, ông bố đưa vợ và con trai về nghĩ tại nhà mẹ ông ấy, ở nông thôn, một nơi nào đó gần Min-xcơ. Rồi ở đấy có chiến tranh. Bà mẹ chết trong một trận bom. Quân Đức tiến vào trong làng. Chúng nó bắn chết bà thằng bé trước mặt nó : có một thằng đê tiện đã tố cáo bà mẹ đồng chí chính ủy. Chúng nó bắt Váp-ca, nhốt vào nhà kho. Đến đêm, một ông già bị bắt cùng với thằng bé gỡ mái rơm và đặt thằng bé lên mái : «Chạy đi cháu». Váp-ca chạy vào rừng. Nó lang thang vài ngày trong rừng rậm, ăn quả rừng và nấm sống, đêm ngủ trên cây. Nó đi về phía đồng, về với người mình. Đến gần Min-xcơ, nó gặp một người du kích. Anh em đưa đến đồng chí chỉ huy. Nhìn thấy đồng chí ấy, nó sững người ra : «Bố !»

        Đúng là bố nó thật. Trong một trận chiến đấu, chính ủy trung đoàn bị thương nặng, được đưa vào bệnh viện. Bác sĩ vừa kịp mổ xong, lấy mảnh đạn ra và bó bột, thì xe tăng của quân Đức xông vào thành phố. Chính ủy tập hợp các thương binh còn cầm nôi súng, đưa họ ra khỏi thành phố, vào rừng. Chính đồng chí ấy không đi được, anh em phải khiêng cáng, rồi cho lên xe ngựa. Thế là đồng chí ấy trở thành chính ủy của một đội du kích.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2020, 07:31:45 am »

           
        Váp-ca kể về cái chết của mẹ, về bà nội bị bắn chết. Anh em du kích nin thinh mà nghe.

        Váp-ca sống trong đội du kích đến mùa đông. Nó tham gia những trận chiến đấu, đi trinh sát, giúp các anh em bộc phá. Một hôm đội du kích được tin báo có đoàn tầu chở xe tăng đang đỗ ở ga. Anh em quyết định làm nổ cầu. Đến đêm anh em tới gần cău, đặt mìn. Nhưng ở đấy quân Đức vây chặt, áp dụng những biện pháp phòng bị. Anh em du kích sốt ruột. Không sao đến gần cầu được. Ông bố bèn bảo con : «Váp-ca, con đi đi». Thế là Váp-ca đi. Với chiếc áo bành tô rách, một cái túi trên vai. Thường có nhiều đứa bé ăn mày như thế lang thang trên các nẻo đường. Bọn lính của Hít-le không chú ý đến nó. Khi Váp-ca đến được cầu, đoàn tầu đã xuất hiện đằng xa. Váp- ca đốt dày mìn. Tiếng nồ vang lên, khung sắt của cầu sập xuống nước, và cùng với cầu, đầu máy, các toa sàn chở xe tăng cũng bay tung xuống sông... Làn sóng nổ hất Váp-ca sang bên. Đội bảo vệ cầu chết hết. Bọn lính của Hít-le phát điên lên, chúng nó tổ chức vây ráp, dồn tất cả nhân dân trong thôn tới một cái bãi. Những người lớn bị bắn chết ngay, còn trẻ con thì bị đưa sang Đức. Thế là Váp-ca bị giải tới Bu-khen-van. Và trở thành Váp-con-chi.

        Nghe Lép-sen-cốp nói, An-đơ-rây nghĩ tới thằng bé. Thằng bé đã chịu đủ nỗi đắng cay, nó lại liều lĩnh, vì thế nó đã có thái độ hằn học đến như thế!

        — Nhưng ở đây nó cũng lập được một kỳ công, — Lép-sen-cốp kế tiếp, — để kỷ niệm Ngày Hồng quân. Cậu đã được nghe kể chưa?

        — Chưa.

        — Chuyện này đã ầm ĩ cả lên, trong khắp Bu- khen-van. Ai cũng chỉ nói đến những thằng bé người Nga.

        — Nó đã làm gì thế ?

        — Nó đã ngồi trên chiếc xe ngựa rồi lao từ trên núi xuống.

        — Lao xuống trên cái xe à ?

        — Phải. Cậu có biết không, xem ra nó đã chuẩn bị tiết mục này từ lâu rồi. Ngày hai mươi ba tháng hai, chúng mình đập đá vôi ở công trường đá. Mọi việc đều diễn ra trước mắt bọn mình. Lúc gần tối, chọn đúng lúc thằng SS đi hơi chậm lại, Váp-con- chi ra lệnh : « Đứa nào muốn lao xuống dốc thì ngồi lên ! » Tất cả những thằng bé kéo xe đều sung sướng nhảy lên. Chính Váp-ca ngồi ở « bánh lái », gần gọng xe, nó cố hướng chiếc xe. Dốc khá cao, chiếc xe lao xuống vun vút. Thằng giám thị chửi ầm lên, đuổi theo xe. Nhưng đuổi kịp thế nào được?

        Váp-ca hướng chiếc xe xông thẳng vào nhà của bọn lính canh. Bọn SS trong nhà đang ngủ rất yên tĩnh. Thằng phát-xít trực nhật nhìn thấy cái xe, nó chạy như điên bên cạnh tường. «Dừng lại, — nó gào lên, — dừng lại ! » Nhưng không còn sức mạnh nào có thể chặn chiếc xe đang lao xuống ầm ầm. Váp-con-chi đã tính toán đúng. Gọng xe thọc vỡ bức tường của căn nhà gỗ như một chiếc chùy phá thành, làm những thằng SS đang ngủ sợ đến chết. Cậu thử tưởng tượng tiếng đổ rầm rầm đáng sợ của bức tường làm rung cả căn nhà của bọn lính canh và cái gọng xe khổng lồ bất thần xuất hiện trong đó... Có thằng chưa tỉnh ngủ gào lên : « Xe tăng Nga ! » Có đứa bấm còi báo động chiến đấu. Những thằng ăn cướp được chăm sóc béo tốt, chưa bao giờ ngửi mùi thuốc súng, chạy ra khỏi nhà trước mắt hàng ngàn anh em tù, nom vẻ khá khó coi. Có đứa không mặc quân phục, có đứa không ủng, có đứa không quần, chỉ có đồ lót... Nhiều thằng cuống cuồng quên cả súng.

        Chính thằng tư lệnh tới chỗ có những tiếng ầm ầm. Bọn mình nín lặng. Thôi, bọn trẻ nguy rồi,chúng mình cứ nghĩ thế. Không thoát khỏi lò thiêu xác đâu.

        Thằng giám thị lắp bắp, run run báo cáo hết tình hình với tên tư lệnh. Cốc đưa mắt nhìn bọn trẻ. Chúng nó đứng bên chiếc xe với vẻ mặt ngây thơ. Riêng thằng Váp-con-chi cứ bám chặt hai tay vào gọng xe, nom hệt như một diễn viên đóng vai một người giữ bánh lái đang run sợ, vì khi xe đâm vào nhà, nó có thể phải chịu đựng hơn tất cả những đứa khác. Nó chủ tâm làm như thế, để nếu xảy ra chuyện gì, mọi người đều nhìn thấy nó là thằng khởi xướng chủ chốt, và như thế nó sẽ tự gánh lấy toàn bộ cơn phẫn nộ của bọn SS.

        Cốc quay về phía bọn lính canh SS. Thằng trực nhật đứng im như phỗng. Còn những thằng khác thì nom đến là thảm hại. Có đứa mặc áo ca-pốt không cài khuy, choàng ngay ngoài quần áo lót, có đứa không ủng, không mũ, có đứa không mặc áo ca-pốt. Có đứa vội vã đi ủng nhầm chân, ủng chân phải đi sang chân trải, ủng chân trái đi sang chân phải. Thằng bên cạnh nó chỉ kịp đi một chiếc ủng, còn chiếc kia thì cầm ở tay thay tiểu liên. Không phải đứa nào cũng có vũ khí. Một số sợ quả quên cả súng ngắn riêng, có đứa vẫn còn run, chưa hoàn hồn!

        Thằng tư lệnh nồi khùng lẻn.

        « Lũ súc sinh » — Cốc rít lên. — Chúng mày sợ đứa nào hử? Không phải là xe tăng địch mà chỉ là cái xe ngựa hiền lành của chính mình ! Chúng mày cũng là người A-ri-ăng hay sao ?»

        Thằng tư lệnh điên cuồng lồng lộn trước bọn SS đứng chết lặng, nó đánh, tát hết đứa nọ đến đứa kia.

        «Tao hỏi chúng mày bị đứa nào làm hết hồn hết vía hử ? Những đứa nào làm chúng mày mất tinh thần chiến đấu hử ? Lính với tráng ! Không phải là sợ một đội quân của địch, mà sợ hai chục thằng nhãi ngu xuẩn, yếu đuối ! »

        Có những thằng SS được thoát thân bằng mấy cái bợp tai, còn những đứa khác, những thằng hoảng hốt nhất, thì bị tống ngay vào phòng giam. Cơn giận của tên tư lệnh đã xẹp xuống. Cốc lại nhìn bọn trẻ, nhìn thằng Váp-con-chi « hết hồn hết vía » rồi cười phá lên.

        «Chúng mày sợ những đứa nào thế hử ? Hà hà hà ! »

        Tất cả thế là chấm dứt. Xem ra tên tư lệnh muốn chứng tỏ cho bọn bảo vệ thấy hành động của bọn trẻ là ngây thơ và vô hại nên nó không trừng phạt những người tù tí hon. Từ khi có trại tập trung, đó là trường hợp duy nhất trong đó anh em tù không bị trừng phạt.

        — Nhưng đến tối, khối nào cũng chỉ bàn tán về những người anh hùng nhỏ xíu đã làm cho những con thú dữ mặc quân phục SS sợ đến chết đi được; — Lép-sen-cốp nói tiếp. — Tất nhiên không ai đoán được rằng đó không phải chỉ là một trò tinh nghịch của trẻ con, mà là một hoạt động tự giác, có suy tính kỹ càng của Váp-con-chi. Nhưng riêng sự việc ấy đã cổ vũ anh em mình, những người lớn. Con trẻ cũng đấu tranh. Chúng nó đấu tranh!

        — Đúng đấy, đồng chí Lép-sen-cốp ạ.— An-đơ- rây nhìn hai tay anh. — Các cháu đang đấu tranh. Những đứa trẻ cừ thật! Thế còn chúng ta ?

        — Việc gì cũng chờ đến lúc của nó,— Lép-sen- cốp trả lời. — Còn cậu, An-đơ-rây ạ, cậu đừng bực mình khi thằng Váp-con-chi đem sự thật đập vào mắt cậu. Đôi khi sự thật ấy đáng đem nhắc nhở tất cả chúng ta. Mà còn phải nhắc nhiều nữa.

        — Kể ra cũng đáng, — An-đơ-rây đồng ý.

        — Bây giờ thì đến lượt cậu đấy, — Lép-sen- cốp nói với nhiều ý nghĩa và đặt tay lên vai An-đơ- rây. — Toàn trại đang nhìn vào cậu.

        — Đây là trận đấu quốc tế đầu tiên của tôi, — An-đơ-rây nói thành thực rồi anh khẽ nói thêm : — Trước chiến tranh tôi cứ mơ ước được tham gia đội tuyển toàn quốc, thi đấu trên vũ đài quốc tế.

        — Té ra ước mơ của cậu đã được thực hiện rồi đấy.

        — Đại khái là như thế, — An-đơ-rây trả lời. — Chỉ có điều là trong những điều kiện không cân xứng như thế này thì bọn chúng tôi thường nói rằng đây là một cuộc chơi chỉ có một cửa ra. Nhưng tôi sẽ cố gắng.

        — Bọn mình hy vọng ở cậu.

        — Tôi sẽ cố hết sức. Dù sau đó phải vào lò thiêu xác.

        — Bọn mình hy vọng ở câu. Nhiều điều đang tùy thuộc vảo trận đấu này đấy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 15 Tháng Hai, 2020, 07:33:40 am »


XXIV

        Ngày chủ nhật mà anh em tù nóng lòng chờ đợi là một ngày ấm áp, nắng ráo hiếm có. Đến giờ đã định, những người ở Bu-khen-van đến tập trung ở đầu kia của trại, gần đám cày dẻ gai và gốc sồi khống lồ. Khán giả ngồi ngay dưới đất.

        Bọn xanh ngồi trên những hàng đầu, chung quanh cái vũ đài mới chuẩn bị xong. Chúng nó tự cảm thấy làm chủ tình thế. Hôm nay, trước hàng ngàn người tù, có thể nói là trước bàn dân thiên hạ, chúng nó chứng minh tính hơn hẳn của sắc tộc A-ri-ăng cao quí nhất! Sức mạnh là sức mạnh. Mà dân tộc có sức mạnh siêu đẳng ấy, tất phải mang sứ mệnh thống trị thế giới. Còn kẻ nào không chịu khom lưng trước sức mạnh ẩy sẽ bị bẻ gãy.

        Còn hàng ngàn tù binh Liên Xô cùng những người tù các dân tộc khác thì đến đây để được thấy con người Nga dũng cảm mà họ chưa biết mặt, dám quyết đấu với bọn tù hình sự, quyết đấu với cái chết của mình.

        Vũ đài được vây bằng sợi dây thừng căng giữa những cái cọc đóng ở bốn góc. Trọng tài chính bận rộn lăng xăng trên cái vũ đài làm lấy ấy. Đó là anh tù chính trị người Pháp Sác Ram-xen, một trong những người kỳ cựu của Bu-khen-van. Hồi trẻ anh đã đấu quyền Anh vài năm trên vũ đài chuyên nghiệp và đã từng làm trọng tài.

        Các trọng tài biên ngồi hai bên vũ đài: cả ba đều là tù xanh.

        Gioóc lên vũ đài trước. Sự xuất hiện của hắn được bọn xanh đón tiếp bằng những tràng vỗ tay đinh tai nhức óc. Bọn tù hình sự vừa sợ vừa kính trọng sức mạnh thể chất của hắn. Hắn là thần tượng của chúng nó. Bọn xanh nói chắc rằng Gióoc đã từng là vô địch nước Đức.

        Gioóc diễu võ dương oai, đi qua vũ đài tới góc của hắn. Tên phò tá xun xoe đặt cho hắn chiếc ghế đẩu, nhưng hắn không ngồi. Hắn giơ một tay, cúi chào công chúng. Xem ra võ sĩ chuyên nghiệp cảm thấy mình rơi vào môi trường quen thuộc. Nhìn hắn thì không thế không trầm trồ thán phục. Vai rộng, cân đối, trẻ trai. Những bắp thịt ngoan ngoãn chạy rân rân như những cái gò nhỏ dưới làn da mịn trắng như xa-tanh. Nhìn cái thân hình được chăm chút luyện tập của Gioóc, hàng ngàn người tù lại thấy rõ lần nữa rằng hắn và những thằng như hắn đã không tính sai khi chọn Bu- khen-van thay cho Mặt trận phía Đông. Võ sĩ chuyên nghiệp thực tâm tin vào thuyết siêu nhân của bọn phát-xít, hẳn tự coi mình là một tên A-ri-ăng thuần huyết, sinh ra để sai khiến những đại biểu của các chúng tộc «thấp hèn ». Hắn được bọn SS hậu đãi, hắn tận tụy đem hai nắm tay to nặng của hắn phục vụ chúng nó. Hầu như hắn đã tự nguyện đến ở Bu-khen-van. Là một võ sĩ, hắn không muốn ra mặt trận. Tuy nhiên người ta không thể trách hắn về tội hèn nhát, vì Gioóc không sợ chết. Việc đào ngũ có những nguyên nhân sâu xa hơn. Kể ra cũng ngược đời, nhưng nhà thể thao này không sợ chết, mà sợ thương tật. Điều này không phải không có cơ sở. Sau chiến tranh, sẽ có những gì chờ đợi một võ sĩ quyền Anh chỉ còn một tay hay một vận động viên chạy cụt chân ? Gioóc suy nghĩ suốt một đêm, rồi sáng hôm sau hắn quyết định rằng sau hàng rào dây thép gai, hắn sẽ giữ được cả hai tay lẫn sức khỏe. Và, theo cách nói của chính Gioóc hắn đã co làm xằng». Trong cuộc họp của một ủy ban quốc xã, hắn đã xông tới tên lãnh đạo hắn, một tên hoạt động quan trọng trong ngành thể thao phát-xít và đánh tên kia nhừ tử theo kiểu một thằng du côn. Nhưng trong khi để hai nắm tay mình hoạt động thỏa chí. Gioóc đã không giữ mức độ. Nạn nhân làm to chuyện. Gioóc bị đưa ra tòa, nhưng không bị kết tội nhẹ như hắn chờ đợi, mà « bị gán cho lội chính trị » như hắn thường nói, và phải chịu án tù chung thân ở Bu-khen-van. Tuy bị kết án nặng như thế, Gioóc vẫn hy vọng sẽ được ân xá sau khi Hít-le giành được thắng lợi trong chiến tranh.

        Gioóc xuất hiện trên vũ đài trong chiếc quần đùi lụa mầu đen và cái dày lưng rộng bằng cao su mâu trắng. Trên qnần đùi của hắn có dính một chữ thập ngoặc của bọn phát-xít trong một vòng tròn trắng. Hắn đã tham gia nhiều trận đấu nổi tiếng với kiểu trang phục này.

        An-đơ-rây lên vũ đài sau Gioóc. Anh vừa đi vừa buồn rầu suy nghĩ. Ba năm trước, trước chiến tranh, anh đã say sưa mơ ước được tham gia đội tuyển các võ sĩ quyền Anh của Liên Xô để tham gia những đợt thi đấu quốc tế. Hình như ước mơ của anh đã được thực hiện. Nhưng chẳng nhẽ đây là trận đấu quốc tế mà anh mơ ước hay sao ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2020, 04:25:36 pm »


        Bọn xanh đón tiếp An-đơ-rây một cách lạnh nhạt. Nhưng ở những hàng sau, nơi anh em tù chính trị ngồi, lại đồng loạt vỗ tay, và những tiếng vỗ tay mỗi lúc một to lan dần tới vũ đài như một làn sóng lớn.Nếu có được những điều kiện sinh hoạt như đối phương thì có lẽ An-đơ-rây cũng có thể ganh đua có kết quả với Gioóc về cái đẹp của một cơ thể được rèn luyện. Nhưng trong một năm rưỡi qua, nhà võ sĩ đã phải chịu quá nhiều đau khổ. Vai An- đơ-rây vẫn rộng như xưa, thân hình anh vẫn cân đối, nhưng hai hàng xương sườn hiện rõ trên bộ ngực rất khỏe. Những dải bắp thịt chếch chếch hẳn lên rõ mồn một dưới làn da mỏng rám nắng. Các bắp thịt ấy khô, chắc và nổi rõ đến nỗi có thể dựa vào đó mà nghiên cứu kết cấu giải phẫu của con người. Tình trạng gầy gò khô kiệt hình như làm cho An-đơ-rây có vẻ thấp và yếu đi. Trong bọn xanh có đứa kêu lên :

        — Gioóc, có đánh thì gượng nhẹ một chút, kẻo bộ xương đổ xuống đấy !

        — Hô-hô-hô! Ha-ha-ha! — tiếng cười rộ vang lên trên những hàng đầu.

        An-đơ-rây nhìn đối thủ, nhìn hai bàn tay to lù lù của hắn được băng cẩn thận bằng băng chun. Anh kêu lên một tiếng : « Chà, dẫu óc mình để đâu thế này, có đến bệnh viện mà quên không xin băng... Làm thế nào bây giờ?»

        Tựa như đoán được những ý nghĩ của An-đơ- rây, ở những hàng dưới có người cố len lên vũ đài cho kỳ được. Đó là Cô-xchi-a. Cô-xchi-a bị la ó rầm lên, nhưng anh vẫn gàn bướng len lên.

        — Cho tôi lên với, cho tôi lên với...

        Lúc Gioóc lên vũ đài, chàng thủy thủ giầu kinh nghiêm đã nhận thấy hai tay hắn có băng. Còn An-đơ-rây thì anh chưa lấy được băng cho An-đơ- rây ! Cô-xchi-a bèn chạy ngay đến bệnh viện.

        Cô-xchi-a thấy dù sao mình cũng không thể nào len lên tới vũ đài, bèn chìa mấy cuộn băng cho những người ngồi phía trước :

        — Chuyền lên hộ cho võ sĩ Nga !

        Mấy cuộn băng được chuyền trên những đầu người và chẳng mấy chốc đã tới tay Mít-ten-đốp, người phò tá An-đơ-rây. Mít-ten-đóp băng nhanh hai bàn tay của An-đơ-rây. An-đơ-rây gật đầu cám ơn bạn.

        Trọng tài Sác Ram-xen cố giữ đúng nghi thức. Anh trải một chiếc khăn mặt lên giữa vũ đài và đặt lên đó hai đôi găng quyền Anh. Rồi Ram-xen gọi hai người phò tá đến gần mình, tung đồng tiền quyết định người được chọn găng. Quyền đó thuộc về tên phò tá của Gioóc. Hắn sờ nắn rất lâu những chiếc găng, rồi cuối cùng lấy một đôi. Đôi thứ hai trao cho Mít-ten-đốp.

        Trọng tài kiểm tra cẩn thận nút buộc dây găng, theo dõi cho dây găng được buộc bên ngón tay cái. Quy tắc bắt phải như thế. Rồi Ram-xen nói với tên phò tá của Gioóc :

        — Võ sĩ đã sẵn sàng chưa ?

        — Võ sĩ sẵn sàng rồi, — tên phò tá trả lời.

        — Hiệp đầu! — Ram-xen long trọng tuyên bố. Ngay lúc đó, tiếng «cồng» vang lên. Đây chỉ là một thanh sắt treo trên một trong bốn cái cọc. Người bấm giây ngồi cạnh đấy với chiếc đồng hồ cát mượn trong bệnh viện của bọn SS.

        Nghe tiếng cồng, Gioóc lao ngay ra từ trong góc vũ đài. Hắn rụt đầu vào vai, xông thẳng về phía trước như một chiếc chùy phá thành. Hai con mắt nhỏ tí của hắn loang loáng ánh lửa. Gioóc thèm khát đánh đấm, hắn cố nhanh chóng trừng trị anh chàng người Nga cả gan lên đọ sức với hắn. Gioóc đã hứa với các bạn hắn là sẽ trình bày « một bài giảng thật sự về quyền Anh ».

        Và hắn đã trình bày bài giảng ấy. Hai võ sĩ tới sát nhau ở giữa vũ đài. Hai người vừa tiến gần nhau, Gioóc đã lăn xả vào nã ngay cho An-đơ-rây một loạt đòn tấn công, không cần chuẩn bị, không cần điều tra thử thách trước. Nhưng đây không phải là những đòn tấn công hỗn loạn của một người mới vào nghề, không phải là cuộc tấn công của một nhà thể thao không còn tự chủ được nữa. Không, Gióc vận dụng một hệ thống liên tục phức tạp những đòn phối hợp có suy tính, có nghiên cứu khổ luyện trong bao nhiêu năm, mỗi đòn phối hợp như thế gồm một loạt năm sáu miếng khác nhau. Đôi găng chuyển động loang loáng trong không khí như những ảnh chớp đen.

        Như các nhà thể thao thường nói, Gioóc tung vào cuộc chiến đấu những lực lượng chủ chốt của hắn. Trong khi tấn công chớp nhoáng, Gioóc biết rằng địch thủ am hiểu chiến thuật quyền Anh và có một trình độ kỹ thuật cao. Gioóc, con sói già của ngành quyền Anh chuyên nghiệp, còn biết một điều nữa : địch thủ của hắn có lẽ cũng cố sức chịu đựng, nhưng chưa chuẩn bị được mấy để tham gia thi đấu : suất ăn đói khát đã cho thấy rõ tác dụng của nó. Đó là quân chủ bài chính của Gioóc. Hắn cố tấn công ồ ạt đề làm cho địch thủ mất tinh thần, bẻ gãy ý chí của địch thủ, bắt địch thủ rút lui vô trật tự. Sau đó, không cho địch thủ hoàn hồn, hắn sẽ truy kích, dồn địch thủ vào góc vũ đài, và trấn áp mọi mưu toan chống cự bằng vài đòn cực mạnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 16 Tháng Hai, 2020, 04:26:21 pm »


        An-đơ-rây biết tất cả những điều đó. Đợt tấn công của Gioóc thật kinh người, hai tay hắn làm việc như hai tay gạt của tiểu liên. An -dơ-rây khó nhọc lắm mới tự vệ được bằng cách đưa găng, vai, cẳng tay ra đỡ. Anh vừa phòng ngự với nghệ thuật rất cao, vừa chăm chú theo dõi địch thủ. Thoảng nhận thấy một chuyên động của vai, một cách xoay người, một động tác thay thể đứng, An-đơ-rây đã đoản trước yếu tố chủ chốt của đòn tiếp theo và trong nháy mất, có ngay biện pháp phòng ngự. Anh «lặn» xuống dưới miếng đòn đánh ra, khéo lẻo nhún đầu gối, làm cho miếng đòn đánh qua ngay đĩnh đầu, gần sát tốc, anh ngả người sang bên, làm cho Gioóc đánh trượt, hóặc anh chuyền hết sửc nhanh trọng lượng của toàn thân sang chân phải, tựa như ngả người ra sau, để nắm tay địch thủ vốn nhằm vào cằm anh chỉ đánh không khí.

        An-đơ-rây chờ loạt tấn công kết thúc, chờ kẻ địch hết hơi. Nhiều phút trôi qua, cơn lốc của những miếng đòn không yếu đi mà hình như còn mạnh thêm. Vài đòn riêng lẻ đôi khi chọc thủng tuyến phòng thủ. Anh cảm thấy rõ sức nặng của những miếng đòn ấy. Tiếp nhận những đòn đánh vào thân mình, làm bộ dũng cảm không sợ đòn, là điều mạo hiềm. Trước kia, ở nước nhà, An-đơ- rây đã nhiều lần áp dựng phương thức này, một phương thức không hay ho gì lắm, nhưng dễ gây ấn tượng. Nhưng hồi ấy An-đơ-rây khác hẳn bây giờ. Bây giờ không thể nghĩ đến việc gây ấn tượng được. Trong khi trả lời trận bão tấn công bằng vài cú đấm thẳng lẻ tẻ bằng tay trái, chỉ bằng tay trái thôi, An-đơ-rây luôn luôn cố trườn ra khỏi vòng chiến đấu. Tiếp tục ở lại trong tầm đánh của địch trở thành một điều mạo hiểm.

        Gioóc hiểu thế né tránh của An-đơ-rây theo cách của hắn nên cứ xông theo. An-đơ-rây né tránh bằng những bước chân lướt nhanh - Mọi người đều tưởng anh tránh tiếp cận, tránh chiến đấu.

        — Thẳng Nga sợ rồi ! — bọn xanh gào lên.

        — Hóa kiếp nó đi !

        — Nện cho thằng hạng bét ấy đi !

        Nhưng né tránh trong một trận đấu trên vũ đài không phải là tháo chạy, mà là áp dựng một biện pháp chiến thuật, là di động. An-đơ-rây không rút lui về phía sau, mà chỉ tránh sang bên cạnh. Anh lui thế nào cho sau lưng mình không phải là dây biên, mà còn có phần lớn của vũ đài, có không gian tự do, có đất rộng để hành động và di chuyển. An-đơ-rây đã di động khéo léo, lướt tránh, làm cho Gioóc thường đánh hụt.

        Người xem hiểu rất ít về những điếm tinh vi của nghệ thuật quyền Anh. Họ thấy Gioóc tấn công, Gioóc xông lên. Như thế là Gioóc làm chủ vũ đài, làm chủ tình thế. Những hàng của bọn xanh làm ầm lên. Những tên cướp biểu hiện sôi nổi niềm sung sướng của chúng nó, hò la khuyến khích võ sĩ của chúng nó.

        Anh em tù chính trị lặng thinh ngồi xem và cổ vũ An-đơ-rây. Cô-xchi-a là người đau buồn sâu sắc nhất. Khi Lép-sen-cốp, Xi-ma-cốp và Ki-ung đến hỏi tình hình trận đấu, Cô-xchi-a xua tay một cách tuyệt vọng.

        Chỉ một nhóm nhỏ những người tù am hiểu quyền Anh thì ngồi như bị thôi miên. Trên vũ đài thô sơ này đang diễn ra một trong những trận đấu đẹp nhất mà họ được xem, kể cả những cuộc gặp gỡ quốc tế lớn nhất. Hai đấu thử khác nhau không những về vẻ ngoài, mà cả về khí chất và tính cách, họ đại diện cho hai trường phái quyền Anh khác nhau. Gioóc là người đại diện điền hình cho ngành thể thao chuyên nghiệp phương Tây. Chiến lược của hắn được xây dựng trên cơ sở một kế hoạch chiến đấu thảo ra rất rành rọt. Cơ sở của kế hoạch này là những yếu tố chiến thuật được lựa chọn chặt chẽ, gồm cả một loạt những miếng đòn luyện tập kỹ càng đến mức tự động tự phát không cần suy nghĩ. Hai tay được rèn luyện trong bao nhiêu năm, làm việc như những đòn gạt của một cái máy, còn bộ óc làm nhiệm vụ của bộ phận kiểm tra hơn là bộ phận chỉ đạo. Bộ óc ấy theo dõi cho tất cả các bộ phận đều hoạt động trơn tru, dứt khoát, nhịp nhàng, thực hiện vô điều kiện kế hoạch đã định, không có gì chuệch choạc, không có gì thay đổi. Và hình như sẽ rủi ro cho kẻ nào lọt vào hai đòn gạt này của cái máy tự động !

        An-đơ-rây đại diện cho trường phái thể thao Xô-viết. Trái ngược hẳn với Gioóc, An-đơ-rây tin tưởng sâu sắc rẳng một nhà thể thao chỉ giành được thắng lợi trên vũ đài cũng như trong một ván cờ nếu trong quá trình chiến đấu, qua những tình huống luôn luôn thay đổi, nhà thể thao ấy biết đoán ra ý đồ của đối phương và có biện pháp hiệu nghiệm hơn để đối phó. An-đơ-rây tin tưởng rằng mọi nghệ thuật, quyền Anh không cho phép hành động rập khuôn và bắt chước, càng không cho phép dùng những sơ đồ đã chuẩn bị từ trước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM