Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 12:49:00 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11926 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2020, 10:55:15 am »


        Một người tù từ nãy vẫn nín thinh theo dõi A-lếch-xan. Anh ta rút trong túi ra một khẩu súng ngắn kiều Đức rồi đặt lên bàn.

        — Anh tháo ra rồi lắp lại đi.

        Tim A-lếch-xan đập dồn dập vì sung sướng. Anh đã đoán biết những người tù này là ai rồi. Anh. cầm lấy khẩu súng, tháo tung ra rồi lắp lại rất nhanh, rất dễ dàng.

        Mọi người đều vừa ý. Bắt đầu một cuộc trò chuyện cởi mở. A-lếch-xan kể chuyên đời mình, anh cho biết rằng từ năm 1933 anh đã làm việc trong tổ chức công an, đã tốt nghiệp lớp sĩ quan sơ cấp, làm đặc phải viên chấp pháp của bộ phận điều tra tội phạm hình sự ở Ki-ép.

        — Ngày mai sẽ có một đồng chí của chúng tôi đến tìm anh. Anh sẽ làm việc với anh ta, — người có khẩu súng ngắn nói. — Còn những điều anh được thấy ở đây thì chở hé răng với một ai. Anh hiểu chứ ?

        — Rõ, không hé răng với một ai, — A-lếch-xan trả lời theo kiểu quân đội.

        Lúc chia tay, người ta cho A-lếch-xan một suất bánh mì.

        — Thôi về nghỉ đi. Còn thằng « Lác » thì hãy quên nó đi. Chúng tôi đã khử nó rồi.

        Hôm sau Oóc-lốp đến khối. Trông thấy Oóc- lốp, A-lếch-xan mừng không kể sao cho siết ! Hai người ôm lấy nhau. Trong những ngày cùng sống trên toa xe, hai người đã trở nên gần gũi, đã kết bạn với nhau.

        — Chúng ta ra ngoài nói chuyện đi, — Oóc-lốp đề nghị.

        Trong những phút ngắn ngủi trước lệnh giới nghiêm, anh em tù thẫn thờ đi lang thang bên các khối để thở không khí tươi mát, suy nghĩ, ước mơ. Đó là những giây phút hiếm hoi trong đó con người có khả năng sống một lát chỉ có mình với mình.

        Một buổi hoàng hôn ẩm ướt của mùa hè. Mặt trời vừa lẫn sau những ngọn nủi phía xa, mầu tím nhạt của trời chiều phủ lên khắp trại. Những ngọn núi tuyết hiện lên hồng hồng xa xa trên đường chân trời. Bên dưới, sương mù dâng lên như những làn sóng từ các thung lũng. Sương mù bay rập rờn trên khu rừng, tràn ngập những chỗ thấp, vì thế có những ngọn núi nhiều cây riêng lẻ nom như những hòn đảo xẫm. Đằng xa, không biết từ đâu vẳng tới tiếng chó sủa trầm trầm. Anh em tù nhìn khoảng xa đùng đục màu sữa, lắng nghe. Nơi ấy có cuộc sống hòa bình, nơi ấy có tự do. Còn ở đây, những ngọn đèn chiếu trên các chòi canh và những bỏng đèn trên các cột họp thành một dây thòng lọng lửa thít chặt lấy cổ của trại tập trung.

        A-lếch-xan và Oóc-lốp đi dọc theo khối. Oóc-lốp thì thầm kể tình hình của anh.

        — Mình bị giải tới làm việc ở công trường đá. Mấy ngày đầu đã kiệt sức ngay. Nhưng ở đấy mình ngẫu nhiên gặp một cậu đồng hương. Cậu ấy giới thiệu mình với Đa-nhi-len-cô. Xem ra cậu đồng hương đã kể cho Đa-nhi-len-cô biết về mình, cậu ấy cho Đa-nhi-len-cô biết rằng mình đã là thợ nguội chữa khuôn và có biết về cơ khí chính xác. Đa-nhi- len-cô có gặp mình nói chuyện hai ba lần. Sau đó đồng chí ấy hỏi: « Chúng mình cần có một anh em mình đến làm việc ở phân xưởng vũ khí. Cậu thích hợp đấy. Cậu đến đấy chứ? » Mình trả lời rằng hai tay mình thèm làm việc, còn lòng mình chỉ muốn đấu tranh. Đầu tiên anh em cho mình vào nằm bệnh viện để mình được nghỉ ngơi, lấy lại hình dáng con người một chút. Một tuần sau, mình được đưa đến nhà máy. Thợ cả là người Đức, một công nhân làm thuê. Hắn gặp mình không có thiện cảm gì cả: «Làm thế nào mà biết tiếng Đức?» Mình trả lời rằng ở tù hơn một năm rồi. « Có biết xem bản vẽ không? » Mình trả lời có biết. Hắn lầu bầu nói không biết những gì rồi đưa cho mình bản vẽ một kiều đầu ruồi mới của súng ngắn. Mình thấy công việc cũng phức tạp, nhưng anh em cũng cho biết trước là như thế rồi. Thợ cả hỏi: « Làm mất bao nhiêu lâu? ». Mình trả lời mất khoảng ba giờ. Hắn nói: « Rồi chúng ta xem », nói xong nó bỏ đi. Tất nhiên mình cố hết sức làm đúng bản vẽ. Đúng ba giờ sau thằng Đức đến. Nó nín thinh cầm lấy cái đầu ruồi rồi mang đi. Sau đó Đa-nhi-len-cô cho biết rằng cậu ấy cũng lo cho mình, nhưng tay thợ cả đã đi khắp phân xưởng, khoe với các thợ cả khác rằng cuối cùng hắn đã có một tay chuyên môn ra chuyên môn.

        — Thế là hai bên đã « ăn ý » với nhau rồi đấy, — A-lếch-xan nói. — Mình mừng cho cậu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 06 Tháng Hai, 2020, 06:14:55 pm »


        — Không, không ăn ý với nhau đâu. Mình được biết rằng chúng nó đang tổ chức một phân xưởng súng ngắn, nhưng làm thể nào lọt vào đấy ? Đa-nhi- len-cô cho biết rằng chính phân xưởng trưởng, tay công nhân lành nghề Vít-man, đảng viên Đảng quốc xă, đích thân tuyển người vào phân xưởng. Bọn phát-xít coi Vít-man là một nhà chuyên môn cực kỳ xuất sắc về súng ngắn. Chính tay hắn đã làm những khẩu súng có khắc tên cho Gơ-ben, Him-le, Can-tên- bơ-run-ne, và cả Hít-le nữa. Như thế tất nhiên làm cho tình hình thêm phức tạp. Nhưng nhất thiết phải lọt vào phân xưởng súng ngắn cho kỳ được vì chính cậu cũng biết đấy, chỉ ở đó mới có thể kiếm được những chi tiết vũ khí, nhất là thân súng. Anh em đã học được cách chế tạo các chi tiết khác bằng tay còn thân súng thì toàn làm bằng kim loại, không thể chế tạo lấy được. Một hôm chính tên giám đốc nhà máy đến phân xưởng chúng mình, có cả một đám theo sau. Có lẽ toàn là kỹ sư và những thằng SS cấp cao. Anh em tù đứng im ở chỗ của mình. Mình nghe thấy thằng thợ cả báo cáo về mình rằng mình là một tay chuyên môn cũng khá, nhưng lười nhác, hay láng cháng trong phân xưởng hơn là đứng ở bàn máy. Đa-nhi-len-cô đã báo trước cho mình biết : «Cậu cẩn thận đấy. Nếu bị tóm cổ thì cậu sẽ vào lò thiêu xác». Mình nghĩ thầm : «Được, muốn ra sao thì ra», rồi mình đi tới trước mặt thằng giám đốc. Mình làm hoàn toàn đúng qui tắc, bỏ mũ khỏi đầu, đập vào bụng, đứng thẳng người, và báo cáo. Mình nói thế này này, thưa ngài giám đốc, ông thợ cả đã kết tội oan cho tôi. Tôi là một nhà chuyên môn, công việc lắp các chi tiết hoàn toàn không hấp dẫn tôi. Lòng tôi và hai bàn tay tôi chỉ muốn làm một công việc thật sự, quan trọng và phức tạp.

        Mọi người chung quanh đều lặng đi. Thằng sĩ quan SS nhìn mình như một con thú dữ sẵn sàng xé xác mình ra bất cứ lúc nào. Nhưng thằng giám đốc lại mắng thằng thợ cả và thằng phân xưởng trưởng như tát nước vào mặt !

        Thế là mình trở thành «pho-rác-bai-tơ», tức là đội trường trong phân xưởng súng ngắn. Bây giờ mình chọn lấy những anh em mình vào đấy. Hôm qua cậu đã được báo trước rằng mình sẽ đến rồi chứ?

        — Rồi, — A-lếch-xan trả lời. — Mình nghe nói có người của mình đến, nhưng không đoán ra rằng người ấy lại chính là cậu.

        — Ngày mai cậu đừng lấy làm lạ, cậu sẽ được chuyển sang khối khác, chúng mình sẽ cùng sống với nhau. Cậu sẽ đến phân xưởng vũ khí làm việc. Cậu sẽ làm thợ mài bóng.

        — Nhưng Oóc-lốp ạ, mình chưa làm việc ấy bao giờ. Thậm chí mình chưa bao giờ nhìn thấy một bàn máy mài. Cậu có hiểu không ?

        — Cũng chẳng có gì tai hại. Minh sẽ giúp cậu.

        — Không sao, nếu chỉ để phá hoại, làm hỏng, thì việc ấy mình làm được.

        — Không, không có cậu anh em cũng phá hoại, làm hỏng được rồi. Cậu phải làm thế nào cho thằng thợ cả tin cậu, làm cho cậu có uy tín đối với bọn giám thị. — Oóc-lốp nín lặng một lát rồi hạ thấp giọng, khẽ nói, — Trung tâm dành cho cậu một nhiệm vụ quan trọng hơn. Tổ chức cung cấp những chi tiết súng ngắn cho trại.

        Hiệu lệnh giới nghiêm vang lên inh tai. Oóc- lốp bỏ đi.

        A-lếch-xan mãi không ngủ được. Anh trở mình trên cãi đệm rơm cứng, ngẫm nghĩ từng lời vừa được nghe Oóc-lốp nói. Thật ra thì đầu tiên anh cũng bối rối khi thấy mình được tin tưởng, được trao cho một trách nhiệm quan trọng như thế.

        A-lếch-xan cũng đoán biết vì sao anh em hoạt động bí mật đã chọn chính anh để trao công việc phức tạp ấy. Chắc hẳn vì anh là một cán bộ của Trê-ca, đã quen với những cách dấu của cải của bọn tội phạm hình sự, nên anh cũng dễ tìm cách đưa các chi tiết sủng ngắn vào trong trại hơn.

        Phải, nhiệm vụ này quá nguy hiểm. A-lếch-xan biết rằng tuần trước bọn phát-xít đã treo cổ một người tù vì trong khi khám xét ở cổng, chúng nó đã tìm thấy ở người ấy một chi tiết quy-lát súng trường. Những người đi bên cạnh anh ta cũng bị xử bắn. Nhưng chẳng nhẽ A-lếch-xan sợ những điều nguy hiểm hay sao ?

        Sáng hôm sau anh được chuyển sang khối ba mươi của Trại lớn. Oóc-lốp huấn luyện A-lếch-xan vài tối liền, nói cho anh biết cách cấu tạo của bàn máy đánh bóng, các đặc điểm của bàn máy ấy và giới thiệu với anh quá trình sản xuất.

        Một tuần sau, tên SS nhận hồ sơ cá nhân của A-lếch-xan đã chửi rầm trong văn phòng rằng các nhà chuyên môn đã không được sử dụng đúng chỗ. Nó cấp tốc chuyền ngay A-lếch-xan sang phân xưởng chính của nhà máy Hút-lốp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Hai, 2020, 05:37:26 am »

       
XVIII

        An-đơ-rây đã tập được rất nhanh nếp sống trong bệnh viện. Bệnh viện vẫn sống theo nhịp thường. An-đơ-rây mỗi ngày một bình phục, lấy lại được sức lực, tinh thần phấn chấn và nghị lực.

        Đôi khi chính Hen-mút Ti-man, người phụ trách khu vực phẫu thuật, lại thăm An-đơ-rây. An-đơ-rây còn nhớ buổi gặp gỡ đầu tiên giữa hai người. Hôm ấy anh đã cảm động biết bao!

        Người quét dọn nhìn thấy Ti-inan từ xa đã hô to: «Ac-tung!» «chú ý! » và đứng áp tay theo đường chỉ quần. Ti-man từ từ đi qua các giường ván, xem từng người tù.

        An-đơ-rây chờ đến lượt mình. Ti-man ngồi xuống bên cạnh anh, nắn bụng, nắn hai bắp tay, nghe tim An-đơ-rây rất lâu. Rồi bỗng nhiên ông nói bằng tiếng Nga:

        — Tôi biết rõ bệnh của anh.

        An-đơ-rây sợ rụng rời. Anh chú ý đề phòng. Nhưng Ti-man mỉm cười đầy thiện ý, thân mật vỗ vào bên chân bó bột.

        — Với cái chân như thế này người ta không đứng dậy đâu. Anh có rõ không? Mọi việc đều phải nằm mà làm.

        An-đơ-rây như rũ được một quả núi trên vai Anh thở dài nhẹ nhõm.

        — Tôi đã hiểu, thưa ngài bác sĩ.

        An-đơ-rây nhìn Ti-man, anh không làm thể nào gạt bỏ được ý nghĩ ám ảnh : hai người đã từng gặp nhau không biết ở đâu rồi. Anh thấy rằng bác sĩ phụ trách bộ phận phẫu thuật là người Đức. Anh cũng nhớ rằng ở quê hương, anh không quen một người Đức nào. Vậy thì hai người đã có thể gặp nhau ở đâu? Nhi-cô-lai sung sướng nói về Ti-man.

        — Làm thế nào có được nhiều người Đức như thế.

        Chẳng bao lâu An-đơ-rây biết rằng Hen-mút Ti-man là đảng viên cộng sản, trung thành với Ten- man và đồng chí đã bị bắt hầu như từ ngày mới thành lập trại Bu-khen-van.

        Au-đơ-rây để ý quan sát những người chung quanh và càng ngày càng tin chắc rằng người ta đang đấu tranh trong cái trại tập trung khủng khiếp này. Họ liều mạng phá vỡ các âm mưu của bọn SS cứu những người tù sắp bị tiêu diệt, tiến bành một cuộc đấu tranh bí mật ác liệt với chủ nghĩa phát-xít.

        An-đơ-rây đã nhiều lần gợi chuyện với Nhi-cô- lai về vấn đề đang làm anh xao xuyến, nhưng lần nào Nhi-cô-lai cũng đánh lảng :

        — Chẳng nhẽ cậu còn chưa vừa ý sao ? Tạm thời cậu cứ nghỉ ngơi đã, cứ tích dần thể lực. Thể lực thì bao giờ cũng cần !

        An-đơ-rây hiểu rằng cần phải chờ đợi. Cuối cùng người ta đã cho anh biết anh phải làm gì. Anh rất sung sướng. Anh cũng đã cảm thấy một niềm vui như thế hai năm trước, tháng tám năm 1941, khi vết thương của anh vừa liền da, anh được cấp giấy ra khỏi bệnh viện trước kỳ hạn để trở về mặt trận, về đơn vị. Anh sẽ vẫn còn chiến đấu !

        Một đêm, có những tiếng ồn ào khác thường làm An-đơ-rây thức giấc. Từ ngoài hành lang vẳng tới những tiếng ủng đóng cá sắt, tiếng chửi rủa, và có một người nào đó bắt phải gọi ngay các bác sĩ phẫu thuật. Qua cánh cửa hẻ mở của phòng bệnh An-đơ-rây nhìn thấy Hen-mút Ti-man đang vội vã đi vào phòng phẫu thuật, vừa đi vừa mặc áo choàng trắng. Cơ-ra-mơ chạy theo, vẻ nhanh nhẹn thật không khớp với tuổi tác chút nào. Chạy sau Cơ- ra-mơ còn có những người y tá. Lát sau không còn nghe thấy những tiếng người nói nữa. An-đơ- rây quay mặt vào tường.

        Nhưng anh không ngủ được. Từ bên phòng mổ vẳng sang những tiếng đánh đập, tiếng chửi rủa, rồi lại những tiếng đánh đập. « Có chuyện gì thế nhỉ ? » — An-đơ-rây chú ý đề phòng. Tiếng ồn ào đã làm nhiều người bệnh tỉnh dậy. Anh em lo lắng nhìn nhau.

        An-đơ-rây tụt trên giường ván xuống, khập khiễng đi ra cửa. Có người đang bị đánh trong phòng mổ. Có những tiếng đánh đập dồn dập, nhưng người bị đánh cứ nín thinh. Không một lời nói, không một tiếng rên la.

        Bỗng An-đơ-rây lặng người một lát rồi ngay sau đó trở về giường thật nhanh. Mấy tên Ghe-xta- pô đi qua phòng bệnh ra cửa. Nom chúng rất tức tối, chúng chửi rủa hung dữ.

        An-đơ-rây kéo chăn lên đến cằm. Lòng anh vẫn còn nhức nhối : chắc chắn là một người bệnh đã bị đánh.

        Cơ-ra-mơ vội vã bước vào phòng bệnh. Người bác sĩ Đức rất lo lắng :

        — Các đồng chí, các bạn... Cấp tốc cần có máu...

        Cơ-ra-mơ chưa kịp nhắc lại, An-đơ-rây đã ngồi phắt dậy.

        — Đồng chí hãy lấy máu của tôi.

        Trong phòng mổ có một người nằm trên bàn.

        — Cho người này à ? — An-đơ-rây khẽ hỏi Cơ-ra-mơ.

        Cơ-ra-mơ cũng trả lời rất khẽ :

        — Phải... Cho đồng chí Pốt-xe.

        An-đơ-rây ngồi ngay vào chiếc ghế bành, sắn tay áo lên.

        Nhưng ngay sau khi truyền máu, Pốt-xe vẫn không tỉnh lại. Các bác sĩ đã làm mọi việc có thể làm để cứu người sắp chết. Đồng chí ấy đã bị chuyển từ sở Ghe-xta-pô ở Vây-ma đến đây. Tại đấy, chúng nó tra khảo đồng chí ấy. Thằng thượng úy điên tiết vì người cộng sản khăng khăng không hé răng, đã dọa bắt đồng chí ấy phải chết một cách khủng khiếp. Để trả lời, Pốt-xe giơ hai tay bị cùm, đập cái cùm vào đầu thằng Ghe-xta-pô. Trước khi thằng thẩm vấn tỉnh lại, Pốt-xe đã leo lên cửa sổ, nhảy từ trên tầng thứ ba xuống. Rồi con người dũng cảm chạy qua một con đường rộng, định tìm một chỗ nấp tạm thời trong những đám cày rậm trong công viên. Nhưng trong khi bò qua hàng rào, cái cùm trên tay đồng chí cứ vướng vào những thanh sắt nhọn. Những tên Ghe-xta-pô đuổi theo nổ súng.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Hai, 2020, 08:40:43 am »

     
        Người cộng sản bị thương gần chết bị lôi trên hàng rào xuống. Thấy Pốt-xe sắp chết, tên thượng úy nổi khùng lên:

        — Vào nhà thương! Còn phải bắt nó cung khai !

        Không một bệnh viện nào trong thành phố chịu cứu Pốt-xe. Đến nửa đêm, đồng chí ấy bị đưa đến bệnh viện Bu-khen-van. Mổ xong, người cộng sản tỉnh lại. Bọn Ghe-xta-pô đuổi các bác sĩ ra và tiếp tục tra hỏi ngay trên bàn mổ. Vẫn không thu được kết quả gì, những tên tay sai của Hít-le đánh người bị thương tàn nhẫn.

        Sau khi được truyền máu lần thứ hai, Pốt-xe mở được mắt. Nhìn thấy những cái áo vằn của anh em tù, đồng chí biết rằng mình đang có những người bạn ở bên cạnh.

        — Cuộc đời của tôi đã đến lúc chấm dứt... —  đồng chí thều thào, chỉ hơi nghe được. — Tôi sắp chết rồi... Tôi là một đảng viên tích cực của Đảng cộng sản Đức... Thời gian vừa qua tôi làm liên lạc giữa I-ê-na, Vây-ma, và Di-khên... Các đồng chí chuyển lời chào của tôi tới đồng chí Ten-man!

        Pốt-xe lấy hết sức lực, nhỏm dậy rồi run run giơ nắm tay phải.

        — Mặt trận đỏ...

        Đồng chí đã qua đời lúc một giờ ba mươi phút, sau một cơn hấp hối ngắn.

        Đó là người cộng sản hoạt động bí mật đầu tiên từ ngoài ấy, từ nơi tự do, mà An-đơ-rây được gặp. Như thế là nước Đức đang đấu tranh!

        Trời vừa hơi rạng, tên đại úy Ây-den bỗng nhiên đến bệnh viện. Hắn rất lo lắng, hắn đi qua, hay nói đúng hơn là chạy qua tất cả các phòng bệnh, ra lệnh. Theo sau hắn, những nhóm y tá, phu quét dọn, mang thùng, giẻ, bàn chải chạy đi chạy lại. Bệnh viện thay hình đổi dạng trước con mắt ngạc nhiên của những người tù. Những cửa sổ được lau rửa sáng loáng, trên các khung cửa sổ thấy xuất hiện những cái rèm bằng vải thưa, sàn được rửa bóng nhoáng. Chúng vội vã cho anh em tù ốm mặc quần áo sạch, chúng trải khăn giường mới lên những cái đệm bẩn. Thằng quản phụ trách kho vật dụng treo lên mỗi giường một chiếc khăn tay sạch. Lúc ra ngoài nó dọa :

        — Lũ lợn, không được lấy lau rửa đấy !

        Mọi người bắt đầu hiểu rằng bè lũ Hít-le đang sắp sửa đón một người nào đó.

        Sau bữa sáng, thằng Ghe-xta-pô Dom-mơ đi qua các phòng bệnh :

        — Nghe tao đây, lũ chó lường! Một đoàn đại biểu của Hội chữ thập đỏ sẽ đến đây. Chúng mày hãy nhớ kỹ: đứa nào bép xép hay kêu ca thì sẽ được làm quen với tao. Rõ chưa?

        Làm quen với Dom-mơ thì không ai muốn. Mọi người đều biết rằng thằng đao phủ này của Ghe- xta-pô có thể chỉ đánh năm đòn là làm cho một người mất mạng...

        Dom-mơ đã tự tay đánh chết một trăm tám mươi bảy người tù.

        Đến giữa trưa, đoàn đại biểu tới bệnh viện : hai người đàn ông và bốn người đàn bà. Mặt những người đàn ông đều cạo nhẵn nhụi, họ béo tốt, mặc quần áo đen, ngoài khoác quấy quá chiếc áo choàng trắng. Những người đàn bà mặc áo dài hợp thời trang. Tên thiếu tá Hô-vơn đi cùng với đoàn đại biểu. Họ từ từ đi qua các phòng của bệnh viện. Đến mỗi phòng bệnh, một người đàn bà phát cho anh em bệnh nhãn những cây thánh giá đen nhỏ, trên có hình nỗi của Chúa cứu thế bị đóng đanh câu rút:

        — Cầu cho hình ảnh của đẩng cứu thế luôn luôn ở bên các anh, khi tâm thần rối loạn cũng như khi thế xác đau khổ...

        Đến khi bàn tay cầm cây thánh giá đen chìa ra cho An-đơ-rây thì nhà võ sĩ lễ phép từ chối:

        — Thưa bà, tôi là một người cộng sản.

        Người đàn bà rụt nhanh tay lại, ngơ ngác nhìn An-đơ-rây. Rồi người ấy thở dài, lục lọi trong chiếc ví xách, lấy ra một cái hộp dẹt nhỏ :

        — Cái này cũng có thể làm dịu thần kinh.

        Những người y tá kéo ầm ầm vào trong phòng một chiếc xe đẩy đầy những hộp giấy.

        — Bây giờ các anh sẽ được nhận mỗi người một món quà nhỏ. Tổ chức của chúng tôi quan tâm đến các anh. Trong món quà này mỗi người sẽ thấy có một thứ mình thích hồi còn thơ ấu, nhưng bây giờ cũng vẫn còn thích.

        — Thưa bà, xin bà đừng làm cho chế độ của chúng tôi bị thực hiện sai, — Hô-vơn ngắt lời người đại biểu của Hội chữ thập đỏ. — Đã sắp đến giờ ăn của người ốm. Không nên làm cho họ ăn mất ngon miệng. Chúng tôi sẽ trao quà tặng của bà sau bữa ăn. Thưa bà, như bà nhận thấy đấy, trong trại của chúng tôi chỗ nào cũng trật tự và sạch sẽ. Còn ở đây, trong bệnh viện, bà có thể thấy rõ là ở nước Đức, những kẻ thù của Nhà nước được chữa chạy tử tế. Thưa bà, khi trở về, bà có thể kể cho mọi người đều biết rằng trong các trại tập trung của nước Đức, các tội phạm quốc gia được đối xử tốt hơn công dân tự do ở Mỹ.

        Đoàn đại biểu đi ra. Một lát sau, chiếc xe đẩy chở quà cũng bị đưa ra. Thằng quản chạy qua các phòng bệnh, lấy hết khăn giường và khăn mặt.

        An-đơ-rây rút cái hộp mỏng nhỏ màu vàng trong túi ra. Anh đọc giòng chữ đề «Made in U.S. A.» «Chế tạo ở Mỹ»... Anh mở cái hộp, những cái kẹo nhỏ bóng nhoáng được đổ xuống lòng bàn tay, nom như kẹo ca-ra-men Nga, loại «cái gối nhỏ».

        Anh bỏ ngay một miếng «ca-ra-men » vào miệng. Nhưng anh thất vọng : kẹo là một thứ cao- su dai... «Kẹo cao-su», — An-đơ-rây nhận định. Anh chỉ muốn đuổi theo người đàn bà thương người để ném trả cải hộp nhỏ.

        An-đơ-rây ở bệnh viện chừng một tháng. Anh đã cứng cáp hơn, đã có sức. Lối sống bắt buộc phải vô công rồi nghề làm anh cảm thấy nặng nề. Anh muốn lao mình vào trung tâm các sự kiện, anh thèm khát đấu tranh. An-đơ-rây khoe với cụ Pen-che hai bắp tay to đần đẫn, nói đùa :

        — Tôi đã được vỗ béo như thế này đây !

        Cụ Pen-che sờ nắn những bắp thịt của An-đơ- rây bằng những ngón tay khẳng khiu, cụ khẽ kêu lên :

        — Đúng là cần có như thế này đấy !

        Cuối cùng Cơ-ra-mơ ký giấy cho An-đơ-rây ra viện. Lần khám cuối cùng đồng chí vỗ vai An-đơ- rây và nói trước lúc chia tay :

        — Tốt đấy, đồng chí ạ ! Tốt !

        Xô-cô-lốp-xki đã báo trước cho An-đơ-rây khỏi ngạc nhiên. Mà kể cũng đáng lấy làm lạ : người ta mang lại cho An-đơ-rây bộ quần áo tù vằn trên đó không có cái bia, nhưng con số vẫn như cũ : 40922.

        — Chỉ cần anh cố tránh gặp những người đã cùng ở với anh trong đội trừng giới. Tránh chúng nó đi. Nhất là khối trưởng và thằng cai. Chúng tôi cho anh đến Trại lớn. Đó là cả một thành phố. Ở đấy có vài vạn người. Anh sẽ làm việc trong, xưởng giầy và ở khối bốn mươi hai. Tại đấy anh sẽ gặp anh chàng Ca-ri-mốp người U-dơ-bếch. Hãy cố gần gũi với cậu U-dơ-bếch ấy.
« Sửa lần cuối: 09 Tháng Hai, 2020, 05:51:46 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Hai, 2020, 05:52:56 am »


XIX

        An-đơ-rây học được rất nhanh cái nghề thợ giầy đơn giản. Hồi đầu, Ca-ri-môp gánh một phần công việc của An-đơ-rây. Anh chàng U-đơ-bếch căng má giầy cắt sẵn bằng vải bạt lên khuôn, đặt đế giầy gỗ vào rồi đính má giầy vào đế bằng vài cái đinh. Đó là phần chủ chốt của công việc, anh làm vừa nhanh vừa dễ dàng. An-đơ-rây chỉ còn phải đóng một dải da quanh đế gỗ làm viền đế. Như vậy mà đế được giữ chặt vào đế. Giày đã đóng xong, chỉ còn phải gia công thêm. Ca-ri-mốp lại cầm lấy chiếc giày, cắt gọn phần má thòi ra dưới đế. Tất cả chỉ có thế. Khuôn giày được rút ra, thế là một đôi giày mới được đặt lên giá.

        Công việc không phức lạp nhưng đơn điệu. Từ sáng đến tối chỉ một việc.

        Hôm sau đồng chí Xmiếc-nốp đến xưởng giày, chính đồng chí Xmiếc-nốp cùng ngòi một toa xe với An-đơ-rây. Đồng chí mang đến chữa vài chục đôi giày đế gỗ.

        Cuộc gặp mặt làm An-đơ-rây hết sức sung sường. Anh chỉ muốn đứng dậy chào con người vạm vỡ có hai hàng lông mày sâu róm và vẻ mặt nghiêm khắc này, chào theo đúng tất cả các qui tắc của nghi thức quân sự : « Chúc đồng chí khỏe, đồng chí trung tá » ! Nhưng trại tập trung là trại tập trung. An-đơ-rây hiểu rằng một lời nói thừa, một cử chỉ vô ích đều có thể làm cho tên giám thị để ý, tên này hoài nghi nhìn từng người vào xưởng hay ra xưởng, nó khoằm khoặm theo dõi công việc của anh em tù.

        Đồng chí Xmiếc-nốp vẫn chẳng khác gì hồi đi trên tầu : từ tốn, chín chắn, giọng nói bình thản nhưng cương quyết — Đồng chí ấy xin phép tên thợ cả chủ nhiệm, rồi tháo giầy của mình, đưa cho An- đơ-rây : «Cậu đóng lại hộ mép đế.»

        — Xin làm ngay, An-đơ-rây cầm ngay lấy chiếc giầy.

        Đồng chí Xmiếc-nốp ngòi xuống bẻn cạnh. Đến một lúc thuận lợi, đồng chí khẽ hỏi :

        — Ca-ri-mốp đâu rồi ?

        — Cậu ấy đem những giầy làm xong vào kho.

        — Cậu bảo cậu ấy sau lệnh giới nghiêm tạt qua chỗ mình một lát. Cậu ấy biết chỗ rồi.

        An-đơ-rây gật đầu.

        — Rõ.

        Ca-ri-mốp nhiều tuổi hơn An-đơ-rây một chút. Những sợi bạc đã loáng thoáng trong bộ tóc đen của anh. Mặt anh tròn, gò má cao, khuôn mặt điển hình của một người vùng Phéc-ga-na. Hai con mắt anh nhìn chăm chú, hơi xếch, có vẻ như Ca-ri-mốp không bao giờ buồn, không bao giờ phiền muộn. Thật ra thì trong những giờ phút buổi chiều, anh thích nằm trên giường ván, nhớ lại những khu vườn ở Phéc-ga-na, những đường lớn ở Ta-skên, nhớ lại vùng U-dơ-bê-ki-xtan thân yêu của anh.

        An-đơ-rây nói tiếng U-dơ-bếch rất giỏi và đã đến Phéc-ga-na nhiều lần. Ca-ri-mốp gọi An-đơ- rây là «người đồng hương Nga». Những lúc hồi tưởng lại thời gian hòa bình, Ca-ri-mốp thường hỏi An-đơ-rây về cuộc sống trước kia. An-đơ-rây sẵn sàng trả lời cởi mở. Anh tin chắc An-đơ-rây đoán là rằng Ca-ri-mốp có liên lạc với tổ chức bí mật. Hơn nữa, anh tin chắc rằng có tổ chức ấy. An-đơ-rây chờ Ca-ri-mốp trao nhiệm vụ cho mình. Anh sẵn sàng làm mọi việc được trao, không tiếc thân.

        Đời sống trong Trại lớn của Bu-khen-van có phần nhẹ nhàng hơn trong khối cách ly hay trong đội trừng giới. Tại đày có một nếp sống tạm chịu đựng đirợc. Bọn giám thị không làm nhục anh em tù cay độc như ở hai nơi kia. Các khối cũng không chật chội ghê gớm như thế. Nhưng về các mặt khác thì đều thế cả : vẫn cảnh sống mấp mé mức chết đói và những sự làm nhục thường xuyên.

        Hôm nay, Ca-ri-mốp đi gặp đồng chí Xmiếc- nốp sau khi có lệnh giới nghiêm. An-đơ-rây nằm trên giường ván, anh đặt một nắm tay to nặng xuống dưới má và nhớ lại Ta-skên, nhớ các bạn trong ban quyền Anh, nhờ Lây-li.

        An-đơ-rây thường nghĩ tới cô gái tóc đen vui tươi và dũng cảm, anh nhớ cuộc gặp gỡ lần đầu giữa hai người, nhở cảnh công viên ban đêm. Bây giờ Láy-li đang ở đâu ? Đang làm gì ? Số phận của Lây-li hiện giờ ra sao ?

        An-đơ-rây thầm đưa mình trở về thành phố Ta-sken xa xôi. Bây giờ là đầu tháng chín. Trong các khu vườn, các cành cây đều chĩu những quả táo nặng. Lựu cũng như các giống nho, vả tốt nhất đã chín. An-đơ-rây thậm chí hình dung Lây-li sắp ở trường đại học về (Lây-li thế nào cũng phải học tập) và ra hàng hiên với vài quyền sách trong tay. Nhưng cũng có thể Lây-li tới công viên, ra bờ sông, đúng nơi hai người đã ngồi với nhau buổi tối. Còn buổi tiễn đưa ? An-đơ-rây vào quân đội. Bạn bè, bố mẹ ra tiễn anh. Nhưng An-đơ-rây vẫn đưa mắt tìm Lây-li. Lây-li đến chậm. Anh em đã bắt đâu lên tầu. «Không đến rồi», — An-đơ-rây nghĩ thế rồi hôn nhanh mẹ, bố, đi tới toa xe.

        — An-đơ-rây !

        Anh quay lại.

        — Lây-li...

        Lây-li chạy tới, thờ hổn hển, có ngượng ngùng nhét vào tay An-đơ-rây một bó hoa. Hai người cứ đứng lặng như thế trước mặt nhau. Rồi các bạn của An-đơ-rây đẩy anh.

        — Tầu chuyển bánh rồi.

        Lây-li đội ngột ôm lấy cổ An-đơ-rây và hôn anh lần đầu.

        — Chàng gi-ghít1 của em, em sẽ chờ anh.

-------------------
        1. Người cưỡi ngựa rất giỏi, dũng sĩ (tiếng vùng Trung Á) (người dịch).
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 10 Tháng Hai, 2020, 06:53:15 am »


        Qua cửa toa xe hàng, An-đơ-rây vẫy tay rất lâu đề từ biệt Lây-li. Anh quên hết mọi sự trên đời, cứ nhìn nhà ga xa dần, anh khao khát tìm Lây-li trong đám người...

        Hai người không được gặp nhau đã gần ba năm, nhưng bên tai anh vẫn văng vẳng giọng nói run run của Lây-li : « Chàng gi-gbít của em, em sẽ chờ anh...»

        An-đơ-rây thở dài, nhìn xuống dưới. Ngồi quanh chiếc bàn có Đi-mi-tơ-rô người Bun-ga-ri, Cuốc người Đức, Vơ-la-đếch người Tiệp và vài anh em người Nga. Anh kế toán ở Ki-ép Tre-xnô- cốp khẽ kể chuyện gia đình anh sống những ngày chủ nhật như thế nào trong thời bình. Có người nghe anh chàng U-cơ-ren nói, có người hí hoáy làm một vật gì không biết, có người nín thinh nhìn vào tường. Trên bức tường ấy, trên khoảng vuông trắng ấy, mỗi người thầm xem không biết đến lần thứ bao nhiêu cuộn phim chiếu đoạn đời cũ của mình, như trên một màn ảnh lớn. Hiện tại thì khủng khiếp, còn lương lai thì chìm trong tấm  màn đen tối của những điều chưa biết. Không ai biết ngày mai có điều gì đang chờ đợi mình.

        An-đơ-rây tụt trên giường ván xuống. Anh lấy một chiếc ghế đẩu, ngồi xuống bên anh em tù :

        — Ta hát một bài đi ?

        Rồi An-đơ-rây bắt đầu khẽ hát bài « Thư gửi mẹ », bài hát học được trong tù mà anh rất thích.

                                            Mẹ yêu ơi, mẹ đưa con ra trận,
                                            Buổi chia tay, con cùng mẹ ra ga,
                                            Qua hàng lệ, mẹ thì thầm khuyên nhủ ;
                                            « Hãy tận trung với Tổ quốc chúng ta !.»


        Mọi người hòa theo. Họ hát khe khẽ để bọn bẳo vệ khỏi nghe thấy.

                                            Con ra đi, con tham gia chiến trận.
                                            Không ngại hy sinh, con giữ Mát-xcơ-va.
                                            Bị cầm tù, đâu vì con muốn thế.
                                            Hai vết thương, mà vòng vây không thể phá ra.
                                            Chúng nhốt con trong boong-ke kín mít,
                                            Ba ngày liền cho miếng bánh mì hôi.
                                            Nhưng ý chí, ý chí con không nhụt,
                                            Mát-xcơ-va, ta càng mến yêu người !
                                            Yêu Tổ quốc, con càng yêu mãnh liệt,
                                            Lòng ngày càng vươn tới chiến trường xa.
                                            Sau tường đá, cuộc sống dù gian khổ,
                                            Cơn vẫn là con của Mát-xcơ-va !
                                            Con chịu khổ, chịu nhiều cơ cực,
                                            Đã bao lần cái chết kề bên,
                                            Nhưng con quyết không bao giờ quì gối.
                                            Quyết không là một kẻ đè hèn.
                                            Nhưng mẹ ơi, nếu là định mệnh,
                                            Nếu con không sống đến ngày vui,
                                            Qua bài hát, mẹ của con sẽ biết :
                                            Con tận trung với Tổ quốc của Người !


        Bài hát làm mọi người gần gụi, gắn bó với nhau. Nó làm nảy ra những ý nghĩ tươi sáng, làm người ta vươn tới ánh sáng, tới mặt trời, tới tự do...

        Một bàn tay vừa to vừa ấm đặt lên vai An-đơ- rây. Anh quay lại: Ha-ri Mít-ten-đốp.

        — An-đơ-rây ạ, mình muốn nói chuyện với cậu, — Mít-ten-đốp nói bằng tiếng Đức. Trong tù, An-đơ-rây đã hiểu và nói được tiếng Đức ít nhiều, Anh gật đầu.

        — Tốt lắm.

        Hai người đi vào chỗ rửa ráy. Trong đó ẩm không có ai. Mít-ten-đóp bắt đầu lau rửa. An-đơ- rây chờ.

        Mới đến Trại lớn được vài ngày, An-đơ-rây đã gần gụi với anh chàng Hà-lan vui tính, không bao giờ chán nản này. Anh ta là một người cách mạng, một nhà thể thao của một câu lạc bộ công nhân. Trên ngực Mít-ten-đóp cũng đính một hình tam giác đỏ.

        — An-đơ-rây này, — Mít-ten-đốp phá tan bầu không khí yên lặng. — Cậu có biết thế thao chứ ? Có chứ ? Cậu có hai tay khỏe lắm.

        An-đơ-rây mỉm cười.

        — Mình vốn là võ sĩ quyền Anh.

        — Quyền Anh à ? Mít-ten-đốp sôi nổi hắn lên. — Thế thì tốt lăm. An-dơ-rây là một kiện tường quyền Anh !

        An-đơ-rây muốn kể cho anh chàng người Hà- lan nghe về quê hương mình, về thành phố Ta-skên xa xôi, nơi anh đã học kỹ thuật quyền Anh tại Cung thiếu niên tiền phong, về câu lạc bộ thể thao, về những trận đấu. Nhưng vốn từ ngữ tiếng Đức của An-đơ-rây còn quả ít, nên anh không thể nói với người tù Hà-lan tất cả những điều anh nghĩ.

        — Cậu có biết không, Mít-ten-đốp ạ, mình không phải là võ sĩ quyền Anh như các cậu thường hiểu, mà là một võ sĩ không chuyên, — An-đơ-rây giải thích. — Cậu có hiểu không, võ sĩ không chuyên.

        — Mình hiểu, — Mít-ten-đốp nắm chặt tay An- đơ-rây. — Mà ở đày thì cần có những anh chàng khỏe, dũng cảm...

        Bỗng từ ngoài khối vẳng vào những tiếng ồn áo và những tiếng kêu rất lạ. Có người đánh một người nào đó. « Có chuyện đánh nhau », — An-đơ- rây nghĩ thầm rồi cùng với người tù Hà-lan chạy nhanh ra cửa.

        Trong khối, có những tên tù mà An-đơ-rây không quen đang đánh Ca-ri-mốp. Trên áo chúng nó có những hình tam giác màu xanh lá cây. Anh chàng U-dơ-bếch xem ra vừa đi về nên chưa kịp cởi áo ngoài. Bốn thằng tù hình sự vây quanh Ca-ri- mốp, chúng vừa đánh vừa đòn Ca-ri-mõp chạy vòng tròn như ngưỡi ta chơi bóng. Tay bốn tên cướp đeo những chiếc găng da. Găng da thật, của các võ sĩ quyền Anh. Anh em tù không giấu vẻ phẫn nộ, họ đứng túm tụm ở bên cạnh, nhưng không quyết định vào can thiệp.

        An-dơ-rây nhảy hai cái đã đến bên cạnh Ca-ri- mốp. Bọn tù hình sự nhảy đến đánh con người táo bạo. Nhưng An-đư-rây đã nhanh hơn chúng nó. Bằng một cú thẳng của tay phải, anh đánh ngã một thằng, rồi tức khắc quay sang một tên khác. Anh tránh một cú vung mạnh, tiến tới sát thẳng cướp. Thằng kia định nhảy lùi nhưng không kịp. An-đơ- rây đã giáng cho nó một cú « ớp-pơ-cớt », cú thúc từ dưới vào đám rối dương. Thằng cướp kêu được một tiếng rồi quị xuống sàn.

        Người tù Hà-lan cũng chạy đến giúp An-đơ-rảy. Không cần mất nhiều thì giờ lắm, hai người đã bắt những tên cướp phải lùi rồi tháo chạy.

        — Sao câc cậu lại thế ?... Chúng nó đánh anh em mình mà các cậu lại đứng nhìn à ? — An-đơ- rây thở hổn hển, trận đánh nhau làm anh nóng lên — Sợ hay sao ? !

        Còn có nhiều điều An-đơ-rây chưa biết. Anh còn là « ma mới » trong Trại lớn. Anh chưa biết rằng những vụ đánh đập như thế xảy ra ở đây hàng ngày.

        Những người tù nín lặng.

        — Chờ đấy mà xem cầu sẽ bị như thế nào, —  Tre-xnô-cốp, một anh chàng dân Ki-ép buồn rầu trả lời. — Cậu tưởng mọi chuyện chỉ có thế là xong phải không ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2020, 11:47:03 am »

        
XX

        Lời đoán trước của người tù dân Ki-ép đã thành sự thật. Anh em vừa đi nằm thì bọn xanh đã kéo một đoàn đến khối. Đó là bọn «trâu Iăn» do thằng Tơ-rum dẫn đầu.

        Mọi người nằm im ở chỗ mình, họ thương hại nhin anh chàng mới đến : An-đơ-rây sắp bị chúng nó đánh...

        — Kiện tướng quyền Anh ở đây đâu rồi ? —  Tơ-rum hỏi, giọng nhạo báng.

        Lẩn trốn cũng vô ích. An-đơ-rây từ từ tụt trên giường ván xuống :

        — Đây, tao đây...

        Thằng cướp nhìn khắp người An-đơ-rây, dè bỉu:

        — Bộ xương này ấy à ? Kiện tướng quyền anh à !

        Hai thằng tù hình sự xum xoe thưa với Tơ-rum rằng đúng thế. Mắt chúng nó còn tím bầm.

        — Hà, hà ! — Thằng cướp nhe răng cười. —  Búng cho một cái là gục !

        Chúng nó ném cho An-đơ-rây đôi găng quyền Anh.

        — Đeo vào !

        Nhưng An-đơ-rây chưa kịp nhặt đôi găng. Mít-ten-đốp đã đứng bên cạnh anh. Người Hà-lan nhặt đôi găng đi đến trước mặt thằng cướp.

        — Tao cũng là võ sĩ quyền Anh. Ta thử chơi nhau xem. Chơi nhau cho đàng hoàng.

        Cặp lông mày trắng phếch của Tơ-rum giương lên hăm dọa.

        — Lại là mày, Mít-ten-đốp, mày đòi đấu à ? Tao nện mày còn ít hay sao ?

        — Chỉ định trọng tài đi !

        — Được, gắng mà chịu đòn — Tơ-rum bắt đầu đeo găng. — Tao sửa cho mày một trận đã. Để khởi động.

        An-đơ-rây biết rằng Mít-ten-đóp muốn cứu mình bằng cách gánh lấy cơn điên của bọn xanh.

        An-đơ-rây không tán thành. Nhưng Tơ-rum gầm lên :

        — Này bộ xương, mày nhìn xem và run lên đi ! Tao sẽ tính đến mấy cái xương của mày ngay đây !

        Anh em tù tránh ra dành một khoảng cho trận đấu.

        An-đơ-rây còn chưa biết rằng người bạn Hà-lan mới của anh đấu với Tơ-rum lần này không phải lần đâu. Anh ta đã nghiên cứu kỹ tất cả các miếng đòn giảo quyệt của thằng mới đây còn là võ sĩ. Bằng cách ra đấu, Mít-ten-đóp đã tự hy sinh, anh mong làm sao cho thằng cướp hung ác yếu đi ít nhiều. Anh không vững tâm tin ở An-đơ-rây. Anh lo rằng trong một trận đấu quyền Anh ác liệt, một trận đấu không khác gì một trận đòn hằn, ý chí của chàng thanh niên Nga sẽ bị bẻ gãy.

        An-đơ-rây cau có theo dõi trận đấu. Ngay mấy phút đầu, anh đã thấy rõ rằng thằng tù hình sự có khuôn mặt vuông và hai cái vai suối này đúng là một võ sĩ quyền Anh. Hơn nữa, một võ sĩ khá. Nó có luyện tập, nó di động nhẹ nhàng trên sàn, nó dễ dàng né tránh những miếng đòn và ra đòn vừa gắt vừa mạnh. Nó đã làm chủ tình thế.

        Mít-ten-đốp tự vệ một cách tuyệt vọng. Sức hai bên hơn kém qná nhiều. Dù cố gắng đến đâu, anh chàng Hà-lan cũng không thể chịu đựng quá một hiệp...

        Bọn tù hình sự sung sướng la hò chào mừng thắng lợi của Tơ-rum. Đến lượt An-đơ-rây.

        — Này thằng Nga, đừng có sợ ! — bọn xanh khuyến khích An-đơ-rây. — Mày phải lấy làm hãnh diện vì được một người A-ri-ăng chính cống đánh mày !

        — Mày mà đầu hàng, mà nằm xuống trước khi hết một phút thì chúng tao sẽ cho mày một trận đòn hội chợ !

        An-đơ-rây từ từ cởi áo, anh quẳng đôi giầy đế gỗ, xắn quần lên đến đầu gối. Như thế sẽ dễ đấu quyền Anh hơn. Anh bắt đầu buộc giây găng.

        — Này bộ xương, đừng sợ ! — Tơ rum nháy mắt với các bạn nó. — Dĩ nhiên tao sẽ không dùng hết sức để đánh mày đâu.

        Nó chắc mẩm trận đấu sẽ kéo dài không lâu. Một thằng lính Nga gầy quắt làm thế nào chống cự nổi với nó, một võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp, vẫn tiếp tục chăm lo giữ khả năng sẵn sàng thi đấu, vẫn luyện tập trong những điều kiện gay go của trại tập trung ? Phải, mà không biết nó có biết quyền Anh là gì không?

        Tơ-rum mở đầu trận đấu với nụ cười kẻ cả. Nó bắt đầu một cách tích cực. Y như con mèo vờn con chuột đã bị bắt để đùa, Tơ-rum tấn công. Nó đánh một cú thẳng bằng tay trái. An-đơ-rây tránh. Nó đánh bằng tay phải: cũng thế. Lại tay trái, lại tay phải, tay trái... An-đơ-rây né tránh những miếng đòn, lúc thì anh nghiêng minh sang bên, lúc thì luồn xuổng dưới miếng đòn. Anh giữ cho hai tay được tự do. Tự do để giáng trả những miếng đòn. Anh tiết kiệm sức lực, miếng trả miếng, phản công trả lời tấn công.

        An-đơ-rây hiểu rằng có nhiều điều quyết định kết quả của một trận đấu. Đây không phải chỉ là một trận đấu giữa hai người tù, mà hai người tù đều đã qua thử thách. Nhưng chẳng sao, An-đơ-rây đã sẵn sàng.

        Tơ-rum đã hiểu rằng kẻ đứng trước mặt nó không phải là một anh chàng ngú ngớ chưa biết gì. Trên mặt nó không còn có nụ cười kẻ cả nữa. Những ánh hung ác lóe lên trong cặp mắt ti hí xanh lè của nó. Rõ ràng là nó muốn kết thúc cuộc gặp gỡ bằng một đợt tấn công ồ ạt. Nó xông lên.

        Nhưng An-đơ-rây rất tỉnh táo. Anh lùi một bước, rồi không cần chuẩn bị gì cả, nã liên tiếp hai đòn ngắn gọn. Tơ-rum trúng đòn rồi. Nó khép chặt hai khuỷu tay vào sườn.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:56:52 pm »

             
        Những người xem, cả tù hình sự lẫn tù chính trị đều kinh ngạc. Tơ-rum, Tơ-rum vô địch, thủ lĩnh của lũ «trâu lăn» đã có một đối thủ xứng đáng ! Một thằng «trâu lăn» bước ra làm trọng tài trên vũ đài.

        — Nghỉ ! — trọng tài kêu lên khi An-đơ-rây bắt đầu dồn Tơ-rum. — Hết hiệp một !

        Hai võ sĩ rời nhau ra. Anh em đem đến cho An-đơ-rây một chiếc ghẽ đẩu. An-đơ-rây ngồi xuống. Mít-ten-đốp dùng một khăn bông ướt lau sát cho An-đơ-rây. Cuốc, một người tù chính trị khác nhét vào miệng An-đơ-rây một cái kẹo nhỏ.

        — Này, anh bạn, lấy lại sức đi.

        Thật là một món quà quí. Bao nhiêu năm nay mọi người không hề nhìn thấy đường. Đôi khi anh em tù đổi được của bọn tù hình sự một mẩu bánh hay một cái kẹo nhỏ bẵng một hộp đựng thuốc hay một cái bót làm ở xưởng. Thế mà anh tù này lại tặng An-đơ-rây cải kẹo kiếm được bằng bao nhiêu công sức, cả một sự ái mộ.

        Hiệp hai và hiệp ba cũng diễn ra căng thẳng như hiệp một. Nhịp điệu của trận đấu rất cao. Trọng tài luôn luôn lao tới gỡ hai võ sĩ ngoặc chặt lấy nhau. Luôn luôn có tiếng trọng tài hô : «Rời nhau ra !», «Lùi một bước !» Hai võ sĩ lùi một bước rồi lại xông lên giáp lá cà. Cả hai đều trao đổi những đòn rất nhanh, họ đánh loạn xạ, không bên nào chịu nhượng bộ. Họ đánh vào thân người, vào khuỷu tay, vào găng... An-đơ-rây đã mệt, anh thở khó khăn. Nhưng cả địch thủ của anh cũng thở hổn hển.

        Sau hiệp ba, khán giả kêu ầm lên :

        — Ai thắng ?

        — Tuyên bố người thắng đi !

        Nhưng trọng tài giơ tay:

        — Chủng tôi không tuyên bố người thắng.

        Nó cố cứu danh tiếng của Tơ-rum. Lũ «trâu lăn» tán thành quyết định ấy :

        — Tốt, tốt !

        Thằng Tơ-rum thở như kẻo bễ. Nom nó y như con ngựa bị quần đến kiệt quệ. Nó nín thinh tháo đôi găng to tướng ném xuống đất. Rồi nó mặc cái áo len dài tay vào, bỏ đi, chẳng chào ai. Bọn tù hình sự chuồn theo thủ lĩnh của chúng nó.

        Mít-ten-đốp giúp An-đơ-rây mặc quần áo. Tay An-đơ-rây run lên, mồ hôi vã ra trên khuôn mặt nhợt nhạt. Suốt đời anh chưa bao giờ thấy mệt như thế này. Ngay sau những trận đấu gay go nhất giành giải quán quân Trung Á, anh cũng không cảm thấy mình rã rời, bất lực như thế này : hai chân như bẵng bông, trong mạch máu không phải là máu mà là nước có ga...

        — Ta vào đi, An-đơ-rây, — Mít-ten-đốp đỡ tay An-đơ-rây.

        Con đường lên giường ván dài ra như vô tận. Được Mít-len-đốp và Ca-ri-mốp giúp, An-đơ-rây leo lên chỗ của anh, rồi không cởi quần áo, cứ thế nằm vật lên đệm và lập tức ngủ thiếp đi ngay.

        An-đơ-rây không nhớ mình đã ngủ bao nhiêu lâu. Anh tỉnh dậy vì có người lay vai anh. An-đơ- rây mở mắt ra. Ca-ri-mốp leo lên giường ván với An-đơ-rây. Tà áo ngoài của Ca-ri-mốp phồng lên. Ca-ri-mốp nhìn quanh, thấy không có ai theo dõi, bèn khẽ bảo An-đơ-rây :

        — Này, anh bạn đồng hương.

        Ca-ri-mốp đặt trước mặt An-đơ-rây một bát nhỏ xúp cải củ đặc.

        — Cám ơn, — An-đơ-rây trả lời bằng tiếng U- dơ-bêch.— Thế cậu ăn chưa ?

        — Đây là các bạn của cậu gửi cho cậu đấy.

        — Thế thì ngòi xuống đây, Batưa a-ca1, chúng mình cùng ăn.
        
— Không. — Ca-ri-mốp mỉm cười, — đây là dành riêng cho cậu. Của các bạn đấy.

        An-đơ-rây đẩy cái bát rất cẩn thận, cho xúp khỏi sánh ra :

        — Mình không ăn một mình đâu !

        — Không, cậu ăn đi, — giọng nói thầm thì của Ca-ri-mốp có vẻ như ra lệnh. — Hai chúng mình ai lớn hơn, ai nhiều tuổi hơn hả ?

        — Cậu nhiều tuổi hơn mình.

        — Ấy đấy ! Mình lớn hơn cậu. Như thế là mình có quyền ra lệnh. Nhưng không phải mình ra lệnh, mà là tất cả các đồng chí lớn tuổi ra lệnh thông qua mình. Rõ chưa ?

        — Không hoàn toàn như thế.

        — Tạm thời như thế đã tốt rồi. Cần phải như thế mới được. — Ca-ri-mốp đẩy cái bát về phía An-đơ-rây. — Ăn đi, người anh em đồng hương, cố tích thêm sức ! Sức của cậu cần cho chúng mình. Cần cho đấu tranh.

        Cái tin về trận đấu giữa An-đơ-rây và Tơ-rum, một trong những thằng cướp hung ác nhất, đã được truyền qua tất cả các khối. Nhiều người không quen biét đã đến tìm An-đơ-rây, bắt tay anh. Một người tù Đức đem đến cho An-đơ-rây một suất bánh mì. Một nhóm người Tiệp-Khắc đem đến củ khoai tây luộc.

        — Anh bạn ạ, đây là quà của khối chúng tôi gửi cho anh đấy.

        Hai hôm sau, kiểm tra buổi chiều xong, trưởng khối An-phơ-rết Bun-chon vào khối và bảo An-đơ- rây :

        — Đem ấm trà và nước sôi vào cho tao !

        Trong căn phòng nhỏ của trưởng khối có hai người tù ngồi qnanh chiếc bàn vuông. An-đơ-rây nhận ra ngay một người.

        — Đồng chí trung tá, chào đồng chí !

        Người kia cũng mặc quần áo vằn có hình tam giác đỏ, cũng đi giầy đế gỗ, nhưng An-đơ-rây chưa quen. Anh ta nhìn chàng võ sĩ bằng cặp mắt nâu xẫm long lanh nét cười.

        Đồng chí Xmiếc-nốp giới thiệu :

        — Đây là đồng chí Lép-sen-cốp. Đồng chí ấy quan tâm đến hoạt động thể thao của cậu đấy.

        Hai người làm quen với nhau.

        — Thể thao gì ở đây, thưa các đồng chí, —  An-đơ-rây thở dài, — nếu như trong tay tôi không có đôi găng mà có khẩu tiều liên...

        — Việc gì cũng phải chờ đến lúc của nó, — Lép-sen-cốp dịu dàng nói lại.

        Lép-sen-cô nói giản dị, nhưng trong giọng nói của anh, An-đơ-rây nhận ra một cái gì của riêng những người chỉ huy quân sự. An-đơ-rây biết rằng người ngồi trước mặt anh là một trong những người lãnh đạo hoạt động bí mật. « Có thế chứ, — tim An- đơ-rây sung sướng đập dồn dập, — có thế chứ !».

        — Nào, sao cậu cứ đứng ỳ ra đấy, cho ấm trà lại đây, — đồng chí Xmiếc-nốp đẩy một chiếc ghế đẩu. — Ngồi vào bàn đi.

        Hai người đưa cho An-đơ-rây một củ khoai tây luộc to và rót cho một ca nước sôi. An-đơ-rây hết sức sung sướng nhấm nháp từng miếng khoai tây nhỏ không bóc vỏ và uống nước nóng. Ngon quá ! Nhưng anh bỗng nhận thấy Xmiếc-nốp và Lép-sen- cốp chỉ uống nước mà không ăn khoai. Đồng chí Xmiếc-nốp bắt gặp ánh mắt của An-đơ-rây.

        — Ăn đi, ăn đi. Bọn mình ăn rồi.

        Nhưng An-đơ-rây không ăn nữa. Anh bẻ rất cẩn thận củ khoai thành những phần đều nhau:

        — Bày giờ thì tôi thết hai đồng chí.

        Ba người vừa uống nước vừa nói chuyện. An- đơ-rây kể tiểu sử của anh.

        — Tôi không muốn ở lại đây lâu đâu, — An-đơ- rây kết luận. — Hễ có khả năng là tôi trốn ngay ! Chỉ cần tập hợp được những anh em đáng tin cậy...

        — Việc gì cũng phải chờ đến lúc của nó, — Lép-sen-cốp nhắc lại câu thành ngữ của anh, rồi nhìn vào mắt An-đơ-rây mà nói rằng trung tâm bí mật đề nghi An-đơ-rây tham gia những «trận đấu quyền Anh » mà bọn tù hình sự tổ chức.

        An-đơ-rây rứt khoát từ chối.

        — Tôi không muốn giúp bọn đê tiện ấy tiêu khiển đâu.

        — Không, cậu phải tham gia, — Lép-sen-cốp nói lại. — Cần phải cho tất cả mọi người thấy sức mạnh của người Nga và nghệ thuật quyền Anh Liên Xô. Cậu phải chứng tỏ rằng tinh thần yêu nước xô-viết mạnh hơn hết thảy !

        An-đơ-rây suy nghĩ. Tham gia những cuộc «thi đấu» này mà có kết quả thì tất nhiên làm bọn tù hình sự tức tối. Chúng nó sẽ báo cáo với bọn SS và bọn này sẽ cho anh vào lò thiêu xác...

        — Tôi là một chiến sĩ,— An-đơ-rây trả lời Lep- sen-cốp. — Tôi sẵn sàng hoàn thành mọi mệnh lệnh.

----------------------
       1. Tiếng U-dơ-bếch, nghĩa là «anh Ba-tưa». «A-ca» chỉ người nhiều tuổi hơn mình. Ba-tưa là tên, còn Ga-ri- mốp là họ (người dịch).
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2020, 05:08:57 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2020, 05:09:56 am »


XXI

        Một ngày mờ đầu như thế này làm y tá trưởng Các Pai của Viện vệ sinh sung sướng. Sáng nay cũng chẳng có gì khác sáng hôm qua : vẫn buổi bình minh đầy sương mù, vẫn ngọn gió ẩm lạnh thấu xương thường thổi ở Bu-khen-van, nhưng hôm nay thời tiết âm u không ảnh hưởng gì đến tinh thần của người tù chính trị Các Pai. Trước đây không lâu lắm, anh còn là một bác sĩ trẻ nhưng đã khá nổi tiếng của một bệnh viện ở Han-nô-vơ, nhưng ngày nay anh là y tá trưởng của Viện vệ sinh trong trại tập trung Bu-khen-van.

        Các Pai coi cuộc sống là một điều cực kỳ bí ẩn, nhìn chăm chú về phía trước đến mấy cũng không thể thấy rõ ngày mai có chuyện gì đang chờ đợi mình. Kinh nghiệm bản thân đã làm cho Các Pai tin tưởng ở chân lý ấy. Vốn tính rụt rè, lại hoảng sợ trước những hành động lồng lộn của bọn phát- xít đang áp đặt cái gọi là «trật tự mới» ở nước Đức cổ kính hồn hậu, người bác sĩ trẻ tìm cách lẩn tránh mọi hoạt động xã hội và đứng bên ngoài tất cả những việc gì mà anh cho là có thể ảnh hưởng đến thanh danh của một con người trung lập. Các Pai không dính dáng đến chính trị. Anh mơ ước con đường sự nghiệp của một nhà giải phẫu.

        Nhưng chính trị lại không thờ ơ với Các Pai. Một ngày mùa đông rực nắng, bọn Ghe-xta-pô ầm ĩ ập vào phòng mổ, để lại những vết ủng vừa to vừa bẩn trên sàn. Các Pai bị kết tội tù... Nhưng muốn bắt người thì chúng chẳng cần có những lời kết tội quan trọng, đã được xác minh, mà chỉ cần chỉ vào chiếc sơ-mi đen mà người ấy mặc để nói rằng người ấy chống lại «trật tự mới». Vậy thì kẻ nào đã vu khống Các Pai ? Anh cũng không biết. Chắc hẳn là một trong những bạn đồng nghiệp cùng làm việc với anh, nhưng không ưa tài năng và những thành công của người bác sĩ trẻ. Các Pai không bị giữ lâu trong xà-lim của bọn Ghe-xta-pô. Hễ anh định tỏ lòng căm phẫn và nói lên sự thật là bị chúng chặn đứng bằng nắm tay và dùi cui cao- su. Đến lần hỏi cung thứ mười thì anh bỏ mặc cuộc đời, và trong một trạng thái gần như mê man bất tỉnh, anh nhận tất cả các tội chính trị và tự tay ký vào các bản « cung khai ».

        Sáng hôm sau, tên thẩm vấn bước vào phòng giam, lần này nó mặc quân phục đại úy. Nó chúc mừng Các Pai về kết quả tốt đẹp của cuộc điều tra, nó khuyên anh từ nay vẫn cứ nên khôn ngoan biết điều và giữ gìn sức khoẻ. Rồi bọn nó đọc bản tuyên án, tống anh lên một toa xe, giải đến Bu- khen-van.

        Thế là Các Pai trở thành một tội phạm quốc gia, một tù chính trị. Chúng nó dùng tông-đơ điện cắt một dải tóc rộng từ cái trán cao của anh ra sau gáy, cho anh mặc bộ quần áo vằn của tù khổ sai, áo và quần đều có đính 4 con số thay cho họ và tên của anh, bên dưới con số lại khâu thêm một hình tam giác bẳng vải màu đỏ tươi : dấu hiệu của tù chính trị. Thật ra thì đến đây đã có thể chấm dứt phần miêu tả tiểu sử của Các Pai, vì trong những năm sống sau dây thép gai ở Bu-khen-van, tiểu sử của anh cung chẳng có gì thay đổi đặc biệt, nếu không tính tới một chuyện là thời gian gần đây bọn cầm quyền trong trại đã để ý đến anh. Chúng nò nhớ tới Các Pai bốn năm sau khi anh đến trại tập trung, tức là mùa thu năm 1941, khi những tên cao cấp ở Béc-lin đến để cấp tốc tổ chức Viện vệ sinh với nhiệm vụ đặc biệt. Chúng rút ngay hồ sơ của Các Pai ra trong hệ thống phích khổng lồ. Trong đó còn có những lời chứng thực rằng xưa kia anh là một cán bộ y tế. Hai bàn tay và bộ óc của nhà giải phẫu còn cần thiết. Thế là Các Pai, một tù chính trị, gốc Đức, có trình độ bác sĩ, được trao một chức vu quan trọng: y tá trưởng...

        Nhưng đồng thời những năm sống trong đau khổ và tủi nhục không phải không để lại dấu vết gì trong Các Pai. Nhiều người Đức tự coi mình là «trung lập», cố lảng tránh đời sống xã hội, xa rời chính trị, mù quáng cam phận và tin tưởng vào kết quả tốt đẹp cuối cùng, nhưng sau khi chạm trán với chủ nghĩa phát-xít, sau khi qua địa ngục của các nhà giam Ghe-xta-pô, họ bỗng nhiên nhận ra sai lầm cũ của mình. Việc ấy cũng đã xảy ra với Các Pai. Ngay khi anh bắt đầu «quen dần » với cương vị mới của mình (cũng nói thế này cho nhẹ thôi), thì bỗng xảy ra bước ngoặt quan trọng nhất trong đời anh : anh bắt đầu suy nghĩ. Thật ra, ngay trước kia anh cũng rất có năng khiếu này, nhưng hồi ấy, trước khi đến Bu-khen-van, toàn bộ tư tưởng của anh bị hạn chế trong y học và phạm vi hẹp hòi của những quyền lợi cả nhân. Nhưng ở đây, anh tựa như sáng mắt ra. Hình như anh leo lên một bậc thang cao hơn để nhìn thế giới và cuộc đời. Một người bạn cùng cảnh không may là Cơ- ra-mơ, tù chính tri, làm bác sĩ trưởng của bộ phận điều trị trong bệnh viện của anh em tù. Cơ-ra-mơ đã giúp Các Pai nhận thức rõ trong cái khối hỗn mang của các sự kiện chính trị. Các Pai càng ngẫm nghĩ, càng đối chiếu quá khứ và hiện tại của mình, thì lòng căm thù của anh đối với chủ nghĩa phát-xít càng sâu. Bọn phát-xít cũng không phải không giúp đỡ cho nhà phẫu thuật có sự chuyển biến này trong cách nhìn thế giới. Trong trại tập trung, Cảc Pai đã trở thành một người chống phát-xít.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2020, 05:10:46 am »


        Bác sĩ Cơ-ra-mơ đã giúp Các Pai gần gụi với những người cùng chí hướng, và Các Pai đã sốt sắng tham gia đấu tranh bí mật.

        Hôm nay y tá trưởng của Viện vệ sinh Các Pai lấy làm vừa ý thấy một ngày đã bắt đầu như thế này. Công việc buổi sáng đã thành công hiếm có. Ngay trước khi tên bác sĩ trưởng là thiếu tá SS A- đon Hô-vơn đến Viện, anh đã kịp tới vài chỗ, làm xong vài việc trước kia phải mất gần như hàng tuần mới làm được. Trong số các việc ấy, chủ yếu là anh đã lấy được những tờ sô-nung.

        Tối hôm qua, Cơ-ra-mơ đến kéo Các Pai sang một chỗ và bảo :

        — Cần có ngay những tờ sô nung.

        — Tôi không có tờ nào cả.

        — Tinh hình trở nên gay go đấy, — Cơ-ra-mơ nắm cố tay Các Pai, rỉ tai anh, —cần phải cứu các sĩ quan Nga. Hôm qua họ bị tống vào Trại nhỏ. Đưa vào bệnh viện thì nguy hiểm, cậu đã biết Ây- den rồi chứ? Cái chết nắm chắc trong tay. Cần phải có sô-nung,

        Các Pai sửa lại kính, suy nghĩ một lát rồi trả lời :

         — Sờm nhất cũng phải ba bốn hôm nữa. Ngay những tờ chưa ký tôi cũng không có.

        — Cậu cố nhé. Chúng mình sẽ gặp nhau ở chỗ mình, ở phòng bệnh nặng.

        Nhưng nửa giờ trước đây, Các Pai đã làm xong việc lấy trong tủ sắt của thằng quản những giấy in sẵn của bệnh viện. Hàng trăm tờ giấy hồng hồng mới toanh, loạt soạt như một tập giấy bạc, làm túi quần vằn trễ xuống một cách thú vị. Ở Bu- khen-van, những tờ sô-nung được đánh giá đắt hơn tiền. Mỗi tờ đem lại những cái lợi hơn cả tiền hay châu báu, vì với tiền và châu báu không thể nào mua được sự giải thoát khỏi những công việc khổ sai đến kiệt lực. Nhưng tờ sô-nung nhỏ bé màu hồng lại làm cho người có nó thoát khỏi công trường đá, nơi sự sống còn của người tù tùy thuộc vào tâm trạng của bọn giám thị. Tờ sô-nung làm cho người ta có quyền ở lại trong trại, được nghỉ ngơi một thời gian ngắn.

        Bây giờ còn phải làm việc chủ chốt : chờ lúc thuận lợi, khi tên thiếu tá SS, bác sĩ Hô-vơn đi ra thì lẻn vào phòng làm việc của nó, đóng dấu vào những tờ giấy của bệnh viện. Nhưng xem tình hình mọi mặt thì tên bác sĩ trưởng chưa sắp sửa ra khỏi phòng làm việc. Người y tá trưởng đã hai lần nhìn vào chỗ tên thiếu tá SS, nhưng cả hai lần đều chỉ thấy một điệu : Hô-vơn đang viết. Nó đang viết gì thì đại khái Các Pai cũng biết. Tên bác sĩ trưởng hình như đang lúi húi với bản luận án tiến sĩ của nó. Hiếm có những giờ như thế này, vì phần lớn thời gian của một ngày, tên thiếu tá SS thường ở trong phòng thí nghiệm bệnh lý hay trong bộ phận thí nghiệm, nơi thử những chế phẩm mới, hoặc ngồi ở chỗ các nhân viên hóa học và sinh học, kiểm tra chặt chẽ việc sản xuất chất huyết thanh hiệu nghiệm chống bệnh thương hàn phát ban. Huyết thanh này làm bằng máu của anh em tù. Trong thời gian gần đây, các đơn hàng đặt làm huyết thanh chống thương hàn tăng vọt lên. Huyết thanh được gửi với số lượng rất lớn sang Mặt trận phía Đông. Xét theo các đơn hàng gửi tới, dịch thương hàn đang làm mưa làm gió trong các đơn vị quân đội «chiến thắng» của quốc trưởng.

        Sử dụng quyền của mình là y tá trưởng, Các Pai tới cả chỗ các nhân viên sinh học. Họ đang chuẩn bị gửi đi một loạt huyết thanh mới. Chỉ còn phải điền vào những giấy tờ cần thiết. Bao giờ Hô-vơn cũng làm lấy các thủ tục này. Sau lần bị lên án, nó bắt đầu nghi ngờ, không tin bọn giúp việc.

        Các Pai đã hai lần báo cáo Hô-vơn rằng các ống huyết thanh đã dược đóng gói xong, sẵn sàng để gửi đi, nhưng tên kia không vội ra ngay. Nó cứ viết.

        Các Pai không làm được gì khác, ngoài việc chờ đợi. Chờ hoàn cảnh thuận lợi. Để khỏi thu hủt sự chú ý của bọn SS luôn luôn sục sạo trong Viện, anh chép lại vào cuốn nhật biên to những bản tổng hợp gửi tới từ những bộ phận khác về số người bệnh, tình trạng sức khỏe, số người chết, v.v...

        Bỗng có tiếng chuông điện thoại. Các Pai nhấc ống nghe lên. Có người hỏi Hô-vơn. Anh nhận ra tiếng nói ồm ồm trầm trầm của tên sĩ quan tùy tùng SS của tư lệnh Bu-khen-van.

        — Bác sĩ Hô-vơn đang rất bận, — Các Pai trả lời.

        — Nói lại ngay với bác sĩ rằng đại tá Các Cốc gọi bác sĩ lên. Bác sĩ phải lên ngay, lên ngay lập tức gặp ngài tư lệnh Bu-khen-van, nghe rõ không, đồ ngu !

        — Xin tuân lệnh !

        Các Bai đặt ống nghe sang bên, cất cuốn nhật biên số liệu dầy vào trong ngăn kẻo rồi mở rất nhẹ nhàng cánh cửa to của phòng làm việc.

        — Thưa bác sĩ Hô-vơn !

        — Có việc gì thế?

        Bác sĩ Hô-vơn mặc chiếc áo choàng trắng bên ngoài bộ quản phục sĩ quan, không ngồi sau bàn giấy như mấy phút trước đây, mà đứng quay lưng ra cửa. Hắn chống hai tay vào tường, nhìn qua một cửa sỗ bí mật rất nhỏ. Các Pai chưa biết chút gì về cửa sổ này. Đó là cả một điều phát hiện mới đối với người y tá trưởng. Anh không ngờ rằng ngồi ở bàn giấy vẫn có thể theo dõi công việc trong căn phòng đặc biệt ở bên cạnh.

        — Các anh cũng đã biết, — giọng tên thiếu tá SS có Vẻ bực tức, — trong giờ này tôi không tiếp một ai cả.

        — Thưa bác sĩ Hô-vơn, ngài đại tá Các Cốc cho mời ngài.

        — Được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM