Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:14:49 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11927 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:22:07 am »


       Vừa bước qua ngưỡng cửa bệnh viện, Cô-tốp đã được Lép-sen-cốp ôm chầm lấy. Lép-sen-cốp là người phụ trách ban tuyên truyền cổ động.

       — Vào đi, vào đi. Mọi người chờ cậu đã lâu rồi.

       Rồi Lép-sen-cốp dẫn Cô-tốp tời gần một người

       Đức lạ mặt, lùn lùn, vạm vỡ, má bầu bầu, mặc áo vằn cũng như tất cả anh em tù chính trị.

       — Chính đồng chí ấy đây, Cô-tốp đây, nhà lý luận của chúng tôi đấy.

       Người kia nở một nụ cười hồ hởi, lộ hai hàm răng đều đặn, hai con mắt sắc sáng lên và ấm áp. Người ấy chìa cho Cô-tốp một bàn tay nhỏ nhắn.

       — Tôi là Van-te... Van-te Bác-tên.

       Trong những buổi họp của trung tâm Nga, cũng như qua những câu chuyên của Lép-sen-cốp, Cô- tốp đã được nghe nhắc tới nhiều lần tên của Van- te Bác-tên, người lãnh đạo tổ chức chống phát-xít bí mật của Đức ở Bu-khen-van. Nhưng đây là lần đầu tiên anh được đích thân gặp người cộng sản Đức này. Cô-tốp nói tên mình và bắt tay Bác-tên thật chặt.

       — Xchê-pan, Xchê-pan, lại đây đã, — Lép-sen- cốp gọi, —giúp bọn mình nói chuyện với nhau nào.

       Xchê-pan là một anh chàng to lớn hai mươi ba tuổi, có bộ mặt cởi mở của người Nga và hai con mắt trong như bầu trời trên sông Von-ga. Anh ta bực mình lầu bầu :

       — Đấy, họ đã lộ rõ những sai lầm khuyết điểm hồi còn học ở nhà trường rồi đấy. Đồng chí Cô-tốp ạ, đáng là phải học thứ tiếng nước ngoài ấy chứ đừng có « cóp » bài cho xong chuyện...

       Nhưng Xchê-pan bỗng nhìn thấy Bác-tên mà vừa nãy anh chưa nhận ra sau lưng Cô-tổp. Anh ngắc ngứ một lát rồi nói thêm giọng nghiêm trang :

       — Người phiên dịch thi cũng như nhà ngoại giao, bao giờ cũng phải đề cao mình.

        Bác-tên hiểu được nghĩa lời vừa nói, anh nói bằng tiếng Nga :

       — Tôi có hiểu đôi chút.

        Mọi người đều cười.

       Sau đó Bác-tên nói bằng tiếng Đức. Xchê-pan nghiêng nghiêng đầu về phía Bác-tên, cố nắm từng lòi Bác-tên nói rồi dịch rất nhanh :

       — Đồng chí Cô-tốp ạ, trung tâm quốc tế truyền đạt với đồng chí lời cám ơn hết sức chân thành về bài viết của đồng chí. Bài ấy đã được dịch sang tiếng Đức và tiếng Pháp. Đồng chí đã viết đặc biệt xuất sắc đoạn nói về cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa xét lại quốc tế, trong đó đồng chí đã dẫn những đoạn rất dài của Lê-nin. Đồng chí có một trí nhớ quả là ghê gớm !

       Hai vành tai Cô-tốp đỏ hồng lên. Anh không quen nghe lời khen ngợi. Trong ba mươi hai năm cuộc đời của anh, Cô-tốp đã nhiều lần khen người khác, nhưng anh quen có thái độ nghiêm khắc và đòi hỏi cao đối với mình. Là con một công nhân bến tầu, bôn-sê-vich, theo Lê-nin, Cô-tốp đã lao động và học tập từ khi được giác ngộ đến nay. Cô-tốp còn nhớ được những gì về thời thơ ấu của anh, về bố mẹ anh ? Bố anh là Đi-mi-tơ-ri Cô-tốp đã phải trốn bọn hiến binh Nga hoàng, đem cả một gia đình lớn rời bỏ I-giếp-xcơ đến ở A-xtơ-ra- khan. Tại thành phố cảng lớn này, người cán bộ hoạt động tích cực trong những trận chiến đấu cách mạng năm 1905 vẫn tiếp tục làm công tác bí mật. Cả nhà bữa đói bữa no, món ăn chỉ có cá. Trong nhà thường không có bánh mì, nhưng hầu như ngày nào cũng có khách, đó là những anh em dân chài, phu khuân vác, công nhân bến cảng. Khỏe mạnh, da rám nắng, quần áo họ nồng nặc mùi biển, mùi dầu ma-dút, mùi muối. Cô-tốp còn nhớ rằng các bác râu xồm ấy thường ngồi đến gà gáy để dọc bên ngọn đèn dầu những tờ giấy gì không biết.

       Nhà Cô-tốp ở ngay đầu cảng, trong ca-bin của một chiếc xà-lan cũ. Vì thế con trai các nhà buôn ở cảng chế Cô-tốp là « thằng không có nhà ». Anh còn trả lời thế nào được nữa ? Cô-tốp còn nhớ những bàn tay sần sùi của các bác phu khuân vác ở cảng vụng vè chùi nước mắt và xoa đầu anh.

       — Cháu thật là kỳ quặc ! Xà-lan là một chiếc tầu cơ mà. Một chiếc tầu thật sự, tầu đi biển đấy. Ai cũng có nhà nhưng ít người có tầu biển. Người anh em ạ, cháu phải lấy làm hãnh diện mới phải ! Còn về chuyện nhà cửa thì cháu đừng lo. Bao giờ cháu lớn, người anh em của các bác sẽ có một ngôi nhà. Một tòa lâu đài !

       Thế là Cô-tốp bắt đầu kiêu hãnh tự xưng :

       — Tao là Cô-tốp ở xà lan.

       Bố Cô-tốp mất khi đất nước chìm trong khói lửa của Đại chiến thế giới lần thứ nhất. Chỉ còn ba năm nữa là được hưởng những ngày tươi sáng của Cách mạng tháng mười, nhưng nhà hoạt động bí mật lão thành Đi-mi-tơ-ri Cô-tốp đã không sống được tới ngày ấy. Ông đã không được nghe tiếng gầm của những khẩu pháo trên chiến hạm « Rạng đông », không được chính mắt nhìn thấy điều mà ông đã hiến dâng cả cuộc đời để giành lấy. Những ngày bị giữ trong các sở hiến binh và những năm tù đầy đã hủy hoại sức khỏe của ông. Hai anh và một chị của Cô-tốp ở lại A-xtơ-ra-khan. An-đơ-rây và I-van làm việc ở xưởng đóng thùng còn Li-đi-a thì làm việc ở xưởng may. Bà mẹ cùng với Cô-tốp và hai em Cô-tốp là Ma-ri-a và An-na về ở với ông ngoại Cô-tốp ở tỉnh Ri-a-dan.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2020, 06:38:21 pm »

         
        Cách mạng tháng Hai còn được ghi lại trong trí nhớ như một ngày hội vui tươi. Những người nông dân buộc ảnh Nga hoàng vào đuôi ngựa, còn những thằng bé thì vừa đuổi con ngựa, vừa ném những nắm tuyết bẩn vào tên vua chuyên quyền. Cô-tốp cũng còn nhớ cuộc biểu tình thứ hai, hồi ấy đã là tháng mười. Bà mẹ treo trên tường một băng vải đỏ bên dưới ảnh ông bố, còn bên ngoài hàng rào, những người nông dân chia ruộng của địa chủ. Sau đó, đến năm hai mươi, trong nhà có tang. Người ta đem đến nhà một bức thư cho biết hai anh I-van và An-đơ-rây cùng với cô y tá Liđia đã hy sinh trong những trận chiến đấu gần Pê-rê-cốp...

       Cô-tốp đến trường muộn, khi đã là một thiếu niên. Việc học tập thu hút Cô-tốp, chính quyền Xô- viết tạo ra cho con trai người công nhân bến cảng mọi khả năng để trau dồi kiến thức. Trước mặt Cô- tốp đã mở ra con đường mà hai người anh đã hy sinh của Cô-tốp hằng mơ ước, con đường được ông bố hiến dâng cả cuộc đời để xây dựng.

       Cô-tốp khát khao học tập. Trung học, những lớp sư phạm một năm, rồi « đại học công nhân ở nhà » và cuối cùng, năm 1935, ban hàm thụ của Trường đại học Mát-xcơ-va về lịch sử, triết học và văn học. Cô-tốp vừa làm việc vừa học tập.

       Năm 1939, anh được gọi vào quân đội, nhưng trong quân đội anh vẫn học tiếp. Anh say mê triết học của chủ nghĩa Mác, duy vật biện chứng, anh gần như thuộc lòng nhiều tác phẩm của Mác, Ăng- ghen, Lê-nin. Cô-tốp được mời đến trường Đảng của sư đoàn, anh mải mê trình bày với các cán bộ chỉ huy những bài giảrg về lịch sử Đảng cộng sản, lịch sử cận đại, duy vật biện chứng.

       Tháng năm, năm 1941 được ghi lại trong tri nhớ của Cô-t6p như một tháng hạnh phúc nhất trong đời anh. Anh, một đoàn viên thanh niên, chính trị viên, được gia nhập hàng ngũ Đảng của Lê-nin ! Vài ngày sau đồng chí chỉ huy trung đoàn ký giấy cho Cô-tốp nghỉ phép.

       — Đồng chỉ lên Mát-xcơ-va đi, đồng chí Cò-t6p ạ, đồng chí hãy tham gia kỳ thi của Nhà nước.

       Rồi khi chia tay, trung đoàn trưởng nói thêm :

       — Đồng chí Cô-tốp ạ, đồng chí đừng vội rời bỏ quân đội. Chúng tôi còn cần có những người như đồng chí.

       Tháng năm và tháng sáu qua lúc nào không; biết. Cuối cùng đến ngày thử bảy 21 tháng sáu, Cô- top qua lần sát hạch cuối cùng. Sau những ngày căng thẳng, Cô-tốp muốn được sống một mình, sống riêng với những cảm xúc và ý nghĩ của mình. Anh đi lang thang trong thành phố, bên bờ sông Mát- xcơ-va, trên Hồng trường, quanh điện Cơ-rem-li. Anh, con trai một công nhân bến tầu, đã tốt nghiệp trường cao nhất, trường đại học triết của thủ đô ! Phải chăng là một giấc mơ, phải chăng là một chuyện thần thoại đẹp? Anh đã mơ ước những gì? Những ước mơ hết sức tươi sáng và hấp dẫn. Nhưng sáng hôm sau vang lên tiếng nói đầy lo âu của người phát thanh :

       — Nước Đức phát-xít... không tuyên chiến... đã bội ước, tiến công...

       Vẻ mặt của thủ đô lập tức thay đổi hẳn. Những người qua đường đều có vẻ âm thầm, lo lắng. Đến đâu anh, cũng được mọi người lễ phép nhường đường. Anh đến một quán giải khát, xếp hàng. Nhưng mọi người nánh ra cho anh lên trước !

       — Các đồng chí bộ đội không phải xếp hàng. Đồng chí trung úy, mời đồng chí lên trước!

       Một giờ sau, Cô-tốp vào phòng đồng chí giám đốc trường đại học để đề nghị nhà học giả già trao trước bằng cho anh, không chờ lễ phát bằng.

       — Chàng thanh niên ạ, chiến tranh là chiến tranh, mà qui tắc thủ tục là qui tắc thủ tục, — vị giáo sư tóc bạc trả lời nhẹ nhàng, — hơn nữa, tôi được biết rằng đồng chí đã có giấy nghỉ phép trong tay rồi.

       Cô-tốp không chờ lễ liên hoan tốt nghiệp. Ngay hôm ấy xe lửa đưa anh ra mặt trận. Và hai ngày sau anh đã thay thế chính trị viên vừa hy sinh để cùng đại đội súng máy đánh bật một đợt tấn công của bè lũ Hít-le. Những trận chiến đấu ác liệt ở Đơ-nhét, trong vùng Đu-bốt-xa, ở ga Cô-lô-xốp-ca, trận phòng ngự ở Nhi-cô-la-ép, Khéc-xôn. Quân thù thèm khát vùng Đôn-bát, chúng vươn tay tới « phòng nồi hơi của toàn Liên bang Chỉnh trị viên Cô-tổp nay đã là chính ủy trung đoàn. Anh động viên anh em chiến sĩ xông lên phản công, chặn xe tăng bằng lựu đạn, chống cự đến viên đạn cuối cùng, và rút khỏi chiến đấu, một đêm đi tới bốn mươi ki-lô-mét, để sáng hôm sau lại chiếm lĩnh vị trí phòng ngự mới và dùng hỏa lực chặn đường quân địch xông tới.

       Trong những ngày đầu tháng bảy năm 1942, những trận chiến đấu đặc biệt ác liệt diễn ra ở gần ga Min-lê-rô-vô. Những đợt tấn công của bè lũ Hít- le cứ nối tiếp nhau. Ban đêm có những tin đáng lo ngại : sau khi chọc thủng Mặt trận phía Nam, xe tăng phát-xít xông vào đột phá khẩu, cánh bên phải của chúng lao về phía Vô-rô-nhe-giơ, cánh bên trái cắt đứt những đơn vị trong đó có Cô- tốp chiến đấu, xông tới Rô-xtốp. Ngay đêm ấy chính ủy trung đoàn triệu tập các đảng viên cộng sản. Đó là buổi họp Đảng cuối cùng của anh khi còn tự do.

       Sáng hôm sau, chính ủy lao mình lên tấn công. Anh đem chính mình làm gương, lôi cuốn những chiến sĩ đã mệt mỏi rã rồi.

       Nhưng mọi người đã không chọc thủng được vòng vây. Một tiếng nổ vang lên ngay bên cạnh Cô-tốp, có cái gì rất nóng đốt cháy sườn bên trải của anb. Cô-tốp ngã xuống, bất tỉnh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2020, 06:40:03 pm »


       ... Cô-tốp tỉnh lại vì cảm thấy lạnh lạ lùng. Anh mở mắt. Ý thức dần dần sáng ra. Những việc xảy ra mấy ngày qua lần lượt chập chờn hiện ra : trận tấn công, tiếng nổ... Chẳng nhẽ mình đã bị bắt làm tù binh ?...

       Theo linh tính, anh đưa tay lên túi ngực.., Trong túi không có gì cả. Anh lại sờ nắn áo quân phục lần nữa. Áo của người khác... Thế các chiến sĩ của anh đâu ? Ai đã bị bắt làm tù binh ? Thẻ Đảng đâu ?!

       Lúc ấy, Cô-tốp đã sống những phút khủng khiếp nhất trong đời anh. Mãi sau, trong trại tập trung của bọn Đức, chiến sĩ xe tăng Ga-bê-ép mới kể rằng anh ta đã cùng các bạn khiêng Cô-tốp ra khỏi khu vực chiến đấu để cứu chính ủy trung đoàn. Họ giấu chính ủy trong một khe hẻm, họ đốt thẻ Đảng và giấy má của anh rồi mặc quần áo chiến sĩ cho anh. Họ cố tìm cách đưa người chính ủy bị thương ra khỏi vòng vây nhưng họ đã bị bọn phát-xít phát hiện.

       Thế là bắt đầu một chặng đường dài đầy đau khổ nhục nhã. Những trại tập trung ở thung lũng Min-lê-rô-vô, ở Đác-nhit-xa, Vơ-la-đi-mia Vô-lun- xki, Phen-nô-xtan. Ở Đức, một người có trình độ cao đẳng như anh bị chúng nó bắt làm nô lệ và bắt làm việc trong một nhà máy đường. Nhưng làm thế nào bắt được một con người Xô-viết trở thành nô lệ ? Cô-tốp kiếm được một hộp diêm, bèn vặn thêm vào đó một cái bùi nhủi bằng bông và làm việc phá hoại đầu tiên. Trước bữa tối, anh châm « quả mìn » của anh rồi ném vào phân xưởng ở bên cạnh kho.

       Cháy đùng đùng ba ngày liền. Phân xưởng và nhà kho lớn đều ra tro.

       Anh em tù binh phải tập hợp. Thằng chủ dọa họ sẽ bị tra tấn ở sở Ghe-xta-pô và bị xử bắn. Cô- tốp kiên quyết dự định sẽ nhận, nếu có điều gì nguy hiềm đe dọa anh em tù binh. Thà chết một mình...

       Chúng nó cho gọi người kỹ sư hỏa học, một tù binh người Pháp. Người ấy nghiên cứu các phế liệu rồi kết luận rằng các vật ấy đã tự bốc cháy.

       Việc phá hoại đầu trên đã chắp cánh cho anh. Cô-tốp dự tính đốt hết nhà máy, nhưng anh và các tù binh người Nga khác bị chuyển sang làm việc ở mỏ gần Bơ-rao-un-svếch.

       Trong đám người Nga, không ai tự nguyện khai thác quặng cho bọn quốc xã. Cò-tốp thu thập anh em, xây dựng tổ chức bí mật. Những vụ phá hoại lần lượt xây ra. Khi thì một cái máy đánh rạch bỗng nhiên không dùng được nữa, khi thì có người nhét một cái đinh móc vào chỗ nhánh đường sắt hẹp, làm những xe goòng chở quặng trượt bánh, đổ chồng lên nhau và làm bật giá chống. Rồi lại có những vụ lò nổ và bị sập. Bọn quốc xã như hóa rồ. Chúng không tìm ra những người có tội, bèn phái một tên gian tế đến đội lao động. Tên này làm lộ tổ chức.

       Cô-tốp bị tra tấn ở sở Ghe-xta-pô, rồi những nhà tù Cát-xen, Han-nô-vơ, trại trừng giới In-mi- nao. Đến đầu năm 1943, anh bị ném vào trại chết chóc Bu-khen-van.

       Và bây giờ, trước lúc bắt đầu buổi họp của trung tâm tổ chức quân sự chính trị bí mật Nga, Cô-tốp có phần bối rối khi nghe những lời khen của Bác-tên, một người chống phát-xít nổi tiếng, lãnh đạo những người Đức hoạt động bí mật ở Bu- khen-van.

       — Phải, phải, đồng chí đã viết đặc biệt xuất sắc phần trình bày cuộc đấu tranh của những người theo Lê-nin chống lại bè lũ xét lại và đã trích dẫn rất đạt những đoạn của Lê-nin. Đồng chí đã kể rất hay thời gian Lê-nin ở Đức và ở Thụy-sĩ,— đến đây thi anh phiên dịch Xchê-pan ngừng lại, băn khoăn nhìn Bác-tên rồi nhún vai. — Ngoài ra đồng chí Báe-tên nói rẳng các đồng chí ấy đã kiểm tra lại tác phằm của cậu đẩy.

       Cô-tốp giương cao lông mày.

       — Đã kiểm tra rồi à?

       Bác-tên vẫn theo dõi Cô-tốp. Anh mỉm cười, thân mật vỗ vai Cô-tốp và nói bằng tiếng Nga.

       — Ồ anh bạn, anh bạn ! Bao giờ cũng phải chính xác, — rồi Bác-tên lại nói bằng tiếng Đức.

        — Tôi hiểu, đừng nên bực mình. Rô-béc Di-véc đã đọc bài viết của đồng chí đấy! Ồ ! Đồng chí ấy thật là một người cộng sản ! Rô-béc Di-véc là một chiến sĩ lão thành của đảng chúng tôi. Đồng chí ấy đã được gặp Lê-nin ! Rô-béc Di-Véc là một người tham gia những sự kiện mà đồng chí đã miêu tả hay như thế.

       — Sao ? Đồng chí ấy đã được gặp Lê-nin của chúng tôi à ? — Cô-tốp thậm chí hơi bước lên. — Tôi muốn được làm quen với đồng chí ấy quá.

       — Rô-béc Di-Véc đã đánh giá cao tác phẩm của đồng chí. Đồng chí ấy nói: «Người viết bài này chắc hẳn đã chính mắt nhìn thấy tất cả các sự kiện».

       Bác-tên thân mật nhìn Cô-tốp :

        — Tôi cũng nghĩ sẽ gặp một người cộng sản già. Thế mà đồng chí hầu như còn thanh niên... Đồng chí có một tương lai tốt đẹp...

       — Nếu tôi không bay lên «lúp», — Cô-tốp vừa mỉm cười trả lời vừa vụng về hất đầu ra cửa sổ, qua cửa sổ này có thề nhìn thấy khói tỏa trong cái ống khói luôn luôn báo điểm gở của lò thiêu xác...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 02 Tháng Hai, 2020, 06:40:40 pm »


       Nhi-cô-lai Ki-ung, người phụ trách ban an ninh và ủy viên trung tâm bí mật Va-xi-li A-da-rốp cùng với A-lếch-xan Páp-lốp và Can-ghin bước vào phòng.

       — Xem ra mọi người đã đến đủ rồi đấy, — Xi- ma-cốp đưa cặp mắt mệt mỏi nhìn một lượt những người có mặt. — Chúng ta bắt đầu nào, các đồng chí. Chương trình nghị sự hôm nay có ba vấn đề : thông báo của đồng chí lãnh đạo trung tâm quốc tế, báo cáo của đồng chí Ki-ung về những cán bộ mới, báo cáo của Lép-sen-côp về tình hình trong trại và như thường lệ, có thông báo về tình hình Mặt trận phía Đông.

       Mọi người thông qua chương trình nghị sự. Xi-ma-côp nhường lời cho Bác-tên.

       Bác-tên đứng dậy, chống một bàn tay nhỏ nhắn lên bàn và nói bằng tiếng Đức, nhưng trong lời nói cũng có xen vài từ ngữ tiếng Nga. Xchê-pan dịch :

       — Các đồng chí người Đức đánh giá cao tinh thần táo bạo và dũng cảm của các đồng chí người Nga. Chúng tôi khâm phục thắng lợi của các đồng chí trên Mặt trận phía Đông. Những người cộng sản Đức ủy nhiệm tôi chuyển quà tặng của chúng tôi lời các đồng chí, những người anh em của chúng tôi trong đấu tranh. Để tỏ tình đoàn kết quốc tế, những người cộng sản Đức chuyển sang cho những người cộng sản Nga kho vũ khí của mình : năm mươi sáu khẩu súng trường chiến đấu tốt, kèm theo có năm trăm mười viên đạn. Chúng tôi mong rằng vũ khí của chúng tôi sẽ nằm trong những bàn tay đáng tin cậy.

       — Ái chà ! Năm mươi sáu khẩu súng trường ! — Mắt A-da-r6p sảng lên. — Thế mới là một quà tặng.

       Xi-ma-cốp bắt tay Bác-tên thật chặt, nhiệt liệt cám ơn Bác-tên. Mọi người thỏa thuận ngay về thời gian và địa điểm các đồng chí Đức chuyển vũ khí..

       — Thế các đồng chí sẽ giấu súng ở đâu ? —  Bác-tên hỏi.

       Xi-ma-cốp mỉm cười ranh mãnh.

       — Điều đó thì chính tôi cũng không biết.

        Xchê-pan phụ trách vũ khí của chúng tôi. Mà đồng chí  ấy thì biết giữ bí mất đấy.

       — Ồ ! Anh bạn Xchê-pan ! Tốt lắm ! Xchê-pan là người bạn số một của chúng tôi.

       Xi-ma-cốp đi tới gần Bác-tên.

       — Chúng tôi muốn đề nghị các đồng chí một điều. Nhân dân chúng tôi thường nói vài giọt nước không đủ làm nên trận mưa, năm trăm khẩu súng không thể vũ trang cho hàng ngàn người. Chúng tôi đề nghị các đồng chí Đức giúp những đồng chí cộng sản của chúng tôi vào làm việc tại các phân xưởng lắp ráp của nhà máy quân sự. Chúng tôi muốn nói phân xưởng súng ngắn và phân xưởng bắn điều chỉnh.

       Bác-tên suy nghĩ một lát rồi trả lời đồng ý.

       — Bây giờ đến vấn đề thứ hai, — vẻ mặt Xi- ma-côp trả nên kiên quyết, — Trung tâm Đức đã hứa khử tên phản bội và gian tế người Nga Cu- snhia Cu-sna-rép. Nhưng thời gian đã kéo dài mà tên đê tiện này vẫn tiếp tục công việc bẩn thỉu của nó. Trong đợt tù binh vừa qua, nó đã đưa vào « căn nhà ma quái » hai mươi tám chính ủy và chỉ huy Liên Xô.

       — Các đồng chí yêu quí, vấn đề Cu-snhia Cu-sna-rép là một vấn đề rất phức tạp. Không thể khử tên gian tế này bằng phương thức thông thường được, sẽ có ngay một đợt đàn áp hàng loạt. Rồi Bác-tên cho biết rằng thằng đểu cáng này có sự che chở đặc biệt của bọn Ghe-xta-pô.

       — Nhưng chúng ta sẽ tìm một cách giải quyết, chúng ta nhất định phải khử thằng phản bội.

       Rồi đến Nhi-cô-lai Ki-ung phát biểu. Ki-ung là một người tầm thước, chững chạc, có phong độ chỉ huy. Anh báo cáo về cán bộ. Ki-ung nêu một số người yêu nước Nga đã qua kiểm tra cẩn thận, toàn diện và đã hoàn thành những nhiệm vụ nguy hiểm. Theo ý anh, có thể trao cho họ những nhiệm vụ quan trọng. Trong số những người được nêu lên, Ki-ung đặc biệt nhẫn mạnh trung tá Xmiếc-nốp.

       — Một cấp chỉ huy của quân chủ lực, hoạt động trong quân đội từ thời kỳ nội chiến, có trình độ chuyên môn quân sự cao cấp, quân hàm trung tá. Trên mặt trận, đã chỉ huy sư đoàn pháo binh. Ở Bu-khen-van ngay từ những ngày đầu đã có được uy tín lớn đối với anh em tù binh. Chính Xmiẽc- nốp đã can đảm tranh cãi với tên tư lệnh như tôi đã kể trong lần họp trước.

       — Đó đúng là người chúng ta đang cần ! — A-da- rốp, một trong những người tổ chức đấu tranh bí mật, quay sang nói với Xi-ma-cốp. — Đồng chí nghĩ thế nào, đồng chí Xi-ma-cốp ?

       Trung tâm nhốt trí quyết nghị : đưa trung tá Xmiết-nốp vào hạt nhân lãnh đạo tổ chức quân sự chính trị bí mật.

       Sau Ki-ung thì đến Lép-sen-cốp phát biểu. Anh phân tích tỉ mỉ tình hình ở Bu-khen-van, anh báo cáo công tác đã làm trong việc xây dựng và củng cố tình hữu nghị giữa những người xô-viết yêu nước vù những người chống phát-xít ở các nước khác, anh kể lại những cuộc gặp gỡ và nói chuyện đã được tiến hành, những người hoạt động tích cực đã được tổ chức, rồi anh đề nghị các nhà hoạt động bí mật chú ý tới tình hình hoạt động tích cực hơn của bọn xanh, bọn này đã gây những vụ đánh đập hàng loạt dưới hlnh thức « đấu quyền Anh ».

        — Chúng nó quả thực đang khủng bố các anh em hoạt động tích cực. Còn bọn SS thì che chở những tên cướp.

       — Dĩ nhiên rồi, thằng Cốc vẫn trung thành với cái lý thuyết bẩn thỉu của nó, nó làm những người tù này thù địch với những người tù khác, — Cô-tốp nói. — Việc này thì chúng mình cần phải đấu tranh bằng lực lượng của mình.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2020, 05:45:54 am »


       Dù không có ý kiến của Cô-tốp, mọi người cũng đều hiểu rằng tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Nhưng có thể làm gì được ? Tổ chức những trận đánh nhau tập thể ư ? Đánh nhau thì không thể đưa tới kết quả gì tốt. Như thế sẽ chỉ mắc mưu bọn SS, tạo cớ cho những cuộc đàn áp hàng loạt. Nhưng điều chủ yếu là những trận đánh nhau ấy sẽ không góp phần củng cổ các lực lượng quốc tế chống phát- xít, mà chỉ gây hằn thù dân tộc. Không, đó không phải là một giải pháp. Cần phải tìm ra những hình thức đấu tranh khác.

       — Tòi đã bàn vấn đề này với vài đồng chí và đã di tới kết luận như thế này. — Xi-ma-cốp đứng dậy và dằn từng tiếng. — « Chúng ta cần phải biến việc làm nhục chúng ta vừa rồi thành một vũ khí chính trị chống lại chủ nghĩa phát-xít. Cần phải làm cho những người tù thuộc tất cả các dân tộc thấy rằng con người xô-viểt dù đói khát, sống dở chết dở, vẫn biết bảo vệ danh dự Tổ quốc mình. Các đồng chí ạ, cần phải tìm trong chúng ta những anh em có thể thực sự đương đầu với những thằng cướp bằng nắm đấm của họ. Cần phải tìm kiếm những nhà thể thao cũ, tìm cho ra những võ sĩ quyền Anh. Chúng ta cần phải chứng tỏ cho toàn trại thấy rằng không thể nào bẻ gãy được tinh thần của những con người xô-viết.

       Các nhà hoạt động bí mật ngẫm nghĩ. Kiến nghị của Xi-ma-cốp thì đúng và kịp thời, nhưng trong những điều kiện ở Bu-khen-van, nơi hàng vạn người tù đang sống thoi thóp, thì kiến nghị ẩy hầu như không sao thực hiện được. Mỗi ủy viên của trung tâm đều hiểu như thế. Tìm đâu ra người có thể đánh nhau với những thằng cướp no béo, khỏe mạnh và được huấn luyện ? Mọi người đều yếu và gầy đến nỗi hầu như không thể nào lấy lại được sức khỏe cho họ trong thời gian ngắn.

       — Đồng chí Lép-sen-cốp ạ, — Xi-ma-cốp nói với người phụ trách ban cổ động và tuyên truyền của trung tâm bí mật. — Đến phải đưa đồng chí vào làm việc này thôi. Đồng chí có một mạng lưới rộng, đồng chí hãy trao nhiệm vụ cho các cán bộ tuyên truyền của đồng chí.

       — Xin thực hiện.

       Có tiếng gõ cửa đã ước định. Mọi người đều đề phòng. Ki-ung bước ra và vài giây sau quay vào.

       — Các trạm gác cho biết thằng chỉ huy trại Su-béc và một số tên SS đang đi qua bãi.

       Bác-tên đứng dậy trước nhất.

       — Đề nghị các đồng chí giải tán.

       Lúc đi ra, Bác-tên chuyển cho Ki-ung hai mươi tờ sô-nung thường chỉ cấp cho những người ốm.

       — Của Hen-mút Ti-man đấy. Đồng chí ấy xin lỗi vì đã không chuyển được hôm thứ bảy.

       — Cảm ơn. Chúng tôi đang hết sức cần.

       — Chúc các đồng chl thành công.
 
Các nhà hoạt động bí mật giải tán rất nhanh.

       Cô-tốp chờ Ki-ung.

       — Ki-ung này, cậu đã hứa đưa cho mình một tờ sô-nung hôm thứ bảy. Đến nay đã được năm hôm rồi. Không thể nào kéo dài được nữa. Giáo sư đang ốm lắm.

       — Mình biết, anh bạn thản mến ạ, nhưng vừa nãy họ mới đem lại cho mình.

       Cái các màu hồng biến ngay vào túi ngực của Cô-tốp. Cám ơn xong, anh bước nhanh về phía khối sáu mươi hai. Cô-tốp đi hấp tấp. Ngày mai giáo sư sẽ được miễn lao động. Từ mai giáo sư sẽ được nằm bệnh viện, sẽ được nghĩ ngơi và ăn uống có phần khá hơn.

       Con đường ra khỏi khối bảy xuống dốc, xuống núi, nên hình như cũng giúp Cô-tốp đi nhanh hơn. Những căn nhà gỗ của anh em tù binh Nga đã lui lại phía sau. Ở bên phải, những khối tù chính trị Đức, hai tầng, xám xịt, hiện lên như những viên gạch khổng lồ. Ớ bên trái, những dãy hàng rào dây thép gai kéo dài như những sợi rất to của một cuốn sợi lớn với những nút rối tung. Dọc theo những hàng rào ấy, cứ khoáng trăm mét lại có một chòi canh vươn cao lên như hăm dọa.

       Cô-tốp đi nhanh. Chỉ còn phải qua vài khối. Hết khối cuối cùng còn phải vượt qua một hàng rào nhỏ ngăn bên trong trại, thế là tới Trại nhỏ rồi. Vào đến đấy thì chỉ vài bước là tới khối sáu mươi hai.

       Cô-tốp đi dọc theo hàng rào dây thép gai, nhưng anh cố tránh không nhìn về phía ấy. Trên nền bầu trời âm u trắng bệch, dây thép gai nom như một đám rất lớn những con nhện ăn thịt, con nọ quắp lấy con kia bằng những cái chân nhả mà cong. Một dòng điện cao thế chạy dần dật trong gân mạch của những con nhện sắt ấy. Một tiếng ì ì trầm trầm truyền chập chờn từ cột nọ sang cột kia.

       Mau lên, mau lên. Cô-tốp gần như chạy. Khối cuối cùng đây rồi. Bỗng Cô-tốp đứng lại. Cái gì thế này. Ở bên trái, trên cái mạng nhện đen đầy gai móc, thấy có một cái kính. Cái kính thõng xuống, chỉ còn một gọng bám vào dây thép.

       Cái kính trên dây thép gai... Sao nó có thể rơi vào đấy được ?... Cái kính chỉ còn một mắt, trong đó nhấp nhoáng một điểm nắng. Một dự cảm nặng nề xâm chiếm Cô-tốp.

       Quên cả thận trọng, anh đi vội đến khối sáu mươi hai, bước qua ngưỡng cửa. Mắt nhìn rất khó trong cảnh tranh tối tranh sáng. Cô-tốp đi tới góc xa, chỗ giường ván của giáo sư. Bỗng thấy cái thân hình xương xẫu của Pác-khô-men-cô đứng ngay trên đường anh đi. Cô-tốp nhìn vào mặt người tù U-cơ-ren, hỏi giọng khàn khàn :

       — Giáo sư đâu ?

       — Muộn mất rồi, đồng chí Cô-tốp ạ. Giáo sư không còn nữa, cụ đã ra hàng rào dây thép, — rồi anh lặng lẽ chỉ ra cửa sổ, phía hàng rào dây thép gai.

       — Đêm qua. Đó là lỗi của tôi, đã không đề phòng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2020, 05:46:41 am »


XVI

       Ngay lúc trời sắp hửng, An-đơ-rây thức giấc vì có tiếng động nhẹ : có người đang đi, đang nói trong cái khối còn ngủ say. An-đơ-rây không mở mắt, lắng nghe. Một giọng nói quen quen. Đúng rồi. An-đơ-rây nhận ra tiếng thằng Rát-di-vin, phó trưởng khối trừng giới, một con người thô lỗ đầy tự ái, một tên công tước Ba-lan, dân tộc chủ nghĩa cuồng tín, đã trở thành một tên gian tế và phản bội.

       — Số bao nhiêu? — Rát-di-vin hỏi lại.

       — Bốn vạn chín trăm hai mươi hai.

       An-đơ-rây rùng mình. Tiếng người không quen gọi đúng số của anh! Phải! Anh đã không nghe nhầm. Trong thời gian sống ở trại tập trung, An- đơ-rây đã quen với con số này, con số này đã trở thành hộ chiếu của anh, nó đã thay thế hết thảy, cả tên lẫn họ.

       An-đơ-rây không còn ngái ngủ chút nào nữa, anh tập trung hết tinh thần để nghe.

       — Bốn vạn chín trăm hai mươi hai nằm ở đây, — tên phó trưởng khối nói khô khan.

       An-đơ-rây nghe thấy những tiếng người đi. Nghe tiếng giầy da thô, anh đoán không phải là anh em tù. Tim anh thắt lại. Đầu óc anh làm việc căng thẳng. An-đơ-rây nhớ lại những việc xảy ra trong những ngày gần đây : cũng như tất cả những người bị trừng giới khác, anh vẫn « đi cho mềm » những đôi giầy lính...

       Có bàn tay vừa thô vừa nặng không biết của ai đặt lên vai An-đơ-rây.

       — Đứng dậy !

       An-đơ-rây vờ ngủ, không mở mắt ra ngay. Một tên cảnh sát đứng trước mặt anh.

       — Nhanh lên !!

       Sau lưng tên cảnh sát có hai người cứu thương mặc áo choàng màu lam.

       — Mau lên ! — Thằng phó trưởng khối ra lệnh. — Mày phải đi rê-via !

       Rê-via là bệnh viện.

       Anh em tù truyền cho nhau những tin đồn khủng khiếp về bệnh viện này. Có một thằng phát- xít tệ hại hoành hành ở bệnh viện đó. Nó đang cùng ba thằng giúp việc dùng anh em tù để làm các thí nghiệm y học, nó đã giết hàng chục con người không có tội tình gì. Ngoài ra bọn cluing tiêm thuốc độc giết những người cộng sản, những nhà hoạt động xã hội, những người Do thái và những người bị chúng nghi.

       An-đơ-rây lạnh cả gáy. Anh sẵn sàng nhảy xổ vào thằng cảnh sát, vào hai thằng cửu thương, vào thằng phỏ trưởng khối mà đánh, mà cắn, mà xé... Không, anh không phải là một con thỏ, cũng không phải là một con chuột bạch để chịu chết một cách mù quáng và ngoan ngoãn ! Nếu giờ chết đã điểm thì anh sẽ chết theo kiểu Nga, «có âm nhạc»... Trong đấu tranh! Anh sẽ giết, dù chỉ một tên súc sinh.

       Dù chỉ giết được một đứa ! Ý nghĩ ấy đã lập tức làm An-đơ-rây nguôi lòng.

       Ý nghĩ ấy đã xuyên qua đầu óc An-đơ-rây trong một phần nhỗ nào đó của một giây trong khi anh vừa làm vẻ chưa tỉnh, không hiểu gì cả. Anh vừa giụi hai con mắt ngải ngủ vừa hỏi lại :

       — Sao ? Cái gì ? Đi đâu ?

       — Đi rê-via, — tên cảnh sát nhắc lại. — Tự đi lấy hay khiêng đi ?

       — Không sao, khiêng thì khiêng.

       Người rập rình đều đều trên cái cáng làm bằng vải bạt, An-đơ-rây nhìn lên bầu trời sáng vẫn còn có sao. Khí lạnh trước lúc trời hửng trùm lấy An-đơ-rây, không khí tươi lành làm anh ngây ngất. An- đơ-rây nhìn những vì sao. Một giờ hay một giờ rưỡi nữa mặt trời sẽ mọc. Còn mình, An-đơ-rây này, có lẽ sẽ không còn nữa. Và sẽ không ai biết sự thật về cái chết của mình, sẽ không có ai báo tin cho gia đình mình biết. Nhưng có thể từ lâu ở nhà đã cho rằng mình chết rồi cũng chưa biết chừng. Ngay từ mùa thu ấy, năm 1941, khi minh bị thương ban đêm, gục xuống đất, chưa kịp chạy một trăm mét cuối cùng để về với anh em đồng đội.

       Hai người cứu thương lặng lẽ khiêng anh đi, tên cảnh sát cũng nín thinh nện hai gót giầy đóng cá sắt. «Trò chơi đã bắt đầu rồi. Mình phải làm như yếu đuối, bất lực,—Au-đơ-rây nghĩ thầm. — Giả vờ và chờ đợi. Nhưng đến khi thằng bác sĩ phát-xít bắt đầu khám, mình sẽ vồ lấy nó, bám chặt cổ họng nó mà bóp chết, bóp chết». An-đơ-rây thậm chí đã cảm thấy những ngón tay của anh ăn sâu vào cái cổ được chăm chút cẩn thận của tên bác sĩ đáng căm thù. Đúng thế đấy. Chúng ta hãy xem nó trợn hai con mắt ếch và hả hốc miệng ra...

       Vào đến khối của bệnh viện, tên cảnh sát ghi lên một tờ phiếu rồi đi ra. Hai người cứu thương đặt cái cáng lên bàn rồi cũng đi ra. Cái mùi đặc biệt của bệnh viện xông lên nồng nặc trong phòng nhận người bệnh.

        Qua cái cửa mở bên phải chiếc bàn, An-đơ- rây nhìn thấy những người ốm nằm trên dãy giường ván hai tầng. Có người rên rĩ trầm trầm, nghe rất thảm hại.

        Bác sĩ bước vào, vừa đi vừa cài áo choàng trung. Một người Đức xương xương, tóc bạc. An- đơ rây tức điên lên, tim anh nhoi nhói. Anh tập trung toàn bộ tinh thần, sắp sửa chồm lên. Đến lúc rồi đây, cứ cho nó đến gần nữa...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 03 Tháng Hai, 2020, 05:47:28 am »


        Nhưng giữa lúc ấy, sau lưng bác sĩ lại thấy một người y tá. An-đơ-rây nhìn người y tá bằng cặp mắt căm hờn, nhưng anh bỗng ngơ ngác nằm lặng đi. Người mặc đồng phục y tá mầu lam là Pen-che, chính ông già Pen-che đã ngồi cùng toa xe với An-đơ-rây và hát những bài hát với tình cảm chân thành như thế ! Chẳng nhẽ ông già có vẻ như một con người xô-viết chính trực ấy đã trở thành một kẻ liếm gót bè lũ Hít-le để cứu lấy thân xác của mình sao ?

        An-đơ-rây nhìn Pen-che bằng cặp mắt khinh bỉ ghê gởm đến nỗi tưởng chừng ông già sẽ phải cháy bùng lên như ngọn rơm chạm phải que diêm đang cháy. Nhưng Pen-che vẫn thản nhiên như không.

        Cụ hầu như vẫn còn y nguyên như trên toa xe lửa, kiên nghi, với nét cười buồn buồn trong ánh mắt. Riêng mặt cụ hơi gầy đi một chút. Pen- che lại gần và nói :

        — Chân trải phải bó bột, nếu khổng sẽ nhiễm ra khắp người.

        — Cút đi, đồ đê tiện, — An-đơ-rây rít qua kẽ răng.

        Pen-che vẫn thản nhiên mỉm cười.

        — Này, muốn chửi thì sau hãy chửi. Bây giờ thì thời giờ quí lắm. Cởi giầy ra.

        An-đơ-rây cứ dềnh dàng. Pen-che cúi xuống, đê giúp chàng võ sĩ. Nhưng An-đơ-rây đã chòm lên nắm lấy ngực cụ.

        — Đò khổn kiếp I Bán mình cho chúng nó rồi phải không? Trước khi chết tao sẽ bóp nát mày và thằng chó đẻ kia...

        Cu Pen-che cuống quít, vừa cố gỡ những ngón tay của chàng võ sĩ, vừa khẽ nói:

        — Cứu các anh rồi được cảm ơn như thế đấy. Đồ ngu, anh không muốn người ta cứu anh hay sao ?

        Người bác sĩ Đức từ nãy vẫn nín thinh vội nói.

        — Nhanh lên, gơ-nốt-xê, nhanh lên.

        Nhờ cái giọng đồng tình trong khi bác sĩ nói mấy tiếng « gơ-nốt-xê » : « đồng chí », và cũng nhờ mấy lời thầm thì đầy nhiệt tình của cụ Pen-che, An-đơ-rây kinh ngạc hiểu rằng ở đây không có ai sắp sửa giết anh cả. Anh nhìn kỹ người bác sĩ và mãi lúc này mới thấy dưới áo choàng có cái áo vằn của tù chính trị. An-đơ-rây bắt đầu rút giầy ra.

        Chân anh được bó bột.

        Lúc đi ra, cụ Pen-che giúi cho An-đơ-rây một miếng bánh mì.

        — Phải giữ gìn sức khỏe, anh bệnh nhân ạ. Và đừng có hỏi gì cả.

        An-đơ-rây được đưa từ phòng phẫu thuật sang khối các bệnh nhân nặng của khu vực phẫu thuật trong bệnh viện của trại. Anh được đặt lên một giường ván cao.

        Khi những người khiêng cáng đã ra ngoài, người y tá của khu vực đến với chàng võ sĩ.

        — Chúng ta làm quen với nhau đi. Nhi-cô-lai. Nhi-cô-lai Tứt-cốp.

        An-đơ-rây gật đầu. Người y tá leo lên ván, ngồi cạnh An-đơ-rây. An-đơ-rây nhìn kỹ mặt anh ta. Khuôn mặt giản dị của một người Nga, với cặp môi cương nghị mím chặt và hai con mắt trầm tư. Anh ta là ai? Anh em mình hay một thằng phản bội? Làm thế nào hiểu được thái độ của anh ta?

        — Đồng chỉ Xmiếc-nốp gửi lời chào đấy, —  người y tá khẽ nói.

        — Tôi không biết người ấy, — An-đơ-rây nhún vai.

        — Nhưng đồng chí ấy và cụ Pen-che lại biết cậu.

        — Cảm ơn, — An-đơ-rây mỉm cười. Thế là anh em mình rồi.

        — Chủng mình cần nói chuyện với nhau. Thần kinh của cậu vẫn vững chứ?

        — Vẫn vững, — An-đơ-rây trả lời rồi nói thêm : — Minh chịu đựng được.

        — Bọn mình tin thế. — Nhi-cô-lai đặt tay lên nắm tay người võ sĩ. — Cậu nghe cho kỹ. Cậu cần biết hết.

        Nhi-cô-lai nhìn quanh, rồi cúi sát mặt An-đơ- rây, khẽ nói :

        — Đã có lệnh của văn phòng. Đem đội trừng giới « Giầy mới » đi xử bắn hết.

        Những lời thì thầm của Nhi-cô-lai làm An-đơ- rây rợn tóc gáy. Anh hỏi thật khẽ :

        — Bao giờ ?

        — Mai. Nhưng câu có thể còn sống. Bọn mình đã đặt cho cậu một cái thánh giá.

        An-đơ-rây ngơ ngác giương cao lông mày. Lời nói ấy là nghĩa thế nào ?

        — Thánh giá gì ?

        — Thường thôi, trên phiếu của cậu. Đã báo cáo lên văn phòng rằng hôm nay cậu đã chết. Hiểu không ? Sáng mai xác cậu sẽ được đưa vào lò thiêu. Chỗ bọn mình không thiếu những thứ ấy đâu. Mọi việc sẽ được giải quyết xong ngày mai. Nếu thằng SS trực nhật chứng thực cái chết của cậu thì cậu được cứu thoát.

        An-đơ-rây nhìn người y tá, đầy vẻ biết ơn. « Cám ơn các đồng chí ! ».

        — Nếu không, — Nhi-cô-lai ngừng một lát, —  chúng mình đến ngày tận số. Chúng nó sẽ treo cổ lên. Nhưng cậu đừng tuyệt vọng, người anh em ạ ! Cậu sẽ được treo cỗ cùng với những người xứng đáng. Cùng với mình và ông bác sĩ của chúng ta, đại biểu quốc hội Đức.

        Đến khối bệnh viện được vài ngày, An-đơ-rây đã hiểu ngay rằng anh được sống giữa những người bạn.

        Nhưng họ là ai ? Vì sao chính anh được chọn trong số hàng ngàn người tù ? Anh có gì để xứng đáng được như thế ? Anh không tìm được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi ấy.

        Mọi người thường xuyên chăm lo cho An-đơ- rây. Người thì cho anh thêm một suất bánh mì. Người thì múc thêm cho anh một bát xúp cải củ loãng. Có người lại khiêng anh đi « thay băng » để ở đấy, bác sĩ ít nói người Đức bất thình lình nhét vào tay An-đơ-rây một miếng mứt bột quả. An-đơ- rây không từ chối thứ gì, anh ăn ngấu nghiến và khi tên bác sĩ phát-xít Ây-den đi kiểm tra một vòng hàng ngày, anh lại khe khẽ rên rỉ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 04 Tháng Hai, 2020, 03:52:08 pm »


        Cụ Pen-che thường lại thăm An-dơ-rây luôn. Cụ kể cho anh nghe về tình hình trong bệnh viện. Bây giờ An-đơ-rây đã biết rằng bác sĩ trưởng Hô-vơn là một tên súc sinh cần phải đề phòng. Thằng phát- xít này sống phần lớn thời gian ở một bộ phận khác của bệnh viện, bộ phận này được bảo vệ đặc biệt. Nó làm những gì ở đấy thì không ai biết. Cụ Pen- che chỉ nhận xét một điều : hầu như chỉ có những người tù khỏe mạnh bị đưa tới bộ phận ấy, nhưng không thấy ai trở về. Đôi khi Hô-vơn tự lựa chọn lấy những người tù sẽ đưa vào bộ phận bí mật của nó trong bệnh viện. Những người ấy cũng vĩnh viễn mất hút.

        Hô-vơn đến các bộ phận mỗi ngày một lần, có khi hoàn toàn không nhìn ngó gì đến, chỉ trao việc kiếm tra cho tên phụ tá của nó là thằng phát-xít Ây-den và hai bác sĩ chữa bệnh là hai người tù Cơ- ra-mơ và Xô-cô-lốp-xki.

        Cơ-ra-mơ, người Đức, là một bác sĩ già. Cái thân hình khô gầy, bộ tóc bạc và tính nghiêm khắc của cụ làm người ta phải kính nể. Vì sao bác sĩ Cơ-ra-mơ bị đưa vào trại tập trung thì cụ Pen-che không biết. Nhưng trên ngực Cơ-ra-mơ có một hình tam giác đỏ. Như thế có nghĩa là bọn Đức coi cụ là một kẻ thù chính trị của chúng nó. Về bác sĩ thứ bai, Xô-cô-lốp-xki, thì cụ Pen-che nói rằng : «Xô- cô-lốp-xki là người Liên Xô, ở Ô-đét-xa. Xô-cô-lốp- xki là một người hay nói, vui tính, ông biết nói đùa, hay động viên người ốm và có thái độ rất giản dị.

        Xô-cô-lốp-xki bị bắt giam ở gần Ki-ép, khi những đơn vị xe tăng phát-xít cắt đứt đường rút lui. Bè lũ Hít-le bao vây bệnh viện, bắn những người bị thương, còn nhân viên y tế thì bị đưa vào trại tập trung. Tại đấy Xô-cô-lốp-xki bị một tên dự thẩm vốn là một tên phát-xít quan trọng hỏi cung. Tên này mặc thường phục đến nơi thầm vấn và nói chuyện một cách lịch sự với những người bị bắt. Nhưng giữa những cuộc thầm vẩn ấy, những người được nó « che chở » lại bị tra tan dã man.

        Tên phát-xít phát hiện thấy rằng Xộ-cô-lốp-xki không phải là một chính ủy, mà là một nhà giải phẫu nỗi tiếng đã có nhiều tác phẩm được in. Trong lần thẩm vẩn tiếp theo, một tên đại diện của cơ quan y tế Đức đến nơi. Sau khi nói chuyện với Xô-cô-lốp-xki, nó đã xác định những điều ức đoán của tên dự thẩm. Xô-cô-lốp-xki bị tách khỏi những người tù khác. Chúng tạo cho ông những điều kiện dễ chịu hơn. Hai tuần sau tên dự thẩm tìm cách bán nhà giải phẫu cho một viện nghiên cứu nào đó. Tưởng sẽ bỏ túi được một món tiền lớn, nó đích thân đến gặp các đại diện của viện để thương lượng. Nhưng ở viện ấy, người ta trả lời nó rằng khoa học A-ri-ăng không cần có sự phục vụ của những tên Do-thái. Thằng phát-xít dọa treo cổ « thằng Do-thái đáng nguyên rủa ».

        Nhưng nó không thực hiện lời đe dọa của nó. Nó thấy công khai thừa nhận rằng mình bị lâm vào một tình thế khó xử thì cũng bất lợi, vì người ta có thể làm cho nó phải chịu trách nhiệm về việc đã che giấu một người Do-thái. Để tự bào chữa, tên phát-xít đã thành lập một hội đồng đặc biệt gồm những bác sĩ người Đức. Họ dựa vào tất cả các qui tắc và nguyên lý của « khoa học » phân biệt chủng tộc để đo trán, sọ, mùi, cằm của Xô- cô-lốp-xki rất lâu. Sau đó, họ cộng, trừ, nhân, chia các xăng-ti-mét và mi-li-mét đo được, đối chiếu với một cải biểu nào đó, rồi thỏa thuận với tên dự thẩm để đi tới một kết luận chính thức : « Nhà giải phẫu có cặp mắt nâu xẫm không phải là người Do-thái ». Tuy nhiên cách giải quyết như thế cũng không cứu được Xô-cô-lốp-xki. Ổng bị giải đến Bu-khen-van.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2020, 10:53:50 am »


XVII

        Nhà chứa thành lập trên khu vực Bu- khen-van để phục vỵ riêng cho bọn SS luôn luôn có chị em tù trẻ đến bổ xung. Trại tập trung Bu-khen-van có một số chi nhánh, trong đó có cả những chi nhánh giam phụ nữ. Chị em tù đầu tiên bị giải đến Bu-khen-van và phải qua đợt « xử lý vệ sinh ». Họ bị đăng ký ở văn phòng, rồi bị giải đến các chi nhánh của Bu-khen- van : các trại lao động thuộc hãng « Hu-gô Snai-de A.G.» ở La-xích, Sli-ben, An-ten-buốc, trại thuộc « Nhà máy Pon-tê » gần Mác-đơ-buốc. Đó là những chi nhánh lớn nhất, ở những nơi ấy có hơn một vạn phụ nữ. Phụ nữ cũng như đàn ông đều bị bắt buộc phải làm việc trong các nhà máy quân sự cho đến kiệt sức, mỗi ngày mười bốn tiếng đồng hồ.

        Bọn SS bắt chị em mới bị giải đến làm tất cả những việc mà mọi người tù mới đều phải làm. Chúng nó bắt chị em cởi hết quần áo đưa tới chỗ tắm rồi đuổi chị em chạy theo dãy hành lang dài dưới hầm lên thang tới nhà kho, tại đấy chúng nó ném cho họ quần áo của trại. Bọn SS biết rõ rằng con đường ấy là một nhục hình khủng khiếp về tinh thần đối với chị em.

        Những người tù làm việc ở nhà tắm cố giảm nỗi thống khổ tinh thần của chị em. Người tù Xlô- vác Ghéc-sích đã thử phát cho chị em quần áo lót trong buông xép cạnh nhà tắm. Nhưng thằng quản lý nhà tắm đã biết. Nó đánh Ghéc-sích thừa sống thiếu chết rồi chuyển anh đến một đội trừng giới.

        Mỗi khi có một loạt phụ nữ mới bị giải đến, tất cả bọn đầu sỏ SS trong trại đều tụ tập ở nhà tắm. Chúng nó đứng túm tụm trên thang gác, láng cháng trong hành lang. Đó là một trong những cách giải trí của chúng nó. Những tên chỉ huy trại say rượu nhìn những con người bất hạnh một cách láo xược, hành hạ họ, làm nhục họ bằng những lời hết sức tục tĩu, đánh họ và đuổi họ đến kho quần áo.

        Việc « phân loại » được thực hiện ở ngay nhà tắm. Những người khỏe mạnh nhất bị đưa đến các trại lao động của các xí nghiệp quân sự, những người già cả ốm yếu bị đưa vào trại thủ tiêu.

        Trong mỗi đoàn tù cũng có chọn những chị em dành cho nhà chứa ở Bu-khen-van. Thằng chỉ huy trại Su-béc làm việc lựa chọn ấy. Từng nạn nhân bị các bác sĩ kiểm tra cẩn thận, rồi chính tên viện trưởng viện vệ sinh, thiếu tá Hô-vơn, kiểm tra họ. Những chị em trẻ, khỏe mạnh và đẹp khó tránh khỏi sổ phận bi thảm.

        Lần này cũng vậy. Một đoàn tù mới bị giải đến, trong đó có khoảng tám trăm phụ nữ. Vừa ở nhà tắm ra, người còn ướt, đầu tóc rũ rượi, chị em phải đến một căn phòng rất rộng. Việc phân loại độc đáo diễn ra ở đấy. Thằng chỉ huy trại Su-béc cùng với thằng Hút chọn lấy mười bốn chị em trẻ cho nhà chứa. Trong số đó có hai chị Ba-lan, còn lại là Nga và Do-thái.

        Những người bất hạnh hết hồn hết vía. Họ mở to những cặp mắt khủng khiếp, run sợ đứng sát vào nhau, thậm chí không đoán ra điều đang chờ đợi họ.

        Kiểm tra y tế xong, Su-béc ra lệnh bắt những chị em bị chọn xếp hàng. Bọn hạ sĩ quan sẵn sàng thực hiện lệnh đó. Chị em bị xếp thành một hàng ngang. Thằng chỉ huy trại làm vẻ quan trọng đi trước hàng người rồi nói ngắn gọn :

        — Chúng mày được hưởng một số phận may mắn. Chúng mày sẽ không phải làm công việc chân tay nặng. Hai tay và thân thể chúng mày vẫn sẽ còn trẻ và khỏe mạnh như thể này. Chúng mày hãy cám ơn đấng Chí tôn đã cho chúng mày được đến Bu-khen-van. Tuy mỗi đứa chúng mày đều có tội nặng đối với nước Đức vĩ đại, nhưng người Đức chúng tao vẫn biết tha thứ. Chúng tao để cho chúng mày có điều kiện đền tội. Chỉ đòi hỏi ở chúng mày một điều : ân cần âu yếm, sạch sẽ và thật sự là đàn bà.

        Nghe những lời như thế, phần lớn những người bất hạnh đều đỏ mặt. Họ đã bị chọn để đưa đến một nơi như thế đấy !

        Chị em phản đối. Ba người quên hẳn mình đang trần truồng, kiên quyết bước lên phía trước. Một chị có hai con mắt nâu xẫm và bím tóc hung dầy yêu cầu chúng nó cho ngay mình và các chị em khác về trại lao động.

        Su-béc cười gằn quay sang hỏi thằng phụ trách văn phòng :

        — Nó là đứa nào ?

        Thằng kia đeo kính; lục lọi trong đống giấy.

           —Nga. Diễn viên ở Xmô-len.

        — Hai mươi nhăm roi. — Su-béc ra lệnh.

        Thằng đại úy Dom-mơ, phụ trách khu xà lim, chạy ra chấp hành mệnh lệnh. Nó vật chị diễn viên xuống một cái ghế dài. Hai thằng SS tháo dày lưng của chúng nó trói chặt nạn nhân vào tấm ván. Dom- mơ lùi một bước, vung chiếc dây lưng nặng của nó lên. Cái khóa đồng to loáng lên trong không khí.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 05 Tháng Hai, 2020, 10:54:49 am »


        Người bất hạnh không kêu một tiếng nào. Thằng đao phủ thấy thế điên lên.

        — Rồi mày sẽ hát ngay ! — Nó gầm lên rồi bắt đầu tự đếm lấy những ngọn roi.

        Hút ngả đầu về phía tên thiếu tá Hô-vơn.

        — Bác sĩ làm ơn giải thích cho vì sao bọn đàn bà Nga cứng rắn như sắt đá thế ?

        Tên thiếu tá nhìn kỹ người bất hạnh. Rồi nó đến gần tên đao phủ, ngăn nó lại bằng một động tác khinh bỉ. Lúc ấy nó đã quật đến bốn mươi roi.

        — Thôi đủ rồi !

        Thằng đại úy kia đã thở hổn hển, nó ngơ ngác nhìn tên bác sĩ. Hô-vơn cúi xuống xem chị diễn viên rồi lắc đầu.

        — Ông thật là đồ ngu, ông Dom-mơ ạ ! Tôi chưa biết có trường hợp nào con người được làm sống lại bằng cách ấy.

        Dom-mơ trợn tròn mắt.

        — Tôi có điều chưa hiểu ngài, thưa ngài bác sĩ.

        — Đồ ngu ! Nỏ đã vỡ tim chết từ lâu rồi.

        Thẳng Hút cười rộ lên .

        — Hà-hà-hà ! Dom-mơ đánh một con nghẽo đã chết rồi... Hoài công phí sức nện đến bốn mươi roi! Hà-hà-hà !

        Dom-mơ tái mặt. Nó thấy tất cả những tên SS đều cười, cười nó, cười thằng phụ trách khu xà- lim. Nó vơ lấy cái ghế đầu làm bằng gỗ sồi, xông tới chỗ hai chị đang chờ bị phạt roi.

        Bọn kia kéo được nó ra thì hai chị đã chết.

        Những người bất hạnh còn lại bị đưa đến chỗ tên trung úy Béc-hác, phụ trách nhà chứa.

        A-lếch-xan Pô-dư-vai bị đưa đến khối năm mươi sáu của Trại nhỏ. Trưởng trại người Đức chỉ cho anh một chỗ trong một ngăn của tầng ván thứ ba. Chúng nó giải anh đi làm việc ở chỗ xây dựng nhánh đường sắt.

        Đến chiều, kiểm tra xong, những người tù về chật cả khổi, A-lếch-xan nhìn kỹ những người bạn mới cùng cảnh khổ với minh. Biết đâu chẳng gặp một người quen hay một bạn đồng hương?

        Anh đi vào chỗ rửa ráy. Đến cửa thì anh bất ngờ gặp một người tù cao gầy. Trên ngực hắn có hình tam giác xanh lá cày. Gã kia dạng chân chặn đường A-lếch-xan.

        — Đứng lại, thằng đặc ủy chấp pháp ! Có nhận ra không ?

        A-lếch-xan đứng lại. Những người trong trại đứng đông chung quanh. A-lếch-xan nhìn kỹ bộ mặt gầy gò xương xẩu của người tù và nhận ra hắn. Đó là thằng Vít-ca « Lác », một tên trộm ở Ki-ép. Ba lần A-lếch-xan đã thả nó sau khi nó làm giấy cam đoan, ba lần thằng « Lác » thề bỏ thói trộm cắp rồi lại bị bắt.

        — Này, thằng chấp pháp, đặt nơi làm lễ cầu hồn đi, — thằng « Lác » nhe răng cười. — Mày lừa được bọn Đức chứ không thả khói vào mắt chúng tao được đâu. Đêm nay tao với mày sẽ nói chuyện cởi mở với nhau. Mày sẽ phải trả hết nợ, con chỏ săn ạ !

        Đêm đã đến. Trong khối dần dần lặng đi, chỉ còn nghe thấy những tiếng thở dài nặng nề và tiếng những anh em ốm rên rĩ. A-lếch-xan không chợp được mắt. Làm thế nào bây giờ. Trốn khỏi khối thì không được. Đi sau lệnh giới nghiêm là bị bắn. Trong khối thì không trốn đâu được. Chết sau khi thoát khỏi tay bọn Ghe-xta-pô, chết ngu xuẩn như thế này thì anh không muốn. Nhưng ở đây lại không có ai là bạn bè, đồng chí.

        A-lếch-xan thấy có người kéo chân mình.

        — Bò xuống đi.

        Làm thế nào bây giờ ? Kêu lên chăng, làm cho anh em trong khối thức dậy chăng ? Nhưng trong số anh em tù có những người đồng chí, những người dũng cảm đứng về phía mình hay không ?

        — Bò xuống, đã bảo kìa.

        A-lếch-xan từ từ tụt trên ván xuống, anh sẵn sàng tự vệ.

        — Ta vào nhà tiêu đi.

        Hai người đến nơi. A-lếch-xan nhìn quanh. Thằng «Lác ». không có mặt trong đám những người này. Toàn những người không quen. Trên áo vằn của họ cũng có những hình tam giác đỏ như anh. Chỉ những chữ là khác.

        Họ không đưa A-lếch-xan vào nhà tiêu mà lại đưa vào phòng trường khối. Các cửa sổ được che bằng chăn. Mọi người nin lặng. Người ta đưa cho A-lếch-xan một chiếc ghế đẩu. Một người lạ mặt hỏi bằng tiếng Nga :

        — Lúc chiều anh nói chuyện với ai ? Anh có biết nó không ?

        A-lếch-xan không biết nên trả lời thế nào ? Những người này là ai ? Người mình hay là một bọn phản gián ?

        Người thứ hai gầy gầy, tư thế có vẻ chỉ huy, anh ta hỏi thẳng :

        — Trước chiến tranh anh làm việc ở đâu ?

        A-lếch-xan không trả lời.

        — Chúng tôi gọi anh đến đây không phải để chơi cái trò ngậm tăm đâu, — người thứ nhất nói. — Mất nhiều thì giờ rồi. Anh hãy cẩn thận, anh làm mất thì giờ đấy.

        — Tôi không quen ai trong đám các anh cả, —  A-lếch-xan trả lời.

         
— Thế người nói chuyện với anh lúc chiều anh có quen không ?

        — Có biết, — A-lếch-xan trả lời.

        — Về mặt nào ? Mặt tốt hay mặt xấu ?

        — Về tất cả các mặt, — A-lếcli-xan trả lời loanh quanh.

        — Thế vì sao nó dọa anh ?

        — Vì trước kia tôi đã làm đúng.

        — Chúng tôi cũng làm đúng. Thằng « Lác » nhận rằng anh đã đưa nó ra tòa. Về tội gì ?

        — Về những tội vào nhà người ta ăn cắp.

        — Rõ rồi. Thêm một câu hỏi nữa. Anh quen dùng thứ vũ khí gì ?

        Câu hỏi thật là thẳng thắn. A-lếch-xan trả lời rằng anh đã suốt đời dùng vũ khí, anh quen dùng cả vũ khí Liên-Xô lẫn vũ khí Đức.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM