Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 06:34:46 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11936 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #40 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2020, 12:00:35 pm »


XII

        Quả là một cuộc vượt ngục táo bạo : ba chiến sĩ Liên-xô không biết tiếng Đức, không biết đường, không có địa bàn và lương thực, sẽ phải vượt cả nước Đức phát-xít và nước Ba-lan. Họ hiểu rõ rằng hy vọng thành công của họ mỏng manh như thế nào, nhưng đối với họ, thà chết trong một cuộc chiến đấu không cân sức, còn hơn sống trong nhà tù phát-xít.

        Họ đi ban đêm, len lỏi qua những khe, những khu rừng nhỏ, những cánh đồng. Họ tránh các điểm dân cư. Bất kỳ căn nhà nào, dù là cái lán của người coi rừng hay túp nhà nhỏ cạnh chỗ đi ngang qua đường sắt đều đe dọa họ sẽ phải trở về trại giam.

        Họ nhìn sao đi theo hướng Đông-Nam.

        — Chỉ cần ra thoát khỏi nước Đức khốn kiếp này, — đồng chí thiếu tá nói. — Sang đến đấy sẽ dễ dàng hơn. Ở Ba-lan đã gần như ở nhà rồi !

        Sau khi vượt ngục được vài ngày, thần kinh của những người chạy trốn đã có phần bớt căng thẳng, nhưng họ đã bắt đầu bị cái đói làm tình làm tội. Chút bánh mì khô và muối bí mật dành dụm được trong trại đã phải dùng kéo dài cho cả một tuần. Nhưng khí trời ngây ngất của mùa xuân và những chặng đi mệt mỏi lại kích thích cái đói. Họ đã thử ăn cỏ non, nõn lúa mì và ngô xanh.

        Đến ngày thứ mười, đồng chí thiếu tá quyết định thế nào cũng phải kiếm cho ra thức ăn.

        Đêm thật khuya, những người vượt ngục mới lẻn vào một căn nhà bên lề một thôn nhỏ. An-đơ- rây đi đến chỗ nhà kho. Anh tìm thấy ngay cái cửa nhỏ, mở được cái chốt sắt.

        Trong nhà kho tối đen. Mùi bắp cải muối và thịt khô như chọc vào mũi anh. Không còn thì giờ suy nghĩ nữa. An-đơ-rây lấy tà áo che, bật lửa, nhln thấy những cái vại lớn xếp đều đặn, đựng bắp cải, cà chua, dưa chuột. Hai cái đùi lợn đã ướp khô nhưng còn chưa xông khói treo trên những cải móc sắt.

        Au-đơ-rây cố nén ý muốn cắn ngập răng vào cái đùi lợn. Anh lấy cả hai đùi lợn xuống rồi nhét dưa chuột vào đầy các túi. Còn có thể lấy được gì nữa ? Anh nhìn quanh, thấy trên sàn có một hộp các tông nhỏ đựng pho-mát. Anh cũng lấy nốt.

        An-đơ-rây hành động rất cẩn thận, cố không gây tiếng động, anh lần ra khỏi nhà kho rồi men sát tường, nhẹ nhàng lần đến góc nhà. U-xman và đồng chí thiếu tá đang chờ anh ở đấy.

        — Có mùi gì ngon lắm đây, — U-xman hít hít.

        Sau nửa giờ đi rất nhanh, toán người đi sâu vào trong rừng. Mang theo một món đồ như thế này mà đi thì thú vị biết mấy ! Đến khi đồng chí thiếu tá tuyên bố nghỉ, U-xman hích khuỷu tay vào An-đơ-rây.

        — Chúng mình sắp được ăn mừng đây.

        Nhưng thiếu tá nói dứt khoát:

        — Không có tiệc tùng gì đâu. Ăn cho lại sức một chút rồi đi ngay. Phải chuồn thật xa mời được.

        Nói xong, đồng chí lấy con dao làm lấy, cắt cho mỗi người một khoanh thịt, cho mỗi người một quả dưa chuột muối và một mẩu pho mát.

        — Ăn đứng. Không để lại dấn vết gì dưới đất.

        Họ nuốt thức ăn trong nháy mắt rồi lại lên đường. Ngay lúc trời sắp hửng, sau khi vượt được vài cây số, họ dừng chân trong một khu rừng sâu, cạnh một căn nhà bỏ không. Nhìn những đám có mọc rậm rì ngay cạnh cửa, có thể đoán rằng từ lâu đã không có ai ở đây. Họ leo lên gian sát trần, lên xong kéo theo cả cái thang nhỏ đã lung lay.

        Họ được ăn một bữa no đầu tiên sau bao nhiêu tháng. An-đơ-rãy nằm lên một bó rơm, cảm thấy khắp người mệt mỏi một cách rất dễ chịu. Giấc ngủ chụp lấy đầu anh như một chiếc khăn choàng...

        ... Mỗi ngày những người vượt ngục càng tiến xa về phía Đông-Nam. Định mệnh hình như đã mỉm cười với họ. Họ đã chạy thoát nhiều cuộc đuổi bắt, đã lẩn trốn được trước mõm những đàn chó được huấn luyện mà bọn cảnh sát dùng trong những cuộc đi săn thật sự nhằm lùng bắt những người Nga vượt ngục. Đã bao lần họ trả thành mục tiêu của những cuộc truy nã ban đêm !

        Nhưng mỗi cây số vượt qua lại không giảm nguy cơ bị bắt, mà hình như càng tăng thêm. Cuộc sống như biến thành một trò chơi tuyệt vọng, đùa với cái chết. Họ đã phải chịu nhiều thiếu thốn và khó khăn, nhưng không ai kêu mệt, kêu yếu lần nào. Tình yêu lớn lao đối với Tổ quốc đã dẫn dắt họ. Còn có gì mạnh hơn tình yêu ấy ? Chẳng nhẽ chỉ riêng lòng căm thù có thể làm nảy sinh cái ý chí đấu tranh một sống một còn, tuy rằng lòng căm thù ấy cũng biến yếu thành mạnh, biển nhút nhát thành can đảm, chắp cánh cho người ta. Nhưng cái chí căm thù làm tâm hồn bốc lửa ấy cũng nung nấu trong lòng họ.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #41 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2020, 12:01:09 pm »


        Một hôm, trước lúc bình minh, mấy người vượt ngục ra tới đường sắt. Đường nào thế này, nó đưa đến đâu, không ai biết. Nhưng đường sắt này chạy về phía Đông. Như vậy, quân đội và hàng đưa ra mặt trận có thế được chuyển theo đường này. Bên trái, sau đoạn đường ngoặt, thấy le lói ánh đèn của một ga xép. Một đoàn tầu quân sự đỗ ở ngã đường sắt. Ống khói đầu máy phả khỏi trắng lên trời.

        — Nó chờ tầu tránh đấy, — U-xman kết luận rồi nói thêm luôn : — Nếu làm chệch ghi thì sao nhỉ ?

        — Đầu óc cậu làm việc được đấy, — thiếu tá khen.

        Nhưng không bẻ được ghi. U-xman và An-đơ- rây bò đến nơi thì thấy là ghi tự động.

        — Bò về thôi, — An-đơ-rây khẽ nói.

        — Hượm đa, — U-xman lấy trong túi ra một cái đinh móc bằng sắt mà anh nhặt được trên mặt dốc. — Thử nhét vào chỗ nào xem sao ? Thế nào ?

        An-đơ-rây nhìn cải đinh móc, nhìn chỗ đường sắt phân nhánh. Trong óc anh thoáng có ý nghĩ : nếu nhét miếng sắt vào đấy thì sao ?

        An-đơ-rây và U-xman nẳm dưới đất, cố nhét cái đinh móc vào cái ghi, rồi chèn ngay đá vào đấy. Sau đó U-xman rắc vài nắm cát vào cơ cẩu của ghi tự động.

        Hai người vừa nhìn quanh, vừa bò trở lui rất cẩn thận. Nhưng họ bực mình đến nhức nhối trong lòng vì chưa làm được gì cho ra trò. Nhét được quả mìn vào chỗ ấy mới thú !

        Không ai tin rằng cái đinh móc có thể trở thành một vật chướng ngại trên đường đi của đoàn tầu. Nhưng kết qua đã đúng như thế. Chẳng mấy chốc đã thấy một đoàn tầu khác chạy đến theo hướng ngược lại. Nó cứ ầm ầm chạy qua nhánh đường, không bị cản trở gì cả. An-đơ-rây và U-xman lắng nghe rất lâu tiếng bánh xe chạy rầm rập, tim như ngừng đập. Hai người chán ngán cúi đầu : chẳng nên trò trống gì cả, rồi thiếu tá lại mắng mình là mạo hiểm một cách vô nghĩa lý.

       — Chẳng làm nên chuyện gì thiết thực, mà còn có thể đưa minh đến chỗ chết như chơi. Thật là trẻ con !

       Nhưng cái đinh móc nhét vào ghi tự động đã «hoạt động». Đoàn tầu đỗ ở nhánh đường sắt phì khói chuyển bánh. Nó chưa kịp lấy tốc độ thì đã nghe những tiếng ầm ầm, tiếng sắt rít, từng các bộ phận giảm xóc kêu rành rạch.

       Ba người vượt ngục nín lặng nghe ngóng.

       Những bánh xe trước của đầu máy trượt ra ngoài đường sắt. Những cái tà vẹt không chịu nồi trọng tải bị bánh xe đè nát. Đầu máy «nẳm ỳ» trên mặt đất.

       — Nó nghiêng hẳn đi, — U-xman đi trinh sát về sung sướng cho biết, — y như con lạc đà lúc phục xuống đít ấy...

       Ba người vội đi ngay.

       Ngày nối ngày tích lại thành tuần. Sau lưng họ đã là hàng trăm ki-lô-mét trên nước Đức phát- xít, hàng trăm ki-lô-mét đi đêm, chỉ bằng hai chân. Hàng trăm ki-lô-mét gian nan, đói khát. Một hôm, lúc trời hửng, họ nhìn thấy cái dải rộng nhấp nhánh như bạc của một con sông. Ba người bạn ngắm dòng sông rất lâu, mỉm cười.

       — Đến rồi...

       Con sông xa đưa hơi mát tới, không khí nặc mùi đất bùn, mùi cá.

       Đồng chí thiếu tá bỏ chiếc mũ phớt lấy được trong nhà kho của một người nông dân Đức, đồng chí nhìn rất lâu về phía trước.

       — Sông Ô-đe...

       — Ô-đe... — U-xman nhắc lại. Ở quê nhà. ở xứ Tuyếc-mê-ni-xtan xa xôi, anh thường thích ngắm hai bờ rộng, luôn luôn thay đổi của sông A-mu Đa- ri-a trái tính trái nết, người đẹp của sa mạc. Anh nghĩ thầm rằng con sông ở nơi đất khách quê người này cũng có cái gì hao hao như con sông kia. Giống đích xác ở chỗ nào thì U-xman không thể nói được, nhưng anh tin chắc rằng hai con sông có giống nhau.

       An-đơ-rây nhìn hai bàn chân nứt nẻ sau những chặng đường, rồi không nói một lời, anh đi thẳng vè phía trước. Bên kia sông sẽ phải có những khu rừng Ba-lan, những khu rừng ấy sẽ là một sự che chở chắc chắn.

       Ba người vượt ngục đi ra bờ sông, họ vẫn rất thận trọng. Ở đây lạnh hơn nhiều. Những quần áo cũ rách mà họ « trưng thu » trong các nhà kho và các nơi chửa đồ không đủ ấm. Nhưng trong lòng họ lại hân hoan, ấm áp. Đến nơi rồi !

       Đồng chí thiếu tá đi trinh sát trong cảnh tranh tối tranh sáng trước lúc trời hửng. Đồng chí lang thang rất lâu trên dải ven sông, xem xét những con đường, tìm cách vượt sông.

       Đồng chí về thì đã gần sáng. Nhìn nét mặt đồng chí, An-đơ-rây và U-xman đoán ra ngay : tin không vui rồi. Đồng chí thiếu tá ngồi xuống đất, mỉm cười rầu rĩ.

       — Chứng mình nhầm mất rồi. Đây không phải là sông Ô-đe...

       U-xman và An-đơ-rây đứng thẳng dậy.

       — Thế thì là gì ?

       — En-bơ...

       Ngay hôm ấy, An-đơ-rây và các đồng chí của anh trở thành mục tiêu của một cuộc vây bắt. Một đám thường dân Đức cùng vói cảnh sát chà đi sát lại khu rừng. Trong đám này, bọn đảng viên quốc xã và những tên tích cực trong tổ chức thanh niên phát-xít « Thanh niên Hít-le » tỏ ra hung hăng nhất. Việc tìm bắt những người tù vượt ngục đem lại một món thu nhập không nhỏ : bộ tư lệnh Đức trả ba trăm mác tiền thưởng cho ai bắt được một người Nga. Đó là một món tiền khá lớn. Những người vượt ngục thoát khỏi tay bọn đuổi bắt hung dữ trong hơn ba tiếng đồng hồ. Nhiều lần họ đã nghe thấy những tiếng nói gần như ngay bêu cạnh, nhìn thấy một tên cảnh sát ở xa. Chưa biết chừng bọn Đức sẽ bỏ đi chỗ khác nếu chúng nó không mang theo chó. Một con đã tìm thấy những người vượt ngục đang nằm kín. An- đơ-rây chưa kịp nhảy ra thì con béc-giê đã vừa sủa vừa nhảy xô đến vồ anh...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #42 vào lúc: 29 Tháng Giêng, 2020, 12:01:40 pm »

        
       Chống cự cũng vô ích. Đồng chí thiếu tá chỉ kịp vứt con dao đi.

       Họ bị đánh đập tàn nhẫn, bị cùm tay rồi bị giải đến nhà giam của bọn Ghe-xta-pô ở thành phổ Bơ-re-xđơn.

       Lại cảnh tù đày, cùng tất cả những điều cực nhục cũ. Chỉ khác một điều là lần này An-đơ-rây phải làm quen với những tên áp giải là nhân viên Ghe-xta-pô, với phòng tra tấn.

       Căn hầm rộng thênh thang vừa ẩm vừa tối. Nhưng An-đơ-rây vừa bước qua ngưỡng cửa thì hai ngọn đèn pha bật sáng. Ánh sáng làm lóa mắt anh trong giây phút.

       — Thế nào, ông người Nga, ông đã suy nghĩ rồi chứ ?

       Kẻ đứng trước mặt An-đơ-rây là một thằng Ghe-xta-pô phục phịch, mặt to bè. Một chiếc dây lưng da láng đỡ cái bụng phệ của nó.

       — Ông đã có thì giờ suy nghĩ. Con người chỉ được hưởng một cuộc đời thôi, — nó nói giọng dụ dỗ. — Phải, chỉ một lần thôi, mà ông còn trẻ như vậy ! Tôi cũng thương hại ông, — thằng Ghe-xta-pô nói tiếng Nga rất đúng giọng. — ông bị thả xuống bao giờ? Ở vùng nào ? Ở đây chỉ có hai chúng ta thôi, không ai được biết những lời thú nhận của ông đâu. Tôi xin thề với ông. Ông hãy nói ông được trao nhiệm vụ gì. Ông hãy nói những chỗ bắt mối, ai giúp đỡ ông? Chỉ vài lời là ông được cứu sống.

       An-đơ-rây nin lặng. « Mặc cho bọn rắn độc nghĩ rằng mình không vượt ngục khỏi trại tập trung mà là một trinh sát. Đàng nào cũng bị chúng nố giết thôi... »

       — Không sao cả, ông đã không muốn êm đẹp thì chúng ta bắt đầu theo kiều không êm đẹp vậy, — nói xong thằng Ghe-xta-pô hất đầu. Thế là bắt đầu, Hai thằng lực lưỡng của Hít-le đánh An-đơ-rây bằng gậy. Rồi chúng nó giội nước lên người anh. Khi An-đơ-rây lảo đảo nhỏm dậy thì một trận mưa gậy lại đố xuống.

       Chúng nó vặn tay, giứt tóc anh, đốt anh bằng những gậy sắt nung đỏ.

       — Mày có nói không?

       Thằng Ghe-xta-pô mở hộp thuốc, châm thuốc hút. Nó vừa thở ra những vòng khói xanh nhạt, vừa từ từ nói:

       — Xem ra ông không biết quí cuộc đời. Cũng chẳng sao. Chúng tôi sẽ xử bắn ông.

       Hai tên đao phù đẳy An-đơ-rây quay mặt vào tường. Trước mặt An-đơ-rây là một tấm ván dầy, thủng lỗ chỗ. Trên sàn xi-măng còn có những vết máu chưa lau sạch... An-đơ-rây cảm thấy một nòng súng ngắn lành lạnh chạm vào gáy mình. Anh không nhìn thấy thằng tay sai của Hít-le giơ một khẩu khác bắn lên trời. Ngay giây phút ấy một thằng đao phủ đập cái gậy vào đầu An-đơ-rây...

       Lúc An-đơ-rây tỉnh lại, mở mắt ra, thì anh không hiểu ngay là mình đang ở đâu. Trong ánh ngũ sắc của những ngọn lửa rập rờn, anh nhìn thấy khuôn mặt xị của thằng tra khảo. Tên Ghe-xta-pô đang nói gì không biết. An-đơ-rây căng óc, cố nhớ lại. Trong tai có những tiếng ù ù. Qua những tiếng ù ù ấy, từ một chỗ nào đó ở xa vẳng tới những tiếng nói:

       — Bày giờ mày đã sang thế giới bên kia rồi... Phải, nhưng cả ở bên ấy cũng có người Đức... Mày không thoát khỏi tay người Đức đâu.

       Sau đó như thế nào, An-đơ-rây không nhớ nữa.

       Một tiếng kêu khủng khiếp làm anh tỉnh lại. Mình đang ở đâu thế này ? Có chuyện gì xảy ra với mình thế ? Trước mặt An-đơ-rây, hai thằng phát xít đang đi ngược chân lên trần và đang đánh một người nào đó. Vì sao chúng lại lộn đầu xuống dưới thế ? Không, không phải chúng nó, mà là mình, An-đơ-rây này, đang lộn đầu xuống dưới. Chính mình. Mình bị trói, hai chân treo lên trần. Còn hai tay bẻ ngoặt ra sau lưng thì phải đeo những quả tạ hàng hai chục ki-lô...

       Ai kêu thế nhỉ ? Một giọng quen thuộc, rất quen. Phải... phải... U-xman ! Phải, U-xman, cố chịu đựng, U-xman ạ ! Nghiến răng lại, đừng có kêu, U-xman !...

       Cũng như An-đơ-rây, U-xman bị chúng nó treo ngược chân lên và bị đánh vào sườn bằng gậy.

       Cơn ác mộng ấy, sự tồn tại ở ranh giới giữa cái sống và cái chết như thế kéo dài mười ngày mười đêm. Chúng nó đánh, chúng nó chiếu sáng cho lóa mắt, chúng nó đem thức ăn ra dử, chúng nó tra điện, chúng nó khuyên nhủ, dọa nạt. Chúng nó tra tấn từng người và cả ba cùng một lúc, chúng nó đánh lần lượt từng người trước mặt hai người kia rồi cả ba cùng bị đánh. Nhưng không có cách tra khảo nào bắt được họ nói lên sự thật.

       Đồng chí thiếu tá bị tra tấn hung ác nhất. Bọn phát xít làm gãy xương tay, xương chân đồng chí. Đồng chí nằm không động đậy. Không còn sức lực nữa. Hai con mắt đen mờ đi, sâu hoắm xuống. Mặt xưng lên, chỗ nào cũng máu me, thâm tím, râu đen mọc rậm rì. Cặp môi dầy phủ một lớp máu đen, có chỗ nứt ra. Nhưng cặp môi cứng đờ ấy vẫn cứ khẽ nói :

       — U-xman à, sao cậu lại khóc? Nghiến răng lại và im đi. Im đi và nhớ lấy. Nhờ lấy tất cả. Sắp đến lúc bắt chúng nó đền tội rồi ! Sắp đến lúc rồi !

       Trời mãi mới hửng. Ngoài cửa sổ, sau song sắt, đã bắt đầu sáng. U-xman đưa nắm tay lên chùi nước mắt.

       — Tôi sẽ im. Im như một tảng đá.

       — Đúng đấy, — thiếu tá khẽ nói.
« Sửa lần cuối: 30 Tháng Giêng, 2020, 09:30:41 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #43 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2020, 09:37:14 am »


       Phòng giam bắt đầu yên lặng. An-đơ-rây thiu thiu ngủ. Nhưng không được bao lâu. Giọng nói khàn khàn một cách khác thường của thiếu tá làm anh tỉnh dậy :

       — Chuyển đến ban chỉ huy quân đoàn... nhiệm vụ đã hoàn thành... — Đồng chí chống khuỷu tay nhỏm dậy, mắt sáng lên như trong cơn sốt rét. — Vĩnh biệt...

       A-đơ-rây và U-xman chạy đến. U-xman nắm lấy bàn tay rất to của thiếu tá, áp má anh xuống.

       — Đồng chí Ê-phim Xê-mi-ô-nô-vít... Mặt trời sắp mọc rồi... Chúng ta sẽ nhìn thấy mặt trời.

       Những thanh sắt chấn song in những vệt đen lén mảnh trời vuông trong khung cửa sổ nhỏ. Mảnh trời ấy dần dần chuyền từ trắng sang hồng, rồi đỏ. Đỏ như máu ứa ra trong miệng thiếu tá, đỏ như lá cờ phấp phới trên cuộc sống, trên cuộc chiến đấu và cái chết của họ.

       Thi hài thiếu tả còn nằm trong nhà giam hai ngày. Đến ngày thứ ba, lúc bình minh, có những thằng lính bước vào, giải An-đơ-rây và U-xman đi đâu không biết. Lúc chia tay, hai người ôm lấy nhau, hôn nhau.

       Nhưng họ không bị xử bắn, mà bị giải ra ga. Hai người tù bị đầy lên một toa xe hàng đã đầy ắp những người tù. Đến chiều thì U-xman ốm liệt.
 
Phải, của cải của biển Ca-xpiên thì nhiều vô kể. Không một nơi chứa nước nào trên hành tinh chúng ta có giống cá chiên đa dạng đến thế và nhiều như thế. Còn về số lượng cá đánh được, nhất là các giống cá chiên quí nhất, thì biển Ca-xpiên chiếm vị trí hàng đầu...

       — Thưa giáo sư, tôi xin phép hỏi có được không ?

       — Xin mời, xin mời.

       — Hôm nay giáo sư nói rằng số lượng cá đánh được ở biển Ca-xpiên nhiều nhất thế giới, — một người tù đứng dậy như ở nhà trường, anh vừa hỏi vừa lựa lời một cách khó khăn : — Nhưng rồi về sau thì sao ? Với một tốc độ đánh cá nhất thế giới như thế, rồi sẽ không còn một con cá nhỏ, tức là không còn một con cá chiên nào nữa hay sao ?

       Giáo sư lắng nghe, cụ bỏ kính xuống, chùi bằng tà áo vằn rồi lại đeo lên. Hai con mắt sâu hoắm của giáo sư đầy vẻ hồn hậu và buồn rầu.

       — Câu hỏi xuất sắc lắm ! Các bạn trẻ của tôi ạ, đó là câu hỏi của một người làm chủ tốt. Đúng đấy ! Tương lai thuộc về các bạn. Bàn tay các bạn sẽ xây dựng một cuộc sống mới. Bằng hai bàn tay các bạn. Không được quên điều đó. Chúng ta hãy nhìn vào tương lai. Lượng cá đánh được với kỹ thuật hiện đại, trong thế kỷ cơ giới hóa của chúng ta, chỉ vẻn vẹn có một phần mười. Đúng đấy, chàng thanh niên ạ, có một phần mười thôi. Như thế nghĩa là cử một trăm con cá chiên thì chỉ đánh được mười con thôi, còn những con khác sẽ sinh sôi nây nở và tăng thèm của cải của nhân dân. Biển Ca-xpiên là một kho vàng không đáy, một kho của vô tận của chúng ta. Nhưng đang có một nguy cơ đe dọa kho của ấy.

       Giáo sư ngừng một lát rồi giơ một ngón tay cho mọi người chú ý thêm.

       — Nước biển Ca-xpiên cạn dần! Mà cạn nhanh một cách khủng khiếp. Đây là vài con số. Các bạn hãy suy nghĩ về những con số đó. Năm 1925, mặt biển Ca-xpiên thấp hơn các đại dương trên thế giới hai mươi nhăm mét. Như thế nghĩa là thế nào. Chúng ta thử phân tích xem. Chỉ cần lấy hai mươi nhăm mét là mức mặt biển thấp xuống chia cho một ngàn năm là tuổi của biển. Chúng ta sẽ có được bao nhiêu ? Vài mi-li-mét. Phải, các bạn ạ, mức cạn là hai mi-li-mét rưỡi. Mực nước của biển Ca-xpiên hàng năm giảm xuống theo con số không đáng kể như thế. Nếu còn giữ được nhịp độ vài mi-li-mét như thế thì chúng ta cũng không có gl đáng lo lắm. Nhưng trong thế kỷ clníng ta, nhịp độ nước cạn đã tăng vọt. Năm 1925, mực nước mới thấp hơn mặt các đại dương trên thế giới 25 mét, nhưng hiện nay con số ấy đã là 26,3 mét. Chỉ trong mười tám năm gì đó, mức nước đã giảm thêm gần một mét rưỡi. Trước kia đã là một nguy cơ, nay lại là một tai họa ! Mỗi năm biển thấp xuống không phải vài mi-li-mét như trước kia, mà gần một chục xăng-ti-mét! Như thế quá nhiều. Đúng đấy. Đó là cả một tai họa. Một tai họa khủng khiếp. Hình dáng của bờ biển cũng thay đổi hẳn. Chỗ trước kia là vịnh Com-xô-mô-lết, nay đã phơi đáy ra và mai sẽ biến thành những gò cát. Đảo Tré-lê- kên đã trở thành một bán đảo. Còn Gu-ri-ép trước kia là một thành phố ven biển thì nay đã là một thành phố trên bộ : biến đã rời bỏ nó ?.. Còn nữa. Cả vùng đồng bằng sông von-ga cũng khô dần, sông Von-ga đang cạn dần. Mà chính ở đấy, trong vô sổ nhánh và khúc sông, các giống cá quí đẻ trứng, bắt đầu có những sự di động đầu tiên, bắt đầu có cuộc sống của những con cả tầm và cá chiên tương lai! Như các bạn thấy đấy, các bạn ạ, tai họa đối với biến Ca-xpiên mang theo một sự đe dọa đối với nền kinh tế quốc dân của chúng ta.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #44 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2020, 09:37:33 am »


       Điều giáo sư vừa cho biết làm những người nghe kinh ngạc. Phần lớn anh em chỉ biết biển Ca- xpiên trên bản đồ và ít người quan tâm đến quá khứ và tương lai của nó. Nhưng nay vấn đề biển Ca-xpiên đã thu hút những người tù. Trong khi nghe nhà học giả nói, họ đã quên hiện trạng của họ, quên những chòi súng máy, quên cải đói dày vò ngày đêm.

       — Thưa giáo sư, xin giáo sư giải thích cho, — Pác-khô-men-cô hỏi. —Thế vì sao biển lại nông đi, như dưới đáy bị rút mất cái chốt giữ nước ấy ?

       Giáo sư biết rằng câu hỏi Pác-khô-men-cô nêu lên đang làm tất cả những người có mặt quan tâm. Giáo sư đã cống hiến bao nhiêu năm trong đời cụ cho việc nghiên cứu vấn đề biển Ca-xpiên và ngày nay cụ đã tìm thấy những người kế nghiệp ngay trong đám những người tù trẻ này.

       — Vấn đề đặt ra hoàn toàn đúng, và các bạn ấy, nhiều nhà học giả đã suy nghĩ tới. Người ta đã tiến hành những công trình nghiên cứu khác nhau về biển, đã nghiên cứu quá trình bốc hơi và tính số lượng nước chảy vào biển. Chính ở đấy đã tìm ra bài giải cho câu đố. Nhiều năm trước đây, những con sông của chúng ta : Von-ga, U-ran, Êm-ba, cả Cu-ra, và Chê-rếch nữa, cũng như tất cả các dòng nước ngầm và mưa hàng năm đã đem tới cho biển Ca-xpiên hơn bốn ngàn tỷ mét khối nước, nhưng hiện nay khối lượng nước đổ vào biển đã giảm hẳn đi. Hiện nay mỗi năm chỉ có bốn trăm tỷ mét khối nước đổ vào biển Ca-xpiên. Trong khi đó, mỗi năm mặt biên Ca-xpiên bốc hơi mất bốn trăm mười bốn tỉ mét khối nước. Như các bạn thấy đấy, mức chi về nước cao hơn mức thu nhiều. Chính đó là nguyên nhân chính gây ra tai họa.. Biển Ca-xpiên thiếu nước ! Nó đang chết khát dần ! Một biển đã cho bao nhiêu dân tộc cơm ăn, áo mặc trong bao nhiêu ngàn năm, nay đang đặt hy vọng vào con người. Nó chờ được giúp đỡ. Tai họa đang ập tới có thể đưa nó đến chỗ chết, Một biển lớn có thể biến thành một hồ mặn nhỏ. Đã từng có những thí dụ như thế. Ở châu Phi có hồ mặn Trát, trước kia là một biển rất lớn, cũng như biển Ca-xpiên của chúng ta. Đúng đấy. Các bạn trẻ của tôi ạ, biển Ca-xpiên đang kêu cứu, chúng ta phải giúp nó.

       Pác-khô-men-cô đứng dậy. Anh còn muốn nghe thêm nhưng lại phải ra ngoài. Hôm nay có buổi gặp mặt thường lệ với Lép-sen-cốp. Hai người thường gặp nhau vào ngày chủ nhật. Lép-sen-cốp sẽ cho biết những tin cuối cùng về tinh hình Mặt trận phía Đông. Và ngay tối nay, sau buổi kiểm tra kéo dài nhiều giờ, anh sẽ kể lại tin tức mới cho những người bạn đáng tin cậy nhất của anh. Và đến mai, trên công trường đá, họ sẽ truyền đạt thông báo về Mặt trận phía Đông cho những anh em đáng tin, rồi những người ấy, đến lượt họ, lại truyền tin xa hơn nữa. Sự thật mà bọn phát-xít cố hết sức che dấu hàng ngàn tù binh của chúng đang được mọi người biết. Sự thật ấy được truyền miệng, được truyền miệng qua tất cả các khối, từ người nọ đến người kia, làm cháy lên ngọn lửa trong lòng họ. Thế là những lời tuyên bố chính thức huênh hoang trong bộ máy tuyên truyền của Hít-le về «phòng ngự co rãn», về «sách lược nắn thẳng mặt trận theo kế hoạch» không che dấu được mà chỉ khẳng định thêm sự thật trong những tin mật : quản ta đang tấn công !

       Pác-khô-men-cô đi đến nhà giặt, nơi anh thường gặp Lép-sen-cốp. Khi đi qua khối mười hai, anh nhìn thấy một đám xanh rất đông. Tên cướp Ô-lét, trước kia là trường trại, đang ra lệnh và đưa cho mỗi tên tù hình sự một đôi găng quyền Anh. Pác-khô- men-cô đi vòng để tránh những tên cướp. Anh nghĩ thầm : « Bọn khốn nạn, dửng mỡ hóa rồ, lại còn tiêu khiền bằng quyền Anh nữa ! ». Bọn xanh cũng không để ý tới Pác-khô-men-có.

       — Những thằng cùng đi với mày liệu có tin tưởng được không ? — Ô-lét hỏi Tơ-rum.

       — Cũng đủ dùng. Đúng là những con trâu lăn, — thằng cướp nhe răng cười. — Cho một cú vào trán là phải di đặt xăng ngay !

       — Chuyện này thì mày đừng vội, — Ô-lét dặn theo." — Phải làm ăn thế nào cho sau vài lần nó mới bị đưa vào lò thiêu xác. Hút đã bảo chỉ trả tiền nếu công việc làm thật gọn. Rõ không?

       Những tên cướp chia thành những nhóm lớn, đi tới các khối của anh em tù chính tri. Tơ-rum cùng với bọn « trâu lăn » của nó đi nhanh tới Trại nhỏ.

       Vừa bước qua ngưỡng cửa của khối cách ly sáu mươi hai, thằng Tơ-rum đã nhe răng ra cười: nó đến thật đúng lúc ! Ở nửa ngoài của khối, trong phòng ăn, có một đám tù chính trị đứng chung quanh một cải bàn rộng. Họ đang nghe một người tù nói, người này đeo một cái kính gọng sừng, người rất gầy.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #45 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:46:00 am »

     
       Tơ-rum đi chậm lại trong giây lát. Bọn « trâu lăn » vây quanh nó. Những người tù chính trị vẫn nghe người kia nói, họ khao khát cố nắm lấy từng lời. Họ thậm chí không quay lại, không chú ý tới những kẻ mới đến.

       « Chắc là thẳng đeo kính đang tuyên truyền đây,— Tơ-rum nhận định. Ta hãy bắt đầu với nó ».

       Thằng cướp tiến lên, đi tới cái bàn, nó gạt những người đang nghe ra. Bọn « trâu lăn » tiến tới trước mặt họ, vẻ hăm dọa,

       Giáo sư quay nhìn thằng vừa đến, cụ nghiêm khắc nối với Tơ-rum :

       — Anh có gì muốn nói thế, anh thanh niên?

       Tơ-rum nhìn khắp người giáo sư bằng con mắt miệt thị. Chỉ búng tay cho thẳng này một cái là có ngay hai mươi mác bỏ túi ! Nhưng thằng cướp lại nhớ lời dặn của Ô-lét. Nó văng tục. « Chỉ sau vài buổi... » Cứ để chính nó thử đánh cái của nợ này sao cho không chết ngay như một con ruồi !

       Thẳng xanh ném cho nhà học giả một đôi găng quyền Anh. Nhà học giả ngạc nhiên nhìn đôi găng. Cái gì thế này ? Quà tặng à ? Giáo sư đã sắp sửa cám ơn và từ chối không nhận, nhưng tên cướp đã thô lỗ cho luôn một câu :

       — Đeo vào đi.

       Giáo sư lễ phép gạt đôi găng ra.

       — Cám ơn anh, nhưng tay tôi không lạnh. Tôi có thể sống không có găng như mọi người... Thật đấy.

       — Đeo vào, tao bảo mày kìa ! — Tơ-rum giật giọng.

       — Anh thanh niên ạ, tôi không hiểu ý anh. Để làm gì cơ ?

       — Mày sẽ hiểu ngay bày giờ, — Tơ-rum vừa gầm lên vừa lồng cổ chun của đôi găng vào tay nó, hai bàn tay hộ pháp mọc đầy lông hung hung. — Chúng ta thử xem cái tinh thần bôn-sê-vich của mày sẽ giúp mày đánh nhau như thế náo.

       — Đánh nhau à ?! mặt giáo sư dài ra vì ngạc nhiên, mắt cụ hấp háy rất nhanh. — Đánh nhau à ?!

       — Ừ ! ..

       — Không được động đến giáo sư ! — hai người tù chính trị đứng ra trước mặt Tơ-rum. — Không được động đến giảo sư !

       Thằng cướp vung rộng tay đánh người cao nhất.

       Trong khối bắt đầu loạn đả. Trận đánh nhau kéo dài không lâu. Ưu thế rõ ràng thuộc về bọn «trâu lăn» được huấn luyện cẩn thận. Chỉ trong vài phút, chúng nó đã đánh tan tác những người tù chính trị chạy đến cứu giáo sư.

       Thằng Tơ-rum nhấc giáo sư lên ba lần, và mỗi lần nó lại nhằm vào trán giảo sư mà đánh. Thằng cướp cho rằng chỗ ấy có xương rắn, và nhà hoạt động sẽ không chết ngay trong trận đầu.

       — Hết một hiệp ! — Tơ-rum ngăn bọn «trâu lăn» của nó lại.—Hiệp đầu toàn thắng rồi ! Thôi kiếm chỗ khác !

       Phấn khởi trước thắng lợi đầu tiên, bọn «trâu lăn» đi tới đầu kia của trại, chỗ anh em người Pháp. Ở đấy chúng nó cũng chờ đón một thắng lợi dễ dàng. Tơ-rum biết mặt các anh em hoạt động người Pháp. Họ sẽ được biết ngay hai nắm đấm của Tơ-rum.

       Nhưng hiệp hai đã không tổ chức được!

       Chính bọn SS đang giở trò thú vật ở chỗ anh em người Pháp. Thằng chỉ huy khối Ốt-tô, biệt hiệu là « Chăn cừu » đang cùng với bạn nó là tên SS Coóc stát làm tình làm tội hai linh mục. Coóc- stát lột áo thầy tu của tiến sĩ thần học Lơ-loa rồi vừa cười vừa lấy ủng giẫm lên cuốn kinh cầu nguyện :

       — Đồ lợn! Cho mày xem này !

       Lơ-loa đã bị tím bầm một vết rất to dưới mắt. Ông buồn rầu nhắc đi nhắc lại:

       — Chúa nhìn thấy hết! Chúa không tha thứ chuyện ấy đâu.

       Thằng SS nhảy tới gần người thầy tu, giật lấy cây thánh giá trên ngực ông, ném xuống đất.

       — Con lợn già ! Mày thì phải cho đứng vào tường xử bắn ! Đồ chó, mày phục vụ bọn du kích, mày ban phước lành cho chúng nó ! Này thì thánh giá của mày! Này thì kinh cầu nguyện của mày !

       Tiến sĩ thần học Lơ-loa, giáo sư lịch sử tôn giáo của trường đại học Thuộc địa, bị bọn phát-xít coi là một phạm nhân chính trị hết sức nguy hiểm: ông là linh mục trong một đội du kích của Phong trào kháng chiến ở Pháp. Lơ-loa đã bị kết án tử hình, nhưng sau đó án tử hình đã được giảm thành cấm cố chung thân ở Bu-khen-van.

       Thằng «chăn cừu » « xử lý » linh mục Ê-nốc bằng gậy. Nó bắt linh mục quì xuống, mỗi tay nâng một viên gạch.

       — Con chó hỏi, bây giờ thì mày hô lên : « Không có Chúa cứu thế », — « Chăn cừu ra lệnh rồi vung cái gậy lên : — Hô lên : « Không có Chúa cứu thế! Đấng chúa tể duy nhất là Hít-le ! »

       Linh mục Ê-nốc dim mắt thầm cầu Chúa.

       — Hô lên, con chó nói: Không có Chúa cứu thế! Đấng chúa tề duy nhất là Hít-le!

       Tơ-rum và bọn « trâu lăn » của nó theo dõi công việc của tên SS một cách thú vị.

       — Ngài chỉ huy khối ạ, ngài nện vào sườn nó ấy, vào sườn ấy ! — Tơ rum khuyên. — Nỏ sẽ hát lên ngay cho mà xem !

       Tơ rum thấy « Chăn cừu » không chú ý tới nó chút nào, bèn quay ra cửa.

       — Nào ta sang khối hai mươi nhăm. Ở đấy là bọn tù chính trị Nga.

       Lũ « trâu lăn » vội chạy theo chủ tướng.

       Tư tưởng của Cốc đã được thực hiện. Ở bất cứ chỗ nào, những tên cướp cũng ra công gắng sức, thằng nào cũng cố kiếm tiền. Những tên cướp của giết người tồi tệ nhất, trong đó có cả những kẻ trước kia là võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp, đã đánh đến chết những người tù hoạt động chính trị một cách « có văn hóa ».

       Theo Ô-lét, việc làm nhục hàng loạt những người tù kiệt quệ, chân đứng gần như không vững, đã tiến hành có kết quả. Chúng nó thường đánh đập họ buổi chiều, sau khi kiểm tra, trước lệnh giới nghiêm hay trong những ngày chủ nhật. Hai ba thằng lực lưỡng, có những tên cảnh sát trong trại và những thẳng thích vui nhộn đi kèm, ập đến các khối và khiêu khích những người hoạt động. Lẩn trốn cùng vô ích. Mà cũng không thể nào bênh vực họ được. Mọi việc được tiến hành như một trò chơi. Bọn xanh đề nghị các nạn nhân của chúng đeo găng quyền Anh vào.

       — Nào, đeo vào đi. Thử xem tinh thần cộng sản của mày giúp cho xương cốt của mày đứng vững như thế nào !

       Dù đồng chí có đeo găng hay không chịu đeo, bọn tội phạm hình sự cũng không quản. Chúng nó cứ bắt đầu đánh. Thằng cướp Ô-lét đặc biệt thích đánh anh em tù binh Nga. Ở chỗ anh em, bọn tù hình sự được khuyến khích bằng mọi cách.

       — Chúng tao là người A-ri-ăng, — những thằng cướp người Đức huênh hoang, — bao giờ chúng tao cũng đánh và sẽ còn đánh bọn Nga.

       — Lũ lợn Nga chỉ có thể đảnh nhau từng bầy, từng lũ. Chúng nó không có những dũng sĩ chân chính.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #46 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:47:55 am »


XIV

       Ở văn phòng, sao khi hỏi cung và đánh đập, chúng nó khâu lên áo và quần An- đơ-rây một cái bia : một vòng tròn trắng giữa có một điểm đỏ. Ở Bu-khen-van, những cái bia như thế dùng để phân biệt những người tù chinh trị nguy hiểm nhất, những sĩ quan Nga và những người vượt ngục bị bắt. Như thế là An-đơ-rây đã biến thành một cái bia di động, một « điểm bay ». Dấu hiệu này giúp bọn bảo vệ bắn vào anh không trượt hễ có trường hợp thuận tiện.

       An-đơ-rây bị giải sang một khối khác : khối trừng giới. Tại đấy nhiều người tù cũng mang trên quần áo dấu hiệu tai hại ấy. Chỉ cần người tù rời khỏi chỗ làm việc hay chậm trễ một chút trong khi chấp hành mệnh lệnh là chúng nổ súng vào anh ta, không cần báo trước.

       Bắt đầu những ngày khủng khiếp. Bốn giờ sáng, sau khi có tiếng kẻng, bọn SS vung gậy chạy vào khối :

       — Hê-rao-xơ ! Dậy !

       Những người sắp chết bị dựng lên, những người còn sống thì bị gọi dậy bằng những ngọn roi. Việc « điểm danh » buổi sáng kéo dài rất lâu. Khi có lệnh « nghiêm » những người tù bỏ mũ. Bọn SS phụ trách khối trừng giới theo dõi rất chặt từng người tù. Anh em lần lượt trả lời bằng những câu rập khuôn. Rồi gọi đến một số không có ai trả lời. Tên chỉ huy khối và tên trưởng khối tiến hành điều tra. Mọi người đứng yên không động đậy. Vài phút sau mới rõ là người mang số đố đã chết đêm qua. Xác người ấy nằm ở đầu hàng bên trái.

       Có khi trong đám người chết cũng không ai mang số, không có người trả lời. Bọn SS báo động. Bắt đầu tìm kiếm. Tìm kiếm có khi vài giờ. Những người tù trừng giời vẫn đứng ngoài sân chờ quyết định của tên tư lệnh.

       Cuối cùng mới rõ là người tù ấy đã tự tử. Anh ta lao mình vào dày thép gai có đấu với dòng diện cao thế.

       Tiếp tục kiểm tra.

       Điểm danh xong thì ăn sáng. Anh em tù còn clnra kịp nuốt thì đã phải ra xếp hàng và bị giải đi lao động. Có người bị đưa đi làm vệ sinh cống rãnh, có người phải rửa các ống tháo nước, có người mang phân đến bón vườn rau của bọn SS.

       An-đơ-rây bị chuyển đến một đội trừng giới gọi là đội « Giầy mới ». « Cái tên kỳ quặc thật »,— An-đơ-rây vừa nghĩ thầm vừa nhìn những người bạn mới đang lầm lì đi bên cạnh mình. Mãi lúc này anh mới nhận thấy rằng gót chân của người đi bên phải bị băng bó. Cả chân người bên trái cũng thế. Những người đi phía trước cũng vậy. Như thế nghĩa là thế nào ?Một kiểu tra tấn mới chăng ?

       An-đơ-rây đã không phải đoán mò lâu. Đội trừng giới bị dồn đến một cái bãi, bốn phía có hàng rào gỗ. Bên cạnh một căn nhà thấp có xếp những cái thùng. Thằng cai Pôn Phơ-rít-man là một tên Đức cao lênh khênh, sau này An-đơ-rây được biết rằng anh em tù đã đặt cho nó cái biệt hiệu « Ác ôn đen ». Nó cùng với ba thằng giúp việc mở nhanh những cái thùng. An-đơ-rây nhận thấy trên áo của lên Pôn và ba thằng giúp việc có đính những hình tam giác xanh lá cây. Anh lại nhớ những câu chuyện Pác-khô-men-cô đã kể với anh.« Đừng có chờ đợi điều gì tốt lành ở bọn tội phạm hình sự ».

       Bọn SS phì phèo thuốc lá, lặng thinh theo dõi hành động của bọn xanh. Mấy tên kia vội vã lấy trong thùng ra những đôi giày. Mới nguyên, mầu vàng. Da thô nhấp nhoáng dưới nắng, dưới đế có những cái đinh sáng loáng. Ngoài mặt trận An-đơ- rây đã nhìn thấy những đôi giầy như thế dưới chân những tên lính Đức. Chẳng nhẽ chúng nó lấy cho anh em tù đi hay sao ?

       Pôn phát cho mỗi ngứời tù một đôi giầy. Còn thêm một đôi bít tất. An-đơ-rây ngồi xuống đường nhựa và nẻm đôi giầy đế gỗ của anh đi. Anh thích thú đi đôi bít tất sạch và đôi giầy mới. Đôi giầy vừa khít chân. Thằng cai theo dõi không cho ai đi giầy quá rộng.

       « Giầy như thế này thì không những có thể đi xuyên qua nước Đức, mà còn qua được cả châu Âu », — An-đơ-rây nghĩ thầm và nhớ lại rằng tháng trước anh đã đi hàng trăm ki-lô-mét chân không. Đầu tiên anh thấy hình như dễ chịu, nhưng giầy bó chặt lấy chân. Thật ra, giầy cũng cứng. Quá cứng nữa là khác. An-đơ-rây thử đi vài bước. Đế quá dầy gần như không cong lại được. Mũi giầy quá rắn ở chỗ gập, ép xuống mu bàn chân rất đau, chỗ gần sát ngón chân. An-đơ-rây bắt đầu thấy rõ ràng đi giầy da thì khó chịu hơn rất nhiều so với đi giầy đế gỗ, bên trên làm bằng vải bạt mềm «Không sao, mới đi chưa quen chân thì thế thôi, —  An-đơ-rây nghĩ thầm, — rồi sau đi chỉ còn thấy thú mà thôi !»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #47 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:48:42 am »


       Khi những người tù đã xỏ giầy xong, họ bắt đầu phải đi. Đầu tiên đi đều trong đội hình, chân giẫm thật mạnh để lấy nhịp, rồi đi hàng một thành vòng tròn, sau nữa có lệnh :

       — Chạy!

       Chạy là chuyện gay go ghê gớm. Nhưng thằng cai cao lênh khênh cứ vung cái roi gân bò dài, quất vào lưng, vào mặt những người tù.

       — Nhanh lên ! Nhanh lên ! Nhanh nữa !

       An-đơ-rây vừa chạy vừa nghĩ thầm : bọn SS

       nghĩ ra cái trò ngu xuẩn gì thế này ? Cái trò vô nghĩa lý chạy bằng giầy mới này thì có được ích lợi gì ? Chẳng có tích sự gì cả? Thậm chí còn thiệt hại nữa là khác : làm mòn cả giày mới của lính. Không sao, nếu chính bọn Đức đã muốn thế tlù chúng ta sẽ cố làm hỏng giày mới. Dù sao cũng còn nhẹ nhàng hơn đầy xe ở công trường đá.

       Đến giữa trưa thì nhiều người tù đã kiệt sức. Hầu như họ không lê chân được nữa. Những ngọn roi đồ như mưa xuống lưng họ. Cả An-đơ-rây cũng mệt. Mệt không phải vì hoạt động thể lực quá sức. Thời kỷ tập luyện trước những trận đấu, trong những buổi tập, anh đã phải chạy nhiều hơn. Anh mệt vì đôi giầy. Hình như da đã biến thành chì. Hai bàn chân cháy bỏng. Đi một bước cũng đau.

       — Nhanh lên ! Nhanh lên.

       Thẳng cai lau mồ hôi trán rồi lại vung cái roi nặng. Nó đánh bừa vào anh em tù. Vì sao thẳng khốn kiếp này hành động như thế ? Vì nó run sợ trước bọn SS, nó muốn tâng công, hòng cứu lấy thần xác nó hay chỉ vì cái tính tàn ác bạo ngược vì thích thú thấy mình có quyền hành đối với những con người không có gì tự vệ?

       Nhanh lên ! Nhanh lên !

       Chắc hẳn tên « ác ôn đen » có biết về thể dục thể thao và nguyên tắc luyện tập của các võ sĩ. Chỉ khác một điều các động tác luyện sức chịu đựng của cơ bắp ở chân của các nhà thể thao được tiến hành bằng giầy mềm nhẹ đế phẳng, còn anh em tù lại phải làm các động tác ấy bằng giầy mới của lính. Các động tác đi được «tập » rất lâu : nhảy cóc, đi vịt, đi trên đầu ngón chân. Các động tác ấy đã làm tiêu hết sức lực còn lại của anh em.

       Đến chiều, khi những tia mặt trời lặn làm lóa mắt, An-đơ-rây bắt đầu đi sai chân, va vấp và vì mất cảm giác cự ly nên đã giẫm vào gót chân người đi trước. Thẳng «Ác ôn đen » đã nhiều lần đánh anh bằng roi. Hình như nó có mặt khắp mọi nơi,

       Mặt trời làm chói mắt. An-đơ-rây căm ghét cả mặt trời. Mặt trời ở nơi đất khách quê người tựa như cũng phục vụ bè lũ Hít-le.

       Cuối cùng, khi có hiệu lệnh hết giờ, những người tù ngồi xuống đất, vội vã tháo những đôi giầy đáng nguyền rủa. An-đơ-rây cũng cởi nhanh dây giầy. Hai gót chân như bị bỏng, khẽ chạm vào là đau nhói.

       — Thế là lại thèm một tiểu đoàn ác ôn có giầy đi. — người ngồi bên phải vừa cau có nói, vừa băng lại rất cần thận những chỗ lên chai đẫm máu dưới gan bàn chân.

       An-đơ-rây ngẩng đầu lên.

       — Sao lại có giầy đi ?

       — Xem đấy, hết sức đơn giản thôi, — người ngôi bên văng tục. — Chúng ta đi mềm những đôi giầy mới, bọn ác ôn sẽ đi những đôi giầy này để chà đạp lên đất đai chúng ta...

       Té ra là như thế! Vì sao mà mình, An-đơ-rây này, không đoán ra sớm hơn? Bọn SS đâu phải là những thằng ngu đần, việc gì chúng nó cũng làm một cách thông minh và có tính toán. Thế mà mình lại tự coi là thông minh, cứ cho rằng bọn phát-xít là những thẳng ngốc, cứ ra sức mà quần những đôi giầy mới, để « làm hỏng » giầy ! Chẳng nhẽ đi một ngày mà mòn được những đôi giầy ấy hay sao ? Đâu có thế. Giầy này thì đi hàng năm cũng chưa hỏng...

       Thằng « Ác ôn đen » và mấy thằng giúp việc nó dùng giẻ rách lau hết bụi trong giầy, xếp cẩn thận vào trong những cái hòm. Trong lòng An-đơ- rây nhức nhối. Một thằng Phơ-rít hay Han-xơ nào đó sẽ đi đôi giầy mà anh vừa đi mềm, rồi giơ súng tiểu liên, đi trên đất Nga, giết hại, cướp bóc... Mình, An-đơ-rây này, là một chiến sĩ, đoàn viên thanh niên, võ sĩ quyền Anh, mà lại giúp giặc...

       An-đơ-rây dựa lưng vào hàng rào. Chẳng nhẽ không tìm ra lối thoát trong tình thế này hay sao ? Chẳng nhẽ mình cử giúp đỡ bọn phát-xít mãi hay sao ? Cái bọn đáng nguyền rủa ! An-đơ-rây đưa mắt nhìn các bạn trong đội trừng giới. Những bộ mặt chán ngán ủ dột cho thấy người nào cũng nghĩ đại khái như thế.

       — Chú ơi, chú ơi, — vẳng có một giọng trẻ con quen thuộc.

       An-đơ-rây ngoái nhìn lại. Một thằng bé tóc hung nhìn qua một cái khe nhỏ. An-đơ-rây nhận ra nó. Anh mỉm cười.

       — Chú vất vả lắm không ? — Váp-con-chi hỏi.

       — Vất vả lắm...

       — Chà, anh chàng này ! — Váp-con-chi nhảy lui khỏi hàng rào đề phòng trước rồi bĩu môi. —  Đáng đời cho mày ! To xác như thế mà để chúng nó bắt làm tù binh !

       An-đơ-rây nín thinh quay đi. Anh còn có thể trả lời thế nào được nữa ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #48 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:20:54 am »


       Đã sắp đến giờ kiểm tra tối. Các đội trừng giới trở về trại đầy đủ, cả người sống lẫn người chết. Bọn Đức thích tính toán chính xác. Những người chết, bị bọn bảo vệ giết hay chết trong một « trường hợp không may », được các bạn đã kiệt sức của mình khiêng về. Tên tư lệnh của trại đứng ở cổng, bên cạnh nó có những tên phó tư lệnh. Chúng nó « duyệt binh» buổi chiều. Đội nhạc của những người tù thổi một bài hành khúc phát xít.

       Các đội trừng giời lần lượt diễu qua, giầy đế gỗ giẫm mạnh theo nhịp. Trên mặt mỗi người chịu tội đều có cái gì tương tự như một nụ cười. Không chút bóng dáng gì của bệnh tật hay mệt mỏi. Người yếu không có chỗ đứng trên trái đất, người yếu không có bánh mì, người yếu phải vào lò thiêu xác. An-đơ-rây biết rằng những con người mệt chết đi được này phải cố gắng như thế nào để có cái vẻ phấn chấn đó. Anh cũng cố giữ tư thế hùng dũng nhưng toàn thân như đang chịu một sức nặng hàng tạ, anh váng đầu, buồn nôn. Tim anh đau nhói. Chẳng nhẽ cứ thế này rồi chết đi mà không chống cự, không đấu tranh, thậm chí không có chút gì phản kháng ?

       Các đội trừng giới diễu qua.

       Thằng sĩ quan trực nhật nhận báo cáo : bao nhiêu người đi lao động trừng giởi, bao nhiêu bị giết. Thỉnh thoảng nó lại ngắt lời một thằng cai.

       — Sao ít thế ?

       Nó muốn nói về số người bị giết.

       — Mai sẽ nhiều gấp đôi, thưa ngài đại úy ! Tôi sẽ cố gắng ! — thằng cai áp tay theo đường chỉ quần trả lời.

       Những người tù rợn tóc gáy.

       Và như một cái bóng, cái chết đe dọa cứ lẵng nhẵng theo đuổi các đội trừng giới. Nó đuổi theo anh em ở bất cứ chỗ nào : từng ngày, từng giờ, từng phút...

       Những ngày đen tối kéo dài. An-đơ-rây cùng những người tù khác nhảy chồm dậy lúc bốn giờ sáng như những con người máy, rồi vừa mặc quằn áo vừa chạy đi lau rửa, để kịp ra điểm danh. Anh đã tập quen đi giậm mạnh chân, bỏ mũ trong nháy mất khi gặp bọn SS rồi đập mũ vào bụng. Trong cuộc sống đơn điệu đần độn như thế, An-đơ-rây cảm thấy rằng tất cả những cái gì sống đều mờ nhạt đi trong tâm hồn anh, và anh dần dần trở nên tương tự như một cái máy. Ngủ dậy, lau rửa, một chén cà phê giả và ba trăm gam bánh mì đen thay thế trên đó có thể đọc được cái dấu năm 1939. Đó là bánh mì ăn cả ngày. Muốn ăn một lần thì ăn, nếu không có thể chia làm nhiều bữa. Ban ngày những người bị trừng giới không có thức ăn. Họ chỉ được một giờ nghỉ. Nhưng chẳng nhẽ có thể nghỉ khi toàn thân mệt mỏi rã rời, còn dạ dày thì trống rỗng một cách tuyệt vọng ? Lại còn phải đi giầy lính mà chạy cho đến chiều. Chín giờ tối thi ăn tối : bảy trăm gam xúp cải củ hay xúp rau, thêm vài giọt bơ nhân tạo. Chưa kịp nuốt xong món xúp đã có lệnh kiểm tra tối. Đứng hai ba giờ ngoài sân rồi có lệnh giới nghiêm. Giấc ngủ trong cái ngăn tối đen trên tầng ván thứ hai. Năm giờ sau, tất cả lại bắt đầu như hôm trước.

       Những điều khủng khiếp diễn ra trước mắt hàng ngày đã ăn sâu vào cuộc sống, thành một cái gì bình thường, không thay đổi. An-đơ-rây dần dần cũng quen với những điều khủng khiếp ấy. Anh đã quen với chuyện sáng sáng chúng nó nắm chân lôi ra khỏi khối những người bị trừng giới chết đói hay chết bệnh. Anh đã quen với chuyện những tên giám thị và SS giết những người tù không có gì tự vệ vì bất cứ cớ gì hay chỉ vì chúng nó thích giết, anh đã quen nhìn thấy những người chết dần hàng ngày trước mắt mình. Cái chết không còn làm An-đơ-rây sợ nữa. Nó luôn luôn ở cạnh anh, kề bên anh. Và An-đơ-rây mỉm cười khi nghĩ đến cái chết, cái chết mang theo sự giải thoát khỏi những nỗi cực khổ, chấm dứt cảnh đọa đầy.

       Cái đói đặc biệt làm tình làm tội An-đơ-rây. Cái cơ thể lành mạnh, lực lưỡng của anh chỉ khăng khăng đòi hỏi một điều : ăn, ăn, ăn... Nhưng không có ăn. Ở An-đơ-rây, giới hạn của những điều mong muốn chỉ còn là được múc thêm một muôi xúp rau loãng. Anh cảm thấy mình dần dần mất khí lực, tài nhanh khéo, sức khỏe. Anh đã không còn đi giầy mới chạy trên bãi hăng hái như trước nữa ; đến bữa tối thì đầu anh choáng váng, cơn buôn nôn dâng lên đến họng. Mỗi ngày anh càng khó trấn áp sự yếu đuối nhục nhã như vậy bên trong mình. Cái đói trở thành kẻ thù hung, ác nhất của An-đơ-rây. Cái đói hình như hút máu trong người anh. An-đơ-rây nhìn thấy cơ thể mình dần dần không còn ra hình thù gì nữa.

       Có sự khổ ải nào so sánh được với cái đói, về mức gay gắt cũng như về độ kéo dài ? Ý thức dần dần vẩn đục, ý chí dần dần bạc nhược. Và người ta thấy xuất hiện một thái độ như thờ ơ trước những việc xảy ra. Đến khi An-đơ-rây chạy kiệt sức, ngã lăn xuống lớp nhựa bị mặt trời hun nóng trên bãi thì anh rất khó bắt mình nhỏm dậy. Thú vị biết bao nếu được nằm lại trên lớp nhựa này, để cho tất cả các tế bào trong cái cơ thể rã rời hưởng hơi ấm của đá. Người tù nào ngã theo sự yếu đuối ấy sẽ không bao giờ có thể đi được nữa. Anh ta sẽ bị thằng « Ác ôn đen » bắn chết hay đánh chết. Xác anh ta sẽ bị ném lên xe, đưa vào cửa lò thiêu xác. Ống khói nhả khói suốt ngày đêm...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #49 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:21:33 am »


XV

       Pác-khô-men-cô ngồi bên cạnh bàn âm thầm nghe giáo sư nói. Mặt người tù U- cơ-ren đầy những vết thâm tím, mắt bên trái sưng vù. Bằng con mắt bên phải tròn xoe, anh lo lắng nhìn ra khung cửa vuông đen ngòm. Chưa biết chừng hôm nay bọn xanh không đến, bọn khốn nạn nghỉ chăng ? Ngày nào chúng nó cũng đến, ngày nào cũng lặp lại chuyện hôm trước.

       Pác-khô-men-cô chuyển sang nhìn giáo sư. Giáo sư ngồi sau bàn, cái lưng vừa gầy vừa dài cong xuống quả sức tưởng tượng. Những ngón tay dài của giáo sư cầm một miếng vôi vẽ lên mặt bàn sần sùi. Tay trái giáo sư cầm một chiếc khăn tay ướt, đầy những vết máu. Mỗi lần ho, giáo sư lại đưa cái khăn lên miệng. Giáo sư ho rất nhiều. Những tiếng ho khàn khàn như rên siết ấy làm Pác-khô-men-cô có cảm giác đau nhói.

       Những người tù ngòi và đứng chung quanh giáo sư. Cũng như Pác-khô-men-cô, mặt những người nghe đều đầy những vết tím bầm và sây sát. Một cái áo ngoài của người khác khoác trên hai vai nhọn của giảo sư, chân giáo sư cũng quấn một cái chăn không biết của ai. Trên cổ giáo sư có một khăn bông thay khăn quàng. Nhưng giáo sư vẫn lạnh. Giáo sư nói ngắt quãng, cụ ghìm rất khó khăn những cơn run lạnh.

       — Các bạn kiến nghị khơi một sông đào từ biển A-đốp. Đó là cách giải quyết lý tưởng đấy, các bạn ạ. Đúng đấy. Cho biển Ca-xpiên uống nước biển A-dôp! Nhưng khi phân tích kỹ lại phải gạt bỏ dự án ấy. Vì biển A-dốp nối liền với Bắc hải, mà ở đấy, những lớp nước bên dưới lại có hai mươi nhăm phần trăm muối. Như thế thì cá chết hết, các bạn thân mến ạ ! Cũng còn cố những dự án khác nữa. Nhưng tất cả đều không dùng được. Chúng ta sẽ không nói về các dự án ấy. Tôi chỉ nói rằng không có dự án nào trong số đó giải quyết được đến cùng vấn đề chủ chốt: đem nước tới cho biển Ca-xpiên, ngăn ngừa được tai họa. Nhưng việc ấy lại có thể làm được.

       Giáo sư nhìn hết lượt những người nghe bằng cặp mắt đỏ ngầu.

       — Có thẽ đem nước tới biển Ca-xpiên ? Đem nườc tốt, nước ngọt. Tôi đã hiến cả cuộc đời cho vấn đề biển Ca-xpiên, nhưng chỉ ở đày, chỉ ở đày tôi mới nẩy ra ý nghĩ này. Sao... sao trước kìa tôi không nghĩ ra nhỉ ! Các bạn xem đây, mọi việc đơn giản biết bao, — miếng vôi xê dịch trên mặt bàn. — Những dòng sông phía bắc : Pê-tro-ra, Vu- trếch-đa, Bắc Đơ-vi-na, thậm chí cả con sông Mê- dên nhỏ bé này nữa. Hàng triệu mét khối nước đổ vào Bắc băng dương. Nhưng nếu chúng ta chuyển lượng nước ấy vào biển Ca-xpiên. Thì sao hử? Việc này quả thực là khó, nhưng căn phải làm. Đắp những cái đập, khơi những sông đào và thông qua sông Vư-trếch-đa, hướng một phần luồng nước của các con sông phía Bắc vào sông Ca-ma và sông Von-ga. Còn sông Von-ga sẽ đưa nước vào biển Ca- xpiên.

       Giáo sư nín lặng một lát rồi nói thêm, giọng khe khẽ, mệt mỏi :

       — Nhất thiết phải làm như thế. Sẽ có người kiến nghị kế hoạch như thế. Không nên tuyệt vọng biển Ca-xpiên sẽ sống !

       Bỗng giáo sư ngửa người ra lưng ghế. Một cơn run ngắn làm méo hẳn khuôn mặt mệt mỏi, tím bầm của giáo sư. Trong con mắt sâu hoắm, sáng như đang lên cơn sốt rét của giáo sư, Pác-khô-men- cô nhìn thấy cái bóng đen của định mệnh mà anh đã từng nhìn thấy trong con mắt của những người đi chịu án tử hình.

       Những người tù ngồi lặng đi, ai cũng sẵn sàng hv sinh thân mình cho giáo sư. Páe-khô-men-cô thấy lòng mình se lại vì mong đợi : sao Cô-tốp chưa đến nhỉ ? .. Cô-tốp đã hứa sẽ giúp đỡ giáo sư. Sao Cô-tốp không đến nhĩ ?

       Trong lúc ấy, Cô-tốp bước vào khối bảy của anh em tù binh Liên Xô. Tại đấy cũng có một bệnh viện nhỏ. Hôm nay một phòng của khối này được dùng cho buổi họp của những người lãnh đạo tổ chức quân sự chính trị bí mật Nga.

       Một tên cảnh sát Đức đi đi lại lại trước khối, chỗ có lối ra bãi. Hắn đang la thét những người tù. Cô-tốp nhận ra ngay anh chàng lực lưỡng An-béc. An-béc gật đầu hết sức kín đáo để chào Cô-tốp rồi quát to :

       — Đi ngay, đi ngay. Cấm lảng vảng ở đây.

       Đó là một mật hiệu. Như thế có nghĩa là mọi mặt đều yên ổn, có thế vào. Nếu có gì nguy hiểm, An-béc đã vung dùi cui mà quát : Xéo khỏi chỗ này, con lợn Nga.

       Căn phòng nhỏ của bệnh viện có hai cửa. Các ủy viên của trung tâm bí mật họp trong đó. Xi-ma- cốp đón Cô-tốp ở cửa. Xi-ma-cốp là người lãnh đạo trung tâm tổ chức quân sự chính trị. Hai người bắt tay nhau rất chặt.

       — Vào đi, Cô-tốp.

       Cô-tốp nhìn khuôn mặt ngày càng hốc hác của Xi-ma-cốp : hai má hõm xuống có một ánh hồng hồng chẳng lành mạnh chút nào. Anh nghĩ thầm : cái bệnh lao chết tiệt ấy lại đang giở trò... cần phải bàn với anh em để Đảng theo dõi sức khỏe của đồng chí Xi-ma-cốp mới được.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM