Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 03:53:33 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11931 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #30 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2020, 07:12:12 am »

     
        Thằng đánh là một tên chỉ huy khối còn trẻ. Nó mới được điều đến trung đoàn Tiu-rinh của sư đoàn «Đầu lâu» nên trong lòng như mở cờ. Còn sao nữa, thay cho cái mặt trận phía đông đảng nguyền rủa, nó lại hưởng hạnh phúc phục vụ ở một nơi như thế này ! Vì thế, nó cố tìm mọi cách tâng công, làm vừa lòng những thằng SS cấp trên.

        Đến đòn thứ hai mươi hai, A-lếch-xây ngắc ngứ. Anh quên mất không biết tiếng Đức đếm «hai mươi hai» là gì. Anh quên hẳn đi, có thế thôi. A-lếch- xây bèn kêu bằng tiếng Nga :

        — Hai mươi hai !

        Thằng chỉ huy khối bật cười. Nó cũng hơi biết tiếng Nga, nhưng không thừa nhận tiếng Nga. Hơn nữa đó lại là một dịp rất tốt để được đánh lại từ đầu. Vì thằng Nga dáng ghét này chỉ bị phạt có hai mươi nhăm roi. Thằng chỉ huy khối đá A-lếch-xây.

        — Con lợn ban thỉu, mày không biết đếm à ? Bắt đầu lại!

        A-lếch-xây sẽ không quên nữa. Anh biết rằng những người đếm sai nhiều lần sẽ bị đánh đến chết. Anh đã nhiều lần nhìn thay bọn khiêng xác trong đội lò thiêu xác lôi những người tù ấy trên bàn phạt roi xuống. A-lếch-xây không muốn vào lò thiêu xác. Anh muốn sống. Sống đề còn tính sổ với những tên đao phủ này. Tính sổ cho mọi người. Cho chính anh, cho các đồng chi đã chết, cho đất nước thân yêu bị lảm nhục.

        Sau đòn thứ mười lăm, thằng Mác-tin Dom-mơ phụ trách khu xả-lim đến thay cho tên chỉ huy khối.

        — Đánh bọn Nga thì không đảnh như thế!

        Dom-mơ vung cái roi của nó lên. Ngọn roi được bện bằng nhiều sợi nhỏ có gài những cái đai ốc. Bọn Ghe-xta-pô đến vây quanh cái bàn. Bây giờ thằng Dom-mơ sẽ làm mẫu cho chúng nó ! Anh em tù đứng lặng đi. Chàng thanh niên sẽ chết mất...

        Mắt A-lếch-xây tối xầm lại. Những giọt mồ hôi lạnh đổ ra trên mặt anh. Anh chỉ nghĩ tới một điều : đừng có ngất đi. Anh lấy hết ý chí bắt mình phải đếm. Những ngọn roi như cắt qua người anh. Nhưng anh chịu được. Anh đếm được đến cùng.

        Dom-mơ văng tục, bỏ đi.

        Tiếng khóa lách cách, cùm đã thảo ra, hai tay không còn bị trói nữa. Nhưng không có người giúp thì An-đơ-rùv không đứng dậy được. Chúng nó lôi anh lên, dội nước cho anh.

        Anh em đồng chí đã giúp A-lếch-xây về tới khối. Nhưng theo luật Bu-khen-van, những người tù bị phạt roi không được nghỉ lao động. Hôm sau họ vẫn phải có mặt trong hàng để đi làm việc. A- lếch-xây ở trong tình trạng không thể nào nói đến chuyện lao động. Sau buổi kiếm tra tối, Lê-ô-nhít đến gặp Mi-kha-in Lép-sen-cốp. Ngay đêm ấy, những người hoạt động bí mật đã đem A-lếch-xày đến « rê-via », bệnh viện của tù ở Bu-khen-van.

        A-lếch-xây nằm bẹp trên tấm đệm của bệnh viện trong hơn một tuần. Các bạn đã tìm mọi cách giúp anh chóng hồi phục. Lép-sen-cô đã đến thăm anh nhiều lần. A-lếch-xây biết Lép-sen-cô là người lãnh đạo mình trong hoạt động bí mật. Chính Lép-sen-cô đã trao cho A-lếch-xây trách nhiệm suy nghĩ lắp máy thu thanh.

        Lần nào Lép-sen-cô cũng đem tới cho A-lếch- xây một suất bánh mì.

        — Cố chóng khỏi, anh bạn ạ.

        Đến khi A-lếch-xây đã đỡ, anh bị chuyển về khối và được các bạn kiếm cho một sô-nung » giấy chứng nhận miễn lao động một thời gian. Các đồng chí người Đức ở bệnh viện đã lấy giấy này cho anh.

        A-lếch-xây nằm hàng giờ trên ván suy nghĩ. Không nghĩ về cái số phận oái oăm, nhưng về người tù mà anh đã chịu lên « ngựa gỗ » thay. Anh không bực tức, cũng không căm ghét gì người đồng chí không quen biết này trong trại.

        Đến khi Vi-a-tre-xláp cho A-lếch-xây biết rằng

        một người bạn Pháp xin lỗi người chiến sĩ Nga vì anh đã phải chịu hình phạt thay cho đồng chí Giuy-liêng của anh ta thì A-lếch-xây chỉ xua tay.

        — Thôi không sao... Thiếu gì những chuyện kỳ quặc...

        — Họ xin lỗi...

        Không đáng kể đến nữa. Trong cái trại chết chóc khốn kiếp này, mọi việc đều có thể xảy ra, mọi việc đều được phép làm.

        — Vậy mình nói lại với họ thế nào ?

        A-lếch-xây đã muốn nói : « Anh đừng quấy rầy tôi nữa », nhưng nhìn thấy vẻ mặt nghiêm trang của Vi-a-tre-xláp, anh lại thôi. Rồi A-lếch-xây nói :

        — Cậu nói lại là mình cám ơn.

        — Cám ơn à ?

        — Phải, cám ơn. Mình chỉ phải chịu một trận đòn mà thoát thân là tốt rồi.

        — Được, mình sẽ nói lại, — Vi-a-tre-láp lại gần hơn. — Họ còn đề nghị một điều nữa. Chính anh chàng Giuy-liêng ấy muốn gặp cậu, bắt tay cậu.

        — Không cần, — A-lếch-xây trả lời. — Làm chúng nó chú ý không có lợi đâu. Tốt nhất cậu hãy nói với anh chàng Giuy-liêng ấy rằng anh ta phải cẩn thận. Muốn phá máy thì phải biết cách. Nếu không mình sẽ phải vào lò thiêu xác thay anh ta. Mà chuyện ấy thì mình không muốn đâu.

        Ban ngày, trong khối tĩnh mịch, không còn ai nữa. A-lếch-xây nằm trên ván, nhìn qua cửa sổ, xem bọn tù trong đội làm đá sửa lại đường. Làm việc trong đội này chủ yếu là bọn xanh. Trên áo chúng nỏ, bên dưới con số có khâu một miếng vải tam giác mầu xanh lá cây. So với công trường đập đá, công việc của chúng nó đúng là thiên đường. Một thằng xanh đứng gác, theo rõi ngoài công, còn những đứa khác thì « đóng khung ». « Đóng khung » nghĩa là nghỉ ngơi, mơ màng sưởi nắng.

        A-lếch-xây nhìn bọn xanh và theo đuổi những ý nghĩ của anh. Nhiều con người khác nhau đã bị đưa đến Bu-khen-van. Nghe nói ở đây có những người của gần ba mươi nước. Bèn cạnh những người tù chính trị, những đảng viên cộng sản và những người chống phát-xít, sau hàng rào dây thép gai còn có thể gặp những tên trộm, cướp, đào ngũ, những thằng trong quân đoàn Vơ-la-xốp. Mới đây A-lếch-xay nhìn thấy một linh mục người Ý. Bên ngoài bộ quần áo vằn, ông ta còn mặc một chiếc áo thầy tu đen và trên ngực có cây thánh giá. Kỳ quặc thật. Linh mục vừa đi vừa rì rầm cầu nguyện. Chẳng nhễ ông ta tin rằng Chúa có thể giúp ông ta thoát khỏi địa ngục này sao ?

        Sau khi bị nhốt trong hàng rào dây thép gai, con người biến đổi hẳn. Ở họ, niềm tin ở tương lai cũng như thần kinh, ý chí và cơ bắp đều phải qua một sự thử thách cực kỳ tàn khốc, một sự thử thách kéo dài hàng bao nhiêu năm. Và khi bóng đen lạnh lẽo của cái chết sắp phủ lên mặt thì khó mà giữ được bình tĩnh. Cuộc sống là một thử mà người ta không dễ dàng rời bỏ. Và con người cố bám lấy cuộc sống bằng những cách khác nhau. Có những người mất hết ý chí chuyển sang nịnh hầu hạ bọn đao phủ của mình và bất cứ lúc nào cũng sẵn sàng bán rẻ và phản bội đồng chí của mình. Có những người khác, đại loại như anh thợ chuyên môn vô tuyến Lốc-man thì co mình lại trong một cái vỏ và tìm mọi cách xin « đừng lôi cuốn tôi vào ». Còn những người khác nữa thì đấu tranh.

        A-tếch-xây biết rằng trong đạo quân hàng bao nhiêu ngàn người tù, trong đám người nói những tiếng khác nhau này, có những người cùng tư tưởng với anh. Họ đấu tranh, đấu tranh bí mật. Trong sổ họ, tất nhiên có những người chuyên môn vô tuyến. Nhưng làm thế nào tìm ra được những người ấy ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #31 vào lúc: 26 Tháng Giêng, 2020, 07:13:57 am »


IX

        Buổi sáng, anh em tù uống một cách thèm khát chén cà-phê giả và ăn miếng bánh mì đen thay thế, ăn xong còn vét những miếng vụn trên bàn. Giữa lúc ấy thằng hạ sĩ quan Phơ-rit Rây bước vào khối.

        — Ra xếp hàng !

        Thằng Hắc-ín mặc một bộ quân phục sạch, là cẩn thận, ủng đánh sạch, mặt cạo nhẵn nhụi. Nó từ từ đi dọc hàng người. Tay phải nó nắm chặt cái roi gân bò rất to. Cái cán đen của khẩu súng ngắn hiện lên đen xì đầy hăm dọa trên bao súng mở nắp. Nó vừa đi lững thững, vừa hát bài hành khúc phát-xit :

        Dù thế giới đỗ nát hoang tàn,
        Mặc xác nó, ta không hề quản...

        Rồi nó đứng lại nói bằng một thứ tiếng Nga giả cầy với những người tù mới đứng thành một nhóm riêng :

        — Chúng mày là tù binh của người Đức, là bôn-sê-vích. Bôn-sê-vích là nạn dịch. Dịch thì phải tiêu diệt. Nhưng chúng tao là người Đức, là một dân tộc nhân đạo. Chúng ta không giết chúng mày. Chúng mày phải làm việc. Chúng tao trả hậu những bàn tay lao động. Chúng mày phải làm việc...

        — Tưởng bở, đừng hòng ! — Ở đầu hàng bên trải có người nói lanh lảnh.

        Vẻ huênh hoang ngạo mạn in trèn mặt Hắc-Ín như có gió thối bay đi. Nó quay ngoắt lại, nhảy đến đầu hàng bên trải.

        — «Từng bố, đừng hàng» là cái gì hả ? Đứa nào dịch di ?

        Cả đoàn người nin thinh. Phơ-rít Rây đưa cặp mắt hung dữ lướt nhìn những bộ mặt nhợt nhạt của anh em tù.

        — «Từng bố đừng hàng» là cái gì hả ?

        Nó không hiểu nghĩa thành ngữ tiếng Nga nhưng nắm được giọng nói ngang ngạnh.

        Không thấy ai trả lời, Hắc-Ín vung tay lên bằng một động tác quen thuộc. Nó quật ngọn roi rất nặng của nó vào mặt, vào vai anh em. Nó đánh rất hung ác, miệng nhắc đi nhắc lại :

        — «Từng bố, đừng hàng» này !

        Sau khi đánh nhừ tử hàng chục con người không có gì tự vệ, tên hạ sĩ quan đã nguôi nguôi, nó cảm thấy thỏa mãn vè tài ứng biến của nó. Một nụ cười nở ra trên bộ mặt gà chọi.

        Không biết nó nói những gì với một tên bảo vệ. Tên kia giơ tay chào rồi chạy về phía văn phòng. Chẳng mấy chốc tên kia quay ra với một chiếc xe đạp.

        — Này, người anh em, vững vàng nhé, — Pác- khô-men-cô rỉ tai An-đơ-rây, — thằng Hắc-Ín sẽ đi với chúng mình đấy...

        Anh em bị giải đi làm việc ở công trường đá. Đỏ là nơi lấy đá để xây doanh trại cho bọn SS. Khi mặt trời đã lên cao, đoàn tù có bọn SS vây quanh ra khỏi ranh giới trại tập trung. Hắc-Ín đi bên cạnh. Con đường trải đá ngoằn ngoèo trên sườn núi.

        An-đơ-rây đi cùng hàng với Pác-khô-men-cô. Anh nhìn kỹ địa hình, cố nhớ từng chỗ đường vòng, từng cái gò. «Để ban đêm khỏi lạc đường», — An-đơ-rây nghĩ thầm. Ý nghĩ vượt ngục không rời anh một phút nào.

        Phía trước thấy có một đoàn người rất lạ. Chừng hai chục người lùn kéo một chiếc xe ngựa rất to chở đá trắng. Một thằng SS ngồi trên xe, thỉnh thoảng nỏ lại quất cái roi da dài.

        « Y như những người kẻo thuyền của Rê-pin,

        — An-đơ-rây nghĩ thầm, anh nhớ tới bức tranh nôi tiếng của họa sĩ vĩ đại. — Nhưng còn thảm hại hơn. Những anh chàng lùn bất hạnh... Không biết họ bị làm khổ vì tội gì ?

        Khi chiếc xe đến gần, An-đơ-rây kêu lên. Không phải là những người lùn kéo xe. Đó là những đứa trẻ ! Đứa nào cũng chưa chắc đến mươi, mười hai tuôi. Đầu to, gầy gò như những que diêm, mắt lồi ra vì làm quá sức, chúng nó lảo đảo, kéo rất vất vả chiếc xe khổng lồ lên dốc. Những cái bánh xe nặng đánh đai sắt lăn ầm ầm trên đường trải đá.

        Tim An-đơ-rây se lại. Những đứa trẻ cũng mặc quần áo tù vằn như người lớn. Tay áo quá dài phải sắn lên. Quần của nhiều đứa phải kéo lên đến ngực. Xem ra quần áo của các cháu đã được phát kho chung. Như người lớn, bên trái áo của chúng nó cũng khâu những khung vuông đánh số. Như người lớn cũng thấy những hình tam giác đỏ nói lên loại tội phạm. Những đứa trẻ người Nga đã bị bọn phát-xít coi là những tội phạm chính trị nguy hiểm !

        An-đơ-rây đoán rằng đó là những đứa trẻ có bố đang chiến đấu trên Mặt trận phía Đông, trong những đội du kích. Những đứa trẻ có bố mẹ bị bọn phát-xít giết hại. Nhưng An-đơ-rây không đoán ra điều chủ yếu : chúng nó nhốt các cháu vào trong hùng rào dây thép gai nhằm mục đích gì. Bè lũ Hít- le tin tưởng vào thắng lợi của chúng nên đã chuẩn bị trước những kẻ nô lệ được huấn luyện nghiêm khắc. Những đứa trẻ người Nga này phải quên tiếng mẹ đẻ, quên tên họ của chúng nó. Chúng nó chỉ đòi hỏi một điều ở các cháu : biết thực hiện vô điền kiện và chính xác lệnh của chủ.

        Sau chiếc xe thứ nhất lại đến chiếc thứ hai. Thằng SS phanh áo, ngủ gật trên đống đá trắng. Một thiếu niên tóc hung đi đầu đoàn trẻ kéo xe. Nó thõng hai tay khẳng khiu, ấn bộ ngực trẻ con của nó lên dày kéo. Một đứa bé ba, bốn tuổi đi bên cạnh nó. Đứa bé nắm tay đứa lớn, hai chân nhỏ xíu chạy lon ton. Đứa bé cũng mặc áo vằn, cái áo lõng thõng sát đất như áo dài. Bộ tóc xoăn đen trên khuôn mặt nhỏ nhoi gầy guộc, tròn như cái khuy, hai con mắt nâu. Hai con măt chứa đựng một nỗi buồn lớn biết bao.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #32 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2020, 08:12:54 am »


        Đứa tóc hung đi đầu, xem ra nó lấy nhịp cho động tác chung. Hai chục đứa trẻ xanh xao hốc hác ra sức kéo cái xe lên tới ngang An-đơ-rây.

        — Váp-con-chi này ! — có tiếng líu nhíu kêu lên trong những hàng sau. — Các chú ấy nom như người Nga ấy nhỉ ?

        Đứa tóc hung ngửng đầu lên. An-đơ-rây nhìn thấy một khuôn mặt giản dị đầy tàn nhang của người Nga với cái mũi hơi hếch. Chỉ hai con mắt sắc và sáng như hai hòn nước đá mầu lam nom nghiêm trang không có vẻ trẻ con chút nào. Va- xư-com nhìn qua đoàn người lớn rồi bĩu môi nhạo báng.

        — Gà tò ạ, mày nhầm rồi. Người Nga không như thế... Người Nga không chịu bị bắt làm tù binh đâu !

        Những người tù nín thinh. Có người nghiến răng, có người thở dài nặng nề. Pác-khô-men-cô cúi đầu nhìn xuống giầy. An-đơ-rây cắn môi. Lũ phát-xít khốn kiếp ! Anh cảm thấy mình có lỗi vì ở một nơi nào đó, trong cuộc chiến đấu ác liệt, anh đã run, đã không tin vào sức mình, đã chùn bước, rồi rút lui, để cho quân thù chiếm ưu thế, để chúng nó vào nhà mình, dày xẻo lên đất đai của mình, làm nhục phụ nữ, trẻ em...

        Nắng như thiêu. Bắt đầu một ngày hè nóng nực. Nhưng An-đơ-rây không cảm thấy nóng. Trong lòng anh lại lạnh như băng, nhục nhã đến phát khóc được. Nhục cho chính anh, cho các đồng chí của anh. Thật đáng thẹn khi nhìn lại quá khứ của mình, nhìn giày phút cuối cùng nhục nhã đầy đắng cay... Các cháu đã nói đúng, các cháu nhỏ ạ ! Chính các chứ cũng tự khinh mình.

        An-đơ-rây nhớ lại thời thơ ấu của anh. Anh đã khâm phục biết bao các vị anh hùng thời kỳ Nội chiến đã chiến thắng mọi kẻ thù và thiết lập chính quyền nhân dân của mình trên một phần sáu trái đất ! Anh đã sung sướng biết bao khi được cùng những đửa trẻ như anh đi trên đường phố lầm bụi theo sau một đoàn Hồng quân !

        Rồi chính anh đã trở thành chiến sĩ, nhưng là một chiến sĩ bị bắt làm tù binh... Chao ôi, nếu như hồi ấy, trong những ngày chiến đấu tuyệt vọng với lực lượng không cân xứng, nếu như anh và các bạn trong đại đội, trong trung đoàn, trong quân đoàn được biết những điều đau khổ đang chờ đợi họ trong trại tù binh, những đòn tra khảo đẫm máu mà họ sẽ phải chịu đựng, những sự nhục nhã và nhạo báng mà họ sẽ là nạn nhàn, thi có lẽ hồi ấy An-đơ-rây và họ sẽ coi tất cả những sự khó khăn vượt sức người, những điều thiếu thốn và nguy hiểm ngoài mặt trận là thiên đường và hạnh phúc !...

        Bỗng vang lên một tiếng kêu tuyệt vọng. An-đơ-rây chuẫn bị đề phòng. Dọc con đường có những nhà nuôi chó của quân đội. Trong trại nuôi chó này có khoảng một ngàn con « béc giê ». Con nào cũng to lạ lùng, được huấn luyện và hung dữ. Thế mà bọn SS đẩy vào đó, trong một cái sân có hàng rào dây thép gai vây quanh, hàng chục người tù. Một người còn trẻ, tóc vàng, nhất định không chịu vào. Một thằng Đức to lớn nhảy tới cầm cán súng ngắn đánh vào đầu anh. Chàng thanh niên gục xuống. Anh lập tức bị chúng nó cầm tay cầm chân lăn vào trong sân. Ngay giây phút ấy, thằng nuôi chó thả chó ra. Đàn chó nhảy xô tới người bất hạnh.

        Những người tù tuyệt vọng chạy quanh trong cái sân rào kín. Không còn trốn vào đâu được nữa. Những con chó hung dữ như điên chỉ nhảy hai cái là vồ được mồi, chúng nó vật họ xuống cắn ngập răng. Những tiếng kêu xé ruột xé gan, tiếng chó sủa hung dữ và tiếng rên la của những người sắp chết hòa vào nhau thành một thứ tiếng hỗn tạp kéo dài, khủng khiếp...

        Đoàn tù run lên. Trước đó nhiều người đã nhìn thấy những cảnh hành hạ đáng sợ, nhưng đây là cảnh man rợ nhất.

        An-đơ-rây tức điên lên, nắm chặt tay lại. Một nỗi căm hờn bất lực cuồn cuộn dâng lên trong lòng anh. Một người tù Ba-lan lên là Bê-nhích, nằm bên cạnh An-đơ-rây trên sàn ván, không chịu được nữa. Anh ta kêu lên, đưa tay lên chỗ tim mình. Anh choáng váng. Bê-nhích bị thằng Hắc-Ín nhìn thấy.

        — Ra khỏi hàng ! — nó ra lệnh cho người tù Ba-lan.

        Bê-nhích lê đôi đế giầy gỗ, đi ra mép đường.

        — Tới chuồng chó, đi đều bước !

        Người tù Ba-lan run lên.

        — Thưa ngài sĩ quan...

        Thằng phát-xít giơ súng ngắn lên.

        — Chạy !

        Người tù Ba-lan chạy tới hàng rào dây thép gai, vừa chạy vừa vấp.

        — Thọc tay vào ! — tên đao phủ quát to.

        Những giọt nưởc mắt rất to chảy trên mặt người tù. Cặp môi nhợt nhạt của anh lầm rầm : «Đức mẹ chí thánh Ma-ri-a » rồi anh từ từ đưa bàn tay trái vào trong hàng rào dây thép gai. Trong nháy mắt răng của hai con chó béc-giê lông xồm đã cắn vào bàn tay ấy. Những tiếng kêu gào không còn là của con người vang lên.

        — Bây giờ thì mày sẽ có thể đưa tay lên tim, thằng Hắc-ín nói giọng nham hiểm rồi cười hố hố.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #33 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2020, 08:13:35 am »


        Tiếng cười rùng rợn này làm An-đơ-rây rợn tóc gáy. Anh đã nhìn thấy những tên giết người mặc binh phục quân đội của Hít-le, đã nhìn thấy những thằng đao phủ mặc sơ-mi nâu của sở Ghe- xta-pô, những kẻ tàn nhẫn bạo ngược trong bộ đồng phục SS. Tất cả những tên ấy đều làm công việc bẩn thỉu của chúng nó một cách vô ý thức, như những cái máy vặn dày cót, với một vẻ lạnh lùng đần độn hay điên khùng rõ ràng. Nhưng chưa lần nào An-đơ-rây nhìn thấy những sự đau khổ của con người lại làm cho ai cảm thấy sung sướng và khoái trá. Trong hiện tượng ấy có một cái gì không phải là của con người, không tự nhiên và làm người ta kinh tởm.

        Bê-nhích vẫn đứng bên hàng rào dây thép. Những tia sáng của lý trí dần dần tắt trong hai con mat đờ đẫn vì kinh hoàng và đau đớn. Hai con mắt xanh nhạt như bầu trời trong suốt vùng Lốt-di-u trở nên đục ngầu, chìm dưới màng sương mù của điên dại. Trước mắt tất cả mọi người, bộ tóc xẫm trải đường ngôi cử trắng ra, trắng ra như có tuyết rơi xuống trong những ngày bắt đầu rét cuối thu. Thằng Hắc-ín vẫn cười, nó từ từ cưỡi xe đạp bỏ đi, tay trái lái xe, còn tay phải cho súng vào bao.

        — Người Đức chúng tao là một dân tộc nhân đạo. Cho mày sống.

        Cần phải cấp cứu ngay cho Bê-nhích. Xlap-cô bèn xé một tay áo sơ-mi rồi cùng với An-đơ-rây băng bàn tay đẫm máu.

        Đoàn tù lại lên đường. Thằng Hắc-Ín đi xe đạp bên cạnh, hát:

        Dù thế giới đổ nát hoang tàn,
        Mặc xác nó, ta không hề quản.,

        Những người tù đi đến công trường đá. Những tia nắng xuyên qua màn sương buổi sáng, in những điểm sáng trên cánh đồng yến mạch ở bên phải con đường và ở đằng xa, cho đến bức tường xanh của những khu rừng. Nắng chiếu sáng những mái ngói đỏ cao trên các biệt thự của bọn SS, làm nổi lên những điểm sáng trên cửa sổ các trại lính. Sương mù dần dần trườn xuống đồng bằng, xuống thung lũng có chỗ còn vương trên những khu rừng thông âm u, nom như tấm khăn giường dầy.

        Đằng xa có một người cưỡi ngựa. Con ngựa giống tốt lông xám tinh nghịch đạp bốn chân thon nhỏ, tiến lại gần rất nhanh. An-đơ-rây nhìn kỹ. Một người đàn bà ngôi trên yên. Áo không tay xẫm, ủng da láng, bộ tóc hung phần phật trước gió. Trong nháy mắt, ả đã phi ngựa tới ngang đoàn tù. Đó là phơ-rao Cốc, bà chúa của trại chết chóc.

        Những người tù đều cúi đầu xuống như có lệnh. Pác-khô-men-cô kéo tay áo An-đơ-rây:

        — Chớ có nhìn. Thằng bảo vệ nhìn thấy thì cậu sẽ bị hai mươi nhăm roi vào mông.

        Suốt ngày An-đơ-rây đi lại làm việc, chuyện trò, nhưng bên tai luôn luôn văng vẳng tiếng kên của những người sắp chết, tiếng chó béc-giê sủa, tiếng cười khồ khồ của thằng SS... Với một lòng hận thù không lúc nào nguôi, anh nện những nhát cuốc xuống đá rắn và cử nghĩ, cứ nghĩ : « Phải làm gì mới được... phải làm gì mới được...»

        Đến chiều, khi những tia da cam của vừng mặt trời sắp lặn phủ lên những tảng đá xám một lớp vàng óng, làm cho những khuôn mặt nhợt nhạt của anh em tù có một ánh hồng hào, khi những thằng bảo vệ mệt mỏi vì vô công rồi nghề nắn bóp những cặp chân tê dại, thì thằng Hắc-Ín bỗng nhiên đến công trường đá. Tóc nó xù lên, cổ áo quân phục của nó phanh ra. Ngay những anh em đã ở lâu trong khối, chưa ai thấy thẳng hạ sĩ quan tức tối như thế bao giờ.

        Tên giám thị trưởng chưa kịp chạy tới báo cáo đủng lúc, đã bị một cái bạt tay.

        Phơ-rít Rây ra lệnh cho đội lao động của khối sáu mươi hai ngừng công việc và xếp hàng.

        — Anh em chở rời cuốc xẻng, — Pác-khô-men -cô ra lệnh.

        An-đơ-rây nắm chắc cải xẻng trong tay. Anh ngửng đầu lên, thấy tất cả anh em tù đều nhất trí làm theo lệnh đó. Họ không rời xẻng cuốc, lừ lừ đứng vào chỗ trong hàng.

        Phơ-rít Rây vung khẩu súng ngắn, chạy tới đầu hàng bên trải. Nó chửi rủa và nhắc lại :

        — Tao biết « tùng bổ đừng hàng » là gì rồi !

        Những người ở đầu hàng bên trái đứng lặng đi.

        — Đứa nào nói « từng bổ đừng hàng » ? Nhanh lên !

        Hàng người âm thầm đứng lặng.

        Thằng Hắc-ín vung khẩu súng ngắn, bắt đầu đếm :

        — Ai-nơ, xơ-vai, đơ-rai...

        Anh em cũ biết rằng đếm đến mười thì nó sẽ bóp cò. Những người tù tái mặt đứng yên.

        Bỗng có tiếng quát to rắn rỏi và oai vệ ngắt lời thằng Hắc-ín :

        — Dừng lại, đồ rắn độc !

        Phơ-rit Rây nhe nanh. Một người Nga lùn lùn, vạm vỡ bước ra khỏi đầu hàng bên trái. An-đơ-rây không nhìn thấy mặt anh ta, chỉ thấy những bắp thịt cuồn cuộn trên cái lưng hình thang và cái cồ đần đẫn.

        — Tưởng bở, đừng hòng ! — Người vừa bước ra làm cử chỉ giải thích ý nghĩa của câu nói.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #34 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2020, 08:14:21 am »


        Phơ-rít Rây không ngờ có sự táo bạo đến như thế, nó ngơ ngác giương cao lông mày. Mắt nó bắt đầu đỏ ngầu.

        — À-à-à ! — thằng hạ sĩ quan kêu lên rồi đi đến trước mặt người dũng cảm.

        Ngay giây phút ấy, người tù lùn lùn vạm vỡ giơ xẻng, giữ thế tự vệ. Mép xẻng sắc loáng lên như lưỡi lê.

        Phơ-rít Rốy bỗng đứng lại. Nó nhìn thấy hàng trăm cái xẻng, cuốc giơ cao. Nhưng điều làm nó hiểu thấm thìa hơn là con mắt của những người tù đang nhìn xoáy vào nó, sắc như dao, đầy căm thù. Trong ký ức của thẳng hạ sĩ quan hiện lên hình ảnh cái chết của tên Stéc, với cái thây mất hết hình người vì những nhát cuốc, nhát xẻng. Tên SS hoảng lên. Nó từ từ lùi từng bước.

        Hai thằng bảo vệ chạy đến giúp Hắc-Ín. Giữa lúc đó Phơ-rít Rây nhìn thấy người tù Ba-lan Bê- nhích. Bê-nhích vẫn tiếp tục ngồi trong bóng râm, anh ta nở nụ cười thanh thản sung sướng của người điên, bên tay lành đỡ bên tay cụt.

        — Bắt nó ! — Phơ-rít Rây ra lệnh cho hai tên bảo vệ.

        Nó vừa bỏ đi, vừa quay nhìn người tù vạm vỡ.

        — Phúc đời cho mày đấy !

        Đến tối, sau lúc kiểm tra, những người tù mệt rã rời vội vã ăn món xúp cải củ loẵng. Vi-a- tre-xláp hỏi A-lếch-xây :

        — Mai cậu lại đến đội lao động chứ ?

        — Đến đội lao động, — A-lếch-xây trả lời.

        — Vừa may. Giuy-liêng cũng sẽ có mặt ở đấy.

        A-lếch-xây quay ngoắt lại.

        — Nhưng cậu hãy giúp mình thoát khỏi anh chàng Giuy-liêng ấy đi ! Câu ấy đã chặn ngay chỗ này của minh rồi, — A-lếch-xảy đưa cùi dìa ngang họng. — Đấy !

        — Nhưng sao cậu lại khó tính thế ? Đầu óc cậu đần độn ra rồi. — Vi-a-tre-xláp cúi xuống rỉ tai A-lếeh-xAy. — có lẽ cậu sẽ tự lắp lấy cái máy thu thanh ấy chứ ?

        — Sao lại có chuyện máy thu thanh ở đây ? — A-lếch-xây thì thầm trả lời.

        — Vì cái chuyện ấy đấy. Giuy-liêng là một tay chuyên môn vô tuyển đấy.

        A-lếch-xây bị bất ngờ quá, thiếu chút nữa thì nhảy chồm lên, miếng bánh mì ngắc trong họng. Sao ? Anh chàng người Pháp mà anh đã chịu phạt roi thay là chuyên môn vô tuyến sao ? Các anh em thân mến, sao không báo cho mình biết trước !

        Nhưng trước đó chính anh em cũng chưa biết. Mãi hôm qua Lê-ô-nhít mới được biết chi tiết quan trọng ấy trong tiểu sử của người tù Pháp.

        Sáng hôm sau Lô-ô-nhít gọi A-lếch-xây vào phân xưởng nồi hơi. Lê-ô-nhít có một chỗ làm việc riêng. Anh đã ngăn góc ấy bằng một miếng vải bạt cũ rồi kê một cái bàn làm việc vào đấy. Lê-ô-nhít là một thự chuyên môn tốt trong ngành sửa chữa động cơ điện.

        Một người tù lạ mặt ngồi bên cạnh bàn, gầy gò, nhẽo nhợt, mặt xị ra vì đói. Anh ta đứng phắt len và chìa một bàn tay xương xẩu.

        — Tôi là Giuy-liêng.

        A-lếch-xây nhẹ nhàng nắm lấy bàn tay ấy.

        Giuy-liêng mỉm cười, một nụ cười chân thành, nhưng cười không ra cười, mà chỉ là một cái nhăn mặt thảm hại. A-lếch-xây thấy lòng mình se lại. Bọn phát xít đã làm những gì để đầy anh ta đến một tình trạng khốn khổ như thế này. A-lếch-xây nhìn Giuy-liêng, anh nghĩ thầm : nếu thằng giám thị đưa con người bất hạnh này lên bàn phạt roi thì đúng là đưa anh ta sang thế giới bên kia. Anh ta sẽ không thể chịu nổi mười roi...

        Giuy-liêng hết lời cảm ơn người mà anh gọi là ân nhân của anh. Mọi người bắt đầu trò chuyện, lủc thì dùng ngón tay, lúc thì dùng vẻ mặt, những từ ngữ tiếng Pháp, tiếng Nga, tiếng Đức xen lẫn với nhau. Chẳng mấy chốc, A-lếch-xây đã biết rằng Giuỵ-liêng là dân Pa-ri, ở đấy anh ta có vợ và một con nhỏ. Trước khi quân Hít-le đến đấy, anh ta làm kỹ sư trưởng trong một hăng sản xuất máy thu thanh của Pháp.

        Lé-ô-nhít lấy cái máy trong chỗ kín ra. Mắt Giuy-lièng sáng lên. Anh tới gần cái máy thu thanh, mê mải xem xét. Ròi anh ngước nhìn A-lếch-xây, chỉ ngón tay vào A-lếch-xây :

        — Thợ chuyên môn à ?

        A-lếch-xây bối rối. Trong hai bàn tay của người khác, kết quả lao động của hao nhiêu đêm không ngủ nom thật thô kệch, xấu xí.

        Nhưng Giuy-liêng không nhận thấy vẻ bối rối của A-lếch-xây, anh giơ ngón tay cái lên :

        — Tốt... Tốt!

        Rồi anh gõ ngón tay vào máy, nom vẻ rất am hiểu và chỉ cho thấy những chỗ không đúng. An- đơ-rây ngạc nhiên thấy cũng ít chỗ sai thôi. Chỉ có hai tụ điện đặt không đúng thứ tự. Ngoài ra còn thiếu một chi tiết: điện trở.

        Giuy-liêng sẵn sàng đồng ý giúp việc lắp máy thu thanh. Anh viết lên một mẩu giấy những thứ còn thiếu.

        Mãi ngày sau tất cả các vật liệu cần thiết đều đã sẵn sàng. Vi-a-tre-láp và Lê-ô-nhít đã liều mạng tìm mọi cách lấy kỳ được các thứ đó. Ngoài ra, theo kiến nghị của Lê-ô-nhít, mấy người bạn đã làm cho Giuy-liêng một hầm bí mật. Ở đầu kia phân xưởng nồi hơi có một đống than rất to. Anh em bới một cái hố trong đống than, lát ván lên, phủ giẻ rách rồi lại đổ than lên. Chỉ để một lối chui xuống nhỏ. A-Iếch-xây cùng với Lê-ô-nhít đưa dây điện xuống đấy, lắp bóng đèn.

        A-lếch-xây không muốn rời người kỹ sư Pháp, anh giúp Giuy-liêng bằng mọi cách, và điều chủ yếu là học tập. Biết đâu chẳng còn lần nữa phải lắp máy thu thanh bí mật ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #35 vào lúc: 27 Tháng Giêng, 2020, 08:14:45 am »


        Trong khi Giuy-liêng loay hoay với các chi tiết máy, hàn hàn, vặn vặn, Vi-a-tre-xláp đau đầu với một vấn đề mới: giấu máy thu thanh ở đâu bây giờ? Nó phải thường xuyên ở ngay bên cạnh mình, đồng thời giấu thế nào cho không ai đoán ra là có nó ?

        Đau khổ nặn óc mãi, Vi-a-tre-xláp mới đi đến kết luận là tốt nhất nên giấu mảy thu thanh trong một vật dùng hàng ngày mà mọi người luôn luôn nhìn thãy và không làm cho ai nghi ngờ.

        Anh bắt đầu tìm, xem hết khối nhà mà không thấy có chỗ nào thích hợp. Bỗng anh để ý một cái thùng méo mó đựng mỡ bôi giầy. Khối nào cũng có một cái thùng như thế, ở cạnh cửa. Ngày nào anh em tù cũng phải đánh giầy.

        Vi-a-tre-xláp kiếm được một cái thùng không. Anh làm cho nó một cái nắp, nom tương tự như một cái nồi. Cái nắp lọt khớp chặt vào trong thùng, không có một chìa khỏa đặc biệt thì không lấy ra được. Vi-a-tre-xláp đổ đầy mỡ đánh giầy vào nắp, còn thùng thì bị bóp méo và bôi bẩn để không cố gì khác những cái thùng khác.

        Chỗ bí mật đã sẵn sàng. Dưới nắp có thể để dễ dàng chiếc máy thu thanh nhỏ, dây trời và dây có phich cắm điện.

        Cuối cùng Giuy-liêng đã hàn xong chi tiết cuối cùng, lắp xong cuộn dây. Có thể cho chạy được rồi.

        Việc thử mảy được tiến hành tại chỗ.

        Dây tóc của đèn sáng lên. Nghe thấy những tiếng đặc biệt của máy thu thanh. Lê-ô-nhít cảm động mắc ống nghe lên tai, xoay mít rồi... Mắt anh tròn xoe, hai hàng lông mày hung hung giương lên, một nụ cười sung sướng nở rộng trên môi anh.

        Tim A-lếch-xây đập thình thịch. Máy chạy rồi ! Cho nghe một chút nào. Nhưng Lê-ô-nhít chỉ đưa cho Á-lếch-xây một ống nghe.

        — Mau lên nào !

        A-lếch-xây nhẹ nhàng lắp ống nghe vào tai. Lập tức anh cảm thấy không thở được nữa, tất cả chung quanh đều tối xầm lại, cái hố than lát ván bẩn như không còn nữa. Chỉ còn một tiếng nói. Giọng nói mạnh, rõ, rắn rỏi của người phát thanh, giọng nói của Mát-xcơ-va ! A-lếch-xAy áp tai vào ống nghe. « Quân đội ta đã chuyển sang tấn công... Đã giải phóng được hàng chục điểm dân cư ».

        Nước mắt A-lểch-xây trào ra. Lần đầu tiên sau những năm tù đầy. Anh đã chịu bao nhiêu đau khổ, tủi nhục, bao nhiêu lần đánh đập, tra tấn, đã bị đưa vào phòng tra khảo của bọn Ghe-xta-pô, nhưng quân thù không bao giờ nhìn thấy nước mắt trong con mắt A-lếch-xây. Nhưng bây giờ A-lếch-xây không gìm được nữa. Vì sung sướng!

        Ticng nói ấy nói lên cả ý thức về phẩm cách của bản thân, cả niềm tự hào của người chiến sĩ không biết cúi đầu, vẫn trung thành với lời thề quân nhân dù phải trải qua mọi đắng cay khổ cực. Cũng có cả niềm vui không thể tả được của con người được nghe tiếng nói của Tổ quốc, nghe tiếng mẹ đẻ của mình, mạnh mẽ và dịu dàng, nghiêm khắc mà thân thương, nghe đến khóc được tiếng nói của nhân dân không hao giờ quì gối trước bất cứ kẻ nào. Mà lại có cái tin bao lâu mong đợi, nói rằng cuối cùng quân đội ta đã chuyển sang tiến công » !...

        Còn lời cuối cùng của người phát thanh : « Giết hết quân chiếm đóng Đức ! » thì A-lếch-xây tiếp thu như một lời kêu gọi chiến đấu, như mệnh lệnh của Tổ quốc, nói thẳng với anh, với các đồng chí của anh.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #36 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2020, 07:05:55 am »


X

        Khi trung tá Xmiếc-nốp bị hai tên SS giải đi, anh em tù ở khối ba mươi đều không giấu vẻ đồng tình với trung tá, họ đứng đông bên cạnh cửa, nhìn mãi theo đồng chí.

        — Chẳng nhẽ đồng chí ấy bị đem đi xử bẳn ? Van-len-chin Lô-gu-nốp nói to ý nghĩ của anh. Trong những ngày gần đây, anh đã yêu và gần gũi với người chỉ huy ngay thẳng và nghiêm khắc này.

        — Thế còn đi đâu nữa ? Rõ ràng là đến « căn nhà quái ác » rồi, — một người tù dân vùng Von-ga, vai rộng, xương xẩu, thở dài não nuột.

        Đồng chí Xmiếc-nốp đi thẳng người, đầu ngửng cao.

        — Những người như trung tá thì như sắt thép. Không bẻ cong được. Thật là tính cách của người Nga !

        Những người tù nhìn ba người đi xa dần. Họ đã lên dốc, đi qua cái bãi rộng, qua cửa hàng bán cho lính, đến gần cổng chính. Họ đứng lại.

        « Nếu rẽ sang phải, ra phía cổng tức là đến sở Ghe-xta-pô, chúng nó sẽ tra tấn, — Lô-gu-nốp nghĩ thầm, — nhưng nếu giải ra khỏi trại, đem đi dọc hàng rào dây thép gai, thì tức lù đến « căn nhà ma quái » đi xử bắn.

        Đồng chí Xmiếc-nốp bị giải ra cổng. Tim Lô-gu-nốp se lại. Ở cổng, có một thằng SS đến thêm. Nhìn những cái lon nhấp nhoáng dưới nắng, Lô- gu-nốp biết đó là một tên sĩ quan. Chúng giải đồng chí Xmiếc-nốp đi qua cái công đồ sộ rồi rẽ sang trái.

        Những người tù nhìn nhau : chúng nó giải đi đâu thế ?

        — Hay lên văn phòng ? — người tù dân vùng Von-ga hỏi.

        — Văn phòng không ở phía ấy, — Lô-gu-nốp trả lời. —Đằng ấy là khu nhà sĩ quan.

        Đúng là đồng chí Xmiếc-nốp bị giải đến khu nhà sĩ quan. Sau khi đi qua những trại lính hai tầng, xây thành hình bán nguyệt trên đỉnh núi Et- téc-béc, bốn người xuống dốc theo con đường rộng trồng cây. Sườn núi phía Nam khác hẳn sườn núi phía Bắc. Tại đây ấm áp hơn, hưởng nhiều nắng hơn, có nhiều cây có hơn. Con mắt sắc xảo của trung tá nhân xét cách bố trí các trại lính, ghi nhớ hàng lối các dãy phố, xác định các mục tiêu quan trọng : nhà để xe, nhà kho, nhà ăn, các biệt thự của bọn sĩ quan.

        Chúng nó đưa trung tá Xmiếc-nốp đến bộ tư lệnh, đến chỗ tên tư lệnh. Tên đại tá Các Cốc, trước khi cho xử bắn, muốn nói chuyện với người sĩ quan cao cấp của quân đội Nga, một người không giấu cấp bậc, cũng không giấu quan điểm, và ngay khi giáp mặt với cái chết vẫn giữ thái độ tự hào và độc lập. Đồng chí Xmiếc-nốp bị đưa vào phòng làm việc. Các Cốc đứng dậy đón.

        — Ông là trung tá Xmiếc-nốp phải không ? — tên hạ sĩ quan cao lớn dịch câu hỏi của tên tư lệnh. Nó nói tiếng Nga rất thuần.

        Cốc nhìn đồng chí Xmiếc-nốp chằm chằm.

        Hai người đứng trước mặt nhau. Họ hầu như cùng lứa tuổi, hầu như ngang nhau về cấp bậc trong quân đội : con trai một gia đình nông dân ở Cô-xtơ-rô-ma và kẻ thừa hưởng cửa hàng thịt của họ Cốc ở Đác-mơ-stát. Hai người đều trải qua một cuộc đời vừa dài, vừa gian khổ, nhưng khác nhau. Đồng chí Xmiếc-nốp đã vượt một chặng đường vất vả từ binh nhì đến chỉ huy sư đoàn pháo binh, đã chiến đấu cho quyền tự do của nhân dàn lao động. Các Cốc thì đã giành được cấp đại tá, chỉ huy sư đoàn «Đầu lâu» bằng cách chiến đấu chống lại nhân dàn lao động, chống lại quyền tự do của họ.

        Trong những năm Nội chiến, khi những người dân các vùng Đao-ri-a, Iếc-cu-xcơ, Tri-ta được Hồng quân giải phóng khỏi bè lũ Côn-trắc, họ đã đem hoa đón người chỉ huy Hồng quân trẻ tuổi Xmiếc- nốp. Trong mấy năm ấy, tên Các Cốc còn trẻ đang buồn bực vì không thỏa mãn được những tham vọng quyền hành, đã bí mật tổ chức những nhóm dân tộc chủ nghĩa, mầm mống của phong trào sơ-mi nâu.

        Đầu những năm ba mươi, người chỉ huy nhóm xe lửa bọc sắt I-van Xmiếc-nôp chiến đấu chống lại bọn võ sĩ đạo Nhật Bản, đánh tan quân Tầu trắng của tên tướng Lương trong thời gian xung đột với Trung hoa dân quốc, để bảo vệ quyền độc lập của nước Cộng hòa xô-viết. Trong những năm đó tên chỉ huy SS trẻ tuổi Các Cốc chiến đấu chống lại các công dân nước nó : nó tổ chức những cuộc biểu tình, đàn áp các cuộc bãi công, bố trí những cuộc bài Do-thái và công khai kêu gọi thành lập những trại tập trung khổng lồ.

        Ngay khi chiến tranh sắp bùng nổ, khi trung tá I-van I-va-nô-vít Xmiếc-nốp, giảng viên Trường sĩ quan pháo binh cao cấp, đang truyền các kiến thức và kinh nghiệm của mình cho những người anh hùng tương lai bảo vệ Mát-xcơ-va, những người anh hùng ở Lê-nin-gơ-rảt, Xta-lin-gơ-rát, Xê-va-xtô- pôn, thì trong thời gian ấy tên đại tá Các Cốc, tư lệnh trại tập trung chính trị lớn nhất châu Âu Bu- khen-van, đang dạy những tên cấp dưới của nó tra tấn, giết hại, tổ chức những cuộc hành quyết hàng loạt, đang kiềm tra hiệu quả của những lò thiêu xác, đang thực hiện kế hoạch của Hít-le « làm cho châu Âu hết người ».

        — Ông là bôn-sê-vich ?

        Đồng chí Xmiếc-nốp trả lời đúng thế, Cốc cười nhạt.

        — Một trung tá mà rơi vào tình trạng thảm hại như thế này thì thật là lạ. Chắc hẳn người ta đã đề nghị ông tham gia « Quân đoàn giải phóng nước Nga » do tướng quân người Nga Vơ-la-xốp chỉ huy ? Có lẽ ông cũng có thể giữ một cương vị cao trong quân đoàn đó.

        — Là tù binh không có nghĩa là làm một tên phản bội.

        — Ông có nhận thức rõ về các hành động của ông trong khi ở cương vị tù binh không ?

        — Ông muốn nói gì ?

        — Ồng đã tuyên truyền bôn-sê-vích, hòng phá hoại các kế hoạch của ban chỉ huy Đức.

        — Tôi không tổ chức những cuộc mít-tinh. Tuy bị mất tự do, nhưng tôi không bị tước quyền suy nghĩ, không bị mất tiếng nói để trao đổi tư tưởng với những người chung quanh tôi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #37 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2020, 07:06:40 am »


        Tên phiên dịch nhìn chằm chằm khuôn mặt bình thản của đồng chí Xmiếc-nốp rồi bắt đầu dịch câu trả lời.

        — Việc cổ động của ông có hại cho tổ quốc chúng tôi. Chúng tôi muốn thu hút tù binh tham gia việc lấy lại trật tự ở nước ông. Nhiều sĩ quan Nga gia nhập quân đội Đức. Nhiều kỹ sư và công nhân chuyên nghiệp Nga vào làm trong các nhà máy của chúng tôi. Nước các ông nói chung và quân đội các ông nói riêng đang hoàn toàn tan rã, rối loạn. Chúng ta cần phải cứu nước Nga bằng những cố gắng chung.

        — Ở Liên Xô có những tổ chức đủ đảm bảo cho quân đội không bị tan rã và đất nước không mất trật tự. Tôi tin tưởng sâu sắc vào nhân dân chúng tôi.

        Cốc bật cười.

        — Ông quả là một người ngây thơ !

        Tên tư lệnh mở ngăn kéo bàn giấy, lấy ra một tờ giấy viết đầy những chữ rất nhỏ.

        — Tôi cho ông xem một tư liệu chứng thực thêm rằng sự tan rã của Hồng quân là hậu quả của những sai sót lớn trong việc giáo dục. Một sĩ quan Đức không bao giờ viết đơn tố cáo một sĩ quan khác, nhất là một cấp trên ! Đây ông đọc đi, — tên đại tá đưa tờ giấy cho trung tá.

        Đó là bản tố cáo.

        Đồng chí Xmiếc-nốp đọc lướt qua những dòng chữ viết không đều, đúng là người viết đang run sợ : «Tù binh trung tá Xmiếc-nốp tiến hành công việc tuyên truyền bôn-sê-vích trong khối...», « Chính ủy Xmiếc-nôp kể những thắng lợi mới nào đó của Hồng quân... », « Trong một ngày một đêm có hàng chục tù binh nghe Xmiếc-nốp nói chuyện...», « Trung tá cộng sản là một nhân vật rất nguy hiểm trong trại... » Nhìn xuống chữ ký thì thấy : trung úy Pê-xốp-xki.

        Cốc theo dõi trung tá người Nga, nó có vẻ chờ đợi.

        Trung tá gấp tư tờ giấy rồi đặt lên bàn.

        — Mỗi nhà không khỏi có một kẻ sinh ra đã bị tật nguyền.

        Con mắt hai người gặp nhau. Đồng chí Xmiếc- nốp nhìn thẳng vào cặp mắt xám, đờ đẫn như đúc bằng thiếc của tên tư lệnh.

        — Còn một số sai sót trong việc giáo dục thì tình hình trên các mặt trận chứng tỏ rằng Hồng quân đã kịp sửa chữa rồi.

        Tên Cốc đứng chồm lên.

        — Ông làm thế nào biết được tình hình trên các mặt trận !

        Trung tá trả lời rằng có những người bị bắt làm tù binh sau đồng chí nhiều mới đến trại, và đồng chí cho rằng tin tức của họ đáng tin.

        — Ông đừng hiểu nhầm ! Quân đội Đức bỏ vài khoảng đất không đáng kể để nắn thẳng trận tuyến đâu phải là rút lui !

        Tên hạ sĩ quan hầu như không kịp dịch. Nó vốn biết rõ tính tình của tên tư lệnh, vẻ nóng nảy như thế thường không bảo trước một điều gì tốt lành.

        — Ông có thể nói gì đến thắng lợi một khi quân đội Đức đang ở ngay giữa nước Nga của các ồng ? Quyền chủ động đang trong tay chúng tôi. Chúng tôi quyết định bước phát triển của chiến tranh. Toàn thế giới đều nhìn thấy thế ! Thậm chí tôi có thể nói hơn nữa : sẽ sắp sửa có một cuộc tấn công cực lớn và những đạo quân anh dũng của quốc trưởng sẽ tiến đến U-ran ! Người Nga các ông sẽ nhìn thấy điều đó !

        — Thưa ông đại tá, tôi không tin rằng tôi sẽ nhìn thấy điều đó.

        Tên đại tá ngồi xuống.

        — Ông nói đúng, trung tá Xmiếc-nốp ạ, ông sẽ không nhìn thấy điều đó. Mười lăm phút nữa ông sẽ bị xử bắn.

        Đồng chí Xmiếc-nổp kiêu hãnh cười nhạt .

        — Ông tư lệnh ạ, điều ấy thì tôi không nghi ngờ đâu.

        Một ánh chớp lóe lên trong con mắt của Cốc.

 
        — Đứng dậy !!!

        Người tù từ từ đứng lên.

        — Con lợn Nga, mày sẽ không chết ! Mày sẽ sống. Nước Đức vĩ đại rất biết trừng phạt kẻ thù. Mày sẽ sống để chiu cực hình trong địa ngục này, sẽ thối rữa, sẽ than thân tiếc phận và hối hận. Mày sẽ bò bằng đầu gối và nhìn thấy thắng lợi huy hoàng của nước Đức.

        Trung tá Xmiếc-nốp bị đưa ra khỏi phòng làm việc.

        Ra đến hành lang, tên thông ngôn đuổi kịp đồng chí.

        — Tlnra ngài trung tá, tôi đã có phần nói dịu bớt những lời khai của ngài. Họ sẽ không xử bắn ngài, — tên hạ sĩ quan nhìn đồng chí Xmiếc-nốp như van lơn. — Tôi mong rằng sau này ngài sẽ không quên chuyện này.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #38 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2020, 07:08:19 am »


XI

        Mấy tuần đầu, anh em tù mời phải tập cho quen với nếp sống trong trại. Hàng ngày họ phải tập luyện ba giờ ở gần khối. Tên cai của đội lao động là thằng tội phạm hình sự Áp-gút Xcao. Nó cố làm thế nào cho từng người tù mới cũng như toàn thể anh em phải chạy để thực hiện thật đều các mệnh lệnh. Làm gì cũng phải chạy. Cách bỏ mũ chào được «luyện tập » đặc biệt cẩn thận. Trước khi đến Bu- khen-van, An-đơ-rây không thể ngờ rằng một việc đơn giản như bỏ mũ chào lại có thể trở thành một điều quan trọng đòi hỏi phải chủ ý và khéo léo.

        Anh em tù đã đặt cho Áp-gút Xcao cái biệt hiệu « Hung đồ ». Nó bắt anh em bỏ mũ thật nhanh khi gặp bọn SS. Phải bỏ mũ theo khẩu lệnh « muýt-xen áp ». Nghe thấy « muýt-xen » thì phải đưa tay lên mũ, và nghe thấy « áp» thì phải đập mũ vào bụng. Động tác ngu xuẩn này được tập hàng trăm lần. « Hung đồ » thấy người nào làm không đều là người ấy bị đánh bằng roi.

        Buổi tối, sau khi « điểm danh » và sau lệnh giới nghiêm thì có giờ nghỉ ngơi. Bọn bảo vệ và những tên SS ra khỏi trại, bọn cai về phòng chúng nó hay tới câu lạc bộ xem chiếu phim. Chỉ còn những đội tuần tra được tăng cường dắt chó đi quanh trại, và trên các chòi đặt súng máy, những tên lính tiểu liên hau háu nhìn vào các khu nhà xếp thành ô vuông. Sau lệnh giới nghiêm thì cấm không được đi lại trong trại.

        Tuy nhiên trong những giờ buổi tối như thế, anh em tù vẫn liều mạng len lỏi từ khối nọ sang khối kia, tìm họ hàng thân thuộc, tìm anh em đồng hương. Còn bọn xanh thì buôn bán theo lối trao đổi hiện vật.

        Một người tù Tiệp Khắc tóc bạc đi dọc theo dãy giường ván trong khối. Anh em tù trong các ngăn thò đầu ra, mỗi người bỏ một dúm bánh mì vụn hay một mẫu bánh mì nhỏ vào cái thùng.

        — Quyên cho ai thế ? — An-đơ-rây hỏi Pác- khô-men-cô.

        — Cho khối tám, — người tù quê ở Đơ-nhê-pô- rô-pê-tơ-rốp trả lời rồi bẻ một đầu bánh mì trong suất ăn ít ỏi của anh.

        — Họ làm sao thế, bị phạt à ? — chàng võ sĩ hỏi thêm. — Bị bỏ đói à ?

        — Không... Đằng ấy là các cháu nhỏ.

        Trước mắt An-đơ-rây hiện lên hình ảnh những thằng bé nhợt nhạt, kiệt quệ, kéo chiếc xe ngựa. Anh nhớ tới thằng bé tóc hung, mặt đầy tàn nhang. Anh chàng Tiệp Khắc này cừ thật. An-đơ-rây lấy miếng bánh của mình ra. Anh nhìn miếng bánh : nó nằm lọt thỏm trong hàn tay to bè bè. Chàng võ sĩ bẻ hẳn một phần ba suất ăn đưa cho người Tiệp Khắc.

        — Cám ơn các bạn, cám ơn. — Anh ta bưng rất cẩn thận cái thùng quí báu, bằng cả hai tay. — Cám ơn các bạn.

        Pác-khô-men-cô quay mặt vào tường. Tại đấy, ở Đơ-nhê-pơ-rô-pê-tơ-rốp còn có vợ anh và ba con anh. Không biết thế nào bày giờ ? Có còn sống không ?

        Ngọn đèn điện tỏa sáng lù mù. Có những người tù rã rời vì công việc lao động quá sức, vừa bước qua ngưỡng cửa đã lăn ra ván ngủ. Có người làm việcriêng : họ vá quần áo vằn, chữa giầy, lấy những mẩu gỗ hay xương làm một cái bốt hình dáng rắc rối hay một hộp đựng thuốc lá.

        Hôm nay có một người tù lạ mặt lần đến khối, mắt ti hí như mắt chuột.

        Anh em tù binh Liên Xô vây quanh ngay lấy người mới đến. Pác-khô-men-cô hích khuỷu tay vào An-đơ-rây.

        — Ta lại nghe xem, có chuyện gì đi.

        Người khách ngòi xuống chiếc ghế đầu rồi nhìn tất cả mọi người bằng cặp mắt láu lỉnh và bắt đầu nói :

        — Thế nào, anh em chán không muốn ở đây nữa rồi phải không ?

        — Còn sao nữa ! — những người chung quanh gật đầu đồng tình. Có người thở dài:

        — Chao ôi, nếu mà ngay bây giờ được về nhà...

        —Vè nhà ấy à? — giọng người lạ mặt sôi nổi hẳn lên. —Nhà cửa thì anh bạn hãy quên đi.

        — Tại sao thế ?

        — Tất cả chỉ vì nhà anh không còn nữa,— người lạ mặt nói tiếp, — và anh sẽ suốt đời không bao giờ được gặp vợ con họ hàng nữa đâu.

        — Này, chão đã loãng rồi thì đừng pha thèm nước nữa. Có chuyện gì cử nói thẳng ra đi, — những người tù nhao nhao.

        — Nhưng tôi có pha loãng cái gì đâu! Vấn đề hết sức đơn giản thôi, — người lạ mặt nhìn An-đơ- rây chăm chằm. — Thí dụ như cậu chẳng hạn, cậu là người như thế nào hử?

        An-đơ-rây bị bất ngờ nên có phần luống cuống. Toàn thể anh em trong khối đều nhìn An-đơ-rây. An-đơ-rây không biết trả lời thế nào nữa. Anh là một người như thế nào ư? Phải, anh chưa bao giờ suy nghĩ về vấn đề này, vì anh chỉ tự coi mình là một người như hai năm trước: một con người Xô- viết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #39 vào lúc: 28 Tháng Giêng, 2020, 07:08:59 am »

   
        Người kia lợi dụng lúc An-đơ-rây đang bối rối, hắn nhìn vào mắt anh, cho luôn một câu :

        — Cậu là một tên phản bội Tổ quốc !

        — Cái gì hử? —An-đơ-rây nghiến răng làm nổi lên những viên tròn bên mép.

        — Cậu đừng nổi nóng, — kẻ lạ mặt vừa xua tay, vừa cầm ghế đẩu lùi lại. — Mình không coi cậu là một kẻ phản bội... không đâu, không đâu!

        — Thế ai coi ?

        — Ở đấy, ở nhà. Ở nhà, ở Tổ quốc. Ở Tổ quốc, cậu bị coi là một kẻ phản bội! Cả cậu, cả mình, lẫn tất cả chúng ta đều bị coi là những kẻ phản bội ! Những kẻ thay lòng đổi dạ! Chúng ta đã vi phạm điều lệnh, chúng ta đã làm sai lời thề quân nhân. Tại đẩy, ở nhà, có những sự trừng phạt, những^ điều khoản trong bộ luật hình sự đang chờ chúng ta. Đó là sự thật ! Chúng ta chịu cực chịu khổ ở đây, nhưng ở nhà, ở Tổ quốc, đã có sẵn những chỗ ở Xi-bi-ri dành riêng cho chúng ta.

        — Như thế đấy, anh em đồng hương ạ, — gã lạ mặt dừng một lát rồi nói tiếp, thế là tất cả chúng ta đều đã trở thành những kẻ không có Tổ quổc. Dứt thoát là như thế rồi. Ở đây cũng cực còn ở nhà cũng sẽ không được tiếp đón tử tế...

        — Phải... —một người tù kéo dài giọng, không hiểu ý muốn nói gì.

        — Nhưng lại có những người nghĩ đến chúng ta, lo cho chúng ta, — tên lạ mặt nói giọng bí mật. — Có những người Nga yêu nước ! Họ thành lập quân đội. «Quân đoàn giải phóng Nga ! » Ai ghi tên vào quân đoàn ấy sẽ được thả ngay ra khỏi trại, sẽ được mặc quân phục bằng len dạ và sẽ có những quyền lợi khác nữa. Đây các bạn thử đọc xem !

        Rồi hẳn rút trong túi ra một tập truyền đơn.

        — Hượm đã, hượm đã nào, — Pác-khô-men-cô tiến lên phía trước, — thế lại sao quân đội này lại lấy tên là giải phóng ? Thế nào, nó giải phóng Tổ quốc thoái khỏi quân Đức chứ?

        — Kỳ quặc thật ! — tên lạ mặt cười nhạt. —  Không phải là giải phóng khỏi người Đức, khỏi bạn của mình, mà khỏi những kẻ thù của nước Nga, khỏi bọn bôn-sê-vích !

        Không khí lặng đi. An-đơ-rây là ngưòi đầu tiên không nhịn được nữa. Anh lừ lừ rút chiếc giầy đế gỗ nặng dưới chân, vung lên trước mũi tên kia.

        — Mày trông thấy cái trò này chứ ?

        — Sao ?

        — Thằng đê tiện, nếu mày còn mở miệng, tao sẽ đập cái này vào mõm mày ! Hiểu chưa ?

        Tên mộ binh không gặp may co rúm người lại.

        — Xéo ngay khỏi chỗ này, đồ rắn độc...

        Tên kia xem ra đã quen bị người ta thưởng cho những nắm đấm. Nó đứng phắt dậy, lùi ra cửa.

        Pác-khô-men-cô quơ lấy những tờ truyền đơn, nhét vào túi.

        — Hôm nay chúng ta sẽ cho những tờ giẫy này đi tiêu trong nhà xí...

        Tên mộ binh chạy ra khỏi khối, mọi người «lêu lêu» theo.

        Sáng hôm sau, kiểm tra xong, An-đơ-rây phải ở lại khối, anh bị gọi lên văn phòng Ghe-xta-pô.

        Một ngôi nhà đá thấp lè tè, những khung cửa sổ đen ngòm. Một thằng cảnh sát tuyển trong đám tù hình sự đứng ở cửa. Nó dựa lưng vào cửa, lười nhác phì phèo điếu thuốc. Những điểm nắng đùa rỡn trên hai hàng lông mày, lông mi trắng phếch và trên cái cằm tròn cạo nhẵn nhụi của nó. An-đơ-rây vừa đi đến gần cái cửa vừa nghĩ thầm : «Đúng là một thanh niên nông thôn. Y như anh em mình vậy... Chỉ cần lột bộ đồng phục của nó...»

        Nhưng An-đơ-rây vừa đi đến cửa thì vẻ mặt tên cành sát khác hẳn ngay.

        — Nhanh lên !

        An-đơ-rây cảm thấy trước một điều gì khùng khiếp, tim anh đau nhói.

        Thẳng cảnh sát bỏ ngay điếu thuốc lá khỏi miệng, đưa nhanh tay định giụi điếu thuốc vào mặt An-đơ-rây như vào một cải gạt tàn. An-đơ-rây ngửa ngay người ra như anh đã làm nhiều lần trong những trận đấu quyền Anh, để «lặn» xuống dưới miếng đòn. Anh làm miếng tự vệ ấy theo linh tính, không suy nghĩ gì cả.

        — Nhanh lên ! — Thằnng cảnh sát gầm lên và nện cái gậy vào lưng An-đơ-rây.

        Trong dãy hành lang tranh tối tranh sáng có ba cải cửa. Vào cửa nào đây ? Thằng cảnh sát dùng cái gậy đẩy An-đơ-rây vào cửa cuối cùng bên phải.

        Một căn phòng rộng thênh thang, trần thấp, bên cửa sổ có lọ hoa. Bên phải, cạnh cửa sổ, có một cái bàn viết. Cũng cạnh cửa sổ, trên cái bàn ngủ có chiếc máy thu thanh. Một thằng Đức béo phị, mặt tròn, mắt lồi, mặc quân phục sĩ quan cấp dưới, lạnh lùng nhìn An-đơ-rây rồi đưa tay chỉ ra giữa phòng và nói bằng tiếng Đức :

        — Xin mời !

        Sau đó nó đưa những ngón tay to đần đẫn mở máy thu thanh. Tiếng nhạc du dương của một bài tăng-gô vang lên. Đã bao lâu An-đơ-rây chưa được nghe một điệu nhạc như thế, ngoài những điệu hành khúc phát-xít !

        Nhưng bài tăng-gô chỉ là một hiệu lênh. Hai tên SS to lớn trong cửa bên cầm gậy nhẩy xô ra. Những cái gậy nện như mưa xuống đầu, xuống lưng, xuống vai An-đơ-rây. « Miễn là đừng ngã », — An-đơ-rây đưa tay lên che đầu, nghĩ thầm.

        Thằng sĩ quan xem đồng hò đeo tay. Ba phút sau nó tắt nhạc. Hai tên SS thở hổn hển không đánh nữa.

        Đầu An-đơ-ráy váng lên, hai tai ù, toàn thân nóng ran, máu đầm đìa trên mặt.

        Một thằng Đức mặc quần áo thường bước những bước dài, đi vào phòng. Một cắp kính loáng nhoáng trên mũi nó. Thằng sĩ quan hất đầu, thằng cảnh sát bắt đầu dịch những câu hỏi :

        — Trung úy à ?

        — Lính thường, An-đơ-rây trả lời rồi đứng thẳng người.

        — Nói dối phải không ?

        — Từ bé chưa học nói dối.

        — Đã chiến đấu trong những đội nhảy dù nào?

        — Tôi là lính thường của bộ binh.

        — Câm ! Phải trả lời nhanh, không suy nghĩ glcả. Tại sao lại ở trong hậu phương quân đội chúng tao ?

        — Đại đội chúng tôi đã bị bao vây.

        — Cộng sản phải không ?

        — Không.

        — Trước làm gì ?

        — Tôi là một nhà thể thao.

        — Môn gì.

        — Tôi là võ sĩ quyền Anh.

        Những câu hỏi được lần lượt nêu ra rất nhanh : học ở đâu, đã ở những đơn vị nào, có thu nguyệt phí công đoàn không, đã có những huy hiệu quốc phòng nào ? vv và vv... Trong những câu hỏi tuôn ra như suối ấy, luôn luôn thấy nhắc đi nhắc lại một càu : đã nhảy dù trên máy bay xuống bao giờ và ở đâu, có nhiệm vụ gì. Theo những câu hỏi ấy. An-đơ-rây biết rằng hồ sơ của anh tại nhà tù Ghe- xta-pô ở Đơ-re-xđon đã được chuyền tới trại, ở Đơ-re-xđơn, An-đơ-rây đã bị một thằng Đức mặc đồng phục Ghe-xta-pô cũng béo phị như thế tra hỏi. Nó cũng nêu những câu hỏi với cặp mắt đờ đẫn như thể. Và anh cũng bị đánh bằng gậy. Chỉ có một điều khác là ở Đơ-re-xđơn, cùng bị tra hỏi với An-đơ-rây còn có chiến sĩ người Tuyếc-men U- xman và đồng chí thiếu tá người Mát-xcơ-va. Ba người đã lọt vào tay bọn Ghe-xta-pô sau khi trốn khỏi trại tù binh ở Han-nô-vơ được một tháng.
« Sửa lần cuối: 29 Tháng Giêng, 2020, 11:59:35 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM