Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 11:28:46 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Vũ đài sau dây thép gai  (Đọc 11920 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:15:10 am »


        Nhiều người lần lượt lên phát biểu. Trung tá Xmiếc-nốp kể lại những lần đồng chí được gặp Ten-man ở Mát-xcơ-va. Bun-chon kể chuyện những tên hung đồ của Him-le đã làm nhục Ten-man trong nhà tù Han-nô-vơ như thế nào. Ngày sinh lần thứ năm mươi hai của đồng chí, chúng tịch thu nhiều thư, bưu thiếp và điện tín gửi Ten-man. Tên viên chức Ghe-xta-pô trâng tráo nói chọc Ten-man rằng đồng chí đã bị mọi người bỏ quên, không ai cần đến và không ai còn nhớ tới đồng chí nữa. Ten-man không trả lời. Đồng chí quay đi, để thằng Ghe-xta-pô hiểu rằng đồng chí không thèm nói với một tên đê tiện như nó. Nhưng thằng kia không bỏ đi. Nó chờ một lát rồi đề nghị Ten-man viết vào một cuốn sách nhỏ, tuyên bố đồng chí từ bỏ thế giới quan cộng sản và vĩnh viễn cắt đứt với nước Nga đỏ.

        Ten-man quay ngoắt lại nhìn tên cai ngục và nói : « Ông cai ngục, ông, cũng như tất cả các ông, hãy nhớ rằng Liên bang Xô-viết đã tồn tại hai mươi năm. Đế quốc thứ ba của các ông sẽ không sống được ngần ấy thời gian đâu ! ».

        An-đơ-rây cũng như tất cả những người dự mít-tinh, đều hết sức căm phẫn khi nghe lời phát biểu của người tù Ba-lan Ma-ri-an Dư-gô-đa. Anh ta đã vô tình chứng kiến hành động tàn ác clura từng thấy mà bọn phát-xít đã thực hiện ở Bu-khen- van. Giọng Dư-gô-đa rất xúc động :

        — Ngày đau khổ ấy là mười tám tháng tám. Tôi bị bắt phải chở những xác chết từ ngoài sân vào lò thiêu xác. Sau bữa chiều, có chiếc xe hơi kín mít của bọn Ghe-xta-pô chạy vào sân lò thiêu xác. Các đồng chí cũng biết chiếc xe ấy. Anh em tù trong đội lò thiêu xác bi cấm không được ra sân. Thằng quản nhất Ghen-bếch đúng là một con thú dữ, nó giơ nắm tay dọa chúng tôi: «Chúng mày phải ngồi yên như một lù chuột cống, cấm không được thò mõm ra !»  Chúng tôi bị nhốt vào một phòng ở xa. Tôi len tới bên cái cửa sổ nhỏ. Qua cửa thông hơi để ngó, tôi nghe thấy và nhìn thấy hết. Một người bị lôi trong chiếc xe hơi đen ra, cao lớn, vạm vỡ, trán rộng, mắt sáng. Người ấy đi cách tôi chừng năm bước. Tôi thấy mặt rất quen, nhưng các đồng chí ạ, tôi không biết đó là đồng chí Ten- man. Bọn Ghe-xta-pô giải đồng chí ấy xuống hầm lò thiêu xác. Hai thằng đi sau, súng ngắn lăm lăm trong tay. Tôi biết mặt một thằng áp giải, đó là thằng Vin-li, phó đao phủ. Tất cả vừa xuống hầm thì tôi nghe thấy một tiếng súng. Rồi lại thêm hai tiếng nữa... Vài phút sau, hai thằng Ghe-xta-pô ra khỏi hầm. Một thằng nói : « Thế là hết đời Ten- man ! ». Sự việc đã xảy ra như thế đấy...

        Mọi người trong hầm lặng đi, không khí rất nặng nề.   

        — Các đồng chí ! Gơ-nốt-xê ! — Van-te Bác-ten lại đứng lên cao. Bè lũ quốc xã đã giam lãnh tụ Éc- xtơ Ten-man của chúng ta trong xà-lim riêng mười một năm rưỡi. Sau đó chúng nó bí mật giải đồng chí  ấy tới Bu-khen-van rồi giết hại dã man ở đây. Các đồng chí, dù bọn phát-xít không có hành động hung ác nào khác, không tổ chức những cuộc hành quyết hàng loạt, không cướp phá trên toàn bộ lãnh thổ từng quốc gia, thì riêng vụ giết hại này, riêng vụ ám sát đè hèn này cũng đã hoàn toàn đầy đủ để chúng nó muôn đời muôn kiếp không gột rửa hết bùn đen của sự nhục nhã trên mặt chúng nó. Các đồng chí, bàn tay đốn mạt của bè lũ quốc xã đã cướp mất trong hàng ngũ của chúng ta lãnh tụ yêu quí của giai tấp vô sản Đức, người chiến sĩ cách mạng hăng say, nhà tuyên truyền đầy nhiệt tình của chủ nghĩa cộng sản, chủ tịch Đảng cộng sản Đức. Đồng chí Ten-man đã hiến dâng đến giọt máu cuối cùng cho tương lai tươi sáng của nhân dân mình. Cho đến ngày cuối cùng, đồng chí vẫn tin tưởng vào thắng lợi của giai cấp vô sản Đức, tin tưởng vào thắng lợi của tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Chúng ta mặc niệm năm phút để tưởng nhớ đồng chí  Ten-man yêu quí.

        Những người tù thay mặt các khối đứng yên mặc niệm trong đau thương. Năm phút từ từ trôi qua trong bầu không khí yên lặng căng thẳng. An-đơ-rây cúi đầu đứng yên. Cũng như tất cả những người có mặt, anh thề sẽ kiên cường và dũng cảm như Ten-man, và cũng như Ten-man,anh sẽ giương cao lá cờ đỏ thân yêu trên trái đất, lá cờ đẫm máu đào những người cộng sản đã hy sinh.

        Bỗng nhiên trong bầu không khí yên lặng của lễ tang, mọi người thấy vang lên giai điệu của một bài hành khúc cách mạng. Giai điệu ấy mờ đầu rất khẽ, chỉ hơi nghe thấy, nhưng lại có vẻ vang dội, rành rọt, lên cao đến nỗi tim mọi người bắt đầu đập mạnh hơn, An-đơ-rây cố nén xúc động, nhìn qua đầu những người dự mít-tinh, về góc xa, chỗ vang ra những âm thanh rất nhẹ. Ở đấy, trong ánh sáng lù mù, có năm người tù Tiệp-khắc trong trong đội nhạc của trại. Họ đứng sát vai nhau, thổi những chiếc kèn ác-mô-ni-ca mạ kèn bóng nhoáng của Đức, một bài hành khúc tang lễ cách mạng của Nga, để tỏ lòng tôn kính lãnh tụ của giai cấp công nhân Đức Éc-xtơ Ten-man.

                                      Anh hy sinh trong đấu tranh tàn khốc,
                                      Vì yêu thương thắm thiết nhân dân...


        An-đơ-rây say sưa thì thầm hát theo giai điệu vô cùng bi thương nhưng vẫn có sức mạnh kêu gọi đấu tranh.

                                      ...Anh tự nguyện hiến dâng tất cả,
                                      Cho tự do, danh dự, cho sự sống của con người...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:17:03 am »


XXXVII

        Bọn Ghe-xta-pô đã biết được cuộc mít- tinh bí mật. Hôm sau có lệnh của thằng Su-béc:

        — Văn phòng nghe đây ! Cấp tốc báo cáo nơi làm việc của nhưng tên tù Vin-li Bơ-rây-khéc, Gơ-ri-gô-ri Ê-ki-mốp, I-a-rô-xláp Li-béc-chai và Phơ-ran Lai-ne. Lập tức trình thẳng lên quan tư lệnh các tài liệu có nhận xét đầy đủ các đặc điểm. Thực hiện ngay, lũ lợn !

        Đến chiều có một đám rất đông lính tráng và chỉ huy khối vào trong trại. Chúng lục soát dưới hầm, bắt trưởng khối tẩy uế Vin-li Bơ-rây-khéc, hai công nhân trong khối này là Ê-ki-mốp và Xa-vin. Chúng cũng bắt cả Buốc-khác, Muyn-lơ, Lai- ne và một số người khác.

        Li-béc-chai không hy vọng chịu đựng nổi những cuộc tra tấn, đã tự sát. Anh lao mình vào hàng rào dây thép gai...

        An-đơ-rây đang ngủ thì cảm thấy có người đặt tay lên người mình, lay mình rất lâu. Anh cố gắng mãi mới mở được mắt. Người ấy là Mi-sen-cô. Mi- sen-cô nói rất khẽ :

        — Vào nhà tiêu đi. Nhanh lên.

        Trong nhà tiêu đã có khoảng mười lăm người. Nhiều người ở những khối khác. Ai nấy đều có vẻ lo lắng. Họ đã biết tin về những vụ bắt bớ.

        Đồng chí Ki-ung phụ trách ban an ninh của tổ chức bí mật cung tới. Anh em tù vây ngay lấy Ki-ung. Ki-ung công bố mệnh lệnh của trung tâm :

        — Tố chức đang gặp nguy hiểm. Bọn Ghe-xta- pô đưa vào trại một bọn gián điệp rất đông. Cần tiêu diệt ngay tất cả những kẻ có thể gây tổn thất. Tạm thời đình chỉ kết nạp người mới vào tổ chức. Tăng cường tỉnh táo đề phòng. Áp dụng mọi biện pháp để phát hiện bọn gián điệp và tiêu diệt chúng.

        Những người tù mới thường xuyên xuất hiện trong trại. Đó là một hiện tượng bình thường. Có những người chết mòn, có những người bị giết, bọn quốc xã đưa những người khác đến thay.

        — Đầu tiên các đồng chí hãy kiểm tra tất cả những người mới đến trong thời gian gần đây, —  Ki-ung nói nốt. — Phải thận trọng và luôn luôn tỉnh táo. Đã lọt một tên là có thể làm nhiều người chết.

        Sau khi Ki-ung đi rồi, anh em đại diện của các khối khác cũng ra về. Trường khối bốn mươi hai còn ở lại nói:

        — Các bạn ạ, tình hình đòi hỏi phải tăng cường công tác bảo mật. Từ nay các bạn chỉ gặp tôi trong những trường hợp hết sức cần thiết, và cùng phải thông qua An-đơ-rây.

        Anh em tù lẻ tẻ ra khỏi nhà tiêu.

        Bên ngoài cửa sổ, trời tối đen. An-đơ-ray cố chợp mắt, nhưng không sao ngủ được. Anh cảm thấy Mi-sen-cô nằm bên cạnh mình cũng không ngủ.

        — Mi-sen-cô này, —An-đơ-rây khẽ gọi. — Cậu không ngủ được à ?

        Mi-sen-có cựa quậy.

        — Mình có một việc không biết nên giải quyết như thế nào. Hôm nay mình gặp một cậu cùng trung đoàn. Có thể cũng chẳng có chuyện gì đâu, nhưng sau khi nghe mệnh lệnh của trung tâm, mình cứ suy nghĩ mãi, nát cả óc. Câu chuyện rắc rối lắm !

        — Cậu cứ nói rõ đi.

        — Mình đang đi trong khu vực của Trại nhỏ thì bỗng nhiên nghe có người gọi mình : « An-đơ- rây ! An-đơ-rây ! ». Bầu tiên mình cũng định quay lại, nhưng đã kịp thời nhớ ra. Các đồng chí ở trại nhỏ không bao giờ gọi mình như thế. Mình nghĩ rằng như thế là người vừa gọi mình không biết tình hình trong trại. Vậy thì là ai ? Gọi để làm gì ? Mình bước nhanh thêm, đến góc khối thì rẽ, không quay lại. Mình nghe có người chạy theo. Mình đã sẵn sàng đối phó. Nhưng người chạy tới lại là một người mà mình tưởng có thể gặp ở bất cứ nơi nào khác, chứ không ở Bu-khen-van.

        An-đơ-rây nín lặng một lát rồi nói thêm :

        — Đó là thiếu tá Ta-la-ma-nốp, một tay lái máy bay cường kích. Mình đã cùng hắn ở cùng một trung đoàn. Hắn bị bắt làm tù binh trước mình và mình đã gặp hắn trong trại tập trung Nôi-mác. Ở Nôi-mác, Ta-la-ma-nốp đã quyết định đi làm cho ngành hàng không dân dụng của Đức. Thấy bọn mình chê trách, Ta-la-ma-nốp trả lời rằng hắn còn mấy đứa con ở nhà, nên không thể nào chết một cách vô ích, và nếu hắn đi làm cho bọn Đức thì hễ có dịp là bay về ngay với người mình. Nhưng bọn mình không tin lời hắn và chỉ khinh hắn.

        — Vậy thì vì sao hắn lại đến Bu-khen-van ?

        — Hắn nói rằng một lần có dịp thuận lợi, hắn định bay về với người mình. Nhưng hắn đã bị bắt rồi bị giải đến đây.

        — Nhỡ hắn bị bọn kia đưa đến đây với mục đích đặc biệt thì sao ?

        — Mình không nghĩ thế, mà xem ra hắn cũng không phải là một con người như vậy. Đi làm gián điệp chỉ có những thằng căm thù chế độ xô-viết, vĩnh viễn xa lìa tổ quốc. Còn Ta-la-ma-nốp lại có nhà cửa, gia đình, con cái ở U-ran... Người ngợm hắn nom đến là thảm hại ! Hắn sụt sịt than thở, hắn van xin giúp đỡ. Những núi xác chết và lửa trong lò thieu xác làm hắn phát điên. Mắt hắn lơ láo rồ dại, người hắn run lập cập. Nom vừa kinh tởm vừa đáng thương.

        An-đơ-rây ngẫm nghĩ một lát.

        — Thế các anh em khác nói về hắn như thế nào ?

        — Mình có tìm hiểu ở khối năm mươi sáu. Suốt ngày hắn bởi hố rác, cố tìm cái gì ăn được, đi xin ăn... Hắn nắm tay mình, run bần bật. Hắn biết rằng ở Nôi-mác, mình có tham gia tổ chức bí mật và hắn đoán rằng ở đây cũng có tổ chức bí mật. Hắn xin mình giới thiệu, giúp hắn làm quen với các đồng chỉ, hắn hứa sẽ làm tất cả những nhiệm vụ được trao. Mình chưa biết nên làm gì với hắn.

        — Minh không tin những thằng như thế.

        — Mình có ở cùng trung đoàn với hắn. Hằn đã chiến đấu, là một tay lái máy bay cũng khá, — An- đơ-rây nói lên những ý nghĩ của anh. — Cũng cố thể hắn không hoàn toàn là một kẻ như chúng mình nghĩ về hắn. Hắn đã định cướp một chiếc máy bay Đức.

        — Vậy thì giải quyết vấn đề của hắn như thế nào bây giờ ?

        An-đơ-rây không trả lời ngay. Cuộc sống trong tù đã dạy anh phải thận trọng. Anh hiểu một người bạn, nhưng trong những trường hợp như thế này thì kiềm tra mười lần còn hơn là tin ngay.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 07:51:56 am »


        An-đơ-rây lấy một miếng bánh mì mà những người bạn làm ở nhà bếp đã chuyển đến cho anh và đưa cho Mi-sen-cô.

        — Đây, cậu đem cho hắn một suất ăn. Nhưng không nên giới thiệu với ai.

        Hai người đã quyết định như thế.

        Một nguy cơ chết người đang treo trên đầu toàn tổ chức. Ngay trong đêm An-đơ-rây và Mi-sen- cô nói chuyện với nhau về Ta-la-ma-nốp, dưới căn hầm ẩm thấp của lò thiêu xác, bọn Ghe-xta-pô tra tấn hai chiến sĩ hoạt động tích cực của tổ chức bí mật : đoàn viên thanh niên mười tám tuổi Xa-vin và đảng viên Ê-ki-mốp.

        Bè lũ quốc xã đoán rằng trong trại có một tổ chức cộng sản bí mật. Chúng nghi hai người Nga này có liên hệ với tổ chức đó. Bọn Ghe-xta-pô cố sức moi ở họ những lời thú nhận. Nhưng cả hai đều không hé răng.

        Ê-ki-mốp đặc biệt bị bọn quốc xã nghi ngờ. Chúng đánh anh hết sức dã man. Anh nghiến răng chịu đựng mọi nhục hình, không nói nửa lời, chúng hỏi gì anh cũng chỉ trả lời một câu :

        — Tôi không biết...

        Bọn Ghe-xta-pô không thu được kết quả gì, bèn giải Ê-ki-môp đến thành phố Vây-nia để trao cho những tên đao phủ có trình độ chuyên môn cao hơn.

        Nhờ một đảng viên cộng sản Đức bị bắt cùng với Ê-ki-mốp, anh em hoạt động bí mật đã được biết vè thái độ dũng cảm của anh. Sau khi bị tra tấn ở sở Ghe-xta-pô, Ê-ki-mổp bị trả về trại. Nhưng bọn áp giải nhầm nên chúng không đưa anh vào khu xà-lim mà lại cho về khổi. Anh ở lại trong khối vài giờ và đã kịp kể cho các bạn biết về những cuộc hỏi cung.

        Tình hình căng thẳng trong trại không giảm chút nào. Những cuộc tra hỏi ở sở Ghe-xta-pô Vây- ma lại tiếp diễn. Số phận của tổ chức bí mật tùy thuộc vào tinh thần kiên cường của người bị bắt. Ê-ki-mốp làm liên lạc nên anh biết rất nhiều.

        Bọn Ghe-xta-pô dùng than hồng đốt môi anh, đánh anh bằng dùi cui cao su, treo anh lên. Nhưng không một kiểu đòn vọt tra tấn nào bắt được anh nói ra. Bọn tay sai của Hit-le điên tiết trước thái độ ngậm tăm đến cùng của người tù Nga, bèn áp dụng một kiểu tra tấn « cải tiến ». Chúng nó bó giò người tù bất khuất và nhét anh vào một cái gọi là « phòng thú tội ».

        « Phòng thú tội » là một cái hòm dài bằng sắt, kích thước bảy mươi trên một trăm bốn mươi xăng-ti-mét. Nắp hậu của hòm là hai ống của lò hơi nước. Bọn Đức hâm không khí trong hòm nóng lên tới sáu mươi độ. Con ngườú bị nhét vào đấy không chịu đựng nổi quá năm ngày năm đêm.

        Đến ngày thứ ba, bọn Ghe-xta-pô mở cửa «phòng thú tội», lôi Ê-ki-mốp đang sống dở chết dở ra để tiếp tục hỏi cung...

        Bè lũ quốc xã tra tấn Ê-ki-mốp ba tuần liền. Ba tuần ấy, anh em hoạt động bí mật chờ đợi những cuộc đàn áp hàng loạt.

        Bọn Hít-le không thu được, kết qua gì mà Ê-ki- mốp đã sắp chết, chúng bèn trả anh về Bu-khen- van. Thật khó nhận ra anh. Trên người anh không còn chỗ nào không có những vết thâm tím. Anh em hoạt động bí mật đã đưa người anh hùng vào bệnh viện. Những người tù và bác sĩ đã làm tất cả những điều có thể làm để cứu anh. Những người chống phát-xít thuộc nhiều dân tộc khác nhau dành cho anh những thức ăn tốt nhất trong số quà nhận được để tỏ lòng biết ơn anh. Từng đoàn đại biển của tù đã đến bệnh viện, họ nhìn người đảng viên cộng sản Nga bằng nbững cặp mắt khâm phục. Chính nhờ có tinh thần dũng cảm kiên cường của Ê-ki-mốp mà Bu-khen-van đã thoát được những cuộc đàn áp và giết hại hàng loạt...

        Anh em đồng chí đã cố gắng rất nhiều, nhưng không làm thế nào cứu được người anh hùng. Mọi sự hy sinh tận tụy của các bác sĩ đều vô ích.

        Ngày đêm An-đơ-rây trực bên giường người đồng chí của anh, không rời nửa bước. Ở sở Ghe- xta-pô Vây-ma về được hơn hai ngày thì Ê-ki-mốp tỉnh lại, nhưng cũng không được mấy chốc. Anh mở mắt, thều thào qua cặp môi đẫm máu :

        — Nào, sao các đồng chí cứ nhìn tôi như thể... Không nên... Chúng mình lại được ở bên nhau rồi... Chúng mình làm cái gì đi chứ... Hát đi vậy !

        Xi-ma-cốp quay mặt đi, lén chùi nước mắt. An- đơ-rây nhẹ nhàng nắm tay Ê-ki-mốp và khẽ lên giọng :   

                                      Vùng lên, hỡi các nô lệ ở thế gian,
                                      Vùng lên, hỡi ai cực khổ bần hàn...

        Anh em hoạt dộng bí mật đến vây quanh giường người anh hùng, họ ôm nhau, nhìn khuôn mặt rạng rỡ của người sắp chết và hát đều thật khẽ :

                                      Sục sôi nhiệt huyết trong tâm lệ chứa đầy,
                                      Quyết phen này sống chết mà thôi...

        Hen-mút Ti-man chạy vào phòng bệnh.

        — Các đồng chí làm gì thế này ? Người ốm cần có không khí, cần được yên tĩnh ... Ra ngoài đi !

        Nhưng không ai nghe lời người phụ trách khu vực phẫu thuật. Ti-man đưa mắt nhìn ra cửa, khẽ nói với người trực nhật câu gì không biết rồi quay vào giường của Ê-ki-mốp. Đồng chí ôm lấy vai Xi-ma-cốp và Xchê-pan rồi khẽ hát theo bằng tiếng Đức :

                                      Đấu tranh này là trận cuối cùng,
                                      Kết đoàn lại để ngày mai...

        Vài phút sau, Ê-ki-mốp bắt đầu cảm thấy khó chịu, nhịp thở gián đoạn. Sự sống đang xa rời anh. Anh lấy hết sức, nói chỉ hơi nghe thấy:

        — Nếu tôi được sống hai cuộc đời... tôi cũng hiến dâng cả cho Tổ quốc, không cần suy nghĩ... Vì chúng ta là người Nga... theo Lê-nin !..
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 07:54:20 am »


XXXVIII

        Cuối cùng bọn xanh quyết định khử An-đơ-rây. Chúng đưa một trong những tên đầu sỏ của thế giới tội ác, cựu võ sĩ quyền Anh chuyên nghiệp Vin-li ra đấu với chàng võ sĩ Nga. Vin-li có một sức mạnh đáng sợ. Để mua vui cho bọn sĩ quan SS, tên phó đao phủ thường hay biểu diễn « nghệ thuật » của nó : dưới hầm lò thiêu xác, nó đấm một cái chết một người tù toàn thân suy nhược. Vin-li hay kiện tướng quyền Anh Vin-li, như bọn xanh thường gọi, được coi là một trong những tên hung đồ tàn nhẫn nhất và giảo quyệt nhắt. Anh em tù ở Bu-khen-van biết rằng nó đã cùng với bọn Ghe-xta-pô tham gia giết hại đồng chí Ten-man... Thế mà bây giờ tên hung bạo nổi tiếng này tỏ ý muốn chạm trán với An-đơ-rây.

        Trận đấu sắp tới giữa thằng A-ri-ăng Vin-lin với võ sĩ người Nga đã được làm rùm beng từ một tuần trước khắp Bu-khen-van. Bọn tù hình sự cố đề cao sức mạnh và tài nghệ của tên kiện tướng quyền Anh ngươi Đức và báo trước thất bại không thể thoát khỏi của An-đơ-rây.

        — Kiện tướng quyền Anh Vin-li đã quyết định đếm xương sườn cua thằug Nga !

        — Này thằng kia ! Đi đặt xăng đi, kiện tướng quyền Anh Vin-li sẽ bóp chết mày như con mèo con !

        — Mọi người hãy tới xem kiện tướng quyền Anh trình bày một bài giảng quyền Anh với một túi cát sống !

        — Kiện tường quyền Anh Vin-li hứa cho xem một cú « nốc ao » sau đó đối thủ không bao giờ dậy nữa...

        Những giọng điệu tương tự như thế của bọn xanh đúng là cứ bám sát quấy rầy An-đơ-rây. Bọn xanh gặp anh ở đâu cũng « gợi ngay chuyện » về trận đấu sắp tới. Có đứa vờ ra vẻ đồng tình, có đứa làm như thương hại chàng võ sĩ Nga, có đứa lại tỏ vẻ khoái trá một cách đầy ác ý : chúng ta sẽ nghe xương sườn của con người chưa từng bị thua gãy răng rắc... Trong số chúng nó, không đứa nào nghi ngờ về thắng lợi của Vin-li,

        Đầu tiên An-đơ-rây lảng tránh và chỉ mỉm cười châm biếm, nhưng dần dần anh bắt thấy bực tức và phẫn nộ. Anh chỉ còn có một nguyện vọng : giữ vững, chiến thắng...

        Vài ngàn người tù ở Bu-khen-van đã tập trung xem trận chạm trán giữa Vin-li và An-đơ-rây. Khi An-đơ-rây bước lên cái vũ đài làm lấy, những tiếng nhao nhao chào đón lan khắp những hàng khán giả ngồi chen chúc trên mặt đất.

        An-đơ-rây đi tới góc của anh và ngồi lên chiếc ghế đẩu. Mít-ten-đốp là người bao giờ cũng phò tá cho An-đơ-rây, anh ta băng rất cẩn thận hai bàn tay chàng võ sĩ.

        — Có chặt quá không ?

        — Tốt rồi, — An-đơ-rây nắm vào duỗi ra vài lần. — Được !

        Mọi người chờ kiện tướng quyền Anh Vin-li xuất hiện. Đã có bao nhiêu lời bàn ra tán vào về nó. Và bây giờ nó đây rồi. Công chúng bắt đầu xao xuyến.

        — Cận đừng lo, — Mit-ten-đóp dùng hai bàn tay sần sùi xoa bóp cóc bắp thịt trên hai tay An-đơ- rây, — đừng có lo. Một dân chuyên nghiệp điển hình thôi ! Nó muốn làm cho đối phương hoảng hồn, thần kinh bị ktch thích quá mạnh.

        An-đơ-rây cố giữ bình tĩnh. Anh biết rằng kẻ thù sắp xuất hiện trước mặt mình, kẻ thù dưới hình thức một võ sĩ quyền Anh. Và anh sẽ phải đánh gục nó, đánh gục bằng bất cứ giá nào !

        Vin-li đến làm toàn bãi lặng đi một lát. Mọi người ngạc nhiên nhìn lên vũ đài.

        Một cái gì to lù lù, đầy lông lá, nom rất rùng rợn, bước qua dây vũ dài. Không phải là một con người mà là một vật gì tương tự như loài thú dữ. Một thân hình vuông chằn chặn, hai chân lông lá, gàn guốc, hai vai suôi, tay dài, thõng xuống tới đầu gối, với những bắp thịt rất chắc, nổi lên như những cái gò nhô, bộ ngực lòng lá phồng lo. Quai hàm nó rất to, nhô hẳn vỗ phía trước, mùi nó khoằm khoằm, miệng rộng đến mang lai, hai con mắt ti hí lẩn rất sâu trong hố con mắt.

        Vin-li bước nặng nề, đi tới góc của nó rồi giơ tay cho hai thằng phò tá. Hai đứa vội vã lòng hai chiếc găng quyền Anh và buộc dây.

        An-đơ-rây nhìn cái lưng cánh phản đầy những lồng thưa hung hung vàng của tên kiện tướng quyền Anh. Cảm giác kinh tởm lúc đầu dần dần chuyển thành một tâm trạng phẫn nộ. Nó đây rồi, một con thú dữ, nỗi khủng khiếp của Bu-khen-van, tên đao phủ của bọn SS. Chính nó đã tra tấn những anh em tù chính trị trong các xà-lim, đánh gãy chân, gãy tay họ. Chính nó thường đấm một đòn giết chết những người vô tội để mua vui cho chủ, để đùa. Chính nó đa tham gia giết hai đồng chí Ten-man một cách dã man...

        Riêng cái tên của kiện tướng quyền Anh Vin- li cũng đủ làm những người tù khiếp hãi, nhiều người trông thấy nó đã run lên. Nhưng An-đơ-rây không sợ chút nào. Anh chỉ khao khát một điều: mau chóng quần nhau với nó ở giữa vũ đài, mau chóng cho hai nắm tay mình hoạt động.

        Trọng tài lần này là một tên tù hình sự. Hắn ra hiệu bắt đầu trận đấu. Người bấm giày lộn chiếc đồng hồ cát và đánh vào thanh sắt treo làm cồng.

        — Hiệp một !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 07:55:01 am »


        Hai võ sĩ tiến tới trước mặt nhau. Họ càng lại gần nhau, thì những điềm klìảc biệt càng đập vào mắt mọi người. An-đơ-ráy gầy gò, nom gần như một thiếu niên bên cạnh cái thân hình đồ sộ của Vin-li.

        Hai đối thủ gặp nhau ở giữa vũ đài. Hai người vừa đưa chân lươn lướt, vừa chăm chú theo dõi từng cử động của nhau để chọn giày phút bắt đầu cuộc tấn công.

        Vin-li xông lên trước. Những cú đám thẳng ở cự ly xa của nó làm cho An-đơ-rày khá vất vả. Để giữ sức, anh bắt buộc phải tự vệ tích cực. Nhưng Vin-li đã thích ứng rất nhanh với chiến thuật phòng ngự của An-đơ-rây. Nỏ đánh lừa An-đơ-rây bằng vài đòn tấn công giả và đánh được vài cú có kết quả.

        Ngay trong mấy giây đầu tiên của trận đấu, An-đơ-rây đã biết rằng đối thủ của mình là một võ sĩ giàu kinh nghiệm và giảo quyệt, nắm được một kỹ thuật phong phú và tất cả các thủ pháp của môn quyền Anh chuyên nghiệp. Đánh bại một kẻ như thế này không phải là chuyện dễ. Rất khó nữa là khác.

        Vin-li hơi cúi cái đầu vuông, ngoan cố tiến lên, cố giành quyền chủ động. Và nó đã gần như làm được việc đó. An-đơ-rây phải chật vật lắm mới chống đỡ được bằng hai tay. Những đòn trả đũa của anh tuy cũng chọc thủng được tuyến phòng ngự của tên kiện tướng quyền Anh, nhưng không chặn đứng nỗi đợt tấn công sôi nổi. An-đơ-rây luôn luôn tìm cách ngăn chặn, chấm dứt đợt tấn công của địch. Nhưng không được. Vin-li vẫn tiến lên; bình tĩnh, thản nhiên, vô tri giác như một bức tường. Tuy những đòn An-đơ-rây đánh ra không ít hơn số đòn anh phải nhận, nhưng anh hiểu rằng quyền chủ động không nằm trong tay mình. Vin-li tấn công không ngừng, nó dội lên võ sĩ Nga hàng loạt cú đều đặn, tựa như ném vào An-đơ-rây những quả tạ nặng hàng hai chục ki-lô. Mỗi phút, những miếng đòn càng thèm nặng. Tiếp tục chiến đấu ở nhịp điệu như thế này thì rất nguy hiểm. Phải thay đổi chiến thuật mới được !

        An-đơ-rây luồn xuống dưới cánh tay ra đòn của Vin-li, định tiến sát cái thân trên lông lá của nó, để chiến đấu ở cụ ly gần. Rồi lúc đó sẽ cho nó biết thân ! Nhưng Vin-li đã khéo léo ra thoát tình thế nguy hiểm, nó tránh tiếp cận và cử liếp tục giáng cho võ sĩ Nga những đòn nặng ở cự ly xa. Ở cự ly xa, nó cảm thấy làm chủ tình thế. Chiều dài của hai tay đem lại cho nó một ưu thế đáng kể.

        Nhưng An-đơ-rây vẫn bắt được thằng phát-xít phải tiếp nhận lối đánh gần. «Nào, bày giờ thì mày gắng mà chống đỡ !» một ý nghĩ thoáng nảy ra trong óc An-đơ-rây, khi hai người đã tiến sát nhau, khi anh đã vận dụng những miếng đòn ưa thích, thúc từ dưới lên, nhưng miếng đòn đã làm nhiều kẻ đo ván.

        Nhưng lần này hy vọng của An-đơ-rây đã không thành sự thật. Thằng Vin-li vừa nãy còn cố tránh tiếp cận, bây giờ lại tiếp nhận lối đánh gần một cách thích thú. Không những nó tiếp nhận,mà còn làm chủ tình thế ! Hơi thở nóng rực của nó phả vào mặt An-đơ-rây, còn hai tay nó làm việc không ngơi.

        Bọn tù hình sự sướng như điên : bây giờ thì thằng Nga đáng nguyền rủa không còn lên mặt được nữa rồi ! Cuối cùng hai nắm tay của một «con người A-ri-ăng dũng cảm» đã làm nổi bật tính hơn hẳn của chúng tộc cao quí nhất ! Bọn xanh vây chặt lấy vũ đài, chúng nó làm ầm ĩ, la thét, mừng rỡ trước thắng lợi. Mỗi thủ đoạn thành công, mỗi đợt tấn công có kết quả của Vin-li đều được chúng nó đón mừng bằng những tiếng kêu, tiếng huýt sáo, tiếng vỗ tay.

        — Thằng Nga nằm xuống di !

        — Thua chỏng gọng rồi !

        — Đầu hàng đi !

        Anh em tù chính trị lo lắng ngồi yên. Mọi người, kề cả những người không am liiêu về thế thao, đều cảm thấy rằng tình hình trên vũ đài không tốt lắm. Trận này không giống tất cả các trận trước. An-đơ- rây vội vã rút lui, An-đơ-rây tránh tiếp cận, An-đơ- rây rơi vào tình thế gay go...

        Nhưng làm thế nào giúp được An-đơ-rây? Góp sức với An-đơ-rôy bằng cách nào bây giờ? Hàng ngàn con mắt đố dồn vào chàng võ sĩ Nga. Cố giữ vững, An-đơ-rây !

        Tiếng kẻng tách hai võ sĩ rời nhau ra. An- đơ-rây đặt hai cánh tay nặng chích lên đoạn dây thừng rung rinh, hả to miệng thở lấy thở để. Mít- ten-đốp vội vã dùng một miếng giẻ ướt lau cái trán nóng bừng bừng, lau ngực An-đơ-rây. Nước mát rượi làm An-đơ-rây cảm thấy khoan khoái biết bao !

        Xét theo hiệp đấu thì cuộc chạm trán này không có lợi cho An-đơ-rây. An-đơ-rây biết như thế. Mít-ten-đốp rủ rỉ an ủi, động viên anh cũng vô ích. « Không đâu, anh bạn ạ, chính cậu cung biết rằng hôm nay mình se thua, — An-đơ-rây nghĩ thầm. — Mình đã không lừa được một kê địch mạnh hơn, không giành được ưu thế chiến thuật như mình đã thành công trong tất cả các trận trước, tình hình không thể nào tồi tệ hơn nữa...»
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 07:55:24 am »


        Dĩ nhiên, nếu cuộc gặp gỡ này không diễn ra tròng trại tập trung, mà ở ngoài tự do, trong những đợt thi đấu thật sự, thì còn có thể tìm cách giành thắng lợi. Như thế An-đơ-rây vẫn còn có thể tranh tài với Vin-li. Và chưa biết trọng tài sẽ xét phần thắng thuộc về bên nào ! Nhưng ở đây, khi chung quanh vũ đài toàn là những bộ mặt khát máu của kẻ thù, khi những kẻ thù ấy lại phân định kết quả của trận đấu, thì không thế nào mong chờ một cách đánh giá khách quan, một lời phán định công bằng. An-đơ-rây cung không thể nào thắng điểm. An-đơ- rây hiểu như thế lắm. Bọn tù hình sự đang thực hiện mọi biện pháp để làm cho anh thua.

        Trong tình thế gan như không có lối thoát này, chỉ một cú « nốc ao » không tranh cãi được mớí có thể đem lại thắng lợi. Nhưng làm thế nào giành được một thắng lợi tuyệt đối, một khi thế chủ động cứ tuột khỏi tay mình ? Làm thế nào quật nổi địch thủ xuống đất khi nó nặng hơn mình gần hai chục ki-lô ? Tự vệ đã vất vả như thế này thì khó lòng nghĩ tới thắng lợi.

        Hiệp hai diễn ra cũng như hiệp một. An-đơ- rây tránh tiếp cận, anh cố rời xa tên kiện tướng quyền Anh bằng những bước sang bên, những bước nhảy lùi, những động tác nghiêng người, anh đỡ những cú rất mạnh bằng cách đưa vai ra hay đánh trả. Trong khi đó, đầu óc anh làm việc căng thẳng để phân tích quá trình diễn biến của trận đấu, cố khắc phục cuộc tấn công rắc rối như một cái mạng nhện mà kẻ đích khéo léo dệt ra. Hai con mắt An-đơ-rây ghi lại từng động tác, từng thế đưa tay, từng cách chuyển thân trên, từng cách di dộng hai chân. Tên phát-xít này hình như không để lộ một thiếu sót gì! Trong khi ra đòn, nó phòng ngự khéo léo, nó tấn công mà không quên những nguy cơ có thể đe dọa nó. Các đợt tấn công của nó được tiến hành ồ ạt nhưng không hỗn loạn, đòn đánh ra mạnh nhưng không vội vã. Vậy thì lối gỡ thế bí này là ở đâu ? Tìm đâu ra chiếc chìa khóa mở đường giành thắng lợi! Chẳng nhẽ tên quốc xã này không có một chỗ yếu nào hay sao ?

        Hiệp ba cũng tương tự như hai hiệp trước. Vin-li vẫn áp đảo An-đơ-rây và liên tục giáng cho An-đơ-rây những đòn rất nặng. Nó ngoan cố tiến lên. Nhưng trong hành động của nó bắt đầu thấy xuất hiện một vẻ nóng nảy. Sự kiên gan bền bỉ của võ sĩ Nga bắt đầu làm cho thằng phó đao phủ bực tức. Viu-li không quen thấy các nạn nhân của nó chống cự.

        Trong lúc trận đấu diễn ra sôi nổi nhất, Vin- li đánh An-đơ-rây bằng găng mở. Nó nhằm vào mặt, nhung An-đơ-rây kịp tự vệ bằng cách đưa vai ra đỡ. Một mảng đỏ ửng hiện lên trên vai anh như một con dấu máu. Theo qui tắc quyền Anh thì võ sĩ không được phép mở găng để ra đòn. Trong tài thấy đánh một cú bị cấm như thế thì phải trừng phạt kẻ có lỗi. An-đơ-rây đưa mắt nhìn trọng tài để gợi ý cho hắn, nhưng tên tù hình sự làm như không nhận thấy gì.

        Vin-li muốn mau chóng bẻ gãy ý chí chống cự của võ sĩ Nga, nó bắt đầu dùng mỗi lúc một nhiều những miếng đòn bị cấm. Nó đánh bằng găng mở, bằng khuỷu tay, đánh vào gáy và vào dưới dây lưng. Những tiếng hò la phẫn nộ vang lên trong đám người xem, nhất là ở những hàng sau. Lúc nghỉ một phút, trọng tài bắt buộc phải đi tới gần Vin-li để nhận xét. Trận đấu vốn đã làm tên phó đao phủ điên tiết. Bây giờ lại có kẻ dám nhận xét về nó ! Nó nổi khùng, nhảy chồm lên, vung tay rất gọn. Miếng đòn vừa mạnh vừa chính xác hất tung tên tù hình sự, nó ngã gục dưới hàng dây căng quanh vũ đài.

        Vin-li bước qua người trọng tài, từ từ tiến tới trước mặt võ sĩ Nga. An-đơ-rây nắm được ý định của nó, anh đứng dậy. Bắt đầu một trận đấu không càn sức, một trận đấu không có trọng tài, không hạn chế thời gian, không theo qui tắc gì cả.

        An-đơ-rây đỡ hai cú thẳng, «lặn xuống» dưới cánh tay phải của địch vừa ra một đòn chếch, rồi nhảy sang bên, không tiếp nhận lối đánh gần. Trong khi nhảy sang bên, anh đã kịp cho Vin-li một cú móc ngắn gọn vào thân trên. Vin-li ngửa người ra sau, rồi lại xông lên ngay. Nó muốn phát huy thắng lợi, nó cố làm cho An-đơ-rây không được nghỉ một giây nào, cố bẻ gãy ý chí của võ sĩ Nga, làm tê liệt các động tác, đè bẹp tinh thần chống cự ngoan cường của anh...

        Nhưng nó đã không làm nổi. An-đơ-rây vẫn giữ được thế chủ động trong trận đấu. Anh tự vệ và phản công. Những cú đấm thẳng của anh đã gây nhiều điều vất vả cho tên quốc xã. Nhờ những miếng đòn như thế, An-đơ-rây luôn luôn giữ mình ở cự ly xa, không cho thằng phó đao phủ tới gần. Nó phát điên phát khùng. Nó gàn bướng tiến lên, cố tới gần để cho hai nắm tay của nó hoạt động đã sức.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 07:55:40 am »


        «Nhưng nếu như... — An-đơ-rây thoáng có một ý nghĩ táo bạo. — Nếu ta thử làm cho Vin-li mất cảnh giác, làm cho nó tin chắc vào ưu thế của nó, để nó lơ là phòng thủ, dù trong nháy mắt ?... Chỉ một đòn là có thể giải quyết kết cục của trận đấu». Nhưng bên trong An-đơ-rãy tựa như có hai con người. Một tiếng nói khác lập tức phản đối, kiên quyết phản đối. Trong tình thế nguy hiểm như thế này mà đặt toàn bộ vấn đề vào một đòn quyết định thì thật là điên rồ. Vin-li là một đối thủ vừa giàu kinh nghiệm vừa giảo quyệt. Muốn làm nó mất cảnh giác thì phải có tinh thần tự chủ rất cao, phải dùng kỹ xảo nghệ thuật, phải để cho nó ra được vài đòn trúng, gắng chịu đựng mấy đòn đó, nếu không nó sẽ không tin. Không thể dễ dàng đánh lừa một thằng như thế này đâu. Nhưng nếu hứng chịu vài đòn, để những miếng đòn ấy đánh trúng đích, thì lấy gì đảm bảo rằng cơ thể sẽ không bị chấn động, không yếu đi, không bị tiêu hủy hết sức lực cần thiết trong giây phút quyết định? Mình, An-đơ-rây này, trong nhịp đấu dồn dập như thế này, có giữ được sức lực cần thiết cho miếng đòn tiêu diệt địch hay không ? Nhưng tiếng nói thứ nhất cứ liên tiếp nhắc đi nhắc lại : chỉ còn cách dùng một đòn quyết định, chỉ còn cách dung một đòn quyết định ! Máu dồn lên đập thình thịch hai bên thái dương, miệng khô, mồ hồi nhớp chảy xuống che cả mắt. Không còn lối thoát nào khác...

        Thế là An-đơ-rây quyết định: một là được hết, hai là mất sạch ! Anh xông lên tiếp cận. Vin-li coi đó là điều tất nhiên.

        An-đơ-rây vận dụng hết tài nghệ để tự vệ trước những miếng đòn ác liệt, mỗi lúc anh càng hay nán lại trong vòng cận chiến. Nán lại không phải để đánh giáp lá cà. Hai địch thủ vừa tiến tới gần nhau, Vin-li vừa sắp giáng cho võ sĩ Nga một loạt cú móc thì An-đơ-rây đã tơdi sát kẻ địch và như ôm lấy nó. Đúng là An-đơ-rây ngoặc chặt lấy Vin-li. Đầu tiên Vin-li ngừng đấu, tìm cách rời khỏi An- đơ-rây, nhung về sau nó đẩy anh ra một cách thô lỗ.

        — Viu-li, choảng đi ! — bọn xanh gào lên.

        — Hỏa kiếp nó đi !

        Nhưng Vin-li không vội. Nó chưa tin rằng An- đơ-rây đã thật « mệt mỏi ». Nó vừa ra đòn bằng hai cánh tay rất dài, vừa hơi để hở cằm. Nó tựa như « quên bẵng mất » trong khi mải mê chiến đấu, nên cứ để hai nắm tay quá thấp.

        Cằm hắn để hở. Ngay gần tay rồi ! Hình như chỉ cần phóng nắm tay ra là găng sẽ trúng ngay vào cái cằm vuông ấy.

        Nhưng An-đơ-rây cố tự chủ trước sự dụ dỗ, anh chưa đánh vội. Anh biết rằng đó lá một sự nghi binh. Anh thấy rõ đó là một sự thử thách. Chỉ cần anh làm một cử chỉ rất nhỏ để dọa cái cằm của Vin-li, chỉ cần bắt đầu tấn công, là sẽ gặp ngay chiếc găng rất cứng của nó. Vì không phải ngẫu nhiên mà thằng cha này chuyển trọng lượng toàn thân sang chân trái, còn chân phải được nhẹ gánh chỉ chạm xuống đất bằng mũi bàn chân ! Hơi có chút nguy cơ là Vin-li chuyển ngay trọng tâm của cơ thể sang bên kia bằng một động tác nhún chân nhẹ nhàng, và có thể tránh ra sau hay sang bên.

        An-đơ-rây cố ghìm mình, cố cưỡng lại sự dụ dỗ. Anh không lao mình về phía trước như Vin-li rất muốn. Kiện tướng Nga tiếp tục tự vệ và trả lời những miếng đòn, tựa như không nhận thấy địch thủ hở cằm. An-đơ-rây làm ra vẻ mỏi mệt và chỉ còn lo chống đỡ. Hình như anh chỉ mong cầm cự, giữ cho mình khỏi rơi vào hai tay đòn của Vin-li. Tuy không vụng về giả vờ quá mức, nhưng An-đơ-rây đã dùng mọi cách, dùng toàn bộ thần sắc của anh để nhấn mạnh rằng anh chẳng thu được kết quả gì trong trận đấu này, anh đã chán nản, đã kiệt sức và đang sử dụng tàn lực một cách hết sức dè sẻn để tự vệ.

        Một nụ cười hiện ra trên cặp môi vừa dài vừa mỏng của Vin-li. Những ánh xanh lè lóe lên trong con mắt nó. Nó lao lên, giáng một loạt đòn tấn còng, tìm cách dồn võ sĩ Nga vào góc vũ đài. Bây giờ thì địch thủ của nó dừng hòng trườn ra khỏi vòng chiến đấu, Vin-li nã một loạt đòn liên tiếp. An-đơ-rây bị dồn vào dây, anh tự vệ một cách tuyệt vọng. Nhưng anh không chống cự nổi, bắt đầu tránh sang bên. Vin-li đánh dồn thêm nó có cảm tưởng như sẽ đẩy được võ sĩ Nga vào góc ! Bọn xanh sôi nổi biểu lộ nỗi vui sướng của chúng. Chúng đồng thanh hô từng đợt :

        — Vin-li ! Tốt lắm, tốt lắm !

        Thằng phảt-xít cố giáng thật nhiều đòn. Những đợt tấn công của nó nối tiếp nhau, nó chỉ muốn đánh giáp lá cà, vì như thế nó càng cảm thấy rằng nó rõ ràng chiếm ưu thế. Trong lúc mê man hăng say, tên quốc xã bắt đầu quên, thậm chí coi thường, mặt tự vệ.

        An-đơ-rây chỉ chờ giây phút này, Không cần đắn đo gì nữa ! Anh làm như sắp vội vã rút lui ngay, không tiếp tục đánh gần nữa. Để đối phương tin như thế, An-đơ-rây dùng hết các biện pháp tự vệ của một võ sĩ khi rút lui. Anh đưa nhanh cánh tay vào nắm tay địch thủ, làm cho nó không ra đòn được. Vin-li hiểu mánh lới đó, nó quyết định nhảy lui để lấy đà và sẽ lại xông ngay tới võ sĩ Nga với toàn bộ sức nặng của nó. Nó sẽ không để cho An-đơ-rây thoát !

        Nhưng trong nháy mắt ấy, ngay lúc Vin-li rời khỏi mặt đất, còn đang lơ lửng trên không trong một phần rất nhỏ của một giây, An-đơ-rây xoay toàn thân, dùng tay phải móc một cú vừa mạnh vừa gắt từ dưới lên cái quai hàm vuông để hở...

        An-đơ-rây đã đặt tất cả vào miếng đòn này : toàn bộ sức mạnh còn lại và toàn bộ lòng căm thù, lòng khát khao đòi nợ cho các bạn bị giết, khát khao trả thù vụ giết hại đồng chí Ten-men một cách hèn hạ...

        Việc xảy ra trên vũ đài là một điều hoàn toàn bất ngờ đối với phần lớn những người xem. Vin-li ngật đầu ra một cách lạ lùng, nó lặng đi trong một giay rồi đổ gục, xuống dưới chân võ sĩ Nga như một cái cây bị chặt gốc.

        Không khí trên bãi chết lặng một cách khác thường. Từ những hàng dưới, hàng chục tù binh Nga gạt những tên tù hình sự đang ngớ người để len lên vũ đài. Họ chạy lên với An-đơ-rây, sẵn sàng bảo vệ anh khi có hiệu lệnh.Nhưng bọn xanh đã rụt đầu rụt cố rời bỏ rất nhanh nơi thi đấu.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #127 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 01:52:44 pm »


XXXIX

        — Giải tán ! Giải tán !

        Trận đấu quyền Anh vừa kết thúc, cảnh sát của trại đã ùa ra từ các góc khối. Mỗi thằng đều cầm một cái gậy to hay một cái roi gân bò. Bọn cảnh sát đánh không tiếc tay. Những người tù rời bãi thật nhanh.

        Một só tên cảnh sát gạt anh em tù chính trị, vây lấy An-đơ-rây. An-đơ-rây chưa kịp thay quần áo. Anh còn mặc quần đùi và đang tháo dây buộc găng!

        Tên cảnh sát trưởng dùng gậy đánh An-đơ- rây rất đau.

        — Đi ngay !

        — Cho mặc quần đã.

        — Đi ngay, bảo mày kìa ! Nhanh lên !

        An-đơ-rây vơ quần áo thành một ôm rồi đưa mắt tìm các bạn. Nhưng không còn anh em nào. Míi-ten-đốp, Mi-sen-cô và những người tù chính trị khác đã bị đuổi về các khối. Mi-sen-cô đưa hai tay lên che đầu, nhưng cứ luôn luôn ngoái nhìn An-đơ-rây. Bọn tù hình sự cũng chạy về các khối của chúng.

        Hai tên cảnh sát leo qua đây vũ đài, nhấc Vin-li lên. Máu chảy đầm đìa trên người tên phó đao phủ. Trong lúc hỗn quân hỗn quan, có người trong đám anh em tù đã dùng dao giết tên ác ôn tàn bạo...

        An-đơ-rây bị thúc vào lưng đẩy đi. Chúng đánh anh bằng gậy và bằng roi. Anh bị giải lên văn phòng, người anh mệt rã rời, trong lòng thì tức tối, hoang mang.

        Lên đến văn phòng của trại, chàng võ sĩ bị đẩy vào phòng cảnh sát trưởng, ở đấy, anh gặp trưởng trại là người tù chính trị Ây-đen. Ây-đen cau mày nhìn chàng võ sĩ một lát rồi nói gọn lỏn :

        — Cho vào xà-lim.

        Các đồng chí vội đưa ngay An-đơ-rây vào một chỗ an toàn đề cửu anh khỏi nanh vuốt của bọn đao phủ đang tức điên.

        Căn phòng vừa hẹp vừa tối. Hơi ầm bốc ra từ tất cả các góc. Nhưng An-đơ-rây không quan tâm đến chuyện đó. Anh choáng váng, buồn nôn. Trong cuộc chạm trán không cân sức với tên phó đao phủ, anh đã « dốc hết sức lực » như các nhà thể thao thường nói, vì thế cuối cùng đã hoàn toàn kiệt sức. Cảm giác yếu đuối rã rời lan khắp người. Anh không thể nào nghĩ ngợi hay tìm hiểu gì cả. Trong đầu anh luôn luôn có một tiếng u u vừa khó hiểu vừa khó chiu.

        An-đơ-rây đi tới bên giường ván và nằm lăn xuống ngay. Bỗng nhiên anh buồn ngủ ghê gớm. «Cũng phải mặc quần áo đã chứ», — An-đơ-rây mơ màng nghĩ như thế nhưng vẫn không rời khỏi cái giường. Anh chỉ tháo đôi găng đặt xuống làm gối...

        An-đơ-rây ngủ rất lâu. Không khí yên lặng lạ lùng làm anh thức giấc, nhưng anh vẫn nằm không mở mắt. Anh đoán trời đã sáng. Nhưng không hiểu sao không có những tiếng nhộn nhịp quen thuộc của một buổi sáng bình thường, không nghe thấy tiếng chửi bới của lên chỉ huy khối và những thằng giúp việc nó.

        Chàng võ sĩ ngạc nhiên mở mắt, nhỏm dậy. Mình đang ở đâu thế này? Sao lại rơi vào đây ? An-đơ-rây nhìn quanh. Ánh sáng lọt qua chiếc cửa sổ nhỏ có chấn song. Anh nằm trên những lấm ván trần trụi của một chiếc giường thô, một chiếc chăn bông đột chỉ đắp trên mình. Đã bao năm nay An-đơ-rây không được đắp một chiếc chăn như thế này. Cái chăn tỏa ra một mùi ấm cúng như ở nhà. An-đơ-rây đưa mắt về phía cửa ra vào. Cánh cửa đồ sộ, ốp sắt. Chàng võ sĩ nhớ lại ngay tất cả : ngày hôm qua, trận đấu tuyệt vọng không cân sức với Vin-li, cuộc đánh đập bất ngờ của bọn cảnh sát... Như thế là mình đang nằm trong xà-lim !

        Sự phát hiện ấy làm An-đơ-rây lo lắng. Hay là bọn xanh muốn trả thù mình ?

        An-đơ-rây ngồi dậy. Trên chiếc ghế đẩu kề bên cạnh giường có thức ăn. Anh bất giác kêu lên vì ngạc nhiên : trước mặt anh, có một miếng thịt luộc, một lát bánh mì trắng, bánh mì thật, một miếng đường và một bát miến.

        An-đơ-rây lại nhìn căn phòng. Thế này là thế nào ? Nếu đúng là mình bị nhốt vào xà-lim thì sao lại có chăn ấm và có nhưng món ăn như thế này ? Nếu không phải là xà-lim thì sao cửa lại khóa chặt?

        Ở nhà, hồi trước chiến tranh, An-đơ-rây đã đọc trong tiều thuyết, thấy viết rằng, trước khi bị hành quyết, những người tù bị kết án tử hình thường được sống trong những điều kiện dễ chịu và được ăn những thứ ngon nhất. Chẳng nhẽ số phận mình đã bị định trước rồi sao ?

        An-đơ-rây bắt đầu đấm vào cửa như đánh trống. Rồi anh lấy chân đạp rất lâu. Nhưng chẳng có ai đến cửa.

        An-đơ-rủy đã mệt. Anh quay về giường, nằm xuống, đắp chăn. Anh thử ngủ thêm, nhưng không ngủ được. An-đơ-rây thấy đói. Anh thở dài, với lấy miếng thịt.

        Nhi-cô-lai Ki-ung từ từ đi dọc theo dãy hàng rào dây thép gai, trên con đường trồng cày dành cho anh em tù đi dạo. Anh nhìn về phía những ngọn núi xa chìm trong sương mù, nhưng trong bụng chỉ nghĩ tới An-đơ-rây. Không biết anh em cảnh sát có kín đáo đưa được An-đơ-rây vào bệnh viện rồi chuyển sang hầm chứa xác chết hay chưa?

        Hôm qua Ri-khác có cho anh biết rằng phòng an ninh của bè lũ Hít-le đã chú ý tới An-đơ-rây và số tù của An-đơ-rây đã bị ghi lên danh sách những người bị gọi đến cửa sổ số ba để đem đi xử bắn. Trung tâm bí mật quyết định cứu An-đơ- rây, không để chàng võ sĩ lọt vào tay bọn Ghe-xta-pô. Trong số anh em tù chính trị tham gia việc này, có những cảnh sát là người của mình. Họ đã đưa An-đơ-rây đến nơi an toàn mà không làm kẻ địch nghi ngờ. Tuy nhiên bọn xanh đã đánh hơi thấy chỗ giấu An-đơ-rây và đã báo cáo với tên sĩ quan trực nhật. Thằng này ra lệnh bắt chàng võ sĩ để đem giết. Bọn địch đã phái hai tên lính đi bắt An-đơ-rây. Ki-ung cũng nhìn thấy chúng nó đi về phía khu xà-lim... Không biết anh em hoạt động bí mật có nhanh tay hơn bọn bảo vệ không? Ki-ung thủng thẳng đi dọc theo dãy hàng rào dây thép gai. Anh đang chờ. Nhiều người tù khác cũng đi dạo bên cạnh Ki-ung. Mắt họ hướng ra ngoài hàng rào, đầy vẻ buồn rầu, nhớ nhung.

        Một tên cảnh sát đi ở cửa bệnh viện ra. Ki- ung nhìn kỹ : đó là anh chàng Tiệp-khắc Vơ-la- đi-xláp. Anh từ từ đi về phía Vơ-la-di-xláp.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #128 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 01:53:02 pm »


        Khi hai người tới gần nhau, Vơ-la-đi-xláp gọi Ki-ung lại. Ki-ung làm đúng theo tư thế của mọi người tù, anh đứng áp tay vào chỉ quần trước mặt người cảnh sát. Không ai để ý tới hai người. Đây cũng chỉ là một trong những cảnh quen thuộc.

        — Mọi mặt đều ổn thỏa, An-đơ-rây đã ở dưới hầm, — Vơ-la-đi-xláp khẽ báo cáo xong rồi đi ngay.

        Ki-ung đi theo hướng khác, không ngoái nhìn lại. Anh mỉm cười. Anh em đã cướp được An-đơ- rây hầu như trong nanh vuốt của bọn Ghe-xta-pô ! An-đơ-rây sẽ ở dưới hầm chứa xác những người chết bệnh khoảng hai tuần. Bọn SS không bao giờ ngó đến hầm này vì chúng sợ lây bệnh thương hàn. Sau thời gian ấy, anh em hoạt động bí mật sẽ lại đặt tấm phiếu của An-đơ-rây vào chỗ cũ. Khi đó sẽ xem tình hình như thế nào...

        Những tia nắng xuyên qua mây đen, chiếu sáng một ngọn núi hùng vĩ, vượt hẳn những người anh em bé nhỏ của nó, nom như một quả chuông không lồ màu xanh lá cây. Ngọn núi như được mặt trời giằng khỏi tay bóng tối. Ki-ung nhìn ngọn núi ấy giờ lâu. Phía ấy, nếu đi thêm về hướng Tây-Nam, sẽ gặp những ngọn cao nữa : dãy núi An-pơ. Dãy núi ấy đội những cái mũ trắng như tuyết của băng bốn mùa, nhưng các thung lung vẫn ấm áp, tràn trề ảnh nắng. Nơi ấy là Thụy-sĩ, quê hương của bố anh, của tố tiên anh. Nửa thế kỷ trước, một thanh niên Thụy-sĩ, chàng chăn cừu Phơ-rê-đê-rích Phéc-đi-nan, mang cái họ rất kêu cùng các tù trưởng xa xưa trong các bộ lạc Phơ-răng là Gô-nung đã làm công cho mụ địa chủ Nga Xô-phi-a I-va-nốp-na và cùng những con gia súc giống Xim-men-tan mà mụ mua được, đến kiếm ăn ở nước Nga băng tuyết xa xôi. Lúc chia tay với họ hàng thân thuộc, chàng thanh niên nói như đanh đóng cột : « Đừng buồn, tôi sẽ trở về. Tôi có của rồi sẽ về! Nhưng anh đã không lập được cơ nghiệp ở nước Nga. Công xá chỉ đủ cho anh ăn, mặc, trả tiền chỗ ở, và anh phải vất vả lắm mới bớt được ít tiền gửi về cho bố mẹ già.

        Anh cũng không về nhà được. Anh đã gặp trên đường một cô gái Nga mắt xanh lam có hai bím tóc dài màu nhạt và hai lúm đồng tiền trên má. Thế là Phơ-rê-đê-rich Phéc-đi-nan Cô-nung quên cả quê hương xa xôi cùng họ hàng, bè bạn. Anh có gì đều đặt hết xuống dưới hai bàn chân nhỏ nhắn đi đôi dép nông dân làm bằng vỏ cây của cô gái.

        Cô gái chăn cừu cũng nghèo như Phơ-rê-đê- rích Phéc-đi-năng. Hai người sống hòa thuận và hạnh phúc, ý hợp tâm đầu và sinh rất nhiều con ; bảy Cô-nung con, mắt đen, tóc hung. Phơ-rê-đê-rích Phéc-đi-năng lấy quốc tịch Nga, trở thành Phê-đo I-va-nô-vít, họ của ông chuyển từ Cô-nung thành Ki-Ung. Phê-đô I-va-nô-vít sẽ mãi mãi yêu đất nước lạnh giá nhưng mến khách, quê hương của người vợ yêu và của các con ông.

        Gia đình Ki-ung sung sướng đón mừng Cách mạng Tháng mười. Cách mạng đem lại cho người nông dân ruộng đất và tự do. Gia đình đông miệng ăn nhưng cần cù này đã có một cuộc sống sung sướng. Trong nhà có của ăn của để, con trẻ đều được đi học. I-van, đặt tên theo ông ngoại, học giỏi, có nhiều triển vọng, làm thơ. Anh đã tự nguyện xin gia nhập Hồng quân, làm sĩ quan xe tăng. Ghéc- man, đặt tên theo ông nội, là một đoàn viên thanh niên sôi nổi, đầy nhiệt tình. Ngay trước chiến tranh, anh đã nhận phiếu công tác của Đoàn thanh niên cộng sản Lê-nin, đi Viễn đông xây dựng những thành phố mới. Người thứ ba là Gơ-ri-gô-ri thích cơ khí từ nhỏ. Hai bàn tay quí như vàng của anh đã làm nhiều việc cho nông trường thân yêu. Nhưng mùa thu năm 1941, bè lũ phát-xít tiến vào thôn. Bọn tay sai của Hit-le thấy chàng thanh niên Ki-ung có một họ giống như người Đức, bèn dụ dỗ anh hợp tác với chúng, nhưng Gơ-ri-gô-ri không phản bội Tổ quốc. Bọn Bức đã thiêu sống anh trong nhà tắm của nông trường...

        Nhớ lại chuyện nhà thì thật là nặng nề. Gơ-ri- gô-ri đã hy sinh. Còn các anh em khác thì sao ? Bố mẹ bây giờ như thế nào ? Hai năm trước khi chiến tranh bùng nổ, thầy giáo dạy sử trẻ tuổi Nhi- cô-lai Ki-ung được gọi vào quân đội, trở thành một chiến sĩ biên phòng, đóng ở pháo đài Bơ-rét. Anh đã cùng các đồng chí của mình là những người đầu tiên hứng lấy đòn tiến công bội ước của nước Đức phát-xít, là những người đầu tiên dùng hỏa lực tiếp đón quân đội của Hít-le. Nhưng anh em đã bị đè bẹp trong trận chiến đấu không cân sức chống lại một kẻ thù vừa đông vừa mạnh, họ vừa rút lui vừa gan dạ bảo vệ từng tấc đất. Tuy bị bắt làm tù binh, nhưng Ki-ung vẫn đấu tranh không tiếc thân, vì đời sống của hàng ngàn đồng chí của anh.

        Những lớp sương mù bàng bạc của mùa thu dàng lên từ dưới khe, tràn ngập những ngọn núi. Ki-ung ngắm dãy núi xẫm dần. cầu mong cho quê hương tổ tiên được sống trong hạnh phúc ấm no, cho mặt trời không bao giờ rời bỏ các thung lũng phì nhiêu ở đấy. Nhưng Ki-ung là công dân đất nước vĩ đại của các xô-viết, vì thế anh hoàn toàn gắn chặt với nước Nga. Trái tim anh thuộc về nước Nga. Nếu cần anh sẽ hiến dâng giọt máu cuối cùng cho quê hương chân chỉnh này của anh.

        Ki-ung nhìn những ngọn núi xa, nhưng anh lại thấy hiện lên những khu rừng Xmô-len, những cột nhà chắc chắn quét hắc ín mới, khoảng thềm nhà thân yêu, nơi con trai và con gái anh, thế hệ thứ ba của họ Cô-nung, thường chờ đón anh về. Ki-ung tin chắc rằng đã sắp đến ngày anh được về với vùng Xmô-len yêu thương !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #129 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 01:54:21 pm »


XL

        Nay đã là mùa xuân năm 1945. Mặt trận đã tiến gần tới Béc-lin. Quân Đức lần lượt mất hết thành phố này đến thành phố khác. Quân đội Liên Xô tiến như vũ bão. Giờ trừng trị đã điểm! Vòng hỏa lực siết chặt lấy cổ đế quốc của Hít-le như dây thòng lọng của Thần chết. Bây giờ không còn ai nghi ngờ về sự sụp đổ của cái đế quốc Đức thứ ba đáng nguyền rủa.

        Bè lũ Hít-le lồng lộn giữa hai mặt trận đang sắp gặp nhau : quân đội xô-viết và quân đội đồng minh đang tiến công. Bọn phát-xít vội vã tìm cách xóa dấu vết của những hành động tàn bạo đẫm máu. Chúng hốt hoảng cuống cuồng trước giờ đền tội không thể tránh khỏi và mỗi lúc một gần. Tâm trạng ấy càng làm cho những tên ăn thịt người của thế kỷ hai mươi thêm hung bạo. Trong những năm làm vương làm tướng ở các nước châu Âu, chúng đã cố gắng rất nhiều nhằm thực hiện kế hoạch của Htt-le : «làm cho châu Âu hết người». Hàng triệu người đã chết trước nòng súng tiểu liên hay trong những trại chết chóc. Hàng triệu người đã biến thành tro. Bao nhiêu nấm mồ chung phủ đầy đồng ruộng các nước bị chinh phục. Nhưng bất kể những vụ khủng bố không có hạn độ và những cuộc tiêu diệt hàng loạt, vẫn còn hàng chục vạn người tù sống sót trong các trại tập trung và các nhà tù. Trong những ngày giãy chết ấy, một vấn đề phức tạp và rầy rà được đặt ra trước bọn đầu sỏ của đế quốc phát-xít: xử trí như thế nào với những người tù còn sống ? Nhét đám người đông như thế vào đâu ? Thế là trong các nhà tù, súng tiểu liên nổ nhiều gấp bội, bắt đầu có những vụ xử bắn tù chính trị hàng loạt. Theo lệnh của Him- le, từ Ô-xven-im, Đa-khao, Gơ-rốt-xê Rô-đen và những trại tập trung khác, hàng chục vạn người tù bị vội vã di tản tới tỉnh Tiu-rinh, đưa vào Bu-khen- van.

        «Máy tiêu diệt» làm việc suốt ngày đêm ở Bu- khen-van. Lò thiêu xác không kịp đốt hết thây người chết, các xác chết chất đầy sân lò thiêu xác. Trong khi đó, những đoàn người bị đày đọa, kiệt quệ, vẫn liên tiếp bị giải đến.

        Những cảnh rùng rợn cứ diễn ra trên bãi chính. Hàng ngàn con người đã mệt lử sau nhiều ngày đi bộ, còn phải qua thủ tục «đào thải tự nhiên». Bọn SS dùng gậy và báng súng đánh anh em tù, bắt họ phải chạy qua cái bãi một trăm mét. Cự ly thì không lớn, nhưng nhiều người bất hạnh đã quá kiệt quệ nên không còn sức vượt chặng đường ngắn ấy. Họ gục xuống cái bãi trải đá. Họ ngã xuống, cố lồm ngồm bò đi.. rồi lại gục xuống.

        — Nhanh lên ! Nhanh lên ! — Bọn SS ra sức dùng dùi cui và báng súng.

        Trên bãi điểm danh vang lên những phát súng, tiếng cười rộ điên dại của bọn SS, tiếng kêu khóc thảm thương đến lạnh tim của những người sắp chết...

        Đến chiều, tất cả lại lặng đi. Tên sĩ quan thông bảo gọi qua loa phóng thanh những đội lao dộng đặc biệt của Bu-khen-van :

        — Đội vận tải «Gáp» ! Cấp tốc ra cổng! Nhanh lên lũ lợn !

        Anh em tù trong cái gọi là đội vận tải «Gáp» khiêng những xác người còn ốm, chất lên những chiếc xe đầy, đưa vào lò thiêu xác...

        Mấy ngày đầu, những người mới đến thường không được nhận khẩu phần lương thực. Cái đói quật ngã những con người một cách không thương tiếc. Theo lời kêu gọi của trung tâm quốc tế bí mật, anh em tù cũ quyên thức ăn cho quỹ tương trợ. Trong khẩu phần thảm hại của mình, mỗi người tự nguyện cho một phần suất bánh mì thay thế, đổ vào thùng một cùi dìa xúp củ cải loãng. Thức ăn lạc quyên được bí mật chuyển tới các khối cách ly.

        Không thể không mủi lòng khi nhìn thấy những người tù mới run rẩy chia nhau những mầu bánh mì đen quí báu và những chậu xúp loãng. Những con người sẵp chết đói chảy nước mắt cảm ơn những người đồng chí mà họ chưa biết mặt.

        Chiều mồng 10 tháng 2 năm 1945, hơn bốn ngàn người tù mệt lử bị giải từ trại tập trung Gơ- rốt xê Rô-đen đến Bu-khen-van. Những bộ xương người sống dở chết dở lừ đừ đi vào công Bu-khen- van, họ khiêng trên tay những người bạn kiệt sức hay đã chết.

        Đèn điện còn chưa bật, những ngọn lửa dài như những cái lưỡi phụt ra trên ống khối lò thiêu xác, chiếu sáng bãi tập họp. Trên cái nền sáng lờ mờ rung rinh này, những bóng người lê bước, năm người một hàng, đến đứng đầy cái bãi rộng.

        Không có chỗ sắp xếp cho những người mới đến, trưởng trại Bu-khen-van, người tù chính tri Han-xơ Ây-đen bèn báo cáo tên tư lệnh :

        — Thưa ngài đại tá, trại tập trung đã quá đầy. Không còn chỗ nào cho những người mới đến.

        Tên đại tá SS Pi-xte cười khẩy và trả lời lạnh lùng bằng một giọng không cho phép nói lại :

        — Cổng còn mở thì không thể nào coi là trại đã quá đầy !
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM