Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 08:18:43 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thung lũng Cô Tan  (Đọc 17258 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 05 Tháng Ba, 2020, 06:50:27 am »


        Trong khi Quang và Quế nói chuyện với nhau thì Thảo tò mò theo dõi đám thanh niên đứng ở cạnh bức tường chắn cửa hầm trước mặt. Chắc họ lại đi tiễn nhau đây, Thảo thầm nghĩ và cảm thấy vui vui như được ngắm lại hình ảnh của chính mình hơn hai năm về trước. Trông hình dáng ba anh con trai ăn mặc đồng phục thanh niên xung phong màu có úa, bề ngoài rất tương phản nhau, nhưng nhìn kỹ, thì lại có một cái gì rất ăn nhập với nhau. Một anh, người mảnh mảnh, có bộ tóc dày xõa xuống che gần kín đôi mắt to một mí. Anh ta có cái tật, khi nói cứ hay liếm môi, một đôi môi mỏng dính hầu như lúc nào cũng hơi mím lại. Đặt chiếc ba lô dưới chân, anh ta đứng tiếp chuyện với cả đám bạn nam nữ có đến sáu bảy người. Vừa nói chuyện, anh ta vừa hoạt động luôn tay, khi thì nắn lại chiếc cổ áo cho một bạn nữ. khi thì kéo chiếc so mi bỏ vào trong quần cho một bạn nam... Tuy người mảnh khảnh, nhưng giọng nói của anh ta rất vang và tròn tiếng, lúc nào nghe cũng như người đang thuyết trình vấn đề gì. Ngược lại, bên cạnh anh ta là một anh chàng cao, to, sức vóc vượt hẳn anh ta đến một cỡ. Anh này đứng khoanh tay, tựa lưng vào bức tường chắn cửa hầm, cúi nhìn ngón chân của mình đang gảy gảy chiếc quai dép. Anh chàng thứ ba thì thấp béo phục phịch, ngồi vắt vẻo trên ngọn tường, hai chân đung đưa, mắt cứ đảo hết đám đông này đến đám đông khác. Chợt anh ta độp vào vai anh chàng cao, to:

        — Mày trông kìa, có đứa nó đựng kem ra mũ.

        Cả bọn ngoảnh ra nhìn. Một anh chàng người đen nhẻm, đội mũ lá, quần áo lôi thôi, kéo lê dôi dép Bình Trị Thiên mất quai hậu, đang bưng một mũ kem đi ngang qua mặt họ. Bỗng anh chàng « vắt vẻo » kêu lên ;

        — Tý « chuột », Tý « chuột »! A, thằng Tý « chuột» Khâm Thiên chúng mày ạ! E, anh kem! mang đây mau lên!

        Anh chàng bưng kem nghe có người gọi đến tên «tục» của mình nhưng cũng rất bình thản nhìn lên. Khi nhận ra đám bạn cũ, anh ta hơi gục đầu xuống một tí và lừ lừ tiến lại, dáng điệu rất khôi hài. Anh chàng « vắt vẻo » vội vươn tay nhót một que kem, rồi vừa cắn, vừa hỏi:
— Kiếm đâu ra cối mũ sắt đấy? Mày mua kem đi tiễn chúng tao đấy à?

        Tý « chuột » lắc đầu :

        — Cỏ biết chúng mày đi đâu, tao mua để tiễn tao đấy chứ!   

        — Sao, nghe nói «ngài kỹ sư trung cấp lục lộ » đã đi nhận công tác rồi cơ mà?

        — Ấy cũng suýt bỏ mẹ vì cái kỹ sư « trung cấp» ấy đấy! Chúng mày... à, chúng mày ăn đi! — Anh chàng chợt nhận ra trong dám bạn bè có một vài hạn gái chưa quen. Và anh chàng hơi đổi giọng:

        — Sao nghe nói các cậu đi cả hôm thứ hai rồi? Mình về đến nhà, thấy lụi nó bảo Hà Nội tiễn các cậu như Thái tử nước Yên tiễn Kinh Kha đi giết Tần Thủy Hoàng không bằng ?

        — Đúng đấy ! — Anh chàng « vắt vẻo » lại lên tiếng, miệng ráo hoảnh — đêm hoa đãng... À, không phải, đêm truyện hịch mới đúng. Rừng người, rừng cờ, sân Nhà hát Nhân dân chật ních. Các chiến sĩ thanh niên xung phong nhà ta, mình phủ kín lá ngụy trang, mắt nhìn thẳng lá cờ Đoàn, nghe Trung ương truyền hịch. Đến lúc lệnh ra quân, hấp một cái, hàng nghìn ngọn đuốc cháy bùng lên. Chà, chà, rạo rực không chê được! Đúng là « nửa đêm truyền hịch». Có không khí lắm mày ạ!

        — Sau đó đi luôn à ?

        — Ừ, đi luôn.

        — Sao hôm nay chúng mày vẫn ở đây ?

        — À, cái đó có gì lạ. Các «Kinh Kha» còn phải tổ chức liên hoan tạm biệt các bạn bồ rồi mới đi sang đất «Tần» được chứ! Với lại, dân «lục bộ » có khác, mày chẳng hiểu chó gì văn thơ cổ điển cả, «Nửa đêm truyền hịch » là mới để «định ngày xuất chinh» chứ đã đi ngay đâu. Đêm hôm ấy, ba thằng tao đi tay không đến dự. Sau đó lại về nhà, « vui vẻ » qua loa một lượt với các bạn, « khẩn trương » cũng mất béng hai hôm. Cũng chỉ muộn ít thôi, nhưng chúng tao đã hỏi riêng được địa điểm liên lạc rồi, không lo!

        Rồi quay sang Tý « chuột », anh chàng « vắt vèo » sút luôn bạn một cú :

        — Thế còn mày ? « chuồn » à ?

        Tý « chuột» lúc lắc cái đầu đội mũ lá, giọng vẫn rất thản nhiên:

        — Không phải « chuồn » nhưng cũng gần như « chuồn ». Số tao đúng là cái số ba mươi sáu. Trại Tóc, Khâm Thiên thật!

        Cả bọn ồ lên cười. Nhưng Tý « chuột » vẫn lạnh như không :

        — Thật « sầu đời ». Tao chưa kịp « khao » cái « kỹ sư trung cấp » thì đã bị tước mất bằng rồi, chúng mày ạ

        Cả bọn nhao nhao:

        — Sao thế Tý ?

        — Sập cầu !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 06 Tháng Ba, 2020, 12:10:08 pm »


        Anh chàng «vắt vẻo» nhảy tót xuống đất. Mấy cô gái tròn xoe mắt lên. Còn anh chàng mảnh khảnh thì với tay sửa lại chiếc mũ lá trên đầu Tý, riêng cái anh cao, to, lầm lì, thì vẫn không tỏ thái độ gì, chỉ hơi ngẩng lên nheo nheo, ngóng ngóng.

        — Vừa mới ra trường, đi bắc chiếc cầu đầu tiên, chưa thi công xong thì đã sập — Tý nói, giọng buồn buồn, nhưng vẫn đượm một vẻ khôi hài khó tà.

        — Có bị « đổ » người xuống sông không ?

        Một cô gái trong bọn hấp tấp hỏi.

        Tý lại lúc lắc cái mũ lá:

        — Cùng may, cầu sập đúng vào giờ nghỉ, thành ra không ai việc gì.

        — Sập vào giờ nghỉ à ?

        — Ừ, đúng vào giờ nghỉ trưa.

        — Như vậy là tự nhiên nó sập. Mày thiết kế sai rồi Tý ạ! — Anh chàng mảnh khảnh vừa hất mái tóc xõa xuống mắt, vừa nói — Sau đó ra sao ?

        — Cũng chẳng sao. Tao viết kiểm điểm mất hai ngày. Ngồi kiểm điểm mất ba ngày nữa. Sau đó, xỏ găng an toàn lao động vào đi vác gỗ dựng lại cầu theo thiết kế mới của một thằng kỹ thuật khác. Thấy tao chịu khó, họ cũng không động gì đến chuyện ấy nữa. Nhưng tao đã có ý định của tao, tao chỉ chịu khó đến lúc làm xong cái cầu đó thôi, gọi là để chuộc lỗi với đời. Đúng vào hôm khánh thành, bọn họ tíu tít giết chó liên hoan, tao xách ba lô chuồn thẳng.

        Nghe đến đấy, anh chàng cao, to, vụt biến mất vẻ lầm lì, bước sát lại cạnh Tý:

        — Mày chuồn vế nhà à ?

        — Không, về nhà thì có mà om xương với ông cụ.

        Tao về chỗ chị tao.

        — Chị mày ở chỗ « Pin » Văn Điển ấy chứ gì ?

        — Ờ, nhưng bà ấy cũng kinh lắm. Thấy tao xách ba lô về, thoạt đầu bà ấy tưởng chú cm đi công tác qua nên chị chị em em tơi tả lắm. Sau thấy tao cử nằm lì ở đấy bà ấy sinh nghi. Cuối cùng, tao cũng phải nói thật. Bà ấy nghe xong vẫn vui vẻ như không. Độ vài hôm sau, tự nhiên thấy cụ bô lù lù xuống. Cụ đi cái « spác » của cơ quan. Gập tao, cụ chẳng nói chẳng rằng bảo lên xe cụ đèo về. Tao biết nguy đến nơi rồi, nhưng không còn cách nào khác, đành phải lên xe. Chúng mày biết cụ « xử » tao thế nào không ?

        Mấy cậu thanh niên trố mắt nhìn Tý. Còn mấy cô gái thì cứ nuốt nuớc bọt ừng ực. Riêng anh chàng cao, to, đứng thọc tay vào túi quàn, cổ thưỡn dài ra, mồm há hốc.

        — Cụ bô tao thì chung mày biết cả đấy. Rắn như thép, mềm như díp ô tô. Nghĩa là cụ đẻ ra mình cụ cõng mình trên lưng, cụ cũng nhún nhẩy chiều chuộng đủ thứ, nhưng cuối cùng, gãy thì thôi chứ cụ cũng không « uốn » theo mình tí nào. Cứ y như cái dip ô tô thế nào thì thế, Cụ đèo tao về đến ngã tư Nguyễn Thượng Hiền, thấy cụ xin đường rẽ về Khảm Thiên, tao đã bớt lo, vì dù sao thì cũng về được nhà rồi. Nhưng đến lối rẽ vào Trại Tóc thì cụ lại rú ga phóng thẳng. Biết là nguy, nhưng tao cũng vẫn chưa đoán được là cụ định «diễn» cái trò gì. Hóa ra cụ đưa thẳng tao đến ủy ban hành chính khu Đống Đa. Chả là bạn của cụ nắm chính quyền ở khu này mà. Vào trụ sở ủy ban, cụ dặn tao đến gặp luôn ông chủ lịch. Chúng mày có đoán được, câu đầu tiên cụ nói thế nào không?

        Tý « chuột » ngúc ngắc cái đầu rồi đằng hắng bắt chước tiếng ông cụ.

        — Thưa đồng chí Chủ tịch, tôi xin giao cho đồng chí một tên đào ngũ. Hắn đã làm hỏng việc của Nhà nước, hắn lại không chịu lao động để sửa chữa sai lầm... — Tý trợn mắt, lè lưỡi nhìn các bạn:

        — Đã sợ chưa? Chứng mảy thấy ông cụ « xử » tao có khiếp không ?

        — Rồi sao ?

        — Rồi ông cụ bắt tay ông Chủ tịch, quay ra xe, nổ máy, đi thẳng, để mặc tao chết đứng ở trước mặt ông thủ trưởng ủy ban chứ còn sao nữa. Sau khi cụ đi rồi, ông Chủ tịch chẳng nói chằng rằng, cứ vừa ký công văn, vừa thỉnh thoảng lại tủm tỉm cười. Để tao đứng chán chê rồi ông ấy mới gấp tập công văn lại chỉ vào cái ghế, bảo tao: cháu ngồi xuồng đây. Sau khi nghe tao kể hết đầu đuôi câu chuyện, ông Chủ tịch hỏi tao: bây giờ cháu tính thế nào? Thực ra thì tao cũng đã tính kế ngay từ sau khi sập cầu rồi. Cho nên lúc ấy, nghe ông ấy hỏi, tao à uôm : thưa bác, cháu đã biết sai lầm, bây giờ thì tùy bác với bố cháu quyết định thế nào cũng được ạ! Ông ấy cười, rồi lại rót nước cho tao uống, lịch sự lắm. Mãi sau, ông ấy mới tòi ra một cái giấy giới thiệu đưa cho tao. Đợi tao dọc xong ông ấy mới bảo: bố cháu và bác phải đích thân đến gặp Ban chỉ huy Tổng đội mấy lần các đồng chí ấy mới nhận đấy. Đây là một tổ chức rất thích hợp với thanh niên thời chiến. Vào đó, nếu cháu chịu khó theo kịp anh em thì sẽ khá đấy. Hiện nay, đơn vị người ta đi rồi, nhưng cũng vừa mới đi thôi, ngày mai cháu đi ngay thì vào đến chỗ tập kết cũng chỉ chậm vài ngày. Rồi ông ta ghi cho tao cái địa chỉ liên lạc và dặn: cố gắng cháu nhớ, mẹ cháu mất sớm, bố cháu bận công tác nhiều, lo cho cháu thế này là hết nước rồi đấy, đừng để bố cháu phiền lòng. Rồi ông ta lại bắt tay tiễn mình ra tận cửa. Nghĩ cứ ngượng chín cả người.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 07 Tháng Ba, 2020, 05:04:52 am »


        — Thế ra chuyện mới hôm qua à? — Anh chàng « vắt vẻo » hỏi.

        — Ừ, vào giờ này hôm qua tao còn đang đắng cả miệng. Mày tính, về đến nhà, bọn em tao nó sơ tán cả ông cụ ghi mảnh giấy cài ở cửa : chìa khóa bố gửi bác Ba, con nấu cơm cho cả bố ăn chiều nay. Thế là phải chui vào bếp. Mẹ kiếp, vừa ức, vừa nóng, thổi được bữa cơm mệt bã cả người. Tối về, ngồi ăn cơm, ông cụ không đả động nửa lời đến chuyện sập cầu, sập cống gì cả. Mãi lúc nghe xong buổi phát thanh Quân đội nhân dân, ông cụ mới gọi tao lại hỏi: con chuẩn bị xong chưa ? Tao trả lời cụt lủn: xong rồi, mai con đi! Thấy có vẻ êm êm, ông cụ mới bắt đầu đánh cái bài tình cảm. Ồng ấy nói dài lắm. Mà ngó ra thì người có vẻ thương tao tệ chúng mày ạ. Mà hình như người cũng lo tao chết nữa thì phải. Nhưng tao vẫn chưa hả. Tao làm bộ liều để dọa ông cụ. Tao bảo, bố cứ yên tâm, con không làm bố phải xấu hổ nữa đâu. Có khi chỉ nay mai là bố nhận được giấy báo tử của con thôi. Nói thế, chúng mày biết ông cụ bảo tao thế nào không? —  Tý « chuột » nhăn mặt, lắc đầu — Thật, vái cụ cả nón ». Cụ bảo: con đừng tưởng chết mà dễ. Chết cho đáng cái chết cũng không phải dễ đâu con ạ ! Nói xong, nét mặt cụ lại im phăng phắc. Nhưng mà nửa đêm tao tỉnh dậy, hé mắt lại thấy cụ bô lúi húi nhặt nhạnh đủ thứ nhét vào ba lô cho tao. Rồi cụ ngồi nhìn tao, thở dài. Tưởng lao ngủ say, cụ lại còn nhìn lên ảnh me tao trên bàn thờ mà khóc nữa mới chết chứ. Tao nghĩ bụng: đúng là díp ôtô lại bắt đầu nhũn rồi. Ấy thế nhưng cứ thử vớ vẩn mà không đi xem, ai chứ ông cụ thì ông cụ dám quẳng tao vào địa ngục chứ không chơi đâu.

        Kể xong. Tý mới nới quai mũ ra một chút rồi lấy khuỷu tay áo thọc vào lau chiếc mũ sắt đựng kem và hỏi các ban:

        — Thế tụi mày về đơn vi nào ?

        — Pê mười tám !Còn địa chỉ ông chủ tịch cho mày đâu?

        Tý móc túi. lấy ra một tờ lịch bàn đã nhàu, đưa cho bạn. Anh chàng « vắt vẻo» mở tờ giấy ra xem. rồi reo lên:   

        — Ngã ba thinh thình, hỏi Pê mười tám tuyệt rồi. Thế là mày cùng đi với chúng tao rồi.

        Trả lại tờ giấy cho Tý « chuột », anh chàng « vắt vèo » ngó đồng hồ, rồi ngước nhìn đám bạn bè chung quanh.
— Tớ đề nghị, phải tổ chức ngay tại đây một cuộc liên hoan.

        — Ý kiến thằng Phong hay đấy! — Anh chàng mảnh khảnh phụ họa — Liên hoan để mừng cuộc hội quân của các « Kinh Kha », nhân tiện để Tý « chuột » vừa khao vừa trả cái bằng « kỹ sư trung cấp lục lộ » để đi làm lục lộ. Nhưng liên hoan bằng cái gì bây giờ?

        Tát cả đều tỏ vẻ tán thành nhưng chưa biết nên giải quyết thế nào, nên hướng cả vào Phong như chờ đợi. Ý hẳn tay này có tài về cái món này. Quả nhiên không phải nghĩ lâu, Phong quyết định liền:

        — Đây là một cuộc liên hoan « dã chiến », không cần phải thịt, cá cầu kỳ. .Người quân tử ăn không cần no. « tư lệnh hậu cần » quyết định sẽ khao quân bằng một chầu Bia — Lạc. Tớ sẽ vào căng tin Tổng công đoàn, ở ngay sau nhà triển lăm này, mua bia hơi. Còn thằng Lưu — Phong chỉ vào anh chàng cao, lo đang hí húi ghi chép cái gì đó vào quyển sổ tay bọc vải — anh hãy xếp ngay « bút nghiên » của anh lại, chạy ra chỗ cửa hàng Bắc — Nam mua cho tôi một mũ lạc rang về đây—Phong vừa nói, vừa lấy chiếc mũ sắt của Tý đưa cho Lưu, nháy mắt cười: — phải lạc rang của cái lão Sáu Khoèo ấy mới đỡ chua răng?..

        Thật là một cuộc chứng kiến thú vị đối với Thảo. Có lẽ đây là lần đầu, Thảo được thấy tận mắt một vài chi tiết trong sinh hoạt và suy nghĩ của những bạn trẻ ở Hà Nội. Họ khuấy đảo, vui nhộn, thông minh, giàu lòng ưu ái và dám kinh thường nhiêu chuyện ở trên đời. Khác với lúc ra đi của Thảo trước đây, bây giờ họ ra đi thênh thênh nhẹ nhõn quá. Không biết đấy là khí phách « mang gươm đi mở nước » của người Hà Nội hay là sự thích ứng mau lẹ với hoàn cảnh chiến tranh. Những người bạn ấy sẽ là những đợt sóng mới dồn vào chi viện Trường Sơn. Biết đâu, cuộc chiến đấu ở Cô-Tan nay mai lại chẳng có mặt những anh bạn «Kinh Kha» vừa đáng yêu, vừa đáng trách này!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 08 Tháng Ba, 2020, 05:43:57 am »


        Các « phái viên Bia Lạc » của đám thanh niên vừa đi được một lát thì báo động. Tiếng còi rền rĩ vang lên, nghe như tiếng một bà mẹ ngoại thành gọi con giữa một cơn dông đột ngột buổi chiều hè. Khi hồi còi cuối cùng còn đang thở dốc cái tiếng trầm trầm vang động của nó thì khu phố Yết Kiêu đã không còn bóng một hành khách nào nữa. Suốt dọc phố dài, chỉ còn lại mấy ông trật tự dân phòng khu phố, đầu dội mũ cứu hỏa sơn xanh, tay đeo băng vải đỏ, đứng như những pho tượng đồng ở các ngã ba, ngã tư, cùng với mấy đồng chí công an. Tuy vậy, ở các cửa hầm công cộng, tình hình cùng không phải là trật tự lắm. Mặc dầu pháo cao xạ đã bắt dầu nổ dồn dập ở phía Nam thành phố, hành khách nhiều người vẫn chen nhau cố nhoi ra phía ngoài để « ngó » một tí. Ở cửa chiếc hầm trước nhà triển lãm Bảo hộ lao dộng, tình hình cũng như vậy. Có điều, đám hành khách mất trật tự ở đây, phần lớn đều là những «đại biểu» đang chờ đợi cuộc liên hoan Bia — Lạc. Trong bọn họ, anh chàng mảnh khảnh giành được một chỗ đứng tốt nhất ở sau hức tường chắn. Anh là nheo mắt, ngửa cổ lên trời theo dõi trận đánh của quân ta. Vì không nhìn thấy gì nên nhiều hành khách ở trong hàm thi nhau hỏi vọng ra:

        — Chúng nó vào có nhiều không?

        — Có trông thấy máy bay không?

        — Chúng nó xuống hay sao mà pháo bắn dữ thế ?v.v.

        Nhưng anh chàng mảnh khảnh « tốt số » đó bỏ ngoài tai hết mọi câu hỏi. Anh ta đứng ung dung « hưởng thụ» một mình; và chỉ nói những điều hoàn toàn theo cảm hứng của anh ta.

                — Hay lắm! Máy bay ta lên rồi. Chà chà, tăng tốc... Bốn thằng « Ép trăm linh » đang tháo chạy kìa... A, sắp sửa cắn đuôi rồi... nhanh lên, nhanh lên! (Anh ta vừa reo, vừa vỗ vào vai Phương Thảo một cách rất tự nhiên như .. người Hà Nội) Ơ ! Sao lại bỏ mục tiêu thế nhỉ!.. ối, tên lửa! Tên lửa chúng mày ơi ! (anh chàng giơ cả hai tay lên làm ống nhòm). A ha, cháy rồi, cháy rồi! Ôi, sướng quà, một thẳng rơi như kẻ chỉ xuống Văn Điển chúng mày ạ !

        Và hình như cái bệnh cố hữu của anh ta lại nổi lên Anh ta phân tích trận đánh như một nhà quân sự chính cống:

        — Trận đánh dẹp tuyệt! pháo hất đội hình của chúng lên. Máy bay dồn chúng lại phía trận địa phục kích — Tên lửa tung cú «sút» quyết định. Tuyệt! « Đội tuyển Hà Nội » hôm nay « chơi» một trận hợp đồng đẹp tuyệt

        Rồi quay vào phía những người ở trong hầm, anh ta an ủi:

        — Cứ yên trí ngồi đấy tý nữa thôi, chắc là sắp báo yên rồi.

        Thấy anh chàng liếng thoắng quả, Quang  đứng ở sau lưng, khẽ vỗ vai:

        — Khe khẽ chứ, để bà con còn nghe loa, ông bạn!

        Anh chàng định nói câu gì đó, nhưng vừa lúc ấy, tiếng loa lại vang lên, nên anh ta lại thôi. Tiếng loa truyền đi những mệnh lệnh dõng dạc:

        — Đồng bào chú ý ! Đồng bào chú ý! Hiện nay đang có báo động. Các lực lượng vũ trang của ta đang anh dũng chiến đấu với máy bay địch. Tất cả mọi người không làm nhiệm vụ chiến đấu hãy bình tĩnh tìm nơi trú ẩn an toàn. Các lực lượng công an và bảo vệ dân phố hãy kiên quyết giữ gìn trật tự an ninh trong thành phố, để bảo đảm tính mạng và tài sản của đồng bào. Khi chưa có lệnh báo yên, không ai được ra khỏi hầm trú ẩn... Toàn thể đồng bào Thủ đô hãy kiên quyết chấp hành điều lệ phòng không của Ban Chỉ huy phòng không nhân dân Thành phố, góp phần cùng quân, dân cả nước đánh thắng hoàn toàn giặc Mỹ xâm lược.

        Tiếng loa ngừng lại một chút, lại vang lên:

        — Đồng bào chú ý ! Đồng bảo chú ý! Chúng tôi xin thông báo tin chiến thắng vừa nhận được. Trong trận đánh trả máy bay địch vừa rồi, các lực lượng vũ trang của ta đã bắn rơi tại chỗ một may bay địch trên bầu trời Hà Nội...

        Tiếng reo tuôn ra từ các cửa hàm như một nổi nước sôi bật nắp. Hòa lẫn với những tiếng reo, còi báo yên như một đôi cánh lớn từ từ bay lên cao vút, ngân đọng giữa bầu trời trong xanh mênh mông. Từ các hầm trú ẩn, người ùn ùn kéo ra. Trong khoảnh khắc, phố Yết Kiêu lại ồn ào náo nhiệt cái quang cảnh của một nhà ga lớn đang sắp sửa đến giờ bán vé.

        Trong khi đó, ở trước cổng nhà triển lãm Bảo bộ lao động cùng bắt đầu diễn ra một cuộc liên hoan tiễn đưa và gặp gỡ. Với phong cách lịch sự và hiếu khách của người Hà Nội, đám thanh niên đã kéo vào trong « tiệc » của mình ba người bạn mới Quang. Quế và Thảo. Cái làm cho họ quen nhau lại chính là lời nhắc nhở thân ái của Quang đối với anh chàng mảnh khảnh, mà đến bây giờ, trong lúc liên hoan, tất cả mọi người đều thân mật gọi lên anh ta là Phan Thông...

        Vào lúc thành phố sắp sửa lên đèn, tất cả bọn họ ríu rít đèo xe đạp đưa nhau xuống ga Vọng để lên tàu. Có bảy người đạp xe và có bảy người ngồi ở đằng sau xe. Có người im lặng nhìn những hàng ghế đá vắng vẻ trong công viên Thống Nhất đang thấm lạnh chiều tháng mười Hà Nội. Có người rủ rỉ chuyện riêng tư. Cũng có người, như Phan Thông, vẫn liến thoắng suốt dọc đường Nam Bộ. Chào nhé, chiếc xe lu đang phì phò sửa soạn khói ca đêm; chào nhé, những nòng pháo duyên dáng trong vườn hoa Thống Nhật; chào nhé, cái bến bùn ở đằng, sau ngõ nghèo Trung Phụng ; chào nhé, những ô kính sáng xanh lộng lẫy trên tầng cao trường Đại học Bách khoa. Chào những hộp nhà Kim Liên mới hôm nào còn ồn ào tiếng trẻ; chào những hàng cây bệnh viện Bạch Mai đang ưu tư trút lá trong vườn; chào những tia lửa xanh trên ngọn cần xe điện; chào sự tận cùng của một đoạn đường ray...

        Xin gửi lời chào Hà Nội...

        Chúng tôi đi !
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 09 Tháng Ba, 2020, 04:41:22 am »


*

         Quang, Thảo và Quế dự định sẽ xuống ga Phủ Lý để cùng về nhà Thảo, chiều mai sẽ lại lên tầu đi tiếp nhưng khi liên lạc với nhà ga Thảo không để ý nên, mãi khi tàu chạy qua ga Đồng Văn mới biết đây là chuyến tốc hành đặc biệt, ga đầu tiên nó dừng lại là ga Nam Định. Tình hình trở nên khó xử. Quang và Quế bàn với Thảo nên xuống Nam Định, sáng mai tìm phương tiện quay lại thăm nhà, nhưng Thảo ngẫm nghĩ một lúc rồi quyết định đi luôn. Quang và Quế lại khuyên Thảo nên quay về một mình để hai người đi trước như vậy vừa tranh thủ được thời gian, vừa giải quyết được vấn đề thăm nhà của Thảo, nhưng Thảo cũng không nghe. Không biết làm thế nào, Quang vờ làm mặt giận. Nhưng Thảo cũng vẫn không thay đổi ý kiến.

        Tuy kiên quyềt như vậy nhưng trong lòng Thảo cồn cào như lửa đốt và nhiều lần suýt nữa thì cô òa lên khóc. Mẹ ơi! Thế là lần này con lại không có dịp về thăm mẹ nữa rồi. Mẹ đừng trách ai và cũng dừng giận con mẹ nhớ! Tại con gái mẹ cả thôi. Con cũng có thể xuống Nam Định, quay về với mẹ ít ngày, nhưng con không đành lòng. Con hiểu cuộc kháng chiến có thiếu một mình con cũng không sao đâu, nhưng con biết các anh phụ trách của con đang mong tin con từng giờ từng phút mẹ ạ. Thú thật với mẹ, con cũng muốn đưa bạn con về thăm mẹ và giới thiệu với mẹ. Ôi, một người bạn mới của con mẹ chưa, biết đâu. Anh ấy trông cũng không khác trai làng ta là mấy, bề ngoài cùng không được như người bạn mà chắc bây giờ mẹ vẫn tưởng là đang ngày đêm thương nhớ đến con đâu. Anh ấy hiền lắm, có khi con gái mẹ bắt nạt được đấy. Nhưng anh ấy, ôi, mẹ ơi, con đã được tận tai nghe thấy, tận mắt nhìn thấy, cái nghị lực phi thường ở bên trong cái vẻ hiền lành chất phác ấy. Mẹ dừng cười con mẹ ạ! Không phải thế đâu. Con chỉ muốn giới thiệu với mẹ một người bạn rất yêu, rất quí của con thôi. Mẹ còn trêu con nữa là con khóc đấy, mà khóc trước mặt anh ấy thì con ngượng lắm. Con bắt đênf mẹ đấy.

        Chao ôi, đời người con gái liệu có được lấy một lần sống trong cái giây phút tuyệt đỉnh đó không; đưa một người bạn trai hết mực thân thương tin cậy về thăm mẹ, sau một chuyến đi xa rất đỗi tự hào. Cái hạnh phúc đó đã đến với Thảo chắc chắn như một vật cầm tay, nhưng giờ đây, Thảo kiên quyết tạm buông nó ra vì nhiệm vụ. Nhưng trong lòng cô không sao tránh khỏi những day dứt âm thầm.

        Con tàu vẫn phóng băng băng. Đă qua ga Phủ Lý. Trăng sắp mọc. Đằng sau những tảng mày đen nặng trĩu ở chân trời,— nứt ra một quầng sáng đỏ tía. Cánh đồng vừa mở cống làm chiêm, nước dồn về mênh mông, nổi lèn những gọn sóng lăn tăn màu sáng bạc. Trên đường quốc lộ chạy song song với đường tàu, một đoàn xe kéo pháo từ phía sau đang hối hả vượt lên. Những nòng pháo lênh khênh, phủ đầy lá ngụy trang, lao đi vun vút. Thảo nghiêng người, ló hẳn đầu ra ngoài cửa sổ. Gió tạt mạnh vào mặt làm cho Thẫo cảm thấy dễ chịu. Bầu trời sáng dần. Vầng trăng lấp ló ở đằng sau những lũy tre biêng biếc sương đêm, Dưới ánh trăng, quê hương bao la trải rộng trước tầm nhìn của Thảo, gợi lên bao kỷ niệm ngọt ngào. Ở đằng sau những lũy tre mờ sương kia, có một nơi gọi là làng Thanh Nhạn. Ở đó, Thảo đã sinh ra và lớn lên. Thời thơ ấu của Thảo là những ngày tản cư dai dẳng với hai cái tang từ mặt trận báo về: hai anh Thảo đã hy sinh. Ngày Thảo cắp sách đến trường cũng là ngày bà con làng xóm giúp gia đình Thảo dựng lại ngôi nhà bị giặc đốt và quật đất gây lại lũy tre vườn. Ôi chao, những ngày ấy nắng mới đẹp làm sao. Nắng như một chấm mật ngọt ngào đọng lại trong kỷ niệm. Những tia nắng vàng, màu khăn quàng đỏ, tiếng trống ếch nhi đồng những đêm trăng trên sân phơi hợp tác... Lớn lên chút nữa, khi mẹ bắt đầu tết tóc cho Thảo và dạy Thảo những điều kín đáo của một người con gái thì lúc ấy, qua nỗi lo lắng của mẹ, Thảo chợt nhận ra tình thương của mẹ không phải chỉ như trời như bể mà còn có một cái gì hầu như không thể hiện được đến tận cùng, nhưng nó còn lớn hơn, sâu hơn trời bể rất nhiều. Càng lớn lên, việc học hành và những công tác ở trường, ở lớp càng có nhiều khó khăn vất vả, những lúc ấy, đôi mẳt hiền từ và nghiêm nghị của bố đã giúp Thảo tin rằng mọi sự khó rồi sẽ vượt qua. Khi còn sống, bố thường dạy Thảo : làm người, sống phải biết điều. Đức độ là nền gốc. Sự nghiệp là trái cành. Nền gốc xấu thì trái lép, cành khô. Nhưng muốn nên sự nghiệp thì phải có chí. Làm người không có chí cũng như loài chim sẻ ở đầu nhà ngày ngày xập xè nhảy nhót kiếm ăn, tối tối chui vào lỗ tre lỗ nứa, suốt cả đời, cho đến lúc chết, không để lại một cái gì có ích cho đời. Phải học con tằm, con ong. Tằm ăn dâu nhà kén. Ong kiếm hoa làm mật. Sống phải có ích cho xã hội. Lời bố nghe quê quê, cổ cổ, nhưng nghiệm ra không bỏ một điều nào, Đến tuổi thanh niên, khi những trang sách đă buộc Thảo phải suy nghĩ đến những điều hay điều dở ở đời, cũng là lúc Thảo thấy mình gắn bó hơn so với thầy với bạn. Thầy giáo, những người cha thứ hai, đã sinh ra và làm giàu ý nghĩa cuộc đời của Thảo, đã từng bước, từng bước, dắt Thảo lên những bậc cao của ước mơ và lý tưởng con người. Còn các bạn, chao ôi, thân thương như ruột thịt, chân tay. Chung một niềm vui, chia một nỗi buồn, thắm thiết cả những cơn hờn giận. Đầu làng Thảo có đền vua Lê Dại Hành ở đó có nhiều hoa ngọc lan, thơm cả bốn mùa. Thảo và các bạn thân thường kéo nhau ra đẩy để tranh cãi nhau, để an ủi nhau, để bàn luận với nhau nhiều điều mà có thể sẽ không bao giờ gặp ở trong đời. Nhưng, chính những điều đó lại có một sức lôi cuốn kỳ lại đến nỗi, nhiều khi như sực tỉnh, tất cả các hạn. bỗng nhìn nhau tưởng như vừa mới dắt nhau đi lạc đến nơi nào. Ôi, các bạn thân yêu, có bao giờ còn có dịp để chúng mình quay trở về với những ngày thơm ngát đó không!

        Con tàu vẫn phóng băng băng. Nó đã đỗ những ga nào Thảo cũng không nhớ rõ. Trăng đã lên cao, chiếu sáng những luống cày lực lưỡng, chiếu sáng những mái rạ hiền lành, chiếu sáng những lũy tre dày kiên cố, chiếu sáng cả những kỷ niệm thân yêu đang lấp lánh trong tâm hồn Thảo. Con tàu vẫn phóng băng băng...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 10 Tháng Ba, 2020, 05:52:14 am »

 
*

        Hai vai đeo hai ba lô, bụng thắt một bao gạo lớn, Quang co chân nhún thử tấm ván cầu thuyên rồi quay lại gọi Thảo và Quế đang đợi ở trên đó:

        — Xuống thôi!

        Ba người lần lượt bước xuống chiếc thuyền nhỏ cắm đầy lá ngụy trang. Đây là bến đò đặc biệt, chỉ chở những người đi công tác hỏa tốc nên rất vắng khách. Cô lái nhìn lên bờ thấy không còn ai nữa. liền rút cầu, chống sào đẩy thuyền rời khỏi bến. Ra hết tầm sào, cô lái mới bắt đầu xô chèo, đưa con thuyền chênh chếch sang sông.

         Nắng chiều đổ dài những bóng dừa thưa thớt còn sót lại ven đê. Bên bờ Nam Ngạn, những lò vôi bị trúng đạn vỡ toác, há hốc cái miệng đen ngòm. Ngược lên một quãng về phía thượng lưu, dãy nhà trên phố Hàm Rồng cháy trụi, mặt đê phơi trần ra, tưởng như xưa nay chưa hề có một ngôi nhà nào dựng lên ở đấy.  Lui vào phía trong đê một chút, giữa những đống gạch ngói đổ nát, chỉ còn lại một bức tường nhà câu lạc bộ công đoàn bốc vác bến Hàm Rồng đứng trơ trọi một mình với những ô cửa long lở. Cảnh tàn phá kéo dài lên đến tận cầu Hàm Rồng. Chiều đã muộn. Bóng núi phủ lên thành cầu những đường viền sậm tối, càng làm cho những nhịp cầu trở nên gân guốc. Hình ảnh đó tương phản một cách kỳ lạ với cáì về mênh mang trầm lặng của dòng sông.

        Dòng sông quê hương.

        Chính ở nơi đây, Quang đã cất tiếng chào đời trong nỗi cay cực của một gia đình phu lục lộ. Ngay từ khi đôi mắt thơ ngây của Quang bắt đầu biết nhìn sự vật chung quanh, Quang đã trông thấy cái xe lu của bố. Chao, cái xe lu! Thoạt đầu, nó hiện lên trước mắt Quang như một con quái vật đen xì. Tiếng của nó ầm ầm lấn át hết mọi thứ tiếng chung quanh. Nó thở phì phò như những con trâu đầm dưới nước. Và nó đi, nặng nề, ì ạch không thể so sánh với cái gì được cả. Cứ thế, nó ầm ĩ suốt ngày, nhưng đến tối lại thấy nó đứng chỉ cách chỗ hôm qua không đầy vài chục bước. Những buổi chiều, khi ánh nắng đã xòe nan quạt ở đằng sau dãy núi Đông Sơn, Quang thấy bố từ trên chiếc xe lu bước xuống, mặt mũi nhọ nhem, phờ phạc. Trông thấy Quang, bố gắng gượng hé một nụ cười mệt nhọc, cúi xuống bế bổng Quang lên, cọ cọ hàm râu bàn chải vào cổ Quang, làm Quang cười sằng sặc. Trên đường về, ngồi trên vai bố? Quang thường hay thục bàn lay nhỏ xíu của mình vào mái tóc bù xù đầy bụi than của bố, và áp mặt hít hít cái mùi khen khét của khói nhựa đường đã ngấm vào chân tóc.

        Nhà Quang ở trong xóm Nghĩa Phương, một xóm nhỏ nằm đón ngay ở cuối đốc đầu cầu. Xóm Nghĩa Phương bán công, bán nông, thợ thuyền ở lẫn với dân cày. Nhà Quang thuộc loại nghèo nhất xóm. Một túp lều xo dúi vừa ở, vừa nấu nướng ở bên trong. Bố Quang làm nghề lái xe lu không biết từ bao giờ, nhưng từ lúc bé đến khi lớn lên, Quang vẫn thấy bố lúc thì làm ở khu vực đầu cầu, lúc thì làm ở trong thị xã. Mẹ Quang làm phu khuân vác ở bến thuyền. Năm Quang lên bốn tuổi thì mẹ bị chết đuối trong khi vớt củi ở ngoài sông. Từ đấy, hai bố con lủi thủi sống với nhau. Có nhiều khi, bố đi làm mang luôn Quang đi theo trên xe. Chiếc xe dần dần biến  thành căn nhà Quang lớn lên ở ngay « căn nhà » đó, và những kỷ niệm thời thơ ấu của Quang cũng gắn liền với cuộc đời xê dịch của chiếc xe lu. Ngày cách mạng tháng Tám thành công, Quang được nhìn lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên cũng ở trên chiếc xe lu của bố. Hôm ấy, bố Quang lái chiếc xe lu có cắm một lá cờ đỏ bằng chiếc chiếu dẫn đầu đoàn biểu tình của xóm Nghĩa Phương đi chiếm tỉnh, ôi chao, chiếc xe lu hôm ấy mới đẹp làm sao! Bố Quang đã bỏ ra một nửa ngày để lau chùi chiếc xe sạch bóng, và dán lên những khẩu hiệu mới tinh bằng giấy đỏ. Khi những người đi biểu tình đã tề tựu đông đủ ở đằng sau xe, bác Tám (vốn làm phu khuân vác ở bến Hàm Rồng) nhảy lên cạnh ghế lái, bảo bố Quang: Ta đi hầy! Bố Quang ngoái nhìn lại đằng sau một lượt, rồi dẫm mạnh cần lái. Chiếc xe ầm ầm chuyển động làm Quang thấy rạo rực cả người. Lúc ấy, Quang chưa biết thế nào là chiếc xe tăng, thế nào là một chiếc chiến xa để mà so sánh. Nhưng chiếc xe của bố hôm ấy cũng đẹp biết chừng nào! Gió biển thổi vào, lá cờ bay phần phật như những lớp sóng đỏ chồm lên trước mũi xe. Tiếng đất đá bị nén căng, rạn vỡ dưới mặt đường. Hôm ấy, bố Quang đã đốt toàn than tốt nên tiếng máy nện đều và âm vang như điểm nhịp cho tiếng hát cao rộng của đoàn biểu tình cứ nối dài ra mãi ở phía sau xe:

        « Cùng nhau, đi Hồng binh »
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 11 Tháng Ba, 2020, 09:11:19 am »


        Sau cách mạng, bố Quang vẫn lái xe lu, nhưng số phận của Quang đã bắt đầu đổi khác. Quang được đi học. Bố Quang cũng dựng lại được một gian nhà khá hơn trước một chút. Những năm đầu kháng chiến, bố Quang ở trong đội phá hoại giao thông của tỉnh, chuyên đi phá đường. Cho đến mùa thu năm 1950, đúng vào những ngày đầu của niên học mới, Quang đang ngồi trong lớp nghe thầy giảng cuộc kháng chiến của ta đã chuyển sang giai đoạn mới, thì nghe tiếng xe lu thúc mạnh ở đầu dốc Rừng Thông. Bố Quang đã trở lại. với chiếc xe lu. Ông lại kiên nhẫn lèn lấp những đoạn đường mà trước kia chính tay ông đã phá đi ngăn quân giặc. Sau ngày hòa bỉnh lập lại ít lâu. trong bữa cơm tiễn Quang đi học ở Hà Nội, bố Quang chống đũa xuống mâm, bảo Quang:

        — Bố dốt, bố không được học, nay con đi bố chỉ có một điều để dặn : Sau này con học gì, con làm gì, con cũng dừng quên bố với chiếc xe Iu già nua cũ kỹ ở cái đất Hàm Rồng này.

        Bố ơi! Cái gì có thể làm con quên được những năm tháng đắng cay gan góc mà bố đà nghiến răng chịu đựng dể nuôi con khôn lớn thành người! Con dường dài rộng mà chúng con đi ngày nay chính là bắt đầu từ những vết xe lu cần cù, gian khổ của bố. Ngồi trên con thuyền nhỏ, đi trên dòng sông quê hương, ôn lại những kỷ niệm thời thơ ấu, Quang thấy thương bố vô vàn Ông cụ có lẽ suốt đời chỉ bầu bạn với chiếc xe lu. Không hiểu lâu nay chúng đánh phá ác liệt như vậy, bố đi đâu? Chiếc xe lu của bố có còn vung chiếc bánh đà lực lưỡng, thúc ầm lên ở khu vực Hàm Rồng nữa không? Những con đường ở đây còn hay mất? Xóm Nghĩa Phương bom dạn ra sao? Từ ngày vào mở tuyến Trường Sơn, Quang chỉ nhận được có một lá thư của bố cách đây sáu bảy tháng. Trong thư, ông cụ nói vẫn làm viêc ở đoạn đường gần đầu cầu Hàm Rồng. Chuyến đi này , Quang định tạt qua thăm bố một lúc, nên ngay sau khi xuống Quang, Quế và Thảo đã tạm chia tay mấy người bạn Hà Nội, tranh thủ đi bộ suốt ngày để kịp, đến Hàm Rồng truớc khi trời tối.

        Thuyền cập bến, Quang chào cô lái độ rồi bước lên bờ. Leo lên hết cái dốc đê thì trời sắp tối, Quang quay lại dặn Thảo và Quế:

        — Sẵn sàng nhớ! Sắp qua trọng điểm đấy

        Nhọ mặt người thì họ đến trạm bơm tuần hoàn nhà máy điện Hàm Rồng. Tầng gác trạm bơm đã sập. Những hố bom chi chít vây quanh. Cả khu nhà may «lô-cốt » cạnh đó cũng chỉ còn lại đống gạch ngói đổ nát. Quế xuýt xoa :

        — Ác liệt nhỉ!

        Bỗng Thảo kêu lên:

        — Anh Quang, có máy bay!

        Tất cả dừng lại, lắng nghe và ngó quạnh tìm chỗ trú ẩn. Nhưng Quang vội xua tay, bước đi:

        — Không phải! Máy chạy đấy ! — Vừa nói, anh vừa chỉ vào trạm bơm tuần hoàn.

        Dần dần, Thảo và Quế mới nhận ra. Từ dưới hầm bơm vẳng lên những liếng vo vo đều đặn. Quế có vẻ ngạc nhiên :

        — Trông cái nhà ấy đổ ròi mà vẫn có máy chạy ở trong ấy à ?

        — Chỉ đổ tầng trên thôi — Quang đáp — Nhà máy điện ở đây vẫn hoạt dộng.

        Quế lại càng kinh ngạc :

        — Điện à? Sao không thấy điện?

        Thực ra, chính Quang cũng hơi lạ điều đó. Mặc dầu anh biết chắc máy bơm chạy tức là nhà máy đang sản xuất, nhưng không hiểu tại sao khắp vùng không thấy một ánh điện nào, kể cả khu vực trung tâm nhà máy. Vì xa quê đã lâu nên anh không thể hình dung được cuộc chiến đấu ở quê hương anh đang trải qua những thử thách ác liệt như thế nào. Cuộc đọ sức với địch ở thung lũng Hàm Rồng thực ra cũng không kém gì cuộc đọ sức với chúng nó ở lòng chảo Cô Tan.

        Vừa đi, Quang vừa chú ý quan sát chung quanh. Nhờ cái dốc đầu cầu đổ xuống nên anh nhận ra được xóm Nghĩa Phương. Nhưng trước mắt Quang lúc này xóm Nghĩa Phương chỉ còn là một khu đất ngồn ngang gò đống và dày đặc hố bom. Trong bóng tối mờ mờ, anh không thể hình dung được đâu là miếng đất của ngôi nhà hai bố con anh đã ở. Xóm Nghĩa Phương đã hoàn toàn bị tiêu hủy, không còn sót một góc cây. một mảnh tường. Cả đến gạch ngói tre pheo cùng bay đâu mất sạch. Chỉ còn lại có con đường. Con đường lớn đổ xuống từ đầu cầu vẫn chạy qua trước xóm vả bò quanh lên sườn núi Cánh Tiên. Điều làm cho Quang ngạc nhiên là con đường đó vẫn là con đường rải nhựa. Nhưng nghe tiếng sỏi răm lạo xạo dưới chân, anh biết là đường mới sửa nên mặt nhựa vẫn còn chim. Đột nhiên, anh nhận thấy có mùi nhựa đường phảng phát bay trong không khí. Một niềm vui ập đến với anh: có lẽ bố vẫn ở đây.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 12 Tháng Ba, 2020, 06:39:16 am »


        Quang rảo bước. Mùi nhựa đường mỗi lúc một quyện nồng trong gió núi. Lên khỏi dốc Cầu Chui, vượt qua sườn nhà máy điện, Quang như muốn reo lên khi anh nhận ra cái mùi khét lẹt rất quen thân của chiếc xe lu vừa tháo lửa.

        Đây rồi !

        Đúng là chiếc xe lu già nua cũ kỹ của bố đây rồi. Dưới hàng phi lao thưa ven đường, nó hiện ra lênh khênh, dài ngoẵng, bao nhiêu năm mà cũng không gầy không béo hơn xưa. Nhưng sao thế này ? Chiếc ống khói cao lêu đêu của nó đã bị phạt chéo đi một mảng lớn ! Ngực Quang nhói lên một cái. Anh hình dung chiếc xe Iu đang lầm lì đứng giữa trận mưa bom. Bố đâu rồi ? Bố ơi! Bố ơi!

        Quang khàn giọng gọi.

        Không có tiếng người thưa.

        Chỉ nghe mạch nước ngầm trong vắt đang âm ỉ tràn ra lừ sườn núi Cánh Tiên.

        Lát sau, có tiếng người lao xao từ phía xóm Đình Hương tiến lại Một tốp công nhân nhà máy điện đi ca. Nghe Quang hỏi, họ dừng cả lại. Sau khi biết Quang là con trai người lái xe lu, họ lặng lẽ nhìn nhau như không muốn trả lời. Người Quang run lên. Anh quăng cả hai chiếc ba lô xuông đất, xô lại túm chặt lấy một người trong bọn:

        — Làm sao rồi ? Bố tôi làm sao rồi ? Tại sao các anh im lặng thế?

        — Không sao đâu! Nhưng bọn mình không được rõ lắm. Cậu đừng cuống. Phải hỏi mấy anh em giao thông II ở đây mới đích xác được.

        — Nhưng có làm sao không? Những người lái xe lu ở đây có ai làm sao không ?

        Người bị hỏi lặng im, ái ngại, nhưng cuối cùng cũng phải trả lời:

        — Xe lu thì hàng ngày vẫn làm ở đây, vẫn có người lái... Nhưng... theo chúng mình biết thì... đã có hai người nằm lại nghĩa địa của nhà máy chúng minh rồi. Nhưng cậu đừng cuống. Phải hỏi cho đích xác đã. Chúng mình không biết rõ hai người ấy là ai đầu, chỉ biết cũng đã có tuổi... Thôi chúng mình phải đi, đến giờ thay ca rồi, cậu tạt vào cái khe núi bên tay phải đây này, cánh giao thông họ vẫn hay ở đấy đấy.

        Anh thợ điện nắm chặt bàn tay Quang khẽ rung rung:

        — Đi xa về ! Thôi, cứ bình tĩnh, chưa chắc đã phải đâu. Ở đây bọn này cũng thế cả thôi! Đi nhớ !

        Quang kéo Thảo và Quế chạy gằn đến khe núi trước mặt. Quãng đường thay đổi nhiều quá. Những cánh rừng thưa hai bên đã bị phạt quang. Nhà cửa cũng không còn. Vượt qua khu lán ổi, Quang dứng lại trước một khe núi hẹp, lởm chởm những đá. Phải thật tinh mắt mới có thể nhìn thấy ở trong đó có một túp nhà. Quang rẽ vào. khu nhà im ắng, vắng ngắt. Quang hơi thất vọng. Anh ngó qua khe cửa liếp. Trong nhà tối om. Nhưng phảng phất có mùi cơm chín bay ra. Anh hồi hộp đập cửa gọi. Có tiếng một cô gái hỏi vọng ra :

        — Ai đấy?

        — Cho tôi hỏi nhờ chị một tí.

        Quang nghe rõ tiếng giày vải bước trên nền đất. Cánh cửa liếp hé mở. Cô gái ló đâu ra nhìn:

        — Ai hỏi gì đấy?

        — Chị cho tôi hỏi thăm, ở đây có ai là cụ Ngạn không?

        — Anh hỏi cụ Ngạn nào ? Cụ Ngạn nhà máy điện, cụ Ngạn gác tàu, hay cụ Ngạn «hồ lô». Ở đây có những ba cụ Ngạn cơ.

        — Tôi hỏi thăm cụ Ngạn «hồ lô».

        — Anh ở Ty hay ở Đoạn ve?

        — Tôi là con trai cụ.

        Cô gái hé rộng cánh cửa ra nhìn, có vẻ không tin:

        — Anh ở đâu về ?

        — Tôi đi công tác qua, ghé thăm bố tôi một tý. Tôi là Quang đây mà. Bố tôi đâu chị?

        Cô gái nghẹn ngào, đứng tránh sang một bên:

        — Anh về... muộn quá! Mới tối hôm qua...

        Một lằn chớp xanh lét, lòe lên phía ngã ba Hồ Gạch tiếp theo là tiếng nổ dữ dội. Một con chim núi từ trong hốc đá giật mình bay vụt lên, vương vãi những tiếng tích tích trên sườn đồi...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 13 Tháng Ba, 2020, 03:20:05 am »

 
CHƯƠNG X

        Trạm núi Truồi ở ngay đầu luyến 27. Ở đấy có một trạm ba-ri-e làm nhiệm vụ điều độ xe vào tuyến, một ít kho tàng hậu cần và một phòng thường trực tiếp khách, không biết ai đã đặt cho cái tên là « Khách sạn Phố Truồi ».

        Ai đã có dịp vào thăm « Khách sạn Phố Truồi ắt phải biết một người tên là Nguyệt. Nguyệt là một cô gái khoảng 24 - 25 gì đó, người to lớn khỏe mạnh, nổi tiếng Hà Tĩnh, có đôi mắt và nụ cười rất xinh, nhưng đứng về phương diện một cô gái còn đang thời kỳ «tuyển phụ» («pbụ » ở đây là tiếng ngành nghè, chứ không phải tiếng Hán) thì Nguyệt cũng bị hai cái yếu : thứ nhất, là giọng nói của cô hơi to quá mà lại ồm ồm như giọng đàn ông; thứ hai, là cô bị lang ben khá nhiều ở mặt và ở cô (đã chữa bằng cả hắc ỉn nhựa đường cũng không khỏi). Nhưng có lẽ cũng vì những nét tương phản đó mà ai cùng dễ nhớ cô. Nhất là có dịp tiếp xúc với cô thì một người dù có bụng để ngoài da đến đâu cũng không sao có thể quên được, Tính tình của cô thật dễ thương. Cô vừa là «chủ kháchsạn » vừa là nhân viên phục vụ « khách sạn », vừa là người nhận giấy giới thiệu, ký giấy đi đường, vừa là người nhận và truyền đạt những ý kiến của ban chỉ huy tuyến đối với những người đang cần đợi những ý kiến đó ; đồng thời cũng là người thanh toán tiền ăn chấm cơm, câu gạo, chia thuốc lá, rửa nồi, gánh nước hái rau, và nhiều khi cũng vào bếp nấu cơm cùng với cô cập dưỡng của « khách sạn ». Còn trong những buổi liên hoan (mà cái khoản này thì ở « khách sạn » thường xảy ra luôn) thì cô lại vừa làm ban tổ chức, vừa là người đại diện cho tuyến (để nói những điều long trọng có tính chất nghi thức), đồng thời cũng là một « văn công nghiệp dư tổng hợp» có thể hát, hò, ngâm thơ, chèo, kịch và có thể biếu diễn cả « vũ thuật» nữa — mà điều quan trọng là tất cả những tiết mục đó cô đều có khả năng làm một mình, kể cả diễn kịch. Cô lại sáng tác cả thơ nữa, mà thơ của cô, có kém là kém so với các nhà thơ chuyên nghiệp có tài thật sự, chứ đối với những nhà thơ mới nổi tiếng vì dăm bảy bài đăng báo thì cũng chưa chắc đã ăn thua gì với cô. Nói tóm lại, cô là một người phụ trách rất đạt yêu cầu đối với cái «khách sạn » kiểu tiền phương như vậy. Cho nên khách đi đường đã có câu ca:

« Ai qua khách sạn Phố Truồi
Có nghe cô Nguyệt rửa nồi, ngâm thơ
Người đâu gặp gỡ bao giờ
Thoáng trong khói lửa đã tơ tưởng lòng...».

        Và có lẽ cũng vì công tác ở một cái đầu mối đi về như thế cho nên người ta cũng đồn đại khá nhiều giai thoại về cô. Nói đến những giai thoại của cô Nguyệt ở «Khách sạn Phố Truồi thì nếu đằng thẳng ra phải kể độ một tháng mới hết, mà phần lớn những giai thoại đó đều có tính chất «tinh thần thượng võ » cả. Chẳng hạn, khi Nguyệt còn làm B trưởng một B vận chuyển đặc biệt chuyên vác gạo và tải thương binh ở khu vực đèo «1001 », trong một chuyến cáng thương đơn vị có bốn cô yếu nhất được phân công khiêng hai cậu lính rất trẻ, nhưng khi vượt đèo 1001 cả bón cô đều ỳ ạch mà hai cậu lính cũng kêu trời. Thấy vậy, Nguyệt ngẫm nghĩ một lát rồi, hấp, cô bê luôn hai cậu lính hai tay, phóng một mạch qua đèo. Lúc đầu. hai cậu lính nhà ta còn vùng vằng đòi xuống (vì ngượng chứ không phải vì đau) nhưng sau khi nghe Nguyệt quát lên : « e răng mà cựa rứa. biệt kích nó hoạt động trong tê tề, các đồng chí ưng bầy tui không hoàn thành nhiệm vụ hử ». Thế là nằm im. Hoặc như : chuyện Nguyệt làm « bà lang hen » chẳng hạn. Ở đơn vị thinh thoảng lại có người mắc bệnh hen. Bệnh hen vốn không phải là một bệnh dễ chữa, hơn nữa, điều kiện thuốc men về cái bệnh « đặc chủng » ấy cũng hiếm. Từ cán y tế đến lãnh đạo đơn vị rất lo. Anh chị em cũng lo. Một hôm, Nguyệt nghe một người dân trong bản nói là nếu bắt được kỳ đà, lấy mật nấu cháo cho ăn thì khỏi bệnh. Thế là xảy ra một cuộc săn kỳ đà ở quãng suối chảy qua đường. Bị nhiều người đuổi, chú kỳ đà cuống chui luôn vào cống. Phải nói rằng cái giống này nó khỏe một cách kỳ lạ, chả thế, dân lái bè vẫn hay dùng nó để thay cho mỏ neo (muốn neo bè, neo thuyền ở chỗ nước chảy mạnh, họ cho kỳ đà. bám vào đá rồi tròng dây vào đầu nó buộc, lũ tháng chín cũng không trôi được bè của họ). Ở trong công một mình kỳ đà chống cự với năm người, vừa trai, vừa gái, mà vẫn không làm gì được nó, thậm chí có anh còn chảy máu nữa. Nguyệt vào. Chú kỳ đà đang gằm đầu xuống bám chắc vào một tảng đá trông như một loài sinh vật đã hóa thạch. Nguyệt sấn lại, tóm lấy hai chân trước của nó, bóc mạnh. Con vật bị hẫng một cái, hai chân sau chới với giãy giụa rồi cũng rời nốt ra khỏi phiến đá. Mặc cho đuôi nó quật đen đét vào người. Nguyệt cứ thế xách con kỳ đà đi một mạch về nhà. Chưa hết, bắt kỳ đà đã khó, nhưng xem ra uống mật nó còn có vẻ khó hơn. Nó đắng như... không thể so sánh với cái gì được cả, nghĩa là đắng nhất các thứ đắng. Mấy bệnh nhân hen đâm sợ. Nguyệt lại đến. Cô nếm luôn một ít mật sống ngay trước mặt các bệnh nhân để «trấn an» tinh thần họ. Y sĩ đơn vị chắp hai tay vừa vái cô vừa đi giật lùi. Ngoài những chuyện đó ra Nguyệt còn có biệt tài đi sâu vào tâm lý, hiểu thấu những uẩn khúc éo le trong tư tưởng của đồng đội và có những cách giải quyết rất giản dị mà đạt kết quả tốt. Ví dụ: có một cô bị thương vào ngực, vú bị một vết sẹo lớn, rất khổ tâm đối với người yêu. Cô này băn khoăn mãi không biết có nên cho người yêu biết không, cho biết trong lúc đang yêu thì sợ ảnh hưởng đến hạnh phúc, mà giấu thì không dành lòng. Thấy cô này rầu rĩ, Nguyệt đi sâu tìm hiểu. Cuối cùng phát hiện ra chuyện đó, Nguyệt đến gặp anh kia và lựa lời ướm hỏi. Biết anh kia là một người can đảm, thủy chung, Nguyệt bố trí cho hai bên gặp nhau, tạo điều kiện cho anh chàng lận mắt thấy sự tổn thất khắc nghiệt đó. Và vấn đề được giải quyết ổn thỏa, nhẹ nhàng. Và v.v... nghĩa là chuyện của Nguyệt thì kể hàng tháng không hết thật
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 14 Tháng Ba, 2020, 06:59:33 pm »


        Và bây giờ Nguyệt lại sắp sửa làm một việc tương tự. Biết Quang đang buồn về chuyện ông cụ thân sinh vừa mới mất, sau bữa cơm trưa, cô rủ Thảo, Quế và mấy người bạn nữa, ngồi trò chuyện với nhau ở gian ngoài căn nhà hầm Quang nằm Chuyện loanh quanh một lúc, Nguyệt biết Quang thức, liền hỏi Thảo:

        — Cậu có biệt anh Chi « ba lỳ » không ?

        Thảo gật đầu:

        — Biết, anh Chi trước lái xe hậu cần của tuyến, sau bị thương hỏng một mắt, giờ về làm điều độ ở trạm ba-ri-e đây chứ gì?

        — Đúng đấy, nhưng cậu có biết chuyện gì về anh ấy không ?

        Thảo lắc đầu:

        — Chuyện hay hay chuyện dở?

        — Chuyện dở mà rồi hóa chuyện hay.

        Và Nguyệt bắt đầu kể, nửa tiếng Hà Tĩnh, nửa pha tiếng Bắc:

        — Mới cách mô độ bốn, năm bữa, Chi đang ngồi gác ba-ri-e thì có một đoàn xe chỏ hàng đặc biệt đi vô. Bấy giờ vào khoảng mười giờ đêm. Trời mưa to nên quãng đường ở dốc Ba Tầng bị lầy, xe ra xe vô không biết tránh nhau ra răng mà tằc đường. Thấy vậy, Chi ngăn xe lại, nỏ cho đi vội. Ông tiểu đoàn trưởng phụ trách đoàn xe thấy rứa liền dùng vô tuyến liên lạc thẳng với đơn vị đi trước. Vì đơn vị này đã vuợt qua dốc Ba Tầng thanh ra nỏ biết có ách tắc ở đấy nên trả lời là đường tốt. Rứa là ông tiểu đoàn trưởng xăm xăm đến trước trạm ba-ri-e hỏi vô, nói như quát: Ra răng mà các anh không cho xe đi? Cậu Chi nhà ta ngồi xo ro trong trạm trả lời gióng một: tắc. Ấy xưa ni anh la vẫn rứa, ăn nói cứ nhát ngừng, người nỏ biết tính nghe như đấm vô tai. Rứa là ông tiểu đoàn trưởng nổi đóa lên la: các anh mần ăn như rứa à? Ai bảo các anh đường tắc? Có cái đầu của anh tắc thì có chứ đường tắc bao giờ ? Chi ta cùng bắt đầu nổi cái máu « ba lỳ » lên quát lại: A, anh mắng ai đấy ! Đã bảo tắc là tắc. Chui vô để chết cả lũ trong ấy à? Anh tưởng cái chức tiểu doàn trưởng của anh to lắm đấy phỏng ? Đồ vô kỷ luật! Ông tiểu đoàn trưởng bị mắng, trong khi ông vẫn yên trí là anh ba-ri-e quan liêu, nên lần này ông phớt cả nội quy cấm không được vô trong trạm gác của điều độ viên, sừng sộ: Mày mần ăn cẩn thận khỏng có tao bắn vỡ sọ ngay bây giờ. Đường tắc ở chỗ nào, nói ngay ? Vè cái khoản gan lỳ và bướng bỉnh thì xưa ni Chi vẫn nổi tiếng. Anh ta phanh ngay ngực áo ra. quắc mắt nhìn vô mặt ông tiểu đoàn trưởng, hét: Đây, có giỏi cứ bắn đi. Mẹ kiếp... Anh ta định chửi tục một câu nhưng bỗng anh ta há mồm cứng lưỡi ra, ú ớ : Kìa bố ! Bố vô bao giờ. Đến lượt ông tiểu đoàn trưởng cũng tròn xoe mắt kêu lên như bị nghẹn: Ồ, con ! Thằng Chi, mày ở đây ư con? Hai bố con vừa nhận ra nhau chưa kịp chuyện trò gì thì điện thoại báo thông đường. Rứa là họ đành chia tay nhau. Trước khi đi, ông bố chỉ kịp giúi cho con bao thuốc lá và hẹn: hôm ra bố sẽ vô thăm, còn cậu Chi nhà ta thì hết cả « ba lỳ với bốn lý », lếch thếch rượt theo xe khóc như trẻ con. Chả là mấy năm ni, bố đi chiến trường ra, con vô hỏa luyến, chẳng gặp nhau mà cũng nỏ có tin tức chi mô cả. Khoảng gần sáng, trong khi Chi đang phấn khởi chia thuốc lá cho anh em thì nghe điện thoại từ A1 báo về: bố Chi vừa hy sinh trên đèo Ta Bua LaBui vì đường tránh Cô-Tan lại tắc không đi được...

        Nghe đến đây Thảo ôm mặt khóc nấc lên. Quế cũng nghẹn ngào lau nước mắt. Còn mấy người ở trạm đã biết chuyện thì chép miệng:

        — Mà cái cậu ấy gan thật, vào chôn cất ông cụ xong quay về lại ngồi lỳ ở ba-ri-e suốt từ hôm ấy đến nay cấm nghỉ buổi nào...»

        Lúc ấy, nếu ai để ý sẽ thấy ở gian trong có tiếng  người cựa mình trên võng bạt. Quang đã lắng nghe câu chuyện từ đầu đến cuối. Thì ra không phải chỉ riêng mình... Câu chuyện, hình như đã nâng anh lên, khuyến khích anh cố chế ngự nỗi đau đớn tưởng chừng như không thể chịu đựng nổi. Đến bây giờ anh mới thấy mình bắt đầu hiểu, thế nào là một mất, một còn. Đêm hôm qua, khi xe đưa anh vào tuyến, đến trạm ba-ri-e anh vẫn thấy Chi làm việc. Anh có mời Chi một điếu thuốc lá Thủ Đô, gọi là có tý quà của người Hà Nội vào. Anh thấy Chi cầm điếu thuốc cám ơn, nhưng không hút. Anh tưởng Chi để dành và hơi ngạo nhiên vì xưa nay Chi không thế bao giờ. Trông vẻ ngoài Chi vẫn lỳ lợm như trước, nhưng bây giờ biết chuyện, Quang mới thấy cái lì lợm của Chi cao cả biết chừng nào. Ôi, một ngày có biết bao nhiêu chuyến xe qua lại, có biết bao nhiêu con người đi ngược về xuôi, nhưng mấy ai đã hiểu rõ được người gác trạm ba-ri-e bình thường giản dị đó. Câu chuyện còn làm Quang suy nghĩ đến tình hình Cỏ-Tan. Thổ là dường qua Cô—  Tau vẫn lẫc, dường tránh cùng lắc. Quàng dèo Ta Bua LaBui vá khu vực yên ngụa u Din chít 'bày giờ ilang ử lại dủ mọi thử. Và Quang hiền lằng mạch máu giao thòng liền phương chĩ căn ứ lại một giờ thời cũng đủ xảy ra vô khối chuyện đau lòng như câu chuyện hai bố con cậu Chi vừa rồi. Mà, thật khó nói, tuy chưa nhận nhiệm vụ cụ thể, nhưng Quang cảm thấy mình cũng là một trong những người chịu trách nhiệm vè sự ứ tắc đó...

        Một lúc thì Quang dậy. Gian hầm ngoài chỉ còn Thảo và Quế. Vừa thấy Quang bước ra, Thảo báo tin luôn:

        — Chính ủy Sơn và thủ trường Đức gọi điện hỏi thăm anh, nhưng em báo cáo anh đang mệt chưa dậy nên các đồng chí hẹn tối nay sẽ gặp.

        Quang có vẻ áy náy:

        — Sao Thảo không gọi mình một tý. Thế đã hỏi chị Nguyệt xem tình hình xe vào đêm nay thế nào chưa?

        — Thủ trưởng Đức cho biết là tối nay ta cứ đợi ở đây, các anh ấy sẽ cho xe đón về !

        Quang khẽ thở dài:

        — Diệu vợi thế làm gì. Có cái « ba cầu » nào thì chúng mình ngồi một ca-bin cũng đủ. Sao Thảo không báo cáo với các anh ấy không cần cho xe ra có được không ?

        — Dạ có ! Em cũng nói thế, nhưng thủ trưởng Đức lại bảo em...

        — Sao ?

        — Dạ, thủ trưởng bảo em không nên can thiệp vào công việc của các thủ trưởng.

        Quang im lặng đi sang hầm rửa mặt. Trong thâm tâm, tự nhiên anh cảm thấy mình có lỗi. Mấy hôm nay tính tình anh hơi khác trước. Anh ít chú ý đến chung quanh và điều đáng trách nhất là hình như anh cho rằng anh có quyền được mọi người chăm sóc.  Không được ! Quang vừa cúi đầu vục mặt xuống chậu nước, vừa tự nhủ so với những mất mát của mọi người chung quanh, chuyện riêng của mình không phải là một điều quá lớn. Ngay đến cả cậu «Chi ba lỳ »... Mấy hôm nay, mình thật đáng trách quá, nhất là đối với Phương Thảo. Trên một đoạn đường dài và vất vả như thế mà mình phó mặc cho Phương Thảo lo liệu tất cả...

        Thau nước lạnh làm Quang tỉnh táo hơn.

        Anh lắng nghe những tiếng nổ kéo dài, ầm ỳ như sấm từ xa vọng lại. Có lẽ chỉ trong vòng mười tiếng nữa, Quang sẽ có mặt ở giữa vùng sấm sét đó. Và lúc ấy sẽ thỏa sức băm vằm giằng xé, sẽ thỏa sức gầm thét trả thù. Chất nổ sẽ đập tan chất nổ.

        Còn con đường vẫn mãi mãi lượn vòng qua đầu xóm Nghĩa Phương.

        Quang thảng thốt cảm thấy mùi nhựa đường như vẫn quyện theo anh vào tuyến.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM