Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 20 Tháng Tư, 2024, 03:10:09 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thung lũng Cô Tan  (Đọc 17391 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 24 Tháng Hai, 2020, 06:26:27 am »


*

        Một tiếng động mạnh trên nóc hang làm chính ủy Lâm Hồng Sơn giật mình ngẩng lên: Phương Thảo đang ngồi chống hai tay ra phía sau lấy thăng bằng rồi tuột một mạch xuống theo lườn đá nhẵn thín. Thoắt cái, cô đã nghiêm trang đứng trước mặt chính ủy giơ tay chào theo nghi thức quân đội.

        — Sao lại biết lối ấy mà xuống ? — Chinh ủy ngạc nhiên hỏi.    

        — Báo cáo,chúng em đã trú quân ở đây mấy hôm

        — Các cô là nghịch lắm. Đã đi hết cái động này chưa ?

        — Dạ, chúng em đi gần hết rồi ạ.

        — Ngồi xuống đây, trong động có cái gì lạ không ?

        — Báo cáo chính ủy... — Thảo vừa nói, vừa ghé ngồi xuống phiến đá bên cạnh — Lạ nhất là... là... — Thảo ngừng lại che miệng cười.
Chính ủy nhìn Phương Thảo:

        — Sao, có gì lạ cứ nói thử xem nào!

        — Báo cáo, nhưng mà... ngượng lắm ạ!

        — Không sao, cứ nói !

        Thảo ngập ngừng rồi đánh bạo:

        — Báo cáo, lạ lắm ạ! Hôm chúng em mới vào đây, các bạn nam nghịch đi... tiểu tiện xuống nước. Tự nhiên nước sủi bọt lên rất nhiều... Báo cáo, các ban ấy gọi là... hiện tượng bia hơi ạ !

        Chính ủy phì cười, nhìn Phương Thảo:

        — Quân của cô thật quả lắm. Thế đã tìm ra nguyên nhân nước sủi bọt chưa?

        — Dạ, cũng dễ thôi ! Báo cáo, bây giờ chính ủy vào . chỗ đó sẽ thấy ở vách hang có ghi cái công thúc hóa học của hiện tượng... bia hơi ấy ạ !

        — Liệu ghi có đúng không?

        — Báo cáo, kỹ sư Nhơn vào xem đã phê năm điểm cộng vào cạnh cái công thức ấy rồi ạ ! Báo cáo chính ủy, nước ở đây có nồng độ hòa tan khoáng chất rất đậm đặc, có hiện tượng bão hòa ở một số vùng tù. Chúng em đã ghi cả vào sổ sưu tầm khoa học của đơn vị rồi đấy ạ!   

        — Tốt đấy! Hồi kháng chiến chống Pháp các anh đi chiến đấu cũng thường gặp những chuyện như các cô bây giờ, nhưng chẳng biết cắt nghĩa nó như thế nào cả. Thậm chí đến hai chữ «hóa học » cũng chưa biết nó ra cái gì nữa kia. Các cô bây giờ thật sướng, bước vào chiến đấu được trang bị biết bao nhiên thứ... Nhưng mà thôi! Chuyện vui thế thôi, còn bây giờ ta bàn công việc.

        Chính ủy im lặng nhìn Phương Thảo đang cúi xuống mân mê chiếc bút máy cài vào mép quyển sổ tay, rồi hỏi:

        — Em đã nghe nói gì về chủ trương mới của Ban chỉ huy tuyến chưa ?

        — Dạ, chưa có phổ biến chính thức nên em cũng chỉ mới nghe loáng thoáng.

        — Em nghe thế nào?

        — Dạ, thấy nói sẽ mở đường tránh!

        — Thẹo ý kiến riêng của em thì mở đường tránh hơn hay khôi phục lại tuyến chính hơn ?

        — Báo cáo chính ủy, trình độ chúng em chưa thể biết được. Nhưng em nghe anh Đính nói thì đường tránh cũng không hơn gì tuyến chính đâu ạ.

        — Nhưng có hai đường vẫn tốt hơn chứ?

        — Dạ, đã đành là tót hơn nhưng vẫn chưa giải quyết được vấn đề một cách cơ bản.

        — Theo ý em thì giải quyết thế nào mới là cơ bản ?

        — Dạ, chúng em chưa hiểu mấy về kỹ thuật nhưng em thấy đằng nào thì trước sau cũng phải nghĩ cách xử lý hậu quả để sửa đường thông xe chứ tránh thì tránh thế nào được mãi. Nó đã đánh thì đánh vào đâu mà nó chả đánh. Cuối cùng thì cũng lại vẫn phải sửa thôi ạ.

        — Em đã nghĩ chúng ta nên sửa như thế nào bây giờ chưa ?— Báo cáo chính ủy, chúng em cũng đã tổ chức ra hiện trường nghiên cứu và hiến kế tại chỗ, nhưng cùng chỉ mới đề xuất được vài ý kiến về chống lầy thôi ạ.

        — Các em định chống lầy thế nào?

        — Dạ, báo cáo chính ủy, dùng phá nổ vừa đào đắp vừa lèn ép.

        — Thế nước ngầm thì tiêu đi đâu ?

        — Dạ, tăng cường cống rãnh ạ.

        — Còn vấn đề trượt?

        — Vấn đề này, báo cáo chính ủy là chúng em không đủ sức để phát biểu ý kiến. Nhưng chúng, em nghe các anh kỹ thuật tranh luận với nhau ghê lắm ạ.

        — Tranh luận thế nào ?

        —Báo cáo, các anh ấy nói toàn chuyên môn với nhau, chúng em chỉ hiểu lõm bõm. Các anh ấy chia làm ba phe. Anh Kha, anh Tuệ, anh Khiêm một phe. Anh Triều, anh Cổn mội phe. Còn anh Đính, anh Nhơn vào một phe.

        — Ý kiến của mỗi phe thế nào?

        — Dạ, em không nắm được. Chỉ biết sơ sơ là phe anh Kha thì cho rằng trình độ kỹ thuật hiện hay chưa đủ sức xử lý được cái trượt đó vì quá lớn. Còn phe anh Triều, anh Cổn thì lại xoay ra chỉ trích công tác thiết kế định tuyến.

        — Họ chỉ trích thế nào ?

        — Báo cáo, các anh ấy nói dài lắm ạ. Chúng em chỉ nhớ là các anh ấy bảo cho tuyến đi quá Cô-Tan là chui vào đuờng hầm không lối thoát. Nhưng mà phe anh Kha chống lại kịch liệt. Các anh ấy nói cả tiếng Pháp, tiếng Nga gì với nhau chúng em không hiểu.

        — Còn cậu Đính, cậu Nhơn ?

        — Báo cáo, phe các anh ấy chống lại cả hai phe kia. Những mà các anh ấy hay pha trò lắm ạ!

        — Sao, các ông tướng ấy định xử lý trượt bằng biện pháp khôi hài à? — Chính ủy hỏi đùa.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 25 Tháng Hai, 2020, 05:56:55 am »

         
        Thảo tủm tỉm cười:

        — Báo cáo không phải thế đâu ạ ! Nhưng mà các anh ấy cứ giỡn giỡn. Các anh ấy ví Cô-Tan như con voi bị thương và bảo mấy anh kia là các nhà kỹ thuật thầy bói. Các anh ấy bảo phe « đường hầm không lối thoát » là rúc vào đít voi mà kêu, còn   phe «trình độ kỹ thuật, chưa đủ » là bám vào đuôi voi nói phét ạ !

        — Thế nào là bám vào đuôi voi ?

        — Các anh ấy bảo là như mấy con ruồi bám vào đuôi voi hút máu bị nó đuổi lại vo ve ầm lên là mình đang cưỡi voi phất cờ và hô mọi người tránh xa không có voi giẫm bẹp ạ.

        — Thể ý kiến của họ thế nào?

        — Các anh ấy bảo chỉ cần có tay quản tượng giỏi là con voi Cô-Tan đứng dậy được ạ.

        Chính ủy bắt ngay vào ý đó, hỏi luôn :

        — Vậy theo em thì ai là quản tượng giỏi ở đây ?

        Thảo ngập ngừng:

        — Em không biết ạ.

        — Thế phe cậu Đính, cậu Nhơn có nói không?

        Thảo lại ngập ngừng, nhưng lần này cô mạnh bạo hơn:

        — Báo cáo chính ủy có ạ !

        — Báo cáo, các anh ấy bảo... anh Quang !

        Chính ủy vỗ vai Phương Thảo, cười:

        — Khó nói lắm hả? Bây giờ trước khi bàn công việc, tôi cho cô xem cái này.

        Vừa nói, chính ủy vừa lấy lá thư của Quang đưa cho Phương Thảo. Cầm lá thư, Phương Thảo khe xây lưng lại phía chính ủy, ngồi đọc. Chính ủy kín đáo liếc nhìn, tờ giấy trong tay Thảo khe khẽ rung lên và căn cứ vào tầm nhìn của Thảo, chính ủy biết có đang dừng lại ở dòng đầu, ở mấy chữ «đề gửi» hồn nhiên như một tiếng kêu reo độc đáo của Quang : « Các anh ơi, nhớ quá ! ».

        Thảo đọc khá lâu. Đọc xong, cố gấp lá thư lại cẩn thận, đưa trả chính ủy rồi ngồi im, cúi mặt xuống! Mãi khi nghe chính ủy hỏi, cô mới se sẽ lên tiếng :

        — Dạ báo cáo chính ủy, lỗi ở em cả ạ !

        Chính ủy hết sức ngạc nhiên trước câu trả lời của Thảo:

        — Sao ? Em có lỗi gì ? Viết thư thăm bạn kể chuyện công tác, chiến đấu của đơn vị là có lỗi à ?

        — Dạ, không phải ạ! Báo cáo chính ủy, lỗi của em là trong chuyến đi khảo sát đã không làm tròn trách nhiệm trước Đảng ! Giá em cẩn thận hơn thì bây giờ anh ấy không bị vắng mặt ở đây.

        Chính ủy cố gượng cười nhưng vẫn không sao kìm giữ nổi hai giọt nước mắt trào ra một cách bất ngờ. Những lời chân thực của Thảo đã vô tình chạm mạnh vào tình cảm thiêng liêng nhất của anh: lòng trung thành vô hạn trước Đảng.

        Niềm xúc động qua đi; bằng một giọng vui đùa để lấy lại bình tĩnh, chính ủy hỏi Thảo:   

        — Thế bây giờ em định sửa lỗi như thế nào?

        Phương Thảo khẽ « dạ » một tiếng rồi lại ngồi im. Trong sự suy nghĩ còn non trẻ của mình, tuy Thảo cũng hé thấy chính ủy sắp sửa giao cho mình một việc gì đấy tương đối quan trọng, nhưng Thảo chưa thể đoán rõ hơn được việc đó là việc gì. Nhưng điều đó cũng không quan hệ mấy. Xưa nay có việc gì Đảng giao cho mà Thảo từ chối đâu : mở đường, trực chiến, phá bom mò đạn, gùi xăng, cả đến việc phụ trách điện đài trong chuyến đi với Quang hồi trước đã khiếu Thảo phải vùi đầu lăn lộn học kỹ thuật sử dụng suốt mấy đêm ngày mà Thảo cũng không ngại. Cuộc chiến đấu ác liệt và muôn hình muôn vẻ ở đây đã sớm luyện cho Thảo đức tính sẵn sàng trước mọi tình thế. Do đó, Thảo rất bình tĩnh đón nhận nhiệm vụ mà chính ủy sắp giao.

        Thấy Thảo im lặng, chính ủy biết là Thảo chưa đoán được ý định của mình, nhưng để tránh cho Thảo khỏi bị bối rối trước một nhiệm vụ có thể nói là khá phức tạp và tế nhị, nên chính ủy thong thả lựa lời:
 
        — Nếu như Ban chỉ huy có ý định cho em đi phép thì em nghĩ thế nào?

        Không dấu nổi sự ngạc nhiên, Thảo ngơ ngác hỏi lại :

        — Báo cáo, đi phép ạ ?

        — Ừ, em có thể đi phép vào lúc này được không?

        — Dạ, nhưng mà đi phép để làm gì ạ ? — Thảo thành thật hỏi lại.

        Chính ủy trìu mến nhìn Phương Thảo, cười :

        — Từ ngày được Đảng giao cho làm công tác lãnh đạo đến nay, anh chưa thấy ai hỏi lạ như em đấy ! Đi phép để làm gì ? Hà... hà...! Lạ thật! Trên đời này có lẽ không có anh chính ủy nào lại có thể biết được một cách cụ thể mỗi chiến sĩ của mình đi phép thì sẽ làm những cái gì! Nhưng chắc là có nhiều việc phải làm nên Nhà nước mới định ra chế độ đi phép chứ, phải không?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 26 Tháng Hai, 2020, 05:11:26 am »

     
        Phương Thảo cúi đầu ngượng nghịu: mà sao mình lại đi hỏi ngớ ngẩn thế nhỉ ! Làm sao chính ủy lại biết đuợc khi mình về nhà thì mình làm những gì. Đi chơi, thăm bà con, xóm giềng, bè bạn, hoặc là làm nũng mẹ, cũng có khi... đến trời cũng chả biết được trong những ngày đi phép ấy một cô gái như mình sẽ làm nhưng cái gì...

        — Thế này nhé ! — Chính tiếp, và lần này anh đi thẳng vào vấn đề — Ban chỉ huy quyết định cho em nghỉ phép. Từ ngày đi đến giờ em cũng chưa về thăm gia đinh lần nào. Cũng mấy năm rồi đấy. Tuy vẫn nhận được thư nhưng chắc ở nhà cũng mong em về thăm. Nhất là mẹ. Năm nay mẹ sáu nhăm hay sáu sáu nhỉ?

        — Dạ, sáu sáu ạ! — Thảo run run đáp;

        — Ừ, các cụ bà sáu sáu là cũng cao tuổi rồi đấy. Em nên về thăm mẹ một chút. Chắc em cũng ngạc nhiên không hiểu sao lãnh đạo lại bố trí em đi phép vào lúc tình hình đang khẩn trương thế này nhỉ? Ngoài mục đích để em về thăm qua gia cũng còn có công việc nữa đấy ! Mà việc này các anh lại không muốn cử riêng một người đi, bởi vì các anh thấy để kết hợp với việc đi phép của em có lẽ tốt hơn. Các anh muốn nhờ em chuyển cho Quang một lá thư công tác.

        Chính ủy ngừng lại một chút như muốn cân nhắc thêm những ý nghĩ của mình. Lát sau anh mới tiếp. vẻ đắn đo, thận trọng :   

        — Chắc em lại ngạc nhiên phải không ? Kể ra ngạc nhiên cũng phải. Tại sao có công tác cần lại không cử người đi mà lại phải kết hợp với đi phép? Thiếu gì người ? Tại sao không là mệnh lệnh hoặc công văn mà lại là thư công tác? Về những chuyện này anh không giải thích cho em hết ý được đâu mà chỉ có thể nói được một phần, phần còn lại em nên tự hiểu lẩy. Trong cuộc sống nhiều khi phải thế em ạ! Không nói hết với em không phải là anh không tin em, mà ngược lại, chính vì rất tin tưởng ở em nên anh mới nói như thế... Em biết đấy, hiện nay Quang đang nằm viện, đang thuộc sự quản lý của viện, và Quang có quyền, cũng như có nhiệm vụ phải điều trị cho lành vết thương. Ban chỉ huy ở đây không được phép can thiệp vào việc đó. Nhưng điều này cũng không quan trọng bằng nếu như vì một lẽ gì đó có người cho rằng Ban chỉ huy không tin vào những lực lượng hiện có ở đây mà lại quá đề cao khả năng của Quang, trong khi chính Ban chỉ huy cũng chưa biết một cách chắc chắn rằng Quang có thể làm được những gì ở Cô-Tan trong tình hình này. Cài cần phải giữ là chỗ ấy: trong khi cố gắng phát huy một khả năng có thể có thì không được để mất đi những cái đang có. Ở chỗ này, chỉ cần sơ suất một chút là có thể gây ra tổn thất cho cách mạng. Tất cả sự tế nhị của vấn đề là ở chỗ đó. Chính vì vậy mà các anh cần đến sự giúp đỡ của em. Riêng anh, anh cũng muốn em đến thăm Quang một chút khi Quang còn ở bệnh viện. Sau này khi về công tác tất nhiên, cũng sẽ gặp nhau thôi, nhưng một cuộc thăm hỏi đúng lúc và đúng chỗ của nó vẫn có ý nghĩa hơn nhiều. Vả lại ra ngoài ấy vào lúc này cũng có thể là một dịp để em hiểu biết thêm những điều rất cần đối với riêng em mà hiện giờ các anh chua tiện nói. Đấy, tất cả những gì có thể nói được với em trong chuyến đi này anh đã nói hết rồi đấy. Em thấy thế nào ?

        Thảo từ từ ngẩng lên, nhìn chính ủy:

        — Báo cáo chính ủy, về việc đi em không ngại nhưng còn công việc ở đây!

        — Em đừng lo. Công việc ở đây còn nhiêu, còn rất dài. Hiện tại có khó khăn thật nhưng chúng ta cùng đã có nhiều biện pháp khắc phục. Không phải chỉ mở đường tránh mà chúng ta con có những cách khác nữa. Có điều, tất cả những cái đó chỉ là tạm thời, chỉ là phương sách cấp cứu trong một thời gian nào đấy thôi còn cái chủ yếu nhất vẫn là khôi phục lại con đường qua Cô-Tan. Việc em đi chính à để thực hiện cái điều chủ yếu nhất ấy đấy.

        — Dạ, báo cáo, em sẽ cố gắng ạ!

        — Em sẽ cố gắng như thế nào? — Chính ủy hỏi lại.

        — Báo cáo, em sẽ cố gắng thực hiện đầy đủ những nhiệm vụ của Ban chỉ huy giao cho.

        Chính ủy nheo mắt nhìn Thảo tủm tỉm :

        — Chỉ thực hiện những nhiệm vụ của Ban chỉ huy giao thôi ư?

        Thoạt nghe chính ủy hỏi như vậy Thảo hơi ngơ ngác một chút, nhưng khi nhận ra ngụ ý kín đáo của chính ủy, cô đỏ mặt cúi xuống ấp úng :

        — Dạ có gì nữa đâu ạ !
... Sau khi giao cho Thảo lá thư gửi "Gửi Quang và giải quyết một số việc cần thiết để Thảo có thể đi thật nhanh chính ủy rút trong ví ra một tờ giấy dầy khổ nhỏ như quân tú-lơ-khơ, có ba vạch chéo màu đỏ và lấy bút ghi vào đấy hai chữ«Ba người », rồi đưa cho Phương Thảo:

        — Đây là cái giấy ưu tiên đặc biệt trong việc sử dụng phương tiện vận tải đường bộ, em giữ lấy để đi về cho nhanh.

        Thảo đón tờ giấy trong tay chính ủy, liếc nhìn. Bỗng cô ngẩng lên ngạc nhiên:

        — Báo cáo chính ủy, em đi một mình hay có đồng chí nào cùng đi nữa ạ?

        Chính ủy lắc đầu :

        — Không, em đi một mình thôi. Nhưng khi ra không phải dùng giấy này vì đã có xe của nhà rồi.

        — Sao em thấy đề ở đây những ba người ? ?

        — Ghi thế để nếu kịp thì Quang sẽ vào luôn với em,

        — Quang với em sao lại những ba người ?

        Chinh ủy vờ cúi nhìn quyển sổ để trên bàn, tránh không cho Thảo trông thấy nụ cười kín đáo của mình:

        — A, là phòng xa thế, nhỡ đột xuất có ai cần thiết cùng đi nữa thì cho nó tiện.

        Suốt dọc đường quay về chỗ trú quân, Thảo cứ băn khoăn mãi, không biết tại sao chính ủy lại ghi vào cái giấy ưu tiên đặc biệt ấy những ba người. Bởi với giấy tờ, xưa nay chính ủy vốn là người nghiêm khắc nổi tiếng, chắc không phải chính ủy vô tình mà ghi như thế. Vậy thì người thứ ba sẽ cùng vào với Quang và Thảo là ai ?
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 27 Tháng Hai, 2020, 07:22:51 am »

 
CHƯƠNG VIII

        Tiếng còi báo yên vừa nổi lên, các bệnh nhân đã ùa ra khỏi hầm. Vì đang xâu dở chiếc quai dép nên Quang ra chậm hơn anh em một chút. Vừa ló ra cửa hầm, cô hộ lý nhà A, không biết đứng đây từ lúc nào, vội túm ngay lấy Quang:

        — Thế về sau ông ấy làm thế nào? — Anh kể tiếp đi Quang vừa gỡ tay cô hộ vừa cười :

        — Cô định bỏ nghề hộ lý đi theo địa chất công trình đấy à ?

        Quang vừa dứt lời một giọng miền Nam đứng tuổi từ trong cửa hầm vọng ra:

        — Mày làm con nhỏ sinh nghiền rồi đó nghe.

        Cô hộ lý và Quang cùng quay lại: bác Tám Huỳnh đang chống nạng bước ra. Đến cạnh Quang, bác ghé sát lại mím môi, hất hàm ra hiệu. Hiểu ý, Quang lấy bật lửa châm điếu thuốc lá sâu kèn còn một mẩu vẫn đang dính ở một bên mép cho bác. Châm xong, bác Tám Huỳnh đứng rít liền mấy khói rồi nhổ mẩn thuốc đi, quay sang bảo Quang:

        — Chuyện đó, sau ông làm cách sao, mày kể nốt cho con nhỏ nó nghe !

        Cô hộ lý được thể túm áo Quang, trì triết:

        — Ghét cái anh Quang, kể chuyện lại cứ hay bỏ lửng.

        Một số bệnh nhân ra trước — thấy thế cũng quay lại vây lấy Quang:

        — Thôi, tranh thủ kể nốt anh em nghe không có lại báo động bây giờ đấy.

        Bác Tám Huỳnh chừng như lại muốn hút thuốc lá, bác ngó truớc ngó sau rồi bảo mọi người:

        — Vào đây ngồi chuyện chơi chứ đứng chi đó hoàibay!

        Vừa nói bác vừa lục cục chống nạng rẽ vào bãi cỏ, ngồi xuống dưới một gốc cây ngô đồng. Chiều ý mọi người, Quang cũng vào ngồi cạnh bác Tám. Chính Quang cũng không hiểu tại sao anh em lại thích nghe những mẩu chuyện của Quang. Thật cũng lạ ! Mọt anh cán bộ kỹ thuật cầu đường mà đi kể chuyện thì còn có ra cái gì nữa mà cũng cứ thích. Mà nào có phải chuyện đông tây kim cổ, thế thái nhân tình gì đâu cho nó cam. Đằng này lại toàn chuyện kỹ thuật mới lạ chứ... Lúc này, Quang đang kể về chuyện chống lún ở trường đại học bách khoa. Vùng đất của trường này xưa kia vốn là một đầm lầy dần dằn bồi tích lên thành đất thổ cư. Khi xây dựng trường, công tác khoan thăm dò địa chầt công trình làm chưa được chính xác lắm nên khi xây xong thì khu nhà chính của trường bị lún nghiêng. Vì trường này do nước bạn giúp ta xây dựng nên các chuyên gia cùng phối hợp với cán bộ của ta nghiên cứu cách xử lý. Hồi ấy, cán bộ kỹ thuật về địa chất công trình của ta chưa có mấy và nói chung cũng còn mới cả nên loay hoay mãi, vẫn không tìm được biện pháp nào có hiệu quả. Các đồng chí chuyên gia trực tiếp giúp đỡ xây dựng trường cũng vậy. Cuối cùng các đồng chí đó mời một viện sĩ thông tấn của Viện hàn lâm khoa học sang giúp đỡ. Ông này là người rất giàu kinh nghiệm về lĩnh vực nước ngầm, lầy và trượt. Câu chuyện đang kể đến đấy thì báo động.

        Đợi bác Tám Huỳnh châm xong điếu thuốc mới, Quang bắt đầu kể tiếp:

        — Trước khi sang, ông ta yêu cầu gửi cho ông ta tất cả các tài liệu về địa chất ở khu vực đó và cả những bản tường trình về những biện pháp chống lúu đã, áp dụng nhưng không có kết quả. Ông ta nghiên cứu khoảng đâu một tuần gì đó rồi ông ta đánh điện sang là ông ta rất bận nên chỉ có thể sang được trong vòng hai tiếng đồng hồ.

        Eo ôi ! Từ châu Âu sang đây mà chỉ có hai tiếng đồng hồ thì làm được cái gì, — Cô hộ lý buột miệng kêu lên.

        — Cứ yên nào, để người ta kể cho nghe — Quang ngắt lời cô hộ lý tiếp — nhận được cái điện ấy thế là quân ta không biết chuẩn bị gặp gỡ đón tiếp và làm việc như thế nào cả vì... hai tiếng đồng hồ... có một trăm hai mươi phút, làm ăn gì? Hỏi các đồng chí chuyên gia thì các đồng chí ấy bảo đối với ông này mà được hai tiếng là quý lắm rồi đấy. Thành ra quân ta đành phải sửa soạn mọi thứ thật chu đáo và tiến hành luôn các thủ tục ngoại giao ở trên ô tô dọc đường từ sân bay về trường. Thế là, xuỵch một cái xe đến nơi là họp liền. Ông ta ngồi hỏi han tình hình một lúc độ mươi mười lăm phút gì đó rồi ông ta đi xem loanh quanh một vòng, mất tất cả độ một tiếng. Sau đó ông ta đòi đi trực thăng xem phong cảnh Hà Nội. Đúng hai tiếng đồng hồ, ông ta lên máy bay về luôn.

        Nghe, đến đây, bác Tám Huỳnh khoái trá cười hà hà:

        — Cha chả, giỏi dữ đa ! Ngữ này Quỷ Cốc tiên sinh kêu tông cụ!

        Thấy bác Tâm chen vào bình phẩm, mấy thanh niên và cô hộ lý vội lay lay cái nạng bác đặt trên đùi:

        — Ông nội ơi! Để yên xem thế nào đã nào!

        Bác Tám trợn mắt:

        — Người ta giỏi phải khen người ta giỏi chứ!

        Ròi hác quay sang Quang:

        — Dậy thôi, chú mày kể tụi nó nghe đi!

        Quang lại tiếp tục kể:

        — Trước khi  máy bay cất cánh, ông ta mới đưa ra một mảnh giấy ghi vắn tắt cách xử lý và dặn: bây giờ tôi đi Ấn Độ, sau ba ngày tôi sẽ có mặt ở Mát-xcơ-va. Năm hôm nữa các anh điện cho tôi biết kết quả. Rồi ông ta đi. Quân ta giờ giấy ra xem thì hóa ra chẳng có gì cả.

        Đám đông xúm cả lại chung quanh Quang, nhao nhao hỏi:

        — Sao, ông ta cũng chịu à?

        Quang lắc đầu, cười:

        — Không phải , quan hệ quốc tế đâu phải chuyện đùa. Là nói cái cách xử lý của ông ta xem ra cũng chẳng có gì ghê gớm cả. Trước đây, quân ta cứ loay hoay với những công thức nọ, công thức kia, thậm chí còn định dùng cả cần cẩu bay để kéo cái bên lún lệch ấy lên mà chêm chèn nữa cơ. Thành ra khi xem : cái cách xử lý của ông ta anh nào cũng bị hẫng một cái vì nó đơn giản quá, hầu như chẳng tốn kém gì mấy và cùng chẳng phải dùng đến máy tính điện tử điện tung gì cả, mà nó chỉ như mấy anh lái đò xếp lại hàng cho nó cân thuyền ấy thôi — Tức là ông ta bảo nền đất ở đây chưa ổn định cho nêu nó lún chứ không phải tại xây nhà lệch. Bây giờ chỉ cần làm cho nó lún hết sức lún của nó là nó không lún nữa, thế là xong. Đấy là lý thuyết. Còn biện pháp thì chỉ cần cho ô tô chở cát vào đổ ngập tầng một của tòa nhà bị lún, rồi đợi cho tòa nhà đó nó sụt xuống độ mười lăm phân, nghĩa là đến hết độ lún của nền đất, thí là tự nhiên căn nhà hềt lệch. Và chỉ còn có việc moi hết cát rạ, quét dọn sạch sẽ rồi mở cửa cho sinh viên vào học, thế thôi!

        Vì sợ ngồi lâu anh em lại đòi nghe nữa nên kể xong. Quang tranh thủ đứng dậy, phủi quần, định vào trong nhà tiếp tục làm nốt bản «giải trình» vì tình hình địa chất của cái đoạn sử nói về động Chân Linh, thì thấy có y tá trực ban xăm xăm bước lại. Chưa đến nơi, cô đã giơ tay lên dứ dứ và kéo dài cái giọng ra dọa:

        — Anh Quang nhớ! Anh Quang chét nhớ! Thế mà dám giấu em. Phen này thì phải làm cho «trông thấy nhỡn tiền» chứ nhất định không tha đâu !

        Ròi cô ta túm lấy tay Quang lôi xềnh xệch.

        — Đi, đi ra ngoài kia. Lại còn vờ hử !

        Không hiểu đầu đuôi thế nào, Quang vội đi theo y tá. Đến cuối khu nhà A, còn cách cổng thường trực độ hai chục thước, cô y tá tụt lại phía sau, ẩy mạnh Quang một cái:

        — Đây! Người nào đứng ở ngoài ấy, đã «nhỡn tiễn» chưa

        Rồi cô chạy vào đầu nhà, thập thò đứng ở trong cửa nhìn ra.   

        Đến gần phòng thường trực thì Quang nhận ra Phương Thảo. Một cảm giác rất lạ, Quang chưa từng gặp bao giờ ập đến, làm Quang bối rối đứng ngây ra trước mặt Phương Thảo.
« Sửa lần cuối: 28 Tháng Hai, 2020, 07:23:56 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 28 Tháng Hai, 2020, 07:24:41 am »


*

        Sau khi lập thể dục và rửa ráy qua loa xong Quang đi thẳng lên phòng chủ nhiệm khoa, bỏ cả ăn sáng. Tưởng không có ai đến trước mình, nhưng khi bước vào, Quang đã thấy đến năm, sáu người đợi đấy. Chủ nhiệm khoa đang hỏi một bệnh nhân, trông thấy Quang, vội xô ghế đứng lên bắt tay và mời Quang ngồi. Sau khi xin lỗi người bệnh đang làm việc dở, đồng chí quay sang hỏi Quang :

        — Hiện giờ anh thấy trong người thế nào?

        — Báo cáo đồng chí : rất khỏe ạ !

        Và Quang tủm tỉm nhìn đồng chí chủ nhiệm:

        — Báo cáo, có khi còn khỏe hơn hồi ở đơn vị đấy ạ !

        Đồng chí chủ nhiệm giơ tay chỉ vào những bệnh nhân đang, ngồi đợi, như phân trần :

        — Tất cả các đồng chí đây cũng đều báo cáo như vậy cả. Nhưng tôi biết, có đồng chí đêm qua còn rên sốt cơ đấy.

        Rồi đồng chí chủ nhiệm nhìn Quang thân mật:

        — Ban lãnh đạo nhà điều trị an dưỡng của khoa tối hôm qua đã họp và nghe đọc lá thư công tác của Ban chí huy phân bộ tiền phương gửi cho bệnh viện về việc của đồng chí. Sau khi nghe các cán bộ chuyên môn báo cáo cụ thể về tình hình vết thương và trạng thái sức khỏe chung của đồng chí, Ban lãnh đạo đã nhất trí để đồng chí xuất viện trước 15 ngày. Đối với chúng tôi, việc đó cũng giống như trường hợp các đồng chí giãi quyết cho xe có việc hỏa tốc đi qua một đoạn đường chưa chữa xong. Vì vậy, mặc dầu đã cho xe đi, nhưng vẫn phải tiếp tục sửa chữa cho hoàn chỉnh đoạn đường, ở đây chúng tôi cũng thế, để đồng chí xuất viện trở về đơn vị chiến đấu nhưng chúng tôi cũng đã tính đến việc tiếp tục tăng cường sức khỏe cho đồng chí như thế nào. Sáng nay, đồng chí có thể đi chuẩn bị giấy tờ thủ tục xuất viện, đến chiều, đồng chí lại phòng điện quang để kiểm tra lại và nhận phiếu điều trị ngoại trú.

        ... Cầm tờ giấy xuất viện trong tay, Quang cúi chào và siết chặt tay đồng chí chủ nhiệm rồi quay ra phòng hành chính ở gần cổng. Dọc đường, gặp Thảo đang quanh quẩn ở đầu nhà khách, Quang báo cho Thảo biết mọi việc đã ổn cả. Sau khi làm xong các thủ tục nhân sự, Quang và Thảo vừa quay ra thì gặp một chiếc ôtô con từ ngoài cổng đi vào. Quang kéo Thao dừng lại định nhường cho chiếc xe đi trước, nhưng chiếc xe chạy chậm dần và dừng lại trước mặt anh. Một cô gái, tóc uốn ngắn ló đầu ra cửa xe khẽ gọi:

        — Anh Quang !

        Quang ngơ ngác nhìn có gái một chút bỗng kêu lên :

        — Kia, bạn Quế !

        — Ba em đến thăm anh đây! — Vừa nói, Quế vừa mở cửa xe bước xuống.

        Đồng chí viện phó cũng từ trong xe bước ra. Quang chưa kịp chào, đồng chí đã chìa tay:

        — Thế nào, khá rồi chứ?

        Quang nắm chặt bàn tay đồng chí viện phó, mừng rỡ:

        — Dạ, báo cáo bác, cháu được ra viện rồi đấy ạ.

        Đồng chí viện phó tỏ vẻ ngạc nhiên:

        — Thật à? Sao lần trước đến nghe các đồng chí phụ trách ở đây bảo là giữa tháng 11 kia mà ?

        — Dạ, báo cáo có yêu cầu đột xuất ạ. May quá, bác đến chứ không chốc nữa cháu cùng phải về Viện. Có thư của tuyến gửi cho bác đấy ạ.

        Đồng chí viện phó «à» một tiếng như đã hiểu ra và quay lại giục:

        — Thôi, đi Quế, vào trong kia ta sẽ nói chuyện.

        Như sực nhớ ra còn cô gái đứng sau Quang, đồng chí viện phó hỏi:

        — Còn đồng chí này cũng xuất viện hay thế nào thế này ?

        Quang quay lại, xuýt xoa:

        — Chết, xin lỗi, cháu quên chưa giới thiệu với bác. Đây là đồng chí Phương Thảo, cán bộ của tuyến vừa mới ra chiều qua về việc của cháu đấy ạ. Thư của bác cũng do đồng chí ấy mang ra.

        — A, thế ra là được gặp «sử giả tiền phương » đây rồi. Đồng chí viện phó vui vẻ bắt tay Thảo và dắt cô cùng đi.

        Mai Quế bước theo sau bố, vừa đi, vừa liếc nhìn Phương Thảo, rồi lại nhìn Quang, tủm tỉm:

        — Anh Quang thích nhỉ! — Quế lấp lửng trêu.

        — Thích gì cơ? — Quang nhìn Mai Quế hỏi lại.

        — Được ra viện, lại được... thì phải thích chứ!

        Quang đỏ mặt :

        — Bạn Mai Quế ghè lắm nhớ! Không chơi kiểu « nước ngầm » thế đâu!

        — Không nước ngầm thì «trượt đẩy » vậy nhớ! —  Quế vẫn bám riết.

        Thấy vậy, đồng chí viện phó quay lại mắng khẽ: — Con này chỉ hay đùa dai.

        .... Rồi nửa như bênh Quang, nửa như mách nước, đồng chí quay sang bảo Quang:

        — Chuyện với chúng nó, các anh hiền lành thế không được đâu. Cứ phải như thằng Kha nó mới trị nổi. Chúng nó nói một thì mình phải nói hai vào nó mới chịu.

        Nghe đồng chí viện phó nói, cả Quang và Quế cùng cười. Riêng Thảo thì đỏ mặt, im lặng: cuộc gặp gỡ này có nhiều bất ngờ và khó hiểu đối với cô quá.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 29 Tháng Hai, 2020, 06:12:20 am »


        Đi đến cạnh khu vườn ở đầu nhà khách, trông thấy có mấy chiếc ghế đá bỏ không, đồng chí viện phó kéo mọi người rẽ vào đấy ngồi.

        — Bây giờ, trước khi bàn chuyện, anh Quang cho tôi xem cái thư một tý đã. — Vừa nói, đồng chí vừa —  ngả lưng vào thành ghế.

        Quang ra hiệu cho Phương Thảo lấy thư đưa cho đồng chí viện phó. Trong khi chờ bố đọc thư, Mai Quế nói chuyện với Phương Thảo. Gọi là nói chuyện, nhưng thực ra là một bên hỏi và một bên trả lời:

        — Chị cùng đơn vị với anh Quang ?

        — Dạ, cùng!

        — Chị ra đây hôm nào?

        — Dạ, chiều hôm qua.

        — Đường từ trong ấy ra đây mất mấy ngày?

        — Dạ, năm đêm.

        — Một đêm trung bình đi được bao nhiêu cây số ?

        Thảo liếc nhìn Quang (như ngầm bảo: cái cô bạn của anh đúng là không hiểu gì về đường đất hiện nay cả), rồi trả lời:

        — Không tính trung bình được chị ạ. Có đêm đi hơn hai trăm cây số, có đêm chỉ dăm chục.

        — Đi dường chắc vất vả lắm nhỉ.

        — Dạ, đi được là tốt rồi.

        — Chị đi một mạch ra đây hay có dừng lại đâu không?

        — Dạ, khôug!

        — Chị còn nghỉ lại Hà Nội hay định về ngay?

        — Dạ, có lẽ em cũng vào ngay.

        — Có rẽ qua về nhà một tí không?

        — Còn xem tình hình thế nào đã ạ.

        Thảo vừa dứt lời. Quang chen vào:

        — Đồng chí ấy đi phép, nhưng kết hợp công tác đấy. Lẽ ra thì về nhà trước rồi mới lên đây, nhưng đồng chí ấy «tích cực» quá lại đi thẳng luôn ra đây trước.

        Mai Quế nháy mắt cười hóm hỉnh:

        — « Vận Irù » thế là giỏi đấy chứ!

        — Sao giỏi ?

        — Lại còn sao nữa! Ra đây trước rồi mới về là hợp lý cả việc «riêng» lẫn việc «tư» chứ còn sao nữa... A chết, cả việc «công» và việc «tư», mình nói nhầm.

        Nói xong Mai Quế che miệng cười. Thảo ngượng nghịu đỏ mặt quay đi. Còn Quang thì lăm le tiến công lại :

        — Còn bạn nữa đấy bạn ạ! Chả phải trêu đâu. ít ngày nữa tôi vào tôi sẽ «trả đũa » ở trong ấy cho mà xem. Lúc ấy chưa biết anh nào van anh nào chứ tưởng ạ !

        Rối quay sang Thảo, Quang nháy mắt giới thiệu:

        — Người yêu của Kha đấy. Anh Kha, bạn mình, dẫn đoàn cán bộ qua Viện vào ấy mà.

        Mặt Thảo hơi tái lại, nhưng Quang không để ý, vẫn nói tiếp:

        — Bạn Quế này, muốn biết «tin mật » trong ấy thế nào thì phải hỏi đây này: « chủ tịch phân hội phụ nữ Trường Sơn » đấy. — Vừa nói, Quang vừa chỉ vào Thảo.

        Bến lượt Quế ngượng nghịu. Nhưng cô vẫn lấn lướt:

        — Anh Quang nói đùa đấy Thảo ạ. Đừng tin ! Anh Kha chỉ là cán bộ cùng cơ quan với mình thôi... Thế ra anh ấy cũng vào chỗ ấy đấy à ?

        — Dạ, có! — Thảo đã bình tĩnh trở lại — Anh Kha vào đến nơi thì anh Quang bị thương. Hiện nay anh Kha đang phụ trách đội em.

        — Sao, Kha trực tiếp phụ trách đội à ? — Quế ngạc nhiên hỏi lại.

        Thảo vờ cúi xuống vân vê tà áo, cố giấu nụ cười ranh mãnh
— Dạ, anh ấy không làm đội trưởng nhưng trực tiếp chỉ huy đội.

        — Thế ai làm đội trưởng ?

        — Xin lỗi bạn Quế nhớ — Quang lại chen vào — mình quên chưa giới thiệu với bạn, đây là đồng chí đội trưởng đội xung kích kỹ thuật đang làm việc dưới quyền phụ trách trực tiếp của bạn Kha đấy.

        Mai Quế bắt đầu ngắm nghía Phương Thảo kỹ hơn và ánh mắt cũng có vẻ xét nét hơn. Vốn sống ở Hà Nội từ nhỏ, lại sinh hoạt ở trong viện, nơi tập trung khá điển hình đủ các loại «tài hoa», Quế rất tinh ý trong lĩnh vực xét đoán những vẻ đẹp. Theo cách nhìn của Quế thì Phương Thảo có một vẻ đẹp đáng giận, một vẻ đẹp mà các cô gái Hà Nội rất muốn có, bởi vì, hơn ai hết, họ chính là người hiểu rõ nhất giá trị và cái sức mạnh «almaz»1 của cái vẻ đẹp ấy. Trong trí tưởng tượng thuộc vào loại tuơng đối phát triển của Quế, thì trong khung cảnh chiến đấu ác liệt của Trường Sơn, vẻ đẹp của Phương Thảo có thể coi như một cái máy nghiền nghị lực. Đáng giận và cũng đáng gờm. Những ý nghĩ đó diễn ra rất nhanh trong đầu Quế và dẫn cô đến một câu hỏi khá kỳ cục:

        — Anh Kha ở luôn với các chị à?

        — Dạ, vâng! — Phương Thảo đã hoàn toàn giữ được thế chủ động trong câu chuyện.

        Và cô bắt đầu tấn công dồn dập:

        — Anh Kha vui tính lắm chị ạ. Từ ngày có anh ấy, đơn vị cứ như hội suốt ngày. Chả là đội chúng em có đến chín mươi phần trăm nữ mà. Anh ấy hát hay, nhạc cũng giỏi, nhưng mà nghe anh ấy kề chuyện thì rắn trong lỗ cũng phải bò ra. Đến nỗi bây giờ cứ trông thấy anh ấy là các cô trong đội lại hát trêu «Kìa, con ếch xanh ». Cứ suối ngày như vậy, bảo thế nào cũng không được

        Khi sử dụng chi tiết «Kìa, con ếch xanh» Phương Thảo đã dùng một đòn hiểm đánh vào chỗ yếu nhất của Mai Quế là cái tính đa nghi, bởi vì, trong quá trình quan hệ với Kha trước đây, Thảo biết Kha rất thích bài hát đó và cũng đã từng chinh phục nhiều người bằng bài hát đó.

-----------------
        1. Kim cương, tiếng gốc Hy-lạp có nghĩa là «không thể cưỡng nổi ».
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 01 Tháng Ba, 2020, 06:30:07 am »

       
        Quả nhiên như vậy, Phương Thảo nói xong, Mai Quế ngồi lặng đi một lúc rồi mới run run hỏi tiếp:

        — Chị về, Kha có biết không?

        — Dạ, có!

        Thế là đủ! Mai Quế thầm nghĩ. Biết có người về thẳng Hà Nội gặp Quang mà không có thư, có nghĩa là... không muốn cho « người đẹp » biết «người yêu ». Trong sự suy nghĩ đã có chiều hoảng loạn của Quế thì không có một lý do nào có thể chấp nhận được về sự không gửi thư này.

        Lát sau, chừng như sực tỉnh trước những ý nghĩ hơi sa đà của mình, Quế có vẻ ngượng ngùng, chống thẹn:

        — Dạo này anh ấy có được khỏe không chị ?

        — Dạ, cũng vẫn bình thường chị ạ. Nhưng mấy hôm nay thì gay đấy. Trận Cô-Tan anh ấy bị thương.

        Quế định òa lên khóc nhưng rồi cô cố kìm lại được. Cô rút khăn tay vừa thấm nước mắt, vừa quay sang bố :

        — Ba ơi ba, anh Kha bị thương rồi ba ạ!

        Dứt lời, Quế không kìm được nữa, cô gục hẳn đầu vào vai ông cụ thổn thức. Lẽ tất nhiên ai cũng có thể hiểu tiếng khóc của cô dành cho vết thương của Kha một phần, còn một phần nữa — mà có thể đây mới là phân chủ yếu nhất — cô dành cho chính nỗi hờn giận của cô. Nhưng đối với tuổi trẻ tinh khiết như cô, cả hai điều đó đều đáng mến cả.

        Thấy con gái khóc, đồng chí viện phó giật mình, ngòi thẳng lên:

        — Cái gì thế? Sao, thằng Kha làm sao?

        — Thưa bác, anh Kha bị thương ạ. — Thảo trả lời.

        — Có sao không cháu ?

        — Dạ, thưa bác anh ấy bị một mảnh rốc két vào cánh tay nhưng cùng không sao, vẫn làm việc được ạ

        Đồng chí viện phó thở phào một cái rồi quay sang con gái:

        — Tưởng gì, có thế mà cũng khóc. Bây giờ tao điều mày vào trong ấy công tác thì mày làm sao nào ?

        Như đã vợi được một phần nỗi ấm ức trong lòng, Mai Quế xây người, tựa vào vai Phương Thảo, đối đáp lại bố:

        — Ba cứ ký lệnh điều động đi, con sẽ đi ngay chị Th ảo nhỉ!

        Có một thứ tình cảm gì đó không rõ rệt, nhè nhẹ dâng lên từ đáy lòng Phương Thảo khi nghe câu nói của Quế. Cô khe khẽ ôm lấy đôi vài mềm mại của Quế, thì thầm:

        — Đi chứ, sợ gì Quế nhỉ!

        Sau câu nói đó, tự nhiên Thảo thấy thương Quế vô chừng, cái tình thương của người đi trước, đã phải trải qua những nỗi gian truân trên đường đời đối với người đi sau cùng cảnh ngộ. Hơn hai năm trước đây. Thảo cũng mới bập bẹ nói đến hai tiếng « ra đi » và cũng phải mang trong lòng những nỗi hờn giận riêng tư của tuổi trẻ như Quế bây giờ. Cầu mong cho Quế tránh được cái điều mà Thảo đã không tránh dược.

        — Thôi, ta bàn công việc một tí hả !

        Đồng chí viện phó vừa nói, vừa đặt lá thư lên đùi —  Như vậy là cô Thảo mang thư ra rất kịp thời. Ở viện cũng vừa nhận được thông báo của Bộ về tình hình Cô-Tan. Cậu Kha đúng là chưa đủ sức đối phó với chuyện này. Sở dĩ trước đây cho cậu ấy vào là chúng tôi đã tính đến có anh Quang ở trong đó rồi nên mới quyết định cho đi, một phần để tăng cường lực lượng cho trọng điểm, một phần cũng là để cho địch nó « phê hình » việc của cậu ấy cho nó dễ tiếp thu hơn...

        Nói đến đây, đồng chi liếc nhìn con gái một cái (như ngầm bảo : chúng mày còn thơ dại lắm các con ạ, làm được đôi ba việc con con đã vội mang ảo tưởng thiên tài, lúc nào cũng công thức nọ, công thức kia, nay Pa-lô-mác-đi-nan, mai Công-glô-mê-đéc-ních, hãy chịu khó cúi sát xuống mặt đất mà nhìn, còn vô khối thứ ở ngay dưới chân chúng mày mà chúng mày chưa làm được đấy các con ạ!), rồi tiếp:

        — Tôi cũng đã có nhắc nhở nhưng chắc lúc đi cậu Kha chưa nhận rõ được điều ấy. Tài năng đã hạn chế mà lại chủ quan nữa thì thất bại cũng không có gì lạ. Chỗ thiếu sót của chúng tôi là sau khi biết anh Quang bị thương phải đưa về hậu phương điều trị mà không kịp thời bổ sung lực lượng ngay. Nhưng tình thực biết là thiếu sót đấy nhưng hiện tại rất khó khắc phục vì chỉ có hai cậu là đã làm sâu ở tuyến đó, am hiểu tình hình, bây giờ đưa cậu khác vào thì cũng chỉ đến như mấy cậu đi cùng với Kha thôi, còn kiếm người thật xuất sắc thì chúng ta cũng còn mấy đồng chí có học vị vào loại kha khá đấy nhưng các đồng chí ấy chỉ đi qua « ngầm và trượt» để làm cái khác thôi chứ chưa có ai chuyên về lĩnh vực này. Thành ra... khó thế đấy, cái cần thì không có, cái có lại chưa cần...

        Dừng lại một chút, đồng chí nói tiếp:
 
        — Bây giờ tình hình khó khăn như thế, mà lực lượng của Viện thì cũng đang phải chi viện cho nhiều nơi, cho nên tối hôm qua chúng tôi họp bàn, cách tốt nhất vẫn là cố gắng để đồng chí Quang trở lại tuyến sớm ngày nào hay ngày ấy. Đã đành là trong ấy các đồng chí ở Bộ Tư lệnh và ở Phân bộ cũng sẽ có nhiều cách đối phó, nhưng nhiệm vụ của chúng ta là phải làm tham mưu cho các đồng chí ấy không những trong nhiệm vụ vận chuyển trước mắt mà còn phải tìm được cách phá «chiến thuật» của chúng nó nữa, mà cái ấy mới lâu đài và cơ bản. Ý của viện như thế, mà trong thư của các đồng chí ở Phân bộ vừa gửi về cũng nhất trí như thế, vậy là chỉ còn xem ý kiến anh Quang thế nào nữa thôi....

        — Dạ, thưa bác, cháu đã báo cáo với bác là cháu đã xin được phép xuất viện rồi ạ! — Quang trả lời — Mọi thủ tục giấy tờ cũng đã xong cả, chỉ còn chiều nay kiểm tra điện quang một tí nữa là có thể đi được thôi ạ!
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 02 Tháng Ba, 2020, 06:29:27 am »


        Nghe Quang nói, đồng chí viện phó khẽ gật đầu:

        — Ngay trong cuộc họp ở viện tối hôm qua, các đồng chí cũng đã đoán anh sẽ trả lời như thế. Cho nên sáng nay tôi mới đến đây sớm, phần thăm anh, phần cũng là để bàn cụ thể thêm với anh, vì thời gian rất khẩn trương, để anh về viện thì e nó mất nhiều thì giờ cho anh. Bây giờ tôi hỏi thật anh, và anh nghĩ thế nào cũng cử trả lời thực, cho tôi biết chừng: Anh có tin rằng anh xử lý được đoạn đường qua Cô-Tan không ?

        Đối với Quang, câu hỏi thật giản dị và rõ ràng đến mức chỉ cần nói một tiếng cũng đủ cho cả câu trả lời: «có» hoặc « không ». Nhưng chính vì thế nên mặc dầu đã bao nhiêu ngày suy nghĩ tính toán về cách đối phó ở Cô-Tan rồi mà bây giờ Quang vẫn thấy cần phải cân nhắc thêm trước khi trả lời đồng chí viện phó.

        Anh im lặng suy nghĩ một lúc rơi ngước nhìn đồng chí viện phó:

        — Thưa bác, cháu tin chúng ta nhất định vượt qua được Cô-Tan.

        Đồng chí viện phó gật đầu, vui vẻ:

        — Bây giờ ta bàn cách vượt. Tôi không yêu cầu anh trình bày phương án ở đây đâu, mà tôi chỉ muốn hỏi anh một điều: trong cái đám lùng nhùng rối loạn ở Cô-Tan hiện nay, anh chú ý đến cái gì nhất: lầy, trượt, nước ngầm, phương tiện, lực lượng... hoặc là bất cứ cái gì đó cũng được tùy anh?

        — Thưa bác, ngay từ lúc bị thương cho đến tận bây giờ, cháu vẫn nghĩ đến «Tầng đá mẹ».

        Nghe Quang nói đến tầng đá mẹ, đồng chí viện phó sững người như bị vấp vào một cái gì ở trước mặt. Đồng chí từ từ ngả người lên vách ghế, hai mắt nhắm nghiền, im lặng. Trong đầu đồng chí vang lên cái âm hưởng dồn dồn của mấy tiếng sau cùng trong câu trả lời của Quang: Tầng đá mẹ! Chà, chà! Tại sao cái anh chàng lom nhom bé nhỏ, lúc nào trông cũng nhếch nhác thế mà lại có những suy nghĩ táo tợn đến như vậy nhỉ! Cứ ngắm con người của anh ta thì không sao tưởng tượng được là anh ta đã moi cái ý nghĩ ấy ra từ chỗ nào...

        Tầng đá mẹ!

        Như thế có nghĩa là sức nghĩ của anh ta đã phóng đi như một mũi kiếm khổng lồ tách đôi lớp vỏ địa tầng trên khu vực Cô-Tan, sẽ lật nhào cả một triền núi xuống, sẽ phá tan sào huyệt của mọi thứ nước ngầm và trượt, để cho tầng đá mẹ dâng lên, mang cái chất đá rắn chắc, gân guốc, đã tôi luyện từ vạn, triệu năm trong lòng đất ra đọ sức với quân thù Chao ỏi! Tầng đá mẹ! Chao ôi! Những đứa con!

        Hai giọt nước mắt trong suốt từ từ lăn qua những nép nhăn tuổi tác trên gò mà đồng chí viện phó. Lát sau, đồng chí ngồi dậy, trìu mến nhìn Quang:

        — Tầm suy nghĩ của anh đã làm tôi choáng váng cảm động. Anh đã có nhũng dự tính gì về việc thực hiện chữa ?

        — Dạ, thưa bác, cháu cũng đã cố gắng để thiết lập phương án thực hiện. Nhưng cũng còn nhiều vấn đề chưa giải quyết được.

        — Anh có thể trình bày những vấn đề chủ yếu nhất ngay bây giờ được không ? Tôi không cần số liệu cụ thể mà chỉ càn biết những nét chính về lý thuyết.

        — Dạ, thưa bác, cũng có thể được, nhưng cũng báo cáo với bác là chưa đầy đủ đâu ạ.

        — Không quan trọng nhiệm vụ của viện là tạo mọi điều kiện để cho anh đầy đủ. Anh cứ nói đi, đừng quan niệm là đang trình bày phương án trước hội đồng xét duyệt, mà cứ coi như anh đang bàn bạc những ý định của mình với bạn bè.

        — Cám ơn bác, cháu dự tính sẽ lợi dụng thềm trượt cổ trên núi Chân Linh để lách lớp phủ quả núi này ra đến chiều sâu nền đá gốc ở cốt trung bình từ 500 đến 600, nghĩa là cũng có độ cao xấp xỉ với mặt đường hiện tại. Đồng thời, sẽ lợi dụng mối quan hệ địa tầng đánh sập luôn cả hệ thống trượt cục bộ, xé dài từ đầu đến cuối khu vực Cô-Tan. Trong khi hất lớp phù sa diệp thạch đi, ta sẽ phá vỡ luôn cả những túi nước đang hoạt động giữa các đáy sét nằm trong đó. Tim đường của ta sẽ đặt trên tầng đá mẹ, vạch một tuyến thẳng góc xuyên tâm với mặt cắt giữa hai sông. Nếu thực hiện được như vậy, tuyến Cô-Tan có khả năng mở tới sáu làn đường, thủ tiêu hẳn con chủ bài của địch. Nhưng tất cả những vấn đề còn lại là ở chỗ có khả năng làm được như vậy hay không? Có đủ sức thiết kế vụ phá nổ khổng lồ này không? Có đủ chất nổ để làm việc đó hay không? Có thể kiềm chế địch để triển khai lực lượng thi công phá nổ hay không? Nhưng trước hết, là liệu phương án này có thể được chấp nhận hay không?

        Sau khi nghe Quang trình bày, đồng chí viện phó im lặng ngồi suy nghĩ khá lâu. Một lúc sau, đồng chí mới hỏi:

        — Trong số những vấn đề còn lại, anh đã làm được những gì rồi?

        — Thưa bác, nếu như phương án đó được chấp nhận thì vấn đề chủ yếu nhất là thiết kế phá nổ. Trong vấn đề thiết kế thì phần tính toán cụ thể, cháu chưa có thì giờ làm, nhưng; có thể nhờ anh em giúp được. Còn phần cơ bản nhất không thể nhờ ai được tức là phần tổng hợp các yếu tố địa chất để xác định phương hướng phân vùng và định tầng định hướng phá nổ thì tuy chưa làm hẳn thành bản giải trình cụ thể nhưng cháu cùng đã xây dựng xong phần lý thuyết.

        Đồng chí viện phó ngẫm nghĩ một lát rồi bảo Quang :

        — Anh đừng tính toán vội. Bây giờ hãy hoàn thiện lý thuyết đi rồi lên bản giải trình cụ thể. Anh cố làm việc đó trong ngày hôm hay. Sáng mai tôi sẽ cho xe đến đón anh về viện để trình bày. Sau đó, ta sẽ bàn thêm vấn đề tính toán cụ thể. Anh nên nhớ là bản giải trình của anh như phương án của một chiến dịch, còn việc tính toán cụ thể thì như những trận đánh. Ta có thể  tổ chức nhiều trận đánh khác nhau để thực hiện mục đích chiến dịch chứ không nhất thiết chỉ dùng mỗi chiến thuật phá nổ thông thường như xưa nay vẫn làm. Anh thử tính lại xem, căn cứ vào tình hình cụ thể của hiện trường, ta có thể lợi dụng được những năng lượng gì khác ngoài năng lượng của phá nổ. Tôi gợi ý như thế chứ cụ thể thế nào thì anh phải động não mới được vì anh mới biết ở đấy có những nguồn năng lượng gì —  Thế nhé! Bây giờ tôi về. Tôi sẽ chuẩn bị thật chu đáo cho buổi làm việc sáng mai của anh. Anh có thể hoàn toàn tin rằng tôi sẽ là người đầu tiên và kiên quyết ủng hộ phương án của anh. Sáng mai, sau khi làm việc xong, anh yêu cầu gì, viện sẽ hết sức giúp đỡ. Cứ mạnh dạn. Trong công việc thì anh rất mạnh dạn rồi đấy, nhưng trong những chuyện sinh hoạt hoặc nhu cầu này nọ xem ra anh hay dút dát lắm. Thế là tốt nhưng đứng câu nệ quá, lắm khi nhỡ việc. Trong thời gian qua, anh em ở viện cũng chưa hiểu rõ anh lắm, cho nên... nhưng thôi, cứ làm đi đã, chuyện đó còn dài...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 03 Tháng Ba, 2020, 08:02:56 am »

  
*

        Đêm tháng mười, trời hơi lạnh.

        Mặt hồ Tây giăng mọt lớp sương mờ. Trăng hạ tuần treo lơ lửng trên những ống khói đen thẫm hình loa nhà máy điện Yên Phụ. Bè pháo nổi ghếch những nòng súng dài, cắt lên nên trời những góc tà tối thẫm.

        Sóng xôn xao trộn lẫn sương đêm và ánh trăng thấm gió lạnh.

        Con thuyền của Quang và Thảo lặng lẽ trôi đi giữa những vùng sen tàn, thỉnh thoảng mới nghe tiếng mái chèo động nước, và một vài tiếng cựa của gai sen..

        — Sao anh không cho thuyền ra xa ngoài kia một. tí có thích hơn không? — Thảo nghiêng người, cúi nhìn mặt nước, hỏi.

        — Ra đấy phạm nội quy nhà an dưỡng.

        — Nhà an dưỡng của các anh thích nhỉ, lại có cả thuyền.

        — Thảo này !

        — Dạ.

        — Thế ngày mai bạn tính thế nào đấy ?

        — Có lẽ em về trước, đợi anh ở nhà.

        — Về trước thì chán nhỉ! Mà nhỡ mình lạc dường không tìm được đến nhà bạn thì sao?

        — Thế thì em đợi vậy.

        — Đợi... « vậy »... thì cũng chán.

        — Thế thì thế nào?

        — Cũng chẳng biết thế nào.

        — Thế bạn định chỉ rẽ qua nhà có một tí thôi à?

        — Dạ !

        — Không nên đâu !

        — Sao anh ?

        — Mẹ giận.

        — Giận em hay giận anh?

        — Anh làm gì mà mẹ giận anh?

        — Lại không làm gì à ? Rủ con gái mẹ đi chứ còn làm gì nữa.

        — Eo ôi, thế thì sợ « nắm »! Anh chả về nữa đâu

        Bỗng giọng Thảo trầm hẳn lại:

        — Ừ, mà có lẽ anh cũng chả nên về làm gì.

        — Thảo nói gì thế ? — Quang sửng sốt hỏi.

        — Là em bảo anh không nên về nữa

        — Sao cơ ?

        — Không sao cả. Mẹ, em sẽ rất quý anh. Nhưng em sợ... anh buồn.

        — Em nói anh không hiểu

        — Nào em đã nói gì đâu mà anh hiểu đuợc.

        — Ở nhà có chuyện gì thế Thảo ?

        — Không. Ở nhà không có chuyện gì cả.

        — Chắc em muốn giấu anh ?

        — Không, em không muốn giấu anh đâu, nhưng em chỉ sợ...

        — Đừng ngại Thảo ạ. Cứ nói. Chuyện gì anh cũng sẵn sàng nghe

        — Nhưng trước khi nghe anh phải hứa với em một điều.

        — ?...

        —Anh phải cam đoan giữ thật kín những điều em nói.

        — Xưa nay chưa bao giờ anh làm khác thế đối với bạn bè.

        — Nhưng anh phải trả lời những câu hỏi của em.

        — Em cứ hỏi.

        — Anh đừng nói dối nhé!

        — Tại sao em cũng hay hoài nghi thế nhỉ?

        — Tại sao ư! Qua câu chuyện này rồi anh sẽ biết. — Anh quen chị Quế lâu chưa ?

        Quang hơi mỉm cười trong bóng tối:

        — Ạníi biết cũng lâu rồi

        — Từ bao giờ?

        — Cách đây hơn hai tuần. Bạn ấy cũng đi cùng với ông cụ vào thăm anh như sáng nay.

        — Thế anh biết Quế yêu Kha đã lâu chưa?

        — Cũng từ hôm ấy,— nhân một chuyện tình cờ, ông cụ nói ra.

        — Anh với anh Kha là bạn thân cơ mà?

        — Nhưng từ ngày ra trường không có dịp sống gần nhau.

        — Trước khi yêu Quế anh có biết anh Kha yêu ai không?

        — Thực ra anh chỉ là người bạn nhỏ của Kha, lại quanh năm đi lang bạt khắp nơi, làm sao có thể biết được chuyện ấy.

        — Bây giờ anh có muốn biết không?

        — Biết để làm gì. Không nên làm ảnh hưởng đến mối tình của Kha và Quế. Tuổi thanh niên, con trai Hà Nội mấy ai tránh khỏi có những cuộc gặp gỡ nửa chừng. Miễn là đừng để xảy ra những điều đáng tiếc.

        — Anh tốt với bạn quá nhỉ! Nhưng anh có thể tha thứ cho bạn một khi có những điều đáng tiếc xảy ra không?

        — Câu hỏi của em chung quá, rất khó trả lời, bởi vì chúng ta cần phải có một quan niệm thống nhất với nhau: thể nào là đáng tiếc đã chứ. Có thể tha thứ mà cũng có thể không tha thứ được, cái đó còn tùy từng sự việc, tùy từng hoàn cảnh.

        — Nhưng ví dụ anh ấy yêu một người, rất tha thiết, nhưng khi người kia vì nhiệm vụ phải đi xa, anh ấy không tán thành chuyện đi đó, cách mặt ít lâu, anh ấy chuyển sang yêu người khác. Như vậy có thể tha thứ hay không tha thứ?

        — Nhưng mối quan hệ giữa anh ấy và chị kia vẫn còn đang ở mức độ tình yêu riêng biệt hay đã có những giao ước xã hội rồi?

        — Nó ở vào khoảng giữa của hai thứ đó.

        — Như vậy Kha đáng trách một nửa, còn một nửa có the thân ái phê bình.

        — Nếu anh ở vào địa vị người con gái đó thì anh nghĩ sao ?

        Lần này, Quang im lặng một lúc mới trả lời:

        — Theo mình thì, Thảo ạ, người con gái đó nên vun đắp cho mối tình của họ bằng tất cả tấm lòng chân thành của mình, nhưng nếu có những hoàn cảnh thuận tiện cũng nên khéo léo góp ý kiến với cả hai người bằng cách tặng lại họ những bài học thấm thía của mình về tình yêu. Như vậy, cách xử sự của mình vừa đàng hoàng, quân tử mà nỗi đau của mình cũng khỏi phi hoài. Một người như thế chắc chắn hạnh phúc thật sự sẽ đến với họ.

        — Liệu ở đời có chắc thế không anh?

        — Chắc chứ!

        — Căn cứ vào đâu anh nói thế ?

        — Căn cứ vào chính « cái đời » mà chúng ta đang sống. Căn cứ vào những người chung quanh mình, căn cứ vào chính chúng mình, vào anh, vào em. Sự hoài nghi là một điều bất hạnh, mà một trong những điều bất hạnh lớn nhất là hoài nghi ngay hạnh phúc của mình...

        Sau mấy phút im lặng. Quang lại tiếp, giọng anh tỏ ra một sức mạnh thuyết phục:

        — Thảo ạ, theo anh thì một người dù có gặp sự không may như thế nào đi nữa cũng vẫn cứ nên tin tưởng ở tình yêu. Lòng tin ấy sẽ giúp ta đón nhận niềm vui trong cuộc sống như viên kim cương đón nhận những lia sáng mặt trời.

        — Em cũng muốn như thế!

        — Thì có ai ngăn cấm em thực hiện ý muốn đó đâu. Nhưng mà sao ta lại bàn nhiều đến chuyện ấy thế nhỉ? Em đang định nói với anh cái gì kia mà?

        — Chính cái chuyện ấy đấy anh Quang ạ ! Trước kia Kha đã yêu em... Dạo ấy, vào một phiên chợ hoa ngày tết...

        ... Con thuyền trôi dần ra khỏi vũng sen tàn ẩm ướt. Sóng êm vuốt nhẹ vào hai mạn.

        Đêm thu, những dải mây trắng từ phương Bắc xa xôi kéo nhau bay lang thang trên bầu trời cao vời vợi. Ánh trăng khi tỏ khi mờ. Ở góc trời phía Nam xa thăm thẳm, có một vì sao nhỏ lung lay...

        — Đấy, tất cả câu chuyện là như vậy, anh Quang anh có hiểu em không ?

        Một tiếng rú đột ngột vang lên từ những ống khói đen thẫm trên nóc nhà máy điện Yên Phụ. Ánh sáng toàn thành vụt tắt. Cả Hà Nội lùi vào bóng đêm sẵn sàng trong tư thế chiến đấu. Quang nắm chặt tay chèo, vùn vụt lao thuyền vào bờ. Còn cách bến chừng mươi xải thì súng nổ. Quang ghim chèo, ghé thuyền vào một gốc vối cổ thụ, ngửa cổ lên nhìn, cả bầu trời thủ đô như một rừng hoa lửa bay tung. Anh cảm dộng nắm chặt bàn tay lạnh ngắt của Thảo :

        — Anh rất hiểu em, Thảo ạ!... Nhưng đêm nay không phải là một phiên chợ hoa ngày tết, mà là...

        Một tiếng nổ dữ dội ở trên cao tạt gió xuống làm con thuyên tròng trành, cắt ngang câu nói của Quang. Và, ở giữa trời đêm Hà Nội, bùng lên một khối lửa khổng lồ đỏ rực, đang lao nhanh xuống mé sông Hồng.

        Đây đó vang lên những tiếng reo xa xa...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 04 Tháng Ba, 2020, 02:01:51 pm »


CHƯƠNG IX

        Dọc phố Yết Kiêu, hành khách đợi lấy vé đi tàu nằm, ngồi, ngổn ngang trên những nóc hầm trú ẩn công cộng. Đúng vào lúc kim giờ trên đồng hồ ga Hàng Cỏ rơi vào con số 5 thì có tiếng rè rè phát ra từ chiếc loa mắc ở gốc bàng đầu phố. Tiếp đó là mấy tiếng «a-lô, a-lô» thử máy. Phố Yết Kiêu nhộn nhịp hẳn lên. Tiếng cô phát thanh viên nhà ga bắt đầu dõng dạc kéo dài những tiết tấu hầu như không bao giờ thay đổi:   

        — Quý khách đi tàu chú ý!... Quý khách đi tàu chú ý!... Chiều nay, nếu không có gì thay đổi, nhà ga chúng tôi sẽ mở cửa bán vé từ mười bảy giờ ba mươi cho tuyến đường phía Nam. Quý khách đi tàu Nam xếp hàng lấy vé ở cửa số một. Cửa số một bán vé từ Ga Vọng đến ga Đò Lèn .

        Cô phát thanh viên chưa nói hết, tiếng ồn ào đã không sao kìm lại được trong đám hành khách. Hình như trong cả «bài giờ tàu» của cô người ta chỉ cần nghe có mỗi một câu «cốt từ» dó, và trong cái câu cốt tử đó người ta tập trung tất cả sự chú ý vào cái tên ga cuối cùng. Đò Lèn! Thế là tốt rồi. Thế là tuyến đường sắt phía Nam vẫn giữ được nguyên tình trạng của buổi chiều hôm qua, của buổi chiều hôm kia,cũng như của hai năm trước, sau cái trận Hàm Rồng nổi tiếng, mặc dầu, trong hai năm qua, con số máy bay của giặc Mỹ bị bắn rơi trên miền Bắc đã lên xấp xỉ ba nghìn. Niềm vui của hành khách đi tàu không chỉ dừng lại ở cung độ mà ngành đường sắt có thể phục vụ họ đêm nay, niềm vui đó đã nhanh chóng lan truyền sang những cung độ khác: những cung độ của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Người ta bắt đầu trò chuyện với nhau, chuyện với cả người quen chuyện với cả người lạ; những câu chuyện đủ loại và độc đáo đến nỗi là chỉ có thể nghe thấy ở những ga đợi tàu. Chuyện càng nhiều người ta đốt càng khỏe. Các chú bé bán thuốc lá bắt đầu chạy quẩn lên như những âm binh bị lạc tay ấn quyết. Một chú nhỏ khoảng lên mười, một tay kẹp ehiếc hộp sắt đựng thuốc lá vào nách, một tay cầm bao diêm, đứng ngơ ngác ngó quanh rồi tự dưng đâm bô đến trước mặt Quang, liến láu ;

        — Thuốc anh! Thủ Đô hay Điện Biên? — Chú nhỏ hỏi xong, liếm môi đợi.

        Quang hơi lạ trước cái kiểu bán hàng «bỏ bom» khách như vậy, nhưng anh thấy thương thương chú bé, nên khẽ nháy mắt, ra hiệu:

        — Trường Sơn thôi.

        Giọng chú bé hơi nản :

        — Trường Sơn à? Anh lấy cả bao nhớ!

        — Lẻ thôi!... À mà cả bao cũng được.

        — Anh mua cả bao làm gì, trong «sắc» còn một tút Thủ Đô ba em mua cho anh đấy thôi. — Quế đứng bên cạnh, chen vào có vẻ sốt ruột.

        Quang nhìn Quế cười:

        — Thôi, mua một bao kỷ niệm trước khi rời «đất thánh ».

        Quang móc túi đưa chú bé một đồng và đón lấy bao thuốc. Chú bé thản nhiên nhét tờ giấy bạc vào túi quần đi thẳng. Quang hơi ngạc nhiên nhìn theo... Thấy vậy, Quế khẽ nhún vai, tủm tỉm nhìn Quang:

        — Kỷ niệm « bốc khói »!

        — Dù « bốc khói» cũng vẫn là kỷ niệm, bạn ạ !

        Quang vừa nói, vừa ngắm nghía bao thuốc.

        Quế lại châm chọc:

        — Chắc anh thích cái triết lý của người Anh?

        — Triết lý gì nhỉ? — Quang vẫn không ngẩng lên.

        — Họ coi « quá khứ là lời tựa ».

        — Mình chưa nghe câu đó bao giờ. Nhưng chắc mỗi dân tộc có những cách suy nghĩ riêng về quá khứ của mình chứ nhỉ.

        — Cũng có thể như thế. Nhưng...

        Quế đang nói thì Thảo đến. Câu chuyên ngừng lại. Quang nhìn Thảo, hỏi: .

        — Thế nào, bạn?

        — Cứ ra ga thôi anh ạ! Giấy này không phải lấy vé. Họ còn bảo lên tàu nếu chúng mình cần thì cứ lại toa trưởng tàu mà nghỉ.

        — Giấy gì mà « oai thế »? — Quế hỏi

        — Thẻ ưu tiên, chính ủy Sơn cấp cho đấy! — Thảo đáp.

        — Chính ủy Sơn là bạn cũ của ba mình — Quế nói — ở nhà, ba mình vẫn khen chú ấy mưu trí như Khổng Minh

        Rồi không hiểu nghĩ thế nào, tự nhiên Quế lại chép miệng:

        — Làm việc với những ông như thế cũng thích nhưng mà cũng kinh chết đi được, mình cứ nghĩ cái gì là y như ông ấy đã biết cả rồi. Sợ lắm !

        Vì chưa đến giờ ra ga nên Quang rủ Thảo và Quế lại trước cổng nhà triển lãm Bảo hộ lao động của Tổng công đoàn ngồi nghỉ cho đỡ mệt. Châm xong điếu thuốc, Qnang hỏi Quế:

        — Lần này có lẽ là lần đầu tiên bạn đi xa đấy nhỉ?

        — Đi xa thì không phải là lần đâu tiên vì hồi đi thực tập em cũng đã mò đến tận vùng trũng chậu Thèn Sinh rồi cơ mà. Nhưng vào tuyến lửa thì quả thực đây là lần đầu. Mấy năm chiến tranh, em chưa vào quá vĩ tuyến hai mươi lần nào.

        — Như thế chắc nhớ nhà thì ít nhưng hồi hộp thì nhiều ?

        — Cũng không hiểu bom đạn trong ấy thế nào, chứ như nhà ở Hà Nội, có ngày có trên dưới mươi trận, nhưng cũng thấy thường. Có đêm nằm trong chăn, súng nổ ầm ầm, nghe máy bay nó rít trên mái nhà nhưng lười cũng không muốn dậy. Có lẽ đánh nhau mãi nó cung đâm quen. Với lại, chung quanh mình ai cũng vậy cả, trẻ con chúng nó cũng thế, mình sợ nó cũng không tiện.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM