Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 10:48:58 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Thung lũng Cô Tan  (Đọc 17260 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2020, 02:51:43 pm »

 
        - Tên sách : Thung lũng Cô Tan

        - Tác giả : Lê Phương

        - In lần thứ hai theo nguyên tác của nhà xuất bản Lao Động — ấn hành năm 1973. Nhà xuất bản Thuận Hóa H u ế — 1 9 8 2

        - Số hóa : Giangtvx
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2020, 08:15:24 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2020, 04:15:37 pm »


« PAX AMÊRICANA !»

        Sau một đêm thức trắng, Lin-đơn Giôn-xơn mệt mỏi rời khỏi bàn làm việc, bước lại phía cửa sổ. Lão ấn nhẹ chiếc nút điện trên tường: tấm cửa sổ bằng kim loại từ từ cuốn lên. Nắng sớm ùa vào trong phòng làm lão hơi choáng váng. Thế là một ngày nữa đã qua và một ngày mới lại bắt đâu. Đã từ lâu, ý niệm về thời gian không mang lại sự hào hứng đối với người đứng đầu Nhà trắng Mỹ. Vốn giàu óc tưởng tượng, lão có cảm giác nhiệm kỳ tổng thống của mình có một cái gì phảng phất giống « miếng da lừa » trong câu chuyện nổi tiếng của văn hào Pháp: Ban-dắc. Trong câu chuyện đó, anh chàng thanh niên trác táng cứ mỗi lần được thỏa mãn dục vọng thì miếng da lừa « bản mệnh » của anh ta treo trên tường lại nhỏ đi một chút. Cứ như thế cho đến khi miếng da lừa biến mất và cuộc đời của anh ta cũng tiêu tan. Nhiệm kỳ tổng thống của lão hình như cũng đang tương tự như vậy. Cứ mỗi ngày qua đi với những điều quyết định lớn lao lấy ra từ cái «miếng da lừa » của quyền hành tổng thống, thì bản mệnh tổng thống hình như lại bị đe dọa thêm một chút. Để cứu vãn cho sự tồn tại lâu hơn của nhiệm kỳ tổng thống, Lin-đơn Giôn-xơn đã cùng với các cố vấn tài năng và thân tín của lão bày ra nhiều mưu mẹo. Nhưng hơn ba năm đã trôi qua mà tất cả những mưu mẹo đó vẫn chưa đẻ lãi được điều gì đáng kể. Còn «miếng da lừa» thì vẫn không ngừng bị thu hẹp. Lin-đơn Giôn-xơn chép miệng nhớ lại bức thông điệp về tình hình toàn Liên bang mà lão vừa trình bày trước quốc hội tối hôm qua. Lão cảm thấy đăng đắng nơi đầu lưỡi khi nghĩ đến đoạn cuối của bản thông điệp. Phải, ở cái đoạn khó nói nhất ấy, lão đã phải viện đến sự giúp dữ của vong linh người quá cố. Bằng một giọng xúc động nhà nghề, lão đã gào lên trước quốc hội Mỹ:

        « Chúng ta, như lời cố tống thống Lin-côn đã dạy, cần đặt câu hỏi : chúng ta hiện ở đâu và đang đi đến đâu ? ».

        Tiếp đó là những lời úp mở đầy mưu meo để cho cả Thượng, Hạ nghị viện muốn hiểu theo cách nào cũng được. Riêng đối với lão, cho đến lúc này, nghĩa là sau một đêm thức trắng để suy nghĩ, lão cũng vẫn chua hình dung được nước Mỹ đang ỏ đâu và đang đi đến đâu!

        Mặt trời hiện dần trên nóc điện Ca-pi-tôn. Ánh nắng tràn qua cửa sổ. Căn phòng làm việc của tổng thống với những bức tường ghép bằng đá trắng sáng rực lên một cách kỳ lạ. Đồ đạc bày ở trong phòng có dáng dấp trung hòa giữa phong cách thời chấp chính và phong cách thời Đế chế ở Pháp vào cuối thế kỷ thứ 18, đau thế kỷ thứ 19. Trên tường, treo rải rác những bức tranh khắc gỗ có kính lồng trong khung mạ vàng hoặc khung gỗ đào hoa tâm, với hình ảnh những chiếc tàu buôn lớn, những du thuyền và những lâu đài nổi tiếng thời Thuộc địa. Ở bức tường chính giữa là chân dung có tổng thống Oa-sinh-tơn. Phía dưới bức chân dung là chiếc ghế tổng thống mà xưa kia Oa-sinh-tơn đã ngồi, và sau đó nhiều vị tổng thống kế tục cũng ngồi, nhưng đến nay thỉ chỉ đặt có tính chất tượng trưng. Ánh sáng được phân bồ rất khéo ở trong phòng cảng làm tôn vẻ uy nghi cùa chiếc ghế tổng thống cổ kính của nước Mỹ. Nhìn chiếc ghế, không hiểu sao tự nhiên Lin-đơn Giôn-xơn lại nhớ đến giai thoại của Ben-gia-min Phơ-răng-Klanh về chiếc ghế này. Hồi đó, sau khi đã đánh bại quân Anh, giành được độc lập cho nước Mỹ. Oa-sinh-tơn lãnh đạo một cuộc hội nghị đại biểu các bang để xây dựng hiến pháp Hoa Kỳ. Hội nghị này đã tranh luận gắt gao suốt mười sáu tuần lễ liền. Cho đến ngày 17 tháng 9 năm 1787  bản hiến pháp mới được ký kết.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2020, 12:26:29 pm »

      
        Hôm đó, tại giữa phòng họp, trong khi Oa-sinh-tơn trầm ngâm nghĩ ngợi về con đường phát triển sau này của nước Mỹ thì Ben-gia-min Phơ- răng-Klanh, với cái tài nói chuyện rất nổi tiếng của mình, đã trỏ tay vào chiếc mặt trời hình bán nguyệt sơn màu vàng ở trên lưng ghế ngồi của Oa-sinh-tơn, nói với đại biểu các bang: « Đã bao lần trong phiên họp này và giữa những giờ phút thăng trầm của hy vọng, tôi ngắm nghía hình vẽ ở sau lưng tổng thống mà không thể biết được rằng đó là một mặt trời đang mọc hay một mặt trời đang lặn ». Nhưng sau đó Ben-gia-min Phơ-răng-Klanh đã vui vẻ nói rằng: «Cho đến bây giờ, bản hiến pháp Hoa Kỳ đã được ký kết, và tôi hiểu đó là một mặt trời đang mọc». Kể từ ngày Ben- gia-min Phơ-răng-Klanh nói câu đó cho đến nay đã 180 năm trôi qua. Và giờ đây, mặt trời nước Mỹ hiện đang nằm ở chỗ nào trên quỹ đạo của lịch sử ? Không hiểu sao, đứng trước buổi bình minh Hoa Thịnh Đốn, nhìn vào cái mặt trời hình bán nguyệt màn vàng cổ kính đó, Lin-đơn Giôn-xơn lại thảng thốt nghĩ rằng, biết đâu, đó lại chẳng phải là một mặt trời đang lặn ! Phải chăng cái nước sơn màu vàng kia mặc dầu được tô vẽ rất khéo léo, cũng không sao sánh được với cái ánh nắng rực rỡ đang tràn qua cửa sổ ! Hay là tại —  theo lời một bác sĩ vẫn thường nói với lão — trong vỏ não của tổng thống thỉnh thoáng lại xuất hiện những thùy bị rối loạn. Hình dung một nước Mỹ xế chiều. Lin-đơn Giôn-xơn cảm thấy lòng buồn man mác. Hình ảnh quê hương của lão vụt hiện lên trong cái cảm giác cay cay nơi đầu mũi. Ở Vùng cực Nam xa xôi kia có một vùng rộng lớn mênh mông chiếm đến một phần mười đất đai nước Mỹ, vùng ấy gọi là bang Tếch-dát nơi lão đã sinh ra và lớn lên giữa những đàn bò loang lổ đang thong dong dịch chuyển trên đồng cỏ xanh rờn. Trong phút giây mệt mỏi của cuộc đời làm chính trị, lão muốn để tâm hồn nương tựa vào một chút yên tĩnh ở quê nhà, dù đó chỉ là một sự yên tĩnh gián cách bằng tưởng tượng. Nhưng hình ảnh quê hương trìu mến vừa hiện ra, trong lòng lão lại nhói lên cái ấn tượng bất hạnh về một câu hỏi ngay thật của Li-da, con gái thứ hai của lão. Đúng là Li-da chứ không phải một người nào khác đã hỏi lão cái câu hỏi độc địa đó vào một buổi trưa dưới bóng những cây sồi râm mát: «Bố ơi, con muốn xin phép được hỏi bố một câu : tại sao chúng ta lại phải đi chiến đấu ở một nơi xa lạ (rong khi có bao nhiêu người đang chống lại cuộc chiến tranh đó? Tại sao gần hai trăm thanh niên trong đại đội của nhà con lại phải đi sang bên ấy, trong khi ngay trong đất nước mình đang có phong trào phản đối chiến tranh rất dữ dội?», Chao ôi, ngay cả đứa con gái yêu nhất mà nó cung không hiểu được cha nó, thì ở cái nước Mỹ bất trị này phỏng còn ai hiểu được nỗi lòng của lão. Điều đó khiến lão luôn luôn gặp phải những cơn ác mộng bàng hoàng. Nhưng những cơn ác mộng thật thì còn dễ chịu vì dù sao nó cũng chỉ là một giấc mộng, còn những cơn ác mộng giả thì thật là đáng sợ vì nó lại là những tin tức thật: những tin tức bất hạnh từ cái mảnh đất nóng bỏng ở tận bờ bên kia Thái Bình Dương xa xôi.

        Ánh nắng vẫn chan hòa tràn qua cửa sổ. Căn phòng rực lên cái khoảnh khắc đẹp đẽ nhất của buổi sáng mùa thu, làm cho mọi vật trở nên rõ nét một cách kỳ lạ. Những bức tranh trên tường vụt hiện lên cái chiều sâu thăm thẳm của không gian: bầu trời, mặt biển, những đỉnh núi sáng lấp lánh, và những thung lũng đọng lại một màu xanh thâm trầm, cảnh vật xung quanh như sống động trong những hình khối ba chiều rất gần gũi với hiện thực. Và cái mặt trời hình bán nguyệt trên lưng ghế dưới chân đứng tổng thống Oa- sinh-tơn như cũng đang le lói những tia vàng. Lin- đơn Giôn-xơn rất thích màu vàng, mặc dầu xưa nay chưa bao giờ lão là một công chúng thật sự của hội họa. Đó chỉ là sự thích thú do lão cố gắng tự tạo ra để kiếm một điểm tựa về màu sắc cho tâm hồn, theo lời khuyên của một bác sĩ nổi tiếng chuyên chữa bệnh thần kinh cho lão vả lại. đó chẳng phải là cái màu mà tự nghìn xưa nhân loại hằng theo đuổi đó sao! Màu vàng! Trên đời này đã mấy ai đã được sống trong thời đại của cái màu cao quý đó : Thời đại hoàng kim xuất hiện với loài người cũng hiếm hoi như trái cây trong vườn cấm. Ấy thế mà một thương khách sành sỏi ở thành Giên-nơ thuộc châu Âu, sau khi từ nước Mỹ trở về đã la lối một cách đáng khâm phục rằng: «Nước Mỹ đã trỏ thành một khu vườn mà ở đó chàng Adam và nàng Evơ đang nếm trái cấm». Nước Mỹ, chao ôi! Tuyệt đỉnh! Mà lão lại là kẻ đang ngồi ở cái chỗ tuyệt đỉnh của cái xứ sở tuyệt đỉnh đó. Tim lão đập mạnh hơn, và lão bồi hồi nhớ đến những luận điểm của học thuyết R. Plăng-đơ trong tác phẩm « Một trăm năm nước Mỹ». Đó là một tác phẩm rất hấp dẫn, trong đó R. Plăng-đơ đã minh định rõ ràng về sứ mạng lịch sử của nước Mỹ hiện nay. Thật là sảng khoái khi được đọc những dòng triết lý tuyệt vời đó. Qua tác phẩm của mình, R Plăng-đơ đã lón tiếng tuyên bố với thế giới rằng: « Lối sống Mỹ đã thắng và vai trò độc quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ đã được củng cố vững chắc. Điều đó không có gì là bất thường, sự phát triển của thế giới phải tuân theo một quy luật, mà theo quy luật đó thì sự thống trị thế giới lần lượt chuyển từ nước này sang nước khác. Trước kia là thời kỳ Pax Romana1, sau đó đến thời kỳ Pax Britanica2, và bây giờ là Pax Americana3.

------------------------
       1, 2, 3. Theo quan điểm của R. Plăng-đơ, một tư tưởng gia hết sức phản động của đế quốc Mỹ thì từ cổ đại đến nay, quyền lãnh đạo thế giới đã chuyển từ tay đế quốc La Mã sang đế quốc Anh và bây giờ sang đế quốc Mỹ.
« Sửa lần cuối: 07 Tháng Tư, 2020, 08:13:18 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 08 Tháng Giêng, 2020, 03:12:53 pm »


        Pax Americana! Pax Americana!

        Những tiếng đó như một luồng sinh khí thổi vào tâm hồn lão. Những tiếng đó cũng gợi lên ầm vang của « sức mạnh Hoa Kỳ » mà lão đang nắm gọn trong tay.

        Thế nhưng...

        Một buổi sáng mùa thu rất đẹp bị cắt đứt.

        Chuông điện thoại rên rĩ cùng với những tín hiệu màu da cam nhấp nháy liên hồi: lại tình hình Việt Nam! Lin-đơn Giôn-xơn) ấn nút điện cho cánh cửa sổ sập xuống, bước lại bàn làm việc. Mấy năm nay, đã trở thành thói quen, cứ mỗi lần nói chuyện hoặc nghe báo cáo về tình hình Việt Nam, lão lại đóng tịt các cửa sổ lại. Lão không muốn để bất cứ một chi tiết nào của những cuộc đàm thoại đó lọt ra ngoài căn phòng làm việc của lão, cho dù lão đã biết chắc chắn rằng, lúc đó, ở bên ngoài cửa sổ chỉ có ánh nắng và những làn gió vô tri bay lượn.

        Cầm ống nghe trong tay, Lin-dơn Giôn-xơn hít một hơi dài, chuẩn bị nghị lực đón nhận những điều bất hạnh nhất. Chao ôi, một buổi sớm mùa thu Hoa Thịnh Đốn, bang Tếch-dát mênh mông và những đàn bò, kỷ nguyên Pax Americana, tất cả những vẻ đẹp và sức mạnh đó vẫn không sao thổi tắt được cái ánh lửa màu da cam nhức nhối kia sao? Lin-đơn Giôn-xơn chầm chậm áp chặt ống nghe vào tai, với tay tắt nốt ngọn đèn bàn. Căn phòng tổng thống tối sầm lại giống như một gian hầm hư ảo...

        Cuộc đàm thoại bắt đầu. Ngay khi những tiếng nói đầu tiên vang lên trong máy, lão đã nhận ra người đàm thoại với lão đang ở một biệt thự dưới chân đồi Macalapa tại đảo Ha-oai giữa Thái Bình Dương. Người đó là một nhân vật hết súc quan trọng đang cầm đầu đoàn cố vấn tin cậy của lão...

        Cuộc nói chuyện đang tiếp tục thì ngọn đèn bàn bật sáng. Đó là một hiện tượng đặc biệt chưa hề xảy ra suốt mấy năm nay ở trong Nhà trắng. Điều đặc biệt hơn nữa là qua ánh đèn, những nếp nhãn trên trán Lin-đơn Giôn-xơn giãn ra, nét mặt lão dịu lại. Chắc hẳn có một tin vui.

        Cuộc đàm thoại kết thúc bằng một câu ngắn gọn, vừa có tính chất tuyên dương, vừa có tính chất một chỉ thị của Lin-đơn Giôn-xơn:

        - Ngài Giôn Đao, mong ngài hãy nghe rõ lời tôi. Từ nay kế hoạch của ngài được phép mang bí hiệu «Pax Americana »

        Pax Americana! Lin-đơn Giôn-xơn khe khẽ nhắc lại và nhẹ nhàng đặt máy xuống. Lão hình dung thấy hai tiếng đó vừa là sự im bặt bất động của một vùng đất chết dưới những lớp băng hà nóng, vừa là tiếng xô đẩy ầm ầm của một quá trình trôi giạt các lục địa do áp lực của các lớp Sial và Sima1 gây ra mà giờ đây những áp lực này được biểu hiện bằng sức mạnh Hoa Kỳ.

        Pax Americana sẽ xếp đặt lại thế giới hiện đại theo một cấu trúc mới cũng như các lớp Sial và Sima đã xếp đặt các lục địa của hành tinh này từ kỷ cacbon.

        Thật là khủng khiếp,

        Vậy kế hoạch Pax Americana là cái gì mà ghê gớm thế ? Và Giôn Đao, tác giả của cái kể hoạch đó là ai ?

        Hãy ngược lại thời gian một chút.

        Cách đây hơn ba năm, sau khi đọc bài diễn văn về vấn đề Việt Nam tại trường đại học Hốp-kin ở Ban-ti- mo về chính sách « cái gậy và củ cà rốt», ngày mồng 1 tháng 5 năm 1965, Lin-đơn Giôn-xơn đã đến thăm « trại hè khoa học» do công ly Pho tổ chức hàng năm. Qua cuộc thăm viếng hơi bất thường này, Lin-đơn Giôn-xơn đã đích thân tổ chức một tập đoàn cố vấn khoảng hai ngàn nhà nghiên cứu khoa học thuộc đủ mọi ngành trí thức hiện đại nhất để giúp hắn đề ra những biện pháp tiến hành chiến tranh ở Bắc Việt Nam. Số cố vấn này được rút ra từ những trung tâm nghiên cứu thuộc các trường đại học Mỹ. Thực ra, về danh nghĩa, thì những trung tâm này nằm trong các trường đại học, nhưng thực tế nó là những tổ chức độc lập chuyên phục vụ cho các kế hoạch của Lầu Năm góc và Bộ Ngoại giao Mỹ. Người Mỹ đã gọi những tổ chức này là các «công xưởng biết nghĩ». Các chuyên gia ở đây đều làm việc theo chế độ «đơn đặt hàng», và áp dụng hình thức «tư duy chuyên nghiệp». Tập đoàn cố vấn của Giôn-xơn cũng làm việc theo những cách thức đó dưới sự điều khiển trực tiếp của một nhân vật có cái biệt danh là Giôn Đao như đã có lần ta nhắc ở phần trên.

        Khách quan mà nói, thì tập đoàn cố vấn này là một khối chuyên gia lớn, có trình độ chuyên môn vào loại cao nhất nước Mỹ. Nó có năng lực nghiên cứu và giải đáp một khối lượng khồng lồ những vấn đề hiểm hóc nhất của thời đại (tất nhiên là theo cách của Mỹ): từ việc to như thảo ra các chiến lược của Mỹ, xây dựng đề án tiến hành chiến tranh thế giới trong lương lai, hoàn thiện thuyết định mệnh ở Châu Á, v.v.. đến những việc nhỏ như nghiên cứu chế độ nhà thổ áp dụng cho các phi công Mỹ đang làm nhiệm vụ chiến đấu ở chiến trường Bắc Việt Nam, lập một số tiểu bản những loại cây có giá trị dinh dưỡng đối với cơ thể ở trong rừng Việt Nam, hoặc nghiên cứu cách hành văn và sử dụng từ ngữ in trên lá cơ dùng để xin ăn và nhờ cứu giúp dùng cho các phi công Mỹ chẳng may bị bắn rơi ở Bắc Việt Nam v.v... Nói gọn lại là thượng vàng hạ cám, không một điều gì đáng chú ý mà lại có thể lọt qua cặp mắt ranh mãnh và bộ óc uyên bác của tập đoàn cố vấn đó được.

---------------------
        1. Síal, Sima — Hai lực đã gây nên sự gãy vỡ của lục địa mẹ ở kỷ Cacbon và tạo nên các lục địa trên trái đất như ngày nay. Đây là sự giải thích quá trình thành tạo các lục địa và các biển hiện đại xuất phát từ thuyết «lục địa trôi » do nhà bác học Đức Vê-ghên-ne và nhà bác học Mỹ Tay-lo nêu lên vào năm 1910 và 1912. Thuyết này đã một thời làm xôn xao dư luận trong giới địa chất nhưng ngày nay giả thuyết đó bị coi là không đủ tư cách để giải thích những biến đổi trên bộ mặt trái đất.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:48:33 am »


        Thoạt đầu, khi mới thành lập, tập đoàn cố vấn của Giôn-xơn được phân ra làm ba trung tâm nghiên cứu nhằm phục vụ cho việc tiến hành ba mục tiêu chiến lược của cuộc chiến tranh đối với Bắc Việt Nam. Những trung tâm này mang những cái tên rất kỳ quái:

        « Phòng nghiên cứu bệnh lý thần kinh chiến lược » (bí số là phòng 1) làm nhiệm vụ đề ra những biện pháp và thu thập phân tích những hiệu quả của chiến tranh đối với đường lối chính trị của cơ quan lãnh đạo Bắc Việt Nam.

        « Phòng nghiên cứu chứng hoại thư toàn thể » (bí sổ là phòng 2) làm nhiệm vụ tìm ra những cách đánh nhằm thủ tiêu có hệ thống mọi cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội ở Bắc Việt Nam, đẩy xứ này lùi lại trình độ xấp xỉ với thời kỳ trung cổ.

        « Phòng nghiên cứu bệnh liệt dương Đông Nam Á » (bí số là phòng 3) chuyên nghiên cứu các biện pháp đánh phá giao thông vận tải nhằm cắt đứt hoàn toàn mọi sự lưu thông trên tất cả các tuyến đường Bắc Việt Nam.

        Trải qua một thời gian hoạt động, nếu như thực tế diễn biếu chiến tranh ở Bắc Việt Nam đã chứng tỏ mục tiêu mà phòng 1 và phòng 2 tiến hành không mang lại kết quả thì đó chẳng qua là do bản thân cuộc chiến tranh đã đâm vào ngõ cụt chứ hoàn toàn không phải do các trung tâm nghiên cứu đó bất tài. Cho đến khi  bị nghị sĩ Phun-brai nói toẹt là « Giôn-xơn và các cố vấn của ông ta đã bị ngạc nhiên trước sức bền bỉ, dẻo dai của nhân dân Bắc Việt Nam » thì cả hai trung tâm nghiên cứu này được lệnh chuyển hướng phục vụ cho trung tâm nghiên cứu thứ 3: Phòng nghiên cứu bệnh liệt dương Đông Nam Á. Như vậy có nghĩa là Giôn-xơn đã nhận thấy rằng không quân không thể một mình làm cả một cuộc chiến tranh được, cho dù đó là không quân Mỹ. Cái điều cơ bản đó của học thuyết quân sự đã khiến Giôn-xơn nhận ra rằng ưu thế tuyệt đối của không quân có thể phát huy đến mức cao nhất ở chiến trường Bắc Việt Nam là đánh phá giao thông vận tải. Kể ra phải đưa « không lực Hoa Kỳ » đi làm « cu-li lục lộ » cũng là điều bất đắc dĩ lắm, vì nó vừa tốn kém tiền tài lại vừa hao tổn danh dự. Nhưng dù sao đó cũng là niềm hy vọng cuối cùng của Nhà trắng đối với những gì có thể đạt được ở Bắc Việt Nam bằng quân sự.

        Trước tình hình đó, phòng 3 bỗng trở thành tối ư quan trọng đối với tập đoàn cố vấn của Giôn-xon. Mỹ vốn giàu đầu óc tổ chức. Một số ban chuyên môn được thành lập để phục vụ cho công tác nghiên cứu của phòng này theo yêu cầu mới. Theo những con số không được đầy đủ lắm, người ta đếm được vào khoảng 180 ban như vậy. Những ban chuyên môn đó nghiên cứu những vấn đề khoa học rất khác nhau, chẳng hạn như trong khi có ban nghiên cứu về các quy luật hoạt động của nước ngầm ở vùng núi Trường Sơn thì lại có ban nghiên cứu quy luật sinh trưởng và hoạt động của những con cái ghẽ hoặc những loại ký sinh trùng tương tự của cơ thể ở những vùng có độ ẩm cao. Tuy đối tượng nghiên cứu khác nhau như vậy nhưng do một sư điều khiển rất khoa học, tất cả những hoạt dộng đó đều nhắm phục vu cho một mục đích: đánh phá các tuyến giao thông vận tải sao cho có hiệu quả nhất.

        Mùa hè năm 1967, giữa lúc quân Mỹ đang lao đao trên chiến trường Nam Việt Nam thì cũng là lúc những hoạt động của tập đoàn cố vấn sôi nổi nhất. Người ta phái người đi Pa-ri, và sở lưu trữ những tài liệu địa chất Đông Dương của Pháp náo động lên trước nhũng yêu cầu hóc hiểm của một số nhà nghiên cứu. Người ta cũng cử đến Tô-ki-ô. Trưởng phòng lưu trữ hồ sơ xây dựng đường bộ của Nhật Bản ở Đông Dương suýt nữa bị cách chức vì tìm mãi mới thấy tập hồ sơ xây dựng đường số 15 men theo phía đông dãy Trường Sơn. Người ta cũng đặt nhiều hy vọng ở sự sơ hở của cơ quan nghiên cứu địa chất Bắc Việt Nam, nhưng điều hy vọng này đã không mang tại kết quả gì. Trong khi người ta cử người đi khua khoắng tài liệu ở khắp nơi trên thế giới như vậy thì hàng ngày Ban tham mưu của tập đoàn không quân số 7 Mỹ liên liếp gửi từng tập ảnh đủ các loại đến. Các chuyên gia của phòng 3 ngốn những tài liệu đó như một lò luyện « cốc » khổng lồ ngốn than, vẫn chưa đủ. Người ta còn dự định tổ chức những cuộc thăm dò tại chỗ. Những chuyến đi « thực địaa như vậy được mang lên « cuộc thám hiểm vực thẳm Tac-tac1». Rất tiếc là việc thực hiện dự định đó gặp rất nhiều trở ngại, chủ yếu là do sự phản ứng của mặt đất. Cho nên, mặc dầu đã cố gắng rất nhiều, người ta cũng chỉ tiến hành được có một lần đi nghiên cứu như vậy, và lần đó cũng không được trót lọt lắm.

        Song song với việc điều tra tình hình thực địa cả bề mặt, cả chiều sâu và cả trong cơ cấu của nó, tập đoàn cố vấn còn tiến hành tổng kết tất cả những cuộc đánh phá giao thông vận tải ở Bắc Việt Nam kể tử ngày cuộc chiến tranh bằng không quân đối với xứ này chính thức bắt đầu. Chu đáo hơn nữa, nó còn tiến hành tổng kết cả những cuộc chiến tranh trên mặt trận giao thông vận tải của thế giới từ thế kỷ thứ 18 (tức là từ khi có nước Mỹ) cho đến nay, với hy vọng có thể kiếm được một lời khuyên có giá trị nào đấy của lịch sử?

        Liệu có thể chu đáo hơn được nữa không ?

        Còn, còn một việc nữa : hai vệ tinh Essa và Nimbus đã được phóng lên quỹ đạo. Đó là hai con mắt điện tử mà tập đoàn cố vấn dùng để giám sát mọi hiện tượng trên mặt đất cùng như mọi biến động trên bàu trời Việt Nam.

        Từ trong sự hoàn hảo rất độc đáo đó, kế hoạch Giôn Đao ra đời. Tuy Giôn Đao tự nhận là tác giả của kế hoạch này, nhưng thực chất nó là kết quả của công trình nghiên cứu rất tinh vi của hai ngàn nhà khoa học Mỹ đang phục vụ chơ cuộc chiến tranh xâm lược của Giôn-xơn ở Việt Nam. Giá trị của nps như thế nào sau này ta sẽ có dịp nghiên cứu, nhưng không phải ngẫu nhiên mà nó được Lin-đơn Giôn-xơn đích thân tặng cho cái tên: Pax Americana.

        Câu chuyện mà các bạn sẽ đọc sau đây chính là câu chuyện về cuộc chiến đấu một mất một còn của những người đang chống lại cái «Pax Amêricana » đó.

---------------------
        1. Ngày xưa Platôn và Aristôt giải thích vấn đề nước ngầm xuống đất rồi sẽ đi đâu bằng giả thuyết: nước ngầm qua đất rồi chảy vào một vực thẳm không có đáy gọi là vực Tac-tac.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 10 Tháng Giêng, 2020, 06:00:34 am »

       
CHƯƠNG 1

        Lúc bấy giờ trên tuyến yên tĩnh lắm.

        Hầm thông tin cua ban chỉ huy vốn xưa nay vẫn là nơi ồn ào nhất, lúc này cũng im phăng phắc. Cô trực máy tổng đài có quyển truyện đã cũ, không biết vớ được ở đâu, ngồi đọc mãi cũng chán thỉnh thoảng lại cắm phích gọi về một đơn vị nào đó hỏi vu vơ mấy câu, chẳng ra việc công cũng chẳng ra việc tư cho đỡ buồn :

        — A lô, bê ba đâu ?... A một đây. Khách khứa ra vào thế nào?... Bình thường à?... Không, chả có lệnh gì cả... Thấy im quá sợ các cậu rút hết về xuôi còn mỗi mình tớ ở Trường Sơn buồn lắm... À này, nghe có đoàn văn công nào đi ra mặt trận đang nghỉ nhờ dưới ấy phải không... Thế à?... Thích nhỉ... Các cậu có đứa nào còn bồ kết gội đầu cho xin mấy quả. Ngứa lắm. A lô...

        Gác ống nghe lên máy, cô gái lại lật quyển truyện, ra, vớ đâu đọc đấy: « Trong bầu ánh sáng nhuộm sương khuya, bác Diệm gái thấy một bóng người — không, một con vật thì đúng hơn - phụm mạnh bốn chân xuồng đất ngẩng đầu lên cao, đang đăm đăm nhìn về phía bác. Thôi thế là hết. Chồng bác đã hoàn toàn hóa hổ... Bác ôm mặt khóc rất thê thảm. Con hồ cũng rú lên một hồi dài như để đáp lại tiếng lòng vợ. Tiếng rú nghe lạnh và buồn. Đoạn con vật quay mình lằng lặng  đi vào phía núi Truồi, rồi biến dần trong ánh trăng xanh nhạt. Dãy núi Truồi từ đó đã như một bức thành kiên cố chia đôi tình nhân loại với cảnh huyền bí của sơn lâm1 ».

        Cò gái gấp cuốn sách lại, rũ ra cười: bọn các cô vừa mới đi lĩnh mắm tôm ở ngoài kho núi Truồi về hôm qua. Núi Truồi ở ngay ngoài cửa rừng, tháp tè tè, chỉ lắm chuột dúi chứ có cọp beo hổ báo gì đâu. Văn sĩ ngày xưa tả ghê thật.

        Có người bước vào hầm. Cô gái ngẩng nhìn rồi reo lên:

        — A, thủ trưởng Đức! Quà của em đâu ?

        Đức tủm tỉm, chìa ra mộl mảnh giấy:

        — Đây, quà đây!   

        Cô gái định «làm nũng » thêm tí nữa nhưng nhìn thấy cái mũi tên đỏ vạch chéo qua tờ giấy, cô hiểu ngay không phải là lúc đùa. Cô lật sổ, ghi số điện rồi nhìn đồng hồ:

        — Báo cáo thủ trưởng, còn ba phút nữa mới đến giờ liên lạc với Bình Minh.

        Rồi cô đứng dậy, mang bức điện vào bộ phận vô tuyến ở ngăn hầm phía trong. Đợi cô gái khuất hẳn sau tấm màn gió màu hoa đào, Đức mới nhè nhẹ móc túi ra mấy cái kẹo và một nắm bồ kết đặt lên bàn rồi lẳng lặng quay đi.

*

        Vùng Cô-Tan hiện ra trên tờ bản đồ như một chiếc lá xanh nằm giữa hai đường viền màu hồ thủy: sông Pa Nưa và sông Cô-Tan. Trong lòng nó quần tụ một hệ thống những đường đồng mức vằn vèo phức tạp. Ở chính giữa nổi lên ký hiệu A871: đỉnh Chân Linh.

        Ngọn chì đỏ trong tay Quang ngập ngừng khoanh một vòng tròn mờ mờ ôm lấy quả núi có cái tên thần thoại đó: phải chăng, đây là một dải trầm tích mỏng phủ lên một tuyến thâm dung mờ ? Giả thuyết đó của Quang càng ngày càng được những tài liệu thực tế chứng minh là đúng, Nhưng đó lại là điều không may, một điều không may cực kỳ nguy hiểm. Quang chăm chú quan sát những mẫu đá bày la liệt trên tờ bản đồ : một viên granít xám đặt giữa những mảnh sa diệp thạch vàng nâu. Hai loại đá đó có nguồn gốc cấu tạo hoàn toàn khác nhau, tại sao lại cùng xuất hiện trên sườn cao cửa ngọn Chân Linh này? Tuyến khảo sát cuối cùng từ đây lên đến đỉnh 871 sẽ cho phép kết luận điều đó. Quang lo lắng nghĩ đến lúc tìm thấy đá gốc của loại granít xám kia, Như vậy có nghĩa là giả thuyết của anh không còn khả năng nào để sai được nữa. Mà thực tình, trong thâm tâm, Quang rất mong sự phán đoán của mình sai. Bởi vì, nếu anh sai thì sẽ tránh được một tai họa lớn cho tuyến đường đi qua vùng Cô-Tan...

         — Anh Quang, có diện!

        Phương Thảo tháo cặp ống nghe đưa cho Quang, đứng tránh sang một bên. Hơn một tuần lễ vào khảo sát ở đây, ngày nào cũng nói chuyện bằng vô tuyến điện đảm với đơn vị, nhưng lần nào cũng vậy, cứ mắc ống nghe vào tai, nghe tiếng gọi tha thiết trên làn sóng «Sao Đỏ gọi Bình Minh! Sao Đỏ gọi Bình Minh...» là Quang lại xúc động đến ứa nước mắt. Anh cảm thấy như Tổ quốc đang trực tiếp gọi mình.

        Bức điện ngắn không đầy hai phút, chỉ nghe một làn Quang đã có thể thuộc lòng: « Cả nhà vắng vẻ không bình thường. Anh Cả cho biết có nhiều triệu chứng sốt cao, co thể có biến chứng. Riêng chú Tư đề phòng nhiễm siêu vi trùng ác tính. Ngay từ bây giờ, trạm cấp cứu thường trực mở cửa suốt ngày đêm, bệnh nhân cần hai giờ nghe mạch một lần. Mọi diễn biến lâm sàng báo cáo đầy đủ, kèm theo phương pháp điều trị ...»

        Quang ngồi im trên tảng đá. Trán anh hằn sâu những nếp nhăn khắc khổ, những nếp nhăn hình như hơi sớm so với lứa tuổi của anh, Như vậy là tình hình trên tuyến yên tĩnh một cách không bình thường. Bộ tư lệnh nhận định địch có thể đánh lớn và đổi mới chiến thuật. Đội khảo sát của anh có khả năng gặp biệt kích, Ở nhà đã mở máy theo dõi thường xuyên, cứ hai giờ anh phải liên lạc với đơn vị một lần và phải chuyển về tất cả tài liệu thu thập được kèm theo nhưng ý kiến giải quyết.

        Mấy phút trôi qua.

        Quang gọi Thảo, Đính và Ngàn lại phổ biến tình hình và quyết định thay đổi kế hoạch: chiều và đêm nay không nghỉ như đã dự định nữa, mà phải tranh thủ lên bằng được đỉnh 871. Quang nói rõ hơn ý kiến của mình .

        — Bởi vì, các bạn đã biết đấy, những tài liệu thu thập được về tình hình địa chất ở vùng này càng ngày càng chửng tỏ giả thuyết của chứng minh có nhiều khả năng đúng. Cái chìa khóa bây giờ năm ở đoạn đường từ đây lên tới đỉnh Chân Linh.

----------------------
       1. Nhà xuất bản Hội nhà văn - 1957.
« Sửa lần cuối: 10 Tháng Giêng, 2020, 10:40:46 pm gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 11 Tháng Giêng, 2020, 08:09:01 pm »

           
*

        Rừng Trưởng Sơn có những buổi chiều thu rất đẹp. Màu lá đại ngàn quánh lại trong ánh xanh sơn dầu. Sườn núi phơi những mạch đá trầm tư, gợi cảm giác về một bức tranh cổ của đời sống trái đất. Lốc núi từng cơn nối tiếp nhau xoáy tròn trên những sườn thung lũng hẹp. Đội khảo sát của Quang như từ trong những cơn lốc đó đi ra, chiếu thẳng đỉnh Chân Linh rảo bước. Họ hành quân theo đội hình chiến đấu với một cự ly thưa.

        Quang đi ở khoảng giữa. Chiếc cần điện đài trên lưng Phương Thảo rung rinh bám sát phía sau anh, Đoạn lộ trình này cũng không  còn dài lắm. Nơi bọn anh xuất phát đã ở cốt 510. Nếu không có gì trở ngại trên dương đi, khoảng mười giờ đêm bọn anh sẽ có mặt trên đỉnh 871. Và sáng mai, rất có thể «chiếc chìa khóa» sẽ nằm gọn trong tay anh. Trong cuộc đời làm công tác khảo sát, những đoạn chót của lộ trình thường mang lại một niềm vui háo hức. Có thể nói đó là những phút hạnh phúc nhất của người cán bộ khảo sát. Nhưng lần này, ngược lại, càng tiến gần đến kết quả công việc, Quang lại càng thấy nỗi lo lắng đè trĩu lòng mình. Đội của anh không phải làm nhiệm vụ khảo sát mở đường mà là khảo sát bổ sung. Con đường này làm xong đã lâu và đã trở thành tuyến chính đi ra mặt trận. Địch cũng đã đánh phá ác liệt ở đây. Chính là qua những đợt đánh phá đó, càng ngày Quang càng thấy nổi rõ những nhược điểm trong thiết kế của tuyến đường. Và điều quan trọng hơn là anh cũng càng ngày càng cảm thấy hình như địch cũng đang hiểu điều đó. Thực ra, anh đã nhận thấy nhũng nhược điểm của nó ngay từ khi xem bản đề án thiết kế ở Hà Nội. Nhưng rất tiếc, lúc ấy vì tình bạn và cũng vì cái ơn riêng, anh đã thỏa thuận ngầm với mình là sẽ cố gắng khắc phục điều đó trong khi chỉ đạo thi công. Nhưng anh đã không lường được hết sự phát triển của tình hình : con đường đã được tập trung lực lượng thi công bằng những biện pháp có thể nói là « thần tốc ». Thằng địch cũng bị một phen choáng váng vì sự xuất hiệu quá sớm của con đường này. Từ đó, cú mỗi trận đánh, ngoài mục đích cản phá tuyến vận tải của ta, Quang cảm thấy hình như thằng địch còn muốn tìm hiếu một điều gì đó về con đường. Chính vì thế mà anh cũng tự đặt cho mình nhiệm vụ phải tìm hiểu thật thấu đáo chỗ mạnh chỗ yếu của tuyến đường để có thể ứng phó kịp thời với những tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Cho đến thời gian gần đây, những điều dự đoán của anh hầu như đã được xác nhận qua những trận đánh phá hiểm độc của địch: chúng đã đánh rất trúng một số chỗ yếu nhất của con đường. Đã đến lúc không thể bưng bít sự thật được nữa. Trong cuộc chiến dấu một mất một còn với địch, không thể nào nhân nhượng được với những sai lầm của mình, cho dù đó là những sai lầm của những người mình đã mang ơn gây ra. Sau nhiều lần đắn đo cân nhắc, Quang đã báo cáo toàn bộ tình hình với ban chỉ huy. Bộ Tư lệnh cũng đã về trực tiếp nghe anh trình bày. Cái cốt lõi của vận đề là ở chỗ khi khảo sát mở đường, người phụ trách thiết kế đã làm việc một cách vội vã, không tìm hiểu đến mức cần thiết những yếu tố địa chất công trình ở đây  nhất là đối với những hoạt động của nước ngầm ở trong lớp vỏ phong hóa có thể dẫn tới sự xuất hiện những mái trượt khổng lồ có khả năng phá hủy hoàn toàn những đoạn đường lớn. Lòng đất cũng là một đại đương đầy bí ẩn. Về những hoạt động của nước ngầm và của trượt, cuộc đời làm công tác giao thông của Quang đã có những kỷ niệm thấm thía. Anh đã từng bị những thất bại cay đắng trước cái thế lực âm ỉ mà vô cùng mãnh liệt đó: một cái cống lớn bị sập và ngót một cây số đường phải rời đi chỗ khác. Đối với lịch sử công tác của một anh cán bộ giao thông chuyện đó cũng giống như người bác sĩ giải phẫu để bệnh nhân chết trên bàn mổ. Nó cay đắng mà không khóc được. Tất nhiên ở đời ai chẳng có lúc thất bại nhưng that bại kiểu đó nó lớn quá, nó thuộc về sinh mệnh. Quang đi bị kỷ luật và bị thu lại bằng kỹ sư vì chuyện đó. Anh không ân hận gì mà chỉ thấy sự hiểu biết của mình về nhữrg điều bí ẩn trong lòng đất còn ít quá. Ở trong trường, các giáo trình cũng chưa dạy cho anh được bao nhiêu trước ngày tốt nghiệp. Và anh, anh lại cảm thấy hình như mình có vẻ thích thú về vấn đề này. Do đó, khi ra trường, bắt tay vào công tác, hễ cứ ở đâu có dính líu đến những hoạt động của trượt và của nước ngầm là anh lại xông vào. Lắm bạn đã khuyên anh: đừng dại, đất chết đấy. Nghe những lời khuyên chân tình ấy, anh chỉ cười. Và quả nhiên anh đã ngã hai lần trên cái đại dương ngầm tai hại đó. Sau lần thất bại thứ hai, anh tự đặt kế hoạch sửa chữa khuyết điểm bằng một chương trình nghiên cứu « sinh tử » về chuyên đề trượt và nước ngầm. Từ đó, càng đi sâu tìm hiểu, cái đại dương thầm lặng ấy càng mở ra trước mắt anh nhiều điều hấp dẫn đến mê mẩn. Anh càng hiểu rằng cái lực lượng ẩn dật đó của thiên nhiên chứa đựng một khả năng sinh sôi rất phong phú và cũng tiềm tàng một sức phá hoại khôn lường. Cho đến một lần, ngẫu nhiên, đọc một tờ tạp chí khoa học nước ngoài, anh thấy các nhà làm công tác thiết kế giao thông thế giới đang xúc tiến mở một con đường xuyên đại lục. Nhưng họ la ầm lên là phải giải quyết được tận gốc vấn đề hoạt động của trượt và của nước ngầm mới có thể thực hiện được cái công trình vĩ đại đó. Và người ta dự đoán những người làm công tác khoa học giao thông ở vùng Đông Nam Á có nhiêu triển vọng sẽ tìm ra bí quyết của vấn đề này, bởi vì, Đông Nam Á là vùng nước ngầm và trượt hoạt động phức tạp nhất. Tuy không nói với ai, nhưng từ đấy Quang tự nhủ : sẽ đánh đổi cả cuộc đời mình cho việc nghiên cứu chuyên đề đó.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 12 Tháng Giêng, 2020, 05:45:41 am »


        Có lẽ đời anh cũng có lúc ôm ấp những ảo tưởng. Và do đó, trong cuộc sống thực tế anh không khỏi có những thiệt thòi. Nhưng dù sao Quang cũng không thể không theo đuổi một cái gì trong cuộc sống. Anh sẵn sàng đánh đổi sự thiệt thời ấy lấy một niềm say mê. Mang cái án kỷ luật, Quang lặng lẽ đi khắp nơi, lặn lội hết Tây Bắc, Hà Giang lại vào khu 4. Ba mươi tuổi đầu, anh vẫn chưa chuẩn bị cho cuộc sống riêng của mình được cái gì, ngoài một chiếc ba lô với mấy pho sách quý. Nhưng điều làm cho anh sung sướng đến quên ăn quên ngủ là mỗi khi khám phá được một hiện tượng gì mới của cái «đại đương ngầm ». Mùa thu năm ngoái, giữa lúc anh đang vật lộn với con đường miền Tây Thanh Hóa thì nhận được điện của Bộ gọi về. Đeo ba lô, bước vào phòng nhận sự của vụ tổ chức cán bộ, anh ngơ ngác khi thấy đồng chí trưởng phòng đưa cho anh bạn quyết định điều anh về Học viện Giao thông và trao lại cho anh tấm bằng kỹ sư đã bị thu hồi độ trước, kèm theo vài lời giải thích ngắn gọn. Trong chiến tranh, giao thông cũng là một ngành quân sự. Việc điều động công tác ít khi phải giải thích dài dòng. Quang cảm ơn đồng chí trưởng phòng, lầm lũi quay ra, cuốc bộ về Học viện. Đêm ấy, bạn bè ở Học viện kể lại với anh rằng tất cả sự may mắn của anh đều do Kha, bạn anh, thu xếp cả. Là người trung thực suốt đêm ấy, Quang không sao ngủ được vì chưa gặp mặt Kha. Kha với anh là bạn cùng một tổ suốt thời gian ở trường đại học. So với Quang, bao giờ Kha cũng có dáng dấp đàn anh hơn. Và Quang cũng cho như thế là phải. Vì Kha là người Hà Nội, thông thạo nhiều thứ, lại là con một gia đình cán bộ có nhiều công lao đối với cách mạng. Cách nhìn nhận của Quang như vậy khiến cho Kha rất mến Quang, tình bạn được lâu bền. Ra trường, do Quang học khá hơn nên tổ chức nhà trường có ý định điều anh về Học viện, Nhưng anh đã xin đổi cho Kha. Gia đình Kha ở Hà Nội, công tác ở Học viện có nhiều thuận lợi hơn. Còn Quang, quê ở tỉnh xa, Quang đi đâu cũng được. Vả lại, Quang cũng muốn có một thời gian thử thách những điều đã học được ở trong trường. Quang cũng muốn đi đây đi đó một chút. Tổ chức nhà trường đồng ý. Thế là Quang đi. Từ đấy, cùng với những công trình xây dựng Quang làm quen với nhiều vùng mới lạ của đất nước, và cũng làm quen luôn cả với những thành bại ở đời. Trên bước đường công tác, Quang vẫn thư từ đi lại với Kha. Những khi vấp váp, Quang vẫn nhận được ở Kha những lời động viên an ủi thân tình Đối với nhũng người bạn ở Hà Nội, Quang cho như vậy là chu đáo lắm rồi, quả thật Quang không đòi hỏi hơn ở Kha nữa. Thế mà bây giờ... Kha xử sự với Quang như vậy thật khó có thể làm cái gì hơn trong tình bạn với nhau được. Do đó, sau khi được biết Kha vừa đi khảo sát và thiết kế một con đường mới, con đường mà bây giờ Quang đang phụ trách ở đây, Quang tình nguyện xin đi thi công bản vẽ đề án thiết kế đó. Việc làm của Quang hình như rất hợp với ý Kha. Quang còn nhớ mãi, tối hôm trước ngày lên đường vào mở tuyến, Kha đèo Quang đi một vòng qua các phố Hà Nội sơ tán. Qua ánh đèn phòng thủ, Quang thấy nét mặt Kha hơi tối lại. Chắc Kha đang nghĩ đến chuyến đi của Quang. Chao ôi, con trai Hà Nội đa cảm quá. Có gì đâu. Quang đã quen rồi. Cuối cùng, hai đứa ngồi với nhau đến nửa đêm ở trước đền Ngọc Sơn và nói với nhau toàn những chuyện vẫn vơ không đầu không cuối, giống như những đôi trai gái yêu nhau. Những kỷ niệm ấy đối với Quang như một khối băng tinh trong suốt. Bây giờ... liệu những việc Quang đang làm có gây nên vẩn đục và rạn vỡ hay không? Thực ra, Quang cũng đã loay hoay rất nhiều trong việc xử lý vấn đề đó một cách êm thấm. Nhưng chiến tranh, sự đánh phá điên cuồng của thằng địch như một mũi dao nhọn cứ khoét sâu mài vào cái nhược điểm đó của con đường. Và, một kỷ niệm đau xót đã khiến Quang không thể trì hoãn đuợc nữa là, cái chết của Thọ. Thọ đã chết ở trọng điểm 35. Tên lửa địch phóng vào vách núi làm ộc ra một suối bùn nhão nhoét. Do chưa có biện pháp đối phó trước, đội xung kích của Thọ phải lấy sức người ra ngăn dòng suối quái ác đó. Họ định chặn đứng nó lại giữa hai trận đánh. Nhưng cự ly các trận đánh của địch không phải bao giờ cũng đúng như dự đoán của ta. Và Thọ đã hy sinh trong đợt đánh phá tiếp sau, không phải trúng tên lửa mà là bị vùi kín trong bùn. Thọ chết trong bùn nhưng cái chết của Thọ thơm tho trong sáng vô chừng. Riêng đối với Quang, trong khi mai táng Thọ, anh cảm thấy chính lương tâm minh vấy bẩn. Và Quang đã hành động như một sự chuộc lỗi với vong linh đồng đội. Còn tình bạn của anh, thôi đành để cho người đời phán xét, dẫu sao cũng phải giữ lấy con đường...
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 13 Tháng Giêng, 2020, 09:22:27 pm »


        Bóng nắng đã đổ dài lưng núi. Đỉnh Chân Linh sáng rực như một chóp nón mạ vàng, sừng sững hiện ra giữa những ngấn rừng đang thẫm lại, Quang quay sang hỏi Phương Thảo:

        — Đã lần nào bạn trông thấy rừng say chưa ?

        Đôi mắt đen láy, có hàng mi cong rất đẹp của Thảo ngước nhìn Quang nửa như ngạc nhiên, nửa như dò hỏi: anh nói chuyện thật hay chuyện đùa? Rồi Thảo cười:

        — Lại có rừng say ?

        — Thế bạn tưởng tôi say à? — Quang tủm tỉm. Chà, cảnh hoàng hôn trong rừng say thì đẹp tuyệt. Cả khu rừng sáng rực lên, chuếnh choáng siêu nghiêng với những mảng nắng bị vò nhàu đứt gãy ngổn ngang như những thoi vàng của hà chúa An-pha vung vãi trong cơn giận dữ.

        — Anh nói cái gì mà nghe như tụng kinh! — Thảo phá lên cười.

        Hàm răng trắng muốt với giọng cười hồn nhiên của Thảo ngân vang giữa núi rừng tĩnh mịch làm Quang vụt cảm thấy hình như có một sức sống ký lạ nào đấy đang thức dậy trên đoạn lộ trình. Vui miệng, anh nói luôn cái điều mà mấy hôm nay anh vẫn giữ kín :

        — Nếu dự đoán của mình không sai, chỉ lát nữa bạn sẽ được chứng kiến cảnh rừng say ở ngay trước mặt chúng ta.

        Thảo giương tròn đôi mắt :

 
        — Thật hở anh ?

        — Thật chứ sao không thật. Nhưng đó lại là điều bất hạnh.

        — Sao anh ?

        — Đất trượt!

        — Anh nói em không hiểu ?

        Quang im lặng đắn đo không biết có nên nói rõ hơn những điều lo lắng đang đè nặng trong lòng anh với Phương Thảo không. Anh liếc nhìn Phương Thảo. Người bạn gái vẫn cắm cúi bước đi, những sợi Lóc bay lòa xòa phía sau lưng quấn vào chiếc cần ăng ten rung rinh như đang nghe ngóng. Cô gái thanh niên xung phong ấy, anh chưa có dịp tiếp xúc nhiều, chỉ quen biết qua một số lần công tác với tổ xung kích kỹ thuật của tuyến do Phương Thảo phụ trách, Nghe nói Thảo đã tốt nghiệp lớp mười và xung phong tình nguyện « ba sẵn sàng ». Lần này, Thảo được Ban chỉ huy tuyến cử đi với đội khảo sát để phụ trách diện đài và kiêm luôn công tác Đảng. Tuy chưa quen than nhau lắm nhưng Quang biết người bạn gái thon thả và đã từng nổi tiếng là xinh nhất Trường Sơn ấy có một sức mạnh rầt kỳ lạ. Đến nỗi, nhiều lần trông Thảo làm việc ở những đoạn đường bị bom phá, anh cứ tưởng tượng giá cả quả núi có đổ xuống cô ấy cũng có thể ghé lưng ra đỡ được. Nhưng lần này nếu giả thuyết của anh là đúng — mà đã nắm chắc đến chín phần mười là đúng rội — thì không phải là một quả núi trong tưởng tượng nữa mà có thể sẽ là cả một triền núi sập với một « đại dương » bùn. Cho Thảo biết điều đó liệu có lợi gì, liệu có làm mất cái hồn nhiên phơi phới trong chuyến đi của Thảo không? Mấy ngày qua, anh biết Thảo rất băn khoăn về những kết quả công tác của đội, nhưng chấp hành nguyên tắc tuyệt đối bí mật về những số liệu thu thập được, vì đã có chỉ thị cụ thể của Ban chỉ huy tuyến trước khi đi, nên Thao không hỏi anh, mặc dầu về phương diện chính trị, Thảo là linh hồn của đơn vị. Qua những ngày cùng sống và làm việc với Thảo, nhiều lần Quang không khỏi suy nghĩ về người bạn gái ấy. Thảo còn trẻ lắm, chỉ hai mươi, hai mốt gì đó. Tuổi trẻ còn in dấu vết rất rõ trong tiếng cười, giọng hát và cả trong dáng đi điệu đứng của Thảo. Nhưng đối vơi mọi mặt công tác, sinh hoạt của đội, Thảo quán xuyến rất chu đáo và có những xử sự khá đàng hoàng. Những lúc ấy, Thảo vẫn không mất vẻ tự nhiên thoải mái của mình. Hơn một tuần nay, chưa lần nào anh thấy gợn lên một chút gì khó chịu về Thảo, ngược lại, càng ngày anh càng thấy tin cậy ở Thảo hơn ; đôi khi, thấp thoáng trong những luồng suy nghĩ không rõ rệt, anh có cảm giác Thảo đang dìu đỡ anh ngay cả trên những lộ trình đầy thử thách. Thực ra, về công tác chuyên môn của anh, Thảo chỉ có một số kiến thức ít ỏi qua những lần bồi dưỡng ngắn ngày. Nhưng càng ngày Quang càng thấy muốn bàn bạc với Thảo. Và anh mường tượng rằng biết đâu, trong cuộc chiến đấu với địch có thể xảy ra ở đây nay mai, người trực tiếp đứng mũi chịu sào trong bom đạn lại không phải là Thảo. Và biết đâu, người bạn gái hình như đang sắp sửa chinh phục cả những ý nghĩ khắc khổ nhất của anh lại sẽ chẳng là người nghĩ ra cách chống trả cái tai họa khủng khiếp đang lăm le chụp xuống con đường. Cái cách chống trả ấy chính là nỗi dày vò đang diễn ra trong người anh mỗi lúc một dữ dội: anh chưa tìm được một biện pháp nào khả dĩ có thể đối phó có hiệu quả khi con đường bị đánh đúng như giả thuyết của anh. Quang cần môi suy nghĩ và lại liếc nhìn Phương Thảo. Người bạn gái vẫn lặng lẽ rảo bước. Bỗng Quang thấy từ phía trước, Đính đang rẽ cỏ quay lại. Anh chưa kịp hỏi. Đinh đã hấp tấp nói:

        — Gặp rất nhiều dăm sạn của granít phong hóa nằm lẫn lộn với sa diệp thạch trên sườn núi.
Logged

Giangtvx
Trung tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 14 Tháng Giêng, 2020, 07:57:43 pm »

       
        Ngực Quang nhói lên một cái. Giả thuyết của anh gần như không còn khả năng nào để sai nữa. Đón mẫu đá trong tay Đính, Quang đứng lại chăm chú quan sát. Đúng là granít phong hóa rồi. Điều đó gần như một sự xác nhận có một khối mác-ma xâm nhập ở đây mà rất có thể đỉnh trồi cao nhất của nó chính là ngọn Chân Linh. Nhưng cũng còn một hy vọng, tuy rằng rất mong manh : có thể đó chỉ là những dị vật phong hóa của một tảng đá lăn nào đó. Nhét mẫu đá vào túi quần, Quang rảo bước theo Đính vượt nhanh lên sườn dốc. Vạt cỏ lụi dần, trước mặt anh hiện ra một khoảng trống khá lớn, trong đó các loại đá nằm lẫn lộn với nhau trong một thế hỗn độn chưa từng thấy. Sau khi xem xét kỹ tướng đá và tình hình địa mạo trong vùng. Quang quyết định hướng, lộ trình chếch sang phía tay phải một chút.

        Hoàng hôn xuống nhanh. Rừng núi thẫm lại trong màu lam muốn thuở. Một lớp sương mờ từ từ dâng lên từ các khe núi hẹp. Vào lúc nắng sắp tắt hẳn, đội khảo sát của Quang dừng lại trước một khu rừng kỳ quặc: cây cối đổ rạp về phía chân núi, ngọn vươn thẳng lên theo hướng mặt trời, cành lá quấn vào nhau như dây leo, thoáng trông tựa như một đàn rắn khổng lồ đang ngóc cổ tìm mồi. Rừng say! Quang bần thần đứng ngắm khu rừng một lúc rồi quay sang Phương Thảo:

        — Cho mình nói chuyện về nhà.

        Trong khi Ngàn bố trí cảnh giới các hướng, Quang ngồi xổm xuống đất, dùng điện đài báo cáo tình hình về đơn vị, Quãng nói,giọng thong thả và hơi run run:

        — Bình Minh gọi Sao Đỏ, nghe rõ chưa trả lời...

        Lụa xám, Ba kỳ, Gạch vỡ, mười bốn, mười bảy, mười chín. Núi lở, rừng say, đại bàng đang hạ cánh, Sao hôm đàn vạc ăn đêm, mò đến sông mù, suối đá, ba muơi nhăm, ba mươi hai, hai mươi ba. Cứ coi như cửa hang đã mở, yêu nhau chín bỏ làm mười...

        Nghe Quang nói, Thảo đứng cạnh bịt mồm cười : cứ như phù thủy gọi âm binh. Giọng Quang vẫn đều đều, tiếp tục:

        — Nửa đêm về động Chân Linh, sáu, tám, mười. Tìm khóa mở rừng, tháo biển... Alpha, Beta, căn trừ một ...

        Quang đứng dậy, rút chiếc khăn mặt bông trong túi quần vừa lau mồ hôi, vừa nói với Phương Thảo:

        — Leo ba cái dốc không mệt bằng nói ba phút điện đài. Cái kiểu « mã miệng » này khó xơi quá,

        Thảo sửa soạn lại máy móc xong hỏi Quang:

        — Bây giờ ăn cơm rồi mới đi hay đi luôn?

        — Túy các bạn, mình thì thế nào cũng được.

        — Kìa, anh lại quên rồi. Anh phải quyết định chứ,

        — Ờ nhỉ! Xin lỗi... Nhưng mà cái này nên để cho cậu Ngàn. Ta lại chỗ Ngàn đi!

        Thảo khoác máy đứng lên. Trời đã tối hẳn. Hai người bước lại chỗ anh em tập trung. Theo thói quen giữ bí mật ở trong rừng, anh em đã nhóm lên một « đống lửa lân tinh » bằng củi mục. Qua cái ánh sáng huyền ảo ấy, Quang liếc nhìn không thấy Ngàn đâu liền hỏi Đính. Đính chưa kịp trả lời đã thấy tiếng Ngàn liu ríu trên cây :

        — Tôi đây, đồng chí Quang!

        — Xuống đây bàn tí việc có được không ?

        — Cái ấy được thôi!-

        Ào một tiếng như gió thổi, đã thấy Ngàn đu cành cây đứng xuống đất. Về chuyện đó Quang phục Ngàn lắm. Anh ta ngồi đó nhưng đã có mấy tay súng cảnh giói cách nơi trú quân một tầm bắn. Ở trong rừng, Ngàn như một nhà ảo thuật: thông minh, điêu luyện, đỡ đần anh em được rất nhiều việc; cho nên anh em vẫn gọi đùa Ngàn là « khẩu trọng pháo » của dơn vị.

        Quang kéo Ngàn lại gần đống lửa cùng với Thảo và Đính. Tuy chỉ là cuộc hội ý của bốn người, nhưng trong thâm tâm Quang cũng muốn gián liếp nói với tất cả số anh em ngồi quanh đó. Bởi vì, về cơ bản, chuyến đi đã kết thúc.

        — Đêm nay — Quang nói, giọng nhỏ nhẹ, thong thả và vẫn hơi run run — có thể là đêm cuối cùng trên đường đi của chúng ta. Tất cả những gì mà Ban chỉ huy của chúng ta cần biết về vùng này, chúng ta đã cung cấp đầy đủ, trừ một điểm...

        Quang ngừng lại, ngó quanh một lượt. Bốn bề yên tĩnh, chỉ có tiếng gió rung nhẹ những vòm lá trên cao.

        — Cái điểm ấy — Quang tiếp tục — là cách giải của bài toán. Có thể nói chúng ta đã cung cấp đủ những tiền đề, nhưng cách giải nó thế nào, chúng ta vẫn chưa tìm ra. Bây giờ, lên đỉnh 871, việc thu thập thêm số liệu chỉ là phụ, điều chủ yếu nhất là để chúng ta tìm một gợi ý về cách giải bài toán đó: tôi cần được trực tiếp quan sát trạng thái địa mạo toàn vùng; điều đó có thể sẽ mang lại nhiều bổ ích đối với tôi.

        Quang hơi dừng lại một chút như đắn đo:

        — Lẽ ra, sáng mai tôi có thể đi một mình để anh em đỡ vất vả. Nhưng như các bạn đã biết, trưa nay Ban chỉ huy báo cho chúng ta có khả năng biệt kích đang hoạt động ở vùng này. Tuy các đồng chí chưa có thể cho chúng ta biết bọn biệt kích đang định làm gì ở đây, nhưng chúng ta cần phải sớm biết điều đó. Đây là một « vùng yên tĩnh » — giọng Quang trở nêu khó khăn hơn — Trên bản đồ đánh phá của địch, ta thấy chúng chừa lại đoạn này. Đành rằng xét về mặt địa thế, đoạn đường ở đây không hiểm trở bằng một số nơi khác. Nhưng.... Nó là cái « cổ họng» của chiến trường, là cái « thác » đổ xuống mặt trận. Khi chúng ta đã vượt qua chỗ này, địch không còn khả năng chặn phá được lực lượng của ta nữa. Vậy thì lại sao chúng có thể ném bom xuống cả những đoạn đường bằng phẳng đến nỗi không cần sửa, xe chúng ta cũng có thể đi vòng qua hố bom được, thế mà ở đây chúng lại không động đến. Chắc không phải chúng nó quên. Các dồng chí lãnh đạo của chúng ta đã biết điều đỏ. Cho nên mới cử chúng ta đến đây. Bây giờ thì chúng ta biết chắc được một điều: vùng yên tĩnh này khỏng yên tĩnh chút nào cả. Ngày nào vùng Cô-Tan trở thành trọng điểm đánh phá của địch thì hiện giờ tôi chưa biết, nhưng nếu tôi không nhầm, thằng địch cũng đang chạy đua với chúng ta ở đây. Chúng nó cũng rẫt cần những điều mà chửng ta cần biết. Cho nên tôi ngờ bọn hiệt kích...

        Một chiếc máy bay từ bên kia đỉnh Chân Linh lao sang cắt ngang câu nói của Quang. Mọi người im lặng nhìn lên trời. Ngàn khẽ lẩm bẩm: lại OV10. Chiếc máy bay lượn một vòng khá rộng trên vùng Cô-Tan rồi rẽ về hướng tây. Rừng núi trở lại yên tĩnh, nhưng mọi người đều cảm thấy hình như có một nguy cơ gì đó đang lẩn quất đâu đây trong bóng đêm và mỗi lúc một nhích gần lại trước mặt họ.

        Lát sau, Quang nói tiếp, giọng anh hơi thít lại.

        — Càng ngày càng có nhiều triệu chứng tỏ ra bọn biệt kích đang hoạt dộng ở vùng này. Chúng ta không ngại chiến đấu, nhưng chúng ta cần hoàn thành nốt những cộng việc còn lại. Dù tình hình thế nào, sáng mai chúng ta cũng phải có mặt trên đỉnh Chân Linh, càng sớm càng tốt. Tôi chưa có nhiều kinh nghiệm chiến đấu nên việc hành quân, từ đây lên đỉnh núi đề nghị đồng chí Ngàn phụ trách giúp.

        Quang dứt lời, Nhàn ngẫm nghĩ một lát rồi nói;

        — Thế thì đi thôi! Nửa đêm trăng mọc. Ở nơi có địch, trăng đã mọc thi không nên đi...

        Đội khảo sát lại chuẩn bị lên đường. Thảo tháo nắm cơm ở thắt lưng ra, buộc vào đấy hai quả lựu đạn.
« Sửa lần cuối: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:29:27 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM