Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:27:07 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ  (Đọc 13713 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #120 vào lúc: 11 Tháng Hai, 2020, 11:38:53 am »


        Mấy bức ảnh nằm trên chiếc bàn uống nước kê gần bàn Phạm Xuân Ẩn chụp ông trong bộ pyjama trắng vây xung quanh là những đồng đội còn sống trong mạng lưới của ông, bà Chín Chi và chị gái bà là bà Tám Thảo, cùng ông Mai Chí Thọ đang mỉm cười, người từng chỉ đạo lực lượng tình báo cộng sản ở miền Nam, bộ trưởng Nội vụ Việt Nam, và thị trưởng Sài Gòn. Phạm Xuân Ẩn nói với tôi rằng cuộc tụ họp của họ là một màn diễn theo chỉ đạo, để quay loạt phim truyền hình 12 tập về ông. Trước khi tôi tạm biệt, Phạm Xuân Ẩn quay lại nói về cái chết của ông, và ông nói với tôi rằng ông muốn được hỏa táng rồi rắc tro xuống sông Đồng Nai gần Biên Hòa, nơi ông sinh ra. Trong khi đó, quân đội lại khăng khăng đòi tổ chức cho ông một đám tang theo nghi lễ nhà nước.

        Ngôi nhà thơm nức mùi cơm đang nấu trong bếp. Tôi nhìn qua phía đầu bên kia phòng khách và nhận thấy bàn trong phòng ăn đã được thay chức năng. Nó đang oằn xuống dưới những đống sách và tạp chí khổng lồ đã mốc meo như thể những người bạn của Phạm Xuân Ẩn, vì sợ mất ông, đã xây cả một pháo đài giấy chống lại thần chết. Giờ ăn tối đến rồi lại qua, và Phạm Xuân Ẩn vẫn còn "nói nói nói", cho đến khi ông nằm vật xuống giường, thở không ra hơi. Tôi nói lời tạm biệt và đứng lên bước qua vườn một mình, đi qua bức tượng con chó béc giê Đức yêu quý bằng sứ của Phạm Xuân Ẩn và những chiếc lông nuôi gà chọi của ông. Tôi ra về với một trái tim nặng trĩu vì biết rằng đây là lần cuối cùng tôi còn được nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn.

        Phạm Xuân Ẩn không phải lúc nào cũng là một người kể chuyện đáng tin cậy; ông nhất định không chịu kể về một số phần trong cuộc đời mình. Có một câu chuyện ông kể về mình - về việc ông là điệp viên chiến lược thay vì chiến thuật - mà tôi thấy nghi ngờ. Nhưng gói gọn trong cuộc đời ông là những sự thật cơ bản về chiến tranh tại Việt Nam và những hậu quả của noa. Tôi nhất quyết cho rằng câu chuyện phi thường về người điệp viên Việt Nam này, người cũng tình cờ là một nhà báo, là chìa khóa để chúng ta hiểu thế giới đương đại của các phóng viên dấn thân. Xét cho cùng, có phóng viên nào là không dấn thân, không ở trong một đơn vị quân đội thì cũng là một thị tộc hoặc một nền văn hóa, và liệu còn ai tốt hơn Phạm Xuân Ẩn để giúp chúng ta hiểu được những hiểm họa lương tâm và nỗi kinh hoàng thuần túy của việc phản ánh một thế giới đang chiến tranh?

        Mùa hè năm 2006, Phạm Xuân Ẩn phải hai lần vào Viện Quân y 175. Một người bạn vào thăm ông đã kể lại rằng Phạm Xuân Ẩn nói đùa về việc muốn tìm một nơi dưới địa ngục ở gần một người có duyên kể chuyên để ông còn có bạn mà trò chuyện. Đến lần vào thăm thứ hai, người bạn này nhìn thấy ông với một cái ống thông cắm thẳng vào khí quản của ông. Đến lần thăm thứ ba, người bạn này thấy ông đã hôn mê. Vào thứ Tư, ngày 20 tháng 9, lúc 11 giờ 20 phút sáng, tức ngày 28 tháng 7 năm Bính Tuất, Phạm Xuân Ẩn qua đời ở tuổi 79. Ông được liệm vào quan tài rồi đưa về nhà để quàn trong ba ngày. Khách đến viếng chia buồn với gia đình mang theo hoa, quả, và hương. Họ đặt đồ viếng của mình lên bàn thờ. Sau đó họ chắp tay lại khấn và vái ba vái.

        Đặt cạnh chiếc quan tài để mở, lồng trong khung kính và gài trên nền vải đen, là 16 tấm huân huy chương của Phạm Xuân Ẩn. Trước đó người ta cho rằng ông đã được thưởng 4 tấm huân chương Quân công, nhưng con số thực sự được tiết lộ lúc này là 14, không kể tấm huy chương ghi nhận ông là Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và huy hiệu 50 năm tuổi Đảng. Những tấm huân chương này được tặng thưởng cho những trận đánh và chiến dịch thắng lợi cụ thể, nhờ đóng góp về mặt chiến thuật của Phạm Xuân Ẩn. Thế giới đã biết về vai trò của Phạm Xuân Ẩn trong chiến thắng Ấp Bắc và Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968, nhưng chưa biết về hai tấm huân chương hạng Nhất khác. Một tấm được tặng thưởng năm 1970 vì đã cung cấp tin cảnh báo sớm cho cơ quan đầu não của cộng sản, giúp họ tránh bị ném bom hoặc bị bắt giữ trong vụ Richard Nixon xâm lược Campuchia. Một tấm huân chương khác xác nhận rằng Phạm Xuân Ẩn là nhân vật chủ chốt trong Chiến dịch Lam Sơn 719, khi quân lực Việt Nam Cộng hòa bị đập tan sau nỗ lực bất thành đầu tiên nhằm xâm nhập Lào và chia cắt Đường mòn Hồ Chí Minh năm 1971.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #121 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:34:16 pm »


        "Ngay khi nhìn thấy tất cả những tấm huân huy chương của Phạm Xuân Ẩn, chúng ta có thể biết ngay rằng ông ấy chịu trách nhiệm về một loạt những thất bại của Mỹ," Kyle Horst nói với tôi. "Có một sự tương ứng trực tiếp giữa những trận đánh cụ thể và mỗi tấm huân chương trong số này. Phạm Xuân Ẩn vẫn thường nói với tôi: 'Nếu tôi kể câu chuyên của mình ra, mọi người sẽ thấy đau lòng'. Suốt một thời gian dài tôi băn khoăn. 'Những người sẽ đau lòng là những ai?' Sau đó tôi nhận ra, có lẽ chính là những người Mỹ đã tin tưởng ông suốt bao nhiêu năm trong khi ông lại chiến đấu chống lại hợ Đây không phải là công việc của một người đơn thuần làm công tác phân tích chiến lược. Nó là công việc của một nhà chiến thuật bậc thầy."

        Phạm Xuân Ẩn được mai táng với đầy đủ nghi thức quân đội vào ngày 23 tháng 9 năm 2006. Trong lễ tang có cả một người lính gác mặc lẽ phục mang khung kính bày những tấm huân chương của ông. Theo truyền thống ở Việt Nam, một đám tang phải đi kèm với đám rước qua các đường phố, trong tiếng kèn và những phụ nữ có thai tranh nhau chạy đến sờ vào quân tài để lấy may. Phạm Xuân Ẩn hẳn sẽ thích tiếng kèn và những phụ nữ có thai, nhưng ông được đưa lên một chiếc xe tang quân sự và chở tới nhà tang lễ Bộ Quốc phòng ở Gò vấp gần nghĩa trang Thủ Đức dành cho các anh hùng quân đội. Bức ảnh Phạm Xuân Ẩn mặc quân phục được đặt trước chiếc quân tài màu đó trang trí kỳ công của ông. Gia đình ông mặc áo sô trắng đầu quấn rế. Những que hương, được chụm lại thành từng bó lớn và cắm trong những khay cát, tỏa khói nghi ngút. Tham dự lễ truy điệu có ông Võ Văn Kiệt, cựu thủ tướng Việt Nam, và một loạt tướng lĩnh, có cả Nguyên Chí Vịnh, tổng cục trưởng Tổng cục 2 (Tình báo Quốc phòng), người đọc bài điếu văn về tiểu sử cuộc đời Phạm Xuân Ẩn. Gọi ông là "mũi nhọn xung kích và lực lượng tấn công chủ chốt" trong tổ tình báo của mình - với mật danh là tổ H.63 - tướng Vịnh đã điểm lại những "chiến công phi thường" mà Phạm Xuân Ẩn đã lập được khi sống và hoạt động ngay giữa "lòng địch".

        Một người quan sát miêu tả khung cảnh này là "buổi họp mặt của các điệp viên quân đội. Phạm Xuân Ẩn đang được đón nhận vào ngôi đền huyền thoại của ngành tình báo quân sự". Quá trình này đã bắt đầu từ vài tháng trước đó, khi một chiếc ti vi Sony 27 inch được chuyển tới nhà ông với một tấm biển ghi: "Những đồng đội ở Tổng cục 2 kính tặng".

        Sau lẽ truy điệu tại Gò Vấp, trời bắt đầu mưa to khi Tư Cang cùng vợ và các con ông Ẩn bước theo quân tài ra khỏi nhà tang lễ. Họ bước qua một đoàn lính với lưỡi lê tuốt trần gắn trên nòng súng, và nhìn chiếc quân tài được cho vào cái lồng kính trên xe tải quân sự. Đám tang lễ lên đường tới nghĩa trang nằm dọc bên đường quốc lộ tới Biên Hòa, nơi Phạm Xuân Ẩn sẽ được mai táng bên cạnh Ba Quốc và những đồng đội khác trong ngành tình báo quốc phòng. Nơi an táng này, với khoảng 500 ngôi mộ, được bài trí như một công viên. Bên kia đường là một nghĩa trang dành riêng cho những binh sĩ Việt Nam Cộng hòa chiến đấu ở phía bên kia của cuộc chiến. Nghĩa trang của Việt Nam Cộng hòa um tùm có dại, những bia mộ sứt sẹo và xiêu vẹo trên mặt đất.

        Hàng chục bài báo ghi lại sự kiện Phạm Xuân Ẩn qua đời. Những người bạn của ông trong nghề báo đã không hề quên ông. Những bài viết về ông là cáo phó chính trên tờ New York Times và Le Monde, và thậm chí Time cũng phá vỡ nhiều năm im lặng bẽ bàng của mình để công nhận Phạm Xuân Ẩn là một phóng viên tâm cỡ. "Phạm Xuân Ẩn là một nhà báo hàng đầu... một phần là nhà nho, một phần là tu sĩ thời Trung cổ", như Stanley Cloud, cựu trưởng văn phòng đại diện Sài Gòn, đã viết. Cloud phủ nhận lời buộc tội rằng Phạm Xuân Ẩn đã gài thông tin sai sự thật, và khẳng định ông (Phạm Xuân Ẩn) đã "cứu chúng ta khỏi việc phản ánh những sự việc không chính xác". Cloud viết tiếp rằng Phạm Xuân Ẩn là một người theo chủ nghĩa dân tộc, một người yêu nước, một người yêu tổ quốc và nền văn hóa của mình. Điều này không ngăn cản tình yêu ông dành cho nước Mỹ hoặc nước Pháp. Ông yêu văn học Pháp. Ông ngưỡng mộ nền văn hóa Mỹ. Nhưng trong người ông không có mẩu xương nô lệ nào, và mối quan hệ  duy nhất mà ông muốn có với bên ngoài là sự tôn trọng lẫn nhau. Đất nước Việt Nam đã đánh lui quân xâm lược suốt hàng nghìn năm qua, và trông đợi bất kỳ điều gì khác ở một người Việt Nam yêu nước thì đúng là tưởng tượng ra một con báo không có đốm1. Người ta nhìn Phạm Xuân Ẩn và tưởng rằng ông không có đốm. Họ tưởng ông đứng về phe mình, và ông cũng không bao giờ nói với họ điều ngược lại, nhưng chắc chắn ông là một người Việt Nam chân chính nhất, người đặt tình yêu tổ quốc lên trên những lợi ích của bản thân. Như Cloud viết khi kết thúc bài báo của mình: "Trong chiến tranh, một đồng nghiệp của chúng tôi đã nói, 'Tôi nghĩ Phạm Xuân Ẩn là ví dụ hoàn hảo cho những gì tốt đẹp nhất trong xã hội Việt Nam. Hồi đó tôi cũng cảm thấy như vậy. Bây giờ vẫn thế."'

        Trong một bài báo đưa tiễn khác, sếp cũ của Phạm Xuân Ẩn tại Time, Frank McCulloch viết: "Không một lần nào trong ngần ấy năm làm việc cho tôi tại văn phòng đại diện của Time, Phạm Xuân Ẩn lại đi xuyên tạc hoặc điều chỉnh những bài viết của mình theo hướng có lợi cho cộng sản. Điều nghịch lý là ông thực sự yêu nước Mỹ và nền dân chủ của nó, đồng thời ông cũng vô cùng ngưỡng mộ và trân trọng nền báo chí tốt đẹp trong bối cảnh nước Mỹ thời kỳ đó". McCulloch kết thúc bài báo của mình bằng một lời nhắn gửi rằng "Tôi vẫn chào mừng anh, Ẩn ạ, như một người bạn, một nhà báo, một con người phức tạp và mâu thuẫn yêu chuộng dân chủ, một người chồng và một người cha, và có lẽ, trên tất cả, như một người Việt Nam yêu nước, người có thể đã, hoặc có thể không, đặt cược tất cả vào nhầm con ngựa".

        Vào ngày thứ ba sau lẽ mai táng của Phạm Xuân Ẩn, gia đình ông quay trở lại nghĩa trang để cúng lẽ "mở cửa mả". Mang theo hoa và đồ ăn, họ cầu nguyên cho linh hồn ông được siêu thoát. Họ còn mang theo một cái ô dựng lên để che cho ông khỏi bị nắng. Thứ cuối cùng mà họ mang theo là một chiếc thang hàng mã đặt dựa vào thành ngôi mộ để giúp linh hồn ông lên thiên đường. Tôi tưởng tượng ra Phạm Xuân Ẩn tận dụng chiếc thang này, trèo ra khỏi địa ngục càng nhanh càng tốt để tìm kiếm một thế giới tươi sáng hơn với những cuộc chuyện trò thú vị.

---------------------
        1. Lấy ý câu thành ngữ 'Một con báo không thể thay đổi đuợc các vết đốm trên mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #122 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:35:29 pm »

       
GHI NHẬN

        Vì đây là một cuốn sách về các điệp viên và nghề điệp viên, nên không phải tất cả những người đã giúp đỡ tôi đều có thể được cảm ơn một cách công khai. Các bạn có thể thử tìm cách gột lên trang sách bằng một dung dịch nước, i ốt và cồn để xem có cái tên nào hiện lên giữa những dòng chữ không. Dù có tên hay không có tên, món nợ của tôi với những người này vẫn là rất lớn.

        Con mèo Cheshire1 nhăn nhở cười nhìn xuống cuốn sách này là Phạm Xuân Ẩn. Từ lần gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi năm 1992 ông vẫn luôn là một vị chủ nhà hào phóng, và ngay cả khi đã ra đi rồi ông vẫn có những bài học để dạy chúng ta. Tôi cũng xin tỏ lòng biết ơn tới gia đình ông, đặc biệt là vợ ông, bà Hoàng Thị Thu Nhạn, và con trai trưởng của ông là Phạm Xuân Hoàng Ẩn, vì những khoảng thời gian tôi làm khách tại nhà ông bà và vì đã giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn sách này.

        Vì sự hỗ trợ của bà tại thành phố Hồ Chí Minh - và vì đã mời tôi tham dự rất nhiều đám cưới Việt Nam - tôi xin cảm ơn bà Dương Hạnh Dung. Ngoài ra phải kể đến sự giúp đỡ từ bà Đinh Nguyệt Hà, người đã đi cùng tôi tới đảo Côn Đảo và vẫn mỉm cười khi tôi bỏ bà ở lại vì không còn chỗ trên chuyến bay trở về.

        Tôi muốn cảm ơn những thành viên trong tổ tình báo H.63 của Phạm Xuân Ẩn, những người đã chia sẻ cùng tôi những kỷ niệm hoạt động cùng nhau trong chiến tranh: các ông Mai Chí Thọ, Nguyễn Văn Tàu (tức Tư Cang), Nguyễn Xuân Mạnh (Mười Nho), các bà Nguyễn Thị Mỹ Nhung (Tám Thảo), Nguyễn Thị Mỹ Linh (Chín Chi), ông Nguyễn Văn Thương và bà Nguyễn Thị Sê.

        Tôi rất cảm kích vì được mời tới Việt Nam hai lần với tư cách khách mời chính thức. Xin được cảm ơn ông Lê Thanh Hải, chủ tịch ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, ông Nguyễn Thiện Nhân, phó chủ tịch, vì đã mời tôi tham dự những sự kiện báo chí xoay quanh dịp kỷ niệm 30 năm kết thúc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, và xin cảm ơn ông Bạch Ngọc Chiến cùng các đồng nghiệp của mình tại Đài Truyền hình Việt Nam đã tổ chức chuyến thăm của tôi tới Hà Nội năm 2008. Tôi cũng rất cảm kích vì sự hỗ trợ mà tôi đã nhận được trong những năm qua từ bộ phận báo chí và nhân viên lãnh sự của Đại sứ quán Việt Nam tại Washington.

        Tôi mắc nợ những tác giả và nhà báo Việt Nam đã viết về Phạm Xuân Ẩn, một số người trong đó đã hào phóng chia sẻ với tôi những ghi chép của họ cùng những tư liệu khác. Trong đó phải kể đến các ông Hoàng Hải Vân và Tấn Tú; bà Nguyễn Thị Ngọc Hải; và các ông Trường Giang, Việt Hà, và Thế Vĩnh. Một đồng nghiệp khác mà tôi xin được cảm kích ghi nhận là đạo diễn phim Lê Phong Lan.

        Xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn đã đi cùng tôi suốt những năm qua, tôi luôn sung sướng được dành thời gian bên Phương Thảo và Ngọc Lễ, Trần Văn Hồng (Việt), Lệ Lý Hayslip, Henry Nguyễn Bảo Hoàng, Thuyên Nguyễn, và Dư Thị Thanh Nga (Tiana). Tôi xin cảm ơn bằng mực vô hình một người bạn khác xin được giấu tên. "Chữ tài liền với chữ tai một vần."

        Tôi mắc nợ rất lớn với người phiên dịch đầy năng lực của mình là Thủy Dương Nach, người còn là một đầu bếp đại tài, và chồng bà là Jim Nach, người chia sẻ cùng tôi những kiến thức của ông về Việt Nam. Tôi rất biết ơn sự giúp đỡ của những học giả và chuyên gia khác, gồm có James Fisher, Christopher Goscha, Francois Guillemot, Tom Heenan, Gerald Hickey, Joyce Hoffman, Hy Văn Lương, Maurice Isserman, Loch Johnson, Wayne Karlin, Stanley Kutler, Jack Langguth, Jonathan Nashel, Ngô Vĩnh Long, John Prados, Andrew Rotter, Nicolas Roussellier, Keith Taylor, Tim Weiner, Hugh Wilford, và Peter Zinoman.

        Những nhà báo và nhà văn đã chia sẻ cùng tôi những kỷ niệm làm việc tại Việt Nam trong chiến tranh gồm Peter Arnett, Robert Sam Anson, Kevin Buckley, Stanley Cloud, Robert Olen Butler, Nayan Chanda, Gloria Emerson, George Esper, Frances FitzGerald, Zalin Grant, David Greenway, David Halberstam, Barry Hillenbrand, Richard Homik, Henry Kamm, Stanley Karnow, Jonathan Larsen, John Laurence, Don Luce, Frank McCulloch, Richard Pyle, Jon Randal, Peter Ross Range, Roy Rowan, Morley Safer, Peter Shaplen, Neil Sheehan, Frank Snepp, Germaine Loc Swanson, Dick Swanson, và Nick Turner.

        Những đồng nghiệp khác cũng đã giúp đỡ tôi hoàn thành cuốn sách này gồm Daniel Ellsberg, Philippe Franchini, Earl Gustkey, Chris Hedges, Ellida Maki, Nguyễn Ngọc Bích, Rick Perlstein, Rufus Phillips, Doug Ramsey, Peter Scheid, Trần Tử Thanh, Seymour Topping, Tom Vallely, và Sesto Vecchi. Ba nhà làm phim đã hào phóng chia sẻ với tôi bản ghi nội dung phỏng vấn và các tư liệu khác: David Felsen ở NBC, Thomas Herman, nhà sản xuất bộ phim Shoot the Messenger, và Alain Taieb ở Paris.

        Tôi rất biết ơn vì sự giúp đỡ của rất nhiều nhân viên lưu trữ và thư viện, gồm có Bill Hooper ở Time Inc., Evan Hocker ở Trung tâm Lịch sử Hoa Kỳ thuộc Đại học Texas ở Austin, Alan Messmer ở tờ Christian Science Monitor-, Harry Miller và Heather Richmond ở Hội Sử học Wisconsin, Carl Morgan ở Đại học Orange Coast College, Stephen Plotkin tại Thư viện Tổng thống John F. Kennedy; Dan Reasor ở International Herald Tribune, và Margie D'Aprix, Glynis Asu, Rebecca Hewitt, Reid Larson, Lynn Mayo, Joan Wolek, Sharon Britton, và Kristin Strohmeyer tại Thư viện Burke thuộc Đại học Hamilton College.

        Tôi xin cảm ơn Jeffrey Ward đã giúp tôi vẽ bản đồ; Jim Nachtwey và Quỹ Richard Avedon vì đã cho phép tôi sử dụng những bức ảnh của họ; Henri Bovet, giám đốc biên tập tại Editions Tallandier ở Paris; và những biên tập viên rất năng lực của tôi tại NXB Public Affairs ở New York, Clive Priddle và Morgen Van Vorst. Hành trình từ bản thảo đến sách xuất bản được sự chỉ đạo tuyệt vời của Peter Garceau, Lindsay Goodman, Lisa Kaufman, Whitney Peeling, Melissa Raymond, Chrisona Schmidt, Meredith Smith, và Susan Weinberg.

        Tôi nợ một lời cảm ơn đặc biệt tới những độc giả đã đọc và nhận xét về những bản nháp đầu tiên của bản thảo: Frank Anechiarico, Tom Cohen, Alex Kodat, Mary Mackay, và Jim cùng Thủy Nach. Những biên tập viên đầy cảm hứng của tôi tại The New Yorker, John Bennet và David Remnick, đã cho đăng một phần phiên bản ban đầu của câu chuyện này tháng 5 năm 2005.

        Tôi rất may mắn có hai người đại lý văn học thực sự có văn học: Michael Carlisle tại New York và Michelle Lapautre ở Paris. Tôi vô cùng biết ơn về sự hỗ trợ tài chính từ Quỹ Nghề Báo viết Điều tra, Quỹ Nghiên cứu thuộc Đại học tiểu bang New York, và Hiệu trưởng trường Nghệ thuật và Khoa học thuộc Đại học Albany.

        Gia đình yêu thương của tôi đã luôn vô cùng kiên nhẫn và ủng hộ. Tôi được tiếp thêm sức mạnh từ nguồn cổ vũ và những ý tưởng tuyệt vời của họ. Bên cạnh việc cảm ơn vợ mình Bonnie và con gái Maude, tôi xin dành tặng cuốn sách này cho hai con trai tôi Tristan và Julian, những người đang lớn lên trong một thế giới cách xa nhưng có lẽ cũng không hề khác với thế giới được miêu tả trong cuốn sách này.

-------------------
       1. Chú mèo cười nổi tiếng trong tác phẩm Alice ở xứ sở kỷ diệu của Lewis Carrol.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #123 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:37:30 pm »


CHÚ THÍCH

        ĐÔI LỜI CẢNH BÁO VỀ ĐIỆP VIÊN Z.21

- Trang 17 - "498 báo cáo tin tình báo": Số báo cáo tin tình báo của Phạm Xuân Ẩn được tiết lộ trong loạt bài báo nhiều kỳ của các tác giả Trường Giang, Việt Hà, và Thế Vĩnh, bắt đầu được đăng trên ViệtNamNet ngày 17 tháng 8 năm 2007.

- Trang 22 - "tiểu sử chính thức": Xem Larry Berman, Perfect Spy: The Incredible Double Life of Pham Xuân Ẩn, Time Magazine Reporter and Vietnamese Communist Agent (Điệp viên hoàn hảo: Cuộc đời hai mặt không thể tưởng tượng nổi của Phạm Xuân Ẩn, phóng viên tạp chí Time và điệp viên cộng sản Việt Nam) (New York: Smithsonian Books, 2007).

- Trang 24 - "thất bại quân sự thê thảm của Quân lực Việt Nam Cộng hòa": Như Kyle Horst nhận xét trong bài tham luận tại Trung tâm Việt Nam (Vietnam Center)1, có một mối quan hệ tỷ lệ nghịch giữa ý nghĩa những chiến công của Phạm Xuân Ẩn và khoảng thời gian ông dành cho việc nói về chúng. "Điều Phạm Xuân Ẩn không nhắc đến trong hàng trăm tiếng đồng hồ thảo luận chi tiết với nhiều nhà văn viết tiểu sử phương Tây là hai tấm Huân chương Chiến công hạng Nhất mà ông giành được, đây là loại Huân chương Chiến công hạng cao nhất, chỉ dành cho những chiến công đặc biệt mang tầm quan trọng quốc gia. Không tấm huân chương nào được tặng thưởng cho công tác phân tích hoặc tình báo chiến lược, và chúng khẳng định rằng những đóng góp lớn nhất của Phạm Xuân Ẩn cho lý tưởng không phải là phân tích hoặc báo cáo mà những công trạng trên cương vị điệp viên tình báo chiến thuật, một người đã thu thập được những tin tức cụ thể về các chiến dịch quân sự sắp diễn ra, và theo lời ghi trong quyết định chính thức về việc phong tặng ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân tháng 1 năm 1976, 'vì đã cung cấp kịp thời' nhiều thông tin 'đặc biệt có giá trị'." Kyle Horst, "Imagining Vietnam: Misunderstanding Pham Xuân Ẩn" (Hình dung Việt Nam: Ngộ nhận về Phạm Xuân Ẩn) (bài phát biểu trình bày tại Trung Tâm Việt Nam, Hội thảo Việt Nam ba năm một lần lần thứ 6, Lubbock, Texas, ngày 13 tháng 3 năm 2008).

        CUỘC THỬ LỬA ĐẦU TIÊN

- Trang 48 - "tỷ lệ tử vong hằng năm cao hơn 20%": Xem Ngô Vĩnh Long, Before the Revolution: The Vietnamese Peasants Under the French (Trước cách mạng: Nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc) (New York:

        Columbia University Press, 1991), trang 113.

- Trang 65 - "Cái mà ngày nay chúng ta gọi là Sài Gòn...": Xem William L. Cassidy, Southern Vietnam's Criminal Traditions (Truyền thống tội phạm ở miền Nam Việt Nam) (Washington, D. c, International Association of Asian Crime Investigators, 1991), trang 8.

        CÔNG VIỆC CỦA MỘT ĐIỆP VIÊN

- Trang 84 - "Những trang nhật ký do Jack và Bobby Kennedy viết": Xin cảm ơn Thư viện Kennedy tại Boston, Massachusetts, vì đã cho phép tiếp cận nhật ký và những giấy tờ cá nhân khác của John F. Kennedy và Robert F. Kennedy.

- Trang 118 - "Đông Dương trở thành một bàn cờ không lồ": Xem Alfred w. McCoy, The Politics of Heroin: CIA Complicity in the Global Drug Trade (Nền chính trị bạch phiến: Sự đồng lõa của CLA trong hoạt động buôn bán ma túy toàn cầu) (Chicago: Chicago Review Press, 1991), trang 132.

- Trang 119 - "Lợi nhuận từ hoạt động này": Kinh phí cho hoạt động cai trị thuộc địa của mình từ tiền bán thuốc phiện là việc bình thường ở Đông Dương. Đầu thế kỷ 20, 25% tổng ngân sách của thuộc địa đến từ tiền bán thuốc phiện. Ở đỉnh cao năm 1918, con số này lên đến 42%. Chantal Descours-Gatin, Quand l'opium fỉnancait la colonisation en indochine (Khi thuốc phiện là nguồn tiền cho việc thuộc địa hóa ở Đông Dương) (Paris: l'Harmattan, 1992), các trang 222-225; Phillippe Le Failler, "Le movement international anti-opium et rindochine (Phong trào quốc tế chống thuốc phiện và Đông Dương) (1906-1940)," Luận văn tiến sĩ, Institut d'Histoire des Pays d'Outre-Mer, Université de Provence (Học viện lịch sử các xứ hải ngoại Pháp, Đại học Provence) - Aix-Marseille !,1993; và Jean Michaud, "The Montagnards and the State in Northern Vietnam from 1802 to 1975: A Historical Overview" (Người miền núi và Nhà nước ở Bắc Việt Nam từ 1802 đến 1975: Tổng quân lịch sử). Ethnohistory 47, số 2 (2000): 345.

-------------------
        1. Đặt tại Đại học Công nghệ Texas, Lubbock, bang Texas, Hoa Kỳ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #124 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:38:43 pm »


        GHÉP NÃO

- Trang 124 - "Lansdale viết trong cuốn tự truyện của mình": Những công trình viết về hoạt động tình báo của Edward Lansdale rất không đáng tin cậy, trong đó không đáng tin cậy nhất chính là tự truyện của ông ta. Xem Edward Lansdale, In the Midst of Wars: An American's Mission to Southeast Asia (Giữa các cuộc chiến: Một phái bộ Mỹ tại Đông Nam Á) (1972, New York: Fordham University Press, 1991); và Cecil в. Currey, Edward Lansdale: The Unquiet American (Edward Lansdale: một người Mỹ không trầm lặng) (Boston: Houghton Mifflin, 1988). Đọc thêm Richard Drinnon, Facing West: The Metaphysics of Indian-Hating and Empire Building (Đối mặt với miền Tây: chuyện siêu hình về nỗi hận thù thổ dân da đó và công cuộc kiến thiết đế chế)

        (Minneapolis: Minnesota University Press, 1980); và Jonathan Nashel, Edward Lansdale's Cold War (Chiến tranh lạnh của Edward Lansdale) (Amherst: University of Massachusetts Press, 2005).

- Trang 127 - "Daniel Ellsberg công bố Tài liệu Lầu Năm Góc": The History of United States Decisionmaking on Vietnam (Lịch sử quá trình ra quyết định của Mỹ về Việt Nam), một nghiên cứu 47 tập, 7.000 từ về sự dính dáng của Mỹ vào chiến tranh Việt Nam từ 1945 đến 1968, chưa bao giờ được xuất bản trọn vẹn. Tờ New York Times đã gấp gáp đưa một số tài liệu chọn lọc vào xuất bản năm 1971. Tiếp sau đó là ấn bản 5 tập của Thượng nghị sĩ Gravel và ấn bản 12 tập của Cục In ấn Chính phủ Mỹ, trong đó đã bị cắt bỏ rất nhiều.

        Bốn tập cuối cùng của Tài liệu Lầu Năm Góc, thường gọi là những tập tài liệu ngoại giao, kể về những cuộc đàm phán của Mỹ nhằm kết thúc chiến tranh, được công bố một phần năm 1983 và sau đó công bố toàn bộ năm 2002 theo đòi hỏi của Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA). Mặc dù hiện nay những tập tài liệu ngoại giao mật của Tài liệu Lầu Năm Góc đã được công bố công khai, bộ 43 tập ban đầu do Ellsberg đưa ra - chỉ tồn tại dưới dạng những phiên bản cắt gọt hoặc từng phần - chưa bao giờ được Chính phủ Mỹ công bố.

        Xem Neil Sheehan, Hedrick Smith, E. w. Kenworthy và Fox Butterfield biên tập, The Pentagon Papers (Tài liệu Lầu Năm Góc) (New York: Quadrangle, 1971); The Pentagon Papers: The Defense Department History of United States Decisionmaking on Vietnam (Tài liệu Lầu Năm Góc: Lịch sử quá trình ra quyết định của Bộ Quốc phòng Mỹ về Việt Nam), bản của Thượng nghị sĩ Gravel, 5 tập. (Boston: Beacon, 1971); và United States- Vietnam Relations, 1945-1967 (Quân hệ Mỹ-Việt Nam, 1945-1967), nghiên cứu của Bộ Quốc phòng Mỹ, 12 tập. (Washington, D.C.: U.s. Government Printing Office, 1971). Để tham khảo các quan điểm về quyết định của Ellsberg trong việc công bố những Tài liệu Lầu Năm Góc và lịch sử phát hành của chúng, xem Daniel Ellsberg, Secrets: A Memoir of Vietnam and the Pentagon Papers (Những bí mật: Một hồi ức về Việt Nam và Tài liệu Lầu Năm Góc) (New York: Viking, 2002); và bản của John Prados và Margaret Pratt Porter, Inside the Pentagon Papers (Bên trong Tài liệu Lầu Năm Góc) (Lawrence: University Press of Kansas, 2004).

- Trang 130 - "Chắc chắn đối phương phải có người làm tay trong": Xem Sedgwick Tourison, Project Alpha: Washington's Secret Military Operations in North Vietnam (Dự án Alpha: Những hoạt dộng quân sự bí mật của Washington tại miền Bắc Việt Nam) (New York: St. Martin's, 1997), trang 12.

- Trang 131 - "đặt Việt Nam lên bản đồ thế giới mới": Xem James Fisher, Dr. America: The Lives of Thomas A. Dooley, 1927-1961 (Bác sĩ Mỹ: Những cuộc đời của Thomas A. Dooley, 1927-1961) (Amherst: University of Massachusetts Press, 1997), trang 35.

- Trang 135 - "những trận đánh do Lansdale viết kịch bản": Xem L. Fletcher Prouty, The Secret Team: The CIA and Its Allies in Control of the United States and the World (Đội bí mật: CIA và những đồng minh của nó trong việc kiểm soát nước Mỹ và thế giới) (Costa Mesa, CA: Institute for Historical Review, 1973), trang 12; và JFK: The CIA, Vietnam, and the Plot to Assassinate John F. Kennedy (JFK: CIA, Việt Nam, và âm mưu ám sát John F. Kennedy) (New York: Citadel, 1996), trang 65.

- Trang 142 - "ba Lansdale": Xem Zalin Grant, Facing the Phoenix (Đôi mặt với [chiến dịch] Phượng hoàng) (New York: Norton, 1991), trang 98.

- Trang 145 - "băng siêu khủng bố": Xem Prouty, JFK, trang 60. Xem thêm A. J. Langguth, Our Vietnam: The War, 1954-1975 (Việt Nam của chúng ta: Chiến tranh, 1954-1975) (New York: Simon ở Schuster, 2000), trang 93.

- Trang 146 - "không cho phép Mankiewicz làm phim tại Việt Nam": Xem Fisher, Dr. America, trang 157- 158.

- Trang 147 - "cuối cùng tiết lộ rằng hoàn toàn là do cộng sản gây ra": Thư của Edward Lansdale gửi Joseph Mankiewicz, ngày 17 tháng 3 năm 1956, được chép lại trong Người Mỹ trầm lặng của Graham Greene, Viking Critical Edition, biên tập: John Clark Pratt (New York: Penguin, 1996), trang 301.

- Trang 149 - "Tôi sẽ không đời nào chọn đại tá Lansdale": Xem Greene, Ngứời Mỹ trầm lặng, trang 319.

- Trang 153 - "Chính phủ Nam Việt Nam chỉ tồn tại trên danh nghĩa": Xem Christian Appy, Patriots: The Vietnam War Remembered from All Sides (Những người yêu nước: Chiến tranh Việt Nam theo hồi tưởng từ tất cả các bên) (New York: Viking, 2002), trang 51.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #125 vào lúc: 12 Tháng Hai, 2020, 06:39:28 pm »

       
        LỢI DỤNG LÒNG TIN

- Trang 216 - "bị ám sát tại Dallas, Texas": Những người theo thuyết âm mứu thấy nghi ngờ về mối liên hệ giữa hai vụ ám sát Ngô Đình Diệm và John F. Kennedy nên tham khảo những tác phẩm của trợ lý cũ của Lansdale là L. Fletcher Prouty, nhất là cuốn sách JFK: The CIA, Vietnam and the Plot to Assassinate John F. Kennedy. Những mối liên hệ kỳ lạ khác giữa hai sự kiện cũng được đề cập trong The Tears of Autumn (Nước mắt mùa thu), một tiểu thuyết của cựu điệp viên về sau trở thành nhà văn, Charles McCarry.

        NHỮNG NGUỒN TIN ĐÁNG TIN CẬY

- Trang 230 - "tôi vô cùng căm phẫn tên phản bội này": Xem Hoàng Hải Vân và Tấn Tú, Pham Xuân Ẩn: A General of the Secret Service (Hà Nội: Nhà xuất bản Thế Giới, 2003), tiếng Anh, trang 97.

- Trang 240 - "Harriman đề nghị Shaplen liên lạc với Bắc Việt Nam": Xem Tom Heenan, From Traveller to Traitor: The Life of Wilfred Burchett (Từ người lữ hành đến kẻ phản bội: Cuộc đời của Wilfred Burchett) (Melbourne: Melbourne University Press, 2006), trang 204.

- Trang 242 - "nhà báo Việt Nam làm việc chăm chỉ và được kính trọng nhất": Xem Robert Shaplen, "Chúng tôi luôn sống sót," báo The New Yorker, ngày 15 tháng 4 năm 1972. Được in lại trong Reporting Vietnam đàm báo về Việt Nam), phần 2 (New York: Thư viện Mỹ, 1998), trang 281 đến 334.

- Trang 243 - "Phạm Xuân Ẩn giải thích với một phóng viên của tờ Le Monde": Xem Jean-Claude Pomonti, Un Vietnamien bien trancỊuille: ưextraordinaire histoire de !'espion qui défia !'Amérique (Một người Việt Nam trầm lặng: Câu chuyện lạ kỳ về một điệp viên đã thách thức nước Mỹ) (Paris: Editions des Equateurs, 2006), trang 72.

- Trang 246 - "chắc chắn là một trong những người thạo tin nhất trong thành phố": Xem Robert Shaplen, Bitter Victory (Chiến thắng cay đắng) (New York: Harper ở Row, 1986), trang 11.

        NHIỆM VỤ HOÀN HẢO

- Trang 290 - "trường hợp được biết đến đầu tiên về một điệp viên cộng sản": Xem Zalin Grant, Facing the Phoenix: The CIA and the Political Defeat of the United States in Vietnam (Đối mặt với [chiến dịch] Phượng hoàng: CIA và thất bại chính trị của Mỹ tại Việt Nam) (New York: Norton, 1991), trang 256.

- Trang 293 - "mối quân hé giữa Time và CIA khăng khít đến nỗi": Xem Hugh Wilford, The Mighty Wurlitzer: How the CIA Played America (Cây đàn Wurlitzer hùng mạnh: CIA thao túng nước Mỹ như thế nào) (Cambridge: Harvard University Press, 2008), trang 232.

- Trang 293 - "hơn 400 nhà báo Mỹ": Xem Carl Bernstein, "The CIA and the Media" ("CIA và giới truyền thông"), Rolling Stone, ngày 20 tháng 10 năm 1977, trang 55-67.

- Trang 295 - "ồ, có chứ, lúc nào chẳng thế": Do Daniel Brandt trích dẫn trong "Journalism and the CIA: The Mighty Wurlizer" ("Nghề báo và CIA: cây đàn Wurlitzer hùng mạnh"), NameBaseNevvsLine, tháng 4 - tháng 6 năm 1997.

        TẾT

- Trang 300 - "Westmoreland điện cho Wheeler": Trích dẫn theo Larry Berman trong "Tổng tấn công Tết Mậu Thân", trong Andrew J. Rotter, biên tập, Light at the End of the Tunnel: A Vietnam War Anthology (Ánh sáng cuối đường hầm: Hợp tuyển về chiến tranh Việt Nam), tái bản có sửa chữa. (Wilmington, DE: Scholarly Resources, 1999), trang 111.

- Trang 305 - "được đưa ra Hà Nội trưng bày trong bảo tàng tình báo quân sự": Báo cáo duy nhất của Phạm Xuân Ẩn được công bố là một bản thông báo ông gửi cho cấp trên miêu tả chiếc xe Renault 4CV của mình, trước khi nó được đưa lên một chiếc xe tải và chở ra Hà Nội dể trưng bày tại bảo tàng tình báo quốc phòng. Sử dụng bí danh của mình là Hai Trung, Phạm Xuân Ẩn trình bày việc ông mua chiếc xe như thế nào vì trông nó giông loại taxi được lái khi đó tại Sài Gòn. Nó là chiếc xe rất tốt trong việc tránh sự chú ý quá mức từ "lực lượng an ninh đối phương," ông viết.

        MỘT ĐẤT NƯỚC DO SALVADOR DALI TẠO RA

- Trang 335 - "Phạm Xuân Ẩn bị đẩy vào chế độ đóng băng về chính trị": Năm 2008, tôi tới Việt Nam và Pháp, cố gắng tìm hiểu Phạm Xuân Ẩn đã làm gì trên cương vị một sĩ quan quân đội tại ngũ và một cán bộ tình báo từ khi chiến tranh kết thúc năm 1975 cho đến khi ông qua đời năm 2006. Các ý kiến rất chia rẽ, giữa một quan điểm chính thống, được đưa ra tại Hà Nội, và một quan điểm ngờ vực hơn do những bạn bè của Phạm Xuân Ẩn ở Sài Gòn và bên ngoài Việt Nam đưa ra.

        Những quân chức ở Hà Nội nói với tôi rằng những nhà văn phương Tây hiểu nhầm về vị trí của Phạm Xuân Ẩn . Ông đảm nhiệm những nhiệm vụ mới sau năm 1975 và phải tránh công khai lộ diện giống như tất cả các quân chức cấp cao khác của đất nước. Sự giám sát đối với ông là thủ tục hoạt động hoàn toàn bình thường đối với một sĩ quan tình báo với yêu cầu bảo đảm an ninh. Ngoài giai đoạn tại ngũ năm 1945, Phạm Xuân Ẩn chưa bao giờ mặc quân phục hay chào các sĩ quan chỉ huy. Có thể ông đã lấy làm rầy rà khi phải bắt đầu lại việc này năm 1978, nhưng việc ông được cử đi học tại Học viện Chính trị Nguyễn Ái Quốc ở Hà Nội là một vinh dự sánh với việc nhập học một năm tại Đại học Chiến tranh của Lục quân Mỹ hoặc Saint-Cyr1. Nó là dấu hiệu cho thấy Phạm Xuân Ẩn đang được cất nhắc lên hàng ngũ sĩ quan cấp tướng.

 
        Những người Việt Nam đưa ra lập luận này muốn nói rằng Phạm Xuân Ẩn đã khoác vỏ bọc thứ hai, sau khi vỏ bọc của ông bị lộ năm 1975 - bộ mặt mà ông đưa ra với các vị khách phương Tây như một đảng viên cộng sản ngẫu nhiên, người vẫn trước sau như một dành trọn tình yêu cho phương Tây. Phạm Xuân Ẩn quên không đề cập với những vị khách này rằng ông vẫn là một cán bộ tình báo đang hoạt động và là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, và dường như không một ai trong những người bạn của ông gặng hỏi quá sâu về việc chính xác thì ông đang làm gì trong 30 năm cuối cùng của sự nghiệp tình báo của mình.

- Trang 338 - "tôi phải giết hắn": Xem Grant, Facing the Phoenix, trang 257.

- Trang 344 - "đủ an toàn để có thể tiếp cận và viết một cuốn tiểu sử": Xem Nguyễn Thị Ngọc Hải, Phạm Xuân Ẩn: Tên người như cuộc đời (Hà Nội: Nhà xuất bản Công an Nhân dân, 2002).

- Trang 347 - "khóa học ngắn về lịch sử Việt Nam": Xem Trương Như Tảng, A Vietcong Memoir (Hồi ức của một Việt Cộng), do David Chanoff và Đoàn Văn Toại dịch (New York: Harcourt Brace Jovanovich, 1985), trang 15.

-----------------------
       1. Học viện quân sự của Pháp.
« Sửa lần cuối: 13 Tháng Hai, 2020, 05:01:36 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #126 vào lúc: 13 Tháng Hai, 2020, 05:12:58 am »


        MỘT THẾ GIỚI TƯƠI SÁNG HƠN

- Trang 382 - "16 tấm huân huy chương của Phạm Xuân Ẩn": Phải mãi đến khi chúng được trưng bày bên chiếc quân tài để mở của Phạm Xuân Ẩn, người ta mới biết rằng Phạm Xuân Ẩn đã nhận được 16 tấm huân huy chương của quân đội, chứ không phải chỉ có 4, như những người viết tiểu sử của ông đưa ra trước đó. Trong đó có các Huân chương Quân công và Huân chương Chiến công. Mỗi loại huân chương lại được phong tặng ở cả ba hạng. Huân chương hạng Nhất ghi nhận những đóng góp to lớn đối với đất nước. Huân chương hạng Nhì được trao cho những đóng góp đối với một bộ hoặc cơ quan cụ thể. Trong trường hợp của Phạm Xuân Ẩn, đây có thể là đối với tình báo quốc phòng (Tổng cục II) hoặc Quân đội Nhân dân Việt Nam. Huân chương hạng Ba ghi nhận những công lao ở cấp độ địa phương, khen thưởng chung chung, hoặc có đóng góp với một đơn vị quân đội nhất định. Đối với Phạm Xuân Ẩn, đây có thể là đối với Trung ương Cục miền Nam, tổ tình báo quân sự H.63, hoặc một đơn vị quân đội nào đó.

        Như chúng ta đã biết qua bài điếu văn chính thức được đọc tại lẽ truy điệu của ông, Phạm Xuân Ẩn được tặng thưởng hai Huân chương Chiến công hạng Nhất. Ông nhận được những tấm huân chương này vì đã cảnh báo trước cho Trung ương Cục miền Nam về cuộc xâm lược Campuchia của Richard Nixon năm 1970, nhờ đó giúp các chỉ huy quân sự của cộng sản không bị ném bom hoặc bắt giữ, và vì đã lấy được kế hoạch tác chiến của Chiến dịch Lam Sơn 719. Nỗ lực này của Quân lực Việt Nam Cộng hòa nhằm xâm nhập Lào và cắt đứt Đường mòn Hồ Chí Minh đã trở thành một thất bại quân sự nặng nề cho phe miền Nam năm 1971. Những tấm Huân chương Hạng nhất của Phạm Xuân Ẩn ghi nhận những thành tích quan trọng về tin tức tình báo chiến thuật. Chúng mâu thuẫn với câu chuyên của ông - vỏ bọc chính của ông - rằng ông chỉ làm tình báo chiến lược, những báo cáo tin tình báo sau hành động, và lên kế hoạch lâu dài.

        Phạm Xuân Ẩn giành được tấm huân chương đầu tiên trong những năm 1950 vì tham gia chống Pháp sau khi ký Hiệp định Geneva. Tiếp sau thỏa thuận ngừng bắn năm 1954, đánh dấu sự kết thúc của Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, là những bước chuẩn bị cho Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai trong tương lai. Vào thời điểm đó, Phạm Xuân Ẩn đang làm việc cho Phòng Chiến tranh tâm lý của Bộ Tổng tham mưu quân đội miền Nam Việt Nam mới thành lập. Đây là một tấm Huân chương Chiến thắng hạng Ba1.

---------------------
        !  Huân chương Chiến thắng thưởng công cho những người tham gia kháng chiến chống Pháp và từ nằm 2003 không còn nằm trong hệ thống khen thưởng.

        Tấm huân chương thứ hai được tặng thưởng cho ông trong trận Âp Bắc năm 1963. Việc lực lượng cộng sản có thể giăng bẫy và gây tổn thất nặng nề cho lực lượng của Việt Nam Cộng hòa vốn được trang bị tốt hơn đã giúp cho Phạm Xuân Ẩn nhận được một Huân chương Chiến công hạng Nhì.

        Phạm Xuân Ẩn còn được tặng thưởng một tấm Huân chương Chiến công hạng Nhì khác, vì thành tích tương tự trong năm 1966. Đó là cho thành tích lấy được kế hoạch tác chiến và những tin tình báo chiến thuật khác cho trận la Đrăng. Trận giao chiến này trong tháng 11 năm 1965 đánh dấu trận đánh lớn đầu tiên trong giai đoạn Mỹ tham chiến. Ba trăm linh năm lính, chủ yếu thuộc Sư đoàn 7 kỵ binh của Mỹ - cũng chính là đơn vị đã bị thảm sát trong trận Little Big Hom1 - thiệt mạng sau bốn ngày giao tranh tại Tây Nguyên gần biên giới với Campuchia.

----------------------------
        !  Trong trận lính Mỹ đánh nhau với thổ dân da đỏ năm 1876, Trung đoàn 7 ky binh Mỹ gồm hơn 700 quân bị mất 268 lính, kể cả trung đoàn trưởng là trung tá George A. Custer.

        Phạm Xuân Ẩn còn được trao ba tấm Huân chương Chiến công hạng Ba khác, vì đã cảnh báo sớm về kế hoạch Mỹ tăng hiện diện quân sự trong năm 1965, vì có thành tích trong dịp Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968; và vì đã cung cấp những tài liệu mật chi tiết về kế hoạch sử dụng B-52 tấn công Hà Nội trong dịp Giáng Sinh năm 1972. Có nguồn cho rằng ba chiến công này là lý do chính kiến Phạm Xuân Ẩn được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1976. Danh hiệu này, danh hiệu cao quý nhất của Việt Nam, được dành cho "những đóng góp đặc biệt xuất sắc trong chiến đấu và phục vụ chiến đấu." Nó tương đương với Bắc đầu Bội tinh của Pháp và Huân chương Danh dự (Medal of Honor) của Mỹ.

        Vì những tin tức tình báo trong Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận đánh cuối cùng trong cuộc chiến, những báo cáo "hậu hành quân" cùng những thành tích không được công bố khác - có lẽ vẫn còn được tiếp tục cho đến khi ông qua đời năm 2006 - Phạm Xuân Ẩn lần lượt nhận được thêm sáu tấm huân huy chương khác trong những năm sau 1975. Số này gồm có một Huân chương Độc lập hạng Nhì, Huy chương Quân kỳ Quyết thắng; Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, và ba Huân chương Chiến sĩ Giải phóng, đủ cả ba hạng nhất, nhì, ba. Thứ cuối cùng được trưng bày tại đám tang của Phạm Xuân Ẩn là huy hiệu 50 năm tuổi Đảng.

- Trang 385 - "Hàng chục bài báo ghi lại sự kiện Phạm Xuân Ẩn qua đời": Sự kiện Phạm Xuân Ẩn qua đời cũng làm dấy lên sự phản bác đối với những sai lệch về ông và về tổ quốc của ông. Quá trình này đã bắt đầu từ trước khi ông qua đời. Hầu hết những tuyên bố trên mạng Internet mà người ta trích dẫn Phạm Xuân Ẩn  chỉ trích chính phủ cộng sản Việt Nam đều là giả. Ví dụ như khi lần theo những nguồn nguyên bản, bài phỏng vấn của Morley Safer với Phạm Xuân Ẩn, được đăng trên Tạp chí New York Times và sau đó trong cuốn sách Flashbacks của ông này, người ta phát hiện ra rằng những nhận xét của Safer đã bị quy nhầm cho Phạm Xuân Ẩn.

HẾT
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM