Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 01:46:08 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ  (Đọc 13611 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #10 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:27:16 am »


        Ngay sau khi tới ở Huế, gia đình Phạm Xuân Ẩn bắt đầu thăng tiến từ công việc của những người lao động chân tay lên hàng viên chức thuộc địa. Trong khi Phạm Xuân Hùng, trưởng tộc, là một nghệ nhân kim hoàn, chuyên chế tác vàng bạc thành những hình cây cối và chim thú tinh tế đến nỗi chúng sống động như thật, thì các con ông lại sử dụng vị trí của mình tại triều đình để đảm bảo cho những công việc như làm giáo viên hay làm quân lại. Trường học nằm dưới sự điều hành của ông nội Phạm Xuân Ẩn, ông Phạm Xuân Dương, là một trong những trường đầu tiên trên cả nước dạy chữ quốc ngữ, thứ chữ viết hiện đại của người Việt Nam - một kiểu chữ dựa vào bộ chữ cái Latin do giáo sĩ người Pháp Alexandre de Rhodes phát triển vào thế kỷ 17. Hệ thống chữ viết ban đầu của người Việt Nam, chữ Nôm, dựa trên các chữ Hán truyền thống, bị người Pháp cấm sử dụng năm 1920. Trường của ông Dương là một phần của chiến lược khởi động lại lịch sử của Việt Nam từ năm số không. Với chữ viết và một nền văn học mới, Việt Nam trở thành một trong số ít quốc gia châu Á sử dụng bộ chữ cái Latin. Để giúp nhào nặn lại ý thức của các thần dân châu Á của mình, Pháp đưa máy chém vào Việt Nam và bắt đầu thẳng tay sử dụng. Cuối cùng thì người Pháp thất bại trong việc áp đặt ý chí chính trị của họ vào Việt Nam, nhưng cuộc cách mạng về ngôn ngữ của họ lại là một thành công. Một đất nước trước kia hầu hết là mù chữ, xuất phát từ khó khăn trong việc nắm vững nghệ thuật viết chữ Hán, bây giờ hầu như cơ bản đều đã biết chữ.

        Người chú của Phạm Xuân Ẩn cũng là hiệu trưởng một trường tiểu học. Một người chú khác trở thành viên chức làm việc cho sở dây thép, trong khi cô của ông kết hôn với một agent technique khác, người, cũng giống như cha của Phạm Xuân Ẩn, đã tốt nghiệp Đại học Đông Dương ở Hà Nội. Hẳn nhiều người nghĩ gia đình thành đạt và đây triển vọng thăng tiến của Phạm Xuân Ẩn sẽ cảm thấy chịu ơn những thế lực đã đào tạo và thuê họ làm việc, nhưng gia đình ông đã chống lại chứ không ủng hộ người Pháp. Họ điều hành các trường học, xây dựng đường sá, và chuyển phát thư từ, nhưng đồng thời họ cũng là những người yêu nước chống lại ách cai trị thuộc địa của Pháp tại Việt Nam. Họ là những nhà cách mạng lặng lẽ, chứ không phải là những người vào tù hoặc đấu tranh trong phong trào kháng chiến của Việt Minh, nhưng tinh thần hăng say của họ thì rất sâu sắc và kiên định, và tinh thần đó sau này sẽ đơm hoa kết trái - với tác động ghê gớm - thành sự nghiệp cách mạng của Phạm Xuân Ẩn.

        Người Việt là một tộc người mãnh liệt có lịch sử chủ yếu là những trận đánh chống lại kẻ thù từ phương Bắc, và từ phương Tây. Danh sách những chiến binh của Việt Nam, gồm cả những chiến sĩ nữ, rất dài, và khoảng thời gian diễn ra những cuộc đấu tranh của họ cũng thế. Người Việt Nam phải đấu tranh cả nghìn năm để chống lại sự đô hộ của phong kiến phương Bắc.

        Chủ nghĩa yêu nước tại nước Việt Nam thuộc địa vô hình trung lại do chính người Pháp nuôi dưỡng. Người Pháp đã truyền bá chủ nghĩa dân tộc, gồm cả ý tưởng về quốc gia-dân tộc và những khát vọng thể hiện tinh thần của một dân tộc thống nhất. Chương trình giảng dạy tại các trường học của Pháp chủ yếu được dành để học về Cách mạng Pháp kết thúc hạnh phúc bằng một thể chế cộng hòa theo đuổi lý tưởng tự do, bình đẳng và bác ái. Người Pháp không hề có ý định để cho người Việt Nam tiếp thu những lý tưởng đó thành của mình. Họ đang nói về nước Pháp chứ đâu phải về Việt Nam. Nhưng một khi lý tưởng dân tộc chủ nghĩa đã bắt đầu thẩm thấu vào các nước thuộc địa, thì đến máy chém cũng không ngăn chặn nổi.

        "Để kiếm sống, anh phải làm cho chế độ Pháp, nhưng không một người Việt Nam nào muốn tổ quốc của mình bị những người nước ngoài đô hộ," Phạm Xuân Ẩn nói. "Lịch sử của chúng tôi có vô số những trận đánh chống giặc ngoại xâm. Chúng tôi mượn ngôn ngữ để tiến hành cuộc đấu tranh này từ người Pháp, nhưng nó lại bắt nguồn từ chính tình yêu của chúng tôi đối với dân tộc mình - đó cũng chính là động lực đã thúc đẩy bất kỳ quốc gia nào đứng lên giành độc lập."

        Người Pháp đã chia Việt Nam, cũng như xứ Gaul, thành ba phần. Bắc Kỳ (Tonkin) là khu vực phía Bắc gồm cả Hà Nội và thành phố cảng Hải Phòng. Trung Kỳ (Annam) là khu vực ở miền Trung, cũng là nơi sinh ra những nhà cách mạng như anh em nhà Tây Sơn và Hồ Chí Minh, và cũng là nơi đặt triều đình bù nhìn ở Huế. Nam Kỳ (Cochin China) ở phía Nam gồm Sài Gòn, đồn điền Michelin và những đồn điền cao su khác ở Dầu Tiếng, cùng những vùng trồng lúa rộng mênh mông ở châu thổ sông Mê Công. Trước đó, một nước Việt Nam thống nhất trải dài từ biên giới với Trung Quốc xuống đến vịnh Thái Lan chưa bao giờ tồn tại và người Pháp cũng không muốn nó tồn tại. Họ đặt cái từ Việt Nam vào vòng "húy kỵ" - vì nó nhắc đến ý tưởng về một quốc gia thống nhất.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #11 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:48:37 am »


        Một hôm tôi đang nói chuyện với Phạm Xuân Ẩn thì ông bước tới chiếc tủ kê gần bàn phòng ăn, mở ngăn kéo trên cùng và lần giở qua một bộ sưu tập những bức ảnh và thư từ cũ. "Đây rồi," ông vừa nói, vừa chìa ra tâm thẻ căn cước của mình do cảnh sát cấp từ thời thuộc địa. Vì gia đình của cha ông đến từ miền Trung, mà người Pháp gọi là Annam, Sureté (Sở Mật thám Pháp) đã gọi Phạm Xuân Ẩn là một người Annamite.

        "Tất cả người Việt Nam đều chống lại sự đô hộ của Pháp," Phạm Xuân Ẩn nói với tôi. "Những cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra ở hết nơi này đến nơi khác." Ông say sưa kể một câu chuyện về tinh thần sôi sục chống Pháp tại nước Việt Nam thuộc địa. Giống như nhiều câu chuyên khác của ông, câu chuyện này, kéo dài từ nhiều thế hệ tiếp nối nhau, liên quan đến một mớ rối rắm những mối quan hệ gia đình và xã hội đan xen vào nhau chặt chẽ đến nỗi tôi hầu như không thể nào bóc gỡ nổi. Nhằm giúp tôi, ông An đưa ra một cái tay vịn để theo dõi nội dung câu chuyên khi lần ngược lại quá khứ lịch sử của Việt Nam.

        Nhân vật trung tâm của câu chuyên hôm đó là bà Nguyễn Thị Bình, tên của bà thường xuyên được nhắc đến trong những câu chuyện của ông Ẩn. Bà Bình và ông Ẩn đều sinh năm 1927, là những người bạn từ thời thơ ấu. Cha của hai người là bạn học ở Đại học Đông Dương và cùng làm kỹ sư công chánh với nhau ở Nam Kỳ. Lẽ ra bà Bình và ông Ấn đã có thể lấy nhau nếu như con đường đi của họ không rẽ tách trong thời gian diễn ra những cuộc chiến tranh liên miên của Việt Nam. Bị thực dân Pháp giam cầm hai năm, bà Bình về sau trở thành bộ trưởng Ngoại giao của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và là trưởng phái đoàn của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam tại các cuộc đàm phán ở Paris. Năm 1992, sau khi đảm nhiệm cương vị bộ trưởng Giáo dục, bà Nguyễn Thị Bình được bầu làm phó chủ tịch nước Việt Nam. Trong giai đoạn hỗn loạn ngay sau khi chiến tranh tại Việt Nam kết thúc, chính bà đã giúp ông Ấn đoàn tụ với gia đình tại Sài Gòn, nhưng câu chuyên hôm nay thậm chí còn đi ngược lại xa hơn nữa về mặt thời gian.

        Ông của bà Nguyễn Thị Bình là nhà chí sĩ Phan Chu Trinh, người tổ chức các phong trào chống thực dân tin rằng nước Pháp nên tôn trọng những nguyên tắc dân chủ của mình bằng cách thay thế hệ thống cai trị bằng quan lại của Việt Nam - mà ông cũng là một thành viên - bằng luật pháp và những định chế hiện đại. Sau khi những cuộc nổi dậy chống sưu thuế nổ ra năm 1908, Phan Chu Trinh bị kết án tử hình, nhưng được chuyển thành án tù và bị đày ra nhà tù Côn Đảo (Poulo Condore), Đảo Quỷ của Đông Dương1. Nhà thám hiểm Marco Polo ở thế kỷ 13 là người phương Tây đầu tiên phát hiện ra quần đảo gồm 16 hòn đảo toàn đồi núi này trên Biển Đông. Với những bãi biển lộng gió chuyên là nơi làm tổ của các loài rùa biển và cá cúi, những hòn đảo này có một vẻ đẹp ma quái quyến rũ được tăng thêm nét liêu trai vì được sử dụng làm nơi giam cầm và tra tấn suốt nhiều năm. Chính tại đây mà khái niệm "chuồng cọp" khét tiếng, đầu tiên do người Pháp xây dựng và về sau được người Mỹ kế thừa, đã trở thành biểu tượng cho sự hiện diện tàn bạo của Mỹ tại Việt Nam.

        Sau ba năm ở Côn Đảo, Phan Chu Trinh "tốt nghiệp" và lưu vong sang Pháp, nơi ông làm thợ sửa ảnh và là đồng tác giả những bài báo được ký tên "Nguyễn Ái Quốc", tức Nguyễn Yêu Nước, một cái biệt hiệu vào thời điểm đó của Nguyên Sinh Cung, về sau được gọi là Hồ Chí Minh. Khi Phan Chu Trinh qua đời năm 1926, hàng nghìn người đổ kín ra các đường phố ở Sài Gòn và Hà Nội, đòi chấm dứt ách đô hộ thực dân của Pháp. Cha của Phạm Xuân Ẩn cũng giúp tổ chức những cuộc biểu tình này, và đến những năm 1950 Phạm Xuân Ẩn theo gương cha, khi ông lợi dụng đám tang của một người Việt Nam yêu nước để phát động một loạt những cuộc biểu tình và bãi công trên đường phố.

        Khi chúng tôi gặp nhau, Phạm Xuân Ẩn và tôi thường ngồi trong phòng khách của ông. Thỉnh thoảng chúng tôi bước tới bên những giá sách kê dọc theo phía trong căn phòng. Một hôm, ông An dẫn tôi ra phía sau những giá sách vào trong một hành lang hẹp nơi đặt bàn thờ gia tiên. Nơi đây đặt những bát hương và đĩa hoa quả như bình thường cùng tập hợp lộn xộn các tấm ảnh để tưởng nhớ người đã khuất. Việt Nam là đất nước kỷ niệm ngày mất thay cho ngày sinh. "Người Việt Nam không phải là những người theo đạo Phật," ông Ẩn nói. "Chúng tôi là những người theo thuyết phiếm thần. Tín ngưỡng mà chúng tôi thực hành là thờ cúng tổ tiên. Đó là lý do tại sao ngày Tết lại quan trọng đến thế đối với người Việt Nam. Nó là dịp anh mời linh hồn của những người đã khuất về thăm những người đang còn sống."

-----------------
        1. Đảo Quỷ: tên gọi hòn đảo chuyên giam tù (cho đến năm 1952) ở Guiana (Guyane) thuộc Pháp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #12 vào lúc: 17 Tháng Giêng, 2020, 04:56:28 am »


        "Chúng tôi tin rằng con người ta có ba cái hồn," ông Ẩn nói, "hồn tinh thần, hồn tình cảm và hồn vật chất. Hồn tinh thần là yếu tố phân biệt con người với con vật. Hồn tình cảm xuất phát từ trái tim. Còn hồn vật chất xuất phát từ bụng. Nó giải thích tại sao con người lại xấu xa, tại sao chúng ta lại giết lẫn nhau và bị tha hóa.

        "Khi chết đi, con người ta sẽ phải trình diện trước Diêm vương. Nếu anh đã phạm phải quá nhiều tội lỗi, anh sẽ buộc phải ở lại đó. Dù thế nào đi nữa, anh cũng sẽ phải ở lại địa ngục ba ngày sau khi được mai táng. Sau đó gia đình người chết sẽ đến thăm mộ với một con gà đen. Nếu con gà kêu lên, nó sẽ được thả ra khỏi lồng và được phép chạy tự do. Được gọi là Tễ mở cửa mả, nghi lễ này giải phóng linh hồn tình cảm. Người ta có thể sử dụng một con chó mực cho lễ này, nhưng như thế sẽ tốn tiền hơn. Nếu con chó quay về nhà, nó sẽ mang theo linh hồn tình cảm của người chết cùng với nó. Chúng tôi đón mừng sự kiện này bằng cách đặt một tấm ảnh của người đã khuất lên bàn thờ gia tiên."

        Đặt ở giữa bàn thờ là bức ảnh ông nội của Phạm Xuân Ẩn, chụp ông mặc áo dài khăn đóng may sát và cổ đeo tấm bội tinh của hoàng đế. Cạnh đó là ảnh của những bậc tổ tiên khác trong dòng họ, và ông Ẩn bèn kể những câu chuyên về họ. Ông nội ông có ba vợ. Người vợ cả sinh bốn người con, trong đó có cha của Phạm Xuân Ẩn, là con trai thứ hai trong ba người con trai. Bà vợ ba sinh ba người con. Bà vợ hai, không có con, bỏ ông nội của Phạm Xuân Ẩn rồi sau đó lấy chồng vào một gia đình quyền quý ở miền Bắc và sinh ra T.H, người về sau trở thành một trong những nhà thơ và nhà chính trị lớn của Bắc Việt Nam.

        "Vào thời đó, người Pháp cho phép đàn ông cưới ba vợ," Phạm Xuân Ẩn nói. "Dạo xưa, anh có thể có đến năm thê bảy thiếp. Đó là lý do tại sao tôi muốn được sông ở thời xưa," ông nói đùa.

        Cha của Phạm Xuân Ẩn, ông Phạm Xuân Viễn, cũng có hai vợ, thực ra là một vợ và một thiếp. Trước khi gặp mẹ của Phạm Xuân Ẩn, ông Viên đã có một con gái với một cô gái nông dân ở Rạch Giá, một thị xã Nam Bộ nằm ở bìa rừng U Minh. Trong một thời gian ngắn năm 1941, cô gái đó đến sống cùng gia đình Phạm Xuân Ẩn , nhưng lại nhanh chóng thấy nhớ nhà và bỏ về. Phạm Xuân Ẩn không bao giờ gặp lại người ấy nữa.

        Giống như cha ông, mẹ của Phạm Xuân Ẩn là một phần của công cuộc khai phá vùng đất phương Nam của Việt Nam. Bà đến từ khu vực khai thác than gần Hải Phòng, và gia đình bà có gốc gác từ Trung Quốc, nơi ông của bà, cũng giống Phạm Xuân Ẩn, là một người thích chơi chim. Khi còn là một cô bé, bà đã chăm sóc lũ chim sơn ca của ông - những con chim Trung Quốc được nuôi nấng rất kỳ công để tạo ra những ca sĩ và vũ công xuất sắc nhất.

        "Ảnh của cha ông đâu?" tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn, khi chúng tôi.đứng trước bàn thờ gia tiên.

        "Nó được đặt ở đây," ông nói, và với tay về phía một bức ảnh ở phía trong. Đức ảnh chụp một người đàn ông nghiêm nghị đeo mục kỉnh màu đen, mặc một bộ đồ Tây sẫm màu và mang cà vạt.

        "Tôi không đứng lâu được, nhất là khi trời nóng," Phạm Xuân Ấn nói, và đặt bức ảnh vào vị trí cũ. Tôi tự hỏi hay là ánh mắt trách móc của người cha cũng làm cho ông thấy ngột ngạt khó thở.

        Sinh năm 1900, cha ông được đi học tại trường nữ sinh do ông nội ông làm hiệu trưởng. Một ngoại lệ hiếm hoi đối với những quy định thuộc địa ngặt nghèo liên quan  đến việc đào tạo nam nữ riêng biệt. Sau khi tốt nghiệp trung học, ông Viễn ra Hà Nội để học làm một agent technique, một nhân viên công chánh. Các kỹ sư chia công việc của mình thành nhiều chuyên ngành khác nhau: lập bản đồ, trắc đạc, nạo vét kênh, xây cầu đường. Cha của Phạm Xuân Ấn rất giỏi về lập bản đồ. Ông dành phần lớn thời gian của mình cho công việc trong rừng rậm và những khu vực hoang dã của Nam Kỳ, quân sát để lên kế hoạch khởi công cho những đồng nghiệp của mình, những người đến sau và xây dựng hệ thống công trình công cộng của miền Nam. Bản thân Phạm Xuân Ẩn cũng nắm vững những kỹ năng này khi ông bắt đầu vẽ bản đồ các chiến trường trong chiến tranh Việt Nam. Một trong những công việc quan trọng nhất của ông tại tòa báo Time là nộp bảng tọa độ hàng tuần về tất cả bố trí lực lượng quân sự và chiến sự của cuộc chiến tranh đang diễn ra.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #13 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 09:02:56 am »


        Bất chấp vị thế đặc quyền của mình là những viên chức, các thành viên trong gia đình Phạm Xuân Ẩn không hề làm ngơ trước cảnh lầm than xung quanh họ. Lao động cưỡng bức và lực lượng nông dân bị bần cùng hóa tạo thành nền tảng cho nền kinh tế thuộc địa. Ngô Vĩnh Long, trong cuốn sách Trước cách mạng: Nông dân Việt Nam dưới thời Pháp thuộc đã miêu tả những đồn điền cao su của Việt Nam hoạt động như những trại lao động nô lệ như thế nào, với tỷ lệ tử vong hằng năm cao hơn 20%. Sưu thuế hà khắc đối với nông dân, lao dịch, một hệ thống kiểm soát bằng cảnh sát và nhà tù tinh vi, nạn đói xảy ra liên tục ở vùng nông thôn kéo theo những cuộc nổi dậy của nông dân và những vụ đàn áp chóng vánh - đó là nền tảng kinh tế chính trị học đã đẩy đại đa số người dân Việt Nam vào cảnh khốn cùng. Đồng thời, người Pháp cũng xây dựng đường sá và trường học ở nhiều nơi trên cả nước, và thư từ được chuyển đi một cách mau lẹ đáng kể. Hệ thống kinh tế này vận hành như một cỗ máy khổng lồ trong việc biến rừng rậm thành những đồn điền lúa gạo và cao su, và nó cũng mang đến sự nhàn tản cho những người Pháp ở thuộc địa để có thể dành các buổi chiều nhấm nháp rượu Pernod trên sân thượng của khách sạn Continental Palace.

        Sự phản kháng của người Việt Nam đối với ách thống trị thuộc địa của người Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Một số người Việt Nam muốn khắc phục sự tàn bạo trong hệ thống cai trị của người Pháp trong khi vẫn duy trì một liên minh Pháp - Việt để phòng ngừa người Trung Quốc. Những người khác lại kêu gọi lật đổ ách thống trị của thực dân Pháp. Gia đình ruột thịt của ông Ẩn muốn chấm dứt thời kỳ thực dân. "Nếu là một giáo viên, hàng ngày khi đối diện với các học sinh của mình, anh có thể thấy là gia đình họ rất nghèo, và anh biết tại sao họ lại nghèo như thế," ông Ẩn nói. "Ông nội tôi thấy hậu quả do sự đô hộ của thực dân Pháp gây nên, và ông không có cách nào khác hơn là chống lại nó."

        Cha của Phạm Xuân Ẩn cũng nhận ra những hậu quả đó. "Ba tôi vẽ bản đồ trong rừng bằng cách kéo thước dây cuộn, đây là công việc rất khó nhọc trong rừng rậm," Phạm Xuân Ẩn nói. "Ông phải dựng những cái chòi rất cao làm đường ngắm và phải dựa vào những chaineurs (những người đo đạc bằng thước dây), bao gồm tù khổ sai và các nông dân quá nghèo đến mức không có tiền đóng thuế." Sau khi lập bản đồ khu vực xung quanh Biên Hòa, ông Phạm Xuân Viễn được điều chuyển về Rạch Giá. Xa lánh hoàn toàn khỏi thế giới văn minh, khu vực này rất thưa thớt dân cư, là nơi định cư của những người Hoa và Campuchia lánh nạn, và của những tên cướp biển hoành hành ngoài khơi vùng vịnh. Bao quanh Rạch Giá là rừng U Minh, một vùng đất ngập nước phủ kín các loài cây tràm Melaleuca và những rừng tràm. Hàng nghìn những chiếc đó bắt cá, những chiếc lồng hình tam giác được đan từ nan tre, nổi trên mặt nước. Những thân tràm trắng và mảnh mọc chen chúc trong đầm lầy, cùng với vô số loài côn trùng, trong đó có cả loài ong mật có tổ bị săn tìm rất ráo riết. Người Pháp cố rút nước khỏi những đầm lầy này và khơi kênh rạch để biến chúng thành những đồn điền trồng lúa, nhưng họ không bao giờ thuần hóa được hoàn toàn những vùng đất hoang dã của rừng U Minh. Khu rừng là nơi tập hợp lực lượng Việt Minh. Nó cũng đóng một vai trò tương tự đối với Việt Cộng, và đây chính là nơi Phạm Xuân Ẩn được huấn luyện để trở thành một chiến sĩ cách mạng.

        Khi còn nhỏ, Phạm Xuân Ẩn đi khắp nơi qua những vùng sông nước rộng mênh mông của rừng U Minh trên con xuồng tam bản của gia đình luôn chất đầy những thiết bị trắc địa và bản đồ của cha ông. Đến đêm gia đình neo xuồng vào những xóm làng ven kênh, nơi chính quyền địa phương cho họ mượn những túp lều để nấu nướng và ngủ lại. Một buổi tối trước khi Phạm Xuân Ẩn tròn hai tuổi, cả gia đình đang băng qua cửa một con sông lớn đổ thẳng ra đại dương thì hai chiếc vòi của một cơn lốc biển bắt đầu ập tới. "Trông nó giống như những chiếc cổ đen sì của hai con ngỗng quấn chặt vào nhau vậy," ông Ẩn kể. Con xuồng qua được cơn lốc xoáy, nhưng mẹ ông, khi đó đang mang thai em gái ông, nhận ra rằng cuộc sống trên sông nước là quá nguy hiểm đối với cậu con trai đầu lòng của bà, và Phạm Xuân Ẩn được mẹ đưa về sống cùng ông bà nội ở Huế.

        Họ sống trong một ngôi nhà gạch, do cha của ông xây dựng, nơi trú ngụ của ông nội cùng bà vợ cả và bà vợ hai, cùng với người chú con bà trẻ và người cô của ông Ấn. Sau khi sinh hạ người con thứ hai ở Huế, mẹ ông lại quay vào với chồng ở miền Nam. "Tôi bị bỏ lại đó sống cùng với ông nội khi mới lên hai tuổi," ông Ẩn nói. Ông không hề dùng cái từ bỏ lại một cách vô tình. Giai đoạn xa cách khỏi bố mẹ này của ông chỉ vài năm sau lại được tiếp diễn với một giai đoạn xa cách khác, mà ông Ẩn gọi là thời gian lưu đày của mình.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #14 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:44:15 pm »


        Phải hai năm sau Phạm Xuân Ẩn mới gặp lại cha mẹ. Họ về Huế khi bà nội ông qua đời, và sau đám tang, họ đưa Phạm Xuân Ẩn quay trở lại Nam Kỳ. Không còn sống trên một con xuồng nữa, cả gia đình trú ngụ trong một ngôi nhà ở tỉnh Gia Định bên ngoài Sài Gòn, nơi vào thời điểm đó còn là một tỉnh lỵ với vài trăm ngàn dân, bao quanh là những cánh đồng lúa, đồn điền cao su, và rừng rậm. Mới chỉ có vài con đường cắt qua vùng nông thôn (cha của Phạm Xuân Ẩn được phân công quy hoạch nơi chúng sẽ chạy qua), nên người dân đi qua khu vực này bằng những đường mòn xuyên rừng, chủ yếu là đi bộ và thỉnh thoảng là bằng xe thổ mộ, một loại xe nhỏ hai bánh do ngựa kéo.

        Và thế là bắt đầu chuyện tình trọn đời của Phạm Xuân Ẩn với Sài Gòn. Ông dành hàng giờ dọc bờ sông Sài Gòn, đu những cành đa và nhảy ùm xuống nước. Ông đánh bạn với những người công nhân ở nhà máy đóng tàu Ba Son, họ đúc cho ông những đồng xu có hình thù kỳ dị để chơi đánh đáo. Ông nhảy xe điện đến Chợ Lớn, khu của người Hoa, rồi lại quay về rạp xi nê gần cầu Đa Kao, để xem những bộ phim có diễn viên Johnny Weissmuller thủ vai Tarzan. "Đó là một giấc mơ tuyệt đẹp về tự do trong rừng rậm," Phạm Xuân Ẩn nhận xét về những bộ phim này. "Tôi đã nghĩ rằng dưới chế độ cộng sản tôi sẽ sống như Tarzan. Tôi đem giấc mơ này vào cuộc cách mạng."

        "Hãy nhìn Tarzan mà xem," ông Ẩn thốt lên. "Anh ta có gì chứ? Chỉ có một chiếc khố. Khi anh là một người cộng sản, anh cũng trở thành Tarzan, vua của rừng rậm." Đây là chủ nghĩa cộng sản kiểu trạng thái tự nhiên thuần khiết, một mô hình mơ mộng kiểu Rousseau. Nó là phiên bản triết lý trung học về chủ nghĩa cộng sản, mà Phạm Xuân Ẩn tiếp thu từ những cuốn sách do Đảng Xã hội Pháp gửi cho các học sinh sinh viên ở những thuộc địa. "Vâng, tôi là một người cộng sản," ông nói. "Chủ nghĩa cộng sản là một học thuyết rất đẹp, học thuyết nhân văn nhất. Những lời răn dạy của Chúa trời, đấng Sáng tạo, cũng như vậy. Chủ nghĩa cộng sản dạy chúng ta phải yêu thương, thay vì giết hại lẫn nhau. Cách duy nhất để làm được điều đó là tất cả mọi người phải trở thành anh em, khéo phải mất cả triệu năm. Khó, nhưng rất đẹp."

        Là một nhà phân tích chính trị, Phạm Xuân Ẩn hiểu những hạn chế của chế độ cộng sản mà ông sống. Nhưng chàng thanh niên Phạm Xuân Ấn yêu nước đã quyết định chọn con đường đấu tranh vì một nước Việt Nam độc lập. Lực lượng thích hợp nhất cho vai trò lãnh đạo cuộc đấu tranh này chống lại người Nhật, người Pháp, người Mỹ, cùng những thế lực ngoại xâm khác trên đất nước bị chia cắt của ông chính là những người cộng sản. "Tại Việt Nam này, anh phải tham gia vào tổ chức nào để thực hiện cuộc đấu tranh cho tổ quốc của mình?" ông hỏi. "Anh không có sự lựa chọn nào khác ngoài Đảng Cộng sản."

        Phạm Xuân Ẩn rất sung sướng khi được đoàn tụ với cha mẹ mình tại Sài Gòn, nhưng trường học lại là chuyên khác. Đăng ký vào trường tiểu học của Pháp, ông phải trải qua một kỳ thi quan trọng vào cuối năm thứ ba. Nếu thi trượt, ông sẽ phải học lại cả năm đó. Nếu trượt lần nữa, ông sẽ bị đuổi học. Kỳ thi này quan trọng đến nỗi, vào ngày tổ chức thi, cảnh sát vây kín quanh lớp học của Phạm Xuân Ấn và khóa chặt cửa ngăn cản những bậc cha mẹ cố tìm cách hối lộ giám thị.

        "Tôi thi trượt," Phạm Xuân Ẩn nói. Ông cười khi nhớ lại bước thụt lùi về con đường học vấn này, một tiếng cười khùng khục, sảng khoái. "Trường học nơi tôi học giỏi nhất và trải qua những ngày sung sướng nhất là Vécole buissonnière," ông nói, sử dụng từ ngữ tiếng Pháp có nghĩa là trốn học.

        Cha của một bạn cùng lớp với Phạm Xuân Ẩn là thợ đóng quân tài. Đêm đến, Phạm Xuân Ẩn lẻn ra khỏi nhà đến ngủ với bạn trong những chiếc quân tài trống không. (Khi công việc làm ăn ế ẩm, người đóng quân tài tin rằng sẽ là may mắn nếu chỗ hàng thừa của mình được trưng dụng tạm thời.) "Bên trong những chiếc quân tài rất ấm áp, nên tôi ngủ ngon lành," Phạm Xuân Ẩn kể. "Ông già tôi đi ra ngoài tìm tôi. Khi phát hiện ra tôi đã ngủ trong những chiếc quân tài ở nhà bạn là ổng lại cho tôi ăn đòn."

        "Những đêm khác, tôi cùng đám bạn ra ngoài săn ma. Tụi tôi trốn gần bãi tha ma, bên cạnh một rặng tre. Người ta bảo là vào ban đêm, khi ma hiện lên, chúng phát ra một tiếng động, và nếu nhìn vào một ngôi mộ, anh có thể thấy linh hồn đang bay lên khỏi xác. Thực ra đây là lớp sương ẩm bốc lên khi trời bắt đầu đổ mưa, nhưng tụi tôi cứ tưởng những đợt sương đầu tiên bốc lên là linh hồn của người chết đang bay lên khỏi mộ. Và thế là chúng tôi nằm chờ đợi, rồi đêm xuống, khi gió thổi qua, những thân tre sẽ cọ vào nhau tạo thành tiếng kẽo kẹt, giống tiếng xương người lạch cạch trong quân tài. Đó là tiếng động mách bảo chúng tôi hãy sẵn sàng, sắp có ma hiện hình."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #15 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:35:36 am »


        Khi Phạm Xuân Ấn kể cho tôi nghe câu chuyện này, ông khiến tôi nhớ đến nhân vật Tom Sawyer, mải mê gọi hồn người chết và giở đủ những trò phá phách, trong khi dó ở nhà thì cha của ông, đóng vai dì Becky, đang chuẩn bị cho ông ăn một trận đòn nhừ tử.

        Cách 5 kilômét bên ngoài thành phố Sài Gòn thuộc địa, khu vực rừng rú nơi gia đình Phạm Xuân Ẩn sống trở nên tối thui và tĩnh lặng khi đêm xuống, trừ tiếng rao buồn thảm của người bán đậu phộng, khi anh ta đi từ nhà này sang nhà khác, bán những gói đậu phộng rang hình nón với giá vài xu. Thỉnh thoảng Ẩn ta cũng được phép mua một gói đậu phông rang như một món quà hậu hĩnh. Một buổi tối, với những cơn mưa theo gió mùa tầm tã đang trút xuống mái nhà, ông nghe thấy tiếng rao xa xa của người bán đậu phộng. Phạm Xuân Ẩn nhớ lại giọng rao ai oán từ thời thơ ấu: Ai đậu phộng rang nào, ai đậu phộng rang không.

        Khi mở cửa, Phạm Xuân Ấn phát hiện ra rằng người bán đậu phông củng chỉ là một cậu bé trạc tuổi mình. Thứ duy nhất giúp cậu ta chống chọi với cơn mưa xối xả là chiếc nón lá và tấm áo tơi đan bằng lá dừa nước.

        Phạm Xuân Ấn đã quay lại với bài tập về nhà của mình và tóp tép nhãi đậu phộng rang. Khi cha cậu hỏi cậu nghĩ gì về cậu bé bán đậu phộng dạo, Ẩn trả lời: "Nó cũng là một thằng bé như bất kỳ thằng bé nào khác chứ có gì đâu."

        "Con nghĩ vậy sao? Nếu thế tại sao con lại đang ngồi đây, trong căn phòng tiện nghi này? Tại sao con lại được đọc sách dưới ánh điện trong khi nó thì phải ở ngoài đêm tối, chẳng có gì mà mặc ngoài một chiếc áo tơi làm bằng lá dừa nước? Nó đang đi kiếm tiền nuôi sống gia đình. Ba má nó rất nghèo. Tại sao con không biết tận dụng hoàn cảnh may mắn của mình? Tại sao lúc nào con cũng chạy lông bông, hết ngày đến đêm, hết đêm lại ngày? Ba đánh con là để con phải học, là vì tương lai của con thôi."

        Cả đòn roi lẫn la mắng đều không làm cậu thiếu niên bướng bỉnh biến chuyển. "Ông cho tôi ăn roi. Thế là tôi không học nữa," Phạm Xuân Ẩn nói. "Cha tôi sợ tôi sẽ trở thành một dạng du côn Sài Gòn. Đó là lý do tại sao ông đày tôi về Truồi. Một khi đã học đến lớp ba tức là anh phải biết đọc và biết viết tiếng Pháp. Thậm chí cả môn toán cũng học bằng tiếng Pháp. Lịch sử được dạy bằng tiếng Pháp, và chủ yếu là lịch sử Pháp. Tôi học toán rất khá, nhưng tôi thi trượt môn chính tả tiếng Pháp, mà đó lại là môn được coi trọng nhất."

        "Ba tôi gửi tôi về Huế, rồi ông nội tôi tống tôi về Truồi," Phạm Xuân Ấn miêu tả về quãng thời gian mà ông gọi là đi đày. "Truồi là một vùng quê rất nghèo khổ, nhiều làng chỉ có chung một trường tiểu học. Hiệu trưởng trường đó là con nuôi của ông nội tôi. Vợ ổng cũng là giáo viên trong trường. Tôi ở với họ một năm trời. Tôi tham gia kỳ thi và lại trượt. Ba tôi giận phát điên! Tôi đã dành cả năm trời ra để vui thú, chẳng học hành gì cả."

        Tưởng sống giữa những người nghèo khổ đến nỗi phải ăn ve sầu rang thay thịt và thắp sáng nhà cửa bằng mỡ chuột thì Ẩn sẽ học hành chăm chỉ hơn. Thế nhưng, cậu lại sung sướng được chơi trò trốn học và nhởn nhơ rong chơi khắp vùng quê. Sau khi thi trượt lần nữa, cậu bị cha nện cho một trận nên thân và đưa trở lại Sài Gòn để áp dụng chế độ ngặt nghèo hơn.

        Một buổi sáng, sau khi tôi kéo chuông cổng và Phạm Xuân Ẩn đi qua khu vườn ra đón tôi, tôi nhận thấy ông có vẻ mệt mỏi và ủ rũ. "Một người bạn vừa mất đêm qua," ông nói. "Giờ thì chuyện đó xảy ra như cơm bữa."

        "Người già thì rụng răng," ông nói. "Thứ lẽ ra nên rụng thay cho răng, vì chẳng còn tác dụng gì nữa, là 'hòn bi' của họ."

        "Tôi thực muốn lớn lên được giống như Tarzan. Được có một cô bạn gái và sống tự do trong rừng rậm. Thế mà giờ thì họ bắt tôi sống trong một ngôi nhà. Tôi phải mang cà vạt vào khi đi họp rồi dự đám cưới và đám ma. Tarzan có bao giờ phải mang cà vạt đâu cơ chứ."

        "Tôi cứ tưởng ông muốn lớn lên trở thành một tên gangster Việt Nam."

        "Khi anh là một tay gangster tốt, người ta sẽ kính nể anh. Anh có thể giúp đỡ họ. Anh chiến đấu vì những người yếu đuối chống lại những kẻ ức hiếp họ."

        "Điều gì đã xảy ra với kế hoạch của ông?"

        "Ông nội tôi nói không. Ba tôi cũng nói không. Đó là lý do tại sao ổng tống tôi về Truồi, khi ổng nhận ra tôi đang cố trở thành một tay anh chị Sài Gòn. Ông hy vọng khi chứng kiến cuộc sống cơ cực của người nông dân, tôi sẽ biết đường hồi tâm chuyển tánh, nhưng tôi lại thấy thích. Ông có biết tại sao không? Bởi vì ba tôi đâu có ở đó. Tôi không còn bị ổng cho ăn đòn với cái roi mây của ổng."

        Phạm Xuân Ẩn được đưa trở về Sài Gòn để thử sức lần cuối cùng với kỳ thi của mình. Cậu quay lại với trò tắm sông và lông bông khắp thành phố, nhưng mọi việc đã thay đổi. Chiến tranh đang lù lù hiện ra tại châu Á. Thế giới đang dịch chuyển quanh cậu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #16 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 03:00:53 pm »


        "Tôi có một người bạn, một cậu bé Việt Nam, đồng thời cũng là một công dân Pháp. Anh trai cậu ta bị người Pháp bắt đi quân dịch năm 1938 để phục vụ trong quân đội Pháp. Trước khi lên tàu sang châu Âu để đánh nhau với người Đức, ảnh bị nhốt trong doanh trại quân đội gần sở thú. Cứ đến cuối tuần là cậu bạn và tôi lại đi bộ từ Gia Định đến doanh trại, mang theo những nải chuối to bự. Mẹ ảnh muốn con trai mình được ăn chuối. Đó có thể là thức ăn cuối cùng của quê hương mà ảnh được ăn trước khi lên đường đi bỏ mạng ở châu Âu."

        Phạm Xuân Ẩn rất ít khi kể về mẹ mình, nhưng có câu chuyện về một cuộc tranh cãi trong gia đình xảy ra khi ông lên mười hay mười một tuổi gì đó. "Phụ nữ đẹp nhất trên thế giới là phụ nữ Pháp," cha ông nói. "Không," mẹ ông nói. "Gái Mỹ mới gọi là xinh nhất."

        Cha của Phạm Xuân Ẩn rất bất ngờ khi thấy ý kiến của mình bị phản bác, vì ông là một chuyên gia trong lĩnh vực này. Là một thành viên đáng kính trọng của giới viên chức dân sự Pháp, thỉnh thoảng ông được mời làm giám khảo những cuộc thi sắc đẹp địa phương tại các hội chợ hàng tỉnh, và theo ông thì những cô gái Pháp - chứ không phải gái Việt Nam hoặc métisses (gái lai) - mới là những phụ nữ xinh đẹp nhất.

        "Tôi hỏi mẹ, 'Làm sao má biết gái Mỹ đẹp nhất?' Thì cứ xem những bộ phim sản xuất ở Hollywood coi, bả nói. 'Trong điệu bộ, lời nói, cử chỉ của mình, gái Mỹ đẹp hơn hẳn so với gái Pháp. Nên khi nào con lớn lên, con nên tới Mỹ và cưới một phụ nữ như vậy. Con sẽ được hạnh phúc. Đừng có cưới một đứa con gái Pháp. Chúng kênh kiệu lắm.'"

        Để chứng minh quan điểm của mình, cha của Phạm Xuân Ẩn đưa cậu đi coi Những người khốn khổ, một bộ phim về một gia đình Pháp bị bần cùng hóa với một cô gái Pháp xinh đẹp là nhân vật chính. Phạm Xuân Ẩn cảm kích với bài học này từ cha mình, nhưng những bộ phim cậu thực sự yêu thích lại là phim Mỹ với Charlie Chaplin cùng Laurel rồi Hardy và, tất nhiên, nhân vật Tarzan ưa thích của cậu.

        Đến năm 1938, gia đình Phạm Xuân Ẩn chuyển từ Sài Gòn về Cần Thơ, thành phố thuộc địa náo nhiệt đóng vai trò là thủ đô kinh tế và văn hóa của châu thổ sông Mê Công. Cha của Phạm Xuân Ẩn thay thế một người Pháp đã bị động viên, ông được chính thức nâng lên ngạch kỹ sư, và Phạm Xuân Ẩn, mặc dù thi trượt, vẫn được nhận vào lớp bốn, nơi cuối cùng cậu cũng nắm vững cái môn dictée (chính tả) quỷ quái của tiếng Pháp. Nằm giữa nơi hợp nhất của hai dòng sông trong một mạng kênh rạch chằng chịt, Cần Thơ là trung tâm của khu vực được biết đến với tên gọi Cửu Long, tức Chín con Rồng. Đây là cách nói ngụ ý chín nhánh của dòng sông Mê Công chảy ngang qua vùng đồng bằng ngập nước phì nhiêu. Thành phố kín đặc những khu chợ nổi và bao quanh là những vườn cây ăn trái trồng sầu riêng, măng cụt và cam. Dừa và những vạt mía mọc khắp nơi, cả khu vực được che phủ bởi những cánh đồng lúa xanh biếc tạo thành vựa lúa gạo của cả vùng Đông Nam Á.

        Phạm Xuân Ẩn là một học sinh vô tư lự được đến đâu hay đến đó, nhưng Chiến tranh thế giới thứ hai đang đến gần. Vì quá thiếu binh lính, người Pháp cố gắng thực hiện chế độ quân dịch với những người đàn ông khỏe mạnh của thuộc địa, thậm chí cả những người có tuổi như Phạm Xuân Viễn, cha của Ẩn. Năm 1938, ông Viễn bị gọi lên Sài Gòn để kiểm tra sức khỏe, nhưng bị loại. Năm 1940, người Nhật chiếm Đông Dương. Những người Pháp ở thuộc địa bị bỏ lại đành tự điều hành theo mô hình chính phủ Vichy của mình, tạo danh nghĩa Pháp cho sự cai trị thực sự của người Nhật Bản.

        Phạm Xuân Ẩn trải qua những năm học trung học ở College de Cần Thơ, nơi đào tạo các học sinh nam đến hết lớp mười. Ẩn vẫn là một cậu học sinh xoàng, nhưng lại rất được cảm tình của những giáo viên khâm phục tính tự lập và tò mò của cậu. Họ nhận thấy ở cậu một mẫu người Việt Nam mới - nhanh nhẹn, tháo vát, và có máu phiêu lưu. Thế giới đang đảo lộn vì chiến tranh và không khí cách mạng sôi sục. Kỷ nguyên thực dân của Pháp đang sụp đổ. Người Việt Nam hiểu rằng làm chủ môn dictée tiếng Pháp sẽ là không đủ để bảo đảm thành công trong thế giới mới này. Một số giáo viên của Phạm Xuân Ẩn, đặt trọn kỳ vọng của họ vào cậu bé tinh quái này, đã cố đẩy cậu về phía trước.

        Phạm Xuân Ẩn cảm thấy rằng thế giới của người Pháp ở châu Á đã chết, mặc dù cũng phải mất thêm 15 năm nữa thì cuối cùng cái xác này mới bị mang ra khỏi sân khấu. Cậu bắt đầu có những buổi học tiếng Anh riêng từ một mục sư Tin Lành người Việt Nam từng được đào tạo ở Singapore, thế là cậu trở thành một người say mê nghiên cứu văn hóa Mỹ, và đặc biệt thấy ấn tượng với lịch sử cách mạng, những bộ phim và những tay gangster Chicago huyền thoại của đất nước này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #17 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:45:47 pm »


        Năm 1941, cha của Phạm Xuân Ẩn được thuyên chuyển về địa hạt cũ của mình gần rừng U Minh. Gia đình của cậu, lúc này đã gồm cả em gái và hai em trai cậu, chuyển về Rạch Giá, trong khi Ấn ở lại Cần Thơ. Giáo viên môn tiếng Pháp của cậu là Trương Vĩnh Khánh đảm nhiệm thay vai trò người cha vắng mặt của Ẩn. Ông Khánh là một đối trọng đầy yêu thương và ân cần so với ông Viễn nghiêm khắc. Không chỉ am tường sâu sắc về văn học Việt Nam và văn học Pháp, thầy Khánh còn là một người yêu thể thao và, giống Phạm Xuân Ẩn, thầy cũng rất hài hước. Là một công dân Pháp xuất thân từ gia đình địa chủ giàu có, ông Khánh có hiểu biết sâu sắc về nước Mỹ, đất nước mà ông cảm thấy sẽ là thế lực lớn tiếp theo ảnh hưởng đến Việt Nam.

        Ông Khánh có sự bao dung từng trải cần thiết để hiểu rõ giá trị của một học sinh như Phạm Xuân Ẩn, người không bao giờ học hành đủ chăm chỉ để đạt điểm cao hơn mức trung bình nhưng lại sở hữu cơ man nào những trò hài hước và tinh thần hoang dã. Ngày nào hai thầy trò cũng tập luyện với cái bao cát và đấu với nhau trong phòng tập quyền Anh của thầy. "Tôi rất yêu quý ổng. Ổng dạy tôi đủ mọi thứ trên đời," Phạm Xuân Ẩn  nói.

        Những người bạn Mỹ của Phạm Xuân Ẩn coi ông như là một người trong số họ, nhưng nền giáo dục đầu đời của ông lại mang ảnh hưởng sâu sắc của Pháp. Mỗi khi gặp khó khăn trong việc tìm một từ bằng tiếng Anh, thì hiện ra trong đầu ông luôn luôn là một từ tiếng Pháp. Ý thức của ông về chủ nghĩa dân tộc Việt Nam và giác ngộ ban đầu về học thuyết của Marx cùng chủ nghĩa cộng sản đều được vay mượn từ nước Pháp. "Khi là học sinh chúng tôi đã biết về tinh thần ái quốc và chủ nghĩa dân tộc, mà làm thế nào chúng tôi lại biết những thứ đó?" Phạm Xuân Ẩn hỏi. "Bởi vì chúng tôi được người Pháp dạy."

        "Trong năm đầu tiên học trung học chúng tôi chỉ được phép học mỗi tuần một giờ tiếng Việt. Toàn bộ phần còn lại của chương trình là bằng tiếng Pháp. Họ dạy chúng tôi về Cách mạng Pháp, về gốc gác của nước Pháp, sự đoàn kết của nước Pháp, những cuộc chiến tranh của Pháp, lịch sử Chiến tranh thế giới lần thứ nhất và những cuộc chiến tranh khác của nước Pháp với nước Đức, tôn giáo Pháp, Công giáo, triều đình và giới quý tộc, luật pháp của Pháp. Giáo dục công dân được chú trọng đặc biệt," Phạm Xuân Ấn nói, ám chỉ đến ý tưởng về một dân tộc thống nhất, với những quyền lợi được cụ thể hóa trong một nhà nước có hiến pháp.

        Thầy Khánh bổ sung vào vốn kiến thức của Phạm Xuân Ẩn về văn học Pháp những câu chuyên ngụ ngôn của Jean de La Bruyère và Jean de La Fontaine. Phạm Xuân Ẩn yêu thích những câu chuyện này về con người và các con vật, chúng cho thấy sự khác biệt duy nhất giữa hai giới là thói kiêu ngạo và tham vọng của con người, điều này có thể coi là hạn chế của chúng ta khi so với sự đơn giản cao quý của các loài động vật khác. "Cứ lúc nào thấy buồn là tôi lại đọc truyện ngụ ngôn của La Fontaine, bởi vì ông ấy là một professeur universel (thầy giáo phổ cập)," Phạm Xuân Ẩn nói. "Một tác giả yêu thích khác của tôi là Jean de La Bruyère. Ông ấy là một nhà văn rất lạc quan. Ông dạy anh cách mỉm cười, để sống vui vẻ. Thầy Khánh giới thiệu cho tôi những nhà văn này. Đó là lý do tại sao tôi nợ ổng rất nhiều."

        "Ổng cho rằng tôi nên sang Pháp học. 'Ở Pháp không có rừng rậm, ổng nói. 'Trò sẽ không bị bạn bè nào rủ ra ngoài đi chơi cả. Sẽ không còn trò tắm sông, đấu quyền Anh, tập luyện hàng ngày. Trò sẽ buộc phải trở nên nghiêm túc, như người Pháp.'"

        Thầy Khánh nảy ra một ý tưởng khác. "Vì môn học duy nhất mà tôi giỏi là ưécole buissonnière - trốn học - nên ổng nghĩ tôi sẽ trở thành một tay gangster. 'Trò sẽ không bao giờ trở thành một học sinh tử tế, ổng bảo tôi. 'Để nói tiếng Pháp, tất cả những gì trò cần là học ba từ. Để nói tiếng Anh, học thêm ba từ nữa. Còn lại, trò nên học cách đánh nhau. Trò nên trở thành trùm gangster toàn Nam Kỳ này. Như thế trò sẽ được gia đình kính trọng và bạn bè kính nể.'"

        "'Những tay gangster khét tiếng nhất là ở Chicago/ ổng nói. 'Trò nên trở thành một tay gangster Việt Nam, nhưng học cách làm từ những tay gangster Chicago.' Ông khuyên tôi nên tới Mỹ và học về công nghệ, cách thức hiện đại để làm mọi việc. Ông kể rằng, những tay gangster Chicago, mỗi khi đánh nhau, bao giờ cũng dùng poing américain, nắm đấm bằng đồng. Ông dạy tôi cách tạo chúng. Anh đổ chì nóng vào một chiếc khuôn rồi làm mát bằng nước. Anh có thể đấm vỡ sọ đối phương một cách dễ dàng."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #18 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:52:38 pm »


        Ông Khánh và cậu học trò của mình dành hàng giờ trao đổi những câu chuyện đùa cợt và tếu táo về việc huấn luyện trong tương lai để Phạm Xuân Ẩn trở thành một tay gangster Mỹ. Một trong những câu chuyên của ông Khánh liên quan đến những lò mổ của Chicago. Với một nụ cười lệch trên khóe môi, Phạm Xuân Ẩn kể cho tôi nghe về chiếc máy kỳ diệu ở Chicago dùng để giết lợn, mà ông Khánh xem là đỉnh cao của công nghệ Mỹ. "Ở Việt Nam, chúng tôi trói con lợn xuống và lấy dao chọc tiết nó. Chúng tôi lấy tiết. Chúng tôi mở phanh bụng con lợn và moi hết bộ đồ lòng ra. Ở Mỹ, các ông không bao giờ động đến con lợn. Nó vừa bẩn thỉu, vừa dã man. Dân Mỹ là những người rất sạch sẽ. Họ có những con lợn giống Yorkshire và Berkshire tuyệt đẹp, to lớn hơn nhiều so với lợn của Việt Nam. Mỗi con nặng hơn một tạ."

        Vừa kể cho tôi nghe câu chuyện này, Phạm Xuân Ấn bắt đầu nhại tiếng ụt ịt của một con lợn Yorkshire đang trên đường lên bàn mổ. Ông bắt chước rất tài tình. Tôi đang nghe tiếng ụt ịt hoàn hảo của một con lợn Yorkshire ngay giữa Sài Gòn. Tại các lò mổ, nơi những con lợn bị giết, một người Mỹ đi giày bóng lộn và đeo cà vạt mở chiếc cổng dẫn đến một cỗ máy kim loại khổng lồ. Ông ta ấn một chiếc nút. Con lợn rơi xuống. Cỗ máy kết liễu đời nó. Con lợn bẩn thỉu đi vào đầu bên này của chiếc máy và đi ra ở đầu kia, được nấu chín hoàn toàn và bày biện ngon lành trên một chiếc đĩa. Xúc xích, giăm bông, salami - tất cả đều được chế biến trong chiếc máy kỳ diệu đó.

        "Ở đầu phía bên kia chiếc máy có một người đàn ông lịch lãm mặc bộ vét tuxedo và đeo cà vạt nơ đang ngồi. Trước mặt ông ta là một chiếc bàn phủ khăn trắng tinh, bộ đồ ăn bằng phà lê và bạc rất tinh xảo, cùng một chai rượu vang hảo hạng. Thức ăn đi ra khỏi chiếc máy và được đặt lên đĩa. Ông ta nếm thử một miếng. Ông ta nhấp một ngụm rượu vang. Ông ta rít một hơi xì gà. Ông ta dừng lại và gật đầu một cái - nhưng chỉ khi nó đáp ứng được tiêu chuẩn cao nhất của ông ta - thế là thức ăn được chuyển đi để phân phối khắp cả nước tới tất cả các siêu thị trên nước Mỹ.

        "Nếu ông ta không vừa lòng, ông ta lắc đầu và có người lại ấn một chiếc nút khác. Thức ăn được mang đi khỏi đĩa của ông ta, quay trở lại chiếc máy. Ông có biết sau đó chuyện gì xảy ra không? Chui ra ở đầu kia của chiếc máy là con lợn Berkshire!

        "Tôi đến Chicago và cố công đi tìm chiếc máy này," Phạm Xuân Ẩn kể, nhắc lại những chuyên đi khắp nước Mỹ của mình trong những năm 1950. "Hồi đó thầy giáo của tôi đã mất rồi, nếu không tôi đã viết thư để nói với ổng rằng tôi không tìm thấy chiếc máy kỳ diệu đó ở bất kỳ nơi đâu trên nước Mỹ."

        Trong hoàn cảnh của nước Việt Nam thời chiến, gợi ý của ông Khánh về việc Phạm Xuân Ẩn trở thành một tay gangster cũng không có gì là viển vông. Việt Nam có khá nhiều những băng đảng tội phạm. Người Pháp sử dụng những công ty tội phạm để tài trợ cho công cuộc cai trị thuộc địa của mình, và họ cắt đặt những tên gangster điều hành đất nước. Tại nước Việt Nam thuộc địa, trở thành một trùm gangster thực sự có thể làm con người ta "được gia đình và bạn bè kính nể".

        Khét tiếng trong những tay anh chị Việt Nam hiện đại là Lê Văn "Bảy" Viễn. Xuất thân từ một tay đâm thuê chém mướn mù chữ, đầu bò đầu bướu, cực giỏi võ Tàu, Bảy Viễn là đại ca của những tên cướp vùng kênh rạch Bình Xuyên kiểm soát hoạt động buôn bán thuốc phiện cùng tất cả các sòng bạc và nhà thổ tại Sài Gòn. Là một kẻ từng trở về từ nhà tù, về sau y ngoi lên trở thành thị trưởng không chính thức của Sài Gòn, kẻ giàu nhất thành phố, trùm cảnh sát trong thực tế, và cũng là một viên tướng.

        Như William Cassidy, người đã viết một tác phẩm rất sống động có tên gọi Truyền thống tội phạm ở miền Nam Việt Nam (1991), đã miêu tả, "Cái mà ngày nay chúng ta gọi là Sài Gòn bắt nguồn từ một tập hợp những ngôi làng nằm sâu trong nội địa, cách bờ biển khoảng 80 cây số, trước kia được gọi là Prey Kor, tức là 'Vùng đất rừng', nơi trốn tránh và ẩn náu đi về cho những tên cướp biển quấy nhiễu tàu bè trên biển đi về phía Nam và tàu bè trên sông đi về phía Tây. Khu vực này chứng kiến một cơn lốc xoáy của nạn cướp biển và cướp bóc. Hạm đội cướp biển Mã Lai hoạt động ở sâu trong đất liền từ Côn Đảo. Những hạm đội cướp biển Chăm Pa hoạt động ở phía Nam từ mạn Huế trở vào. Những băng cướp Phù Nam và Chăm độc quyền các tuyến đường trên bộ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #19 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:53:09 pm »


        Đến năm 1859, người Pháp đã chiếm Sài Gòn, và đến năm 1862 vua Tự Đức đã phải nhượng phần lớn Nam Kỳ cho những vị chúa tể người Âu mới của mình. Và đến năm 1884, toàn bộ nước Việt Nam nằm dưới sự cai trị của người Pháp. Người Pháp trấn áp nạn cướp bóc dọc bờ biển, thích tự mình kiểm soát hoạt động trên biển và thu thuế. Điều này khiến dân anh chị Việt Nam phải chuyển vào trong đất liền, nơi họ trở thành những tên cướp sông, ẩn náu trong những khu vực đầm lầy phía Đông Nam Chợ Lớn - khu người Hoa của Sài Gòn. Ở ngay Chợ Lớn thì những tên cướp sông cũng điều hành các nhà chứa, tiệm hút thuốc phiện và sòng bạc. Khu vực tập trung cho những hoạt động tội phạm của họ là một nơi dược gọi là Rừng Sát, nghĩa là "Khu rừng của những sát thủ". Tại đây, ở ấp Bình Xuyên, hình thành một khối hỗn tạp bất hảo những băng cướp đầm lầy, những tên côn đồ đường phố ở Chợ Lớn, công nhân hợp đồng bỏ trốn khỏi đồn điền cao su Michelin, cùng thành viên của đủ các băng đảng tội phạm có liên quan đến Hội Tam hoàng của người Trung Quốc và các hội kín của người Việt Nam.

        Đến đầu những năm 1930, những tên cướp ở Bình Xuyên chào đón vào hàng ngũ của mình một tay lưu manh đường phố trẻ tuổi có tên là Bảy Viễn. Y bị người Pháp bắt giữ và tống giam ở Côn Đảo, nhưng may mắn thoát được khi người Nhật giành quyền cai trị Việt Nam năm 1941. Người Nhật thả những dân anh chị Bình Xuyên ra khỏi Đảo Quỷ và bắt đầu sử dụng chúng làm công cụ hữu ích trong việc cai trị đất nước. Sau vụ Nhật đảo chính ngày 9 tháng 3 năm 1945, khi những công dân Pháp tại Việt Nam bị vây bắt và tống giam, Bảy Viễn xuất hiện như một quân chức cảnh sát của chính phủ.

        Sự cai trị của Nhật Bản tại Việt Nam phủ bóng đen lên những năm tháng niên thiếu của Phạm Xuân Ẩn. Ông coi người Nhật Bản như một sự bổ sung chậm chân vào hàng dài những kẻ ngoại xâm tìm cách đô hộ tổ quốc mình. Có chăng chỉ khác là người Nhật Bản thậm chí còn tàn tệ hơn cả người Pháp. Những người Việt Nam khác liên kết với thế lực chính trị mới này, háo hức trước viễn cảnh người châu Á cai trị châu Á - một chiêu bài phân biệt sắc tộc mà người Nhật Bản đã khai thác rất hiệu quả.

        "Người Nhật Bản nói về thuyết 'Đại Đông Á' và 'Châu Á cho người Đông Á'," Phạm Xuân Ẩn nói. "Họ muốn tống cổ tất cả những người da trắng ra khỏi châu Á. Cuối cùng thì chỉ còn Hàn Quốc và Hồng Kông là những nơi mà người da trắng còn bám trụ được. Người Nhật Bản coi đây là thành công vĩ đại của mình."

        Các đảng phái chính trị của Việt Nam và thậm chí cả các giáo phái tôn giáo của nước này bắt đầu ngả theo đường lối Nhật Bản. "Người Nhật rất khôn ngoan," Phạm Xuân Ẩn nói. "Họ tạo ra tôn giáo Hòa Hảo. Họ chiêu nạp tôn giáo Cao Đài. Họ lập ra đảng chính trị

        Đại Việt và tuyển mộ sinh viên vào Việt Nam Quốc Dân đảng, chịu ảnh hưởng của Tôn Dật Tiên. Họ cũng rất khôn ngoan trong việc sử dụng người Pháp chống lại cộng sản. Họ biết những người cộng sản Việt Nam chống lại mình, nên để duy trì trật tự và huy động nền kinh tế phục vụ cho các lực lượng Nhật Bản, họ giữ người Pháp lại để có thể sai khiến."

        Một phần của chính sách động viên này bao gồm cả việc hoán đổi ruộng lúa của Việt Nam thành những ruộng trồng đay phục vụ cho bộ máy chiến tranh của Nhật Bản, hậu quả là hai triệu người Việt Nam chết đói. Sự đô hộ của người Pháp ở Việt Nam kết thúc năm 1945 với cuộc đảo chính của người Nhật. Khi Phạm Xuân Ẩn chứng kiến những công dân Pháp ở cần Thơ bị đánh đập và bắt phải ngồi trên quảng trường thành phố cả ngày không được uống nước trước khi bị tống vào ngục, khung cảnh đó để lại cho anh sự ác cảm sâu sắc đối với người Nhật và di sản thuộc địa của họ tại châu Á.

        Mắc kẹt giữa làn sóng yêu nước sôi sục lan khắp Việt Nam cuối Chiến tranh thế giới thứ hai, khi cả nước dường như đã sẵn sàng tự giải phóng cho mình khỏi người Pháp thua trận và người Nhật đang rút chạy, Phạm Xuân Ẩn bỏ học vào mùa xuân năm 1945 và tham gia hàng ngũ những người cộng sản. "Kẻ thù đầu tiên của chúng tôi là Nhật Bản, những kẻ đang xâm chiếm đất nước," ông nói. "Các nhà lãnh đạo Đảng Cộng sản đặc biệt quân tâm đến việc tuyển các học sinh sinh viên, những người biết đọc biết viết. Chúng tôi đều còn trẻ và yêu nước."
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM