Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 10:13:21 am


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ  (Đọc 13605 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #60 vào lúc: 30 Tháng Giêng, 2020, 09:25:46 am »


        "Sau bữa trưa, tôi đi từ dưới bến sông lên văn phòng của bác sĩ Tuyến. 'Bác sĩ Tuyến này, tôi nói khi thấy ông ấy ngồi ở bàn. 'Ông có biết tay giáo sư Mỹ nói gì về ông không? Ông ta bảo ông là một người cộ...n....g sản! Không phải ông đang làm việc cho chính phủ Việt Nam Cộng hòa. Ông đang làm việc cho KGB!'

        "'Ẩn, anh đang đùa đấy à?' ông Tuyến hỏi.

        "Ông ấy biết lúc nào tôi cũng thích nói đùa. Đó là kiểu nói chuyện của tôi, như thể tôi đang đùa, nhưng thật ra tôi nói nghiêm túc," Phạm Xuân Ẩn nói.

        "Tôi không bao giờ nói dối," Phạm Xuân Ẩn bảo ông Tuyến, trước khi giải thích lập luận của vị giáo sư.

        Ông Tuyến tỏ vẻ ngạc nhiên. Sau đó ông ta nói: "Tay giáo sư nói đúng".

        "Có nghĩa rằng ông là một người cộng sản?" Phạm Xuân Ẩn hỏi.

        "Không! Tôi không phải là người cộng sản," ông Tuyến trấn an. "Nhưng phân tích của tay giáo sư rất chính xác. Kiểu tư duy của cộng sản rất lôgic, rất thuyết phục, rất khúc chiết. Tôi mất đến ba năm mới học được cách bắt chước kiểu suy nghĩ của họ. Giờ thì tôi nói chuyện theo cách đó một cách hoàn toàn tự nhiên. Tôi không nhận ra là đến một ngày một tay giáo sư người Mỹ sẽ đoán ra những gì tôi đang làm, có thể thậm chí tôi còn không nhận ra mình đang làm gì nữa, nhưng đây là một sai lầm lớn," Trần Kim Tuyến thừa nhận.

        "Bài học nhớ đời nhé! Ông sẽ phải sửa cách nói chuyên của mình thôi," Phạm Xuân Ẩn lên lớp ông ta bằng cái giọng cợt nhả của một cậu học sinh đang trêu chọc bạn cùng lớp của mình.

        ..."Bản thân tôi cũng phải nhớ lấy bài học này cho mình," Phạm Xuân Ẩn nói. "Tôi phải học cách làm thế nào để nói như một người Mỹ, suy nghĩ như một người Mỹ. Thực sự là việc học cách viết những bài báo cân bằng, như một nhà báo Mỹ, giúp tôi rất nhiều trên cương vị một sĩ quan tình báo chiến lược. Nó khiến ta trở nên khách quan hơn."

        Khi được hỏi là ông có sử dụng thứ ngôn ngữ "khách quan" đó trong việc viết các báo cáo gửi cấp trên không, Phạm Xuân Ẩn trả lời là có. "Tôi thường nói chuyện về việc bình định những khu vực đầy rẫy lực lượng khủng bố Việt Cộng. Họ hiểu ý tôi nói gì. Đó là lý do tại sao chính phủ cử tôi đi học trong hai năm 1978 và 1979. Sau khi Nam Việt Nam sụp đổ, họ phát hiện ra là tôi sử dụng rất nhiều từ nước ngoài. Tôi cố gắng sử dụng những từ cộng sản mới, nhưng tôi không hiểu chúng. Tôi nói một thứ tiếng Việt cổ xưa. Tôi đã học những từ mới, nhưng đến giờ thì tôi lại quên hầu hết chúng rồi." Phạm Xuân Ẩn lại bật cười, một tiếng cười sâu sắc trước những điều phi lý của cuộc sống.

        Cuối cùng Phạm Xuân Ẩn cũng được điều chuyển vào công việc mà trước đó ông đã được Quỹ Á châu chuẩn bị sẵn, khi Trần Kim Tuyến cử ông tới làm việc cho Việt Tấn Xã (VTX), cơ quan thông tân chính thức của chính quyền, có quan hệ mật thiết với Reuters. Trước khi Phạm Xuân Ẩn chính thức cắt đứt những mối quan hệ  của mình với tư cách một đặc vụ tình báo của chính quyền miền Nam Việt Nam, ông được Trần Kim Tuyến, VTX và Reuters đồng thời trả lương. Tại VTX, Phạm Xuân Ẩn được giao phụ trách các phóng viên nước ngoài thường trú ở Sài Gòn. Rất nhiều người trong số họ, không được đào tạo nghiệp vụ báo chí, chưa bao giờ gửi về bài viết nào. Phạm Xuân Ẩn ra lệnh cho họ phải gửi về ít nhất một bài mỗi tuần. Những người này kêu ca với Tuyến, viện cớ rằng công việc làm báo sẽ ngáng trở công việc tình báo - đây mới là công việc thực sự của họ. Ủng hộ Phạm Xuân Ẩn, Trần Kim Tuyến chỉ thị cho các điệp viên nước ngoài của ông ta phải "nghiêm túc trong công việc" và bắt đầu gửi bài giống như Phạm Xuân Ẩn, "dân báo chí chuyên nghiệp".

        Tuyến là người đỡ đầu cho Phạm Xuân Ẩn trong ba năm, cho đến khi ông ta mất sạch quyền lực sau một vụ đảo chính bất thành tháng 12 năm 1962. "Cứ khi nào âm mưu một chuyên gì đó là ông ấy lại bàn bạc với tôi," Phạm Xuân Ẩn nói. "Khi ông ấy lên kế hoạch tiến hành một vụ đảo chính, ông ấy đề nghị tôi tới văn phòng của mình và giúp ông ấy." Sau âm mưu đảo chính bất thành, Trần Kim Tuyến trải qua 13 năm tiếp theo trong tình trạng bị giam lỏng tại nhà, suốt ngày ấp ủ ý định hạ bệ hết chính phủ này đến chính phủ khác. Sự ràng buộc bằng tình bạn và nghĩa vụ giữa Phạm Xuân Ẩn và Trần Kim Tuyến vẫn bền chặt cho đến tận ngày cuối cùng của cuộc chiến tranh, khi Phạm Xuân Ẩn giúp bạn mình trốn thoát khỏi tay các lực lượng cộng sản đang tiến vào Sài Gòn. "Tôi giúp bác sĩ Tuyến rời khỏi đây, tôi biết mình sẽ gặp rắc rối. Đây là một trùm tình báo, một nhân vật quan trọng cần bắt giữ, nhưng ông ta là bạn tôi. Tôi nợ ông ta. Ông ta đã rất tốt đối với tôi. Ông ta giúp đỡ tôi trong mọi việc."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #61 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:41:34 am »


        Phương pháp làm việc của Phạm Xuân Ẩn tiếp tục không hề thay đổi khi ông chuyển từ văn phòng của bác sĩ Tuyến sang VTX và tiếp tục từ đây chuyển sang một vị trí chính thức tại Reuters. Được công nhận là một trong những nhà báo hoạt động năng nổ nhất trong thành phố, luôn sẵn sàng giúp các đồng nghiệp của mình với những quan điểm đầy hiểu biết hoặc những mẩu tin đắt giá, Phạm Xuân Ẩn đã cho người khác thông tin với mục đích để nhận được những thông tin khác. "Thức ăn của họ là thông tin, tài liệu," Phạm Xuân Ẩn nói về sự tương đồng giữa các nhà báo và các điệp viên. "Cũng giống như lũ chim, người nuôi phải liên tục cho chúng ăn thì chúng mới chịu hót."

        "Từ các nguồn quân đội, tình báo, mật vụ, tôi có đủ các loại tin," Phạm Xuân Ẩn nói. "Chỉ huy các quân binh chủng trong quân đội, sĩ quan của các lực lượng đặc biệt, hải quân, không quân - tất cả họ đều giúp tôi." Đổi lại nguồn thông tin dồi dào này, Phạm Xuân Ẩn trao cho những người cung cấp tin ở Nam Việt Nam của ông cũng chính những gì ông gửi cho cấp trên cộng sản của mình. "Chúng tôi thảo luận các tài liệu này. Khi những người Nam Việt Nam cố tìm hiểu ý nghĩa của những tài liệu đó, họ gặp một vấn đề. Họ sẽ phải giải quyết với người Mỹ như thế nào đây?" Khi đó Phạm Xuân Ẩn sẽ quay sang bên kia và cố vấn cho người Mỹ về cách thức làm việc với những người Việt Nam. Đó là một trò chơi lợi dụng lòng tin cấp độ cao, với cái chết lơ lửng trên đầu ông trong trường hợp ông bị phát hiện đang chụp ảnh các kế hoạch chiến lược cùng các báo cáo tình báo được nhét cho ông bởi các nguồn tin Nam Việt Nam.

        Phạm Xuân Ẩn vừa năm chắc tin tức và có các mối quan hệ tốt lại vừa sắc sảo trong việc diễn giải tình hình quân sự chính trị của Việt Nam với những vị khách phương Tây đến nỗi mà Peter Smark, trưởng đại diện văn phòng Reuters tại châu Á, đã thuê ông làm việc năm 1960 trên cương vị phóng viên thường trú tại Việt Nam cho hãng tin này. Được một nhân viên ngân hàng Đức tên là Israel Beer Josaphat thành lập năm 1849, ban đầu Reuters sử dụng chim bồ câu đưa thư để chuyển các báo cáo về chứng khoán. Một thời gian ngắn sau đó lũ chim bồ câu chuyên chở đủ các loại tin tức, và sau khi Josaphat chuyển tới Anh - nơi ông ta tự đổi tên mình thành Nam tước Paul Julius von Reuter -  thì Công ty Điện tín Reuter bắt đầu xây dựng một mạng lưới các văn phòng tin tức trên khắp thế giới. Được biết đến nhờ sự nhanh chóng và súc tích, Reuters tuân thủ một phong cách Anh rạch ròi không cảm xúc. Đưa tin sốt dẻo và phản ánh sự việc là hai tôn chỉ song hành của hãng này. Công việc của Phạm Xuân Ẩn là áp tai xuống mặt đất và khai thác những kênh hậu trường bên trong dinh tổng thống để đưa ra cảnh báo sớm về những vụ đảo chính và chống đảo chính, những âm mưu trong dinh tổng thống, các chiến dịch quân sự, các trận oanh kích, triển khai quân đội, thất bại trên chiến trường, và tất cả những thứ khác được đưa tin từ một vùng chiến sự.

        Khi làm việc cho Reuters trong những năm 1960, Phạm Xuân Ẩn trở thành nhân vật không ai có thể chế ngự được trong thành phố, người biết tất cả mọi điều về tất cả mọi người và được nhìn thấy ở tất cả mọi nơi, trong tất cả các nhà hàng và quán cà phê sang trọng nhất của thành phố, tán gẫu và đùa cợt với tất cả mọi người từ các tướng lĩnh và những viên đại sứ xuống đến những người đạp xích lô quanh vùng hay những cô gái nhảy. Phạm Xuân Ẩn tự biến mình trở thành nhân vật cần tìm đến đối với những người Mỹ mới đến cần nắm qua tình hình và cả với những người kỳ cựu cần được mách nước. Lúc nào ông cũng hào phóng với những lời khuyên và câu chuyện của mình, lúc nào cũng là một nguồn tin tốt mang màu sắc địa phương. Những báo cáo tin tức phát ra khỏi Việt Nam bắt đầu với một thông tin do Phạm Xuân Ẩn cung cấp phải lên đến con số hàng nghìn.

        Ngày 25 tháng 1 năm 1962, Phạm Xuân Ẩn kết hôn với Hoàng Thị Thu Nhạn, một thiếu nữ bán đồ thêu và những hộp sơn mài trong một cửa hàng trên đường Catinat. Trẻ hơn chồng mười tuổi, bà Thu Nhạn không phải là một trong những déesse của Phạm Xuân Ẩn, những người phụ nữ bảo vệ cho ông thoát khỏi nguy hiểm suốt cả đời, bà cũng không phải là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Phải đến một tháng sau khi lấy nhau Phạm Xuân Ẩn mới kể cho vợ mình vài điều về cuộc sống bí mật của mình. Bà Thu Nhạn không phải là một điệp viên được bố trí với nhiệm vụ thủ tiêu những dấu vết của Phạm Xuân Ẩn trong trường hợp ông bị bắt. Vai trò này được dành cho hai nữ điệp viên khác là Tám Thảo1 và em gái của bà là Chín Chi2, người trước đó đã từ chối lời cầu hôn của Phạm Xuân Ẩn. Ông Lê Đức Thọ, một trong những cán bộ cốt cán của Đảng Cộng sản Đông Dương và nhà tư vấn hôn nhân của Phạm Xuân Ẩn, đóng một vai trò không được biết đến trong đời sống gia đình của Phạm Xuân Ẩn, nhưng chắc chắn một điều là đám cưới này đã được Đảng Cộng sản bàn bạc ở những cấp cao nhất.

---------------------
        1. Tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Nhung, sau đổi là Yến Thảo.

        2. Tên thật là Nguyên Thị Mỹ Linh.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #62 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:41:52 am »


        "Bà vợ tôi cũng biết sơ sơ đôi chút, nhưng bả nghĩ tôi làm việc cho cách mạng. Bả chẳng biết gì về tình báo cả." Phạm Xuân Ẩn trả lời một người phỏng vấn ông năm 2004. Theo lời Phạm Xuân Ẩn, mọi người trong gia đình ông đều có cảm tình với sự nghiệp cách mạng, nhưng vì những lý do an ninh họ đều không được biết về công việc của ông. Em trai kế tiếp ông, Phạm Xuân Hòa, trẻ hơn Phạm Xuân Ẩn bốn tuổi, đã được đào tạo tại Pháp để trở thành thợ sửa chữa máy bay trực thăng. Ông này đang bay trên chiếc máy bay trực thăng của Tổng thống Ngô Đình Diệm trong một chuyến bay giữa đêm mưa bão năm 1962 thì chiếc máy bay đâm vào dãy núi phía Bắc Sài Gòn và tất cả 13 người trên máy bay đều thiệt mạng. Ngô Đình Diệm không có mặt trong chuyến bay. Em trai út của Phạm Xuân Ẩn là Phạm Xuân Đính, được đào tạo trở thành một luật sư, gặp rắc rối khi bảo vệ cho các tù nhân chính trị và bản thân ông này cũng bị giam cầm một thời gian. Ông này phải đi quân dịch làm lính khuân vác, chuyên chở đạn tại chiến trường cho đến khi Phạm Xuân Ẩn sử dụng những mối quan hệ của gia đình để chuyển người em về làm nhân viên dưới quyền Diệm. "Mọi người trong gia đình đều biết tôi làm việc cho những người cộng sản," Phạm Xuân Ẩn  nói. "Em trai tôi là Đính cũng muốn tham gia, nhưng tôi nói không."

        Tám Thảo, Chín Chi và Phạm Xuân Ẩn ở cùng một cụm chính trị. Ông dạy tiếng Anh cho các cô gái và đến chơi nhà họ để theo đuổi cô tiểu thư Chín Chi xinh đẹp. Họ đã vẫy tay tạm biệt tại sân bay khi ông lên đường sang Mỹ, và họ chào đón ông tại Sài Gòn khi ông quay trở về. Sau khi Phạm Xuân Ẩn đã nằm im mấy tháng trời, Tám Thảo đưa ông tới khu địa đạo ở Tây Bắc Sài Gòn và giới thiệu ông hoạt động trở lại trong mạng lưới tình báo, vốn đã được xây dựng lại sau khi Mười Hương bị bắt. Bà là người giao liên ban đầu của Phạm Xuân Ẩn . Trong căn hộ của bà có một bức tường giả được xây để lẩn tránh cảnh sát, và chỗ ẩn náu này được người đứng đầu cụm tình báo của họ sử dụng trong những lần ông đến Sài Gòn. Bản thân Tám Thảo cũng là một điệp viên, làm thư ký và bạn tâm tình của một số sĩ quan  quân đội Mỹ. Chín Chi cũng làm công việc tương tự cho đến khi bà được gọi vào chiến khu năm 1965. Bốn năm sau Tám Thảo cũng được chuyển vào chiến khu, ở đó bà tìm được một người chồng với sự ủng hộ của Đảng và được phép kết hôn.

        Khi tôi biết được rằng Tám Thảo và Chín Chi, giờ là hai bà góa, đang sống tại Sài Gòn, tôi bèn sắp xếp đến gặp và uống trà cùng với họ. Tôi nhìn thấy hai bà ngồi trên sàn tầng trệt của một ngôi nhà ba tầng ở một con phố yên tĩnh tại một trong những khu dân cư dễ coi của Sài Gòn. Sau khi luồn lách đi qua những chiếc xe máy đỗ trong sân và cởi giày, tôi bước vào phòng khách ở tầng dưới, nơi được bài trí trang trọng với một chiếc ghế xô phà lớn bọc màu đó và những chiếc ghế phụ được phủ lớp lót đăng ten. Trên một chiếc tủ cổ bằng gỗ gụ là bàn thờ gia tiên. Bên trong chiếc tủ, ngoài những đồ lưu niệm khác, là một bức tượng Nữ thần Tự do nhỏ mà Tám Thảo cho tôi biết là bà vừa mới mua trong một chuyến đi sang Mỹ.

        Cả hai người phụ nữ đều mảnh dẻ và trang nhã, với mái tóc được búi cẩn thận. Là một phụ nữ cao ráo với khuôn mặt thanh tú, cân đối, Chín Chi mặc một bộ quần áo lụa trắng dập nổi hình những bông hoa và được tô điểm thêm với những nút áo bằng xương và viền quần áo màu đen. Tôi có thể thấy rằng bà đã từng có thời là một người đẹp lộng lẫy, với cặp môi đầy đặn, gợi cảm, gò má cao, và đôi mắt màu nâu mở to. Còn bây giờ bà có mái tóc bạc như sương và dáng vẻ nhũn nhặn của một cô thiếu nữ luôn để người lớn hơn nói thay cho mình. Bà và Tám Thảo là mẫu những bà mệnh phụ chỉn chu lẽ ra có thể đang tán gẫu với tôi về câu lạc bộ chơi bài của mình, nhưng thay vào đó họ lại đang kể lại về cuộc đời làm điệp viên và chiến sĩ trong chiến khu của mình.

        Sinh cách nhau một năm, hai cô gái đang là những thiếu nữ học tiếng Anh và tiếng Pháp tại trường lycée Gia Long ở Sài Gòn khi họ gặp Phạm Xuân Ẩn, người lớn hơn Tám Thảo bốn tuổi. Ông dạy kèm tiếng Anh cả hai chị em và phải lòng cô em Chín Chi. Sau khi các cô gái tham gia phong trào đấu tranh sinh viên Trần Văn Ơn năm 1951, Chín Chi vào chiến khu một năm để được huấn luyện cách mạng. Khi quay trở lại để học nốt trung học, bà được thuê làm phiên dịch cho phái bộ tác chiến Mỹ, cơ quan chỉ đạo chương trình ấp chiến lược của Nam Việt Nam. Bà đi khắp nơi bằng trực thăng, đi cùng các bác sĩ và y tá ra chiến trường. "Tôi trao đổi với Phạm Xuân Ẩn và kể cho ổng nghe tất cả những gì tôi nhìn thấy," bà nói. "Tôi là một điệp viên."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #63 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:42:46 am »


        Sau khi từ chối lời tỏ tình của Phạm Xuân Ẩn, Chín Chi hoạt động tình báo cho đến khi bà trốn khỏi thành phố năm 1965 để theo đuổi cuộc sống của một chiến sĩ trong chiến khu. Bà sống độc thân cho đến năm 1968 mới kết hôn với một đại tá người miền Bắc và sinh được một người con gái. Khi tôi hỏi Chín Chi là Phạm Xuân Ẩn có bao giờ phải lòng bà và muốn kết hôn với bà không, thì Tám Thảo cười tủm tỉm và Chín Chi cũng mỉm cười.

        "Ổng muốn cưới tôi sau khi ổng ở Mỹ về," bà nói. "Hồi đó là năm 1959. Gia đình tôi đồng ý, nhưng tôi nói không. Tôi từ chối ổng. Tôi muốn đi ra nước ngoài. Tôi muốn sang Anh học, nhưng ông Mười Hương, chỉ huy của chúng tôi, không ủng hộ việc tôi đi ra nước ngoài. Thế là tôi vào chiến khu.

        "Vợ ổng sẽ không muốn nghe tôi nói chuyên này," bà nói thêm. "Đó là một câu chuyện tình lâu rồi. Ông Mười Hương cũng ủng hộ cuộc hôn nhân, nhưng tôi còn quá trẻ. Dạo đó tôi không hề nghĩ gì đến tình yêu cả."

        Về sau trong buổi chiều, sau khi thêm rất nhiều tách trà nữa, Chín Chi mới đưa ra một lời giải thích khác về việc tại sao bà từ chối lời cầu hôn của Phạm Xuân Ẩn. "Hồi đó có lệnh giới nghiêm, và mọi người đều phải về nhà trừ Phạm Xuân Ẩn, vì ổng có thẻ báo chí và có thể đến rồi đi bất kỳ lúc nào ổng muốn. Thế là ổng ở lại rất khuya, nói chuyện mãi. Không có cách nào để ổng ngừng nói."

        "Bảy tháng sau khi tôi từ chối ổng, ổng cưới bà Thu Nhạn," bà nói. "Một điệp viên phải có cái tựa như là một cuộc sống gia đình hạnh phúc bình thường và một người vợ để lo vun vén gia đình, trong trường hợp anh ta bị bắt. Mặc dù vậy có một vấn đề, vì Thu Nhạn không phải là người của tổ chức. Nếu như Phạm Xuân Ẩn bị bắt, những tài liệu mật trong nhà ổng phải được chuyển cho Tám Thảo. Chị ấy là người biết chúng được giấu ở đâu."

        Đến cuối buổi chiều, Tám Thảo lẩy cuốn sổ ghi chép của tôi và vẽ một sơ đồ khu vực họ sống trong thời gian chiến tranh, với những chỉ dẫn về cách làm thế nào để tìm được ngôi nhà cũ của ông Ẩn. Đưa ra cả tên phố cũ và mới, bà cho tôi biết là ngôi nhà của ông Ẩn ở cuối một con hẻm trên phố Ngô Tùng Châu, giờ được gọi là phố Lê Thị Riêng. Cha mẹ ông sở hữu ngôi nhà bên cạnh, nơi mẹ ông sống đến khi bà qua đời. Phạm Xuân Ẩn sống cùng vợ và bốn người con trong hai căn phòng, như Tám Thảo giải thích, "ổng đang để dành tiền phòng khi ổng bị bắt".

        Chỉ đến gần đây chúng ta mới được biết danh tính của người đàn ông đã chỉ đạo các hoạt động tình báo của Phạm Xuân Ẩn sau khi ông từ Mỹ trở về. Vào cái ngày ông và Tám Thảo đi ra địa đạo Củ Chi, họ đến gặp Cao Đăng Chiếm, một nhân vật bí mật từ lâu đã nắm giữ vị trí chóp bu trong các cơ quan tình báo của Việt Nam. Sống tại một khu vực an toàn bên ngoài thành phố, đến năm 1947 ông Chiếm đã trở thành người đứng đầu lực lượng công an Sài Gòn. Trước đó ông đã vô tình đóng một vai trò trong quyết định của Mỹ tham dự chiến tranh tại Đông Dương khi mà vào tháng 9 năm 1945 trung tá A. Peter Dewey trở thành người Mỹ đầu tiên bị giết tại Việt Nam. Cái chết của ông ta là một sai lầm mà người Việt Nam đã xin lỗi, nhưng nó châm ngòi cho 30 năm chiến tranh sau đó tại Đông Nam Á.

        Trung tá Dewey chỉ huy nhóm tình báo của Cục Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) có mặt tại Sài Gòn vào ngày 4 tháng 9 năm 1945. Được trao nhiệm vụ tiếp nhận 214 người Mỹ bị quân Nhật bắt làm tù binh, Dewey gặp hai thành viên Bộ tư lệnh cấp cao của Nhật Bản và cùng với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người đang phụ trách đối ngoại trong ủy ban nhân dân Nam Bộ của Việt Minh, đồng thời là bộ trưởng Y tế trong chính phủ Việt Minh. Dewey, người đã học về lịch sử Pháp tại Yale và luật tại Đại học Virginia, là con trai của một nghị sĩ Mỹ có tên tuổi và, ở tuổi 28, là một thành viên kỳ cựu, xuất sắc trong các hoạt động của oss tại châu Âu. Ông ta cùng nhóm bảy người của mình là những người phương Tây duy nhất tại Sài Gòn, cho đến khi một sư đoàn lính Nepal của Anh từ Rangoon và một số lính dù Pháp từ Calcutta đến Sài Gòn ngày 12 tháng 9.

        Mười ngày sau, vào ngày 23 tháng 9, sau khi tướng Anh Douglas Gracey đã ra lệnh trả tự do cho những người Pháp bị giam cầm và tái vũ trang cho lực lượng này, quân Pháp điên cuồng khủng bố khắp thành phố, giết hàng trăm người Việt Nam và một lần nữa tuyên bố Sài Gòn là lãnh thổ Pháp. Dewey đề nghị Gracey can thiệp. Như ông ta viết trong một bản báo cáo có tính tiên tri cho các đồng nghiệp của mình tại Hà Nội. "Nam Kỳ đang cháy rực, người Pháp và người Anh đã xong việc ở đây, và chúng ta nên cuốn gói khỏi Đông Nam Á." Gracey tuyên bố Dewey là persona non grata1và ra lệnh cho ông ta phải rời khỏi Sài Gòn. Trong một hành động định mệnh, viên tướng còn cấm ông ta cắm cờ Mỹ trên chiếc xe jeep của mình. Ngày 26 tháng 9, Dewey rời khỏi khách sạn Continental và lái chiếc xe jeep của mình ra sân bay. Bị nhầm là một sĩ quan Pháp, ông ta bị giết trong một trận phục kích của Việt Minh: ! thương vong đầu tiên của Mỹ trong cái về sau sẽ trở thành chiến tranh Việt Nam và, vì thi thể của anh ta không bao giờ được tìm thấy, trở thành trường hợp mất tích trong chiến tranh (MIA) đầu tiên. Biết tin này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã gửi lời xin lỗi và một lá thư chia buồn tới Tổng thống Truman.

----------------------
        1. Nhân vật không được hoan nghênh (thuật ngữ ngoại giao).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #64 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:44:10 am »


        Vào ngày Dewey bị giết, Cao Đăng Chiếm đang chỉ huy một nhóm binh sĩ canh gác chiếc cầu tới Dakao, nơi sau này Alden Pyle cũng tới ngày tận số. Tất cả những gì chúng ta biết về sự liên quan của ông Chiếm trong cái chết của Dewey là ở chỗ ông là một trong vài người ở Việt Nam biết nơi cái xác được chôn. Ông Chiếm thăng tiến nhanh chóng qua các chức vụ để trở thành một nhà chỉ huy tình báo xuất sắc của Việt Nam. Sau khi làm nhiệm vụ bảo đảm an ninh cho các lãnh đạo Đảng Cộng sản ở miền Nam, ông tiếp tục lãnh đạo cơ quan quyền lực nhất trong ba cơ quan tình báo của Việt Nam - Nha Tình báo Chiến lược1, được lãnh đạo từ bên trong Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam. (Hai cơ quan còn lại là tình báo do lực lượng công an đảm nhiệm, và Tình báo quân sự thuộc quân đội).

        Phạm Xuân Ẩn một mực khẳng định rằng ông hoạt động trong phạm vi "tình báo chiến lược". Đối với các vị khách phương Tây của ông, điều này nghe như thể một hoạt động trí óc tách rời hẳn khỏi công việc của tình báo chiến thuật. Điều Phạm Xuân Ẩn nói là sự thật theo đúng nghĩa đen, nhưng tác động từ sự dính dáng của ông chỉ hiện lên rõ nhất khi chúng ta hiểu được môi  liên hệ trực tiếp giữa Nha Tình báo Chiến lược và Đảng Cộng sản Việt Nam.

        Tháng 5 năm 1962, khi nhà báo người New Zealand Nick Turner thay thế Peter Smark làm trưởng đại diện của hãng Reuters tại Sài Gòn, ông đến và gặp một Phạm Xuân Ẩn nói năng liến thoắng đang tổ chức "thiết triều" tại văn phòng Reuters, vốn được đặt trong góc của một ngôi biệt thự cổ kiểu Pháp gần Dinh Độc Lập. Reuters chia sẻ không gian làm việc này với đồng minh trên danh nghĩa của mình là Việt Tân Xã (VTX). Một năm sau, khi cuộc khủng hoảng Phật giáo nổ ra, Reuters bị tống ra khỏi ngôi biệt thự và cắt đứt các mối liên hệ với VTX. Khi đó Reuters đã đăng tải những bài báo chỉ trích "sự ngạo mạn và bất tài của chế độ Công giáo Ngô Đình Diệm trong việc xử sự với những tín đồ Phật giáo", ông Turner nói, khiến cho mối quan hệ  với "cơ quan tuyên truyền do chính phủ kiểm soát kia" trở nên nguy hiểm. Reuters chuyển văn phòng vào khu trung tâm tới một căn lầu hai trên đường Catinat, đây là điều rất thuận lợi cho Phạm Xuân Ẩn, vì giờ đây ông chỉ còn cách quán cà phê Givral, khu sân thượng của khách sạn Continental vốn được gọi là "Thềm"2, chỉ có mấy bước cũng như những quán "ruột" khác của ông ở Sài Gòn.

        Mặc dù họ làm việc cùng nhau rất hiệu quả trong văn phòng và đi cùng nhau ngoài thực địa, khua khoắng được nhiều tin sốt dẻo hơn mức bình thường, Turner là một trong số ít người mà Phạm Xuân Ẩn không nhớ đến với nhiều cảm tình cho lắm. Phạm Xuân Ẩn cũng kể với tôi là ông đã khuyên Turner lược bỏ cảm xúc ra khỏi những bài viết của mình, để biến nó trở nên khách quan và bớt cảm tình hơn với những người cộng sản.

        Năm 1962, các chiến sĩ Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam phát động một cuộc tấn công vào một bốt quân sự ở làng An Lạc, cách Sài Gòn 30 cây số trên đường số 4. Khi Turner và Phạm Xuân Ẩn có mặt tại hiện trường, họ nhận thấy là những thành viên đội dân vệ ngụy quân địa phương đã bị giết cùng người thân trong gia đình họ, gồm cả phụ nữ và trẻ em. Turner tưởng rằng những người dân địa phương sẽ lấy làm căm phẫn vì "những hành động dã man" này. Thế nhưng họ lại tỏ ra hả hê với kết cục khủng khiếp này. "Chúng tôi căm thù những người này," họ nói với Phạm Xuân Ẩn. "Những tên lính này và vợ con chúng đã hà hiếp chúng tôi. Chúng ra chợ và ăn cướp thức ăn không chịu trả tiền. Nếu không chịu hối lộ cho chúng là chúng nổ súng và giết mình ngay."

        Phạm Xuân Ẩn cũng biết rằng những tên dân vệ đóng trong làng là dân Bắc di cư. Bốt của chúng đã bị tấn công từ những cánh đồng lúa nằm bao quanh. Du kích đã bò qua ruộng lúa, náu mình dưới nước để tránh ánh đèn phà canh gác lia qua khu vực này. Đó là hướng tiếp cận khả dĩ duy nhất của họ, và khu gia đình của các binh sĩ ngụy quân tình cờ nằm trên đường vào. Phụ nữ và trẻ em đã vô tình thiệt mạng trong làn đạn giao tranh.

        "Nick Turner muốn phản ánh những chi tiết này. Tôi khuyên ông ta nên giảm bớt giọng điệu của bài viết. 'Nếu anh viết thế này, Reuters sẽ gặp rắc rối với chính phủ.' Một nhà báo luôn phải đối mặt với kiểu tình huống này. Anh ta không dám viết câu chuyện đúng như cách nó đã xảy ra.

----------------------
        1. Tên gọi chính thức là Nha Liên lạc, thành lập ngày 15-7-1951.

        2. Continental có nghĩa là "lục địa".

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #65 vào lúc: 31 Tháng Giêng, 2020, 03:45:06 am »


        "Điều tương tự cũng đúng với những tội ác dã man do lính Nam Hàn gây ra tại Việt Nam. Trong một chiến dịch, lính Nam Hàn lùa phụ nữ và trẻ em trong làng lại rồi ném họ xuống một cái giếng cạn để giết. Bất kỳ ai tìm cách cứu họ cũng đều bị bắn. May mắn là một người lính Mỹ đã phát hiện ra và can thiệp. Khi đó tôi đang làm việc cho một nhà báo Mỹ. Bà ta muốn viết câu chuyện này. Tôi nói: 'Xin đừng, điều này quá khủng khiếp. Người Nam Hàn dựa vào người Mỹ, mà chị cũng là một người Mỹ. Nhớ xem, một người Mỹ đã cứu dân làng, và không ai bị giết cả. Người phóng viên kia đã không viết nữa."

        Đây là một trong rất nhiều vụ việc mà Phạm Xuân Ẩn  đã ngăn các nhà báo đồng nghiệp của mình viết những bài báo về tội ác dã man do phe Cộng hòa gây ra trong cuộc chiến - những bài báo sẽ làm cho phía cộng sản trở nên tốt đẹp hơn khi so sánh. Để duy trì vỏ bọc của mình, Phạm Xuân Ẩn tránh đưa những tin mang màu sắc chống Mỹ. Lời cáo buộc cho rằng ông cài cắm nội dung tuyên truyền ủng hộ cộng sản trong các ấn phẩm là hoàn toàn không có cơ sở. Phạm Xuân Ẩn không tung tin đánh lạc hướng. Nhiều khi thậm chí ông còn phản đối việc cài cắm thông tin. Ông muốn tránh việc bị để ý đến như một người phản đối cuộc chiến của Mỹ. "Tôi ở trong một vị thế rất tồi tệ," ông nói. "Ở phía bên này, tôi có rất nhiều bạn người Mỹ. Ở phía bên kia - phía của tôi - là những người cộng sản. Đây cũng là điều thường xảy ra đối với con người. Họ nhận ra mình đang ở trong những tình huống rất trớ trêu. Tôi phải giải quyết vấn đề đó theo cách con người nhất có thể được. Tôi không muốn gây ra thêm thù hằn giữa người Mỹ, người Việt Nam và người Hàn Quốc, và tôi không muốn thấy những người vô tội bị giết hại." Tôi hỏi Phạm Xuân Ẩn biết đâu việc đăng bài viết về những người lính Nam Hàn kia có thể đã ngăn được những tội ác tương tự sẽ xảy ra trong tương lai thì sao. "Ta không thể nào ngăn cho chúng hỏi xảy ra," ông nói, trước khi lặp lại, "Không thể."

        Những cuộc trò chuyện hàng ngày của tôi với Phạm Xuân Ẩn dần trở thành lệ. Tôi đến trước cổng nhà ông vào buổi sáng và kéo chuông. Phạm Xuân Ẩn lạch xạch bước ra trên lối đi và bắt tay tôi bằng những ngón tay xương xẩu của mình. Chúng tôi tản bộ qua khu vườn, ngắm nhìn những con gà và lũ chim của ông, chào những con chó nhỏ mà ông buộc xích gần cửa trước, trước khi ngồi hàng giờ liền trong salle de séjour (phòng khách) nhà ông. Giọng ông trầm trầm, hầu như chỉ là tiếng thì thầm lẫn trong tiếng giao thông ầm ào bên ngoài cổng. Khi thời gian cứ thế trôi qua, tôi chuyển từ chiếc ghế xô phà sang một chiếc ghế bên cạnh ông. Làm ra vẻ đang chỉnh lại chiếc micrô cài dưới cổ ông, tôi nghiêng tai mình về phía môi ông. Giống như một Jean-Paul Sartre1’ của Việt Nam, người thích tiến hành những trận đánh chính trị của mình bên một tách cà phê tại quán Café de Flore, Phạm Xuân Ẩn hiếm khi thừa nhận mình đã làm bất kỳ điều gì trong cuộc chiến ngoài việc quan sát và phân tích các sự kiện. Nhưng chúng ta biết về một số trường hợp ông vượt ra phía sau bức rèm để điều chỉnh bối cảnh. Một trong số đó là trận Ấp Bắc năm 1963, sự kiện đánh dấu bước ngoặt trong quá trình mở rộng cuộc chiến của Mỹ. Lần đầu tiên Việt Cộng chiến đấu ở quy mô tiểu đoàn và giành thắng lợi quyết định trước các đơn vị quân đội của Việt Nam Cộng hòa được sự yểm trợ của máy bay trực thăng, xe thiết giáp và pháo binh Mỹ. Hai chiến sĩ Việt Cộng nhận được Huân chương Quân công của miền Bắc Việt Nam vì góp phần mang lại chiến thắng cho trận đánh này. Một người là chỉ huy lực lượng cộng sản. Người kia là Phạm Xuân Ẩn, người vạch ra chiến lược giành thắng lợi.

        Làm thế nào mà một phóng viên của Reuters lại giành được một tấm huân chương chiến đấu? Khi được hỏi, Phạm Xuân Ẩn luôn lấp liếm đằng sau lời giải thích mọi khi của minh: ông làm công việc phân tích chiến lược và cung cấp thông tin tình hình cho các chỉ huy và chiến sĩ có liên quan. Nhưng ông còn làm nhiều hơn thế. Ông có liên quan mật thiết với việc huấn luyện các chiến sĩ Việt Cộng tham gia trận đánh, tư vấn cho họ về cách làm thế nào để chế ngự những ổ súng máy trên trực thăng, xe thiết giáp chở quân, và các loại vũ khí mới đang được đưa vào Việt Nam. Ông vạch ra chiến lược trên chiến trường và giúp giăng chiếc bẫy mang lại chiến thắng cho cộng sản, sau đó ông đi ra viết bài phản ánh sự kiện.

---------------------
        1. Nhà văn và triết gia hiện sinh Pháp, người từ chối giải Nobel văn chương.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #66 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:16:27 am »


        Trận đánh diễn ra bên ngoài Ấp Bắc, cách Sài Gòn 40 dặm về phía Tây Nam, vào tháng 1 năm 1963. "Cho đến trước đó các hoạt động của Việt Cộng vẫn chỉ bao gồm những cuộc tấn công đánh-rồi-rút, tránh những trận đánh quy mô lớn," Nick Turner viết trong một bài báo nhan để "Truyền thông và Chiến tranh: Những hồi tưởng về Việt Nam", được đăng năm 2003. "Người Mỹ cho rằng nếu buộc được phe cộng sản trụ lại giao chiến thì họ sẽ phải chảy máu mũi ngay. Ấp Bắc là trận đánh quy mô lớn đầu tiên giữa lực lượng đáng kể của Việt Cộng và lực lượng chính quyền, và chiến thắng thuộc về phe Việt Cộng. Đó là điều không thể che giấu vì vào cái đêm diễn ra trận đánh, tôi lái xe tới hiện trường, đưa cả Neil Sheehan của UPI đi cùng, và đến rạng sáng chúng tôi xem xét kỹ chiến trường và có được bức tranh rõ ràng về những gì đã xảy ra."

        Khi tôi hỏi Turner làm thế nào ông ta lại biết để mà đi đến Ấp Bắc, ông ta chỉ ra Phạm Xuân Ẩn. "Phạm Xuân Ẩn là phóng viên đầu tiên đưa cái tin này. Anh ta cung cấp cho tôi thông tin ban đầu và những chi tiết để tôi có thể viết bài. Anh ta cho tôi biết là một số máy bay trực thăng Mỹ đã bị bắn hạ và rằng tôi nên tới Ấp Bắc. Vào thời điểm này Mỹ chưa trực tiếp can dự vào cuộc chiến; nên việc máy bay trực thăng Mỹ bị bắn hạ là một tin rất nóng. Đó là trận đánh lớn đầu tiên của cuộc chiến. Cộng sản đã trụ lại và chiến đấu. Họ gây ra những tổn thất nặng nề cho đối phương, bắn hạ những chiếc trực thăng chở quân, rồi sau đó biến mất vào vùng nông thôn. Câu chuyện được tung ra trên báo chí phương Tây và được viết chính xác như những gì phe cộng sản muốn nó được viết ra."

        Trong trận đánh này Việt Cộng tung ra 350 lính đối đầu với các lực lượng của Sư đoàn 7 bộ binh của Nam Việt Nam, đơn vị đang được trung tá John Paul Vann cố vấn. Trong tay phe Cộng hòa có 10 chiếc trực thăng Shawnee, 5 chiếc trực thăng "súng săn bay" Huey, 13 chiếc xe bọc thép chở quân "rồng xanh" M-113, và 1.400 lính, được sự yểm trợ của pháo binh tầm xa, 13 chiếc máy bay tiêm kích ném-bom, và tất cả số bom napalm theo nhu cầu. Chỉ trong vòng vài phút tấn công vào Âp Bắc, 14 trong tổng số 15 chiếc trực thăng đã trúng đạn. Bốn chiếc bị bắn rơi và ba người Mỹ thiệt mạng, thêm tám người khác bị thương. Chiếc trực thăng thứ năm cũng bị bắn rơi trong một nỗ lực giải cứu. Đến cuối trận đánh, lực lượng cộng sản rút lui với 39 người bị thương và 18 người chết. Lực lượng Sài Gòn mất 80 người bị giết và 100 người bị thương, chưa kể những người Mỹ.

        "Thi đua học tập Ấp Bắc" trở thành khẩu hiệu cũng như phương pháp của cộng sản. Sơ đồ và miêu tả trận đánh được gửi tới tất cả các lực lượng cộng sản ở miền Nam. Trận đọ sức này được xem như là một hình mẫu kinh điển về cách Việt Cộng nên chiến đấu như thế nào trước một đối phương được trang bị kỹ hơn. Đơn giản như việc huấn luyện cho các tay xạ thủ bắn trực thăng rụng như vịt cũng mang đến kết cục là 5.000 chiếc máy đắt đó này bị phá hủy trong toàn bộ cuộc chiến tranh.

        Turner phỏng đoán rằng có thể Phạm Xuân Ẩn đã đóng một vai trò khác trong trận đánh. "Chắc hẳn anh ta đã có đủ kiến thức về chiến thuật trên chiến trường, quy tắc tham chiến, hậu cần và mức độ sẵn sàng chiến đấu của cả phía Việt Nam Cộng hòa và Mỹ trong khu vực đó vào thời điểm đó để có thể cung cấp những lời khuyên rất hữu ích về cách giăng bẫy chờ sẵn. Rõ ràng là Ấp Bắc mang những dấu ấn của một cái bẫy. Đặc biệt là phía Mỹ (những người vào thời điểm đó vẫn đang đóng vai trò 'cố vấn' nhưng đồng thời cũng đảm bảo yểm trợ bằng trực thăng và không quân cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa) đã luôn nói rằng họ nóng lòng chờ đợi cơ hội được đối đầu với một lực lượng các binh sĩ chính quy tinh nhuệ của Việt Cộng, những người sẵn sàng trụ lại và chiến đấu thay vì tan biến đi. Tầm quan trọng của Ấp Bắc nằm ở chỗ: đó chính xác là những gì Việt Cộng đã làm, lần đầu tiên. Nhưng họ làm điều đó theo kế hoạch được xây dựng rất công phu của riêng mình, chứ không phải là bị dồn vào thế đường cùng và buộc phải tự vệ."

        Tiếp sau Ấp Bắc, Phạm Xuân Ẩn bận rộn với việc theo dõi các sự kiện lớn khác của năm 1963, gồm cả cuộc đấu tranh phản đối của Phật tử chống lại chính phủ ngày càng tàn bạo của Ngô Đình Diệm. Các nhà sư bắt đầu ngồi với tư thế tòa sen trên những đường phố Sài Gòn, tự tưới xăng lên người, rồi tự thiêu đến chết. Để khuếch trương phong trào phản đối của mình, họ cần một nhà báo, người có thể đưa tin về những vụ tự thiêu sắp xảy ra mà không báo trước cho cảnh sát. "Trước khi tự thiêu, các nhà sư thường gọi điện và cho tôi biết trước câu chuyện," Phạm Xuân Ẩn nói. "Tôi biết là có người sắp chết. Nếu tôi báo với cảnh sát, một mạng sống sẽ được cứu, nhưng điều đó đi ngược lại quy tắc. Nguồn tin đã cung cấp tin cho tôi với điều kiện tôi không được tiết lộ nó trước khi sự việc xảy ra. Đó là quy tắc đạo đức của nghề báo. Anh phải tuân thủ chúng, cho dù có khó khăn đến đâu chăng nữa." Đó cũng là quy tắc của một người tình báo, người biết rõ giá trị tuyên truyền của những nhà sư tự thiêu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #67 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:16:45 am »


        Ngày 1 tháng 11, chính quyền của Ngô Đình Diệm bị lật đổ trong một vụ đảo chính được Mỹ hậu thuẫn. Ngô Đình Diệm và hai người em trai bị giết. Viên sĩ quan  CIA theo dõi vụ việc này, với một đường dây điện thoại mở tới Đại sứ quán Mỹ và 42.000 đô la đổi sang tiền miền Nam Việt Nam nhét trong túi áo là Lou "Luigi Đen" Conein, bạn của Phạm Xuân Ẩn. Ba tuần sau, Tổng thống John F. Kennedy bị ám sát tại Dallas, bang Texas.

        "Nói cho đúng, thì có lẽ tôi mới là người đã sa thải anh ta," Turner nói, cách lựa chọn ngôn từ của ông ta cho thấy đây là một chủ đề phức tạp. "Phạm Xuân Ẩn là nhà báo người Việt Nam xuất sắc nhất thành phố. Anh ta có đầu óc rất tinh vi. Anh ta có những mối quan hệ tốt nhất trong giới quân sự và tình báo. Người Mỹ tin tưởng anh ta. Anh ta có thể tiếp cận giới của đại tá Lansdale. Anh ta là sĩ quan tình báo của tôi. Hồi đó ở Sài Gòn mọi thứ đều cực kỳ tráo trở. Chúng tôi nghi ngờ rằng tất cả mọi người đều là gián điệp cho ai đó và tất cả những gì chúng tôi nói đều được báo cáo đến đâu đó. Người ta làm việc như những điệp viên hai mang hay ba mang. Đây có thể là công việc làm ăn béo bở, nhưng đó cũng có thể là một đòi hỏi về mặt chính trị để giữ được mạng sống."

        Phạm Xuân Ẩn thường cho Turner biết những gì cộng sản sắp làm, và "lần nào cũng vậy, đó đúng là những gì họ làm. Trực giác của anh ta về các sự kiên luôn nhanh nhạy đến phi thường", Turner nói. Điều trớ trêu là Reuters chẳng sử dụng được những thông tin này vào việc gì. Hãng thông tấn này tránh những bài báo phân tích và mang tính tư duy, mà trung thành với những tin tức rõ ràng, ngắn gọn và súc tích, để giảm chi phí điện tín.

        Theo như suy nghĩ của Turner, Phạm Xuân Ẩn vừa có thể là một người cộng sản vừa là một phóng viên giỏi với điều kiện ông hoàn thành công việc mà mình được nhận lương, nhưng ông chủ tư bản của Phạm Xuân Ẩn chỉ nhận được những thứ vụn vặt so với những cấp trên cộng sản của ông. "Có lúc Phạm Xuân Ẩn lại biến mất khỏi văn phòng mấy ngày liền. Anh ta không nói cho tôi biết mình sắp đi đâu, và khi trở về anh ta cũng không cho tôi biết mình đã ở đâu và đã làm gì. Anh ta cứ thế là lặn mất tăm. Mọi người đoán mò là anh ta có bồ, nhưng tôi không tin chuyên đó. Tôi biết là anh ta rất yêu vợ minh, và tôi không nghĩ là anh ta có đi lại với bất kỳ ai khác. Tôi đoán chừng anh ta đi ra để bàn bạc với Việt Cộng."

        "'Nghe này, anh Ẩn, tôi bảo anh ta, 'theo như tất cả những gì tôi biết, có thể anh đang làm việc cho Việt Cộng đấy. Điều đó cũng tốt thôi, chừng nào anh vẫn hoàn thành công việc cho tôi.'" Mặc dù vậy, điều đó chẳng hề tốt chút nào, vì những nguồn tin của Turner, nhất là những nguồn tin trong giới tình báo, hẳn sẽ lặn mất giả sử mà họ biết rằng ông ta có một người có cảm tình với cộng sản trong văn phòng của mình. "Khi tôi đi tiếp cận với những nguồn tin tình báo của mình, tôi thường kể lại cho Phạm Xuân Ẩn nghe," Turner nói. "Sau đó tôi thôi không làm như vậy nữa. Anh ta cảm thấy tôi đang che giấu thông tin đối với anh ta. Vì các nguồn tin của anh ta rơi rụng dần, điều đó khiến anh ta trở nên không còn có ích cho cộng sản như trước nữa. Anh ta bắt đầu lùng kiếm các lựa chọn cho mình."

        Phóng viên Ray Herndon của hãng United Press International (UPI), từng sống ở Việt Nam từ năm 1962 đến năm 1967, cũng nghi ngờ rằng Phạm Xuân Ẩn có những lòng trung thành đối nghịch nhau. Khi ông ta đi cùng Phạm Xuân Ẩn tới chợ chim ở đường Nguyễn Huệ, Phạm Xuân Ẩn thường dò hỏi một cách tò mò về những chuyến đi của Herndon ra chiến trường. Ông đặc biệt quan tâm đến miêu tả về các đơn vị quân sự, sức mạnh và nhược điểm của các đơn vị này.

        "Tôi có một chiếc xe và cả tài xế ở Việt Nam, mà tôi cho văn phòng của Reuters thuê lại với giá 250 đô la mỗi tháng," Herndon nói. "Thỉnh thoảng tay lái xe lại biến mất cùng chiếc xe của tôi mấy ngày liền. 'Tôi vừa đi săn về, anh ta thường nói thế mỗi khi quay về Sài Gòn. Sau đó anh ta lại biếu vợ chồng tôi một cái đùi nai hoặc một miếng thịt lợn rừng. Có thể là tôi cũng chợt nghĩ hay là anh ta là một giao liên, chuyên cung cấp thuốc kháng sinh và các nhu yếu phẩm khác ra ngoài cho Việt Cộng. Vợ tôi, một người lai Á-Âu, cũng nghi ngờ Phạm Xuân Ẩn. Dường như anh ta xuất hiện tại quá nhiều nơi cùng một lúc và quá chú ý quan sát những gì đang diễn ra. Tất nhiên, phe bên chúng tôi cũng do thám chúng tôi nữa. CIA cử một điệp viên tên là Don Larrimore theo dõi các nhân viên của chúng tôi. Một lần tôi bắt gặp anh ta đang lục lọi sổ ghi số điện thoại trong căn hộ của tôi. Vì thế chúng tôi nghi ngờ tất cả mọi người, trong đó có Phạm Xuân Ẩn."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #68 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:17:08 am »

   
        Đã từ lâu tôi băn khoăn tại sao Phạm Xuân Ẩn lại được gọi về vùng nông thôn. Tại sao phải bắt ông vượt qua phòng tuyến của kẻ thù và trình diện tại Củ Chi, một khu vực chiến sự giao tranh ác liệt phía Tây Bắc Sài Gòn? Nhiều lần ông mắc kẹt giữa hai làn đạn, và có lần ông phải mất cả đêm ẩn náu dưới một con mương. "Phạm Xuân Ẩn được triệu tập về Củ Chi cũng giống hệt như cách chúng ta triệu tập cơ sở của mình về Sài Gòn," đó là lời của Frank Snepp, cựu chuyên gia phân tích và thẩm vấn của CIA, người hiện đang là một nhà sản xuất truyền hình tại Los Angeles. "Trong nghề này người ta phải làm như vậy. Ta phải gọi người của mình về để chất vấn. Đó là một cách để kiểm soát anh ta. Ta muốn bảo đảm rằng anh ta chưa quay lưng lại. Ta giám sát anh ta. Ta thấy là liệu anh ta còn đứng cùng phe với mình nữa hay không. Công việc này rất nguy hiểm, nhưng đó là điều phải làm."

        Phạm Xuân Ẩn kể rằng lần cuối cùng ông tới địa đạo Củ Chi là vào năm 1966. Sau này, với việc Sư đoàn 25 bộ binh trấn giữ tại đây, mọi việc trở nên quá nguy hiểm. Họ đã vặt trụi cả khu rừng bằng thuốc diệt có và san bằng cây cối bằng máy ủi. "Trước năm 1966, tôi rất hay ra ngoài đó," ông nói. "Sau này, chúng tôi dựa vào các giao liên."

        Tôi hỏi ông tại sao ông lại cần gặp các sĩ quan chỉ huy của mình trong rừng. "Khi đó tôi tin rằng tôi biết rõ hơn họ những gì đang diễn ra," ông cho tôi biết. "Họ biết cách chiến đấu, nhưng tất cả chỉ có thể thôi. Nên những mệnh lệnh của họ không có nhiều ý nghĩa đối với tôi cho lắm. Nhiều khi họ cần có tôi phân tích cùng với họ. Vì thế tôi giúp họ."

        Với việc Reuters đang cạn dần đi với tư cách là một nguồn tin tức, Phạm Xuân Ẩn không chỉ biến mất khỏi văn phòng mà còn làm tự do cho các nhà báo khác. Thậm chí cả khi có mặt ở văn phòng ông cũng bị xao nhãng bởi những vị khách. "Một xâu những phóng viên lũ lượt thành hàng kéo tới cửa của chúng tôi để khai thác trí thông minh của Phạm Xuân Ẩn," Turner nói. Đoàn người này bao gồm cả những phóng viên như David Halberstam của tờ New York Times, điều này còn có thể được thể tất, vì tờ báo của ông ta là một khách hàng của Reuters. Nhưng tình hình trở nên nguy hiểm hơn khi Phạm Xuân Ẩn dành thời gian tán chuyện với các đối thủ cạnh tranh của Reuters. "Ẩn là kho khổng lồ những thông tin có tính tế vi, mà phần lớn trong số này hầu như không có ích lợi gì cho lắm đối với Reuters, nhưng sẽ lại là rất tuyệt vời cho những bài sâu sắc trên các tờ báo như Herald Tribune và Christian Science Monitor." Như sau này Turner nhận ra, đây chính là nơi những ý tưởng của Phạm Xuân Ẩn đang xuất hiện.

        Turner và Phạm Xuân Ẩn đạt đến điểm đổ vỡ trong mối quan hệ của họ khi Turner phát hiện ra rằng Phạm Xuân Ẩn, người đã văng mặt khỏi văn phòng mấy ngày liền, đang giúp đỡ một cộng tác viên cho tạp chí Newsweek tên là Beverly Ann Deepe viết một trong những bài về tình hình chung mà Deepe hy vọng sẽ đưa mình trở thành một nhà báo thực sự. Cuối cùng Phạm Xuân Ẩn làm việc cho Deepe với tư cách là người đi nhặt tin cho cô trước khi chuyển sang vị trí nhân viên chính thức tại tạp chí Time. Deepe là một trong những déesse của ông, những nữ thần hộ mệnh dù vô tình hay cố ý đã che chở cho ông khi ông thực hiện công việc thực sự của mình là một điệp viên.

        Khi biết những gì Phạm Xuân Ẩn đang làm, Turner nổi đóa lên. "Thế này thì không được rồi," ông ta gầm lên. "Tôi rất tiếc. Nếu anh đang làm việc cho người khác, thì anh không thể làm việc cho Reuters được." Thực ra cũng không sao khi làm việc cho cộng sản, nhưng cho Newsweek thì không. Một đằng là kẻ thù. Đằng kia là đối thủ cạnh tranh.

        So với lượng tin tức ít ỏi trong phạm vi hoạt động của Reuters, Time là cả một mỏ vàng cho Phạm Xuân Ẩn  và cộng sản. "Họ có rất nhiều nguồn tin từ bên trong," Turner nói. "Họ viết những phóng sự dài, dẫn tên nguồn tin. Ẩn sẽ có lượng thông tin có chiều sâu không thể nào tin nổi chỉ cần đọc những phóng sự này. Họ có đầy những tin tức từ các nhà báo ở vùng nông thôn, những cuộc phỏng vấn với các nhà sư và các nhân vật chống đối khác, các cuộc đối thoại với những quân chức chính phủ cấp cao. Có lẽ họ cung cấp cái nhìn tổng quan rõ ràng nhất mà ta có thể nắm được về tình hình tại Việt Nam. Đó là những hồ sơ tốt nhất ở đất nước này. Chúng có giá trị không thể tưởng tượng được."

        "Tôi vẫn luôn cho rằng CIA đang đọc những bài vở gửi đi của Time và đánh giá cao chất lượng tin bài của họ," Turner nói, về sau Turner cũng làm phóng viên tự do cho Time. "Nhiều lúc tôi tự hỏi không biết có phải CIA mới là độc giả thực sự những phóng sự này không nữa. Ý tôi là ở New York hình như chẳng có ai đọc chúng cả. Các phóng viên thường trú tại địa bàn thường gửi về những bài viết dài đến 15.000 từ, những bài viết này được cắt gọt lại thành một bài báo dài 750 từ với nội dung ngược lại hoàn toàn những gì được phản ánh từ địa bàn. Tôi có cảm giác là CIA là độc giả duy nhất có thể đánh giá cao giá trị của những gì Time đang truyền về qua đường điện tín của mình. Tôi luôn cho rằng CIA có một thỏa thuận ngầm với Time. Đó là lý do tại sao người ta phải liều mạng lùng kiếm những thông tin tốt để rồi sau đó bị xếp xớ"

        Khi tôi hỏi Turner là có bao giờ ông ta tiến hành một cuộc kiểm tra an ninh đối với Phạm Xuân Ẩn hoặc đề cập những mối nghi ngờ của mình với các nhân viên tình báo hay không, thì Turner thừa nhận: "Dường như không một ai có thể tin rằng Phạm Xuân Ẩn là một mối đe dọa an ninh, và tôi sẽ không đời nào đề cập chuyện đó với tình báo Anh hay tình báo Mỹ. Tôi sợ là họ sẽ co vòi lại và không nói chuyện với tôi nữa." Bản thân Turner cũng đã là một nhân vật bị đặt ra ngoài lề ở Sài Gòn. "Họ cho rằng tôi đại diện cho một cơ quan tình báo Anh, và tôi không được đối xử tử tế như khi tôi làm việc cho báo chí Mỹ." Để lo giữ trong sạch cho chính mình, Turner kiềm chế những mối nghi ngờ đó. Chính người có khả năng lột trần vỏ bọc của Phạm Xuân Ẩn lại cố hết sức để giữ nguyên không bóc nó ra.

        "Ẩn phải tự trách mình thôi," Turner nói về việc Phạm Xuân Ẩn rời khỏi Reuters. "Anh ta rèn luyện cho tôi cách làm thế nào để đọc được suy nghĩ của người Việt Nam. 'Đừng có tin những gì họ nói với anh. Lúc nào cũng có một sự thật khác nằm dưới những gì tưởng chừng như hiển nhiên.' Như chúng tôi thường nói khi ở Việt Nam, nếu anh nghĩ anh biết chuyện gì đang diễn ra, tức là anh không hiểu gì hết. Anh càng biết nhiều, mọi chuyện càng trở nên phức tạp. Ẩn cho tôi một sự giáo dục tốt về cách hiểu người Việt Nam. Sau đó tôi áp dụng nó với chính anh ta."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #69 vào lúc: 01 Tháng Hai, 2020, 05:19:32 am »

 
NHỮNG NGUỒN TIN ĐÁNG TIN CẬY

        Khi rời khỏi Reuters năm 1964, Phạm Xuân Ẩn thất nghiệp nhưng không thiếu việc làm. Sự hiện diện của Mỹ tại Việt Nam đang tăng lên. Từ 17.000 "cố vấn", nước Mỹ đang chuẩn bị đưa tới đây nửa triệu lính chiến đấu. Trong đống hành lý cho sự tăng cường này có cơ man nào những phóng viên (con số ghi nhận đến năm 1966 là hơn 500 người, tất cả đều cần phiên dịch và phóng viên bản địa). Như bạn của Phạm Xuân Ẩn là Frances "Frankie" FitzGerald nhận xét: "Đội quân báo chí bao gồm những biên tập viên tên tuổi đến từ New York, cho đến các phóng viên tập tọng của những tờ báo tỉnh lẻ, dân tốt nghiệp Ivy League1’, phóng viên hình sự với những kho từ vựng hai âm tiết, những phóng viên ảnh trẻ măng đầu óc như phê thuốc, cựu chiến binh chiến tranh Triều Tiên và Chiến tranh thế giới thứ hai - thực tế là đủ mọi hạng người, chỉ trừ loại người kiên quyết phản đối chiến tranh."

        Phạm Xuân Ẩn làm phóng viên tự do cho cánh phóng viên Mỹ tạp nham này, hai khách hàng chính của ông là Robert Shaplen, phóng viên thường trú kỳ cựu tại châu Á cho tờ The New Yorker, và Beverly Ann Deepe, một phóng viên 27 tuổi, mặt non choẹt với những lọn tóc cắt ngang trán và kiểu đầu tổ ong cũng đang làm tự do cho tạp chí Newsweek, tờ International Herald Tribune, và tờ Christian Science Monitor. Deepe trở thành déesse của ông, còn Shaplen là một trong những nguồn tin tốt nhất.

        "Tóc đen, dịu dàng và không có vẻ gì là hấp dẫn," Deepe là những gì mà cựu phóng viên thường trú của tờ Washington Post William Prochnau gọi là một hình mẫu hoàn hảo của "thế giới cô gái chân chất nhà bên của thập kỷ 1950 đang lụi tàn." Deepe dấn thân vào sự nghiệp này khi cô viết rằng một nữ phóng viên đang tham gia cuộc chiến nên là một "biểu tượng sống của người mẹ, người tình, và thế giới thanh bình ở hậu phương". Deepe lớn lên tại một trang trại ở bang Nebraska. Cô học chuyên ngành báo chí và chính trị học tại Đại học Nebraska, tốt nghiệp năm 1957, sau đó lấy bằng thạc sĩ tại Trường Báo chí Columbia. Cô đến Nga và Trung Á theo một chương trình trao đổi sinh viên. Say mê du lịch, cô dành dụm tiền khi còn làm việc với tư cách một người thăm dò ý kiến chính trị trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ năm 1960 và sau đó hạ trại tại Việt Nam năm 1962. Ban đầu chỉ định ở lại trong hai tuần, cuối cùng cô đã ở lại đến bảy năm và trở thành một trong những phóng viên phương Tây đưa tin về cuộc chiến lâu nhất.

        Phạm Xuân Ẩn cảm thấy chịu ơn Beverly Deepe, Laura Palmer, và những nữ phóng viên thường trú khác, những người đã uốn nắn cho ông về những phép xã giao của báo chí Mỹ. Họ dạy ông cách làm nổi bật những câu chủ đạo. Họ chỉ cho ông cách làm thế nào để trở nên khách quan (vị thần vĩ đại của nghề báo Mỹ). Họ giúp ông biết chuyển từ viết những mẩu văn ngắt quãng giật cục kiểu điện tín sang chấp bút cho những bài trình bày quan điểm và xã luận dài hơn. Vô hình trung, Beverly Deepe phục vụ cả những mục đích khác cho Phạm Xuân Ẩn. Cô đi lại rất nhiều nơi trong nước và được chào đón niềm nở bởi cánh lính tráng, những người thích được tỏ ra ga lăng với một nữ phóng viên. Deepe cần Phạm Xuân Ẩn làm phiên dịch; còn ông cần cô để có thể tiếp cận việc tiến hành phóng sự điều tra tại thực địa của mình.

        Deepe có xu hướng phản ánh về những hoạt động của Mỹ tại Việt Nam với sự hăng hái rất ngây thơ. Cô khiến các đồng nghiệp của mình gợi nhớ đến Alden Pyle, người Mỹ "trầm lặng" đã coi Việt Nam như một bài học giáo dục công dân về "những vấn đề của tự do". Những nhận xét mang tính chỉ trích ít ỏi mà cô trình bày về hoạt động của Mỹ tại Việt Nam cũng là nhằm mục đích cải thiện chiến lược của Mỹ, hay nói cách khác, để "chiến thắng" trong cuộc chiến này. Deepe là người can đảm và táo bạo, nhưng cô chưa bao giờ động chạm gì đến việc đối mặt với những câu hỏi lớn mà bảy năm trong một vùng chiến sự lẽ ra đã có thể gợi lên ở một bộ óc tò mò hơn. Phóng sự của cô về trận Khe Sanh mang lại cho cô một để cử giải thưởng Pulitzer. Đến cuối nhiệm kỳ phục vụ dài đằng đẵng của mình, Deepe đã kiếm được một ông chồng quân nhân, đại tá Charles "Chuck2" Keever, người điều hành trung tâm báo chí tại Đà Nẵng, và tích được 29 tập thư từ cùng bài vở, những thứ hiện đang được lưu trữ trong văn phòng của cô tại Đại học Havvaii-Manoa, nơi cô dạy môn báo chí.

---------------------
        1. Nhóm tám trường đại học có uy tín về mặt học thuật và xã hội ở miền Đông nước Mỹ: Harvard, Brown, Cornell, Yale, Princeton, Đại học tư Pennsylvania, Dartmouth [College] và Columbia.

        2. Chuck: Một cách gọi suồng sã, thân mật.

Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM