Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 19 Tháng Ba, 2024, 02:45:50 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Điệp viên Z.21 Kẻ thù tuyệt vời của nước Mỹ  (Đọc 13614 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #20 vào lúc: 22 Tháng Giêng, 2020, 09:53:31 pm »


        "Vào thời điểm đó, chúng tôi biết chắc rằng những người lãnh đạo Đảng Cộng sản sẽ sẵn sàng hy sinh tính mạng của mình vì đất nước. Đa số họ đều được học hành, như Chủ tịch Hồ Chí Minh và bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, người lấy vợ Pháp. Ngay các giáo viên tiểu học của tôi cũng tham gia hàng ngũ của những người cộng sản. Đó là tổ chức tốt nhất. Tất cả những lực lượng khác đều tuyên bố là họ đang chống Pháp, nhưng khi người Pháp quay lại, họ liền thôi đấu tranh, như đảng Đại Việt, do người Nhật dựng lên để phục vụ cho mình. Sau chiến tranh, đảng Đại Việt đi với người Pháp hoặc người Mỹ và bí mật làm việc cho CIA. Một số người trong đó cố gắng tham gia cùng những người cộng sản nhưng bị tẩy chay, điều này thì tôi thấy là không đúng. Thật không hay chút nào nếu anh trở nên nghi kỵ tất cả mọi người. Trong trường hợp đó, anh đã tự đầu độc chính mình."

        "Những người cộng sản đã phạm nhiều sai lầm," Phạm Xuân Ẩn thừa nhận. "Tôi không thích kiểu chủ nghĩa cộng sản của Stalin và Mao. Họ tự tạo ra mô hình chủ nghĩa cộng sản của riêng mình. Họ truyền bá những học thuyết của mình vì lợi ích riêng.

        "Ông có nhớ điều gì đã xảy ra với con trai của Đặng Tiểu Bình, bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc không?" Phạm Xuân Ẩn hỏi. "Hồng vệ binh đã ném anh ta ra khỏi cửa sổ làm xương anh ta gãy hết. Bây giờ anh ta bị liệt từ thắt lưng trở xuống. Marx đâu có dạy họ phải làm như thế. Tôi cũng không nghĩ vậy."

        Mỗi khi Phạm Xuân Ấn và tôi nói về lòng trung thành của ông với Đảng, ông thường tỏ ra ngưỡng mộ những bậc tiền bối cao cả của chủ nghĩa cộng sản. "Chủ nghĩa cộng sản dạy chúng ta phải thương yêu nhau, giống như Jesus Christ dạy những con chiên của mình. Tôi cho rằng ông ấy cũng là một dạng như Karl Marx."

        "Chúng tôi đấu tranh trước hết vì độc lập và thông nhất của Việt Nam," Phạm Xuân Ẩn nói. "Đó là những gì mà đa số người Việt Nam mong muốn."

        Khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc vào mùa thu năm 1945, Việt Nam chìm đắm trong tâm trạng ngây ngất ngắn ngủi của sự kiện Cách mạng tháng Tám. Tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố nền độc lập và thống nhất của Việt Nam, có trích dẫn Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ, trước sự cổ vũ của đông đảo một triệu người dân. Hồ Chí Minh lãnh đạo nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đó được ít ngày thì quân Tưởng tràn vào từ phía Bắc và người Anh đổ quân ở miền Nam. Anh tái vũ trang cho Pháp, để lực lượng này tấn công những trụ sở chính phủ ở Sài Gòn và nhanh tay hơn trong việc tách Nam Kỳ khỏi phần còn lại của Việt Nam. Tháng 11 năm 1946, hải quân Pháp bắn phá Hải Phòng, giết hại 6.000   dân thường Việt Nam. Người Pháp giành lại quyền kiểm soát Hà Nội và buộc chính phủ của Chủ tịch Hồ Chí Minh phải rút về vùng nông thôn. Phải mất cả một thập kỷ nữa trước khi ông quay lại nắm quyền ở miền Bắc và thêm 30 năm nữa những lực lượng cách mạng của Hồ Chí Minh mới giành lại quyền kiểm soát miền Nam.

        "Chúng tôi vô cùng thất vọng với người Anh," Phạm Xuân Ẩn nói. "Chúng tôi thậm chí còn thất vọng hơn khi người Pháp quay lại nắm quyền. Sau Cách mạng tháng Tám, hầu như tất cả các học sinh trung học và sinh viên đại học đều tham gia đấu tranh. Ngay cả con cái của các địa chủ và métis (người lai) Pháp cũng tham gia, giống như người bạn tôi có bố là một thầy giáo vật lý. Ông ấy là một người Việt Nam đã tốt nghiệp đại học tại Pháp. Vợ ông là người Pháp. Con trai họ, người mang một nửa dòng máu Việt Nam, nửa dòng máu Pháp, cũng tham gia cách mạng."

        Phạm Xuân Ẩn kể cho tôi nghe câu chuyên khác về một métis tham gia cuộc đấu tranh chống Pháp. Cha người này là thiếu tá trong quân đội viễn chinh Pháp. Mẹ anh ta là người Việt Nam. Anh ta, trông giống người Pháp hơn là người Việt Nam, cố tìm cách đánh lừa kẻ thù bằng cách mặc bộ quân phục Pháp và chỉ huy một cuộc tấn công vào thành phố Mỹ Tho ở miền Nam. Anh ta bị bắt và đối mặt với án tử hình.

        "Tôi vừa bắt được con trai em," viên thiếu tá Pháp nói với người vợ Việt Nam của mình. "Em muốn tôi thả nó hay đưa nó ra tòa án binh?"

        "Em muốn anh cứu mạng nó," bà nói.

        "Tôi sẽ mất việc. Tôi sẽ bị đuổi khỏi quân đội."

        "Vâng, nhưng em rất yêu nó, và nó yêu tổ quốc của mình. Nó là một người yêu nước."

        Ngay sau đó, Phạm Xuân Ẩn bắt đầu viết lại đoạn đối thoại.

        "Nó yêu hai tổ quốc. Tổ quốc của mẹ nó, và tổ quốc của cha nó."

        Cuối cùng, viên thiếu tá thả con trai mình ra, Phạm Xuân Ấn nói. "Ông ta mất chức và quay trở về Pháp. Con trai ông ta được tập kết ra miền Bắc và ở đó cho đến năm 1975 mới quay trở lại miền Nam.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #21 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:54:21 am »


        Tháng 9 năm 1945, Phạm Xuân Ẩn tham gia một "khóa học cấp tốc" về quân sự do những người cộng sản huấn luyện gần Rạch Giá. Cho một trăm tân binh mà chỉ có năm mươi khẩu súng, kể cả những khẩu súng hỏa mai còn sót lại từ thời Chiến tranh thế giới thứ nhất. Các học viên phải nhặt lại vỏ đạn cũ để làm đạn mới. Mặc dù có dính dáng đến chiến đấu đầu tiên chống Nhật và sau đó là chống Pháp, nhưng Phạm Xuân Ẩn coi trải nghiệm này chẳng qua cũng chỉ là trò chạy việc vặt. Nhưng một website của chính phủ, khi liệt kê lại những hoạt động của ông trên cương vị một Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, đã miêu tả Phạm Xuân Ẩn như là một "chiến sĩ bảo vệ tổ quốc đã tham gia tất cả các trận đánh ở khu vực miền Tây của miền Nam", và phải mãi đến tháng Ba năm sau - tức là sáu tháng sau khi tham gia khóa huấn luyện cấp tốc đó - Phạm Xuân Ẩn  mới trải qua cái mà ông gọi là baptême de feu (thử lửa lần đầu) của mình.

        "Khóa huấn luyện này dành riêng cho giai cấp nông dân và con cái của những công nhân," Phạm Xuân Ẩn nói. "Tôi được coi là một trí thức. Ba tôi là một fonctionnaire, một cadre supérieur, như thế bị coi là một phần tử thân Pháp."

        Những người cộng sản cũng nghi ngờ về việc Phạm Xuân Ấn sở hữu đất. Do không tin con trai mình sẽ tiến xa trong con đường học hành, cha của Phạm

        Xuân Ẩn đã mua cho ông một vùng đất gần rừng U Minh . Thỉnh thoảng Phạm Xuân Ẩn lại về thăm đất của mình, nơi ông được chứng kiến tận mắt những khổ cực của người nông dân vùng nông thôn. Những chuyến đi đó tạo cho Phạm Xuân Ấn một cái cớ rất tốt để đi tới những vùng heo hút và cũng mang lại cho ông một nguồn thu nhập - điều trớ trêu là hầu hết trong số này lại đến từ người Mỹ.

        "Ba tôi nói rằng cách duy nhất để giúp tôi là biến tôi trở thành một địa chủ. Vì thế năm 1941 hay 1942 gì đó, ổng mua cho tôi 70 héc ta đất ở Rạch Giá, cộng thêm 30 héc ta đất nhượng địa. Đây là vùng đất chuyên trồng lúa, những cánh đồng lúa rất phì nhiêu. Đáng tiếc là chúng tôi không có cơ hội khai thác mảnh đất vì cách mạng nổ ra năm 1945."

        Đất của Phạm Xuân Ấn gần rừng U Minh về sau trở thành một khu vực đổ bộ của quân đội Mỹ, mỗi khi họ cần đổ quân vào khu vực này bằng máy bay trực thăng. Khi ông trở thành phóng viên đi cùng các binh lính trong những cuộc càn quét vào trong rừng, Phạm Xuân Ẩn cũng đã hạ cánh xuống đây vài lần.

        "Cuối cùng, ông biết ai thanh toán tiền đất cho tôi không?" ông hỏi. "Chính chú Sam. Năm 1970, chính phủ Việt Nam Cộng hòa bắt đầu cải cách đất đai. Họ muốn xóa bỏ tầng lớp địa chủ. Họ muốn chứng tỏ cho mọi người thấy rằng họ có thể làm tốt hơn những người cộng sản. Người Mỹ thanh toán tiền cho chương trình này. Họ trả cho tôi một khoản thanh toán một cục cho 40% giá trị mảnh đất, và mỗi năm sau đó họ lại trả tôi thêm một khoản. Lẽ ra tôi sẽ nhận khoản thanh toán cuối cùng vào năm 1975, nhưng tôi không có cơ hội nhận nó vì những người cộng sản lên nắm quyền."

        Những người huấn luyện cho Phạm Xuân Ẩn ở Rạch Giá là các chiến sĩ du kích từ miền Bắc Việt Nam đã từng bị Pháp giam cầm ở Côn Đảo. "Hệ thống của người Pháp để cai trị Việt Nam rất đơn giản," Phạm Xuân Ẩn nói. "Họ xây một cái dinh lớn cho viên thống sứ tỉnh và bên cạnh đó họ xây một nhà tù, rồi bên cạnh đó là một tòa án. Họ bắt anh, đưa anh ra tòa, cho anh một bản ấn, rồi tống anh vào ngục, nơi viên thông sứ và tay chân có thể canh chừng anh. Tất cả đều rất lôgic."

        "Ngoài nhà tù chính ở mỗi tỉnh, còn có rất nhiều trại tập trung và nhà tù rải rác khắp Đông Dương. Để trở thành lãnh đạo, anh nên trải qua một quãng thời gian trong những nhà tù đó. Những người này đều bị bắt giam vì họ là người yêu nước." Khi Phạm Xuân Ẩn sử dụng từ captured (bắt giam), đó là một trong những trường hợp hiếm hoi ông sử dụng một từ ngữ cách mạng cho cái từ tương đương ở phương Tây, trong trường hợp này, là arrested (bắt giữ). Người phóng viên ngày nào của Time vẫn luôn thận trọng trong việc lựa chọn những từ ngữ mang hàm ý chính trị.

        "Những người cộng sản tiến hành công tác tuyên truyền trong tù đều được huấn luyện kỹ càng. Họ biết cách làm thế nào dể tuyển mộ thành viên từ các đảng phái theo đường lối dân tộc khác, như Việt Nam Quốc dân đảng, Hòa Hảo, Cao Đài. Những người này cũng đều là người yêu nước, nhưng họ rất mơ hồ về nhận thức. Họ không hề có hệ tư tưởng. Những người cộng sản là những nhà lý luận. Điều này vô cùng quan trọng. Họ có cả hệ thống để huy động tối đa những tình cảm dân tộc chủ nghĩa của mình, một kế hoạch hành động. Khi anh đã 'tốt nghiệp' khỏi nhà tù, đó là bước đầu tiên để thăng tiến."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #22 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:55:18 am »


        Trước đó tôi đã đề nghị ông kể cho tôi nghe câu chuyện này, nhưng chỉ có đúng một lần Phạm Xuân Ẩn  để lộ ra rằng ông đã trực tiếp tham gia ít nhất một trận đánh trên cương vị một trung đội trưởng Việt Minh. "Một hôm tôi được phân công nhiệm vụ tấn công quân Pháp. Tôi dẫn trung đội của mình ra cánh đồng. Chúng tôi tiến hành mai phục dọc bên đường. Hồi đó đang là mùa khô, tháng 4 năm 1946. Quân Pháp đã ký thỏa thuận không di chuyển qua khu vực đó, do lực lượng của chúng tôi kiểm soát. Họ đang phá vỡ thỏa thuận.

        "Trung đội của tôi có 30 người. Chúng tôi được trang bị súng trường, lựu đạn và súng ngắn. Chúng tôi có cả những khẩu súng bắn đạn ghém của Pháp, mà họ gọi là 'Flaubert', vốn là súng trường bắn chim dành cho trẻ em bắn bồ câu, và một số khẩu súng săn hai nòng. Quân Pháp hành quân dọc theo hai con đường chạy dài bên kênh. Có hai thê đội lính di chuyển về phía chúng tôi, ở giữa chúng là một chiếc xuồng, với những khẩu súng máy sẵn sàng quét qua hai bên dòng kênh.

        "Chúng tôi đã vào vị trí trên một cây cầu bắc qua kênh. Tôi ra lệnh cho trung đội của mình nổ súng vào quân Pháp, nhưng chúng tôi ở cách quá xa không thể bắn trúng bất kỳ ai hoặc để biết xem có ai bị trúng đạn không nữa. Quân Pháp kêu gọi không quân yểm trợ. Khi máy bay đến, tôi ra lệnh cho trung đội rút lui. Đó là baptême de feu của tôi," Phạm Xuân Ẩn nói, ông dùng cụm từ tiếng Pháp để diễn tả cuộc thử lửa đầu tiên của mìnhll). "Tôi không bao giờ bắn thêm một phát súng nào trong suốt cả cuộc chiến tranh."

        Lần baptême de feu thực sự của Phạm Xuân Ẩn diễn ra năm 1947, khi ông nhận ra rằng ngay cả những người mà mình yêu quý cũng hy sinh cho cuộc cách mạng. Đến giữa năm 1946, ông đã rời khỏi vùng nông thôn và quay lại Cần Thơ. Một hôm ông đang đi bộ trên phố thì tình cờ gặp lại người thầy giáo tiếng Pháp yêu quý của mình, Trương Vĩnh Khánh, người đã được quân Nhật bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường Lycée de Cần Thơ và vừa trở thành bộ trưởng giáo dục của chính phủ Nam Kỳ mới được tạo ra. Bất ngờ và sung sướng khi gặp lại cậu học trò cũ của mình, ông Khánh hỏi Phạm Xuân Ẩn đang làm gì.

        "Em vừa mới ở dưới quê lên, từ khoảnh đất của em," Phạm Xuân Ẩn kể cho thầy giáo của mình. "Quân Pháp đã quay lại, và hầu hết những người cách mạng đều đã lánh đi. Nên em đang tìm kiếm một công việc. Có thể em sẽ lên Sài Gòn hoặc vào trường quân sự ở Vũng Tàu."

        Khi Phạm Xuân Ấn kể cho tôi nghe về lần gặp gỡ này, tôi nhận ra rằng khi ấy ông đang khoác tấm áo ngụy trang của một điệp viên. Ông đang giả vờ làm một  địa chủ lo lắng đến việc bảo vệ tài sản của mình khỏi tay Việt Minh. Sau đó ông lấp lửng đề cập đến ý tưởng đăng ký vào học tại trường huấn luyện sĩ quân mới thành lập của quân đội thuộc địa Việt-Pháp.

        "Ẩn, đừng có khùng như thế," ông Khánh bảo Ẩn. "Làm lính dễ chết lắm. Hãy ở lại Cần Thơ này, và lần sau quay lại, tôi sẽ đưa trò về Sài Gòn rồi cho trò học bổng đi Pháp học nốt trung học. Khi lớn lên trò sẽ có thể học hành tử tế. Bây giờ trò còn điên rồ quá."

        Phạm Xuân Ấn cười khoái trá, khi nhớ lại người thầy giáo cũ và sự điên rồ trước kia của mình. Học bổng đi Pháp không bao giờ trở thành hiện thực. Cơ hội đó biến mất khi Trương Vĩnh Khánh bị bắn nhầm trong một cuộc phục kích bên đường.

        "Năm 1947, ngay giữa ban ngày, bên ngoài Mỹ Tho, một đoàn xe của các quân chức chính phủ đã bị phục kích," Phạm Xuân Ẩn nói. Hành động táo bạo này là cuộc tẩn công chủ chốt đầu tiên dưới sự tổ chức của Trần Văn Trà, người chỉ huy quân sự trẻ tuổi sau này lãnh đạo cuộc tấn công vào Sài Gòn trong Tổng tấn công Tết Mậu Thân 1968. Đến năm 1975, Trần Văn Trà trở thành phó tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh, trận đánh cuối cùng trong chiến tranh Việt Nam.

        Thật khó có thể hình dung nổi nỗi đau mà Phạm Xuân Ấn đã phải trải qua khi ông biết tin những người cộng sản đã bắn nhầm người thầy giáo dạy tiếng Pháp của mình. Khoảnh khắc đó bộc lộ một cách trần trụi đến phũ phàng bi kịch của chiến tranh. Phạm Xuân Ấn bị mắc kẹt giữa một cuộc chiến, một diễn viên đã lựa chọn phe của mình. Ông biết rằng nhiều người, gồm cả bạn bè và người thân trong gia đình, sẽ chết trong cuộc xung đột này. Ông không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục. "Đây không phải là vấn đề lẽ phải hay công lý," một sĩ quân Pháp đã nói với tay nhà báo người Anh là nhân vật chính trong Người Mỹ trầm lặng. "Tất cả chúng ta đều bùng nhùng trong một khoảnh khắc của cảm xúc và rồi chúng ta không thể thoát ra được nữa."

--------------
        1. Baptême de feu nghĩa đen là 'rửa tội bằng lửa đạn', nghĩa bóng là "lần thử lửa đầu tiên'.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #23 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:56:12 am »


CÔNG VIỆC CỦA MỘT ĐIỆP VIÊN

        Khi Pháp giành lại quyền kiểm soát Việt Nam năm 1945, cha của Phạm Xuân Ẩn, ông Phạm Xuân Viễn, sợ không dám quay lại vị trí của mình ở Rạch Giá. Ông lánh nạn ở Cần Thơ trong một năm, cho đến khi ông nghĩ đã an toàn để có thể khôi phục chức vụ cũ của mình. Ông đã khuyến khích các kỹ sư trắc địa và toàn bộ nhân viên của mình tham gia Việt Minh, họ đã chiến đấu chống Nhật, Anh, và giờ là Pháp. Chính quyền thuộc địa nghi ngờ lòng trung thành của Phạm Xuân Viễn, vì ông đã từ chối đề nghị được trao quốc tịch Pháp năm 1942. Đến năm 1947 họ bắt đầu sử dụng những biện pháp nặng tay hơn.

        "Ba tôi gặp rất nhiều rắc rối với bên an ninh Pháp ở Rạch Giá," Phạm Xuân Ẩn nói. "Chúng kêu ổng lên thẩm vấn, ngày này qua ngày khác, đêm này qua đêm khác. Tất cả những người làm việc cho ổng đều đã rời bỏ khu vực của người Pháp và tham gia cách mạng. Chúng quy lỗi cho ổng. Ông bị người Pháp đe dọa. Ông cảm thấy sợ hãi. Ông mất cả ngủ. Đó là lý do tại sao ổng bị lao phổi." Đến năm 1947, sức khỏe của ông Viễn đã trở nên nguy kịch đến nỗi ông phải vào khoa lao phổi bệnh viện Chợ Rẩy ở Sài Gòn.

        "Đó là năm lẽ ra tôi phải quay vô bưng để tham gia cách mạng," Phạm Xuân Ẩn nói. "Tôi về nhà thăm ba tôi trước khi lên đường nhận nhiệm vụ. Má tôi cho tôi biết ổng đã bị bên an ninh đánh đập. 'Ổng đang ốm lắm. Con nên vô thăm ổng, trước khi con vô bưng/ má tôi nói."

        Khi Phạm Xuân Ẩn tới Sài Gòn, cha ông yêu cầu ông ở lại chăm sóc mình. Phạm Xuân Ẩn ngoan ngoãn nghe lời. Ông Viễn bị cắt một lá phổi phải nằm ở bệnh viện Chợ Rẫy suốt hai năm trời. Có lẽ chính trong thời gian ở khoa lao phổi mà những mô tế bào phổi của Phạm Xuân Ẩn bị tổn thương vì chính ông cũng mắc phải căn bệnh này. "Tôi bị lây một chút grisaille (xám đen) từ ba tôi, vì bị vi trùng lao xâm nhập. Đó là lý do tại sao tôi được hoãn đi quân dịch, cho đến khi họ chắc chắn là tôi đã khỏi bệnh."

        Phạm Xuân Ẩn sử dụng quãng thời gian của mình ở Sài Gòn để đọc sách và học tiếng Anh. Khi Cơ quân Thông tin Hoa Kỳ mở một văn phòng ở đại lộ Catinat gần Grand Hotel, Phạm Xuân Ấn đăng ký khóa học tiếng Anh đầu tiên. Năm 1949, ông cố một lần nữa để học nốt trung học. Nhờ sự can thiệp của thầy giáo dạy toán cũ của mình, người được bổ nhiệm làm hiệu trưởng trường College de Mỹ Tho, Phạm Xuân Ẩn được phép quay trở lại trường. Nằm tại một thành phố buôn bán hiền hòa cách Sài Gòn 70 kilômét về phía Tây Nam, Mỹ Tho là trường lycée thứ hai của vùng châu thổ dành cho các học sinh chuẩn bị thi tú tài.

        Thay vì học nốt trung học, Phạm Xuân Ẩn tham gia tổ chức những cuộc biểu tình và đấu tranh của học sinh. Năm 1950, các trường học ở Nam Kỳ bị đóng cửa khi các học sinh tập trung tham gia hai cuộc biểu tình lớn, một cuộc biểu tình chống Pháp và một cuộc biểu tình chống Mỹ can thiệp. Được biết đến với tên gọi là cuộc biểu tình Trần Văn Ơn, những cuộc biểu tình này

        - vay mượn một trang từ thế hệ của cha Phạm Xuân Ẩn

        - được tổ chức quanh đám tang của Trần Văn Ơn, một học sinh trung học 15 tuổi ở trường lycée Pétrus Ký Sài Gòn bị cảnh sát Pháp giết hại. (Một câu chuyện nói rằng người thanh niên này bị bắn chết trong một cuộc biểu tình trước dinh thống sứ; một câu chuyện khác lại kể rằng anh bị đánh chết bằng dùi cui.)

        Phạm Xuân Ấn quay lại Sài Gòn để tham gia những cuộc biểu tình lớn, diễn ra trong tháng Giêng và tháng Ba năm 1950. Nước Mỹ đã cử hai tàu khu trục đến Việt Nam chở theo quân cụ (khí tài) chiến tranh. Những con tàu này thả neo ở sông Sài Gòn cuối đại lộ Catinat, con phố chính ở Sài Gòn, chạy từ nhà thờ Đức Bà qua khách sạn Continental và dọc theo một lối đi dạo rợp bóng cây tới bến sông. Màn biểu dương sức mạnh quân sự còn gồm cả tàu USS Boxer, một chiếc hàng không mẫu hạm thả neo ngoài khơi, nơi cất cánh của cả một phi đội máy bay chiến đấu. Các phi cơ Mỹ lượn vù vù phía trên những đoàn biểu tình. Mặc dù cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất còn kéo dài bốn năm nữa, nhưng Mỹ đã chuẩn bị tư thế sẵn sàng thế chân Pháp tại Việt Nam.

        "Dường như tất cả Sài Gòn đều tham gia cuộc biểu tình của các học sinh sinh viên, khi đám tang bắt đầu đi từ trường trung học Pétrus Ký tới bệnh viện Chợ Rầy, để lấy thi hài của Trần Văn Ơn đưa ra nghĩa trang,"

        Phạm Xuân Ẩn nói. "Đoàn người tham gia cuộc biểu tình thứ hai trong tháng Ba thậm chí còn hùng hậu hơn. Tất cả các thành phần xã hội đều tham gia, công nhân, viên chức, tiểu thương; mọi người đều đổ ra đường.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #24 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:56:35 am »


        "Chúng tôi biểu tình phản đối thỏa thuận ký giữa Pháp và Mỹ năm 1950. Người Mỹ sẽ chi tiền cho quân đội viễn chinh Pháp với hai điều kiện. Người Pháp phải thành lập một lực lượng vũ trang của người Việt Nam. Phải có một quân đội Việt Nam thực sự, chứ không chỉ là những binh sĩ người Việt chiến đấu dưới sự chỉ huy của người Pháp. Người Pháp cũng phải thành lập một chính phủ Việt Nam thực sự. Không phải kiểu bù nhìn họ vẫn giật dây trước kia, mà là một chính phủ thực sự, với một số quyền lực tự trị của riêng mình.

        "Chính sách của Mỹ về quyền tự quyết, với nội dung là mỗi quốc gia có chủ quyền nên có chính phủ dân chủ của riêng mình, thực ra là một chính sách kiểu Chúa cứu thế mà nước Mỹ muốn áp đặt với phần còn lại của thế giới. Đó là lý do tại sao người Mỹ cố tạo ra một quốc gia là Nam Việt Nam, được tập hợp từ những vùng thuộc địa cũ là Nam Kỳ và Trung Kỳ." Người Mỹ, theo Phạm Xuân Ấn, thích thống trị thế giới thông qua những chính phủ khách hàng độc lập về danh nghĩa nhưng hành động theo ý muốn của Washington. Người Pháp coi hệ thống này là cồng kềnh và lằng nhằng, nếu không muốn nói là nguy hiểm, vì những con rối người Việt Nam thường có xu hướng cắt dây và tự nhảy theo ý mình.

        Khi Pháp cử viên tướng xuất sắc nhất của họ là Jean de Lattre de Tassigny sang để triển khai kế hoạch mới chống lại Việt Minh, Phạm Xuân Ẩn và các bạn học chào đón de Lattre năm 1950 bằng một loạt các cuộc biểu tình trên đường phố. "Tôi là một trong những người tổ chức. Bởi vì tôi biết cách lẩn tránh cảnh sát. Tôi không bị bắt giữ hay bị giết. Tôi đã gặp may. Nhiều người tổ chức khác không được may mắn như vậy."

        Chính trong những cuộc biểu tình Trần Văn Ơn mà Phạm Xuân Ẩn bắt đầu làm việc với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, một bác sĩ y khoa đào tạo tại Pháp và là một đảng viên Đảng Cộng sản, người "phụ trách công tác vận động trí thức và chính trị hóa phong trào học sinh sinh viên" ở Nam Kỳ. Là một chuyên gia về lao phổi, sau này Phạm Ngọc Thạch còn là bác sĩ riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh và bộ trưởng Y tế chính phủ Bắc Việt Nam. (Nguyên nhân gây tử vong số một cho các chiến sĩ cộng sản trong kháng chiến chống Pháp và Mỹ là sốt rét. Về sau bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua đời vì sốt rét năm 1968 khi ông đang ở trong rừng tìm cách chữa căn bệnh này.)

        Phạm Xuân Ẩn đã được giới thiệu với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch qua một người bạn học, Đỗ Ngọc Thạnh, người được biết đến chủ yếu qua bí danh là Ba. "Anh ấy là người lãnh đạo lực lượng sinh viên ở Sài Gòn, trước khi anh ấy bị an ninh Pháp bắt giữ. Chúng tra tấn anh ấy đến chết và ném xác xuống sông Sài Gòn. Tôi vô cùng đau đớn khi bạn mình bị giết." Là một đảng viên Đảng Cộng sản từ năm 17 tuổi, Ba đã bồi dưỡng cho Phạm Xuân Ẩn về hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Anh cũng là một thành viên của Câu lạc bộ Marxist tại Sài Gòn, sinh hoạt tại nhà của nhà giáo người Pháp Georges Boudarel. về sau Boudarel cũng vào bưng gia nhập cùng những người cộng sản, và làm việc cho bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

        "Ba đưa cho tôi tất cả các loại sách do Editions Sociales xuất bản tại Pháp. Cuốn sách đầu tiên tôi đọc là ưéconomie (Kinh tế học). Sau đó tôi đọc về lịch sử Đảng Bolshevik và tư tưởng của Lenin. Tôi không phải là thành viên nhóm đọc về chủ nghĩa cộng sản của họ, nên tôi tự mình đọc tất cả những cuốn sách đó.

        "Khi bạn mình bị bắt giữ, tôi nhận ra tôi đang gặp nguy hiểm. Chị của anh ấy đến báo cho tôi biết là anh ấy đã bị bắt. Tôi đốt tất cả sách vở và tài liệu cách mạng mà anh ấy đã đưa cho tôi. Tôi phải mất cả đêm mới đốt hết."

        Những trang nhật ký do Jack và Bobby Kennedy viết miêu tả chuyến đi của họ tới Đông Dương năm 1951 đưa ra một đánh giá khách quân về cách mạng Việt Nam. John F. Kennedy, khi ấy đang là một dân biểu nhiệm kỳ thứ ba của bang Massachusetts, cùng người em trai 26 tuổi của mình, Robert F. Kennedy, và em gái là Patricia thăm Việt Nam năm 1951 trong một chuyến đi tìm hiểu sự thật, nhằm mục đích làm dày dặn hơn bản lý lịch của JFK khi ông ta chuẩn bị chạy đua vào Thượng viện năm sau đó. Bay tới Sài Gòn ngày 19 tháng 10, họ được chào đón ở sân bay bởi một đội ngũ hùng hậu binh sĩ và xe tăng, một màn phô trương không phải dành cho họ mà là cho de Lattre de Tassigny, người cũng đang thăm Sài Gòn. "Mọi người có vẻ sưng sỉa và hậm hực," Bobby nhận xét trong ghi chép của mình. Vùng nông thôn nằm trong tay quân du kích, chứ không phải người Pháp. "Có thể nghe thấy tiếng súng nổ khi đêm xuống. Cơ man nào là những vụ ám sát."
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #25 vào lúc: 23 Tháng Giêng, 2020, 04:56:56 am »


        Anh em nhà Kennedy nhận thấy ngay lập tức rằng cuộc Chiến tranh Đông Dương của người Pháp lại không phải do người Pháp tiến hành. Tất nhiên là người Pháp đang ném những sĩ quan xuất sắc nhất của mình cùng hàng tỷ franc vào cuộc chiến, nhưng trong số 150.000 binh sĩ thuộc địa ở Đông Dương, chỉ có 15% đến từ nước Pháp chính quốc. Đơn cử như trong số 18.000 binh sĩ thuộc đội quân Lê dương Pháp, có đến 10.000 là các binh sĩ Đức đã tham chiến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Để tránh bị chết đói trong những trại cải tạo được dựng lên sau khi cuộc chiến kết thúc, những người này đã tình nguyện đi đánh nhau ở châu Á. Hỗ trợ cho lực lượng này thêm 150.000 binh sĩ bản địa khác.

        Đến mùa thu năm 1951, Việt Minh đã phát động ba cuộc tấn công chủ chốt vào lực lượng Pháp ở đồng bằng sông Hồng tại miền Bắc. Sau khi hàng nghìn người thiệt mạng - nhiều người trong số họ chết trong những cuộc không kích bằng bom napalm do Mỹ cung cấp - Việt Minh từ bỏ những cuộc tổng tấn công và áp dụng chiến tranh du kích. Phải ba năm sau họ mới lại tấn công quân Pháp trong một trận đánh công khai tại Điện Biên Phủ, một pháo đài cô độc trong lòng chảo núi non cách Hà Nội 180 dặm.

        Ở trang đầu tiên trong nhật ký của mình Bobby miêu tả Chủ tịch Hồ Chí Minh như là không nhận được mấy sự ủng hộ tại Việt Nam. Ngày hôm sau, sau buổi giao ban tình hình đầu tiên của mình, ông ta đã phải đổi ý: "Nếu bầu cử được tổ chức ngay hôm nay, ít nhất 70% người dân trên khắp Đông Dương sẽ bầu cho Hồ Chí Minh chỉ bởi vì ông ta chống Pháp. Tất cả người dân nơi nào chiến tranh đang diễn ra đều ủng hộ Hồ Chí Minh. Thỉnh thoảng họ cũng giúp đỡ các binh sĩ Việt Nam, nhưng họ sẽ tìm cách cung cấp cho binh sĩ Pháp những thông tin sai lệch, ấy là nếu như có cung cấp."

        Người Việt Nam duy nhất mà anh em nhà Kennedy phỏng vấn là một ký giả không rõ danh tính, người này phàn nàn rằng Việt Nam đầy rẫy colons (thực dân) Pháp. Bobby đồng tình. "Quá nhiều đường phố mang tên Pháp, quá nhiều cờ Pháp, quá nhiều người Pháp ở những vị trí cao," ông ta viết. Thật không may, đến khi John F. Kennedy trở thành tổng thống Mỹ năm 1960 thì bài học này đã bị quên lãng.

        Anh em nhà Kennedy được mời ăn tối, trong trang phục dạ tiệc, với Bảo Đại, viên cựu hoàng mà người Pháp đã đưa về để đứng đầu nhà nước Việt Nam. "Ăn tối với Quốc trưởng tại dinh của ông ta - các vệ sĩ trang bị súng ổ quay đứng lù lù quanh các hành lang," JFK viết. "Sau bữa tối một con voi nhỏ được dẫn vào [phòng ăn] và ở lại đó một lát."

        Hai đêm sau, anh em nhà Kennedy ăn tối với tướng de Lattre de Tassigny, người đặc biệt lo lắng về vùng châu thổ sông Hồng, nơi sinh sống của 7,5 triệu người dân Bắc Kỳ, "những chiến binh và công nhân giỏi giang," de Lattre nói, "những người giỏi nhất ở Đông Nam Á." De Lattre vạch ra một bản sơ thảo của học thuyết domino. "Nếu cộng sản giành quyền kiểm soát [vùng châu thổ sông Hồng], họ sẽ thọc vô sườn của toàn bộ vùng Đông Nam Á. Họ có thể thâm nhập vào Lào, rồi từ đó sang Miến Điện, xuống Mã Lai. Như thế có nghĩa là chủ nghĩa cộng sản lan đến Nam Kỳ trước khi binh lính đặt chân đến."

        Bay ra Hà Nội để chứng kiến một "màn biểu dương lực lượng vô cùng ấn tượng", anh em nhà Kennedy dành cả một buổi chiều tham quân những lô cốt nhỏ trên đồi ở vùng châu thổ sông Hồng. Họ ăn trưa tại một trong những chiếc lô cốt này với một viên đại tá người Pháp, viên đại tá nói rằng ông ta "lạc quan... về kết thúc thành công của cuộc chiến, mặc dù có thể nó sẽ không xảy ra trong đời của chúng ta!" Bobby ghi lại nhận xét này với hai dâu châm cảm.

        "Chúng ta không ở đây để giúp người Pháp duy trì chế độ thực dân, mà là để ngăn chặn cộng sản," John F. Kennedy viết trong nhật ký của mình. Em trai ông ta tỏ ra trung thực hơn trong đánh giá. "Chúng ta ở đây để giúp người Pháp duy trì các thuộc địa. Người Pháp nghi ngờ những ý đồ của người Mỹ." Trong khi trường học bãi khóa và chính trị xâm chiếm hết thời gian của mình, Phạm Xuân Ẩn không bao giờ quay trở lại trường trung học. Cha ông đã về nghỉ hưu sớm với mức lương cắt giảm, và không còn ai khác để nuôi sống gia đình, Phạm Xuân Ẩn đi làm. Ông bươn chải làm thêm qua đủ các loại công việc, kể cả đạp cyclo- ponsse (xích lô) - một dạng xe đẩy gắn trên xe đạp - trước khi ông được thuê làm một chân giữ sổ sách kế toán ở hãng dầu Caltex.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #26 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:14:14 am »


        Năm 1950, Phạm Xuân Ẩn đạt điểm cao trong một cuộc thi đầy tính cạnh tranh để tuyển viên chức. Ông rời bỏ công việc kế toán để trở thành một trong 50 người được chính quyền Đông Dương huấn luyện làm thanh tra quan thuế. "Có mười người cho miền Bắc Việt Nam, được gọi là Tonkin, mười người cho miền Trung Việt Nam, gọi là Annam, mười người cho Lào, mười người cho Campuchia, và mười người cho Nam Kỳ," Phạm Xuân Ẩn nói. Năm 1950 ông đến nhận công việc ở sở quân thuế tại cảng Sài Gòn. Đối với một người bình thường, đây sẽ là một vị trí ngồi mát ăn bát vàng cả đời, với đích đến là một cuộc sống hưu trí êm ái lại được bồi thêm những khoản lại quả và hối lộ thông thường. Nhưng Phạm Xuân Ẩn quá thông minh cho cái sự nghiệp hạn chế này và cũng quá hiếu động. Ông tiếp tục học tiếng Anh và mơ được đến nước Mỹ. Ông quý mến nhiều người Pháp mà ông gặp, và thường là kết bạn với họ, nhưng ông cũng tin tưởng rằng thế lực thực dân đang đô hộ đất nước mình phải bị đánh đổ bằng mọi cách có thể. Chỉ khi đó người Việt Nam và người Mỹ mới có thể thực sự trở thành bạn bè.

        Nhân dịp ăn Tết vào cuối tháng 1 năm 1952, Phạm Xuân Ẩn được những cấp trên cộng sản của mình triệu tập vào chiến khu trong rừng để báo cáo. Ông vô cùng háo hức khi nghĩ rằng cuối cùng mình cũng được gọi vào chiến khu để được chiến đấu. Ông chờ đợi được cấp một khẩu súng và bắt tay vào việc chiến đấu chống kẻ thù. "Ngay từ hồi năm 1947 tôi đã quyết định là tôi sẵn sàng vô chiến khu," Phạm Xuân Ẩn nói. "Nhưng vì ba tôi bị bệnh, tôi phải ở lại thành phố và chăm sóc ổng." Trước khi rời Sài Gòn, Phạm Xuân Ẩn được chỉ thị không được bỏ công việc tại sở thuế, kể cũng lạ, và ông được lệnh giả vờ đi ra khỏi thành phố trong dịp nghỉ Tết.

        Sau khi tới Tây Ninh gần biên giới Campuchia, Phạm Xuân Ẩn nghỉ qua đêm tại một ngôi làng hẻo lánh trước khi được một giao liên1 đến đón. Họ đi xuyên rừng cả ngày trời. "Quân Pháp liên tục lùng sục qua khu vực này trong những chuyến đi càn. Rất khó lẻn vào và thoát ra. Có khi anh phải chờ nhiều ngày liền mới có thể an toàn đi xuyên qua rừng."

        Trước đó Phạm Xuân Ẩn đã từng ở đây khi đến thăm em gái mình là Phạm Thị Cúc, người vào chiến khu từ ba năm trước đó để trở thành "Tiếng nói Nam Bộ", một phát thanh viên cho mạng lưới đài cộng sản. Thỉnh thoảng Phạm Xuân Ấn lại mang thực phẩm cùng thuốc men cho em gái và ở lại qua đêm tại đài phát thanh, nằm ẩn sâu dưới tán rừng. (Năm 1955, em gái của Phạm Xuân Ấn ra Bắc để làm việc cho vùng mỏ than của nhà nước.)

        "Cuộc sống trong chiến khu rất khó khăn," Phạm Xuân Ẩn nói. "Họ không có đủ lương thực. Họ ăn khoai mì và tìm kiếm đủ các loại lá ăn được. May mắn lắm họ mới tìm được gạo. Họ làm bánh từ bột khoai mì, loại này có thể ăn được khi còn nóng, còn một khi đã nguội rồi thì cực rắn, khó nhãi không thể tả. Quân Pháp có những chiếc máy bay do thám Morane, bay vè vè trên rừng lùng tìm khói hoặc các dấu hiệu khác cho thấy có người ở. Nếu phát hiện được bất kỳ thứ gì, chúng sẽ ném bom ngay. Nên anh sẽ phải nướng bánh trong tổ mối và lọc khói qua những đông lá trên nền rừng."

        Theo lời Phạm Xuân Ẩn, thú giải trí duy nhất của họ là uống một thứ bia tự chế, trong đó có hai loại: bia đứng và bia ngồi. "Bia đứng được làm từ nước tiểu của đàn ông. Bia ngồi làm từ nước tiểu của đàn bà. Sau khi anh lấy nước tiểu và cho men vào đó, nó có vị giống như bất kỳ loại bia nào khác," Phạm Xuân Ẩn bảo đảm với tôi, "nhưng thường thì cánh đàn ông thích uống bia đứng, còn mấy bà thì thích uống bia ngồi."

        Phạm Xuân Ẩn đang ở cùng với em gái mình tại trụ sở đài phát thanh của Việt Minh thì bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, đảng ủy viên Nam Bộ, đến gặp. Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch có trách nhiệm thành lập cái về sau được gọi là Trung ương Cục miền Nam (TWCMN). Là bộ phận tiền phương của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản, Trung ương Cục miền Nam chỉ đạo cuộc chiến tranh tại miền Nam. Khi hai người nói chuyện, Phạm Xuân Ẩn thất vọng khi biết rằng ông sẽ không được tham gia hoạt động cùng em gái mình trong chiến khu. Thay vào đó ông được giao nhiệm vụ làm điệp viên trong cơ quan tình báo quân sự mới thành lập của bác sĩ Phạm Ngọc Thạch. "Tôi là lứa đầu tiên," Phạm Xuân Ẩn nói. Ông không ưa nhiệm vụ mới của mình. "Làm gián điệp là công việc của lũ chó săn, chim mồi," ông nói với bác sĩ Phạm Ngọc Thạch.

----------------
        1. Trong ngành tình báo gọi là giao thông viên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #27 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:15:22 am »


        "Tôi đã từng bị cảnh sát chống bạo loạn đánh đập trong những cuộc biểu tình của học sinh sinh viên ở Sài Gòn, nên tôi không hề có mong muốn trở thành một tên cò mồi hay một tên chỉ điểm," Phạm Xuân Ẩn nói.

        "Đồng chí phải chiến đấu cho tổ quốc," bác sĩ Thạch nói với ông. "Bất kỳ nhiệm vụ nào tổ chức muốn đồng chí thực hiện, đồng chí phải thực hiện. Đồng chí không có lựa chọn nào khác. Đồng chí đang chiến đấu cho nhân dân. Bất kỳ cương vị nào cũng là cao cả, chỉ trừ khi đồng chí làm việc cho kẻ thù."

        "Tôi được giao nhiệm vụ theo dõi sự bắt rễ của người Mỹ tại Việt Nam," Phạm Xuân Ẩn nói. "Để đối mặt với tương lai, chúng tôi phải bắt đầu nghiên cứu về sự can thiệp của Mỹ." Bác sĩ Phạm Ngọc Thạch ra lệnh cho hai giáo viên huấn luyện từ Bắc vào và giảng dạy cho Phạm Xuân Ẩn về tình báo quân sự. Một người được người Nga đào tạo, một người do Trung Quốc đào tạo, nhưng Phạm Xuân Ẩn nhận thấy là cả hai hầu như cũng chẳng giúp được gì cả. "Về cơ bản, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch bảo tôi phải tự xoay xở. Tôi nên mượn sách của người Mỹ và người Pháp nói về tình báo và áp dụng chúng ở mức tốt nhất có thể."

        Trong khi Phạm Xuân Ẩn tả lại cho tôi nghe cảnh đó, lũ chim của ông bắt đầu ríu rít, như thể chúng đang cố tìm cách đưa chúng tôi quay trở lại rừng sâu trong cái ngày định mệnh ấy. Tiếng chúng kêu như một bầy thú nhại giọng, hú hót như mấy con tinh tinh và meo meo như mèo. Chúng thậm chí còn sủa giống mấy con chó của ông Ẩn. Khi nghe lại băng ghi những cuộc trò chuyên của chúng tôi, tôi căng tai ra nghe giọng của Phạm Xuân Ẩn giữa một dàn đồng ca không ngớt tiếng chiêm chiếp, ríu rít, líu lo, giục gọi. Lũ chim lặp lại những nốt nhạc đó hết lần này đến lần khác, trong đó có một con phát ra âm thanh nghe như tiếng gọi cầu cứu khẩn cấp "Cứu tôi với, cứu tôi với, tôi đang chết đuối". Một chiếc micro nếu giấu trong tường nhà của ông Ấn sẽ chẳng ghi được gì ngoài mớ âm thanh ríu rít ngớ ngẩn của lũ chim đang hót inh ỏi, líu lo, gù gù, cãi vã. Vấn để đầu tiên Phạm Xuân Ẩn đối mặt khi bí mật trở lại Sài Gòn trên cương vị một điệp viên mới được tuyển mộ là làm thế nào để tránh bị bắt quân dịch vào lực lượng thuộc địa của Pháp. Những người cộng sản sợ rằng Phạm Xuân Ẩn cuối cùng sẽ chỉ là một đại tá -  không đủ cao về chức vụ để có thể trở thành một nguồn tin tốt. Thế giới buồn ngủ của sở quân thuế Đông Dương cũng mang lại những tin tức ít ỏi, nên Phạm Xuân Ẩn bắt đầu làm thêm với tư cách là chuyên viên kiểm duyệt báo chí tại sở dây thép Sài Gòn. Tại đây ông được giao kiểm duyệt những bài viết gửi cho các tờ báo Anh và Pháp của Graham Greene, một kẻ gây rắc rối mà người Pháp nghi là đang làm việc cho tình báo Anh.

        Ngồi dưới những chiếc cột thép vươn cao lừng lững và những chiếc quạt trần quay vù vù tô điểm cho tòa nhà ấn tượng do Gustave Eiffel thiết kế, Phạm Xuân Ẩn làm việc ở sở dây thép vào buổi chiều tối. Các ký giả gửi bài đi từ Sài Gòn đối mặt với sự chậm trễ do trục trặc đường truyền và các vấn đề kỹ thuật khác, nhưng rào cản lớn nhất của họ nằm tại văn phòng kiểm duyệt. Phạm Xuân Ẩn, một người tự học tiếng Anh một cách bập bõm, lỗ bỗ, lại được giao kiểm duyệt bài viết của Graham Greene, một trong những nhà văn châm biếm vĩ đại của thế kỷ 20.

        "Người Pháp ra lệnh cho chúng tôi canh chừng Graham Greene thật cẩn thận," Phạm Xuân Ẩn nói. "Ông ấy đã làm việc cho tình báo Anh trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Sau đó ông ấy tới Đông Dương để đưa tin về chiến tranh. Khi ông ấy ở châu Á, hút thuốc phiện và giả vờ là một ký giả, thì Phòng Nhì khẳng định với chúng tôi rằng ông ấy là điệp viên của MI6, tình báo Anh. Chúng tôi cũng được lệnh phải canh chừng cẩn thận bất kỳ ai làm việc cho CIA.

        "Một hôm Graham Greene đến sở dây thép để gửi bài. Phóng sự của ổng được đặt trên bàn tôi. Đó là một phóng sự dài. 'Tôi phải làm gì với cái này?' tôi hỏi người phụ trách của mình. 'Cậu phải hết sức cảnh giác/ ông ta nói. 'Nếu có bất kỳ từ nào cậu cảm thấy không chắc chắn, cứ việc gạch đi là xong. Tiếng Anh của cậu không tốt lắm, nhưng ông ta cũng chẳng làm gì được. Ông ta không thể cãi cậu được. Vì thế cứ việc mạnh dạn gạch những từ đó đi là xong. Đánh dấu nó lại rồi đưa cho người đánh điện. Đằng nào thì người ta cũng không bao giờ cho ông ta cơ hội hoạnh họe gì."'
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #28 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:15:40 am »


        "Để gửi đi một bài viết hay, anh phải dùng đến chim bồ câu," Phạm Xuân Ẩn nói, ám chỉ đến một người đưa tin đi máy bay chuyển tin bài ra nước ngoài rồi gửi chúng đi tại Hồng Kông hoặc Singapore. "Ngay chính Greene cũng viết một bài về việc ông ta đã chuyển những bài báo ra khỏi Việt Nam cho David Chipp, thông tín viên của hãng Reuters tại Đông Dương, về sau tôi cũng làm việc dưới quyền của David Chipp khi ông ta trở thành trưởng văn phòng của Reuters tại Đông Nam Á. Khi tôi nói với ông ta về chuyện này, ông ta nói với tôi rằng chính ông ta mới là người chuyển những bài báo ra khỏi Việt Nam cho Graham Greene.

        "Hồi Greene ở Sài Gòn, ổng hút rất nhiều thuốc phiện," Phạm Xuân Ẩn nói. "ổng kiếm thứ đó từ Mathieu Franchini ở khách sạn Continental. Hồi đó hút thuốc phiện không phải là phạm pháp. Tôi chưa bao giờ gặp Graham Greene. Tôi nhìn thấy ổng ở sở dây thép hoặc dưới khách sạn Continental, đang dùng một ly khai vị trên ban công, nhưng giá kể hồi đó mà bắt chuyện với ổng là thế nào tôi cũng gặp rắc rối với an ninh quân sự Pháp, gọi tắt là OR, tên đầy đủ là Office des Renseignements. Họ cài cắm người của họ khắp mọi nơi."

        Ngoài việc kiểm duyệt những bài viết của Greene, Phạm Xuân Ấn cũng chứng kiến sự kiện tạo thành chuyện chính trong tác phẩm Người Mỹ trầm lặng được xuất bản tại Anh năm 1955 và tại Mỹ một năm sau đớ "Tôi đang trên đường từ sở quân thuế về nhà," Phạm Xuân Ấn nói, miêu tả lại những gì ông nhìn thấy ngày 9 tháng ! năm 1952. "Chúng tôi có giờ nghỉ ăn trưa kéo dài để tranh thủ chợp mắt, trước khi quay lại làm việc vào buổi chiều. Thỉnh thoảng khi không có nhiều việc để làm, tôi thường đi bơi ở bể bơi gần khách sạn Majestic và sau đó về nhà ăn trưa. Hôm đó, tôi nói với sếp của mình là tôi muốn về sớm để xem cuộc diễu binh chào đón một trung đoàn Pháp vừa tham chiến ở Triều Tiên về. Đơn vị này đang được luân chuyển về nhà, có ghé qua Sài Gòn và diễu binh dọc đại lộ Catinat để phô trương thanh thế. Đây là con phố quan trọng nhất ở Sài Gòn, dọc hai bên là rất nhiều cửa hàng sang trọng. Một sân khấu duyệt binh đã được dựng lên trước nhà thờ, và cả thành phố đang sửa soạn đi xem."

        Phạm Xuân Ẩn đang đạp chiếc xe của mình trên đại lộ Catinat về phía khách sạn Continental. Phía trước mặt, ông nhìn thấy một đám đông tập trung gần bồn nước ở Place Gamier. Trông ra quảng trường ở trung tâm Sài Gòn này là quán cà phê Givral, nhà hát thành phố, khách sạn Continental, và những điểm nổi bật khác của Sài Gòn. Cả Phạm Xuân Ẩn và những người hiếu kỳ đều không biết rằng cuộc diễu binh đã bị hủy bỏ. Đột nhiên Phạm Xuân Ẩn nhìn thấy những hình người bị bắn tung lên không trung và nghe thấy tiếng nổ khủng khiếp biến cả quảng trường thành một hiện trường đánh bom la liệt xác chết và những kẻ sống sót đang kêu la thảm thiết. Ông đến tận hiện trường và nhìn thấy những cánh cửa sổ vỡ tan cùng rất nhiều người gần đó bị thương đang kêu cứu.

        Được đưa vào làm đỉnh điểm của tiểu thuyết Người Mỹ trầm lặng, vụ đánh bom là tác phẩm của tướng Thế, một thủ lĩnh Cao Đài được người Mỳ hậu thuẫn làm "Lực lượng thứ ba" nhằm mục đích dẫn dắt Việt Nam vào một tương lai không cộng sản mà cũng không có người Pháp. Trong tiểu thuyết của Greene, Alden Pyle, điệp viên CIA, người tài trợ tiền cho tướng Thế, coi hành động khủng bố đô thị này là cái giá không may mà người ta phải trả cho việc thúc đẩy sự nghiệp tự do của Việt Nam. "Phòng Nhì Pháp nhận được tin báo về việc tướng Thế đã gài một quả bom," Phạm Xuân Ẩn nói. "Nên đến phút cuối cùng họ cho hủy cuộc diễu binh. Có thể họ nhận được thông tin quá muộn. Có thể họ muốn quả bom phát nổ để làm bẽ mặt người Mỹ bằng cách để cho họ giết hại vô sô dân thường vô tội. Dù sao thì cũng đã có rất nhiều người xếp hàng dọc trên phố, chờ đợi đám diễu binh, khi quả bom phát nổ. Nó làm vỡ nát những cánh cửa sổ ở quán cà phê Givral và hiệu thuốc bên cạnh. Tôi chứng kiến cảnh sát chạy tới giúp đỡ người bị thương."

        Trừ quân đội riêng của mình với vài nghìn binh sĩ, Cao Đài là một lựa chọn đỡ đầu kỳ quặc của người Mỹ. Tôn giáo này được thành lập năm 1926 bởi một viên chức người Việt Nam ngộ đạo trong một lần cầu cơ. Đạo Cao Đài có một hộ pháp và cả đầu sư nữ cai quản một Tòa thánh, cách Sài Gòn 80 kilômét về phía Tây Bắc. Greene miêu tả Tòa thánh Cao Đài như "một hình ảnh tưởng tượng phong phú kiểu Walt Disney của phương Đông, [đầy] rồng và rắn sặc sỡ". Với biểu tượng là thiên nhãn (con mắt thần), nhìn thâu tất cả, tôn giáo này đưa vào danh sách các vị thánh của mình cả Jeanne d'Arc, Descartes, Shakespeare, Pasteur và Lenin.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #29 vào lúc: 24 Tháng Giêng, 2020, 05:16:27 am »


        Ngay sau khi cuốn Người Mỹ trầm lặng được xuất bản, Mills c. Brandes, một nhân viên CIA nằm vùng tại Sài Gòn, người nghe đâu về sau trở thành trưởng cơ sở ở Thái Lan, đã tặng Phạm Xuân Ấn một cuốn. Brandes nghĩ cuốn sách sẽ giúp Phạm Xuân Ấn học tiếng Anh. "Nhiều người Việt Nam tin vào câu chuyện về việc những người Mỹ tới Việt Nam và cố dựng đạo Cao Đài lên làm 'Lực lượng thứ ba', Phạm Xuân Ẩn nói. Khi Người Mỹ trầm lặng được dựng thành phim, Phạm Xuân Ấn đã có một bài bình luận về nó. Khi cuốn sách được chuyển thành phim lần thứ hai vào năm 2001, Phạm Xuân Ẩn đóng vai trò là một cố vấn cho bộ phim và như là nguyên mẫu cho một trong những nhân vật trung tâm -  người cộng sản đã thủ tiêu điệp viên CIA Alden Pyle.

        Để thoát khỏi "tính khí hưng-trầm cảm" của mình, Graham Greene bắt đầu đi đến châu Á năm 1950. Ông đang đưa tin về cuộc nổi dậy của những người cộng sản tại Malaysia trên cương vị thông tín viên cho tờ Life khi ông bay tới Hà Nội tháng Giêng năm 1950 để thăm một người bạn cũ đang làm lãnh sự Anh tại đớ Greene phải lòng Việt Nam ngay lập tức. Sau này ông còn quay lại thêm ba lần nữa để đưa tin về chiến tranh và thu thập tư liệu cho Người Mỹ trầm lặng. Như Greene viết trong Những con đường giải thoát, cuốn thứ hai trong số hai cuốn tự truyện của ông, "Ở Đông Dương tôi nốc cạn một thứ bùa mê thuốc lú, một thứ rượu tình mà từ ngày đó tôi đã thành đồng bệnh với nhiều thực dân về hưu cùng các sĩ quan của đội quân Lê dương, ánh mắt họ vẫn sáng lên khi nghe nhắc đến Sài Gòn và Hà Nội."

        "Lời nguyền đó được gieo đầu tiên, tôi nghĩ, là bởi những cô gái thanh mảnh trang nhã mặc quần lụa trắng; bởi ánh đèn đêm nhợt nhạt trên những cánh đồng lúa bằng phẳng, nơi những con trâu ì ọp lội sâu đến tận khuỷu chân với dáng vẻ thong dong nguyên thủy; bởi những cửa hàng nước hoa Pháp trên đại lộ Catinat; những sòng bạc của người Hoa ở Chợ Lớn; và trên hết thảy là bởi cảm giác hoan hỉ mà một biện pháp đề phòng nguy hiểm mang đến cho những du khách có vé khứ hồi: những nhà hàng được chăng lưới chống lựu đạn, những tháp canh trải dọc các con đường của vùng châu thổ như một sự nhắc nhở kỳ cục về tình trạng thiếu an toàn: 'Si vous êtes arrêtés ou attaqués en cours de route, prevenez le chef du premier poste important.'" [Nếu bạn bị bắt giữ hoặc bị tấn công trên đường, hãy báo ngay cho người phụ trách ở bốt gác tiếp theo.]

        Trong chuyến đi đầu tiên đến Việt Nam, Greene gặp người về sau trở thành nguyên mẫu cho một người Mỹ trầm lặng. Greene đang ở vùng đầm lầy của tỉnh Bến Tre tại châu thổ sông Mê Công, ghé thăm "người hạnh phúc nhất trong số các đốc quân ở Nam Kỳ", tay thực dân lai Tây Leroy, người mang đến cho các vị khách của mình một buổi dạ hội trên con tàu riêng của mình. "Đêm đó tôi ở chung phòng với một người Mỹ thuộc một phái bộ viện trợ kinh tế - thành viên của phái bộ này bị người Pháp quy kết, có lẽ chính xác, là nhân viên CIA. Người bạn đường của tôi hoàn toàn chẳng có chút gì giống Pyle, người Mỹ trầm lặng trong câu chuyên của tôi - ông ta là một người cực kỳ thông minh và ít ngây thơ hơn, nhưng ông ta giảng giải cho tôi nghe suốt cả chặng đường dài quay trở lại Sài Gòn về sự cần thiết phải tìm kiếm "một lực lượng thứ ba tại Việt Nam". Trước đó tôi chưa bao giờ được tiếp xúc gần gũi đến thế với giấc mơ Mỹ vĩ đại có mục đích là làm rối loạn tình hình tại phương Đông cũng như sau này họ sẽ làm ở Algeria."

        Greene quay lại Việt Nam tháng 10 năm 1951, tám tháng sau chuyến thăm đầu tiên của mình. Ông vẫn làm cho tờ Life, lần này là để viết về cuộc chiến của người Pháp ở Đông Dương. Cũng trong tháng 10 Greene xuất hiện trên trang bìa của tờ Time. Cái đầu như đầu sư tử của ông trùm lên trên một đường hầm tối tăm trông giống như một địa đạo, ở phía cuối lấp lánh một cây thập giá. Phía dưới trang bìa là dòng chú thích:

Tiểu thuyết gia Graham Greene
Gian dâm có thể được phong thánh

        Greene rời Việt Nam trong tháng 2, hy vọng được tới Mỹ để xem quá trình chuyển thành phim cuốn tiểu thuyết Đoạn kết cuộc tình của mình. Nhưng đề nghị xin visa của ông đã bị từ chối với lý do ông là một người cộng sản. (Ông từng là đảng viên cộng sản trong sáu tuần vì nghịch ngợm hồi đại học). Khi Greene vô tình được cấp visa qua một nhân viên lãnh sự Mỹ tại Sài Gòn, người này đã buộc phải lùng sục khắp thành phố và tìm thấy nhà văn trong phòng của ông tại khách sạn Continental. Sau khi gõ cửa và đề nghị kiểm tra hộ chiếu của Greene, nhân viên này đã rút ra một hộp dấu mực và đóng dấu hủy visa.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM