Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 08:07:10 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sức mạnh làm nên chiến thắng  (Đọc 9660 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #80 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:40:12 pm »

             

Đoàn đại biểu Quân chủng chụp ảnh lưu niệm cùng các thủ trưởng Bộ Quốc phòng tại Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ VI, năm 1996


Chụp ảnh lưu niệm cùng các đại biểu quân - binh chủng nhân dịp dự Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII


Đoàn Chủ tịch Đại hội Đảng bộ quân chủng lần thứ II (vòng II), năm 1991


Đoàn cán bộ, chiến sĩ Quân chủng báo công với Bác Hồ, năm 1999
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #81 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:43:18 pm »

     

Chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ Tư lệnh Phòng không - Không quân sau khi hợp nhất, năm 1999




Đón đoàn chuyên gia Nga, Bêlarút, Ucraina (từng tham gia chiến đấu tại Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ) sang thăm Quân chủng, năm 2008


Cùng đoàn cán bộ Quân chủng lên thăm Điện Biên Phủ nhân kỷ niệm 50 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, ngày 7-5-2004
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #82 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:29:34 am »

     

Dự Đại hội Thi đua Quyết thắng toàn quân lần thứ VI, tháng 10-2000


Chụp ảnh lưu niệm cùng Ban chấp hành Trung ương Hội chữ thập đỏ Việt Nam, năm 2009


Chụp ảnh lưu niệm cùng Bộ Tư lệnh Quân chủng đến chúc Tết gia đình năm 2002


Cùng anh em họ hàng chụp ảnh kỷ niệm nhân lễ mừng thọ mẹ 100 tuổi, năm 2013
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #83 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:31:43 am »

   

Chụp ảnh kỷ niệm cùng vợ nhân dịp đến thăm nhà lưu niệm Bác Hổ tại Quảng Đông (Trung Quốc), năm 2004


Những phút giây hạnh phúc bên con cháu

        Ngày 12 tháng 6 năm 1985, theo Quyết định số 142/QP do Đại tướng Văn Tiến Dũng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký, tôi được bổ nhiệm giữ chức vụ Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 369. Với quyết tâm và trách nhiệm của mình, tôi ra sức học tập và nắm chắc chức trách, nhiệm vụ, nắm chắc các mặt chuyên môn nghiệp vụ để hoàn thành tốt mọi công việc của người Sư đoàn trưởng. Thực tế trước đó hơn một năm, cấp trên đã giao cho tôi làm Sư đoàn trưởng và tôi đã bàn giao chức vụ Phó Sư đoàn trưởng kiêm Tham mưu trưởng cho đồng chí Phạm Đức Vĩnh. Nhưng không hiểu vì lí do gì, hoặc là do tình hình biến động của khu vực và thế giới hay không mà ngày 14 tháng 6 năm 1984, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng xuống Đoàn An dưỡng 22 (Hạ Long), triệu tập tôi và đồng chí Đinh Công Khẩn, Sư đoàn trưởng đến gặp và nói rằng: "Ai vẫn việc đó, chưa có gì thay đổi". Tôi thì đã bàn giao vị trí Tham mưu trưởng cho đồng chí Vĩnh rồi, nay chỉ giữ chức Phó Sư đoàn trưởng. Theo cơ chế quy định, ở chức danh của tôi, Sư đoàn trưởng giao việc gì thì tôi làm việc đó, hết việc thì thời gian rảnh rỗi tự nghiên cứu, đọc sách để nâng cao nhận thức cho bản thân. Một năm sau tôi mới được cấp trên giao chức vụ Sư đoàn trưởng để đồng chí Đinh Công Khẩn, Sư đoàn trưởng được nghỉ hưu.

        Thời gian giữ cương vị Sư đoàn trưởng Sư đoàn 369, tôi đã chỉ huy Sư đoàn hoàn thành tốt các nhiệm vụ cấp trên giao, xây dựng Sư đoàn vững mạnh trên các mặt: sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, nền nếp, tác phong của hộ đội được duy trì tốt, mối đoàn kết quân với dân vùng mỏ ngày càng thắm thiết.

        Tháng 9 năm 1988, tôi được Quân chủng cử về Học viện Chính trị quân sự học tập một năm. Khi nhận nhiệm vụ đi học, tôi được Quân chủng chỉ đạo bàn giao chức vụ Sư đoàn trưởng cho đồng chí Trần Mạnh Hiến, do vậy trong quá trình học tập, tôi không phải lo lắng gì đến công việc của Sư đoàn nữa. Khi chia tay với Sư đoàn, với vùng đất mỏ thân yêu mà tôi đã có những năm tháng gắn bó, nghĩa tình quân dân sâu nặng, tôi bố trí thời gian đến chào các đồng chí lãnh đạo địa phương tỉnh Quảng Ninh, chào bà con xung quanh đơn vị để về trường học tập.

        Về Học viện Chính trị quân sự, tôi nghiên cứu học tập theo chương trình bồi dưỡng kiến thức lý luận cho cán bộ cao cấp trong Quân đội. Đây là lớp thí điểm đầu tiên, theo sự chỉ đạo của Đảng ủy Quân sự Trung ương. Chúng tôi học theo một chương trình lý luận cao hơn chương trình của các đối tượng mà Học viện đang đào tạo đề rút kinh nghiệm năm sau Bộ sẽ mở lớp chính khóa, vì vậy chưa được xác định rõ tên gọi của lớp học.

        Theo đúng ý tưởng chỉ đạo của cấp trên, lớp chúng tôi được gọi là lớp bồi dưỡng lý luận cho cán bộ cao cấp trong Quân đội khóa 1; sau này được gọi là lớp bổ túc A (bổ túc lý luận cao cấp cho cán bộ nguồn phát triển trong Quân đội). Thành viên lớp học hao gồm cán bộ của các quân chủng, binh chủng, quân khu, quân đoàn, cơ quan chiến lược, học viện, nhà trường trong toàn quân được triệu tập về học. Tôi là người nhiều tuổi nhất, mang quân hàm đại tá, kế tiếp là đồng chí Nguyễn Văn Hoặc ở Quân đoàn 2 mang quân hàm thượng tá, còn lại đều là trung tá và thiếu tá.

        Trong quá trình học tập, công việc hàng ngày như vệ sinh, tăng gia... các đồng chí trẻ tuổi đều tranh phần để làm giúp những người nhiều tuổi như tôi. Tôi rất cảm động về tinh thần đồng chí, đồng đội của các đồng chí ấy. Một năm học thật là ngắn ngủi đã kết thúc, tuy phải vất vả đèn sách, nhưng tôi đã được trang bị để nắm vững thêm lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, kiến thức về công tác đảng, công tác chính trị sau này về đơn vị vận dụng vào thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở cương vị lãnh đạo, chỉ huy mới cao hơn.

        Tôi suy nghĩ, sau nhiều năm công tác thực tế lại được đi học tập trung tại nhà trường, cũng là dịp để tôi nghiên cứu, hệ thống lại kiến thức cơ bản về lý luận chính trị nên tôi tập trung học tập, gắn lý luận liên hệ với thực tiễn, do đó thành tích học tập của tôi đạt rất cao. Một năm học tập cũng để lại cho tôi tình cảm đồng chí, đồng đội gắn bó nghĩa tình đến mãi những năm sau này.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #84 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:33:32 am »


Chương 6

VỮNG VÀNG TRƯỚC KHÓ KHĂN XÂY DỰNG QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG, QUÂN CHỦNG PHÒNG KHÔNG - KHÔNG QUÂN VỮNG MẠNH TRONG SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI ĐẤT NƯỚC(1989-2001)

        Tháng 7 năm 1989, sau khi kết thúc khóa học tại Học viện Chính trị quân sự, tôi về Quân chủng nhận nhiệm vụ theo Quyết định số 163/QPĐ do Đại tướng Lê Đức Anh, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng ký ngày 27 tháng 5 năm 1989. Theo quyết định, tôi được cấp trên bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không. Nhận nhiệm vụ mới là thử thách lớn đối với tôi. Dù đã được học về chính trị, nhưng chỉ đạo, hướng dẫn và điều hành trực tiếp hoạt động công tác đảng, công tác chính trị thì tôi chưa được thực hành. Hơn nữa, đây là hoạt dộng công tác đảng, công tác chính trị của toàn Quân chủng, cả về phạm vi và trình độ, kinh nghiệm đòi hỏi rất cao. Đối với tôi là cán bộ quân sự, nay chuyển làm cán bộ chính trị là một công việc hoàn toàn mới. Vinh dự dược đảm nhiệm cương vị mới rất lớn, nhưng trách nhiệm trước yêu cầu xây dựng Quân chủng lại hết sức nặng nề. Tôi tự xác định: công tác gì được phân công đều phải quyết tâm hoàn thành. Đã là cán bộ trong Quân đội, dù là cán bộ quân sự hay chính trị do tổ chức phân công, làm việc phải nắm chắc nguyên tắc, dựa vào cơ quan, lắng nghe, học tập anh em thì nhất định sẽ hoàn thành nhiệm vụ.

        Khi giao nhiệm vụ, tôi được các thủ trưởng Bộ Tư lệnh Quân chủng phân tích, động viên: Làm công tác đảng, công tác chính trị của một quân chủng kỹ thuật hiện đại, mà đã có thực tiễn chiến đấu, xây dựng đơn vị từ cơ sở, lại nắm chắc kỹ thuật, làm tốt công tác tố chức huấn luyện là điều thuận lợi để điều hành nhưng phải chống chủ quan, bảo thủ thì nhất định hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

        Tính đến tháng 6 năm 1992, làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng Phòng không được ba năm, tôi học tập được rất nhiều và cũng trưởng thành nhiều trong chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức các hoạt động công tác đảng, công tác chính trị của Quân chủng, nhưng cũng có những việc phải đấu tranh kiên quyết, phân tích rõ những vấn đề nảy sinh đúng, sai mới ổn định xây dựng đơn vị.

        Sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, đất nước ta bước vào công cuộc đổi mới, đang thay da đổi thịt từng ngày, nhưng làm thế nào để đổi mới được lực lượng vũ trang nói chung, Quân chủng Phòng không - một quân chủng kỹ thuật hiện đại nói riêng là vấn đề lớn, hóc búa cho lãnh đạo các cấp.
         
Tình hình thế giới ở những thập kỷ cuối của thê kỷ XX đang có những diễn biến hết sức phức tạp, không có lợi cho phe xã hội chủ nghĩa, cho sự phát triển của đất nước ta, trong đó có lực lượng vũ trang, Quân đội và Quân chủng Phòng không. Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa lớn, cái nôi của Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại đã tan rã. Những năm đó, nội bộ Quân chủng, nhất là đội ngũ cán bộ đã học tập ở Liên Xô ngao ngán, thiếu lòng tin. Trước đây, họ có một lòng tin tuyệt đối vào chủ nghĩa xã hội, vào Cách mạng Tháng Mười Nga vĩ đại, nay đang chao đảo. Họ còn lo vũ khí, khí tài mà Quân chủng sử dụng đểu của Liên Xô, nay không còn nguồn viện trợ đó, công tác đảm bảo sẽ ra sao? Tôi cùng các đồng chí thủ trưởng trong cơ quan chính trị Quân chủng bàn bạc, đề xuất với Đảng ủy Quân chủng những hướng giải quyết cụ thể từng vân đề nên dần dần đã làm ổn định tình hình tư tưởng trong đơn vị. Công tác kỹ thuật còn đòi hỏi yêu cầu cao, phát huy sáng kiến giữ tốt, dùng bền, sáng chế được những phụ tùng đơn giản thay thế. Công tác tư tưởng lấy đội ngũ cán bộ chính trị làm mô phạm giáo dục chung.

        Khi có Nghị quyết số 47/NQ-TW của Bộ Chính trị, giải quyết chính sách đối với cán bộ đã phục vụ trong lực lượng vũ trang, nay do giảm biên chế chuyển sang phục vụ trên các lĩnh vực công tác khác, tôi được Thường vụ Đảng ủy Quân chủng giao làm "Trưởng ban 47" chăm lo giải quyết chính sách cán bộ, có các cơ quan giúp việc là Phòng Cán bộ, Phòng Quản lý nhà đất, Phòng Tác chiến.

        Ban 47 đi vào hoạt động có nền nếp, đúng các quy định của trên, trực tiếp là sự lãnh đạo của Thường vụ Đảng ủy Quân chủng. Ban 47 đã tham mưu lập kế hoạch, xây dựng các phương án dài hạn để giải quyết. Trong những năm đó, tuyệt đại đa số cán bộ của Quân chủng được giải quyết đúng nguyện vọng như hỗ trợ kinh phí, phân phối vật liệu, giải quyết nhà đất, nên số cán bộ dôi dư tạm ổn định chuyển đơn vị, nghỉ chế độ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #85 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:33:57 am »


        Trong lúc khó khăn, đoàn kết để giải quyết công việc là điều vô cùng cần thiết, nhưng sao tránh khỏi những tư tưởng cá nhân chủ nghĩa len lỏi, dựa vào tập thể để định ra chủ trương theo cá nhân mình, làm nội bộ dễ nảy sinh mâu thuẫn, mất đoàn kết. Thời kỳ nói sai hay đúng, cứ làm đã qua rồi. Thực tế, không ít cán bộ vẫn mang tư tưởng cũ áp đặt trong khi Đảng ta đã khởi xướng sự nghiệp đổi mới đất nước, đẩy mạnh thực hiện dân chủ trong toàn xã hội. Ở Cục Chính trị Quân chủng, tôi lắng nghe những ý kiến phản ánh, có cả đúng, có cả chưa đúng, rồi tự chọn lọc để giải quyết, vì vậy, được cán bộ, chiến sĩ trong cơ quan Cục Chính trị cũng như trong toàn Quân chủng yêu mến, tin tương.

        Cuộc đời binh nghiệp của tôi so với bạn bè cùng trang lứa tuy đã đạt nhiều thành tích, đặc biệt vinh dự được phong tặng danh hiệu Anh hùng cao quý, nhưng cũng không ít lần phải đối mặt với thử thách như khi được bổ nhiệm làm Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng là một thử thách rất lớn đối với tôi về công tác chuyên môn. Trước những băn khoăn về chuyên môn, một câu hỏi luôn đặt ra trong tâm trí tôi: hoàn thành hay không hoàn thành nhiệm vụ? Sau một thời gian đảm nhiệm, tôi luôn cố gắng để hoàn thành tốt nhiệm vụ ở cương vị mới này. Nhưng thật bất ngờ, có một chuyện lặp lại tương tự thời kỳ tôi công tác ở Sư đoàn phòng không 369 lúc tôi là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 363, khi điều về Sư đoàn 369 thì lại làm Phó Tư lệnh sư đoàn phụ trách hậu cần. Khi tôi được bổ nhiệm Sư đoàn trưởng thì mãi một năm sau mới được bàn giao. Nay từ cán bộ quân sự tôi được bổ nhiệm làm cán bộ chính trị được hơn một năm, còn nhiều bỡ ngỡ lắm, công việc còn phải hỏi các đồng chí trợ lý chưa nói đến trưởng phó phòng, thế mà lại có quyết định bổ nhiệm tôi làm Cục trưởng Cục Tổ chức Tổng cục Chính trị. Ở vị trí này, đúng là với nhiều người mơ cũng không thể có được. Nhưng tôi lại khác, là người chỉ huy thì có chỉ huy toàn diện các mặt công tác có cả công tác chính trị. Ở cương vị Cục trưởng Cục Tổ chức, đòi hỏi tôi phải rất giỏi về nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, công tác đảng, công tác chính trị. Vấn đề này quá mới đối với tôi, nên tôi thấy làm được tốt thì nhận, không làm được cũng phải nói cho rõ. Thấy khó quá, đắn đo mãi rồi tôi đi đến quyết định không nhận nhiệm vụ.

        Thú thật lần đầu tiên của cuộc đời người lính trên 31 năm kể cả thời gian chiến đấu, chưa bao giờ tôi từ chối nhiệm vụ cấp trên giao. Đây là điều day dứt mãi trong tôi cho đến tận bây giờ. Tôi báo cáo và được đồng chí Lê Khả Phiêu - Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị, đồng chí Nguyễn Trọng Hợp - Cục trưởng Cục Cán bộ gặp, nghe trình bày ý kiến cá nhân. Tôi phát biểu những ý kiến này trước cấp trên cũng thấy rất xấu hổ và ái ngại, nhưng chẳng còn con đường nào khác. Vì tôi nghĩ nhận rồi mà không hoàn thành nhiệm vụ thì càng gây khó khăn cho tổ chức. Khi phát biêu, trình bày hết những tâm tư, suy nghĩ, được đồng chí Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị động viên và chấp nhận ý kiến trình bày của tôi, tôi rất phấn khởi, đặc biệt, đồng chí còn động viên tôi về công tác cho tốt trên cương vị đảm nhiệm, cấp trên không đánh giá gì việc không nhận nhiệm vụ của tôi.

        Năm 1991, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII của Đảng được tổ chức, có nhiêu nội dung mới trong xây dựng Văn kiện của Đại hội, đặc biệt là việc lấy ý kiến tham gia vào "Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội" và "Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (1991 - 2000)". Vì vậy Đại hội Đảng bộ Quân chủng Phòng không lần thứ IV được tiến hành hai vòng. Đại hội vòng 1, từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 3 năm 1991, chưa bầu cấp ủy, chủ yếu tham gia báo cáo của cấp trên và bầu đoàn đại biểu đi dự đại hội cấp trên. Sau khi dự đại hội cấp trên về thì làm công tác chuẩn bị và tổ chức Đại hội vòng 2.

        Từ ngày 25 đến ngày 27 tháng 9 năm 1991, Đại hội Đảng bộ Quân chủng Phòng không lần thứ IV vòng 2 được tiến hành. Đại hội đã thành công tốt đẹp, đề ra được chủ trương, biện pháp lãnh đạo xây dựng Quân chủng trong 5 năm và bầu Ban chấp hành Đảng bộ nhiệm kỳ mới. Tôi là Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng được bầu vào Ban Thường vụ và làm Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của Đảng ủy Quân chủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #86 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:34:17 am »


        Là Chủ nhiệm Chính trị một quân chủng hiện đại là niềm vinh dự, tự hào đổi với tôi. Song tôi vẫn băn khoăn và suy nghĩ không hiểu cấp trên đánh giá mình ra sao? Mình có xứng đáng là nguồn phát triển lên Phó Tư lệnh Chính trị không?... Lại còn có người nói: "Cuộc đời có nhiều khúc mắc quanh co thì sẽ càng phát triển". Tôi thì cho rằng không phải như vậy mà chỉ đúng một phần. Trong tổ chức mỗi con người đều có sự ràng buộc, tôi không đổ lỗi cho ai cả, mảnh đất đang nuôi dưỡng tôi là Cục Chính trị Quân chủng Phòng không rất tốt, có bao kinh nghiệm của các anh lớp trước đê lại quý lắm, chỉ có bản thân mình phấn đấu ra sao - tức là phải do cá nhân mình khẳng định. Có những chuyện xuất phát từ chủ nghĩa cá nhân, chỉ vì việc cá nhân không đạt được thì đổ tại tổ chức, tại cá nhân nào đó rồi nói sau lưng, thậm chí đơn từ giấu tên. Có điều, đơn mà đúng thì không nói làm gì, mà chỉ đúng một phần hoặc hoàn toàn sai sự thật, chỉ muốn làm mất uy tín của đồng chí mình, cấp trên của mình.

        Tôi suy nghĩ, trong công tác cán bộ việc đánh giá cán bộ là khó nhất, nếu không quản lý, nắm chắc cán bộ, đánh giá khách quan, nghe không hết, giải quyết không triệt để, không đến nơi đến chốn rất dễ bị người nhiễu nhương xu nịnh làm sai lệch. Việc sử dụng cán bộ mà không công tâm, thì không thể sử dụng đúng người, đúng việc được. Muôn làm tốt việc này, Cục Chính trị Quân chủng là cơ quan tham mưu giúp Thường vụ Đang ủy vê công tác cán bộ, trước hết phải thực sự công tâm.

        Vào giữa năm 1992, theo Quyết định số 235/CT của Chính phủ, do Thủ tướng Võ Văn Kiệt ký ngày 26 tháng 6 năm 1992, tôi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không và được bầu làm Bí thư Đảng ủy Quân chủng thay đồng chí Vũ Trọng Cảnh nghỉ hưu.

        Bộ Tư lệnh Quân chủng giai đoạn này bao gồm: Trung tướng Trần Nhẫn là Tư lệnh, tôi là Phó Tư lệnh Chính trị, Thiếu tướng Ngô Huynh là Phó Tư lệnh, Đại tá Vũ Ngọc Diệp là Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng.

        Với cương vị, chức trách mới nặng nề, tôi đã xác định bản thân tiếp tục trau dồi đạo đức cách mạng, nâng cao trình độ để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Quá trình lãnh đạo, chỉ đạo trên cương vị Bí thư Đảng ủy Quân chủng, tôi đã cùng tập thể Đảng ủy, tập thế Ban Thường vụ định ra nhiều chủ trương, cách làm mới để xây dựng Quân chủng Phòng không vượt qua những khó khăn, thử thách, vững vàng đổi mới đi lên.

        Trong bối cảnh nền kinh tế đất nước đang gặp rất nhiều khó khăn, khả năng đầu tư mua sắm vũ khí, trang bị cho Quân chủng rất hạn hẹp. Để khắc phục những khó khăn, bảo đảm sẵn sàng chiến đấu và sẵn sàng đánh thắng nếu có chiến tranh xảy ra, tôi đề xuất với Thường vụ và Đảng ủy Quân chủng đưa ra chủ trương lãnh đạo đột phá vào công tác đảm bảo kỹ thuật phục vụ nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu. Được Thường vụ Đáng ủy nhất trí, tôi chỉ đạo cơ quan chuyên môn chuẩn bị giúp Đảng ủy Quân chủng ra nghị quyết chuyên đề, chủ trương đột phá vào xây dựng nhà che khí tài, phân loại khí tài và đưa vào bảo quản, niêm cất nhằm tiết kiệm để sử dụng lâu dài. Khi nghị quyết được ban hành, tôi xác định phải làm tốt công tác giáo dục cho cán bộ, chiến sĩ để nâng cao ý thức giữ tốt, dùng bền vũ khí, khí tài, trang bị; thực hiện có hiệu quả cuộc vận động "Giữ tốt, dùng bền, an toàn, tiết kiệm" mà Bộ đã phát động.

        Tôi suy nghĩ phải kiên quyết lãnh đạo không để vũ khí, khí tài, trang bị xuống cấp, không để hư hỏng, mất mát thất lạc. Bài học của những năm 1977, 1978, có không ít đơn vị buông lỏng việc quản lý, bảo quản vũ khí, khí tài, trang bị tôi còn nhớ rất rõ. Nghị quyết của Dang ủy Quân chủng giao cho Cục Kỹ thuật phải chỉ đạo chặt chẽ từng đơn vị, từng việc cụ thể. Khí tài được kiểm tra phân loại trước khi niêm cất, che đậy: loại 1 được niêm cất dài hạn, loại 2 niêm cất ngắn hạn, loại 3 tập trung sửa chữa. Tất cả khí tài đều được che đậy 100% tiến tới che đậy vững chắc kể cả ở đơn vị chiến đấu.

        Năm 1994, Đảng ủy Quân chủng ban hành nghị quyết thì đến năm 1997 toàn bộ khối lượng lớn vũ khí, khí tài của Quân chủng được đưa vào trong nhà che và được bảo quản, niêm cất dài hạn và ngắn hạn. Có bộ khí tài tên lửa niêm cất 3 năm, khi tháo niêm cất, các tham số đều tốt và có giá trị như trước đó 3 năm, khí tài triển khai sẵn sàng chiến đấu thường xuyên ở các trận địa cũng được che đậy đảm bảo hệ số kỹ thuật sẵn sàng chiến đấu, được cấp trên đánh giá rất cao.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #87 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:34:34 am »


        Trong công tác xây dựng Đảng bộ, tôi xác định phải tích cực đối mới phong cách lãnh đạo và phương pháp, tác phong công tác. Thường vụ và Đảng ủy Quân chủng chú trọng đột phá vào công tác tổ chức xây dựng Đảng bộ Quân chủng. Tập trung chỉ đạo các cấp xây dựng một loạt các quy chế lãnh đạo từ chi bộ, đến Đảng bộ Quân chủng như: Quy chế lãnh đạo nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, lãnh đạo công tác huấn luyện; Quy chế lãnh đạo công tác tài chính, công tác bảo quản, niêm cất vũ khí, khí tài; Quy chế lãnh đạo công tác cán bộ, công tác tư tưởng, công tác kiểm tra; Quy chế xây dựng lực lượng... nhằm giải quyết tốt các mối quan hệ trong lãnh đạo, chỉ huy, được cấp ủy, chỉ huy các cấp và cán bộ, đảng viên hưởng ứng nên sức mạnh chiến đấu, sẵn sàng chiến đấu, xây dựng đơn vị có bước tiến bộ đáng kể.

        Bẵng đi một thời gian, khi tôi đang giữ chức vụ Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng, đang dồn tâm huyết xây dựng Quân chủng, mong muốn được yên tâm phục vụ đến lúc nghỉ hưu, nhưng lại một câu chuyện về công tác cán bộ làm tôi suy nghĩ. Có tin đồn tôi sẽ được cấp trên bổ nhiệm làm Phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương và khi bỏ phiếu tín nhiệm lựa chọn Tư lệnh Quân chủng Phòng không, có đồng chí đã nói không đưa tôi vào danh sách lấy phiếu tín nhiệm chức vụ Tư lệnh để cấp trên bố trí công tác khác (nghe nói bổ nhiệm Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). Toàn bộ những thông tin đó đều là những điều làm phân tán, gây khó khăn cho công việc của tôi. Song, tôi luôn tự xác định cho mình, phải vững vàng trong tư tưởng, dù bất cứ công việc gì Đảng giao là làm, không tính toán cho riêng mình. Khi được tổ chức hỏi ý kiến về nguyện vọng, tôi luôn báo cáo trung thực khả năng của mình, nêu trên thấy đúng sẽ bố trí sắp xếp, tạo điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ. Tôi luôn tuyệt đối tin tưởng vào Đảng, tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của tổ chức đảng cấp trên. Nhờ đó tạo cho tôi một sức mạnh về bản lĩnh chính trị và tinh thần hăng say làm việc để phấn đấu hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ được giao dù ở bất cứ cương vị công tác nào.

        Tháng 12 năm 1993, đồng chí Ngô Huynh được bổ nhiệm chức vụ Tư lệnh Quân chủng, thay đồng chí Trần Nhẫn nghỉ hưu; đồng chí Trần Ngọc Lân, Sư đoàn trưởng Sư đoàn phòng không 367 được bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân chủng. Tôi và đồng chí Tư lệnh bàn bạc thống nhất những định hướng lớn xây dựng Quân chủng trong 5 năm tới; trước mắt tập trung vào xây dựng mới sở chỉ huy Quân chủng mang tính chiến lược (đến nay vẫn được đánh giá là sở chỉ huy hiện đại nhất toàn quân); xây mới Nhà Bảo tàng Quân chủng kịp thời phục vụ kỷ niệm 25 năm đánh thắng B-52 vào tháng 12 năm 1997; quy hoạch củng cố nơi làm việc của các cơ quan Quân chủng... Những việc làm trên đều được cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng đồng tình ủng hộ.

        Khoảng giữa năm 1997, chuẩn bị kỷ niệm 25 năm chiến thắng "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", Bộ triệu tập đồng chí Tư lệnh và tôi lên thông báo chủ trương của trên hợp nhất Quân chủng Phòng không với Quân chủng Không quân. Đồng thời giao cho hai quân chủng về làm công tác chuẩn bị, xây dựng đề án đề xuất với Bộ, trước hết xác định vị trí sở chỉ huy Quân chủng, và dự kiến sắp xếp các cơ quan của Quân chủng...

        Đầu năm 1998, đồng chí Ngô Huynh bị đột quỵ não phải nằm Viện trong trạng thái hôn mê kéo dài; đồng chí Nguyễn Văn Thân, Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng (thay đồng chí Vũ Ngọc Diệp được Bộ điều làm Phó Tổng Thanh tra Quân đội) được Bộ giao phụ trách Quân chủng; đồng chí Vũ Anh Thố mới được trên bổ nhiệm Phó Tư lệnh Quân chủng. Lúc này hầu hết các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng anh em trông cậy vào các quyết định của Ban Thường vụ và tôi. Việc hợp nhất hai quân chủng phải tạm hoãn lại và kéo dài qua năm 1998. Trong năm 1998, cũng mấy lần Bộ triệu tập Bộ Tư lệnh của hai quân chủng lên nắm tình hình công tác chuẩn bị cho hợp nhất. Lúc này bao nhiêu vấn đề mới nảy sinh: gọi là sáp nhập hay gọi thế nào? Tên gọi Quân chủng Không quân - Phòng không hay chỉ gọi là Quân chủng Không quân... Riêng tôi suy nghĩ, có lẽ trở vê tên cũ như Bác Hồ đã đặt trước đây là Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ thuận hơn. Chỉ có thế thôi mà cũng có rất nhiều ý kiến của cán bộ đương chức, cán bộ nghỉ hưu đến Quân chủng gặp chúng tôi phản ánh tâm tư, nguyện vọng. Chúng tôi tiếp thu, nhưng đây là nghị quyết, là mệnh lệnh của cấp trên, tôi chỉ biết giải thích để các đồng chí đó hiểu và thông cảm thôi. Việc hợp nhất hai quân chủng được thực hiện vào tháng 6 năm 1999.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #88 vào lúc: 20 Tháng Giêng, 2020, 06:34:53 am »


        Chủ trương hợp nhất Quân chủng Phòng không và Quân chủng Không quân cấp trên đã có từ lâu. Do điều kiện nền kinh tế đất nước sau chiến tranh lâm vào khủng hoảng, đời sống nhân dân và lực lượng vũ trang gặp rất nhiều khó khăn, việc đầu tư mua sắm, bổ sung vũ khí, khí tài cho các lực lượng phòng không - không quân rất hạn hẹp. Vũ khí, khí tài, trang bị của hai quân chủng xuống cấp nhanh, việc sửa chữa, thay thế khắc phục hỏng hóc rất khó khăn; nhiều vụ tai nạn máy bay xảy ra, sức chiến đấu giảm sút. Chủ trương hợp nhất hai quân chủng để tăng sức mạnh chiến đấu là hoàn toàn đúng. Nhưng trong mấy tháng làm công tác chuẩn bị, tư tưởng mỗi cán bộ, chiến sĩ cũng xôn xao, nào giữ chức, nào xuống chức, người đi, người ở... Việc làm công lác tư tưởng để đơn vị hoạt động ổn định thật là khó khăn cho người làm công tác tư tưởng, làm công tác chính trị. Cơ quan chính trị, cán bộ chính trị và mọi cán bộ, đảng viên lúc này phải thể hiện rõ phẩm chất chính trị, bản lĩnh vững vàng của mình làm cho đơn vị ngày cáng ổn định và phát triển.

        Đúng 9 giờ 00 phút ngày 22 tháng 6 năm 1999, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phạm Văn Trà và các cơ quan Bộ Quốc phòng đã triệu tập hội nghị tại Quân chủng để công bố quyết định hợp nhất hai quân chủng và giao nhiệm vụ. Đồng chí Nguyễn Đức Soát - nguyên Tư lệnh Quân chủng Không quân được bổ nhiệm giữ chức Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân. Tôi được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân. Đồng chí Nguyễn Văn Thân - nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không là người thay thế thứ nhất vị trí đồng chí Nguyễn Đức Soát. Đồng chí Phạm Phú Thái -  nguyên Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Không quân được bổ nhiệm giữ chức Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Quân chủng Phòng không - Không quân. Các đồng chí nguyên Phó Tư lệnh của hai quân chủng nay giữ chức Phó Tư lệnh Quân chủng Phòng không - Không quân.

        Tôi được bổ nhiệm giữ cương vị mới phấn khởi thật, nhưng cũng là điều làm tôi lo lắng nhiều. Hàng loạt câu hỏi đặt ra với tôi: Làm sao xây dựng tốt mối đoàn kết giữa cán bộ của hai quân chủng? Làm sao xây dựng được lề lối, tác phong làm việc, công tác thống nhất? Làm sao để công tác tư tưởng thông suốt cho mọi người, để Quân chủng sớm ổn định đi vào sẵn sàng chiến đâu và chiến đấu thắng lợi?

        Tuy hai quân chủng trước đây là một, cùng làm một nhiệm vụ, nhưng đã tách ra vừa tròn 22 năm. Tôi là người đứng đầu cơ quan lãnh đạo cao nhất của Quân chủng, phải chịu trách nhiệm công việc này trước Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ Quốc phòng, trước Bộ Tư lệnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong toàn Quân chủng. Việc hợp nhất này đặc biệt quan trọng là các cơ quan nếu cùng hành động, cùng tiếng nói là một ý chí, có sai trái kiên quyết đấu tranh, làm được như vậy sẽ bền vững mãi mãi, làm gương đề đơn vị noi theo.

        Bắt tay vào công tác chuẩn bị cụ thể, đụng chạm đến từng con người, ai cũng muốn đơn vị cũ của mình phải có những vị trí lãnh đạo tương xứng. Công tác cán bộ lúc này thật là khó khăn và là một thử thách lớn đối với tôi. Con người là vậy, vị trí là vậy, chỉ có cách bó đũa chọn cột cờ, rồi động viên tinh thần trách nhiệm để cán bộ thông cảm, cùng nhau nắm chặt tay, quyết tâm xây dựng đơn vị. Những đồng chí cấp trưởng, nay xuống giữ cấp phó làm tôi suy nghĩ nhiều nhưng đã là hợp nhất, hai đơn vị thành một thì điều đó sẽ xảy ra, chỉ có cách là động viên tư tưởng, giáo dục nhận thức, trách nhiệm chính trị ở mỗi cấp sao cho thật tốt.

        Chuyện biên chế, tổ chức đã được nhanh chóng thực hiện, công tác cán bộ bước đầu đã hoàn thành để đưa đơn vị vào nền nếp hoạt động, sẵn sàng chiến đấu, không để một phút không có lực lượng canh giữ bầu trời Tố quốc. Song, đằng sau đó là những vấn đề rất phức tạp mà công tác cán bộ phải giải quyết, đặc biệt là việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân chủng Phòng không - Không quân sẽ được tiến hành vào khoảng cuối năm 2000, chuẩn bị tiến tới Đại hội Đảng toàn quân lần thứ VII, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX vào năm 2001. Trong Quân chủng đã có xuất hiện đơn thư phản ánh không đúng sự thật, tư tưởng công thần, địa vị, ngấm ngầm tranh chức, tranh quyền đây đó ở một số đơn vị cơ sở trước khi bước vào đại hội ở từng cấp. Đáng buồn hơn, ngấm ngầm có sự tác động của một số cơ quan và cán bộ có thẩm quyền đến công tác chuẩn bị nhân sự cho đại hội Đáng các cấp trong Quân chủng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #89 vào lúc: 21 Tháng Giêng, 2020, 02:55:39 pm »


        Ở cương vị Bí thư Đảng ủy Quân chủng, tôi suy nghĩ rất nhiều, lo lắng rất nhiều về công tác cán bộ của Quân chủng những năm trước mắt và tiếp theo; mong sao mỗi cán bộ, đảng viên trong Đảng bộ Quân chủng đề cao bản lĩnh chính trị, có tâm, có tầm trong giải quyết những khó khăn của công tác cán bộ. Quân đội ta do Đảng và Bác Hồ lãnh đạo, giáo dục và rèn luyện, Bác đã dạy chúng ta nhiều điều. Trong công tác cán bộ, Bác luôn nhấn mạnh, đã là cán bộ của Đảng phải coi trọng cái đức, lấy đức làm gốc. Bác chỉ rõ: Đạo đức cách mạng không phải từ trên trời rơi xuống, nó phải do quá trình rèn luyện mà nên. Đạo đức mà Chủ tịch Hồ Chí Minh dạy thật là dễ hiểu, dễ nhớ, nhưng làm theo Bác sao mà khó đến thế. Trong cuộc đời hoạt động hơn 40 năm, tôi đã gặp những câu chuyện thật nực cười về công tác cán bộ. Tôi thầm nghĩ, sao lại như vậy? Vì thực tế có cán bộ tuổi trên tôi, có thâm niên hoạt động nhiều hơn, cấp bậc chức vụ và trọng trách cao hơn, luôn cho mình là người từng trải, họ nói họ luôn học tập và làm theo tấm gương đạo đức Bác Hồ. Nhưng học phải hành, phải làm theo tấm gương của Bác thì họ không chịu làm theo.

        Bác Hồ thường dạy: Cán bộ, đảng viên phải vừa là người lãnh đạo, vừa là người đày tớ trung thành của nhân dân. Nghĩ về lời Bác dạy, tôi thấy thấm thía và cũng thấy thương cho những cán bộ, vì công thần mà có chức, có quyền cao lại mất tín nhiệm để mất đi những giá trị nhân văn cao quý của mình. Tôi suy nghĩ, biết đâu đó khi chủ nghĩa cá nhân trỗi dậy, họ còn làm những điều đến những đứa trẻ cũng không muốn làm. Cái chức, cái quyền nếu được đặt trong cái tâm của mình thì sẽ thu phục được lòng người, sẽ bớt đi những điều bất hạnh trong cuộc sống. Tôi thường nói với mấy người bạn thân, có người là thông gia với tôi sau này, đừng lạm dụng chức quyền để đánh mất mình, mà phải "để dành" chức quyền cho lúc nghỉ hưu.

        Trong những thời điểm đầy thử thách và áp lực, tôi luôn tin tưởng vào cấp trên, đặc biệt là các đồng chí chủ trì cao nhất của Bộ, đó là Bộ trưởng và Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị. Tôi đặt niềm tin, ngưỡng mộ sự đoàn kết thống nhất của Đảng ủy Quân sự Trung ương, các đồng chí Thủ trưởng Bộ Quốc phòng và các cơ quan Bộ Quốc phòng để chúng tôi vững tin tháo gỡ những khó khăn. Nhưng đôi khi những ý kiến của các đồng chí lại trái ngược nhau.

        Khi hợp nhất hai quân chủng công tác tư tưởng, sắp xếp biên chế đang rối bời, lại thêm việc đất đai để đâu, làm gì, ở đâu, thật là rối như canh hẹ. Tôi và đồng chí Tư lệnh Quân chủng đã gỡ dần từng mối, từng điểm để thực hiện nhiệm vụ. Đồng chí Tư lệnh Quân chủng Nguyễn Đức Soát là người dám làm dám chịu trách nhiệm, biết cách xử trí nhiều tình huống, những việc khó khăn, giữ được đoàn kết, gỡ từng mối, từng nút. Tôi là cán bộ chính trị rất quý, tôn trọng đồng chí nên công việc giải quyết được ăn khớp, suôn sẻ.

        Tôi được phong quân hàm Thiếu tướng ngày 11 tháng 8 năm 1990, đến khi hợp nhất Quân chủng đã gần 10 năm, trong đó có hai năm giữ chức vụ Chủ nhiệm Chính trị Quân chủng và tám năm giữ chức vụ Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng. Nhưng thật trớ trêu, đợt phong quân hàm năm 1999 tôi không có tên trong danh sách, đến giờ tôi cũng không hiểu vì sao? Đó là quyền lợi, là sinh mệnh chính trị của tôi nên không thể coi như không có chuyện gì xảy ra. Cơ quan chuyên môn vẫn nói là tôi được đề bạt. Do 10 năm làm công tác đảng, công tác chính trị, tôi có dịp được tiếp xúc các cơ quan chiến lược của Đảng và Nhà nước. Nhiều đồng chí đến làm việc với Quân chủng đều thấy rõ sự tận tụy, lắng nghe, khiêm tốn học tập của tôi, quan tâm đến việc đề nghị phong quân hàm của tôi. Thấy tôi không có tên trong danh sách đề bạt cấp trung tướng năm đó nên có đồng chí hỏi tôi lý do vì sao. Biết thông tin này, tôi cũng rất buồn, tôi suy nghĩ và đến hỏi cơ quan ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương. Đến đây tôi được đồng chí Phó Chủ nhiệm ủy ban kiểm tra cho biết, tập thể thủ trưởng Tổng cục Chính trị khi thẩm định đã quyết định để lại, chưa đề nghị đợt này, để sang năm đề nghị đợt sau với lý do là tôi có đơn. Chỉ có lý do thế thôi.

        Tôi tự thắc mắc: Sao lại thế? Đơn thì đã được Đảng ủy Quân sự Trung ương mà trực tiếp là đồng chí Thượng tướng Phạm Văn Trà - Phó Bí thư Đảng ủy Quân sự Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự kiểm điểm một ngày và đã có kết luận rõ ràng: Tôi không mắc sai phạm gì, được đánh giá hoàn thành tốt nhiệm vụ. Các cơ quan mà trực tiếp cơ quan ủy ban kiểm tra Đảng ủy Quân sự Trung ương đã cùng dự sinh hoạt kiểm điểm ở các bước.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM