Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 07:48:44 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sức mạnh làm nên chiến thắng  (Đọc 9659 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #70 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 08:59:37 am »


        Nhưng vì khí tài bị hỏng, nên Tiểu đoàn mất sức chiến đấu phải thu hồi đưa về nơi cất giấu để sửa chữa. Tiểu đoàn tên lửa 77 của Trung đoàn 257 ở bên kia phà Chèm cũng bị địch đánh trước chúng tôi khoảng 30 phút. Một biểu hiện khác thường là không quân Mỹ những ngày qua đã sử dụng máy bay chiến lược B-52 để đánh các trận địa tên lửa. Tiểu đoàn tên lửa 94 cùng Trung đoàn tôi đóng ở Tam Sơn, huyện Từ Sơn, Bắc Ninh đã bị B-52 đánh hỏng khí tài và bộ đội bị thương vong vào đêm 27 tháng 12 năm 1972. Điều này chứng tỏ chúng đã hiểu được mối nguy hiểm của lực lượng tên lửa phòng không đối với chúng là như thế nào.

        Đêm 28 tháng 12 năm 1972 địch chỉ tổ chức đánh hai đợt vào Hà Nội và các vùng phụ cận. Trong đó chúng đã sử dụng một tốp 3 chiếc B-52 đánh vào trận địa của chúng tôi, nhưng rất may các loạt bom đều chệch khỏi trung tâm từ 500 đến 700m. Do vậy số anh em làm nhiệm vụ thu hồi các khí tài còn lại vẫn an toàn.

        Ngày 29 tháng 12 năm 1972, đơn vị tạm thời phân lán dọc đường một làng nhỏ vì chưa tìm được vị trí triển khai khí tài để sửa chữa. Từ tối hôm trước đến lúc này chúng tôi nhận hết lệnh này đến lệnh khác. Mới 3 giờ sáng tôi đã gọi đồng chí Kiên dậy để đi nhận khí tài mới ngay. Kiên nhảy lên xe đi luôn về Lâm Hộ, nơi Tiểu đoàn 43 thuộc Trung đoàn tên lửa 263 đang nhận khí tài. Ở đây Kiên lại nhận nhiều lệnh khác nhau, hết nhận khí tài mới, lại về khôi phục bộ khí tài cũ nên không biết phải làm thế nào. Quyết tâm của cấp trên là sau 2 ngày Tiểu đoàn 57 phải ra quân để tham gia chiến đấu. Lệnh là như vậy nhưng thực tế gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là khí tài. Tuy cấp trên rất chú ý giải quyết nhưng khó khăn là ở chỗ chưa ai nắm chắc được mức độ hư hại của khí tài ra sao nên chưa thể đánh giá được đúng mức khả năng thời gian khôi phục nó. Cả ngày hôm đó nhìn cảnh nhân dân sơ tán chạy ngược, chạy xuôi tôi thấy rất đau lòng. Nhất là cảnh các cụ già, các em nhỏ gồng gánh, tay bế, tay bồng nháo nhác tìm chỗ ẩn nấp. Thật là một cảnh chạy loạn. Nhìn những cảnh này trong lòng tôi càng thấy uất ức, địch đã vô cớ mang bom đạn để trút lên đầu những người dân vô tội.

        Cả ngày 29 tháng 12 chúng tôi vẫn phải lo giải quyết một số hậu quả còn lại ở trận địa cũ và tổ chức đi tìm trận địa mới để chuẩn bị triển khai sửa chữa khí tài và chiến đấu tiếp. Công việc chồng chất lên nhau, nhưng nhò có anh em trong đơn vị vẫn vững vàng, trong những lúc khó khăn và khẩn trương như thế này mọi người đều nêu cao tinh thần trách nhiệm với công việc, đồng đội và đơn vị. Do vậy, mọi công việc triển khai đều được thực hiện một cách tự giác và khẩn trương hơn thường ngày. Điều đó cũng tạo điều kiện thuận lợi cho việc chỉ huy, lãnh đạo của Tiểu đoàn. Chính lúc này mới thấy được bộ đội ta rất dũng cảm, cả những đồng chí ngày thường có những mắc mớ với tổ chức nhưng lúc này vẫn rất thông suốt với nhiệm vụ chống Mỹ, cứu nước.

        Ở đơn vị từ sáng tới giờ tôi cũng nhận được nhiều mệnh lệnh khác nhau. Bây giờ trực tiếp Tư lệnh phó Sư đoàn 361 Trần Sanh xuống đơn vị chỉ đạo là Tiểu đoàn phải triển khai chiến đấu ngay. Mọi thứ cần thiết sẽ được trên cung cấp đầy đủ. Thế là tôi điều Kiên lại Lâm Hộ để nhận thêm máy nổ và xe chia điện. Quyết tâm của Quân chủng và Sư đoàn là hết đêm nay và ngày mai Tiểu đoàn 57 phải ra quân chiến đấu được. Quyết tâm rất cao. Bản thân đơn vị cũng đã chuẩn bị nên mọi công việc đều tiến hành tốt. Bộ đội rất tích cực và chấp hành mệnh lệnh rất nghiêm. Thế nhưng khi đơn vị chúng tôi vừa kéo máy nổ và xe chia điện về tới trận địa thì một mệnh lệnh khác đã được ban hành: Phải kéo trả lại toàn bộ khí tài mới và đưa bộ khí tài cũ về trận địa Đại Đồng triển khai sửa chữa tại đó. Mệnh lệnh từ trên xuống và không được giải thích. Chúng tôi đoán mò chắc là có một diễn biến lớn về chính trị gì đó đã xảy ra. Và mệnh lệnh đã được chấp hành nghiêm túc.

        Tối hôm đó, toàn bộ khí tài chúng tôi đã đưa vào vị trí tại trận địa Đại Đồng. Cuộc chiến đấu mới được xây dựng lại ngay trên trận địa cũ đã làm nên những chiến công lừng lẫy nhưng cũng còn vương đầy những vết tích của bom đạn kẻ thù. Chúng tôi đã quyết tâm sẽ bám lấy trận địa này để khôi phục khí tài và chiến đấu tiếp.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #71 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 09:00:05 am »


        Chiều 29 tháng 12 năm 1972, tôi đã nhận được lệnh của trên đưa kíp trắc thủ của Tiếu đoàn 57 do tôi làm Tiểu đoàn trưởng vào Khu 4 nhận nhiệm vụ chiến đấu. Tôi là Tiểu đoàn trưởng; đồng chí Nguyễn Đình Kiên là sĩ quan điều khiển; các trắc thủ bao gồm: trắc thủ cự ly Mè Văn Thi, trắc thủ phương vị Nguyễn Xuân Đài; còn trắc thủ góc tà là đồng chí Trần Ngọc Côn của Tiểu đoàn 93 thay thế đồng chí Ngô Ngọc Lịch - trắc thủ góc tà của Tiểu đoàn bị thương. Khi nhận lệnh của Trung đoàn đi làm nhiệm vụ ở Khu 4, chỉ có kíp chiến đấu gọn, tôi cứ suy nghĩ mãi mà chưa rõ lý do, nhưng vẫn phải "quân lệnh như sơn". Tất cả công việc của Tiểu đoàn, tôi giao cho đồng chí Tiểu đoàn phó thay tôi.

        Mãi tới đêm khuya ngày 30 tháng 12 chúng tôi mới được tin là kẻ địch đã buộc phải ngừng ném bom Hà Nội và tái lập lại tình trạng như trước ngày 18 tháng 12, có nghĩa là chúng sẽ tiếp tục ném bom, bắn phá hạn chế từ vĩ tuyến 20 trở vào. Như vậy là từ tối nay chiến dịch tập kích chiến lược vào Hà Nội của không quân Mỹ kết thúc và thất bại một cách thảm hại. Trên mảnh đất Thăng Long lịch sử lại một lần nữa viết nên những trang sử chói lọi trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Uy danh của không quân chiến lược Mỹ, "pháo đài bay siêu đẳng" B-52 đã phải gục ngã dưới chân thành Thăng Long lịch sử. Trong chiến dịch này Quân chủng Phòng không - Không quân đã lập công xuất sắc, nhưng vai trò nòng cốt là binh chủng tên lửa, trong đó chủ yếu là Sư đoàn 361. Đợt chiến đấu này chúng tôi vinh dự được tham gia gần hết chiến dịch. Đơn vị tôi đã lập được chiến công xuất sắc và đã được Quốc hội tặng thương Huân chương Quân công hạng nhất. Trong cuộc đời bộ đội chưa bao giờ tôi cảm thấy vất vả và ác liệt như 12 ngày qua, song tôi cũng chưa bao giờ lại phấn khởi, tự hào về binh chủng, đơn vị mình như thời gian này. Xuất phát từ những thành tích đặc biệt xuất sắc trong chiến dịch 12 ngày đêm bảo vệ Hà Nội, Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hoà đã tuyên dương danh hiệu Anh hùng Quân đội cho Binh chủng Tên lửa phòng không.

        Đi vào Khu 4 lúc này có 2 kíp chiến đấu, kíp của tôi và kíp của Tiểu đoàn 78 Trung đoàn tên lửa 257, do đồng chí Nguyễn Chấn làm Tiểu đoàn trưởng. Hai kíp chiến đấu cùng hành quân bằng một xe, vào đến Thanh Hóa thì kíp chiến đấu của Tiểu đoàn 78 đi nhận nhiệm vụ, còn chúng tôi đi tiếp vào Đông Hiếu, Nghệ An mới nhận nhiệm vụ. Chúng tôi vẫn chưa hiểu nhiệm vụ như thế nào, làm gì nên cứ bàn tán nhau vào để chiến đấu hay rút kinh nghiệm, nhưng kinh nghiệm thì các đồng chí đã chiến đấu ở đây còn nhiều hơn mình, hay là ý định cấp trên thử thách gì? Băn khoăn về cấp trên tin hay chưa tin cứ xoáy vào đầu óc tôi. Đến Khu 4 nhận nhiệm vụ do đồng chí Phó Chính ủy Quân chủng Nguyễn Xuân Mậu giao lúc này chúng tôi mới rõ. Quân chủng nhận định: B-52 sẽ đánh hạn chế ở Khu 4, do vậy cấp trên điều kíp chiến đấu chúng tôi tăng cường cùng các đơn vị chiến đấu để giáng cho đế quốc Mỹ một đòn nữa. Tôi được giao nhiệm vụ làm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 52 Trung đoàn 267 thay đồng chí Hiệu vì đồng chí Hiệu sức khỏe yếu, thường đau ốm luôn nên được cấp trên điều về Trung đoàn nhận nhiệm vụ.

        Tám năm chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đê quốc Mỹ, quân và dân ta đã bắn rơi hàng nghìn máy bay đủ các kiểu loại của chúng. Đến trước chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, chỉ còn B-52, con át chủ bài, một trong ba lực lượng chiến lược dùng để răn đe hòa bình thế giới của đế quốc Mỹ là chưa bắn rơi tại chỗ, bắt sống giặc lái. Đế quốc Mỹ tiến hành cuộc tập kích đường không chiến lược vào Thủ đô Hà Nội, chúng muốn đưa Hà Nội trở về thời kỳ đồ đá. Nhưng chúng đã sai lầm, nhân dân ta, Quân đội ta, mà điển hình là quân và dân Hà Nội đã chiến đấu anh dũng, kiên cường, vùi xác hàng chục B-52 dưới bùn đen, hàng chục giặc lái B-52 phải vào nghỉ ở nhà tù Hỏa Lò, nơi được gọi là "Khách sạn Hintơn Hà Nội" để chờ ngày cuốn cờ về nước. Trong chiến dịch này, Tiểu đoàn 57 của tôi đã bắn rơi 4 chiếc B-52, trong đó có 2 chiếc rơi tại chỗ.

        Ngày 27 tháng 1 năm 1973, Hiệp định Pari được ký kết, để quốc Mỹ và chư hầu cút khỏi đất nước ta, hòa bình được trở lại.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #72 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 09:00:20 am »


        Tháng 1 năm 1973, tôi cùng kíp chiến đấu Tiểu đoàn 52 đánh một trận nhưng không rơi máy bay. Do trận địa bố trí xa mục tiêu nên khi phóng đạn lên thì máy bay đã ném bom và vòng ra, tên lửa bắn đón chuyển thành bắn đuổi nên không có kết quả. Tôi và kíp trắc thủ ở Tiểu đoàn 52 được hơn một tháng thì có lệnh trở về đơn vị cũ. Về đến Trung đoàn, tôi được thủ trưởng Trung đoàn cho đi phép thăm nhà. Đã hơn 2 tháng ngừng tiếng súng mà gia đình không thấy tôi về, trong khi đó trận địa Đại Đồng bị địch đánh phá trông xơ xác, vợ tôi linh tính thế nào đó, đã cho cậu em lên hỏi trực tiếp thì đồng chí gác ở trận địa nói có tên tôi, có đóng quân chiến đấu ở đây, nhưng hiện nay đi công tác xa, chưa biết khi nào về. Đồng chí gác ở trận địa nói thật, nhưng gia đình tôi vẫn chưa rõ thực hư là tôi đi công tác xa thật hay đã... nên vẫn lo lắng. Cậu em tôi dò hỏi mãi mà không biết được cụ thể thế nào. Khi thấy tôi về, cả gia đình, họ hàng đều mừng vui, giải tỏa được nỗi lo thầm kín bấy lâu.

        Suốt đợt chiến đấu chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của không quân Mỹ tháng 12 năm 1972 tôi không được nghỉ phép, qua thư từ tôi mới biết tin do làm lụng vất vả nên vợ tôi bị ốm đau liên miên. Bác sĩ chẩn đoán vợ tôi bị thoái hóa đốt sống lưng nên không làm được việc nặng, đi lại khó khăn. Biết tôi bận chiến đấu không về chăm sóc được nên vợ tôi gắng chịu đựng, không dám cho gia đình và bố mẹ tôi biết. Thấy vợ đau yếu, tôi chỉ biết động viên vợ uống thuốc và chờ dịp tôi có thời gian rảnh có thể thu xếp nghỉ phép dài ngày để dưa VỢ tôi đi chữa bệnh cho dứt điểm. Qua nhiều bạn bè, đồng chí, tôi được biết ở chùa Bộc (Hà Nội) có Hội thuốc nam của các cụ (gọi là Hội lương y) xem mạch, bốc thuốc tốt lắm. Lần nghỉ phép này, tôi đưa vợ đến Hội thuốc nam ở chùa Bộc khám và bốc thuốc. Vì ở xa không có điều kiện đi lại nhiều nên tôi nhờ các cụ lương y cắt thuốc cho vỢ tôi uống liền 2 tuần, xong mới đến khám lại và bốc thuốc tiếp. Lần thứ hai đến khám, các cụ lương y xem mạch và nói bệnh của vợ tôi có tiến triển tốt nên vợ chồng tôi mừng lắm. Lần này các cụ cắt cho vợ tôi 20 thang thuốc uống trong 20 ngày, sau đó không phải đến khám nữa mà chỉ đến lấy thuốc về sắc uống tiếp thôi. Các cụ còn bảo phải uống đủ 100 thang mới khỏi được bệnh.

        Để thuận tiện cho quá trình điều trị bệnh, tôi báo cáo với Sư đoàn và Trung đoàn cho vợ tôi ở nhờ một gian ở nhà khách của Sư đoàn trong thời gian chữa bệnh. Lúc này tôi là Trung đoàn phó, Tham mưu trưởng Trung đoàn 261, đóng quân ở Đông Anh nên tôi không có điều kiện ở lại chăm sóc vợ vì phải bám đơn vị và bám bộ đội. Đang chưa biết tính thế nào thì may mắn vợ chồng tôi gặp chị Tỉnh, vợ anh Chi Lăng là cán bộ Ban Tuyên huấn cùng đơn vị cũng đang chữa bệnh ở đó, tôi đã nhờ và chị đồng ý giúp đỡ vợ tôi trong thời gian tôi ở đơn vị. Chỉ những ngày nghỉ tôi mới xin phép để sang chăm sóc và động viên vợ được. Dù đang chữa bệnh nhưng vợ tôi vẫn lo việc nhà vì các con còn nhỏ, bố mẹ thì già, tôi phải động viên vợ kiên trì chữa cho khỏi hẳn bệnh. May mắn gặp thầy gặp thuốc, chỉ một đợt thuốc nam ấy vợ tôi đã khỏi hẳn bệnh thoái hóa đốt sống cho đến tận bây giờ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #73 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 09:01:46 am »


Chương 5

NHẬN ĐƯỢC DANH HIỆU CAO QUÝ NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI, TÍCH CỰC HỌC TẬP, ĐỀ CAO TRÁCH NHIỆM XÂY DỰNG SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG BẢO VỆ VÙNG TRỜI ĐÔNG BẮC TỔ QUỐC

NHẬN ĐƯỢC DANH HIỆU CAO QUÝ NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI (1973)

        San đợt nghỉ phép, tôi được nhận nhiệm vụ làm Tham mưu trưởng Trung đoàn tên lửa 261 theo Quyết định số 23/PNA3, do đồng chí Nguyễn Xuân Mậu, Phó Chính ủy Quân chủng ký. Công tác được một thời gian, tôi được cấp trên giao một số sổ sách, kinh nghiệm chiến đấu, yêu cầu đọc để hiểu và nhớ. Tôi thắc mắc tự hỏi, rồi cũng hỏi một số đồng chí khác: "Nghiên cứu để làm gì?". Tuy chưa rõ mục đích, nhưng tôi vẫn miệt mài đọc để tìmn hiểu, tích lũy thêm kinh nghiệm cho mình. Mãi sau đó, Phòng Cán bộ Quân chủng đưa tôi lên Tổng cục Chính trị nhận nhiệm vụ làm hộ chiếu để đi Cu Ba thăm và truyền đạt những kinh nghiệm đánh B-52 cho bạn, lúc này tôi mới rõ. Thật vinh dự và sung sướng vì đây là lần đầu tiên tôi được đi một vòng trái đất. Đi Liên Xô, Trung Quốc thì đã đi rồi, nay sang Cu Ba, một nước được nhân dân ta rất ca ngợi ở bên cạnh nước Mỹ, dù là một nước nhỏ nhưng rất anh hùng. Được đến đây là điều mong ước của biết bao người.

        Nhưng tôi vẫn còn một điều băn khoăn là sẽ truyền đạt thế nào, truyền đạt cái gì? Tôi được các đồng chí ở Cục Tuyên huấn Tổng cục Chính trị bồi dưỡng. Các đồng chí ở Cục Tuyên huấn nói có kinh nghiệm gì, hiểu đến đâu cứ trao đổi hết với bạn. Các đồng chí còn bồi dưỡng cho chúng tôi cách giao tiếp để thực hiện đúng với phong tục, tập quán của nước bạn. Đến Cục Tuyên huấn, tôi rất bất ngờ vì được trao đổi với anh Nguyễn Sĩ Thanh, chính lại là người nhà. Anh quê ở làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh cùng quê với ông nội tôi. Khi ngồi tâm sự, hai anh em nhận ra nhau lại là người trong họ nên trao đổi công việc càng thuận lợi hơn.

        Bộ Quốc phòng tổ chức đoàn đi có chiến sĩ Điện Biên Phủ thời chống Pháp và chiến sĩ Điện Biên Phủ trên không thời chống Mỹ. Gọi là đoàn nhưng thực chất cả đoàn chỉ có 2 người: Đồng chí Mạc Ninh là Trưởng đoàn, tôi là đoàn viên. Đồng chí Mạc Ninh giỏi tiếng Pháp, tôi biết được tiếng Nga. Khi đi, Đại sứ quán Cu Ba và Cục Đối ngoại của Bộ Quốc phòng Việt Nam đưa chúng tôi ra sân bay, dặn dò mọi điều và chỉ dẫn cho chúng tôi khi đến các sân bay quá cảnh sẽ có người đón, đưa đến chỗ ăn, nghỉ, rồi đưa lên máy bay chuyển tiếp.

        Khổ nỗi, theo dự kiến, máy bay chúng tôi đi sẽ bay từ sân bay Nội Bài đến sân bay Karachi của Pakistan thì đỗ xuống đó, nhưng vì ở đó đang có chiến sự nên máy bay phải đỗ xuống Ấn Độ, rồi từ Ấn Độ mới bay qua Mạc Tư Khoa. Chúng tôi nghỉ ở sân bay này khoảng một tiếng đồng hồ rồi lại bay qua Marốc. Đây là sân bay mà tôi thấy nó có cái gì đó khác với các sân bay của các nước mà tôi đã đi qua. Không ồn ào, náo nhiệt, tôi đoán họ đón ai đó mà cả một đoàn người áo trắng, nằm bò rạp xuống sân băng, mới trông thì thấy rất lạ. Chúng tôi tiếp tục nghỉ ở đây để máy bay làm công tác chuẩn bị vượt Bắc Đại Tây Dương sang nửa bên kia của trái đất. Máy bay bay qua biển êm lạ thường, không như bay qua đất liền. Đặc biệt, tôi thấy được chỉ một khoảnh khắc thôi, rất ngắn, rất đáng nhớ vào ban đêm, chỉ như thoáng qua đã lại là ban ngày. Lúc đầu tôi cũng thấy ngạc nhiên vì chưa hiểu đêm gì mà sao ngắn vậy? Dù tôi đã được học địa lý thế giới rồi, thế mà hôm đó cứ tự chất vấn bản thân mãi và cũng bị bất ngờ.

        Máy bay của chúng tôi đang tiến vào đất nước Cu Ba xinh đẹp. Đang ngồi, có đồng chí tiếp viên đến thông báo cho anh Mạc Ninh và tôi được mời vào phòng thay quần áo (việc này được thông báo, dặn dò từ trước là chúng tôi mặc bộ quân phục để khi xuống máy bay vì bạn sẽ tổ chức đón tiếp tại sân bay). Sau khi chúng tôi mặc xong bộ quân phục Quân đội nhân dân Việt Nam đi về chỗ ngồi, thì ôi, sao lúc đó có rất nhiều, rất nhiều người từ ghế hai bên đứng lên ngắm nhìn chúng tôi, ai nay đều muốn đến gần để ngắm, bắt tay người chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam vừa chiến thắng giặc Mỹ xâm lược. Mọi người, ai cũng muốn nói chuyện với chúng tôi như muốn chia sẻ những tình cảm: tôi là học sinh, tôi là sinh viên của Cu Ba học ở Liên Xô về nghỉ, tôi là người Cu Ba... Lúc đó tôi thấy thật tự hào cho dân tộc Việt Nam có một quân đội được Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh giáo dục, rèn luyện, một quân đội bách chiến, bách thắng.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #74 vào lúc: 18 Tháng Giêng, 2020, 09:02:17 am »


        Cả máy bay cứ thế ồn ào. Có người nói tiếng Tây Ban Nha, người nói tiếng Pháp, người nói tiếng Nga, cũng có một vài người nói tiếng Việt chưa sõi và tất cả đều chúc mừng Việt Nam anh hùng.

        Họ cứ dồn sát tôi và anh Mạc Ninh để hỏi chuyện và tặng các vật kỷ niệm. Không khí thật đầm ấm tình đồng chí, anh em. Đất nước Cu Ba xa về khoảng cách địa lý, nhưng không xa về tình cảm anh em. Máy bay đã đến biển Cu Ba, nhìn về phía bên phải, qua cửa sổ tôi có thế nhìn thấy được nước Mỹ. Máy bay hạ cánh từ từ xuống sân bay Lahabana trong buổi bình minh của ngày hè một cách êm ả. Tôi và anh Mạc Ninh chờ cho khách xuống hết rồi mới rời máy bay. Ra đến cầu thang, đã thấy đoàn người đón ở chân cầu thang, rồi chúng tôi cùng đoàn đi vào nhà khách của sân bay để trò chuyện. Đồng chí Tuaret là Cục phó Cục Chính trị Quân chủng Phòng không - Không quân cùng bà Epmende đón chúng tôi và trò chuyện rất thân mật. Tôi cảm thấy mình như những người anh em đi chiến đấu xa lâu ngày, nay trở về gia đình, không khí sao mà đầm ấm thế. Trò chuyện một lúc họ đưa chúng tôi lên xe. Tôi và anh Mạc Ninh mỗi người một xe về nhà khách Bộ Quốc phòng Cu Ba.

        Thời gian ở trên đất nước Cu Ba anh em, chúng tôi được đi xem danh lam thắng cảnh miền nhiệt đới bên kia bán cầu, thăm những công trình của nhân dân Cu Ba, thăm các cơ quan lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quân đội Cu Ba. Đặc biệt, đoàn tuy ít người nhưng vẫn được Chủ tịch Phiden Castro gặp mặt và trò chuyện, tôi thực sự cảm động.

        Những ngày đi đến thăm các đơn vị tên lửa của bạn để truyền đạt những kinh nghiệm chiến đấu, tôi cảm thấy rất tự hào vì được đại diện cho Bộ đội Tên lửa nói lên tiếng nói của dân tộc, của Quân đội và của Bộ đội Phòng không - Không quân về sức mạnh làm nên chiến thắng. Đó là sức mạnh chính trị - tinh thần, được chuyển hóa thành những hành động chiến đâu, để đánh thắng không quân của đế quốc Mỹ xâm lược hiện đại và hung mạnh. Việt Nam đã qua thực tế chiến đấu với đế quốc Mỹ, nên khi chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm chiến đấu, kinh nghiệm xây dựng sức mạnh chiến đấu tổng hợp để đánh thắng kẻ thù, bạn tin lắm, quyết tâm học để làm bằng được, bạn vận dụng kinh nghiệm một cách triệt để. Tôi nhớ khi đến trận địa của một tiểu đoàn tên lửa, loại SAM-3 bảo vệ Thủ đô Lahabana trên một quả đồi, được bạn xây dựng kiên cố trong hầm, khi chiến đấu chỉ có 3 bệ phóng và đạn là tự động đưa lên mặt đất, còn cây ngụy trang được trồng, chăm bón rất tốt. Nhưng khi đoàn chúng tôi đến thăm, thẳng thắn trao đổi với bạn: "Nếu ngụy trang bằng cây lá nhọn sẽ tiêu hao sóng phản xạ và không đúng với địa hình khu vực" bạn lập tức thay đổi ngay (bạn còn ghi vào sổ nhật ký các đoàn đến thăm).

        Có một việc không ngờ tới là chúng tôi đến Cu Ba đúng vào dịp kỉ niệm 20 năm Ngày Chiến thắng Môncađa (26.7.1953 - 26.7.1973). Khi chúng tôi đi cùng dòng người, họ đã đề nghị công kênh chúng tôi lên và hô những lời chúc mừng nhân dân Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam, những lời chia sẻ tình cảm, cám ơn nhân dân Việt Nam đã chiến thắng đế quốc Mỹ, nhân dân Việt Nam anh hùng. Tôi thực sự xúc động và bất ngờ trước những tình cảm trân trọng của nhân dân Cu Ba đối với những người đã chiến thắng đế quốc Mỹ xâm lược.

        Bạn bố trí cho chúng tôi ở trong một khách sạn sang trọng nhất ở Lahabana. Ở đây, ban ngày chúng tôi đi tham quan, dự mít tinh, gặp mặt trao đổi, đêm về nghỉ ngơi. Nhưng cứ mỗi tôi khi chúng tôi về đến phòng đã thấy một đĩa hoa quả đầy và tươi mới. Khi hỏi ra chúng tôi mới biết, bà Epmande, lúc đó là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Cu Ba, một người đồng chí, một người mẹ Cu Ba, coi những chiến sĩ Việt Nam như người thân của mình, đã mua những túi quà đầy tình nghĩa gửi đến cho chúng tôi hàng ngày.

        Rời Cu Ba về nước, tôi nhớ mãi tinh thần cách mạng của nhân dân Cu Ba thật là cao cả, tinh thần xây dựng xã hội chủ nghĩa thật là sôi động. Cu Ba tuy còn nghèo, nhưng tình nghĩa bạn bè, tình đồng chí thật là thủy chung, son sắt. Đảng, Chính phủ và nhân dân Cu Ba anh em, lúc nào cũng một lòng hướng về nhân dân Việt Nam, đất nước, con người Việt Nam.

        Về đơn vị, tôi được thủ trưởng Trung đoàn gặp, giao nhiệm vụ, đồng chí Dương Đình Thảo - Chính ủy Trung đoàn nói: "Khi đồng chí ở Cu Ba thì ở nhà đã làm các thủ tục đề nghị cấp trên phong tặng danh hiệu Anh hùng cho đồng chí". Tôi rất xúc động và chỉ biết cảm ơn Đảng, Nhà nước, Quân đội và nhất là thủ trưởng các cấp trong đơn vị, cùng cán bộ, chiến sĩ đã dành tình cám sâu nặng, nhường phần thưởng cao quý đó cho tôi. Ngày 3 tháng 9 năm 1973, tôi vinh dự được Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa Tôn Đức Thắng ký quyết định phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #75 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:18:17 pm »


        Trong buổi trao danh hiệu Anh hùng cao quý, tôi thấy rất hồi hộp, xúc động và sung sướng vô cùng. Ngoài cấp trên và anh em bạn bè, đồng đội, Quân chủng còn mời cả mẹ đẻ, mẹ vợ tôi và vợ tôi đến dự buổi mít tinh long trọng này. Theo thông lệ sau khi được trao huy chương và bằng Anh hùng xong, một đồng chí thay mặt những người được phong tặng danh hiệu "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân" lần này phát biểu. Lúc đó, tôi thầm cảm ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân, lãnh đạo, chỉ huy các cấp trong Quân đội và bạn bè, đồng đội luôn theo sát quá trình xây dựng, chiến đấu của bản thân tôi, đã trao cho tôi vinh dự lớn lao này.

        Ngày 2 tháng 3 năm 1974, theo Quyết định số 4065/ĐUĐT do đồng chí Lê Quang Đạo, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị ký, tôi được bổ nhiệm làm Trung đoàn phó Trung đoàn 261, đơn vị mà tôi có nhiều năm liên tục xây dựng, chiến đấu và trưởng thành ở đó.

        Tháng 7 năm 1974, tôi được cấp trên cho đi học lớp bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ trung, cao cấp do Quân chủng Phòng không - Không quân tổ chức. Lớp học được tổ chức tại Yên Hòa, nay là Khu tập thể 361 Phòng không - Không quân. Lớp bồi dưỡng lý luận chính trị được tổ chức thành một tiểu đoàn do đồng chí Dương Bá Kim làm Tiểu đoàn trưởng. Đây là tiểu đoàn mà Quân chủng thực hiện nhiệm vụ của trên để bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ. Vì việc bồi dưỡng tập trung của các học viện, nhà trường Quân đội có nhiều khó khăn, không đáp ứng được việc phát triển lực lượng lúc bấy giờ. Đa số chúng tôi về học là cán bộ quân sự, đã qua chiến đấu ở cương vị đảm nhiệm từ sơ cấp phát triển lên, phải được bồi dưỡng lý luận chính trị để đáp ứng yêu cầu công tác ở cương vị cao hơn. Tuy thời gian học tập có một năm, nhưng đối chiếu với những công việc lãnh đạo, chỉ huy trong thực tiễn tôi thấy sáng tỏ thêm rất nhiều điều. Có nhiều vấn đề trước đây khúc mắc, qua học lý luận tôi đã tự giải quyết được. Sau khóa học, kiểm tra phần lý luận cơ bản về chủ nghĩa Mác - Lênin, công tác đảng, công tác chính trị tôi đều đạt loại giỏi. Chia tay lớp học, mỗi đồng chí mỗi nơi, tôi tiếp tục về đơn vị cũ công tác. Sau khi hoàn thành khóa học, tôi thấy tự tin hơn, giải quyết công việc chắc chắn hơn.

        Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước giành thắng lợi hoàn toàn, chiến tranh kết thúc, đất nước thống nhất hai miền Nam - Bắc, tháng 8 năm 1975, tôi được cấp trên cho về Trường Văn hóa Lạng Sơn học tập để tiếp tục học thi lấy bằng tốt nghiệp phổ thông cấp 3. Vì tôi đã học lớp 10 nhưng chưa có bằng tốt nghiệp. Trước đây trong chiến đấu tổ chức chưa có điều kiện cho đi học, nay xây dựng Quân đội hiện đại, đòi hỏi phải có bằng cấp để tiếp thu tri thức khoa học kỹ thuật nên tôi được cấp trên cho đi học.

        Trước khi tập trung để về trường, tôi được Tổng cục Chính trị giao phụ trách các đồng chí anh hùng, dũng sĩ diệt Mỹ. Tất cả gần 100 đồng chí biên chế về Tiểu đoàn 3 của trường, kiểm tra rồi phân thành 10 lớp học; có lớp quân số chỉ có 2 đồng chí. Sau khi chúng tôi học hết năm thứ nhất, nhà trường chọn một số đồng chí tuổi đã cao không theo toàn bộ các môn, đưa vào một lớp, chỉ học các môn văn, sử, địa và thi lấy bằng tốt nghiệp các môn đã học. Tôi học hết chương trình lớp 10A, 10B và được phép của Bộ Giáo dục, trường tổ chức thi tốt nghiệp với 3 môn: Toán, lý, hóa. Kết quả cả 3 môn tôi đều đạt loại giỏi. Học xong văn hóa, tôi tiếp tục chuyển sang Tiểu đoàn 4 để học môn Nga văn. Vào học Nga văn, giáo viên Chủ nhiệm lớp cử tôi làm Lớp trưởng, tôi từ chối mãi không được. Thế là từ các lớp học phổ thông đến các lớp học ở Trường Văn hóa Quân đội, tôi đều được chỉ định làm Lớp trưởng, nghĩ lại tôi thấy không hiểu do cái duyên nợ gì mà như thế. Có lẽ làm lớp trưởng lớp học Nga văn, yêu cầu khi vào lớp phải báo cáo bằng tiếng Nga, nên tôi được chọn vì đã biết chút ít tiếng Nga. Do lực lượng phòng không chủ yếu chiến đấu bằng vũ khí trang bị của Liên Xô, các ký hiệu đều ghi bằng tiếng Nga buộc chúng tôi phải nhớ thuộc lòng mặt chữ. Tôi nghĩ, lần này được học tiếng Nga để sử dụng vũ khí trang bị thì thuận lợi quá. Số các đồng chí học cùng với tôi, nhiều đồng chí hết năm thứ nhất Nga văn là đi Liên Xô học chuyên môn, rồi có một số đồng chí năm thứ hai cũng được cử đi học chuyên môn. Còn tôi, hết năm thứ hai, không thấy trên gọi đi đâu cả, nhưng tôi vẫn yên tâm sẵn sàng nhận nhiệm vụ.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #76 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:19:04 pm »


* XÂY DỰNG SƯ ĐOÀN PHÒNG KHÔNG
SẴN SÀNG CHIẾN ĐẤU BẢO VỆ VÙNG TRỜI ĐÔNG BẮC TỔ QUỐC

        Tháng 9 năm 1978, tôi nhận được quyết định làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn tên lửa 257. Đây là trung đoàn được thành lập trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Khi mới ra đời, Trung đoàn đã kế thừa thành quả của các trung đoàn 234, 238, 285, ra sức học tập, rèn luyện để ra quân chiến đấu và chiến thắng. Khi không quân Mỹ đánh phá ác liệt miền Bắc, quán triệt tư tưởng chỉ đạo tác chiến phòng không, vừa chiến đấu vừa xây dựng, lấy chiến trường làm thao trường, càng đánh càng trưởng thành nhanh chóng và vững chắc, Trung đoàn phát huy sức mạnh tống hợp của các lực lượng và phương tiện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, cùng với các lực lượng của mặt đất đối không trên miền Bắc đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân Mỹ. Đặc biệt, trong chiến dịch phòng không cuối tháng 12 năm 1972, Trung đoàn đã cùng Trung đoàn tên lửa 261 làm nòng cốt trong các lực lượng phòng không ba thứ quân đánh bại chiến dịch tập kích đường không chiến lược chủ yếu bằng máy bay B-52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12 năm 1972.

        Khi trên vai khoác ba lô vừa về đến Quân chủng để nhận nhiệm vụ, có đồng chí gặp tôi nói: Sao ông lại nhận nhiệm vụ làm Trung đoàn trưởng Trung đoàn 257? Nên đề nghị đi đơn vị khác. Tôi hỏi ra thì được biết, Trung đoàn 257 có lệnh triển khai chiến đấu, khí tài bảo quản trong kho từ mấy năm nay, sờ đến cái gì cũng thiếu do công tác quản lý không tốt; nội bộ cán bộ trong Trung đoàn và đơn vị đang mất đoàn kết, xây dựng đơn vị yếu kém. Khi hiểu được tình hình, tôi càng quyết tâm về Trung đoàn 257 để đóng góp công sức xây dựng, phát triển đơn vị, vì đây là một trong những trung đoàn có thành tích trong những năm kháng chiến chống Mỹ. Tổng kết chiến đấu trong hai cuộc chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, Trung đoàn tên lửa 257 đã bắn rơi 74 máy bay các loại; riêng trong chiến dịch 12 ngày đêm tháng 12 năm 1972, Trung đoàn bắn rơi 11 chiếc B-52, có 8 chiếc rơi tại chỗ. Đây là một đơn vị có bề dày chiến công rất to lớn. Tôi tự xác định trách nhiệm của mình phải đem hết khả năng cùng tập thể lãnh đạo, chỉ huy và cán bộ, chiến sĩ của Trung đoàn phấn đấu viết tiếp những chiến công, những thành tích mới xứng đáng với sự hy sinh xương máu của các đồng chí đi trước đã làm nên những chiến công oanh liệt của Trung đoàn.

        Vê đến Sư đoàn phòng không 363, tôi được đồng chí Đinh Phúc Hải - Chính ủy Sư đoàn giao nhiệm vụ về Trung đoàn tên lửa 257. Đồng chí còn căn dặn và hướng dẫn tôi những việc cần làm trước và việc cần làm sau.

        Khi bắt tay vào điều hành công việc, lúc đầu tôi thấy khó khăn thật. Tiểu đoàn 77 ra quân đầu tiên mà thiếu thốn nhiều thứ quá, điều của các tiểu đoàn 76, 78, 79 sang mà vẫn còn thiếu. Tôi trực tiếp đi báo cáo ngành kỹ thuật Sư đoàn, Quân chủng, được các đồng chí hướng dẫn và tạo điều kiện tốt nhất đế không phải chỉ có Tiểu đoàn 77 mà các tiểu đoàn khác cũng phải nhanh chóng ra quân chiến đấu.

        Chiến tranh chấm dứt, vũ khí, khí tài phải được đưa vào niêm cất, báo quản là đúng, không thể cứ triển khai chiến đấu tất cả được. Theo lý thuyết thì những đơn vị niêm cất bảo quản dài hạn, khi phá niêm cất triển khai chiến đấu chỉ sau 72 giờ phải bảo đảm sẵn sàng chiến đấu. Nhưng các tiểu đoàn của Trung đoàn tên lửa 257 phải mất hàng tháng, dù đã được sự giúp đỡ tận tình của trên, không thì phải kéo dài hơn nữa. Bài học niêm cất, bảo quản cũng được rút ra từ đây, phải kiểm kê, nắm chắc chất lượng, giao trách nhiệm cụ thể, tỉ mỉ, định kì kiểm kê, đánh giá chất lượng, bổ sung kịp thời, canh gác nghiêm ngặt.

        Khi cả 4 tiểu đoàn đã sẵn sàng chiến đấu, tưởng rằng cứ thế phát triển lên. Nhưng lúc này lại có cái khó vì những năm 1978, 1979, việc đưa bộ đội chuyển từ thời bình sang thời chiến là một điều cực kỳ gian khổ, khó khăn. Có một số sĩ quan, nhất là cấp phân đội mới tốt nghiệp ở các trường về, lại gặp chiến sĩ là lính nghĩa vụ mà họ đã phục vụ chiến đấu, công tác 2 hoặc 3 năm thì rất e ngại. Hòa bình lại vừa được mấy năm, họ chỉ muốn hưởng thụ, còn cống hiến thì bất cần. Số chiến sĩ lại vừa mới xa gia đình, được giáo dục chưa nhiều, đua đòi ăn nhậu, chơi bời. Doanh trại các tiểu đoàn không có gì để ngăn cách nên cứ đến giờ nghỉ ngơi là chiến sĩ, có cả cán bộ bỏ vị trí ra hàng quán, nhà dân chơi bời, không tự giác ghép bản thân vào nền nếp nên rất khó quán lý.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #77 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:19:25 pm »


        Tôi nhớ hồi ấy, Tiểu đoàn 77 đóng ở trận địa xã Trung Hà, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng, có chiến sĩ tên là Nguyễn Văn Trái, ngang bướng, hay ăn cắp vặt. Có lần đồng chí này trong phiên gác đã lấy trộm cọc đất của bộ khí tài đang chiến đấu mang đi bán. Cán bộ chỉ huy đơn vị lúc đó rất vất vả, cắt người gác khí tài, doanh trại rồi lại phải cử người gác theo dõi đồng chí gác. Trước đó, chưa triển khai chiến đấu đồng chí này còn vác cả đoạn nối giữa anten phương vị với anten phát lệnh PPK nặng đến 30kg, 40kg đem bán. Mặc dù biết chắc là đồng chí đó đem bán nhưng hỏi mãi đồng chí vẫn không nhận. Theo Điều lệnh kỷ luật của Quân đội, tôi lệnh phạt giam đồng chí này để giáo dục, răn đe.

        Sau lệnh phạt giam chiến sĩ trong đơn vị, tôi suy nghĩ rất nhiều về trách nhiệm của người chỉ huy đơn vị lúc chiến đấu gian khố giữa cái sống với cái chết, chỉ có tình đồng chí, đồng đội thương yêu nhau mới bảo vệ được nhau. Đất nước sau chiến tranh, đời sống của nhân dân và Quân đội đang gặp rất nhiêu khó khăn, nên chiến sĩ dễ vi phạm kỷ luật. Thành ngữ có câu: "Đói ăn vụng, túng làm liều", nêu cán bộ gần gũi chiến sĩ, biết động viên tinh thần thì chiến sĩ sẽ không vi phạm kỷ luật, sẽ biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ. Tôi chỉ đạo cơ quan Tham mưu và Tiểu đoàn tiếp tục giáo dục, động viên và đồng chí đó đã nhận ra khuyết điểm, sai phạm. Tiếp tục giáo dục, động viên, tạo cơ hội cho đồng chí sửa chữa khuyết điểm. Sau này đồng chí đã trở thành một chiến sĩ tốt, hăng hái trong chiến đấu, nhiệt tình trong công tác. Tôi đã đùa với đồng chí Trái, bây giờ gọi là "Phải", không là "Trái" nữa.

        Khi ra quân chiến đấu, đơn vị bắt đầu đi vào nền nếp thì chiến tranh biên giới phía Bắc nổ ra. Trung đoàn 257 được giao nhiệm vụ bảo vệ vùng Đông Bắc Tổ quốc, phối hợp với các lực lượng giữ vững trận địa. Sở chỉ huy Trung đoàn lúc này ở ngã ba Biểu Nghi, thuộc thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh. Tiểu đoàn 76 đóng ở xã Cao Nhân, huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng; Tiểu đoàn 77 ở Cọc 6, thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh; Tiểu đoàn 78 ở Dốc Đỏ, huyện Đông Triều, tỉnh Quảng Ninh. Tiểu đoàn 79 ở Yên Hưng, tỉnh Quảng Ninh. Thế trận bố trí xong, đơn vị trực ban chiến đấu 24/24 giờ, nhưng không có máy bay địch nên chưa chiến đấu trận nào.

        Kết thúc chiến tranh biên giới phía Bắc tháng 3 năm 1979, trên điều chỉnh đội hình cho phù hợp sát biên giới vùng Đông Bắc hơn. Sở chỉ huy Trung đoàn chuyển về đóng quân ở Hà Lầm, thị xã Hòn Gai, tỉnh Quảng Ninh; Tiểu đoàn 78 về trận địa Yên Than; Tiểu đoàn 79 ra đảo Cái Bầu, Tiểu đoàn 76 ở cầu Trắng, huyện Hoành Bồ; Tiểu đoàn 77 vẫn ở Cọc 6, cẩm Phả; Tiểu đoàn 80 ở Quang Hanh, Cẩm Phả. Như vậy, đội hình chiến đấu của Trung đoàn tên lửa 257 nằm trọn trên đất Quảng Ninh. Ở Quảng Ninh, đơn vị được các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể của địa phương luôn quan tâm, chăm sóc như chính lực lượng vũ trang của mình, con em mình. Khi chúng tôi xây dựng các trận địa chiến đấu trên đất Quảng Ninh đều được Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân, các ban ngành và nhân dân các dân tộc trong tỉnh động viên giúp đỡ cả vật chất và tinh thần. Điển hình là xây dựng trận địa Tiểu đoàn 77 ở Cẩm Phả, tỉnh, ngành than mà trực tiếp là Mỏ than Cọc 6 đã dùng xe ủi, xe vận chuyển đất đá để giúp đơn vị. Các xe vận chuyển đểu là xe đặc chủng của ngành than, mỗi chuyên chở hàng chục tấn. Ngoài ra còn có các xe ủi, xe đầm, xe gạt làm việc suốt ngày đêm, không khác gì một công trường lớn. Thật là không có nhân dân thì làm sao có trận địa như thế để chống giặc. Mãi sau này khi xa Quảng Ninh và cho đến bây giờ tôi vẫn thầm cảm ơn Đảng, chính quyền, đoàn thể các dân tộc tỉnh Quảng Ninh, đi đến đâu chúng tôi cũng nhận được sự đón tiếp nồng thắm, sự chia sẻ cả vật chất, tinh thần trong những lúc khó khăn nhất.

        Ngày 2 tháng 9 năm 1979, tôi được bổ nhiệm Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng Sư đoàn 363. Cuộc chiến đấu bảo vệ biên giới phía Bắc tạm ngưng, nhưng còn rất nhiều phức tạp. Đồng chí Nguyễn Duy Bi, người thay tôi nhưng lại chưa về nên chưa làm công tác bàn giao được. Chưa làm công tác bàn giao xong, chưa nhận nhiệm vụ theo quyết định bổ nhiệm, thì tôi lại nhận được Quyết định số 976/QĐ-QP ngày 8 tháng 10 năm 1979 chỉ sau quyết định cũ hơn một tháng, cũng do Thứ trưởng Đặng Vũ Hiệp ký, điều tôi về làm Phó Tư lệnh Sư đoàn 380. Tôi và một số đồng chí cán bộ Sư đoàn là: Nguyễn Khắc Chuẩn - Phó Chính ủy, Nguyễn Danh Mậu - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, Mai Văn Hoạt - Chủ nhiệm Chính trị cùng các cơ quan và một số cán bộ, chiến sĩ có mặt ở Trạm 44, An Dương, thành phố Hải Phòng thuộc Sư đoàn 363 để làm công tác thu nhận cán bộ, chiến sĩ, chuẩn bị cơ sở vật chất ra quân chiến đấu theo lệnh của trên.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #78 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:19:51 pm »


        Do tình hình thế giới, khu vực có những thay đổi có lợi cho cách mạng nước ta, cấp trên quyết định không thành lập Sư đoàn 380 nữa, mà điều chúng tôi về Sư đoàn 369 vừa được thành lập ngày 11 tháng 4 năm 1979. Cán bộ Sư đoàn 369 lúc này đã có đồng chí Hoàng Bát là Tư lệnh Sư đoàn, các cơ quan tương đối đủ, đồng chí Đào Tiến - Chính ủy, đồng chí Nguyễn Đình Ái - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trưởng, đồng chí Nguyễn Tuyên - Phó Tư lệnh phụ trách hậu cần, đồng chí Nguyễn Trung Lữ - Phó Tư lệnh phụ trách kỹ thuật. Sư đoàn có Trung đoàn pháo cao xạ 230.

        Sau một thời gian ổn định tổ chức, ngày 9 tháng 10 năm 1979, Bộ Tổng Tham mưu ra quyết định điều Sư đoàn phòng không 369 ra bảo vệ Đặc khu Quảng Ninh. Khi về Quảng Ninh, Bộ Tư lệnh Sư đoàn có sự thay đổi, đồng chí Đinh Công Khẩn - quyền Tư lệnh Sư đoàn, đồng chí Đào Tiến - Chính ủy, đồng chí Nguyễn Khắc Chuẩn - Phó Chính ủy, đồng chí Nguyễn Danh Mậu - Phó Tư lệnh kiêm Tham mưu trương, tôi - Nguyễn Văn Phiệt làm Phó Tư lệnh phụ trách hậu cần, đồng chí Nguyễn Trung Lữ - Phó Tư lệnh phụ trách kỹ thuật.

        Sư đoàn phòng không 369 lật cánh về làm nhiệm vụ chiến đấu trên hướng Đông Bắc Tố quốc, Sư đoàn tiếp nhận các đơn vị đang đóng quân chiến đấu ở đó. Trong đó có Trung đoàn tên lửa 257 đang bảo vệ khu vực Quảng Ninh, Trung đoàn cao xạ 225 đang bảo vệ khu vực Uông Bí, Tiểu đoàn cao xạ 30 bảo vệ Bãi Cháy, Cẩm Phá thuộc Sư đoàn 363 bàn giao cho Sư đoàn 369. Trung đoàn 230 của Sư đoàn 369 hành quân từ sân bay Nội Bài ra bảo vệ khu vực Cẩm Phả, Cửa Ông. Trên cơ sở Tiểu đoàn cao xạ 30, Quân chủng cho Sư đoàn 369 tổ chức thành Trung đoàn cao xạ lấy phiên hiệu là Trung đoàn cao xạ 278 bảo vệ khu vực Bãi Cháy, Hòn Gai. Như vậy trong năm 1979, lực lượng chiến đấu của Sư đoàn 369 có Trung đoàn tên lửa 257, ba trung đoàn cao xạ 230, 278, 225. Tháng 3 năm 1980, Quân chủng Phòng không điều Trung đoàn tên lửa tầm thấp 281 từ Sư đoàn 375 Đà Nẵng cơ động hành quân ra cho Sư đoàn. Trên miền đất Đông Bắc địa đầu của Tổ quốc có một sư đoàn phòng không, biên chê 5 trung đoàn gồm hai trung đoàn tên lửa, ba trung đoàn pháo cao xạ nằm trọn trong đất tỉnh Quảng Ninh, bảo vệ vùng trời Đông Bắc và vùng than thân yêu của Tổ quốc.

        Chấp hành mệnh lệnh của cấp trên, Trung đoàn 257 đã khẩn trương tổ chức chuyển các đơn vị đang làm nhiệm vụ bảo quản, niêm cất khí tài thành đơn vị chiến đấu va cơ động từ Hải Phòng ra Quảng Ninh an toàn, đúng thời gian quy định.

        Làm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu ở tuyến đầu bảo vệ khu vực Đông Bắc của Tổ quốc trong điều kiện địa ban chiến đấu mới, khí tài cũ thiếu đồng bộ, bộ đội gặp không ít khó khăn, thử thách. Với phẩm chất và bản lĩnh đã được tôi luyện gần 15 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành, được sự lãnh đạo, tổ chức của Quân chủng, Sư đoàn, Trung đoàn, tất cả cán bộ, chiến sĩ đơn vị đều xác định rõ trách nhiệm chính trị, đoàn kết nhất trí, dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm với cấp trên.

        Tôi ra Quảng Ninh cùng với Trung đoàn tên lửa 257 nên nắm được địa hình, quen biết các đồng chí lãnh đạo của tỉnh, được Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao các nhiệm vụ liên hệ với tỉnh Quảng Ninh xây dựng trận địa, xây dựng mối đoàn kết quân dân trong các khu vực đóng quân, tạo nguồn lương thực, thực phẩm tại chỗ cho đơn vị. Tôi suy nghĩ, đất nước ta vừa thoát khỏi chiến tranh chống xâm lược, non sông mới thu về một mối, đời sống của nhân dân và Quân đội đang gặp rất nhiều khó khăn, nay lại phải đối phó với chiến tranh biên giới; do vậy phải xây dựng được mối quan hệ gắn bó máu thịt với nhân dân vùng mỏ Quảng Ninh, một địa phương có truyền thống yêu nước, cách mạng, một tỉnh biên giới tiền tiêu của Tổ quốc... để xây dựng một thế trận mới -  thế trận phòng không nhân dân bảo vệ Tổ quốc. Thế trận có vững chắc thì Sư đoàn mới hoàn thành nhiệm vụ, tôi không kể ngày đêm hăng say với công việc của một Phó Tư lệnh Sư đoàn phụ trách hậu cần nhằm hướng tới mục tiêu bảo đảm "thực túc binh cường". Do đã có mối quan hệ thân thiết từ trước nên đi đến đâu tôi cũng được chính quyền địa phương, nhân dân ủng hộ rất vô tư. Nhiều lúc tôi tự hỏi có phải vì thời chiến không? Nhưng không phải, đến mãi sau này tấm lòng của người thợ mỏ, của nhân dân các dân tộc tỉnh Quảng Ninh vẫn thế.

        Được Sự quan tâm, giúp đỡ, động viên của cấp ủy, chính quyền và nhân dân vùng mỏ, cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị như được tiếp thêm sức mạnh, nêu cao quyết tâm chiến đấu, khắc phục mọi khó khăn, sẵn sàng đánh thắng địch ngay từ trận đầu bằng quả đạn đầu trên tuyến đầu vùng Đông Bắc của Tổ quốc.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #79 vào lúc: 19 Tháng Giêng, 2020, 04:20:10 pm »


        Tháng 9 năm 1980 tôi được trên cho về học tập tại Học viện Quân sự cao cấp của Quân đội nhân dân Việt Nam (nay là Học viện Quốc phòng). Tôi theo học khóa 4 (bổ túc). Khi đã thực hành, nay lại được bồi dưỡng thêm về lý luận làm cho việc nhận thức của tôi sâu hơn, vững vàng hơn khi về tiếp tục công tác. Khóa học của chúng tôi kéo dài trong thời gian một năm, được trang bị rất cơ bản kiến thức về các mặt quân sự, chính trị. Đây là cơ sở cần thiết đối với mỗi cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược của Quân đội. Xây dựng Quân đội cách mạng, chính quy, hiện đại lúc này cần phải có những cán bộ hội tụ đầy đủ những kiến thức về chính trị, quân sự, khoa học kỹ thuật. Kết thúc khóa học, Học viện tổ chức kiểm tra để đánh giá nhận thức, sự tiếp thu của mỗi người bằng lý thuyết và thực hành trên bản đồ, tôi đều đạt loại giỏi.

        Tháng 9 năm 1981, về đơn vị tôi được giao nhiệm vụ Phó Tư lệnh - Tham mưu trưởng Sư đoàn 369, với quân ham thượng tá (quyết định phong quân hàm do Thủ tướng Chính phủ Phạm Văn Đồng ký ngày 27 tháng 1 năm 1980). Trên cương vị mới, tôi đã được trang bị lý luận nên bắt tay vào điều hành công việc thuận lợi, chắc chắn hơn. Quá trình điều hành công việc cũng như các cuộc diễn tập, cả diễn tập bộ binh của Sư đoàn đều được Quân chủng đánh giá tốt, có nhiều lần xuất sắc. Chính thế mà cán bộ, chiến sĩ của Sư đoàn tin tưởng, bản thân tôi phấn khởi, mọi việc diễn biến tốt hơn. Ngoài tổ chức sẵn sàng chiến đấu, huấn luyện, xây dựng đơn vị ngày càng tốt, môi quan hệ gắn bó giữa Sư đoàn phòng không 369 với Tỉnh ủy, ủy ban nhân dân và các ban, ngành của tỉnh Quảng Ninh, với Đảng bộ, chính quyền và nhân dân các dân tộc trong tỉnh Quảng Ninh càng thêm thắm thiết.

        Năm 1983, Sư đoàn 369 vinh dự được Quân chủng Phòng không và Ban Thanh niên Quân đội giao tổ chức "Hội nghị gặp mặt ba lực lượng" (thanh niên quân đội, thanh niên công an, thanh niên địa phương) để các sư đoàn trong toàn Quân chủng về dự và nhân rộng ra cả nước. Bộ Tư lệnh Sư đoàn giao cho tôi làm Trưởng ban tổ chức hội nghị này.

        Khi nhận nhiệm vụ, tôi rất lo, vì chưa biết phải tổ chức với hình thức nào, nội dung gì, cách làm ra sao để hội nghị đạt mục đích, yêu cầu Quân chủng đề ra. Tôi cùng cơ quan lập ra kế hoạch rất công phu và chặt chẽ vì tôi nghĩ đây là thời cơ để xây dựng toàn diện đơn vị. Kế hoạch lập xong đã được Quân chủng thông qua, tôi trực tiếp báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh. Sau khi được Quân chủng và Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhất trí chúng tôi mừng lắm, chỉ còn lại khâu hợp đồng thế nào để ba lực lượng vào cuộc nhịp nhàng ăn khớp.

        Để có ba lực lượng cùng tham gia là một vấn đề khó khăn. Khi tôi báo cáo lãnh đạo địa phương, được chính quyền và các đoàn thể tỉnh Quảng Ninh, công an tỉnh Quảng Ninh nhất trí chúng tôi tổ chức cuộc họp liên tịch bàn vị trí, thời gian ngày hội. Nội dung tổ chức bao gồm: thi trại, thi tìm hiểu về Đoàn Thanh niên Cộng Sản Hồ Chí Minh, thi nấu ăn và văn nghệ...

        Trong công tác chuẩn bị thì việc tổ chức đón đại biểu các nơi về dự là điều khó khăn đối với Sư đoàn tôi vì đơn vị chuyển đến điểm đóng mới, doanh trại còn chưa có, chỗ đón đại biểu làm sao cho đàng hoàng được. Tôi suy nghĩ, nếu đặt vấn đề đúng thì mọi sáng kiến sẽ được bung ra.

        Tôi không nhớ rõ và cũng không hiểu lúc đó tôi và đồng chí Phạm Duy Kích - Chủ nhiệm Chính trị Sư đoan đã liên hệ ra sao mà chỉ 3 tháng trời, cả vùng núi than trở thành một sân bóng đá, khu hội trường, nhà truyền thống được xây dựng cơ bản; có từ 4 đến 6 nhà để các đơn vị về cắm trại bằng tre, nứa, lá, trát vách, chuẩn bị mọi điều kiện vật chất cơ bản để đón khách dự kiến khoảng hơn 200 người. Đồng chí Lê Mai - Giám đốc sở công an nhận bảo đảm cả vấn đề ăn và nghỉ cho khách. Vậy là phần đáng lo nhất của Ban tổ chức coi như xong.

        Được sự giúp đỡ của Ban Thanh niên Quân chủng, công tác chuẩn bị của chúng tôi được hoàn tất trước kế hoạch dự kiến. Đồng chí Nguyễn Đức Côn, Trưởng ban Thanh niên Quân chủng còn xuống trước mấy ngày cùng chúng tôi rà soát lại mọi công tác chuẩn bị để hội nghị được suôn sẻ.

        Ngày 26 tháng 3 năm 1983 thực sự trở thành ngày hội của toàn Sư đoàn. Tại nơi tuyến đầu - vùng Đông Bắc của Tổ quốc, các lực lượng có sự giao lưu nồng thắm tình quân dân, đầm ấm tình đồng chí, đồng đội thiết tha, gắn bó. Đêm hội trại của ba lực lượng vinh dự đón đồng chí Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Tâm (sau là ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tổ chức Trung ương) tới dự và thắp ngọn đuốc đầu tiên cho thanh niên ba lực lượng.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM