Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 29 Tháng Ba, 2024, 01:03:34 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sức mạnh làm nên chiến thắng  (Đọc 9671 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #50 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:24:45 am »


        Ngày 30 tháng 7 năm 1972, địch tổ chức đánh cầu Đuống và cầu Đáp cầu. Chúng tôi vẫn ở trận địa Lê Xá. 9 giờ 15 phút đơn vị báo động vào cấp 1. Sau khi vừa kiểm tra chức năng xong, mở máy thu kiểm tra nhiễu thì đã có một tốp mục tiêu vào gần, sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên đang tiến hành thống nhất dải nhiễu bám sát với trắc thủ chuẩn bị đánh thì thấy các điều kiện xạ kích không cho phép. Đặc biệt hôm nay trời mù nên quang học phát hiện mục tiêu rất gần. Chúng tôi xác định tốp này chỉ là tốp gây nhiễu tiêu cực, đánh cũng được không đánh cũng không sao vì nó không trực tiếp đánh phá mục tiêu (tốp này sau khi thả nhiễu tiêu cực xong sẽ làm nhiệm vụ tiêm kích nên thông thường là tên lửa không đánh). Tốp này bay qua trận địa với tham số gần như bằng 0. Phía sau nó là cả một dải rộng kéo dài các tấm giấy kim loại với các kích cỡ khác nhau, chúng tôi gọi đó là đám mây nhiễu tiêu cực. Bỏ qua tốp thứ nhất không đánh. Theo quy luật đánh phá của không quân Mỹ, chúng tôi biết chắc chắn chỉ sau 10-15 phút là máy bay cường kích ném bom sẽ tập kích đánh phá, do đó đã chuẩn bị sẵn sàng mọi mặt để "tiếp đón" chúng. Đúng như dự kiến, 9 giò 25 phút từ hướng đông nam xuất hiện 3 tốp mục tiêu bay thẳng vào phía trận địa. Một ý nghĩ xuất hiện nhanh trong đầu tôi là phải tiêu diệt những tốp mục tiêu này, vì chính chúng là những kẻ mang bom đến giết hại đồng bào ta. Sĩ quan điều khiển thao tác nhanh chóng tóm gọn một chiếc đang ẩn nấp dưới những dải nhiễu tạp. Cũng như mọi khi dải nhiễu quét rất mạnh nên trắc thủ bám sát khó khăn. Lúc đầu có một vài trắc thủ hơi chần chừ vì khó bám sát. Nhưng tôi và sĩ quan điều khiển quyết tâm đánh nên mọi việc đều trôi chảy. Tuy dải nhiễu có khó bám sát, nhưng vì yêu cầu bảo vệ yếu địa, vì trách nhiệm của đơn vị với Hà Nội, chúng tôi đã quyết tâm đánh và đã đánh thắng, bắn rơi tại chỗ một máy bay F-4H của Mỹ tại khu vực Trâu Quỳ, Gia Lâm, Hà Nội. Điều này làm cho cấp trên, Đáng bộ và nhân dân Thủ đô phấn khởi. Chỉ trong tháng 7 năm 1972 nong Tiểu đoàn 57 đánh 6 trận với 12 quả đạn, đã bắn rơi 3 máy bay Mỹ. Có thể nói đó là một chiến công xuất sắc của Bộ đội Tên lửa bảo vệ Hà Nội trong giai đoạn đó. Điều làm cho tôi phấn khởi nhất là, được làm người lính chiến đã mấy năm nay, nhưng thời gian này tôi mới được chiến đấu nhiều và đạt được kết quả tốt như vậy. Với người lính thì đó chính là niềm vui giá trị nhất. Mặc dù có khó khăn, gian khổ, nhưng những kết quả chiến đấu vừa qua của đơn vị đã làm cho tôi quên đi tất cả những nỗi vất vả, khó khăn. Tôi mong muốn hoa chiến công tiếp tục nở rộ cho bõ công những ngày vất vả luyện tập.

        Đầu tháng 8 năm 1972 đơn vị mới cơ động tới trận địa Lỗ Khê. Trận địa là một sân trường của các cháu hoc sinh cấp I đã sơ tán. Trường nằm sát đường liên xã va sát rìa làng Lỗ Khê, thuận tiện cho việc triển khai. Trận địa dã chiến nên không có công sự cho khí tài; ở duy mặt bằng hẹp, chỉ triển khai được 4 bệ phóng. Đạn tên lửa dự trữ lại phải giấu xa. Do vậy khi di chuyển hoả lực để đánh liên tục là gặp khó khăn. Chúng tôi triển khai xong chỉ kịp đào công sự cho cá nhân. Việc ngụy trang ở đây cũng rất khó khăn; vì thời tiết cuối mùa hè nên nắng rất gay gắt. Hàng ngày, sau khi chuẩn bị chiến đấu xong, chúng tôi lại phải thay toàn bộ lá ngụy trang cho khí tài, đạn bệ và nhà bạt. Khối lượng lá ngụy trang rất lớn. Đơn vị đóng quân ở đồng bằng nên đến đâu cũng phải liên hệ với địa phương, Đoàn thanh niên, các cụ phụ lão để nhờ giúp đỡ. Kíp 2 là bộ phận đảm nhiệm công việc này cũng rất vất vả. Có lúc bí quá anh em phải chặt cây trong vườn cây của các cụ, thực hiện kế "tiền trảm hậu tấu". May nhờ chiến tranh ác liệt các cụ cũng tha thứ.

        Triển khai chiến đấu đã vài tuần, nhưng địch không vào vùng hoả lực của Tiểu đoàn. Tôi cảm thấy sốt ruột. Chúng tôi đã quen rồi, một ngày không được đánh nhau là cảm thấy buồn và sốt ruột. Mấy ngày gần đây, không quân Mỹ tăng cường sử dụng máy bay A-6A bay thấp đánh đêm, nên cũng gây căng thẳng cho chúng tôi. Sáng ngày 16 tháng 8, đơn vị báo động một lần. Địch tổ chức trinh sát ở hướng tây nam và hướng đông nam. Đó là dấu hiệu của một đợt đánh phá lớn vào Hà Nội của không quân Mỹ. Quả là như vậy, quá trưa từ hướng tây nam xuất hiện nhiều tốp mục tiêu bay vào đánh Hà Nội. Tiểu đoàn tôi đánh hai trận bằng 3 quả tên lửa. Lý do đánh ít như vậy là vì trận địa này đường tiếp đạn hơi khó khăn, nên đánh xong đợt 1 rồi vẫn chưa nạp xong đạn để đánh đợt 2, do vậy trận sau chỉ phóng được 1 quả.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #51 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:25:40 am »


        Ngày 2 tháng 9 năm 1972, là ngày thiêng liêng của đất nước, ngày độc lập của dân tộc, thế mà bọn đế quốc Mỹ không trân trọng, vẫn ngang nhiên tập kích đánh phá Thủ đô Hà Nội, giết hại nhân dân ta. Chúng tôi quyết tâm đánh cho chúng biết sức mạnh của quân và dân ta, sức mạnh Việt Nam, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn sẵn sàng bảo vệ bầu trời Tố quốc. Đúng 11 giờ 40 phút ngày 2 tháng 9, máy bay Mỹ xuất hiện đánh phá Hà Nội, Tiểu đoàn đã kịp thời chuyển cấp chiến đấu, bắn rơi tại chỗ một chiếc F-4 ở khu vực Hà Bắc. Chúng tôi đang làm công tác thu thập phần tử bắn, bỗng xuất hiện một tốp máy bay, có 2 chiếc bay thấp, bất ngờ đánh vào khu vực trận địa. Hôm đó địch đã thả 4 quả bom bi mẹ với hàng ngàn quả bom con vào trận địa chúng tôi. Nhưng thật là may nó đã chệch khỏi trận địa, rơi vào các lò gạch đang nghi ngút khói, ở phía tây, cách trận địa khoảng từ 200 đến 500m, đơn vị an toàn. Nghe bom bi nổ chát chúa, chúng tôi chỉ biết ngồi chờ sự may rủi. Bởi vì trên màn Bl/IKO vẫn còn nhiều tốp mục tiêu lởn vởn ở cự ly gần. Trận địa lúc đó lại không có bất cứ một loại hoả lực như pháo, hay súng máy phòng không bảo vệ, chỉ trông chờ hoả lực của các đơn vị tên lửa và không quân ta chi viện. Nhưng sự chi viện này rất mỏng manh. Nếu địch đánh phá lần thứ 2 thì không biết điều gì sẽ xảy ra. May là chúng chỉ đánh một đợt rồi cút thẳng. Trong tháng 8 năm 1972, địch tăng cường đánh phá giao thông và chế áp tên lửa, đánh phá các hệ thống sân bay của ta. Những ngày này thực sự là những ngày hè nóng bỏng cả về nghĩa đen và nghĩa bóng. Ngay đêm mùng 2 tháng 9, chúng tôi đã được lệnh hành quân về triển khai chiến đấu tại trận địa Tó thuộc huyện Đông Anh.

        Về lại Tó, cái trận địa cách đây hơn 2 tháng chúng tôi đã chiến đấu ở đó, đã bắn rơi tại chỗ chiếc máy bay F-4E mang nhiễu trong đội hình. Chúng tôi rời trận địa Tó đã hai tháng, hôm nay lại có dịp về lại trận địa cũ. Đây là trận địa cơ bản nên các sinh hoạt cũng khá hơn vì có nhà tranh vách đất để ở, có nước giếng khơi để sinh hoạt. Thời chiến chỉ cần vậy là tốt lắm rồi. Đi đến trận địa nào chúng tôi cũng được chính quyền, nhân dân coi như đơn vị của mình, không những giúp chúng tôi củng cố công sự, ngụy trang trận địa mà sẵn sàng ứng cứu khi có tình huống xảy ra. Các đơn vị nữ dân quân đều có phương án chuẩn bị trước, rất cụ thể, rõ ràng như: tham gia cứu thương, cùng bộ đội cứu hỏa, cứu khí tài... thời kỳ này tất cả thanh niên đều tham gia vào bộ đội, đi chiến đấu ở các chiến trường, mọi công việc ở nhà chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm.

        Ngày 3 tháng 9, không có tốp mục tiêu nào vào khu vực Hà Nội. Sáng ngày 4 tháng 9 năm 1972, trời chuyển sang tiết thu, buổi sáng còn se lạnh, gần trưa bầu trời trong xanh, không có tí gợn mây nào, kíp trắc thủ đang nghe phổ biến phương án chống Shrike và kinh nghiệm phát hiện Shrike của các đơn vị trong Quân chủng do tôi truyền đạt. Khoảng 9 giờ có lệnh báo động cấp 1, kíp chiến đấu về vị trí rất khẩn trương. Trên xe YA, đồng chí Lê Quang Thái, Trợ lý tham mưu của Trung đoàn xuống nắm tình hình chiến đấu của Tiểu đoàn cũng có mặt theo dõi trận đánh. Kiểm tra khí tài xong: 3 rãnh, 5 bệ, đạn tốt, trên bản tiêu đồ 5 X 5 đã có một tốp máy bay xuất hiện. Tôi lệnh cho đài 1 (đài rađa nhìn vòng m2) xác định tính chất mục tiêu. Đài trưởng báo cáo: xuất hiện tốp mục tiêu 4 chiếc, độ cao 4,5 km đang bay vào. Tôi lệnh cho sĩ quan điều khiển phát sóng sục sạo ở phương vị 280. Đài điều khiển bắt được mục tiêu ở cự ly 40 km, tôi đã lệnh hạ cao thế, làm công tác chuẩn bị phóng. Kíp trắc thủ đã qua chiến đấu, có kinh nghiệm: Đồng chí Nguyễn Đình Kiên là sĩ quan điều khiển có trình độ, thao tác tốt, nhanh nhạy; ba trắc thủ: trắc thủ góc tà Đỏ Van Khay, trắc thủ cự ly Mè Văn Thi, trắc thủ phương vị Nguyễn Xuân Đài đều bám sát tốt. Các đồng chí đã đánh thắng một số trận nên rất bình tĩnh, tự tin trong thao tác chiến đấu. Theo dõi từ khoảng cách cự ly 40 km, rồi 80 km, sĩ quan điều khiển thường xuyên kiểm tra không thấy máy bay địch có thủ đoạn gì. Đến cự ly 24 km, tôi lệnh phát sóng, đài điểu khiển bắt được mục tiêu không nhiễu, các trắc thủ bám sát tự động cả ba man. Tôi lệnh phóng hai quả đạn tên lửa theo phương pháp điều khiển "vượt trước nửa góc" (phương pháp PC).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #52 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:26:12 am »

         
        Khi hai quả đạn phóng lên, đạn có điều khiển tốt, bất ngờ cả tôi, sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ đều phát hiện có tín hiệu Shrike (tên lửa không đối đất của địch), đang theo cánh sóng của đài điều khiên bay thắng vào đài. Tôi động viên kíp chiến đấu bình tĩnh, kiên quyết điều khiển đạn tiêu diệt máy bay địch, sau đó gạt Shrike ra ngoài khu vực đài điều khiển. Phát hiện có lên lửa phóng lên, máy bay địch đã phóng Shrike đánh trả và cơ động bay ra. Khi quả đạn thứ nhất bay đến cự ly gặp mục tiêu, đạn nổ nhưng mục tiêu không bị tiêu diệt (vì khi bắn đón, mục tiêu cơ động bay ra thành bắn đuổi). Lúc này tôi lệnh nâng anten, hạ cao thế nhằm nâng đường bay thẳng của Shrike vào đài vượt qua đỉnh đài. Sĩ quan điều khiển đã thao tác xử lý chuẩn xác, trước sự theo dõi chứng kiến của đồng chí Lê Quang Thái, trợ lý tham mưu của Trung đoàn. Theo tính toán thì quả Shrike sẽ nổ cách trung tâm khoảng 50m đến 100m phía sau anten. Nhưng không may cho đơn vị, ngay trên thành công sự của xe điều khiển (YA) có hai cây phi lao cao trên 10m, quả Shrike của địch đã chạm vào ngọn cây và nổ, mảnh đạn chụp xuống trận địa làm hỏng khí tài, đơn vị không tiếp tục chiến đấu được. Hầu hết những người có mặt ở xe điều khiển đều bị thương: tôi, anh Ưởng - Chính trị viên Tiểu đoàn, Hoàng - Đại đội trưởng Đại đội 1, Lơm - Đại đội trưởng Đại đội 2, Mệnh - trắc thủ chuẩn bị đạn, Truyền - tiêu đồ 9x9, Hồng - tiêu đồ 5x5, Áp - trực ban tác chiến Tiểu đoàn, Khay - trắc thủ góc tà. Trong đó Khay và Hồng là bị thương nặng. Đồng chí Nhẫn được đơn vị đưa ra Bệnh viện Đông Anh cấp cứu, nhưng vết thương quá hiểm -  một mảnh Shrike nhỏ của kẻ thù đã xuyên thủng tim. Bác sĩ Bệnh viện Dông Anh sau khi kiểm tra vết thương đã buồn bã nói với chúng tôi và những người có mặt ở đó rằng: chúng ta phải vĩnh biệt đồng chí của mình, vết thương không thể cứu được. Sau này tôi nghe anh em trong đơn vị kể lại, sau khi tổ chức truy điệu và an táng Nhẫn ở Nghĩa trang liệt sĩ Đông Anh xong, vài ngày sau đơn vị lại phải xử lý một chuyện khó xử và cũng thật đau lòng. Vợ Nhẫn là cô Nhàn đang công tác ở Lạng Sơn trên đường về quê chuẩn bị sinh con, đã ghé qua trận địa Tó để thăm chồng trước khi về nhà. Anh em trong đơn vị không còn cách nào khác là phải nói dối rằng, Nhẫn đang đi công tác xa. Vì đều là người quen và có các đồng chí Sắn, Đài là đồng hương nên cô không nghi ngờ gì. Mọi người thương cho Nhẫn, cho Nhàn và đứa con sắp ra đời không biết mặt bố. Chiều hôm đó đơn vị đã bố trí đồng chí Đài - trắc thủ phương vị đưa vợ Nhẫn về quê và sau đó cô đã sinh một cháu gái, mẹ tròn con vuông.

        Tôi nhớ mãi hình ảnh đồng chí Trịnh Văn Lơm, Đại đội trưởng Đại đội bệ phóng - Đại đội 2 bị thương cụt ngón cái và ngón trỏ. Mặc cho máu chảy đầm đìa, đồng chí lấy tay kia bịt lại để chạy khắp trận địa gọi cán bộ, chiến sĩ đơn vị đi cứu đạn tên lửa. Hai quả đạn tên lửa nằm trên bệ phóng đang cháy, khói bốc nghi ngút, nếu như đạn nổ sẽ đe dọa đến tính mạng của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị. Nhưng nếu không xử lý tốt, cũng rất nguy hiếm vì khói bốc lên làm lộ trận địa, máy bay địch phát hiện đến oanh tạc ném bom, bắn phá. Nguy hiểm hơn nữa, chẳng may có một nguyên nhân nào đó làm mạch phóng cháy, quả đạn bay đi không có điều khiển mà rơi vào khu dân cư thì thiệt hại khó lường hết.

        Trận đánh không thắng lợi, khí tài hỏng, đồng đội hy sinh và thương vong tôi buồn lắm. Vừa dứt tiếng nổ, các đồng chí dân quân đã có mặt ở trận địa giúp đơn vị cứu thương và khắc phục hậu quả. Tôi bị thương vào chân, tay và mông máu chảy ra thấm ướt đẫm quần áo, đồng chí nữ dân quân Hoàng Thị Yên yêu cầu chúng tôi cho băng bó, nhưng thời gian lúc này quý lắm, chúng tôi tạm quên đi vết thương, bền bỉ chịu đựng đau đớn kiểm tra các xe, cứu chữa thương binh, đưa các đồng chí hy sinh về nơi quy định, thu dỡ khí tài kéo về vị trí an toàn. Công việc khắc phục hậu quả cơ bản ổn định, tôi và đồng chí Chính trị viên được sơ cứu xong thì phải đi bệnh viện điều trị. Mọi công việc tôi bàn giao cho đồng chí Tiểu đoàn phó Nguyễn Quang Hòe chỉ huy đơn vị. Tôi động viên anh em trong đơn vị bình tĩnh đưa khí tài về nơi quy định để sửa chữa khắc phục.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #53 vào lúc: 15 Tháng Giêng, 2020, 12:26:42 am »


        Sau thời gian nằm viện điều trị vết thương, tôi và Chính trị viên trở về đơn vị thì khí tài đã được khôi phục, sửa chữa xong. Cuối tháng 9 năm 1972 đơn vị được lệnh triển khai chiến đấu ở trận địa Kim Tiền (thường gọi là đồi Sậu), thuộc huyện Kim Anh, tỉnh Vĩnh Phúc, trận địa nằm phía tây sân bay Đa Phúc. Triển khai sẵn sàng chiến đấu được ít ngày, chưa đánh trận nào thì lại có lệnh cơ động về trận địa Đại Đồng thuộc xã Đại Mạch, nay thuộc huyện Đông Anh, Hà Nội. Hôm đó đơn vị đang sửa máy thì tôi nhận được lệnh của cấp trên chuẩn bị thu hồi, hành quân. Sau khi triển khai nhiệm vụ cho các đại đội xong, 19 giờ chúng tôi bắt đầu thu hồi khí tài và rút khỏi trận địa vào khoảng 22 giờ. Đến 24 giờ đêm chúng tôi về tới trận địa Đại Đồng. Xe điều khiển hành quân đến trận địa sớm, nhưng vẫn chưa thể triển khai được. Do thiếu xe nên không thể kéo hết khí tài cùng một chuyến, phải chờ mấy tiếng đồng hồ sau mới kéo đủ khí tài về trận địa để triển khai chiến đấu. Đến ngày 28 tháng 9 năm 1972, chúng tôi triển khai xong khí tài ở trận địa Đại Đồng nhưng vẫn chưa sẵn sàng chiến đấu vì còn thiếu một số linh kiện thay thế ở các xe khác mà cấp trên chưa cấp đủ.

        Trận địa Đại Đồng cũng thuộc huyện Đông Anh, cách trận địa Tó khoảng hơn 10 km theo đường chim bay. Đây là một trận địa cơ bản có công sự đắp bằng đất được xây dựng từ đầu cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của không quân Mỹ đối với miền Bắc nước ta. Trận địa cách làng Đại Đồng khoảng hơn l km và nằm cạnh đường tỉnh lộ nối bến phà Chèm với thị xã Phúc Yên nên rất thuận lợi cho việc cơ động, phòng tránh khi cần thiết. Các công sự trong trận địa đều trồng một ít cây phi lao, bạch đàn để ngụy trang. Trận địa bố trí được 6 bệ phóng, đường đi lại trong trận địa thuận lợi. Tiểu đoàn 57 lần đầu tiên về đây triển khai chiến đấu. Qua mấy ngày, không có máy bay vào khu vực hỏa lực của Tiểu đoàn, kíp chiến đấu tăng cường tập luyện.

        Sau đúng một tháng mất sức chiến đấu, suốt ngày lăn lê bò càng để sửa chữa khí tài, đến trưa ngày 4 tháng 10 năm 1972 khí tài của Tiểu đoàn đã có 2 rãnh, bệ sẵn sàng chiến đấu. Tôi nghĩ rằng, tuy không thực biện được đúng thời gian quy định của cấp trên, song anh em cán bộ, chiến sĩ của Tiểu đoàn đã cố gắng hết sức mình để sửa chữa, khôi phục khí tài. Phải nhìn nhận thực tế khách quan và chủ quan để đánh giá vấn đề thì mới đúng mức. Còn chỉ nhìn vào việc không đảm bảo thời gian quy định thì sẽ không thấy hết được những cố gắng to lớn của chúng tôi trong thời gian đó. Một tháng qua tuy vất vả thật, nhưng dù sao thời gian đầu anh em trong đơn vị cũng được nghỉ ngơi chút xíu đã lại sức. Bây giờ bước vào giai đoạn chiến đấu mới tôi quyết tâm sẽ cùng kíp chiến đấu ra quân chiến đấu và lập những chiến công mới. Tôi biết rằng, cuộc chiến đấu tới sẽ còn gian khổ, ác liệt hơn trước vì đây là cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch ở giai đoạn chủ yếu của cuộc chiến tranh. Trách nhiệm của người đảng viên sẽ giúp tôi phải vươn lên đế hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ. Đó là những điều mà bản thân tôi lúc nào cũng đặt ra và quyết tâm phấn đấu để hoàn thành cho kỳ được dù hoàn cảnh khó khăn, ác liệt thế nào đi chăng nữa.

        Một tháng qua im tiếng còi báo động, im tiếng súng nổ, giờ đây trở lại với những âm thanh quen thuộc, tôi thấy rộn ràng, phấn chấn như khi ta đi giữa quãng đường vắng vẻ bỗng nghe một tiếng người, một tiếng chim kêu quen thuộc vậy. Đành rằng bước vào cuộc chiến đấu mới thì bản thân tôi sẽ phải vất vả gấp bội, song đó là sự vất vả để góp vào chiến công chung của đơn vị và của cả nước. Vậy thì dù có vất vả bao nhiêu tôi cũng sẵn sàng đón nhận và kiên quyết vượt qua. Những ngày chiến đấu ác liệt mới đang chờ đón chúng tôi. Tôi đã chuẩn bị sẵn sàng về mọi mặt để đón nhận những thử thách mới và chúng tôi kiên quyết sẽ vượt qua để giành lấy phần thắng về mình.

        Vài ngày sau được trên cung cấp đủ vật tư, khí tài, chúng tôi đã sửa xong các hỏng hóc của đài điều khiển và bệ phóng. Đến ngày 6 tháng 10 năm 1972 thì Tiểu đoàn 57 sẵn sàng chiến đấu với 3 rãnh, 6 bệ. Đó là khả năng sẵn sàng chiến đấu cao nhất của Tiếu đoàn tên lửa phòng không SAM-2.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #54 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:42:33 am »


        Ngày 6 tháng 10 năm 1972, chúng tôi đánh 2 trận, máy bay địch vào tập kích khá đông. Chúng đánh phá khu vực sân bay Nội Bài. Khí tài của Tiểu đoàn bảo đảm tốt. Điều kiện chiến đấu lúc đó có những điều phức lạp mới. Đây là đường bay lần đầu chúng tôi đánh. Do việc nắm và phán đoán đường bay của địch chưa chắc nên việc chọn thời cơ phóng chưa phù hợp. Chúng tôi đã phóng đạn quá gần. Mặt khác trắc thủ góc tà là Ngô Ngọc Lịch vừa từ kíp 2 lên thay Đỗ Văn Khay bị thương ngày 4 tháng 9 vừa qua. Thời gian qua khí tài bị hỏng, viộc bám sát, hiệp đồng còn quá ít, do đó trình độ cả kíp chiến đấu phần nào còn hạn chế. Mặt khác thủ đoạn cua không quân địch cũng có những thay đổi. Chúng thường hoạt động vào những ngày thời tiết xấu, tầm nhìn quang học hạn chế, trắc thủ quang học không phát huy được vai trò chỉ chuẩn, do vậy Tiểu đoàn đánh 2 trận nhưng không diệt được mục tiêu.

        Quyết tâm ra quân đánh thắng của chúng tôi thế là không thực hiện được. Trong sở chỉ huy hôm nay cũng khá căng thẳng, cấp trên cứ giục và liên tục hỏi tại sao không đánh. Tôi nghĩ có khí tài trong tay ai mà không muốn đánh. Nhưng đánh vào lúc nào cho có hiệu quả, dó là trách nhiệm của những người thực hiện xạ kích. Tuy nhiên, nhiều lúc chúng tôi lại cứ phải bị động chờ lệnh cấp trên nên ngay cả tôi là Tiểu đoàn trưởng cũng phái đánh trong những điều kiện không thoải mái. Tất nhiên lấy bảo vệ yếu địa để hạ quyết tâm, nhưng nó cũng còn có cơ sở cụ thể về xạ kích nữa chứ!

        Qua trận đánh ngày hôm đó cùng với việc đưa Tiểu đoàn 57 ra triển khai chiến đấu khi khí tài chưa sửa chữa hoàn chỉnh, làm cho tôi nghĩ tới một điều là phần nào đó cấp trên cho rằng sau lần bị đánh vào trận địa ngày 4 tháng 9 vừa qua, tình hình tư tưởng bộ đội chắc có vấn đề nên triển khai sửa chữa khí tài chậm để trì hoãn việc ra quân và bây giờ ra quân rồi lại chần chừ không dám đánh... Nếu quả như vậy thì thật oan uổng cho chúng tôi. Đành rằng anh em trong đơn vị cũng có người thế này, người thế khác. Lúc thường ngày cũng có đồng chí chưa yên tâm phục vụ quân đội, chấp hành kỷ luật đi lại chưa tốt, đi phép, tranh thủ có lúc còn lên chậm so với thời gian quy định của cấp trên. Nhưng khi bước vào chiến đấu mọi người đều rất trách nhiệm. Điều đó thể hiện ở chỗ họ thức khuya, dậy sớm để định kỳ sửa chữa khí tài đảm bảo sức chiến đấu của Tiểu đoàn. Cả năm nay, đơn vị chưa một lần lỡ thời cơ do cán bộ, chiến sĩ thiếu tinh thần trách nhiệm. Trong chiến đấu chúng tôi chấp hành nghiêm mệnh lệnh của cấp trên, dù cho bom rơi, đạn nổ vào chính trận địa, khí tài hỏng, đồng đội người thì hy sinh, người thì bị thương nhưng không một ai bỏ vị trí chiến đấu, bình tĩnh cứu chữa khí tài, cứu chữa thương binh, làm tốt công tác liệt sĩ, không một lời kêu ca, phàn nàn.

        Khoảng 13 giờ ngày 6 tháng 10, Tiểu đoàn có lệnh báo động vào cấp 1, kiểm tra các tham số khí tài tốt. Đúng 13 giờ 10 phút, đài điều khiển phát sóng bắt được tốp mục tiêu từ hướng 32 bay vào, Tiểu đoàn phóng 2 quả đạn, được trên công nhận diệt một máy bay F-4. Như vậy trong hơn 3 tháng, tính từ ngày 27 tháng 6 năm 1972 đến ngày 6 tháng 10 năm 1972, Tiểu đoàn 57 đã bắn rơi 6 máy bay của đê quốc Mỹ, có 3 chiếc rơi tại chỗ. Đây là một thành tích chiến đấu rất đáng khen ngợi.

        Sau các đợt hoạt động đánh phá đầu tháng 10 của không quân chiến thuật, Mỹ sử dụng máy bay F-111 bay thấp, đánh đêm vào các mục tiêu ở nội và ngoại thành Hà Nội nhằm gây tâm lý căng thẳng cho nhân dân Thủ đô. Máy bay F-111 được Mỹ sản xuất từ những nam cuối thập kỷ 60 của thế kỷ XX và lần đầu tiên chúng sử dụng tại chiến trường Việt Nam. Đây là loại máy bay cường kích bom, chủ yếu hoạt động ban đêm và hay ở độ cao rất thấp và có thể mang tới 14 tấn bom.

        Tiểu đoàn tôi lúc đó đang triển khai ở Đại Đồng là một trận địa có công sự. Bờ công sự xe thu phát được đắp cao ngang mép dưới anten góc tà do vậy càng hạn chế việc phát hiện máy bay bay thấp và cực thấp. Máy bay F-111 được trang bị thiết bị rađa phát hiện chướng ngại vật nên thường bay rất thấp (dưới 300m) do vậy việc phát hiện của hệ thống rađa của ta rất khó khăn. Chúng tôi đã báo cáo cấp trên và đề xuất nâng cao nền anten để phát hiện F-111, nhưng chưa kịp thực hiện thì Mỹ đã tuyên bố ngừng ném bom.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #55 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:44:56 am »


        Trong thời gian giữa tháng 10 năm 1972 các lực lượng phòng không Hà Nội nói chung, Bộ đội Tên lửa nói riêng rất vất vả với máy bay F-111. Có ngày đêm Tiếu đoàn tôi phải báo động tới 32 lần. Nhiều lần báo động lên xe mấy phút thì về cấp 2, chưa bước chân ra khỏi vị trí chiến đấu thì lại có lệnh báo động cấp 1. Báo động liên tục nhưng không đánh được trận nào chúng tôi lại càng ức chế. Cũng may lưới lửa súng máy phòng không tầm thấp của dân quân tự vệ ta ngày đó đã phát huy hiệu quả và nổ súng kịp thời để đưa những tên giặc nhà trời xảo quyệt này vào nằm chung số phận với lũ F-105, F-4, A-6... trong bãi tha ma xác máy bay Mỹ bị quân dân miền Bắc bắn rơi.

        Trong nửa cuối tháng 10 và tháng 11 năm 1972, tình hình trong nước và thế giới có những diễn biến phức tạp. Trên chiến trường miền Nam, sau những chiến dịch lớn ở Quảng Trị, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ ta giành được những thắng lợi lớn nhưng vẫn chưa đủ sức để buộc Mỹ - ngụy ký Hiệp định Pari lập lại hoà bình ở Việt Nam. Mỹ rêu rao tuyên truyền "hoà bình ở Việt Nam đã nằm trong tầm tay". Ta chủ động tiến công địch trên mặt trận ngoại giao bằng việc đưa ra bản dự thảo "Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam". Đây là một sáng kiến quan trọng của ta và buộc Mỹ phải lúng túng đối phó. Ngày 22 tháng 10 năm 1972, Tổng thống Níchxơn tuyên bố ngừng ném bom và bắn phá miền Bắc từ bắc vĩ tuyến 20 trở ra, đưa các tàu sân bay của Mỹ ra xa vùng biển Việt Nam.

        Sau khi Mỹ tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc từ vĩ tuyến 20 trở ra, từ ngày 30 tháng 10 đến ngày 3 tháng 11 năm 1972, Bộ Tư lệnh Quân chủng tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm chiến đấu và thông qua tài liệu "Cách đánh B-52" do cơ quan khoa học quân sự Quân chủng biên soạn. Hội nghị được tổ chức tại hội trường Sư đoàn phòng không 361 ở Hòa Mục, thời gian 1 ngày. Các cán bộ trung đoàn, tiểu đoàn trưởng và trắc thủ kíp 1 của các tiểu đoàn tên lửa thuộc Trung đoàn 261 cũng được dự. Trong đó, các tiểu đoàn trưởng có tôi, anh Nguyễn Thăng, anh Trần Minh Thắng và anh Nguyễn Mạnh Hùng; các sĩ quan điều khiển có: Nguyễn Đình Kiên, Dương Văn Thuận, Lại Văn Thân, Nguyễn Đình Cương...

        Tài liệu "Cách đánh B-52” là kết tinh trí tuệ, mồ hôi và cả xương máu của bao thế hệ cán bộ, chiến sĩ Bộ đội tên lửa đã lăn lộn trên chiến trường Khu 4 để tìm cách đánh B-52 và đúc rút thành những kinh nghiệm quý báu truyền đạt lại cho chúng tôi.

        Tại hội nghị, những kinh nghiệm đánh B-52 rút ra từ thực tiễn chiến đấu của Bộ đội Tên lửa trong chiến dịch Trị - Thiên, trên tuyến vận tải chiến lược ở Quân khu 4 và Hải Phòng được đưa ra thảo luận và trao đổi kỹ. Theo sự chỉ đạo của Quân chủng, đồng chí Nguyễn Mạnh Hùng, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 93 đã báo cáo một trận đánh máy bay cường kích không thành công của Tiểu đoàn mình khi gặp trường hợp địch gây nhiễu mạnh để hội nghị rút kinh nghiệm.

        Những vấn đề cụ thể về cách đánh của tiểu đoàn tên lửa như chọn dải nhiễu, chọn thời cơ phát sóng, chọn cự ly phóng, phương pháp bắn, phương pháp bám sát mục tiêu, cách chống tên lửa Shrike của địch một lần nữa được thống nhất.

        Trong kết luận tập huấn chúng tôi nhớ mãi lời đồng chí Tư lệnh Quân chủng Lê Văn Try nhắc nhở. Trước tiên Tư lệnh nhắc lại lời của Bác Hồ nói với đồng chí Phùng Thế Tài và đồng chí Đặng Tính ngày 29 tháng 12 năm 1967: Sớm muộn gì đế quốc Mỹ cũng đưa B-52 ra ném bom Hà Nội, rồi nó có thua mới chịu thua. Phải dự kiến tình huống này để có thời gian mà suy nghĩ chuẩn bị... Chú nhớ là trước khi thua ở Triều Tiên, đế quốc Mỹ đã huỷ diệt Bình Nhưỡng, ở Việt Nam, Mỹ nhất định thua. Nhưng nó chỉ thua sau khi thua trên bầu trời Hà Nội...

        Tiếp đó đồng chí Tư lệnh nhắc nhở các đơn vị, nhất là Bộ đội Tên lửa Hà Nội phải chuẩn bị nhiều phương án cụ thể, tỉ mỉ và phải tổ chức luyện tập xử lý thành thạo các tình huống dự kiến để khi địch đưa B-52 vào đánh Hà Nội, Bộ đội Tên lửa phải bắn rơi tại chỗ ít nhất là một chiếc để lấy "đuôi" của nó bổ sung vào bộ sưu tập xác máy bay Mỹ bị quân và dân ta bắn rơi trên miền Bắc.

        Sau khi dự hội nghị trở về, chúng tôi tập trung huấn luyện kíp chiến đấu. Các kíp chiến đấu được ưu tiên luyện tập mỗi ngày 2 giờ để xử trí chỉ huy và thao tác đánh B-52 với quyết tâm kíp 1 đánh giỏi trong mọi tình huống; kíp 2 đánh được gần như kíp 1; kíp 3 đánh được tình huống ít phức tạp.

        Thực hiện chỉ thị của Tư lệnh Quân chủng, Tiểu đoàn 57 đã về lập kế hoạch đánh B-52 bảo vệ Hà Nội. Kế hoạch được thông qua Đảng ủy Tiểu đoàn và Trung đoàn trưởng Trần Hữu Tạo ký phê chuẩn.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #56 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:45:31 am »


        Sau khi có kế hoạch chiến đấu đánh B-52, cũng như những lần trước tôi chỉ đạo sĩ quan điều khiển "bóc" các đường bay làm các tình huống cụ thể để đưa vào tủ giả và hàng ngày tổ chức luyện tập cho kíp chiến đấu. Trong quá trình huấn luyện, thông thường kíp 1 tập thì kíp 2 đứng sau theo dõi để bình tập và ngược lại. Sau mỗi lần luyện tập chúng tôi đều tổ chức rút kinh nghiệm và bình tập. Từng trắc thủ nhận xét lẫn nhau cả ưu điểm cũng như thiếu sót. Sĩ quan điều khiển tổng hợp, nhận xét đánh giá ưu điểm, khuyết điểm từng người trong kíp và chỉ ra hướng sửa chữa khắc phục trong những lần tập sau. Mỗi lần rút kinh nghiệm luyện tập hiệp đồng hay bám sát ghi sai số, chúng tôi đều ghi chép vào sổ để có cơ sở đánh giá sự tiến bộ của từng người và có biện pháp giúp đỡ cụ thể. Bằng cách đó chúng tôi đã rèn cho các kíp trắc thủ bám sát giỏi và thành thục phương án xử trí tình huống đánh B-52 theo kế hoạch tác chiến Tiểu đoàn đã xây dựng. Mặt khác đó cũng là cách để nâng cao trình độ cả hai kíp sẵn sàng thay thế nhau khi cần thiết. Những ngày không quân Mỹ ngừng bắn tạm thời chính là cơ hội để chúng tôi tổ chức huấn luyện bổ sung những nội dung còn yếu, thiếu mà thực tế chiến đấu đã đặt ra.

        Đầu tháng 11 năm 1972, được lệnh của trên, Tiểu đoàn nhận bộ khí tài mới đưa về triển khai, bảo quản, làm tham số tại trận địa Mai Hiên, thuộc xã Mai Lâm. Chắc cấp trên biết chúng tôi đang sử dụng bộ khí tài quá cũ nên cho thay, nhưng tôi đã đề nghị với Trung đoàn bộ khí tài Tiểu đoàn mới nhận để đồng chí Tiêu đoàn phó Nguyễn Quang Hòe và kíp chiến đấu 3 làm công tác mở niêm cất, triển khai khí tài sẵn sàng chiến đấu. Còn kíp chiến đấu vẫn tiếp tục chiến đấu với bộ khí tài cũ. Bộ khí tài cũ nhưng chúng tôi đã nắm được nó, mà nó đã cùng chúng tôi đánh thắng nhiều trận. Bộ khí tài mới tốt thật đấy nhưng chúng tôi chưa bắn lần nào, chưa bắn rơi máy bay. Mặt khác, tôi nghĩ nên tận dụng hết bộ khí tài cũ vì còn rất tốt, nó gắn bó với tôi từ khi học chuyến loại ở Liên Xô năm 1966.

        Cũng trong thời gian này đơn vị đã có lệnh chuẩn bị mọi mặt để toàn bộ Trung đoàn tên lửa 261 lên đường vào chiến trường Quảng Đà làm nhiệm vụ. Bộ đội được làm công tác tư tưởng và những anh em ở Bắc Bộ đã được đi tranh thủ về thăm gia đình từ 5 đến 7 ngày. Số anh em quê ở Khu 4 thì sẽ đi tranh thủ sau.

        Ngoài chương trình huấn luyện chuyên ngành, chúng tôi đã tổ chức huấn luyện các nội dung binh chủng hợp thành như sử dụng súng bộ binh, động tác cá nhân, tiểu đội, trung đội bộ binh chiến đâu phòng ngự, phản công bảo vệ trận địa... Tất cả chúng tôi ngày đó luôn tâm niệm "là người chiên sĩ có lệnh là đi, có giặc là đánh và đã đánh là phải thắng". Cả nước lúc đó đều hướng về giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc, nên việc chuẩn bị đi "B dài" của chúng tôi như một lẽ thường tình.

        Ngày 9 tháng 12 năm 1972, đơn vị chính thức nhận nhiệm vụ đi chiến trường B. Lúc này tôi mới hiểu, bộ khí tài mới trên giao cho Tiểu đoàn là để đưa vào chiến trường B chiến đấu. Chúng tôi rất phấn khởi và phân công nhau làm công tác chuẩn bị nhưng vẫn phải sẵn sàng chiến đấu cao với bộ khí tài trên 13.000 giờ.

        Chiều ngày 15 tháng 12 năm 1972, đơn vị nhận được điện của Trung đoàn không đi chiến trường B nữa, ở lại sẵn sàng chiến đấu đánh B-52 bảo vệ Hà Nội. Cấp trên nhận định, tới đây địch sẽ đánh phá Hà Nội ác liệt hơn, có cả máy bay B-52 nên cần phải chuẩn bị thật chu đáo, địch vào phải chiến đấu tốt, đánh thắng ngay từ trận đầu. Đơn vị đang có một số đồng chí cán bộ, chiến sĩ đi phép. Còn tôi với đồng chí Chính trị viên Tiểu đoàn và kíp chiến đấu (kíp 1) chưa đi phép nên cũng thuận lợi cho việc thực hiện mệnh lệnh chiến đấu của Trung đoàn.

        Sáng ngày 16 tháng 12 năm 1972, Tiểu đoàn tập trung mở Hội nghị quân sự bàn cách đánh, đi sâu cách đánh máy bay B-52. Sau hội nghị, toàn đơn vị ra sức luyện tập theo phương án đã bàn. Chúng tôi tìm hiểu, học tập và đã hiểu được khá rõ về máy bay B-52. Đây là một trong những loại vũ khí chiến lược của Mỹ có sức mạnh ghê gớm, nhưng nó cũng có cái yếu chí mạng. Máy bay B-52 ra đời được quảng cáo "Siêu pháo đài bay", "Pháo đài bay thượng đẳng", là thần tượng của không lực Hoa Kỳ; là sản phẩm hội tụ những thành tựu kỳ điệu nhất của nền công nghiệp hàng đầu thế giới, là thứ vũ khí linh hoạt nhát trong bộ ba vũ khí chiến lược của Mỹ (tàu ngầm hạt nhân, tên lửa tầm xa mang đầu đạn hạt nhân, máy bay ném bom chiến lược B-52).
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #57 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:45:48 am »

   
        Khi B-52 tiến công đánh phá, nó trút bom như mưa, tiếng bom rơi xé không khí gầm rú ghê rợn như giông bão. Một phi vụ B-52 có thể hủy diệt cả một vùng rộng lớn (1 tốp B-52 có 3 chiếc) biến một vùng rộng có diện tích khoảng 2km thành bình địa... Không một sinh vật nào tồn tại, đối phương bị hủy diệt về quân sự, khiếp đảm về tinh thần vì họ bất lực trước sức mạnh của B-52. Máy bay B-52 bay trong đội hình đầy nhiễu: nhiễu tiêu cực, nhiễu tích cực trong đội hình do các loại máy bay chiến thuật (F) đi bảo vệ mang nhiễu; nhiễu do bản thân máy bay B-52 mang (một B-52 có 15 máy gây nhiễu) và nhiễu tích cực ngoài đội hình do các máy bay vòng ngoài phát ra, gây khó khăn cho tên lửa phòng không rất lớn. Một tốp B-52 đi ném bom, có hàng chục máy bay chiến thuật đi để bảo vệ, đánh trực tiếp các trận địa tên lửa, đánh không chiến với không quân của ta. Chúng tập kích đánh thẳng vào trận địa tên lửa, phá hủy khí tài làm mất sức chiến đấu và đánh phủ đầu các sân bay, không cho máy bay của ta xuất kích chiến đấu. Đây là một thủ đoạn tác chiến cực kỳ nguy hiểm, đối phương sử dụng sức mạnh quân sự đánh phủ đầu, đánh chế áp hệ thống hỏa lực và các lực lượng đánh trả của ta rất quyết liệt.

        Chiều ngày 17 tháng 12 năm 1972, Tiểu đoàn lại được lệnh chuyến lên sẵn sàng chiến đấu cao. Trong năm qua chúng tôi đã quen với những đợt chuyển cấp thế này rồi, nên mọi công việc chuẩn bị chỉ một loáng sau đã đâu vào đấy. Vũ khí, khí tài, đạn bệ tốt, quân số kíp 1 đầy đủ, ngụy trang công sự được bổ sung. Mọi người đã trong tư thế sẵn sàng chiến đấu cao nhất. Ngay từ sáng hôm đó tôi đã cho cán bộ đi gọi những đồng chí đi phép tranh thủ trở về đơn vị chiến đấu. Chiều tối thì Sắn - sĩ quan điều khiển đã có mặt tại trận địa, nhưng tôi vẫn quyết định vẫn để Kiên làm sĩ quan điều khiển cho hết chiến dịch. Với chúng tôi khi đó cũng chẳng biết chiến dịch sẽ kéo dài bao lâu, chỉ biết rằng nếu địch còn đánh phá Hà Nội nói riêng và miền Bắc nói chung là chúng tôi tiếp tục chiến đấu. Các đồng chí ở xa, đành phải để theo như phương án như trước khi đi phép là: "Khi có tiếng súng phải trở lại đơn vị ngay".

        Như vậy sự tráo trở, lật lọng của chính quyền Níchxơn đã lộ rõ bộ mặt nham hiểm, vậy chúng sẽ làm gì với Thủ đô Hà Nội - trái tim thân yêu của cả nước? Sự căm thù bè lũ cướp nước lại trào lên, rõ ràng trước đây cũng như bây giờ chúng ta không thể tin đê quốc Mỹ được, phải luôn nêu cao cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu, sẵn sàng giáng trả kẻ thù những đòn đích đáng khi chúng liều lĩnh đánh phá trở lại Hà Nội.

        5 giờ 30 phút sáng 18 tháng 12 năm 1972, đơn vị làm công tác chuẩn bị chiến đấu theo quy định thì nhận được lệnh của Trung đoàn vào cấp 1, trên máy điện thoại, đồng chí Võ Công Lạng, Trung đoàn phó truyền dạt nhắc nhở đơn vị chuẩn bị tham số khí tài cho thật tốt, kíp chiến đấu (kíp 1) sẵn sàng để đánh B-52 bảo vệ Hà Nội. Tiếng của ông nhỏ nhẹ, đằm thắm làm cho mọi người nghe rất chú ý. Khi kết thúc, tất cả chúng tôi đều in đậm những mệnh lệnh hành động trong chiến đấu. Ngay sau đó, đồng chí Dương Đình Thảo, Chính ủy Trung đoàn động viên cán bộ, chiến sĩ: Nếu B-52 vào Hà Nội chúng ta phải bắn rơi tại chỗ, bắt giặc lái để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22-12-1972) tròn 28 tuổi. Chúng tôi đã nhận được mệnh lệnh và những lời động viên của lãnh đạo, chỉ huy Trung đoàn trước trận đánh với ý chí quyết tâm rất cao. Ngày 18 tháng 12, kíp chiến đấu hết bàn bạc cách đánh, lại mở máy luyện tập, đây là thời cơ quyết tâm để thực hiện lời hứa của cán bộ, chiến sĩ toàn Tiểu đoàn với cấp trên.

        Quá trình bàn bạc, thảo luận cách đánh, kíp chiến đấu chúng tôi đều thống nhất nhận định: B-52 tuy mạnh đấy, nhưng nó cũng có cái yếu mà Bộ đội Tên lửa chúng tôi đã tìm ra. Một là, B-52 bay vào đánh phá Hà Nội phái bay theo đường bay nhất định, phải có điểm kiểm tra trước khi cắt bom, căn cứ vào đó Bộ đội Tên lửa bố trí trận địa có lợi nhất để tiêu diệt máy bay địch. Hai là, khi bay ném bom, B-52 phải bay bằng và không cơ động, dải nhiễu của chúng sẽ rất ổn định, còn nhiễu của các loại máy bay chiến thuật (F) thường cơ động, nhất là khi chúng tôi phân biệt đâu là F chỉ cần bật công tắc phóng giả, các loại (F) thấy sóng điều khiển tên lửa là cơ động tránh, thế là phân biệt được nhiễu B-52 với nhiễu của (F). Ba là, máy bay B-52 bay ban đầu còn một số đèn sáng trên lưng, trắc thủ PA-00 sử dụng kính TZK dễ dàng phát hiện. Theo kinh nghiệm của những đơn vị đi trước, đã từng vào chiến trường Khu 4 nghiên cứu đánh B-52 thảo luận trong các hội nghị bàn về cách đánh B-52 tại Sư đoàn 361, chúng tôi lập thành các phương án cụ thể, đưa vào tủ tạo mục tiêu giả trên xe điều khiển YA để luyện tập. Vì đơn vị chúng tôi chưa được vào chiến trường Khu 4 nghiên cứu cách đánh B-52. Đây là ý chí quyết tâm của toàn đơn vị, quyết đánh, biết đánh, quyết thắng B-52.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #58 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:46:37 am »


        Cả ngày 18 tháng 12 năm 1972 đơn vị chúng tôi vẫn hoạt động công tác bình thường. Gần trưa có báo động chuyển cấp vì có một chiếc máy bay không người lái bay vào trinh sát Hà Nội, Hải Phòng. Đây là một hoạt động thường tình nhưng cũng là dấu hiệu của một đợt đánh lớn của không quân Mỹ.

        Chiều 18 tháng 12 năm 1972, đơn vị được lệnh cho bộ đội ăn cơm sớm để chuẩn bị chiến đấu với không quân chiến lược của đê quốc Mỹ trong đêm nay. Công tác chuẩn bị và chờ đợi bước vào trận đánh tác động rất lớn đến tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ toàn đơn vị. Yêu cầu mọi cán bộ, chiến sĩ phải bình tĩnh, học thế nào đánh thế, chớp thời cơ thuận lợi để tiêu diệt địch.

        Mùa đông năm đó rất lạnh và buổi tối thường đến nhanh hơn. Sau khi ăn cơm chiều xong, tôi ghé qua nhà Ban chỉ huy Đại đội 1, Hoàng - Đại đội trưởng, Hợp -  Chính trị viên Đại đội 1 và sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên ngồi tán gẫu, uống chén trà Hồng đào của Hoàng mang từ nhà lên bên ngọn đèn dầu madút vàng khè. Thời đó gia đình nhà Hoàng có phiếu B, tiêu chuẩn của bố Hoàng. Thỉnh thoảng về tranh thủ Hoàng lại mang trà Hồng đào, thuốc lá Điện Biên lên cho mấy anh em cùng hưởng "xái". Bên chén trà nghe Hoàng kể chuyện trên trời, dưới biển có lúc gần cả đêm. Cuộc sống chiến đấu ngày đó thật vất vả, nhưng con người sống với nhau lại tình cảm, gắn bó và thật sự thương yêu nhau như anh em trong nhà.

        Đến 18 giờ 30 phút, tôi lại cho mở máy kiểm tra lần cuối các tham số kỹ thuật của khí tài, mong sao các tham số chuẩn nhất (thường gọi là tham số danh định) nhỏ nhất trong giới hạn cho phép. Làm các tham số xong, chúng tôi lại tranh thủ tập luyện thì có lệnh từ sở chỉ huy Trung đoàn cho vào cấp 1. Chỉ sau 3 phút, chúng tôi đã báo cáo lên Trung đoàn: Kl (đây là ký hiệu của Tiểu đoàn 57) khí tài 3 rãnh, 6 bệ, 6 đạn tốt, sẵn sàng chiến đấu. Do khí tài đang mở học tập nên công tác kiểm tra chức năng, đánh giá khí tài được rút gọn.

        Tôi nhớ, chuẩn bị cho chiến dịch này, đơn vị đã tổ chức hội nghị bàn rất kỹ về chuẩn bị vũ khí, khí tài, cơ sở vật chất cho chiến đấu dài ngày như thế nào? Bồi dưỡng sức khỏe bộ đội ra sao? Các phương án đều đã được tính toán, bàn kỹ rồi, việc của ai người ấy cứ thế mà thực hiện. Bộ phận nuôi quân cách trận địa khoảng 2 km, nhưng với tinh thần tích cực, các đồng chí xác định trách nhiệm đảm bảo ăn uống cho bộ đội chu đáo; không quản nắng mưa, rét buốt, đêm tối, khi trận địa yêu cầu là các đồng chí có mặt. Bộ phận nuôi quân của Tiểu đoàn chúng tôi cũng được xác định là một trong những lực lượng quan trọng, góp phần để đưa quả đạn tới tiêu diệt mục tiêu.

        Đến 19 giờ 15 phút, trên tiêu đồ tình báo quốc gia 9x9 đã xuất hiện nhiều tốp máy bay địch bay men theo biên giới Việt - Lào lên khu vực Sơn La, rẽ sang hướng đông ngã ba Việt Trì, ven Tam Đảo vào đánh phá mục tiêu Hà Nội. Khi B-52 vào thì nhiễu tiêu cực, nhiễu trong và ngoài đội hình, nhất là các loại máy bay chiến thuật (F) quần lộn oanh tạc, đánh phá các trận địa tên lửa và sân bay gây khó khăn cho việc bắt, bám sát mục tiêu máy bay địch để tiêu diệt. Khi B-52 bay vào càng gần khu vực hỏa lực của Tiểu đoàn thì nhiễu càng nặng thêm, việc phân biệt đâu là nhiễu B-52, đâu là nhiễu của các loại máy bay chiến thuật (F) là điều hết sức khó khăn, vì đơn vị chúng tôi chưa đánh B-52 bao giờ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi gặp chúng, chủ yếu chỉ nghe, học tập những kinh nghiệm mà các đơn vị bạn đã chiến đấu ở chiến trường Quân khu 4, nó là thách thức rất lớn đối với chúng tôi. Việc thông tin liên lạc trong nội bộ đã khó, còn việc nhận lệnh và háo cáo Trung đoàn lại càng khó hơn vì nhiễu vô tuyến điện của địch đã chế áp, chặn các kênh liên lạc của ta. Để bảo đảm thông tin chỉ huy, Sư đoàn đã có sáng kiến dùng máy phát trực tiếp xuống các tiểu đoàn tên lửa, chỉ có nghe và nhận lệnh, như thế cũng rất thuận lợi trong chiến đấu rồi.

        Khoảng gần 19 giò 30 phút, sau khi kiểm tra chức năng đánh giá khí tài, đạn bệ tốt, sĩ quan điều khiển Nguyễn Đình Kiên mở máy thu quay một vòng kiểm tra linh hình nhiễu tạp trong và ngoài đội hình. Khi quay đèn hướng tây nam phát hiện có nhiều dải nhiễu xuất hiện. Linh tính và kinh nghiệm mách bảo chúng tôi là có khả năng địch sẽ tổ chức đánh lớn Hà Nội. Lúc này chúng tôi cũng chưa nghĩ tới khả năng B-52 đánh Hà Nội. Tôi thông báo sơ bộ tình hình địch cho toàn Tiểu đoàn. Chính trị viên tiểu đoàn Nguyễn Văn Ưởng nhắc nhở, động viên bộ đội bình tĩnh, thao tác chính xác, quyết tâm đánh thắng. Tiêu đồ 9x9 bắt đầu thông báo ở hướng tây nam có nhiều tốp máy bay địch đang bay lên hướng bắc. Theo lệnh của tôi, sĩ quan điều khiển quay an ten về tây nam và tiến hành chọn dải nhiễu. Cả một góc rộng gần 90 độ là nhiễu tạp dày đặc. Bên màn góc tà chí có hai dải còn trên màn phương vị thì kín màn là nhiễu.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #59 vào lúc: 16 Tháng Giêng, 2020, 09:46:59 am »

   
        Căn cứ quy luật đường bay, độ sáng, vận tốc góc sĩ quan điều khiển cùng ba trắc thủ tiến hành chọn và thống nhất dải nhiễu. Theo lệnh tôi, sĩ quan điều khiển và kíp trắc thủ bám sát đánh tốp đi đầu. Đài 1 và đài K.X-60 cũng đã phát hiện được mục tiêu. Sĩ quan điều khiển đối chiếu các phần tử giữa đài điều khiển với các đài K8-60 và đài 1 đều thống nhất. Mọi công tác chuẩn bị bắn đã hoàn thành. Tôi hạ lệnh phóng hai đạn. Hai tiếng nổ vang lên, cabin xe điều khiến rung nhẹ. Đó là lúc 19 giờ 54 phút ngày 18 tháng 12 năm 1972. Đây cũng là giờ phút mở đầu trận đánh của Tiểu đoàn 57 tham gia chiến dịch 12 ngày đêm "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không", cả hai quả đạn đểu điều khiển tốt và nổ ở cự ly 22km. Nhưng thật đáng tiếc trận này chúng tôi đánh tốp đi đầu là tốp máy bay F-4 gây nhiễu tiêu cực, do vậy đạn nổ nhưng không diệt được mục tiêu.

        Tám phút sau, khoảng 20 giờ 2 phút chúng tôi đánh trận thứ 2 vào một tốp cùng từ hướng tây bắc xuống ném bom sân bay Nội Bài, khu vực Đông Anh. Trận này chúng tôi chỉ bắn được một quả đạn vì một quả vào vùng cấm, một quả phóng đạn không đi. Đạn điều khiên tốt và nổ ở cự ly 24km, nhưng cũng không diệt được mục tiêu. Đang theo dõi kết quả bắn, bỗng nhiên chúng tôi nghe hàng loạt tiếng nổ kéo dài phía xa. Loạt tiếng nổ đó kéo dài hàng phút đồng hồ. Đây là lần đầu tiên chúng tôi nghe thấy những âm thanh giết người hàng loạt gần như vậy.

        Đợt đánh phá của địch kéo dài khoảng một giờ đồng hồ. Sau khi về cấp 2, chúng tôi tổ chức hội ý rút kinh nghiệm. Các đồng chí kíp 2 từ trong xóm đi ra trận địa để hỏi thăm tình hình, vì họ đang sốt ruột chưa biết chuyện gì xảy ra. Như một làn sóng lan toả nhanh trong đơn vị: B-52 đã đánh Hà Nội. Mọi người tiếp nhận tin này một cách im lặng và đầy suy tư. Ai cũng đã được quán triệt là Mỹ sẽ dùng B-52 đánh Hà Nội. Nhưng hôm nay chuyện xảy ra sau lúc Mỹ rêu rao "hoà bình ở Việt Nam trong tầm tay" thì mọi người đều thấy đau lòng và căm thù tột bậc. Hơn lúc nào hết bộ mặt lật lọng, thủ đoạn xảo quyệt của kẻ thù càng được phơi bày rõ ràng. Kíp chiến đấu sơ bộ rút kinh nghiệm hai trận đánh vừa qua và bàn cách đối phó có hiệu quả với B-52. Trơi rét nhưng ai cũng bứt rứt trong người vì không hài lòng với chính mình trong hai trận đánh, nhất là trận đanh sau, vì bệ đạn hỏng nên chỉ đánh được có một quả. Riêng sĩ quan điểu khiển và kíp trắc thủ thì việc phát hiện mục tiêu trong nhiễu chưa tốt, bám sát dải nhiễu trong điều kiện ban đêm không có quang học chỉ chuẩn còn hạn chế, chọn thời cơ mở ngòi nổ 11 giây chưa phù hợp. Hơn 22 giờ chúng tôi đi nằm. Chăn màn để trong nhà bạt từ chiều đến giờ bị hấp thụ cái lạnh giữa mùa đông quấn vào người lạnh như quấn chăn ướt. Cái lạnh thấu xương của đêm đông, cái day dứt đánh chưa thắng làm tôi không tài nào chợp được mắt.

        Trằn trọc tới 23 giờ 30 phút thì lại có báo động. Đợt tập kích lần thứ 2 trong đêm bắt đầu. Địch vẫn sử dụng đường bay từ phía tây nam lên tây bắc, sau đó bay qua phía nam Tam Đảo vào đánh Nội Bài, Đông Anh, Mễ Trì. Thủ đoạn của chúng vẫn cho 3 - 4 tốp máy bay F-4 đi trước khoảng 10 - 15 phút để thả nhiễu tiêu cực đồng thời ngăn chặn máy bay ta nhằm hộ tống từ xa cho đội hình B-52 phía sau. Trong mỗi tốp 3 chiếc B-52 chúng lại bố trí từ 8 đến 12 chiếc F-4 bảo vệ trực tiếp phía trước và hai bên sườn. Đội hình bay của B-52 được bố trí rất chặt chẽ, chủ yếu để đối phó với không quân ta. Với đội hình hay như vậy việc phân biệt giữa máy bay B-52 với máy bay F-4 hộ tống để tên lửa đánh đúng đối tượng là một khó khăn, nhất là khi cả hai loại đều gây nhiễu tạp che lấp đội hình bay của chúng. Bước vào trận đánh này chúng tôi xác định tập trung đánh B-52 theo đúng phương án đã đề ra. Chúng tôi bỏ qua các tốp gây nhiễu tiêu cực. Theo lệnh của tôi, sĩ quan điều khiển mở máy thu nhiễu ở hướng tây - tây bắc. Sau khi kiểm tra tất cả các dải nhiễu sĩ quan điều khiển quyết định chọn một dải có độ sáng ổn định, ít "quét" và tiến hành các động tác thống nhất dải nhiễu giữa góc tà và phương vị. Bằng các động tác thành thục sĩ quan điều khiển và các trắc thủ đã nhanh chóng chọn dải nhiễu và thống nhất xong. Sau khi đối chiếu với các đài và đã thống nhất, sĩ quan điều khiển phát sóng kiểm tra mục tiêu. Cả ba màn trắc thủ và sĩ quan điều khiển đều trắng xoá nhiễu, không thể nào phát hiện được tín hiệu mục tiêu trên nền nhiễu. Trắc thủ báo cáo vận tốc góc. Bằng kinh nghiệm và cảm giác tay quay quen thuộc trong bám sát, các anh hô: "Mục tiêu ổn định". Sĩ quan điều khiển báo cáo tôi tình hình mục tiêu và đề nghị cho tiêu diệt. Một tình huống bất ngờ xảy ra, Tiểu đoàn mất liên lạc với sở chỉ huy Trung đoàn. Sau này chúng tôi mới biết khi máy bay B-52 vào cách Hà Nội từ 70 đến 100km là hệ thông thông tin tiếp sức của ta bị địch khống chế. Tiểu đoàn chuyến sang đánh theo phương án đã được trên phê chuẩn.
Logged

Trang: « 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM