Lịch sử Quân sự Việt Nam
Tin tức: Lịch sử quân sự Việt Nam
 
*
Chào Khách. Bạn có thể đăng nhập hoặc đăng ký. 28 Tháng Ba, 2024, 09:04:40 pm


Đăng nhập với Tên truy nhập, Mật khẩu và thời gian tự động thoát


Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Xuống
  In  
Tác giả Chủ đề: Sức mạnh làm nên chiến thắng  (Đọc 9661 lần)
0 Thành viên và 1 Khách đang xem chủ đề.
Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« vào lúc: 05 Tháng Giêng, 2020, 02:45:40 pm »

    
        - Tên sách : Sức mạnh làm nên chiến thắng

        - Tác giả : Trung tướng, AHLLVTND Nguyễn Văn Phiệt

        - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân

        - Năm xuất bản : 2014

        - Số hóa : Giangtvx
    
« Sửa lần cuối: 08 Tháng Năm, 2020, 06:32:46 am gửi bởi Giangtvx » Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #1 vào lúc: 06 Tháng Giêng, 2020, 04:00:32 pm »

         

Ảnh bìa 4: Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 63 giao nhiệm vụ trên sa bàn cho kíp chiến đấu tháng 5-1967 tại trận địa Chèm (Hà Nội); nguồn: Báo Quân đội nhân dân điện tử.


Trung tướng, AHLLVTND Nguyễn Văn Phiệt

LỜI GIỚI THIỆU
       Trung tướng Nguyên Văn Phiệt xuất thân từ một dòng tộc có truyền thông văn hóa và cách mạng - dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh; sinh ra và lớn lên tại tỉnh Hưng Yên - một vùng quê giàu truyền thống lịch sử, văn hóa.

        Với hơn 40 năm phục vụ trong quân ngũ, đồng chí Nguyễn Văn Phiệt trưởng thành từ người chiến sĩ rađa thành sĩ quan điều khiển tên lửa phòng không, đảm nhiệm nhiều chức vụ từ Trung đội trưởng đến Sư đoàn trưởng, Chủ nhiệm Chính trị, Phó Tư lệnh Chính trị Quân chủng Phòng không, Quân chủng Phòng không -  Không quân. Trong bất cứ hoàn cảnh nào đồng chí luôn là một đảng viên gương mẫu, một cán bộ có ý chí và bản lĩnh kiên cường, mưu trí, sáng tạo, dũng cảm trong chiến đấu, luôn vững vàng trong lãnh đạo, chi huy xây dựng đơn vị, có tấm lòng thương yêu cán bộ, chiến sĩ và được mọi người yêu mến.

        Cuốn hồi ký "Sức mạnh làm nên chiến thắng" của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt là những kỷ niệm, những suy nghĩ về cuộc đời binh nghiệp trong hơn 40 năm, trong đó chứa đựng nội dung tâm huyết của tác giả về sức mạnh chính trị - tinh thần. Đó không chỉ là những sự kiện mà còn là những kinh nghiệm đúc kết từ thực tiễn cuộc sống, chiến đấu mà tác giả đã được trải nghiệm. Đặc biệt là những trận chiến đấu đối phó với các thủ đoạn tác chiến điện tử của không quân Mỹ, đánh trả các loại máy bay chiến thuật và máy bay chiến lược B-52 đòi hỏi ý chí, quyết tâm dám đánh và quyết đánh thắng của cả một tập thể kíp chiến đấu bền gan, vững chí nhằm đúng máy bay Mỹ mà tiêu diệt, giành thắng lợi vẻ vang.

        Cuốn sách có giá trị thiết thực trong giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ hôm nay, trong đó những kinh nghiệm trong chiến đấu và xây dựng đơn vị sẽ giúp cán bộ, chiến sĩ trong Quân chủng Phòng không - Không quân phát huy sức mạnh chính trị - tinh thần, vượt qua mọi khó khăn thử thách để xây dựng Quân chủng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại; luôn luôn cảnh giác sẵn sàng chiến đấu cùng các lực lượng vũ trang nhân dân bảo vệ vững chắc bầu trời, biển đảo và sự toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc; góp phần xây dựng nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Ngày 28 tháng 7 năm 2014              
         
Trung tướng NGUYỄN XUÂN MẬU          
Nguyên Phó Chủ nhiệm UBKT QUTW        
Phó Chính ủy Quân chủng PK-KQ (1964-1977)
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #2 vào lúc: 07 Tháng Giêng, 2020, 12:23:09 pm »


LỜI NHÀ XUẤT BẢN

        Cuộc chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ của quân và dân miền Bắc, nòng cốt là Bộ đội Phòng không - Không quân từ đầu năm 1965 đến cuối năm 1972, chống chiến tranh leo thang phá hoại của các lực lượng không quân Mỹ đã giành được thắng lợi vô cùng to lớn. Đỉnh cao của cuộc đọ sức là chiến dịch phòng không 12 ngày đêm cuối tháng 12 năm 1972, ta đã đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược bằng máy bay B-52 của đế quốc Mỹ vào Thủ đô Hà Nội, làm nên một huyền thoại "Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" trong lịch sử giữ nước của dân tộc ở thế kỷ XX. Với chiến thắng đó, chúng ta buộc đế quốc Mỹ phải ký Hiệp định Pari chấm dứt chiến tranh xâm lược, rút hết quân Mỹ và quân chư hầu về nước.

        Trong cuộc đối đầu không cân sức đó, sức mạnh quân sự của các lực lượng không quân Mỹ và bộ máy điều hành chiến tranh khổng lồ của "Lầu Năm góc" đã bị đánh bại bởi sức mạnh của chiến tranh nhân dân Việt Nam, trong đó sức mạnh chính trị - tinh thần của nhân dân và Quân đội ta là nhân tố hàng đầu làm nên chiến thắng. Thực tiễn lịch sử đã chứng minh, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, Bộ đội Phòng không - Không quân và nhân dân miền Bắc đã phát huy cao độ sức mạnh chính trị - tinh thần, tạo ra sức mạnh chiến đấu tổng hợp đánh thắng các thủ đoạn kỹ thuật, chiến thuật của không quân Mỹ. Những thắng lợi to lớn của quân và dân ta trong cuộc đọ sức với các lực lượng không quăn Mỹ hùng mạnh là biểu tượng rực rỡ của ý chí kiên cường, bất khuất, trí tuệ thông minh, sáng tạo và nghệ thuật quân sự tài tình của dân tộc ta.

        Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân là một vị tướng trưởng thành từ người chiến sĩ, có hơn 40 năm phục vụ trong Quân chủng Phòng không - Không quân, trực tiếp tham gia chiến đấu chống chiến tranh leo thang phá hoại miền Bắc bằng không quân của đế quốc Mỹ. Hồi ký của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt ghi lại những sự kiện chủ yếu trong chặng đường đã đi qua của cuộc đời một người chiến sĩ phòng không. Những chặng đường đó gắn liền với những năm tháng chiến đấu chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc, gắn liền với những năm tháng sau chiến tranh phát triển các lực lượng phòng không, xây dựng Quân chủng Phòng không, Quân chủng Phòng không - Không quân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại sẵn sàng chiến đấu bảo vệ vững chắc bầu trời Tô quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

        Những chặng đường quân ngũ đã đi qua của Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nằm trong lịch sử hơn 50 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành của Quân chủng Phòng không - Không quân, tuy chưa phản ánh đầy đủ nhưng đã khẳng định rõ sức mạnh chính trị - tinh thần là nhân tố có vai trò quyết định thắng lợi trong chiến tranh. Đó cũng là sức mạnh bảo đảm cho Bộ đội Phòng không - Không quân vững vàng vượt qua mọi khó khăn, thử thách trong nhiệm vụ bảo vệ bầu trời Tổ quốc xã hội chủ nghĩa. Sức mạnh đó được bắt nguồn từ sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, sự giáo dục, rèn luyện của Quân đội, tạo nên hình ảnh "Bộ đội Cụ Hồ" mang cốt cách riêng của những người lính gắn bó với sự nghiệp bảo vệ bầu trời Tổ quốc, sóng mãi trong lòng nhân dân; từ truyền thống gia đình, quê hương, dân tộc.

        Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.

NHÀ XUẤT BẢN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN         
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #3 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:39:05 am »

   
Chương 1

GIA ĐÌNH, QUÊ HƯƠNG CỘI NGUỒN CỦA SỨC MẠNH TINH THẦN

        Tôi sinh năm 1938 trong một gia đình nông dân lao động nghèo, ở một vùng quê đồng chiêm trũng thuộc thôn Vệ Dương, xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

        Trước khi nói về tuổi thơ của tôi, tôi muốn viết đôi dòng về quê hương Ân Thi tỉnh Hưng Yên - nơi tôi sinh ra và viết về dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi (xã Kim Chân, huyện Quê Võ, tỉnh Bắc Ninh) - nguồn cội tổ tiên của tôi.

        Ân Thi là huyện nằm ở giữa, phía đông của tỉnh Hưng Yên. Đây là một tỉnh trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía đông nam giáp huyện Phù Cừ, phía nam giáp huyện Tiên Lữ, phía tây - tây nam giáp huyện Kim Động, phía tây bắc giáp huyện Khoái Châu, phía bắc giáp huyện Yên Mỹ và huyện Mỹ Hào có ranh giới là sông Bắc - Hưng - Hải (các huyện này đều thuộc tỉnh Hưng Yên); phía đông bắc giáp huyện Bình Giang, phía đông giáp huyện Thanh Miện của tỉnh Hải Dương, phần lớn ranh giới là sông Kẻ Sặt (một sông nhánh thuộc hệ thông sông Thái Bình). Ân Thi có 1 thị trấn huyện lỵ là thị trấn Ân Thi và 20 xã: Phù Ủng, Bãi Sậy, Bắc Sơn, Đào Dương, Tân Phúc, Văn Nhuệ, Hoàng Hoa Thám, Quang Vinh, Vân Du, Xuân Trúc, Quảng Lãng, Đặng Lễ, Cẩm Ninh, Nguyễn Trãi, Đa Lộc, Tiền Phong, Hồ Tùng Mậu, Hồng Vân, Hồng Quang, Hạ Lễ.

        Ân Thi là một huyện đồng bằng thuần nông, chuyên canh lúa nước, dân trí tương đối cao, dân bản địa chủ yếu là dân tộc Kinh, tập quán thuần hậu, đa số theo đạo Phật, đạo Mẫu, số ít theo Thiên chúa giáo.

        Trải qua những biến động của lịch sử mà địa giới và đơn vị hành chính của Ân Thi đã nhiều lần thay đổi. Thời cổ xưa mảnh đất này thuộc đất của Lạc Long Quân. Thời Bắc thuộc, thuộc quận Giao Chỉ, Giao Châu, Đằng Châu, v.v... Đến thời tiền Lê gọi là phủ Thái Bình. Đời vua Lý Cao Tông (1175-1210) đổi phủ Thái Bình thành Khoái Lộ. Đến đời hậu Lê, năm Quang Thuận thứ 7 (1466) đổi Khoái Lộ ra Khoái Châu; phủ Khoái Châu thuộc thừa tuyên Thiên Trường. Năm 1469 là năm đầu tiên nước nhà lập bản đồ, cũng là lúc đổi thừa tuyên ra thành trấn (tức là đạo); phủ Khoái Châu thuộc trấn Sơn Nam gồm có 5 huyện: Kim Động, Thiên Thi (Ân Thi sau này), Đông Yên, Tiên Lữ, Phù Dung (sau là Phù Cừ)1. Đến đời Minh Mệnh thứ 12 (1831), dùng cách chia để trị bỏ trấn, chia nhỏ trấn ra lập thành tỉnh; tỉnh Hưng Yên ra đời thời kỳ này. Tỉnh Hưng Yên lúc đó có hai phủ (Khoái Châu và Tiên Hưng); Thiên Thi (Ân Thi) nằm trong phủ Khoái Châu. Đến đời Minh Mệnh thứ 13 (1832) huyện Thiên Thi được đổi thành huyện Thi Hoa (có cả Phù Cừ). Đời Tự Đức thứ 8 (1855) huyện Thi Hoa tách Phù Cừ ra lấy tên là huyện Ân Thi.

        Thời thuộc Pháp, từ năm 1873 tỉnh Hưng Yên còn 2 phủ, 6 huyện, dưới huyện là tổng và xã; Ân Thi vẫn thuộc phủ Khoái Châu. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 ta bỏ tổng, xã, phủ; điều chỉnh lại địa giới huyện, xã; cả tỉnh có 8 huyện, 117 xã, trong đó huyện Ân Thi có 16 xã. Kết thúc cuộc kháng chiến chông thực dân Pháp, tỉnh Hưng Yên có 9 huyện, 115 xã, trong đó huyện Ân Thi có 21 xã.

        Đế bớt đầu mối, tiện cho việc điều hành công việc, ngày 1 tháng 4 năm 1979 Hội đồng Chính phủ ra quyết định về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới của các huyện trong tỉnh Hải Hưng; huyện Kim Động hợp nhất với huyện Ân Thi, lấy tên là huyện Kim Thi, huyện lỵ đặt tại xã Thổ Hoàng.

        Diện tích tự nhiên của huyện là 128,22km2; dân số 130.295 người (số liệu thống kê năm 2003).

        Về giao thông, Ân Thi có 3 quốc lộ đi qua là quốc lộ 38, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (dự kiến hoàn thành năm 2015) và quốc lộ 39 mới (dự án). Đường quốc lộ 38 chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, từ thị trấn Kẻ Sặt huyện Bình Giang, cắt ngang huyện, qua thị trấn Ân Thi, nối với đường quốc lộ 39 ở Kim Động.

        Về lịch sử văn hóa: Trước kia, dọc đường 38 địa phận xã Tân Phúc có nhiều dấu vết Thánh Gióng đánh giặc Ân là các ao nhỏ (vết chân ngựa) và các bụi tre ngà (vũ khí) liên tiếp trên cánh đồng. Là một địa phương có truyền thông hiếu học, nhân dân Ân Thi xưa kia nối tiếng thông minh. Huyện Ân Thi thời phong kiến đã có nhiều vị nổi danh khoa bảng. Trong gần 10 thế kỷ khoa cử, Ân Thi đã đóng góp 41 nhà đại khoa, đứng đầu toàn tỉnh (toàn tỉnh có 228 đại khoa). Có những làng, xã có truyền thông khoa cử lâu đời như: Thổ Hoàng có 10 đại khoa (trong đó có 1 bảng nhãn, 9 tiến sĩ), Bình Hồ - xã Quảng Lãng, Phù Vệ - xã Tân Phúc... Nhiều người đã thành đạt bằng con đường khoa cử, đỗ tiến sĩ, ra làm quan trong triều đến chức Thượng thư, Tể tướng (bộ trưởng); họ cống hiến nhiều cho dân, cho nước, được ghi nhận vào bia đá lưu giữ ở Văn Miếu (Hà Nội), về văn hóa có: Hoàng Công Chí, người Thổ Hoàng đậu tiến sĩ khoa Canh Tuất (1670), làm quan đến chức Thượng thư Bộ Công, sau đi sứ ở Yên Kinh (Bắc Kinh - Trung Quốc), về địa lý có Hoàng Đình Chính, người Thổ Hoàng đậu tiến sĩ khoa At Mùi (1775) đời Lê Cảnh Hưng, được cử đi sứ Trung Quốc. Đặc biệt là danh tướng Phạm Ngũ Lão ỏ làng Phù Ủng (Ân Thi) là một tướng tài, phò 3 đời vua nhà Trần (Nhân Tông, Anh Tông, Minh Tông).

-----------------------
       1. Huyện lỵ Ân Thi: Lúc đầu ở xã Mão Cầu, rồi chuyển về Bích Chàng (1851), đến năm 1855 lại chuyển về Mão Cầu, năm 1876 chuyển về Ân Thi, nay là xã Hồng Quang.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #4 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:41:04 am »


        Phạm Ngũ Lão vốn là gia tướng của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Trần Quốc Tuấn coi ông như người bạn, phải bày mưu làm lễ đổi họ chuyến con gái ruột là quận chúa Anh Nguyên thành con nuôi rồi gả cho Phạm Ngũ Lão. Vị tướng tài đức này đã bốn lần mang quân đi tiễu phạt quân Ai Lao quấy nhiễu, hai lần đánh thắng quân Chiêm Thành và có công lớn trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên (1285-1288), diệt nội phản. Ông là người văn võ toàn tài, trung thành, liêm khiết, được phong là Điện súy Thượng tướng quân. Khi ông mất, vua Trần cho nghỉ triều để tưởng nhớ và được thờ cùng với Trần Quốc Tuấn (Đức Thánh Trần). Nhắc đến danh tướng Phạm Ngũ Lão là nhắc đến một danh thần mà tiếng tăm được gói trong bốn chữ: văn, võ toàn tài1.

        Đồng đất Ân Thi có nhiêu thuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp, nhưng cũng gặp không ít khó khăn do thiên tai gây ra. Không kể 18 năm liền vỡ đê Văn Giang cuối thế kỷ trước, gây bao nỗi khổ cực cho nhân dân. Nỗi khổ cực ấy đã được thể hiện phần nào trong câu ca dao đầy hờn oán như:

       
"Cha đời cái đê Văn Giang
        làm cho phủ Khoái cơ hàn bao năm"

        Vỡ đê nước sông tràn vào, tuy có bồi đắp cho đồng ruộng lớp phù sa sông Hồng màu mỡ, nhưng lại cuốn theo tài sản, xói lở đất đai, đưa cát già đến từng vùng; nghiêm trọng hơn là mùa màng mất trắng hoàn toàn. Lụt đã thế, hạn cũng không kém "mười năm chín hạn". Có năm nắng kéo dài thì những cánh đồng lòng chảo, ao chuôm, sông ngòi cũng khô trắng hoàn toàn, nứt nẻ đến cỏ cũng khó mọc và không sống được, nói gì đến lúa, màu. Cuộc đấu tranh với thiên nhiên diễn ra liên tục, từ đó đã tôi luyện nên phẩm chất tốt đẹp cho con người Ân Thi là: cần cù, chịu khó, giàu nghị lực, thông minh, sáng tạo, yêu quê hương, đất nước.

        Về thương nghiệp ở Ân Thi phát triển chậm. Chợ thì nhiều nhưng chỉ có tính chất buôn bán, trao đổi trong thôn xóm, làng xã với nhau. Cuối thế kỷ XIX Ân Thi có một số chợ lớn như: chợ Gò, chợ Thi, chợ Trương, chợ Đìa, chợ Chiền, chợ Gạo, v.v... và nơi giáp ranh có chợ Giàn, chợ Sặt... nhưng cũng chỉ tiêu thụ lúa, màu, gia súc nhỏ, gia cầm. Chợ buôn bán trâu, bò chỉ tồn tại một thời gian ở thôn Kim Đằng. Kinh doanh thương nghiệp tương đối lớn, phần nhiều nằm trong tay một số ít Hoa kiều, như cửa hàng bào chế bán thuốc bắc ở phố Ngàng, chợ Thi; cửa hàng vật liệu xây dựng (gỗ, luồng, tre, nứa, lá gồi) ở bến Lở (Duyên Yên).

        Số người chuyên nghề thủ công nghiệp và thương nghiệp ở Ân Thi rất ít, chiếm tỉ lệ rất thấp so với số dân. Nguồn sống chính của người dân trong huyện chỉ trông vào nông nghiệp, chủ yếu là trồng trọt.

        Ngoài cuộc sống vật chất, người dân Ân Thi còn có đời sống tinh thần phong phú. Ân Thi có nhiều danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử và danh nhân nổi tiếng. Đình, chùa ở đây xây dựng chủ yếu vào thế kỷ XVIII, XIX; cũng có một số đình chùa được xây dựng từ thời Lý, Trần, kiến trúc đẹp với những bức chạm trổ tuyệt tác, điển hình là chùa Kim Chung (còn gọi là chùa Chuông) được xây dựng từ năm 1705 đến năm 1719 đời vua Lê Dụ Tông. Đền Xá xây từ năm Minh Mạng thứ 20; đền Đằng Châu, v.v... Đến nay một số đình, đền, chùa đã được Nhà nước xếp hạng là di tích lịch sử văn hóa như: Đền thờ Phạm Ngũ Lão (xã Phù Ủng); đền thờ Thái Thượng Lão quân (xã Hồng Vân); đền Nhân Vũ (xã Nguyễn Trãi), đền thờ Đê Thích (xã cẩm Ninh). Chùa Trà Lầm là cơ sở của xứ ủy, liên tỉnh B của Tỉnh ủy Hưng Yên vào những năm 1939-1945.

        Đất và người Ân Thi đã trường tồn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của người Việt Nam, đã vật lộn với thiên nhiên khắc nghiệt. Họ đã biến những cánh đồng lau sậy thành bờ xôi, ruộng mật. Đất đai ấy thực sự có nhiều khả năng to lớn để phát triển nghề trồng trọt có tính chất đa canh. Thế nhưng dưới xã hội cũ - xã hội thực dân - nửa phong kiến - thực tế ngành trồng trọt không phát triển được; người nông dân bị áp bức bóc lột đến cùng cực. Có áp bức, tức có đấu tranh, người dân Ân Thi đã từng đứng lên chống lại kẻ thù xâm lược và chế độ phong kiến thối nát.

        Cuối thế kỷ XIX, thực dân Pháp xâm lược nước ta, triều đình phong kiến nhà Nguyễn đầu hàng làm tay sai cho giặc. Lúc đầu thực dân Pháp còn đặt chế độ quân quản. Sau đó, chúng thay thế chế độ quân quản bằng bộ máy hành chính dân sự. Ở thị xã Hưng Yên có tên công sứ người Pháp cầm đầu tỉnh, được giao quyền rộng rãi, đứng đầu về quân sự và chính trị; công sứ cũng là kẻ đứng đầu về tư pháp, trực tiếp làm chánh án tòa án đệ nhất cấp (tư pháp với người Âu) và đệ nhị cấp (tư pháp với người bản xứ).

------------------
        1. Tư liệu lưu trữ tại Phòng Văn hóa huyện Ân Thi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #5 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:42:16 am »


        Nhằm dễ bề bóc lột và lừa bịp nhân dân, thực dân Pháp vẫn giữ và củng cố chế độ chính quyền tay sai phong kiến từ huyện, tổng đến xã. Như vậy, từ khi bị thực dân Pháp xâm lược nước ta huyện Ân Thi đã chuyển từ xã hội phong kiến thành xã hội thuộc địa nửa phong kiến. Tuy nhiên, khi có ánh sáng của Đảng soi rọi, một số người trong bộ máy chính quyền địa phương đã theo cách mạng, tiếp tục tham gia chính quyền địch, nhưng để làm bình phong cho phong trào cách mạng "Ngày làm việc quan, đêm làm việc dân", tiêu biểu như ông Lý Thiệu (Tổng Mếu) ở Ân Thi.

        Từ thực tế cuộc sống, nhân dân Ân Thi đã từng đứng lên đấu tranh chống thù trong, giặc ngoài để giành quyển sống cho mình và bảo vệ quê hương, đất nước. Ngược dòng lịch sử ta thấy Ân Thi là quê hương của nhiều nhân vật lịch sử nổi tiếng trong trang sử chống ngoại xâm của dân tộc ta. Từ những năm 1255-1320 An Thi đã có đại tướng quân Phạm Ngũ Lão, người Phù Ủng, văn,võ kiêm toàn. Ông đã góp công cùng nhà Trần ba lần đánh thắng quân xâm lược Nguyên - Mông. Đến khi thực dân Pháp sang xâm lược, nhân dân Ân Thi mà chủ yếu là nông dân lao động rất hăng hái hưởng ứng tham gia các phong trào yêu nước chống Pháp ngay từ những ngày đầu của Đổng Quế, Tán Thuật, Kỳ Đồng, Đề Thám, v.v...1. Nổi bật là phong trào Bãi Sậy do anh hùng Tán Thuật lãnh đạo. Nhân dân Ân Thi có những đóng góp không nhỏ kể cả người và của, hầu hết các xã, ít hoặc nhiều đều đã tham gia2, có người đã trở thành thủ lĩnh mưu trí, tài giỏi, có công lớn trong phong trào Hãi Sậy. Điển hình như Đê đốc Khuy ở Huệ Lai, Ân Thi. Ngay thời kỳ địch dựa vào tay sai Hoàng Cao Khải khủng bố dữ dội, con gái Để đốc Khuy là Đốc Huệ đã dem quân bao vây địch ở Phù Cừ - Bình Giang, buộc chúng phải trả lại thủ cấp của thân phụ bà. Ngoài ra còn có Lãnh Tiêm (Ninh Thôn, cẩm Ninh); Đê đôc Tiêm, Tán Đức, Bùi Thị Huân (Nguyễn Trãi); Vũ Thị Hội (Phù ứng), v.v... Phong trào Bãi Sậy bị yếu dần, rồi bị dìm trong biển máu vào những năm 1889-1890, nhiều làng mạc bị triệt hạ, nhân dân bị tàn sát, tù đầy. Hầu hết đề đốc, lãnh binh bị địch giết hại. Một số đã tìm đến vối phong trào yêu nước của Đề Thám ở Yên Thê" (Bắc Giang), trong đó có cụ Gạch người thôn Tòng Củ (xã Vân Du, Ân Thi) còn được khắc tên vào bia đá ở Tân Yên - Hà Bắc (nay thuộc Bắc Giang). Một số lánh sang Lào, Thái Lan. Số còn lại thì tan tác hoặc nằm im. Mặc dù bằng những thủ đoạn tàn sát, tù đầy, hiểm độc, đê hèn đến mấy và phong trào bị tan vỡ, nhưng kẻ thù không thể dập tắt được lòng yêu nước nồng nàn, chí căm thù giặc sâu sắc của nhân dân Ân Thi. Ngày đêm họ vẫn nung nấu, thầm lặng rèn luyện ý chí đón chờ thời cơ nổi dậy.

        Những xã có nhiều người tham gia phong trào là: Quang Trung, Đô Lương, Bãi Sậy, Trần Phú, Hồ Tùng Mậu, Hòa Bình, Chiến Thắng, Phan Chu Trinh, Quang Vinh, Bắc Sơn (thuộc Ân Thi).

        Sang đầu thế kỷ XX phong trào kháng Pháp càng sôi nổi, rộng khắp. Điển hình là phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu, để tang cụ Phan Chu Trinh (1925-1926) được đông đảo học sinh, giáo viên, thanh niên Ân Thi hưởng ứng.

        Nhân dân Ân Thi cần cù lao động, giàu lòng yêu quê hương, đất nước, không ngừng đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược và chê độ phong kiến thối nát. Truyền thống đó đã thấm sâu vào mỗi người dân địa phương. Những cuộc đấu tranh của ông cha trước đây đã góp phần giữ gìn độc lập - tự do cho dân tộc. Nhưng vì chưa có đường lối đúng đắn của giai cấp công nhân, chưa có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, nên các phong trào đấu tranh ấy cuối cùng cũng bị thất bại. Khi có Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo thì truyền thống yêu nước kết hợp với tinh thần cách mạng sẽ trở thành sức mạnh to lớn, là nguồn gốc và nguyên nhân của mọi thắng lợi trong phong trào cách mạng ở Ân Thi vào những giai đoạn lịch sử sau này.

        Người dân quê tôi giàu lòng yêu nước, hiếu học, cần cù trong lao động, anh dũng trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược. Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, đời sống nhân dân quê tôi vô cùng khó khăn do sự áp bức, bóc lột nặng nề của thực dân Pháp và chính quyền phong kiến tay sai.

        Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, làng Vệ Dương, xã Hoàng Hoa Thám, huyện Ân Thi cũng là một địa bàn kháng chiến quan trọng của tỉnh Hưng Yên. Vùng đất này còn là cái nôi của đội du kích Hoàng Ngân.

------------------------
        1. Đổng Quế, quê ở Bình Dân, Bình Phú, Khoái Châu, là người tập hợp nghĩa quân chống Pháp đầu tiên, mở đầu cho phong trào Bãi Sậy.

        - Tán Thuật (gọi tắt cả chức và tên) tên thật là Nguyễn Thiện Thuật, quê ở Xuân Dục (Mỹ Hào).

        - Kỳ Đồng là một lãnh đạo phong trào yêu nước từ tỉnh Thái Bình ảnh hưởng sang phía nam Hưng Yên, trong đó có Ân Thi.

        - Đề Thám, quê gốc ở Dị Chế (Tiên Lữ) vốn họ Trương, lúc bé tên Trương Văn Nghĩa, sau lớn đổi thành Trương Văn Thám, khi lập căn cứ ở Yên Thế mới lấy tên là Hoàng Hoa Thám.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #6 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:43:04 am »


        Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp trường kỳ và gian khổ, dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân ta đã thực hiện trọn vẹn lời kêu gọi của Hồ Chủ tịch "Thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ"1 đã nhất tê đứng lên đánh giặc, cứu nước, đỉnh cao là thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Giơnevơ từ bỏ âm mưu xâm lược nước ta.

        Nằm trong các huyện phía nam đường số 5, nhân dân Ân Thi đã có hơn 4 năm trực tiếp chiến đấu, mặt giáp mặt với quân thù. Qua hơn 4 năm ấy, Đảng bộ và nhân dân trong huyện đã phải chịu đựng biết bao gian khố hy sinh; hàng trăm cán bộ, đảng viên và quần chúng cách mạng đã ngã xuống. Hàng ngàn người bị địch bắt, tra tấn, tù đầy... nhiều thôn xóm bị san bằng, đốt trụi nhiều lần. Hàng ngàn nóc nhà bị đốt phá, hàng trăm hécta hoa màu bị tàn phá... Dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ, quân dân huyện nhà đã giữ vững lời thề độc lập, không sợ gian khổ hy sinh, từ khó khăn vươn lên phá thế kìm kẹp của địch, giành thế chủ động, tiến công tiêu hao sinh lực địch. Trong khói lửa của cuộc chiến tranh đã có biết bao tấm gương chiến đấu dũng cảm trước kẻ thù, hơn 2 ngàn người con ưu tú của huyện đã tham gia bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, trong đó có hơn 200 đảng viên. Hơn 6 ngàn người tham gia lực lượng dân quân du kích và hàng vạn lượt người đi dân công đào hào, đắp ụ, tải thương, tải đạn trên các chiến trường. Lực lượng vũ trang địa phương đã đánh trên 80 vị trí, thu nhiều vũ khí, quân trang quân dụng, diệt và phá gần 100 xe quân sự.

        Với thành tích mà Đảng bộ và nhân dân Ân Thi giành được trong 9 năm kháng chiến đã được Đầng và Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân chương Chiến công, huân - huy chương Kháng chiến các hạng và nhiều bằng khen, giấy khen.

        Sau năm 1954, khi miền Bắc hoàn toàn giải phóng, quê hương Ân Thi cũng là nơi đi đầu trong phong trào cải cách ruộng đất, hợp tác hóa nông nghiệp, phong trào "Ba ngọn cờ hồng" phát triển hệ thống thủy lợi, đào mương dẫn nước tưới tiêu cho ruộng đồng. Trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, người dân quê tôi luôn chấp hành nghiêm chỉnh đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, huy động sức người, sức của cho chiến trường miền Nam đánh Mỹ. Hàng ngàn người dân đã tham gia lực lượng dân công hỏa tuyến, thanh niên xung phong, tham gia quân đội.

        Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, huyện Ân Thi quê tôi và nhiều xã được Đảng, Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý "Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân".

        Xã Tân Phúc nằm ở phía bắc huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên. Phía bắc giáp các xã Bắc Sơn và Bãi Sậy; phía nam giáp các xã Hoàng Hoa Thám và Quang Vinh; phía tây giáp xã Đào Dương, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên; phía đông giáp xã Bãi Sậy, huyện Ân Thi và xã Thái Dương, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương.

        Xã Tân Phúc có quô'c lộ 38 và tỉnh lộ 204 chạy qua. Diện tích tự nhiên 470,44 ha, trong đó đất chuyên canh lúa là 302,29 ha. Quy mô dân sô có hơn 4.000 khẩu với 1.260 hộ gia đình (1999). Mật độ dân số 861 người/km2. Tân Phúc là một xã trung bình vê đất đai và dân số; đất không rộng người không đông, thuần nông chuyên canh cây lúa nước.

        Ngược dòng lịch sử, kể từ năm 1810 trở về trước, vùng đất này có tên là xã Phù Vệ thuộc tổng Phù Vệ huyện Đường Hào, gồm các thôn: Phúc Tá, Đô Mỹ, Linh Đạo, Thị Tân và Ngọc Xuyết. Năm 1932, xã Phù Vệ chuyển về huyện Ân Thi quản lý. Sau đó, Phù Vệ còn có tên là xã Chiến Thắng (bao gồm một phần đất của xã Quang Vinh); nay là xã Tân Phúc, có các thôn: Linh Đạo, Ngọc Nhuế, Phúc Tá, Vệ Dương, Thị Tân và Đồng Môi.

        Nói đến địa danh Tân Phúc, nhiều người trân trọng và thán phục nơi đây là vùng đất hiếu học. Qua gần 10 thế kỷ khoa bảng Việt Nam (từ năm 1075 đến năm 1919) xã Tân Phúc có 9 vị đỗ đại khoa - là một trong số ít xã của tỉnh Hưng Yên có nhiều vị đỗ đạt cao, được lưu danh trên 9 văn bia tại Văn miếu Xích Đằng thành phố Hưng Yên.

        Xưa kia mảnh đất này nằm trong vùng chiêm trũng. Hàng năm, người nông dân rất cần cù, chịu thương chịu khó, "bán mặt cho đất, bán lưng cho trời" để làm ra hạt thóc nuôi nhau. Thế nhưng, thiên nhiên vốn thất thường, luôn gây ra cảnh "chiêm khê mùa thối". Mất mùa, nhà nhà đều chịu cảnh túng thiếu, bữa đói, bữa no. Nhưng các cụ quê tôi khi đó đều có chung một tâm niệm: Để chữ cho con là đầu tư chiều sâu như sách có câu: "Dẫu có bạc vàng trăm ngàn lạng; không bằng để sách một vài pho". Các bậc cha mẹ đã nhẫn nhục nhận cái đói về mình để cho con cái giàu thêm chữ nghĩa. Vì thế, xã Phù Vệ trước đây, nay là xã Tân Phúc đã được mệnh danh là vùng đất hiếu học. Nhiều vị đại khoa đã được ghi danh tại Văn miếu Xích Đằng như: Ngô Văn Phòng đỗ hoàng giáp năm 1484; Lương Đức Mậu đỗ tiến sĩ năm 1511; Ngô Mậu Đôn đỗ tiến sĩ năm 1523; Lương Giản đỗ tiến sĩ năm 1526; Lương Quý đỗ hoàng giáp năm 1532; Ngô Mậu Du đỗ tiến sĩ năm 1565; Ngô Văn Chính đỗ tiến sĩ năm 1637; Đỗ Thạch đỗ tiến sĩ năm 1661.

----------------------
        1. Hồ Chí Minh - Toàn tập, tập 4, Nxb CTQG, H.2002, tr. 480.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #7 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:43:53 am »


        Ngày nay, người dân xã Tân Phúc quê tôi một năm cấy hai vụ lúa và làm một vụ đông. Sau khi giao đất ổn định lâu dài theo Nghị quyết 03 của Tỉnh ủy, Tân Phúc đã tiến hành dồn điền đổi thửa, tạo ra một địa bàn thích hợp cho cơ giới hoá khâu làm đất. Thuỷ lợi là biện pháp hàng đầu đổi với cây lúa, đảm bảo tưới tiêu chủ động. Do đó, diện tích lúa chất lượng tăng nhanh, chiếm tỷ trọng lớn, cho giá trị thu nhập cao. Năm 2010, bình quân 1 ha canh tác đạt 86 triệu đồng. Mức tăng trưởng kinh tê hàng năm đạt 12%. Thu nhập bình quân đầu người đạt mức 10-12 triệu đồng/năm.

        Với truyền thống hiếu học có từ xưa, nay cuộc sống của người dân quê tôi đều khá giả, biết phát huy lợi thế của vùng đất: Thiên thời, địa lợi, nhân hoà. Các bậc cha mẹ đều chú trọng cho con em tới trường để được bằng chị bằng em. Phong trào học tập lan toả khắp các thôn với khí thế người người đi học, nhà nhà cho con em cắp sách đến trường. Các dòng họ đều lập được quỹ khuyên học. Có phần thưởng (gọi là quà) tặng con em trong dòng họ mình mỗi khi học giỏi và đỗ đạt. Tuy giá trị phần thưởng không lớn, nhưng có sức động viên, thúc đẩy các em thi đua nhau học tập để làm hành trang vững bước vào đời. Lời giảng của thầy cô chắp cho thế hệ học sinh thân yêu có thêm đôi cánh để bay cao bay xa, xứng đáng với truyền thông hiếu học của tổ tông, quê hương.

        Những năm gần đây, xã Tân Phúc mỗi năm có tới gần 30 em thi đỗ vào các trường đại học và cao đẳng. Đến nay, xã Tân Phúc có tới hàng trăm người có trình độ đại học và cao đẳng, đang công tác ở khắp mọi miền Tổ quốc. Anh Đặng Đình Tuyến thôn Ngọc Nhuế, đi du học ở Ba Lan có học hàm tiến sĩ.

        Tân Phúc là vùng "Địa linh, nhân kiệt". Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, Tân Phúc - vùng đất hiếu học, một miền quê lúa đang đổi thay từng giờ, mạnh mẽ và uyển chuyển, nơi đây nông thôn được ngói hoá, san sát nhà xây kiên cố cao tầng. Thị tứ Tân Phúc nằm trên trục đường giao thông, đông vui sầm uất, đẹp như phố thị. Tỷ lệ hộ nghèo theo tiêu chí mới còn rất thấp. Một sức mạnh trầm tích đang bùng lên, đưa Tân Phúc vững bước đi lên trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước1.

        Tân Phúc không chỉ là vùng đất hiếu học mà còn là vùng đất "văn,võ song toàn". Nhân dân Tân Phúc tự hào với lớp lớp con em ra trận, góp phần đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Và, đã có không ít thanh niên - những người con thân yêu của Tân Phúc, mãi mãi lưu tuổi xuân trong lòng đất mẹ Việt Nam và trên vùng đất của bạn bè quốc tế. về làng, có người là thương binh, bệnh binh, nhiều người mang quân hàm cấp tá, cấp tướng. Trong đó, tôi vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (năm 1973) và phong quân hàm Trung tướng (năm 1999), góp phần làm sáng danh vùng quê lúa...

        Hơn 40 năm thoát ly vào Quân đội, tôi luôn tự hào về quê hương, nơi nuôi dưỡng, ôm ấp và chắp cánh cho tuổi thơ của tôi. Quê hương không thể thiếu với mọi người, tôi cũng vậy, quê hương luôn ở trong trái tim, thôi thúc động viên tôi cống hiến, phục vụ nhiều hơn. Trong suy nghĩ của tôi, quê hương, đất nước luôn là tổ ấm thiêng liêng, là máu thịt, mảnh đất nuôi dưỡng sự trưởng thành của mỗi gia đình, dòng họ.

        Ngược dòng lịch sử của gia tộc, ông nội tôi sinh ra tại làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quê Võ, tỉnh Bắc Ninh. Ngày nay báo chí vẫn đôi lần nhắc đến gọi là làng Tiến sĩ. Gia đình nhà tôi bắt đầu về sống ở nơi đồng đất Hưng Yên từ đời ông nội tôi. Ông tên là Nguyễn Sỹ Chấn, sinh năm Giáp Thân (1884), năm lên 7 tuổi (năm Canh Dần - 1890) do anh em cãi nhau, ông bỏ đi không biết đường về, rồi càng đi càng mất phương hướng. Những ngày sau đó, ông được một người đi chợ Kẻ Sặt là cụ Thông Phạp thấy chú bé bơ vơ đã mang về nuôi. Nghe tin đó, cụ Đội (Nguyễn Văn Môn, thường gọi là cụ Đội Môn) đã xin về làm con nuôi, thế là cuộc đời ông, gia đình cháu chắt của ông lập cơ nghiệp tại thôn Vệ Dương (trước đây thuộc xã Hoàng Hoa Thám), sau hòa bình thuộc xã Tân Phúc, huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên.

        Sau này, ông đã nhiều lần về quê, nhưng nghĩa tình nuôi lớn đã níu kéo ông và gia đình gắn chặt với đồng đất Hưng Yên. Bố tôi - con trai ông là Nguyễn Văn Hãn cũng đã một đôi lần muốn về nơi quê cha đất tổ nhưng vẫn không thành. Các cụ có câu "Cha sinh không tày mẹ dưỡng". Đời chúng tôi đã gộp cả sinh và dưỡng nên ở đâu cũng là gia đình, làng xóm ấm áp tình người. Một điều ngẫu nhiên rất trùng hợp là, cụ Đội nhận ông tôi làm con nuôi cũng là họ Nguyễn; nên từ đây có chi họ Nguyễn làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh phát tích tại Hưng Yên.

---------------------
        1. Tư liệu lưu trữ tại Phòng Văn hóa huyện Ân Thi.
Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #8 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:45:26 am »


        Tôi ở đời thứ 20, theo gia phả còn ghi lại, gia đình tôi thuộc chi anh Bá Lanh là Chi trưởng, nhưng anh đã mất năm 1959, các cháu con của anh Bá Lanh đều sinh một bề là con gái, nên sau này tôi được toàn bộ chi nhất trí cho làm Chi trưởng họ Nguyễn làng Kim Đôi - dòng họ có 18 tiến sĩ thời phong kiến (từ năm 1466 đến năm 1700), đặc biệt có một gia đình có 5 tiến sĩ - đây là chuyện ít nơi nào có trong giai đoạn lịch sử lúc bấy giờ. Lúc còn nhỏ tôi chưa được biết nhiều về cội nguồn gia đình mình. Khi lớn lên tôi được bố mẹ đưa về tìm lại gốc tích quê hương, được làm Chi trưởng để nối nghiệp dòng họ tôi mới nhận thấy trong sức mạnh tinh thần to lớn của mỗi con người đều được bắt nguồn từ sức mạnh truyền thông gia đình, dòng họ, quê hương và cao hơn cả là sức mạnh truyền thống của dân tộc. Tôi còn nhớ mãi cái ngày mà cả chi giao cho tôi trọng trách làm Chi trưởng, lúc đó tôi còn trẻ, đang là một chiến sĩ rađa. Lần ấy, được cùng bố mẹ vê thăm quê nhân ngày giỗ tổ, anh Bá Lanh - Chi trưởng đã mất. Sau khi làm lễ thắp hương trước bàn thờ họ, tôi được các ông bà, cô bác trong họ giao làm Chi trưởng đảm trách việc hương khói tổ tiên của dòng họ. Khi đó, trong tôi như có thêm nguồn sức mạnh ngầm thúc đẩy bản thân rèn luyện, phấn đấu để xứng đáng với các bậc tổ tiên dòng họ và làm gương cho con, cháu sau này.

        Họ Nguyễn nhà tôi có 18 tiến sĩ được vinh danh ở các triều đại trong lịch sử dân tộc: Đó là: Nguyễn Nhân Thiếp: đỗ đệ tam giáp đồng tiến sĩ khoa Bính Tuất niên hiệu Quang Thuận 7 (1466) năm 50 tuổi làm quan Lại bộ Thượng thư; Nguyễn Nhân Bỉ: đỗ tiến sĩ khoa Bính Tuất (1466) năm 19 tuổi và năm Tân Sửu 1481 (vì khoa trước không đỗ cao và năm 1481 thi lại), có đi sứ, làm quan Binh bộ Thượng thư, có tham dự Tao đàn; Nguyễn Nhân Dư: đỗ tiến sĩ khoa Nhâm Thìn niên hiệu Hồng Đức 3 (1472) năm 17 tuổi làm quan Hiến sát sứ; Nguyễn Đạc: đỗ tiến sĩ khoa At Mùi niên hiệu Hồng Đức 6 (1475), năm 18 tuổi làm quan Hàn lâm Viện Hiệu thảo; Nguyễn Nhân Trù: đỗ tiến sĩ khoa Kỷ Sửu, làm Hải Dương Hiến sát sứ; Nguyễn Huân: đỗ bảng nhãn khoa Bính Thìn niên hiệu Hồng Đức 27 (1496) năm 21 tuổi, làm quan Lễ bộ Thượng thư sau thăng Thái bảo; Nguyễn Đạo Diễn: đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496), năm 29 tuổi, làm quan Hiến sát sứ; Nguyễn Củng Thuận: đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496) năm 25 tuổi, làm quan Lại bộ Tả thị lang; Nguyễn Kính: đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn (1496) năm 18 tuổi, hai lần đi sứ, làm quan Thượng thư; Nguyễn Xung Xác: đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Quang Thuận 7 (1466), lúc đầu tên gọi Nhân Phùng sau đổi Trọng Xác, rồi lại đổi là Xung Xác, làm quan Lễ bộ Tả thị lang chưởng Hàn lâm Viện, dự hội Tao đàn; Nguyễn Hoành Khoản: đỗ tiến sĩ khoa Canh Mùi niên hiệu Hồng Đức 21 (1490) năm 20 tuổi; Nguyễn Lượng: đỗ tiến sĩ khoa Bính Thìn niên hiệu Thuận Bình 8 (1556) làm quan Thượng thư; Nguyễn Dũng Nghĩa: đỗ hoàng giáp khoa Quý Sửu niên hiệu Hồng Đức 24 (1493), làm quan Giám sát ngự sử; Nguyễn Lý Quang: đỗ hoàng giáp khoa Mậu Thìn niên hiệu Đoan Khánh 4 (1508); Nguyễn Năng Nhượng: đỗ hoàng giáp khoa Nhâm Tuất niên hiệu Chính Trị 5 (1562), năm 27 tuổi, có đi sứ làm quan Thượng thư tước Đạo phái hầu; Nguyễn Quốc Quang: đỗ tiến sĩ khoa Canh Thân niên hiệu Chính Hòa 21 (1700), năm 25 tuổi, làm quan Tự khanh; sau đối tên là Quốc Ánh; Nguyễn Tất Thông: đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu (1481), làm Tri huyện Lập Thạch; Nguyễn Nhân Bị: đỗ tiến sĩ khoa Tân Sửu làm Binh bộ Thượng thư, dự Tao đàn1.

        Mười tám tiến sĩ là niềm tự hào của dòng họ; trong 18 cụ, có 2 cụ làm đến chức quan Lễ bộ Thượng thư, dự Tao đàn, 2 cụ làm đến chức Binh bộ Thượng thư, 2 cụ làm đến Lại bộ Thượng thư, 2 cụ làm đến Hộ bộ Thượng thư...

        Thật hiếm có dòng họ nối chí cha ông, thi đua nhau đèn sách học hành, chỉ mong sao cho con cháu được học tập để không hố thẹn với đời, học để lập thân, lập nghiệp. Đây là một trong những dòng họ phát tích lâu đời trên vùng đất Kinh Bắc, ở triều đại nào cũng có người học hành đỗ đạt cao và được cử làm quan trong triều đình. Gia phả họ Nguyễn làng Kim Đôi ghi lại rằng: "Vốn xưa nghiệp võ nhà Trần, nhiều công giúp nước văn khoa hiển đạt triều Lê; kế thế công khanh Lê Thánh Tông khen: "Kim Đôi gia thế, áo đỏ, áo tía đầy triều"; cha chú đồng khoa tiến sĩ, con cháu nối dòng thi đỗ cùng vào vườn thượng uyển hái hoa, rỡ ràng bia đá, quốc sử ghi tên 18 tiến sĩ khoa danh Thăng Long Văn miếu thành truyền thống, thiên tài, phúc hậu nhờ nghĩa huấn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ mà chuyên cần học tập, có chí thì nên; nhà nghèo chỉ có tiền kẽm gỉ xanh đi thi mà bảng vàng tên đỏ"2. Truyền thông họ Nguyễn làng Kim Đôi lấy "chí" để lập nghiệp, lấy "trung" để phụng sự Tổ quốc, đề cao "nhân, đức, liêm, chính" làm lẽ sống. Các cụ giữ chức quan đều là quan thanh liêm, làm việc thiện để thu phục nhân tâm.

--------------------------
        1. Trích Gia phả họ Nguyễn làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

        2. Trích Gia phả họ Nguyễn làng Kim Đôi.

Logged

Giangtvx
Thượng tá
*
Bài viết: 25560


« Trả lời #9 vào lúc: 09 Tháng Giêng, 2020, 09:45:48 am »


        Truyền thông dòng họ Nguyễn làng Kim Đôi luôn in sâu trong tâm khảm của tôi, hình thành trong tôi từ rất sớm nghị lực vượt qua khó khăn, gian khổ, kiên trì học tập, rèn luyện, phấn đấu không vì danh lợi cá nhân mà lấy cống hiến của bản thân để phụng sự Tổ quốc, trung thành với Đảng, hết lòng phục vụ nhân dân làm mục đích phấn đấu, làm lẽ sống cao cả của bản thân mình và dạy dỗ con cái trong gia đình.

        Bố tôi tên là Nguyễn Văn Hãn, sinh năm 1912. Do hoàn cảnh gia đình khó khăn, loạn ly khi thực dân Pháp vào xâm lược nên bố tôi phải đi làm con nuôi, thực chất là đi ở, làm thuê, cuốc mướn từ nhỏ.

        Mẹ tôi tên là Phùng Thị Thai, sinh năm 1915 trong một gia đình bần nông nghèo nên không được học hành, chỉ ở nhà làm việc đồng áng phụ giúp bố mẹ. Quê gốc họ ngoại tôi ở Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh, cùng tha phương cầu thực đến lập nghiệp tại thôn Vệ Dương, xã Tân Phúc. Đúng là duyên kỳ ngộ, bố mẹ tôi đêu có quê gôc ở Bắc Ninh, chỉ khác huyện mà thôi và cùng có nơi sinh là xã Tân Phúc huyện Ân Thi.

        Mẹ tôi là người phụ nữ hay lam hay làm. Khi đi lấy chồng mẹ tôi vừa phải gánh vác công việc nhà chồng vừa phải trông nom, chăm sóc bố mẹ đẻ, vì ông bà ngoại tôi chỉ sinh được hai người con gái, mẹ tôi là chị cả.

        Mẹ tôi kể, khi mới về làm dâu mẹ phải xép lép lắm vì xuất thân từ gia đình nghèo khó, không được học hành gì nên khi về làm dâu gia tộc có dòng dõi trâm anh lúc nào cũng phải đau đáu nghĩ phải làm gì để xứng với gia tộc họ Nguyễn. Lần đầu về thăm quê nội (làng Kim Đôi, xã Kim Chân, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh), mẹ tôi được chị dâu giao cho đi chợ mua sắm đồ chuẩn bị làm giỗ tổ để thử mẹ tôi xem có xứng đáng là dâu họ Nguyễn Sỹ không? Khi mẹ tôi đi chợ về bác kiểm tra và nói: Thím mua thế này là đúng, giỗ nhà mình thường sắm như vậy và bác tỏ ra rất vui và thương quý mẹ tôi hơn. Hàng năm, bố mẹ tôi đều về quê đôi ba lần nên mẹ tôi rất nhanh hòa nhập và là người con dâu được họ hàng quý mến.

        Mẹ tôi là người luôn bận rộn, hết lo việc nhà, trồng rau, nuôi gà, chăn lợn... đến việc ngoài đồng, rồi việc làng xóm, ít khi ngơi tay. Những lúc rảnh rỗi, mẹ tôi còn đi cấy mướn kiếm thêm cái ăn cho gia đình. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, một nách 3 con nhưng mẹ tôi vẫn tham gia Đội du kích Hoàng Ngân, tham gia phá đường, cản xe địch, đào hầm che giấu cán bộ Việt minh. Khi hòa bình lập lại, mẹ tôi tiếp tục tham gia làm cán bộ phụ nữ ở thôn, xã, làm chủ nhiệm hợp tác xã nông nghiệp và được kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam năm 1960. Sau đó làm Bí thư chi bộ thôn. Hình ảnh của mẹ tôi luôn để lại trong tâm trí tôi là sự cần cù, tần tảo, rất mực yêu chồng, thương con.

        Cả cuộc đời bố mẹ tôi gắn bó với đồng ruộng, tần tảo, lầm lũi suốt ngày hết ngoài đồng lại về trong vườn, không lúc nào tôi thấy bố mẹ ngơi tay.

        Sinh thời, bố mẹ tôi rất thương con nhưng cũng rất nghiêm khắc trong giáo dục, dạy bảo con cái trưởng thành. Từ nhỏ mẹ đã dạy tôi biết làm những việc trong nhà, biết yêu thương anh chị em và mọi người xung quanh. Hằng ngày tôi vừa đi học, vừa phải phụ giúp bố mẹ những công việc đồng áng. Bố tôi là người hiền lành, phúc hậu, sống nghĩa tình, được mọi người dân trong làng quý mến, kính trọng. Khi tôi mới lớn lên, bố đã dạy tôi phải biết cày, biết bừa ruộng, biết trồng lúa và làm đay (một loại cây công nghiệp gieo trồng, thu hoạch rất vất vả đế cung cấp sợi tơ cho ngành công nghiệp dệt). Nhờ vậy ngay từ lúc 15 tuổi tôi cũng đã biết được nhiều việc, cả việc ruộng đồng và việc trong nhà. Tuổi thơ của tôi trôi đi trong tình thương yêu của gia đình, họ hàng, làng xóm xen lẫn với những vất vả, nhọc nhằn của gia đình nông dân nghèo.

        Mẹ tôi kể, bố mẹ tôi lấy nhau từ năm 17 tuổi nhưng mãi không sinh con. Ở thời buổi ấy, tuổi như bố mẹ tôi mà chưa sinh con đầu lòng được coi là những người muộn có con.

        Thấy vậy, ông bà ngoại tôi lo lắng bảo bố mẹ tôi nhận nuôi một người con trai - con của chị gái để dễ sinh con và nuôi con không vất vả. Đây là quan niệm của các cụ ngày xưa. Vậy mà cũng mấy năm sau bố mẹ tôi mới sinh ra tôi. Khi sinh ra tôi (năm 1938), bố tôi đã 27 tuổi, ông bà và họ hàng đều mừng cho bố mẹ tôi vì đã có con đầu lòng dù hơi muộn. Lúc tôi mới sinh không làm giấy khai sinh nên bố mẹ đặt tên cho tôi là An để ghi nhận ân nghĩa Trời, Phật đã cho bố mẹ tôi một đứa con. Sợ tôi khó nuôi, ông bà, bố mẹ tôi đã gửi tôi vào chùa (bán cho Đức Ông) và tôi được đặt lại tên là Phiệt. Từ đó, tên thường dùng và sau này tên trong giấy khai sinh của tôi đều lấy là Nguyễn Văn Phiệt.
Logged

Trang: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 »   Lên
  In  
 
Chuyển tới:  

Powered by MySQL Powered by PHP Powered by SMF 1.1.21 | SMF © 2006-2008, Simple Machines

Valid XHTML 1.0! Valid CSS! Dilber MC Theme by HarzeM